Luận văn Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT Luận văn Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT Luận văn Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT Luận văn Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT Luận văn Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT Luận văn Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT Luận văn Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT Luận văn Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT Luận văn Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT Luận văn Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT Luận văn Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT Luận văn Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Phạm Thị Nhinh
Sinh ngày: 18/5/1985
Học viên lớp: Cao học khoá 23, năm học 2013 – 2015
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học môn Địa lí – Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội
Hiện đang công tác tại trường THPT Quang Trung – Đống Đa
Tôi xin cam đoan những gì tôi viết trong luận văn này là do sự tổng hợp và
nghiên cứu của bản thân cũng như định hướng của giảng viên hướng dẫn, luận văn
không sao chép của người khác
Luận văn có sử dụng một số nội dung trong các tài liệu và đã được chỉ ra tại
mục tài liệu tham khảo
Hà Nội, tháng 9 – 2015
Tác giả luận văn
Phạm Thị Nhinh
Comment [U1]: BỎ
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sự thành công của đề tài nhắc tôi lòng biết ơn sâu sắc đến đấng sinh thành
luôn tạo điều kiện để tôi vươn lên phía trước, những thầy cô, đồng nghiệp và bạn
bè đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu vừa qua
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS Ngô Thị Hải Yến,
người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài đồng thời cũng là người thường xuyên động viên, khích lệ tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc một cách tốt nhất Tôi vô cùng biết ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo sau Đại học, Ban Chủ nhiệm khoa, quý thầy cô khoa Địa lí, thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ đồng thời đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, các đồng nghiệp, các thầy cô
giảng dạy địa lí tại trường THPT Quang Trung – Đống Đa, trường THPT Lý Thái
Tổ – Hà Nội, các học viên lớp cao học Địa lí K23 cùng các bạn sinh viên chuyên ngành Địa lí của trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tôi cũng xin cảm ơn các tác giả của những tài liệu tham khảo đã cung cấp cho tôi nhiều kiến thức hết sức quý giá trong đề tài này
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9 – 2015
Phạm Thị Nhinh
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
5 Tổng quan nghiên cứu 3
6 Phạm vi nghiên cứu 7
7 Giả thuyết khoa học 8
8 Quan điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 8
9 Cấu trúc luận văn 11
PHẦN NỘI DUNG 1
Chương : 1CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIỂN ĐẢO QUA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 – THPT 1
1.1 Một số vấn đề về giáo dục biển đảo trong trường phổ thông 1
1.1.1 Sự cần thiết phải giáo dục biển đảo 1
1.1.2 Tính hợp lí của giáo dục biển đảo trong nhà trường phổ thông 2
1.1.3 Nội dung giáo dục biển đảo trong nhà trường phổ thông 4
1.1.3.2 Vấn đề phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển 9
1.1.3.3 Khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo tại các vùng KT – XH của nước ta 13
1.1.4 Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích hợp giáo dục biển đảo 18
1.2 Mục tiêu, nội dung chương trình Địa lí lớp 12 – THPT 20
1.2.1 Mục tiêu 20
1.2.2 Về nội dung chương trình Địa lí lớp 12 THPT 21
Trang 41.3 Hiện trạng tổ chức dạy học tích hợp biển đảo trong môn Địa lí 12 –
THPT 23
1.4 Đặc điểm tâm sinh lí và phát triển nhận thức của học sinh THPT 28
1.4.1 Vị trí, ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý của HS lớp 12 28
1.4.2 Đặc điểm cơ thể 28
1.4.3 Đặc điểm trí tuệ và học tập 28
Tiểu kết 29
Chương 2: KHẢ NĂNG VÀ BIỆN PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIỂN ĐẢO QUA MÔN ĐỊA LÍ 12 – THPT 31
2.1 Nguyên tắc và yêu cầu của việc tích hợp giáo dục biển đảo trong chương trình Địa lí 12 – THPT 31
2.2 Xác định các địa chỉ và chủ đề tích hợp giáo dục biển đảo trong chương trình Địa lí 12 – THPT 33
2.2.1 Xác định địa chỉ tích hợp giáo dục biển đảo qua các bài học trong chương trình Địa lí 12 – THPT 34
2.2.2 Xác định các chủ đề tích hợp biển đảo 37
2.3 Các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp giáo dục biển đảo trong chương trình Địa lí 12 – THPT 41
2.3.1 Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của HS 41
2.3.2 Đổi mới hình thức tổ chức dạy học tích hợp giáo dục biển đảo 58
2.3.2.1 Các hình thức tổ chức dạy học nội khoá 58
2.3.2 Các hình thức tổ chức dạy học ngoại khoá 61
2.3.3 Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học tích hợp nội dung giáo dục biển đảo trong môn Địa lí 12 THPT 64
2.4 Thiết kế giáo án tích hợp giáo dục biển đảo trong môn Địa lí 12 – THPT 69
Tiểu kết 70
Trang 5Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 71
3.1 Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm 71
3.2 Nguyên tắc thực nghiệm 71
3.3.3 Nội dung thực nghiệm 73
3.3.4 Phương pháp thực nghiệm 73
3.4 Kết quả thực nghiệm 73
3.4.1 Về định tính 73
Tiểu kết 79
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TĂT
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Nội dung chương trình Địa lí 12 – THPT 22 Bảng 2.1 Các địa chỉ tích hợp giáo dục biển đảo trong chương trình Địa lí 12
– THPT 34 Bảng 2.2 Xác định các chủ đề tích hợp nội dung giáo dục biển đảo trong
chương trình Địa lí 12 – THPT 38 Bảng 3.1 Bảng tổng hợp kết quả bài kiểm tra kiến thức của HS hai trường sau
khi học xong bài thực nghiệm số 1 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 75 Bảng 3.2 Bảng tổng hợp kết quả bài kiểm tra kiến thức của HS hai trường sau
khi học xong bài thực nghiệm số 2 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 75 Bảng 3.3 Bảng kết quả bài kiểm tra kiến thức của HS từng trường sau khi học
xong 2 bài thực nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 76 Bảng 3 4 Bảng tổng hợp kết quả bài kiểm tra kiến thức của HS sau khi học
xong 2 bài thực nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 77
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Kĩ thuật “Các mảnh ghép” 55
Hình 2.3 Hội thi trực tuyến “Biển đảo quê hương” do Thành đoàn TP.HCM,
báo Tuổi Trẻ và Đài Truyền hình TP.HCM phối hợp tổ chức 63
Hình 3.1 Biểu đồ so sánh kết quả bài kiểm tra kiến thức HS hai lớp Thực
nghiệm và Đối chứng 77
Comment [U2]:
Trang 91 Lí do chọn đề tài
Thế kỉ XXI được các nhà chiến lược xem là “thế kỉ đại dương” bởi cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số hiện nay, tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được trên đất liền sẽ bị cạn kiệt sau vài ba thập kỉ tới, biển có thể mở lối thoát khỏi tình trạng bế tắc nguyên, nhiên liệu cho sự phát triển Chính vì thế mà ngày nay tất cả các quốc gia có biển (kể cả các quốc gia không có biển) cũng đều chú ý tới việc nghiên cứu, khai thác nguồn lợi từ biển, đều vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển trong quá trình phát triển kinh tế đất nước
Việt Nam là một quốc gia biển, biển Đông là một biển lớn trên thế giới và giữ
vị trí quan trọng nhất của khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng như của thế giới Từ bao đời nay, vùng biển, ven biển và hải đảo đã gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất và đời sống của dân tộc Việt Nam Biển không chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn, là cửa ngõ để chúng ta mở rộng quan hệ với quốc tế mà biển còn đóng vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng, là địa bàn chiến lược quan trọng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, nhưng sự hiểu biết của chúng ta về biển còn rất hạn chế, đặc biệt là thanh thiếu niên Để thế hệ trẻ hiểu được vấn đề biển, đảo của nước ta, không có cách nào tốt hơn là đưa chương trình biển, đảo vào giáo dục
ở các cấp học Nhiệm vụ của chúng ta là phải trang bị kiến thức và giáo dục ý thức bảo vệ biển đảo cho HS – những người chủ tương lai của đất nước, nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng ý thức và hành vi đúng đắn cho thế hệ trẻ ở các trường học Ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở nước ta, việc giáo dục biển đảo cho HS ở các trường phổ thông được thực hiện theo phương thức tích hợp vào các môn học, trong
đó có môn Địa lí
Trong chương trình THPT, môn Địa lí lớp 12 có nhiều khả năng tích hợp vì môn này trang bị cho HS những kiến thức tổng hợp về Địa lí tự nhiên, dân cư và Địa lí KT – XH, Địa lí các vùng, địa phương Một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của chương trình Địa lí lớp 12 – THPT là giúp HS hình thành và rèn luyện những năng lực cần thiết để trở thành một người công dân, người lao động có khả năng đưa ra những lựa chọn, quyết định trong một xã hội hết sức đa dạng; có
Trang 10một thế giới đang bùng nổ về CNTT và truyền thông Qua nội dung SGK Địa lí 12 – THPT, nhận thấy nhiều bài có khả năng tích hợp nội dung giáo dục biển đảo, giúp cho HS có khả năng nhận thức được các vấn đề về chủ quyền biển đảo, ảnh hưởng của biển, vấn đề phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, việc giáo dục các kiến thức, kĩ năng, thái độ cho HS liên quan đến vấn đề này còn nhiều hạn chế nên hiệu quả giáo dục chưa cao do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan Việc tích hợp thông qua các bài học này hầu hết mới được thể hiện ở mức độ liên hệ
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả giáo dục biển đảo qua môn Địa lí 12 THPT, chúng
tôi đã chọn đề tài: Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT để
nghiên cứu các nội dung có khả năng tích hợp giáo dục biển đảo, đưa ra các biện pháp
và hình thức tích hợp nội dung này trong chương trình Địa lí lớp 12 – THPT
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm đưa ra khả năng và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp giáo dục biển đảo trong chương trình Địa lí
lớp 12 – THPT
3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức dạy học tích hợp giáo dục biển đảo trong môn Địa lí lớp 12 – THPT
- Xác định địa chỉ và các biện pháp tổ chức dạy học tích hợp giáo dục biển đảo trong môn Địa lí lớp 12 – THPT
- Thiết kế giáo án và thực nghiệm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài nghiên cứu
- Đưa ra kết luận và kiến nghị về việc tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí lớp 12 – THPT
Trang 11Việt Nam giáp biển ở ba phía Đông, Đông Nam và Tây Nam và biển đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Biển Đông tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế và là cửa ngõ của các vùng, miền của Việt Nam
có điều kiện thuận lợi quan hệ trực tiếp, giao thương với thị trường khu vực và quốc
tế, trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hoá Theo tài liệu cho rằng: “Trong vùng
“biển bạc”, mỗi hòn đảo không chỉ như những thỏi “vàng xanh”, mà còn là một “cột mốc chủ quyền” tự nhiên của quốc gia Biển thiêng liêng là vậy, nên bảo vệ và phát triển vì sự trường tồn của biển, đảo quê hương là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn Quân và toàn dân ta” [3] Trong cuốn Biển và hải đảo Việt Nam đã khẳng định:
“Biển có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và an ninh đối với các nước có biển nói riêng và của Thế giới nói chung” [1]
Vì vậy, việc bảo vệ quyền lợi biển là
vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với việc giữ gìn toàn vẹn chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị, phát triển KT – XH của đất nước trong thời kì mở rộng quan
hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế Nên giáo dục biển đảo đang là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, đặc biệt là giáo dục thế hệ trẻ hôm nay sẽ là những sứ giả tạo nên sự kết nối trong toàn xã hội, thúc đẩy những hành động thiết thực vào trong cộng đồng vì biển, đảo quê hương
Đại dương và biển là di sản của tương lai, cho nên không phải ngẫu nhiên Thông điệp Ngày đại dương thế giới năm 2011 – 2012 được Liên Hợp quốc chọn là
“Tuổi trẻ – nguồn sức mạnh để bảo vệ đại dương!” Nhận thức được sứ mệnh và tính tiên phong của tuổi trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong hội nhập
và phát triển đất nước Cuốn 100 câu Hỏi – Đáp về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam [5] là cuốn cẩm nang cần thiết, giúp cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, HS nói riêng có cái nhìn tổng quan về biển, đảo Việt Nam, từng bước nâng cao nhận thức
về vị trí, vai trò của biển đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhằm thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Để mọi người dân hiểu được sự cần thiết phải giáo dục biển đảo, thì không có
giải pháp nào tốt hơn là đưa vào chương trình Giáo dục phổ thông Tài liệu tập huấn giáo viên cốt cán giáo dục quốc phòng – an ninh [71]
được ban hành để xây
Trang 12lực về giáo dục, tuyên truyền về biển, đảo và tài nguyên biển, đảo tại các trường phổ thông
Cuốn Tài liệu hướng dẫn dạy học nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo cho HS Trung học phổ thông [14] nhằm bổ sung thêm thông tin và giáo dục cho HS những hiểu biết về tiềm năng, sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường biển, đảo; bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc Tài liệu cũng đưa ra những cách thức tổ chức hoạt động ngoại khoá để giáo dục cho
HS ý thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong nhà trường phổ thông mang tính chiến lược lâu dài
Tài liệu tuyên truyền chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên biển Đông [2]
đã nhấn mạnh vị trí chiến lược của biển, đảo, các văn bản pháp lí, tình hình biển, đảo gần đây, đặc biệt là khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Tài liệu tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về biên giới, biển, đảo Việt Nam [4] nhằm không ngừng nâng cao nhận thức đúng đắn của GV và HS trong các trường THPT về tầm quan trọng của biển đảo và hoàn thiện nội dung giáo dục biển đảo để
hỗ trợ cho chương trình môn học Lịch sử, Địa lí cấp THPT
Đề tài mà Phan Minh Nhựt thực hiện có tên Giáo dục kiến thức biển - đảo cho học sinh tiểu học qua môn Tự nhiên - Xã hội [50]
gồm 3 chương, dài gần 80 trang, gồm tiểu luận và tranh, ảnh minh hoạ Chương một nói về những vấn đề chung về tình hình biển đảo Việt Nam; chương hai khái quát tình hình thực tế tranh chấp trên biển Đông hiện nay; chương ba là đưa giáo dục kiến thức biển đảo vào chương trình cho học sinh tiểu học qua bộ môn Tự nhiên – Xã hội
Gần đây nhất có cuốn Giáo dục chủ quyền biển đảo, biên giới quốc gia dùng trong Nhà trường phổ thông [36]
được viết nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản,
có tính chọn lọc, chính thống về chủ quyền biển đảo giúp chúng ta nâng cao tình yêu nước và ý thức trách nhiệm công dân đối với việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và thái độ biết trân trọng từng tấc đất, tấc biển của Tổ quốc
Trang 13Vì vậy, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ GD – ĐT, NXB Giáo dục Việt Nam đã tổ chức biên soạn bộ sách Tủ sách Biển Đảo Việt Nam Đây là tủ sách vừa có tính khoa học, vừa có tính sư phạm được tổ chức biên soạn công phu và thẩm định rất chặt chẽ; nhằm cung cấp tư liệu, thông tin có hệ thống, chính xác và hàm súc về biển đảo Việt Nam, vừa đáp ứng được yêu cầu giáo dục về biển đảo trong nhà trường vừa phục vụ công tác tuyên truyền về biển đảo
trong xã hội Bộ sách Giáo dục về biển – đảo Việt Nam [70] nằm trong Tủ sách Biển đảo Việt Nam gồm ba cuốn do PGS Nguyễn Đức Vũ biên soạn dành cho GV và HS Tiểu học, THCS, THPT Bộ sách cung cấp những kiến thức chung về giáo dục biển, đảo, các phương pháp giáo dục trong giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp phù hợp với công tác dạy – học về biển đảo Việt Nam ở từng cấp lớp
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bài viết trong các tạp chí như tạp chí nghiên cứu giáo dục, các tạp chí nghiên cứu lịch sử đã đề cập đến các vấn đề này Một số luận văn, luận án của học viên, nghiên cứu sinh của các trường Đại học trên địa bàn
Hà Nội đã đề cập đến nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức tình cảm cho HS trong
dạy học Địa lí Tiêu biểu là đề tài Vấn đề giáo dục về chủ quyền biển đảo cho thế hệ trẻ hiện nay [32]
– đoạt giải đặc biệt của chương trình Hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông
do Học viện Ngoại giao tổ chức Cao Huy Hiệp, Nguyễn Bá Phúc cho biết họ chọn
đề tài nghiên cứu này vì tình yêu với biển đảo quê hương Thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước, hơn ai hết họ phải biết, phải hiểu về lịch sử của dân tộc nói chung và lịch sử khẳng định chủ quyền biển đảo nói riêng để từ đó khơi dậy, củng cố tình yêu Tổ quốc, nâng cao ý thức học tập, phục vụ sự nghiệp bảo vệ Tổ
quốc, Hay Giáo dục chủ quyền biển, đảo cho thế hệ trẻ Việt Nam [46]
đã đề cập đến sự cần thiết của giáo dục chủ quyền biển, đảo cho thế hệ trẻ Việt Nam, thực trạng giáo dục chủ quyền biển, đảo cho thế hệ trẻ từ góc nhìn giáo dục phổ thông và chủ quyền biển, đảo từ góc nhìn luật pháp quốc tế Quyển sách không chỉ cung cấp thông tin cho thế hệ trẻ mà còn góp phần tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu
nước, nâng cao ý thức trách nhiệm bào vệ chủ quyền biển, đảo đất nước
Trang 14đảo, vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục biển đảo Việc tích hợp giáo dục biển đảo đã được xác định là một trong những nội dung cần thiết cần phải tích hợp trong môn Địa lí Tuy nhiên, vấn đề tích hợp đó còn ở mức liên hệ, mang tính khái quát, chưa có những biện pháp và hình thức tổ chức cụ thể trong chương trình Địa lí
và đặc biệt là lớp 12 – THPT Vì thế, theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD – ĐT, nội dung kiến thức về biển đảo và tài nguyên biển đảo đã được đưa vào chương trình và SGK cấp THPT Nội dung này được đề cập khá hệ thống trong một số bài học và môn học, trong đó có môn Địa lí Trong chương trình SGK Địa lí từ tiểu học đến THCS và THPT, thì nội dung giáo dục biển đảo đều được đề cập tương đối chi tiết trong các cấp học với các nội dung như biển đảo Việt Nam, thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, phát triển các ngành kinh tế biển, vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, để giáo dục cho HS những hiểu biết về tiềm năng, mức độ khai thác và sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường biển, đảo; bảo vệ chủ quyền biển, đảo của
Tổ quốc, hình thành và rèn luyện cho HS những kĩ năng thích hợp nhằm góp phần khai thác hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo Nên giáo dục về biển, đảo cho HS cần tiến hành theo những lộ trình nhất định, qua từng cấp học cần tăng dần khối lượng kiến thức Cụ thể, đối với bậc học mầm non và tiểu học, THCS có thể duy trì cách thức tuyên truyền giáo dục như lồng ghép nội dung về biển, đảo thông qua hình thức kể chuyện lịch sử, vẽ tranh, dã ngoại hay xem phim ảnh, Tuy nhiên,
từ HS cấp THPT trở lên, ngoài việc cung cấp căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền biển, đảo, phải mở rộng, gợi mở những giá trị to lớn của biển, đảo; những hành động, biện pháp khai thác tiềm năng, thế mạnh và nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo một cách hiệu quả Thực hiện Quyết định số 373/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD – ĐT đã ban hành Quyết định số 1461/QĐ – BGDĐT về việc giao nhiệm vụ “Xây dựng và thực hiện đề án tăng cường công tác giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục các cấp học và các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn
2010 - 2015” [8] Góp phần thực hiện nhiệm vụ trên, từ năm 2010 đến nay, Bộ GD –
ĐT đã chỉ đạo các Vụ bậc học, Trường Đại học và Viện Khoa học Giáo dục Việt
Trang 15để giảng dạy trong nhà trường phổ thông ngay từ cấp tiểu học Năm học 2011 –
2012, Bộ đã tổ chức tập huấn cho hơn 400 giáo viên cốt cán về các nội dung: Biển Đông và vùng biển nước ta; Tài nguyên thiên nhiên biển, đảo đa dạng, phong phú; Bảo vệ môi trường biển, đảo Năm học 2012 – 2013, Bộ GD – ĐT đã chỉ đạo các nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục về nội dung bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo theo hướng dẫn của Bộ GD – ĐT Hiện nay, Bộ GD – ĐT đang dự thảo xây dựng Đề án
“Đổi mới chương trình SGK GDPT sau năm 2015” Các kết quả nghiên cứu về biên giới, hải đảo và bảo vệ môi trường biển, hải đảo sẽ được xem xét và vận dụng
để biên soạn chương trình và SGK cho các cấp học trong thời gian tới, nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và quyết tâm bảo vệ chủ
quyền đất nước nói chung, chủ quyền biển đảo Việt Nam nói riêng Như vậy, rõ
ràng ngành giáo dục đã bắt đầu có chuyển biến tích cực nhằm giúp các em HS nâng cao ý thức về biển, đảo quê hương
Kế thừa các thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học cũng như chỉ thị, nhiệm vụ của Bộ GD – ĐT, tác giả nhận thấy cần phải nghiên cứu khả năng và biện pháp tổ chức dạy học tích hợp vấn đề biển đảo như thế nào qua môn học Địa lí lớp
- Nội dung: Đề tài tập trung vào khả năng và biện pháp tổ chức dạy học tích
hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí 12 – THPT và tổ chức thực nghiệm qua bài
2 và bài 8 (Địa lí 12 – THPT)
- Đối tượng khảo sát: GV và HS lớp 12 – THPT trên địa bàn Hà Nội
- Đối tượng thực nghiệm: Đề tài tiến hành thực nghiệm HS lớp 12 – THPT ở
một số trường như:
+ Trường THPT Quang Trung – Đống Đa – Hà Nội
+ Trường THPT Lý Thái Tổ – Hà Nội
Trang 16Trong quá trình dạy học Địa lí ở các trường THPT, nếu vận dụng dạy học
tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lí 12 – THPT thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, giúp cho HS nhận thức đầy đủ các vấn đề về biển đảo, hình thành các kĩ năng cần thiết, có ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và tăng cường tình yêu quê hương, đất nước
8 Quan điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
8.1 Quan điểm nghiên cứu
* Quan điểm hệ thống
Đối tượng nghiên cứu của Địa lí KT – XH là hệ thống có cấu trúc phức tạp bao gồm nhiều phân hệ khác nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Mối quan hệ này bền vững đến nỗi chỉ cần một thay đổi nhỏ trong một phân hệ nào đó cũng có khả năng dẫn đến sự biến đổi theo dây chuyền của các phân hệ khác và ảnh hưởng đến hoạt động của toàn hệ thống Do đó, trong quá trình nghiên cứu Địa lí chúng ta cần đứng trên quan điểm hệ thống
Vận dụng quan điểm hệ thống vào đề tài vì biển Đông là một bộ phận của chủ quyền lãnh thổ và có liên hệ với chủ quyền của nhiều nước trong khu vực Vì thế, khi nghiên cứu, chúng ta phải đặt vấn đề trong mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại của các yếu tố tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh nhằm giúp tác giả hiểu rõ mối quan hệ giữa các thành tố dạy học để đưa ra nội dung, hình thức, biện pháp tích hợp phù hợp với từng nội dung bài học và đặt trong hệ thống cấu trúc chương trình Địa
lí phổ thông và chương trình Địa lí lớp 12 – THPT
* Quan điểm giáo dục định hướng phát triển năng lực
Quan điểm có tính chất chỉ đạo đối với công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay, tác giả đã vận dụng để xây dựng các bài toán nhận thức, phát huy được tối đa những năng lực cần thiết cho HS, HS có thể chủ động, tích cực với việc giải quyết các vấn đề thực tiễn
Vận dụng quan điểm này để xác định các năng lực cần thiết cho HS qua việc
Trang 17phát triển các năng lực cho HS
* Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm tương đối mới, ra đời trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên thế giới, phản ánh xu thế phát triển của thời đại và định hướng cho tương lai của nhân loại Đây vừa là quan điểm vừa là mục tiêu nghiên cứu của Địa lí
Vận dụng quan điểm này để giáo dục HS trong việc khai thác, sử dung hợp lí các nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn tài nguyên từ biển, đảo; có các định hướng hành động bảo vệ biển đảo,…
* Quan điểm dạy học tích hợp
Dạy học các môn học cần dạy cách tìm tòi sáng tạo và cách vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau Tức là, dạy cho HS biết cách sử dụng kiến thức
và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống cụ thể, có ý nghĩa nhằm mục đích hình thành, phát triển năng lực Đồng thời, chú ý xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng khác nhau của môn học này với các môn học hay các phân môn khác nhau để bảo đảm cho HS khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình vào giải quyết các tình huống tích hợp Do vậy, nói đến dạy học tích hợp với việc hình thành, phát triển năng lực của người học đồng nghĩa với việc người học là trung tâm của hoạt động học
Vận dụng quan điểm này để tích hợp những nội dung giáo dục biển đảo cho
HS, từ đó đưa ra những khả năng và biện pháp tích hợp cho hiêụ quả, giúp HS có cái nhìn tổng quan về biển đảo, phát huy năng lực của HS, hình thành thái độ tình yêu biển đảo và trách nhiệm phải bảo vệ chủ quyền biển đảo
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, chúng tôi còn sử dụng một số quan điểm dạy học khác như quan điểm kết hợp giữa dạy học truyền thống với dạy học hiện đại, quan điểm lấy người học làm trung tâm mà thực chất của quan điểm
này là lấy việc học làm trung tâm,
8.2 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được vận dụng nhiều nhất và hiệu quả nhất trong quá trình
Trang 18khác nhau: tạp chí, sách báo, intenet, thực tế,… để làm tư liệu cho đề tài Trên cơ sở phân tích, chọn lọc thông tin từ lí thuyết về biển đảo, về tài liệu tích hợp,… tác giả mới phân chia thành các nhóm nội dung, chọn lọc, sắp xếp, tổng hợp tạo ra một hệ thống lí thuyết mới đầy đủ, khoa học và lôgic về vấn đề nghiên cứu
* Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp tranh thủ những ý kiến và kinh nghiệm của các giáo sư, tiến
sĩ, các thầy cô dạy giỏi môn Địa lí Trong đề tài này tác giả tiến hành phỏng vấn một số thầy cô trong khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm Hà Nội và các thầy cô dạy Địa lí THPT trên địa bàn Hà Nội về cách thức, kinh nghiệm tổ chức dạy học tích hợp nội dung biển đảo Từ đó, tác giả tập hợp những ý kiến vận dụng vào đề tài nghiên cứu
* Phương pháp điều tra, khảo sát
Sử dụng phương pháp này để tìm hiểu về thực trạng dạy và học tích hợp nội dung biển đảo trong chương trình Địa lí lớp 12 – THPT của GV và HS Tác giả thiết
kế các loại phiếu điều tra gồm cả trắc nghiệm và tự luận để lấy thông tin từ GV và
HS Từ đó, nhận thức được thực trạng để đưa ra các biện pháp thích hợp để cải tiến việc dạy học tích hợp cho HS lớp 12 – THPT trong môn Địa lí Phương pháp này còn được sử dụng để khảo sát kết quả thực nghiệm
* Phương pháp thống kê toán học
Trang 19nghiên cứu, tác giả đã sử dụng một số tham số để đo lường như: giá trị trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn,… để xử lí kết quả thực nghiệm
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tích hợp giáo dục biển đảo qua
môn Địa lí lớp 12 – THPT
Chương 2: Khả năng và biện pháp tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa
lí 12 – THPT
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 20PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC
BIỂN ĐẢO QUA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 – THPT
1.1 Một số vấn đề về giáo dục biển đảo trong trường phổ thông
Theo giáo trình Giáo dục học các tác giả cho rằng: “Giáo dục được hiểu như là
quá trình thống nhất của sự hình thành tinh thần và thể chất của mỗi cá nhân trong
xã hội Với cách hiểu này, giáo dục đóng vai trò như một mặt không thể tách rời cuộc sống con người, của xã hội, nó là một hiện tượng xã hội.” [51]
Giáo dục biển, đảo là sự truyền đạt và lĩnh hội các kiến thức về biển, đảo cho người dân Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho họ biết và hiểu sâu sắc hơn nữa về các vấn đề biển, đảo Việt Nam Từ đó, góp phần củng cố và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc
1.1.1 Sự cần thiết phải giáo dục biển đảo
Việt Nam là một quốc gia giáp biển, với đường bờ biển dài 3260 km, vươn ra biển, khai thác và bảo vệ biển là sự lựa chọn có tính chất sống còn của dân tộc Việt Nam Vì thế, giáo dục nói chung và giáo dục nhận thức về bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo nói riêng phải được bắt đầu từ trường học Từ đó, từng bước lan toả
trong gia đình và cộng đồng Tuy nhiên, “khi nhắc đến diện tích quốc gia, nhiều người vẫn đơn giản nghĩ tới vùng đất liền chứ ít chú ý tới vùng biển Nguyên nhân của sự thiếu sót trong nhận thức này một phần bắt nguồn từ việc những nội dung về biển, đảo ít được đề cập một cách bài bản, nghiêm túc trong chương trình giáo dục
ở tất cả các cấp Chúng ta có thiếu sót thì phải thẳng thắn thừa nhận và nhanh chóng sửa đổi.” Đó là quan điểm của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Cơ – nguyên
Phó Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội khi trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân xoay quanh nội dung: Làm gì để tăng cường kiến thức, tình yêu quê hương, biển, đảo cho HS, sinh viên hiện nay?
Trang 21Có một thực tế hiện nay là, khi hỏi các bạn trẻ về biển đảo của nước ta, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ai cũng có thể trả lời “đó là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc”, nhưng để lí giải nguồn gốc nó như thế nào, có tiềm năng, thế mạnh, nguồn lợi kinh tế ra sao thì không phải ai cũng trả lời được Nhìn chung, kiến thức về biển đảo của các em HS hiện nay còn nhiều hạn chế Trong chương trình Địa lí cấp THCS và cấp THPT thì nội dung giáo dục biển đảo chủ yếu tập trung ở lớp 9 và lớp 12, còn các lớp khác trong 2 cấp học chỉ giáo dục theo hướng lồng ghép tích hợp Chính vì vậy, HS chưa có cái nhìn toàn diện và sâu sắc
về các vấn đề biển đảo Làm cách nào giúp các em thấy được giá trị vô giá của tài nguyên biển đảo và vấn đề quan trọng nhất là sử dụng tài nguyên đó như thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời phải đảm bảo tính bền vững về môi trường Đây quả thực là vấn đề khó đối với xã hội nói chung và đối ngành giáo dục nói riêng Để thế hệ trẻ hiểu được các vấn đề về biển, đảo của nước ta, cách tốt nhất là đưa chương trình biển, đảo vào giáo dục ở các cấp học Mới đây, Bộ GD – ĐT có nhiều chương trình tập huấn về nội dung biển, đảo Việt Nam đối với các GV dạy môn Địa lí ở bậc THPT trên khắp cả nước và các đề án phục vụ cho nhiệm vụ này Đặc biệt nhất là kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm học 2011 – 2012, vấn đề biển, đảo đã được đưa vào nội dung thi Như vậy, ngành giáo dục đã bắt đầu có chuyển biến tích cực nhằm giúp cho HS những hiểu biết về tiềm năng, mức độ khai thác và sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường biển, đảo; bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc Thực tế ấy, đòi hỏi việc giáo dục biển đảo cho HS là điều cần thiết và có ý nghĩa chiến lược trong giai đoạn hiện nay và phải đưa chương trình biển đảo vào giáo dục ở các cấp học Ở bậc Đại học và cao hơn, việc giáo dục này càng trở nên quan trọng và có tính chuyên sâu, chuyên ngành hơn, nhất là đối với sinh viên sư phạm, bởi sau này họ sẽ trở thành các thầy, cô giáo truyền dạy kiến thức cho nhiều thế hệ HS khác
1.1.2 Tính hợp lí của giáo dục biển đảo trong nhà trường phổ thông
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Bộ đội Hải quân (năm 1961): “Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển Biển ta dài, tươi đẹp, ta
Trang 22phải biết giữ gìn lấy nó” Vì thế, các trường phổ thông là lực lượng hùng hậu về công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đối khí hậu, bảo vệ tài nguyên biển, đảo và chủ quyền vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước Trước hết, về đội ngũ GV ở các trường phổ thông là những người được trang
bị đầy đủ kiến thức lẫn công cụ để những kiến thức về biển, đảo không chỉ nằm trên tấm bản đồ, tư liệu xơ cứng mà phải thấm sâu vào nhận thức, chảy trong huyết quản
và trở thành câu chuyện tâm tình giữa thầy và trò Đó không chỉ là vấn đề kĩ thuật
mà còn là vấn đề nghệ thuật Ở nhà trường phổ thông đội ngũ GV vừa nhiệt tình, vừa có kĩ năng và có nghệ thuật truyền đạt Các thầy cô có thể dùng nhiều hình thức như hình ảnh, tấm gương, tham quan tìm hiểu,… để thu hút sự chú ý và hứng thú của HS
Về số lượng HS trong nhà trường phổ thông khá đông, theo thông tin của Bộ
GD – ĐT, năm học 2011 – 2012 số HS của GDPT là 14,7 triệu (Trong đó: HS tiểu học: 7,1 triệu, THCS: 4,9 triệu, THPT: 2,7 triệu) Nếu tính riêng, số lượng HS trung học chiếm gần 1/10 dân số nước ta và có liên quan đến hàng triệu hộ gia đình HS phổ thông là những động lực và nhân tố cơ bản để lan toả trong xã hội, những hành động của các em đều có tính động viên, khích lệ lớn đối với gia đình, xã hội và do
đó, có tác động làm thay đổi hành vi, cách ứng xử của mọi người trong xã hội đối với vấn đề biển đảo Mặt khác, đây là lực lượng chủ lực trong việc thực hiện và duy trì các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ biển đảo trong và ngoài nhà trường Đồng thời, những kiến thức và kĩ năng về bảo vệ chủ quyền biển đảo mà các em tiếp thu được từ nhà trường sẽ dần hình thành trong tư duy, hành động của các em trong tương lai Bởi vậy, việc đầu tư cho giáo dục biển, đảo trong hệ thống giáo dục phổ thông nói riêng,
hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, là một giải pháp lâu dài, nhưng hiệu quả kinh
tế nhất và bền vững nhất
Giáo dục biển đảo đưa vào nhà trường phổ thông được tiến hành bằng nhiều con đường khác nhau: có bài, mục riêng về biển và hải đảo, lồng ghép vào những nội dung bài học liên quan, liên hệ nội dung dạy học với biển, đảo Các môn học
Trang 23trong nhà trường phổ thông có nhiều khả năng tích hợp nội dung giáo dục biển đảo (chẳng hạn như môn Ngữ Văn, Địa lí, Sinh học, Lịch sử ở cấp THCS và THPT; môn Địa lí, Tiếng Việt, Lịch sử ở Tiểu học) Đặc biệt, trong chương trình THPT hiện nay có các môn như: Hoạt động ngoài giờ lên lớp, Hoạt động hướng nghiệp, Các môn học này giúp các em HS sẽ càng thêm yêu quê hương, đất nước và ý thức được trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc thiêng liêng Như vậy, việc giáo dục biển đảo trong nhà trường phổ thông là rất hợp lí và có ý nghĩa chiến lược Tuy nhiên, để công tác giáo dục chủ quyền biển, đảo trong nhà trường đạt hiệu quả cần được chú trọng quan tâm hơn nữa Bên cạnh việc mở rộng phạm vi tích hợp vào nhiều môn học thuộc khoa học xã hội, với những nội dung, thời lượng
cụ thể, cần bổ sung nội dung giáo dục biển, đảo Việt Nam cho HS bằng những tiết học chính khoá riêng biệt Đối với nhà trường, bên cạnh việc xen kẽ vào chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp, lồng ghép vào các tiết học và các hoạt động văn hoá – văn nghệ trong nhà trường rất cần hơn nữa những buổi tổ chức ngoại khoá về biển, đảo của quê hương
1.1.3 Nội dung giáo dục biển đảo trong nhà trường phổ thông
Góp phần tăng cường công tác giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo cho đội ngũ GV và HS trong ngành GD – ĐT giai đoạn 2011 – 2015, Bộ GD –
ĐT đã biên soạn Tài liệu giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo cho HS THPT [14] Tài liệu này đưa ra những nội dung giáo dục biển đảo thành các chủ đề để nâng cao nhận thức cho GV và HS cấp THPT, đồng thời thông qua việc giáo dục dần hình thành các kĩ năng sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo
1.1.3.1 Biển Đông và vùng biển Việt Nam
Một là, khái quát về biển Đông:
* Vị trí và giới hạn của biển Đông
Với diện tích hơn 3477 nghìn km2, biển Đông là một biển lớn, đứng thứ ba trong các biển của Thế giới Chiều dài của biển Đông là khoảng 1900 hải lí (tữ vĩ độ
30 N đến vĩ độ 260
B, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 600 hải lí (từ kinh độ 1000
Trang 24Đ đến kinh độ1210 Đ) Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển của 8 nước: Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xing-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nay, Phi-lip-pin Biển Đông là một biển nửa kín vì các đường thông ra đại dương đều có các đảo và quần đảo bao bọc, thông với Thái Bình Dương bằng nhiều eo biển
* Một số đặc điểm tự nhiên của biển Đông
Biển Đông có địa hình phức tạp Độ sâu trung bình là 1.140m, nơi sâu nhất đạt 5.559m Nhìn chung, biển Đông sâu ở phía Đông giáp Phi-lip-pin và ở vùng trung tâm, nông ở phía Tây và phía Nam giáp Việt Nam và Ma-lai-xi-a Thềm lục địa của biển Đông khá bằng phẳng Khí hậu biển Đông mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu sự chi phối của hai hệ thống khí áp: áp cao Xi-bia vào mùa đông và
áp thấp Ấn Độ – Mi-an-ma vào mùa hạ Tuy nhiên, khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam Ở phía Bắc có gió mùa Đông Bắc vào mùa đông, gió mùa Nam hoặc Đông Nam vào mùa hạ; ở phía Nam, mùa đông không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mà thịnh hành là gió Mậu Dịch Đông Bắc, mùa hạ là gió mùa Tây Nam Nhìn chung, biển Đông là một vùng biển nhiệt đới, có nhiệt độ cao Nhiệt độ trung bình của nước tầng mặt trên toàn biển Đông là khoảng
27 – 280C Mỗi năm trung bình có 9 – 10 cơn bão hoạt động trên biển Đông, trong
đó khoảng 4 – 5 cơn hình thành tại chỗ, số còn lại là từ vùng Tây Thái Bình Dương
đổ bộ vào Mùa bão thường diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 Độ muối của nước biển Đông chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: chế độ gió mùa, sự trao đổi nước giữa biển Đông với Thái Bình Dương và với các biển lân cận, nước của các con sông đổ ra, Vì vậy, độ muối của nước biển Đông thay đổi theo mùa và theo điều kiện địa phương ven biển Hoàn lưu nước trên biển Đông chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa
và của địa hình bờ biển Trong mùa Đông, gió mùa Đông Bắc tạo nên một hải lưu chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam dọc bờ biển Việt Nam Mùa hạ, gió mùa Tây Nam tạo nên hải lưu chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, chảy sát bờ biển Trung Bộ Việt Nam
* Vị trí địa chiến lược và tiềm năng kinh tế của biển Đông
Trang 25- Tầm quan trọng về điạ chiến lược của biển Đông: Biển Đông có tuyến đường giao thông huyết mạch, nối các nền kinh tế trên bờ Thái Bình Dương với các nền kinh tế trên bờ Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương Đây là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới nếu tính theo tổng lượng hàng hoá thương mại chuyển qua hàng năm Mỗi ngày có khoảng 150 – 200 tàu các loại qua lại biển Đông, tromg
đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5000 tấn, hơn 10 % là tàu có trọng tải từ
3000 tấn trở lên Ven biển Đông có 530 cảng biển, trong đó có 2 cảng vào loại lớn
và hiện đại bậc nhất Thế giới là cảng Xing-ga-po và cảng Hồng Công Nhiều nước châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Xing-ga-po, Trung Quốc,…) có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào giao thông trên biển Đông Có tới 70 % khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45 % khối lượng hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua tuyến đường này Hơn 90% lượng vận tải thương mại của Thế giới được thực hiện bằng đường biển và 45 % trong số đó đi qua biển Đông Quanh biển Đông có nhiều eo biển quan trọng đối với nhiều nước (eo biển Ma-lắc-ca, eo biển Xun-đa,…) Eo biển Ma-lắc-ca nằm giữa đảo Xumatra (In-đô-nê-xi-a) và bán đảo
Mã Lai, nối biển Đông với Ấn Độ Dương Dưới góc độ kinh tế và chiến lược, tầm quan trọng của eo biển Ma-lắc-ca sánh ngang với kênh đào Xuy-ê hoặc kênh đào Pa-na-ma Vì vậy, đây được coi là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng nhất châu Á Theo số liệu năm 2006 – 2007 của Bộ Năng lượng Hoa Kì, gần 1/3 số dầu mỏ của thế giới được vận chuyển bằng tàu thuyền qua eo biển này, biến nó trở thành 1 trong 2 tuyến đường biển quan trọng nhất thế giới (sau tuyến đường biển qua eo Hooc-mut)
- Tiềm năng kinh tế của biển Đông: Biển Đông là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là tài nguyên sinh vật, khoáng sản, du lịch,… Xung quanh biển Đông có các nước đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản quan trọng của thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Biển Đông được coi là 1 trong 5 bồn trũng chứa nhiều dầu khí lớn nhất thế giới Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Hoa Kì, lượng dự trữ dầu đã được
Trang 26kiểm chứng ở biển Đông là 7 tỉ thùng Còn theo đánh giá của Trung Quốc thì trữ lượng dầu khí ở biển Đông khoảng 213 tỉ thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỉ thùng Ngoài ra, theo các chuyên gia Nga thì khu vực Hoàng Sa, Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng băng
Hai là, vùng biển Việt Nam:
* Các vùng biển và thềm lục địa
Vùng biển của quốc gia ven biển được quy định bởi Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển được các nước kí kết vào năm 1982 Việt Nam phê chuẩn Công ước 1982 vào năm 1994 Theo Công ước về Luật biển năm 1982 thì một quốc gia ven biển sẽ có 5 vùng biển bao gồm: nội thuỷ lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
- Vùng nội thuỷ: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ
sở (đường cơ sở là những đường thẳng trên biển nối liền với các đảo ven bờ và các mũi đất nhô ra ngoài biển xa nhất là đảo Cồn Cỏ, đảo Lí Sơn, mũi Đại Lãnh, Côn Đảo, đảo Thổ Chu, đảo Phú Quốc) Trong vùng nội thuỷ, Nhà nước ta có mọi chủ quyền như ở phần đất liền
- Vùng lãnh hải: là vùng biển tính từ đường cơ sở rộng về phía biển tới 12
hải lí (1 hải lí = 1.852 m) Ranh giới của lãnh hải được xác định bởi các đường song song cách đều đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên các vịnh với các nước hữu quan – đây chính là đường biên giới quốc gia trên biển Trong vùng lãnh hải, Nhà nước ta cũng có mọi chủ quyền khai thác tài nguyên, đánh bắt thuỷ hải sản,…
- Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển rộng 12 hải lí tính từ đường lãnh hải
trở ra phía biển Trong vùng tiếp giáp lãnh hải, Nhà nước có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư,
- Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng biển tiếp giáp với lãnh hải và hợp với lãnh
hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được
Trang 27đặt đường ống dẫn dầu, dây cáp ngầm qua đáy biển nước ta; và tàu thuyền và máy bay nước ngoài được tự do hoạt động về hàng hải, hàng không theo công ước Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982
- Vùng thềm lục địa: là phần kéo dài của đất liền dưới đáy biển, mở rộng ra
ngoài lãnh hải, có độ sâu khoảng 200m Trên thềm lục địa, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là dầu khí ở vùng thềm lục địa phía Nam)
* Đảo và quần đảo trong vùng biển Việt Nam
Theo Công ước về Luật biển năm 1982 thì đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên, vùng đất này vẫn ở trên mặt nước Quần đảo là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau chặt chẽ đến mức tạo thành một thể thống nhất về địa lí, kinh tế và chính trị Trên vùng biển nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ Sau đây là một số quần đảo và đảo trên vùng biển nước ta
- Quần đảo Hoàng Sa: là một trong hai quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời Trong lịch sử quần đảo Hoàng Sa còn có tên là Bãi Cát Vàng, tên quốc tế thường được thể hiện trên các hải đồ là Paracels Quần đảo gồm 37 đảo,
đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lí khác thuộc huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng Khu vực quần đảo nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.000 km2
Hoàng Sa nằm trong vùng xích đạo từ có độ sai lệch từ không thay đổi hoặc thay đổi rất nhỏ, rất thuận lợi cho việc đi biển Quần đảo này có khí hậu nhiệt đới, nóng
ẩm, mưa nhiều, thường có sương mù và nhiều giông bão, nhất là từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm Trên một số đảo có nguồn nước ngọt, cây cối um tùm, vô số chim và đặc biệt là có nhiều rùa biển sinh sống
Nằm phía Đông của Việt Nam, Hoàng Sa án ngự đường hàng hải quốc tế huyết mạch từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương Vùng biển này có tiềm năng lớn về khoáng sản và nguồn hải sản, thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, quan trọng hơn đây là vị trí quân sự chiến lược, khống chế đường giao thông trên biển và trên không trong khu vực phía Bắc Biển Đông
Trang 28- Quần đảo Trường Sa: Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa tính đến đảo gần nhất là khoảng 350 hải lí, đảo xa nhất là khoảng 500 hải lí; cách Vũng Tàu 305 hải lí; cách Cam Ranh 250 hải lí; cách đảo Phú Quốc 240 hải lí, cách Bình Thuận (Phan Thiết) 270 hải lí Quần đảo trải dài từ 60
2’ Bắc đến 111028’ Bắc; từ kinh độ 1120
Đông đến 1150 Đông trong vùng biển chiếm khoảng 160.000 km2 đến 180.000 km2 Biển tuy rộng nhưng diện tích các đảo, đá, bãi nổi trên mặt nước lại rất ít, chỉ tổng cộng 11 km2
Về số lượng đảo theo thống kê của tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao (vụ Biển thuộc Ban Biên giới Chính phủ) năm 1988 bao gồm 137 đảo,
đá, bãi; không kể 05 bãi ngầm thuộc thềm lục địa Việt Nam gồm: bãi Phúc Trần; bãi Huyền Trân; bãi Quế Đường; bãi Phúc Nguyên; bãi Tứ Chính.Trên các đảo có nhiều loại cây xanh như phong ba, phi lao, bàng vuông và một số loại dây leo cỏ dại Loại đất trên các đảo của quần đảo Trường Sa là cát san hô, có lẫn những lớp phân chim lẫn mùn cây có bề dày khoảng 5 – 10 cm Một số đảo trong quần đảo có nước ngầm như đảo Song Tử Tây, đảo Song Tử Đông, đảo Trường Sa Nguồn lợi hải sản ở quần đảo Trường Sa rất phong phú, đặc biệt có loại vích là động vật quý hiếm, cá ngừ đại dương có giá trị kinh tế cao Không chỉ có trữ lượng tài nguyên khá lớn, đa dạng mà quần đảo Trường Sa còn có vị trí quân sự chiến lược quan trọng án ngữ phía Đông Nam nước ta
- Ngoài ra, có quần đảo Vân Hải (Hạ Long), đảo Cát Bà (Hải Phòng), quần đảo CôTô (Quảng Ninh), đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), đảo Lí Sơn (Quảng Ngãi), đảo Phú Quốc (Kiên Giang),
1.1.3.2 Vấn đề phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển
Thứ nhất, khai thác tổng hợp các ngành kinh tế biển: Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng (đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác khoáng sản, du lịch biển, giao thông vận tải biển) Vì vậy, việc khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế
cao và bảo vệ môi trường Mặt khác, môi trường biển là không thể chia cắt được
Bởi vậy, khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, vùng
nước và các đảo xung quanh Môi trường đảo do sự biệt lập nhất định của nó, lại có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người
Trang 29Thứ hai, khai thác và nuôi trồng hải sản:
* Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng hải sản
Nước ta có bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2 Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hằng năm khoảng 1,9 triệu tấn Nước ta vùng biển có hơn 2000 loài cá, trong đó có hơn 100 loài có giá trị kinh
tế Tổng trữ lượng khoảng hơn 2,7 triệu tấn, với khả năng khai thác khoảng 1,1 triệu tấn Biển Việt Nam có khoảng 1647 loài giáp xác, trong đó tôm, cua là những loài
có giá trị kinh tế cao Ngoài ra, có rất nhiều loài nhuyễn thể, với hơn 2500 loài,
trong đó phải kể đến mực, ốc, trai ngọc, sò huyết, hàu, vẹm xanh, Nước ta đã phát
hiện được 653 loài rong biển, trong đó rong mơ và rong câu là quan trọng nhất Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó 4 ngư trường trọng điểm Đây là nơi có nhiều cá, tôm và các hải sản khác, thuận lợi cho việc khai thác, cho năng suất và sản lượng cao Dọc bờ biển nước ta có những bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn Đó là những khu vực thuận lợi cho nuôi trồng hải sản Nhân dân ta có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng hải sản Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn Ngoài ra, còn có các nhân tố khác: chính sách, thị trường,
Bên cạnh mặt thuận lợi đó, ngành hải sản nước ta cũng gặp một số khó khăn như: thiên tai: mưa, bão, Hằng năm có 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có từ 3 – 4 cơn bão đổ trực tiếp vào nước ta gây hậu quả nặng nề cho vùng đồng bằng ven biển, nhất là ở Trung Bộ về cả tài sản và tính mạng Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới, Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản cũng bị đe doạ suy giảm
* Thực trạng khai thác nuôi trồng hải sản
Nhìn chung, sản lượng đánh bắt hải sản (chủ yếu là cá biển) trong những năm qua liên tục tăng từ 1791,1 nghìn tấn (2005) lên 2226,6 nghìn tấn (2010) Nguyên nhân gia tăng sản lượng khai thác hải sản là do số lượng tàu đánh bắt tăng
Trang 30và ngày càng hiện đại, đường lối chính sách, thị trường ngày càng mở rộng, Trong
cơ cấu sản lượng hải sản, cá biển chiếm ưu thế tuyệt đối, phần còn lại tôm, mực và
các hải sản khác Tuy nhiên, ngành đánh bắt và khai thác hải sản còn nhiều vấn đề
tồn tại như: Vẫn còn nhiều phương tiện đánh bắt lạc hậu, việc đánh bắt ven bờ vẫn
diễn ra phổ biến làm cho nguồn lợi hải sản ven bờ bị suy giảm nhanh chóng Sử
dụng phương tiện đánh bắt mang tính huỷ diệt vẫn diễn ra: chất độc, mìn, và sử dụng mắt lưới quá nhỏ khiến các loài bị khai thác triệt để, gây cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường Việc đánh bắt vào mùa cá sinh sản làm thiệt hại đến những
cơ cấu diện tích nuôi trồng thuỷ sản biển, tôm chiếm ưu thế tuyệt đối Tôm sú, tôm càng xanh, tôm hùm được nuôi nhiều Nghề nuôi cá biển cũng được chú ý triển khai mạnh mẽ để đạt được mục tiêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Cả hai hình thức nuôi cá biển đều được chú ý là: nuôi cá biển theo kiểu lồng bè đơn giản
và nuôi trên lồng bè tập trung quy mô công nghiệp Nghề nuôi trồng nhuyễn thể bao gồm ngao, sò lông, trai ngọc, hàu, tu hài, bắt đầu được phát triển ở nhiều nơi Rong biển phát triển ở các tỉnh ven biển miền Bắc và miền Trung Rong biển cũng đang được khuyến khích nuôi trồng Nhờ đẩy mạnh nuôi trồng hải sản, cơ cấu kinh
tế ở nhiều vùng ven biển có những chuyển biến tích cực Cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, tài nguyên biển được tận dụng và sử dụng hợp lí hơn
Trang 31Thứ ba, khai thác tài nguyên khoáng sản biển, đảo: Nước ta có tài nguyên dầu khí phong phú với trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3
khí Kết quả công tác tìm kiếm, thăm dò trong thời gian qua đã xác định ở vùng thềm lục địa nước ta có 8 bể trầm tích Đệ tam: Bể Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu – Mã Lai, Vũng Mây, Hoàng Sa và Trường Sa Nước ta mới bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm 1986 Từ đó đến nay, sản lượng không ngừng tăng Cùng với dầu mỏ, khí tự nhiên cũng đang được khai thác với sản lượng ngày càng tăng Dầu khí là tài nguyên không thể phục hồi, khai thác đến đâu hết đến đấy Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm dầu và tràn dầu gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường sinh thái
Vì thế, cần phải khai thác và sử dụng hợp lí, tránh lãng phí và gây ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác và vận chuyển Ngoài ra còn có các tài nguyên khác như muối, titan, đất hiếm, cát thuỷ tinh,
Thứ tư, phát triển du lịch biển: Việt Nam có đường bờ biển dài, cả nước có khoảng 125 bãi biển kéo dài từ Trà Cổ (Quảng Ninh) tời Hà Tiên (Kiên Giang) Nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt thuận lợi cho việc phát triển du lịch và an dưỡng, đặc biệt là đoạn từ Đại Lãnh (Khánh Hoà) tới Mũi Né (Phan Thiết) có Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Nha Trang, Cà Ná, Mũi Né, Vũng Tàu, Trong hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, có rất nhiều đảo có giá trị về du lịch: Cát Bà, Cù Lao Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc, Trên các đảo
có nhiều bãi biển, phong cảnh đẹp và còn giữ nguyên vẻ hoang sơ để phát triển loại hình du lịch biển Việt Nam có rừng ngập mặn đứng thứ hai thế giới, sau rừng ngập mặn Amazôn ( Nam Mỹ) Ở nước ta rừng ngập mặn tập trung chủ yếu ở Nam Bộ, với diện tích khoảng 300.000 ha Rừng ngập mặn không chỉ hấp dẫn các nhà nghiên cứu thực, động vật, sinh thái, môi trường mà còn hấp dẫn đối với
khách du lịch Tuy nhiên, ô nhiễm tại các bãi biển du lịch ngày càng trở nên trầm trọng Tình trạng này dễ nhận thấy đó là thói quen vứt, xả rác bừa bãi tại các bãi
biển làm môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng Để du lịch phát triển bền vững, việc bảo vệ môi trường du lịch không chỉ đơn thuần là của chính quyền địa phương, công ty du lịch mà cả ý thức của du khách lẫn người dân sở tại
Trang 32Thứ năm, phát triển ngành giao thông vận tải biển: Với một vùng biển rộng lớn hơn 1triệu km2
và đường bờ biển dài, nước ta có vị trí thuận lợi, nằm trên đường giao thông hàng hải quốc tế từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, từ khu vực Đông Á xuống châu Đại Dương Dọc bờ biển có nhiều vũng vịnh kín gió thuận lợi cho việc xây dựng các cảng nước sâu; trên thực tế nhiều cảng nước sâu đã được hình thành như: Cái Lân (Quảng Ninh), Nghi Sơn (Thanh Hoá), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhiều cửa sông cũng thuận lợi cho việc xây dựng cảng biển Tuy nhiên, nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai, mỗi năm co
từ 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở biển Đông, trong đó có 3 – 4 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào nước ta Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giao thông vận tải biển Hiện nay, nước ta có khoảng 49 cảng được xếp loại và 166 bến cảng Hàng loạt các cảng hàng hoá lớn đã được cải tạo và nâng cấp như: cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Hải Phòng, cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẵng, Một số cảng nước sâu đã được xây dựng như: Cái Lân (Quảng Ninh), Nghi Sơn (Thanh Hoá), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Dung Quất (Quảng Ngãi), Hàng loạt cảng nhỏ khác cũng đã được xây dựng Các tuyến vận tải hàng hoá và hành khách đến thường xuyên đã nối liền các đảo với đất liền, góp phần quan trọng vào việc phát triển KT – XH ở các đảo và quần đảo
Thứ sáu, khai thác các loại tài nguyên khác: Thuỷ triều, gió biển,… là những nguồn tài nguyên vô tận Nhìn chung tài nguyên này chưa được khai thác rộng rãi Trong tương lai khi trình độ khoa học kĩ thuật nước ta phát triển, nhu cầu năng lượng ngày càng nhiều, trong khi nguồn năng lượng hoá thạch ngày càng cạn kiệt thì nguồn năng lượng vô tận này chắc chắn sẽ được khai thác nhiều hơn
1.1.3.3 Khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo tại các vùng KT – XH của nước ta
Vùng biển và hải đảo nước ta với đường bờ biển dài 3260km, có 28 tỉnh và thành phố giáp biển Có thể phân chia ra 3 vùng biển và hải đảo tiêu biểu cho các vùng biển nước ta dựa trên cơ sở của 7 vùng KT – XH Đó là Trung du miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng; vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ; vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 33Một là, biển đảo vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng
* Giới thiệu chung về biển đảo của vùng: Trung du miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng có 413 km đường bờ biền thuộc địa bàn của thành phố trực thuộc Trung ương Đây là vùng biển nằm ở các vĩ độ cao nhất của đường bở biển nước ta
Về cấu tạo địa chất, vùng này thuộc nền cổ Hoa Nam – Bắc Việt Nam Địa hình bờ biển ở đây có dạng mài mòn, bồi tụ, nhiều nơi thích hợp cho việc xây dựng các cảng biển Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh Bão và lũ lụt là hai thiên tai lớn nhất của vùng Tài nguyên sinh vật đều rất đa dạng, phong phú Về KT – XH, vùng này có kinh tế phát triển, có truyền thống lâu đời, dân số tương đối thấp Hoạt động kinh tế biển ở đây chưa được chú trọng
* Tiềm năng và hiện trạng khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, phát triển
du lịch và giao thông vận tải biển: Nghề cá vùng biển này có từ lâu đời, sản lượng phong phú Vịnh Bắc Bộ là một vùng kín, thềm lục địa nông, ven bờ có nhiều cửa sông lớn, thuận lọi cho việc đánh bắt gần bờ, nuôi trồng hải sản Người dân có kinh nghiệm chế biến Những năm gần đây, sản lượng thuỷ sản tự nhiên có xu hướng giảm mạnh do tài nguyên cạn kiệt và số lượng tham gia khai thác đông hơn Vì thế, vùng này cần phải tăng cường việc nuôi trồng, chế biến hải sản và khuyến khích đánh bắt xa bờ Trong những năm gần đây, diện tích nuôi trồng hải sản có giá trị kinh tế cao như vược, cá chình, cá chim, cá bớp, cua biển, Tuy nhiên, môi trường biển rất nhạy cảm trước những biến động của tự nhiên như thời tiết nắng nóng, rét lạnh, bão, lũ lụt hoặc ô nhiễm nguồn nước biển, Vùng biển vùng này có thế mạnh phát triển du lịch biển Ở đây có vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, có nhiều bãi biển đẹp tự nhiên hoang sơ trên huyện đảo Vân Đồn, Cô Tô, Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được đầu tư khá tốt, đặc biệt ở Hải Phòng và Quảng Ninh Đội ngũ cán bộ, nhân viên có kinh nghiệm, hiếu khách làm cho số khách du lich trong nước và quốc tế tăng nhanh Để phát huy các thế mạnh vùng biển này cần tiếp tục bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên du lịch Giao thông vận tải là ngành kinh tế quan trọng của vùng Ở đây có nhiều địa điểm có địa thế và địa hình thuận lợi để xây dựng các cảng biển Cảng Hải Phòng hiện nay là cảng lớn thứ
Trang 34hai trong cả nước, sau cảng Sài Gòn và là cửa ngõ giao thương quốc tế đường biển lớn nhất miền Bắc Giao thông vận tải biển là ngành kinh tế tổng hợp nên đồng thời với việc xây dựng cảng còn phải đặc biệt chú trọng đến việc đóng, sửa chữa tàu biển và các phương tiện đảm bảo vận chuyển, bốc dỡ, xây dựng kho bãi, đào tạo cán bộ quản lí, công nhân viên có trình độ cao
* Các nguy cơ suy giảm nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường biển: Cùng với sự phát triển KT – XH và những hiệu quả to lớn mà ngành kinh tế biển mang lại, các nguy cơ suy giảm nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường cũng không ngừng tăng lên: như sự mất đi của nhiều loài sinh vật như tôm, cá, san hô; bờ biển sạt lở, nhiêm mặn tăng xâm nhập vào đất liền ô nhiễm môi trường biển Nguyên nhân chính của tình trạng này là do sự khai thác quá mức cho phép các nguồn lợi hải sản; khai thác bằng phương pháp huỷ diệt; sự gia tăng các đô thị, sản xuất công nghiệp, sinh hoạt của người dân, làm suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển Vì vậy, việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân và đề ra các biện pháp khắc phục là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay
* Biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường biển: Để khắc phục tình trạng trên các biện pháp đề ra là cần phải có cơ chế chính sách đúng đắn
về quản lí tổng hợp đới bờ; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường như trồng cây, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giữ vệ sinh, thu gom, phân loại rác thải, chủ động phòng chống thiên tai, kiên quyết xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm
Hai là, biển đảo vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ
* Giới thiệu chung về biển, đảo của vùng: Vùng này có đường bờ biển dài 1931km thuộc địa bàn 14 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương Vùng này có ít đảo ven bờ, nhưng lại có hai quần đảo xa bờ lớn nhất nước ta đó là quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa Cấu trúc địa chất vùng này khá đa dạng và phức tạp với các loại
đá macma, trầm tích và biến chất có tuổi từ đại Nguyên sinh cho đến Tân sinh ngày nay Địa hình có các dãy núi cắt ngang theo hướng Đông – Tây chạy sát ra biển như Hoành Sơn, Bạch Mã; có các cồn cát và đầm phá ven biển, có các vịnh nước sâu
Trang 35thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển Khí hậu mang tính chất chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam Bão với sức tàn phá mạnh và mưa lớn gây nên sạt lở bờ biển, lũ và ngập lụt xảy ra trên diện rộng Các hệ sinh thái cửa sông, đầm phá và rạn san hô ngầm là các hệ sinh thái điển hình có giá trị cao về kinh tế Đây là vùng có truyền thống khai thác kinh tế biển lâu đời, nền văn hoá đậm đà bản sắc của cư dân biển Hướng ra biển, làm giàu từ biển, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển là ý chí
và khát vọng mãnh liệt của người dân ven biển miền Trung
* Tiềm năng và hiện trạng khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản; phát triển du
lịch và giao thông vận tải biển Vùng này có tiềm năng phát triển ngành thuỷ sản
lớn nhất nước ta Ở đây, có các ngư trường lớn; nhiều bãi triều, cửa sông, đầm phá rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng nhiều loại sinh vật quý hiếm như cá, tôm, cua, rong biển Người dân có kinh nghiệm làm ra nhiều mặt hàng đặc sản biển nổi tiếng ở trong nước cũng như nước ngoài như nước mắm Phan Thiết, yến sào Khánh
Hoà, cá ngừ đại dương Du lịch biển là thế mạnh của vùng biển này Ở đây, có rất
nhiều bãi biển trong xanh, cát trắng, nhiều rạn san hô và nhiều hệ sinh thái biển đặc sắc: bãi biển Lăng Cô, Nha Trang đã được nhiều tạp chí và hãng du lịch quốc tế bình chọn là một trong những bãi biển đẹp nhất Thế giới Tài nguyên du lịch nhân văn mang nhiều nét văn hoá độc đáo, tuyến du lịch liên kết “con đường di sản miền Trung” nối liền 4 di sản thiên nhiên và di sản văn hoá vườn quốc gia Phong Nha –
Kẻ Bàng, cố đô Huế, phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn thu hút đặc biệt đối với khách du lịch trong và ngoài nước Các khu du lịch biển quốc gia và quốc tế đang được hình thành cùng với khu nghỉ dưỡng cao cấp dọc theo biển Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hoà, Bình Thuận đã làm thay đổi rõ rệt diện mạo và khẳng định tầm vóc của du lịch miền Trung Đây là vùng tập trung nhiều cảng biển nhất nước ta như Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Chân Mây, Ngoài ra, cảng Vân Phong (Khánh Hoà) là cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế Tuy nhiên, hiện nay các cảng biển này chưa thực sự phát huy hết tác dụng, nhưng trong tương lai sẽ tạo ra sự phát triển
mạnh mẽ về KT – XH của vùng
Trang 36* Những nguy cơ làm giảm nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường biển
đảo: Hiện nay, vùng biển của vùng đang phải đối mặt với sự suy giảm tài nguyên
và ô nhiễm môi trường biển, bờ biển bị sạt lở, tình trạng ngập lụt diễn ra trên diện rộng, dịch bệnh, Nguyên nhân chính do thiên nhiên và do con người gây
ra Bão, lũ làm thiệt hại nặng nề của cải và đe doạ mạng sống người dân Việc khai thác quá mức tài nguyên, xả rác bừa bãi, ô nhiễm môi trường biển, tràn dầu làm tổn thất đáng kể cho môi trường biển và nhiều hoạt động của con người Vậy, biện pháp quan trọng của vùng đó là tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tích cực tham gia mọi hoạt động bảo vệ môi trường biển, chủ động
phòng chống thiên tai và sử dụng hợp lí tài nguyên,
Thứ ba, biển đảo vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
* Giới thiệu chung về biển đảo của vùng: Vùng này có đường bờ biển dài 916
km thuộc địa bàn 9 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương Đây là vùng biển ở tận cùng của đất nước, có đường bờ biển phía Đông Nam tiếp giáp với biển Đông
và bờ biển Tây Nam giáp với vịnh Thái Lan Về điều kiện tự nhiên, vùng này có cấu trúc địa chất là các lớp đất đá có tuổi trẻ nhất so với các vùng khác trên lãnh thổ Địa hình chủ yếu là dạng bồi tụ với nhiều cửa sông lớn tạo nên các bãi bồi và bãi triều rộng lớn, phù sa màu mỡ là môi trường thuận lợi cho rừng ngập mặn phát triển nhất nước ta và vào loại hàng đầu thế giới Khí hậu mang nét đặc trưng của khí hậu gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và đồng đều trong năm Tình trạng khô hạn và hạn hán ở đây diễn ra gay gắt Bão lớn vào cuối năm Tài nguyên sinh vật rất đa dạng, phong phú đặc trưng của vùng nhiệt đới và xích đạo Về KT – XH, đây là vùng đông dân, ngành sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp là thế mạnh nổi bật của vùng
* Tiềm năng và hiện trạng khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản; phát triển du
lịch và giao thông vận tải biển Nghề cá là nghề truyền thống và lâu đời, sản lượng
hải sản khai thác ngày càng tăng nhanh Việc nuôi trồng, chế biến hải sản được phát triển mạnh và có những mặt hàng xuất khẩu chủ lực và nổi tiếng như tôm đông lạnh, cá basa Nghề chế biến hải sản nổi tiếng với thương hiệu nước mắm Phú
Trang 37Quốc, trang sức đắt tiền như ngọc trai, đồi mồi Du lịch được chú trọng đầu tư và phát triển để tạo nên các sản phẩm du lịch đặc sắc, có tương hiệu như du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn, sông nước Trong tương lai đảo Phú Quốc sẽ trở thành khu
du lịch biển có tầm cỡ quốc gia và quốc tế Giao thông vận tải biển của vùng, tiêu
biểu là cảng Sài Gòn đứng đầu trong số các cảng lớn của cả nước Ngoài ra, còn có các cảng Đồng Tháp, Vĩnh Long, Côn Đảo, và cảng Cần Thơ là cảng tổng hợp
đầu mối khu vực
* Những nguy cơ làm giảm nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường biển
đảo: Sự suy giảm tài nguyên sinh vật và ô nhiễm môi trường biển ở vùng biển này
được thể hiện rất rõ nét như: diện tích rừng ngập mặn giảm rõ rệt do chiến tranh, do con người khai thác quá mức, sử dụng hợp lí tài nguyên; sự mất đi của nhiều loài sinh vật như cá, tôm; tình trạng lũ lụt trên Đồng bằng sông Cửu Long đã trở nên nghiêm trọng, Nguyên nhân chính là do sự biến đổi khí hậu, con người khai thác quá mức tài nguyên, gia tăng việc xả các chất thải, Vậy, sử dụng hợp lí và bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi người trong cộng đồng Phải tích cực tham gia vào việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, luật pháp nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân Đồng thời, tổ chức các hành động thiết thực tham gia bảo vệ tài nguyên môi trường biển như: tổ chức chiến dịch ra quân làm sạch bờ biển, tích cực tham gia các hoạt động làm giảm nhẹ thiên tai, học tập và thực hành các kĩ năng sống,
1.1.4 Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích hợp giáo dục biển đảo
Khi xác định được mục tiêu bài học và những nội dung tích hợp biển đảo, GV lựa chọn các kênh hình phù hợp Từ đó, GV xác định các phương pháp và hình thức
tổ chức tổ chức dạy học để đạt được mục tiêu bài học Đặc biệt, GV phải xác định
cụ thể xem HS cần phải làm gì, tiến hành như thế nào để chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo địa lí, hình thành thái độ hành vi, phát triển năng lực Các phương pháp dạy học tích hợp giáo dục biển đảo hiện nay rất đa dạng, phong phú, mỗi phương pháp có những thế mạnh riêng nên GV phải biết phối hợp linh hoạt các phương pháp, các kĩ thuật dạy học truyền thống và hiện đại GV cần phải biết vận dụng và cải tiến các phương pháp, phương tiện đặc trưng của môn Địa lí Đồng thời,
Trang 38phải tăng cường kết hợp các phương pháp dạy học hiện đại khác (động não, thảo luận, giải quyết vấn đề, dự án,…) nhất là các kĩ thuật dạy học (các mảnh ghép, khăn trải bàn, bể cá, XYZ, tia chớp, ) nhằm phát huy tính tích cực, năng lực làm việc độc lập và hợp tác của từng HS, nhóm HS Các phương pháp dạy học mới đòi hỏi
sự thay đổi trong việc tổ chức dạy học nhất là phối hợp hình thức dạy học cá nhân với theo cặp, theo nhóm và theo lớp; phối hợp giữa dạy học trên lớp và ngoài thực địa Cụ thể như: Đối với những nội dung biển đảo thích hợp, vừa sức, GV có thể tổ chức cho HS làm việc cá nhân học làm việc theo cặp để nắm kiến thức một cách độc lập Đối với những nội dung biển đảo dễ gây ý kiến khác nhau, cần phải có sự hợp tác của HS với nhau, GV có thể kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm và
HS làm việc theo nhóm, tổ chức ở trong lớp hoặc ngoài lớp Đối với với những nội dung biển đảo khó, mất nhiều thời gian, không đáp ứng đầy đủ về phương tiện,…
GV nên kết hợp tổ chức cho HS hoạt động trong lớp và ngoài lớp Tóm lại, việc tích hợp giáo dục biển, đảo có thể tổ chức theo hai hình thức:
Hình thức thứ nhất: Thông qua các bài học trên lớp trong trường hợp này GV thực hiện các phương thức tích hợp với các mức độ phù hợp (tích hợp toàn phần, tích hợp bộ phận, tích hợp liên hệ)
Hình thức thứ hai: Giáo dục biển đảo cũng có thể được triển khai như một hoạt động độc lập song vẫn gắn liền với việc vận dụng kiến thức môn học Các hoạt động
có thể như: tham quan, ngoại khoá, tổ chức các nhóm ngoại khoá chuyên đề, các bài học dự án, nghiên cứu một đề tài (phù hợp với HS) Với các hoạt động này, mức độ tích hợp kiến thức, kĩ năng các môn học với các nội dung giáo dục biển đảo sẽ đạt cao nhất Trong các hoạt động này, HS học cách vận dụng kiến thức môn học trong các tình huống gần gũi với cuộc sống hơn, huy động kiến thức từ nhiều môn học hơn [30], [72]
Như vậy, qua các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích hợp giáo dục biển đảo như đã nói ở trên, có thể thấy rằng môn Địa lí nói chung, đặc biệt là môn Địa lí 12 – THPT nói riêng hoàn toàn có cơ sở để giáo dục biển đảo và có khả năng tích hợp giáo dục biển đảo cho HS
Trang 391.2 Mục tiêu, nội dung chương trình Địa lí lớp 12 – THPT
Theo điều 23, Luật Giáo dục quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông là:
“giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng
cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng
tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Địa lí là môn học cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về Trái Đất và những hoạt động của con người trên bình diện quốc gia và quốc tế, làm cơ sở cho hình thành thế giới quan khoa học; giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn; đồng thời rèn luyện cho HS các kĩ năng hành động, ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế của thời đại Môn Địa lí còn có nhiều khả năng bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy; trí tưởng tượng và óc thẩm mĩ; rèn luyện cho HS một số kĩ năng có ích trong đời sống và sản xuất Cùng với các môn học khác, môn Địa lí góp phần bồi dưỡng cho HS ý thức trách nhiệm, lòng ham hiểu biết khoa học, tình yêu thiên nhiên, con người, quê hương đất nước Vì vậy, Địa lí là môn học không thể thiếu được trong hệ thống các môn học của nhà trường phổ thông, nhằm góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông như Luật Giáo dục đã nêu
1.2.1 Mục tiêu
Môn Địa lí 12 - THPT cung cấp hệ thống kiến thức về địa lí Tổ quốc Mục tiêu
chương trình Địa lí 12 – THPT là giúp các em HS hiểu và trình bày được các kiến
thức phổ thông, cơ bản, cần thiết có tính hệ thống về:
* Về kiến thức
Hiểu và trình bày được đặc điểm tự nhiên cũng như việc sử dụng hợp lí và bảo
vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên ở nước ta; đặc điểm dân cư và một số vấn đề
có liên quan của Việt Nam (lao động – việc làm, chất lượng cuộc sống, đô thị hoá);
sự phát triển các ngành và các vùng dưới dạng lựa chọn một số vấn đề tiêu biểu, cập nhật về phương diện địa lí KT – XH, phù hợp với khả năng nhận thức của HS; địa lí các tỉnh và thành phố (tương đương cấp tỉnh) nơi HS đang sinh sống
Trang 40* Về kĩ năng: Tiếp tục phát triển và hoàn thiện các kĩ năng:
- Kĩ năng học tập và nghiên cứu địa lí: quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí; vẽ lược đồ, biểu đồ; phân tích,
sử dụng bản đồ, Atlat, biểu đồ, lát cắt, số liệu thống kê, của nước ta
- Kĩ năng thu thập, xử lí, tổng hợp và thông báo thông tin địa lí, trình bày các thông tin địa lí về tự nhiên, dân cư, kinh tế của một vùng hay một ngành hoặc về một địa phương nơi HS đang sinh sống
- Kĩ năng vận dụng tri thức địa lí để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí và bước đầu tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống phù hợp với khả năng của
HS trên cơ sở tư duy kinh tế, tư duy sinh thái, tư duy phê phán trong chừng mực nhất định
- Có ý chí tự cường dân tộc, niềm tin vào tương lai của đất nước; sẵn sàng
tham gia vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo môi trường xung quanh, nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và cộng đồng;
- Quan tâm đến một số vấn đề cấp thiết trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
1.2.2 Về nội dung chương trình Địa lí lớp 12 THPT
Chương trình Địa lí 12 – THPT hiện nay vừa hướng tới sự hoàn thiện, vừa hiện đại, lại vừa mang tính thực tiễn cao giúp cho việc học tập của HS diễn ra thuận lợi hơn Từ đó, trang bị cho các em những kiến thức cần thiết để có thể phát huy được những năng lực của bản thân khi tham gia vào các hoạt động xã hội, xây dựng
và phát triển đất nước Nội dung chương trình Địa lí 12 – THPT với chủ đề: Địa lí Việt Nam gồm 55 tiết