1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÔNG tác kế TOÁN CHI PHÍ và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM xây lắp tại xí NGHIỆP 7 CÔNG TY cổ PHẦN xây lắp THỪA THIÊN HUẾ

94 183 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 726,49 KB

Nội dung

Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu chuyên đề bao gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây

Trang 1

KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

- -CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI XÍ NGHIỆP 7 CÔNG TY CỔ

PHẦN XÂY LẮP THỪA THIÊN HUẾ

Lớp: K46B Kế Toán - Kiểm Toán

Niên khóa: 2012-2016

Huế, tháng 5 năm 2016

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Mục tiêu nghiên cứu: 2

3 Đối tượng nghiên cứu: 2

4 Phạm vi nghiên cứu: 2

5 Phương pháp nghiên cứu: 2

6 Kết cấu của đề tài: 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 4

1.1 Lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 4

1.1.1 Đặc điểm của hoạt động xây lắp ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 4

1.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tập chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 5

1.1.2.1 Vai trò: 5

1.1.2.2 Nhiệm vụ: 6

1.1.3 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 6

1.1.3.1 Khái niệm về chi phí sản xuất: 6

1.1.3.2 Phân loại chi phí sản xuất: 7

1.1.3.3 Đối tượng và phuong pháp tập hợp chi phí sản xuất: 9

1.1.4 Những vấn đề cơ bản về giá thành sản phẩm: 11

1.1.4.1 Khái niệm giá thành sản phẩm: 11

1.1.4.2 Phân loại giá thành sản phẩm: 11

1.1.4.3 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp: 12

1.2 Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 16

1.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 16

1.2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 16

Trang 3

1.2.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: 19

1.2.1.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công: 20

1.2.1.4 Kế toán chi phí sản xuất chung: 24

1.2.2 Kế toán tập hợp, phân bổ, kết chuyển chi phí sản xuất 29

1.2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất: 29

1.2.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI XÍ NGHIỆP 7 CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP TT- HUẾ 33

2.1 Tổng quan về xí ngiệp 7 công ty cổ phần xây lắp TT- Huế: 33

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp: 33

2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 7 công ty cổ phần xây lắp TT-Huế: 34

2.1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp: 34

2.1.3.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn: 34

2.1.3.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: 37

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: 50

2.1.4.1 Sơ đồ bộ máy xí nghiệp: 50

2.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận: 52

2.1.5 Tổ chức công tác kế toán của xí nghiệp: 53

2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán: 53

2.1.5.2 Các chính sách kế toán áp dụng tại xí nghiệp: 55

2.2 Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp 7 – Công ty cổ phần xây lắp TT-Huế: 57

2.2.1 Khái quát hoạt động xây lắp tại xí nghiệp: 57

2.2.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 57

2.2.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 67

2.2.4 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 74

2.2.5 Kế toán chi phí sản xuất chung 75

2.2.6 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất: 84

Trang 4

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN CẢI THIỆN CÔNG TÁC

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP

TẠI XÍ NGHIỆP 7 - CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP THỪA THIÊN HUẾ 90

3.1 Đánh giá về thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp 7 công ty cổ phần xây lắp TT-Huế 90

3.1.1 Về tổ chức công tác kế toán tại xí nghiệp 90

3.1.2 Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp 91

3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp 7 92

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93

1 Kết luận 93

2 Kiến nghị: 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn của xí nghiệp qua 3 năm 2013, 2014, 2015 .35Bảng 2.2: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp qua 3 năm 2013,

2014, 2015 38Bảng 2.3: Bảng thanh toán lương theo thời vụ 69Bảng 2.4 Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 89

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 18

Sơ đồ 1.2 Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp 20

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của xí nghiệp 51

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 53

Sơ đồ 2.3: Hình thức kế toán trên máy vi tính 56

Sơ đồ 2.4: Trình tự và thủ tục hạch toán TK 621 58

Trang 7

DANH MỤC BIỂU

Biểu 2.1: Phiếu yêu cầu vật tư 60

Biểu 2.2: Phiếu nhập kho 61

Biểu 2.3 : Phiếu xuất kho 62

Biểu 2.4 : Bảng kê chứng từ TK 621 63

Biểu 2.5 : Bảng tổng hợp định khoản TK 621 64

Biểu 2.6: Sổ chi tiết TK 621 65

Biểu 2.7: Sổ cái tài khoản 621 66

Biểu 2.8: Giấy đề nghị thanh toán tiền lương nhân công 70

Biểu 2.9: Bảng tổng hợp định khoản TK 622 71

Biểu 2.10: Sổ chi tiết tài khoản 622 72

Biểu 2.11: Sổ cái tài khoản 622 73

Biểu 2.12: Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương 76

Biểu 2.13: Hóa đơn GTGT số 0000671 78

Biểu 2.14: Phiếu chi 79

Biểu 2.15: Bảng kê chứng từ tài khoản 627 80

Biểu 2.16: Bảng tổng hợp định khoản tài khoản 627 81

Biểu 2.17: Sổ chi tiết tài khoản 627 82

Biểu 2.18: Sổ cái tài khoản 627 83

Biểu 2.19: Bảng tổng hợp định khoản tài khoản 154 85

Biểu 2.20: Sổ chi tiết tài khoản 154 86

Trang 8

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài:

Nền kinh tế nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh

tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thi trường có sự quản lý, điều tiết

vĩ mô của Nhà nước và theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Từ đó, nền kinh tế cónhững bước phát triển vượt bậc, các hoạt động kinh tế diễn ra sôi nổi và mang tínhcạnh tranh cao

Các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp trong ngành xâydựng nói riêng đã trở thành đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ trong mọi hoạt động sảnxuất kinh doanh Do vậy, công tác kế toán không chỉ là hình thức mà trở thành công cụcủa nhà quản lý, cung cấp thông tin chính xác kịp thời về tình hình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp giúp cho quá trình ra quyết định của nhà quản lý, đảm bảo sựphát triển bền vững của doanh nghiệp Trong đó, công tác hạch toán “Chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm” luôn được coi là công tác kế toán trọng tâm của doanhnghiệp sản xuất, đồng thời cũng là mối quan tâm của các cơ quan chức năng của Nhànước nhằm thực hiện công tác quản lý doanh nghiệp

Các doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế thị trường muốn phát triển bềnvững trước sự cạnh tranh gay gắt, sự điều tiết của các quy luật kinh tế như quy luậtcạnh tranh, quy luật giá trị, quy luật thị trường thì các doanh nghiệp phải đáp ứng tốtđẩy đủ mọi nhu cầu trên Muốn vậy, sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra phải có chấtlượng tốt nhất, mẫu mã đẹp và giá cả phù hợp với người tiêu dùng, với thị trường Đểđạt được điều này, doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp quản lý đối với hoạtđộng sản xuất kinh doanh của đơn vị Một trong những công cụ quan trọng giúp chocông tác quản lý mang lại hiệu quả là “Kế toán” nói chung và công tác “Kế toán tậphợp chi phí và tính giá thành sản phẩm” nói riêng

Xí nghiệp xây lắp 7 là đơn vị trực thuộc của Công ty Cổ phần Xây lắp ThừaThiên Huế Sản phẩm của đơn vị là các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp

Vì vậy có sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp cùng ngành và các thành phần kinh tế khác

Trang 9

tham gia cung lĩnh vực Để đảm bảo tính toán đúng, đầy đủ chi phí và hạch toán giáthành chính xác, kịp thời, phù hợp với đặc điểm hình thành và chi phí phát sinh ở xínghiệp thì tính xuyên suốt là điều kiện kiên quyết giúp doanh nghiệp tăng khả năngcạnh tranh và phát triển bền vững trong cơ chế thị trường hiện nay.

Xuất phát từ tầm quan trọng của “Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sảnphẩm” Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp xây lắp 7- Công ty cổ phần Xây lắp TTHuế với sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn và sự giúp đỡ của các anh chịtại Xí nghiệp xây lắp 7- Công ty cổ phần Xây lắp TT Huế Tôi đã chọn đề tài: “Kếtoán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp” tại Xínghiệp xây lắp 7- Công ty cổ phần Xây lắp TT Huế để làm đề tài cho chuyên đề thựctập của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Tổng hợp các kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tế, củng cố thêm kiến thức,nâng cao kỹ năng thực hành, gắn lý luận với thực tiễn công tác

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tạicác công ty xây lắp

Tìm hiểu, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện chi phí và giá thành tại xínghiệp 7 – Công ty cổ phần xây lắp Thừa Thiên Huế Trên cơ sở đó đưa ra các biệnpháp nhằm cải thiện công tác kế toán, nâng cao hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp

3 Đối tượng nghiên cứu:

Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp

4 Phạm vi nghiên cứu:

Chuyên đề trình bày kết quả nghiên cứu về đối tượng nêu trên trong phạm vi mộtdoanh nghiệp cụ thể, đó xí nghiệp 7 - Công ty Cổ phần xây lắp Thừa Thiên Huế

5 Phương pháp nghiên cứu:

Để nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng các phương pháp:

Trang 10

- Phương pháp thi tập thông tin

- Phương pháp hạch toán kế toán gồm các phương pháp sau:

+ Phương pháp chứng từ kế toán

+ Phương pháp tính giá

+ Phương pháp tài khoản

6 Kết cấu của đề tài:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu chuyên đề bao gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng.

Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp 7 – Công ty cổ phần xây lắp Thừa Thiên Huế.Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp 7 – Công ty cổ phần xây lắp Thừa Thiên Huế.

Trang 11

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

TẠI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

1.1 Lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

1.1.1 Đặc điểm của hoạt động xây lắp ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập có chức năng tái sản xuất tàisản cố định cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân Tạo nên cơ sở vật chất kỹthuật cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế quốc phòng cho đất nước Góp phần quan trọngtrong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho công cuộc công nghiêp hóa – hiện đạihóa đất nước

Sản phẩm xây lắp là những công trình, vật kiến trúc… mang tính đơn chiếc, cókết cấu phức tạp, mỗi sản phẩm xây lắp có kết cấu kĩ, mỹ thuật, vật tư, địa điểm, nhânlực, dự toán và thi công khác nhau Mặt khác, sản phẩm xây lắp còn có quy mô và giátrị lớn, thời gian sản xuất xây lắp kéo dài… Đặc điểm này gây khó khăn cho việc quản

lý giá thành và đòi hỏi việc tổ chức quản lý, hạch toán sản phẩm xây lắp nhất thiết phảilập dự toán Quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toánlàm thước đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm công trình xây lắp.Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu

tư (giá đấu thầu) Do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp thường không thểhiện rõ (vì đã quy định giá cả, người mua, người bán sản phẩm xây lắp có trước khixây dựng thông qua hợp đồng giao nhận thầu )

Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưavào sử dụng thường kéo dài Nó phụ thuộc vào quy mô, tính chất phức tạp về kỹ thuậtcủa từng công trình Quá trình thi công được chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạnđược chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu

Trang 12

tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt, Đặc điểm này đòihỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho đảm bảo chất lượng công trình đúngnhư thiết kế, dự toán Các nhà thầu phải có trách nhiệm bảo hành công trình.

Do những đặc điểm khác biệt của sản phẩm xây lắp nên để phát huy vai trò làcông cụ quản lý kinh tế, công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng phải được tổ chức phù hợp với yêucầu, trình độ quản lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, quytrình công nghệ sản xuất sản phẩm của ngành xây dựng và thực hiện đúng các chế độ,quy định đối với doanh nghiệp xây lắp do Nhà nước ban hành

1.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tập chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

1.1.2.1 Vai trò:

Nền kinh tế thị trường với những đổi mới thực sự trong cơ chế quản lý kinh tế tài chính đã khẳng định vai trò, vị trí của kế toán trong quản lý doanh nghiệp Bằngnhững số liệu cụ thể, chính xác, khách quan và khoa học, kế toán được coi là một công

-cụ để điều hành, quản lý các hoạt động, tính toán hiệu quả kinh tế và kiểm tra bảo vệ,

sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong kinh doanh và tựchủ về tài chính Trong đó vai trò của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sảnphẩm cũng không kém phần quan trọng

Thông qua số liệu hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm do bộphận kế toán cung cấp, các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp biết được chi phí vàgiá thành thực tế từng công trình, hạng mục công trình, để phân tích và đánh giá tìnhhình thực hiện định mức, dự toán chi phí, tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn,tiết kiệm hay lãng phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, để từ đó đề racác biện pháp hữu hiệu nhằm hạ thấp chi phí và giá thành xây lắp đồng thời đảm bảođược yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm

Trang 13

1.1.3 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp

1.1.3.1 Khái niệm về chi phí sản xuất:

Sản xuất là một quá trình gắn liền với sự tồn tại và phát triển Cũng như cácngành sản xuất vật chất khác, quá trình sản xuất của ngành xây lắp cũng là sự kết hợpcủa 3 yếu tố cơ bản: đối tượng lao động, tư liệu lao động và lao động sống Lao động

là một hoạt động ý thức của con người tác động lên đối tượng lao động và tư liệu laođộng để tạo ra sản phẩm Sự tiêu hao ba yếu tố trên được gọi là chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí vềlao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong một kỳ kinh doanhnhất định để thực hiện quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm xây lắp Chi phí về laođộng sống là những chi phí về tiền lương, thưởng, phụ cấp và các khoản trích theolương của người lao động Chi phí lao động vật hóa là những chi phí về sử dụng cácyếu tố tư liệu lao động, đối tượng lao động dưới hình thái vật chất, phi vật chất, tàichính và phi tài chính

Trang 14

1.1.3.2 Phân loại chi phí sản xuất:

Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp nói chung và trong doanh nghiệp xây lắp córất nhiều loại khác nhau về nội dung kinh tế, mục đích, công dụng, vị trí và quan hệcủa chi phí với quá trình sản xuất Việc phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức là

để đáp ứng, phục mục đích hạch toán, kiểm tra, kiểm soát chi phí phát sinh… ở cácgóc độ khác nhau

Trong các doanh nghiệp xây lắp chi phí được chia thành các loại sau:

Theo yếu tố chi phí: Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí để sắp xếp những

chi phí có nội dung kinh tế ban đầu giống nhau vào cùng một nhóm chi phí Cáchphân biệt này không phân biệt nơi chi phí phát sinh và mục đích sử dụng của chi phí.Mục đích của cách phân loại này để biết được chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồmnhững loại nào, số lượng, giá trị từng loại chi phí là bao nhiêu

- Chi phí nguyên vật liệu: gồm toàn bộ giá trị các loại nguyên liệu, nhiên liệu,

phụ tùng thay thế, vật liệu, thiết bị xây dựng cơ bản…mà doanh nghiệp đã thực sự sửdụng cho hoạt động xây lắp

- Chi phí nhân công: là toàn bộ số tiền lương, tiền công phải trả, tiền trích

BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân viên chức trong doanh nghiệp

- Chi phí khấu hao TSCĐ: là toàn bộ giá trị khấu hao phải trích của các TSCĐ sử

dụng trong doanh nghiệp

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải trả về các dịch

vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại phục vụ cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Chi phí bằng tiền khác: Gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh

doanh ở doanh nghiệp ngoài các yếu tố chi phí trên, như chi phí tiếp khách, hội họp…

Theo khoản mục chi phí: Cách phân loại này dựa trên công dụng của chi phí

trong quá trình xây lắp và phương pháp tập hợp chi phí có tác dụng tích cực cho việcphân tích giá thành theo khoản mục chi phí Mục đích của phân loại này nhằm tìm ra

Trang 15

các nguyên nhân làm thay đổi giá thành so với định mức và đề ra các biện pháp hạ giáthành sản phẩm.

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là giá trị thực tế của các nguyên vật liệu sử

dụng trực tiếp cho sản phẩm xây lắp

- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản tiền lương phải trả của công

nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm Các khoản phụ cấp lương như tiền ăn ca, tiền côngphải trả cho lao động thuê ngoài cũng được hạch toán vào khoản mục này

- Chi phí sử dụng máy thi công: bao gồm các chi phí thường xuyên và chi phí

tạm thời khi sử dụng máy thi công

- Chi phí sản xuất chung: bao gồm các chi phí phát sinh ở đội, bộ phận sản xuất

ngoài các chi phí trực tiếp như:

+ Chi phí nhân viên quản lý đội sản xuất gồm lương chính, lương phụ và cáckhoản tính theo lương của nhân viên quản lý đội ( bộ phận sản xuất); công nhân xâylắp, công nhân điều khiển máy thi công

+ Chi phí vật liệu: gồm giá trị vật liệu dùng để sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ, cáccông cụ dụng cụ ở đội xây lắp

+ Chi phí công cụ dụng cụ

+ Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng ở đội xây lắp

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí điện, nước, điện thoại sử dụng cho sảnxuất và quản lý ở đội xây lắp

Theo mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng sản phẩm sản xuất:

- Chi phí cố định: là những chi phí mang tính tương đối ổn định không phụ thuộc

vào số lượng sản phẩm sản xuất trong một mức sản lượng nhất định Khi sản lượngtăng thi mức chi phí tính trên một sản phẩm có xu hướng giảm

- Chi phí biến đổi: là những chi phí thay đổi phụ thuộc vào số lượng sản phẩm.

Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máythi công… thuộc chi phí biến đổi Dù sản lượng sản phẩm thay đổi nhưng chi phí biến

Trang 16

đổi cho một sản phẩm mang tính ổn định.

Cách phân loại này có vai trò quan trọng tron phân tích điểm hòa vốn phục vụcho việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản lý

1.1.3.3 Đối tượng và phuong pháp tập hợp chi phí sản xuất:

Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chiphí nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm Như vậy,thực chất của việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là việc xác địnhgiới hạn tập hợp chi phí hay xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí

Để xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí cần căn cứ vào các yếu

tố sau đây

+ Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất

+ Đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ, chế tạo sản phẩm(giản đơn, liên tạc hay song song…)

+ Loại hình sản xuất sản phẩm (Đơn chiếc hay hàng loạt…)

+ Yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chi phí và yêu cầu hạch toán kế toán nội bộ Doanhnghiệp

+ Khả năng trình độ quản lý nói chung và hạch toán nói riêng của Doanh nghiệp

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.

Đối với xây dựng cơ bản, do phát sinh nhiều chi phí mà quá trình sản xuất lạiphức tạp và sản phẩm mang tính đơn chiếc có quy mô lớn và thời gian sử dụng lâu dài.Mỗi công trình lại bao gồm nhiều hạng mục công trình, nhiều công việc khác nhau nên

có thể áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sau:

Phương pháp tập hợp theo công trình, hạng mục công trình.

Theo phương pháp này, hàng kỳ (quý, tháng), các chi phí phát sinh có liên quan

đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình, hạng mục công

Trang 17

trình đó Giá thành thực tế của đối tượng đó chính là tổng chi phí được tập hợp kể từ khibắt đầu thi công đến khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành Phương pháp nàyđược sử dụng khi đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ công trình, hạng mục công trình.

Phương pháp tập hợp chi phí theo đơn đặt hàng.

Theo phương pháp này, hàng kỳ chi phí phát sinh được phân loại và tập hợp theotừng đơn đặt hàng (ĐĐH) riêng Khi ĐĐH được hoàn thành thì tổng chi phí phát sinhđược tập hợp chính là giá hành thực tế Phương pháp này được sử dụng khi đối tượngtập hợp chi phí là các ĐĐH riêng

Phương pháp tập hợp chi phí theo đơn vị thi công.

Theo phương pháp này, các chi phí phát sinh được tập hợp theo từng đơn vị thicông công trình Trong từng đơn vị thi công đó, chi phí lại được tập hợp theo từng đốitượng chịu chi phí như: CT, HMCT Cuối tháng tập hợp chi phí ở từng đơn vị thi công

để so sánh với dự toán Trên thực tế có nhiều yếu tố chi phí phát sinh liên quan đếnnhiều đối tượng, khi đó chi phí cần được phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí mộtcách chính xác và hợp lí, có thể sử dụng các phương pháp tập hợp sau:

+ Phương pháp tập hợp trực tiếp.

Phương pháp này áp dụng đối với những chi phí có liên quan đến một đối tượng

kế toán tập hợp chi phí Trong trường hợp này, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc đểtập hợp trực tiếp cho từng đối tượng

+ Phương pháp phân bổ gián tiếp.

Phương pháp này áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng

kế toán tập hợp chi phí sản xuất (CPSX), không thể tập hợp trực tiếp cho từng đốitượng Trường hợp này phải lựa chọn tiêu thức hợp lý để tiến hành phân bổ chi phí chotừng đối tượng liên quan theo công thức

Trang 18

Trong đó:

- Ci: Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng thứ i

- C: Tổng chi phí sản xuất cần phân bổ

- Ti: Tổng đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ

- ti: Đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ của

đối tượng i

1.1.4 Những vấn đề cơ bản về giá thành sản phẩm:

1.1.4.1 Khái niệm giá thành sản phẩm:

Sự vận động của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm haimặt đối lập nhau, nhưng có liên quan mật thiết hữu cơ với nhau Trong đó, một mặt làcác chi phí mà doanh nghiệp đã đưa ra, còn mặt khác là kết quả kinh doanh thu được

từ những sản phẩm đã hoàn thành Vậy giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền củatoàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra cóliên quan tới khối lượng công việc đã hoàn thành

Giá thành sản phẩm sản xuất là toàn bộ chi phí ( phát sinh trong kỳ, kỳ trướcchuyển sang, cả chi phí trích trước) chi ra tính bằng tiền để hoàn thành một khối lượngsản phẩm nhất định trong kỳ Đây là một căn cứ quan trọng để định giá bán và xácđịnh hiệu quả kinh tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.4.2 Phân loại giá thành sản phẩm:

Trong doanh nghiệp xây lắp giá thành gồm nhiều loại được chia theo các tiêuthức khác nhau Tuy nhiên, do đặc thù riêng của ngành xây dựng cơ bản thì giá thànhsản phẩm được chia thành 3 loại sau:

Giá thành dự toán:Là tổng các chi phí dự toán đểhoàn thành khối lượngxây lắp

công trình Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở các định mức, quy định củaNhà nước và khung giá áp dụng cho từng vùng lãnh thổ

Trang 19

Giá thành dự toán = Giá trị dự toán – Lợi nhuận định mức

Lãi định mức là số % trên giá thành xây lắp do Nhà nước quy đổi với từng loạihình xây lắp, từng sản phẩm xây lắp cụ thể

Giá thành kế hoạch:Là giá thành được xác định xuất phát từnhững điềukiện cụ

thểở một doanh nghiệp xây dựng nhất định trên cơ sở biện pháp thi công, các địnhmức và đơn giá áp dụng trong doanh nghiệp

Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán – Mức hạ giá thành

Giá thành thực tế: Phản ánh toàn bộ các chi phí thực tế để hoàn thành bàn giao

khối lượng xây lắp mà doanh nghiệp đã nhận thầu Giá thành thực tế bao gồm chi phítheo định mức, vượt định mức và không định mức như các khoản thiệt hại trong sảnxuất, các khoản bội chi, lãng phí về vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình xây lắp

và quản lý của doanh nghiệp được phép tính vào giá thành Giá thành thực tế xác địnhtheo số liệu kế toán

Muốn đánh giá chất lượng hoạt động thi công của công tác xây lắp đòi hỏi chúng

ta phải so sánh các loại giá thành trên với nhau Việc so sánh các loại giá thành nàyphải đảm bảo sự thống nhất về thời điểm và dựa trên cùng đối tượng tính giá thành(từng công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành ban giao).Mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận, để đạt được mục đích đó doanhnghiệp xây dựng phải luôn đảm bảo:

Giá thành dự toán ≥ Giá thành kế hoạch ≥ Giá thành thực tế.

1.1.4.3 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp:

Đối tượng tính giá thành và căn cứ xác định đối tượng tính giá thành

Đối tượng tính giá thành

Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công táctính giá thành sản phẩm của kế toán Kế toán phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất củadoanh nghiệp, tính chất sản xuất và yêu cầu quản lý để xác định đối tượng tính giáthành một cách hợp lý

Trang 20

Trong kinh doanh xây lắp do tính chất sản xuất đơn chiếc mỗi sản phẩm có lập

dự toán riêng nên đối tượng tính giá thành thông thường là: hạng mục công trình, toàn

bộ công trình, hay khối lượng công tác xây lắp hoàn thành

Xác định đối tượng tính giá thành là cơ sở để kế toán lập phiếu tính giá thành sảnphẩm, tổ chức tính giá thành theo đối tượng phục vụ cho việc kiểm tra tình hình thựchiện kế hoạch giá thành, xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh để có kế hoạch, biệnpháp phấn đấu hạ giá thành sản phẩm Trong kinh doanh xây lắp thời gian sản xuất sảnphẩm kéo dài Do vậy xét về mặt lượng thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmthường không bằng nhau Chúng chỉ thực sự bằng nhau khi không có giá trị sản phẩm

dở dang đầu kỳ và cuối kỳ

Căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành

Việc xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm cũng dựa trên các cơ sở như xácđịnh đối tượng hạch toán chi phí sản xuất cụ thể như sau:

- Dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất

Với sản xuất đơn chiếc đối tượng tính giá thành ở đây là sản phẩm cuối cùng.Còn với sản xuất phức tạp đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở các bước chế tạocuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo

- Dựa vào loại hình sản xuất

Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ đối tượng tính giá thành là sảnphẩm của từng đơn đặt hàng Còn đối với sản xuất hàng loạt lớn phụ thuộc vào quytrình công nghệ sản xuất mà đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng hay bánthành phẩm

- Dựa vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh

Cũng giống như khi xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Việc xác địnhđối tượng tính giá thành còn cần phải dựa vào yêu cầu trình độ và tổ chức quản lý Vớitrình độ cao có thể chi tiết đối tượng tính giá thành ở các góc độ khác nhau, ngược lạinếu trình độ thấp thì đối tượng đó có thể bị hạn chế và thu hẹp lại

Trang 21

Kỳ tính giá thành

Kỳ tính giá thành là thời gian tính giá thành thực tế cho từng đối tượng tính giáthành nhất định Kỳ tính giá thành là mốc thời gian mà bộ phận kế toán giá thành tổnghợp số liệu thực tế cho các đối tượng Việc xác định kỳ tính giá thành phụ thuộc rấtnhiều vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chu kỳ sản xuất vàhình thức bàn giao công trình

- Với công trình nhỏ, thời gian thi công ngắn (nhỏ hơn 12 tháng) kỳ tính giáthành là từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình

- Với những công trình lớn, thời gian thi công dài (hơn 12 tháng) khi nào có một

bộ phận hạng mục hoàn thành, có giá trị sử dụng và được nghiệm thu, kế toán tiếnhành tính giá bộ phận, hạng mục đó

- Với những công trình có thời gian kéo dài nhiều năm, những bộ phận khôngtách ra để đưa vào sử dụng được, khi từng phần việc lắp đặt đạt đến điểm dừng kỹthuật hợp lý theo thiết kế tính toán sẽ tính giá thành cho khối lượng công tác đượchoàn thành bàn giao Kỳ tính giá thành này là từ khi bắt đầu thi công cho đến khi đạtđiểm dừng kỹ thuật

Theo phương pháp này, tập hợp tất cả các chi phí sản xuất phát sinh trực tiếp chomột công trình hoặc hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính làgiá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó

Trang 22

Trường hợp công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành toàn bộ mà có khốilượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì:

sản phẩm = lắp dở dang + lắp phát sinh - lắp dở dang

Trong trường hợp chi phí sản xuất tập hợp theo công trường hoặc cả công trìnhnhưng giá thành thực tế phải tính riêng cho từng hạng mục công trình Kế toán có thểcăn cứ vào chi phí sản xuất của cả nhóm hoặc hệ số kinh tế kỹ thuật đã quy định chotừng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế cho hạng mục công trình đó

Phương pháp tỷ lệ:

Trong trường hợp chi phí sản xuất được tập hợp theo đơn vị thi công, kế toán cóthể căn cứ vào hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng hạng mục công trình và chi phísản xuất cho cả nhóm để tính giá thành thực tế cho hạng mục công trình đó

Phương pháp tổng cộng chi phí:

Phương pháp này đươc áp dụng trong trường hợp các doanh nghiệp xây lắp thicông các công trình lớn và phức tạp, quá trình xây lắp được chia ra các bộ phận sảnxuất khác nhau Đối tượng tập hợp chi phí là từng đội sản xuất còn đối tượng tính giáthành là toàn bộ công trình hoàn thành Theo phương pháp này giá thành công trìnhđược xác định bằng cách tổng cộng chi phí sản xuất phát sinh tại từng đội, cộng vớigiá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và trừ đi giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

Trang 23

1.2 Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

1.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

1.2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xây lắp bao gồm giá thực tế toàn bộ vật liệuchính, vật liệu phụ, các cấu kiện, các bộ phận kết cấu công trình sử dụng trong quátrình sản xuất xây lắp từng công trình, hạng mục công trình Nó không bao gồm giá trịvật liệu, nhiên liệu sử dụng cho máy thi công và vật liệu sử dụng cho quản lý đội côngtrình Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn bao gồm cả các chi phí cốt pha, dàn giáo,công cụ, dụng cụ được sử dụng nhiều lần

Việc tập hợp chi phí sản xuất nguyên vật liệu trực tiếp vào đối tượng có thể tiếnhành theo phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp phân bổ gián tiếp

Phương pháp trực tiếp được áp dụng cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liênquan đến một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ( công trình, hạng mục côngtrình) Vật liệu sử dụng cho công trình nào thì phải tính trực tiếp cho công trình đó.Phương pháp gián tiếp được áp dụng trong trường hợp chi phí nguyên vật liệutrực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau Để phân bổ cho nhiều đối tượngcần phải lựa chon tiêu thức phân bổ hợp lý

Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình hoàn thành phải tiến hành kiểm kê số vậtliệu chưa sử dụng hết ở các công trường, bộ phận sản xuất để tính số liệu thực tế sửdụng cho công trình, đồng thời phải hạch toán đúng đắn số phế liệu thu hồi (nếu có)theo từng đối tượng công trình

Chứng từ kế toán về nguyên vật liệu gồm có:

- Phiếu nhập vật tư (Mẫu số 01- VT)

- Phiếu xuất kho vật tư (Mẫu số 02-VT)

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu số 03-VT)

Trang 24

- Biên bản kiểm tra vật tư (Mẫu số 08-VT)

- Hoá đơn giá trị gia tăng (cơ quan thuế phát hành) Hoá đơn cước phí vậnchuyển (Mẫu số 03-VT)

Tài khoản sử dụng: TK 621- Chi phí vật liệu trực tiếp (TK mở chi tiết cho

Trang 25

Vật liệu xuất kho sử dụng trực tiếp Vật liệu không sử dụng hết cho xây dựng, lắp đặt công trình cuối kỳ nhập lại kho

Vật liệu không sử dụng hết

không nhập lại kho (ghi âm)

Mua vật liệu không qua kho Cuối kỳ phân bổ và kết chuyển

dùng ngay cho công trình chi phí NVL trực tiếp theo

đối tượng tập hợp chi phí

Thuế GTGT

(nếu có)

Chi phí NVL trực tiếp vượt trên mức bình thường Tạm ứng

Trang 26

1.2.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản chi phí cho lao động trực tiếp tham giavào quá trình hoạt động xây lắp và các hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp, cungcấp dịch vụ lao vụ trong doanh nghiệp xây lắp Chi phí lao động trực tiếp thuộc hoạtđộng sản xuất xây lắp bao gồm các khoản phải trả cho người lao động thuộc quyềnquản lý của doanh nghiệp và lao động thuê ngoài theo từng loại công việc

Trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm tiền lương củacông nhân điều khiển và phục vụ máy thi công, tiền lương công nhân vận chuyểnngoài cự ly thi công, không bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ,trên quỹ lương công nhân xây lắp

Chứng từ kế toán sử dụng:

- Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02-LĐTL)

- Bảng thanh toán BHXH (Mẫu số 04-LĐTL)

- Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu số 05-LĐTL)

- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (Mẫu số 06- LĐTL)

- Hợp đồng làm khoán (Mẫu số 08-LĐTL)

Tài khoản sử dụng: TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

- Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm xâylắp gồm: Tiền lương, tiền công lao động, trả trực tiếp cho công nhân trực tiếp xây lắp

Trang 27

- TK 622 cuối kỳ không có số dư.

TK 334 TK 622

Lương phải trả cho NCTT

Cuối lỳ kết chuyển chi phí NCTT

(kê khai thường xuyên)

TK 338

Các khoản đóng góp theo tỷ lệ với Cuối kỳ kết chuyển chi phí NCTT

Tiền lương thực tế của NCTT (Kiểm kê định kỳ)

Sơ đồ 1.2 Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp

1.2.1.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công:

Máy móc thi công trong doanh nghiệp xây lắp là các loại máy phục vụ trực tiếpcho sản xuất xây lắp như: máy trộn bê tông, trộn vữa, cần trục, cần cẩu, xúc đất, sannền…Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ chi phí về sử dụng máy để hoàn thànhkhối lượng xây lắp bao gồm: chi phí khấu hao cơ bản, chi phí sửa chữa lớn, sửa chữanhỏ, động lực, tiền lương thợ điều khiển máy và các chi phí khác của đội máy thi công

TK 154

TK 631

TK 632

Trang 28

Việc hạch toán chi phí máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thicông, có thể tổ chức đội máy thi công chuyên thực hiện các khối lượng thi công bằngmáy hoặc giao máy cho các đối tượng xây lắp hoăc thuê ngoài thi công.

Chi phí sử dụng máy thi công liên quan đến nhiều đối tượng xây lắp nên việcphân bổ chi phí sử dụng máy cho các đối tượng xây lắp được thực hiện theo từng loạimáy, nhóm máy căn cứ vào số ca máy hoạt động thực tế hoặc khối lượng công việchoàn thành của máy

Tài khoản sử dụng:

Để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạtđộng xây lắp, kế toán sử dụng tài khoản 623 “ Chi phí sử dụng máy thi công” Tàikhoản 623 chỉ sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công đối với các trườnghợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừathi công thủ công vừa thi công bằng máy Không hạch toán vào tài khoản này cáckhoản trích theo lương ( BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) của công nhân sử dụng máythi công

Tài khoản 623 có 6 tài khoản cấp 2:

- TK 6231: Chi phí nhân công

- TK 6232: Chi phí vật liệu

- TK 6233: Chi phí dụng cụ sản xuất

- TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công

- TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài

- TK 6238: Chi phí bằng tiền khác

Phương pháp hạch toán chi phí sử dụng máy thi công:

Hạch toán chi phí sử dụng xe, máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụngmáy thi công: Tổ chức đội máy thi công riêng chuyên thực hiện các khối lượng thicông bằng máy hoặc giao máy thi công cho các đội, xí nghiệp xây lắp:

a) Nếu tổ chức đội xe, máy thi công riêng, được phân cấp hạch toán và có tổ chức

Trang 29

kế toán riêng, thì công việc kế toán được tiến hành như sau:

– Hạch toán các chi phí liên quan tới hoạt động của đội xe, máy thi công, ghi:

Nợ các TK 621, 622, 627

Có các TK 111, 112, 152, 331, 334, 214,…

– Hạch toán chi phí sử dụng xe, máy và tính giá thành ca xe, máy thực hiện trêntài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” căn cứ vào giá thành ca máy(theo giá thành thực tế hoặc giá khoán nội bộ) cung cấp cho các đối tượng xây, lắp(công trình, hạng mục công trình); tuỳ theo phương thức tổ chức công tác kế toán vàmối quan hệ giữa đội xe máy thi công với đơn vị xây, lắp công trình để ghi sổ:

+ Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức cung cấp dịch vụ xe, máy lẫnnhau giữa các bộ phận, ghi:

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6238 – Chi phí bằng tiền khác)

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

+ Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức bán dịch vụ xe, máy lẫn nhaugiữa các bộ phận trong nội bộ, ghi:

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6238 – Chi phí bằng tiền khác)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33311) (thuế

GTGT phải nộp tính trên giá bán nội bộ về ca xe, máy bán dịch vụ)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết cung cấp dịch vụtrong nội bộ)

b) Nếu không tổ chức Đội xe, máy thi công riêng; hoặc có tổ chức Đội xe, máythi công riêng nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội thì toàn bộ chi phí sử dụng

xe, máy (kể cả chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời như: phụ cấp lương, phụ cấplưu động của xe, máy thi công) sẽ hạch toán như sau:

– Căn cứ vào số tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân

Trang 30

điều khiển xe, máy, phục vụ xe, máy, ghi:

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6231 – Chi phí nhân công)

Có TK 334 – Phải trả người lao động

– Khi xuất kho vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động của xe, máy thicông trong kỳ, ghi:

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6232 – Chi phí vật liệu)

Có các TK 152, 153

– Trường hợp mua vật liệu, công cụ sử dụng ngay (không qua nhập kho) chohoạt động của xe, máy thi công trong kỳ, ghi:

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6232)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu được khấu trừ thuế)

Có các TK 331, 111, 112,…

– Trích khấu hao xe, máy thi công sử dụng ở Đội xe, máy thi công, ghi:

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6234 – Chi phí khấu hao máy thicông)

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ

– Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh (sửa chữa xe, máy thi công, điện, nước,tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ,…), ghi:

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6237)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu được khấu trừ thuế GTGT)

Có các TK 111, 112, 331,…

– Chi phí bằng tiền khác phát sinh, ghi:

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6238 – Chi phí bằng tiền khác)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu được khấu trừ thuế GTGT)

Trang 31

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần chi phí vượt trên mức bình thường)

Có TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công

1.2.1.4 Kế toán chi phí sản xuất chung:

Chi phí này bao gồm tiền lương nhân viên quản lý đội, các khoản trích theolương phải trả công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công, nhân viênquản lý đội ( thuộc biên chế của doanh nghiệp) theo tỷ lệ quy định và các chi phí khácphục vụ hoạt động của đội xây lắp Khi phát sinh chi phí này, kế toán sẽ hạch toán vàotài khoản 627 – chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung được tập hợp và phân bổ cho từng đối tượng theo phươngpháp gián tiếp

Tài khoản sử dụng:

Phản ánh chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 – chi phí sản xuất chung.Bên nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ bao gồm: Lương nhânviên quản lý đội xây dựng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội xây dựng, củacông nhân xây lắp, trích BHXH, KPCĐ, BHYT, BHTN được tính theo tỷ lệ (%)quy định hiện hành trên tiền lương phải trả công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên

sử dụng máy thi công, khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động đội và các chi phí khác

Trang 33

Tài khoản 627 có 6 tài khoản cấp 2:

- TK 6271 : Chi phí nhân viên phân xưởng

- TK 6272 : Chi phí vật liệu

- TK 6273 : Chi phí dụng cụ sản xuất

- TK 6274 : Chi phí khấu hao TSCĐ

- TK 6277 : Chi phí dịch vụ mua ngoài

- TK 6278 : Chi phí bằng tiền khác

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:

1 Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên củaphân xưởng; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sảnxuất, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6271)

Có TK 334 - Phải trả người lao động

2 Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ

lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận, độisản xuất, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6271)

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6272)

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Trang 34

- Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có tổng giá trị nhỏ sử dụng cho phân xưởng,

bộ phận, tổ, đội sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6273)

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ

- Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có tổng giá trị lớn sử dụng cho phân xưởng,

bộ phận, tổ, đội sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:

Nợ các TK 142, 242

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ

- Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất chung, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6273)

Có TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

4 Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất, thuộc phân xưởng,

bộ phận, tổ, đội sản xuất, đội, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6274)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ

5 Chi phí điện, nước, điện thoại, thuộc phân xưởng, bộ phận,tổ, đội sản xuất, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6278)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu được khấu trừ thuế GTGT)

Có các TK 111, 112, 331,

6 Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước hoặc phân bổ dần số đã chi vềchi phí sửa chữa lớn TSCĐ thuộc phân xưởng, tính vào chi phí sản xuất chung:

- Khi trích trước hoặc phân bổ dần số đã chi về chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6273)

Trang 35

- Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê hoạt động, ghi:

Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung (Nếu phát sinh nhỏ ghi nhận ngay vào chiphí trong kỳ)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 331,

- Định kỳ, tính, trích khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động vào chi phí SXKD, ghi:

Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Hao mòn TSCĐ cho thuê hoạt động)

- Định kỳ, phân bổ số chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê hoạt động(Nếu phân bổ dần) phù hợp với việc ghi nhận doanh thu cho thuê hoạt động, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Có TK 142- Chi phí trả trước ngắn hạn

Có TK 242- Chi phí trả trước dài hạn

Trang 36

8 Ở doanh nghiệp xây lắp, khi xác định số dự phòng phải trả về bảo hành côngtrình, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Có TK 335 - Chi phí phải trả

- Khi phát sinh chi phí sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp, ghi:

Nợ các TK 621, 622, 623, 627

Có các TK 111, 112, 152, 214, 334,

- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Có các TK 621, 622, 623, 627

- Khi sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp hoàn thành, ghi:

Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

9 Cuối kỳ kế toán, xác định lãi tiền vay phải trả và đã trả ngay lãi tiền vay, nếuvay được vốn hoá cho tài sản sản xuất dỡ dang, khi trả lãi tiền vay, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Tài sản đang sản xuất dỡ dang)

Có các TK 111 , 112 (Nếu trả lãi vay định kỳ)

10 Cuối kỳ kế toán, xác định lãi tiền vay phải trả nhưng chưa trả ngay lãi tiềnvay, nếu vay được vốn hoá cho tài sản sản xuất dỡ dang, khi trả lãi tiền vay, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Tài sản đang sản xuất dỡ dang)

Có TK 335 - Chi phí phải trả (Lãi tiền vay phải trả)

11 Khi trả trước lãi tiền vay dùng cho sản xuất tài sản dỡ dang, ghi:

Nợ các TK 142, 242

Có các TK 111, 112,

Trang 37

Định kỳ, phân bỗ lãi tiền vay trả trước vào giá trị tài sản sản xuất dỡ dang (Nếuđược vốn hoá), ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Có các TK 142, 242

12 Nếu phát sinh các khoản giảm chi phí sản xuất chung, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 138,

Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung

13 Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung để kếtchuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung vào các tài khoản có liên quan cho từngsản phẩm, nhóm sản phẩm, dịch vụ theo tiêu thức phù hợp:

- Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, cuối kỳ kếtchuyển chi phí sản xuất chung, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 632 - Giá vốn bán hàng (Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ)

Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung

- Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, cuối kỳ kếtchuyển chi phí sản xuất chung, ghi:

Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất

Nợ TK 632 - Giá vốn bán hàng (Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ)

Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung

1.2.2 Kế toán tập hợp, phân bổ, kết chuyển chi phí sản xuất.

1.2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất:

Nội dung và phương pháp tập hợp

Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm những chi phí

có liên quan đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã được tập hợp vào bên

Trang 38

Nợ các tài khoản 621, 622, 623, 627 Để tính được giá thành sản phẩm cho từng đốitượng, kế toán thực hiện việc kết chuyển chi phí đối với các chi phí đã tập hợp trực tiếptheo từng đối tượng, còn đối với các chi phí không tập hợp trực tiếp theo từng đối tượng

kế toán phải phân bổ các chi phí này cho từng đối tượng theo tiêu thức thích hợp

Để tiến hành tính giá thành, chi phí được kết chuyển hoặc được phân bổ vào tàikhoản 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Giá thành công tác xây lắp trong kỳđược xác định theo công thức:

Giá thành Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sảnsản phẩm = xuất dở dang + xuất phát sinh - xuất dở dang

xây lắp đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ

Tài khoản sử dụng: 154- “chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”

Kết cấu và nội dung :

Bên Nợ:

- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí

sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuấtsản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ;

- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí

sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giáthành sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ;

- Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ (trường hợp doanhnghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

- Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng;

Trang 39

- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được;

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho;

- Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường

và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồn kho

mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán Đối với doanh nghiệp sản xuất theođơn đặt hàng, hoặc doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất sản phẩm dài mà hàng kỳ kế toán đãkết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào TK 154 đến khi sản phẩm hoàn thành mớixác định được chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào trị giá hàng tồn kho màphải hạch toán vào giá vốn hàng bán (Có TK 154, Nợ TK 632);

- Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ (trường hợp doanhnghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ

1.2.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:

Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sảnphẩm trong doanh nghiệp xây lắp là phải tính được giá thành thực tế của từng côngtrình, hạng mục công trình hoàn thành Giá thành của công trình, hạng mục công trìnhxây lắp hoàn thành bàn giao được xác định trên cơ sở tổng cộng chi phí sản xuất kinhdoanh xây lắp phát sinh từ lúc khởi công đến khi hoàn thành Tuy nhiên, do đặc điểmcủa sản phẩm xây lắp, quá trình sản xuất xây lắp và phương thức thanh toán với bêngiao thầu, để đáp ứng yêu cầu quản lý các doanh nghiệp xây lắp trong từng kỳ phảitính được giá thành của khối lượng xây lắp đã hoàn thành bàn giao và được thanh toán

Do đó, cần thiết phải xác định giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ

Sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ là khối lượng sản phẩm, công việc xây lắptrong quá trình sản xuất xây lắp chưa đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý theo quy định.Khác với các doanh nchiệp sản xuất khác, trong các doanh nghiệp xây lắp, việc đánhgiá sản phẩm xây lắp dở dang tuỳ thuộc vào phương thức thanh toán với bên giao thầu.Trong đó, chi phí sản xuất dở dang được xác định như sau:

Trang 40

- Trường hợp bàn giao thanh toán khi công trình hoàn thành, thì toàn bộ tổng chiphí sản xuát từ khi khởi công công trình đến thời điểm xác định chính xác là chiphí sản xuất dở dang thực tế.

- Trường hợp bàn giao thanh toán theo từng giai đoạn hoàn thành, sản phẩm dởdang là các giai đoạn xây lắp chưa hoàn thành

Xác định chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp phân

bổ chi phí thực tế, căn cứ vào giá thành dự toán và mức độ hoàn thành của sản phẩm

x

Giá trị khốilượng xâylắp dở dangcuối kỳ theo

dự toán

Giá trị khối lượng xâylắp hoàn thành theo dựtoán

+

Giá trị của khối lượngxây lắp dở dang cuối kỳtheo dự toán

Ngày đăng: 02/07/2016, 12:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trưởng Bộ tài chính (20/03/2006), Quyết định 15/2006/QĐ – BTC về việc ban hành chế độ Kế toán doanh nghiệp, Bộ Tài chính Khác
2. Thông tư 200/2014/TT – BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, Bộ Tài Chính Khác
3. Võ Văn Nhị, Huỳnh Lợi (2002), Kê toán chi phí, Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh, NXB Thống kê Khác
4. Võ Văn Nhị (2010), Kế toán doanh nghiệp xây lắp, Đại học kinh tế Tp Hồ Chí Minh, NXB Thống kê Khác
5. www.webketoan.com 6. www.taikhoanketoan.com Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w