1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của hàng không việt nam

165 2,5K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 165
Dung lượng 3,38 MB

Nội dung

Tác giả đã tìm hiểu các ý kiếnđóng góp của du khách trong và ngoài nước về thông tin điểm đến,các thông tin về ấn phẩm du lịch, các hình thức quảng bá du lịch củaHàng không Việt Nam, các

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lậpcủa bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trungthực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa họcnào trước đây

Tác giả luận văn

Lê Tuấn Minh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của Hàng không ViệtNam là vấn đề được quan tâm bởi mối quan hệ mật thiết giữa hai

ngành kinh tế “Nghiên cứu hoạt động tuyên truyền quảng bá du

lịch của Hàng không Việt Nam (giai đoạn 2005 đến nay)” là đề tài

đã được tác giả quan tâm và ấp ủ bấy lâu Trong quá trình nghiêncứu tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướngdẫn Ts.Trịnh Quang Hảo.Với sự giúp đỡ lớn lao cùng với cố gắng

và quyết tâm cao đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được sự giúp đỡquý báu của Tạp chí Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Hàngkhông Việt Nam, đặc biệt là Phòng quảng cáo – Ban Kế hoạch thịtrường, Phòng Du lịch - Ban Tiếp thị hành khách và các phòng ban

có liên quan Tác giả xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc vì sự giúp đỡquý báu của Ts.Trịnh Quang Hảo, của các phòng ban liên quanthuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam

Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong vàngoài Khoa Du lịch học,Trường Đại học Khoa học Xã Hội và NhânVăn, cảm ơn các nhà chuyên môn, cảm ơn gia đình, bạn bè, đồngnghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiệnluận văn này

Trang 3

Hà Nội, tháng 11

năm 2008

Tác giả

Lê Tuấn Minh MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN 2

MỤC LỤC 3

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 6

DANH MỤC CÁC BẢNG 7

MỞ ĐẦU 9

1 Lý do chọn đề tài 9

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 10

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 11

5 Phương pháp nghiên cứu 12

6 Kết cấu của luận văn 13

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYÊN TRUYỀN QUẢNG BÁ DU LỊCH 15

1.1 Những khái niệm cơ bản về tuyên truyền quảng bá du lịch

15

Trang 4

1.1.1 Các khái niệm cụ thể 15

1.1.2 Tuyên truyền quảng bá du lịch 17

1.2 Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của tuyên truyền quảng bá du lịch 18

1.2.1 Vai trò của tuyên truyền quảng bá du lịch 18

1.2.2 Chức năng của tuyên truyền quảng bá du lịch 19

1.3 Những nội dung cơ bản của hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch

19 1.3.1 Xác định thị trường mục tiêu và đối tượng tuyên truyền quảng bá du lịch

20 1.3.2 Xây dựng và lựa chọn phương án khả thi 22

1.3.3 Lập kế hoạch tuyên truyền quảng bá theo phương án đã lựa chọn 23 1.3.4 Tổ chức thực hiện và tổng kết rút kinh nghiệm 35

1.4 Đặc điểm của hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của Hàng không Việt Nam 36

1.5 Kinh nghiệm của một số nước trong tuyên truyền quảng bá du lịch của Hàng không 37

1.5.1 Kinh nghiệm của Thái Lan 37

1.5.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản 38

1.5.3 Kinh nghiệm của Malaysia 40

Trang 5

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN

QUẢNG BÁ DU LỊCH CỦA HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

(GIAI ĐOẠN TỪ 2005 ĐẾN NAY) 44

2.1 Đôi nét về sự ra đời và phát triển của Hàng không Việt Nam 44 2.2 Vai trò của Hàng không Việt Nam trong sự phát triển du lịch đất nước 52

2.3 Thực trạng hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của Hàng không Việt Nam (Giai đoạn từ 2005 đến nay) 60

2.3.1 Hệ thống chính sách, văn bản pháp lý và cơ quan quản lý hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của Hàng không Việt Nam 60

2.3.2 Báo chí, Phát thanh, Truyền hình 64

2.3.3 Biểu ngữ và các ấn phẩm du lịch 66

2.3.4 Tổ chức các sự kiện trong và ngoài nước 76

2.3.5 Tổ chức các Fam trip, Press trip 84

2.4 Những hạn chế và nguyên nhân của hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của Hàng không Việt Nam 86

2.4.1 Những hạn chế 86

2.4.2 Nguyên nhân 87

Chương 3 ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN QUẢNG BÁ DU LỊCH CỦA HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN TỪ 2005 ĐẾN NAY) 91

Trang 6

3.1 Mục tiêu phát triển của ngành Du lịch và Hàng không trong

giai đoạn 2010 đến năm 2020 91

3.1.1 Mục tiêu tổng quát 91

3.1.2 Mục tiêu cụ thể 92

3.2 Các giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá du lịch của Hàng không Việt Nam 94

3.2.1 Định hướng chung cho công tác tuyên truyền quảng bá du lịch của Hàng không Việt Nam đến năm 2020 94

3.2.2 Nhóm các giải pháp chung 95

3.2.3 Nhóm các giải pháp cụ thể 106

3.3 Một số kiến nghị 110

3.3.1 Xây dựng kế hoạch phối hợp tông thể chi tiết 110

3.3.2 Lấy Tổng cục Du lịch làm đầu mối thống nhất chương trình tuyên truyền quảng bá 112

3.3.3 Trình chính phủ cải thiện các thủ tục thị thực và chỉ đạo mở thêm các đường bay 112

KẾT LUẬN 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

Phụ lục 1: Mẫu bảng hỏi về hoạt động tuyên truyền quảng bá Du lịch của Hàng không Việt Nam 120

Phụ lục 2: Bảng tổng sắp các kết quả khảo sát bằng bảng hỏi tại sân bay 122 Phụ lục 3: Thoả thuận hợp tác giữa ngành Du lịch và VNA Năm

2007 124

Trang 7

Phụ lục 4: Sơ kết hợp tác giữa Sở Du lịch Hà Nội và VNA Năm

2007 130

Trang 8

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

PRESS TRIP

Du lịch làm quen cho các nhà báo viết về

du lịch

Trang 9

Bảng 1.2: Hoạt động tuyên truyền quảng bá của Hàng không Thái

Lan hướng tới thị trường Nhật Bản (Đối tượng các hãng lữ hành và các hãng thông tấn báo chí) 37Bảng 2.1: Đội bay của Vietnam Airlines 50Bảng 2.2: Vận tải hành khách bằng đường Hàng không từ năm 2005

- 9 tháng đầu năm 2008 53Bảng 2.3: Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ năm 2005 đến 8

tháng đầu năm 2008 53Bảng 2.4: Sự tăng trưởng nguồn khách giữa du lịch và Hàng không

54Bảng 2.5: Các điểm đến trên đường bay nội địa của Hàng không

Việt Nam 79Bảng 2.6: Một số sự kiện du lịch lớn tại Việt Nam có sự tham gia

phối hợp của Việtnam Airlines (Giai đoạn 2005 đến nay) 79Bảng 2.7: Các điểm đến trên đường bay quốc tế của Hàng không

Việt Nam 81Bảng 2.8: Một số sự kiện du lịch lớn tổ chức ngoài nước có sự

tham gia phối hợp của Việt Nam Airlines (Giai đoạn 2005 đến nay) 83

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Hình 2.2: Biểu đồ sự tăng trưởng nguồn khách giữa du lịch và Hàng

không 54

Trang 10

Hình 2.3: Biểu đồ phân loại khách theo phương tiện vận chuyển 54Hình 2.4: Biểu tượng của Hàng không Việt Nam 68Hình 2.5: Máy bay mang biểu tượng của Hàng không Việt Nam 69Hình 2.6: Biểu tượng của chương trình hành động quốc gia về Du

lịch 2005 – 2010 69Hình 2.8: Biểu đồ đánh giá các thông tin nhận được của du khách

qua các phương tiện quảng bá khác nhau 71Hình 2.9: Biểu đồ đánh giá mức độ quan trọng của việc quảng bá du

lịch tại các sân bay 73Hình 2.10: Biểu đồ đánh giá mức độ quan trọng của vna trong hoạt

động giới thiệu điểm đến 74Hình 2.11: Sơ đồ mạng đường bay nội địa của Hàng không Việt

Nam 77Hình 2.12: Sơ đồ mạng đường bay quốc tế của Hàng không Việt

Nam 79Hình 3.1 Biểu đồ và dự báo lượng khách vận chuyển của VNA đến

năm 2020 92Hình 3.2: Biểu đồ hiện trạng và dự báo khách du lịch đến Việt Nam

năm 2020 93

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Kết quả của hơn 20 năm đổi mới và phát triển đó là hình ảnhmột Việt Nam năng động, hoà bình hữu nghị và đạt được nhiềuthành tích trong phát triển kinh tế Một số ngành kinh tế mũi nhọn

đã ngày càng khẳng định được tầm quan trọng và ưu thế của mìnhtrong quá trình phát triển của đất nước Hình ảnh đất nước và conngười Việt Nam thân thiện, mến khách ngày càng được bạn bè quốc

tế biết tới nhiều hơn

Có được những thành tựu đó là có sự đóng góp không nhỏ củangành Du lịch và Hàng không Việt Nam

Hàng không Việt Nam ngày càng vươn cánh bay xa “Mang

Việt Nam tới thế giới và mang thế giới vào Việt Nam” Vai trò quan

trọng của Hàng không Việt Nam ngày càng được khẳng định khôngchỉ trong việc phát triển kinh tế đất nước nói chung mà còn có ảnhhưởng tích cực trong nhiều lĩnh vực khác Hàng không Việt Nam cóvai trò tích cực trong việc quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước,con người Việt Nam, quảng bá cho Ngành Du lịch Việt Nam

Cùng với sự phát triển của đất nước, xu thế hội nhập quốc tếngày càng lớn thì HKVN cũng càng ngày càng phát triển, vươncánh bay xa trên bầu trời thế giới Ngành Du lịch và Hàng khôngViệt Nam có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng hỗ trợ nhau để

Trang 12

phát triển HKVN không chỉ thực hiện chức năng chuyên chở củamình mà đã ngày càng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động chínhtrị, văn hóa, kinh tế của đất nước

Trong xu thế phát triển như hiện nay, thì vai trò của Hàngkhông Việt Nam trong sự phát triển của Du lịch nước nhà là rất lớn.HKVN ngày càng hoàn thiện hơn từ mô hình tổ chức cho tới cáchoạt động bay Mở rộng thêm nhiều đường bay hơn, đội ngũ máybay hiện đại hơn, cải thiện nhiều hơn về một hình ảnh HKVN năngđộng, trẻ trung và đang vươn lên mạnh mẽ Song song với đó là dukhách quốc tế đã biết tới Việt Nam nhiều hơn Hàng ngày, hàng giờtrên những cánh bay của HKVN là hàng ngàn lượt hành khách đi vàđến tới khắp nới trên thế giới Việt Nam là một điểm đến an toàn vàthân thiện trên thế giới, ngành Du lịch Việt Nam đã và đang khôngngừng phát triển vươn lên những thành quả đạt được đó có đónggóp một phần không nhỏ của HKVN

Xuất phát từ lý do đó, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu hoạt

động tuyên truyền bá du lịch của Hàng không Việt Nam” (giai

đoạn từ 2005 đến nay) làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ

của mình Với đề tài này, tác giả mong muốn khái quát được cáchoạt động quảng bá cho hình ảnh du lịch của HKVN cụ thể tronggiai đoạn từ 2005 tới nay Từ đó nhằm đề xuất những giải phápkhắc phục hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của Hàng khôngViệt Nam, với mong muốn Hàng không và ngành Du lịch Việt Nam

Trang 13

cùng chung một cánh bay Một Việt Nam còn tiềm ẩn đang chờ dukhách khám phá.

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Hoạt động của Hàng không Việt Nam nói chung trong quátrình phát triển của ngành Du lịch và cụ thể hơn là hoạt động tuyêntruyền quảng bá du lịch của Hàng không Việt Nam là một vấn đềkhông mới Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập thì vai trò của Hàngkhông và sự phối kết hợp giữa Hàng không và ngành Du lịch là vấn

đề được nhiều các quốc gia các tổ chức quan tâm, nhưng hiện nay, ởViệt Nam chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập cụ thể đếnvấn đề này Tuy nhiên đây lại là một vấn đề khá khó, không thểđánh giá được một cách chính xác những ảnh hưởng, tác động tíchcực của Hàng không Việt Nam trong sự phát triển của du lịch Bởi

lẽ các hoạt động phối hợp thực hiện nhằm quảng bá hình ảnh du lịchViệt Nam còn chưa nhiều và nhỏ lẻ Đây cũng là khó khăn cho tácgiả khi thực hiện đề tài này

Nghiên cứu đề tài này, tác giả đã hệ thống và phân tích các lýluận về tuyên truyền quảng bá du lịch Hệ thống lại các thoả thuậnhợp tác, các văn bản hợp tác, các hoạt động phối hợp liên quan giữaNgành Du lịch và Hàng không Việt Nam…Đó chính là đóng góp vềmặt lý luận của đề tài này, đưa ra một cái nhìn toàn diện hơn về cáchoạt động phối hợp của ngành Du lịch và Hàng không Việt Nam

Trang 14

Việc nghiên cứu vấn đề thực tiễn này, sẽ giúp cho lãnh đạo củahai ngành có được một góc nhìn chính xác hơn về hoạt động tuyêntruyền quảng bá du lịch của Hàng không Việt Nam, trên cơ sở đó đềxuất các giải pháp nhằm làm cho hoạt động phối hợp này đạt hiệuquả cao.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn này nhằm giúp cho người đọc hiểu hơn về hoạt độngtuyên truyền quảng bá du lịch của Hàng không Việt Nam Bên cạnh

đó luận văn này góp một cái nhìn chính xác hơn về các hoạt độngphối hợp nhằm quảng bá hình ảnh của du lịch Việt Nam Hơn nữamục tiêu chính của lận văn là đóng góp các giải pháp, đề xuất nhằmgiúp cho hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của Hàng khôngViệt Nam đạt được hiệu quả cao

Để đạt được mục tiêu đó, luận văn đã đặt ra các nhiệm vụnghiên cứu sau:

- Hệ thống hoá các thoả thuận hợp tác, các văn bản hợp tácgiữa ngành Du lịch và Hàng không Việt Nam

- Phân tích rõ cơ sở lý luận về hoạt động tuyên truyền quảng

bá du lịch

- Khái quát lại các hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịchcủa Hàng không Việt Nam

Trang 15

- Phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động tuyên truyềnquảng bá du lịch của Hàng không Việt Nam (Trong giai đoạn từ

2005 đến nay)

- Đề xuất những giải pháp cụ thể và đồng bộ nhằm góp phầntăng cường các hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của Hàngkhông Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu nhữngvấn đề lý luận và thực tiễn về tuyên truyền quảng bá du lịch củaHàng không Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tuyên tuyền quảng bá củaHàng không Việt Nam nhằm quảng bá mạnh mẽ hình ảnh đất nước,con người, ngành Du lịch Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 đếnnay

5 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các yêu cầu do để tài đặt ra, luận văn sử dụngcác phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Phương pháp tổnghợp cho phép nghiên cứu trên cơ sở kế thừa các lý luận, các kết quảnghiên cứu có trước Các sơ sở thu thập tài liệu, số liệu từ nhiềunguồn khác nhau: Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thống kê, Tổng công

ty Hàng không Việt Nam, Tạp chí Hàng không Việt Nam, các trangthông tin điện tử của Vietnam Airlines, báo chí, sách nghiên cứu,

Trang 16

các tài liệu khác có liên quan Tác giả đã xử lý, phân tích, tổng hợpcác thông tin để rút ra nhận định đánh giá thực trạng của hoạt độngtuyên truyền quảng bá du lịch của Hàng không Việt Nam làm cơ sở

để đưa ra các giải pháp

Phương pháp khảo sát thực tiễn điều tra xã hội học: Nội dungđiều tra (xem phụ lục phiếu điều tra) Tác giả đã tìm hiểu các ý kiếnđóng góp của du khách trong và ngoài nước về thông tin điểm đến,các thông tin về ấn phẩm du lịch, các hình thức quảng bá du lịch củaHàng không Việt Nam, các ý kiến đóng góp về tầm quan trọng củaviệc quảng bá du lịch thông qua các hoạt động của Hàng không ViệtNam

- Đối tượng điều tra: Đối tượng điều tra là các du khách nội địa

và du khách quốc tế Tổng số mẫu là 100, trong đó dành cho kháchtrên các chuyến bay nội địa là 60 mẫu, dành cho khách trên cácchuyến bay quốc tế là 40 mẫu

- Phương pháp điều tra: Tác giả sử dụng hình thức điều tratheo bảng câu hỏi được xây dựng trước Các phiếu điều tra đượcthực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp du khách tại sân bay quốc

tế Nội Bài

- Xử lý phiếu điều tra: Tác giả căn cứ vào các thông tin thuthập được từ phiếu điều tra, được tập hợp và xử lý bằng phần mềmMicrosoft Excel Kết quả điều tra được thể hiện ở các đánh giá

Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tác giả đã phỏng vấn trựctiếp các chuyên gia về lĩnh vực này Đặc biệt là tác giả đã có những

Trang 17

cuộc phỏng vấn sâu với đại diện của Phòng quảng cáo – Ban KếHoạch Thị Trường, Phòng Du lịch – Ban Tiếp Thị Hành Khách

6 Kết cấu của luận văn

Luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tuyên truyền quảng bá du lịch1.1 Những khái niệm cơ bản về tuyên truyền quảng bá du lịch1.2 Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của tuyên truyền quảng bá

Trang 18

2.4 Những hạn chế và nguyên nhân của hoạt động tuyêntruyền quảng bá du lịch của Hàng không Việt Nam

Chương 3: Đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt độngtuyên truyền quảng bá du lịch của Hàng không Việt Nam (Giai đoạn

Một trong những nội dung quan trọng của marketing hỗn hợp(Marketing - Mix) nói chung và trong du lịch nói riêng, là tuyêntruyền quảng bá (promotion) các sản phẩm của ngành Du lịch, màcông cụ chính của nó là: quảng cáo, xúc tiến bán, quan hệ công

Trang 19

chúng, bán hàng cá nhân và marketing trực tiếp Ở cấp độ của ngành

Du lịch, cơ quan quản lý nhà nước về Du lịch, tuyên truyền quảng

bá tập trung vào các nội dung chính tuyên truyền, quảng cáo vàquan hệ công chúng và có thể gọi dưới cách khác là hoạt động xúctiến quảng bá Do đó các phân tích tiếp theo trong luận văn, cácthuật ngữ tuyên truyền quảng bá được hiểu đồng nghĩa với xúc tiếnquảng bá

1.1.1 Các khái niệm cụ thể

1.1.1.1 Tuyên truyền

Đối với hoạt động du lịch, tuyên truyền có thể hiểu là hoạtđộng cung cấp các thông tin về điểm đến, hình ảnh của điểm đến và

về sản phẩm du lịch nhằm để các đối tượng của tuyên truyền quảng

bá du lịch có thể biết được tiềm năng, nhận dạng được sản phẩm.Các hoạt động tuyên truyền có thể được thực hiện thông qua nhiềuhình thức và phương tiện khác nhau như bằng lời nói, bằng tài liệuviết hoặc bằng các phương tiện điện tử nhằm mục đích đưa thôngtin đến với khách hàng tiềm năng

1.1.1.2 Quảng cáo

Quảng cáo là những hình thức truyền thông không trực tiếp,phi cá nhân được thực hiện thông qua các phương tiện tuyền tinphải trả tiền và các chủ thể quảng cáo phải chịu chi phí Nói một

cách khác, theo Nguyễn Kiên Trường (2000): “Quảng cáo là tập

hợp các biện pháp hướng đến và thông tin cho công chúng cũng như thuyết phục công chúng mua sản phẩm hoặc dịch vụ”

Trang 20

Qua những khái niệm trên về quảng cáo, chúng ta có thể hiểuthêm về khái niệm quảng cáo du lịch như sau: Quảng cáo du lịch làhoạt động của các cá nhân, doanh nghiệp và ngành Du lịch phải trảbằng tiền để sử dụng các phương tiện và kênh truyền thông khácnhau nhằm giới thiệu với khách về điểm đến, sản phẩm - dịch vụnhất định tới các thị trường mục tiêu với mục đích thu hút khách dulịch từ những thị trường này.

1.1.1.3 Quảng bá

Xúc tiến quảng bá là những nỗ lực của một doanh nghiệp, mộtđịa phương, một vùng, một miền hay ngành kinh tế của một quốcgia nhằm tạo ra và duy trì một hình ảnh sản phẩm của một ngành cólợi cho việc kinh doanh trước công chúng ở thị trường mục tiêu [7,

tr 20]

Như vậy có thể hiểu trong ngành Du lịch, quảng bá du lịch như

là một hoạt động thông tin giới thiệu về hình ảnh sản phẩm củadoanh nghiệp, hình ảnh của điểm đến của các địa phương, của mộtvùng hay hình ảnh của một quốc gia nhằm kích thích nhu cầu hammuốn đi du lịch của khách du lịch tại thị trường tiềm năng

Bên cạnh đó, quảng bá du lịch còn là một hoạt động chủ đíchcủa con người trong hoạt động kinh doanh hoặc hỗ trợ cho hoạtđộng kinh doanh du lịch nhằm thu hút khách biết tới và sử dụngngày càng nhiều hơn dịch vụ của một doanh nghiệp, một địaphương, một vùng, một miền hay ngành Du lịch của một quốc gia

Trang 21

Quảng bá chính là hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp nhằmkhuếch trương rộng khắp các ưu thế vốn có và sẽ có nhằm khai tháctối đa tiềm năng của ngành Du lịch để đạt được hiệu quả kinh doanhcao nhất theo mục tiêu chiến lược đã đề ra

1.1.2 Tuyên truyền quảng bá du lịch

1.1.2.1 Bản chất tuyên truyền quảng bá du lịch

Tuyên truyền quảng bá du lịch nói chung thể hiện ở việc nângcao hình ảnh của một quốc gia, một vùng, một miền, một khu vựchay nói cách khác là hình ảnh của một điểm đến nhất định nào đó vàđóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch

Như vậy, tuyên truyền quảng bá du lịch có thể được hiểu làhoạt động giới thiệu, cung cấp các thông tin liên quan tới hình ảnhcủa điểm đến hoặc hình ảnh của sản phẩm du lịch nâng cao hình ảnhcủa điểm đến hoặc, của sản phẩm du lịch và kích hoạt nhu cầu đi dulịch và nhu cầu tiêu dùng, mua sắm sản phẩm du lịch

1.1.2.2 Các nguyên tắc trong tuyên truyền quảng bá du lịch

 Đảm bảo tính chân thực của thông tin

 Nội dung của thông tin phải ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu

 Đảm bảo sự lôi cuốn hấp dẫn và tạo được ấn tượng

 Đảm bảo tính phù hợp với đối tượng của tuyên truyền quảngbá

1.1.2.3 Quy trình chung của tuyên truyền quảng bá du lịch.

Trang 22

Xác định mục tiêu tuyên truyền quảng bá du lịch: Cung cấpthông tin chung, thông tin về tiềm năng du lịch, cơ sở vật chất kỹthuật Phục vụ điểm đến: quốc gia, khu vực Khả năng có thể lựachọn hình thức du lịch Nâng cao hình ảnh (thương hiệu của) điểmđến Mục tiêu của doanh nghiệp hướng vào các vấn đề sau đây:

- Tăng số lượng hàng tiêu thụ trên thị trường truyền thống

- Mở ra thị trường mới

- Giới thiệu sản phẩm mới

- Xây dựng và củng cố uy tín (sản phẩm, thương hiệu) củadoanh nghiệp

- Xác định ngân sách tuyên truyền quảng bá và quảng cáo dulịch

- Quyết định nội dung tuyên truyền quảng bá

1.2 Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của tuyên truyền quảng bá

du lịch

1.2.1 Vai trò của tuyên truyền quảng bá du lịch

Tuyên truyền quảng bá du lịch là cầu nối giữa ngành Du lịch,doanh nghiệp du lịch và khách du lịch thông qua các hoạt độngquảng bá, giới thiệu nhằm thu hút sự chú ý của khách du lịch tới cáchoạt động của ngành, các sản phẩm của doanh nghiệp du lịch thực

tế là các sản phẩm du lịch không giống như các hàng hoá thôngthường, không dễ dàng trưng bày, các sản phẩm du lịch không hẳn

là đã vô hình nhưng nó phụ thuộc nhiều vào sự cảm nhận của dukhách, mỗi người có một cách đánh giá và cảm nhận khác nhau chỉ

Trang 23

khi tiêu dùng sản phẩm rồi và qua sự đánh giá đó của du khách thìmới có thể đánh giá đúng nhất về chất lượng của sản phẩm du lịch

đó Đối với bất kỳ một loại hình sản phẩm nào thì hoạt động tuyêntruyền quảng bá có ý nghĩa và sức hút rất lớn đối với khách hàngtiềm năng Các sản phẩm du lịch mang một đặc thù riêng là ngườitiêu dùng không thể đánh giá về nó ngay được mà chỉ đánh giá đượckhi đã sử dụng nó có nghĩa là khách du lịch hoàn toàn thụ độnghoặc không thể nhận biết được những lời “giới thiệu hấp dẫn” củanhà kinh doanh du lịch, ngược lại họ còn rất cẩn thận đôi khi cònnghi ngờ hoặc bàng quang trước những lời mời chào đó Qua phântích như vậy và thực tế cũng đã chứng minh, vậy trả lời câu hỏi đónhư thế nào? Khách du lịch nhận biết sản phẩm du lịch một cáchcẩn trọng và rất chú ý tới một vài những yếu tố như: cơ sở thuyếtphục của các sản phẩm đó, trình độ và khả năng nghiệp vụ của nhàkinh doanh du lịch Trên thực tế yếu tố quan trọng đó chính là khảnăng của người tuyên truyền và giới thiệu các sản phẩm đó, sau đó

là đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức trong ngành, quy mô và uytín của doanh nghiệp thông qua những kênh thông tin khác nhau mà

du khách có được

Như vậy, có thể thấy rằng, tuyên truyền quảng bá trong du lịchkhó khăn, đặc thù hơn có tầm quan trọng hơn so với việc làm nàytrong những ngành sản xuất kinh doanh khác Bởi vậy một ngành,một doanh nghiệp muốn thành công, đòi hỏi công tác tuyên truyền

Trang 24

quảng bá phải được đặt lên hàng đầu trong chiến lược kinh doanhcủa mình.

1.2.2 Chức năng của tuyên truyền quảng bá du lịch.

Xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa ngành Du lịch và khách

du lịch là chức năng và nhiệm vụ chính của tuyên truyền quảng bá

du lịch Mối quan hệ này được xây dựng trên cơ sở những thông tin

mà khách hàng có được nhờ các phương tiện và công cụ truyềnthông của quảng bá Từ đó một điểm đến du lịch được khách hàngbiết tới nhiều hơn và dễ dàng tiếp cận hơn

Các hoạt động xúc tiến quảng bá cần phải được thực hiện trên

cơ sở kế hoạch tổng thể và hoàn chỉnh, xây dựng dựa trên nhữngcon số thống kê từ những năm hoạt động trước, có tham khảo kinhnghiệm của những nước khác và phối hợp với các ngành kinh tếkhác

1.3 Những nội dung cơ bản của hoạt động tuyên truyền quảng

bá du lịch

Trong công tác tuyên truyền quảng bá, quá trình tổ chức thựchiện các hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch bao gồm một sốbước tiến hành sau: xác định thị trường mục tiêu và đối tượng quảngbá; xây dựng và lựa chọn phương án khả thi; lập kế hoạch quảng bátheo phương án đã lựa chọn; tổ chức thực hiện theo chương trình đãđịnh và tổng kết rút kinh nghiệm, đánh giá hiệu quả của hoạt độngquảng bá Các bước tiến hành và trình tự sắp xếp phải đạt được các

Trang 25

gian, ngoài ra còn phải đạt hiệu quả cao Các nội dung của tuyêntruyền quảng bá bao gồm:

1.3.1 Xác định thị trường mục tiêu và đối tượng tuyên truyền

quảng bá du lịch

1.3.1.1 Đối tượng tuyên truyền quảng bá

Đối tượng tuyên truyền quảng bá của du lịch là những phânđoạn thị trường cụ thể, mà các doanh nghiệp trong ngành Du lịchngắm vào trong chiến lược kinh doanh dài hạn và ngắn hạn củamình Ví dụ, như khách du lịch từ Pháp, Đức, Anh từ thị trường EU,khách Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản từ thị trường Đông Bắc Á,khách Mỹ, Canada từ thị trường Bắc Mỹ, khách Thái Lan,Malaysia, Singapo từ thị trường ASEAN Có thể coi những thịtrường này là thị trường mục tiêu của ngành

1.3.1.2 Căn cứ và tiêu chuẩn lựa chọn thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu của ngành Du lịch là đoạn thị trường màdoanh nghiệp du lịch có lợi thế cạnh tranh và có khả năng khai tháctốt nhất năng lực kinh doanh của mình Thông thường việc xác địnhthị trường mục tiêu dựa vào những căn cứ và tiêu chuẩn nhất định

- Các căn cứ xác định thị trường mục tiêu

Nhóm các yếu tố chủ quan gồm 3 yếu tố:

Thứ nhất, thị phần của ngành Du lịch, hoặc mức dự đoán về thị

phần của ngành trước khi có quyết định thâm nhập đoạn thị trườngnhắm tới là yếu tố quyết định cho việc lựa chọn thị trường mục tiêucủa các doanh nghiệp du lịch Thực chất, đó là uy tín, tiềm lực tài

Trang 26

chính và khả năng chuyên môn của từng doanh nghiệp ở thị trườngnày.

Thứ hai, tỷ trọng doanh thu của ngành Du lịch những đoạn thị

trường lựa chọn trên tổng doanh thu nói chung (thống kê và dự báo)

có đảm bảo cho ngành hoạt động tốt ngay cả khi các đoạn thị trườngkhác không trọng điểm hoạt động kém hiệu quả hoặc ngừng hoạtđộng hay không

Thứ ba, tốc độ tăng trưởng cả về quy mô hoạt động, doanh thu

và tỷ trọng doanh thu trên doanh thu chung ở những đoạn thị trườngnày qua mỗi kỳ hoạt động

Nhóm các yếu tố khách quan gồm 4 yếu tố:

Thứ nhất, sức hấp dẫn thể hiện ở khả năng sức mua và thanh

toán, thị hiếu và những tập tục… của dân cư ở đoạn thị trường màngành Du lịch quan tâm đến Những thị trường lớn thường là nhữngsân chơi của các nước có ngành Du lịch phát triển Còn các nướcchưa phát triển và có ngành Du lịch đang hội nhập như Việt Namthì thường tập trung khai thác vào các thị trường nhỏ hơn, có sứchấp dẫn kém hơn Điều này hợp lý và có nhiều lý do:

* Những nước có ngành Du lịch phát triển do có ngành kinh tếhùng mạnh, có kinh nghiệm trong kinh doanh và có mối quan hệtầm cỡ, còn các nước có ngành Du lịch chưa hoặc đanh phát triểnphải chấp nhận khai thác các thị trường Du lịch vừa tầm, vừa đảmbảo được hoạt động của mình, vừa giữ được đoạn thị trường nàycho hoạt động lâu dài của mình

Trang 27

* Do cạnh tranh, sự tranh giành khách du lịch sẽ ảnh hưởngtrực tiếp tới sự phát triển du lịch của một quốc gia Vấn đề phá giáthị trường sẽ rất bất lợi cho các nước có ngành Du lịch chưa pháttriển, có thể dẫn tới sự phá sản.

* Giảm thiểu được những thiệt hại do cạnh tranh nội bộ củangành

* Đảm bảo phát huy tối đa khả năng hoạt động chung cho toànngành Du lịch trong khai thác các tiềm năng du lịch nói chung

Thứ hai, quy mô và tốc độ tăng trưởng về những yếu tố cơ bản

của đoạn thị trường này như: mức thu nhập bình quân, trình độ dântrí, mật độ dân số…, yếu tố này thể hiện tiềm năng của thị trườngtrong tương lai xa có đủ điều kiện đảm bảo cho ngành Du lịch cácnước đầu tư dài hạn cho đoạn thị trường này hay không

Thứ ba, tình hình các đối thủ canh tranh ở thị trường này Cần

phải xem xét những lợi thế so sánh của ngành Du lịch Việt Nam vớingành Du lịch của các nước trong khu vực Tại thời điểm hiện naythì chưa thể so sánh lợi thế cạnh tranh của du lịch Việt Nam so vớimột số thị trường như: Pháp, Anh, Nhật và một số nước trong khuvực như Singapo, Thái Lan, Malaysia Bởi vậy, so sánh để nhằmkhai thác tối đa lợi thế của ngành và tránh cạnh tranh với những đốithủ mạnh nhằm tránh thiệt hại cho, giảm thiểu rủi ro cho ngành

Thứ tư, môi trường chính trị và tình hình an ninh của đoạn thị

trường định lựa chọn, các điều kiện tự nhiên và xã hội khác cũng cóảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới ngành Du lịch Việt Nam

Trang 28

- Tiêu chuẩn lựa chọn thị trường mục tiêu

Có 3 tiêu chí để xây dựng thị trường mục tiêu

Thứ nhất, thị trường phải có nhu cầu về sản phẩm của ngành

Du lịch thường xuyên và khả năng thanh toán so với thị trường khác

ở mức cao, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội có liên quan như tổng thunhập, tổng cầu và tỉ lệ chi tiêu cá nhân… phải lượng hoá được

Thứ hai, cư dân ở vùng này không bị lệ thuộc bởi những lễ

giáo quá hà khắc

Thứ ba, doanh nghiệp phải có lời thế so sánh nhất định trong

cạnh tranh với các đối thủ khác trên đoạn thị trường xác định làđoạn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp

1.3.2 Xây dựng và lựa chọn phương án khả thi.

Trên cơ sở đã lựa chọn được thị trường mục tiêu thì tiến hànhxây dựng một số phương án tuyên truyền quảng bá cụ thể, từ đó lựachọn phương án khả thi để chuyển tiếp cho việc lập kế hoạch cụ thể

và triển khai sau này Lập và lựa chọn phương án cho phù hợp cầnlưu ý những điểm sau đây:

- Tính chiến lược

Xây dựng phương án phải dựa vào ý đồ chiến lược kinh doanhcủa doanh nghiệp Tuyệt đối tránh tư tưởng “ăn xổi”, chỉ tính mốilợi trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài

- Tính đảm bảo doanh thu

Trang 29

Xây dựng phương án phải căn cứ vào nguồn khách có đủ lớnhay không, cụ thể là doanh thu từ thị trường này phải chiếm tỷ trọnglớn, đảm bảo các chỉ tiêu cơ bản về mục tiêu doanh thu của doanhnghiệp đề ra.

- Tính kinh tế

Tính kinh tế thể hiện ở hiệu quả đồng vốn bỏ ra trong kinhdoanh Yêu cầu này thường gắn liền với mục tiêu lợi nhuận và tỷsuất lợi nhuận (hoặc lợi nhuận tính trên một đồng doanh thu) củatừng doanh nghiệp

1.3.3 Lập kế hoạch tuyên truyền quảng bá theo phương án đã lựa

- Thông tin (Information)

- Quan hệ công chúng (Public relation)

- Quảng cáo (Advertising)

Thông tin

Một trong những vai trò quan trọng của tuyên truyền quảng báđiểm đến du lịch là cung cấp các thông tin về điểm đến Các thôngtin này có thể được truyền tải bằng nhiều hình thức, phương tiện(kênh) khác nhau như bằng lời (nói, trả lời điện thoại ) bằng tài liệu

Trang 30

viết hoặc bằng các phương tiện điện tử nhằm mục đích đưa thôngtin đến với khách hàng tiềm năng.

Tuyên truyền quảng bá điểm đến du lịch ở tầm quốc gia làhình thức tuyên truyền quảng bá của tổ chức du lịch quốc gia cótính chất chiến lược Công tác này được thực hiện bởi các Cơ quan

du lịch quốc gia, các Văn phòng du lịch quốc gia trong nước và tạicác nước có thị trường gửi khách

- Trung tâm thông tin du lịch

Các cơ quan du lịch quốc gia của điểm đến có trách nhiệm tổchức các hoạt động tuyên truyền quảng bá cho điểm đến, nhưngtrước tiên có vai trò tổ chức cung cấp thông tin và chỉ dẫn cho điểmđến qua các trung tâm du lịch Đây là trung tâm thường xuyên nhưcác văn phòng, các điểm cung cấp thông tin du lịch và các điểmhoặc các quầy thông tin ở hội chợ, các triển lãm du lịch

- Trung tâm thường xuyên

Là các văn phòng thông tin du lịch tại chỗ tại điểm đến du lịch.thường được đặt tại các sân bay, nhà ga hoặc tại chính trung tâmthành phố Các văn phòng đại diện tại nước ngoài cũng cung cấp tất

cả các chỉ dẫn, thông tin, cũng như phục vụ việc tổ chức toàn bộ cáchoạt động tuyên truyền quảng bá của chính nước mình tại nướcngoài hoặc vùng phụ trách với toàn bộ định hướng chiến lược tuyêntruyền điểm đến

- Các điểm thông tin tạm thời

Trang 31

Là các quầy trong hội chợ Các điểm này là một dạng vănphòng di động, tạm thời với quy mô nhỏ nhưng cũng giới thiệuđược các thông tin về điểm đến như tại các văn phòng du lịchthường xuyên.

Các loại tài liệu để tuyên truyền quảng bá du lịch

Các loại tài liệu dùng cho tuyên truyền quảng bá du lịch baogồm:

- Tài liệu trên vật phẩm giấy: tờ rơi, tờ gấp, sách mỏng về dulịch (brochure), Sách giới thiệu, hướng dẫn du lịch, tờ áp phích…

- Tài liệu trên vật phẩm điện tử: băng casset hoặc băng video,các loại hình trên các công cụ tin học …

+ Tờ rơi, tờ gấp

Đa dạng và phù hợp với mục tiêu của tuyên truyền quảng bá,các tiêu chí về màu sắc, trọng lượng, hình thức phải được cân nhắcphù hợp với yêu cầu của từng hoạt động tuyên truyền quảng bá,từng chiến dịch quảng bá cụ thể Đây là các ấn phẩm đầu tiên màhầu hết các chiến dịch tuyên truyền quảng bá đều sử dụng Các ấnphẩm này có đặc điểm là cung cấp khá đầy đủ các thông tin cơ bản

về điểm đến và có hình dạng dễ cất, dễ mang theo và sử dụng Các

ấn phẩm này được đánh giá giữ một vị trí quan trọng trong tuyêntruyền quảng bá du lịch

+ Sách mỏng về du lịch (Brochure)

Đây là loại sách mỏng khá đắt tiền nhưng được các hãng lữhành sử dụng khá nhiều do khả năng cung cấp thông tin chi tiết lớn

Trang 32

và lưu hành khá lâu Đối với các công ty lữ hành thì các loại ấnphẩm này được chuyển thành catalogue.

+ Sách giới thiệu, hướng dẫn du lịch

Đây là loại ấn phẩm được dùng nhiều bởi tính thực dụng của

nó đối với khách du lịch Sách cung cấp những thông tin tương đốiđầy đủ và thuận tiện trong việc sử dụng

+ Áp phích cỡ lớn

Đây là hình thức tuyên truyền quảng bá du lịch sớm nhất vàloại hình có chất lượng mỹ thuật nhất trong các ấn phẩm in Hiệnnay, các tờ áp phích được dùng nhiều trong các văn phòng du lịch,trong các phòng treo quầy ở các hội chợ Vai trò của áp phích là thuhút sự quan tâm và trang trí nhiều hơn là thông tin

+ Băng casset

Là loại vật phẩm đặc biệt, với giá phải chăng và có ưu điểm là

có thể lưu giữ sử dụng nhiều lần Băng casset được sử dụng nhiềunhất trong thời gian chờ đợi, trong phòng chờ, trong chuyến du lịch,trên ô tô, trên tàu hoả, trên máy bay, hoặc trên thuyền du lịch Nó cóthể thông báo các thông tin ngắn gọn trước và trong chương trìnhthăm quan

+ Băng video casset và đĩa CD Rom

Là loại sản phẩm có quy mô hơn, vừa có thông tin vừa có hìnhảnh minh hoạ, giới thiệu Nó mang lại hiệu quả lớn về âm thanh,hình ảnh động, ba chiều và các thông tin rất đầy đủ chi tiết, cụ thểchính xác đến người sử dụng Băng video hoặc đĩa CD Rom có thể

Trang 33

chiếu trong các hội chợ cho nhóm người tham quan, hoặc gián tiếpqua các phương tiện thứ ba như truyền hình và có thể tiếp cận đượcnhiều khách hàng hơn Ngoài ra băng video và đĩa còn được sửdụng tại gia đình riêng.

+ Intenet

Là kênh cung cấp nhiều thông tin cho nhóm du khách trongthời đại ngày nay Các trang thông tin trên internet nhằm cung cấpthông tin đáp ứng nhiều yêu cầu của khách du lịch Xây dựng đượcmột trang thông tin với tất cả những thông tin cần thiết sẽ rẻ hơn rấtnhiều so với thiết lập hệ thống văn phòng du lịch ở nước ngoài songcần chú ý đến thông điệp và nội dung khi giới thiệu toàn cầu

Đối với một ấn phẩm quốc gia do cơ quan du lịch quốc giaphát hành, ngoài các phần minh hoạ phù hợp và các mô tả vắn tắtthì nhất thiết phải có các thông tin chi tiết cụ thể, ít nhất là các cơ sởlưu trú Song song đi kèm phải có bản đồ để có thể định vị vị trí củacác điểm du lịch, các điểm tham quan chính Các phương tiệnchuyên chở và vị trí địa lý so sánh với các điểm được đánh dấu Cácvăn phòng du lịch, các điểm tham quan… đều phải ghi rõ thời gianđóng mở cửa Tên của điểm đến được viết ở khổ lớn trong cả haimặt và được đi kèm với mã vùng của điểm đến, tên nước, tên vùng

Quan hệ công chúng (Public relation)

Đây là một hình thức có tính kỹ thuật cao và hiệu quả trongcông tác tuyên truyền quảng bá du lịch nhằm đạt được các mục tiêunhất định, tiếp cận các thị trường mục tiêu một cách trực tiếp hoặc

Trang 34

gián tiếp Rất nhiều doanh nghiệp sử dụng nghiệp vụ này trong việcthông tin thường xuyên cho báo giới và đạt hiệu quả tuyên truyềnhoàn toàn miễn phí theo cách tiếp cận gián tiếp Hiện nay nhiều cơquan quản lý du lịch, cơ quan tuyên truyền du lịch của nhiều nướccũng đã thực hiện hình thức quan hệ công chúng để tăng hiệu quảtuyên truyền quảng bá du lịch.

Quan hệ công chúng về cơ bản là tập hợp các biện pháp được

sử dụng nhằm tạo ra một môi trường tin tưởng trong đội ngũ laođộng, trong các giới có liên quan và nhất là trong công chúng, vớimong muốn nhận được sự ủng hộ các hoạt động và phát huy sự pháttriển của tổ chức

Mục tiêu chính của quan hệ công chúng là cải thiện hình ảnh

về một số sản phẩm về hình ảnh của điểm đến du lịch của một vùng,một quốc gia…Thông điệp không gửi thẳng tới người nhận cuốicùng mà thông qua các nhóm trung gian, chủ yếu là các nhà báo,các nhà lãnh đạo, các chính khách Những người có khả năngtruyền đạt rộng rãi tới địa chỉ cuối cùng

Quan hệ công chúng có nhiều hình thức đa dạng Các nhómđối tượng (thị trường) của quan hệ công chúng có thể là quan hệ nội

bộ trong một doanh nghiệp hoặc trong nội bộ ngành, liên quan đếnnhân viên những người làm trong doanh nghiệp hoặc ngành đó hoặcquan hệ công chúng bên ngoài

Các nhóm đối tượng bên ngoài bao gồm:

- Các cơ quan thể chế pháp luật

Trang 35

- Các nhóm kinh tế- xã hội hoặc văn hoá xã hội

- Khu vực tài chính

- Các hiệp hội người tiêu dùng

- Các tổ chức công đoàn, hiệp hội nghề nghiệp

- Các nhà cung ứng (hiện tại và tiềm năng) các đối thủ cạnhtranh và các nhà phân phối (hiện tại và tiềm năng)

- Người mua và người tiêu dùng

- Truyền thông đại chúng và truyền thông ngành nghề (Báochí, Đài, Truyền hình ) cũng như truyền thông và các hãng báo chínước ngoài

Quan hệ công chúng thông qua quan hệ với giới truyền thông.Thông qua việc cung cấp tài liệu báo, họp báo, các chuyến du lịchđào tạo hoặc tham quan cho các nhà báo trong nước và ngoài nước.Đây là cơ sở để các nhà báo viết bài quảng bá cho điểm đến

Ngoài ra, quan hệ công chúng trực tiếp bằng các hoạt độngtuyên truyền quảng bá thị trường Các hoạt động này rất đa dạngphong phú Nhiều hoạt động có thể thực hiện trực tiếp với quảng đạicông chúng hoặc với một số nhóm người có thể coi là có ảnh hưởngđến quan điểm Đó là các hoạt động giới thiệu ẩm thực, ngày hoặctuần lễ quảng bá hình ảnh, ngày thương mại hoặc tuần lễ văn hoá,thương mại và hàng hoá vật phẩm giới thiệu được mang từ trongnước đến các thị trường tuyên truyền quảng bá hình ảnh hay tổ chứccác sự kiện: hội chợ, liên hoan, lễ hội đường phố, các giải thể thao,thế vận hội Olympic, sự kiện văn hoá Mặc dù tổ chức các sự kiện

Trang 36

này khá tốn kém, đòi hỏi nhiều công sức nhưng chúng là cácphương tiện hữu hiệu trong công tác tuyên truyền quảng bá du lịch.

Cũng có thể thông qua bằng việc sử dụng những chương trìnhkhác nhau như hội thảo, các buổi diễn thuyết công khai, các diễnđàn Tổ chức trong nước và quốc tế nhằm đề cao và bảo vệ hìnhảnh của các doanh nghiệp du lịch hoặc cho một sản phẩm cụ thể nào

đó nhằm thu hút đông đảo mọi tầng lớp xã hội tham gia, từ đó nhờkết hợp với các hình thức khác xây dựng nên hình ảnh của du lịch

và sản phẩm của du lịch trong lòng công chúng Quan hệ côngchúng tạo ra sự gần gũi và các thông tin được truyền tải nhanh hơn

và đảm bảo độ chính xác cao

Quảng cáo du lịch

Quảng cáo là tập hợp các biện pháp hướng đến và thông tincho công chúng cũng như thuyết phục công chúng mua một sảnphẩm hoặc dịch vụ [6]

Trong từ điển tiếng việt cũng giải thích ý nghĩa của thuật ngữquảng cáo (dt): Quảng cáo là trình bày để giới thiệu rộng rãi chonhiều người biết, nhằm tranh thủ được nhiều khách hàng [16]

Pháp lệnh quảng cáo năm 2001 đã xác định khái niệm:

“Quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh

doanh, hàng hoá, dịch vụ, bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích sinh lời” ( khoản 1 điều 4)

Cho dù có sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau nhưng có thểhiểu quảng cáo điểm đến du lịch là hoạt động của các cá nhân và tổ

Trang 37

chức phải trả tiền để sử dụng các phương tiện kênh truyền thôngkhác nhau để giới thiệu đến các thị trường khách về điểm đến, sảnphẩm - dịch vụ nhất định nhằm làm gia tăng số lượng khách từ cácthị trường này đối với điểm đến.

Quảng cáo điểm đến du lịch thể hiện một số mục đích sau:

- Mở rộng vùng ảnh hưởng

- Thu hút du khách

- Giới thiệu điểm đến, sản phẩm mới

- Lôi cuốn khách hàng cũ quay trở lại

- Tạo danh tiếng cho điểm đến

Trong quảng cáo du lịch hình ảnh và màu sắc giữ vai trò đặcbiệt quan trọng Hình ảnh và màu sắc tượng trưng cho sản phẩm, thểhiện biểu tượng điểm đến Ví dụ khi nói tới Hà Nội, người ta nghĩngay đến Hồ Gươm, Tháp Rùa, khi nói đến Quảng Ninh người tanghĩ ngay tới Hạ Long, nói tới Huế là Lăng tẩm, kiến trúc cổ kính…

Có nhiều mô hình khác nhau về quảng cáo, có chuyên gia chorằng quảng cáo cần lôi cuốn sự chú ý, tạo sự chú ý quan tâm, tạoham muốn về sản phẩm, hướng dẫn chấp nhận sản phẩm Cũng có

mô hình cho rằng quảng cáo cần đơn giản hoá, thực chất, trung thực

và có tính chặt chẽ giữa nội dung và hình thức Nhưng cũng cóchuyên gia đưa ra mô hình quảng cáo nên có tính hài hước, tínhnghệ thuật, có quảng cáo có tính đột phá ấn tượng, gây sốc…

Có nhiều phương tiện (kênh) khác nhau để quảng cáo Mỗiloại quảng cáo có một đối tượng, thị trường riêng có ảnh hưởng và

Trang 38

chi phí khác nhau Do vậy, tuỳ theo đối tượng để lựa chọn kênhquảng cáo nào cho phù hợp Tuy nhiên trong trường hợp để đạt hiệuquả cao trong quảng cáo có thể lựa chọn đồng thời hai hoặc nhiềuphương tiện quảng cáo.

Quảng cáo thông qua các phương tiện truyền thông: báo chí,phát thanh, truyền hình

Loại hình báo trong du lịch rất khác so với các loại khác như:tạp chí, tạp chí ngành, tập san đặc biệt, cả trang hoặc một ô trongbáo, ô quảng cáo, bài viết hoặc bài viết đi kèm ảnh minh hoạ Độcgiả của báo du lịch khác nhau phụ thuộc vào thị trường mà công táctuyên truyền quảng bá hướng tới Ví dụ như địa điểm nơi ở của độcgiả, gốc gác xã hội, sở thích, mối quan tâm, nghề nghiệp, giới tính

là những nhân tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn báo

So với tần suất xuất bản của báo thì phát thanh có đặc điểm là

có sụ xuất bản không ngừng Có hai loại phát thanh: phát thanhchung và phát thanh chuyên đề Phát thanh chung thì phát thông tincho rất nhiều thính giả và vào thời gian mà có thể gọi là công chúngquảng đại Phát thanh chuyên đề là cụ thể với một số thính giả lựachọn Các thông tin du lịch thường nằm trong các chuyên đề riêng

và thường được phát nhiều nhất trong mùa nghỉ hè, nghỉ lễ Hạn chếcủa loại hình quảng cáo này là khả năng ghi nhớ thông tin phát tánkém và phải có sự nhắc lại nhiều lần

Cũng như phát thanh, truyền hình có tính năng phát liên tục.Lợi thế truyền hình là truyền tải được hình ảnh cụ thể, sống động và

Trang 39

trực quan Do đó, các hình ảnh quảng cáo du lịch phải tạo đượcmong muốn Thường là các hình ảnh, cảnh quan đẹp, hấp dẫn.Quảng cáo qua truyền hình có lợi thế là hình ảnh, âm thanh nhậpnhanh và gần như không ý thức Giống như quảng cáo bằng phátthanh, truyền hình cần phải nhắc lại để có tính thuyết phục.

Du lịch là ngành kinh tế mang tính thời vụ, bởi vậy quảng cáo

du lịch phải được đăng tải theo nhịp điệu phù hợp với đúng thờigian mà có thể kích vào đúng nhu cầu và mong muốn đi lại củakhách hàng tiềm năng Thời điểm mà các nhu cầu hướng tới việc đi

du lịch Hiện nay, xu hướng quyết định đi du lịch của khách rấtnhanh, thời gian quảng cáo không nhiều nên thời gian quảng cáophải gần các kỳ nghỉ hơn

Quảng cáo thông qua chiếu phim và quảng cáo trong rạp

Loại quảng cáo này nhằm tới một thị trường đã lựa chọn Lợithế quảng cáo là tiếp cận được lượng khán giả tĩnh trước màn hình

“bắt buộc” để nhận thông điệp và hình ảnh Do đó, với hình thứcnày khả năng thâm nhập thông điệp được cho là rất hiệu quả

- Quảng cáo bên ngoài

Là các loại quảng cáo rất đa dạng, có thể là các biển quảng cáotấm lớn tại các tụ điểm chính, quảng cáo có ánh sáng, quảng cáoqua Hàng không

Các biển quảng cáo: có nhiều loại biển quảng cáo với kích cỡkhác nhau, có thể được dán ở nhiều điểm, hoặc mang trên cácphương tiện giao thông như xe bus, bến xe bus, tàu điện ngầm

Trang 40

Các công cụ sử dụng ánh sáng: hiện nay có nhiều loại công cụđiện tử hiện đại, công nghệ cao và có sức hút bởi tính độc đáo củacông cụ Các biển quảng cáo ánh sáng lớn có thể thu hút từ rất xabởi các bảng điện tử, hình chuyển động, hình ảnh ảo, hoặc các loạiánh sáng quay Đây là một công cụ chi phí cao.

Băng rôn: là các công cụ thông tin quảng cáo về một chiếndịch quảng cáo cụ thể Nó có tính chất tuyên truyền lớn và phổ biếnthông tin ở mức độ dày đặc Nhắc lại liên tục trong phạm vi lãnhthổ, nhóm thị trường nhất định Trong một chiến dịch các băng rônđược huy động và sử dụng đại trà nhưng sau chiến dịch các băngrôn lại mất hoàn toàn giá trị Nội dung các băng rôn chủ yếu là nộidung biểu tượng, khẩu hiệu hoặc có thể có một số thông tin ngắn vềchiến dịch, chương trình tuyên truyền quảng bá

- Thư và quảng cáo qua Intenet

Là việc gửi các catalogue, thư chúc, tờ bướm, mẫu hàng quamạng internet qua hộp thư điện tử Đây là loại hình quảng cáo trựctiếp và thường được sử dụng với khách hàng thường xuyên hoặcthông qua việc sử dụng cơ sở dữ liệu Ngoài việc dùng hệ thốnginternet, còn hình thức khác là sử dụng bưu điện để gửi trực tiếp

- Quảng cáo truyền miệng

Được hiểu là thông tin về điểm đến, sản phẩm dịch vụ du lịchđược truyền miệng từ du khách đã trải nghiệm tới thị trường tiềmnăng Quảng cáo truyền miệng là một biện pháp rất hiệu quả của

Ngày đăng: 24/04/2016, 22:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban kế hoạch thị trường (2007), Báo cáo tổng kết công tác quảng cáo năm 2006, trang 1-4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tácquảng cáo năm 2006
Tác giả: Ban kế hoạch thị trường
Năm: 2007
2. Ban kế hoạch thị trường (2008), Báo cáo tổng kết công tác quảng cáo năm 2007, trang 1-3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tácquảng cáo năm 2007
Tác giả: Ban kế hoạch thị trường
Năm: 2008
5. Hoàng Văn Hoàn (2004), Đẩy mạnh quảng bá du lịch Việt Nam vào một số thị trường trọng điểm thuộc liên minh Châu Âu (EU), Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Thương Mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh quảng bá du lịch ViệtNam vào một số thị trường trọng điểm thuộc liên minh ChâuÂu (EU
Tác giả: Hoàng Văn Hoàn
Năm: 2004
6. Nguyễn Kiên Trường - Quảng cáo và ngôn ngữ trong quảng cáo – NXB Khoa học xã hội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quảng cáo và ngôn ngữ trong quảngcáo
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
7. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Lưu
Nhà XB: NXB Đại họcQuốc gia
Năm: 1998
8. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (2007), Thoả thuận hợp tác tổ chức “ Những ngày Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2007-2010” giữa VNA và VCCI, trang 1-2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thoảthuận hợp tác tổ chức “ Những ngày Việt Nam ở nước ngoàigiai đoạn 2007-2010” giữa VNA và VCCI
Tác giả: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
Năm: 2007
9. Sở Du lịch Hà Nội (2007), Báo cáo tổng kết công tác phối hợp xúc tiến quảng bá du lịch giữa VNA và Sở Du lịch Hà Nội năm 2007, trang 1-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác phối hợpxúc tiến quảng bá du lịch giữa VNA và Sở Du lịch Hà Nộinăm 2007
Tác giả: Sở Du lịch Hà Nội
Năm: 2007
10. Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (2007), Báo cáo tổng kết công tác phối hợp xúc tiến quảng bá Du lịch giữa VNA và Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, trang 1-2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáotổng kết công tác phối hợp xúc tiến quảng bá Du lịch giữaVNA và Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007
Tác giả: Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2007
11. Tạp chí Heritage số tháng 10/2008, trang 119 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Heritage số tháng 10/2008
12. Tạp chí Heritage số tháng 10/2008, trang 121 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Heritage số tháng 10/2008
13. Tạp chí Heritage số tháng 10/2008, trang 122 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Heritage số tháng 10/2008
15. Tổng cục Du lịch (2007), Thoả thuận hợp tác xúc tiến và quảng cáo du lịch giữa VNA và ngành Du lịch năm 2007, trang 1-4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thoả thuận hợp tác xúc tiến vàquảng cáo du lịch giữa VNA và ngành Du lịch năm 2007
Tác giả: Tổng cục Du lịch
Năm: 2007
17. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam (2001), NXB Chính trị quốc gia.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảngcộng sản Việt Nam (2001)
Tác giả: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia.Tiếng Anh
Năm: 2001
19. Jean Ford-Woodcock (1986), Introduction to Airline and Travel Agency Promotion, Bridgewater Pub Co Sách, tạp chí
Tiêu đề: Introduction to Airline andTravel Agency Promotion
Tác giả: Jean Ford-Woodcock
Năm: 1986
20. Lê Anh Tuấn (2004): Representation of the National Image in the International Tourist Promotion Activities. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Rikkyo, Tokyo, Nhật Bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Representation of the NationalImage in the International Tourist Promotion Activities
Tác giả: Lê Anh Tuấn
Năm: 2004
23. Walter Kramer (1967), Travel Promotion: Some Observations on the Current State of the Art, S.N Publication Phụ lục 1: Mẫu bảng hỏi về hoạt động tuyên truyền quảng bá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Travel Promotion: SomeObservations on the Current State of the Art
Tác giả: Walter Kramer
Năm: 1967
3. Ban kế hoạch thị trường (2008), Báo cáo định hướng phát triển của VNA giai đoạn 2010 -2020 Khác
14. Tổng công ty Hàng không Việt Nam (2008), Bản tin nội bộ tháng 9 năm 2008 Khác
18. Don E. Schultz, William A. Robinson (1998), Sales Promotion Essentials: The 10 Basic Sales Promotion Khác
21. Ross Touche (1986), Airline and Travel Agent Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w