Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong thời gian thực tậptại Chi cục thuế quận Ba Đình, với kiến thức lĩnh hội được từ nhà trường, từ sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của cá
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đất nước ta đang trong giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu là đảm bảo cho dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, làm cho quan hệ hợp tác,phát triển giữa nước ta với các nước trên thế giới ngày càng mở rộng, thunhập của dân cư không ngừng tăng lên Để thực hiện tốt mục tiêu đó, chínhsách tài chính – thuế có vai trò hết sức quan trọng, đòi hỏi ngành thuế phải tậptrung nghiên cứu và đề ra các biện pháp cụ thể, phải tạo được sự chuyển biếnmới, có hiệu quả thiết thực trên các mặt công tác của mình Trong đó, việc cảicách chính sách thuế sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn đất nước là rấtcần thiết
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Thời gian qua, công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể cónhiều chuyển biến tích cực, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của các
hộ kinh doanh, hạn chế thất thu, tăng thu cho ngân sách Đặc biệt là tronghoàn cảnh Luật sửa đổi bổ sung một số điều luật của thuế TNCN sắp tới sẽchính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2013, việc này đồng nghĩa với việcnguồn thuế TNCN từ hộ cá thể rất được quan tâm, lưu ý, suốt từ thời gian bắtđầu đưa đối tượng này vào dạng nộp thuế TNCN từ 01/01/2009 Theo quyđịnh trước đây, các hộ kinh doanh cá thể phải nộp thuế TNDN với thuế suấtchung bằng với các DN ( thông thường là những đơn vị kinh doanh có quy
mô vốn lớn ) Việc áp dụng này dường như là quá cao đối với một hộ cá thểkinh doanh Cùng với việc áp dụng mức thuế suất thuế TNCN thấp hơn, kếthợp với việc tính các khoản giảm trừ, các điều khoản sửa đổi, bổ sung mới
Trang 2ủng hộ, khuyến khích của Nhà nước để tiếp tục phát triển kinh doanh cả vềquy mô, chất lượng, và số lượng Mục tiêu nghiên cứu chính là nắm bắt đượcnhững quy trình, những nét cơ bản nhất mà thuế TNCN của hộ kinh doanh cáthể phải nộp so với tổng thể toàn bộ số thu từ các nguồn khác, qua đó cónhững ý kiến, những nhìn nhận rõ ràng hơn đối với nhóm đối tượng hộ kinhdoanh cá thể Việc đưa hộ kinh doanh cá thể vào diện nộp thuế TNCN đã đặt
ra những yêu cầu cao hơn đối với công tác quản lý thuế TNCN để hạn chếthất thu, tăng cường công tác quản lý để đạt được số thu một cách có hiệu quảnhất đối với cơ quan Thuế Em hi vọng sau khi nghiên cứu tình hình quản lýthu thuế TNCN đối với các hộ KDCT trên địa bàn quận, sẽ đề xuất đượcnhững giải pháp có giá trị nhằm giúp đỡ, tăng cường thêm công tác quản lýthu trên địa bàn
3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Trên đà phát triển kinh tế của thủ đô, quận Ba Đình đang trong quá trìnhphát triển với nhiều thành phần kinh tế, làm thay đổi từng ngày bộ mặt kinh tếcủa quận Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của các hộ kinh doanh cá thểtrên địa bàn quận Vì vậy, quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNCN nóiriêng đối với các hộ KDCT nhận được sự quan tâm sâu sắc của Chi cục thuếquận Ba Đình cũng như các cơ quan chức năng trong quận
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong thời gian thực tậptại Chi cục thuế quận Ba Đình, với kiến thức lĩnh hội được từ nhà trường, từ
sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các cán bộ Chi cục và các thầy cô giáo,qua chọn lọc, quan sát, thu thập các tài liệu liên quan, em đã mạnh dạn tìm
hiểu và nghiên cứu công tác quản lý thu thuế qua đề tài: “ Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục thuế Ba Đình ”.
Trang 34 Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
Đề tài bao gồm các nội dung sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về hộ kinh doanh cá thể và quản lý thế
TNCN đối với hộ KDCT
Chương 2: Thực trạng về công tác quản lý thuế TNCN đối với các hộ kinh
doanh cá thể trên địa bàn quận Ba Đình
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế TNCN đối
với các hộ KDCT trên địa bàn quận Ba Đình
Là một sinh viên, kiến thức lý luận và thực tiễn còn hạn chế, nên khôngthể tránh khỏi những khiếm khuyết trong nội dung, phương pháp nghiên cứu
Em kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo, các cán
bộ thuế, bạn đọc để tài liệu được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Tiến Dũng
Trang 4CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
VÀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI CÁC
HỘ KINH DOANH CÁ THỂ.
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỘ KDCT.
1.1.1 Khái niệm hộ KDCT trong nền kinh tế thị trường:
Sau hơn hai thập kỉ tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, cùng với sựchuyển biến to lớn của nền kinh tế, thành phần kinh tế cá thể đã từng bướcđược hồi sinh, phát triển và ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí củamình trong nền kinh tế nhiều thành phần dưới sự quản lý của Nhà nước
Khi xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, vớichế độ công hữu hóa tư liệu sản xuất, tầng lớp thương nhân mới nhen nhóm
đã vụt tắt, kinh tế cá thể bị coi là đẻ ra tư bản chủ nghĩa nên không đượckhuyến khích và phát triển Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng tathực hiện đường lối đổi mới kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế
kế hoạch sang nền kinh tế thị trường có sự tham gia của nhiều thành phầnkinh tế - trong đó có thành phần kinh tế cá thể Nếu như thành phần kinh tếquốc doanh đóng vai trò chủ đạo nắm giữ nhiều bộ phận then chốt thì thànhphần kinh tế cá thể nói riêng và các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nóichung tuy chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng ngày càng phát triển và chiếm vị trí xứngđáng trong nền kinh tế quốc dân Kinh tế cá thể tạo ra một lượng sản phẩmkhông nhỏ vào tổng sản phẩm xã hội và nguồn thu từ thành phần kinh tế nàyvào NSNN cũng chiếm một tỉ trọng tương đối lớn, đồng thời còn thu hút đượcmột lực lượng lớn lao động nhàn rỗi đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội mà
Trang 5thành phần kinh tế quốc doanh chưa đảm bảo hết, tạo thu nhập và từng bướcgóp phần nâng cao đời sống của các tầng lớp nhân dân.
Theo thống kê của Ban cải cách, Tổng cục Thuế, tính đến thời điểm hiệntại cả nước có khoảng 1,5 triệu hộ kinh doanh, trong đó hơn 92,5% số hộđược thực hiện phương thức khoán, số thu NSNN từ các hộ kinh doanh chiếmkhoảng 2,65% tổng số thu nội địa không kể dầu thô và đất
Như vậy, thành phần kinh tế cá thể mà hình thức điển hình của nó là các
hộ KDCT vẫn còn tồn tại như một tất yếu khách quan, bắt nguồn từ nhu cầusản xuất và đời sống của xã hội Với quan điểm đó, hoạt động của các hộKDCT ngày càng trở nên quan trọng hơn trong nền kinh tế thị trường cả hiệntại và tương lai
Theo nghị định số 88/2006/NĐ-CP, hộ KDCT là loại hình doanh nghiệp
có dấu hiệu cơ bản sau:
- Chủ hộ kinh doanh có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình,
- Phải thực hiện kinh doanh tại một địa điểm,
- Sử dụng không quá 10 lao động,
- Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng,
- Chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh,
- Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh và được cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh
- Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp nên không được áp dụngcác quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp,
Trang 6tế của các hộ KDCT như sau:
- Hầu hết là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, người chủ kinh doanh tự quyếtđịnh từ quá trình sản xuất kinh doanh đến phân phối, tiêu thụ sản phẩm
- Các hộ kinh doanh cá thể phần lớn đều không có sổ sách, hệ thống ghichép đầy đủ tiêu chuẩn để quản lý về các mặt như doanh thu, số bán,…
- Có rất nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau, và mỗi loại ngành nghềlại phải quản lý theo những cách thức riêng biệt để đạt được hiệu quả caonhất
1.2 Nội dung cơ bản của thuế TNCN hiện hành đối với các hộ KDCT
Luật thuế TNCN được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007,được quy định chi tiết bởi Nghị định 100/2008/NĐ-CP ngày 08/09/2008,được hướng dẫn cụ thể bởi Thông tư 85/2008/TT-BTC ngày 30/08/2008,được sửa đổi bởi các Thông tư 62/2009/TT-BTC, Thông tư 175/2010/TT-BTC, và Thông tư 12/2011/TT-BTC Nội dung cơ bản của luật áp dụng đốivới các hộ KDCT như sau:
1.2.1 Đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp thuế TNCN là tất cả các hộ KDCT có hoạt động sảnxuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
1.2.2 Phương pháp tính thuế
Trang 7Thuế TNCN phải nộp = TNTT trong kì tính thuế x Thuế suất thuếTNCN
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
- Hộ KDCT nộp thuế TNCN đối với khoản thu nhập từ kinh doanh
Có hai cách nộp thuế sau đây dành cho các hộ KDCT để xác định thu nhậpchịu thuế:
+ Đối với cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán hoá đơn,chứng từ nộp thuế theo phương pháp khoán, thu nhập chịu thuế thu nhập cánhân được xác định theo công thức:
Thu nhập chịu thuế
Doanh thu ấn định
Tỷ lệ thu nhập chịuthuế ấn định
Doanh thu ấn định được xác định căn cứ vào kê khai của cá nhân kinhdoanh, kết quả điều tra của cơ quan thuế và ý kiến tham gia của Hội đồng tưvấn thuế xã, phường
Đây là phương pháp được áp dụng chủ yếu trong việc quản lý thu thuếđối với hộ KDCT Phương pháp này có nhiều ưu điểm đáng chú ý hơn so vớiphương pháp thứ hai, như: Hầu hết các hộ KDCT đều hoạt động kinh doanh
mà không có hệ thống sổ sách để quản lý doanh thu trong kì tính thuế Điềunày gây ra rất nhiều khó khăn cho việc quản lý số thuế phải thu đối với các hộnày Chính vì thế, việc khoán cả thuế TNCN đối với các hộ này sẽ là một lựachọn rất đúng đắn, nó vừa đảm bảo nguồn thu một cách vững chắc, mứckhoán còn hợp lý với từng loại hình, đối tượng, mặt hàng kinh doanh khácnhau, đảm bảo sự công bằng và giảm được gánh nặng cho những người quản
lý Tuy nhiên, chắc chắn rằng phương pháp này vẫn còn những hạn chế nhất
Trang 8+ Đối với cá nhân kinh doanh chỉ hạch toán được doanh thu bán hànghoá, dịch vụ, không hạch toán, xác định được chi phí Thu nhập chịu thuế thunhập cá nhân được xác định theo công thức:
Thu nhập chịu thuế
Doanh thu để tính thunhập chịu thuế trong kỳtính thuế
x Tỷ lệ thu nhậpchịu thuế ấn định
Trong đó, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định theo sổsách kế toán hoá đơn, chứng từ phù hợp với doanh thu để tính thuế giá trị giatăng
Tổng cục Thuế quy định cụ thể tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu
để áp dụng đối với trường hợp cá nhân kinh doanh không hạch toán được chiphí hoặc không hạch toán kế toán
- Xác đinh các khoản giảm trừ:
Các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN bao gồm: các khoản bảohiểm bắt buộc, các khoản đóng góp cho quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹkhuyến học, các khoản giảm trừ gia cảnh cho bản thân, giảm trừ cho ngườiphụ thuộc, trong đó, giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
Phần 1: Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng
Phần 2: Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng
- Thuế suất:
Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân cư
Trang 9trú được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần.
Biểu thuế suất lũy tiến từng phần áp dụng cho cá nhân cư trú
Bậc
thuế
Phần thu nhập tínhthuế/năm(triệu đồng)
Phần thu nhập tínhthuế/tháng(triệu đồng)
Thuế suất(%)
1.2.3 Quy trình quản lý thuế TNCN đối với hộ KDCT
Quy trình quản lý thuế TNCN đối với hộ KDCT được thực hiện theoquyết định số 1201/TCT/QĐ/TCCB của Tổng cục thuế, cụ thể bao gồmnhững nội dung sau:
Trang 10+ Hộ ra kinh doanh lần đầu tiên phải tiến hành kê khai đăng kýthuế để được cấp mã số thuế.
+ Hộ trước đó đã được cấp mã số thuế nhưng nghỉ kinh doanh dàihạn, sau đó lại ra kinh doanh lại vẫn phải thực hiện đăng ký nộp thuế lại với
cơ quan thuế, nhưng không cấp mã số thuế mới
- Quản lý địa bàn:
Đội thuế liên phường ( TLP ) có trách nhiệm phối hợp với chínhquyền địa phương điều tra, nắm chắc số hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn,nắm diễn biến hoạt động của các hộ như: hộ mới ra kinh doanh, hộ nghỉ kinhdoanh, di chuyển địa điểm kinh doanh, Đối với hộ mới ra kinh doanh, độithuế cấp phát tờ khai đăng ký thuế và hướng dẫn cách kê khai để ĐTNT kêkhai đăng ký với cơ quan thuế
- Nhận tờ khai đăng ký thuế :
Đội TLP nhận tờ khai đăng ký thuế của các ĐTNT Kiểm tra cácchỉ tiêu kê khai và trực tiếp liên hệ với ĐTNT chỉnh sửa tờ khai đăng kí thuếnếu có lỗi Qua kiểm tra tờ khai đăng ký thuế, nếu phát hiện ĐTNT chưa cógiấy phép đăng kí kinh doanh thì phải có biện pháp nhắc nhở hoặc phối hợpvới các cơ quan liên quan xử lý phạt hành chính
Đối với các ĐTNT mới ra kinh doanh lần đầu thì đội TLP lập bảng
kê tờ khai và tập trung tờ khai chuyển Đội Kê khai và kế toán thuế và tin học( KK – KTT – TH ) soát xét lại trước khi gửi về Cục thuế để cấp mã số thuế
Đối với các tờ khai đăng ký thuế đã có mã số thuế thì đội KK –KTT – TH ghi bổ sung sổ danh bạ để đưa vào danh sách lập bộ thuế
Trang 11- Nhận giấy chứng nhận đăng kí thuế:
Đội KK – KTT – TH Chi cục thuế nhận giấy chứng nhận đăng kýthuế, các tờ khai đăng ký thuế và bản danh sách ĐTNT được cấp MST củaChi cục từ Cục thuế gửi về Căn cứ danh sách này, Đội lập sổ danh bạ thuếtheo mẫu quy định Sổ này luôn được cập nhật khi nhận được danh sách mã
số thuế từ Cục thuế và thông báo hộ nghỉ, bỏ kinh doanh từ các đội TLP.Đồng thời đội KK – KTT – TH tổ chức lưu giữ các tờ khai đăng ký thuế củacác ĐTNT theo từng địa bàn, và chuyển các Giấy chứng nhận đăng ký thuếcùng bảng kê danh sách các đối tượng được cấp mã số thuế cho các đội TLP
Đăng ký thuế lưu theo thời gian hoạt động của ĐTNT, chỉ hủy saukhi ĐTNT nghỉ kinh doanh trên 5 năm
- Gửi giấy chứng nhận đăng ký thuế cho ĐTNT:
Các đội TLP nhận Giấy chứng nhận đăng ký thuế và lập sổ theodõi việc phát Giấy chứng nhận đăng ký thuế Sau đó, thực hiện phát Giấychứng nhận đăng ký thuế cho ĐTNT Khi phát, cán bộ đội TLP hướng dẫnĐTNT các thủ tục nộp thuế và việc sử dụng MST
1.2.3.2 Quản lý thu thuế
a) Đối với hộ kê khai:
+ Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai là các hộkinh doanh đã thực hiện đăng ký kinh doanh và được cấp mã số thuế:
+ Thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, lưu giữ đầy đủ hóa đơn, chứng
từ khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ và xác định được doanh thu, chi phí; hoặc
Trang 12+ Thực hiện lưu giữ đủ hóa đơn, chứng từ bán hàng, cung cấp dịch
vụ và xác định được doanh thu nhưng không có đủ hóa đơn, chứng từ muahàng hóa, dịch vụ đầu vào, không xác định được chi phí và giá trị gia tăng
+ Việc quản lý nghĩa vụ kê khai, xử lý tờ khai và kế toán thuế, đônđốc thu nợ thuế của các hộ kinh doanh nộp thuế theo kê khai thực hiện theocác Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế và Quy trình Quản
lý nợ thuế của Tổng cục Thuế, tương tự như đối với doanh nghiệp, tổ chức
Quản lý hộ kinh doanh đang hoạt động
+ Đội thuế LXP phối hợp với Đội Kiểm tra thuế (trong trường hợpĐội Kiểm tra thuế quản lý hộ kinh doanh nộp thuế theo kê khai) thườngxuyên thực hiện phân tích, đối chiếu số liệu, so sánh doanh thu, tiền thuế phảinộp… trên hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh nộp thuế theo kê khai vớidoanh thu, tiền thuế của hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán cócùng quy mô, cùng ngành nghề… trên địa bàn để đảm bảo quản lý chặt chẽviệc kê khai, tính thuế của hộ kinh doanh Một số trường hợp cụ thể như sau:
+ Trường hợp số liệu kê khai của hộ kinh doanh nộp thuế theophương pháp kê khai có chênh lệch thấp hơn nhiều so với doanh thu, tiền thuếphải nộp của các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có cùngquy mô, ngành nghề trên địa bàn, Đội thuế LXP (hoặc Đội kiểm tra thuế) báocáo Lãnh đạo Chi cục Thuế và tiến hành kiểm tra tại hộ kinh doanh
+ Trường hợp thông qua kết quả kiểm tra thấy hộ kinh doanh thựchiện không đúng chế độ sổ sách kế toán; thực hiện không đúng chế độ hóađơn chứng từ khi mua bán hàng hóa, dịch vụ; kê khai thuế không chính xác,trung thực… thì Đội thuế LXP (hoặc Đội kiểm tra thuế) báo cáo Lãnh đạoChi cục Thuế để thực hiện ấn định thuế hoặc chuyển hộ kinh doanh nộp thuếtheo phương pháp kê khai sang nộp thuế theo phương pháp khoán
Trang 13+ Hàng tháng, Đội thuế LXP phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế xãphường, rà soát địa bàn để nắm tình hình hộ kinh doanh.
+ Đội KK-KTT căn cứ vào thông tin do Đội thuế LXP chuyển đến
để cập nhật vào cơ sở dữ liệu thông tin đăng ký thuế và Danh bạ quản lý hộkinh doanh chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng để quản lý thu thuế kịpthời
b) Đối với hộ nộp thuế theo phương pháp khoán:
- Giao chỉ tiêu phấn đấu:
Căn cứ vào dự toán thu được giao, doanh thu, mức thuế các thángtrước và mức độ sản xuất kinh doanh trên địa bàn, phòng Nghiệp vụ Cục thuế
và Tổ KH-NV Chi cục Thuế tiến hành điều tra khảo sát doanh thu thực tế củamột số hộ kinh doanh, đối chiếu với tình hình thu hiện tại để đánh giá mức độthất thu trên từng địa bàn, từng ngành nghề Trên cơ sở đó, Cục Thuế giao chỉtiêu phấn đấu tăng thu trong thời gian tới cho Chi cục Tổ KH-NV căn cứ trênchỉ tiêu Cục giao để phân tích, tham mưu cho Lãnh đạo Chi cục giao mứcphấn đấu thu cho từng Đội thuế
- Phân loại ĐTNT:
Qua công tác nắm địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh và cácthông tin kê khai đăng ký thuế của các ĐTNT, các Đội thuế tiến hành sắp xếpphân loại các hộ kinh doanh theo ngành nghề kinh doanh, mặt hàng kinhdoanh, quy mô kinh doanh và theo phương pháp tính thuế
Thời hạn ổn định thuế cho các hộ nộp thuế theo phương pháp ấnđịnh thuế được quy định thống nhất vào các tháng 6 và tháng 12 của năm Các
hộ kinh doanh lớn (có môn bài bậc 1, 2) sẽ ổn định thuế 6 tháng, hộ kinhdoanh vừa và nhỏ sẽ ổn định thuế 1 năm Các hộ mới phát sinh kinh doanh
Trang 14trong các tháng khác tháng 6 và tháng 12 thì sẽ được tính thời hạn ổn địnhthuế lần đầu bằng số tháng tính từ tháng bắt đầu kinh doanh đến tháng 6 hoặctháng 12 kế cận Các thời hạn ổn định tiếp theo sẽ là 6 tháng hoặc 1 năm tuỳtheo quy mô kinh doanh.
- Hướng dẫn ĐTNT kê khai thuế:
Đội thuế hướng dẫn các thủ tục kê khai thuế cho các hộ mới rakinh doanh nộp thuế theo phương pháp ấn định thuế và phương pháp kêkhai( các khoản thu trung bình hàng tháng, chi phí, các khoản giảm trừ liênquan đến ĐTNT )
- Điều tra xác định doanh số của ĐTNT:
Trước tháng 6 và tháng 12 đội thuế chọn mỗi ngành nghề, mỗi loại
hộ, một số hộ điển hình trực tiếp điều tra hoặc phối hợp với hội đồng tư vấnthuế phường, xã tổ chức điều tra xác định doanh số điển hình theo mẫu số 03/NQD để làm căn cứ tham khảo khi xác định doanh số chung của các hộ Hàngtháng, đội thuế tổ chức điều tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh củacác hộ mới ra kinh doanh Đầu tháng 6 và đầu tháng 12, tổ KH-NV cung cấpdanh sách các hộ tháng sau sẽ hết hạn ổn định thuế để các đội thuế tiến hànhđiều tra lại doanh số của các hộ này và dự kiến thời hạn ổn định thuế tiếptheo Sau khi điều tra, đội thuế lập danh sách dự kiến mức doanh số ấn địnhcủa từng hộ theo mẫu số 04/NQD Việc điều tra doanh số của các hộ có sựtham gia của tổ kiểm tra hoặc tổ KH-NV (không để một cán bộ thuế làm)
Sau khi điều tra, đội thuế lập danh sách các hộ và mức doanh số ấnđịnh dự kiến để thực hiện công khai hoá và chuyển cho Hội đồng tư vấn thuếxem xét trước ngày 15 của tháng
- Thực hiện công khai hoá doanh số dự kiến:
Trang 15Đội thuế niêm yết danh sách dự kiến doanh số ấn định của các hộmới ra kinh doanh và các hộ phải điều chỉnh doanh số khi hết hạn ổn địnhthuế tại trụ sở UBND phường, xã và các tổ ngành hàng Tiến hành thu thập ýkiến đóng góp và thắc mắc của các hộ kinh doanh để phân tích và xem xét lạimức doanh số dự kiến ấn định của từng hộ Nếu cần thiết có thể tiến hànhđiều tra lại để đảm bảo mức doanh số ấn định sát với thực tế kinh doanh.
- Tham khảo ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế:
Hội đồng tư vấn thuế tham gia ý kiến về danh sách dự kiến mứcdoanh thu ấn định Đội thuế có trách nhiệm giải thích cơ sở của việc điều traxác định doanh số và giải thích các mức doanh số dự kiến của từng ngànhhàng, từng hộ Sau khi thảo luận, nếu thống nhất mức doanh thu ấn định chotừng hộ thì đội thuế chuyển kết quả dự kiến doanh số ấn định về Chi cục Thuế
để làm căn cứ tính thuế Những trường hợp không thống nhất được, đội thuếtập hợp để báo cáo Lãnh đạo Chi cục Thuế quyết định
số dự kiến cho hợp lý hơn và cân đối giữa các địa bàn quản lý hoặc theo yêucầu chỉ đạo của Lãnh đạo Chi cục Kết quả điều chỉnh mức dự kiến doanh sốnày sẽ được Tổ KH-NV sử dụng để làm căn cứ tính thuế và lập sổ bộ thuế
c) Xét miễn, giảm thuế:
- ĐTNT nộp đơn đề nghị miễn, giảm thuế:
Trang 16Các hộ kinh doanh trong diện được miễn thuế (có mức thu nhậpbình quân tháng trong năm dưới 210.000 đồng) và các hộ tạm nghỉ kinhdoanh trên 15 ngày phải viết đơn đề nghị cơ quan thuế xét miễn, giảm thuế.Đơn nghỉ kinh doanh phải gửi cơ quan thuế trước ngày 5 của tháng dự kiếnnghỉ Trường hợp gửi đơn chậm so với thời hạn quy định vì các lý do kháchquan sẽ được cơ quan thuế xem xét giảm thuế trong kỳ thuế tiếp sau.
Đội thuế tập hợp đơn nghỉ và đơn đề nghị miễn thuế để chuyểndanh sách đơn cho tổ kiểm tra của Chi cục Tổ kiểm tra lập kế hoạch kiểm tralại cơ sở trình lãnh đạo duyệt, sau đó tổ chức kiểm tra tại cơ sở
- Kiểm tra, giải quyết đơn đề nghị miễn, giảm thuế
Tổ kiểm tra chi cục phối hợp với các đội thuế tổ chức tiến hànhkiểm tra các hộ có đơn nghỉ kinh doanh Sau khi kiểm tra, tổ kiểm tra phải lậpdanh sách các hộ thực nghỉ kinh doanh theo mẫu số 05/NQD gửi Tổ KH-NVtrước ngày 10 của tháng để tính thuế Trường hợp ĐTNT có đơn nghỉ kinhdoanh trước ngày mùng 5 nhưng thời gian nghỉ bắt đầu từ giữa hoặc cuốitháng, hoặc các hộ nghỉ vì các lý do đột xuất ngoài dự kiến thì đội thuế lậpdanh sách thông báo cho Tổ KH-NV để tính giảm thuế, đồng thời gửi danhsách cho Tổ kiểm tra để tiến hành kiểm tra sau Các tháng trước hoặc sau Tếtnguyên đán, nếu số hộ có đơn nghỉ kinh doanh quá nhiều, tổ kiểm tra khôngkiểm tra xong trước ngày 10 thì Tổ kiểm tra phải lập danh sách các hộ đãkiểm tra và chưa kiểm tra cho Tổ KH-NV để tính giảm thuế, sau đó tiếp tụctiến hành kiểm tra sau và thông báo kết quả kiểm tra cho Tổ KH-NV
Tổ kiểm tra phối hợp với các đội thuế kiểm tra xác minh thu nhậpthực tế đạt được trong quá trình kinh doanh của đối tượng nộp thuế có đơn đềnghị miễn thuế Sau đó, chuyển kết quả kiểm tra cho Tổ KH-NV Tổ KH-NVxem xét các trường hợp đề nghị miễn thuế, kết quả kiểm tra đối chiếu với các
Trang 17quy định trong chính sách, chế độ về miễn thuế Nếu thủ tục hợp lệ và đúngdiện được miễn thuế thì Tổ KH-NV làm thủ tục trình lãnh đạo Chi cục quyếtđịnh Kết quả duyệt sẽ được chuyển về Tổ KH-NV để điều chỉnh miễn thuế.Đội thuế phải quản lý biến động về hoạt động kinh doanh của các đối tượngtrong thời gian miễn thuế để phát hiện kịp thời các đối tượng có thay đổi thunhập kinh doanh tăng vượt quá mức được miễn thuế để yêu cầu đưa các đốitượng này vào diện nộp thuế.
d) Tính thuế, lập sổ bộ thuế:
- Tập hợp các căn cứ tính thuế:
Tổ KH-NV thu thập danh sách dự kiến doanh số ấn định của các
hộ mới ra kinh doanh và các hộ dự kiến điều chỉnh doanh số ấn định; danhsách hộ miễn thuế, hộ nghỉ kinh doanh để điều chỉnh sổ bộ thuế cho kỳ thuếtới; danh sách các hộ tiếp tục ổn định thuế để làm căn cứ tính thuế cho kỳthuế tới
- Tính thuế, tính nợ và phạt (nếu có) và lập sổ bộ thuế:
+ Đối với các hộ còn trong thời hạn ổn định thuế: Tổ KH-NV thựchiện chuyển sổ, giữ nguyên mức doanh số, thuế và tính tiền nợ, tiền phạt (nếucó) ngay từ đầu tháng, sau đó, thực hiện in thông báo thuế ngay Tổ KH-NVchịu trách nhiệm về độ chính xác về việc tính nợ, phạt nộp chậm
+ Đối với các hộ mới phát sinh hoặc hết hạn ổn định thuế: Tổ
KH-NV căn cứ vào bảng dự kiến doanh số ấn định của từng hộ mới phát sinh hoặchết hạn ổn định thuế (nếu có), dựa vào bảng tỷ lệ GTGT, bảng tỷ lệ thu nhậpchịu thuế và thuế suất để tính thuế cho từng hộ này Đồng thời tính nợ thuế
và phạt nộp chậm (nếu có) đối với các hộ hết hạn ổn định
Trang 18Tính phạt: Tổ KH-NV và Tổ kiểm tra Chi cục qua theo dõi việcnộp thuế của các hộ đề xuất danh sách các hộ phạt hành chính thuế Dự thảoquyết định phạt hành chính thuế trình Lãnh đạo Chi cục duyệt Quyết địnhphạt được duyệt sẽ chuyển tổ Hành chính sao 3 bản: gửi ĐTNT 1 bản, lưu tại
tổ Hành chính 1 bản, gửi Tổ KH-NV 1 bản để điều chỉnh số thuế phải nộptrong kỳ lập bộ
Tổ KH-NV tính phạt nộp chậm 0,1% đối với các hộ nộp tiền thuếchậm theo đúng chế độ quy định
- Tổ chức duyệt sổ bộ thuế
Tổ KH-NV lập sổ bộ thuế của các ĐTNT mới phát sinh trình Lãnhđạo Chi cục duyệt Riêng tháng lập bộ có cả các hộ hết hạn ổn định thuế sổ bộthuế phải đưa ra Hội đồng duyệt bộ của Chi cục xem xét Nội dung duyệt bộgồm các việc như: số hộ ghi sổ bộ thuế (hộ mới phát sinh, hộ hết hạn ổn địnhthuế), mức doanh số và thuế của từng hộ, xác định thời hạn ổn định thuế chotừng hộ, xem xét các trường hợp đề nghị miễn thuế, nghỉ kinh doanh, kết quảkiểm tra hộ miễn thuế và nghỉ kinh doanh Sau khi Hội đồng duyệt bộ thuếxem xét cho ý kiến, Tổ KH-NV điều chỉnh lại sổ bộ thuế và trình Lãnh đạoChi cục duyệt và chuyển trả Tổ KH-NV Việc duyệt sổ bộ thuế phải xongtrước ngày 17
- Công khai thuế:
Sau khi lãnh đạo duyệt sổ bộ thuế, các đội thuế thực hiện niêm yếtcông khai hoá mức thuế của các hộ này tại trụ sở UBND phường, các tổngành hàng để các ĐTNT được biết
- Thông báo thuế:
Trang 19Từ ngày 17 đến ngày 22, Tổ KH-NV căn cứ vào sổ bộ đã đượcduyệt để tiến hành in thông báo thuế trên máy tính.
Thông báo thuế ghi đầy đủ mã số ĐTNT, số thuế nợ tháng trướcchuyển qua, số thuế phải nộp tháng này, địa điểm nộp thuế và các chỉ tiêukhác Thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo chậm nhất là ngày cuối tháng,thông báo thuế được gửi đến ĐTNT chậm nhất trước 3 ngày so với thời hạnghi trên thông báo
Thông báo thuế được Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển Tổ Hànhchính đóng dấu Liên thông báo chính chuyển cho các đội thuế để đưa trựctiếp tới hộ kinh doanh Liên 2 chuyển Tổ KH-NV lưu
- Công tác kiểm tra:
Tổ kiểm tra khai thác thông tin về tình hình thu nộp, giám sát quátrình tính thuế, lập bộ để kịp thời phát hiện các trường hợp có hiện tượng trốnlậu thuế để lập kế hoạch kiểm tra tại cơ sở
e) Xử lý tờ khai:
Đội thuế nhận tờ khai thuế từ các hộ kinh doanh Ghi sổ theo dõiviệc nhận tờ khai theo mẫu sổ số 06/NQD Sau đó tiến hành kiểm tra tờ khai
để phát hiện các lỗi như:
+ Ghi sai trên ĐTNT
+ Không ghi mã số thuế
+ Khai thiếu chỉ tiêu hoặc sai mẫu tờ khai
+ Áp thuế suất sai, tính toán sai
+ Các chỉ tiêu bằng ngoại tệ chưa quy đổi ra tiền Việt
Trang 20Nếu phát hiện lỗi, đội thuế cử cán bộ trực tiếp liên hệ với ĐTNT
để chỉnh sửa lỗi Thông qua kiểm tra tờ khai, bằng kinh nghiệm quản lý củamình, nếu cán bộ quản lý thu còn phát hiện ra các nghi ngờ về việc kê khaithuế thì phải đánh dấu là tờ khai có nghi ngờ cần kiểm tra sau
Sau khi kiểm tra tờ khai thuế, đội thuế phân loại và đóng tệp tờkhai theo ngày kiểm tra
Đối với các trường hợp nghi ngờ kê khai không đúng, đội thuếchuyển tổ kiểm tra đề nghị kiểm tra thực tế Kết quả kiểm tra phải được lậpbiên bản và gửi Tổ KH-NV làm căn cứ tính thuế ấn định
- Ấn định thuế:
Tổ KH-NV qua việc lập sổ thuế, đối chiếu với danh bạ ĐTNT kêkhai Chi cục đang quản lý để lập danh sách các ĐTNT trong diện nộp thuế kêkhai chưa nộp tờ khai thuế hoặc nộp tờ khai nhưng phải kiểm tra lại do khaikhông đúng hoặc thiếu chỉ tiêu, không đủ căn cứ tính thuế để thực hiện ấnđịnh doanh số và thuế Việc ấn định được xác định qua điều tra doanh số và
số thuế tương đương với các ĐTNT khác có cùng quy mô và ngành nghề kinhdoanh
Nếu sau khi đã phát hành thông báo thuế, ĐTNT mới nộp tờ khai,thì cơ quan thuế không sửa lại số liệu đã ấn định thuế Đội thuế chuyển tờkhai nộp chậm cho Tổ KH-NV Tổ KH-NV so sánh số thuế kê khai trên tờkhai với thông báo thuế đã phát hành Số thuế chênh lệch sẽ được tính điềuchỉnh vào số thuế phải nộp của kỳ thuế tiếp sau
- Tính thuế, tính nợ, tính phạt và lập sổ bộ thuế:
Tổ KH-NV căn cứ vào tờ khai thuế, danh sách thuế ấn định, cáckết quả kiểm tra, quyết định phạt hành chính… để tiến hành tính thuế, tính nợ
Trang 21kỳ trước chuyển sang và tính phạt nộp chậm tiền thuế Sau đó lập sổ bộ thuế.
Tờ khai sau khi được xử lý lưu tại Tổ KH-NV (3 năm)
- Thông báo thuế:
+ Thông báo thuế lần 1:
Tổ KH-NV tiến hành in thông báo thuế Hạn in thông báo thuế lầnmột là ngày 18 hàng tháng đối với thuế GTGT và ngày 15 tháng thứ ba củaquý đối với thuế TNDN Tính thuế ngày nào viết thông báo thuế ngay trongngày đó Hạn nộp thuế ghi trên thông báo thuế có thể sau ngày thông báo từ 4đến 7 ngày
+ Thông báo thuế lần 2:
Qua theo dõi thu nộp của ĐTNT, Tổ KH-NV lựa chọn ĐTNT cầnphát hành thông báo thuế lần 2 Số tiền trong thông báo lần 2 gồm: số tiềnthuế chưa hợp và số tiền phạt của số thuế nộp chậm
+ Ký và gửi thông báo thuế:
Thông báo thuế được Lãnh đạo Chi cục thuế ký Sau đó chuyển TổHành chính sao 2 bản, đóng dấu và gửi 1 bản cho ĐTNT, 1 bản chuyển TổKH-NV lưu (thời hạn 3 năm)
- Phạt hành chính thuế:
Trong quá trình quản lý thu, nếu phát hiện ĐTNT vi phạm quyđịnh về phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực thuế, đội thuế hoặc Tổ Kiểm traChi cục đề xuất và dự thảo quyết định phạt hành chính thuế trình Lãnh đạoChi cục duyệt Quyết định phạt sao 3 bản: Gửi ĐTNT 1 bản, chuyển Tổ KH-
NV 1 bản để theo dõi việc thu nộp, Tổ Hành chính lưu 1 bản
- Công tác kiểm tra
Trang 22Tổ Kiểm tra khai thác thông tin về tình hình thu nộp thuế để lựachọn các ĐTNT trong diện kê khai cần kiểm tra tại cơ sở Lập kế hoạch kiểmtra trình lãnh đạo duyệt và tiến hành kiểm tra tại cơ sở kinh doanh.
- Quyết toán thuế:
Hộ kê khai lập quyết toán thuế và nộp cơ quan thuế chậm nhất là
60 ngày kể từ khi kết thúc năm dương lịch Đội thuế nhận quyết toán, kiểmtra thủ tục kê khai trên tờ quyết toán, sau đó chuyển quyết toán cho Tổ KH-
NV xem xét để xác định số thuế phải nộp và thực nộp trong năm, số thuế nộpthừa, nộp thiếu… Trong quá trình xem xét, nếu phát hiện nghi ngờ về tờ khaiquyết toán, Tổ KH-NV thông báo cho Tổ Kiểm tra xác minh tại cơ sở Kếtquả xác định sẽ được Tổ KH-NV điều chỉnh số thuế trong kỳ thuế hiện tại
1.2.3.3 Công tác tổ chức thu nộp
ĐTNT căn cứ vào thông báo thuế để nộp thuế: khi nhận đượcthông báo thuế, ĐTNT viết giấy nộp tiền và nộp tiền vào Kho bạc Căn cứ vàothời hạn nộp thuế trên thông báo thuế, Chi cục thuế thống nhất với Kho bạc tổchức các điểm và lịch thu tiền
Thuế TNCN từ khi áp dụng đối với hộ KDCT trong hệ thống quản
lý kinh tế ngày càng thể hiện được vai trò không thể thiếu của mình Trongquá trình thực hiện Luật thuế này, các văn bản pháp luật liên tục được cậpnhật, thay đổi cho phù hợp với tình hình mới Không những thế, môi trườngpháp lý cũng như các điều kiện thực hiện để các hộ kinh doanh hoàn thành tốtnghĩa vụ của mình cũng được xác lập nhằm nâng cao tính hiệu quả của côngtác thu nộp Bên cạnh những thành quả đạt được cũng còn tồn tại không ítnhững khó khăn, vướng mắc cần được khắc phục cả từ phía cơ quan chứcnăng và các hộ kinh doanh
Trang 231.2.3.4 Vấn đề chú ý trong quản lý thuế TNCN đối với hộ KDCT
- Về đối tượng nộp thuế
Đây là vấn đề quan trọng đầu tiên cần chú ý trong cả quá trìnhquản lý thuế Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến số thuế thu vào NSNN.Công tác quản lý đối tượng nộp thuế tốt sẽ định hướng cho các công tác quản
lý thu nhập tính thuế, quản lý các khoản giảm trừ,… được nhanh và thuận lợihơn rất nhiều
Cùng với việc quản lý chặt chẽ hộ kinh doanh trên địa bàn thôngqua việc cấp MST, cơ quan Thuế cần phải thường xuyên rà soát, kiểm tra đốivới những hộ xin nghỉ kinh doanh, và được miễn giảm thuế theo quy định.Ngoài ra, công tác quản lý đối tượng nộp thuế còn gặp nhiều khó khăn khi cómột số lượng nhỏ các cá nhân trên địa bàn có hoạt động kinh doanh vào buổitối, vào ngày nghỉ, bán hàng vãng lai, hoặc là những cán bộ, công nhân viênchức khi về hưu thực hiện kinh doanh kiếm thêm thu nhập… Chính vì thế đây
là vấn đề đầu tiên cần lưu ý trong công tác quản lý thuế TNCN đối với hộKDCT
- Về quản lý căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế cũng là một trong những vấn đề vô cùng quantrọng để giúp cho công tác quản lý thuế TNCN đối với các hộ KDCT
Có thể chia ra quản lý căn cứ tính thuế theo từng loại hộ kinhdoanh dựa theo từng loại hộ kinh doanh: hộ KDCT nộp thuế theo phươngpháp khoán và hộ KDCT nộp thuế theo phương pháp kê khai
Hộ KDCT nộp thuế theo phương pháp khoán cần đặc biệt quantâm đến doanh thu ấn định Doanh thu ấn định là khác nhau đối với từng hộkinh doanh có quy mô, mặt hàng kinh doanh, địa điểm kinh doanh,…khác
Trang 24nhau Công việc này đòi hỏi rất nhiều sự quan tâm, điều tra của cơ quan thuế
để có thể có một mức ấn định doanh thu phù hợp nhất đối với từng loại hộKDCT phù hợp, đảm bảo đến số thuế thu về cho NSNN
Hộ KDCT nộp thuế theo phương pháp kê khai lại cần quan tâmđến vấn đề khác, đó chính là chất lượng của việc thực hiện chế độ sổ sách kếtoán, hóa đơn, chứng từ của hộ kinh doanh Vấn đề này hiện nay còn cónhững hạn chế nhất định do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quanbao gồm những nguyên nhân về việc quản lý, hạch toán hóa đơn, chứng từtrong công tác kinh doanh của hộ kinh doanh nhiều khi còn sai sót, hạch toánkhông đúng chi phí,…đồng thời là công tác kiểm tra, quản lý chưa được sátsao, bao quát hết được nên đã bỏ sót nhiều trường hợp như trên
Trên đây là những vấn đề cần phải chú ý trong công tác quản lýthuế TNCN đối với hộ KDCT.Sau đây, chúng ta sẽ xem xét đến thực trạngcông tác quản lý thuế TNCN qua tình hình cụ thể đối với các hộ KDCT trênđịa bàn quận Ba Đình, TP Hà Nội
Trang 25CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP
CÁ NHÂN ĐỐI VỚI CÁC HỘ KDCT TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN BA ĐÌNH
2.1 Khái quát về Chi cục thuế quận Ba Đình.
2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội quận Ba Đình
Quận Ba Đình nằm ở trung tâm nội thành Hà Nội kéo dài theo hướngĐông - Tây Nhìn chung, phía Bắc quận Ba Đình giáp quận Tây Hồ, phíaNam giáp quận Cầu Giấy, phía Nam và Tây Nam giáp quận Đống Đa, phíaĐông giáp quận Hoàn Kiếm và ra đến tận bờ sông Hồng
Quận Ba Đình là một trong 10 quận của TP Hà Nội, là trung tâm Hànhchính - chính trị quốc qia, nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất củaĐảng, NN, Quốc hội, Chính phủ.Đây còn là trung tâm ngoại giao, đốingoại.Ba Đình có trụ sở nhiều tổ chức quốc tế, sứ quán các nước, nơi thườngxuyên diễn ra các hội quan trọng của Nhà nước, quốc tế và khu vực
Quận gồm có 14 phường là Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ,Kim Mã, Liễu Giai, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá,Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch, Vĩnh Phúc
- Đặc điểm về kinh tế:
Bằng những giải pháp cụ thể thúc đẩy kinh tế phát triển,cơ cấu hợp lý,thu hút được nhiều lao động, nộp ngân sách Nhà nước tăng bình quân hàngnăm 12,95%, ước tăng trưởng các năm từ 2000 - 2004 là 20%/năm; tổng giá
Trang 26đồng chiếm tỷ trọng 30,81%, khách sạn, nhà hàng 495.480 triệu đồng, chiếm6,8%,du lịch 169.936 triệu đồng chiếm 2,33%; các ngành dịch vụ khác chiếm1876.450 triệu đồng, chiếm 28,65% Cơ cấu kinh tế do Đại hội Đảng bộ quận
Ba Đình lần thứ XXII xác định "Thương mại - dịch vụ và du lịch - côngnghiệp" đã đạt được: Thương mại đạt 37,74% lao động nộp ngân sách69,95%; dịch vụ và du lịch đạt 17,53% lao động, nộp ngân sách 11,76%; côngnghiệp đạt 25% lao động, nộp ngấn sách 12,35%
Trong 2 năm 2011 và 2012, thuế TNCN trên địa bàn quận Ba Đình tuyđóng góp không nhiều vào số thu của Chi cục, tuy nhiên đây vẫn là một nộidung vô cùng quan trọng trong cơ cấu tổng thu thuế vào NSNN Năm 2011,Chi cục đã thực hiện thu thuế TNCN đạt 142.623.352.160 đồng, trong khi dựtoán chỉ là 110.000.000.000 đồng, đạt 129,66% so với dự toán Riêng quý4/2011, số thuế TNCN thu được đạt đến 182,51% so với dự toán quý ( dựtoán quý là 16.900.000.000 đồng trong khi số thu thực tế đạt 30.844.805.162đồng ) Tuy nhiên, đến năm 2012, số thu của Chi cục lại không được như nămtrước Cụ thể, số thu thuế TNCN cả năm 2012 chỉ đạt 155.599.831.551 đồng,đạt 84,56% so với dự toán ( dự toán năm 2012 của thuế TNCN là184.000.000.000 đồng ) Đặc biệt, trong quý 4/2012, số thu thuế TNCN chỉđạt 39.098.397.781 đồng, đạt 60,15% so với dự toán quý ( dự toán quý là65.000.000.000 đồng )
Trang 27Bảng 2.1: Cơ cấu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn quận Ba Đình
( Nguồn: Chi cục thuế Ba Đình )
Hộ KDCT là một trong những loại hình chiếm số lượng lớn trong sốnhững loại hình mà Chi cục thuế quận Ba Đình quản lý, giám sát Số liệu hộKDCT trên địa bàn quận Ba Đình trong 2 năm 2011 và 2012 được thể hiệnngắn gọn thông qua bảng tổng hợp sau:
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp số liệu hộ KDCT trên địa bàn quận Ba Đình 2
năm gần nhất
Trang 28+ Lãnh đạo Chi cục thuế : gồm 4 cán bộ ( một chi cục trưởng và ba chicục phó giúp việc chuyên môn )
+ 1 Đội tuyên truyền – Hỗ trợ thuế - Ấn chỉ : gồm 11 cán bộ
+ 1 Đội kê khai và kế toán thuế : gồm 27 cán bộ
+ 3 Đội kiểm tra thuế : gồm 45 cán bộ
+ 1 Đội kiểm tra nội bộ : gồm 9 cán bộ
+ 1 Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ : gồm 9 cán bộ
+ 1 Đội tổng hợp – Nghiệp vụ - Dự toán : gồm 7 cán bộ
+ 1 Đội Hành chính – Nhân sự - Tài vụ : gồm 16 cán bộ
+ 1 Đội thuế trước bạ và thu khác : gồm 10 cán bộ
+ 5 Đội thuế liên phường xã : gồm 39 cán bộ
Bộ phận quản lý hộ kinh doanh cá thể làm việc chủ yếu tại cơ sở 2, có địachỉ tại 34/28B Điện Biên Phủ Tại đây bao gồm 5 đội thuế liên phường – xã
và bộ phận một cửa với một cán bộ của đội Kê khai – Kế toán thuế - Tin họcchịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, hướng dẫn và làm các thủ tục cho ngườinộp thuế thuộc loại hình hộ kinh doanh cá thể
Trang 292.1.3 Kết quả thu ngân sách tại Chi cục thuế quận Ba Đình năm 2012
Năm 2012, quận Ba Đình được giao nhiệm vụ thu ngân sách là 3.200 tỷđồng dự toán pháp lệnh, 3.434 tỷ 700 triệu đồng dự toán phấn đấu Tính đến31/12/2012, số thu trên toàn quận là 3.081.932 triệu đồng, đạt 96,04% DTPL,đạt 89,73% DTPĐ Cụ thể, số thu từ các loại thuế được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3: Bảng cơ cấu các loại thuế
2.2.1 Đặc điểm của các hộ KDCT trên địa bàn quận Ba Đình.
Ba Đình có vị trí địa lý, lịch sử phát triển lâu đời, rất thuận lợi trong việcgiao thương kinh tế với các quận, huyện khác trong Thành phố, nên ở đây có
sự phát triển đa dạng của các thành phần kinh tế Các hộ KDCT là một trong
Trang 30những thành phần kinh tế năng động, tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượng
và chất lượng sản xuất kinh doanh, đóng góp số thu ngày càng tăng vàoNSNN Tính đến hết quý I năm 2013, số hộ kinh doanh trên địa bàn là 7.123
hộ với các loại hình kinh doanh đa dạng, phong phú, nhiều chủng loại kinhdoanh như: các hộ sản xuất, vận tải, xây dựng; các hộ thương nghiệp ( đồ gỗ,bách hóa, hoa tươi,….); các hộ cung cấp dịch vụ ăn uống, cho thuê nhà, khámchữa bệnh, sửa chữa các ngành nghề… Thời điểm cuối năm 2012, số hộ kinhdoanh trên địa bàn quận Ba Đình là 6.641 hộ, trong đó có 267 hộ kê khai và6.374 hộ nộp thuế theo phương pháp khoán Số liệu thống kê đến hết quýI/2013 cho thấy tổng số hộ tăng lên thành 7.123 hộ với 311 hộ kê khai và6.812 hộ khoán, như vậy là mới chỉ sau hơn ba tháng phát triển, số hộ KDCT
đã tăng lên 482 hộ, tương ứng với tỉ lệ tăng là 6,8% trong một quý Có thể nóicác hộ KDCT trên địa bàn quận có vai trò quan trọng trong việc phát triểnkinh tế hiện tại của quận bởi hệ thống các hộ này rộng khắp, len lỏi tới cácphường, các tổ mà lĩnh vực kinh doanh có quy mô lớn hơn không thể đáp ứngđược Tuy rằng, số thuế nộp vào NSNN từ khu vực hộ KDCT còn khiêm tốn
so với khu vực doanh nghiệp bởi sự hạn chế về nhiều mặt ( như quy mô, vốn,
số lượng lao động,…) nhưng dần dần, các hộ KDCT đã tự khẳng định được vịtrí của mình trong công cuộc phát triển kinh tế của quận
Năm 2012, tổng thuế TNCN thu được trên địa bàn quận là 155 tỷ 100 triệuđồng, so với cùng kì năm 2011 ( 141 tỷ đồng ) đạt 110% , trong đó chủ yếu làthu được từ tiền lương, tiền công, số thu từ hoạt động SXKD của cá nhân chỉ
là 34 tỷ 541 triệu đồng ( chiếm gần 30% tổng số thu thuế TNCN năm 2012 )
2.2.2 Thực trạng công tác quản lý thuế TNCN đối với các hộ KDCT trên địa bàn quận Ba Đình thời gian vừa qua.
2.2.2.1 Quản lý đối tượng nộp thuế