Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân

Một phần của tài liệu Hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước (Trang 44 - 47)

phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân

Hội nghị TW Đảng lần thứ 5 khoá IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề cập đến vấn đề “Đổi mới và nâng cao năng lực của hệ thống chính trị cơ sở”. Đây là một chính sách quan trọng của Đảng cộng sản Việt Nam trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, đánh dấu sự quan trọng của Đảng đối với việc phát triển hơn nữa hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương nói chung và của HĐND nói riêng. Từ đó có thể thấy, việc đổi mới và nâng cao chất lượng của công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một

nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải được tiến hành đồng bộ với các hoạt động khác nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND. Để làm được điều đó, cần tiến hành các biện pháp sau đây:

2.1. Thực hiện tốt những quy đinh của pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tuc ban hành văn bản quy phạm pháp luật thủ tuc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Theo hiến pháp 1992, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, HĐND được chia làm ba cấp: - tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; - xã, phường, thị trấn với sự phân định rõ, cụ thể và hợp lý thẩm quyền quản lý. Vì thế, trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật HĐND ba cấp cũng cần nhận thức được việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp lý để thực hiện việc quản lý Nhà nước trên địa bàn, quyết định các biện pháp, chủ trương phát huy thế mạnh, tiềm năng của địa phương trên cơ sở chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Từ đó, HĐND phải tuân thủ những quy định của pháp luật về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của từng cấp, tránh sự mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lặp, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất và đồng bộ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Việc thực hiện tốt thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng sẽ góp phần làm cân đối được tỷ lệ văn bản quy phạm pháp luật giữa HĐND và UBND; khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của HĐND các cấp trong hệ thống chính quyền địa phương.

Cần tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004; Thông tư liên tịch số 55/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 nhằm làm cho công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND ba cấp ngày càng hoàn thiện, tuân thủ chặt chẽ trình tự, thủ tục cũng như thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật: từ việc chuẩn bị dự thảo, lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan đến việc thẩm định, thẩm tra nội dung, hình thức văn phong của văn bản đến thủ tục thông qua, ký ban hành và đăng công báo văn bản quy phạm. Đặc biệt, cần xác định việc lấy ý kiến nhân dân xây dựng cho các dự thảo văn bản quy phạm

pháp luật là vấn đề rất quan trọng để phát huy được trí tuệ của tập thể, đảm bảo cho Nghị quyết của HĐND các cấp có tính khả thi và có hiệu lực cao khi đi vào thực tiễn.

2.2. Củng cố và phát huy vai trò của cơ quan tư pháp trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND dựng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND

Là cơ quan tham mưu của UBND trong việc quản lý công tác tư pháp, những năm gần đây nhất là sau khi có hai đạo luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, vai trò của cơ quan tư pháp đã được ghi nhận trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND; thể hiện ở nhiệm vụ, quyền hạn thẩm định cũng như rà soát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của HĐND. Tuy nhiên, một thực trạng không thể phủ nhận là số lượng văn bản pháp luật được HĐND các cấp ban hành ngày càng nhiều cộng với quy trình ban hành khép kín nên vai trò của cơ quan tư pháp trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND chưa được chú trọng, đặc biệt là việc thẩm định văn bản. Đây là một khâu yếu nhất trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và cũng là căn do dẫn đến việc vi phạm thẩm quyền, quy trình ban hành văn bản. Do vậy, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cần phải quy định trình tự, thủ tục, soạn thảo, ban hành Nghị quyết của HĐND ở cả ba cấp phải được cơ quan tư pháp thẩm định chứ không phải chỉ có ở cấp tỉnh như hiện nay. Đồng thời, cần quy định rõ về thủ tục cơ quan soạn thảo bắt buộc phải gửi dự thảo đến cơ quan tư pháp để thẩm định thì văn bản mới được thông qua. Trên cơ sở đó, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thẩm định, nhất là đối với cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Cần xây dựng và tập huấn các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp lý, nghiệp vụ thẩm định, rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật cho các đối tượng này một cách chính quy. Có như thế các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND được ban hành sẽ đảm bảo đạt chất lượng cao.

2.3. Tăng cường và nâng cao chất lượng đại biểu HĐND chuyên trách

Hiện nay, hiệu quả hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cua HĐND phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, phẩm chất, năng lực của đại biểu

HĐND trong đó đại biểu HĐND chuyên trách có vai trò cực kỳ quan trọng.Mặc dù vậy, vấn đề kiêm nhiệm của đại biểu HĐND còn quá nhiều; đến cuối tháng 3 - 2003, HĐND cấp tỉnh có 58 trưởng ban và 78 phó ban hoạt động chuyên trách, 9 HĐND cấp tỉnh, thành phố có trưỏng và phó ban đều kiêm nhiệm. Ở cấp huyện, theo báo cáo của 46 tỉnh, đầu nhiệm kỳ(1999 - 2004) mới có 17 phó ban hoạt động chuyên trách19. Con số này không đảm bảo để thường trực HĐND và các ban của HĐND có thể bao quát hết công việc và dành đủ thời gian để thực hiện tốt hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Mặc dù Luật Tổ chức HĐND và UBND đã quy định trong cơ cấu thường trực HĐND cấp tỉnh và cấp huyện có thêm uỷ viên thường trực và ở cấp xã, chủ tịch và phó chủ tịch hợp thành thường trực HĐND, nhưng trong tương lai cần phải tăng cường tỷ lệ đại biểu HĐND chuyên trách hợp lý hơn làm cho hoạt động ban hành văn bản quy phạm của HĐND ngày càng có ý nghĩa, đáp ứng được những đòi hỏi của thực tế. Đồng thời, HĐND các cấp phải lựa chọn để bầu những đại biểu có tâm huyết, có khả năng hoạch định chính sách ,am hiểu pháp luật và đời sống kinh tế - xã hội địa phương vào các chức danh chủ chốt như chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên thường trực và trưởng, phó ban HĐND. Bên cạnh đó, tăng cường phương tiên, cung cấp tài liệu, thông tin kịp thời, xây dựng cơ chế khuyến khích đại biểu HĐND phát huy vai trò, trách nhiệm của mình; tham gia sôi nổi phát biểu, tranh luận các vấn đề của dự thảo Nghị quyết tại kỳ họp, khắc phục tình trạng một số đại biểu cả nhiệm kỳ không một lần phát biểu ý kiến. Làm được như thế, HĐND mới xây dựng được những Nghị quyết thực sự có chất lượng chứ không phải là thông qua các văn bản đã được quyết định ở cấp Uỷ hoặc ở các bộ phận của UBND.

Để khắc phục những thiếu sót và những bất cập trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước, giải pháp lâu dài và ổn định nhất là QH nên hợp nhất những quy định về thẩm quyền, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương vào một văn bản mới với tên gọi chung là Luật Ban hành văn bản quy

Một phần của tài liệu Hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước (Trang 44 - 47)