Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất, trong đó có loài người. Các hệ sinh thái đảm bảo sự chu chuyển của các chu trình địa hóa, thủy hóa (thủy vực): ôxy và các nguyên tố cơ bản khác như cacbon, nitơ, photpho. Chúng duy trì sự ổn định và màu mỡ của đất, nước ở hầu hết các vùng trên trái đất, làm giảm nhẹ sự ô nhiễm, thiên tai. Gần đây, khái niệm các dịch vụ của hệ sinh thái được đưa ra trên cơ sở các thuộc tính, chức năng của chúng được con người sử dụng. Bảo vệ tài nguyên đất và nước: các quần xã sinh
Trang 1Tầm quan trọng của Đa dạng sinh học tại Việt Nam
2.1Giá trị sinh thái và môi trường
Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất, trong đó có loài người Các hệ sinh thái đảm bảo sự chu chuyển của các chu trình địa hóa, thủy hóa (thủy vực): ôxy và các nguyên tố cơ bản khác như cacbon, nitơ, photpho Chúng duy trì sự ổn định và màu mỡ của đất, nước ở hầu hết các vùng trên trái đất, làm giảm nhẹ sự ô nhiễm, thiên tai Gần đây, khái niệm các dịch vụ của hệ sinh thái được đưa ra trên cơ sở các thuộc tính, chức năng của chúng được con người sử dụng
Bảo vệ tài nguyên đất và nước: các quần xã sinh vật đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, đặc biệt thảm thực vật có thể làm giảm nhẹ mức độ hạn hán, lũ lụt cũng như duy trì chất lượng nước Việc hủy hoại thảm rừng do khai thác gỗ, do khai hoang làm nông nghiệp, ngư nghiệp cũng như các hoạt động khác của con người trong quá trình phát triển kinh tế làm cho tốc độ xói mòn đất, sạt lở đất, hoang mạc hóa đất đai tăng lên rất nhanh Đất bị suy thoái khiến thảm thực vật khó có thể phục hồi càng gia tăng các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán hoặc gây ô nhiễm môi trường đất và nước
Điều hòa khí hậu: quần xã thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu địa phương, khí hậu vùng và cả khí hậu toàn cầu: tạo bóng mát, khuyếch tán hơi nước, giảm nhiệt độ không khí khi thời tiết nóng nực, hạn chế sự mất nhiệt
Trang 2khi khí hậu lạnh giá, điều hòa nguồn khí ôxy và cacbonic cho môi trường trên cạn cũng như dưới nước thông qua khả năng quang hợp Phân hủy các chất thải
Các quần xã sinh vật, đặc biệt các loài nấm và vi sinh vật có khả năng hấp phụ, hấp thụ và phân hủy các chất ô nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải nguy hại khác
2.2Giá trị kinh tế
Theo một số tài liệu, ĐDSH trên toàn cầu có thể cung cấp cho con người một giá trị tương đương 33.000 tỷ USD/năm Trong Kế hoạch hành động ĐDSH của Việt Nam (1995) cũng ước tính, hàng năm việc khai thác tài nguyên nông, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam có giá trị tương đương 2 tỷ USD Lấy số liệu thực của năm 2004, riêng hàng xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam đã có giá trị 2 tỷ USD Ngành nông - lâm nghiệp hiện đang quản lý nguồn tài nguyên rừng
có giá trị vô cùng to lớn Với giá khoảng 250 USD/m3 gỗ, thì hàng năm chỉ riêng mặt hàng gỗ làm nguyên liệu giấy, ĐDSH đă cho giá trị khoảng 1,5 - 3,5 tỷ USD
Đó là chưa kể hàng năm rừng đă cung cấp các mặt hàng lâm sản ngoài gỗ đã có giá trị khoảng 1,5 tỷ USD cho xuất khẩu và cũng khoảng đó cho tiêu dùng trong nước
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2003 ngành nông nghiệp đóng góp một tỷ lệ đáng kể trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): gần 21%, ngành lâm nghiệp chiếm
Trang 3tỷ lệ gần 1,1% và ngành thủy sản chiếm tỷ lệ hơn 4% GDP Theo số liệu thống kê năm 1995, nhu cầu cây thuốc cho công nghiệp dược, mỹ phẩm hương liệu khoảng 20.000 tấn/năm Hàng trăm doanh nghiệp xuất khẩu thuốc khoảng 10.000 tấn/năm trị giá khoảng 15-20 triệu USD.
Giá trị kinh tế của ĐDSH có thể nęu khái quát về các mặt sau đây:
- Giá trị được tính ra tiền do việc khai thác, sử dụng mua bán hợp lý các tài nguyên ĐDSH
- ĐDSH đảm bảo cơ sở cho an ninh lương thực và phát triển bền vững của đất nước, đảm bảo các nhu cầu về ăn, mặc của nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo
- ĐDSH cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản: mía đường, bông vải, cây lấy dầu, cây lấy sợi, thuốc lá, cói, hạt điều
- ĐDSH góp phần nâng cao độ phì nhiêu của đất, qua đó làm tăng giá trị nông sản
2.3Giá trị xã hội và nhân văn
Trong các nền văn hóa của nhiều dân tộc tręn thế giới, một số loài động vật hoang dã được coi là biểu tượng trong tín ngưỡng, thần thoại hoặc các tác phẩm hội họa, điêu khắc Sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên sinh vật đã hình thành các lễ hội của một số bộ tộc ít người như lễ hội săn bắn theo mùa, hoặc hình thành sự quản lý tài nguyên theo tính chất cộng đồng như vai trò của già làng, trưởng bản trong việc phân định phạm vi, mức độ khai thác,
Trang 4sử dụng tài nguyên đất và rừng.
Cuộc sống văn hóa của con người Việt Nam rất gần gũi thiên nhiên, các loài động, thực vật nuôi trồng hay hoang dã và các sản phẩm của chúng đã quen thuộc với mọi người dân, đặc biệt người dân sống ở vùng nông thôn và miền núi, như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), lễ hội đua thuyền Nhiều loài cây, con vật đă trở thành thiêng liêng hoặc vật thờ cúng đối với các cộng đồng người Việt như: gốc đa thiêng, đền thờ cá Ông ở các tỉnh miền Nam Trung bộ Các khu rừng thiêng, rừng
ma là những nét văn hóa độc đáo của nhiều dân tộc miền núi Nghề dệt thổ cẩm, làm hương, làm hàng mỹ nghệ từ gỗ, tre nứa hay song mây là những sự gắn bó của đời sống văn hóa con người Việt Nam với ĐDSH
Rất nhiều loài động vật hoang dã được thuần dưỡng với mục đích làm bầu bạn với con người hoặc thuần hóa để chăn nuôi làm thực phẩm sử dụng hàng ngày.Rất nhiều thú vui của con người được tạo nên thông qua việc tổ chức tham quan, theo dõi tập tính của nhiều loài động vật hoang dã Gần đây, ngành du lịch sinh thái đã hình thành và đang phát triển rộng rãi trên cơ sở sự ham hiểu biết thiên nhiên của con người đồng thời cũng là điều kiện để nâng cao nhận thức tầm quan trọng của công tác bảo tồn thiên nhiên cũng như làm cho con người gần gũi hơn, thân thiện hơn với thiên nhiên hoang dã
Giá trị xã hội - nhân văn của ĐDSH thể hiện tập trung ở các mặt sau đây:
Trang 5- Tạo nhận thức, đạo đức và văn hóa hưởng thụ thẩm mỹ công bằng của người dân Qua các biểu hiện phong phú nhiều dáng vẻ, nhiều hình thù, nhiều màu sắc, nhiều kết cấu, nhiều hương vị của thế giới sinh vật con người trở nên hiền hòa, yêu cái đẹp.
- ĐDSH góp phần đắc lực trong việc giáo dục con người, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước
- ĐDSH là yếu tố chống căng thẳng, tạo sự thoải mái cho con người Điều này đặc biệt có giá trị trong thời đại công nghiệp, trong cuộc sống hiện tại căng thẳng và đầy sôi động
- ĐDSH góp phần tạo ổn định xã hội thông qua việc bảo đảm an toàn lương thực, thực phẩm, thỏa mãn các nhu cầu của người dân về đầy đủ các chất dinh dưỡng,
về ăn mặc, tham quan du lịch và thẩm mỹ
3 Sự suy giảm của đa dạng sinh học ở Việt Nam
Thực trạng của đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay:
- Các hệ sinh thái tự nhiến bị suy thoái
- Các loài tự nhiên bị suy giảm
- Nguồn gen cây trồng vật nuôi bị suy giảm
Trong tiến trình lịch sử của sự phân hoá và tiến hoá, số lượng các loài còn nhiều gấp bội, song chúng đã bị tiêu diệt phần lớn do những biến động lớn lao của
vỏ trái đất và của khí hậu toàn cầu Con người đóng góp vào nạn diệt chủng của
Trang 6các loài chỉ sau khi họ ra đời và phát triển nền văn minh của mình và cũng là tác nhân chủ yếu làm mất đa dạng sinh học.
Sự mất đa dạng sinh vật ở Việt Nam cũng giống như trên thế giới ngày một gia tăng, tốc độ suy giảm đa dạng sinh vật ngày một tăng do ảnh hưởng các hoạt động con người vào tự nhiên Trên thực tế, tốc độ suy giảm đa dạng sinh vật của nước ta nhanh hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực
Suy giảm hệ sinh thái:
Hệ sinh thái rừng bị tổn thất nặng nề:
Diện tích rừng bị thu hẹp Rừng bị khai thác: 120.000-250.000 ha/năm
Độ che phủ rừng bị giảm sút tới mức báo động: độ che phủ của rừng năm 1943
là 43% thì nay chỉ còn 28.8% (Phạm Bình Quyền-2005)
Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) đã xác định chỉ tiêu thảm rừng che phủ đất đai lãnh thổ các quốc gia thuộc miền Nhiệt đới ở mức
>33%, dưới đó là báo động môi trường
• Tình trạng mất rừng hầu hết xảy ra ở các rừng phòng hộ xung yếu VD: Độ che phủ của rừng tự nhiên ở một số lưu vực các sông như sau:
- Lưu vực sông Đà: <11%
- Lưu vực sông Hồng: 23%
- Lưu vực sông Đồng Nai: 25%
- Lưu vực sông Ba (Gia Lai): <23%
Trang 7• Chất lượng rừng bị giảm: bị thu hẹp và chia cắt (rừng nguyên sinh, rừng giàu chỉ còn <13% tổng diện tích rừng) Độ che phủ và chất lượng rừng bị giảm (rừng tái sinh chiếm 55% tổng diện tích rừng) (nguồn: Bộ TNMT, 2007).
Suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước: đầm phá Tam Giang, rừng ngập mặn Cần Giờ, rừng U Minh Thượng,
• Suy thoái về số lượng: diện tích bị giảm
• Suy thoái về chất lượng: 70% diện tích đất ngập nước bị ô nhiểm (nguồn: Bộ TNMT, 2009)
• Rừng ngập nước và tràng cỏ ngập nước ở đồng bằng Bắc Bộ (>1,7 triệu ha) và đồng bằng sông Cửu Long (khoảng 3,9 triệu ha) đã chuyển đổi thành đất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản (Bộ TNMT, 2007)
• Diện tích đất ngập nước hiện nay: chỉ còn 10 triệu ha (Bộ TN&MT, 2009)
• Rừng ngập mặn: diện tích rừng ngập mặn đã giảm 183.724 trong 20 năm qua (Bộ TN&MT, 2008)
• Các hệ sinh thái đầm phá và trảng cỏ ở miền trung cũng suy thoái nặng nề do khai thác thuỷ hải sản không bền vững và mở rộng nuôi trồng thuỷ sản
• Các hệ sinh thái đất ngập nước thuộc các sông hề cũng bị khai thác cạn kiệt và
do xây dựng cơ sở hạ tầng
• Mở rộng đất ngập nước để nuôi trồng thuỷ sản làm suy gimr tài nguyên sinh học tại chỗ: mất nơi sống, nơi sinh sản, vườn ươm của nhiều loài động vật dưới nước
Trang 8và trên cạn (nghiên cứu đầm tôm bỏ hoang ở Nam triệu - Hải Phòng cho thấy sinh khối động vật đáy giảm tới 9 lần so với vùng lân cận rừng ngập mặn).
• Làm mất nguồn thức ăn phong phú của nhiều sinh vật vùng triều, hậu quả là sản lượng cá, tôm, cua đánh bắt ở ngoài biển cũng giảm
Hầu hết hệ sinh thái biển khơi ở Việt Nam đều đang bị suy thoái do: khai thác quá mức huỷ diệt; ô nhiễm dẫn đến hậu quả là : thay đổi cấu thúc quần
xã thuỷ sinh Giảm mật độ các loài thuỷ sản 80 loài hải sản bị đe doạ, 70 loài được đưa vào sách đỏ, 20 loài chim bị đe doạ toàn cầu
Sự suy giảm các loài tự nhiên: 855 loài bị đe doạ tuyệt chủng (so với hơn
700 loài trong những năm 1992 - 1996) và ít nhất 10 loài khác đã không còn tồn tại tại ở Việt Nam Trong đó: Động Vật là 407 loài (90 loài thú, 74 loài chim, 40 loài bò sát, 13 loài lưỡng cư, 36 loài cá nước ngọt, 53 loài cá biển, 101 loài động vật không xương sống) thực vật là 448 loài
Suy giảm nguồn gen giống vật nuôi và cây trồng: các giống cây trồng và vật nuôi đang bị mai một (theo tính toán, 80 % giống cây trồng bản địa đã mất, giống vật nuôi suy giảm gần 10 % một năm) sự mất mát nguồn gen là thiệt hại cho cả nhân loại
Bảng: sự suy giảm diện tích và mất mát giống cây trồng bản địa từ 1970 đến
1999
Giống cây Giảm diện tích Tỷ lệ mất giống
Trang 9gieo trồng(%) địa phương (%)
4 Đa Dạng Sinh Học Ở Thế Giới Và Việt Nam
Trên phạm vi toàn thế giới còn cần rất nhiều nổ lực để có thể hoàn thiện được danh mục đầy đủ các loài Mỗi năm các nhà phân loại trên thế giới mô tả được khoảng 11.000 loài (chiếm từ 10 đến 30% các loài có trên thế giới), và như vậy, để
có thể mô tả hết các loài trên thế giới (ước tính 10 đến 30 triệu loài) dự kiến phải tốn từ 750 năm đến 2.570 năm, trong khi đó có nhiều loài đa bị tuyệt chủng trước khi chúng được mô tả và đặt tên
Trang 10Xét về đa dạng loài một cách cụ thể, ta có thể xem xét đa dạng loài theo các nhóm sinh vật Như vậy, ta sẽ có: đa dạng vi sinh vật, tảo, thực vật không mạch, thực vật có mạch, côn trùng, động vật không xương sống, động vật có xương sống (xem bảng 2.1)
Môi trường giàu có nhất về số lượng loài có lẽ ở các rừng nhiệt đới, rạn san hô, các hồ lớn ở vùng nhiệt đới và ở các biển sâu Trong các rạn san hô, và các biển sâu, sự đa dạng sinh học thuộc nhiều ngành và lớp khác nhau Sự đa dạng trong các biển sâu nhờ vào diện tích lớn, tính ổn định của môi trường cũng như vào sự biệt hoá của các loại nền đáy khác nhau
Đa dạng loài lớn nhất là ở vùng rừng nhiệt đới Mặc dù rừng nhiệt đới chỉ chiếm 7% diện tích trái đất, chúng chứa hơn 1/2 loài trên thế giới Khoảng 40% loài thực vật có hoa trên thế giới (100.000 loài) ở vùng nhiệt đới, trong khi 30% loài chim trên thế giới phụ thuộc vào những khu rừng nhiệt đới
Bảng: Thành phần các loài
Trang 11Sinh vật đơn bào 30000
[Nguồn: Nguyễn Nghĩa Thìn ]
Rạn san hô tạo nên một nơi tập trung khác về loài Các loài san hô bé nhỏ tạo ra các hệ sinh thái san hô vĩ đại, là vùng biển tương đương với rừng nhiệt đới về sự phong phú loài và độ phức tạp Rạn san hô lớn nhất thế giới là rạn San Hô Lớn (Great Barrier Reffs) ở bờ biển phía đông nước Úc, có diện tích là 349.000 km2 Rạn san hô này có hơn 300 loài san hô, 1500 loài cá, 4000 loài thân mềm, 5 loài rùa biển và là nơi sinh sản của khoảng 25 loài chim Rạn san hô này chiếm 8% loài
cá trên thế giới mặc dù chúng chỉ chiếm 0,1% diện tích đại dương Bảng 5 dưới đây mô tả sự đa dạng về loài trên thế giới Sự đa dạng về loài sẽ còn được đề cập ở phần sau, về các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng loài
Việt Nam được xếp vào nhóm các nước có đa dạng sinh học cao trên thế giới Đến nay đã ghi nhận có 15.986 loài thực vật ở Việt Nam, trong đó có 4528 loài thực vật bậc thấp và 11.458 loài thực vật bậc cao, 10% trong số đó là các loài đặc
Trang 12hữu Về động vật, đã thống kê được 307 loài giun tròn, 161 loài giun sán ký sinh ở gia súc, 200 loài giun đất, 145 loài ve giáp, 113 loài bọ nhảy, 7750 loài côn trùng,
260 loài bò sát, 120 loài ếch nhái, 840 loài chim, 310 loài và phân loài thú
Đa dạng loài ở Việt Nam có các đặc trưng sau:
- Số lượng loài sinh vật nhiều, sinh khối lớn Bình quân trên 1km2 lãnh thổ Việt Nam có 4,5 loài thực vật và gần 7 loài động vật, một mật độ đậm đặc
- Cấu trúc loài rất đa dạng Nhiều loài có hàng chục dạng sống khác nhau Cấu tạo
quần thể thường rất phức tạp
- Khả năng thích nghi của loài cao Sinh vật Việt Nam nói chung có khả năng
chống chịu cao với mọi biến đổi của ngoại cảnh
Bảng: Số lượng các loài sinh vật hiện đang sống trên Trái đất đã được mô tả
(theo Lê Vũ Khôi)
Nhóm sinh vật Số loài Nhóm sinh vật Số loài
Trang 13Bảng: Đánh giá số loài đã được mô tả (Lecointre and Guyader, 2001)
Bậc phân loại Tên thường gọi Số loài mô tả
% số loài đã được mô tả
Trang 14Bảng: Sự phong phú về thành phần loài sinh vật ở Việt Nam
Nhóm sinh vật Số loài đã xác Số loài có Tỷ lệ (%) giữa
Trang 15định được trên thế giới VN/TG1.Vi tảo
Trang 16(Nguồn: Cục bảo vệ môi trường, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, Cục bảo
vệ và phát triển Nguồn lợi Thuỷ sản, Phạm Bình Quyền, 2005)
5 Nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh họC
5.1Nguyên nhân trực tiếp:
Khai thác quá mức và sử dụng không bền vững tài nguyên sinh học:
Nhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống, con người đã thường xuyên săn bắn, hái lượm thực phẩm và khai thác các nguồn tài nguyên khác
Chiến tranh: chiến tranh không những là nguyên nhân trực tiếp mà còn là
nguyên nhân sâu xa gây suy thoái ĐDSH Trong giai đoạn 1945 đến 1990 nước ta
đã trải qua hai cuộc chiến tranh và 2 cuộc xung đột biên giới hết sức khốc liệt Chiến tranh đã gây biến động lớn về phân bố dân cư giữa các vùng, đồng thời một diện tích lớn đất rừng bị khai phá để trồng cây lương thực bảo đảm hậu cần tại chỗ
Trang 17cho quân và dân Không những thế các loài động vật hoang dã còn bị đe dọa bởi các loại vũ khí do chiến tranh để lại sau đó.
Khai thác quá mức:
- Khai thác gỗ:
Các phương thức khai thác gỗ (hợp pháp hay bất hợp pháp) không bền vững từ trước đến nay đều được coi là mối đe dọa lớn đối với ĐDSH Nó không những làm nghèo kiệt tài nguyên gỗ tự nhiên mà còn làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng rừng và gây ảnh hưởng lớn đối với vùng cư trú của các loài động vật hoang dã
- Khai thác củi làm nhiên liệu:
Khai thác củi làm nhiên liệu có quy mô lớn và kho kiểm soát, đây cùng là mối
đe dọa rất lớn đối với ĐDSH
- Khai thác, buôn bán lâm sản ngoại gỗ (kể cả động vật)
- Đánh bắt cá:
Tại nhiều nơi vẫn còn tình trạng đánh bắt cá mang tính huỷ diệt như dùng mìn, chất nổ, điện, thậm chí cả chất đôc (Xyanua) Đánh bắt quá mức có thể thấy rõ hậu quả qua sản lượng đánh bắt một số loài cá suy giảm mặc dù cường độ đánh bắt tăng
- Khai thác trái phép tài nguyên các rạn san hô
Bảo tồn rạn san hô ít được chú ý trực tiếp Một số rạn san hô bị phá huỷ, chủ yếu là do sử dụng các phương pháp đánh bắt cá mang tính huỷ hiệt như đã nói ở