Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của việc hoàn thiện công tác hạch toán vậtliệu, kết hợp với những kiến thức đã học và được sự giúp đỡ tận tình của các cô chútrong phòng kế toán và ban lãn
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài.
Để có thể tiến hành các hoạt động sản xuất – kinh doanh, một doanh nghiệpsản xuất cần phải có ba yếu tố: Sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng laođộng Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động – một trong ba yếu tố cơ bảncủa quá trình sản xuất kinh doanh, đã được thể hiện dưới dạng vật hóa
Một sản phẩm để có thể cạnh tranh và có chỗ đứng trên thị trường thì phảivừa thỏa mãn được những yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng về chấtlượng, kiểu dáng và công dụng, vừa phải có giá thành phù hợp Trong quá trình sảnxuất nguyên vật liệu bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu đểtạo nên hình thái vật chất của sản phẩm Hơn nữa chi phí về nguyên vật liệu thườngchiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí và giá thành sản phẩm Như vậy quản lý tốtnguyên vật liệu là một trong những nhân tố để thành công và nâng cao hiệu quảhoạt động
Kế toán là một công cụ đắc lực cho nhà quản trị Các doạnh nghiệp sản xuấtđều tìm mọi biện pháp để tổ chức tốt công tác kế toán, trong đó có kế toán vật liệunhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liêu, giảm chi phí, giá thành và tăng lợinhuận đồng thời thỏa mãn tốt hơn yêu cầu của sản xuất và người tiêu dùng Mặc dù
đã được đánh giá và quan tâm đúng mức song công tác quản lý và kế toán vật liệuvẫn còn những tồn tại cần khắc phục và hoàn thiện
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của việc hoàn thiện công tác hạch toán vậtliệu, kết hợp với những kiến thức đã học và được sự giúp đỡ tận tình của các cô chútrong phòng kế toán và ban lãnh đạo công ty, đồng thời là sự hướng dẫn chu đáo
của cô giáo Trần Thị Thu Hà, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “ Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty
Cổ phần hóa chất – vật liệu điện Hải Phòng ”.
Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu nhằm tiếp cận thực tế công tác kế toán nói chung vàcông tác hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng
Trang 2nguyên vật liệu nói riêng tại Công ty, từ đó giúp hiểu rõ hơn, trau dồi và bổ sungthêm về những kiến thức đã được học tại nhà trường.
Trang 3Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
Toàn bộ hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán liên quan đến hoànthiện kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tạiCông ty Cổ phần hóa chất – vật liệu điện Hải Phòng trong tháng 10 năm 2013
Phương pháp nghiên cứu.
Việc nghiên cứu đề tài này sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Thu thập, nghiên cứu tài liệu (sổ sách, bảng biểu, chứng từ …) tại phòng
kế toán của công ty
+ Tìm hiểu tình hình thực tế quá trình sản xuất tại phân xưởng sản xuất + Tham khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp đánh giá
Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đần và kết luận, bài viết còn 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiểuquả sử dụng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệuquả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần hóa chất – vật liệu điện HảiPhòng
Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu vớiviệc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần hóa chất – vậtliệu điện Hải phòng
Do thời gian và điều kiện thực tế còn nhiều hạn chế, việc tiếp cận nghiên cứu
đề tài mới chỉ dừng ở mức độ kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và quan sát thực tiễn,cho nên vấn đề chưa được giải quyết cụ thể Em rất mong được sự giúp đỡ, góp ý,
bổ sung của các thầy cô đặc biệt là cô giáo Trần Thị Thu Hà và cán bộ phòng kếtoán Công ty Cổ phần hóa chất – vật liệu điện Hải Phòng để chuyên đề của em thêmphong phú về lý luận và thiết thực với thực tế
Trang 4CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT.
1.1 Tổng quan về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
1.1.1.1 Khái niệm.
Nguyên vật liệu thuộc tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp NVL là đối tượng laođộng đã được thể hiện dưới dạng vật hóa trong các doanh nghiệp như: vải trongdoanh nghiệp may mặc,…NVL hình thành từ các nguồn khác nhau như mua ngoài,
tự sản xuất,…được sử dụng để phục vụ cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm, hoặcthực hiện lao vụ - dịch vụ hay sử dụng cho bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp
1.1.1.2 Đặc điểm của NVL trong doanh nghiệp.
+ Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ kinh doanh
+ Khi tham gia vào quá trình SXKD bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình tháivật chất ban đầu để tạo thành hình thái vật chất của sản phẩm
+ Thường chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí sản xuất và toàn bộ giá thành sản phẩm,
do vậy tăng cường công tác quản lý và hạch toán NVL tốt sẽ đảm bảo hiệu quả sửdụng tiết kiệm NVL nhằm giảm chi phí SXKD và hạ giá thành sản phẩm
1.1.2 Phân loại nguyên vật liệu.
NVL trong DN rất đa dạng và được phân loại theo nhiều căn cứ khác nhau.+ Căn cứ vào vai trò và công dụng của NVL trong quá trình SXKD, nguyên vậtliệu được chia thành:
- Nguyên liệu, vật liệu chính (NVLC): Là những nguyên liệu, vật liệu sau quátrình gia công, chế biến sẽ cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm như:sợi là nguyên vật liệu chính trong ngành công nghiệp dệt,…
Trang 5- Vật liệu phụ (VLP): Là những vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuấtkhông cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm mà có thể kết hợp NVLC
để làm thay đổi mùi vị, hình dạng bề ngoài, làm tăng thêm chất lượng, hoặc giátrị sử dụng của sản phẩm như: phẩm màu làm tăng vẻ đẹp cho vải,…
- Nhiên liệu: Là một loại VLP có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trìnhsản xuất như: than đá, củi, xăng,…
- Phụ tùng thay thế: Là những vật tư được sử dụng cho hoạt động thay thế, sửachữa, bảo dưỡng TSCĐ, CCDC
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là loại vật liệu, thiết bị phục vụ cho hoạtđộng xây lắp, xây dựng cơ bản như: gạch, đá, sắt,…Bao gồm cả thiết bị cần lắp
và không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt cho công trìnhxây dựng cơ bản như: các loại thiết bị điện, thiết bị vệ sinh,…
- Vật liệu khác: Là các loại vật liệu không được xếp vào các loại trên như: bao bì,vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng, hoặc phế liệu thu hồi
+ Căn cứ theo chức năng, mục đích và nơi sử dụng, NVL được chia thành:
- NVL trực tiếp dùng vào sản xuất kinh doanh
- NVL dùng cho công tác quản lý
Gía thực Gía trên Các khoản thuế Chi phí Các khoản được
tê nhập = hóa đơn + không được + thu mua - giảm trừ
kho hoàn lại ( nếu có)
- NVL do doạnh nghiệp tự sx:
Gía trị thực tế nhập = Gía trị NVL xuất chế biến + Chi phí gia công chế biến
Trang 6- NVL thuê ngoài gia công:
Gía thực Giá thực tế NVL Chi phí Chi phí vận chuyển
tế nhập = xuất thuê ngoài + thuê gia + NVL đi và về
kho gia công công
- NVL góp vốn liên doanh và góp vốn cổ phần:
Gía thực tế = Gía thỏa thuận giữa các + Chi phí liên quan nhập kho bên tham gia góp vốn ( nếu có)
- NVL vay, mượn tạm thời của các đơn vị khác: Giá thực tế nhập kho được tính
theo giá thị trường tương đương của số NVL đó
- Phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp: Giá thực
tế được tính theo đánh giá thực tế hoặc giá bán trên thị trường
1.1.3.2Tính giá NVL thực tế xuất kho.
Khi xuất kho NVL sử dụng chi quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, kế toán có nhiệm vụ xác định trị giá thực tế của NVL xuất dùng vì NVLđược nhập kho ở những thời điểm khác nhau nên có thể áp dụng một trong cácphương pháp sau :
+ Phương pháp tính giá theo thực tế đích danh( tính trực tiếp) : Theo phương
pháp này giá xuất kho từng loại NVL theo giá thực tế của từng lần nhập, từngnguồn nhập cụ thể, phương pháp này áp dụng cho những DN có ít mặt hàng, mặthàng có giá trị lớn, mặt hàng ổn định, mặt hàng có thể nhận diện được
Ưu điểm: Kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản của đơn chiếc hay từng lô
NVL
Nhược điểm: Phải có hệ thống kho tàng cho phép bảo quản riêng từng lô NVL nhập
kho
+ Phương pháp nhập trước xuất trước : Phương pháp này dựa trên giả định là
NVL nào nhập kho trước sẽ được xuất dùng trước, vì vậy lượng NVL xuất khothuộc lần nhập nào thì tính theo giá thực tế của lần nhập đó.Phương pháp này chỉthích hợp vói các DN có ít danh điểm NVL, số lần nhập kho của mỗi danh điểmkhông nhiều
Trang 7Ưu điểm: Cho phép kế toán có thể tính giá NVL xuất kho kịp thời.
Nhược điểm: Tốn nhiều công sức, làm cho chi phí kinh doanh của DN không phản
ứng kịp thời với giá cả thị trường của NVL
+ Phương pháp nhập sau xuất trước: Là phương pháp NVL được tính giá thực tế
xuất kho trên cơ sở giả định là lô NVL nào nhập kho sau sẽ được xuất dùng trước,
vì vậy việc tính giá xuất NVL được làm ngược lại với phương pháp Nhâp trước –Xuất trước
Ưu điểm: Cho phép KT có thể tính giá NVL xuất kho kịp thời, giúp chi phí kinh
doanh của DN phản ứng kịp thời với giá cả thị trường của NVL
- Nhược điểm: Tốn nhiều công sức.
+ Phương pháp đơn giá bình quân:
Giá thực tế của = Giá đơn vị bình * Số lượng từng loại
NVL xuất kho quân của NVL NVL xuất kho
Trong đó đơn giá bình quân có thể được tính theo một trong ba cách sau:
+) Tính theo giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ.
Đơn giá bình Giá trị thực tế NVL tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ
quân cả kỳ =
dự trữ Số lượng thực tế NVL tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ
+) Tính theo giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước.
Đơn giá bình Giá trị thực tế NVL tồn kho cuối kỳ trước
quân cuối kỳ =
trước Số lượng thực tế NVL tồn kho cuối kỳ trước
+) Tính giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập.
Đơn giá bình Giá trị thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập
quân sau mỗi =
lần nhập Số lượng thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập
+ Phương pháp giá hạch toán:
Giá hạch toán là giá kế hoạch hoặc một loại giá ổn đinh nào đó trong kỳ Khi
áp dụng phương pháp này, toàn bộ hàng biến động trong kỳ được phản ánh theo giá
Trang 8hạch toán Cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức:
Giá thực tế của = Giá hạch toán của hàng * Hệ số giá xuất dùng hàng trong kỳ xuất dùng trong kỳ
Hệ số Giá thực tế hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
giá =
Giá hạch toán hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
1.2 Lý luận kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất.
1.2.1 Nhiệm vụ hạch toán NVL trong doanh nghiệp.
- Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số lượng, chấtlượng và giá thành thực tế của NVL nhập kho
- Tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng và giá NVL xuất kho,kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao NVL
- Phân bổ hợp lý giá trị NVL sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuấtkinh doanh
- Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị NVL tồn kho, phát hiện kịpthời NVL thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất để doanh nghiệp có biện pháp xử
lý kịp thời, hạn chế đến mức tối đa thiệt hại có thể xảy ra
1.2.2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
1.2.2.1Chứng từ kế toán sử dụng.
Theo chế độ kế toán hiện hành, để kế toán NVL kế toán sử dụng chủ yếu các chứng từ sau:
+ Phiếu nhập kho (Mẫu 01 – VT),
+ Phiếu xuất kho (Mẫu 02 – VT),
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03 – VT),
+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa(Mẫu 03 – VT),+ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu 04 – VT),
+ Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu 05 – VT),
Trang 9+ Bảng kê mua hàng (Mẫu 06 – VT),
+ Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho (Mẫu 02 – BH),
+ Hóa đơn cước phí vận chuyển (Mẫu 03 – BH),
+ Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (Mẫu 07 – VT),
v.v…
1.2.2.2 Phương pháp kế toán chi tiết NVL
a, Phương pháp thẻ song song.
- Ở kho: Thủ kho sử dụng Thẻ kho để ghi chép hàng ngày, căn cứ vào các chứng
từ nhập xuất để ghi chép số lượng NVL thực nhâp, xuất vào Thẻ kho
Cuối ngày tính ra số tồn kho của từng loại NVL ghi trên Thẻ kho
Tại phòng kế toán: Kế toán mở Sổ hoặc Thẻ chi tiết NVL ghi chép sự biến động
nhập, xuất, tồn của từng loại NVL cả về hiện vật và giá trị Hàng ngày hoặc sauđịnh kỳ khi nhận được các chứng từ do thủ kho nộp, kế toán kiểm tra đơn giá, tínhthành tiền và phân loại chứng từ và vào Sổ chi tiết NVL
Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào Sổ chi tiết NVL để ghi vào Bảng tổng hợp nhạp, xuất,
tồn vật liệu
+ Ưu điểm: Đơn giản ở khâu ghi chép, dễ kiểm tra đối chiếu, dễ phát hiện sai sót
đồng thời cung cấp thông tin nhập, xuất, tồn NVL kịp thời, chính xác
+ Nhược điểm: Có sự trùng lặp công việc giữa thủ kho và kế toán NVL làm tăng
khối lượng công việc của kế toán, tốn nhiều công sức và thời gian
Vì vậy, chỉ thích hợp đối với các DN thực hiện công tác kế toán máy và các DN
thực hiện kế toán bằng tay trong điều kiện có ít danh điểm vật tư, trình độ của cán
Sổ kếtoántổnghợp
Bảngtổnghợpnhậpxuất tồn
Trang 10Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối kỳ : Đối chiếu
b, Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.
- Tại kho: Công việc tại kho giống như phương pháp thẻ song song ở trên.
- Tại phòng kế toán: Kế toán mở Sổ đối chiếu luân chuyển NVL theo từng kho,
cuối tháng trên cơ sở phân loại chứng từ nhập, xuất NVL theo từng danh điểm,từng kho, kế toán lập Bảng kê nhâp, Bảng kê xuất NVL rồi ghi vào Sổ đối chiếuluân chuyển Cuối kỳ đối chiếu giữa Thẻ kho với Sổ đối chiếu luân chuyển
+ Ưu điểm: Giảm nhẹ khối lượng ghi chép của kế toán, tránh việc ghi chép trùng
lặp, tiết kiệm công tác lập sổ kế toán
+ Nhược điểm: Khó kiểm tra, đối chiếu, khó phát hiện sai sót, công việc dồn vào
cuối kỳ nên hạn chế chức năng kiểm tra thường xuyên, liên tục, ảnh hưởng tới tiến
độ thực hiện các khâu kế toán khác.Vì vậy, phương pháp này chỉ thích hợp với
những DN có nhiều danh điểm NVL nhưng lượng chứng từ không nhiều, không bốtrí được kế toán theo dõi tình hình nhập xuất hàng ngày
Sơ đồ 1.2: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối kỳ : Đối chiếu
c, Phương pháp sổ số dư.
- Tại kho: Thủ kho vẫn sử dụng Thẻ kho để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn Định
kỳ 5 đến 10 ngày, thủ kho tập hợp toàn bộ chứng từ nhập, xuất kho theo từng NVL
Phiếu xuất kho
Phiếu nhập kho Bảng kê nhập vậtliệu
Bảng kê xuất vật liệu
Số đối chiếu luân chuyển
Trang 11quy định Sau đó, lập phiếu giao nhận chứng từ và nộp cho kế toán kèm theo cácchứng từ nhập, xuất Cuối tháng thủ kho phải ghi số lượng tồn kho trên Thẻ kho và
Sổ số dư
- Tại phòng kế toán: Định kỳ 5 đến 10 ngày, kế toán nhận chứng từ do thủ kho
chuyển đến Căn cứ vào đó kế toán lập Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn.Cuối kỳ tiếnhành tính tiền trên Sổ số dư do thủ kho chuyển đến và đối chiếu tồn kho từng danhđiểm NVL trên Sổ số dư với Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn
+ Ưu điểm: Tránh ghi chép trùng lặp, dàn đều công việc ghi sổ trong kỳ + Nhược điểm: Khó khăn trong việc kiểm tra, đối chiếu và phát hiện sai sót.
Vì vậy, phương pháp này thích hợp với các DN có nhiều danh điểm NVL, số
lượng chứng từ nhiều nhưng trình độ nhân viên kế toán phải có chuyên môn cao
Sơ đồ 1.3: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư
Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối kỳ : Đối chiếu
1.2.3Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
NVL là một trong số hàng tồn kho thuộc tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
được nhập, xuất kho thường xuyên, theo quy định hiện nay doanh nghiệp chỉ đượclựa chọn áp dụng một trong hai phương pháp KKTX hoặc KKĐK trong quá trìnhhạch toán các loại vật tư, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa…Nội dung, đặc
Phiếu nhậpkho Phiếu giao nhận chứng từ nhập
NXTPhiếu giao nhận chứng từxuấtPhiếu xuất kho
Sổ
kế toán tổnghợp
Trang 12điểm của hai phương pháp này như sau:
1.2.3.1 Kế toán tổng hợp NVL trong DN theo phương pháp KKTX.
Phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục,
có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán.Vì vậy,giá trị vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán có thể xác định ở bất cứ thời điểm nào trong
kỳ hạch toán
Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế vật tư, hàng hóa tồn kho,
so sánh đối chiếu với số liệu tồn trên sổ kế toán để xác định số lượng vật tư thừa,thiếu và truy tìm nguyên nhân để có giải pháp xử lý kịp thời Phương pháp KKTX
áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp thương mạikinh doanh mặt hàng có giá trị lớn
Tài khoản kế toán sử dụng.
* Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu” : Tài khoản này dùng để ghi chép, phản
ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại NVL theo gía thực tế.Kết cấu và nội dung của TK 152 như sau:
- Trị giá NVL trả lại người bán hoặc được giảm giá, chiết khấu thương mại
- Trị giá NVL hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê
Số dư nợ: Giá thực tế NVL tồn kho cuối kỳ.
- TK 152 bao gồm các tài khoản cấp 2 như:
- TK 1521: Nguyên vật liệu chính
- TK 1522: Vật liệu phụ
- TK 1523: Nhiên liệu…V.v…
Trang 13* Tài khoản 151 “ Hàng mua đang đi đường”: Tài khoản này dùng để phản ánh
giá trị các loại hàng hóa, vật tư mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệpcòn đang trên đường vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về tới doanh nghiệpnhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho
TK 151 có kết cấu nội dung như sau:
Bên nợ: Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường.
Bên có: Trị giá hàng hóa, vật tư đi đường đã về nhập kho hoặc đã chuyển giao cho
các đối tượng sử dụng hay khách hàng
Số dư nợ: Trị giá hàng đi đường chưa về nhập kho.
Ngoài các tài khoản trên kế toán nguyên vật liệu còn sử dụng caccs tài khoản như :TK
331, 112, 111, 133, 141, 128, 411…
Sơ đồ 1.4 : Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKTX
TK 111,112,311,331,… TK 152 TK 621,627,641,642… Giá mua và chi phí mua Giá trị NVL xuất kho
NVL đã nhập kho sử dụng trong DN
TK 133
VAT TK 154 đầu vào Giá trị NVL xuất để
TK 151 gia công chế biến
Trang 14bằng NVL kiểm kê kho
TK 338, 711
Trị giá NVL thừa khi kiểm
kê kho
1.2.3.2 Kế toán tổng hợp NVL trong doanh nghiệp theo phương pháp KKĐK
Phương pháp KKĐK là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra giá trị vật tư, hàng hóa đã xuất trong kỳ theo công thức:
Tri giá vật tư, Trị giá vật tư, Trị giá vật tư, Trị giá vật tư,hàng hóa = hàng hóa mua vào + hàng hóa tồn - hàng hóa tồn xuất kho trong kỳ đầu kỳ cuối kỳ
Phương pháp KKĐK thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có nhiều
Trang 15chủng loại vật tư, hàng hóa với quy cách mẫu mã khác nhau, giá trị thấp và được xuất thường xuyên Phương pháp này có ưu điểm là giảm nhẹ lượng công việc hạch toán, nhưng độ chính xác về vật tư, hàng hóa xuất dùng cho các mục đích khác nhauphụ thuộc vào chất lượng công tác quản lý tại kho, bến bãi…
Tài khoản kế toán sử dụng
* Tài khoản 611 “ Mua hàng ”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá thực tế của
NVL, hàng hóa mua vào, nhập kho hoặc đưa vào sử dụng trong kỳ
Kết cấu của tài khoản 611 như sau:
Bên nợ:
- Giá thực tế hàng hóa, NVL tồn kho đầu kỳ
- Giá thực tế hàng hóa, NVL mua vào trong kỳ, hàng hóa đã bán bị trả lại
Bên có:
- Giá thực tế hàng hóa, NVL tồn kho cuối kỳ
- Giá thực tế hàng hóa, NVL xuất sử dụng trong kỳ, hoặc trị giá hàng hóa đã gửi bán
- Giá thực tế vật tư, hàng hóa mua vào trả lại cho người bán hoặc được giảm giá, chiết khấu thương mại
TK 611 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành hai khoản cấp 2:
TK 6111 “ Mua nguyên liêu, vật liệu ”
TK 6112 “ Mua hàng hóa ”
* Tài khoản 152,151: Đây là tài khoản phản ánh hàng tồn kho, không dùng để theo
dõi tình hình nhập, xuất trong kỳ mà chỉ dùng ở đầu kỳ để kết chuyển số đầu kỳ, số cuối kỳ để phản ánh giá trị tồn kho thực tế cuối kỳ
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản như TK 111,112,331,133,…
Sơ đồ 1.5 : Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKĐK
TK 151,152 TK 611 TK 151,152 K/C NVL đi đường và K/C NVL đi đường và
tồn kho đầu kỳ tồn kho cuối kỳ
Trang 16TK 111,112,331,… TK 111,112,331 Giá trị NVL mua vào Trả NVL cho người
dụng trong kỳ
1.2.4 Các hình thức ghi sổ kế toán NVL trong doanh nghiệp.
Để tiến hành ghi chép sổ sách và xác định giá trị vật liêu nhập, xuất, tồn kho,
kế toán NVL có thể áp dụng một trong các hình thức ghi sổ kế toán sau:
1.2.4.1 Hình thức Nhật ký – Sổ cái.
Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái có đặc điểm chủ yếu là mọi nghiệp vụkinh tế phát sinh được ghi sổ theo thứ tự thời gian và theo nội dung kinh tế trêncùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là nhật ký – sổ cái Thích hợp với cácđơn vị hành chính sự nghiệp và các DN nhỏ, sử dụng ít tài khoản kế toán
Sơ đồ 1.6 : Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký – Sổ cái.
Trang 17Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối kỳ : Đối chiếu 1.2.4.2 Hình thức Nhật ký chứng từ.
Đây là hình thức kết hợp chặt chẽ giữa việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh theo trình tự thời gian với hệ thống hóa các nghiêp vụ theo nội dung kinhtế.Theo hình thức này các nghiệp vụ kế toán phát sinh đều được phân loại để ghivào nhật ký chứng từ, cuối tháng tổng hợp số liệu từ các sổ nhật ký chứng từ để vào
sổ cái tài khoản
Sơ đồ 1.7: Trình tự ghi sổ kế toán NVL theo hình thức kế toán Nhật ký chứng từ
Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đốichiếu
HĐGTGT, phiếu nhập, phiếuxuất,…
chứng từ cùng loại
Sổ(thẻ) kế toán chi tiết TK 152,…
Trang 181.2.4.3 Hình thức Chứng từ ghi sổ.
Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh ở các chứng
từ gốc đã được phân loại, tổng hợp lập chứng từ ghi sổ, sau đó sử dụng chứng từ ghi
sổ để ghi sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái các tài khoản
Hình thức này thích hợp với mọi loại hình đơn vị, thuận tiện cho việc áp dụngmáy tính Nhưng việc ghi chép bị trùng lặp nhiều nên việc lập báo cáo dễ bị chậmtrễ nhất là trong điều kiện thủ công
Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ kế toán NVL theo hình thức kế toán
Trang 191.2.4.4Hình thức Nhật ký chung
Đây là hình thức mà tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải được ghi vào sổnhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và theonội dung kinh tế của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi vào
sổ cái Hình thức này được sử dụng rộng rãi ở các DN, các đơn vị sự nghiệp có quy
mô lớn, đặc biệt là các DN sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán
Sơ đồ 1.9: Trình tự ghi sổ kế toán NVL theo hình thức kế toán Nhật ký
phát sinhBÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trang 201.2.4.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính.
Theo hình thức này, công việc của kế toán được thực hiện theo một chươngtrình phần mềm kế toán trên máy tính Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyêntắc của một trong bốn hình thức kế toán trên hoặc kết hợp các hình thức kế toántheo quy định Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán,nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và BCTC theo quy định
Sơ đồ 1.10: Trình tự ghi sổ kế toán NVL theo hình thức kế toán trên máy vi
tính.
Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
1.3 Cơ sở nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 1.3.1 Một số chỉ tiêu phân tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NVL trong sản xuất sản phẩm tại doanh nghiệp.
1.3.1.1Tình hình dự trữ nguyên vật liệu
Để đảm bảo hoạt động sản xuất được tiến hành thường xuyên, liên tục thì đòihỏi yếu tố đầu vào của sản xuất cũng phải luôn ở vị trí sẵn sàng Chính vì vậy đãnảy sinh ra nhu cầu dự trữ NVL Nguyên vật liệu dự trữ trong doanh nghiệp có thể
Trang 21Việc dự trữ NVL có thể cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau nhưng có thể tómtắt trong ba loại dự trữ sau:
- Dự trữ thường xuyên: dùng để đảm bảo vật tư cho sản xuất của doanh nghiệptiến hành được liên tục với điều kiện là lượng vật tư thực tế nhập vào và lượngvật tư thực tế xuất ra hàng ngày trùng với kế hoạch
- Dự trữ bảo hiểm: hình thức dự trữ này áp dụng chủ yếu cho trường hợp khi có
sự thay đổi kế hoạch sản xuất dẫn tới mức tiêu hao NVL tăng lên hoặc do lượngvật tư thực tế nhập giữa hai kỳ cung ứng nối tiếp nhau giảm so với kế hoạchtrong khi mức tiêu dùng và lượng vật tư cung ứng vẫn như cũ hay do chu kỳcung ứng vật từ giữa hai kỳ nối tiếp nhau dài hơn so với kế hoạch Trong thực
tế việc hình thành dự trữ bảo hiểm chủ yếu do nguyên nhân cung ứng vật tưkhông ổn định
- Dự trữ theo thời vụ: được sử dụng đối với những doanh nghiệp mà NVL dùngcho sản xuất mang tính chất thời vụ như doanh nghiệp sản xuất mía đường, chè,thuốc lá, cà phê,…Việc dự trữ này nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất củadoanh nghiệp được liên tục ngay cả khi “ giáp hạt ” Tuy nhiên những NVL nàyphải được sơ chế tốt trước khi đem vào bảo quản trong kho để đảm bảo chấtlượng vật tư khi đem ra sử dụng
Cho dù doanh nghiệp áp dụng phương thức dự trữ nào trong ba phương thức trên thìvẫn phải lưu ý một số điểm sau:
- Số lượng vật tư dự trữ trên quy mô sản xuất, mức độ chuyên môn hóa, mức độtiêu hao NVL trên một đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Trọng tải và các phương tiện vận chuyển
- Tính chất thời vụ sản xuất của doanh nghiệp
- Thuộc tính tự nhiên của các loại vật tư
1.3.1.2 Tình hình cung cấp nguyên vật liệu
Trang 22Việc cung ứng NVL phải được tổ chức một cách hợp lý, đảm bảo đủ số lượng, đồng bộ, đúng phẩm chất và đúng thời gian.
* Phân tích cung ứng NVL theo số lượng.
Tỉ lệ hoàn thành = Số lượng NVL thực tế nhập kho trong kỳ
kế hoạch cung ứng Số lượng NVL cần mua trong kỳ
Số lượng NVL cần = Định mức tiêu hao NVL * Số lượng sản phẩm sản xuất mua trong kỳ cho một sản phẩm (m) theo kế hoạch (Qkh)
* Phân tích cung ứng NVL theo chủng loại.
Một trong những nguyên tắc của việc phân tích tình hình cung ứng NVL là phảiphân tích theo từng loại NVL chủ yếu Khi phân tích cần phân biệt vật liệu có thểthay thế được và vật liệu không thể thay thế được
- Vật liệu có thể thay thế được: là loại vật liệu có giá trị sử dụng tương đương, khi
sử dụng không làm thay đổi lớn đến chất lượng sản phẩm
- Vật liệu không thể thay thế được: là loại vật liệu mà trong thực tế không có vậtliệu khác thay thế hoặc nếu thay thế sẽ làm thay đổi tính năng, tác dụng của sảnphẩm
* Phân tích cung ứng NVL về mặt đồng bộ.
Để sản xuất một loại sản phẩm, cần nhiều loại vật liệu khác nhau theo một tỉ lệnhất định Mặt khác, các vật liệu này không thể thay thế bằng các loại vật liệu khácđược Vì vậy, việc cung ứng vật tư phải đảm bảo tính chất đồng bộ mới tạo điềukiện cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được hoàn thành vượt mức chỉ tiêu
đã đặt ra
* Phân tích cung ứng NVL về chất lượng.
Trong quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, sử dụng NVL đảm bảo đầy đủ tiêuchuẩn về mặt chất lượng là một yêu cầu cần thiết Vì NVL tốt hay xấu sẽ ảnh hưởngtrực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến năng suất lao động và ảnh hưởng đến giáthành sản phẩm
* Phân tích tính chất kịp thời, tiến độ và nhịp điệu cung ứng NVL.
Việc cung cấp NVL cần phải kịp thời, đúng hẹn và đảm bảo cho quá trình sản xuất
Trang 23không bị gián đoạn vì thiếu NVL, ngược lại cũng không gây ứ đọng NVL làm lãngphí nguồn vốn của doanh nghiệp.
1.3.1.3 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu.
Sử dụng tiết kiệm NVL là một trong những mục tiêu cơ bản để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp Bởi vậy, việc phân tích tình hình sử dụng NVL vào sản xuất sản phẩm phải được tiến hành thường xuyên, định kỳ trên các mặt: khối lượng NVL, định mức tiêu hao NVL để sản xuất ra đơn vị sản phẩm
* Đối với phân tích tình hình sử dụng khối lượng NVL, cần xác định chỉ tiêu lượng
NVL dùng cho sản xuất sản phẩm
Lượng NVL dùng = Lượng NVL xuất cho _ Lượng NVL còn lại chưasản xuất sản phẩm sản xuất sản phẩm hoặc không dùng đến.Ngoài ra để biết được mức độ đảm bảo khối lượng NVL cho sản xuất, cần tính ra hệsố:
Hệ số đảm bảo NVL = Lượng NVL dự trữ đầu kỳ + Lượng NVL nhập trong kỳ cho sản xuất Lượng NVL cần dùng trong kỳ
Để biết được tình hình sử dụng NVL vào sản xuất sản phẩm là tăng hay giảm,tiết kiệm hay lãng phí, ta phải tính mức biến động tuyệt đối và mức biến động tươngđối của tình hình sử dụng NVL thực tế so với kế hoạch (để chính xác ta cần tính sốbiến động tương đối đã được điều chỉnh theo sản lượng sản xuất thực tế)
- Mức biến động tuyệt đối:
Số tương đối: M1 * 100% Trong đó: M1 là khối lượng NVL
Mk tiêu dùng thực tế
Số tuyệt đối: ∆M = M1 - Mk Mk là khối lượng NVL kỳ kế hoạch.
Kết quả tính toán cho thấy, khối lượng NVL tiêu dùng thực tế cho sản xuất sản phẩm thực tế so với kế hoạch tăng hay giảm Việc tổ chức cung cấp NVL tốt hay xấu
- Mức biến động tương đối:
Số tương đối: M1 * 100% Trong đó: Q1, Qk: khối lượng sản phẩm
Trang 24Mk * Q1 hoàn thành thực tế và kế hoạch
Qk Mk*Q1: khối lượng NVL kế hoạch
Số tuyệt đối: ∆M = M1 – Mk * Q1 Qk nhưng đã điều chỉnh theo tỷ lệ
Qk hoàn thành kế hoạch sản lượng sản phẩm. Kết quả tính toán phản ánh mức sử dụng NVL vào sản xuất sản phẩm đã tiết kiệm
hay lãng phí
* Phân tích mức tiêu dùng NVL cho sản xuất đơn vị sản phẩm: Khối lượng NVL
dùng vào sản xuất sản phẩm trong kỳ được chia thành ba bộ phận chủ yếu (m):
- Bộ phận cơ bản tiêu dùng để tạo thành thực thể hoặc trọng lượng tinh của sảnphẩm hoàn thành (k)
- Bộ phận tạo thành phế liệu, dư liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm (f)
- Bộ phận tạo thành sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất (h)
Do vậy khối lượng NVL dùng vào sản xuất sản phẩm được coi là có hiệu quả nhấtnếu nó nằm trong bộ phận thứ 2 và thứ 3 ở mức tối thiểu nhất
∆m chịu ảnh hưởng của k, f, h
- Gọi ∆C là biến động chi phí NVL cho một sản phẩm
Trang 25sử dụng NVL qua các công đoạn sản xuất bởi vì mỗi công đoạn có thể phải sử dụngtăng thêm hoặc làm hao hụt NVL do biến thành phế phẩm, phế liệu.
1.3.1.4 Mối liên hệ giữa tổ chức hạch toán nguyên vật liệu và việc nâng cao hiệu quả sử dụng NVL của doanh nghiệp.
* Tổ chức hạch toán quá trình cung cấp nguyên vật liệu ở doanh nghiệp.
Cung cấp là giai đoạn khởi đầu của quá trình sản xuất – kinh doanh nhằm tạo ra đầy
đủ các yếu tố đầu vào Nó quyết định đến gía cả chất lượng cũng như tính đồng bộ
và đầy đủ của NVL từ đó tác động tới chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, gíathành sản phẩm và lợi nhuận Tổ chức tốt quá trình thu mua và nhập kho NVL làmột yếu tố tác động rất lớn đến hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu Điều đó được thểhiện ở việc nó cung cấp thông tin cho nhà quản lý về các vấn đề:
- Việc cung cấp NVL có đảm bảo kế hoạch sản xuất hay không, NVL thiếu hụthay dư thừa
- Doanh nghiệp có lựa chọn được nhà cung cấp thường xuyên, gía cả có ổn định
và chất lượng có đảm bảo yêu cầu của sản xuất hay không
Căn cứ vào thông tin đó nhà quản lý có quyết định phù hợp, tìm nhà cung cấp ổnđịnh với giá cả hạ và chất lượng tốt Hơn nữa tổ chức tốt quá trình này sẽ góp phầnnâng cao tính chặt chẽ trong quản lý NVL, tránh mất mát, lãng phí nhờ việc thiếtlập hệ thống chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ
* Tổ chức quá trình hạch toán dự trữ, bảo quản.
Tổ chức tốt công tác hạch toán NVL tại kho sẽ góp phần giảm hao hụt, mất mátNVL, đảm bảo chất lượng NVL cho sản xuất Nếu dự trữ quá nhiều sẽ gây ứ đọng,lãng phí vốn Ngược lại, dự trữ không đủ sẽ dẫn đến tình trạng gián đoạn trong sảnxuất Để giải quyết mâu thuẫn này, doanh nghiệp cần xác định lượng dự trữ tốithiểu, tối đa và theo dõi thường xuyên việc thực hiện các định mức đó
Việc kiểm kê kho được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ sẽ tăng cường hiệu quảquản lý, tránh mất mát, hao hụt NVL và giảm thiểu những lãng phí trong khâu dựtrữ
Trang 26Sự phối hợp chặt chẽ giữa thủ kho và phòng kế toán có tác dụng kịp thời pháthiện tình trạng thiếu hụt hay dư thừa NVL, hạn chế sự biến chất của NVL.
* Tổ chức hạch toán xuất dùng NVL.
Tổ chức tốt quá trình này sẽ đảm bảo NVL được xuất đúng mục đích, khốilượng xuất kho đầy đủ và đồng bộ, hạn chế những lãng phí góp phần làm giảm chiphí và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
1.3.2.1 Nhân tố ảnh hưởng tới cung ứng NVL.
- Doanh nghiệp giảm hợp đồng sản xuất loại sản phẩm hay chi tiết nào đó Bởi vậy, giảm số lượng NVL cần cung ứng
- Doanh nghiệp giảm hợp đồng thu mua, trên cơ sở tiết kiệm được hao phí NVL đã đạt được
- Không thực hiện được kế hoạch thu mua, có thể DN gặp khó khăn về tình hình tài chính, khó khăn về phương tiện vận tải hoặc doanh nghiệp dùng NVL thay thế
1.3.2.2 Nhân tố ảnh hưởng tới dự trữ NVL.
- Lượng vật tư tiêu dùng bình quân trong một ngày đêm
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp, nghĩa là doanh nghiệp có bán và thu được tiền bán hàng hay không?
- Trọng tải và tốc độ của các phương tiện vận chuyển
- Tính chất thời vụ sản xuất của doanh nghiệp
- Thuộc tính tự nhiên của các loại vật tư
- Giá cả của các loại NVL cần dự trữ tại các thời điểm
1.3.2.3 Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng NVL của doanh nghiệp.
a, Nhân tố chủ quan.
- Bộ máy quản trị
- Loại hình sản xuất kinh doanh
- Trình độ tiên tiến của máy móc thiết bị
- Địa bàn hoạt động của công ty
Trang 27- Nguồn vốn kinh doanh hay khả năng tài chính.
CỔ PHẦN HÓA CHẤT – VẬT LIỆU ĐIỆN HẢI PHÒNG.
2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần hóa chất – vật liệu điện Hải Phòng.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần hóa chất – vật liệu điện Hải Phòng.
2.1.1.1 Giới thiệu về công ty Cổ phần hóa chất – vật liệu điện Hải Phòng.
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT VẬT LIỆU ĐIỆN HẢI PHÒNG Tên giao dịch: Haiphong chemical and electrical join stock company.
Tên viết tắt: Cemaco Haiphong.
Số đăng ký kinh doanh: 0102007232.
Mã số thuế: 0200580936.
Đăng ký tài khoản giao dịch tại: Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương chi
Trang 28nhánh Hải phòng.
Số tài khoản: 16031485102630.
Trụ sở chính: Số 20 Lê Quýnh – Điện Biên Phủ - Ngô Quyền - Hải Phòng.
Điện thoại: 0313751261.
Chi nhánh của công ty: Đặt tại Hà Nội.
Công ty Cổ phần hóa chất vật liệu điện Hải Phòng được cổ phần từ công tyHóa chất, vật liệu điện Hải Phòng theo quyết định số 1803/2003/QĐ – BTM ngày
24 tháng 12 năm 2003 của Bộ thương mại Công ty được cấp giấy phép kinh doanh
số QĐ 2300765 ngày 22/3/2004 và giấy phép thay đổi lần thứ nhất đến lần thứ 7ngày 13/7/2007 Công ty là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân,hoạt động kinh doanh theo Luật doanh nghiệp và các quy định hiện hành của Nhànước có liên quan
Vốn điều lệ theo giấy đăng ký kinh doanh thay đổi là: 17.000.000.000 VNĐ.
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần hóa chất – vật liệu điện Hải Phòng
Tiền thân của công ty Cemaco Haiphong là công ty Hóa chất vật liệu điện HảiPhòng được thành lập từ những năm 70 của thế kỷ 20, tồn tại đến năm 1979 thì chiatách và sáp nhập với Công ty tiếp nhận vật tư Hải Phòng, Liên hiệp cung ứng vật tưkhu vực 3 thuộc Bộ vật tư Đến tháng 9/1985 Công ty Hóa chất vật liệu điện HảiPhòng chính thức được thành lập lại từ các bộ phận tách ra và trực thuộc Tổng công
ty Hóa chất vật liệu điện thuộc Bộ vật tư
Từ năm 1986, Nhà nước bắt đầu từng bước xóa bỏ chế độ quản lý bao cấp,Công ty lúc này ngoài nhiệm vụ tiếp nhận điều chuyển vật tư theo kế hoạch củaTổng công ty làm nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh với các đơn vị kinh doanh, sảnxuất khác và chuyển đến tận tay người tiêu dùng Được Bộ vật tư cấp giấy phépkinh doanh sản xuất trực tiếp, các xí nghiệp thành viên được ra đời theo Nghị định
388 của Chính phủ
Năm 1992, sau khi Tổng công ty Hóa chất vật liệu điện giải thể, Công ty hóachất vật liệu điện Hải Phòng do Bộ thương mại quản lý trực tiếp được thành lập và
Trang 29tồn tại cho đến khi cổ phần hóa vào tháng 3/2004 Đây là thời gian công ty hoạtđộng theo cơ chế thị trường, cọ sát với sự phát triển của các DN trong toàn quốctừng bước trưởng thành và đứng vững trên thương trường Hoạt động của công ty
đã mở rộng trong toàn quốc với giấy phép được Bộ thương mại cấp là hoạt độngXuất – Nhập khẩu, kinh doanh vật tư theo danh mục mà nhà nước cho phép Môhình hoạt động trong thời gian đổi mới: Giải tán các xí nghiệp thành phần, thành lậpcác cửa hàng, các chi nhánh hoạt động theo cơ chế do công ty ban hành Ban giámđốc trực tiếp chỉ đạo nhằm thâm nhập sâu vào thị trường trong và ngoài nước
Ngày 22/3/2004 Cemaco Haiphong chính thức đi vào hoạt động theo Luậtdoanh nghiệp, theo giấy đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư thành phốHải Phòng cấp và điều lệ hoạt động của công ty Đây là bước ngoặt quan trọngtrong quá trình hoạt động của công ty, từ DN nhà nước hoạt động theo cơ chế baocấp chuyển sang DN cổ phần với chủ sở hữu vốn là tư nhân( Vốn điều lệ do cổđông đóng góp) hoạt động theo Luật doanh nghiệp tự thân vận đông, từng bướccông nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng Xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhànước Việt Nam
2.1.2 Các ngành nghề kinh doanh.
2.1.2.1 Các ngành nghề kinh doanh.
- Kinh doanh hóa chất vật liệu điện
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, hàng công nghệ tiêu dùng
- Kinh doanh bất động sản
- Kinh doanh mua bán máy móc, thiết bị điện lạnh
- Kinh doanh giao nhận, vận chuyển hàng hóa trong nước và xuất – nhập khẩu
- Kinh doanh dịch vụ kho bãi, dịch vụ du lịch lữ hành
- Sản xuất – gia công giấy xuất khẩu
2.1.2.2Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2011-2012-2013.
Trang 30Chênh lệch+/ - %
2011 2012 2011 2012
2012 2013 2012 20131
70,78970,91,981,485
87,5876,13069,873
75,97472,4642,2391,90425
82,55770,87664,499
70,87679,0090,4180,3135
10,35 (5,023) 13,4 (5,735)6,684 (5,254) 9,873 (6,901)9,203 (5,374) 15,689 (7,691)
5,185 (5,098) 7,324 ( 6,71)1,564 6,545 2,205 9,0320,259 (1,825) 13,8 (81,331)0,4192 (1,5907) 28,232 (83,536)
Từ bảng khái quát tình hình SXKD của đơn vị trong 3 năm 2011- 2012- 2013,
có thể thấy DN đang là ăn đi xuống Năm 2012 so với 2011 tất cả các chỉ tiêu đềutăng, trong đó tổng tài sản, tổng nợ tăng được đánh giá là không tốt, doanh thu tăng(1,564 tỷ đồng) nhưng mức tăng tổng nợ (6,684 tỷ đồng) cao hơn mức tăng doanhthu là 4,12 tỷ đồng tương ứng với 7,578% Lợi nhuận sau thuế năm 2012 tăng28,232% tương ứng với mức tăng 0,41925 tỷ đồng.Năm 2013 so với năm 2012doanh thu tăng 9,032% tương ứng với mức tăng 6,545 tỷ đồng ,tổng tài sảngiảm(5,023 tỷ đồng) ,tổng nợ giảm(5,254 tỷ đồng) được đánh giá tốt vì DN đã trảđược một phần nợ Song lợi nhuận sau thuế giảm mạnh điều này thể hiện DN làm
ăn kém hơn so với năm 2012
2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất tại công ty Cổ phần hóa chất – vật liệu điện Hải Phòng.
2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh.
Chức năng, nhiệm vụ của công ty là hoạt động xuất – nhập khẩu, kinh doanh tất
cả các vật tư, hàng hóa theo danh mục nhà nước cho phép, xây dựng, kinh doanh
Trang 31nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu, dịch vụ giao nhận xuất, nhập khẩu và kho ngoạiquan Cụ thể như sau:
*Hoạt động kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh của công ty phần lớn là nhập khẩu các hóa chất cơbản, chất nguyên sinh các loại để bán cho các đơn vị có nhu cầu trên thị trườngtrong nước Bên cạnh đó các đơn vị kinh doanh khai thác nguồn hàng nội địa để đadạng hóa mặt hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận Các nhà cung cấp chủ yếu từ thị trường Thái Lan, Hàn Quốc…Hóa chất cơbản là hóa chất dùng trong công nghệ hóa dẻo, chủ yếu là: dầu DOP, hạt nhựanguyên sinh( PP, PE, PVC) Thông thường hàng năm công ty nhập khẩu hàng hóađạt kim ngạch khoảng từ 4 -> 6 triệu USD
* Hoạt động sản xuất.
Nhiều năm nay công ty sản xuất hàng vàng mã xuất khẩu sang Đài Loan vớisản lượng bình quân hàng năm khoảng 6.000 tấn sản phẩm, đạt kim ngạch xuấtkhẩu từ 3 -> 3,5 triệu USD
Hoạt động sản xuất không chỉ giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm laođộng ở các địa phương mà còn đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể hỗ trợ cho nguồnvốn nhập khẩu
* Hoạt động dịch vụ: Với lợi thế có cảng Hải Phòng tại địa bàn công ty và cơ sở
vật chất kỹ thuật tương đối lớn nên hoạt động dich vụ tập trung vào vận tải, giaonhận hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu, kho ngoại quan và cho thuê kho bãi Đây làhoạt động đem lại nguồn lợi nhuận tương đối ổn định hỗ trợ cho
hoạt động SXKD mà không cần đến nguồn vốn lưu động lớn
* Hoạt động xuất – nhập khẩu của công ty trong 3 năm qua đạt kim ngạch là
44.521 USD trong đó: kim ngạch xuất khẩu là 18.577 USD và nhập khẩu là 25.944USD
Công tác nhập khẩu đảm bảo hàng hóa được đáp ứng cho hoạt động SXKD nộiđịa Công tác xuất khẩu của công ty chủ yếu tập trung vào giấy vàng mã và cao su
tự nhiên
Trang 32Thực tế 3 năm qua, hoạt động SXKD đã đem lại nguồn ngoại tệ lớn đáp ứng đến71% giá trị nhập khẩu, giúp cho hoạt động tài chính khi vay ngoại tệ tại ngân hàngvới lãi suất và tỉ giá cao, giảm được áp lực nhất là khi khan hiếm USD để nhập khẩuhàng hóa.
2.1.3.2Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty.
Quá trình sản xuất, gia công giấy xuất khẩu phải trải qua nhiều giai đoạn khácnhau, công nhân làm việc tiếp xúc trực tiếp với NVL và máy móc thiết bị Với độingũ công nhân viên có trình độ tay nghề cao cộng với trang bị thiết bị hiện đại, công
ty đạt chỉ tiêu chất lượng, số lượng cao và có nhiều uy tín trên thị trường
Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ gia công xuất khẩu.
mẫu
LoanNhập kho
Trang 33Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
* Đại hội đồng cổ đông: Mọi hoạt động của công ty đều tuân thủ theo điều luật, lệ
đã được đại hội đồng cổ đông thành lập, thông qua và bổ sung hàng năm theo tìnhhình thực tế Kế hoạch SXKD hàng năm do Ban giám đốc công ty xây dựng và chỉđược thực hiện khi Đại hội đồng cổ đông thường niên biểu quyết thông qua với chỉtiêu cơ bản như: doanh số lợi nhuận trước thuế, cổ tức, tổng quỹ tiền lương
* Ban giám đốc, các phòng ban và các đơn vị trực thuộc Công ty hoạt động theo
quy chế cụ thể đã được Ban giám đốc thông qua và ban hành, là người thay mặt các
cổ đông điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp
* Khối kinh doanh, sản xuất và dịch vụ: các đơn vị trực tiếp kinh doanh, sản xuất
và dịch vụ được chỉ đạo trực tiếp từ Ban giám đốc cùng với sự tư vấn, kiểm tragiám sát của các phòng nghiệp vụ trên Công ty.Các đơn vị này có mối quan hệngang bằng nhau, độc lập trong từng công việc nhưng cũng hỗ trợ nhau về thông
Hội đồng quản trị
Hệ thống
cửa hàng
Các phòng kinh doanh
Tổng giám đốc
Ban kiểm soátĐại hội đồng cổ đông
Phòng tài chính
kế toán
Xí nghiệp dịch vụ
Chi nhánh ở Hà Nội
Phòng đầu tư
và xây dựng
Cửa hàng
114 Lạch
Tray
Cửa hàng hóa chất 2
Phòng kinh doanh 1
Phòng kinh doanh 2
Trang 34tin, thị trường, giá cả hàng hóa vật tư, trao đổi mua bán hàng hóa với nhau trênnguyên tắc cùng có lợi.
* Phòng Kinh doanh,các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trên nguyên tắc
“lời ăn, lỗ chịu” Hàng năm các đơn vị được công ty giao kế hoạch về doanh số, lợinhuận.Trong hoạt động tự do, các khoản chi phí để thực hiện nghĩa vụ được giao,đơn vị nào thua lỗ phải chịu trách nhiệm vật chất tới cùng, phải bồi hoàn vốn lại cho
cổ đông.Công ty có trách nhiệm đáp ứng đủ vốn và kịp thời vốn khi các đơn vị cónhu cầu
- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng mua bán với
khách hàng và nhà cung cấp nước ngoài.Trên cơ sở đó làm thủ tục giao nhận hàng, công tác pháp chế và tiếp thị
- Phòng sản xuất thực hiện kế hoạch sản xuất theo đúng tiến độ, tính giá thành sản
phẩm
- Khối các cửa hàng cung cấp các hàng hóa đến tay người tiêu dùng.
- Xí nghiệp dịch vụ phụ trách mảng dịch vụ của công ty.
- Chi nhánh Hà Nội tiến hành kinh doanh độc lập và chịu trách nhiệm trước Ban
giám đốc về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
- Ban quản lí dự án: quản lí các dự án trung và dài hạn, báo cáo cho Ban giám đốc
về tình hình nguồn đầu tư của các dự án để có các chính sách vay bổ sung vốn cho phù hợp với tình hình thực tế
* Khối văn phòng:
- Phòng hành chính tổng hợp phụ trách về công tác văn thư, mua sắm văn phòng,
thiết bị hành chính, tiếp khách…Theo dõi công tác thi đua khen
thưởng, công tác đối ngoại, theo dõi làm phiếu BHYT cho cán bộ công nhân viên
- Phòng tài chính kế toán phụ trách công tác tài chính, giám sát chế độ hạch toán
thu chi, thực hiện công tác báo cáo tài chính Theo dõi tình hình sử dụng vốn, tàichính, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, tổ chức công tác kiểm tra kế toántại các xí nghiệp
Trang 35- Phòng đầu tư xây dựng cơ bản phụ trách công tác xây dựng kế hoạch tổng hợp,
tổng hợp phân tích đánh giá tình hình hoạt động SXKD định kỳ
2.2 Khái quát tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần hóa chất – vật liệu điện Hải Phòng.
2.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung
Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng:
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán
- Kế toán trưởng: là người chỉ đạo trực tiếp về công tác kế toán đối với bộ phận kế
toán công ty,có trách nhiệm phân công, giao nhiệm vụ và kiểm tra chất lượng hoànthành
- Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: Tập hợp các số liệu từ các phần hành kế
toán khác để vào sổ cái, lên biểu mẫu báo cáo quyết toán và xác định kết quả tàichính
- Kế toán tiền gửi ngân hàng: Theo dõi việc thu, chi TGNH tại công ty, theo
dõi tình hình vay nợ Ngân hàng
- Kế toán tiền mặt, giá thành và TSCĐ:
Phó phòng kế toán kiêm
kế toán tổng hợp
Kế toán
TM, giá thành và TSCĐ
Thủ quỹ
Kế toán
TGNH
Kế toán tiền lương
Kế toán tiêu thụ
Đơn vị kế toán trựcthuộc
Kế toán trưởng
Trang 36+ Về tiền mặt:Theo dõi thu, chi tiền mặt tại công ty.
+ Về giá thành: Kế toán sẽ tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trên bảng kê số
4:Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, BHXH, khấu hao,các chi phí khác có liên quan ( chi phí sửa chữa máy móc thiết bị, chi phí quản lícác ca sản xuất, chi phí thiệt hại trong sản xuất…) giá thành trong giai đoạn trướcchuyển hết tuần tự từng khoản mục sang giai đoạn sau Kế toán còn có nhiệm vụtham gia đề xuất các phương án về giá thành, các biện pháp hạ giá thành.Cuối mỗitháng phải tổ chức kiểm kê sản phẩm dở dang trên dây truyền
+ Về TSCĐ: Kế toán có nhiệm vụ theo dõi sự biến động tăng, giảm TSCĐ về
mặt lượng, giá trị Hàng tháng trích khấu hao vào giá thành, lũy kế khấu hao hàngtháng, quý, năm Mỗi một năm tiến hành kiểm kê 2 lần để xác định thừa - thiếutrong khi kiểm kê
- Kế toán tiêu thụ : Chịu trách nhiệm tính toán xác định kết quả SXKD chính
xác.Theo dõi chặt chẽ tình hình nợ phải thu khách hàng để kịp thời đôn đốc thu hồinợ
- Kế toán tiền lương: Tính lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công
nhân viên, thanh toán lương cho các đối tượng có liên quan khác
- Thủ quỹ: Theo dõi và đảm bảo tiền mặt ở công ty, phụ trách các khoản thu, chi
tiền mặt theo các chứng từ hợp lệ.Theo dõi và phản ánh việc cấp phát,nhận tiền vào
sổ quỹ Thủ quỹ phải thường xuyên so sánh, đối chiếu tình hình tồn quỹ tiền mặt ởcông ty với sổ sách có liên quan để kịp thời phát hiện những sai lệch
- Đơn vị kế toán trực thuộc : Có bộ máy kế toán riêng, hạch toán độc lập, cuối kỳ
gửi báo cáo về phòng kế toán công ty để lập báo cáo chung cho toàn công ty
2.2.2 Chính sách và phương pháp kế toán tại công ty.
- Chế độ kế toán : Áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính
- Niên độ kế toán: 01/01/N - 31/12/N.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam Đồng (Đối với đồng ngoại tệ được quy đổi sang
Việt Nam đồng theo tỷ giá thực tế do Ngân hàng công bố tại thời điểm phát sinh
Trang 37nghiệp vụ có liên quan đến đồng ngoại tệ đó).
- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá vật tư
theo phương pháp bình quân kỳ dự trữ, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
- Hệ thống báo cáo tài chính của công ty gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh báo cáo tài chính
- Hình thức kế toán áp dụng là: Công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.
Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.
Ghi chú: : Ghi hàng ngày, : Ghi cuối kỳ, : Đối chiếu.
2.3 Thực trạng công tác kế toán tại công ty Cổ Phần hóa chất – vật liệu điện Hải Phòng.
2.3.1 Đặc điểm, phân loại, đánh giá nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần hóa chất – vật liệu điện Hải Phòng.
2.3.1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu.
Sản phẩm chính của công ty là giấy vàng mã xuất khẩu sang thị trường ĐàiLoan Do đó NVL sử dụng để sản xuất sản phẩm là: giấy đế cuộn, giấy tập, giấy đỏ,
Trang 38dây đai, thiếc lá mác, bột vàng sắt,…Cũng như các DN sản xuất khác, NVL củacông ty đều mang đặc điểm chung, vừa là một trong những yếu tố cơ bản của quátrình sản xuất, vừa là cơ sở để cấu thành nên thực thể của sản phẩm NVL chỉ thamgia vào một chu kỳ sản xuất sản phẩm và bị tiêu hao toàn bộ, không giữ đượcnguyên hình thái ban đầu, giá trị của NVL được chuyển dịch hết vào giá trị của sảnphẩm.
2.3.1.2 Phân loại nguyên vật liệu.
Để có thể quản lý chặt chẽ từng loại NVL và tổ chức công tác kế toán, công tytiến hành phân loại NVL theo vai trò và tác dụng của chúng như sau:
+ Nguyên, vật liệu chính: giấy đế cuộn vàng, giấy đế cuộn trắng, giấy tập.
+ Nguyên vật liệu phụ: túi nilon, bột đỏ sen, dây đai, phẩm đen, thiếc lá mác, giấy
đỏ, giấy xi măng,…
+ Nhiên liệu: dầu điezen, dầu nhờn, mỡ,…
+ Phế liệu thu hồi: giấy lề.
+ Phụ tùng thay thế: ốc, dây curoa, vòng bi,….dùng để thay thế các phương tiện
máy móc thiết bị cho các loại xe, loại máy dùng cho sản xuất
2.3.1.3 Đánh giá nguyên vật liệu.
Tính giá NVL là công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán NVL Hiệnnay, công ty hạch toán NVL theo phương pháp KKTX, tính thuế GTGT theophương pháp khấu trừ, NVL được tính theo nguyên tắc giá gốc
a, Nguyên vật liệu nhập kho.
Do đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty nên nguồn NVL sản xuất chủ yếu
là NVL mua ngoài Kế toán xác định giá nhập NVL như sau:
Gía thực Gía trên Các khoản thuế Chi phí Các khoảnđược
tê nhập = hóa đơn + không được + thu mua - giảm trừ
kho hoàn lại ( nếu có)
b, Nguyên vật liệu xuất kho.
Tại công ty Cổ phần hóa chất vật liệu điện Hải Phòng NVL xuất kho được tính theo phương pháp đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ:
Trang 39Giá thực tế của = Giá đơn vị bình * Số lượng từng loại
NVL xuất kho quân của NVL NVL xuất kho
Trong đó:
Đơn giá bình Giá trị thực tế NVL tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ
quân cả kỳ =
dự trữ Số lượng thực tế NVL tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ
2.3.2 Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty.
2.3.2.1 Thủ tục nhập kho NVL.
* Mua hàng:
- Căn cứ vào kế hoạch SXKD và thực tế sử dụng, các bộ phận và phân xưởng sẽ lậpđược nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ và vật tư phụ tùng cho năm kế hoạch baogồm: số lượng và yêu cầu về chất lượng, mã, ký hiệu, thời hạn cần có, hãng sảnxuất, thời gian và phương pháp đánh giá chất lượng, số lượng NVL
- Phòng kinh doanh lập kế hoạch mua hàng năm trình giám đốc duyệt Căn cứ vàonhu cầu sử dụng, dữ liệu mua, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, các báo cáo tồn kho vàđánh giá chất lượng của nơi sử dụng, diễn biến của thị trường cung cấp giá cả
- Căn cứ vào kế hoạch mua hàng năm và nhu cầu thực tế, phòng kỹ thuật vật tư lập
kế hoạch mua theo quý, tháng trình giám đốc duyệt trước 7 ngày và thực hiện muahàng trước 2 ngày của tháng, quý kế hoạch
* Nhập kho, bảo quản và đánh giá chất lượng.
- Đánh giá chất lượng: vật liệu về đến xí nghiệp, trước khi nhập kho sẽ được nhân
viên phòng KCS kiểm tra chất lượng về quy cách, phẩm chất Nếu đủ quy cách,chất lượng, chủng loại thì người kiểm tra phải ký tên đóng dấu KCS sau đó mới tiếnhành nhập kho
- Nhập kho NVL.
Trang 40+ Thủ kho: Căn cứ vào hóa đơn GTGT, kết quả kiểm định hoặc kiểm nghiệm tiến
hành nhập kho hàng hóa phù hợp với yêu cầu của hợp đồng, đơn hàng hoặc kết luậntrong các biên bản nghiệm thu của xưởng sản xuất, cập nhập vào thẻ kho
+ Nhân viên kế toán vật tư: Căn cứ vào bộ chứng từ trên viết phiếu nhập và nhập
vào báo cáo chi tiết nhập - xuất - tồn NVL
- Quản lý chặt chẽ NVL nhập kho là vấn đề quan trọng giúp công ty đảm bảo được
tình hình cung ứng NVL, đánh giá được chi phí đầu vào Do đó các chứng từ phảiđược lưu giữ đầy đủ theo quy định hiện hành.Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT,Phiếu nhập kho
Phiếu nhập kho được lập khi có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan Phiếu nhậpkho được lập thành 3 liên:
- Liên 1: Kế toán sử dụng để vào sổ
- Liên 2: Giao cho người giao hàng
- Liên 3: Giao cho thủ kho để vào thẻ kho
2.3.2.2 Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu.
NVL của công ty được dùng chủ yếu cho sản xuất, ngoài ra khi có nhu cầu có thểxuất bán hoặc xuất khác Từ các phiếu xuất kho, thủ kho vào Thẻ kho để theo dõi về
mặt số lượng của NVL xuất kho Mỗi Thẻ kho được mở cho từng NVL Kế toán
kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của phiếu xuất kho sau đó tính gía thực tế của NVLxuất kho để điền vào phiếu
Phiếu xuất kho được lập khi có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan Phiếu xuấtkho được lập thành 3 liên:
- Liên 1: Kế toán sử dụng để vào sổ
- Liên 2: Giao cho người nhận hàng
- Liên 3: Giao cho thủ kho để vào thẻ kho
2.3.2.3 Trình tự kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty.
Kế toán NVL là công việc kết hợp chặt chẽ giữa việc hạch toán nghiệp vụ của thủkho và việc ghi chép kế toán tại phòng kế toán trong việc quản lý vật tư ,thủ kho cótrách nhiệm quản lý về mặt số lượng còn kế toán kiểm soát cả mặt số lượng và giá