1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cách chấm sáng kiến kinh nghiệm tiểu học

4 6,7K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 54 KB

Nội dung

I CÁCH VIẾT: Để thống nhất cách viết SKKN trong toàn Tỉnh, Sở đề nghị GV phải viết theo yêu cầu sau: 1. Yêu cầu chung: a)Về hình thức: SKKN có thể viết theo các yêu cầu sau: Báo cáo thực tế. Tường thuật (mẩu chuyện kể kinh nghiệm, sáng kiến). Tổng kết kinh nghiệm. b)Về nội dung: SKKN có thể làm một bài viết: Nói lên một sáng kiến, một số suy nghĩ về một vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ. Trao đổi, đề xuất kinh nghiệm về một vấn đè, một tiết dạy, một chương, một khía cạnh, một phân môn,… trong phạm vi hoạt động giáo dục. Tuy nhiên nên chọn một vấn đề, một khía cạnh,… trong nội dung hoạt động giảng dạy, giáo dục để viết, không nên chọn vấn đề quá lớn, quá rộng và chung chung. Càng thu hẹp phạm vi thì vấn đề được viết càng dễ tập trung, càng sâu sắc. Ngoài ra cũng cần chú ý tới tính khả thi trên thực tế giảng dạy trên lớp. 2. Yêu cầu về bố cục: Bố cục bài viết SKKN gồm hai phần chính: Phần 1: Phần lí lịch gồm: Họ tên tác giả. Chức vụ, chức danh. Đơn vị công tác. Tên đề tài Phần 2: Phần nội dung bài viết, gồm các phần cơ bản sau: a.Dẫn nhập: Đặt vấn đề. b.Những khó khăn: Nêu những khó khăn chủ quan và khách quan, từ đó thúc bách mình suy nghĩ, nghiên cứu để khắc phục, tháo gỡ. Phần này nên chọn những khó khăn điển hình nhất, phổ biến nhất. c.Những giải pháp khắc phục khó khăn trên: Đây là phần quan trọng nhất của bài viết. Nó có tính chất quyết định giá trị toàn bộ bản SKKN vì vậy cần nêu một cách rõ ràng, cụ thể tất cả các biện pháp đã áp dụng và thành công trong quá trình giải quyết tháo gỡ khó khăn ấy (nên chú ý đến việc khả thi trong phạm vi một tiết dạy nếu vấn đề tài SKKN thuộc vấn đề liên quan đến một tiết dạy trên lớp). Cũng cần nêu những biện pháp đã áp dụng nhưng không thành công để đồng nghiệp biết mà tránh.

Trang 1

BẢNG HƯỚNG DẪN VIẾT VÀ CHẤM SÁNG KIẾN KINH

NGHIỆM

I/ CÁCH VIẾT:

Để thống nhất cách viết SKKN trong toàn Tỉnh, Sở đề nghị GV phải viết theo yêu cầu sau:

1/ Yêu cầu chung:

a)Về hình thức: SKKN có thể viết theo các yêu cầu sau:

-Báo cáo thực tế

-Tường thuật (mẩu chuyện kể kinh nghiệm, sáng kiến)

-Tổng kết kinh nghiệm

b)Về nội dung: SKKN có thể làm một bài viết:

-Nói lên một sáng kiến, một số suy nghĩ về một vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ -Trao đổi, đề xuất kinh nghiệm về một vấn đè, một tiết dạy, một chương, một khía cạnh, một phân môn,… trong phạm vi hoạt động giáo dục

Tuy nhiên nên chọn một vấn đề, một khía cạnh,… trong nội dung hoạt động giảng dạy, giáo dục để viết, không nên chọn vấn đề quá lớn, quá rộng và chung chung Càng thu hẹp phạm vi thì vấn đề được viết càng dễ tập trung, càng sâu sắc Ngoài ra cũng cần chú ý tới tính khả thi trên thực tế giảng dạy trên lớp

2/ Yêu cầu về bố cục: Bố cục bài viết SKKN gồm hai phần chính:

*Phần 1: Phần lí lịch gồm:

-Họ & tên tác giả

-Chức vụ, chức danh

-Đơn vị công tác

Tên đề tài

*Phần 2: Phần nội dung bài viết, gồm các phần cơ bản sau:

a/.Dẫn nhập: Đặt vấn đề.

b/.Những khó khăn: Nêu những khó khăn chủ quan và khách quan, từ đó thúc

bách mình suy nghĩ, nghiên cứu để khắc phục, tháo gỡ Phần này nên chọn những khó khăn điển hình nhất, phổ biến nhất

c/.Những giải pháp khắc phục khó khăn trên: Đây là phần quan trọng nhất của

bài viết Nó có tính chất quyết định giá trị toàn bộ bản SKKN vì vậy cần nêu một cách rõ ràng, cụ thể tất cả các biện pháp đã áp dụng và thành công trong quá trình giải quyết tháo

gỡ khó khăn ấy (nên chú ý đến việc khả thi trong phạm vi một tiết dạy nếu vấn đề tài SKKN thuộc vấn đề liên quan đến một tiết dạy trên lớp) Cũng cần nêu những biện pháp

đã áp dụng nhưng không thành công để đồng nghiệp biết mà tránh

Trang 2

d/.Kết quả đạt được: Đây là phần xác nhận giá trị của bản SKKN Vì vậy cần

phải nêu rõ ràng, cụ thể những kết quả thực tế đã đạt được để chứng minh những giải pháp trên là đúng, nghĩa là phải nêu rõ số liệu thực tế đã được thực nghiệm như phương pháp điều tra, thống kê xác xuất, trắc nghiệm,… để làm cho các biện pháp đem ra áp dụng có sức thuyết phục, có giá trị khoa học

đ/.Kết luận: Tổng hợp những đều đã trình bày và rút ra những nhận định kết luận

cần thiết để vận dụng vào thực tiễn của ngành nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của ngành

II/ CÁCH CHẤM:

1./ Tiêu chuẩn:

*Loại A:

Nội dung:

-Đề tài được chọn để viết có nội dung mang tính thời sự nóng bỏng, đáp ứng kịp thời yêu cầu bức thiết của ngành

-Vấn đề được đạt ra hợp lý, đúng đường lối, quan điểm, nguyên lý, mục tiêu giáo dục của Đảng

-Cách giải quyết vấn đề chính xác, sâu sắc, khoa học được kiểm nghiệm hiệu quả giá trị qua thực tế bằng những phương pháp thực nghiệm như: điều tra thống kê, xác xuất,

… nói chung là đã định lượng được kết quả của cách giải quyết vấn đề và đã khẳng định

rõ giá trị kết quả của nó khi đem áp dụng

-Bài viết có thể vận dụng dễ dàng, có thể phổ biến rộng rãi cho toàn ngành trong Tỉnh, trong Nước

Hình thức: Bố cục đạt các yêu cầu đã nêu Lập luận chặt chẽ Văn viết chuẩn ngữ pháp,

dùng từ, chính tả, diễn đạt sáng sủa Thực tế minh hoạ chính xác, tiêu biểu, phong phú, khoa học, giàu tính thuyết phục

*Loại B:

Nội dung:

-Đề tài được chọn để viết có nội dung như loại A

-Bài viết hợp lý, đúng đường lối, quan điểm, nguyên lý, mục tiêu,… giáo dục của Đảng

-Bài viết đã được kiểm nghiệm giá trị qua thực tế nhưng nội dung chưa sâu sắc, hoặc đã định lượng điều tra thống kê, xác xuất,… nói chung là đã định lượng được giá trị kết quả nhưng chưa thật rõ ràng, cụ thể, chưa khoa học, chưa có sức thuyết phục cao

-Bài viết có thể vận dụng vào thực tế nhưng có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các địa bàn trong Tỉnh, trong Nước

Hình thức: Bố cục đạt các yêu cầu đã đề ra Lập luận chặt chẽ Văn viết chuẩn ngữ pháp,

dùng từ, chính tả, diễn đạt sáng sủa Thực tế nhìn chung chưa được phong phú, tiêu biểu

Trang 3

*Loại C:

Nội dung:

-Đề tài được chọn để viết bình thường, chưa mang tính cấp thiết của Ngành

-Bài viết đúng quan điểm, đúng đường lối…

-Bài viết hoặc chỉ nêu lên được một số suy nghĩ đúng hướng, chưa được kiểm nghiệm qua thực tếá, có thể dùng để đồng nghiệp tham khảo hoặc chỉ dừng lại ở mức độ định hình, cảm tính hoặc có kinh nghiệm qua thực tế nhưng nội dung trình bày thực tế minh hoạ, chưa rõ ràng, cụ thể, thiếu sức thuyết phục

Hình thức: Bố cục đạt yêu cầu, văn viết chuẩn ngữ pháp, diễn đạt sáng sủa, lập luận khá

chặt chẽ

*Không xếp loại:

Những SKKN không theo hệ thống hành chánh, không viết theo bố cục đã hướng dẫn, văn viết không sáng sủa, lập luận thiếu chặt chẽ, lủng củng Nội dung kiến thức không chuẩn xác, phương pháp giải quyết vấn đề không khoa học, không đạt điểm chuẩn

để xếp loại

2./ Thang diểm:

Thang điểm và mức điểm xếp loại như sau:

*Tổng số điểm tối đa là 100 điểm, chia ra:

a./Về nội dung: (80 điểm)

-Đề tài thiết, đúng hướng cải cách giáo dục, đúng quan điểm, đường lối, nguyên lý, mục tiêu giáo dục của Đảng (10 điểm)

-Cách nêu và giải quyết vấn đề rõ ràng, khoa học, giàu tính Sư Phạm, giàu sức thuyết phục (60 điểm)

Phần này bao gồm các điểm a, b, c, d, đ thuộc phần 2 - phần nội dung viết – và được phân bố điểm như sau:

a./ Dẫn nhập: 5 điểm

b./ Khó khăn: 5 điểm

c./ Những giải pháp khắc phục khó khăn: 20 điểm

d./ Kết quả đạt được: 20 điểm

đ./ Kết luận: 10 điểm

-Đề tài dễ áp dụng, phổ biến trong ngành (10 điểm)

b./ Về hình thức: (20 điểm)

-Bố cục rõ ràng, mạch lạc, đúng yêu cầu đã hướng dẫn (5 điểm)

-Lập luận, diễn đạt tốt (10 điểm)

-Thực tế minh hoạ tiêu biểu, phong phú (5 điểm)

*Xếp loại chung của Bản sáng kiến kinh nghiệm:

Trên cơ sở mức điểm đạt được, cách xếp loại được tính như sau:

Trang 4

-Loại A: Đạt từ 80 – 100 điểm

-Loại B: Đạt từ 65 – 79 điểm

-Loại C: Đạt từ 50 – 64 điểm

Ngày đăng: 21/04/2016, 19:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w