1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Đề thi hsg môn Ngữ Văn 9 tỉnh nam định 2015 2016

5 6,4K 43

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 68 KB

Nội dung

Đề thi HSG môn Ngữ Văn 9 cấp tỉnh của Nam Định rất hay.Đề thi HSG môn Ngữ Văn 9 cấp tỉnh của Nam Định rất hay.Đề thi HSG môn Ngữ Văn 9 cấp tỉnh của Nam Định rất hay.Đề thi HSG môn Ngữ Văn 9 cấp tỉnh của Nam Định rất hay.Đề thi HSG môn Ngữ Văn 9 cấp tỉnh của Nam Định rất hay.Đề thi HSG môn Ngữ Văn 9 cấp tỉnh của Nam Định rất hay.Đề thi HSG môn Ngữ Văn 9 cấp tỉnh của Nam Định rất hay.Đề thi HSG môn Ngữ Văn 9 cấp tỉnh của Nam Định rất hay.Đề thi HSG môn Ngữ Văn 9 cấp tỉnh của Nam Định rất hay.

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NAM ĐỊNH

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2015 -2016

Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9

Thời gian làm bài: 150 phút

(Đề thi có 01 trang)

Phần I (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Độ ấy thơ mới vừa ra đời Thế Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói

khắp cả trời thơ Việt Nam Dầu sau này danh vọng Thế Lữ có mờ đi ít

nhiều, nhưng người ta không thể không nhìn nhận cái công Thế Lữ đã dựng

thành nền thơ mới ở xứ này Thế Lữ không bàn về thơ mới, không bênh vực

thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm

nhiên bước những bước vững vàng, mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ

xưa phải tan vỡ

Thế Lữ đã làm rạn vỡ những khuôn khổ ngàn năm không di dịch Chữ

dùng lại rất táo bạo Đọc đôi bài, nhất là bài “Nhớ rừng”, ta tưởng chừng

thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường Thế Lữ

như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh

không thể cưỡng được

(Hoài Thanh – Thi nhân Việt Nam – trang 50 – Nxb Văn học, 2000)

1 Nội dung đoạn văn trên là gì? (1,0 điểm)

2 Nhận xét về dung lượng các câu văn Dung lượng câu chữ có tác động

thế nào đến nhịp văn? (0,5 điểm)

3 Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai câu văn: Thế Lữ như

vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam và Thế Lữ

như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh

lệnh không thể cưỡng được (1,5 điểm).

4 Từ kết quả câu 2 và 3, em hãy:

a Rút ra bài học về cách viết văn (0,5 điểm)

b Vận dụng bài học đó, viết đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu, chủ đề và

phương thức biểu đạt tự chọn (0,5 điểm)

Phần II (16,0 điểm)

Câu 1 (6,0 điểm)

Con người ngày càng trở nên cô đơn hơn bởi thay vì xây những cây

cầu, người ta lại dựng những bức tường.

Theo em, internet là cây cầu hay bức tường ? Viết đoạn văn nghị luận

trình bày ý kiến của em

Câu 2 (10,0 điểm)

Thơ bắt rễ tự lòng người, nở hoa nơi từ ngữ.

Em hiểu gì về ý kiến trên? Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ

Thanh Hải để làm sáng tỏ

-HẾT -Họ và tên thí sinh: ……… Giám thị 1………

Số báo danh: ……… Giám thị 2 ………

ĐỀ CHÍNH THỨC

Trang 2

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO

NAM ĐỊNH

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM THI

KỲ THI CHỌN HSG NĂM HỌC 2015 - 2016

Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9

Phần I (4,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm)

Nội dung đoạn văn: vị trí và đặc sắc thơ Thế Lữ

- Điểm 1,0: Trả lời đúng 2 ý trên

- Điểm 0,5: Trả lời được 1 trong 2 ý trên

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 2 (0,5 điểm)

- Dung lượng câu văn: câu văn ngắn dài đan xen

- Dung lượng đó khiến nhịp văn linh hoạt

- Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 ý trên

- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 ý ở trên

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 3 (1,5 điểm)

- Nghệ thuật so sánh Thế Lữ như vầng sao, như vị tướng điều khiển đội quân Việt ngữ đã giúp người viết làm rõ vị trí và tài năng của Thế Lữ

- Nghệ thuật so sánh thể hiện cảm xúc trân trọng, ngợi ca của người viết nên văn giàu cảm xúc

- Nghệ thuật so sánh làm câu văn nghị luận hấp dẫn vì không khô khan, có hình ảnh

- Điểm 1,5: Trả lời đúng 3 ý trên

- Điểm 1,0: Trả lời đúng 2/3 ý ở trên

- Điểm 0,5: Trả lời đúng 1 trong 3 ý trên

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 4 (1,0 điểm)

* Bài học (0,5)

khi viết văn nên chú ý viết câu linh hoạt; sử dụng biện pháp nghệ thuật để câu văn có hình ảnh

- Điểm 0,5: Nêu được 2 ý

- Điểm 0, 25: Nêu được 1 trong 2 ý

- Điểm 0: Không nêu được ý nào hoặc sai hoàn toàn

* Viết đoạn văn (0,5)

- Điểm 0,5: Trọn vẹn về nội dung, vận dụng tốt hai bài học

- Điểm 0,25: Trọn vẹn về nội dung, chỉ vận dụng được 1 bài học

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Phần II (16,0 điểm)

Câu 1 (6,0 điểm)

Yêu cầu chung

- Về nội dung: Hiểu vấn đề nghị luận, có kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc

- Về hình thức: Biết trình bày một đoạn văn nghị luận phù hợp với yêu cầu đề bài

Trang 3

Lưu ý: Đề bài không hạn định số câu Song, vì là một đoạn, thí sinh

phải biết cân đối cho phù hợp với yêu cầu đề bài (thời gian và lượng điểm) Nếu đủ ý nhưng chỉ có tính chất điểm ý, hoàn toàn không có dẫn chứng, quá ngắn, diễn đạt không hay, không cho điểm tối đa, không đếm ý cho điểm Ngược lại, thí sinh viết quá dài, lan man, ảnh hưởng đến câu sau, trừ điểm kĩ năng 0,5 điểm

Yêu cầu cụ thể

1 Giới thiệu nội dung nghị luận (0,5 điểm)

2 Giải thích (1,0 điểm)

- Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công

cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau

- Cây cầu: hình tượng về sự gặp gỡ, giao lưu, kết nối giữa con người với con

người, con người với các giá trị, hóa giải nỗi cô đơn, cuộc sống trở nên ấm

áp, có ý nghĩa

- Bức tường: Hình tượng về giới hạn, sự ngăn cách, phân chia, đặt con người

vào giới hạn tù túng, đẩy con người xa nhau khiến họ cô đơn trong cuộc sống

=> Cái lợi và cái hại, cái được và cái mất do internet mang lại

3 Bàn luận (4,0 điểm)

Chấp nhận những cách triển khai khác nhau, song cần chú ý bám sát và làm

rõ định hướng bàn luận Sau đây là một đề xuất:

a Internet là cây cầu nếu biết sử dụng, bởi:

- Bắc nhịp để con người đến thế giới thông tin trên mọi lĩnh vực, mở rộng tầm nhìn

- Bắc nhịp để con người đến bến bờ tri thức, nâng cao trí tuệ

- Bắc nhịp để con người đến bến bờ tình cảm, mở rộng và làm phong phú thêm thế giới tinh thần

 Internet là công cụ tuyệt vời, là cây cầu lý tưởng bắc nhịp cho ta đến được nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, biết được nhiều điều, sống nhiều cuộc đời, thậm chí đổi thay cả cách chúng ta nghĩ và sống

b Intetnet là bức tường nếu lạm dụng, bởi:

- Ngăn cách con người với cuộc sống thực dễ tước đi những mối quan

hệ thật, với những tình cảm, cảm xúc thật của cuộc sống

- Ngăn cách con người với cuộc sống thực, thu mình trong thế giới ảo

dễ khiến con người ngại tiếp xúc, ít giao lưu, kĩ năng sống bị thui chột

4 Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)

1 Phải nhận thức được internet chỉ là công cụ, phương tiện

2 Phải có cách sử dụng đúng đắn, phù hợp

3 Phải có lối sống lành mạnh, tích cực và có ý thức vun xới cho các mối quan hệ mang nhân tình, nhân tính

Câu 2 (10,0 điểm)

Yêu cầu chung

- Về nội dung: Hiểu yêu cầu đề bài, nắm vững tác phẩm, biết phân tích định hướng, văn có cảm xúc

Trang 4

- Về hình thức: Trình bày ý rõ ràng, biết cân đối với hai câu trên.

Yêu cầu cụ thể

I Giải thích (2,0 điểm)

1 Thơ ca bắt rễ tự lòng người: thơ ca bắt nguồn sâu xa trong lòng

người với những tình cảm, cảm xúc chân thành, mãnh liệt

2 nở hoa nơi từ ngữ: kết tinh vẻ đẹp cảm xúc ở ngôn từ giàu giá trị,

có sức gợi hình, biểu cảm, giàu nhạc tính, làm nên lối diễn đạt độc đáo

3 bắt rễ - nở hoa: hình tượng về mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung

cảm xúc và nghệ thuật thể hiện

4 Một cách hình ảnh, ý kiến đã khẳng định đặc trưng nổi bật của thơ ca

II Phân tích chứng minh (7,0 điểm)

1 Bắt rễ tự lòng yêu tha thiết mùa xuân quê hương, thơ Thanh Hải nở hoa nơi từ ngữ để mang đến bức tranh đất trời xứ Huế đầy thơ mộng

(Phân tích khổ 1, chú ý bám sát những hình ảnh dòng sông xanh, bông hoa tím, tiếng chim chiền chiện, giọt long lanh; những từ ngữ

và cách diễn đạt ơi, hót chi mà, hứng).

2 Bắt rễ tự lòng vui say trước sức xuân đất nước, thơ Thanh Hải nở hoa nơi từ ngữ để vẽ nên bức tranh đất nước vào xuân rộn ràng, náo

nức (Phân tích khổ 2 và 3, chú ý nghệ thuật điệp; hình ảnh người cầm súng, người ra đồng, lộc; từ láy hối hả, xôn xao; nghệ thuật so sánh như vì sao)

3 Bắt rễ tự lòng khao khát hiến dâng, thơ Thanh Hải nở hoa nơi từ ngữ khi vẽ nên bức tranh mùa xuân nho nhỏ để góp vào mùa xuân lớn của

cuộc đời chung (Phân tích 3 khổ thơ cuối, chú ý hình ảnh con chim hót, cành hoa, nốt trầm, nam ai nam bình, nước non ngàn dặm, nghệ

thuât điệp )

III Đánh giá (1,0 điểm)

1 Bắt rễ tự lòng người, nở hoa nơi từ ngữ - đó là đặc trưng và cũng là phẩm chất của thơ

2 Để làm nên phẩm chất đó, gốc rễ lòng người phải sâu sắc, chân thành;

từ ngữ phải có giá trị mới có thể nở hoa Người đọc cũng phải rèn luyện tâm

hồn và vốn hiểu biết để cảm hiểu chiều sâu lòng nhà thơ và thưởng thức vẻ đẹp từ ngữ

Cách cho điểm

- Điểm 8,0 – 10,0: Kiến thức tác phẩm vững vàng, có chiều rộng và độ sâu Có kĩ năng giải thích; kĩ năng phân tích định hướng tốt Làm chủ được bài viết Mạch ý sáng, văn viết có giọng, diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc

- Điểm 6,0 – 7,75: Kiến thức tác phẩm cơ bản vững vàng Giải thích được Có ý thức bám vào định hướng Văn có cảm xúc

- Điểm 4,0 – 5,75: Có kiến thức tác phẩm song định hướng còn mờ nhạt; hoặc có ý thức bám vào định hướng song bài làm còn thiếu ý, phân tích sơ sài Có thể còn một số lỗi không nghiêm trọng về chính tả, dùng từ, viết câu

Trang 5

- Điểm 2,0 – 3,75: Trình bày bài viết còn sơ sài, ý không rõ ràng, còn lỗi diễn đạt

- Điểm dưới 2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt

* Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt biểu điểm Có thể thưởng điểm

cho những bài viết có sáng tạo nếu điểm toàn bài chưa đạt tối đa

Ngày đăng: 25/04/2016, 00:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w