2.1. Các quy định của pháp luật về hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND pháp luật của HĐND
Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay, hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND là một vấn đề quan trọng đã được Hiến pháp và các văn bản pháp luật ghi nhận, bởi HĐND các cấp chính là cầu nối giữa nhân dân và nhà nước.
Tuy nhiên, nhìn một cách toàn diện, pháp luật từ năm 1945 đến trước Hiến pháp 1992 liên quan đến hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND có rất ít các quy định về vấn đề này. Tại điều 58 Hiến pháp 1946 mới chỉ quy định: “ HĐND quyết nghị những vấn đề thuộc địa phương mình. Những nghị quyết ấy không được trái với chỉ thị của cấp trên”. Đến Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và các Luật Tổ chức HĐND và UBND tương ứng năm 1962, 1983, 1989, Thông tư số 02/BT ngày 11/01/1982 tiếp tục khẳng định văn bản quy phạm pháp luật của HĐND được ban hành dưới hình thức nghị quyết có tính nguyên tắc chung, không cụ thể, rạch ròi.
Từ sau Hiến pháp 1992, cùng với sự thay đổi nhận thức về vai trò, tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp trong tư duy Nhà nước ta, hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND đã được quan tâm và pháp luật quy định một cách đầy đủ hơn. Điều 120 Hiến pháp 1992 quy định: “ Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, HĐND ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách, về quốc phòng an ninh ở địa phương, về biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó, làm tròn nghĩa vụ đối với cả nước”. Để cụ thể hoá thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994 và được sửa đổi bổ sung năm 2003 quy định tại điều 10: “Khi quyết định những nhiệm vụ, quyền hạn của mình HĐND ra nghị quyết”.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được QH thông qua ngày 12/01/1996 sửa đổi, bổ sung năm 2002 là đạo luật đầu tiên điều chỉnh các quan
hệ trong xây dựng pháp luật, loại bỏ được nghịch lý “sự vô trật tự lại có thể xác lập được trật tự”11. Nhưng có một vấn đề đặt ra là, luật này cũng chỉ quy định tương đối toàn diện về văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương và nhắc lại hình thức văn bản quy phạm pháp luật của HĐND theo tinh thần của Hiến pháp 1992, Luật tổ chức HĐND và UBND mà không quy định cụ thể thẩm quyền, quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND các cấp. Dẫn đến hậu quả là hoạt động ban hành văn bản quy phạm của HĐND các cấp thiếu nhất quán, không đảm bảo tính hệ thống, tách biệt lợi ích địa phương với lợi ích chung của xã hội, phá vỡ trật tự nghiêm ngặt về thứ bậc hiệu lực pháp lý giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Nhằm khắc phục những hạn chế đó, ngày 3/12/2004 QH đã thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND. Ngoài phần mở đầu với 06 chương và 56 điều khoản, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND quy định những vấn đề liên quan đến hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND như khái niệm, hình thức, phạm vi tác động của văn bản, thẩm quyền ban hành văn bản…Những quy định này đã đặt cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương nói chung và HĐND các cấp nói riêng, góp phần nâng cao hoạt động của HĐND trong quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương theo cơ chế mới.
2.2. Những thành tựu trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND các cấp luật của HĐND các cấp
Trong thời gian qua, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND các cấp ngày càng được quan tâm và có những bước phát triển mới, đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Nhìn chung, HĐND ở cả ba cấp (cấp tỉnh, huyện, xã) đã ban hành được một số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của cấp uỷ phù hợp với tình hình, đặc điểm và yêu cầu chính trị của địa phương. Góp phần đưa
pháp luật vào thực tiễn cuộc sống, làm cho cán bộ và nhân dân địa phương sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. HĐND các cấp cũng đã tổ chức nghiên cứu, áp dụng khá tốt văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp mình. Chính vì thế mà hoạt động xây dựng nghị quyết của HĐND đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội trong mọi lĩnh vực của đời sống, phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được quy định, tạo ra cơ chế chính sách thu hút các nguồn lực ở trong và ngoài phạm vi địa phương, kích thích kinh tế phát triển đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt. Bộ mặt kinh tế - xã hội của địa phương “thay da đổi thịt” từng ngày, đóng góp không nhỏ vào thành tựu về mọi mặt của đất nước nói chung.
Bên cạnh đó, chất lượng văn bản quy phạm pháp luật được nâng cao cả về nội dưng lẫn hình thức và kỹ thuật pháp lý, nhất là đối với các văn bản do HĐND tỉnh ban hành. Những nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội như phát triển giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương, xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phòng chống dich bệnh, giải quyết việc làm…phù hợp với nguyện vọng của nhân dân địa phương và nhanh chóng được UBND các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả. Tình trạng văn bản ban hành không đúng thẩm quyền, có nội dung trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, chồng chéo hoặc mâu thuẫn với văn bản quy phạm pháp luật khác do chủ thể cùng cấp ban hành hoặc có nôi dung không phù hợp với tình hình thực tế của địa phương ngày càng giảm bớt và được chú ý khắc phục. Các văn bản đã ban hành về cơ bản đáp ứng được yêu cầu về thể thức và kỹ thuật trình bày theo thông tư số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 6/5/2005 của Bộ nội vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
Thực tiễn công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND cũng đã phản ánh nhiều tiến bộ trong việc chủ động xây dựng và hoàn thiện trình tự, thủ tục xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Trước khi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ra đời năm 2004, một số địa phương (chủ yếu là HĐND tỉnh) đã có chương trình xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật hàng năm như Phú Thọ, Nghệ An, Bắc Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu…Sau khi có luật, hầu hết HĐND các tỉnh đã triển khai thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành về trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật một cách nề nếp, quy chuẩn. Ví dụ: HĐND tỉnh Cà Mau năm 2006 đã ban hành chương trình xây dựng nghị quyết gồm 48 nghị quyết, đến giữa năm đã ban hành được 21 nghị quyết12. Chương trình được xây dựng trên cơ sở đảm bảo thực hiện luật, pháp lệnh và văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, căn cứ vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và yêu cầu quản lý ở địa phương. Do có chương trình nên HĐND tránh được tình trạng tuỳ tiện, bị động, từ đó nâng cao hiệu quả xây dựng Nghị quyết, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy phạm trong hệ thống pháp luật.
Công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật được HĐND các cấp bố trí cán bộ có năng lực, trình độ để thực hiên. Việc lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan, đối tượng chụi sự tác động của văn bản ngày càng được coi trọng.Công tác thẩm định văn bản tiếp tục được duy trì, đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND. Chất lượng thẩm định từng bước được nâng cao, phù hợp với các quy định về hình thức, thủ tục, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản. Năm 2006 sở Tư pháp tỉnh Cà mau thẩm định được 44 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, phòng Tư pháp cấp huyện thẩm đinh được 100 văn bản; phòng Tư pháp cấp huyện, tại xã của Ninh bình cũng đã tham gia ý kiến thẩm định được 357 văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND cùng cấp ban hành, 854 văn bản do cấp xã ban hành13. Thủ tục, thảo luận, thông qua nghị quyết của HĐND tại các kỳ họp đã khắc phục được dần tính hình thức, đại biểu HĐND các cấp đã phát biểu, đóng góp ý kiến tích cực và thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả của nghị quyết ban hành.
Một thành tựu cũng cần được ghi nhận đó là việc nhiều địa phương đã coi trọng công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật thành một hoạt động thường xuyên (Bến tre, Quãng ngãi, Nghệ an, Hà nội…) và xác định đây là