Ngoài ra, còn tiến hành phỏng vấn trực tiếp đốivới các chuyên gia tại Chi cục Bảo vệ môi trường, Phòng TN&MT huyện Gio Linh,… Đề tài nghiên cứu đã đạt được một số kết quả sau: - Nắm bắt
Trang 1Trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu bên cạnh những nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ từ thầy cô, gia đình, bạn bè và các cán bộ làm việc tại cơ quan thực tập.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo PGS.TS Bùi Dũng Thể đã tận tình giúp đỡ, định hướng đề tài, cung cấp những tài liệu cần thiết và những chỉ dẫn hết sức quý báu đã giúp tôi giải quyết những vướng mắc gặp phải
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Trường Đại học kinh tế Huế, là những người trong suốt quá trình học đã truyền thụ kiến thức chuyên môn làm nền tảng vững chắc để tôi hoàn thành tốt khóa luận.
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các bác, các chú và các anh chị đang công tác tại Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Trị đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập, nghiên cứu Xin cảm ơn 75 hộ gia đình tại các xã trên địa bàn huyện Gio Linh đã nhiệt tình cộng tác trong suốt thời gian phỏng vấn và điều tra số liệu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh, ủng hộ và động viên trong những lúc khó khăn, giúp tôi có thể hoàn thành tốt công việc học tập, nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù bản thân đã cố gắng và tâm huyết với công việc nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận được ý kiến đóng góp và động viên của Thầy, Cô và các bạn sinh viên để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Trang 2Phạm Thị Mai Dung
Trang 3MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục các từ viết tắt iv
Danh mục bảng v
Tóm tắt nghiên cứu vi
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa của đề tài 3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
Chương I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 5
1.1.1 Một số khái niệm về thuốc BVTV 5
1.1.2 Phân loại thuốc BVTV 6
1.1.3 Các dạng thuốc BVTV [2] 11
1.1.4 Những tác động của thuốc BVTV 12
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 15
1.2.1 Cơ sở pháp lý của đề tài 15
1.2.2 Thực trạng quản lý các điểm ô nhiễm thuốc BVTV tồn lưu ở Việt Nam 16
1.2.3 Thực trạng quản lý các điểm ô nhiễm thuốc BVTV tồn lưu ở Quảng Trị 22
Chương II ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC ĐIỂM Ô NHIỄM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TỒN LƯU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ 26
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 26
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 26
Trang 42.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 30
2.2 Hiện trạng tồn lưu thuốc BVTV quá hạn, cấm sử dụng trên địa bàn huyện Gio Linh 32
2.2.1 Vị trí các điểm tồn lưu 32
2.2.2 Thành phần và khối lượng thuốc BVTV tồn lưu 36
2.2.3 Đánh giá mức độ nhiễm thuốc BVTV và xác định khu vực đất nhiễm 38
2.3 Công tác quản lý các điểm ô nhiễm thuốc BVTV tồn lưu trên địa bàn huyện Gio Linh 39
2.3.1 Thông tin các hộ điều tra 39
2.3.2 Ảnh hưởng của các điểm tồn lưu tới môi trường sinh thái và đời sống hộ dân 40
2.3.3 Nhận thức của người dân về những nguy hại do các điểm ô nhiễm thuốc BVTV tồn lưu gây ra 45
2.3.4 Công tác nhận diện và điều tra các điểm tồn lưu 47
2.3.5 Công tác kiểm soát và xử lý đối với lượng thuốc tồn lưu 47
2.3.6 Đánh giá chung 50
2.3.7 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý 50
Chương III ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 52
3.1 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý các điểm ô nhiễm thuốc BVTV tồn lưu 52
3.1.1 Về phía người dân và chính quyền địa phương 52
3.1.2 Về phía cơ quan, ban ngành có liên quan 53
3.2 Định hướng kế hoạch và nguồn lực xử lý thuốc BVTV tồn lưu 54
3.2.1 Đề xuất dự án ưu tiên xử lý: 54
3.2.2 Dự kiến thời gian hoàn thành xử lý 54
3.2.3 Nguồn kinh phí xử lý 54
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
1 Kết luận 56
2 Kiến nghị 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
Trang 5PHỤ LỤC
Trang 6UBND Ủy ban nhân dân
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
VSV Vi sinh vật
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại (theo quy định của WHO) 6
Bảng 2 Bảng phân loại nhóm độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các biểu tượng về độ độc cần ghi trên nhãn 7
Bảng 3 Phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại 7
Bảng 4 Phân loại hóa chất theo đường xâm nhập 9
Bảng 5 Phân loại thuốc BVTV theo thời gian phân hủy 11
Bảng 6: Thời gian bán phân hủy các loại thuốc trừ sâu thuộc POPs 13
Bảng 7 Thành phần và khối lượng thuốc BVTV tồn lưu 36
Bảng 8 Đánh giá ô nhiễm thuốc BVTV và xác định khu vực đất nhiễm 38
Bảng 9 Thông tin giới tính người tham gia phỏng vấn 39
Bảng 10 Thông tin về trình độ học vấn và nghề nghiệp của người tham gia phỏng vấn .40
Bảng 11 Hiện trạng quản lý các điểm tồn lưu 40
Bảng 12 Vị trí hiện tại của các điểm tồn lưu thuộc 41
Bảng 13 Khoảng các từ điểm tồn lưu đến hộ dân (sông ngòi, ao hồ) gần nhất 41
Bảng 14 Thời gian tồn lưu của các điểm tồn lưu 42
Bảng 15.Thông tin và những biểu hiện bệnh tật đối với người dân (người dân xung quanh kho thuốc, những người tiếp xúc với kho thuốc trước đây) 44
Bảng 16 Phương án lựa chọn xử lý thuốc tồn lưu của hộ dân 45
Bảng 17 Mức độ quan tâm đến sự tồn tại các điểm tồn lưu thuốc BVTV 46
Bảng 18 Thông tin hộ dân được phổ biến kiến thức về thuốc BVTV 47
Bảng 19 Mức độ hài lòng của hộ dân đối với công tác quản lý sau khi nhận diện các điểm tồn lưu thuốc BVTV 48
Bảng 20 Đánh giá chung của hộ dân đối với công tác quản lý các điểm tồn lưu thuốc BVTV 50
Trang 8TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nước ta là nước nông nghiệp với khoảng 70% dân số là nông dân và nông nghiệpchiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Trong sản xuất nông nghiệp ởViệt Nam, các loại thuốc BVTV đã được sử dụng từ nhiều năm trước đây Tuy nhiênthời kỳ đó, tình hình phát sinh, phát triển của sâu hại, dịch bệnh diễn biến chưa phứctạp Bên cạnh đó, do thiếu thông tin và chủng loại thuốc BVTV còn nghèo nàn nênngười dân đã sử dụng nhiều loại thuốc BVTV có độc tính cao, tồn lưu lâu trong môitrường Trong đó, đặc biệt nguy hiểm là nhóm hữu cơ khó phân hủy (POP) Nhóm chấtnày bao gồm: aldrin, chlordane, DDT, 666 những hóa chất này hiện nay đã bị cấm sửdụng Ngày nay, khi điều kiện khoa học kĩ thuật phát triển hơn, nhiều loại thuốc đãđưa vào danh mục cấm sử dụng trên cả nước do mức độ nguy hại của nó Từ đó dẫntới tình trạng tồn đọng nhiều kho thuốc BVTV không được sử dụng và quá hạn với sốlượng nhiều và đa dạng về chủng loại, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môitrường sinh thái và cuộc sống của người dân
Hiện cả nước đã phát hiện trên 1.153 điểm ô nhiễm môi trường do hóa chấtBVTV tồn lưu Quảng Trị là tỉnh nằm trong danh sách đó với 52 điểm tồn lưu Trong
đó, riêng huyện Gio Linh được xác định có 10 điểm Tình hình ô nhiễm từ các điểmtồn lưu này đã và đang ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và cộng đồng dân cư Việcnhận diện các điểm tồn lưu và các loại thuốc còn tồn đọng để có hướng quản lý khắcphục ảnh hưởng là điều rất cần thiết
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi chọn đề tài “Quản lý các điểm ô nhiễm
thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị” để
nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá nguy cơ và ảnh hưởng của thuốc BVTV tồn lưu đến môi trường sinh
thái và sức khỏe của các hộ dân gần các điểm tồn lưu
- Đánh giá công tác quản lý các điểm ô nhiễm thuốc BVTV tồn lưu.
- Đề xuất, kiến nghị những giải pháp để khắc phục những tác động nguy hại của
thuốc đến môi trường tự nhiên và đời sống người dân
Trang 9Để thực hiện được mục tiêu trên cần các dữ liệu phục vụ nghiên cứu là:
Số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, từ Chi cục Bảo vệ môi trườngQuảng Trị, Phòng TN&MT huyện Gio Linh, UBND huyện Gio Linh, từ điều traphỏng vấn các các hộ dân trên địa bàn huyện, các chuyên viên tại Chi cục,…
Tham khảo từ sách, báo, mạng Internet,…
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Phương pháp khảo sát thực địa
- Phương pháp phỏng vấn, chuyên gia chuyên khảo
Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra 75 hộ dân xung quanh3/10 điểm ô nhiễm được chọn làm đại diện nghiên cứu trên địa bàn huyện và đượcthực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp các hộ dân với bảng hỏi được thiết kế vàchuẩn bị sẵn cho mục đích nghiên cứu Ngoài ra, còn tiến hành phỏng vấn trực tiếp đốivới các chuyên gia tại Chi cục Bảo vệ môi trường, Phòng TN&MT huyện Gio Linh,…
Đề tài nghiên cứu đã đạt được một số kết quả sau:
- Nắm bắt được thực trạng ô nhiễm từ các điểm tồn lưu thuốc BVTV trên địa bànhuyện, cụ thể là các điểm ô nhiễm này đều có các chỉ tiêu vượt quá quy chuẩn chophép, như chỉ tiêu DDT, chỉ tiêu 666, không chỉ ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên
mà còn tác động đáng kể đến sinh kế, sức khỏe của các hộ dân theo hướng tiêu cực và
đã có những kết quả minh chứng cụ thể
- Công tác quản lý các điểm ô nhiễm này nhìn chung là chưa tốt Về phía ngườidân thì thiếu thông tin và kiến thức về những nguy hại của hóa chất BVTV tồn lưu Vềphía chính quyền địa phương, cơ quan ban ngành thì còn trì trệ trong công tác quản lý,chưa có hướng khắc phục những nguy hại trước mắt và khó khăn trong việc xử lýmang tính chất hiệu quản lâu dài
- Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp giảm thiểu những tác động của các điểm ônhiễm đến các hộ dân và kế hoạch xử lý mang tính chất hiệu quả lâu dài Đồng thời, đưa
ra những giải pháp để nâng cao chất lượng công tác quản lý các điểm ô nhiễm này
Trang 11PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Nước ta là nước nông nghiệp với khoảng 70% dân số là nông dân và nông nghiệpchiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Với khí hậu nhiệt đới nóng và
ẩm thuận lợi cho sự phát triển cây trồng nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh, pháttriển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng Do đó, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật(BVTV) được xem là một biện pháp quan trọng và chủ yếu Khi nền nông nghiệp càngphát triển, đi vào thâm canh, sản xuất hàng hoá thì vai trò của công tác bảo vệ thực vật,đặc biệt là việc sử dụng thuốc BVTV ngày càng quan trọng đối với sản xuất
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
và đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng chấtlượng môi trường sống nước ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề “nóng” về suythoái đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, phá rừng và suy giảm đa dạng sinhhọc… Một trong số đó là tình trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thựcvật tồn lưu, nó đã và đang trở nên nghiêm trọng
Trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, các loại thuốc BVTV đã được sử dụng
từ nhiều năm trước đây Tuy nhiên thời kỳ đó, do tình hình phát sinh, phát triển củasâu hại, dịch bệnh diễn biến chưa phức tạp nên số lượng và chủng loại thuốc BVTVchưa nhiều Bên cạnh đó, do thiếu thông tin và chủng loại thuốc BVTV còn nghèo nànnên người dân đã sử dụng nhiều loại thuốc BVTV có độc tính cao, tồn lưu lâu trongmôi trường Trong đó, đặc biệt nguy hiểm là nhóm hữu cơ khó phân hủy (POP) Nhómchất này bao gồm: aldrin, chlordane, DDT, 666 những chất này hiện nay đã bị cấm
sử dụng Ngày nay, khi điều kiện khoa học kĩ thuật phát triển hơn, nhiều loại thuốc đãđưa vào danh mục cấm sử dụng trên cả nước do mức độ nguy hại của nó, các hộ dâncũng đã thay dần bằng các loại thuốc BVTV thế hệ mới có độc tính thấp, ít tồn lưutrong môi trường Từ đó dẫn tới tình trạng tồn đọng nhiều kho thuốc BVTV khôngđược sử dụng và quá hạn với số lượng nhiều và đa dạng về chủng loại, gây ra nhữngảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái và cuộc sống của người dân
Trang 12Hiện cả nước đã phát hiện trên 1.153 điểm ô nhiễm môi trường do hóa chấtBVTV tồn lưu Kết quả điều tra, thống kê mới đây của các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương theo Quyết định số 1946 của Thủ tướng Chính phủ đã bổ sung mới 409khu vực bị ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu Quảng Trị là tỉnhnằm trong danh sách đó với 52 điểm tồn lưu Việc nhận diện các điểm tồn lưu và cácloại thuốc còn tồn đọng để có hướng quản lý khắc phục ảnh hưởng là điều rất cần
thiết Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi chọn đề tài “Quản lý các điểm ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị” để
2.2 Mục tiêu cụ thể
-Đánh giá nguy cơ và ảnh hưởng của các loại thuốc BVTV tồn lưu đến môitrường sinh thái và sức khỏe của các hộ dân gần các điểm tồn lưu
- Đánh giá công tác quản lý các điểm tồn lưu thuốc BVTV
- Đề xuất, kiến nghị những giải pháp để khắc phục những tác động nguy hai củathuốc đến môi trường tự nhiên và đời sống người dân
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng khảo sát
- Các hộ dân sống và có hoạt động sản xuất kinh tế gần các điểm tồn lưu thuốcBVTV trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
- Các cơ quan quản lý thuốc bảo vệ thực vật ở địa phương
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu từ năm 2010-2014
Trang 134 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
4.1.1 Số liệu thứ cấp
Thu thập, tổng hợp các tài liệu có liên quan từ nhiều nguồn khác nhau của các cơquan ban ngành cấp tỉnh, huyện, xã trên địa bàn như Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị, Chicục Bảo vệ môi trường tỉnh, UBND huyện Gio Linh, phòng Tài nguyên và Môi trườnghuyện Gio Linh,…Ngoài ra, đề tài còn tổng hợp nhiều tài liệu từ các báo cáo, nghiêncứu khoa học, sách, báo và những tài liệu có liên quan
4.1.2 Số liệu sơ cấp
- Sử dụng phiếu điều tra: 75 phiếu điều tra đối với cán bộ xã, hợp tác xã, hoặc là cán
bộ quản lý các kho thuốc BVTV trước đây và người dân xung quanh các điểm ô nhiễm
- Phương pháp điều tra: Việc thu thập số liệu được thực hiện bằng cách phỏngvấn trực tiếp dựa vào bảng hỏi được thiết kế và chuẩn bị sẵn cho mục đích nghiên cứu.Ngoài ra, phỏng vấn trực tiếp cán bộ ban ngành có liên quan để lấy thông tin
4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Những số liệu thu thập được từ điều tra, các tài liệu liên quan khác, số liệu phântích sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê, liệt kê và các bảng biểu thông qua cácphần mềm Exel, word, SPSS,…
4.3 Phương pháp khảo sát thực địa
Tiến hành khảo sát trực tiếp bằng cách quan sát, chụp ảnh, ghi chép ý kiếnngười dân,…
4.4 Phương pháp phỏng vấn, chuyên gia chuyên khảo
Thông qua các buổi trao đổi, gặp gỡ và thảo luận với các cán bộ địa phương, cácchuyên viên tại Chi cục Bảo vệ môi trường và thầy giáo hướng dẫn nhằm thu thậpnhiều kiến thức chuyên môn và giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện
5 Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Khái quát được hiện trạng tồn lưu thuốc BVTV cấm sử dụng, hạn chế sử dụng
Trang 14trên địa bàn huyện Gio Linh và công tác quản lý phù hợp góp phần vào việc quản lýmôi trường ở huyện nói riêng và toàn tỉnh Quảng Trị nói chung.
+ Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều kiện tốthơn để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường sau này
+ Sự thành công của đề tài là cơ sở để nâng cao được phương pháp làm việc cókhoa học cơ sở, giúp sinh viên biết tổng hợp bố trí thời gian hợp lý trong công việc
-Ý nghĩa trong thực tiễn
+ Nắm bắt được hiện trạng tồn lưu thuốc BVTV cấm sử dụng, hạn chế sử dụngtrên địa bàn huyện Gio Linh nói riêng và toàn tỉnh Quảng Trị nói chung
+ Đánh giá công tác quản lý của các cấp ban ngành liên quan đối với các điểmtồn lưu
+ Tạo cơ sở đề xuất được các biện pháp nâng cao hiệu quản quản lý và giảm bớtnhững tác động tiêu cực của các điểm ô nhiễm đến môi trường và các hộ dân
+ Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho người dân địa phương
Trang 15PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I.
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1 Một số khái niệm về thuốc BVTV
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)[4]
Là những hợp chất hoá học (vô cơ, hữu cơ), những chế phẩm sinh học (chấtkháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng, …), những chất có nguồn gốcthực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hạicủa những sinh vật gây hại (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm,
vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại, …)
Theo qui định tại điều 1, chương 1, điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban hành kèmtheo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ), ngoài tác dụngphòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV còn bao gồm cả nhữngchế phẩm có tác dụng điều hoà sinh trưởng thực vật, các chất làm rụng lá, làm khôcây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới được thuận tiện (thu hoạch bôngvải, khoai tây bằng máy móc, …) Những chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hútcác loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt
Ở nhiều nước trên thế giới thuốc BVTV có tên gọi là thuốc trừ dịch hại Sở dĩ gọi
là thuốc trừ dịch hại là vì những sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản (côn trùng,nhện, tuyến trùng, chuột, chim, nấm, vi khuẩn, cỏ dại, …) có một tên chung là nhữngdịch hại, do vậy những chất dùng để diệt trừ chúng được gọi là thuốc trừ dịch hại
Trang 16lý gỗ, khử trùng nông sản…) Mặc dù chúng có độ độc tính cao đối với động vật máunóng, nhưng chưa có thuốc thay thế nên vẫn phải sử dụng, nhưng trong quá trình sửdụng phải tuân theo những hướng dẫn nghiêm ngặt.
Các thuốc nằm trong nhóm hạn chế sử dụng có thể có một hay nhiều hạn chế sau:
- Hạn chế về hàm lượng hoạt chất trong sản phẩm
- Hạn chế về dạng thuốc
- Hạn chế về loại cây trồng sử dụng và giai đoạn sử dụng
- Hạn chế về trình độ người sử dụng
- Hạn chế nhập khẩu
Dư lượng thuốc BVTV
Dư lượng thuốc BVTV là phần còn lại của các hoạt chất, chất mang, các phụ trợkhác cũng như các chất chuyển hóa của chúng và tạp chất, tồn tại trên cây trồng, nôngsản, đất, nước, sau khi sử dụng chúng Các phần này có khả năng gây độc, còn lưu trữtrên bề mặt vật phun và trong môi trường
1.1.2 Phân loại thuốc BVTV
1.1.2.1 Phân loại theo tính độc
Để thể hiện mức độ độc của mỗi loại thuốc, người ta sử dụng chỉ số gây độc cấptính LD50 hay còn gọi là liều gây chết trung bình căn cứ thử nghiệm trên thỏ hoặcchuột bạch Căn cứ vào chỉ số LD50, người ta chia các thuốc BVTV ra thành 4 cấpđộc từ I đến IVvà đã đưa ra 5 nhóm độc theo tác động của độc tố tới cơ thể qua miệng
Trang 17(Nguồn: Asian Development Bank, 1987)[6] Ghi chú: LD50 là ký hiệu chỉ độ độc cấp tính của thuốc qua đường miệng hoặc
qua da Trị số của nó là liều gây chết trung bình được tính bằng miligam (mg) hoạtchất có thể gây chết 50% số động vật thí nghiệm (tính bằng kg) khi tổng lượng thểtrọng của số động vật trên bị cho uống hết hoặc bị phết vào da Giá trị LD50 càng nhỏthì hoá chất đó càng độc
- Liều 5mg/kg thể trọng tương đương một giọt uống hay nhỏ mắt
- Liều 5-50mg/kg thể trọng tương đương một thìa cà phê
- Liều 50-500mg/kg thể trọng tương đương hai thìa súp
Bảng 2 Bảng phân loại nhóm độc thuốc BVTV ở Việt Nam
và các biểu tượng về độ độc cần ghi trên nhãn Nhóm
II Độc cao Chữ thập chéo trong hình thoi vuông Vàng
III Nguy hiểm Đường chéo hình thoi vuông không liền nét Xanh nước biển
(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV)[4]
Bảng 3 Phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại
Nhóm độc Nguy hiểm (I) Báo động
(II)
Cảnh báo (III)
Cảnh báo (IV)
LD50 qua miệng (mg/kg) < 50 50-500 500-5000 >5000LD50 qua da (mg/kg) < 200 200-2000 2000-20000 >20000
Phản ứng niêm mạc mắt
Gây hại niêmmạc, đục màng,sừng mắt kéo dài
> 7 ngày
Đục màng,sừng mắt vàgây niêmmạc 7 ngày
Gây ngứaniêm mạc
Không gâyngứa niêmmạc
Phản ứngnhẹ
72 giờ
( Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV)[4]
Trang 181.1.2.2 Phân loại theo đối tượng phòng chống [2]
- Nhóm các chất trừ sâu, trừ nhện, trừ côn trùng gây hại:
+ Nhóm các chất trừ sâu có chứa Clo: DDT, Clodan
+ Nhóm các chất trừ sâu có chứa phốt pho: Wophatox, Diazinon, Malathion,Monitor
+ Nhóm các hợp chất cacbamat: Sevin, Furadan, Mipcin, Bassa
+ Nhóm các hợp chất sinh học: Pyrethroid, Permetrin
Các chất hay hỗn hợp này có tác dụng tiêu diệt, xua đuổi hay di chuyển bất kì loạicôn trùng nào có mặt trong môi trường Chúng được dùng để diệt trừ hay ngăn ngừa táchại của côn trùng đến cây trồng, cây rừng, nông lâm sản, gia súc và con người
Trong thuốc trừ sâu, dựa vào khả năng gây độc cho từng giai đoạn sinh trưởngngười ta còn chia ra: thuốc trừ trứng, thuốc trừ sâu non
- Nhóm các chất trừ nấm, trừ bệnh, trừ vi sinh vật gây hại:
+ Các hợp chất chứa đồng
+ Các hợp chất chứa lưu huỳnh
+ Các hợp chất chứa thuỷ ngân
+ Một số loại khác
Thuốc trừ bệnh có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loại vi sinh vật gây hạicho cây trồng và nông sản bằng cách phun lên bề mặt cây, xử lý giống và xử lý đất,…Thuốc trừ bệnh dùng để bảo vệ cây trồng trước khi bị các loài vi sinh vật gây hại tấncông
- Nhóm các chất trừ cỏ dại, làm rụng lá, kích thích sinh trưởng:
+ Các hợp chất chứa Phênol (2,4- D)
+ Các hợp chất của axits propyoníc (Dalapon)
+ Các dẫn xuất của cacbamat (ordram)
+ Triazin
Trang 19Thuốc trừ cỏ: các chất được dùng để trừ các loài thực vật cản trở sự sinh trưởngcây trồng, các loài thực vật mọc hoang dại, trên đồng ruộng, quanh các công trình kiếntrúc, sân bay, đường sắt,…và gồm cả các thuốc trừ rong rêu ruộng, kênh mương Đây
là nhóm thuốc dễ gây hại cho cây trồng nhất nên khi dùng thuốc trong nhóm này đặcbiệt thận trọng
- Nhóm các chất diệt chuột và động vật gặm nhấm: Photphua kẽm và Warfarin
Là những hợp chất vô cơ, hữu cơ, hoặc có nguồn gốc sinh học có hoạt tính sinh học
và phương thức tác động rất khác nhau, được dùng để diệt chuột gây hại trên ruộng,trong nhà và các loài gậm nhấm Thuốc tác động chủ yếu bằng con đường vị độc vàxông hơi
1.1.2.3 Dựa vào con đường xâm nhập ( hay tác động của thuốc) đến dịch hại
Bảng 4 Phân loại hóa chất theo đường xâm nhập
Chất độc tiếp xúc Xâm nhập qua biểu bì của dịch hại Thuốc sẽ phá hủy bộ máy
thần kinh của dịch hại như Bassa, Mipxin,…
Chất độc vị độc Là thuốc gây độc cho cơ thể sinh vật khi chúng xâm nhập qua
đường tiêu hóa của dịch hại như 666, Dupterex,…
Chất độc xông hơi Là loại thuốc có khả năng bốc hơi, đầu độc bầu không khí bao
xung quanh cơ thể dịch hại qua bộ máy hô hấp
Chất độc nội hấp Là loại thuốc được xâm nhập vào cây qua lá, thân, rễ, cành…
rồi được vận chuyển tích lũy trong hệ thống dẫn nhựa của cây,tồn tại trong đó một thời gian và gây chết cơ thể sinh vật
Chất độc thấm sâu Là loại thuốc được xâm nhập vào cây qua tế bào thực vật chủ
yếu theo chiều ngang, nó có tác dụng tiêu diệt dịch hại sống ẩnnấp trong tổ chức tế bào thực vật như Wofatox…
(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV)[4]
1.1.2.4 Dựa vào gốc hóa học [2]
- Nhóm thuốc thảo mộc: có độ độc cấp tính cao nhưng mau phân hủy trong môi trường
- Nhóm clo hữu cơ: DDT, 666, nhóm này có độ độc cấp tính tương đối thấpnhưng tồn lưu lâu trong cơ thể người, động vật và môi trường, gây độc mãn tính nên
Trang 20nhiều sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế sử dụng.
- Nhóm lân hữu cơ: Wofatox Bi-58, độ độc cấp tính của các loại thuốc thuộcnhóm này tương đối cao nhưng mau phân hủy trong cơ thể người và môi trường hơn
so với nhóm clo hữu cơ
- Nhóm carbamate: Mipcin, Bassa, Sevin,…đây là thuốc được dùng rộng rãi bởi
vì thuốc tương đối rẻ tiền, hiệu lực cao, độ độc cấp tính tương đối cao, khả năng phânhủy tương tự nhóm lân hữu cơ
- Nhóm Pyrethoide (Cúc tổng hợp: thuốc diệt côn trùng xưa nhất, trích ly từ câyhoa thủy cúc trồng ở Nam Phi và Châu Á): Decis, Sherpa, Sumicidine,… nhóm này dễbay hơi và tương đối mau phân hủy trong môi trường và cơ thể người
- Các hợp chất pheromone: Là những hóa chất đặc biệt do sinh vật tiết ra để kíchthích hành vi của những sinh vật khác cùng loài Các chất điều hòa sinh trưởng côntrùng (Nomolt, Applaud,…) là những chất được dùng để biến đổi sự phát triển của côntrùng Chúng ngăn cản côn trùng biến thái từ tuổi nhỏ sang tuổi lớn hoặc ép buộcchúng phải trưởng thành từ rất sớm: Rất ít độc với người và môi trường
- Nhóm thuốc trừ sâu vi sinh (Dipel, Thuricide, Xentari, NPV, ): Rất ít độc vớingười và các sinh vật không phải là dịch hại
- Ngoài ra còn có nhiều chất có nguồn gốc hóa học khác, một số sản phẩm từ dầu
mỏ được dùng làm thuốc trừ sâu
1.1.2.5 Phân loại theo độ bền vững
Các hoá chất BVTV có độ bền vững rất khác nhau, nhiều chất có thể lưu đọngtrong môi trường đất, nước, không khí và trong cơ thể động, thực vật Do vậy các hoáchất BVTV có thể gây những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ conngười Dựa vào độ bền vững của chúng, có thể sắp xếp chúng vào các nhóm sau:
Bảng 5 Phân loại thuốc BVTV theo thời gian phân hủy ST
Thời gian
1 Nhóm hầu như
không phân hủy
- Các hợp chất hữu cơ có chứa kim loại: Thủy
ngân, Asen…Loại này đã bị cấm sử dụng
Trang 212 Nhóm khó phân hủy 2-5 năm DDT, 666 (HCH) đã bị cấm sử dụng
3 Nhóm phân hủy
trung bình
1-18 tháng Thuộc loại hợp chất hữu cơ có chứa clo
(thuốc diệt cỏ 2,4-D)
4 Nhóm dễ phân hủy 1-12 tuần Hợp chất photpho hữu cơ, cácbanat
(Nguồn: Lê Bá Huy, Lâm Minh Triết, 2000)[5]
1.1.3 Các dạng thuốc BVTV [2]
Nhũ dầu ND, EC Tilt 250 ND,
Basudin 40 EC,DC-Trons Plus 98.8 EC
Thuốc ở thể lỏng, trongsuốt
Dễ bắt lửa cháy nổ Dung dịch DD, SL, L, AS Bonanza 100 DD,
Baythroid 5 SL,Glyphadex 360 AS
Hòa tan đều trong nước,không chứa chất hóa sữa
Bột hòa
nước
BTN, BHN,
WP, DF,WDG, SP
Viappla 10 BTN,Vialphos 80 BHN,Copper-zinc 85 WP,Padan 95 SP
Dạng bột mịn, phân tántrong nước thành dungdịch huyền phù
Huyền phù HP, FL, SC Appencarb super 50 FL,
Chủ yếu rãi vào đất
trong nước, rắc trực tiếp
1.1.4 Những tác động của thuốc BVTV
1.1.4.1 Tác động tích cực
- Tiêu diệt dịch hại nhanh, triệt để và chắc chắn
- Ngăn chặn dịch hại, nhất là những trường hợp dịch hại phát sinh thành dịch, đedọa nghiêm trọng đến năng suất cây trồng mà các biện pháp khác không thể cản nổi
- Trong thời gian ngắn có thể sử dụng trên diện rộng
- Mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ năng suất, giá trị thẩm mĩ của nông sản
Trang 221.1.4.2 Tác động tiêu cực
Bên cạnh những lợi ích mang lại thì việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuẩtnông nghiệp cũng để lại những hậu quả đáng kể như:
- Ảnh hưởng đến môi trường đất
Khi phun cho cây trồng có tới 50% số thuốc bị rơi xuống đất Đó là chưa kể đếnbiện pháp bón thuốc trực tiếp vào đất Người ta ước tính có tới 90% lượng thuốc sửdụng không tham gia diệt sâu bệnh mà gây ô nhiễm, độc cho đất, nước, không khí vàcho nông sản (Nguyễn Thị Hồng Hạnh,2006) Ở trong đất, thuốc BVTV được keo đất
và các chất hữu cơ giữ lại sau đó sẽ được chuyển hóa theo nhiều con đường khác nhau
Hệ VSV sống trong đất (nấm, vi khuẩn, các loài côn trùng, ve bét, giun đất,…)
có khả năng phân giải xác, tàn dư động thực vật làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, tạođiều kiện cho cây phát triển tốt và duy trì độ màu mỡ của đất Khi thuốc BVTV khi rơixuống sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của VSV đất làm cho đất bị chai cứng, cây khônghút được dinh dưỡng, do đó dẫn đến hiện tượng cây còi cọc, đất bị thoái hóa,…
Trang 23Bảng 6: Thời gian bán phân hủy các loại thuốc trừ sâu thuộc POPs
- Ảnh hưởng đến môi trường nước
Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trường nước theo rất nhiều cách:
+ Khi sử dụng cho đất chúng sẽ thấm vào nước thông qua môi trường đất + Dùng trực tiếp thuốc để diệt côn trùng trong nước
+ Nước chảy qua các vùng đất có sử dụng thuốc BVTV
Thuốc BVTV vào nước gây ô nhiễm môi trường nước gồm cả nước mặt và nướcngầm, suy thoái chất lượng nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt độngsống của các sinh vật thủy sinh
- Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trường không khí gây mùi khó chịu, nhất là nhờcác tác nhân bên ngoài như gió, sẽ thúc đẩy quá trình khuếch tán của thuốc, làm ônhiễm trên diện rộng Ô nhiễm không khí do thuốc BVTV sẽ tác động xấu đến sứckhỏe con người và các động vật khác thông qua con đường hô hấp
Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trường không khí theo nhiều nguồn khác nhau:+ Khi phun, vãi thuốc sẽ xâm nhập vào không khí theo từng đợt dưới dạng bụi,hơi Tốc độ xâm nhập vào không khí tùy loại hóa chất, tùy theo cách sử dụng và tùy
Trang 24theo điều kiện thời tiết.
+ Do ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết như gió, bão, mưa,…bào mòn vàtung các bụi đất có chứa thuốc BVTV vào không khí
+ Do tai nạn hoặc do sự thiếu thận trọng gây rò rỉ hóa chất trong quá trình sảnxuất, vận chuyển thuốc BVTV
- Ảnh hưởng đến cây trồng
Thuốc BVTV xâm nhập, dịch chuyển và tồn tại ở các bộ phận của cây, ảnhhưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây như sau:
+ Thuốc làm cho năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất tăng
+ Rút ngắn thời gian sinh trưởng ra hoa sớm, quả chín sớm
+ Tăng sức chống chịu với điều kiện bất thuận lợi như: chống rét, chống hạn,chống đổ, chống chịu bệnh…
Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc không đúng sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu đếncây trồng như:
+ Làm giảm tỉ lệ nảy mầm, rễ không phát triển, cây còi cọc, màu lá biến đổi, câychết non
+ Lá bị cháy, bị thủng, lá non và ngọn cây bị biến dạng, hoa quả bị rụng nhiều,quả nhỏ, chín muộn,…
+ Giảm khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi
- Ảnh hưởng đến con người và động vật máu nóng
Các loại thuốc BVTV đều độc với người và động vật máu nóng Trong quá trìnhdùng thuốc, một lượng thuốc nào đó có thể đi vào trong thân cây, quả, hoặc dính bámchặt trên lá, quả Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc.Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi mạnh nên gây khó chịu, mệt mỏi, thậmchí choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc trên đồng ruộng, nhất là trong trườnghợp không có các biện pháp phòng tránh tốt
Thuốc có thể xâm nhập vào cơ thể người qua nhiều con đường khác nhau như: tiếpxúc qua da, ăn hoặc hít phải thuốc do trực tiếp hay qua nông sản, môi trường bị ônhiễm…
Trang 25– Ngộ độc cấp tính: xảy ra khi chất độc xâm nhập vào cơ thể với liều lượng lớn,phá hủy mạnh các chức năng sống, được thể hiện bằng các triệu chứng rõ ràng, gâynhiễm độc tức thời.
– Ngộ độc mãn tính: xảy ra khi chất độc xâm nhập vào cơ thể với liều lượng nhỏ,nhiều lần, trong thời gian dài, được tích lũy lại trong cơ thể sinh vật, những triệu chứngđược thể hiện chậm, lâu dài, gây tổn thương cho các cơ quan của cơ thể, làm cho sinhvật bị ốm, yếu ( ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh vật, gây đột biến, ung thư, quái thai,thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của thế hệ sau) và có thể dẫn đến tử vong
- Ảnh hưởng đến thiên địch
Khi sử dụng thuốc BVTV, không chỉ tiêu diệt các loài sâu, bệnh, cỏ dại gây hạicây trồng mà còn tiêu diệt các loài thiên địch có ích Thiên địch là những côn trùnghoặc nhện lấy sâu hại làm thức ăn Đa số các loài thiên địch bị tiêu diệt trước và chếtnhiều hơn do chúng dễ mẫn cảm với thuốc BVTV hơn nhiều so với các loài sâu hại.Bên cạnh đó, các loài sâu hại sau khi bị phun thuốc, những cá thể còn sống sẽ phục hồiquần thể nhanh hơn nhiều so với các loài thiên địch vì các loại thuốc BVTV hiện naykhông thể tiêu diệt được hết các loài sâu, bệnh khi phun trên đồng ruộng (hiệu quả củathuốc BVTV chỉ đạt từ 80 – 85%) Ngoài ra, khi sử dụng thuốc BVTV không đúng kỹthuật sẽ gây hiện tượng sâu hại quen thuốc dẫn đến kháng thuốc và chống thuốc
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1 Cơ sở pháp lý của đề tài
- Chỉ thị số 29/1998/CT-TTg ngày 25/8/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăngcường công tác quản lý việc sử dụng thuốc BVTV và các chất hữu cơ độc hại khóphân hủy;
- Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trườngnghiêm trọng;
- Chỉ thị số 17/2008/CT-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một
số giải pháp cấp bách đẩy mạnh công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi
Trang 26trường nghiêm trọng theo quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủtướng Chính phủ;
- Quyết định số 1946/2010/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu trên
cả nước;
- Quyết định số 1206/QĐ-TTg ngày 02/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môitrường giai đoạn 2012 - 2015;
- Quyết định số 89/2006/QĐ-BNNngày 02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định về quản lý thuốc BVTV;
- Thông tư 24/2010/TT-BNNPTNT ngày 8/4/2010 của Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn về việc ban hành Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế
sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam;
- Thông tư số 46/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2010 của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số24/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/4/2010 về việc ban hành Danh mục thuốc BVTVđược phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam;
- Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môitrường hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trườngcần phải xử lý;
1.2.2 Thực trạng quản lý các điểm ô nhiễm thuốc BVTV tồn lưu ở Việt Nam 1.2.2.1 Thực trạng tồn lưu thuốc BVTV ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thuốc BVTV sử dụng rộng rãi từ những năm 1950 Đầu tiên là dùngDDT-666 để trừ sâu Tiếp đến là một số loại thuốc có chứa thủy ngân hữu cơ, sau đó
là nhóm lân hữu cơ và carbonat Trước năm 1975, nước ta có một số nhà máy sản xuất
và gia công các bột 666 để phun đắp cho các loại cây, đa phần các hóa chất đều đượcnhập từ nước ngoài, các cơ sở tư nhân trong nước sẽ chế biến hóa chất dạng bột sangdạng thấm nước, dung dịch,…
Trang 27Từ năm 1975-1989 các cơ sở tư nhân phát triển mạnh hơn, việc cung cấp thuốcBVTV tăng lên đáng kể cho nên mức độ sử dụng cũng tăng lên Theo số liệu Cục bảo
vệ thực vật, trong giai đoạn 1981-1986, số lượng thuốc sử dụng là 6.500 – 9.000 tấn,tăng 20-30 nghìn tấn trong giai đoạn 1991-2000 và từ 36-75,8 nghìn tấn giai đoạn2001-2007 Trong vòng 10 năm (2000-2011) số lượng thuốc BVTV được sử dụng tăng2,5 lần, số loại thuốc đăng kí sử dụng tăng 4,5 lần và giá trị thuốc nhập khẩu tăng 3,5lần Số lượng hoạt chất đăng kí sử dụng ở Việt Nam gần 1.000 loại, còn các nướctrong khu vực là 400-600 loại ( Nguyễn Quang Hiếu, 2012) Có thể thấy, Việt Nam làmột trong số những nước có lượng tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật rất lớn, đã và đangdẫn đến hệ lụy tiêu cực tác động xấu đến môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng ởhiện tại và tương lai
Ông Hồ Kiên Trung, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môitrường - Tổng Cục Môi trường, cho biết: Thống kê về các điểm tồn lưu hóa chất bảo
vệ thực vật từ năm 2007-2009, phát hiện 1.153 khu vực gây ô nhiễm môi trường trênđịa bàn 35 tỉnh, thành phố Có khoảng 864 khu vực môi trường đất bị ô nhiễm do hóachất bảo vệ thực vật tồn lưu trên địa bàn 17 tỉnh, thành phố và 289 kho hóa chất bảo vệthực vật tồn lưu trên địa bàn 35 tỉnh, thành phố Trong đó, 189 khu vực bị ô nhiễm đặcbiệt nghiêm trọng và ô nhiễm nghiêm trọng, 87 khu vực bị ô nhiễm và 588 khu vực đất
có ô nhiễm hóa chất BVTV tồn lưu nhưng vẫn chưa đánh giá chi tiết mức độ ô nhiễm Trong 289 kho hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu, hiện đang lưu giữ khoảng 217tấn, 37.000 lít hóa chất bảo vệ thực vật và 29 tấn bao bì (trong đó có nhiều loại bao bì,
vỏ chai, thùng phuy chứa đựng hóa chất bảo vệ thực vật không có nhãn mác, nguồngốc xuất xứ chủ yếu gồm các loại hóa chất: DDT, Basal, Lindan, thuốc diệt chuột,gián, muỗi của Trung Quốc, Vinizeb-Exho, Xibuta, Kayazinno, Hinossan, ) Theo cáckết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổng cục Môi trường,thuốc bảo vệ thực vật hiện còn tồn lưu ở Việt Nam chủ yếu là DDT (lẫn với Lindan).Đây là những loại hóa chất còn tồn lưu tại các kho từ trước năm 1990
Kết quả điều tra, thống kê mới đây của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
Trang 28ương theo Quyết định số 1946 của Thủ tướng Chính phủ đã bổ sung mới 409 khu vực
bị ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên địa bàn các tỉnh NamĐịnh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Yên Bái, Lạng Sơn,Hải Dương, Phú Thọ, Thái Bình, Hải Phòng, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, QuảngNgãi, Bến Tre, Long An, Hà Nội, Quảng Nam, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Sơn
La, Ninh Bình, Bắc Giang, Hưng Yên
Ngoài ra, ở Việt Nam hiện còn tồn đọng hai loại thuốc bảo vệ thực vật là 2,4-D
và thiodan nằm ngoài danh mục thuốc bảo vệ thực vật là các hợp chất POP theo Côngước Stockholm, nhưng lại thuộc nhóm thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ khó phân hủy,lượng tồn đọng khoảng 400kg dạng bột và 5,8 lít dạng lỏng Từ năm 1993, một số loạihợp chất như DDT, lindan, HCB đã bị cấm sử dụng tại Việt Nam, tuy nhiên hàmlượng hiện nay của chúng trong các thành phần môi trường vẫn tương đối cao
Điều đáng lo ngại là hầu hết các loại hóa chất tồn đọng này được lưu giữ trongcác kho chứa tồi tàn hoặc bị chôn vùi dưới đất không đúng kỹ thuật nên nguy cơ rò rỉvào môi trường là rất đáng báo động Các kho hóa chất hầu hết được xây dựng từnhững năm 1980 trở về trước, khi xây dựng chưa quan tâm đến việc xử lý, kết cấu, nềnmóng nên việc ô nhiễm đất tại các kho thuốc này là điều không thể tránh khỏi Khôngchỉ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu với bốntính chất độc hại khó phân hủy, khả năng di chuyển xa, tích lũy sinh học còn gây ranhững ảnh hưởng có hại đối với khả năng sinh sản, sự phát triển, hệ thần kinh, tuyếnnội tiết và hệ miễn dịch của người và động vật
1.2.2.2 Công tác kiểm soát và xử lý các điểm ô nhiễm thuốc BVTV tồn lưu ở Việt Nam
Khẳng định thuốc BVTV có vai trò quan trọng trong việc giữ vững năng suất,đảm bảo an ninh lương thực, song PGS TS Nguyễn Kim Vân, Hội Khoa học Kỹthuật Bảo vệ thực vật Việt Nam cũng khẳng định: thuốc BVTV là con dao 2 lưỡi,
dễ dẫn đến những hậu quả tai hại làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường.Vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập từ việc quản lý đến sử dụng thuốc bảo vệ thực vật(BVTV) tại Việt Nam
Đầu tiên là việc lượng thuốc BVTV tại Việt Nam đang tăng quá nhanh Danh
Trang 29mục thuốc BVTV được phép sử dụng đến năm 2013 đã lên tới 1.643 hoạt chất, trongkhi, các nước trong khu vực chỉ có khoảng từ 400 đến 600 loại hoạt chất, như TrungQuốc 630 loại, Thái Lan, Malaysia 400-600 loại Một tồn tại khác, nhiều loại thuốc cũ
đã hạn chế hoặc cấm sử dụng như Wofatox, Monitor, Kelthan… song nhiều nơi nôngdân vẫn sử dụng
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trênphạm vi cả nước, các giải pháp đã được đưa ra thảo luận và ban hành
- Giải pháp về chính sách:
+ Ngày 22/7/2002, Chủ tịch nước đã ký phê chuẩn tham gia Công ướcStockholm về loại bỏ các chất gây ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, trong đó chủ yếu làcác loại hóa chất bảo vệ thực vật
+ Năm 2007, Quốc hội đã ban hành Luật Hóa chất, trong đó Bộ Tài nguyên vàMôi trường được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban Nhân dân các tỉnh,thành phố quy định việc xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóachất theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và xây dựng kế hoạch xử lý cáckhu vực, kho (gọi tắt là điểm) hóa chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường, cácđiểm tồn dư hóa chất trong thời kỳ chiến tranh trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.+ Ngày 21/10/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1946 vềviệc phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệthực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước Sau 3 năm triển khai, cơ chế chính sách từngbước được xây dựng và hoàn thiện
- Giải pháp về kĩ thuật
Bên cạnh các giải pháp về chính sách, đã hình thành nhiều dự án có tính chất giảipháp tích cực Theo ông Đào Nhật Đình, chuyên gia Dự án “Xây dựng năng lực nhằmloại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) POP tồn lưu tại Việt Nam” cho biết: Đượctriển khai từ năm 2010, đến nay, dự án đã xử lý được 4 khu vực ô nhiễm lớn và 4 điểmnhỏ, thu gom tiêu hủy 600 tấn hóa chất BVTV tồn lưu và đất ô nhiễm nặng, trong đó
có 3 khu vực đã xây dựng công trình phục hồi môi trường lâu dài Thông qua việc xử
lý tại các khu vực ô nhiễm như Hòn Trơ, Vực Rồng tại tỉnh Nghệ An hay Thạch Lưu
Trang 30tại tỉnh Hà Tĩnh, kết hợp với các khóa đào tạo tập huấn, năng lực của địa phương đểquản lý, xử lý các khu vực ô nhiễm đã được tăng cường.
Hiện nay một số giải pháp đã định hình rõ, áp dụng công nghệ tiến bộ và cónhững giải pháp mới cho việc xử lý ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV Các giảipháp đã định hình rõ và thương mại hóa bao gồm việc tiêu hủy thuốc nguyên chất,thuốc quá hạn, thuốc bị cấm trong lò nung xi măng hay lò đốt chất thải nguy hại đượccấp phép Giải pháp cô lập cũng được áp dụng khá phổ biến Có ít nhất hai hình thức
cô lập là cô lập kín và cô lập nửa kín Một số giải pháp mới có trên thị trường nhưng ởViệt Nam đang ở giai đoạn thử nghiệm như sử dụng sắt nano, rửa đất, hoặc trộn một
số chất tăng cường ô xy hóa kết hợp với hoạt động của vi sinh, nấm nhằm phá hủy cáchóa chất BVTV
Ngoài ra, đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua Dự án POP- PEST
đã xử lý 9 khu vực ô nhiễm tại Thái Nguyên, Nghệ An và Hà Tĩnh, hỗ trợ kinh phí từngân sách Trung ương cho 49 dự án xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trườngcác khu vực ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu cho 12 tỉnh, thành phố vớitổng kinh phí hỗ trợ là 242.045.124.931 đồng
Hiện nay, ở Việt Nam có hai đơn vị được cấp phép áp dụng công nghệ đồng xử lýchất thải trong lò nung ximăng để xử lý hóa chất bảo vệ thực vật POP là Công ty ximăng Holcim và Công ty xi măng Thành Công
Đối với các lò đốt chất thải chuyên dụng, có khá nhiều các lò đốt chất thải thôngthường và chất thải nguy hại được áp dụng và cấp phép, nhưng chưa có cơ sở nàođược cấp phép để đốt hóa chất bảo vệ thực vật POP
Nhóm giải pháp không đốt hiện có nhiều phương pháp đang được áp dụng tạiViệt Nam bao gồm phương pháp cô lập triệt để, công nghệ chôn lấp, công nghệ khửbằng natri, phân hủy bằng tia cực tím hay công nghệ Fenton, công nghệ vi sinh…Trên thực tế phương pháp xử lý thuốc BVTV trong đất bằng phương pháp hóa học(Fenton) đã được áp dụng tại nhiều địa phương trên toàn quốc như sau: [1]
+ Tại Nghệ An: Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật
Trang 31tại kho Dùng, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương; Xử lý ô nhiễm môi trường do tồn dưhóa chất bảo vệ thực vật tại xóm 10, xã Quỳnh Hậu, huyện Quỳnh Lưu; Xử lý ô nhiễmmôi trường do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Nghĩa Thái, huyện Tân Kỳ.
+ Tại Thanh Hóa: Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do tồn dư thuốc bảo vệ thực vậttại thôn Bèo, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc; Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do tồn dưthuốc bảo vệ thực vật tại thôn Thái Lai, xã Thiệu Tâm, huyện Thiệu Hóa
+ Tại Lạng Sơn: Xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường điểm ô nhiễm do hoá chất bảo
vệ thực vật tồn lưu tại xã Long Đống, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
+ Tại Tuyên Quang: Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu tạikho Chi cục Bảo vê thực vật xã An Tường, thành phố Tuyên Quang; Xử lý triệt để ô nhiễmmôi trường do hóa chất Bảo vệ thực vật tồn lưu tại kho Ghềnh Giềng xã An Tường, thànhphố Tuyên Quang
+ Tỉnh Quảng Bình: Xử lý ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo vệ thực vật tồnlưu tại xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch; Xử lý ô nhiễm môi trường do hoá chất bảo
vệ thực vật tồn lưu tại xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy; Xử lý ô nhiễm môi trường dohoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại Nông trường Lệ Ninh, huyện Lệ Thủy
Các kho này sau khi xử lý đã tiến hành quan trắc định kỳ kiểm tra hiện trạng môitrường tại khu vực kho thuốc theo các thông số đều cho kết quả nằm trong ngưỡng chophép quy chuẩn
Trong nhiều năm qua, nhờ huy động được từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau,Tổng cục Môi trường và các địa phương đã phối hợp tổ chức tiêu hủy, xây hầm bêtông kiên cố chôn lấp hàng trăm tấn hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại những điểm
“nóng” gây ô nhiễm môi trường Điển hình như việc khoanh vùng xử lý ô nhiễm thuốcbảo vệ thực vật tại khu Lùm Nghè, thôn Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn(Nghệ An) Năm 1970, nơi đây từng đặt nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.Năm 2008, Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường đã lựa chọn giải phápxây tường rào, đào mương thoát nước với đáy lót than bùn dẫn vào bể than hoạt tính,
đã cách ly khu vực ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật với khu vực xung quanh, mặtkhác trồng cây bạch đàn phủ xanh toàn bộ diện tích ô nhiễm để cải tạo đất
- Giải pháp về truyền thông
Trang 32Cùng với những giải pháp về chính sách, kỹ thuật, các giải pháp về truyền thôngcũng cần được đẩy mạnh như việc tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức củangười dân trong việc tự bảo vệ và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiện hành một cách
có ý thức
Nguồn lực cho công tác khắc phục ô nhiễm các khu vực tồn lưu hóa chất bảo vệthực vật đã tăng lên rõ rệt, phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi tham gia Côngước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
Ngoài ra, các Bộ, ngành và địa phương đều thúc đẩy hợp tác quốc tế và huy độngcác nguồn lực tài chính khác để góp phần triển khai thành công kế hoạch đề ra Côngnghệ xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường được thúc đẩy và chuyển giao
- Khó khăn trong quá trình kiểm soát và xử lý
Vấn đề nan giải nhất tại các điểm tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam, đó làcác hóa chất này đã bị chôn lấp, rò rỉ, rơi vãi trong quá trình vận chuyển không phùhợp tiêu chuẩn Do đó, công việc quản lý môi trường tại những điểm này sẽ phải tậptrung vào nội dung cải tạo, xử lý triệt để phục hồi các khu vực bị ô nhiễm để đưa hiệntrạng của đất và nguồn nước ngầm trở về trạng thái ban đầu, nhưng hiệu quả đến đâulại lệ thuộc vào mức độ đầu tư kinh phí cho công tác này
Song việc cải tạo và phục hồi các khu vực bị ô nhiễm lại rất phức tạp và tốn kém.Chẳng hạn nếu như xử lý 1kg hóa chất tồn lưu chỉ cần 2 USD, song cần 20 USD để xử
lý 1kg bị rò rỉ vào vùng đất bề mặt; 200 USD xử lý 1kg bị thấm xuống tầng đất dưới.Nhưng khi 1 kg hóa chất đã ngấm xuống nguồn nước ngầm thì phải sử dụng tới 2.000USD để xử lý Cùng với kinh phí, thời gian để xử lý cũng tăng lên rất nhiều lần khihóa chất đã phân tán ra môi trường
1.2.3 Thực trạng quản lý các điểm ô nhiễm thuốc BVTV tồn lưu ở Quảng Trị
1.2.3.1 Thực trạng tồn lưu thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh
Theo báo cáo mới nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị, hiệntoàn tỉnh còn 72 điểm tồn dư thuốc bảo vệ thực vật Trong đó chủ yếu là các kho lưuchứa thuốc BVTV của các HTX sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngoài ra có 01 kho
Trang 33lưu chứa thuốc BVTV phục vụ cho việc bảo vệ quân trang, quân dụng cho quân đội(thời kỳ chiến tranh).
Thời gian tồn tại của mỗi kho khác nhau, nhưng nằm trong khoảng từ năm 1965đến năm 2002 Các điểm tồn lưu chủ yếu tập trung ở khu vực đồng bằng do đây làvùng canh tác nông nghiệp trọng điểm của tỉnh, sự phân bố các điểm như sau: HuyệnVĩnh Linh có 15 điểm, huyện Gio Linh có 10 điểm, huyện Triệu Phong có 14 điểm,huyện Hải Lăng có 10 điểm, huyện Đakrông có 01 điểm, huyện Hướng Hóa có 02điểm, thành phố Đông Hà 06 điểm, huyện Cam Lộ có 06 điểm, 07 điểm nằm trongquyết định số 1206/QĐ-TTg ngày 02/9/2012 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêuQuốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 – 2015, 01 điểmtại thôn Cầu Điện, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh đã được Trung tâm Công nghệ Xử
lý Môi trường, Bộ Tư lệnh Hóa học điều tra, đánh giá năm 2006 [1]
Các loại thuốc từng lưu chứa tại các kho chủ yếu là DDT, 666, Falizan, Bi-58,Wonfatox, Metafot, Basudin, Bassa, 2,4D, Photpho kẽm… được nhập về với khối lượng
từ 1 tạ/vụ đến 1,5 tấn/vụ, tùy theo phạm vi phục vụ của mỗi HTX và tình hình dịch hạihàng năm
Các loại thuốc từng lưu chứa tại các kho trước đây chủ yếu được nhập về từCông ty Vật tư Nông nghiệp Bình Trị Thiên, nay là Công ty Cổ phần Vật tư Nôngnghiệp Quảng Trị; Nông trường Tân Lâm (huyện Cam Lộ) và Công ty Vật tư Nôngnghiệp Bến Hải
Hầu hết các trụ sở HTX trước đây đều được xây thành nhiều ngăn để chứa thuốcBVTV, giống và vật tư nông nghiệp Sau khi ngừng hoạt động, hầu hết các kho đã bịphá hủy và chuyển mục đích sử dụng: Có 26 kho chuyển sang đất vườn, đất canh tác;
có 09 kho xây dựng nhà ở và 17 kho để hoang Đa số các kho đều nằm gần nhà dân,gần trụ sở, trường mầm non, trường tiểu học
1.2.3.2 Những hệ lụy liên quan đến hóa chất thuốc BVTV tồn lưu trên địa bàn tỉnh
Thực tế, trong nhiều năm qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, các hoạt động liênquan đến hóa chất BVTV đã gây ra không ít các tác động xấu như (các thông tin dưới
Trang 34đây được thu thập từ các nguồn khác nhau: tài liệu công bố, thông tin đại chúng và kếtquả điều tra):
- Đất và không khí xung quanh có mùi hôi khó chịu ở khu vực gần các điểm tồntrữ thuốc BVTV (chủ yếu là các điểm khó kiểm soát và cần xử lý sớm) Điều này đãtác động xấu đến việc sử dụng đất và định cư như trường hợp ở thôn Cầu Điện, xãVĩnh Long, huyện Vĩnh Linh (năm 2005);
- Ô nhiễm nguồn nước giếng ở phường Đông Lương, thành phố Đông Hà (năm2006) do giếng ở gần các kho thuốc BVTV đã bị mục nát;
- Số liệu thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị cho thấy, trongvòng 5 năm (1996 - 2000) có 69 bị ca nhiễm độc hóa chất BVTV và trong đó có 6người đã tử vong;
- Một số kết quả điều tra năm 2013 – 2014 cho thấy kho thuốc BVTV tại thônVăn Hải, xã Hải Quy, huyện Hải Lăng, bà Trần Thị Liên có nhà ở cách kho 25 m đã bịchết do ung thư năm 1988; 02 cán bộ làm công tác phát thanh của thôn (phòng làmviệc là kho thuốc BVTV cũ và đã ngừng hoạt động) bị chết do ung thư; 02 cháu lớpmẫu giáo (lớp học là kho thuốc BVTV cũ và đã ngừng hoạt động) ngủ li bì, có biểuhiện say thuốc BVTV; ông Đoàn Cang - thủ kho kho thuốc BVTV tại thôn LươngĐiền, xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng đã chết vì ung thư; ông Lê Phước Đạt thủ khothuốc BVTV tại thôn Thượng Xá, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng đã chết vì ung thư.Ông Lê Tâm - nguyên thủ kho HTX Nhan Biều 2 và ông Phan Minh - nguyên chủnhiệm HTX thời kỳ 1975-1980 (có nhà ở sát kho thuốc BVTV) bị chết do ung thư…Tại nơi gần các điểm thuốc BVTV tồn lưu điều tra năm 2013 - 2014, có hơn 1/3 sốđiểm có những người có trách nhiệm liên quan, đã từng thường xuyên tiếp xúc với hóachất BVTV tại các điểm đó đã chết do bệnh ung thư
Như vậy, do còn nhiều điểm tồn lưu hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh, cộng vớinhững hạn chế về nguồn lực để xử lý các điểm tồn trữ đó và nhận thức hạn chế củacộng đồng về tác hại của hóa chất BVTV, nên những tác động bất lợi từ thuốc, đặc biệt
là ở khu vực nông thôn vẫn tiềm tàng và đáng lo ngại
Trang 351.2.3.3 Định hướng giải pháp kiểm soát và xử lý các điểm ô nhiễm trên địa bàn tỉnh
Ông Nguyễn Thanh Lợi - Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Quảng Trị chohay: Sở đã có công văn gửi Tổng cục Môi trường đề nghị đưa những điểm tồn lưu theomức độ ưu tiên vào danh mục Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm vàcải thiện môi trường để được cấp vốn xử lý Dự kiến kinh phí xử lý các điểm này là
Một số địa điểm sẽ được xử lý bằng phương pháp fenton như: Kho của TrungTâm Y tế Dự phường, phường Đông Lương, thành phố Đông Hà, kho thuốc HTXThủy Tây huyện Cam Lộ, kho thuốc Nông trường Tân Lâm huyện Cam Lộ
Trang 36Chương II.
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC ĐIỂM Ô NHIỄM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TỒN LƯU TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Gio Linh nằm về phía Bắc của tỉnh Quảng Trị, gồm 19 xã, 02 thị trấn, vớitổng diện tích 47.381,85 ha Mật độ dân số khoảng 190 người/km2; tọa độ địa lý từ
16o9 đến 17o vĩ Bắc, 106o đến 107o kinh Đông
- Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Linh
- Phía Nam giáp huyện Triệu Phong, Cam Lộ và thành phố Đông Hà
- Phía Tây giáp huyện Hướng Hoá và Đakrông
- Phía Đông giáp Biển Đông
Gio Linh có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt vàđường thủy Đi qua địa phận của huyện có các tuyến giao thông huyết mạch như:Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam; đặc biệt là nằm cuối tuyến đường xuyên Áthông ra Biển Đông bằng cảng Cửa Việt - là một nút quan trọng trong mối liên kết củahành lang kinh tế Đông - Tây, cho phép huyện mở rộng giao lưu kinh tế với các địaphương trong tỉnh, cả nước, cũng như hội nhập khu vực và quốc tế.[8]
2.1.1.2 Địa hình
Địa hình của huyện được phân chia thành 03 tiểu vùng lãnh thổ khá rõ rệt (vùng
gò đồi miền núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển), với cùng nét đặc trưng là dốcnghiêng từ Tây sang Đông; 67,18% diện tích lãnh thổ là đồi núi, 26,7% diện tích làđồng bằng và 6,12% diện tích là bãi cát và cồn cát ven biển
Trang 37Với đặc điểm địa hình, tạo cho Gio Linh có thể hình thành và phát triển 3 tiểuvùng kinh tế khá rõ nét, đặc biệt là trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp có điều kiện
để phát triển đa dạng hoá các loại cây trồng, vật nuôi phong phú; hình thành các vùngchuyên canh với các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực Tuy nhiên, do địa hình bị chia cắtbởi nhiều đồi núi, sông suối, đầm, ao hồ, bãi cát và cồn cát xen kẻ nhau nên việc kiên
cố hóa kênh mương, phát triển giao thông nội đồng, tổ chức sản xuất theo hướng cơgiới hóa, điện khí hóa nông nghiệp nông thôn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với vùngđồi núi và cát ven biển.[8]
2.1.1.3 Khí hậu
Huyện Gio Linh nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùatương đối điển hình Mùa hè gió Tây Nam khô nóng; mùa đông gió Đông Bắc ẩm ướt.Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24 - 250C; nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 5, 6,7) khoảng 350C, có năm lên tới 400C; tháng thấp nhất (tháng 1, 2) khoảng 180C, có khixuống 8 - 90C; biên độ nhiệt chênh lệch khá lớn
Lượng mưa trung bình hàng năm 2.500 - 2.700mm, cao hơn mức trung bình cảnước Tổng lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 9, 10, 11 (chiếm tới 70 - 80%lượng mưa cả năm); số ngày mưa phân bổ không đều, trong các tháng cao điểm trungbình mỗi tháng có 19 - 20 ngày mưa Chế độ mưa ở Gio Linh có chung đặc điểm với
cả tỉnh, biến động rất mạnh theo các mùa
Huyện chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Tây Nam và gió mùaĐông Bắc Gió mùa Tây Nam bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, tốc độ gió bình quân từ
2 - 3m/s, có khi lên tới 7 - 8 m/s; gió khô, nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài.Gió mùa Đông Bắc bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tốc độ gió đạt 4 - 6m/s,trong mùa mưa bão có thể lên tới 30 - 40m/s, gió kèm theo mưa lớn gây lũ lụt ngậpúng ở nhiều vùng Bão thường xuất hiện từ tháng 9 - 11 hàng năm; năm nhiều nhất có
4 cơn bão, tốc độ gió trong bão 20m/s, có khi lên tới 40m/s Bão có cường suất giómạnh kèm theo mưa lớn kết hợp với nước biển dâng cao gây lũ lụt lớn ảnh hưởngnghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân [8]
Trang 38Độ ẩm trung bình 85 - 90% kéo dài từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau; tháng caonhất có khi lên đến 91% Từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm gió Tây Nam khô nóng nên
độ ẩm thường xuyên dưới 50%, có khi xuống tới 30% Đây cũng chính là một trongnhững nguyên nhân làm hao hụt nguồn nước, gây ra tình trạng khô hạn ảnh hưởng đếnsản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân
Điều kiện khí hậu thời tiết đặc thù cho phép huyện Gio Linh phát triển nền nôngnghiệp đa dạng phù hợp với các mùa vụ Tuy vậy, vẫn có những yếu tố bất lợi như khíhậu, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống củangười dân.[8]
2.1.1.4 Các nguồn tài nguyên khác
- Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra nông hoá thổ nhưỡng thì trên địa bàn huyện Gio Linh có 19loại đất và được chia thành các nhóm chính sau: Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển;Nhóm đất phèn; Nhóm đất phù sa; Nhóm đất than bùn; Nhóm đất thung lũng do sảnphẩm dốc tụ; Nhóm đất đỏ vàng; Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá.[8]
Thực vật rừng tự nhiên huyện Gio Linh cũng mang nét đặc trưng của thực vật rừngQuảng Trị là khá đa dạng về thành phần loài, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế cao,nguồn gen quý hiếm và là nơi giao lưu giữa nhiều luồng thực vật với các họ tiêu biểu: họ
Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Mộc lan (Mangnoliaceae) Động vật rừng cũngkhá phong phú và đa dạng với các loài lớp thú, lớp chim và lớp lưỡng cư bò sát [8]
- Tài nguyên khoáng sản
Nguồn tài nguyên khoáng sản ở huyện Gio Linh không nhiều về chủng loại,chủ yếu là Titan phân bố ở vùng cát ven biển Trung Giang, Gio Mỹ có tổng trữ lượng
Trang 39trên 85.000 tấn, Silic cát phân bố ở bờ biển Bắc Cửa Việt, Gio Thành, Gio Mỹ, TrungGiang, Gio Hải; Than bùn phân bố chủ yếu ở các vùng cát sẩm thấp (vùng cất ở GioQuang) và ven biển có trữ lượng khoảng 40.000 tấn, nhiệt lượng đạt khoảng 2.300 -3.500 kcal/kg và các loại khoáng sản khác như: Đất sét sản xuất gạch ngói ở vùngĐông Gio Linh; đá ong, đá chẻ được phân bố ở vùng đồi Tây Gio Linh, cát sạn phân
bố dọc sông Bến Hải và các xã Linh Thượng, Vĩnh Trường [8]
- Tài nguyên nước
+ Nguồn nước mặt
Với lượng mưa hàng năm lên đến 2.500mm sẽ cho tổng trữ lượng nước mặt trên1,2 tỷ m3/năm Trên địa bàn Huyện còn có 3 con sông chính là: sông Bến Hải, sôngHiếu và sông Cánh Hòm đem lại nguồn tài nguyên nước khá lớn
Ngoài hệ thống sông, còn có một số hồ thuỷ lợi như: Hà Thượng, Kinh Môn,Trúc Kinh, các hồ nhỏ như: An Trung, Hoàng Hà, Nhĩ Thượng, Nhĩ Hạ cung cấpmột phần đáng kể nguồn nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân
+ Nguồn nước ngầm
Các kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn nước ngầm trên địa bàn Huyện kháphong phú, đặc biệt ở vùng cát ven biển (khảo sát của Đoàn địa chất 708 cho thấy trữlượng khai thác cho 1 km2 ở vùng cát có thể đạt 1.000m3 nước/ngày.đêm), chất lượngnước tương đối tốt có thể đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cư dân trên địa bàn và có khảnăng cung cấp một phần cho sản xuất [8]
- Tài nguyên biển và nuôi trồng thuỷ sản
Là nơi trú ngụ của nhiều loại hải sản quý, như: Các loại tôm hùm, cua, cá hồng,
cá mú, cá thu, cá nục, cá ngừ, mực ống, mực nang, trữ lượng bình quân khai thác hàngnăm lên tới 7.000 - 8.000 tấn Bên cạnh tài nguyên biển, Gio Linh còn có khoảng2.000 ha mặt nước hồ, đập có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, như
ở vùng Tây Gio Linh, sông Cánh Hòm, sông Hiếu….Vùng cát ven biển còn có khảnăng nuôi tôm trên cát cho hiệu quả cao [8]
Trang 402.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Đặc điểm dân số và lao động
Dân số trung bình toàn Huyện năm 2010 có 72.727 người; tỷ lệ tăng dân số tựnhiên là 0,9%
Tổng số người trong độ tuổi lao động: 37.028 người, chiếm 50,9% dân số; trong
đó lao động nam 17.663 người, chiếm 47,7%; lao động nữ 19.365 người chiếm 52,3%.Lao động trực tiếp làm việc trong các ngành kinh tế là 30.455 người, trong đó laođộng trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là 22.748 người, chiếm 74,7%; lao độngtrong lĩnh vực công nghiệp xây dựng là 2.310 người, chiếm 7,6%; lao động trong lĩnhvực thương nghiệp, vận tải là 3.342 người, còn lại là lao động trong ngành sản xuất phivật chất.[8]
2.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế
- Lĩnh vực nông nghiệp: Năm 2014, tổng diện tích gieo trồng lúa đạt 10.977,79 ha,bằng 105,1% kế hoạch; năng suấtlúa cả năm ước 51,3 tạ/ha (Đông Xuân 58,1 tạ/ha; HèThu 45 tạ/ha), đạt 100,9% kế hoạch;sản lượng 40.590,3 tấn, đạt 107,2% kế hoạch
+ Về đánh bắt, nuôi trồng thuỷ, hải sản: Tổng sản lượng khai thác và nuôi thuỷsản 10.327,66 tấn, đạt 71,2%, tăng 775 tấn so cùng kỳ
+ Về chăn nuôi: năm 2014, chăn nuôi phát triển ổn định, đàn gia cầm phát triểnmạnh, chất lượng đàn lợn đạt cao Công tác tiêm phòng đạt cao so với cùng kỳ nămtrước, dập dịch có hiệu quả, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng Phối giốnglaisind được 793 con, đạt 99,1% kế hoạch;
- Lĩnh vực Công nghiệp - TTCN và xây dựng cơ bản:
Các ngành nghề CN-TTCN có thế mạnh của huyện tiếp tục khắc phục khó khăn,duy trì sản xuất, phát huy hiệu quả; chế biến thủy sản, khai thác đá nguyên liệu tăngđáng kể Tổng giá trị sản xuất (giá thực tế) 445.576 triệu đồng, tăng 175.722 so cùng
kỳ năm trước Tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản 43.670 triệu đồng, tăng 6.414 triệuđồng so cùng kỳ
Xây dựng quy chế, đưa Trung tâm Môi trường và Đô thị huyện vào hoạt động,
mở rộng địa bàn thu gom rác thải đưa về xử lý tại bãi rác Gio Bình [8]