Kiến thức - Nêu được những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của dơi thích nghi với đời sống bay.. - Nêu được những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính cá voi thích nghi với đời sống bơi
Trang 1Tuần: Ngày soạn:25/02/2016 Tiết: Ngày dạy:
BÀI 49: SỰ ĐA DẠNG CỦA THÚ (Tiếp)
BỘ DƠI – BỘ CÁ VOI
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức
- Nêu được những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của dơi thích nghi với đời sống bay
- Nêu được những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính cá voi thích nghi với đời sống bơi lặn trong nước
2 Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh
- Kĩ năng hoạt động nhóm
3 Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.Chuẩn bị của giáo viên: tranh về dơi và cá voi
2.Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về dơi và cá voi
III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1 Ổn định tổ chức (1 phút)
2 Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo và tập tính của thú mỏ vịt và Kanguru thích nghi với đời sống của chúng ?
Trả lời:
* Thú mỏ vịt sống vừa ở nước ngọt, vừa ở cạn ( Châu Đại Dương)
-Đặc điểm: + Mỏ dẹp, bộ lông dày, mịn và không thấm nước.
+ Chân có màng bơi
+ Đẻ trứng, thú cái có tuyến sữa nhưng chưa có núm vú, nuôi con bằng sữa
Trang 2* Kanguru sống chạy nhảy trên đồng cỏ Châu Đại Dương
-Đặc điểm : + Chi sau lớn, khoẻ, đuôi to dài
+ Đẻ con, con sơ sinh rất nhỏ, được nuôi trong túi da ở bụng thú mẹ, bú mẹ thụ động, thú mẹ có núm vú.
3 Bài mới: (33 phút)
VB: Nghiên cứu bộ thú có điều kiện sống đặc biệt đó là bay lượn và ở dưới nước
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của dơi thích nghi với đời sống bay.(16 phút)
Mục tiêu: Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của dơi thích nghi với đời sống bay
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
- HS đọc thông tin SGK và tìm hiểu
thực tế hãy cho biết:
-Dơi sống ở đâu?
-Yêu cầu HS quan sát hình 49.1A, đọc
thông tin SGK trang 154 trả lời các câu
hỏi sau:
-HS lên bảng chỉ ra cấu tạo ngoài của
dơi?
-Chi trước của dơi có sự biến đổi như
thế nào? Cánh da là gì? Sự biến đổi này
cho thấy dơi thích nghi với đời sống gì?
-Yêu cầu HS quan sát hình 49.1B, đọc
thông tin SGK trang 154 trả lời các câu
hỏi sau:
HS trả lời câu hỏi:
-Trong hang động, hốc đá, nhà kho, trên cây
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV
-Chi trước biến đổi thành cánh da
+Cánh da là một màng da rộng phủ lông mao thưa, mềm mại nối liền cánh tay, ống tay, các xương bản và các xương ngón với mình, chi sau và đuôi
+Thích nghi với đời sống bay lượn
Đại diện: dơi ăn sâu
bọ, dơi quả
- Đặc điểm của Bộ Dơi: Thích nghi với đời sống bay lượn, chi trước biến đổi thành cánh
da Cánh da
là một màng
da rộng phủ lông mao thưa, mềm mại nối liền chi trước
Trang 3-Cách di chuyển của dơi?
-Dơi có kiểu bay như thế nào? Vì sao
dơi có kiểu bay đó?
-Tại sao Dơi biết bay như chim nhưng
lại được xếp vào lớp thú?
-Yêu cầu HS quan sát hình 49.1C, đọc
thông tin SGK trang 154 trả lời các câu
hỏi sau:
-Thức ăn của dơi là gì? Dơi kiếm ăn
vào thời gian nào trong ngày?
-Vậy bộ răng của dơi có đặc điểm gì?
-Dơi có những lợi ích , tác hại gì đối
với con người?
*GV cho HS xem tranh và cung cấp
thông tin: Dơi xứ lạnh hàng năm bay
về phương Nam tránh rét, rồi mùa hè
-Dơi có màng cánh rộng, thân ngắn nên có cách bay thoăn thoắt, thay hướng đổi chiều một cách linh hoạt
-Khi bắt đầu bay dơi chỉ cần rời khỏi vật bám Vì chân sau yếu, thân nhỏ
-Dơi được xếp vào lớp thú vì dơi đẻ con và nuôi con bằng sữa Thân dơi có lông mao thưa
-Dơi ăn sâu bọ (dơi ăn sâu bọ) dơi ăn quả (dơi quả) Một số dơi hút máu động vật, người (dơi mặt quỷ)
+Dơi kiếm ăn vào ban đêm hoặc sẫm tối
-Bộ răng nhọn dễ dàng phá vỏ kitin của sâu bọ
-Lợi ích: Dơi ăn sâu bọ, muỗi, phân dơi làm phân bón, làm thuốc súng, và là nguồn diêm trắng
-Tác hại: Dơi ăn quả làm giảm năng suất cây trồng, dơi hút máu làm hại sức khỏe con người, động vật , truyền bệnh
với mình, chi sau và đuôi.
- Di chuyển: Chân yếu có
tư thế bám vào cành cây treo ngược cơ thể Khi bắt đầu bay dơi chỉ cần rời vật bám, tự buôn mình
từ cao.
- Răng nhọn, sắc thích nghi với thức ăn
là sâu bọ.
Trang 4lại quay về quê cũ Dơi có hiện tượng
ngủ đông trong các hang động, gác
chuông nhà thờ,… khi nhiệt độ môi
trường xuống thấp Lúc này hoạt
động của cơ thể Dơi giảm xuống để
tiết kiệm năng lượng và Dơi có thể
không cần ăn vẫn có thể sống trong
thời gian này.
-HS tiếp nhận thông tin
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của Cá Voi thích nghi với đời sống bay.(17 phút)
Mục tiêu: Nêu được những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của cá voi thích nghi với
đời sống bơi lặn dưới nước
Hoạt đông của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK
trang 159, 160 kết hợp với quan sát
hình 49.2, trả lời các câu hỏi sau:
- Cá voi sống ở đâu?
- Cơ thể cá Voi có những biến đổi như
thế nào để thích nghi với đời sống ở
nước?
Quan sát h49.2B và trả lời câu hỏi
- Tại sao cá voi có cơ thể nặng nề, vây
ngực nhỏ nhưng nó vẫn di chuyển dễ
dàng trong nước?
- Cá nhân tự đọc thông tin và quan sát hình, trả lời câu hỏi:
-Cá voi sống chủ yếu ở biển ôn đới và biển lạnh
-Cơ thể hình thoi, chi trước biến thành vây, chi sau tiêu giảm, phía sau mình có vây đuôi nằm ngang(rất khỏe) bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc
-Cá voi có thể di chuyển dễ dàng trong nước vì nó có cấu tạo của xương vây giống chi trước (có xương cánh tay, xương ống tay, xương bàn và các xương ngón) Cơ thể hình
Đại diện:cá voi xanh, cá heo
- Bộ Cá voi thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước : Cơ thể có hình thoi,cổ ngăn, lớp
mỡ dưới da dày, chi trước biến đổi thành chi bơi có dạng bơi
Trang 5-Lớp mỡ dưới da dày có ý nghĩa gì với
đời sống của cá?
-Dựa vào hình 49.2C và thông tin
SGK/160 hãy cho biết Thức ăn của cá
voi là gì? cá Voi có răng không?
-Dựa vào SGK mô tả cách lấy thức ăn
của cá voi?
+ Hãy nêu đặc điểm sinh sản và hô hấp
của cá voi ?
-Cá voi có hình dạng giống cá, thích
nghi với đời sống bơi lội, tại sao không
xếp cá voi vào lớp Cá mà vào lớp Thú?
Một số đại diện của bộ cá voi:
Cá voi xanh , cá nhà tắng, cá heo
GV cung cấp thông tin:
-Cá voi sống theo đàn, đẻ mỗi lứa 1
con dài tới 7m, sau 2-3 năm mới lại
đẻ, cá voi con bú mẹ khoảng 7 tháng,
sau 3 năm mới trưởng thành.
thoi Có lớp mỡ dưới da dầy
-Giúp cách nhiệt và giữ ấm cơ thể
-Cá voi ăn tôm, cá, động vật nhỏ,…
-Cá voi không có răng, trên hàm có nhiều tấm sừng rũ xuống như cái sàng lọc nước
-Khi cá voi há miệng, nước mang tôm, cá và những động vật nhỏ vào miệng cá voi -Khi cá voi ngậm miệng, thức
ăn được giữ trong miệng, còn nước đi qua khe các tấm sừng
ra ngoài
- Cá voi sinh sản trong nước, đẻ con và nuôi con bằng sữa
+Hô hấp bằng phổi
Vì cá voi có: - Xương chi -Lông mao -Hô hấp bằng phổi
- Cá voi đẻ con
và nuôi con bằng sữa
HS quan sát hình và tiếp nhận thông tin
chèo, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc
- Đẻ con và nuôi con bằng sữa.
- Hô hấp bằng phổi
Trang 6*Cá heo là một loài khá thông minh,
chúng thường được huấn luyện để
làm xiếc, ngày nay người ta còn huấn
luyện cá heo trong lĩnh vực cứu hộ.
-Hiện nay cá voi đang gặp phải những
trở ngại gì tong đời sống?
-Chúng ta phải làm gì để bảo vệ cá
voi?
- GV lưu ý nếu ý kiến của các nhóm
chưa thống nhất, cho HS thảo luận tiếp
để tìm hiểu một số phương án
-Ô nhiễm môi trường, nạn săn bắn cá voi
-Bảo vệ môi trường biển, cấm săn bắt cá voi trái phép
-Tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ môi trường và các loài
cá voi
4.Củng cố: (5 phút)
BT1: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng
a) Cách cất cánh của dơi là:
a- Nhúng mình lấy đà tự mặt đất
b- Chạy lấy đà rồi vỗ cánh
c- Chân rời vật bám buông mình từ trên cao
d- Dựa vào sự nâng đỡ của không khí, hướng thay đổi của các luồng gió.
b) Những đặc điểm của cá voi thích nghi với đời sống ở nước:
a- Cơ thể hình thoi, cổ không phân biệt
b- Vây lưng to giữ thăng bằng
c- Chi trước có màng căng nối các ngón
d- Chi trước dạng bơi chèo
e- Da có vảy mỏng tiết chất nhày
g- Có lớp mỡ dưới da dày
5 Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục “Em có biết”
- Chẩn bị bài 50” Đa dạng của lớp thú (tt) Bộ ăn sâu bọ, Bộ gặm nhấm, Bộ ăn thịt”
- Kẻ bảng trang 164 SGK vào vở bài tập
Trang 7V.Rút kinh nghiệm: