Đáp án: - Mức tối đa: b - Mức không đạt: các phương án khác, hoặc không có phương án.. Đáp án: - Mức tối đa: a - Mức không đạt: các phương án khác, hoặc không có phương án.. Nhân vật vụn
Trang 1KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH HKI LỚP 6 NAM HỌC 2015 - 2016
CHỦ ĐỀ: TRUYỆN CƯỜI, TREO BIỂN, LỢN CƯỚI ÁO MỚI
I Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các mức độ yêu cầu năng lực HS:
1 Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a Kiến thức:
* Truyện cười:
- Hiểu được khái niệm, đặc điểm truyện cười: đó là loại truyện có kết cấu ngắn gọn, nhưng bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ giản dị
- Nhằm: giải trí, nhưng đôi lúc nó còn được dùng để phê phán cái đáng cười, thể hiện niềm lạc quan của con người trong đời sống
* Treo biển, Lợn cưới áo mới:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật gây cười của hai truyện Treo biển và Lợn cưới áo mới
- Rút ra được bài học qua hai truyện trên
b Kĩ năng: Rèn luyện HS biết kể chuyện, viết đoạn văn.
c Thái độ: GD cho HS có chủ kiến, lập trường, không khoe khoang.
2 Mô tả các mức độ phát triển năng lực cho HS:
Mức độ
1 Truyện cười,
Treo biển, Lợn
cưới áo mới
- Nhận diện được thể loại
- Nhận biết nội dung của văn bản
- Nhận biết lời thoại của nhân vật
- Hiểu đặc điểm thể loại truyện cười
- Thấy được tư tưởng tình cảm của tác giả dân gian thể hiện qua truyện
- Chỉ ra các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật đặc sắc của mỗi truyện
2 Tạo lập văn
bản
- Kể chuyện bằng lời văn của
em (Lợn cưới,
áo mới)
- Bài học rút ra
từ mỗi truyện
- Viết đoạn văn theo yêu cầu cụ thể
II Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực
*Câu hỏi nhận biết (4-5 câu)
Câu 1 Truyện “Lợn cưới, áo mới” thuộc thể loại truyện dân gian nào?
a Truyện ngụ ngôn
Trang 2b Truyện cười.
c Truyền thuyết
d.Truyện cổ tích
Đáp án:
- Mức tối đa: b
- Mức không đạt: các phương án khác, hoặc không có phương án.
Câu 2 Truyện “Treo biển” phê phán điều gì?
a Người thiếu chủ kiến
b Người khoe khoang
c Người đề cao bản thân
d Những người hay so bì, tị nạnh
Đáp án:
- Mức tối đa: a
- Mức không đạt: các phương án khác, hoặc không có phương án.
Câu 3 Lời thoại sau đây được trích từ văn bản nào?
“ Người ta chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao, mà phải đề là”Ở đây?””
a Lợn cưới áo mới
b Treo biển
c Con rồng cháu tiên
d Sơn Tinh Thuỷ Tinh
Đáp án:
- Mức tối đa: a
- Mức không đạt: các phương án khác,hoặc không có phương án.
Câu 4 Em hãy cho biết có mấy người “góp ý” về cái biển treo ở cửa hàng bán cá? Đáp án :
a 2
b 3
c 4
d 5
- Mức tối đa: c
- Mức không đạt: các phương án khác,hoặc không có phương án.
Câu 5 Cái biển treo ở cửa hàng bán cá lúc đầu có tên là gì?
Đáp án :
a Ở đây có bán cá
b Ở đây có bán cá tươi
c Có bán cá tươi
d Bán cá tươi
- Mức tối đa: b
- Mức không đạt: các phương án khác,hoặc không có phương án.
Câu 6 Có mấy nhân vật trong “Lợn cưới, áo mới?
Đáp án :
a 2
b 3
- Mức tối đa: a
- Mức không đạt: các phương án khác,hoặc không có phương án.
Trang 3*Câu hỏi thông hiểu: (4-5 câu)
Câu 1 Chi tiết gây cười của truyện “ Lợn cưới áo mới” là gì?
a Nhân vật cố ý đưa thông tin thừa để khoe khoang
b.Nhân vật vụng về khi hỏi
c Nhân vật vụng về khi trả lời
d.Nhân vật khéo léo khi trả lời
Đáp án:
- Mức tối đa: a
- Mức không đạt: các phương án khác,hoặc không có phương án.
Câu 2 Em hiểu thế nào là truyện cười?
Đáp án:
Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, nhằm tạo tiếng cười mua vui hoặc phê phán thói hư tật xấu trong xã hội
- Mức tối đa: Trả lời đầy đủ khái niệm.
- Mức chưa tối đa: HS nêu chưa đầy đủ ý như ờ mức tối đa.
- Mức không đạt: Các phương án khác hoặc không có phương án.
Câu 7 Qua nội dung truyện “ Treo biển” tác giả dân gian muốn khuyên ta điều gì?
a Cần sống đoàn kết
b Giúp đỡ nhau trong cuộc sống
c Cần có tư tưởng lập trường vững vàng
d Cần có tầm nhìn sâu rộng
Đáp án:
- Mức tối đa: c
- Mức không đạt: các phương án khác,hoặc không có phương án.
Câu 3 Từ truyện “Lợn cưới áo mới”, em hiểu thế nào là tính khoe khoang?
Đáp án:
- Mức tối đa: Khoe khoang là phô trương cái mà mình cho là hay là giỏi.
- Mức chưa tối đa: HS nêu chưa đầy đủ ý như ở mức tối đa.
- Mức không đạt: Các phương án khác hoặc không có phương án.
*Câu hỏi vận dụng thấp:
Câu 1 Em hãy kể ngắn gọn lại truyện “ Lợn cưới, áo mới” bằng lời văn của em.
Đáp án:
- Mức tối đa: học sinh kể đảm bảo các chi tiết chính của truyện, bằng lời văn của mình.
- Mức chưa tối đa:
+HS kể chưa đủ các chi tiết chính
+HS không kể bằng lời văn của mình
- Mức không đạt:HS không kể được chuyện
Câu 2 Từ truyện “Treo biển”, em có thể rút ra bài học gì về cách dùng từ?
Đáp án:
- Mức tối đa: Cần lựa chọn từ ngữ thật chính xác trước khi dùng, dùng đúng nghĩa; không dùng thừa, dùng thiếu từ ngữ làm người đọc khó hiểu, hiểu sai
- Mức chưa tối đa: HS nêu chưa đầy đủ ý như ờ mức tối đa
- Mức không đạt: Các phương án khác hoặc không có phương án.
*Câu hỏi vận dụng cao:
Trang 4Câu 1 Từ truyện “ Treo biển” em rút ra được bài học gì về cách tiếp thu ý kiến người khác?
Đáp án:
- Mức tối đa: Khi nghe người khác góp ý, cần phải suy xét, tiếp thu một cách có chọn lọc.
- Mức chưa tối đa: Biết lắng nghe ý kiến của người khác.
- Mức không đạt: Các phương án khác hoặc không có phương án.
Câu 2 Hãy đóng vai anh có áo mới và viết đoạn văn ngắn ( 6-10 câu) để bày tỏ tâm trạng của mình khi gặp được anh có lợn cưới.
Đáp án:
- Mức tối đa:
+ Nội dung: Học sinh có thể hình dung tâm trạng của nhân vật có áo mới ( mình đang đóng vai): Đó là tâm trạng vui sướng, như mỡ cờ trong bụng, mình không cần biết anh có lợn cưới là ai, có tâm trạng ra sao mà chỉ biết rằng đây là cơ hội để thỏa mãn tính khoe khoang của mình.
+ Hình thức: HS biết viết đoạn văn, không sai chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Mức chưa tối đa:
+ HS viết chưa đủ các ý chính ( nêu ở nội dung mức đạt tối đa).
+ HS có lỗi sai về hình thức ( nêu ở nội dung mức đạt tối đa).
- Mức không đạt: HS không viết được đoạn văn hoặc viết đoạn văn không theo yêu cầu của đề.
Trang 5LẬP MA TRẬN:
Mức độ
Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số
1 Đọc
-hiểu
(Truyện
cười, Treo
biển, Lợn
cưới áo mới)
- Nhận diện được thể loại
- Nhận biết nội dung của văn bản
- Nhận biết lời thoại của nhân vật
- Hiểu đặc điểm thể loại truyện cười
- Thấy được tư tưởng tình cảm của tác giả dân gian thể hiện qua truyện
- Chỉ ra các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật đặc sắc của mỗi truyện
2 Tạo lập
văn bản - Hiểu và nêuđược Truyện
cười
- Hiểu được các đức tính sau khi học văn bản
- Kể lại được chuyện Lợn cưới, áo mới
- Bài học rút ra
từ mỗi truyện
- Viết đoạn văn theo yêu cầu cụ thể
III/ Đề kiểm tra: ( 45 phút)
I/ Phần trắc nghiệm: ( HS khoanh tròn phương án đúng nhất ở mỗi câu, mỗi câu đúng đạt 0.5đ)
Câu 1 Truyện “Lợn cưới áo mới”thuộc thể loại truyện dân gian nào?
a Truyện ngụ ngôn.
b Truyện cười.
c Truyền thuyết.
d.Truyện cổ tích.
Câu 2 Truyện “Treo biển”phê phán điều gì?
a Người thiếu chủ kiến.
b Người khoe khoang.
c Người đề cao bản thân.
d Những người hay so bì, tị nạnh.
Câu 3 Lời thoại sau đây được trích từ văn bản nào?
“ Người ta chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao, mà phải đề là”Ở đây?””
Trang 6a.Lợn cưới áo mới
b.Treo biển
c.Con Rồng cháu Tiên
d Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Câu 4 Chi tiết gây cười của truyện “Lợn cưới áo mới” là gì?
a Nhân vật cố ý đưa thông tin thừa để khoe khoang.
b.Nhân vật vụng về khi hỏi.
c Nhân vật vụng về khi trả lời.
d.Nhân vật khéo léo khi trả lời.
Câu 5 Qua nội dung truyện “ Treo biển” tác giả dân gian muốn khuyên ta điều gì?
a Cần sống đoàn kết
b Giúp đỡ nhau trong cuộc sống
c Cần có tư tưởng lập trường vững vàng
d Cần có tầm nhìn sâu rộng
Câu 6 Cái biển treo ở cửa hàng bán cá lúc đầu có tên là gì?
a Ở đây có bán cá
b Ở đây có bán cá tươi
c Có bán cá tươi
d Bán cá tươi
II/ Phần tự luận:
Câu 1 Em hiểu thế nào là truyện cười?
Câu 2 Từ truyện “Lợn cưới áo mới”, em hiểu thế nào là tính khoe khoang?
Câu 3 Em hãy kể ngắn gọn lại truyện “Lợn cưới, áo mới” bằng lời văn của em.
Câu 4 Hãy đóng vai anh có áo mới và viết đoạn văn ngắn (6-10 câu) để bày tỏ tâm trạng
của mình khi gặp được anh có lợn cưới
IV/ Hướng dẫn chấm:
I/ Phần trắc ngiệm:
Câu 1 Truyện “Lợn cưới áo mới”thuộc thể loại truyện dân gian nào?
Đáp án:
- Mức tối đa: b
- Mức không đạt: các phương án khác, hoặc không có phương án.
Câu 2 Truyện “ Treo biển”phê phán điều gì?
Đáp án:
- Mức tối đa: a
- Mức không đạt: các phương án khác, hoặc không có phương án.
Câu 3 Lời thoại sau đây được trích từ văn bản nào?
Đáp án:
- Mức tối đa: a
- Mức không đạt: các phương án khác,hoặc không có phương án
Câu 4 Chi tiết gây cười của truyện “ Lợn cưới áo mới” là gì?
Đáp án:
- Mức tối đa: a
- Mức không đạt: các phương án khác,hoặc không có phương án.
Câu 5 Qua nội dung truyện “ Treo biển” tác giả dân gian muốn khuyên ta điều gì? Đáp án:
Trang 7- Mức tối đa: c
- Mức không đạt: các phương án khác,hoặc không có phương án.
Câu 6 Cái biển treo ở cửa hàng bán cá lúc đầu có tên là gì?
Đáp án:
- Mức tối đa: b
- Mức không đạt: các phương án khác,hoặc không có phương án.
II/ Phần tự luận:
Câu 1 Em hiểu thế nào là truyện cười?
Đáp án:
- Mức tối đa: Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, nhằm tạo tiếng cười mua vui hoặc phê phán thói hư tật xấu trong xã hội.
- Mức chưa tối đa: HS nêu chưa đầy đủ ý như ở mức tối đa.
- Mức không đạt: Các phương án khác hoặc không có phương án.
Câu 2 Từ truyện “Lợn cưới áo mới”, em hiểu thế nào là tính khoe khoang?
Đáp án:
- Mức tối đa: Khoe khoang là phô trương cái mà mình cho là hay là giỏi.
- Mức chưa tối đa: HS nêu chưa đầy đủ ý như ở mức tối đa.
- Mức không đạt: Các phương án khác hoặc không có phương án.
Câu 3 Em hãy kể ngắn gọn lại truyện “ Lợn cưới, áo mới” bằng lời văn của em.
Đáp án:
- Mức tối đa: học sinh kể đảm bảo các chi tiết chính của truyện, bằng lời văn của mình.
- Mức chưa tối đa:
+HS kể chưa đủ các chi tiết chính
+HS không kể bằng lời văn của mình
- Mức không đạt:HS không kể được chuyện
Câu 4 Hãy đóng vai anh có áo mới và viết đoạn văn ngắn ( 6-10 câu) để bày tỏ tâm trạng
của mình khi gặp được anh có lợn cưới
Đáp án:
- Mức tối đa:
+ Nội dung: Học sinh có thể hình dung tâm trạng của nhân vật có áo mới ( mình đang đóng vai): Đó là tâm trạng vui sướng, như mỡ cờ trong bụng, mình không cần biết anh
có lợn cưới là ai, có tâm trạng ra sao mà chỉ biết rằng đây là cơ hội để thỏa mãn tính khoe khoang của mình.
+ Hình thức: HS biết viết đoạn văn, không sai chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Mức chưa tối đa:
+ HS viết chưa đủ các ý chính ( nêu ở nội dung mức đạt tối đa).
+ HS có lỗi sai về hình thức ( nêu ở nội dung mức đạt tối đa).
- Mức không đạt: HS không viết được đoạn văn hoặc viết đoạn văn không theo yêu cầu của đề.