1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH 1 thành viên rồng việt

111 180 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Đánh giá chung về thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH 1 thành viên Rồng Việt...99 3.1.1.. Do đó, với những kiến thức đã tiế

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Mục tiêu nghiên cứu 6

3 Đối tượng nghiên cứu 6

4 Phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Kết cấu chuyên đề 6

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 8

1.1 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 8

1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 8

1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất 8

1.1.1.2 Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp 9

1.1.2 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 9

1.1.3 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 10

1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 10

1.1.5 Đối tượng, phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 11

1.1.5.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất xây lắp 11

1.1.5.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 11

1.2 Kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 14

1.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 14

1.2.1.1 Chứng từ, sổ sách chi tiết 14

1.2.1.2 Tài khoản sử dụng 15

1.2.1.3 Trình tự hạch toán 15

1.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 16

1.2.2.1 Chi phí nhân công trực tiếp 16

1.2.2.2 Chứng từ, sổ sách chi tiết 17

1.2.2.3 Tài khoản sử dụng 17

1.2.2.4 Trình tự hạch toán: 18

1.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 19

1.2.3.1 Chi phí sản xuất chung 19

1.2.3.2 Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung 19

1.2.3.3 Tài khoản sử dụng 20

1.2.3.4 Trình tự hạch toán 20

1.3 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG 21

1.3.1 Kế toán tập hợp chi phí 21

Trang 2

Tập hợp chi phí sản xuất là giai đoạn cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm và chuyển sang “tiêu

thụ”, xác định kết quả kinh doanh 21

1.3.1.1 Tài khoản sử dụng 21

1.3.1.2 Trình tự hạch toán 22

1.3.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 24

1.3.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành công trình: 24

1.3.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí thực tế phát sinh 24

1.4 Tính giá thành sản phẩm xây lắp 25

1.4.1 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 25

1.4.1.1 Đối tượng tính giá thành 25

1.4.1.2 Phương pháp tính giá thành 25

1.4.2 Kỳ tính giá thành 26

1.4.3 Phương pháp trình bày chỉ tiêu về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên báo cáo kế toán 26

1.4.3.1 Chỉ tiêu về chi phí 26

1.4.3.2 Chỉ tiêu giá thành 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 28

VÀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN RỒNG VIỆT 28

2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH 1 thành viên Rồng Việt 28

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 28

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 30

2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 30

2.1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty TNHH 1 thành viên Rồng Việt 31

2.1.4.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty 31

2.1.4.2 Quy trình công nghệ sản xuất của công ty 32

2.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 33

2.1.5.1 Mô hình quản lý của công ty 33

2.1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý tại công ty 33

2.1.6 Cơ cấu tổ chức kế toán của công ty 35

2.1.6.1 Tổ chức bộ máy kế toán 35

2.1.6.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán 35

2.1.7 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty 36

2.1.7.1 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tại công ty 36

2.1.7.2 Giải thích trình tự ghi sổ kế toán 37

2.1.7.3 Phương pháp tính giá thực tế xuất kho 38

2.1.7.4 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho và niên độ kế toán tại công ty .38 2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH 1 thành viên Rồng Việt 39

2.2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất 39

2.2.2 Phân loại chi phí sản xuất 39

2.2.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 39

2.2.4 Phương pháp tập hợp chi phí 40

Trang 3

2.3 Công tác kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH 1 thành viên Rồng Việt .37

2.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 37

2.3.1.1 Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 37

2.3.1.2 Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 37

2.3.1.3 Chứng từ sử dụng 37

2.3.1.4 Tài khoản sử dụng 46

2.3.1.5 Hạch toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 47

2.3.1.6 Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 50

2.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 55

2.3.2.1 Nội dung chi phí nhân công trực tiếp tại công ty TNHH 1 thành viên Rồng Việt 55

2.3.2.2 Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp 55

2.3.2.3 Chứng từ sử dụng 55

2.3.2.4 Tài khoản sử dụng 55

2.3.2.5 Hạch toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp 55

2.3.2.6 Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp 58

2.3.3 Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công 62

2.3.3.1 Nội dung sử dụng máy thi công 62

2.3.3.2 Phương pháp tập hợp, phân bổ chi phí sử dụng máy 62

2.3.3.3 Chứng từ sử dụng 63

2.3.3.4 Khấu hao máy móc thi công 66

2.3.3.5 Tài khoản sử dụng 69

2.3.3.6 Hạch toán chi tiết chi phí máy thi công 70

2.3.3.7 Hạch toán chi phí tổng hợp chi phí máy thi công 70

2.3.4 Tập hợp chi phí sản xuất chung (CPSXC) 77

2.3.4.1 Nội dung chi phí sản xuất chung 77

2.3.4.2 Chứng từ sử dụng 77

2.3.4.3 Trình tự hạch toán chi tiết 77

2.3.4.4 Tài khoản sử dụng: Để theo dõi chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627- “Chi phí sản xuất chung” 82

2.3.4.5 Hạch toán chi tiết chi phí sản xuất chung 83

2.3.4.6 Hạch toán tổng chi phí sản xuất chung 84

2.4 Tổng hợp chi phí và đánh giá sản phẩm dở dang 87

2.4.1 Tổng hợp chi phí 88

2.4.1.1 Tài khoản sử dụng 88

2.4.1.2 Đánh giá sản phẩm dở dang 89

2.4.2 Tính giá thành sản phẩm 95

2.4.2.1 Tài khoản sử dụng 95

2.4.2.2 Hạch toán tổng hợp 96

2.4.2.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm 97

2.4.2.4 Kỳ tính giá thành 97

2.4.2.5 Phương pháp và trình tự tính giá thành: 97

2.4.2.6 Bảng tính giá thành sản phẩm 98

Trang 4

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI

CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN RỒNG VIỆT 99

3.1 Đánh giá chung về thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH 1 thành viên Rồng Việt 99

3.1.1 Nhận xét chung 99

3.1.2 Ưu điểm 99

3.1.3 Tồn tại 100

3.2 Những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH 1 thành viên Rồng Việt 101

PHẦN III: KẾT LUẬN 105

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

Trang 5

1 Lý do chọn đề tài

Để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng đổi mới và tự đổimới, cung cấp ra thị trường những sản phẩm có uy tín, chất lượng cao với giá thànhngày càng hạ

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng luôn được các doanh nghiệp quan tâm,

vì chúng gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn đứng trước sự cạnhtranh gay gắt với nhau không chỉ những doanh nghiệp trong nước mà cả với các doanhnghiệp nước ngoài và đòi hỏi doanh nghiệp phải tự bù đắp được toàn bộ chi phí sảnxuất và sản xuất phải có lãi Muốn vậy doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp quản lýtốt chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm Sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành

hạ là tiền đề tốt cho doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận Từ đó tăng tích lũy chodoanh nghiệp, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên Chính vì vậy mà việc tổ chứccông tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một yêu cầucần thiết và là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu

Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách kịp thời, trungthực, đầy đủ là cơ sở xác định chính xác kết quả sản xuất kinh doanh Chi phí tănghoặc giảm, giá thành cao hay thấp là thước đo chất lượng của công tác quản lý và làthước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tập hợp chi phí và tính giá thànhsản phẩm là yêu cầu thiết thực, là vấn đề đang được quan tâm hiện nay trong công tác

kế toán của doanh nghiệp Do đó, với những kiến thức đã tiếp thu ở trường và thờigian tiếp xúc thực tế tại Công ty TNHH 1 thành viên Rồng Việt em xin chọn đề tài

“Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH 1 thành viên Rồng Việt” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Trang 6

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành

- Đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sảnphẩm xây lắp tại Công ty TNHH 1 thành viên Rồng Việt

- Đề suất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí vàtính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH 1 thành viên Rồng Việt

3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xâylắp tại Công ty TNHH 1 thành viên Rồng Việt

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua tìm hiểu các đề tài khóa luận tốtnghiệp, các chuyên đề có liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu, tiến hành tổng hợp, sosánh giữa các đề tài, chắt lọc một số ý kiến hay để tiếp nhận thông tin cần thiết cho bàinghiên cứu

- Phương pháp thu thập : Tiến hành trao đổi với kế toán viên về công tác hạch toán

kế toán nói riêng và công tác kế toán nói chung để thu thập được các số liệu cần thiết

- Phương pháp xử lý số liệu : Dựa trên các chứng từ thu thập được, tiến hànhtổng hợp,phân loại, so sánh, phân tích số liệu Kết hợp với các lý thuyết đã tìm hiểuđược và số liệu thực tế để đưa ra được những phân tích đánh giá, kết luận cho bàinghiên cứu

6 Kết cấu chuyên đề

Trang 7

Chuyên đề bao gồm ba phần chính:

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận của hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp.Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh và công tác hạch toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH 1 thành viên Rồng Việt.Chương 3: Những đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH 1 thành viên Rồng Việt

Phần III: Kết luận và kiến nghị

Trang 8

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ

TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP

1.1 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thựchiện quá trình sản xuất và đạt được mục đích là tạo ra sản phẩm cho xã hội Vậy chiphí sản xuất là toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá được biểuhiện bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trongmột thời gian nhất định có thể là tháng, quý hoặc năm Chi phí sản xuất của doanhnghiệp xây lắp bao gồm: Chi phí sản xuất xây lắp và chi phí sản xuất ngoài xây lắp.Chi phí sản xuất xây lắp là bộ phận cơ bản cấu thành giá thành sản phẩm xây lắp

*Chi phí gia công lắp đặt thiết bị…

Chi phí sản xuất ngoài xây lắp là toàn bộ chi phí phát sinh trong lĩnh vực sảnxuất ngoài xây lắp như hoạt động sản xuất công nghiệp phụ trợ, hoạt động sản xuấtnông nghiệp phụ trợ

Trang 9

1.1.1.2 Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp

Để tạo ra một sản phẩm doanh nghiệp phải đầu tư vào quá trình sản xuất mộtlượng hao phí vật chất nhất định, để cấu thành nên thực thể sản phẩm theo qui định

Để đo lường sự chuyển dịch giá trị của lượng hao phí đó vào sản phẩm người ta dùngchỉ tiêu giá thành

Vậy giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ các chi phí bằng tiền của hao phí về laođộng sống, và lao động vật hoá đã bỏ ra để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây lắp theoquy định Sản phẩm xây lắp có thể là kết cấu công việc hoặc giai đoạn công việc có thiết

kế và dự toán riêng có thể là hạng mục công trình, công trình hoàn thành toàn bộ

Giá thành sản phẩm có thể được tính toán xác định cho:

- Từng loại sản phẩm, lao vụ hoàn thành

- Chỉ tính cho những sản phẩm đã hoàn thành toàn bộ giá thành sản xuất

- Tính cho bán thành phẩm

1.1.2 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau Thựcchất giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất Sự lãng phí hay tiết kiệm trong chi phí sảnxuất đều ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm cao hay thấp Nhưng trong kỳ kế toán thìchi phí sản xuất lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng với giá thành sản phẩm là do giá thànhsản phẩm không bao gồm chi phí dở dang cuối kỳ, và chi phí sản xuất chi ra trong kỳnhưng được phân bổ cho kỳ sau Mặt khác, giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ lại

có thêm chi phí sản xuất cuối kỳ trước chuyển sang, chi phí chưa chi ra trong kỳnhưng đã được trích trước tính vào giá thành sản phẩm và chi phí đã chi ra kỳ trướcđược phân bổ để tính giá thành kỳ này

Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện qua công thức sau:

Chi phí sảnxuất dở dangđầu kỳ

Chi phí sản xuấtphát sinh trongkỳ

Chi phí sảnxuất dở dangcuối kỳ

Trang 10

Chi phí sản xuất xây lắp bằng giá thành sản phẩm xây lắp khi: Chi phí sản xuất

dở dang đầu kỳ bằng chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, hoặc công trình khởi công vàhoàn thành nghiệm thu trong kỳ

1.1.3 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

Trong doanh nghiệp xây lắp việc quản lý tốt chi phí đầu tư và xây dựng để doanhnghiệp biết những khoản chi phí sản xuất nào cần tăng lên, những chi phí nào cần hạnchế nhằm mục đích tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm

Từ đó, việc phân loại chi phí là một vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm

1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

* Tổ chức ghi chép phản ánh một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác mọi chi phísản xuất thực tế phát sinh trong quá trình thi công theo từng nơi phát sinh chi phí, từngđối tượng phải chịu chi phí, theo nội dung kinh tế và công dụng chi phí

* Đối chiếu và so sánh giữa chi phí theo định mức ở từng khâu, từng bộ phận vớichi phí thực tế để phát hiện những thiếu sót trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằmcung cấp thông tin cho cấp trên và các đối tượng liên quan để có biện pháp khắc phụckịp thời và hữu hiệu

* Tham gia vào việc xây dựng các chỉ tiêu hạch toán nội bộ và giao các chỉ tiêu

đó cho các bộ phận sản xuất

Trang 11

* Xác định giá trị xây lắp dở dang cuối kỳ và tính giá thành thực tế khối lượngxây lắp, công việc đã hoàn thành trong kỳ một cách chính xác để kiểm tra việc thựchiện dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm.

* Hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận có liên quan tính toán, phân loại các chi phínhằm phục vụ cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đượcnhanh chóng, khoa học

* Lập các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

* Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, phát hiện mọi khả năng tiềmtàng để phấn đấu hạ giá thành sản phẩm

* Xác định kết quả sản xuất của từng kỳ kế toán một cách chính xác

1.1.5 Đối tượng, phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất

1.1.5.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất xây lắp

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các loại chi phí được tập hợp trong mộtgiới hạn nhất định nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích chi phí và tính giá thànhsản phẩm Giới hạn tập hợp chi phí có thể là đối tượng chịu chi phí (công trình, hạngmục công trình…), hoặc có thể là nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, đội sản xuất…).Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thực chất là xác định nơi gây

ra chi phí và đối tượng chịu chi phí, xác định đối tượng hạch toán chi phí phải căn cứvào: Trình độ quản lý của doanh nghiệp, loại hình sản xuất: đơn chiếc hay hàng loạt,đặc điểm tổ chức sản xuất có đội sản xuất hay không có đội sản xuất

1.1.5.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

Khi đã xác định được đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, chúng ta cần áp dụngmột phương pháp hạch toán chi phí sản xuất thích hợp

Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hoặc một hệ thốngcác phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất theo yếu

tố và theo khoản mục, trong phạm vi, giới hạn của các đối tượng hạch toán chi phí sảnxuất Tuỳ thuộc vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất mà ta có phương pháp hạch

Trang 12

toán chi phí sản xuất phù hợp, vì mỗi loại phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chỉthích ứng với một loại đối tượng hạch toán chi phí sản xuất nhất định.

Trang 13

Có các loại hạch toán chi phí sản xuất sau:

* Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo giai đoạn xây dựng.

Theo phương pháp này chi phí sản xuất có liên quan đến giai đoạn xây dựng củamột hạng mục công trình có dự toán riêng, một công trình nào sẽ được tập hợp trựctiếp hoặc gián tiếp vào giai đoạn xây dựng đó Khi công trình, hạng mục công trìnhhoàn thành thì tổng cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn xây dựng chính là giáthành của công trình, hạng mục công trình đó

* Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công trình.

Theo phương pháp này chi phí sản xuất có liên quan đến hạng mục công trình có

dự toán riêng hoặc công trình nào sẽ được tập hợp trực tiếp hoặc gián tiếp cho hạngmục công trình hoặc công trình đó

* Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo nhóm vật kiến trúc.

Trong XDCB nhóm sản phẩm được hiểu là nhóm ngôi nhà, vật kiến trúc có cùngthiết kế, kết cấu tương tự nhau, xây dựng trên cùng một mặt bằng theo cùng mộtphương pháp thi công Theo phương pháp này thì chi phí sản xuất có thể được tập hợptheo nhóm các ngôi nhà và vật kiến trúc, khi nhóm ngôi nhà và vật kiến trúc hoànthành thì phải tính giá thành cho từng ngôi nhà, vật kiến trúc

* Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng.

Theo phương pháp này hàng tháng chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đếnngôi nhà, vật kiến trúc của đơn đặt hàng nào sẽ được tập hợp trực tiếp hoặc gián tiếpcho ngôi nhà, vật kiến trúc của đơn đặt hàng đó Khi công trình hoàn thành thì tổng sốchi phí theo từng ngôi nhà, từng vật kiến trúc của đơn đặt hàng chính là giá thành củangôi nhà, vật kiến trúc của đơn đặt hàng đó

* Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn vị thi công.

Đây là phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo khu vực, bộ phận thi côngtrong đó các doanh nghiệp xây lắp đã áp dụng chế độ hạch toán kinh tế nội bộ rộng rãi,chi phí sản xuất được tập hợp theo khu vực, công trường hoặc bộ phận thi công nghĩa

Trang 14

là chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến công trường, khu vực hoặc bộ phận nàothì được tập hợp cho công trường, khu vực hoặc bộ phận thi công đó Cuối tháng cộngtổng chi phí sản xuất thực tế theo bộ phận, công trường đó, được so sánh với dự toánhay kế hoạch để xác định kết quả hạch toán kinh tế nội bộ Để hạch toán chi phí sảnxuất cần áp dụng các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất phù hợp.

1.2 Kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

1.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ,các cấu kiện, hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thểsản phẩm xây lắp hoặc giúp cho việc hoàn thành và thực hiện khối lượng xây lắp như:gạch, gỗ, cát, đá, sỏi, sắt, thép, xi măng…

Chi phí vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công tác xây dựng,cho nên việc hạch toán chính xác các chi phí về vật liệu có tầm quan trọng đặc biệt đểxác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất và bảo đảm tính chính xác của giáthành công tác xây dựng

1.2.1.1 Chứng từ, sổ sách chi tiết

Muốn theo dõi chặt chẽ và hạch toán chính xác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,

kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng đốitượng hạch toán chi phí

Đối với những nguyên vật liệu xuất dùng liên quan trực tiếp đến từng đối tượngtập hợp chi phí riêng biệt thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó Trong trường hợpvật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí kế toán không thể

tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân

bổ cho từng đối tượng liên quan Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ phụ thuộc vào chiphí cần phân bổ và đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiêu thức phân bổthường được áp dụng là định mức tiêu hao nguyên vật liệu Cuối kỳ lên bảng vật liệu

sử dụng, khi công trình hoàn thành phải xác định lượng nguyên vật liệu chưa sử dụnghết để giảm trừ chi phí nguyên vật liệu thực tế Tổng hợp, phân bổ chi phí nguyên vậtliệu, công cụ dụng cụ được thực hiện trên “bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ

Trang 15

dụng cụ” Sau đó căn cứ vào bảng này để vào sổ kế toán tổng hợp chi phí và sổ kế toánchi tiết có liên quan.

1.2.1.2 Tài khoản sử dụng

Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK621

“Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”

TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Giá trị thực tế nguyên liệu - Trị giá thực tế nguyên liệu

vật liệu dùng trực tiếp cho vật liệu sử dụng không hết

sản xuất lao vụ, dịch vụ được nhập lại kho

trong kỳ hạch toán - Kết chuyển hoặc phân bổ

Nợ TK621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có TK152: Nguyên liệu, vật liệu

Trang 16

TK 152 TK 621 TK 152

Giá thực tế NVL xuất kho NVL thừa nộp lại kho

TK 331, 111 TK 154

Giá trị vật liệu Kết chuyển chi phí NVL

Sơ đồ 1.1: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh CPNVL trực tiếp

1.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

1.2.2.1 Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản phải trả, phải thanh toán cho côngnhân trực tiếp sản xuất xây lắp, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ gồm: tiền lươngchính, lương phụ, các khoản phụ cấp không bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT,

Trang 17

KPCĐ tính trên quỹ lương nhân công trực tiếp của hoạt động xây lắp, các khoản tiềnlương, tiền công, các khoản phụ cấp của công nhân sử dụng máy móc, thiết bị, nhânviên phân xưởng, nhân viên bán hàng và nhân viên quản lý doanh nghiệp.

Chi phí nhân công thường được tính trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí có liênquan Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng khônghạch toán trực tiếp được thì tập hợp phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí có liênquan theo các tiêu thức thích hợp: Chi phí tiền công định mức, giờ công định mức, giờcông thực tế… tuỳ theo công việc cụ thể Các chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ trongtrường hợp này được tính trực tiếp trên cơ sở tỷ lệ quy định và số tiền lương đã phân

bổ cho từng đối tượng

Tài khoản 622 không có số dư

Tài khoản 622 mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí cụ thể là côngtrình, hạng mục công trình

Trang 18

1.2.2.4 Trình tự hạch toán:

Chi tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuấttrong kỳ hạch toán, kế toán ghi:

Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 334: Phải trả cho công nhân viên

Trang 19

TK 622

TK 334

Lương phải trả cho công TK 154

nhân trong danh sách Kết chuyển chi phí nhân

TK 331, 111 công vào tài khoản tính

Lương khoán lại hoặc lương giá thành

thanh toán trực tiếp cho

Trích trước theo kế hoạch

tiền lương nghĩ phép của

công nhân

Sơ đồ 1.2: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh CPNC trực tiếp

1.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung

1.2.3.1 Chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp là những chi phí có liên quan đếnviệc tổ chức, phục vụ và quản lý thi công của các đội thi công xây lắp và ở các côngtrường xây dựng Chi phí sản xuất chung là khoản mục chi phí tổng

hợp bao gồm nhiều nội dung chi phí khác nhau và đều có mối quan hệ gián tiếpvới các đối tượng xây lắp

1.2.3.2 Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung

Đối với chi phí sản xuất chung cần phải hạch toán theo từng công trình, và phải chitiết theo các điều khoản quy định Nếu chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều đối

Trang 20

tượng thì phân bổ cho các đối tượng liên quan theo tỷ lệ chi phí nhân công trực tiếp, chiphí sử dụng máy thực tế, định mức chi phí sản xuất chung, chi phí tiền công…

Chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp xây lắp bao gồm cả phần trích BHXH,BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân trực tiếp điều khiển MTC

1.2.3.3 Tài khoản sử dụng

Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuấtchung” Tài khoản này dùng để phản ánh những chi phí phục vụ sản xuất kinh doanhphát sinh trong quá trình thi công

TK 627-Chi phí sản xuất chung Tập hợp chi phí sản - Các tài khoản ghi

xuất chung phát sinh giảm chi phí sx chung

trong kỳ - Kết chuyển chi phí

sản xuất chung vào bên

Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung (TK chi tiết 6271)

Có TK 334: Phải trả công nhân viên

Trang 21

TK 334, 338 TK 627 TK 154

Chi phí nhân viên phân xưởng

TK 152, 153 Cuối kỳ kết chuyển chi phí

Chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất

Sơ đồ 1.3: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh CPSX chung

1.3 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG

1.3.1 Kế toán tập hợp chi phí

Tập hợp chi phí sản xuất là giai đoạn cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm và chuyển sang “tiêu thụ”, xác định kết quả kinh doanh.

1.3.1.1 Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp chiphí sản xuất nhằm phục cụ cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành Tàikhoản 154 được mở chi tiết cho từng đối tượng, từng công trình, hạng mục công trình

Trang 22

* Kết cấu tài khoản:

TK 154 SD: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ - Giá trị phế liệu thu hồi

- Chi phí SX phát sinh trong kỳ: - Giá trị vật liệu thừa

+ CP nguyên liệu, vật liệu trực tiếp - Thu, thanh lý máy móc thi công + CP nhân công trực tiếp (đã khấu hao hết)

+ CP sử dụng máy thi công

+ CP sản xuất chung

- Giá thành sản phẩm xây lắp của nhà - Tổng giá thành xây lắp hoàn thành: thầu phục vụ hoàn thành bàn giao cho + Bàn giao ngay cho chủ đầu tư (632) nhà thầu chính mà chưa xác định là +Chờ bán (nhà xây xong chờ bán)(155) tiêu thụ +Bàn giao cho nhà thầu chính (3362)

- Chi phí thanh lý máy móc thiết bị

(chưa dùng để thi công mà đã khấu hao hết)

SD: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

1.3.1.2 Trình tự hạch toán

Nguyên tắc hạch toán phải căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đượcxác định để mở sổ hạch toán chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đốitượng hạch toán chi phí nào thì mở ngay sổ chi tiết của đối tượng đó theo khoản mục.Chi phí liên quan đến nhiều đối tượng thì được hạch toán riêng, cuối kỳ phân bổcho các đối tượng hạch toán chi phí sản xuất theo các tiêu thức thích hợp

Ví dụ căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu cho từng công trình, hạng mục côngtrình, kế toán ghi:

Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trang 23

Kết chuyển CPNC trực tiếp Sản phẩm xây lắp chờ tiêu thụ

hoặc chưa bàn giao

T K 623 TK138,334 Kết chuyển CP sử dụng MTC Bồi thường phải thu hoặc trừ lương

Do khuyết điểm của công nhân

TK 627 TK 152 Kết chuyển CPSX chung Phế liệu thu hồi (giá có thể thu hồi)

TK 111,112,136,336

Giá thành xây lắp do nhà thầu

phụ hoàn thành bàn giao chưa TK 155 xác định tiêu thụ Thiệt hại do chủ đầu tư cấp trả

đền bù

Sơ đồ 1.4: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh CPSXKDDD

Trang 24

1.3.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Đánh giá sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm công việc còn đang trongquá trình sản xuất, chế biến, trên dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vàiquy trình chế biến nhưng còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm.Sản phẩm dở dang trong xây dựng cơ bản là công trình, hạng mục công trìnhchưa đến điểm dừng của kỹ thuật hợp lý, đã được quy định trong hồ sơ thi công hoặcchưa được nghiệm thu thanh toán, được đánh giá theo chi phí thực tế dựa trên cơ sởphân bổ chi phí thực tế của hạng mục công trình đó, cho các giai đoạn, tổ hợp côngviệc đã hoàn thành và chưa hoàn thành theo giá trị dự toán của chúng

Trong xây dựng cơ bản có phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang như sau:

1.3.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành công trình:

CPSX dở dang CPSX phát sinh % hoàn

cuối kỳ Tổng giá trị dự toán theo mức độ hoàn thành dự toánCông thức này có thể áp dụng cho toàn bộ công trình hoặc phân tích cho từngkhoản mục Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang này được sử dụng cho công trìnhhoặc hạng mục công trình có giá trị lớn, bàn giao thanh toán nhiều lần hoặc bàn giaothanh toán theo từng giai đoạn thi công

1.3.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí thực tế phát sinh

Theo phương pháp này, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ cũng chính là toàn bộchi phí thực tế phát sinh từ lúc khởi công cho đến thời điểm đánh giá sản phẩm dởdang Phương pháp này áp dụng cho những công trình, hạng mục công trình có giá trịnhỏ, thanh toán một lần khi kết thúc việc thi công xây lắp

Trang 25

1.4 Tính giá thành sản phẩm xây lắp

1.4.1 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp

1.4.1.1 Đối tượng tính giá thành

Sản phẩm xây lắp có thời gian thi công lâu dài (có thể dưới một năm hoặc rấtnhiều năm), do chu kỳ sản xuất dài nên đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩmxây lắp hoàn chỉnh, cũng có thể là sản phẩm xây lắp hoàn thành đến giai đoạn quy ước(có dự toán riêng)

1.4.1.2 Phương pháp tính giá thành

Giá thành sản phẩm xây lắp có thể tính theo nhiều phương pháp khác nhau, tuỳthuộc vào quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí, và đối tượng tính giá thành sảnphẩm đã xác định của doanh nghiệp xây lắp Hiện nay, trong xây dựng có một sốphương pháp tính giá thành chủ yếu như sau:

* Trường hợp đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí thì phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp.

Giá thành Gi á tr ị CP sản xuất Giá trị công trình = công trình + phát sinh - công trình hoàn thành DD đầu kỳ trong kỳ DD cuối kỳ

* Trường hợp đối t ượng hạch toán chi phí sản xuất là nhóm vật kiến trúc, hạng mục công trình còn đối tượng tính giá thành là từng vật kiến trúc, hạng mục công trình thì sử dụng phương pháp liên hợp: Phương pháp trực tiếp kết hợp với phương pháp tỷ lệ để tính giá thành.

Tổng giá thành thực CP sản xuất CP sản xuất CP sản xuất

tế của nhóm hạng = dở dang + phát sinh - dở dangmục công trình đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ

Trang 26

Sau đó căn cứ vào tổng giá thành kế hoạch hoặc định mức của nhóm hạng mụccông trình và giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của từng hạng mục công trình, đểxác định giá thành thực tế của từng hạng mục công trình.

Giá thành thực tế Tổng giá thành thực tế của nhóm HMCT Giá thành của hạng mục = x kế hoạchcông trình Tổng giá thành kế hoạch (hoặc ĐM) của HMCT của nhóm hạng mục công trình

*.Trường hợp đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là hạng mục công trình, giai đoạn xây dựng còn đối tượng tính giá thành là công trình hoàn thành thì sử dụng phương pháp tổng cộng chi phí để tính giá thành.

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 621

+ Chi phí nhân công trực tiếp TK 622

+ Chi phí sử dụng máy thi công TK 623

+ Chi phí sản xuất chung TK 627

Trang 27

Các chi phí trên được tập hợp cụ thể cho từng công trình thi công, khi chưa kếtchuyển để tính giá thành giá trị được thể hiện số dư nợ tài khoản 154 Các chi phí phátsinh trong kỳ được thể hiện ở phần phát sinh nợ TK 154 trong kỳ.

1.4.3.2 Chỉ tiêu giá thành

Đối với những công ty xây dựng, do đặc điểm riêng của ngành nên khi xác địnhgiá thành sản phẩm thi công là lúc sản phẩm được tiêu thụ, vì vậy toàn bộ chi phí sảnphẩm được chuyển sang giá vốn hàng bán, và được thể hiện trên tài khoản 632 trênbảng cân đối số phát sinh trên báo cáo tài chính

Trang 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

VÀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT

VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI

CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN RỒNG VIỆT

2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH 1 thành viên Rồng Việt

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

- Tên công ty: Công ty TNHH 1 thành viên Rồng Việt

- Địa chỉ : Tổ 6, khu vực 2, phường Hương Long, Thành phố Huế

- Người đại diện là Ông : Nguyễn Văn Nhân

- Chức vụ : Giám đốc Công ty TNHH 1 thành viên Rồng Việt

- Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 3301166981

- Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế

- Cấp ngày: 26/03/2013

- Điện thoại: 054.3537803

- Mã số thuế: 3301166981

- Số tài khoản: 55110000152688 Ngân hàng đầu tư và phát triển Thừa Thiên Huế

- Số vốn đầu tư: 5.100.000.000 đồng (năm tỉ một trăm triệu đồng)

Trang 29

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm

ĐVT:đồng

Chỉ tiêu Năm2012 Năm2013 Năm214

1.Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ

8.983.063.924 7.631.921.428 10.603.335.325

2.Các khoản giảm trừ doanh thu

3.Doanh thu thuần về bán hàng 8.983.063.924 7.631.921.428 10.603.335.3254.Giá vốn hàng bán 8.569.619.290 7.234.555.829 10.290.233.9895.Lợi nhuận gộp về bán hàng và

cung cấp dịch vụ

413.444.634 397.365.599 313.101.336

6.Doanh thu hoạt động tài chính

7.Chi phí bán hàng -trong đó:chi phí

16 Lợi nhuận sau thuế TNDN 209.797.500 191.718.493 101.071.152

( Nguồn:Phòng tài chính- kế toán )

Nhận xét: Qua số liệu bảng trên, ta thấy kết quả kinh doanh của công ty nămsau thấp hơn năm trước, lợi nhuận trước thuế giảm nguyên nhân là do sự khủng hoảngkinh tế trong những năm vừa qua, tình hình xây dựng ở tỉnh ta nói riêng và cả nước

nói chung gặp nhiều khó khăn

Trang 30

Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, những năm qua công ty đãtừng bước hoà nhập và thích nghi với cơ chế mới, đồng thời tìm mọi biện pháp để mởrộng địa bàn hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất, từng bước tạo việclàm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động, làm tròn nghĩa vụ nộp thuế cho ngânsách Nhà Nước, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển mạnh.

2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

- Loại hình kinh doanh và các loại hàng hóa chủ yếu mà công ty đang kinh doanh: Công ty TNHH 1 thành viên Rồng Việt là một công ty xây lắp – xây dựng Đây

là một ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ

sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân

Ngành, nghề kinh doanh: Xây dựng công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi,cấp thoát nước Thi công trang trí nội thất, ngoại thất Đào lấp, san ủi mặt bằng Thicông xây lắp công trình điện dân dụng, đường dây và trạm biến áp điện Kinh doanhvận tải hàng hóa bằng ô tô Khai thác đất, đá, cát, sỏi làm vật liệu xây dựng (chỉ kinhdoanh sau khi được Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản)

- Thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp:

Thị trường đầu vào: là các nguyên vật liệu xây dựng như xi măng được mua tạiQuảng Ngãi, Đà Nẵng và trong tỉnh ; Sắt, thép, gạch men, ngói lợp, tôn … được muatại Huế; Các loại xe được mua tại Sài Gòn

Trang 31

Thị trường đầu ra: là một công ty chuyên xây lắp, xây dựng nên thị trường đầu ra

đã được xác định rõ trong các hợp đồng xây dựng Một số công trình tiêu biểu do đơn

vị thi công trong hai năm gần đây như: trường THPT Chuyên Quốc Học, nhà 12 trường THPT chuyên Quốc Học, trung tâm y tế dự phòngg Hương Trà, bệnh viện đakhoa TT-Huế (tại Phòng Điền) …

Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của doanh nghiệp:

- 02 máy trộn bê tong 450I+D8

- 02 máy trộn 450I + máy D8 gió

2.1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty TNHH 1 thành viên Rồng Việt

2.1.4.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty

Quy trình sản xuất của công ty phần lớn phụ thuộc vào từng loại hình công trình,

Trang 32

hạng mục công trình Mỗi loại hình công trình, hạng mục công trình khác nhau đòi hỏivật tư, máy móc thiết bị chuyên dùng phải khác nhau Vì thế, quy trình sản xuất có sựthay đổi tất yếu.

Trong quá trình thi công, cả hai bên ( chủ đầu tư và chủ thầu) phải điều hành bộphận kỹ thuật, bộ phận giám sát thi công xuống công trường trực tiếp giám sát chấtlượng kỹ thuật thi công nghiệm thu từng phần, nếu đạt tiêu chuẩn sẽ thi công tiếp Vàgiai đoạn hoàn thành theo yêu cầu, tiến độ đề ra Khi hoàn thành mỗi giai đoạn củacông trình đều phải tiến hành công trình sẽ tiến hành nghiệm thu tổng thể và bàn giaocông trình, thanh toán và đưa vào sử dụng

2.1.4.2 Quy trình công nghệ sản xuất của công ty

Do tính chất của ngành nghề xây dựng, và đặc điểm của từng loại hình công trình rấtkhác nhau nên thực tế trong công ty không có một quy trình sản xuất chung, thống nhất Vìthế, em xin chọn một quy trình sản xuất làm điển hình và có thể trình bày qua sơ đồ sau:

Máy móc thiết bị

Thi công phần móng

Thi công phần thân

Thi công hoàn thiện công trình

Nghiệm thu từng phần

Nghiệm thu tổng thể

Nghiệm thu bàn giao

Trang 33

Giải thích sơ đồ quy trình sản xuất:

Quy trình sản xuất của công ty có ba phần chính:

- Nguyên nhiên vật liệu, vật tư - Nhân công – Máy móc thiết

- Thi công công trình, hạng mục công trình gồm các giai đoạn sau:

+ Thi công phần móng xong, chủ thầu tiến hành mời chủ đầu tư, đơn vị thiết kế

kỹ thuật và bộ phận giám sát thi công đến nghiệm thu, nếu đạt tiêu chuẩn quy định sẽtiếp tục thi công phần thân và hoàn thiện công trình

+ Thi công phần thân: Tiến hành xây dựng trụ, cốt thép, đổ bê tông trụ, xâytường, trát tô tường, quét vôi

+ Thi công hoàn thiện: lợp mái, lót gạch nền, làm cửa…

2.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

2.1.5.1 Mô hình quản lý của công ty

Sơ đồ 2.3: Mô hình quản lý của công ty

2.1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý tại công ty

Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành mọi hoạt hoạt động sản xuất kinh doanh

của công ty, là người có quyết định tối cao trong công ty và cũng là người trực tiếpchịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của mình theo ngành nghề cho phép nằm trongkhuôn khổ của luật doanh nghiệp

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng vật tư

Đội SX nhôm, sắt

Phòng kỹ thuật

Điện nước Đội sơn

Phòng TC-KT và

Phòng KT-KH

Đội SX

nề Đội SX mộc

Trang 34

Phòng tài chính - Kế toán và Phòng Kinh tế - Kế hoạch:

+ Phòng tài chính - Kế toán:Có trách nhiệm theo dõi mọi hoạt động tài chính

phát sinh trong công ty, khi có bất cứ một nghiệp vụ phát sinh xảy ra ở bất cứ bộ phậnnào trong công ty thì kế toán phải lập ngay chứng từ gốc có liên quan theo mẫu quiđịnh và theo dõi nó trên sổ sách chứng từ có liên quan, đồng thời phòng Kế toán cũngtham mưu cho giám đốc trên cơ sở cung cấp số liệu một cách chính xác, trung thực,kịp thời, giúp cho giám đốc đưa ra quyết định điều hành sản xuất kinh doanh một cáchhợp lý hơn Ngoài ra, Kế toán còn xây dựng kế hoạch tài chính trên cơ sở kế hoạch sảnxuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và các kế hoạch khác có liên quan trong quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán theoquy định của Nhà nước ban hành

+ Phòng Kinh tế - Kế hoạch: có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện cung cấp

nguyên liệu, kế hoạch dự trữ, cấp phát nguyên liệu, đồng thời mua bán các mặt hàngcủa công ty và người khác, xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm,theo dõi thực hiện kế hoạch

+ Cung ứng vật tư: Dựa trên cơ sở của Phòng Kế hoạch và thực hiện đầy đủ

nguyên vật liệu cho từng công trình đang thi công, giao nhận đúng, đủ lượng vật tư,hàng hoá phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh

Phòng kỹ thuật: Có trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế kỹ thuật, dự toán mẫu mã,

đồng thời kiểm tra chất lượng ở các tổ đội sản xuất

Các tổ đội sản xuất: Có nhiệm vụ sản xuất từng chi tiết trong sản phẩm theo kỹ

thuật định mức giá của công ty, thực hiện đúng quy trình, thời gian, chất lượng sảnphẩm bảo đảm theo kế hoạch đề ra

Quan hệ giữa các phòng ban và tổ sản xuất:

+ Công ty thực hiện quản lý trực tuyến

+ Các phòng ban trong công ty có quan hệ mật thiết với nhau về số lượng, chấtlượng sản phẩm, hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra

Trang 35

+ Các phòng ban có quan hệ phối hợp và chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ, đối vớicác tổ sản xuất.

+ Trong các tổ sản xuất đều có cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm của từng cánhân, chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình khi hoàn thành

2.1.6 Cơ cấu tổ chức kế toán của công ty

2.1.6.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán

Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty, chỉ đạo thực

hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán tài chính ở công

ty theo cơ chế công tác kế toán thống kê và bộ máy kế toán, tổ chức ghi chép tính toán

Kế toán trưởngkiêm kế toán tínhgiá thành

Kế toán

thanh toán

Kế toánkhấu haoTSCĐ

Kế toán

Trang 36

và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

+ Tính toán trích nộp các khoản phải nộp cho nhà nước, thanh toán đúng hạn cáckhoản nợ của công ty, thu hồi vốn nhanh bổ sung nguồn vốn kinh doanh

+ Lập các biểu báo cáo tài chính, phổ biến thi hành chế độ, thể lệ tài chính

+ Tổ chức bảo quản, lưu trữ dữ liệu, bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn…, tham mưucho giám đốc về hoạt động tài chính của công ty thông qua báo cáo, đánh giá hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh

+ Phân công chỉ đạo nhân viên kế toán tại công ty, có quyền yêu cầu các cán bộcông ty chuyển đủ những tài liệu cần thiết cho công việc hạch toán kế toán

+ Kế toán trưởng đảm bảo phần công việc như một kế toán tổng hợp

Kế toán thanh toán: chịu sự lãnh đạo của kế toán trưởng, có nhiệm vụ thanh toán

với người mua, người bán, tiền công trả lương

Kế toán khấu hao tài sản cố định: Có nhiệm vụ lập sổ theo dõi sự biến động

tăng giảm TSCĐ, trích lập khấu hao đúng đủ thời gian để thu hồi vốn tài sản đó, mởrộng tái sản xuất Kế toán khấu hao TSCĐ dùng phương pháp trích khấu hao theođường thẳng

Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ theo dõi phần nguyên vật liệu sử dụng cho từng

công trình Kế toán vật tư theo dõi nhập, xuất nguyên vật liệu về mặt số lượng và giátrị cho từng công trình…

Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt và thực hiện thu chi hằng ngày các nghiệp vụ phát

sinh ở công ty, theo đúng trình tự về mặt pháp lý

2.1.7 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty

2.1.7.1 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tại công ty

Đơn vị đang dùng hình thức chứng từ ghi sổ Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toántổng hợp là: “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

+ Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ

Trang 37

+ Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái.

+ Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên chứng từ gốc hoặc tổng hợp chứng từ gốccùng loại

Sơ đồ 2.5: Sơ đồ luân chuyển chứng từ

2.1.7.2 Giải thích trình tự ghi sổ kế toán

Hằng ngày những nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi lại dưới dạng chứng từgốc, từ chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ rồi vào sổ cái, cũng từ chứng từ ghi sổ

kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau khi khoá sổ ở sổ cái rút ra số dư cuối kỳ

kế toán tổng hợp lên bảng cân đối phát sinh, kế toán cần đối chiếu số liệu trên sổ đăng

Chứng từ gốc -Bảng tổng hợp chứng

Báo cáo kế toán

Sổ đăng ký

chứng từ ghi sổ

Bảng tổng hợp chi tiết

Trang 38

ký chứng từ ghi sổ và bảng cân đối phát sinh trước khi lập báo cáo kế toán, nhằm pháthiện những sai sót để kịp thời điều chỉnh, sửa chữa, sau đó lập báo cáo kế toán.

Đối với những nghiệp vụ phát sinh nhiều, thường xuyên được kế toán lập bảngtổng hợp chứng từ gốc, và theo dõi hàng ngày trên sổ chi tiết liên quan, từ các sổ chitiết ghi hằng ngày cuối kỳ kế toán tổng hợp lập bảng tổng hợp chi tiết, từ bảng tổnghợp chi tiết cuối kỳ kế toán lập báo cáo kế toán, cuối kỳ bảng tổng hợp chi tiết đượcđối chiếu kiểm tra với bảng cân đối phát sinh đối những tài khoản phát sinh nhiều,thường xuyên trong kỳ

2.1.7.3 Phương pháp tính giá thực tế xuất kho

Công ty áp dụng giá thực tế xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trướcphương pháp này dựa vào giả thiết vật liệu nào nhập trước thì được xuất trước hếtxong mới đến lần nhập sau cùng Phương pháp này đảm Rồng Việth giá trị thực tế củavật liệu công cụ dụng cụ xuất dùng kịp thời chính xác công việc kế toán không bị dồnvào cuối tháng nhưng đòi hỏi phải tổ chức kế toán chi tiết, chặt chẽ theo dõi đầy đủ sốlượng đơn giá từng lần nhập

2.1.7.4 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho và niên độ kế toán tại công ty

* Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty hạch toán hàng tồn kho theophương pháp kê khai thường xuyên

- Chi phí nguyên vật liệu bao gồm: giá trị nguyên liệu, vật liệu chính và nhiênliệu, phụ tùng thay thế…, xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm

- Đối với chi phí vật liệu xuất dùng liên quan đến đối tượng kế toán, chí phí nàotập hợp cho đối tượng đó thì dựa trên cơ sở chứng từ gốc, nếu không tập hợp được màcần phân bổ cho các đối tượng liên quan thì dùng phương pháp và tiêu chuẩn thíchhợp để phân bổ

* Kỳ kế toán và niên độ kế toán:

- Kỳ kế toán: Kế toán lập báo cáo theo năm

- Niên độ kế toán: Kế toán lập báo cáo theo năm bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm

* Phương pháp tính thuế: Công ty tính thuế theo phương pháp khấu trừ

Trang 39

2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty TNHH 1 thành viên Rồng Việt

2.2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là tổng số các hao phí lao động sống và lao động vật hoá, đượcbiểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh

Chi phí sản xuất doanh nghiệp xây lắp bao gồm chi phí sản xuất xây lắp và chiphí sản xuất ngoài xây lắp Các chi phí sản xuất xây lắp cấu thành giá thành sản phẩmxây lắp

- Chi phí sản xuất xây lắp là toàn bộ các chi phí sản xuất phát sinh trong lĩnh vựchoạt động xây lắp, nó là bộ phận cơ bản để hình thành giá thành sản phẩm xây lắp

- Chi phí sản xuất ngoài xây lắp là toàn bộ chi phí phát sinh trong lĩnh vực sảnxuất ngoài xây lắp như hoạt động sản xuất công nghiệp phụ trợ, hoạt động sản xuấtnông nghiệp phụ trợ

2.2.2 Phân loại chi phí sản xuất

Để quản lý và hạch toán chi phí sản xuất theo từng nội dung cụ thể, theo từng đốitượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành, phải tiến hành phân loại chi phí mộtcách khoa học, thống nhất theo những tiêu chuẩn nhất định

Phân loại chi phí sản xuất một cách khoa học và hợp lý là một yêu cầu quantrọng trong công tác kế hoạch, công tác hạch toán và tính giá thành sản phẩm Tùytheo yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán mà có nhiều cách phân loại khác nhau:

- Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế

- Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí

- Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mốiquan hệ với đối tượng chịu chi phí

2.2.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn nhất định để tập hợp chi phísản xuất, nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm

Trang 40

Việc xây dựng xong công trình với quy mô công nghệ khép kín, từ khâu đưanguyên vật liệu vào thi công đến khi hoàn thành công trình qua nghiệm thu, và bàngiao cho người giao thầu Từ đặc điểm là nhận thầu theo đơn đặt hàng, theo hợp đồng

đã được nghiên cứu thẩm định khả thi, nên công ty xác định đối tượng tập hợp chi phísản xuất là công trình, hạng mục công trình

2.2.4 Phương pháp tập hợp chi phí

Xuất phát từ đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng công trình, hạng mục côngtrình nên công ty đã mở sổ chi tiết tập hợp chi phí sản xuất cũng theo từng công trình,hạng mục công trình riêng biệt, căn cứ trên chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ Do vậy,phương pháp hạch toán chi phí sản xuất ở công ty chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:

* Phương pháp phân bổ chi phí:

Phương pháp này được áp dụng cho từng trường hợp chi phí phát sinh, có liênquan đến nhiều đối tượng chi phí, mà không tổ chức việc ghi chép ban đầu theo đúngđối tượng riêng lẻ được Công ty tiến hành tập hợp chung, sau đó dùng các tiêu thứcthích hợp để phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí

* Công thức dùng để phân bổ chi phí như sau:

Tổng chi phí phát sinh cần phân bổ

Mức phân bổ chi phí cho tất cả các đối tượng liên quan Tiêu thức của cho từng đối tượng = x đối tượng

Tổng tiêu thức của tất cả các cần phân bổđối tượng cần phân bổ

Ngày đăng: 21/04/2016, 10:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w