1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH chứng khoán ACB

96 836 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 236,54 KB

Nội dung

Cũng xuất phát từ lợi ích không nhỏ đó, cuộc cạnh tranh giữa cácchủ thể thị trường được đẩy lên cao hơn bao giờ hết.Năm 2007 – 2008 đánh dấu sự bùng nổ về số lượng các công ty chứng khoá

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Mọi số liệu

và kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực

tế của đơn vị thực tập

Tác giả luận văn tốt nghiệpNguyễn Thanh Thảo

Trang 2

Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HOSE

Công ty cổ phần chứng khoán Tp Hồ Chí Minh HSC

Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn SSI

Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt VCSC

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thị trường chứng khoán (TTCK) đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giớinhưng mới chỉ được thành lập tại Việt Nam hơn một thập kỷ Trước năm 2000,thuật ngữ TTCK còn khá xa lạ Từ cuối tháng 7 năm 2000, TTCK Việt Nam đivào hoạt động nhưng chưa có dấu hiệu của sự sôi nổi, đối tượng tham gia chủyếu là các công ty chứng khoán (CTCK) và một số ít nhà đầu tư cá nhân Đếncuối năm 2006, TTCK Việt Nam mới thực sự bùng nổ Có được kết quả này là

do định hướng phát triển và hội nhật kinh tế đúng đắn của Đảng và Chính phủ,

do môi trường đầu tư tại Việt Nam ngày càng thuận lợi hơn

Trước cơ hội TTCK Việt Nam phát triển chưa từng thấy, các đốitượng tham gia thịtrường đã tận dụng nhiều nguồn lực để đầu tư kiếm lời.TTCK Việt Nam đã được ví như “cỗ máy hái ra tiền” hiệu quả thứ hai trên thếgiới, chỉ sau TTCK Zimbabwe, đó là lý do khiến giới đầu tư không thể đứngngoài cuộc Cũng xuất phát từ lợi ích không nhỏ đó, cuộc cạnh tranh giữa cácchủ thể thị trường được đẩy lên cao hơn bao giờ hết.Năm 2007 – 2008 đánh dấu

sự bùng nổ về số lượng các công ty chứng khoán, với con số trên 100 công tyđược cấp giấy phép thành lập cho đến thời điểm này.Trên phương diện nhà đầu

tư, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài liên tục mở tài khoản giaodịch tại các CTCK, số lượng tài khoản và lượng tiền đổ vào thị trường tăng vọttheo từng ngày, các CTCK phục vụ hết công suất nhưng đôi lúc cũng không đápứng được hết nhu cầu của khách hàng Một số CTCK lớn đã phải hạn chế lượngkhách hàng đến giao dịch Trên phương diện trung gian thị trường, các CTCKcũng cạnh tranh nhau gay gắt để giành lấy thị phần Đổi mới công nghệ, miễn vàgiảm phí môi giới, dịch vụ khách hàng tốt, tặng tiền khi khách hàng mở tài

Trang 6

khoản giao dịch… là những chính sách thu hút khách hàng khá hiệu quả củamột số CTCK mới gia nhập thị trường

Tuy nhiên, tình hình kinh tế xã hội năm 2011 – 2012 gặp những bất ổn doảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới Thị trường chứng khoán mấtđiểm liên tục, nhà đầu tư mất niềm tin, dòng tiền rút khỏi thị trường, các công tychứng khoán liên tục làm ăn thua lỗ Điều này buộc các công ty chứng khoánphải đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng của công ty về mọimặt Đến đầu năm 2013, thị trường đang dần được phục hồi, việc các công tychứng khoán tăng cường để giành lấy thị phần của mình là điều dễ hiểu

Trong hoàn cảnh đó, cạnh tranh đang dần trở thành một khái niệm không

xa lạ đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung cũng như các công tychứng khoán nói riêng Riêng với các công ty chứng khoán, hoạt động đầu tưnâng cao năng lực cạnh tranh là điều tất yếu, nó không những giúp nâng cao vịthế của công ty trên thị trường mà còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của thịtrường chứng khoán Việt Nam ACBS cũng vậy, mục tiêu của công ty trong giaiđoạn 2011 -2015 là trở thành một trong 3 ngân hàng đầu tư có quy mô và thiphần lớn nhất, hoạt động an toàn, ổn định và hiệu quả tại Việt Nam Công tycũng cần thúc đẩy quá trình cạnh tranh ở mọi mặt Với mong muốn đóng gópmột số ý kiến nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty em đã chọn đề tài:

“Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Chứng khoán ACB”.

2 Mục đích nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu vào một số vấn đề cơ bản như:

Thứ nhất, hệ thống những vấn đề có tính lý luận về hoạt động của CTCK,

cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh

Trang 7

tranh của CTCK, chiến lược hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnhtranh chủ yếu của CTCK.

Thứ hai, khái quá quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH

Chứng khoán ACB Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh củaACBS

Thứ ba, khái quái định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt

Nam giai đoạn 2011 – 2020, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lựccạnh tranh của Công ty TNHH Chứng khoán ACB

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:Công ty TNHH Chứng khoán ACB, thực trạngnăng lực cạnh tranh và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ACBS

Phạm vi nghiên cứu:Hoạt động kinh doanh và kết quả đạt được của Công

ty TNHH Chứng khoán ACB từ năm 2010 – 2013

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chủ đạo xuyên suốt được sử dụng trong bài luận văn này làphương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin.Bên cạnh đó, còn sử dụng một số phương pháp khác để nghiên cứu như: Phươngpháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp,…

5 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục chữ viết tắt, Danh mục bảngbiểu, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Công ty chứng khoán và năng lực canh tranh của công ty chứngkhoán

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Chứng khoánACB

Trang 8

Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Chứngkhoán ACB

Do còn hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và thực tế và cách diễn đạt ý, nênluận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo,góp ý của các thầy cô giáo để luận văn của em ngày càng hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn PGS TS Hoàng Văn Quỳnh, Ban lãnh đạo công

ty, các anh chị trong phòng Môi giới chứng khoán của Công ty TNHH Chứngkhoán ACB đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này

Trang 9

CHƯƠNG 1 CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1 Những vấn đề cơ bản về công ty chứng khoán

1.1.1 Khái niệm và mô hình tổ chức của công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán là tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vựcchứng khoán thông qua việc thực hiện một hoặc vài dịch vụ chứng khoán vớimục đích tìm kiếm lợi nhuận

Ở Việt Nam, công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty cổphần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn thao quy định của Luật Doanh nghiệp vàđược UBCKNN cấp Giấy phép thành lập và hoạt động Tùy theo vốn điều lệ vàđăng ký kinh doanh mà một công ty có thể thực hiện một, một số hoặc toàn bộnghiệp vụ kinh doanh như: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảolãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán,…

Hiện nay trên thế giới tồn tại hai mô hình tổ chức của công ty chứng khoán:

Mô hình công ty đa năng: theo mô hình này, các ngân hàng thương mại hoạt

động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanhtiền tệ Mô hình này chia thành 2 loại:

- Loại đa năng một phần: các ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán phải lậpcông ty độc lập hoạt động tách rời

- Loại đa năng hoàn toàn: các ngân hàng được kinh doanh chứng khoán, kinhdoanh bảo hiểm bên cạch kinh doanh tiền tệ

Ưu điểm của mô hình nay là ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinhdoanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung và có khả năng

Trang 10

Sơ đồ 1.1: Mô hình CTCK đa năng hoàn toàn

Mô hình công ty chuyên doanh: Theo mô hình này, hoạt động chuyên doanh

chứng khoán sẽ do các công ty độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoánđảm nhận, các ngân hàng không được tham gia kinh doanh chứng khoán

Mô hình này khắc phục được hạn chế của mô hình đa năng là giảm rủi rocho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán kinh doanhchuyên môn hóa, thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán

Trang 11

BAN KIỂM SOÁT

Sơ đồ 1.2: Mô hình CTCK chuyên doanh

Ngày nay với sự phát triển của thị trường chứng khoán, để tận dụng thếmạnh của lĩnh vực tiền tệ và lĩnh vực chứng khoán, các quốc gia có xu hướngnới lỏng ngăn cách giữa hoạt động tiền tệ và chứng khoán, bằng cách nào chophép hình thành mô hình công ty đa năng một phần, các NHTM thành lập công

ty con để chuyên kinh doanh chứng khoán

Trang 12

1.1.2 Các nguyên tắc hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán

1.1.2.1 Nguyên tắc tài chính

Do tính đặc thù trong hoạt động nên hầu hết các nước đều đặt ra cácnguyên tắc, quy định rất chặt chẽ về tài chính đối với công ty chứng khoán.Thông thường, các công ty chứng khoán đảm bảo tuân thủ các tiêu chí sau:

- Mức vốn hoạt động: vốn của công ty chứng khoán nhiều hay ít phụ thuộc vàoloại tài sản cần tài trọ, loại tài sản này lại được quyết định bởi loại hình nghiệp

vụ thực hiện

Ở Việt Nam, theo điều 18, Nghị định số 14/2007/NĐ-CP quy định chi tiếtthi hành một số điều của Luật chứng khoán năm 2006, vốn pháp định cho cácnghiệp vụ kinh doanh chứng khoán công ty chứng khoán, công ty chứng khoán

có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại ViệtNam Cụ thể:

Môi giới chứng khoán 25 tỷ đồng Việt Nam

Tự doanh chứng khoán 100 tỷ đồng Việt Nam

Bảo lãnh phát hành chứng khoán 165 tỷ đồng Việt Nam

Tư vấn đầu tư chứng khoán 10 tỷ đồng Việt Nam

Trường hợp công ty chứng khoán muốn thực hiện cấp giấy phép cho nhiềunghiệp vụ kinh doanh, vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tương ứng chotừng nghiệp vụ xin cấp phép

Cơ cấu vốn: Cũng như các tổ chức kinh doanh khác thực hiện việc huyđộng vốn của công ty chứng khoán được thực hiện thông qua việc nhận vốn góp

từ các cổ đông (trường hợp công ty cổ phần) hoặc huy động vốn từ bên ngoài,tùy theo mô hình và tính chất của nó Công ty chứng khoán là công ty tráchnhiệm hữu hạn phải dựa vào vốn của các thành viên, vào khoản vay của ngân

Trang 13

hàng hoặc thỏa thuận cho thuê khác Việc huy động vốn và cơ cấu vốn của công

ty chứng khoán có một số đặc điểm sau:

+ Tổ chức kinh doanh chứng khoan phụ thuộc vào các khoản vay ngắn hạn

+ Chứng khoán có thể mua bán, trao đổi trên thị trường thường chiếm phần lớn trongtổng giá trị tài sản (khoảng 40 - 60%) và tổng giá trị cổ phiếu (khoảng 90%)

+ Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản ròng phải duy trì ở mức độ nhất định

- Quản lý vốn và hạn mức kinh doanh: bên cạnh việc đáp ứng các tiêu chí vềmức vốn hoạt động, cơ cấu vốn, công ty chứng khoán phải tuân thủ các nguyêntắc về việc sử dụng vốn và các hạn mức trong kinh doanh Các nguyên tắc nàykhác nhau tùy theo đặc điểm của từng nghiệp vụ mà các tổ chức kinh doanhchứng khoán thực hiện Nhìn chung các nguyên tắc về sử dụng vốn do pháp luậtđặt ra đối với công ty chứng khoán bao gồm: cơ cấu vốn (tỷ lệ nợ so với vốn chủ

sở hữu), mức vốn khả dụng phải duy trì, trích lập quỹ bù đắp rủi ro, quỹ dự trữ

bổ sung vốn điều lệ,…

Đối với việc quản lí hạn mức kinh doanh, tùy theo từng nước mà có cácquy định khác nhau, thông thường các nước quy định một số hạn mức sau để hạnchế rủi ro đối với công ty chứng khoán cũng như đảm bảo hạn chế xung đột lợiích có thể xảy ra:

+ Hạn chế mức mua sắm tài sản cố định theo một tỷ lệ phần trăm trên vốnđiều lệ

+ Hạn mức đầu tư vào mỗi loại chứng khoán: Thường hạn mức đầu tư vàocác loại chứng khoán được niêm yết được cao hơn hạn mức đầu tư vào các loạichứng khoán không niêm yết

+ Hạn mức đầu tư vào một số những tài sản rủi ro cao như các loại trái phiếu

có định mức tín nhiệm thấp hay cổ phiếu của những công ty đang phát triển

Trang 14

+ Hạn mức bảo lãnh phát hành: vì hoạt động bảo lãnh phát hành có mức

độ rủi ro tương đối cao nên quy định hạn mức này nhằm giới hạn tổng mức bảolãnh trong cùng thời điểm của công ty chứng khoán

+ Hạn mức hoặc hạn chế đầu tư vào các quỹ đầu tư do công ty chứngkhoán quản lý

Ngoài ra, còn có thể đặt thêm những hạn mức khác cho công ty chứngkhoán như hạn mức đầu tư vào công ty trong cùng một tập đoàn, trong cùngngành nghề,…

Trong quản lý vốn của công ty chứng khoán ngoài việc xác định tỷ lệ nợ,các công ty chứng khoán còn phải duy trì một mức vốn khả dụng để đảm bảokhả năng thanh toán cho người đầu tư

1.1.2.2 Nguyên tắc đạo đức

Các công ty chứng khoán phải tuân thủ những nguyên tắc đạo đức sau:

- Phải hoạt động trên nguyên tắc trung thực, tận tụy, bảo vệ và vì quyền lợi, lợiích hợp pháp của khách hàng trước lợi ích của chính mình

- Có nghĩa vụ bảo mật cho khách hàng và chỉ được tiết lộ thông tin của kháchhàng trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu

- Giữ nguyên tắc giao dịch công bằng, không sử dụng bất kỳ hành động lừa đảophi pháp nào, có trách nhiệm thông báo cho khách hàng biết đầy đủ các thông tinkhi có những trường hợp có thể xảy ra xung đột lợi ích

- Không được dùng tiền của khách hàng làm nguồn tài chính để kinh doanh,ngoại trừ trường hợp số tiền đó dùng phục vụ cho giao dịch của khách hàng

- Phải quản lý tách biệt tài sản của khách hàng với tài sản của mình và tài sản củakhách hàng với nhau

Trang 15

- Khi thực hiện nghiệp vụ tư vấn, công ty chứng khoán phải cung cấp đầy đủthông tin cho khách hàng và giải thích rõ về các rủi ro mà khách hàng có thể phảigánh chịu, đồng thời không được khẳng định về lợi nhuận của các khoản đầu tư

Bên cạnh các quy định về thao túng giá thị trường, giao dịch nội gián cũng

là những vấn đề được quản lý chặt chẽ Theo đó các CTCK không được phép sửdụng các thông tin nội bộ mà mình có được để mua bán chứng khoán cho chínhmình, gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng

1.1.3 Vai trò của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán

Trong quá trình phát triển của thị trường chứng khoán, các công ty chứngkhoán có vai trò hết sức quan trong, thể hiện qua:

Thứ nhất, vai trò huy động vốn

Công ty chứng khoán là một trong những trung gian chính có chức năng huyđộng vốn Hay nói cách khách công ty chứng khoán có vai trò làm cầu nối và làkênh dẫn cho vốn dịch chuyển từ nơi dư thừa vốn (vốn nhàn rỗi) tới nơi thiếu vốn(cần huy động vốn) Các công ty chứng khoán thường đảm nhận vai trò này thôngqua hoạt động bảo lãnh phát hành và môi giới chứng khoán

Trang 16

Thứ hai, vai trò hình thành giá cả chứng khoán

Trên thị trường sơ cấp, khi thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứngkhoán cho các tổ chức phát hành, công ty chứng khoán thực hiện vai trò hìnhthành giá cả chứng khoán thông qua việc xác định và tư vấn cho tổ chức pháthành mức giá phát hành hợp lý đối với các chứng khoán trong đợt phát hành.Thông thường, mức giá phát hành do các công ty chứng khoán xác định dựa trên

cơ sở tiếp xúc, tìm hiểu và thỏa thuận với các nhà đầu tư tiềm năng lớn trong đợtphát hành đó và tư vấn cho tổ chức phát hành

Trên thị trường thứ cấp, dù là thị trường đấu lệnh hay đấu giá công tychứng khoán luôn có vai trò giúp các nhà đầu tư đánh giá đúng thực tế và chínhxác giá trị các khoản đầu tư của mình

Công ty chứng khoán còn có chức năng quan trọng là can thiệp trên thịtrường, góp phần điều tiết giá cả chứng khoán.Theo quy định của các nước, công

ty chứng khoán bắt buộc phải dành ra một tỷ lệ nhất định giao dịch của mình đểmua chứng khoán vào khi giá chứng khoán trên thị trường đang giảm và bán rakhi giấ chứng khoán cao

Thứ ba, vai trò thực thi tính hoán tệ của chứng khoán

Các công ty chứng khoán đảm nhận chức năng chuyển đổi này, giúp chonhà đầu tư ít chịu thiệt hại nhất khi tiến hành đầu tư Trong hầu hết các nghiệp

vụ ở Sở giao dịch chứng khoán và thị trường phi tập trung, một nhà đầu tư có thểhàng ngày chuyển đổi tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại mà không phảichịu thiệt hại đáng kể đối với giá trị khoản đầu tư

Thứ tư, vai trò tư vấn đầu tư

Các công ty chứng khoán không chỉ thực hiện mệnh lệnh của khách hàng

mà còn tham gia vào nhiều dịch vụ tư vấn khác nhau thông qua việc nghiên cứu

Trang 17

thị trường rồi cung cấp thông tin cho các công ty và cá nhân đầu tư Dịch vụ tưvấn có thể gồm:

- Thu thập thông tin phục vụ mục đích của khách hàng

- Cung cấp thông tin về khả năng đầu tư khác nhau cũng như triển vọng ngắnhạn và dài hạn của các khoản đầu tư đó trong tương lai

- Cung cấp thông tin về chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ có liên quanđến các khoản đầu tư mà khách hàng đang cân nhắc

1.1.4 Các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán

1.1.4.1 Môi giới chứng khoán

Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian mua bán chứng khoán chokhách hàng để hưởng hoa hồng, làm dịch vụ nhận lệnh mua, lệnh bán chứngkhoán cho khách hàng, chuyển các lệnh mua bán đó vào sở GDCK và hưởng hoahồng môi giới Công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng – được ủy quyềnthay mặt cho khách hàng mua bán một hoặc một số loại chứng khoán

Hoạt động môi giới chứng khoán tuân theo một số nguyên tắc: ký kết hợpđồng dịch vụ với khách hàng,mở tài khoản cho khách hàng, nhận các lệnh muahoặc bán của khách hàng, thanh toán và quyết toán các doanh vụ, cung cấp cácgiấy chứng nhận chứng khoán

Với tư cách là người môi giới, ngoài việc tiến hành giao dịch theo chỉ thị củakhách hàng, công ty chứng khoán thường cung ứng các dịch vụ tiện ích khác:

- Quản lý tài khoản tiền gửi và tài khoản chứng khoán cho khách hàng

- Quản lý các lệnh giao dịch cho khách hàng

- Vận hành các đầu mối thông tin và tư vấn cho khách hàng về đầu tư chứng khoán

Trang 18

1.1.4.2 Tư vấn đầu tư chứng khoán

Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc cung cấp cho nhà đầu tư các kết quả,phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyện nghị liên quan đến chứng khoán

Để có thể tư vấn cho khách hàng điều quan trọng là những nhân viên tư vấn đầu

tư của CTCK phải am hiểu đầu tư, phải thấy được cơ hội kiếm tiền khi ngưởikhác chưa thấy, phải tìm ra được nhiều giải pháp tài chính khác nhau để giúpgiải quyết vấn đề tài chính của khách hàng Nói chung là nhà tư vấn phải amhiểu về kế toán, đấu tư, thị trường và pháp luật

Đối với nhà tư vấn khi hành nghề phải tuân theo các nguyên tắc nhất định:

- Không đảm bảo chắc chắn về giá trị chứng khoán vì nó thường xuyên thay đổi

- Nguyên tắc tư vấn khách quan: Không được mời gọi khách hàng mua hay bánmột loại chứng khoán nào đó, những lời tư vấn phải khách quan, có cơ sở phântích khoa học và tổng hợp Khách hàng cần được thông báo rõ về những lợi thế

và bất lợi của các loại hình đầu tư vốn và những lời tư vấn có thể không hoàntoàn chính xác

- Nguyên tắc tư vấn theo khả năng của khách hàng:

+ Tôn trọng nguyện vọng và mục đích đầu tư của cá nhân khách hàng

+ Quan tâm tới thực tế tài sản và thu nhập của cá nhân khách hàng

+ Lưu ý tới đối tượng chịu thuế của khách hàng

- Nguyên tắc thông tin hỗ trợ:

Công việc tư vấn đầu tư không chỉ dừng lại khi khách hàng quết định đầu tư,

mà cần tạo cho khách hàng cảm giác luôn được hỗ trợ trong công việc đầu tư củamình Chính vì vậy, tổ chức tư vấn luôn phải bao quát trong thời gian dài nhữngdiễn biến thực tế liên quan đến vấn đề mình tư vấn và quyết định đầu tư của kháchhàng, thông báo kịp thời tới khách hàng những thông tin cần thiết như:

Trang 19

+ Những thay đổi pháp lý liên quan tới nhà đầu tư như tăng thuế thu nhậphoặc được truy hoàn thuế.

+ Những thay đổi điều kiện giao dịch gây bất lợi cho hoạt động đầu tư đãđược thực hiện

+ Khối lượng tiền đầu tư của khách hàng gia tăng do khối lượng lớnchứng khoán đến hạn hay bị thanh toán hoàn trả (như trái phiếu quay số thu hồi)

+ Những khả năng đầu tư mới có lợi khi khách hàng chuyển hướng đầu tư

- Nguyên tắc tư vấn đầy đủ và chi tiết: về khả năng đảm bảo an toàn, mứcdoanh lợi, khả năng bảo toàn vốn, các loại chi phí, các khoản thuế phải chịu

Thành công của hoạt động tư vấn thể hiện trong việc khách hàng hài lòng

về quyết định đầu tư của họ

1.1.4.3 Tự doanh chứng khoán

Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua hoặc bán chứngkhoán cho mình để được hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giá Hoạt động tự doanhcủa CTCK được thực hiện qua cơ chế giao dịch trên sở GDCK hoặc thị trườngphi tập trung OTC Giao dịch tự doanh được thực hiện theo phương thức giaodịch trực tiếp hoặc gián tiếp

Giao dịch trực tiếp là các giao dịch “trao tay” giữa khách hàng và CTCK

theo giá thỏa thuận trực tiếp (giao dịch tại quầy) Các đối tác giao dịch do các tổchức tự “đấu mối”, họ có thể là cá nhân hay tổ chức (chủ yếu là các CTCK).Thời gian giao dịch thường được thực hiện trong và ngoài giờ giao dịch của sởgiao dịch (trung tâm GDCK), kể cả ban đêm và ngày nghỉ Chứng khoán giaodịch rất đa dạng (chủ yếu là chứng khoán không niêm yết, chứng khoán mới pháthành) Các đối tác giao dịch thường trực tiếp thực hiện các thủ tục thanh toán vàchuyển giao, chuyển nhượng chứng khoán Vì vậy trong giao dịch này không có

Trang 20

bất kì một loại phí nào,riêng phí thanh toán và chuyển nhượng do bên thụ hưởngchịu,phí chuyển khoản do bên chuyển nhượng chịu Các hoạt động giao dịch nàykhông chịu sự giám sát của sở giao dịch nhưng chịu sự giám sát của thanh tranhà nước về chứng khoán.

Giao dịch gián tiếp là các giao dịch mà công ty chứng khoán không thể

thực hiện được bằng giao dịch trực tiếp để đảm bảo an toàn khi giá chứng khoán

có biến động lớn và đôi khi có thể vì mục đích can thiệp vào giá thị trường Hìnhthức giao dịch này cũng được thực hiện tương tự giao dịch của các nhà đầu tưkhác thông qua nghiệp vụ môi giới Do giao dịch qua sở giao dịch nên công typhải chịu các chi phí môi giới,chi phí thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán

Yêu cầu đối với công ty chứng khoán trong hoạt động tự doanh:

Tách biệt quản lý: Khi công ty chứng khoan đồng thời thực hiện 2 nghiệp

vụ môi giới và tự doanh thì phải biết tách biệt quản lý để đảm bảo tính minhbạch trong hoạt động, bao gồm tách bạch về yếu tố con người, quy trình nghiệp

vụ vốn và tài sản Nhân viên làm nghiệp vụ tự doanh không quan hệ với bộ phậnmôi giới, không trao đổi với các khu vực làm việc khác

Ưu tiên khách hàng: Công ty chứng khoán luôn phải ưu tiên khách khàng

tức là thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện nghiệp vụ tự doanhchứng khoán trong trường hợp lệnh giá của khách hàng và lệnh của công ty cócùng giá, khối lượng cũng như thời gian Điều này đảm bảo tính công bằng tronggiao dịch chứng khoán khi mà các công ty chứng khoán có nhiều lợi thế hơnkhách hàng về tìm kiếm thông tin và phân tích thị trường

Góp phần bình ổn giá: Để góp phần bình ổn thị trường, công ty chứng

khoán phải thực hiện giao dịch theo luật định trong giới hạn mà luật cho phéptức là mua và bán ra chứng khoán trong giới hạn quy định của pháp luật nhằm

Trang 21

góp phần bình ổn giá thị trường Đây không phải là nguyên tắc bắt buộc trong hệthống pháp luật của các nước, nhưng là nguyên tắc nghề nghiệp do Hiệp hộichứng khoán đưa ra.

Hoạt động tạo thị trường: Các công ty chứng khoán thực hiện tự doanh

đối với chứng khoán mới phát hành và chưa có thị trường giao dịch, nhằm tạo rathị trường cấp hai cho chúng

Ngoài ra, các CTCK còn thực hiện một số quy định khác như các giới hạn

về đầu tư, lĩnh vực đầu tư,… Tất cả các quy định này nhằm tạo độ an toàn chocác CTCK, và do đó góp phần bình ổn thị trường chứng khoán

1.1.4.4 Bảo lãnh phát hành chứng khoán

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chứcphát hành thực hiện các thủ tục tục trước khi chào bán chứng khoán,tổ chức việcphân phối chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổchức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa phân phôi hết

và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành.Việc bảolãnh phát hành thường được thực hiện theo một trong các phương thức sau:

- Bảo lãnh theo phương thức cam kết chắc chắn (Firm commitment) là phươngthức bảo lãnh phát hành mà tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức pháthành sẽ mua hết số lượng chứng khoán với một mức giá thỏa thuận và phân phốilại cho công chúng tại mức giá chào bán ra công chúng (POP)

- Bảo lãnh với cố gắng cao nhất (Best efforts): là phương thức bảo lãnh mà theo

đó tổ chức bảo lãnh chỉ đóng vai trò đại lý phát hành cho tổ chức phát hành.Tổchức bảo lãnh chỉ cam kết sẽ cố gắng để bán được nhiều nhất chứng khoán ra thịtrường theo mức giá xác định Số chứng khoán không bán hết sẽ được trả lại cho

Trang 22

tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh nhận được hoa hồng bảo lãnh trên số chứngkhoán bán được hoặc số vốn huy động được.

- Bảo lãnh tất cả hoặc không (All or None offering- AON): là phương thức tổchức phát hành chỉ thị cho tổ chức bảo lãnh phát hành phải bán trọn đợt pháthành,nếu không bán được họ sẽ hủy bỏ đợt phát hành đó

- Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu – tối đa (Mini – max commitment): theophương thức này có hai lượng chứng khoán cần được xác lập là: lượng sàn (flooramount) và lượng trần (cell amount) Tổ chức phát hành đưa ra lượng trần làlượng chứng khoán mà họ muốn bán.Tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảolãnh phát hành phải xác lập lượng sàn là lượng chứng khoán họ cam kết chắcchắn đồng thời phải cố gắng tối đa để bán đến lượng trần

- Bảo lãnh theo phương thức dự phòng (Stand – by commitment): Đây là phươngthức bảo lãnh được áp dụng khi tổ chức phát hành là công ty đại chúng phát hànhthem cổ phiếu thông qua hình thức phát hành đặc quyền mua trước (rightsoffering) cho cổ đông hiện hữu Có thể có một số cổ đông hiện hữu không muathêm cổ phần nữa do thiếu vốn, do muốn phân tán rủi ro,… Do vậy tổ chức pháthành cần có một tổ chức bảo lãnh phát hành dự phòng sẵn sàng đứng ra muanhững quyền mua không được thực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để bán

ra công chúng

Khi thực hiện một đợt phát hành chứng khoán thông qua bảo lãnh, tổ chứcphát hành sẽ lựa chọn một hoặc một tổ hợp bảo lãnh với một hoặc nhiều tổ chứcbảo lãnh chính phù hợp và ký hợp đồng bảo lãnh.tổ chức bảo lãnh chính thaymặt cho các thành viên khác trong tổ hợp để thực hiện hợp đồng bảo lãnh (thẩmquyền của tổ chức bảo lãnh chính được quy định trong hợp đồng giữa các tổchức bảo lãnh phát hành)

Trang 23

Về mặt nguyên tắc, việc lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành do tổ chứcphát hành quyết định Song trên thực tế,các tổ chức bảo lãnh mới chính là người

cố gắng chứng minh khả năng và thuyết phục tổ chức phát hành họ là tổ chứcphù hợp với yêu cầu của tổ chức phát hành

1.1.4.5 Các nghiệp vụ khác

Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán: là công việc đầu tiên để các chứng khoán

có thể giao dịch thị trường tập trung – việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán củakhách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứngkhoán – được thực hiện thông qua các thành viên lưu ký của thị trường GDCK.Lưu ký chứng khoán là một hoạt động rất cần thiết trên TTCK Bởi vì trênTTCK tập trung, việc thanh toán các giao dịch diễn ra tại Sở GDCK Vì vậy, lưu

ký chứng khoán một mặt giúp cho quá trình thanh toán tại Sở giao dịch diễn rathuân lợi, nhanh chóng, dễ dàng Mặt khác,nó hạn chế rủi ro cho người nắm giữchứng khoán như rủi ro bị hỏng, thất lạc, rách chứng chỉ chứng khoán…

Hoạt động tín dụng: là hoạt động mà CTCK giúp khách hàng của mình giatăng khoản vốn đầu tư thông qua các hình thức :

- Cho vay cầm cố chứng khoán: là một hình thức tín dụng mà trong đó người đivay dùng số chứng khoán sở hữu hợp pháp của mình làm tài sản cầm cố để vaykiếm tiền nhằm mục địch kinh doanh, tiêu dùng…

- Cho vay bảo chứng: là một hình thức tín dụng mà khách hàng vay tiền để muachứng khoán, sau đó dung số chứng khoán mua được tự tiền vay đẻ làm tài sảncầm cố cho khoản vay

- Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán: là việc CTCK ứng trước tiền bánchứng khoán của khách hàng được thực hiện tại TTGDCK

Trang 24

1.2 Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán

1.2.1 Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của công

ty chứng khoán

1.2.1.1 Khái niệm cạnh tranh

Thuật ngữ “cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến, rộng rãi trên toàn cầutrong nhiều lĩnh vực như: kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự… mỗi lĩnhvực lại đưa tới một khái niệm về cạnh tranh theo các góc độ khác nhau cho nêntới hiện nay vẫn chưa có sự nhất trí cao giữa các học giả để đưa ra một khái niệmchính xác nhất về cạnh tranh Tiếp cận ở góc độ đơn giản, mang tính tổng quátthì cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay cácnhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợinhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác

Trong kinh tế chính trị học thì cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữanhững chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiệnthuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu đượcnhiều lợi ích nhất cho mình Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuấtvới người tiêu dùng (người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn muarẻ); giữa những người tiêu dùng với nhau để mua được hàng hóa rẻ hơn; giữanhững người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ

Có quan điểm cho rằng: Cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơnphần thắng về mình trong môi trường cạnh tranh Bản chất của cạnh tranh là tìmkiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mực lợi nhuận trung bình mà doanhnghiệp đang có Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quan hóa lợi nhuận trongngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi

Trang 25

Cạnh tranh không phải là “chiến tranh” và cũng không phải là “hòa bình”.Cạnh tranh không còn là những động thái của tình huống, không phải chỉ lànhững hành động mang tính thời điểm mà là cả tiến trình tiếp diễn thông ngừngkhi đó các doanh nghiệp đều phải đua nhau để phục vụ khách hàng tốt nhất thìđiều đó có nghĩa là không có giá trị gia tăng nào có thể giữ nguyên và tồn tạivĩnh viễn mà có sự biến đổi mới lạ.

Như vậy, “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự ganh đua về kinh

tế giữa những doanh nghiệp cùng ngành, cùng thị trường trong việc giành lấy thị phần nhằm mục đích cuối cùng là gia tăng lợi nhuận Cạnh tranh là một quá trình diễn ra liên tục nhằm mang đến một chất lượng phục vụ tốt nhất cho khách hàng và nâng cao thương hiệu của đơn vị.”

1.2.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán

Để cạnh tranh được và thành công trên thị trường, các chủ thể cần có nănglực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh là năng lực tồn tại trong kinh doanh và đạt được một

số kết quản mong muốn dưới dạnh lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng cácsản phẩm để khai thác các cơ hội thị trườn hiện tại và làm nảy sinh thị trườngmới

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế củadoanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất và đòi hỏicủa khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao Như vậy, năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp Đấy

là các yếu tốt nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng tiêu chí

về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp,… một cách

Trang 26

riêng biệt mà đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoạt động trên cùnglĩnh vực, cùng một thị trường.

Có quan điểm cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năngduy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận cho doanh nghiệp

Có quan điểm gắn năng lực canh tranh của doanh nghiệp với thị phần mà

nó nắm giữ, cũng có quan điểm đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpvới năng suất lao động,…

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào thực lực và lợi thế của mình e chưa đủ, bởitrong điều kiện kinh tế toàn cầu hóa, lợi thế bên ngoài đôi khi là yếu tố quyếtđịnh Thực tế chứng minh một số doanh nghiệp rất nhỏ, không có lợi thế nội tại,thực lực bên trong yếu nhưng vẫn tồn tại và phát triển trong một thế giới cạnhtranh khốc liệt nhưng hiện nay

Như vậy, “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm – dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.”

1.2.2 Đặc thù về cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán

Ngành KDCK có những tính chất đặc thù riêng biệt, nó tuân thủ theonhững tính đặc thù của ngành kinh doanh tài chính Nhưng ngành KDCK cónhững nét đặc thù rất riêng, đó là của các tổ chức KDCK Do vậy ngoài các thựclực chung mà mỗi doanh nghiệp cần có thì năng lực cạnh tranh của CTCK mangnhững nét đặc thù riêng biệt thể hiện qua một số những điểm chính như sau:

- Tiềm lực tài chính vững mạnh thể hiện thực lực và cũng là lợi thế cạnh tranh quantrọng đối với CTCK nói riêng và tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính nói

Trang 27

chung Với tiềm lực tài chính mạnh CTCK sẽ có khả năng đầu tư mở rộng, nângcao chất lượng hoạt độngh kinh doanh của mình để thu hút khách hàng.

- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môncao trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán là nhân tố mang tính chất quyết địnhtới năng lực cạnh tranh của CTCK Là đối tượng trực tiếp tiếp xúc với kháchhàng, thái độ phục vụ và trình độ của nhân viên sẽ là nhân tố tạo ra chất lượngcho dịch vụ tài chính, dịch vụ của CTCK Do vậy tài sản quý giá nhất của CTCKchính là đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, có năng lực và đạo đức kinhdoanh

- Năng lực quản trị cao cấp, có tầm nhìn chiến lược của đội ngũ lãnh đạo cũng làmột yếu tố quyết định tạo nên năng lực cạnh tranh của công ty Đội ngũ cán bộlãnh đạo có năng lực sẽ hướng công ty đi theo những hướng phù hợp với sự pháttriển của thị trường Do vậy, đội ngũ lãnh đạo phải là người thực sự có tầm nhìn

và năng lực quản lý để đưa ra những quyết định sáng suốt, kịp thời trên thịtrường đầy sóng gió như thị trường chứng khoán

- Trình độ công nghệ cao cũng là một nhân tố tạo ra năng lực cạnh tranh củaCTCK Khi nền kinh tế thế giới đang phát triển như vũ bão Quá trình toàn cầuhóa đang kéo thế giới xích lại gần nhau thông qua sự phát triển đi đầu là lĩnh vựccông nghệ thông tin Đầu tư vào công nghệ thông tin cao sẽ giúp các CTCK nângcao những giá trị hữu ích về chất lượng dịch vụ cho khách hàng so với các đốithủ cạnh tranh

Như vậy, các CTCK phải nhanh chóng tìm hiểu về khung pháp lý, chuẩnmực và các quy trình nghiệp vụ, nâng cao tiềm lực tài chính, đầu tư nguồn nhânlực có chất lượng cao để hội nhập nhanh chóng cùng sự phát triển của TTCKtrong khu vực và trên thế giới

Trang 28

Năng lực cạnh tranh giúp cho các doanh nghiệp tiếp tục đứng vững trênthị trường và phát triển hơn nữa vị thế của mình Nhưng không phải doanhnghiệp nào cũng biết tận dụng lợi thế và thực lực của mình để tạo thành năng lựccạnh tranh trong ngành Hiện nay, lĩnh vực chứng khoán đang ở trạng thái cạnhtranh khốc liệt, muốn tiếp tục tồn tại thì họ phải xác định mình đang ở vị trí nào

và còn cần phải tiếp tục hoàn thiện thêm những yếu tố gì

1.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán

1.2.3.1 Các chỉ tiêu định tính

Khi xem xét đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp nóichung cũng như công ty chứng khoán nói riêng thì các chỉ tiêu định tính đóngvai trò quan trọng, đặc biệt là trong ngành kinh doanh nhiều chất xám như kinhdoanh chứng khoán Những chỉ tiêu định tính phản ánh năng lực cạnh tranh củacông ty chứng khoán:

Nguồn nhân lực:

Trong mọi hoạt động, con người luôn đóng vai trò , vị trí then chốt, có tínhchất quyết định đến kết quả cuối cùng của các loại hoạt động Trong thị trườngchứng khoán, nhân sự là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và tạo ra

sự khác biệt giữa các tổ chức định chế tài chính trung gian trên thị trường Trongngành chứng khoán, muôn hoạt động có hiệu quả thì chắc chắn các chủ thể kinhdoanh cần phải đầu tư chất xám để phân tích các thông tin, các nhân tố tác động,các chỉ tài chính Mặc dù có sự phụ trợ của các phần mềm công nghệ hiện đạinhưng đội ngũ nhân sự của công ty chứng khoán vẫn là yếu tố chủ yếu tối quantrọng để thực hiện các nhiệm vụ trên Thành công của đội ngũ nhân viên chính làyếu tố góp phần tạo nên thành công cho công ty chứng khoán Vì vây, đội ngũ

Trang 29

nhân viên sẽ là một tài sản vô hình phản ánh tiềm năng và năng lực cạnh tranhcủa công chứng khoán Việc đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của công tychứng khoán được thực hiện thông qua các chỉ tiêu về trình độ học vấn, kinhnghiệm trong kinh doanh, tính chuyên nghiệp và tư cách đạo đức của các nhânviên và ban lãnh đạo của công ty.

Năng lực quản trị điều hành:

Trong điều kiện hiện nay, dưới sức ép và tác động từ nhiều phía của môitrường kinh doanh, những yêu cầu về sản phẩm dịch vụ mà công ty chứng khoáncung cấp ngày càng cao và đòi hỏi phải đáp ứng được những tiêu chuẩn hết sứckhắt khe Cùng với đó, khoa học về quản lý kinh doanh nói chung và quản trịkinh doanh nói riêng ngày càng phát triển và có những bước nhảy vọt đáng kểdưới sự trợ giúp của những tiến bộ khoa học kỹ thuật Chính vì vậy, công tychứng khoán muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có một bộ máy điềuhành quản lý kinh doanh đủ mạnh để sử dụng tốt nhất các nguồn lực trong quátrình hoạt động kinh doanh, biết tận dụng tiềm năng và cơ hội kinh doanh, ứngphó một cách linh hoạt với những biến động của môi trường và thị trường đểnâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Từ đó, năng lực điều hành hay khảnăng quản trị kinh doanh được coi là một yếu tố đặc biệt quan trọng tác động tớinăng lực cạnh tranh trong kinh doanh của công ty chứng khoán Chỉ tiêu nănglực quản trị điều hành nhằm đánh giá sự bài bản, chuyên nghiệp trong hoạt độngkinh doanh của công ty chứng khoán Khi thực hiện xem xét, đánh giá năng lựcquản trị điều hành của công ty chứng khoán, cần xét tới các yếu tố như: chiếnlược kinh doanh và hiệu quả, tính khả thi của chiến lược kinh doanh; tính khoahọc, hợp lý của bộ máy tổ chức công ty; sự đầy đủ, chuyên nghiệp, chính xác củacác quy trình nghiệp vụ Một công ty chứng khoán sở hữu bộ máy quản trị tốt có

Trang 30

thể tận dụng được các cơ hội kinh doanh, đối phó hiệu quả với các biến động,giảm chi phí, thời gian cho mỗi hoạt động kinh doanh từ đó nâng cao được tínhcạnh trạnh.

vụ cho các mục đích đầu tư khác nhau ngày càng cao.Do đó các công ty chứngkhoán muốn chiếm lĩnh thị trường, thu hút và giữ chân khách hàng cần liên tụcsáng tạo tìm ra những sản phẩm mới đồng thời với nhiệm vụ không ngừng nângcao chất lượng các sản phẩm đã có để có thể tồn tại và phát triển ổn định Có thểthấy , với đặc thù của lĩnh vực đầu tư chứng khoán và số lượng lớn các công tychứng khoán tồn tại trên thị trường, khách hàng luôn có xu hướng tìm tới nhữngcông ty chứng khoán có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu của mình với chi phí hợp lýnhất Chính vì vậy, sự đa dạng hóa và chất lượng sản phẩm dịch vụ là nhân tốquan trọng hàng đầu ảnh hưởng tới khả năng thu hút và giữ chân khách hàng từ

đó quyết định tới khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán Công ty chứngkhoán sở hữu những sản phẩm dịch vụ đa dạng đáp ứng được nhiều yêu cầu củakhách hàng và đồng thời cũng có những sản phẩm đạt chất lượng tốt sẽ có lợi thếlớn trong cạnh tranh trên thi trường

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ:

Kinh doanh chứng khoán là lĩnh vực kinh doanh có sự gắn kết chặt chẽvới những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đó quan trọng nhất là công nghệ thông

Trang 31

tin Chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng khoa học kỹ thuật đánh giá về cơ sở vật chất của trụ

sở cũng như các chi nhánh và khả năng áp dụng các công nghệ tiến bộ nhất vàohoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán Công ty chứng khoán nào sởhữu cơ sở vật chất khang trang,hiện đại, hệ thống công nghệ tiên tiến sẽ có khảnăng cung ứng các dịch vụ chất lượng cao, thực hiện các hoạt động kinh doanhchính xác, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phi; từ đó có được khả năngcạnh tranh tốt hơn so với các đối thủ không có được cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt

Thương hiệu, uy tín công ty

Trong hoạt động kinh doanh chứng khoán cũng như các hoạt động kinhdoanh khách thì nhân tố thương hiệu, uy tín của công ty là một yếu tố mà hầu hếtcác khách hàng sẽ xét tới trước khi lựa chọn cho mình nhà cung cấp dịch vụ tốtnhất Thương hiệu cũng như uy tín của công ty thường được hình thành qua quátrình hoạt động kinh doanh lâu dài thông qua việc cung cấp các sản phẩm chấtlượng; qua sự chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, tận tình; qua kết quả kinhdoanh tốt trong một khoảng thời gian dài liên tục… Không những thế sau khigây dựng được uy tin, thương hiệu, việc duy trì được những thành quả đã tạo racòn khó khăn gấp nhiều lần Tuy nhiên dễ thấy rằng trên thị trường kinh doanhnói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, công ty chứng khoán có thươnghiệu lâu năm, uy tín cao sẽ luôn có được chỗ đững vững chắc với khách hàng, cóđược lợi thế cạnh tranh cao hơn các công ty nhỏ mới thành lập

1.2.3.2 Các chỉ tiêu định lượng

Thị phần công ty

Thị phần là phần thị trường mà một CTCK chiếm lĩnh được Đây chính làtiêu chí rõ nhất cho thấy năng lực cạnh tranh của một CTCK Thị phần càng lớnthì càng chứng tỏ năng lực cạnh tranh của công ty lớn Bởi để có được thị phần

Trang 32

lớn đòi hỏi CTCK phải có lợi thế cạnh tranh với các công ty khác như kinhnghiệm, uy tín, sản phẩm dịch vụ phải có chất lượng tốt … Thường thì cácCTCK lớn, có nhiều uy tín và kinh nghiệm chiếm phần lớn thị phần trên thịtrường.Thị phần của công ty chứng khoán biểu hiện bằng tỷ lệ khách hàng củacông ty trên tổng khách hàng của toàn bộ công ty chứng khoán trên thị trường.Khách hàng chính là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của bất kỳ doanhnghiệp nào và cũng là động lực thúc đẩy các công ty nâng cao năng lực cạnhtranh Trên thị trường, các CTCK luôn tìm cách thu hút khách hàng thông quagiá phí và chất lượng các dịch vụ tiện ích hỗ trợ khách hàng Một CTCK có thểthu hút được khách hàng của các công ty khác, gia tăng số lượng khách hàng củacông ty mình chứng tỏ công ty đó có năng lực cạnh tranh cao Số lượng kháchhàng càng lớn thì càng chứng tỏ lợi thế cạnh tranh của công ty trong việc thu hútkhách hàng

Mức độ gia tăng doanh thu

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng đồng thời là hoạt động tạo

ra doanh thu cho doanh nghiệp

Doanh thu của CTCK là khoản thu lãi chênh lệch bán chứng khoán tựdoanh của CTCK, khoản doanh thu cung cấp dịch vụ của các hoạt động dịch vụchứng khoán (như thu phí môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứngkhoán, đại lý bán chứng khoán, chiết khấu chứng khoán bảo lãnh phát hành, phí

tư vấn đầu tư chứng khoán và các loại phí khách,…), doanh thu từ các hoạt độngđầu tư và hoạt động tài chính khác của công ty (như thu lợi tức cổ phiếu, lãi tráiphiếu, cho thuê thiết bị,…)

Doanh thu có ý nghĩa lớn đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp nói chung và CTCK nói riêng Doanh thu là nguồn tài chính tiềm năng đểtrang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, là nguồn quan trọng để các

Trang 33

CTCK có thể thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước như nộp các khoản thuế nhưluật định, là nguồn để tham gia góp vốn cổ phần, tham gia liên doanh liên kết vớicác đơn vị khác Khi doanh thu không đủ đảm bảo các khoản chị phí đã bỏ radoanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính Nếu tình trạng nay kéo dài, sẽ làmcho CTCK không đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường và sẽ gặp khó khăntrong kinh doanh.

Tốc độ gia tăng doanh thu thuần

Là chỉ tiêu phản ánh doanh thu thuần của doanh nghiệp theo thời gian, nó

là tỷ lệ phần trăm của chênh lệch doanh thu năm nay so với năm trước trêndoanh thu năm trước, công thức tính như sau:

Tốc độ gia tăng doanh thu = *100%

Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần

Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuầnphản ánh kết quả của hoạt động kinh doanh Nó cho biết cứ 100 đồng doanh thuthuần thì sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, công thứctính như sau:

Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh =*100

Mức độ tiết kiệm chi phí

Chi phí kinh doanh trong CTCK là toàn bộ các chi phí phát trinh liên quantới hoạt động kinh doanh thường xuyên của công ty chứng khoán trong một thời

kỳ nhất định Chi phí kinh doanh trong CTCK bao gồm 2 bộ phận là: chi phíkinh doanh và chi phí tài chính

Chi phí kinh doanh của CTCK chia làm 2 bộ phận là chi phí hoạt độngkinh doanh và chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí hoạt động kinh doanh baogồm: khoản lỗ bán chứng khoán tự doanh, các khoản chi phí phát sinh liên quanđến thực hiện các hoạt động dịch vụ chứng khoán (môi giới, đại lý phát hành, tư

Trang 34

vấn, và các hoạt động khác như chi phí cho thuê sử dụng tài sản, chi phí dựphòng,…) phản ánh chi phí thực tế phát sinh trong năm.

Chi phí quản lý doanh nghiệp trong công ty chứng khoán bao gồm cáckhoản chi phí về lương cho nhân viên bộ phân quản lý trong công ty (tiền lương,tiền công, các khoản phụ cấp,…), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí côngđoàn của nhân viên quản lý công ty; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ laođộng, khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động quản lý; tiền thuê đất, thuếmôn bài, khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (tiền điệnnước, điện thoại, fax,…); chi phí bằng tiền khác (chi phi hội nghị tiếp khách)

Sử dụng tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí sẽ trực tiếplàm gia tăng lợi nhuận cho công ty Tiết kiệm chi phí còn tạo điều kiện để doanhnghiệp thực hiện tốt việc cung cấp dịch vụ do có thể cạnh tranh về giá cả dịch vụcung cấp

Đánh giá hiệu quả sử dụng các loại chi phí này qua các chỉ tiêu sau:

Tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần

Là tỷ lệ phần trăm giữa chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán trêndoanh thu thuần Nó phản ánh trong 100 đồng doanh thu thuần thu được thì phải

bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí hoạt động kinh doanh Trong công ty chứng khoánchỉ tiêu này có công thức tính như sau:

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần = *100%

Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần

Là chỉ tiêu phản anh tỷ lệ phần trăm của chi phí quản lý doanh nghiệp trêndoanh thu thuần Công thức tính của chỉ số này như sau:

Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp = *100

Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động kinh doanh của công

ty, là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà công ty bỏ ra để đạt đượcdoanh thu đó từ các hoạt động của công ty đem lại Lợi nhuận là mục tiêu hàng

Trang 35

đầu mà các doanh nghiệp hướng tới Lợi nhuận của CTCK bao gồm lợi nhuận từhoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt độngkhác Một công ty phát triển bền vững là công ty có tỷ lệ lợi nhuận hoạt độngkinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất Để đánh giá khả năng sinh lời của CTCK,chúng ta đi đánh giá các chỉ tiêu sau:

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh (tỷ suất sinh lời của tàisản) (ROA)

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá năng lực sinh lới của một đồng tài sản, khôngtính đến ảnh hướng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốn kinhdoanh Công thức của chỉ tiêu này như sau:

ROA = Trong đó: ROA là tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với vốn chủ sở hữu sử dụng trong

kỳ chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong kỳ tạo ra baonhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu Hiệu quả sử dụng vốn chủ sởhữu, một mặt phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hay phụ thuộc vàotrình độ sử dụng vốn Mặt khác hiệu quả sử dụng vốn còn phụ thuộc vào trình độ

tổ chức nguồn vốn của doanh nghiệp Công thức xác định chỉ tiêu này như sau:

ROE=

Trang 36

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán

1.2.4.1 Nhân tố khách quan

♦ Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trong và ngoài nước

Thị trường chứng khoán nói chung và các công ty chứng khoán nói riêngđược coi là một bộ phận trong cơ thể nền kinh tế nói chung Do đó, một khi cơ thể

đó không khỏe thì các bộ phận trong nó cũng sẽ không thể hoạt động bình thườngđược Thực tế cho thấy rằng, trong giai đoạn vừa qua, nền kinh tế thế giới rơi vàomột cuộc khủng hoảng trầm trọng đã kéo theo sự sụt giảm đáng kể của thị trườngthế giới nói chung và thị trường trong nước nói riêng Ở Việt Nam thời gian qua

đã có khá nhiều công ty làm ăn thua lỗ, bị phá sản, buộc phải sát nhập hoặc bị mualại Trong tình hình đó, chỉ có những công ty có tiềm lực, có năng lực cạnh tranhvững mạnh thì mới có thể trụ vững

Cũng tương tự như vậy đối với tình hình chính trị Nếu như chiến tranh thếgiới xảy ra thì chắc chắn nền kinh tế không thể phát triển bình thường được Một

hệ quả tất yếu là các bộ phận cấu thành nên nó cũng sẽ không thể khỏe mạnhđược Như vậy thì sẽ không còn sức để có thể cạnh tranh được nữa

Tóm lại, khi mà tình hình kinh tế – chính trị - xã hội trong và ngoài nướckhông ổn định thì càng đòi hỏi các công ty phải nâng cao năng lực cạnh tranh để

có thể đứng vững

Trang 37

♦ Sự phát triển của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng cấu thành nên thịtrường tài chính, là một trong số các kênh huy động vốn trung và dài hạn hữuhiệu của nền kinh tế Sự phát triển của thị trường chứng khoán có ảnh hưởng đếntoàn bộ nền kinh tế nói chung và hoạt động của các công ty chứng khoán nóiriêng Có thể thấy rằng, khi thị trường chứng khoán mới thành lập, còn non trẻthì số lượng các công ty chứng khoán được thành lập là không nhiều và với sốvốn không lớn Lúc này trên thị trường chứng khoán mức độ cạnh tranh giữa cáccông ty chứng khoán là còn yếu Nhưng khi thị trường đã phát triển hơn, đặc biệtvào giai đoạn 2006 - 2007 thì hàng loạt các công ty chứng khoán được thành lập

và vốn điều lệ của các công ty cũng tăng lên đáng kể Cạnh tranh lúc này trở nêngay gắt hơn nhiều Các công ty chứng khoán mới thành lập muốn cạnh tranhđược với các công ty chứng khoán đi trước thì buộc phải có những yếu tố mới vàkhác biệt để có thể tăng năng lực cạnh tranh của mình hướng tới mục tiêu đứngvững trên thị trường

♦ Môi trường pháp lý và cơ chế chính sách của Nhà nước về hoạt độngkinh doanh chứng khoán:

Thị trường chứng khoán là một hình thức thị trường đặc biệt nơi diễn racác giao dịch hang hóa là các tài sản tài chỉnh Thị trường chứng khoán có caaudtrúc và cơ chế giao dịch phức tạp thể hiện sự kết hợp và liên hoàn của toàn bộ thịtrường Chính vì điều này mà thị trường chứng khoán cần có một trình độ tổchức cao và chịu sự quản lý giám sát chặt chẽ của hệ thống pháp lý hoàn chỉnh

và đồng bộ Một môi trường pháp lý hoàn thiện và thống nhất sẽ thúc đẩy cácchủ thể tham gia thị trường yên tâm đầu tư, từ đó là nhân tố ảnh hưởng trực tiếpđến môi trường kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán

Trang 38

Khi tham gia thị trường chứng khoán, các công ty chứng khoán, tổ chứcphát hành và các định chế tài chính khác phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện màpháp luật về chứng khoán quy định như về vốn, về yêu cầu kinh doanh có lãi…Nhờ có các quy định chặt chẽ và hợp lý, các công ty chứng khoán sẽ có đượcmôi trường để tiến hành hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả, đòng thờingăn cản các công ty chứng khoán không đủ điều kiện hoạt động để bảo đảmquyền lợi chi nhà đầu tư và các công ty chứng khoán đạt tiêu chuẩn.

Bên cạnh đó, các chính sách của Nhà nước cũng quy định chặt chẽ về việccông bố thông tin ra công chúng cau chủ thể phát hành và các công ty chứngkhoán Điều này tạo ra cơ chế giám sát, kiểm soát các chủ thể tham gia thịtrường chứng khoán và tạo ra cho các hoạt động được lành mạnh, bảo đảmnguyên tắc công khai, công bằng và minh bạch

Các chính sách vĩ mô cũng tác động mạnh mẽ đến hoạt động của thịtrường chứng khoán và gián tiếp ảnh hưởng tới các công ty chứng khoán Các tổchức hoạt động trên thị trường chứng khoán có thể hoạt động trên nhiều lĩnh vựcnên mỗi chính sách của Nhà nước đều nhận được nhiều sự chú ý Chính sách tạo

ra sự thúc đấy hay hạn chế đối với các nhà đầu tư, các tổ chức niêm yết trên thịtrường chứng khoán đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, khả năng cạnhtranh của công ty chứng khoán

♦ Đối thủ cạnh tranh

Một quy luật tất yếu trong sự vận động và phát triển của nền kinh tế thịtrường là cạnh tranh, đây chính là động lực của sự phát triển Môi trường cạnhtranh ngày càng trở nên gay gắt khi thị trường chứng khoán phát triển, điều nàyđòi hỏi các công ty chứng khoán phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho mục tiêutồn tại và phát triển

Các đối thủ là một nhân tố không thể thiếu trong bất kỳ lĩnh vực nào

Trang 39

có động lực để các công ty phát triển Khi trên thị trường xuất hiện một công tymới thì chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm, chú ý của các công ty đã có Họ sẽ tìmmọi cách để tìm ra được điểm khác biệt giữa họ và công ty mới này, từ đó khôngngừng đầu tư để phát huy điểm mạnh của mình Chính sự xuất hiện của đối thủmới này đã kích thích khả năng tiềm ẩn của các công ty khác phát triẻn Càng cónhiều đối thủ thì mức độ cạnh tranh càng gay gắt và càng đòi hỏi các công typhải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, nếu không sẽ bị đàothải khỏi thị trường.

♦ Nhân tố khách hàng

Khách hàng đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp nói chung và công ty chứng khoán nói riêng Đặc biệt đối vớicông ty chứng khoán thì công chúng đầu tư là trọng tâm sự cạnh tranh và là độnglực thúc đẩy các công ty chứng khoán phải nâng cao năng lực cạnh tranh Để tiếpcận khách hàng thì yêu cầu với các công ty chứng khoán là phải cung cấp cácdịch vụ có chất lượng tốt nhất; để giữ chân khách hàng thì lại cần phải có dịch vụchăm sóc khách hàng chu đáo nhất

Đối tượng khách hàng của công ty chứng khoán là khá đa dạng, có thể là

cá nhân hoặc tổ chức với sự hiểu biết về thị trường chứng khoán là khác nhau Vìvậy sản phẩm dịch vụ của công ty chứng khoán không chỉ giúp họ tiếp cận vớithị trường chứng khoán để đưa ra quyết định đầu tư mà còn phải hạn chế đượcrủi ro

Trang 40

1.2.4.2Các nhân tố chủ quan

♦ Tiềm lực tài chính:

Vốn chính là nền tảng cho mọi hoạt động trong công ty Không có vốn thì

sẽ không có công ty, không có cơ sở vật chất kỹ thuật, không có đội ngũ nhân sự

Mà không có những yếu tố này thì một công ty cũng không thể hoạt động được.Nếu một công ty có tiềm lực tài chính vững mạnh thì sẽ có điều kiện để đầu tưvào cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị công nghệ hiện đại hay đào tạo được đội ngũnhân sự trình độ cao Những yếu tố này tạo nên tính cạnh tranh giữa các công ty.Tuy nhiên, không phải công ty nào có tiềm lực tài chính vững mạnh cũng cónăng lực cạnh tranh cao Bởi nếu nguồn vốn đó không được sử dụng hợp lý thìcũng không thể phát huy được hiệu quả, gây lãng phí

♦ Đội ngũ nhân sự

Đội ngũ nhân sự chính là nhân tố vận hành hoạt động của một công ty Mộtcông ty không có đội ngũ nhân sự cũng giống như một ngôi nhà hoang, khôngngười ở và máy móc trong đó cũng không thể hoạt động được Đặc biệt tronglĩnh vực chứng khoán thường đòi hỏi hàm lượng chất xám thì nguồn nhân lực lạicàng quan trọng Nó chính là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến khả năngcạnh tranh của một CTCK Với một đội ngũ nhân viên môi giới nhiệt tình, chuđáo, am hiểu thị trường hay đội ngũ nhân viên phân tích, tư vấn giàu kinhnghiệm chính là một lợi thế trong việc thu hút khách hàng cũng như tạo nên uytín cho công ty Từ đó, góp phần làm tăng khả năng cạnh trạnh của công ty trênthị trường

♦ Cơ sở vật chất và khoa học công nghệ

Một ngôi nhà nếu như không có cái móng vững chắc thì sẽ không thểđứng vững trước gió lớn Công ty chính là một ngôi nhà chung và cơ sở vật chất

Ngày đăng: 22/04/2016, 10:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w