1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hành nghề nghiệp marketing căn bản đề tài dự án kinh doanh bánh xèo nha trang

84 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 875,5 KB

Nội dung

Thực hành nghề nghiệp marketing căn bản đề tài dự án kinh doanh bánh xèo nha trang

Trang 2

Danh mục h Y Hình 1.1: tháp nhu cầu của Maslow 2

Trang 3

Hình 1.6: môi trường Marketing 17

Hình 1.7: mô hình 5 yếu tố cạnh tranh 20

Hình 2.1: mức độ nhận biết bánh xèo từng miền tại tp HCM 30

Hình 2.2: hình ảnh quán bánh xèo Mười Xiềm 35

Hình 2.3: biểu đồ phân khúc thị trường 46

Hình 2.4:bảng đồ định vị sản phẩm 51

Danh mục b Y Bảng 2.1: tình hình dân nhập cư vào tp HCM năm 2009 49

Bảng 3.1: kích thước tập hợp sản phẩm 56

Bảng 3.2: chi phí giá thành nguyên liệu 57

Bảng 3.3: bảng giá các loại bánh 58

Bảng 3.4: tiến trình thực hiện công việc 63 Bảng 3.5: dự kiến chi phí kinh doanh a

Trang 4

Danh mục từ viết tắc

Tp HCM: thành phố Hồ Chí Minh

Bx: bánh xèo

Trang 5

Muc lục

Lời nói đầu vii

I-lí do chọn đề tài vii

II- mục tiêu nghiên cứu vii

III-phương pháp nghiên cứu viii

IV-đối tượng nghiên cứu viii

V-phạm vi nghiên cứu viii

VI-Nội dung nghiên cứu viii

VII- Bố cục nghiên cứu viii

Nội dung CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LÍ THUYẾT 1

1.1 Tổng Quan Về Marketing 1

1.1.1 Khái Niệm về Marketing 1

1.1.2 Vai trò và chức năng của Marketing 2

1.1.3 Chiến lược S-T-P 3

1.1.4 Chiến lược marketing-Mix 5

1.1.5 Quan điểm Marketing –mix nhìn từ góc độ 4Cs 15

1.1.6 Triển khai thực hiện chiến lược marketing 16

1.1.7 Kiểm tra đánh giá chiến lược Marketing 16

1.2 Môi trường Marketing 17

1.2.1 Khái niệm môi trường Marketing 17

1.2.2 Môi trường vĩ mô 17

1.2.3 Môi trường vi mô 20

20

Trang 6

Áp lực cạnh tranh nhà cung ứng 20

CHƯƠNG 2 Hoạch Định Chiến Lược 23

2.1 Xu hướng phát triển thị trường 23

2.2 Tổng quan về Tp HCM 24

2.2.1 Giới thiệu về Tp HCM 24

2.2.2 Khái quát về tình hình thị trường ẩm thực tại tp HCM 26

2.3 Khái quát về việc kinh doanh Bánh Xèo tại tp HCM 27

2.3.1 Giá trị cốt lõi của bánh xèo 27

2.3.2 Tình hình kinh doanh bánh xèo tại Tp HCM 28

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường 30

2.4.1 Yếu tố môi trường vĩ mô 30

2.4.2 Yếu tố môi trường vi mô 32

Chiến lược kinh doanh 39

2.5 Mục tiêu và sứ mạng 42

2.5.1 Sứ mạng 42

2.5.2 Mục tiêu ngắn hạn 43

2.5.3 Mục tiêu trung và dài hạn 43

2.6 Ma trận Swot 43

2.7 Chiến lược S-T-P 45

2.7.1 Phân khúc thị trường 45

CHƯƠNG 3 Giải pháp và chiến lược 53

3.1 Chiến lược sản phẩm 53

3.1.1 Quyết định về chất lượng sản phẩm 53

3.1.2 Nhãn hiệu và cách bày trí quán 54

3.1.3 Kích thước tập hợp sản phẩm 55

3.2 Chiến lược giá 57

Trang 7

3.3.1 Chọn vị trí mở cửa hàng 58

3.3.2 Đặt hàng và giao hàng trực tuyến 59

3.4 Chiến lược chiêu thị 60

3.4.1 Phối thức chiêu thị 60

3.5 Dự kiến chi phí kinh doanh 61

3.6 Tiến trình thực hiện 63

3.7 Tiêu chí đánh giá 67

3.8 Phương án dự phòng 67

3.8.1 Những rủi ro có thể gặp trong quá trình kinh doanh: 67

3.8.2 Phương án dự phòng 67

Kết luận 62

Tài liệu tham khảo 63 Phụ lục a

Trang 8

Lời nói đầu

I-Lí do chọn đề tài

Ẩm thực là câu chuyện muôn thuở, có câu “ có thực mới vực được đạo” vậy nên

từ xưa con người đã chú trọng đến ăn uống

Ẩm thực là tinh hoa của cuộc sống, không chỉ xuyên không gian mà còn xuyênthời gian, được truyền từ đời này sang đời khác, quốc gia này sang quốc gia kia.Chúng ta không phân biệt tuổi tác, vùng miền, dân tộc, là nam hay nữ, xa lạ hayquen biết mà cùng ngồi lại thưởng thức một món ăn ngon.” Bánh Xèo” mộtmón ăn khá quen thuộc đối với người Việt đặc biệt là người dân Nam Bộ, khinhắc tới Bánh Xèo hầu hết mọi người nghĩ ngay đến một cái bánh màu vàng khá

to, bên trong là nhân tôm và thịt ăn kèm với rau và giá.Nhưng đó chỉ là một loạiBánh Xèo mà mọi người từng biết có xuất sứ từ miền Tây, nhưng với một đứacon xa xứ tôi luôn muốn được ăn món bánh xèo ở quê tôi ngay tại đất Sài Gònđông đúc này và tôi cũng nghĩ rằng tại sao hầu hết du khách trong và ngoàinước chỉ biết đến bánh xèo miền Tây mà bánh Xèo ở Nha Trang thì lại ít ai biếtđến Không phải là vì chất lượng không ngon mà là vì đã không vượt ra khỏiranh giới vùng miền, vậy thì tại sao mình không kinh doanh món bánh này ngaytrên đất Sài Gòn một mặt để những người con xa quê có thể cảm thấy đỡ nhớquê hương, mặt khác để có thể đưa món ăn quê hương đến với du khách trongvà ngoài nước góp phần tạo nên sự thăng hoa cho ẩm thực quê nhà

II- Mục tiêu nghiên cứu

Thấy được thị trường ẩm thực tại Việt Nam

Xu hướng phát triển của thị trường ẩm thực Việt Nam

Biết vận dụng những kiến thức Marketing vào trong việc phân tích tình hình

Trang 9

Tìm ra những chiến lược kinh doanh để phát triển quán ăn.

III-Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp

Phương pháp nghiên cứu tại bàn: thu thập các nguồn thông tin thứ cấp tiến hànhphân tích

Phương pháp nghiên cứu định tính:dựa trên những hiểu biết của cá nhân và hiệntượng xã hội tiến hành phân tích và dự báo kế hoạch

IV-Đối Tượng Nghiên Cứu

Thị trường ẩm thực tại Tp HCM

Thực khách tại Tp HCM

Các đối thủ cạnh tranh tại Tp HCM

V-Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào thị trường Bánh Xèo tại tp HCM

VI- N i Dung Nghiên C u ội Dung Nghiên Cứu ứu

Đặc điểm thị trường ẩm thực tại Tp HCM

Nhu cầu và thị hiếu của thực khách tại Tp HCM

Tình hình kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh.

VII-Bố cục nghiên cứu

Mở đầu: đưa ra lí do chọn đề tài và các vấn đề nghên cứu

Nội Dung

Chương 1- Tổng quan về lí thuyết

Chương 2- Hoạch định chiến lược

Trang 10

Chương 3- Thực thi và đánh giá

Kết luận: đưa ra những đánh giá chung về thị trưởng ẩm thực nói chung và thị

trường bánh xèo nói riêng tại Tp HCM

Trang 11

NỘI DUNG

Trang 12

CHƯƠNG 1TỔNG QUAN VỀ LÍ THUYẾT

1.1 Tổng Quan Về Marketing

Có một câu chuyện về việc nghiên cứu thị trường, một công ty sản xuất giàycủa Mỹ đã cử hai nhân viên marketing sang Châu Phi để điều tra thị trường Haingười này đến Châu Phi và viết về công ty báo cáo, một báo cáo nói thị trườngrất tiềm năng và một báo cáo lại nói là thị trường này không có tiềm năng trongkhi hai người họ cùng nhìn thấy những hiện tượng như nhau là người dân ChâuPhi đi chân đất

Đó chính là nghiên cứu marketing Vậy tại sao lại có hai câu trả lời khác nhaunhư vậy? và để có những câu trả lời đó thì họ đã dựa vào những quan điểm gì?Marketing là như thế nào mà cần phải nghiên cứu Marketing

1.1.1 Khái Niệm về Marketing

Thuật ngữ “Marketing” ra đời đầu tiên vào thể kỉ 20 tại Mỹ sau đó phổ biếnrộng rãi trong thập niên 50 ở tất cả các nền kinh tế phát triển và công nghiệphóa Và cho đến hiện nay vẫn chưa có quan điểm thống nhất về khái niệmMarketing Dưới đây là một số khái niệm phổ biến:

Định nghĩa của AMA ( American Marketing Association, 1985) :

“ Marketing là tiến trình hoạch định và thực hiện sự sáng tạo, định giá, xúc tiếnvà phân phối những ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ để tạo ra sự trao đổi và thỏamãn những mục tiêu của cá nhân và tổ chức.”

Theo “ Principle of Marketing” , Philip Kotler và Gary Armstong, 1994:

“ Marketing là tiến trình qua đó các cá nhân và các nhóm có thể đạt được nhucầu và mong muốn bằng việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các

Trang 13

Vậy nhìn chung, ta có thể rút ra một vài điểm chính: Marketing là một quá trìnhquản trị xã hội, là nghệ thuật phát hiện nhu cầu và thiết kế các chiến lược nhằmthỏa mãn nhu cầu và bảo đảm cho công ty thu được lợi nhuận cao nhất Mọihoạt động Marketing đều hướng tới khách hàng và trao đổi là khái niệm quyếtđịnh nền móng của Marketing.

1.1.2 Vai trò và chức năng của Marketing

Nếu như hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm thì hoạt động Marketing tạo ra thịtrường và khách hàng Mỗi một mặt hàng khác nhau sẽ thõa mãn người tiêudùng ở những mức độ khác nhau

Theo Abraham Maslow con người luôn không ngừng thỏa mãn bản thân, đòihỏi những nhu cầu ngày càng cao cho cuộc sống và những nhu cầu đó luôn thay

Hình 1.1: tháp nhu cầu của Maslow

Trang 14

đổi đòi hỏi hoạt động Marketing của doanh nghiệp phải phát hiện khách hàngmục tiêu đang được sản phẩm thỏa mãn ở thang bậc nào và mong muốn đượcthỏa mãn tới đâu, ta vẫn thường thấy các ngân hàng phát hành các loại thẻ đồng,vàng, platium… mỗi một loại thẻ sẽ giúp khách hàng của họ khẳng định mình ởmột đẳng cấp Ngoài ra nghiên cứu Marketing sẽ giúp doanh nghiệp định hướngnhu cầu cho khách hàng, Sam Sung Galaxy Note đã vượt ra khỏi tỷ lệ vàng 3.5inch của điện thoại di động và bằng sự đột phá đó Sam Sung đang là một cái tênngày càng nổi trong “làng di động”.

Đối với xã hội ngày nay tháp nhu cầu của Maslow đang có nhu cầu dịch chuyểnngược, nhu cầu khẳng định bản thân ngày càng được coi trọng, điều này đòi hỏinhững sản phẩm phải mang giá trị tinh thần cao, do đó doanh nghiệp phải cónhững chiến lược chú trọng hơn về sản phẩm ngoài công dụng thực tế, sảnphẩm phải mang một giá trị nghệ thuật, Apple với việc thiết kế theo tỷ lệ vàng

đã làm nên một thương hiệu vàng

Trang 15

Hiện nay chủ yếu phân khúc thị trường theo 4 cơ sở

Phân khúc theo khu vực địa lí: Đây là tiêu thức được áp dụng phổ biến vì

chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt trong hành vi tiêu dùng ở cácvùng miền khác nhau do sự chi phối của văn hóa vùng miền, khí hậu địaphương… Người miền Bắc thích ăn mặn còn người Nam thích ăn ngọt

Phân khúc theo yếu tố văn hóa- xã hội học: Đây là hình thức phân khúc thị

trường dựa vào các yếu tố như giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, trình độhọc vấn… Cơm trưa văn phòng sẽ khác với cơm trưa bình dân, một cái áo thiết

kế cho tuổi trung niên không thể nào kiểu cách như tuổi teen, ngày nay việc sửdụng các tiêu thức này để phân khúc thị trường đã trở nên khá phổ biến đặc biệt

ở những phân khúc thị trường cao cấp

Theo tâm lí: cá tính, tầng lớp xã hội, phong cách sống

Theo hành vi mua: mua vào dịp nào, mua ở đâu, số lần sử dụng sản phẩm,

mức độ trung thành với sản phẩm,…

Việc phân chia thị trường như vậy sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn chi tiết hơnvề thị trường, nhìn thấy những khúc thị trường bị bỏ xót và các khúc thị trườngtiềm năng để doanh nghiệp tiến hành chọn thị trường để phục vụ

Có 4 yếu tố cơ bản để doanh nghiệp tiến hành lựa chọn thị trường mục tiêu:

Đo lường được: Quy mô thị trường, Sức mua của người tiêu dùng…những con

số đó doanh nghiệp có khả năng tìm và đo được hay không ?

Thị trường đáng kể: phân khúc phải đủ lớn và lợi nhuận đem về phải đủ ”

nuôi” công ty Diet Coca đã tìm kiếm đúng khách hàng mục tiêu khi tình trạngngười thừa cân tại Mỹ đang ngày một tăng

Khác biệt: phân khúc phải thực sự khác biệt với các phân khúc thị trường khác.

Trong ngành dịch vụ, đặc biệt là ăn uống thì phân khúc chủ yếu chỉ dựa vào sở

Trang 16

thích ăn uống, thu nhập và địa lý vì nếu phân khúc sâu hơn theo giới tính và tuổitác thì sẽ vô tình làm giảm kích cỡ miếng bánh mà doanh nghiệp đang nhắmđến Lý do đơn giản vì nhu cầu ăn bánh của nam và nữ, thanh niên và trung niênkhông thật sự khác nhau lắm, khi muốn ăn thì họ sẽ đều tìm đến cửa hiệu bánhmà họ yêu thích.

Có thể hành động: Công ty đủ nhân lực và tài lực để tấn công phân khúc này.

Ngòai ra nếu phân khúc đã có quá nhiều đối thủ cạnh tranh nặng kí thì nên “né”.Phân khúc dầu gội đầu dành cho nam đang ngày càng cạnh tranh khóc liệt, kể từsau khi ICP tung ra Xmen thì clear dù hơi muộn đã tung ra clearmen, ra sứctranh giành “ miếng bánh” này, còn có sự góp mặt của Romano đã làm cho “miếng bánh” này đang ngày càng khó ăn

Sau khi đã hòan thành quá trình phân khúc, doanh nghiệp sẽ có một bức nhìntòan cảnh và vô cùng chi tiết về thị trường mà mình đang muốn nhảy vào, phầnnào không thích hợp, phần nào là dành cho mình Người làm Marketing nếu chỉlao đầu vào làm thì khi nhận ra phân khúc mình đã chọn quá bé hay tiềm lựccông ty không đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì đã là quá muộn, sẽ rất tốnkém về thời gian và tiền bạc cũng như hình ảnh thương hiệu để làm lại từ đầu.sau khi chọn được phân khúc thị trường muốn hướng tới, doanh nghiệp sẽ nghĩtới việc nên bán sản phẩm gì? Bán ở đâu? Giá bao nhiêu? Và bán như thế nào?

1.1.4 Chiến lược marketing-Mix

Thuật ngữ lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1953 khi Neil Borden, là chủ tịchcủa hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa vàđặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp Một nhà tiếp thị nổi tiếng, E JeromeMcCarthy, đề nghị phân loại theo 4P năm 1960 mà nay đã được sử dụng rộngrãi Vậy thì Marketing Mix là gì?

Trang 17

Khái niệm: trước hết marketing-mix được hiểu là sự sử dụng phối hợp các công

cụ tiếp thị nhằm đạt được những trọng tâm tiếp thị đặt ra trong thị trường mụctiêu Bao gồm các chiến lược liên quan đến sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêuthị

1.1.4.1Chiến lược sản phẩm

Khái niệm về sản phẩm: Sản phẩm là những hàng hóa hoặc dich vụ mà doanhnghiệp cung cấp cho thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó, không có sảnphẩm thì doanh nghiệp không thể kinh doanh được

Các quyết định liên quan đến sản phẩm như về chất lượng, bao bì, kích cỡ, độ

đa dạng của sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ kèm theo…gọi chung làchiến lược sản phẩm Những quyết định này sẽ chi phối các quyết định về giá,hoạt động chiêu thị và lựa chọn kênh phân phối

Khái niệm Chiến lược sản phẩm: chiến lược sản phẩm là định hướng và quyết

định liên quan đến sản xuất và kinh doanh trên cơ sở thõa mãn nhu cầu củakhách hàng và mục tiêu của doanh nghiệp ở từng thời kì

Các quyết định liên quan đến chiến lược sản phẩm

Kích thước tập hợp sản phẩm: tùy thuộc vào mục tiêu của công ty đặt ra mà

có các quyết định liên quan đến số lượng các mặt hàng cần kinh doanh là baonhiêu?, cần có bao nhiêu dòng sản phẩm? và sự đa dạng của từng loại mặt hàngvề màu sắc, kích thước

Nhãn hiệu sản phẩm: bao gồm tên gọi nhãn hiệu và phần biểu tượng của nhãn

hiệu Nhãn hiệu sản phẩm chứa đựng một phần giá trị của sản phẩm, không phảingẫu nhiên Vinamilk kiểm soát được thị trường sữa Việt Nam, ngoài chất lượngthì đây còn là một cái tên quen thuộc, dễ nhớ, có ý nghĩa nên được người tiêudùng Việt thường xuyên nhắc tới và lựa chọn

Các quyết định liên quan đến đặc tính sản phẩm:

Trang 18

Đối với người làm marketing chất lượng được đo lường dựa trên mức độ hàilòng của khách hàng Tùy vào mục tiêu và khúc thị trường đã chọn mà doanhnghiệp có thể định vị chất lượng sản phẩm ở những cấp chất lượng thấp, trungbình , cao cấp hoặc tuyệt hảo Ngoài ra để tạo sự khác biệt doanh nghiệp có thểgắn thêm vào sản phẩm một vài đặc tính nổi trội Sản phẩm cũng cần đảm bảovề mặt thiết kế, một thiết kế tốt sẽ giúp khách hàng thoải mái hơn trong việc lựachọn sản phẩm.

Thiết kế bao bì :

Ngày nay bao gói trở thành công cụ đắc lực của hoạt động marketting, bởivì: Một là, sự phát triển của hệ thống cửa hàng tự phục vụ, tự chọn ngày càngtăng Hai là, mức giàu sang và khả năng mua sắm của người tiêu dùng càngtăng Ba là, bao bì góp phần tạo ra hình ảnh về công ty và nhãn hiệu Bốn là, tạo

ra khả năng và ý niệm về sự cải tiến sản phẩm hàng hóa Và chất liệu làm bao bìcũng trở thành một yếu tố cạnh tranh

Chu kì sống sản phẩm: bao gồm 4 giai đoạn

Hình 1.2:chu kì sống của sản phẩm

Trang 19

Ansoff xác định 4 khả năng doanh nghiệp có thể xem xét để xác định mục tiêu thị trường:

Thâm nhập thị trường (market penetration)

Giới thiệu sản phẩm hiện có vào thị trường hiện hữu tức là thâm nhập thịtrường một cách hữu hiệu hơn, sâu hơn Chẳng hạn như mở thêm nhiềuđiểm bán hàng

Mở rộng thị trường (new market development)

Mở rộng sản phẩm hiện có ra thị trường mới tức là khai phá thêm thị trườngmới nhưng cũng chỉ với sản phẩm hiện có Chẳng hạn như khi thị trường hiệnhữu của Gillette là thị trường dao cạo râu nam giới thì họ đã mở rộng sang thịtrường nữ giới

Phát triển sản phẩm (new product development)

Phát triển sản phẩm mới vào thị trường hiện hữu có nghĩa là bổ sung thêm sảnphẩm mới vào danh mục sản phẩm hiện có để phục vụ cho thị trường hiện đang

có Chẳng hạn như khi Tân Hiệp Phát bổ sung thức uống mùi trái cây thêm vàodanh mục thức uống của mình (nước uống tăng lực No.1, trà Barley, sửa đậunành Soya No.1, )

Đa dạng hóa (diversification)

Phát triển sản phẩm mới để mở thị trường mới Tức là đa dạng hoá hoạt độngkinh doanh Khả năng nầy tạo ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp phát triển kinhdoanh, nhưng cũng hàm chứa nhiều rủi ro do doanh nghiệp nhảy vào một lĩnhvực hoàn toàn mới Chẳng hạn như khi Kinh Đô (bánh kẹo) mở thêm kinhdoanh bất động sản, Trung Nguyên (cà phê) mở hệ thống bán lẻ

1.1.4.2 Chiến lược giá

Sau khi có sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ nghĩ đến việc bán chúng như thế nào,với giá cả bao nhiêu thì có thể được thị trường chấp nhận và đem lại lợi nhuận

Trang 20

tối đa cho doanh nghiệp Vậy chiến lược giá là những định hướng dài hạn về giánhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của một doanh nghiệp.

Ta thấy rằng trong tất cả các P chỉ có Price mới là nhân tố mang lại doanh thucho công ty, là nhân tố duy nhất giúp chúng ta thu lại những giá trị mà đã traocho khách hàng Việc định giá trong một môi trường cạnh tranh không những

vô cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức Nếu đặt giá quá thấp, nhàcung cấp sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợinhuận Nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang đối thủ cạnh tranh

Vì vậy để có được mức giá thích hợp doanh nghiệp cần xem xét ở nhiều khíacạnh khác nhau

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược giá:

Các yếu tố nội vi:

Bất kì chiến lược giá nào cũng cần phải xem xét với giả định mục tiêu và định

vị trong suốt kế hoạch của tiến trình Như, easyCar, được định vị là giá thấp chocác công ty cho thuê xe không kiểu cách, do đó sử dụng chiến lược giá thấptrong mục tiêu cho phân khúc nhạy cảm về giá cho thị trường là khách hànghoặc các doanh nghiệp

Tuy nhiên, nếu quyết định mục tiêu cho phân khúc khách hàng không nhạycảm về giá và định vị sản phẩm dựa trên uy tín cao hoặc dịch vụ thì ta sẽ có mộtchiến lược giá cao hoặc chiến lược hớt ván sữa Độ bền của Kymdan được minhchứng bởi việc bảo hành 10 năm sử dụng nệm Vì vậy, giá của nệm caosuKymdan cao hơn các nệm khác không chỉ là chất lượng mà chính là sự bảo trìcho đời sống của nệm trong mục tiêu kinh doanh của mình Và có thể thấy rằng,các công ty trên xác định được đúng mục tiêu và định vị của mình nên đã thànhcông trong việc xây dựng chiến lược giá trong marketing.

Trang 21

Ngoài ra chiến lược giá còn chịu sự chi phối bởi các P khác và chi phí các yếu

tố sản xuất

Các yếu tố ngoại vi:

Trong trao đổi, giá là kết quả thỏa thuận giữa hai bên mua và bán, khách hàng làngười có tiếng nói cuối cùng quyết định mức giá thực hiện

Chiếnlượcgiá trịtuyệthảoTrun

gbình

Chiến lượcbán mắc

Chiếnlược trungbình

Chiếnlượcgiá trịkhá

bán giá cắtcổ

Chiếnlược ăntheo

Chiếnlượcgiá trịthấp

Trang 22

Chi phí chỉ là giới hạn thấp “sàn” của giá, còn cầu thị trường quyết định giớihạn cao” trần” của giá.

Trước khi ra quyết định giá, người làm marketing phải nắm giữ những đặc trưngcủa thị trường và cầu sản phẩm

Ảnh hưởng của thị trường và cầu đến giá chủ yếu tập trung vào ba vấn

đề sau:

Thứ nhất, mối quan hệ tổng quát giữa giá và cầu:

Thông thường cầu và giá có quan hệ nghịch, nghĩa là giá càng cao, cầu càngthấp và ngược lại, giá tăng thì cầu giảm và ngược lại Hiện tượng này làm chođường cầu có độ dốc âm

Thứ hai, sự nhạy cảm về giá hay độ co dãn của cầu theo giá.

Vấn đề này được sử dụng để mô tả mức phản ứng của cầu khi giá bán củanhững hàng hóa thay đổi

Sản phẩm càng độc đáo, càng ít có khả năng bị sản phẩm khác thay thế, ngườimua càng ít nhạy cảm về giá

Thứ ba, các yếu tố tâm lí của khách hàng khi chấp nhận mức giá.

Nhận thức của khách hàng về giá trong nhiều trường hợp chịu ảnh hưởng củayếu tố tâm lí Chúng ta có thể chứng minh giá trị và bán một sản phẩm chấtlượng hàng đầu hoặc một sự hậu thuẫn của một thương hiệu cao cấp tại mộtmức giá cao, ngược lại, khách hàng sẽ cảm nhận được sản phẩm chất lượng thấphoặc những người với những thương hiệu nổi tiếng mặc cả, có giá trị ít hơn và

do đó chúng ta sẽ không thể bán chúng với giá cao Tất nhiên, quyết định giá sẽthay đổi trong chu kỳ sống của sản phẩm

Khách hàng thường thừa nhận có một mối quan hệ giữa giá và chất lượng

Trang 23

Phần lớn khách hàng đều coi giá là chỉ số đầu tiên thông báo cho họ về chấtlượng sản phẩm Họ cho rằng mức giá bán cao có nghĩa là sản phẩm chất lượngtốt.

Các yếu tố ảnh hưởng khác: bao gồm các yếu tố kinh tế về lạm phát, thất

nghiệp làm người tiêu dùng có cảm giác nghèo đi và giá cả trở nên đắc hơn hoặcchính sách giá của chính phủ quy định về mức giá trần, giá sàn ở mỗi thời kì

Người tiêu dùng thích giá lẻ hơn giá chẵn, ta vẫn thấy trên thị trường có cácmức giá 999.000đ tuy khoản chênh lệch rất nhỏ vẫn làm cho người tiêu dùng cócảm giác sản phẩm rẽ hơn do giá vẫn còn ở hàng trăm ngàn Ngày nay tuy giákhông phải là yếu tố cạnh tranh hàng đầu nhưng lại là yếu tố cạnh tranh quantrọng đặc biệt tại những phân khúc thị trường có thu nhập thấp

1.1.4.3 Chiến lược phân phối

Bước tiếp theo để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng thì thường các doanhnghiệp thông qua các kênh phân phối, có thể là các siêu thị, các Metro, cửa hàngtiện ích hoặc các đại lí,cửa hàng tạp hóa…bởi lẻ việc thông qua các kênh này sẽlàm tăng diện tích tiếp xúc của sản phẩm và người tiêu dùng đồng thời giảmđược chi phí cho quá trình xây dựng kênh phân phối của doanh nghiệp

Việc cung cấp sản phẩm đến nơi và vào thời điểm mà khách hàng yêu cầu làmột trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch marketing nào,địa điểm thích hợp và địa điểm tối ưu luôn được tìm kiếm và cân nhắc Chúng

ta lại nhắc tới Pepsi và Coca-Cola ,trên thế giới Coca-Cola là anh cả trong làngnước giải khát và luôn chiếm một vị thế cao hơn Pepsi, nhưng tại thị trườngViệt thì Pepsi lại chiếm ưu thế nguyên nhân Pepsi sở hữu được kênh phân phối

Trang 24

rộng khắp của Tribeco Nói như vậy để nhận thấy được rằng việc lựa chọn đốitác phân phối là cực kì quan trọng nó không những ảnh hưởng đến độ bao phủcủa sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm.

Thiết kế kênh phân phối:

Khi thiết kế một kênh phân phối, doanh nghiệp phải tự xác lập cho mình cáctiêu chí như: như thế nào là lý tưởng, như thế nào là vừa đủ và như thế nào là cóthể thực hiện được, bởi vì các tiêu chí trên được hiểu và vận dụng một cáchkhác nhau tùy theo từng điều kiện khác nhau của mỗi doanh nghiệp Việc mongmuốn thiết kế một kênh phân phối hiệu quả bắt đầu từ việc xác định rõ cần vươntới thị trường nào, với mục tiêu nào

Các doanh nghiệp lớn có xu hướng sử dụng nhiều loại hình phân phối khácnhau cho từng thị trường khác nhau Nhà sản xuất có thể đưa sản phẩm mình rathị trường thông qua nhà phân phối bán sỉ đối với những thị trường lớn Trongkhi đối với những thị trường nhỏ họ có thể trực tiếp cung cấp đến các điểm bánlẻ

Đối với thị trường vùng ngoại ô, doanh nghiệp có thể phân phối sản phẩm củamình qua hệ thống các cửa hàng bán đầy đủ dải sản phẩm cùng chủng loại.Nhưng đối với thị trường có mật độ dân cư dày đặc, doanh nghiệp lại có thểphân phối sản phẩm của mình qua các cửa hàng chỉ bán các sản phẩm chọn lọc,hạn chế

Tùy theo đặc điểm sản phẩm mà nhà sản xuất chọn cho mình các hình thức phânphối khác nhau, các mặt hàng công nghệ càng cao đòi hỏi khâu trung gian càng

ít, khả năng kiểm soát cao, ngược lại các mặt hàng tiêu dùng thường thấy sốlượng trung gian lớn để tăng diện tích tiếp xúc khách hàng

Trang 25

1.1.4.4 Chiến lược chiêu thị

Việc Khuếch trương được hoạch định ngay từ trước khi tung sản phẩm Cáchoạt động khuếch trương phổ biến được sử dụng gồm các chiến dịch quảng cáo,

PR, roadshow, tài trợ… mà mục đích là làm cho khách hàng nhớ đến thươnghiệu, sản phẩm, tạo niềm tin, làm cho khách hàng sử dụng và yêu thích sảnphẩm Đối với khách hàng chiêu thị là một kênh thông tin cung cấp những kiếnthức về sản phẩm

Ngày nay, chiêu thị làm một hoạt động khá quan trọng trong vấn đề tung sảnphẩm mới và duy trì doanh số cho những dòng sản phẩm đang bán chạy, thậmchí có thể làm mới lại một dòng sản phẩm có mặt trên thị trường Vấn đề củamarketing là làm sao để sản phẩm mình trở nên nổi bật?, làm sao để khách hàng

có thể nhớ lâu hơn về sản phẩm của mình? Ta nhận thấy các công ty nướcngoài hiện nay đã khôn ngoan khi gắn sản phẩm của mình với một thông điệp,điều này có thể làm sản phẩm luôn có mặt xung quanh cuộc sống người tiêudùng và việc này thực hiên qua truyền thông marketing

Mô hình truyền thông

Một mô hình truyền thông hiệu quả phải đảm bảo được những thông điệp gửi điđược hiểu đúng, hiểu đủ Để làm được điều đó Thông điệp về cơ bản phải lànhững tín hiệu quen thuộc đối với người nhận thì thông điệp đó mới có hiệuquả Điều này đòi hỏi những người truyền đạt thông tin từ một nhóm xã hội (vídụ những người qủang cáo) phải am hiểu những đặc điểm và thói quen của mộtnhóm xã hội khác (ví dụ những người nội trợ) trong cách tiếp nhận, tư duy vàđáp ứng trước những thông tin gửi đến cho họ

Trang 26

1.1.5 Quan điểm Marketing –mix nhìn từ góc độ 4Cs

Góc nhìn khách quan từ khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra thị trườngnhững sản phẩm đáp ứng được mong đợi của khách hàng, bán với mức giá màkhách hàng chấp nhận được, phân phối ở nơi thuận tiện cho khách hàng, và làmcông tác truyền thông theo cách mà khách hàng thích

Chính vì vậy, các chuyên gia marketing đã đưa ra khái niệm 4C và gắn các Cnày với các P theo từng cặp để lưu ý những người làm marketing đừng quênxem khách hàng là trọng tâm khi hoạch định các chiến lược tiếp thị

Trang 27

1.1.6 Triển khai thực hiện chiến lược marketing

Để thực thi các chiến lược marketing, mọi thành viên ở tất cả các cấp của hệ thống marketing đều phải đưa ra những quyết định và hoàn thành những nhiệmvụ nhất định Tiến trình thực thi sẽ trải qua 5 bước: Triển khai chương trìnhhành động -> xây dựng cơ cấu tổ chức -> thiết kế các hệ thống quyết định vàtưởng thưởng -> phát triển nguồn lực con người -> thiết lập một bầu không khíquản trị cũng như phong cách của doanh nghiệp

1.1.7 Kiểm tra đánh giá chiến lược Marketing

Đây là bước cuối cùng của quá trình Marketing Một doanh nghiệp thành côngkhông ngừng học hỏi và rút ra kinh nghiệm Việc kiểm tra sẽ giúp doanh nghiệpđánh giá được hiệu quả của chiến lược, kịp thời nhận ra những sai sót trongchiến lược và tìm cách khắc phục nhằm hoàn thiện chiến lược

Hình 1.5: marketing mix từ góc độ 4C

Trang 28

1.2 Môi trường Marketing

1.2.1 Khái niệm môi trường Marketing

Môi trường Marketing của doanh nghiệp là toàn bộ những yếu tố bên trong vàbên ngoài tổ chức nằm ngoài khả năng quản trị Marketing, chúng thường xuyêntác động đến các quyết định Marketing của tổ chức

Hình 1.6: môi trường Marketing

1.2.2 Môi trường vĩ mô

Bao hàm các nhân tố ảnh hưởng và điều kiện ràng buộc có tính toàncục, toàn hệ thống kinh tế và những nguyên tắc nằm ngoài tầm kiểmsoát của doanh nghiệp Những biến đổi trong môi trường marketing vĩ mô cóthể gây ra sự xung đột hoặc tạo đà phát triển cho doanh nghiệp.Các yếu tố bao

Trang 29

gồm môi trường kinh tế, văn hóa, chính trị ,pháp luật , môi trường, dân số, khoahọc kĩ thuật….

Xét về những giá trị văn hóa, xã hội thì nó được coi là những yếu tố cơ bản hìnhthành nên hành vi mua của người tiêu dùng Mỗi vùng, mỗi miền có những nétvăn hóa đặc trưng khác nhau do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm hiểu, nghiêncứu để từ đó có những chiến lược phù hợp

Tuy nhiên, trong thời buổi hội nhập hiện nay thì văn hóa không còn nằm góigọn ở một vùng miền nào mà có thể có những ảnh hưởng qua lại Đặc biệt trênthị trường ẩm thực thì việc giao thoa giữa các nhánh ẩm thực với nhau đã trởnên phổ biến, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng tìm hiểu những món ăn ởcác vùng miền khác nhau Như thị trường ẩm thực tại tpHCM hiện nay là mộtthị trường đa dạng và phong phú, xu hướng mở các quán ăn mang tính vùngmiền phát triển đó không chỉ là một hình thức kinh doanh mà còn là một sự gợinhớ quê hương, đem giá trị quê hương đến với mọi người

Một yếu tố mà bất kì doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm khi bước vào kinhdoanh là tình hình kinh tế, rõ ràng ai cũng nhận thấy không có sức mua thì cũngkhông có thị trường Vấn đề kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống nhưvề chi tiêu, tiết kiệm , đầu tư….Phân tích yếu tố kinh tế sẽ giúp doanh nghiệpnhận dạng được khách hàng của mình Như việc xem xét mối quan hệ giữa thunhập và sức mua của thị trường về tổng sản phẩm và về từng chủng loại sảnphẩm từ đó sẽ giúp doanh nghiệp xác định chính xác xu hướng tiêu dùng (đôikhi thu nhập thấp nhưng sức mua lại lớn) từ đó tìm ra những cơ hội kinh doanhtiềm ẩn

Trang 30

Ngoài ra sự phân hóa về tỉ lệ giàu nghèo, sự chênh lệch sức mua giữa các khuvực và biến động của chu kì kinh tế cũng ảnh hưởng quan trọng đối với chiếnlược kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra tình hình dân số cũng là một yếu tốtác động đến những chiến lược kinh doanh của công ty

Quy mô dân số của một quốc gia, của một khu vực, một vùng, một địa phươngcàng lớn thì báo hiệu một quy mô thị trường lớn (quy mô cầu lớn) vàthị trường

có quy mô cầu lớn luôn hấp dẫn các doanh nghiệp.

Tốc độ tăng dân số là quy mô dân số được xem xét ở trạng thái động giúp doanhnghiệp dự báo quy mô thị trường trong tương lai Ngoài ra tình hình di chuyểndân cư cũng tác động đến chiến lược kinh doanh của công ty, một khu vực códân cư đồng nhất sẽ khác với một khu vực có dân cư hỗn tạp do sự pha trộn vềvăn hóa, lối sống, tôn giáo… từ đó ảnh hưởng đến việc xác định thị trường mụctiêu của doanh nghiệp

Pháp luật luôn chi phối mọi mặt, do vậy doanh nghiệp cần tìm hiểu, nắm vữngvà quan tâm tới sự ảnh hưởng của môi trường chính trị- pháp luật tới hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Hệ thống pháp luật sẽ giúp bảo vệ môi trườngkinh doanh chung cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng tránh trường hợpcạnh tranh không lành mạnh; bảo vệ người tiêu dùng tránh trước những sự gianlận của các doanh nghiệp

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển đặc biệt là tốc độ phát triển củainternet đã ảnh hưởng đến toàn bộ các ngành, các hoạt động kinh doanh trựctuyến, đặt hàng trực tuyến đang ngày càng phát triển không chỉ trong các mặthàng tiêu dùng mà ngày càng lan sang dịch vụ ăn uống Doanh nghiệp cần biếttận dụng hình thức này để làm tăng sự hài lòng đối với khách hàng Ngoài ra tốc

Trang 31

chóng đưa tên tuổi mình đến với công chúng thông qua các clip quảng cáo,website cộng đồng, seri phim…

1.2.3 Môi trường vi mô

Khái niêm: môi trường marketing vi mô là những lực lượng, những yếu tố có

quan hệ trực tiếp với từng công ty và tác động đến khả năng phục vụ kháchhàng của doanh nghiệp Bao gồm các lực lượng bên ngoài là: nhà cung ứng, môigiới, trung gian, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, công chúng… Và các lực lượngbên trong tổ chức gồm: nguồn nhân lực, yếu tố nghiên cứu phát triển, công nghệsản xuất, tình hình tài chính…

lực lượng bên ngoài:

Trang 32

Áp lực cạnh tranh nhà cung ứng

Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áplực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp Nếutrên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnhtranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành

Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp: Trong vấn đề này ta nghiên cứukhả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phíchuyển đổi nhà cung cấp

Thông tin về nhà cung cấp: Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúcđẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớntới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp

Wal- Mart là nhà phân phối lớn có tầm ảnh hưởng toàn thế giới, hệ thống phânphối của Wal mart có thể ảnh hưởng tới nhiều ngành hàng như thực phẩm, hàngđiện tử , các hàng hàng hóa tiêu dùng hàng ngày Wal Mart có đủ quyển lực để

Hình1.7: Mô hình năm yếu tố cạnh tranh

Trang 33

đàm phán với các doanh nghiệp khác về giá cả, chất lượng sản phẩm cũng nhưcác chính sách marketing khi đưa hàng vào trong hệ thống của mình.

Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn

Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trongngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai Đối thủ tiềm ẩn nhiềuhay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sứchấp dẩn ngành và rào cản khi gia nhập

Ngành đường sắt Việt Nam hiện chỉ do nhà nước quản lí và không có đối thủ là

do chi phí cho việc xây dựng đường sắt quá lớn và đòi hỏi kĩ thuật cao

Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế

Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhucầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành Áp lực cạnh tranh chủyếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩmtrong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng , các yếu tố kháccủa môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đedọa của sản phẩm thay thế Smartphone ra đời đã “ đánh trọng thương” thịtrường máy ảnh bởi sự tiện lợi và chất lượng không thua kém thậm chí là tốthơn

Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành

Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhautạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh Trong mộtngành các yếu tố về tình trạng ngành và cấu trúc ngành sẽ làm gia tăng sức épcạnh tranh trên các đối thủ, ngoài ra các rào cảng khi rút lui cũng làm cho tìnhhình cạnh tranh thêm gay gắt

Trang 34

Tóm tăt chương 1: chương một là tất cả nội dung lí thuyết cơ sở nền tảng về

marketing căn bản và cũng là cơ sở lí luận để hoạch định các chiến lược ởchương 2 và chương 3 Mục đích của chương 1 là nhắc lại những lí thuyết cơbản nhằm giúp cho việc hoạch định chiến lược được rõ ràng hơn và giúp chongười đọc có được những kiến thức cơ bản để có thể hiểu rõ chiến lược đượchoạch định hơn

Trang 35

CHƯƠNG 2 Hoạch Định Chiến Lược

2.1 Xu hướng phát triển thị trường

Việt Nam đứng đầu Châu Á trong việc ưu tiên về ăn uống và giải trí với 89%,tiếp theo là Hàn Quốc với 78% và Hong Kong với 75% Sau ăn uống người tiêudùng Châu Á ưu tiên cho tiêu dùng vào phụ kiện và thể dục thẩm mỹ.(

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo).

Việt Nam có 54 dân tộc trải dài trên ba miền Bắc; Trung; Nam, mỗi dân tộc;mỗi vùng miền mang một nét văn hóa khác nhau, thị hiếu ẩm thực cũng khácnhau Tuy nhiên trong xu thế hội nhập thì ẩm thực cũng được hội nhập, khôngchỉ là ảnh hưởng giữa các vùng miền dân tộc trong nước mà còn là sự thâmnhập của các nền ẩm thực nước ngoài, sự hòa trộn văn hóa, mùi vị thực sự đãsáng tạo ra nhiều món ăn mới

Ngày nay khi xã hội càng phát triển nhu cầu ẩm thực con người ngày càng cao,

ba xu hướng gần đây nhất là: ăn khỏe, ăn đẹp và ăn độc Món ăn ngoài ăn để no,thì việc trang trí đẹp mắt sẽ làm tôn thêm giá trị của món ăn, vấn đề an toàn thựcphẩm đang ngày càng được chú trọng và ngoài ra món ăn phải đảm bảo tốt chosức khỏe ít nhất là không làm phát sinh thêm bệnh Người tiêu dùng đang ngàycàng cẩn thận và kĩ càng hơn trong việc lựa chọn món ăn, nơi ăn

Theo như tháp nhu cầu của Maslow khi con người thỏa mãn được các nhu cầu

cơ bản về sinh lí như ăn, uống, ở…thì nhu cầu thể hiện bản thân được sẽ chútrọng hơn Do đó khi xã hội càng phát triển nhu cầu ẩm thực của con ngườicũng thay đổi, các món ăn độc và lạ sẽ thu hút được người tiêu dùng hơn Cácgiá trị văn hóa, giá trị tinh thần ngày càng được chú trọng hơn trong các món ăn,

Trang 36

do đó hầu hết các quán ăn hiện nay ngoài việc chế biến món ăn ngon thì cáchbày trí không gian cũng được quan trọng không kém bởi đó sẽ tạo ra ấn tượngđầu tiên đối với thực khách Những món ăn mang nét truyền thống, mang giá trịlịch sử một thời ngày càng được lựa chọn nhiều hơn và trở thành một trongnhững yếu tố thu hút khách du lịch như bánh xèo, chè cung đình, cơm lam,khoai mì…

Với một nền văn minh lúa nước lâu đời, hầu hết các món ăn Việt Nam đều cónguyên liệu làm từ bột gạo, từ các món ăn chính như cơm, phở, bánh xèo, bánhkhọt,… cho đến các món ăn chơi như bánh bèo, bánh đúc, bánh lọt…Và mộtđiều đặc trưng là hầu hết các món bánh từ bột gạo đều ăn kèm với nước mắm,tuy nhiên mỗi loại bánh có cách pha nước chấm khác nhau để phù hợp với từngloại bánh, đó là nét độc đáo và đặc trưng chỉ có ở các món ăn Việt

2.2 Tổng quan về Tp HCM

2.2.1 Giới thiệu về Tp HCM

2.2.1.1Điều kiện tự nhiên

Diện tích: khoảng 2.094 km

Vị trí địa lý:

Tp.HCM là trung tâm Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, Phía Bắc giáp tỉnhBình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long

An và Tiền Giang

Là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế với hệthống cảng và sân bay lớn nhất cả nước

Khí hậu:

Trang 37

Tp.HCM nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo Nhiệt độ cao đều tron

g năm Khí hậu theo hai mùa: mưa – khô

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11

Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

Địa hình:

Địa hình Tp.HCM không phức tạp khá đa dạng tạo điều kiện để phát triển khánhiều mặc

2.2.1.2Điều kiện kinh tế

Tp.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước, là địa phương đứng đầu về tổng lượngvốn đầu tư trực tiếp (FDI), gián tiếp nước ngoài và trong nước Đến cuối năm

2013, GDP của Tp.HCM đạt 9,3%, GDP bình quân đầu người ước đạt khoảng4.513 USD/người Chỉ số giá tiêu dùng bình quân của cả năm 2013 (so với giábình quân 2012) tăng 3,67% Chỉ số giá bình quân của vàng giảm 8,48% so vớinăm trước, tỷ giá USD bình quân tăng 1,2%

Ước tính năm 2013, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 26.575,1 triệuUSD Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 25.879,6 triệu USD

Tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước 12 tháng ước thực hiện 229.514 tỷ đồng,đạt 100% dự toán Thu ngân sách nhà nước địa phương ước 59.684,5 tỷ đồng,vượt 37,6% dự toán Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện 46.574,2 tỷđồng, vượt 7,4% dự toán Chi đầu tư phát triển ước thực hiện 20.413,5 tỷ đồng.Tổng chi ngân sách nhà nước địa phương kể cả tạm ứng 12 tháng ước 69.357,2

tỷ đồng, vượt 59,9% dự toán, tăng 15,4% so cùng kỳ

(Theo http://vietstock.vn.)

Giao thông vận tải/ cơ sở hạ tầng

Trang 38

Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn/năm Sân bay Tân Sơn Nhất với hàng chục đườngbay chỉ cách trung tâm thành phố 7km hàng năm đảm nhận 60- 70% khốilượng vận chuyển quốc tế về hàng hoá và hành khách Tp HCM là một trungtâm quốc tế có đường bộ đi Campuchia, hệ thống song hành đường bộ- đườngsắt liên Châu Á trong một tương lai gần Có một hệ thống kho tàng bến bãi rất

phát triển đáp ứng nhu cầu vận chuyển liên vùng (http://vietstock.vn)

Du lịch

Có vị trí thuận lợi, khí hậu ôn hòa, với lịch sử phát triển 300 năm, nơi hội tụ củanhiều nền văn hóa, Tp HCM đã trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước TpHCM hấp dẫn du khách không chỉ vì có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch

sử văn hóa, công trình kiến trúc cổ mà còn thu hút khách bởi ẩm thực mang nétNam Bộ Là cửa ngỏ đưa du khách đến với các địa danh nổi tiếng phía Nam

2.2.2 Khái quát về tình hình thị trường ẩm thực tại tp HCM

Tp HCM là một thành phố năng động, với sức phát triển mạnh đã thu hút ngườidân từ nhiều vùng miền khác nhau đổ về đây để sinh sống, học tập và làm ăn.Chính nhờ điều đó mà nơi đây trở thành nơi tập trung của nhiều tinh hoa ẩmthực của đất nước, từ món ăn miền xuôi đến món ăn miền ngược, từ miền Bắc,miền Trung, miền Nam tất cả đều có mặt tại Sài Gòn Bên cạnh đó là sự giaothoa văn hóa giữa các vùng miền dẫn tới việc “ ra đời” các món ăn mới chứađựng những giá trị văn hóa khác nhau Và với một luồng nhập cư lớn từ nướcngoài thì các nhà hàng, quán ăn kinh doanh các món ăn ngoài nước cũng chiếmmột phần không nhỏ

Đường Sài Gòn khá nhỏ, người dân Việt Nam nói chung và dân Sài Gòn nói

Trang 39

thực lề đường được coi là một nét đặc trưng bởi tính tiện lợi cho khách Và mộtđiều phổ biến tại các quán ăn ở Tp HCM là đều có phục vụ bia, bởi người dânnơi đây có thói quen dùng bia làm “ nước giao tiếp” đặc biệt là sau giờ làm việc,không như các nước khác uống bia để giải khát người Việt dùng bia để giaotiếp, để giải sầu và cũng để chúc mừng.

2.3 Khái quát về việc kinh doanh Bánh Xèo tại tp HCM

2.3.1 Giá trị cốt lõi của bánh xèo

Theo định nghĩa trong Wikipedia VietNam: Bánh xèo là một loại bánh ViệtNam, có bên ngoài làm bằng bột bên trong có nhân tôm, thịt, giá đỗ, được ránmàu vàng, nặn hình tròn hoặc bán nguyệt Tùy theo từng địa phương tại ViệtNam mà bánh được thưởng thức với nét đặc trưng riêng Thường có hai phongcách: đổ bánh xèo giòn và bánh xèo dai

Từ xưa bánh xèo vốn là món ăn dân gian thường xuất hiện trong các bữa ăn giađình dân giã bởi được làm từ những nguyên liệu có sẵn dễ tìm, nhưng ở Huếmón ăn này lại thuộc vào hàng quí tộc do được chế biến lại với một qui trìnhcông phu hơn, thêm vào phần nhân các loại nấm, nước lèo được chế biến từhàng chục nguyên liệu khác nhau nên ở Huế thường gọi là bánh khoái Như vậy

từ bánh xèo dân giã, bánh khoái được nâng lên thành món ăn cung đình, từ cungphủ bánh khoái lan truyền trở lại dân gian

Càng vào Nam bánh xèo được đổ càng to ra và với nguyền nguôn liệu dồi dào,người dân cho thêm nước dừa để thêm vị béo, bột nghệ để màu bánh đẹp hơn và

ăn kèm với nhiều loại rau hơn như e quế, rau thơm, ngò gai, lá húng, tía tô, raudíp cá, xà lách…, tuy nhiên nước chấm có phần đơn giản đi

Trang 40

Lạ nhất là bánh xèo miền Trung, cái bánh chỉ nhỏ bằng nửa cái bánh xèo ngoàiNam nhưng phần nước chấm được chú trọng hơn, tuy không cầu kì như nướcchấm bánh khoái nhưng bánh nước chấm lại sệt lại với ớt và tỏi giã chung, một

tí vị chua của chanh hòa vào vị mặn của mắm vốn là đặc sản miền Trung Thựcsự đó là một sự kết hợp hài hòa

Như vậy bánh xèo tồn tại từ thời phong kiến cho đến bây giờ, người dân coi đâylà món ăn mang quốc hồn quốc túy, tinh hoa ẩm thực dân tộc bởi lẽ nó mangđây đủ những gì trù phú mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước chúng ta: gạotrắng bạt ngàn, hải sản giàu có, cây lá xanh tốt phong phú

Bánh xèo Nha Trang mang một giá trị riêng nổi tiếng nhất là bánh xèo mựt NhaTrang, vừa góp phần tạo nên sự phong phú trong bánh xèo Việt vừa tạo nên nétđộc đáo trong ẩm thực Việt

2.3.2 Tình hình kinh doanh bánh xèo tại Tp HCM

Vốn là một nước nông nghiệp và quanh năm trồng lúa nên nền ẩm thực ViệtNam có rất nhiều món ăn đậm đà bản sắc dân tộc được làm từ gạo Các món ănđược chế biến từ loại bột gạo như Phở đã trở thành món ăn truyền thống củatoàn bộ người Việt Nhưng vẫn còn một món ăn khác mặc dù không được ănthường xuyên vì công chế biến cầu kỳ nhưng đây cũng là một món ăn ngon vàphổ biến khắp 3 miền và nó hội tụ đủ các mùi vị truyền thống nhất của ngườiViệt Đó là bánh xèo hay còn gọi là pan cake trong tiếng Anh Foodee BleddingRiv đã khẳng định” ở Sài Gòn mà không thử ăn bánh xéo một lần thì thực sựbạn đã làm lãng phí mất một phần của cuộc đời”

Ngày đăng: 25/04/2016, 00:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w