là trong các lĩnh vực thuế, lệ phí, huy động nhân dân đóng góp, về quản lý đất, rừng. Ví dụ: Nghị quyết của HĐND tỉnh Thái bình năm 2003 về thu phí, lệ phí trên địa bàn có quy định: “UBND tỉnh thực hiện việc giảm mức thu phí sử dụng cầu đường bộ đối với xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe 2 bánh gắn máy, xe 3 bánh gắn máy tại những nơi hay xẩy ra ùn tắc giao thông” là trái với Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ về việc quy định chưa thu phí cầu, đường bộ tại những nơi bị ùn tắc giao thông.
Văn bản sai về thể thức và kỹ thuật trình bày: bên cạnh nội dung văn bản quy phạm pháp luật có sự mâu thuẫn, chồng chéo, không thống nhất, không hợp pháp, không khả thi thì tình trạng HĐND ban hành văn bản quy phạm pháp luật có sự sai phạm về thể thức và kỹ thuật trình bày cũng xẩy ra khá phổ biến. Rất nhiều nghị quyết của HĐND cả 3 cấp không ghi địa điểm , thời gian ban hành văn bản; văn bản ban hành không có trích yếu, không có dấu của cơ quan ban hành. Sai phạm về cách viết tên cơ quan ban hành văn bản không đúng quy định như viết tắt “ HĐND tỉnh K” hay viết thừa tên cơ quan ban hành văn bản “ Nghị quyết của HĐND huyện C” hoặc là hiệu lực thi hành nghị quyết không quy định cụ thể, hoặc có nhưng không đúng theo quy định tai điều 51 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004. Trong từng văn bản còn nhiều sai sót về cách diễn đạt, ngôn ngữ sử dụng chưa chính xác, khó hiểu, có lúc còn dùng từ đa nghĩ, từ địa phương…
Thứ năm là, trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
HĐND còn nhiều bất cập. Việc lập và thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phần nào còn thiếu đồng bộ, chưa tập trung đáp ứng những yêu cầu bức xúc của thực tế, tiến độ thực hiện chương trình còn chậm, có những văn bản thật sự cần thiết lại chưa đưa vào chương trình. Trước đây, một số địa phương khi tiến hành soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật không thành lập ban soạn thảo, có nơi chỉ giao cho một chuyên viên soạn thảo như Đăc lăc, Đồng tháp…Ở Bắc giang, sở Tư pháp nhiều khi không được tham gia vào quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Qua khảo sát nhiều địa phương cho thấy vai trò thẩm tra của các ban của HĐND và thẩm định của sở Tư pháp
không được chú trọng thậm chí rất mờ nhạt. Các uỷ viên thẩm định, thẩm tra hoạt động kiêm nhiệm nên chưa dành nhiều thời gian cho hoạt động này làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Đặc biệt, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND mới chỉ quy định sở Tư pháp thẩm định dự thảo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, còn dự thảo nghị quyết của HĐND cấp huỵện và xã không bắt buộc phải qua thẩm định của phòng tư pháp và ban tư pháp, dẫn đến việc một số lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật được ban hành còn nhiều sai sót về mặt thể thức, nội dung. Hoạt động lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị quyết sơ sài, mang tính hình thức. Thêm vào đó trình độ của các đại biểu HĐND còn nhiều hạn chế nên khó có thể tham gia xây dựng được những nghị quyết chất lượng.
Công tác rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của HĐND tuy được thực hiện theo định kỳ nhưng việc in ấn, xuất bản tập hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực để áp dụng thống nhất mới chỉ tiến hành ở một số địa phương. Việc đăng công báo nghị quyết của HĐND tỉnh và niêm yết đối với nghị quyết của HĐND huyện, HĐND xã trên thực tế hầu như chưa đảm bảo và kịp thời theo quy định. Vì thế đối tượng chịu sự tác động của văn bản khó có khả năng tiếp cận, làm giảm tính hiệu quả của văn bản được ban hành.
Công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND tồn tại tình trạng trên là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng có thể nói nguyên nhân quan trọng nhất là do trong một thời gian dài hệ thống pháp luật nước ta thiếu những quy định trong việc điều chỉnh mảng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở địa phương, thiếu một quy trình chuẩn cho hoạt động ban hành nghị quyết của HĐND các cấp. Hy vọng với sự ra đời của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004, những tồn tại và khuyết điểm sẽ được khắc phục dần để hoạt động xây dựng văn bản quy phạm của HĐND luôn đảm bảo được tính hợp hiến, hợp pháp, khả thi và phù hợp với tình hình của từng địa phương.
Tóm lại, mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của QH và HĐND các cấp về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh các mối quan hệ xã hội bằng pháp luật, tương xứng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyền lực nhà nước ở TW và địa phương. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do QH và HĐND ban hành đã góp phần tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triển ngày càng vững chắc của đất nước.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNGXÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM CỦA CƠ QUAN QUYỀN LỰC XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM CỦA CƠ QUAN QUYỀN LỰC
NHÀ NƯỚC