1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ôn thi môn lịch sử nhà nước pháp luật có đáp án

107 609 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Câu 1: Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật, ý nghĩa, yêu cầu, phong cách nghiên cứu, học tập LSNNPL Trả lời: • - Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật: Đối tượng: Khoa học lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới là một nghành khoa học nghiên cứu về quá trình phát sinh, phát triển và thay thế các kiểu hình thức nhà nước và pháp luật trong tưng thời kỳ, diễn ra tại các khu vực điển hình trên thế giới với đối tượng nghiên cứu riêng, lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới trở thành một nghành khoa học - độc lập và phân biệt với các khoa học pháp lý khác, và với các khoa học lịch sử khác Phạm vi: Lịch sử nhà nước và pháp luật gồm có lịch sử nhà nước và pháp luật Việt nam và lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới Hai nghành khoa học này cùng nghiên cứu về lịch sử nhà nước và pháp luật nhưng cũng khác nhau về không gian và phạm vi nghiên cứu Khác với lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới nghiên cứu những nét chung nhất về lịch sử hình thành, tồn tại, phát triển của nhà nước và pháp luật ở những khu vực lớn, điển hình trên thế giới Khoa học lịch sử nói chung và khoa học lịch sử nhà nước và pháp luật nói riêng được gọi là khoa học có tính chất quan định luận ( chỉ nghiên cứu về quá khứ), vì theo nghĩa rộng nhất lịch sử là tất cả - những gì đã diễn ra Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp luận: phương pháp luận của bất kỳ khoa học nào cũng là lập trường xuất phát điểm để tiếp cận vấn đề cần nghiên cứu Phương pháp luận của khoa học lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử + Phương pháp nghiên cứu cụ thể: là tất cả những thủ pháp kỹ thuật, cách thức để nhận thức về đối tượng nghiên cứu Để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu, cần phải sử dụng tất cả các thủ pháp kỹ thuật một cách hiệu quả Có nhiều phương pháp nghiên cứu như: phân tích – tổng hợp, thống kê, phương pháp hệ thống – cấu trúc, phương pháp so sánh lịch sử, phương pháp phỏng đoán khoa học + Phương pháp học tập, nghiên cứu tư liệu hiệu quả: muốn học tốt môn học này, trước tiên bạn cần tập cách “giới hạn vấn đề” Học lịch sử hoàn toàn không phải là một sự khổ sai về trí nhớ Trước các vấn đề phức tạp, trước một lượng kiến thức lớn, bạn phải biết cách đơn giản hóa chúng Trong số rất nhiều nội dung khác nhau của môn học, muốn nắm được những ý quan trọng, bạn cần có chiến lược “ít mà nhiều” Bạn hãy làm theo cách lắng nghe và cố gắng rút ra những vấn đề có tính bản chất nhất, hãy vạch ra khoảng 5 đến 7 gạch đầu dòng, nhưng đó phải là những ý chính của bài giảng, bài đọc Khi bạn đọc, hãy đọc vừa đủ, để dành thời gian “nghĩ”, “hiểu” và “cảm” được sự thú vị của vấn đề Quan trọng nhất khi đọc tài liệu là bạn phải biết cách tóm lược những ý chính từ những vấn đề mình đọc được, từ đó phát triển vấn đề • ý nghĩa, yêu cầu, phong cách nghiên cứu, học tập LSNNPL: - Ý nghĩa: ở phương Tây, không ai được coi là một nhà luật học thực thụ, nếu người đó không có những hiểu biết tốt về lịch sử pháp luật, tức là hiểu được “tầng sâu” nguồn cội hình thành và phát triển của pháp luật đối với mỗi sinh viên luật học, môn học lịch sử nhà nước và pháp luật nói chung và lịch sử nhà nước và pháp luật nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Tầm quan trọng của môn học xuất phát từ chính đòi hỏi khách quan về mục đích, nội dung, phương pháp tiếp cận và giá trị mà nó đem lại cho một sinh viên luật học Ý nghĩa của môn học Cơ sở phương pháp luận cho các khoa học pháp lý chuyên nghành Cung cấp hệ thống tri thức lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới Nghiên cứu các môn học chuyên nghành dễ dàng hơn - Phương pháp tư duy lịch sử cụ thể Nhận thức được di tồn của lịch sử Rút ra quy luật, những bài học kinh nghiệm Yêu cầu: hiểu được nội dung của môn học được chia thành 4 phần chính: nhà nước và pháp luật thời cổ đại; nhà nước và pháp luật thời trung đại; nhà nước và pháp luật thời cận đại; nhà nước và pháp luật thời hiện đại giữa các nội dung này không phải là sự ngắt quãng hay biệt lập giữa các thời kỳ mà là một sự phát triển liên tục, có sự kế thừa hiểu được những di tồn của lịch sử chính là thấy được những thành tựu và hạn chế của lịch sử nhà nước và pháp luật ở từng khu vực điển hình trên thế giới qua từng thời kỳ lịch sử, để từ đó có hiểu biết toàn diện về các vấn đề lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới; nhận thức được quy luật vận động, phát triển của vấn đề nhà nước và pháp luật thế giới - Phong cách nghiên cứu, học tập: Học luật rất cần có một tư duy phê phán Phê phán có cơ sở, có căn cứ không có gì là xấu, ngược lại chính phê phán, phản biện thậm chí phản biện chính mình, mới là động lực để hiểu vấn đề và là cách để khoa học phát triển Học luật, bạn sẽ thấy muôn vàn những vấn đề phát sinh từ cuộc sống có những nhận được đúng Có những nhận xét không đúng hoàn toàn và có những ý kiến hoàn toàn sai lạc Bạn hãy tập cách phát hiện vấn đề, tập tranh luận, tập phê phán và trình bày theo cách hiểu của mình Câu 2: Cơ sở kinh tế xã hội của sự ra đời tồn tại của sự phát triển của các nhà nước phương đông cổ đại ( Ai cập, lưỡng hà, Ấn độ, Trung Quốc) Trả lời: Đặc điểm của Nhà nước phương đông cổ đại ra đời đều đều mang tính liên kết mạnh, tính đại diện cao và tính giai cấp yếu Liên kết mạnh để giải quyết nhu cầu trị thủy chống lũ lụt Nhà nước ban đầu thể hiện với tư cách cơ quan công quyền, đại diện cho cộng đồng Tính giai cấp yếu vì chế độ tư hữu về ruộng đất ở phương đông lúc đầu gần như không có, sở hữu vẫn là sở hữu chung về ruộng đất 1 Nhà nước Ai cập: 1.1 Sự ra đời của Nhà nước: Nhà nước ai cập ra đời vào cuối thiên niên kỷ thứ 4 trước công nguyên và trở thành trung tâm văn minh sớm nhất của thế giới cổ đại Lịch sử cổ đại được phân ra thành Cổ, trung, Tân Vương quốc với 30 vương triều kéo dài từ thứ kỷ thứ 4 trước công nguyên nguyên đến năm 331 trước công nguyên 1.2 Cơ cấu xã hội: phân hóa thành các giai tầng khác nhau: Giai cấp chủ nô; giai cấp nô lệ; nông dân công xã 1.3 Sự hình thành và phát triển của Nhà nước: Nhà nước ban đầu ra đời là các nôm ( tập hợp nhiều công xã nông thôn) sau nhiều nôm hợp thành hai vương quốc là Thương Ai cập và Hạ Ai cập Đến đầu thiên niên kỷ thứ 3 TCN thì hình thành nhà nước Ai cập cổ đại Nhà nước chiếm hữu nô lệ Ai cập cổ đại là nhà nước chiếm hữu nô lệ không điển hình vì lực lượng chủ yếu và đông đảo trong xã hội không phải không phải là nô lệ mà là nông dân công xã 1.4 Tổ chức bộ máy nhà nước: Ngay từ khi thành lập Nhà nước Ai cập đã là chính thể quân chủ chuyên chế đứng đầu là vua người có nhiều tài sản nhất và quyền lực nhất và được thần thánh hóa Vua có quyền bổ nhiệm , bãi nhiệm, trừng phạt và quyết định mọi vấn đề quan trọng của đất nước; là chủ sở hữu ruộng đất tối caov à là người có quyền xét xử tối cao Dưới vua có các quý tộc thị tộc và tăng lữ thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà vua Nhà nước Ai cập cổ đại chia đất nước ra là nhiều vùng gọi là nôm, các vùng được tự trị kiểu như các tiểu đô thị Trong mỗi vùng việc cai trị được thực hiện bởi người đứng đầu với đầy đủ quyền lực Người đứng đầu do Vua bổ nhiệm và được cha truyền con nối Sự cai trị của Ai cập cổ đại thông qua các hình thức thuế Về quân sự: Thời Cổ vương quốc có lính chuyên nghiệp, khi chiến tranh thì nhà nước huy động dân binh Vua và các quan đại thần được thân binh bảo vệ 1.5 Pháp luật: Ai cập cổ đại tồn tại khá bền vững, thời kỳ này phong tục tập quán giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Với tín ngưỡng đa thần tôn giáo là công cụ điều chỉnh xã hội, tạo lập trật tự và ổn định xã hội 2 Nhà nước Lưỡng Hà 2.1 Sự ra đời: Lưỡng Hà cổ đại là lãnh thổ các nước Iran, Cô oét, Irac Ban đầu nam lưỡng hà xuất hiện nhiều quốc gia Đầu thế kỷ III TCN Áccrac là một quốc gia hùng mạnh đã tiêu diệt các quốc gia khác và thống nhất Nam lưỡng hà Vào giữa thiên niên kỷ thứ III TCN thành bang Áccrac đã thống nhất toàn bộ Lưỡng Hà 2.2 Kết cấu giai cấp: Lưỡng Hà cổ đại chia thành nhiều giai cấp gồm vua, quan lại, chủ nô và tăng lữ Cư dân tự do bao gồm thương nhân, nông dân và công xã nông thôn và nô lệ Chế độ nô lệ lưỡng hà không phải là điển hình mà chỉ là chế độ nô lệ gia trưởng 2.3 Nhà nước: Lưỡng Hà cổ đại là chính thể quân chủ chuyên chế tập quyền Vua là người đứng đầu nhà nước, vua nắm cả thần quyền và thế quyền, dưới vua là các đại thần, có cơ quan tư pháp chuyên trách, có hội đồng thẩm phán, có tòa án tối cai do nhà vua điều khiển Mỗi thành thị có thị trưởng, thị trưởng đại diện cho nhà vua và là tăng lữ có vị thế rất lớn Thị trưởng nắm quyền về quân đội, lập pháp và tư pháp ở thành thị 2.4 Về pháp luật: 2.4.1 Luật người Xume: có ít nhất 40 Điều ở luật này thì thân phận người phụ nữ khá thấp, người chồng có quyền ly hôn nhưng vợ thì không Luật này có sự tiến bộ coi nô lệ là con người chứ không phải là tài sản của chủ nô Về hợp đồng không nhiều vì kinh tế vẫn theo kinh tế gia đình khép kín Tăng lữ thì là các thẩm phán Quy định về tội phạm trong luật 2.4.2 cũng có nhiều tiến bộ gồm hai hình phạt chính là phạt tiền và tử hình Luật người Babylon: đây là bộ luật tổng hợp được xây dựng dưới dạng luật hình điều chỉnh nhiều lĩnh vực và đều có chế tài Điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan đến lợi ích của giai cấp thống trị Luật kết hợp giữa vương quyền, thần quyền và pháp quyền để làm thiêng hóa bộ luật.Luật tập trung điều chỉnh 4 lĩnh vực dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình và tố tụng 3 Nhà nước Ấn Độ: 3.1 Sự ra đời: Khoảng 2000 năm TCN, Ấn độ có giai cấp và nhà nước TK VI TCN Vương quốc Maganda là vương quốc lớn nhất và đóng vai trò chủ đạo Năm 327 ee33wn năm 187 TCN , thủ lĩnh của bộ lạc Moria được nhiều người ủng hô lập ra Vương triều Moorria là vương triều huy hoàng nhất lịch sử Ấn Độ cổ đại, Vương triều này thống nhất toàn bộ miền bắc Ấn Độ và các người kế thừa là Asoka đã thống nhất Ấn độ từ Bắc đến Nam 3.2 Xã hội Ấn độ: Phân thành giai cấp chủ nô và nộ lệ và bốn đẳng cấp rất rõ ràng: - Đẳng cấp thứ nhất là Balamon là đẳng cấp cao nhất làm nghề tôn giáo, tiếp xúc với thần thánh nên cao quý nhất; - Đẳng cấp thứ 2 là Kshatriya gồm quý tộc võ sỹ phong kiến; Đẳng cấp thứ 3 là người chăn nuôi và buôn bán; Đẳng cấp thứ 4 là Sudra là đẳng cấp thấp hèn, khổ cực nhất và bị khinh rẻ trong xã hội 3.3 Về Nhà nước: là quân chủ chuyên chế tập quyền Vua có quyền lực lớn là bộ phận cơ thể của thánh thần Giúp việc cho vua là các đại thần cấp cao Cả nước chia thành 01 đặc khu và 04 tỉnh, dưới tỉnh là huyện và dưới huyện là làng Công xã nông thôn tồn tại lâu dài và vững chắc tại Ấn độ cổ đại Công xã có quyền sở hữu chung về ruộng đất là đơn vị kinh tế hoàn chỉnh, tự quản về chính trị và khép kín về kinh tế Công xã là cơ sở của nhà nước chuyên chế 3.4 Về Pháp luật: Ấn Độ cổ đại có bộ luật Manu là bộ luật tương đối hoàn chỉnh của Ấn độ cổ đại Bộ luật này gồm luật lệ, tập quán pháp được các nhà thần học Balamon tập hợp và biên soạn Bộ luật dưới dạng thơ gồm 2675 điều chia thanh 12 chương đề cập đến các vấn đề về đạo đức , chính trị, luật lệ, tôn giáo và cả quan niệm về vũ trụ Luật bao gồm các nội dung chế định về dân sự, hôn nhân gia đình , hình sự và chế định về tố tụng 4 Nhà nước Trung Quốc cổ đại 4.1 Sự hình thành nhà nước: Khoảng 3000 năm TCN công xã nguyên thủy của trung quốc đang trên đường tan rã Phần bắc sông Dương Tử và hạ lưu sông Hoàng Hà là nơi cư trú của các bộ lạc lớn như Hoàng Đế , Viêm Đế, Thiếu Hiệu, Thái Hiệu Các bộ lạc liên minh với nhau thành liên minh bộ lạc do Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ thay nhau làm thủ lĩnh Sau Hạ Vũ mất thì Hạ Khải lên thay và hình thành nhà nước Trung Hoa Sau vương triều nhà Hạ là Nhà Thương và Nhà Chu Thời Đông Chu 4.2 Tổ chức bộ máy nhà nước: được tổ chức khá đơn giản đứng đầu là vua, dưới đó là bộ máy quan lại trung ương và địa phương 4.3 Về pháp luật: thời này Trung quốc chưa có bộ luật thành văn và phái pháp trị là học thuyết cai trị có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng và thực tiễn pháp lý thời này Nhà Tấn thống nhất Trung Quốc do nhà Tấn áp dụng pháp trị tại thời điểm cần thiết nhất phải có sự thống nhất và phải áp dụng các biện pháp chuyên chế mạnh Phái pháp trị chủ trương lấy nhân đức để lập lại trật tự xã hội không phù hợp với hoàn cảnh loạn lạc lúc bấy giờ Phái pháp trị đề cao vai trò của pháp luật Pháp trị chủ trương không phân biệt sang hèn và phải xử bằng pháp luật Pháp trị cũng nâng cao bổn phận của nhà Vua không phải chú trọng và đạo tu thân mà cốt ở việc ấn định pháp luật cho minh bạch và ban bố cho mọi người biết và tuân theo Theo quan niệm của phái pháp trị, pháp luật rõ ràng thì quan cũng không dám xử trái Dân biết pháp luật thì cũng không dám vi phạm pháp luật Câu 3: Nội dung cơ bản của Bộ luật Hammurabi (ở Lưỡng Hà cổ đại), và so sánh nó với Bộ luật Manu (ở ấn Độ cổ đại) Trả lời: Nội dung bộ luật: Bộ luật Hammurabi là bộ luật tương đối hoàn chỉnh thời lỳ cổ đại, gồm 282 điều (hiện chỉ đọc được 247 điều) bao gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luật Đây là một bộ luật tổng hợp được xây dựng dưới dạng luật hình, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực và đều có chế tài, chủ yếu là điều chỉnh quan hệ xã hội liên quan tới lợi ích của giai cấp thống trị - Phần mở đầu Vua Hammurabi tuyên bố rằng các vị thần đã trao đất nước cho nhà vua thống trị để làm cho đất nước giàu có, nhân dân no đủ - Phần nội dung là phần chủ yếu của bộ luật Nội dung của bội luật bắt nguồn từ sự kế thừa từ những bộ luật trước đó, cụ thể là những pháp điển của người Xume,ngoài ra chứa đựng những sắc lệnh của vua Hammurabi và nhiều quyết định của tòa án cao cấp bấy h.Trong đó, điều đầu tiên là bộ luật quy định thủ tục kiện cáo, cách xét xử tức tục tố tụng Tiếp đó là những quy định về hình phạt của tội trộm cắp, bắt cóc nô lệ, về quyền và nghĩa vụ của binh lính, quyền lợi của người lính canh ruộng đất Tội sử dụng bừa bãi nguồn nước, tội để súc vật tàn phá hoa mầu Các hình thức cho vay lãi, nô lệ vì nợ cũng được quy định rất cụ thể Sau đó bộ luật dành nhiều khoản về việc gả bán con gái, về gia đình, về các hình thức trị tội khi làm tổn hại tới thân thể người khác, hình phạt đối với tội thủ tiêu dấu trên mặt nô lệ, trách nhiệm và tiền công của những người làm thuê trong xây dựng, nông nghiệp, chăn nuôi, thủ công nghiệp Và cuối cùng, những điều khoản quy đinh về mua bán nô lệ - Phần kết luận của bộ luật: khẳng định lại công đức và uy quyền của Hammurabi Nhà vua trừng trị thẳng tay những kẻ nào hủy hoại bộ luật *So sánh Bộ Luật Hammurabi và Bộ Luật Manu - Bộ Luật Hammurapi là bộ luật thành văn sớm nhất được xây dựng trên cơ sở lấy từ những tiền lệ pháp của người Xume, những quy định của tòa án và cá phán quyết của tòa án ca lúc bây giờ, và mệnh lệnh chiếu chỉ của nhà vua bởi vậy mà Bộ Luật chú trọng tập trung điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội lúc bấy giờ Tuy rằng Bộ Luật Manu cùng được xây dựng từ những luật lệ, những tập quán của giai cấp thống trị nhưng nó lại được các giáo sĩ Bà La Môn tập hợp dưới dạng trường ca, được trình bày dưới dạng câu trường ca, tuy có điều chỉnh quan hệ pháp luật nhưng nó còn bao gồm rất nhiều vấn đề như chính trị, tôn giáo, quan niệm về thế giới và vũ trụ, bởi vậy Bộ Luật bao gồm 2685 điều trong khi đó Hammurapi chỉ có 282 điều Tuy nhiên, bộ Luật Hammurapi lại điều chỉnh các quan hệ xã hội tiến bộ hơn rất nhiều so với Manu - Nội dung:  Chế độ hợp đồng: hai bộ luật điều có phần điều kiện có hiệu lực hợp đồng, Bộ Luật Manu chủ yếu đề cập tới vấn đề hợp đồng vay mượn, Bộ luật Hammurapi còn nói đến vấn đề hợp đồng lĩnh canh ruộng đất, hợp đồng gửi giữ, cả hai bộ Luật đều dung chính bản thân con người làm vật bảo đảm, tuy nhiên Bộ luật Hammurapi có những quy định cũng như chế tài rõ ràng hơn so với Manu, Bộ luật Manu có tính phân biệt rõ ràng đối với đẳng cấp cao đó là Bà La Môn  Chế định hôn nhân: Bộ luật Manu có sự bất bình đẳng rõ rệt giữa vợ và chồng, hôn nhân mang tính chất mua bán, người vợ được người chồng mua về, trong khi đó bên Bộ luật Hammurapi có thủ tục kết hôn, tuy cũng có sự bất bình đẳng nhưng Bộ luật vẫn có điều khoản bảo vệ người phụ nữ  Chế độ thừa kế: về cơ bản 2 Bộ luật đều có 2 hình thức thừa kế là: theo luật pháp và theo di chúc, đều thừa kế theo tài sản người cha Bên Bộ luật Hammurapi có thêm phần Điều kiện tước quyền thừa kế  Chế độ hình sự: Bộ luật Manu có sự phân biệt đẳng cấp rõ ràng: khoan dung cho người đẳng cấp trên và trừng trị thẳng tay đối với kẻ đẳng cấp dưới có hành vi xâm phạm tới đẳng cấp trên, bên BL Hammurapi có quan niệm hình sự là trừng trị tội lỗi, mang tính chất trả thù ngang nhau tuy nhiên chỉ là tương đối Các hình thức xử phạt của hai bộ Luật đều rất dã man  Chế độ tố tụng: Bộ Luật Manu thì coi trọng chứng cứ nhưng chứng cứ lại phụ thuộc vào giới tính và đẳng cấp, chứng cứ của đẳng caapscao có tính quyết định Bộ luật Hammurapi cũng coi trọng chứng cứ nhưng không phân biệt đăng cấp và điều quan trọng là được xét xử công khai rất tiến bộ Bộ luật Manu mang tính phân biệt đẳng cấp rất rõ rệt, mọi điều khoản đều ủng hộ đẳng cấp trên Bộ Luật Hammurapi tuy cũng có sự phân biệt nhưng cùng với đó cũng có tính dân chủ nhất định, cũng có sự bảo vệ với người dân Câu 4: Đặc điểm của pháp luật phương đông thời kỳ cổ đại Trả lời: Nhà nước phương Đông cổ đại có 4 trung tâm văn minh là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc.Vì nhà nước và pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ nên khi nhà nước ra đời thì giai cấp cầm quyền cũng đồng thời ban hành pháp luật 2 bộ luật lớn ở phương Đông thời cổ đại là bộ luật Hamurapi (Lưỡng Hà) và bộ luật Manu (Ấn Độ) Đặc điểm cơ bản của pháp luật Phương Đông cổ đại là: - Công khai thừa nhận sự bất bình đẳng trong xã hội Bảo vệ quyền lợi và địa vị của giai cấp thống trị - Thừa nhận sự bất bình đẳng trong quan hệ gia đình giữa vợ và chồng, giữa các con với nhau do ảnh hưởng của chế độ gia trưởng - Ranh giới giữa hình sự và dân sự mờ nhạt, các hình phạt hà khắc và nặng nề về cả mặt tâm lý và thân thể - Bị ảnh hưởng bởi tôn giáo, lễ giáo và tư tưởng thống trị - Về hình thức, từ ngữ cụ thể, có tính hệ thống a Nội dung Bộ luật Hammurabi:là bộ luật tương đối hoàn chỉnh thời lỳ cổ đại, gồm 282 điều (hiện chỉ đọc được 247 điều) bao gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luật Đây là một bộ luật tổng hợp được xây dựng dưới dạng luật hình, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực và đều có chế tài, chủ yếu là điều chỉnh quan hệ xã hội liên quan tới lợi ích của giai cấp thống trị - Phần mở đầu Vua Hammurabi tuyên bố rằng các vị thần đã trao đất nước cho nhà vua thống trị để làm cho đất nước giàu có, nhân dân no đủ - Phần nội dung là phần chủ yếu của bộ luật Nội dung của bội luật bắt nguồn từ sự kế thừa từ những bộ luật trước đó, cụ thể là những pháp điển của người Xume,ngoài ra chứa đựng những sắc lệnh của vua Hammurabi và nhiều quyết định của tòa án cao cấp bấy h.Trong đó, điều đầu tiên là bộ luật quy định thủ tục kiện cáo, cách xét xử tức tục tố tụng Tiếp đó là những quy định về hình phạt của tội trộm cắp, bắt cóc nô lệ, về quyền và nghĩa vụ của binh lính, quyền lợi của người lính canh ruộng đất Tội sử dụng bừa bãi nguồn nước, tội để súc vật tàn phá hoa mầu Các hình thức cho vay lãi, nô lệ vì nợ cũng được quy định rất cụ thể Sau đó bộ luật dành nhiều khoản về việc gả bán con gái, về gia đình, về các hình thức trị tội khi làm tổn hại tới thân thể người khác, hình phạt đối với tội thủ tiêu dấu trên mặt nô lệ, trách nhiệm và tiền công của những người làm thuê trong xây dựng, nông nghiệp, chăn nuôi, thủ công nghiệp Và cuối cùng, những điều khoản quy đinh về mua bán nô lệ quyền hành pháp do chính phủ thực hiện; quyền tư pháp do tòa án tối cao thực hiện Các cơ quan này hoạt động độc lập với nhau, kiểm tra và giám sát lẫn nhau theo cơ chế “kiềm chế và đối trọng” để không có cá nhân nào nắm hết mọi quyền lực, tạo sự cân bằng giữa các quyền, đảm bảo cho những mối liên hệ cần thiết giữa các quyền lực bị chia tách để những cơ quan độc lập tách biệt có thể cộng tác với nhau phục vụ cho lợi ích chung của đất nước Chẳng hạn: Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kì đã quy định tại khoản 1 điều 1 là: “Mọi quyền hành lập pháp sẽ được trao cho một Quốc hội của Hợp chủng quốc gồm một thượng nghị viện và một hạ nghị viện” Trong khoản 1 điều 2 quy định: “Quyền hành pháp được trao cho một tổng thống nhiệm kì bốn năm” Còn tại khoản 1 điều 3 viết: “quyền tư pháp được trao cho một tối cao pháp viện và cho những viện hạ cấp nào mà Quốc hội sẽ có thể đôi khi, quyết định hoặc triệu tập” Trong khi đó ở nhà nước phong kiến tất cả các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đều nằm trong tay nhà vua - người có quyền lực tối cao Vì tất cả quyền lực đều do nhà vua nắm giữ nên dễ dẫn tới tình trạng độc đoán, chuyên quyền, lạm quyền cho nên không có dân chủ trong nhà nước do đó cũng không thể có dân chủ ngoài xã hội Vua là “thiên tử” và không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì trước pháp luật, thậm chí có quyền đứng trên pháp luật Vua có thể bắt mọi thần dân của mình phải tuân theo ý chí của mình, gây nên sự thiếu dân chủ Thứ hai, lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật thế giới, pháp luật tư sản công khai ghi nhận và đảm bảo thực hiện quyền công dân của các cá nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa Ở pháp luật phong kiến quyền con người không được ghi nhận trong các văn bản pháp luật, cũng không có các khái niệm, quy định nào nói về quyền cơ bản của con người Trong xã hội phong kiến người dân được gọi là thần dân, quan hệ giữa nhà nước phong kiến với thần dân có những đặc điểm nhất định, là người tự do, được giải phóng về thân thể khỏi địa chủ nhưng vẫn bị lệ thuộc về nhiều mặt: chính trị, tư tưởng và đặc biệt là kinh tế Đó là mối quan hệ giữa bộ máy chuyên chính của giai cấp địa chủ với nhân dân lao động đã bị phân chia thành đẳng cấp, thứ bậc mà mỗi đẳng cấp có vị thế và những đặc quyền khác nhau Vì thế nên không có sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ giữa thần dân với nhà nước phong kiến, và đó cũng là lí do để giải thích 3 cho câu hỏi: “Tại sao pháp luật phong kiến không ghi nhận những quyền cơ bản của con người và đảm bảo để họ có thể thực hiện những quyền đó?” Đối với pháp luật tư sản, khái niệm “công dân” được nhà nước tư sản đưa vào trong đạo luật cơ bản của mình, có thể khẳng định rằng đây là điểm tiến bộ hơn và thể hiện tính nhân đạo hơn so với pháp luật phong kiến Người dân trong xã hội được chuyển từ thần dân thành công dân, bình đẳng với nhau trong mọi lĩnh vực đồng thời cũng được pháp luật quy định trong các văn bản pháp luật, các bản hiến pháp đầu tiên như nước Mĩ, Pháp… Tại Luật công pháp Đức, chế định về các quyền cơ bản của công dân được bảo vệ rất chặt chẽ Trong đó danh mục các quyền cơ bản của công dân được lập theo một nguyên tắc cơ bản, đó là yêu cầu phải bảo vệ phẩm tước của con người, mọi quyền cơ bản đều được quy định trên cơ sở nguyên tắc này Do đó trong pháp luật tư sản, xây dựng xã hội công dân mà ở đó con người bình đẳng, ngang quyền về mặt pháp lí, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện Nhưng cũng nhấn mạnh rằng sự tự do, bình đẳng ở đây là về mặt pháp lí tức là còn mang nặng tính hình thức, không dân chủ, bình đẳng thật sự và triệt để Tuy nhiên nó vẫn được ghi nhận và bởi thế nó thể hiện sự tiến bộ hơn so với pháp luật phong kiến Khi quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong pháp luật tư sản thì mỗi cá nhân có mối quan hệ pháp lí ràng buộc với một nhà nước tư sản nhất định (tức là mang quốc tịch của nước đó) thì được nhà nước thừa nhận là công dân của nước mình được hưởng quyền công dân đồng thời thực hiện nghĩa vụ công dân với đất nước Nhà nước yêu cầu công dân nước mình thực hiện những quyền đúng đắn và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đồng thời nhà nước đảm bảo các quyền lợi cơ bản của công dân Trên cơ sở đó nhà nước tư sản lập ra các chế định “quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, dân sự,… dù nhiều trường hợp vẫn mang tính hình thức nhưng nó cũng đã thể hiện được sự tiến bộ so với pháp luật phong kiến Thứ ba, pháp luật tư sản công khai tuyên bố nguyên tắc tự do hợp đồng trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình Chế định hợp đồng đã trở thành một trong những chế định cơ bản của pháp luật tư sản Pháp luật tư sản không những giải phóng sức lao động con người mà còn giải phóng chính thân phận con người thoát khỏi sự lệ thuộc tồn tại Từ đây mọi cá nhân đều có quyền tự do ý chí, tự do thỏa thuận theo nguyên tắc bình đẳng giữa hai bên trong các quan hệ giao dịch.Còn trong xã hội phong kiến, phần nào đã coi nông dân là con người nhưng nó công khai thừa nhận và bảo vệ sự bất bình đẳng giữa các giai cấp trong xã hội, trong mọi lĩnh vực Ví dụ: ở xã hội phong kiến người có địa vị càng cao thì nắm trong tay địa vị và ruộng đất Nông dân không có ruộng đất vì vậy họ bị trói buộc vào ruộng đất mà địa chủ giao cho, và bị bắt giao cho địa chủ gần hết sản phẩm làm ra, người dân phải chịu sự bóc lột đó nếu không họ sẽ chết đói Còn đối với nhà nước tư sản thì pháp luật tư sản đã thừa nhận nguyên tắc tự do hợp đồng: đó là sự thỏa thuận, theo đó một hay nhiều bên có nghĩa vụ với một hay 4 nhiều bên khác chuyển giao một vật, thực hiện hay không thực hiện một việc nào đó, nguyên tắc đó dựa trên sự bình đẳng giữa các chủ thể và đảm bảo lợi ích của từng bên, như bộ luật hiện hành của Pháp: hợp đồng song vụ điều 1102, hợp đồng ngang giá điều 1104, hợp đồng có đền bù điều 1106 Thứ tư của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến là đã ghi nhận, bảo đảm thực hiện các nguyên tắc pháp chế trong hoạt động của nhà nước tư sản, của các tổ chức chính trị xã hội và trong hoạt động của công dân Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm pháp chế nhưng chúng ta có thể hiểu pháp chế là một chế độ và trật tự pháp luật trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tông trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, tự giác, triệt để và chính xác Pháp chế tư sản được pháp luật tư sản ghi nhận là một nguyên tắc pháp lý, với những nội dung cơ bản:- Triệt để tôn trọng hiệu lực pháp lý cao nhất của Hiến pháp tư sản.- Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến pháp và pháp luật; quyền lực nhà nước được phân chia thành ba quyền lực độc lập với nhau nhưng có thể kiềm chế và đối trọng lẫn nhau.- Các đảng phái chính trị và các tổ chức xã hội khác đều thành lập và hoạt động theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.- Mọi cá nhân trong xã hội đều tôn trọng và thực hiện hiến pháp một cách tự giác, đầy đủ, nghiêm chỉnh, chính xác.Với những nội dung trên, chúng ta có thể khẳng định rằng: Pháp luật phong kiến không ghi nhận và đảm bảo thực hiện nguyên tắc pháp chế trong tổ chức, hoạt động của nhà nước phong kiến và đời sống xã hội Thật vậy, trong nhà nước phong kiến cực quyền pháp luật chỉ dành cho nhà vua, người có quyền hành tuyệt đối và trong xã hội chỉ tồn tại một nền chính trị hà khắc tùy tiện bất chấp cả pháp luật Với bản chất như vậy pháp luật không thể ghi nhận nguyên tắc pháp chế - một nguyên tắc đòi hỏi sự bình đẳng, tự do, dân chủ Pháp chế tư sản được ghi nhận và bảo đảm thực hiện đã góp phần đấu tranh chống lại chế độ đặc quyền, đặc lợi Hơn nữa, việc thực hiện nguyên tắc này còn thể hiện sự bình đẳng, dân chủ của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội Với những ý nghĩa này, có thể khẳng định rằng việc ghi nhận và đảm bảo nguyên tắc pháp lí là điểm tiến bộ của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến Thứ năm, đặc điểm nổi bật nhất của pháp luật tư sản cho thấy sự tiến bộ vượt trội so với pháp luât phong kiến là sự ra đời của hiến pháp Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có hiệu lực pháp lí cao nhất, là cơ sở để xây dựng hệ thống pháp luật Dựa vào hiến pháp, hệ thống pháp luật tư sản trở nên thống nhất, hoàn thiện hơn thể hiện đầy đủ ý chí của giai cấp tư sản Ngược lại, pháp luật phong kiến không có hiến pháp làm nền tảng nêntản mạn, thiếu thống nhất, chủ yếu dựa vào chiếu chỉ do vua ban, mang tính chung chung, không có sự tách biệt giữa các ngành luật Do đó, hệ thống pháp luật thiếu phong phú, đa dạng, chuyên quyền, độc đoán Rõ ràng việc ra đời của Hiến pháp đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật Xét về mặt hình thức biểu hiện: Pháp luật tư sản biểu hiện chủ yếu dưới luật thành văn, được ghi trong các văn bản pháp luật một cách rõ ràng Các loại văn bản pháp luật tư sản cũng hết sức phong phú, điển hình nhất cần phải kể đến là hiến pháp, luật, các sắc lệnh và nghị định trong khi đó hình thức phổ biến của pháp luật phong kiến là tập quán pháp và được ban hành dưới dạng lệnh, chiếu chỉ, khẩu lệnh… của nhà vua Nếu như luật pháp phong kiến là sự kết hợp của Lễ và Hình, sự kết hợp giữa Đức trị với Pháp trị và hoà đồng giữa quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức thì pháp luật tư sản chủ yếu là các đạo luật và luật Giai cấp tư sản không cho rằng việc dùng đạo đức để răn đe, giáo huấn là có hiệu quả hơn pháp trị 2 Nguyên nhân: Thứ nhất, pháp luật tư sản là kiểu pháp luật ra đời sau, nó loại bỏ những hạn chế và kế thừa phát huy những đặc điểm tiến bộ của những kiểu pháp luật trước để có thể thích ứng và tồn tại trong xã hội mới Thứ hai, ở nhà nước phong kiến quyền lực tập trung trong tay một người, pháp luật thể hiện ý chí của nhà vua nên mang tính chuyên quyền, độc đoán Trong khi đó, ở nhà nước tư sản quyền lực được phân chia theo nguyên tắc tam quyền phân lập Vì thế pháp luật tư sản thể hiện tính dân chủ hơn so với pháp luật phong kiến =>>Có thể nói sự ra đời của pháp luật tư sản đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử lập pháp Kể từ đây loài người được biết đến một bản hiến pháp, trong đó quy định quyền tự do của công dân, mà trước đây trong xã hội phong kiến chưa bao giờ giám nghĩ đến.Pháp luật tư sản vẫn không tránh khỏi những hạn chế, những không thể phủ nhận những gì mà pháp luật tư sản mang đến cho loài người chúng ta Vì vậy, trong xã hội hiện đại và phát triển như ngày nay, chúng ta sẽ tiếp tục phát huy những mặt tích cực, loại trừ những mặt yếu, góp phần làm nên một thế giới hòa bình, tốt đẹp hơn Câu 30: Trong các kiểu nhà nước bóc lột, đã tồn tại các biến dạng nào của chính thể Cộng hoà? Thời gian và địa điểm tồn tại? Trải qua mỗi kiểu nhà nước chính thể cộng hòa được biểu hiện ở những dạng khác nhau, tùy theo cách thức thành lập cơ cấu bên trong của việc tổ chức, vị trí quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ của các cơ quan cấu thành nên nhà nước với nhân dân Chính thể cộng hòa là hình thức nhà nước phổ biến trên thế giới, tuy nhiên thuộc vào đặc điểm của mỗi quốc gia mà đã làm xuất hiện các biến dạng của chính thể cộng hòa, đó là chính thể cộng hòa dân chủ và chính thể cộng hòa quý tộc Trong các biến dạng lại có các hình thức tồn tại khác nhau như chính thể cộng hòa dân chủ có 3 hình thức cơ bản đó là : cộng hòa tổng thống, cộng hòa đại nghị và cộng hòa hỗn hợp Để hiểu được chính thể cộng hòa và những biến dạng của nó ta cần gắn với điều kiện tồn tại của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử trong mỗi chế độ nhà nước Cộng hòa quý tộc là hình thức nhà nước trong đó các cơ quan đại diện cho tầng lớp quý tộc bầu ra, và những người được bầu vào các cơ quan đó đều là tầng lớp quý tộc Đặc điểm của dạng chính thể này được thể hiện rất rõ trong nhà nước cộng hòa quý tộc Spac ( Hy lạp cổ đại) và nhà nước cộng hòa quý tộc La Mã Nhà nước Spac mang dấu ấn của tổ chức thị tộc - bộ lạc khá điển hình (từ thế kỉ VII đến thế kỉ thứ IV TCN) Nó ra đời sau khi người Spac chinh phục người Hilot Đứng đầu Nhà nước là hai “vua” do giới quý tộc quân sự bầu ra và hội đồng trưởng lão Hội đồng trưởng lão gồm 28 thành viên đại diện cho 28 bộ lạc do giới quý tộc bầu ra từ hàng ngũ quý tộc Nó giống với hội đồng thị tộc hay bộ lạc trước đây Có hội đồng giám sát gồm có 5 người, là đại diện cho tầng lớp quý tộc giàu có trên được giới quý tộc bầu ra và có quyền lực rất lớn, có thể kiểm soát hoạt động của hội đồng trưởng lão và hai “Vua”, tuyển bổ quân lính và xét xử các vụ án dân sự Nhà nước cộng hòa quý tộc La Mã( từ thế kỉ IV đến thể kỉ I, TCN) Các cơ quan chính quyền ở Trung ương bao gồm: Nghị viện (viện nguyên lão), Đại hội nhân dân và các quan chấp chính Nghị viện là chính phủ - cơ quan hành chính nhà nước cao nhất Nghị viện gồm 300 người và chỉ những người giàu có mwois được bầu vào nghị viện Đại hội nhân dân là cơ quan lập pháp Cơ quan chấp hành và điều hành những công việc hàng ngày là các quan chấp chính do Đại hội nhân dân bầu ra Về chính thể cộng hòa dân chủ Đây là hình thức nhà nước trong đó các cơ quan đại diện là do nhân dân bầu ra thông qua bầu cử, và những người có quyền ứng cử cũng là nhân dân khi có đủ những điều kiện nhất định Điển hình cho chính thể này là nhà nước Athen( thế kỉ thứ V – IV,TCN) Mặc dù chỉ là dân chủ chủ nô nhưng đây là mô hình chính thể rất tiến bộ mà các nhà nước sau kế thừa rất nhiều và là niềm tự hào của người Hi Lạp cổ đại Trong chính thể này đều được hình thành qua con đường bầu cử.Quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho Đại hội nhân dân – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.Cơ quan quản lí của nhà nước là Hội đồng năm trăm do Đại hội nhân dân bầu ra theo phương thức rút thăm Người được bầu phải từ 30 tuổi trở lên và phải trải qua kì sát hạch về chính trị Như vậy, các nền cộng hòa trong nhà nước chủ nô kể cả quý tộc lẫn dân chủ đều phục vụ cho lợi ích của giai cấp chủ nô chứ không đem lại nhiều lợi ích giai cấp nô lệ và những người công dân khác Nhà nước dân chủ phong kiến được thiết lập ở một số thành phố lớn của Châu Âu trong thế kỉ XVI Các thành phố này giành được quyền tự trị bằng các con đường khác nhau Quyền quản lí công việc chung thuộc về hội đồng thành phố do cư dân thành phố bầu lên, giao quyền quản lí từng lĩnh vực cụ thể cho các ủy viên của hội đồng Chính thể cộng hòa ở các nhà nước tư sản chỉ còn dạng cộng hòa dân chủ với ba hình thức cơ bản là cộng hòa tổng thống, cộng hòa đại nghị và cộng hòa hỗn hợp Cộng hòa đại nghị, nghị viện có quyền lực rất lớn và nguyên thủ quốc gia là do nghị viện bầu ra, Chính phủ do đảng nắm đa số ghế trong nghị viện thành lập và chịu tách nhiệm trước nghị viện, nghị viện có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với chính phủ Trong bộ máy nhà nước vừa có chức vụ tổng thống vừa có chức vụ thủ tướng Tổng thống do nghị viện bầu ra, thủ tướng là người đứng đầu nội các Hính thức này được áp dụng ở Tây Đức, Áo, Phần Lan, Italy… Cộng hòa tổng thống, nguyên thủ quốc gia có vai trò rất quan trọng Tổng thống do dân bầu ra, Tổng thống vừa là nguwoif đứng đầu quốc gia, vừa là người đứng đầu chính phủ, trong bộ máy nhà nước không có chức vụ thủ tướng Hình thức này được áp dụng ở một số nước Châu Mỹ Lating như Braxin….ở Mỹ, nó cũng từng tồn tại ở Việt Nam dưới chế độ của Mỹ - Diệm Cộng hòa hỗn hợp, hình thức này có những đặc trưng của chính thể cộng hòa tổng thống, vừa có những đặc trưng của cộng hòa đại nghị Tổng thống là nhân vật trung tâm của hệ thống các cơ quan cao nhất của nhà nước Tổng thống doc ử tri bầu ra nên có quyền lực rất lớn, kể cả giải tán nghị viện trước thời hạn Dạng chính thể này tồn tại ở Pháp, Bồ Đào Nha… Qua sự trình bày về các dạng chính thể cộng hòa và những biến dạng của nó có thể nói chính thể cộng hòa và những biến dạng của nó là sự phát triển khách quan từ lịch sử loài người đến nay Sự phát triển của chính thể cộng hòa và những biến dạng của nó có thể nhận thấy qua từng giai đoạn từng nhà nước: từ sơ khai ở nhà nước chủ nô đến phân hóa sâu sắc trong nhà nước tư sản Câu 31 Nguyên nhân bùng nổ cách mạng vô sản và thiết lập Công xã Pari, ý nghĩa lịch sử của sự kiện này • Nguyên nhân bùng nổ cách mạng vô sản: - Giữa những năm 1860, đế chế thứ II khủng hoảng, nông dân lâm vào nạn đói, công nhân thấp nghiệp và phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ - Năm 1870 Napôlêông III gây chiến tranh với Phổ nhằm gây áp lực với cuộc chiến tranh trong nước và bành trướng thế lực ra bên ngoài - Ngày 2-9-1870, Napôlêông đầu hàng quân Phổ, ngày 4-9-1870 chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản được thành lập gọi là Chính phủ vệ quốc, chỉ đại diện cho quyền lợi của tư sản công nghiệp và tư sản ngân hàng Sau đó đầu hàng quân Phổ và mượt tay quân Phổ đàn áp phong trào của quần chúng nhân dân Trước tình hình thù trong giặc ngoài như vậy, quần chúng nhân dân đã nổi dậy đòi thành lập chế độ cộng hòa và bảo vệ tổ quốc • Thiết lập Công xã Pari: - Ngày 26-3-1871, Ủy ban Trung ương quân Vệ quốc tổ chức bầu cử Hội đồng công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu Hội đồng công xã gồm 85 người do nhân dân các quận bầu lên - Hội đồng công xã gồm 10 ủy ban giúp việc: + Ủy ban hành pháp + Ủy ban Tài chính + Ủy ban Quân sự + Ủy ban Tư pháp + Ủy ban An ninh + Ủy ban Lương thực + Ủy ban Lao động + Ủy ban Ngoại giao + Ủy ban Giáo dục + Ủy ban Công nghiệp và Thương nghiệp Mỗi ủy ban gồm 5-8 thành viên, đứng đầu là chủ tịch ủy ban chị tránh nhiệm trước hội đồng công xã - Hộiđồngcôngxãthiếtlậplêncáctòaáncáchmạngnhằmmụcđíchtrấpápcácthếlựcphảncách mạng - Hộiđồngcôngxãlậpnhiềutổchứcquầnchúngnhưcôngđoàn, hộiphụnữđểlàmcơsởxãhộicôngxã - HộiđồngcôngxãcôngbốbảntuyênngônvớinhândânPháp, phácthảomôhìnhnhànướcmới ở Pháp Mộtnhànướccộnghòaliênkếtcáccôngxãtự do, cáccôngxãcóquyềntựtrịvàliênkếtthànhtừngquận, mỗicôngxãcólựclượngvũtrangriêng • Ý nghĩa lịch sử của sự kiện này: - Công xã Pari là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên của giai cấp vô sản đã đánh đổ sự thống trị của giai cấp tư sản - Công xã Pari là hiện thức đầu tiên của chuyên chính vô sản, hình thức đầu tiên của nhà nước vô sản - Xây dựng được một hệ thống các sắc lệnh tiến bộ bảo vệ quyền lợi của đông đảo quần chúng nhân dân lao động - Cho thấysựcấpthiếtphảixâydựngmộtchínhđảngtiênphongcủagiaicấpcôngnhân - CôngxãParibiểuhiệncaođộsựgắnbógiữtínhdântộc, tínhgiaicấpvàtínhquốctế Câu 32 Bộ Luật dân sự Pháp (Bộ luật Napoleon): những nét khái quát về tính chất, bối cảnh ra đời; phạm vi điều chỉnh, kỹ thuật pháp lý, giá trị kế thừa 1 Khái quát về tính chất: Bộ luật Dân sự Pháp (tiếng Pháp: Code Civil) còn gọi là Bộ luật Napoléon là bộ luật về dân sự được kiến lập bởi Napoléon Bonaparte vào năm 1804 Nội dung chính của Bộ luật thể hiện trước tiên nguyên tắc tất cả đều bình đẳng trước pháp luật, bảo vệ sự tự do của cá nhân và quyền sở hữu Napoléon đã tạo nên một tác phẩm luật quan trọng nhất của thời kỳ Hiện đại, đem đến cho nước Pháp hậu cách mạng tư sản bộ luật thống nhất đầu tiên đề cập đến tư hữu, các vấn đề thuộc địa, gia đình, và các quyền con người 2 Bối cảnh ra đời Mặc dù các phác thảo đầu tiên cho một bộ luật dân sự đã được tiến hành ngay từ trong những năm 1793 đến 1797 của cuộc Cách mạng Pháp tuy nhiên đến năm 1800, tướng Napoléon Bonaparte, nhà chuyên chính mới của Pháp mới chỉ định một ủy ban bốn người dưới sự lãnh đạo của Jean-Jacques Régis de Cambacérès để tạo thống nhất trong luật pháp Cho đến thời điểm đó trong miền Nam nước Pháp Luật La Mã vẫn còn hiệu lực, trong miền Bắc là luật theo tập quán được truyền lại cũng như là luật tạm thời của Cách mạng Pháp trong một vài năm Mục đích của ủy ban là tạo nên một gạch nối giữa Luật La Mã và luật theo tập quán và đặc biệt là giữa Luật La Mã và luật cách mạng Tư tưởng của cuộc Cách mạng Pháp thể hiện trước tiên là trong nguyên tắc tất cả đều bình đẳng trước pháp luật, bảo vệ và sự tự do của cá nhân và của sở hữu cũng như là chia cắt nghiêm ngặt giữa nhà thờ và quốc gia Một tác phẩm 5 tập của luật sư Jean Domat được xem như là nguồn quan trọng cho bộ luật 3 Phạm vi điều chỉnh Bộ luật cũng được đưa vào áp dụng trong các quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của Pháp trong thời gian từ 1807 đến 1814 (thí dụ như Đại công quốc Warszawa (tiếng Anh: Warsaw), Đại công quốc Luxembourg, Mexico, Ai Cập, một số bang của Hoa Kỳ hay Vương quốc Hà Lan) Tại Đức bộ luật này có hiệu lực trực tiếp trong các vùng tả ngạn sông Rhein do nước Pháp chiếm đóng, trong một số quốc gia của Liên minh Rhein (tiếng Đức: Rheinbund) (Vương quốc Westfalen, Frankfurt am Main, Berg, Anhalt-Köthen) bộ luật được đưa vào sử dụng không có thay đổi lớn Chỉ trong vòng vài năm bộ luật đã có hiệu lực từ Lissabon đến Vacsava và từ Hà Lan cho đến bờ biển Adria 4 Kỹ thuật pháp lý Lấy bộ luật Roma làm mẫu mực kết hợp với những tư tưởng của cuộc đại cách mạng tư sản Pháp , hệ thống cơ cấu của Bộ luật dân sự Napoleon được chia làm ba phần : nhân thân, tài sản và nghĩa vụ Tiếp nhận các tư tưởng “Tự do, bình đẳng, bác ái” của cuộc đại cách mạng tư sản, các quyền tự do công dân đã được quy định cụ thể Tuy nhiên trong lĩnh vực hôn nhân gia đình vẫn còn tồn tại tàn dư của luật phong kiến, được thể hiện rõ nét trong việc khẳng định quyền lực của người cha, người chồng trong quan hệ gia đình Về quyền tư hữu cũng như các quyền chiếm dụng sở hữu đã được bộ luật quy định cụ thể Mọi cơ cấu của hệ thống luật phong kiến đã bị phá bỏ mở đường cho sự tự do sở hữu tư sản, đất đai trở thành đối tượng mua bán tự do Ở phần trách nhiệm, bộ luật thể hiện những nguyên tắc hoàn toàn mang tính chất tư sản, tạo điều kiện thúc đẩy tính chủ động và việc kinh doanh tư hữu tư bản chủ nghĩa Đáng lưu ý là phần hợp đồng thuê nhận lực đã được quy định rất chi tiết Mặc dù được tự do trong các quan hệ, đặc biệt là tự do hợp đồng làm thuê, Bộ luật Napoleon cũng đặt người làm thuê vào tình trạng lệ thuộc vào chủ kinh doanh 5 Giá trị kế thừa Ngày nay Tại Pháp, về nhiều phần cơ bản, bộ luật Napoléon này vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay Tại Pháp trong số 2.285 điều khoản hiện đang có hiệu lực của bộ luật là vẫn còn 1.200 điều khoản phù hợp với tác phẩm nguyên thủy Năm 2004 tại 22 quốc gia đã có lễ kỷ niệm 200 năm ngày thành lập tác phẩm này ... không coi nhà luật học thực thụ, người khơng có hiểu biết tốt lịch sử pháp luật, tức hiểu “tầng sâu” nguồn cội hình thành phát triển pháp luật sinh viên luật học, môn học lịch sử nhà nước pháp. .. nhà nước pháp luật khu vực điển hình giới qua thời kỳ lịch sử, để từ có hiểu biết tồn diện vấn đề lịch sử nhà nước pháp luật giới; nhận thức quy luật vận động, phát triển vấn đề nhà nước pháp luật. .. Chỉ có nhà nước Ăng ghen hình thức xuất nhà nước: + Nhà nước Aten + Nhà nước Giéc manh + Nhà nước Roma cổ đại Đứng đầu nhà nước phương tây vua mà đại hội công dân Đại hội bầu quan chức nhà nước, ,

Ngày đăng: 20/04/2016, 15:01

Xem thêm: Ôn thi môn lịch sử nhà nước pháp luật có đáp án

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w