1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận hà đông

95 507 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 887 KB

Nội dung

Chính vì vậy trong quá trình thực tập tại Chi cục Thuế quận Hà Đông bằngnhững kiến thức đã học kết với với phương pháp thu thập dữ liệu, quan sát đi sâuvào thực trạng cùng với sự hướng d

Trang 1

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

-Sinh viên: VƯƠNG THỊ NGẦN

Lớp: CQ48/02.04 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG Chuyên ngành: Thuế

Mã số: 02

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYỄN THỊ THANH HOÀI

HÀ NỘI – NĂM 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình nghiên cứu thực tế tại đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn

Vương Thị Ngần

Trang 3

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ TỪ NGỮ VIẾT TẮT

CN - TTCN - XD Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp – xây

dựng

HC – NS – TV - AC Hành chính – nhân sự - tài vụ - ấn chỉ

SX, XD, VT Sản xuất, xây dựng, vận tải

Trang 4

MỤC LỤC

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Áp dụng thuế giá trị gia tăng ( GTGT) là một xu thế tất yếu của nhân loại.Thực tế cho đến nay có đến khoảng 130 quốc gia áp dụng thuế GTGT Ở nước ta,Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ mụctiêu …“ tiếp tục đổi mới chính sách thuế theo hướng vừa bảo đảm nguồn thu chongân sách nhà nước, vừa khuyến khích sản xuất kinh doanh và thúc đẩy thực hànhtiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng để tăng tích lũy Đơn giản hoá hệ thống thuế

và biểu thuế suất, nâng cao tính ổn định của thuế, áp dụng thuế GTGT thaycho thuế doanh thu …” Thực tiễn áp dụng thuế GTGT ở nước ta trong những nămqua đã cho thấy sự tác động lớn nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội của thuếGTGT đồng thời cũng khẳng định được những thành công bước đầu và đây là bằngchứng đáng tin cậy cho quyết định đúng đắn của Đảng và Nhà nước Song quá trình

áp dụng thuế GTGT ở nước ta đã làm nảy sinh nhiều vấn đề cần phải được xem xét

và giải quyết thấu đáo sao cho phù hợp với đặc điểm và tình hình kinh tế, xã hộitrong từng giai đoạn phát triển của đất nước Hơn nữa, hiện nay, thuế GTGT ápdụng ở Việt Nam chưa có đủ điều kiện để phát huy hết tính ưu việt của mình Thựctiễn này đã đặt ra những thách thức lớn trong việc áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam

Cũng trong tiến trình cải cách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, trongnhững năm gần đây thực hiện chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiềuthành phần, khu vực kinh tế cá thể sản xuất, kinh doanh công thương nghiệp và dịch

vụ phát triển rất nhanh cả về số lượng hộ và quy mô kinh doanh Sự phát triển củakhu vực hộ cá thể sản xuất kinh doanh góp phần thực hiện các chỉ tiêu phát triểnkinh tế của đất nước; tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, góp phần tạo công

ăn việc làm cho người lao động và thực hiện thành công chủ chương xoá đói, giảmnghèo, rút ngắn khoảng cách chênh lệc giữa các vùng Công tác quản lý thuế GTGTđối với HKD cũng có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng theo đánh giá chung vẫncòn thất thu cả về đối tượng nộp thuế và doanh thu kinh doanh; vẫn còn bất côngbằng về thuế giữa các HKD và giữa các địa bàn.việc nghiên cứu và hoàn thiện Luật

Trang 7

thuế GTGT đối với HKD cá thể cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam

đã được đặt ra và là vấn đề có tính cấp thiết hiện nay

Chính vì vậy trong quá trình thực tập tại Chi cục Thuế quận Hà Đông bằngnhững kiến thức đã học kết với với phương pháp thu thập dữ liệu, quan sát đi sâuvào thực trạng cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo và các cán bộ trong

chi cục Thuế quận Hà Đông em đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận Hà Đông”

Mục tiêu của đề tài là đi sâu tìm hiểu đậc thù công tác quản lý thuế GTGTđối với HKD cá thể, khái quát thực trạng công tác quản lý và đề xuất một số giảipháp nhằm khắc phục những tồn tại, khó khăn, nâng cao hiệu quả công tác quản lýthuế GTGT đối với HKD trên địa bàn quận Hà Đông

Kết cấu luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về thuế Giá trị gia tăng Quản lý thuế Giá trị giatăng đối với hộ kinh doanh cá thể

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với hộ kinhdoanh cá thể trên địa bàn quận Hà Đông

Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng đốivới hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quạn Hà Đông

Trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tìnhcủa cô giáo hướng dẫn – PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hoài cùng các cán bộ thuế tạiChi cục thuế quận Hà Đông - đặc biệt là các cô chú, anh chị trong Đội thuế liênphường số 1 Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ quí báu của côgiáo và các cán bộ thuế đã giúp em có thể hoàn thiện được chuyên đề luận văn này

Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về kiến thức và tầm hiểu biết cũng như thờigian hoàn thành nên luận văn nên không thể tránh được những thiếu sót Em rấtmong được tiếp thu các ý kiến đóng góp và phê bình của thầy cô giáo để em có thể

bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác sau này

Trang 8

Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GTGT VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ GTGT

1.1.1 Khái niệm, sự hình thành của thuế GTGT

1.1.1.1 Khái niệm

Thuế GTGT là sắc thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch

vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

1.1.1.2 Sự hình thành

a) Trên thế giới

Thuế GTGT theo tiếng Pháp gọi là: Taxe Sur La Valeur Ajou tée (viết tắt làTVA), tiếng Anh gọi là Value Added Tax (viết tắc là VAT), dịch ra tiếng Việt làthuế giá trị gia tăng hay thời kỳ đầu mới áp dụng còn gọi là thuế doanh thu Vàonăm 1918, người đầu tiên nghĩ ra loại thuế này là một người Đức tên CARLFRIEDRICH VON SIEMENS nhưng ông không thuyết phục được Chính phủ Đức

áp dụng vào thời điểm đó Ngày 01/07/1954, Pháp là nước đầu tiên trên thế giới ápdụng thí điểm luật thuế này ở các ngành như: điện, khí đốt; và đến 01/01/1968 thìđược đưa vào áp dụng chính thức Ngày nay, thuế GTGT chủ yếu được áp dụng tạicác quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu, châu Phi, châu Mỹ La Tinh và một sốquốc gia Châu Á như Triều Tiên (1970), Hàn Quốc (1977), Nhật Bản (1988), TháiLan (1991), Việt Nam (1993), Trung Quốc và Singapore (1994) Đến nay đã cókhoảng 130 quốc gia áp dụng thuế GTGT và đang ngày càng được nhiều quốc gianghiên cứu và áp dụng

b) Tại Việt Nam

Năm 2008, tại kỳ hộp thứ 9 Quốc hội khóa XII ngày 03/06/2008, Quốc hội

đã thông qua luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2009thay thế cho Luật thuế GTGT năm 1997 và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều

Trang 9

của Luật thuế GTGT năm 2003, năm 2005 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 gồm

16 Điều, quy định những vấn đề chung về thuế GTGT như: phạm vi điều chỉnh; đốitượng chịu thuế; đối tượng không chịu thuế; căn cứ và phương pháp tính thuế; khấutrừ, hoàn thuế và các điều khoản thi hành Những quy định chi tiết về việc thi hànhLuật thuế GTGT số 13/2008/QH12 được thể hiện thông qua Nghị định121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính

Mới đây nhất, ngày 19/06/2013, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 5 đã thôngqua Luật số 31/2013/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT số13/2008/QH12, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 Những quy định chi tiết về việc thihành Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 được thể hiện thông qua Nghị định209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính

1.1.2 Đặc điểm thuế GTGT

Thứ nhất, thuế GTGT là sắc thuế thuộc loại thuế gián thu, không trực tiếpđánh vào thu nhập và tài sản của NNT mà đánh gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa

và dịch vụ Về cơ bản, người nộp thuế không đồng nhất với người chịu thuế

Thứ hai, thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn Nó đánh vào tất

cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trên phần giá trịtăng thêm của mỗi giai đoạn Do đó, tổng số thuế thu được của các giai đoạn sẽbằng với số thuế tính theo giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng

Thứ ba, thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao Nó không chịu ảnh hưởngtrực tiếp bởi kết quả sản xuất kinh doanh của người nộp thuế, cũng như không chịuảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế; sản phẩm dùđược luân chuyển qua nhiều hay ít giai đoạn thì tổng số thuế GTGT phải nộp cũngkhông thay đổi

Thứ tư, thuế GTGT có tính chất lũy thoái so với thu nhập Thuế GTGT đánhvào hàng hóa, dịch vụ; người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ là người phải trả khoản

Trang 10

thuế đó, không phân biệt người tiêu dùng đó có thu nhập cao hay thấp đều phải trảcùng một số tiền thuế như nhau khi tiêu dùng cùng một loại hàng hóa Như vậy,người nào có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ giữa số thuế GTGT phải trả với thu nhập sẽcàng nhỏ và ngược lại.

Thứ năm, thuế GTGT có tính chất lãnh thổ quốc gia Đối tượng chịu thuế làngười tiêu dùng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia

1.1.3 Vai trò của thuế GTGT đối với sự phát triển kinh tế xã hội

- Khắc phục được nhược điểm trùng lắp “Thuế thu trên thuế” và tìnhtrạng nhiều thuế suất

- Thuế GTGT được áp dụng không những đảm bảo được mức độngviên số thu cho NSNN tương ứng với số thuế doanh thu trước đây, mà còngóp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh Trên cơ sở đó để tăng thu cho NSNN

- Thuế GTGT thu cả đối với hàng hoá nhập khẩu tạo sự bình đẳngtrong kinh doanh giữa các doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh trong nước

- Khi áp dụng Luật thuế GTGT đã tạo cho doanh nghiệp cơ chế tự kiểm tra,hạn chế việc kinh doanh trốn thuế

- Thuế GTGT đã góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống chính sáchthuế ở nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường, tạo điềukiện để tham gia và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế - nhanh chóng hộinhập với kinh tế khu vực và thế giới

- Tạo điều kiện cho ngành thuế có điều kiện hiện đại hoá công tác quản lýthuế, thu thuế, cải cách hành chính thuế, giúp Chính phủ có biện pháp hữu hiệutrong việc điều hành vĩ mô nền kinh tế

1.1.4 Nguyên tắc thiết lập thuế GTGT

Thứ nhất, đối tượng chịu thuế GTGT phải bao quát hầu hết các hàng hóa,dịch vụ phát sinh từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

Trang 11

Thứ hai, cơ sở tính thuế chỉ là phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụqua mỗi khâu luân chuyển.

Thứ ba, đảm bảo tính liên hoàn và cơ chế tự kiểm soát giữa các khâu từ sảnxuất, lưu thông đến tiêu dùng

Thứ tư, hạn chế tối đa số lượng mức thuế suất

Thứ năm, cần tuân thủ nguyên tắc điểm đến trong việc thiết kế thuế GTGT

1.1.5 Nội dung cơ bản của thuế GTGT

1.1.5.1 Đối tượng chịu thuế

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hoá, dịch vụ dùng chosản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ muacủa tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT theoquy định của pháp luật

Cơ sở kinh doanh cung ứng, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượngkhông chịu thuế GTGT không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của hànghóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ở khâu không chịuthuế GTGT

1.1.5.2 Đối tượng không chịu thuế GTGT

Theo quy định của pháp luật thuế hiện hành thì có 26 nhóm đối tượngkhông thuộc diện chịu thuế GTGT Những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thuộcdiện không chịu thuế GTGT có các đặc điểm:

- Là sản phẩm của một số ngành sản xuất kinh doanh trong những điều kiệnkhó khăn, phụ thuộc vào thiên nhiên, sản phẩm được sản xuất ra lại dùng cho chínhngười sản xuất và cho đời sống xã hội

- Là sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu toàn xã hộinhằm nâng cao đời sống vật chất văn hoá không ngừng tăng lên của conngười

- Là sản phẩm dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận

Trang 12

- Là sản phẩm, dịch vụ mà theo thông lệ quốc tế không thu thuế GTGT

- Các sản phẩm hàng hoá, các dich vụ do Nhà nước quy định không thu thuếGTGT

- Cá nhân kinh doanh có thu nhập thấp dưới mức lương tối thiểu quyđịnh áp dụng cho công chức Nhà nướcà các sản phẩm, dịch vụ được ưu đãi vì mangtính xã hội và tính nhân đạo cao

1.1.5.3 Người nộp thuế

Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá,dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổchức kinh doanh (gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá,mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (gọi là người nhập khẩu)

1.1.5.4 Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất

- Giá tính thuế: là giá bán của hàng hóa, dịch vụ bán ra chưa có thuế GTGT(phương pháp khấu trừ), hoặc giá thanh toán đã có thuế GTGT (phương pháp trựctiếp) Giá tính thuế của từng loại hàng hóa, dịch vụ được qui định cụ thể tại Điều 7của Thông tư số 219/2013/TT-BTC

- Thuế suất: Các mức thuế suất được quy định trong Luật thuế GTGT gồm 3 mức:+ Mức 0%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xâydựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế;hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trườnghợp không áp dụng mức thuế suất 0%

Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu là hàng hoá, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổchức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổchức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho khách hàngnước ngoài theo quy định của pháp luật

Trang 13

+ Mức 5%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ cho sảnxuất, tiêu dùng và các hàng hóa, dịch vụ cần ưu đãi Có 16 nhóm hàng hóa, dịch vụchịu mức thuế suất 5% được quy định trong Luật thuế GTGT hiện hành.

+ Mức 10%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc trường hợp ápdụng mức thuế suất 0% và mức thuế suất 5%

1.1.4.4 Phương pháp tính thuế

 Phương pháp khấu trừ thuế:

a) Đối tượng áp dụng

Phương pháp này áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế

độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn,chứng từ bao gồm:

• Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa,cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóađơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ hộ, cánhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp

• Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ

hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp

• Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạtđộng tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương phápkhấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay

b) Công thức xác định:

Trong đó:

+ Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán

ra ghi trên hóa đơn GTGT

Trang 14

-Công thức:

Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT như tem,

vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết thì thuế GTGT đầu ra được xác định như sau:

+ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: là số thuế GTGT ghi trên hóa đơnGTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sảnxuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT; số thuế GTGT ghi trên chứng

từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phíanước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nướcngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanhhoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghigiá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế đểxác định giá chưa có thuế và thuế GTGT đầu vào

c) Điều kiện khấu trừ thuế GTGT:

i Có hóa đơn GTGT hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từnộp thuế GTGT khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nướcngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoàikhông có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc cóthu nhập phát sinh tại Việt Nam

Trang 15

ii Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụmua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừtrường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới haimươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.

Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện trên còn phải có:+ Hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cungứng dịch vụ;

+ Hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ;

+ Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt;

+ Tờ khai hải quan

Việc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán

bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợthay Nhà nước được coi là thanh toán không dùng tiền mặt

 Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT

a) Đối tượng áp dụng:

+ Hoạt động kinh doanh, mua bán, chế tác vàng bạc, đá quí

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dướimức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụngphương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyệntheo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC

+ Hộ, cá nhân kinh doanh;

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo LuậtĐầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kếtoán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước

Trang 16

ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, pháttriển và khai thác dầu khí.

+ Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trườnghợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ

- Cách xác định số thuế GTGT phải nộp:

+ Đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý:

Trang 17

-Giá thanh toán củavàng, bạc, đá quí muavào tương ứng

° Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quí bán ra: là giá thực tế bán ghi trênhóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế GTGT

và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng

° Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quí mua vào tương ứng: là giá trịvàng, bạc, đá quí mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng vào sản xuất,kinh doanh, chế tác vàng, bạc, đá quí bán ra tương ứng

° Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm (-) củavàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc,

đá quý Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị giatăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừvào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng

âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau

+ Đối với các đối tượng còn lại tính số thuế GTGT phải nộp áp dụng phươngpháp tính trực tiếp trên GTGT bằng tỷ lệ % nhân doanh thu:

Trang 18

Công thức xác định:

Số thuế GTGT

phải nộp =

Tỷ lệ %tính thuếGTGT

× Doanh thu × Thuế suất thuế

GTGT

° Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạtđộng như sau:

- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầunguyên vật liệu: 3%;

- Hoạt động kinh doanh khác: 2%

° Doanh thu để tính thuế GTGT: là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tếghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm cáckhoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng

Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụthuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩuthì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này

° Cơ sở kinh doanh nhiều ngành nghề có mức tỷ lệ khác nhau phải khai thuếGTGT theo từng nhóm ngành nghề tương ứng với các mức tỷ lệ theo quy định;trường hợp người nộp thuế không xác định được doanh thu theo từng nhóm ngànhnghề hoặc trong một hợp đồng kinh doanh trọn gói bao gồm các hoạt động tại nhiềunhóm tỷ lệ khác nhau mà không tách được thì sẽ áp dụng mức tỷ lệ cao nhất củanhóm ngành nghề mà cơ sở sản xuất, kinh doanh

+ Đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán:

° Cơ quan thuế xác định doanh thu, thuế GTGT phải nộp theo tỷ lệ % trêndoanh thu của hộ khoán căn cứ vào tài liệu, số liệu khai thuế của hộ khoán, cơ sở dữ

Trang 19

liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế và ý kiến của Hội đồng tưvấn thuế xã, phường.

° Trường hợp hộ, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán kinh doanh nhiềungành nghề thì cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo tỷ lệ của hoạt động kinhdoanh chính

1.2 QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

1.2.1 Khái quát chung về thành phần kinh tế cá thể và hộ kinh doanh cá thể

1.2.1.1 Quan điểm của Đảng về thành phần kinh tế cá thể

Kinh tế cá thể có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, gắn liền với sự hìnhthành và phát triển của kinh tế hàng hóa

Trước thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta phát triển theo mô hình kế hoạchhóa tập trung bao cấp, chỉ tồn tại một hình thức sở hữu công hữu với hai thành phầnkinh tế quốc doanh và tập thể Do đó, kinh tế cá thể chưa được tạo điều kiện pháttriển Không những thế, kinh tế cá thể còn bị coi là “đối tượng cải tạo XHCN”,không được Nhà nước thừa nhận Đến đại hội Đảng lần thứ VI (1986), khi bắt đầubước vào xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, Nhà nước chính thức xác nhậncác thành phần kinh tế, bao gồm kinh tế xã hội chủ nghĩa (gồm khu vực kinh tếquốc doanh và khu vực kinh tế tập thể) cùng với bộ phận kinh tế hộ gia đình, và cácthành phần kinh tế khác (bao gồm: kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa; kinh tế tư bản tưnhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc ở một số đồng bàodân tộc thiểu số Như vậy, đại hội Đảng VI đã đánh dấu sự phát triển về chất trong

tư duy của Đảng về phát triển kinh tế, từ đó giải phóng sức lao động, phát huy đượcsức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, kết hợp giữa nội lực và ngoại lực đểđưa đất nước phát triển nhanh hơn

Chủ trương nền kinh tế nhiều thành phần tiếp tục được khẳng định trong các

kỳ Đại hội Đảng tiếp theo Tại Đại hội X, Đảng ta khẳng định ở nước ta tồn tại 5thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; KTTN; kinh tế tư bản nhànước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.Và gần đây nhất, tại Đại hội Đảng lần thứ

Trang 20

XI, trong định hướng phát triển kinh tế có nêu: “ Phát triển nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế,hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối Các thành phần kinh tế hoạtđộng theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳngtrước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Kinh tếnhà nước giữ vai trò chủ đạo Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và pháttriển Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vữngchắc của nền kinh tế quốc dân Kinh tế tư nhân là một trong những động lực củanền kinh tế Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển.” Nhànước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuấtkinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tưnhân.

1.2.1.2 Vai trò của thành phần kinh tế cá thể trong nền kinh tế thị trường

Nếu như thành phần kinh tế quốc doanh đóng vai trò chủ đạo nắm giữ nhiều

bộ phận then chốt thì thành phần kinh tế cá thể nói riêng và kinh tế ngoài quốcdoanh nói chung tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng ngày càng phát triển và chiếmmột vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân Kinh tế cá thể không những tạo ramột lượng sản phẩm không nhỏ trong tổng sản phẩm xã hội mà nguồn thu từ thànhphần kinh tế này vào Ngân sách Nhà nước cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn,đồng thời còn thu hút được một lực lượng lớn lao động nhàn rỗi đáp ứng mọi yêucầu của xã hội mà thành phần kinh tế quốc doanh chưa đảm bảo hết, tạo thu nhập vàtừng bước góp phần nâng cao đời sống của các tầng lớp nhân dân

Thành phần kinh tế cá thể có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành nghề ởnông thôn và thành thị, do đó đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế – xãhội của đất nước

Như vậy, thành phần kinh tế cá thể vẫn còn tồn tại như một tất yếu kháchquan, bắt nguồn từ nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội Với quan điểm, chính sáchđổi mới của Đảng và Nhà nước cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, hoạt

Trang 21

động của thành phần kinh tế cá thể đang không ngừng phát triển cả về chất vàlượng Kinh tế cá thể ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

1.2.1.3 Khái quát chung về HKD

Theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính Phủ về đăng

b) Đăng ký kinh doanh của HKD cá thể

Hộ kinh doanh (cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình) nộp

01 Giấy đề nghị đăng ký HKD tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi đăng

ký thành lập hộ kinh doanh hoặc đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký Giấy đềnghị đăng ký HKD bao gồm:

- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

- Ngành, nghề kinh doanh;

- Số vốn kinh doanh;

- Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú vàchữ ký của các cá nhân thành lập HKD đối với HKD do nhóm cá nhân thành lập,của cá nhân đối với HKD do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối vớitrường hợp HKD do hộ gia đình thành lập

Trang 22

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký HKD phải có bản sao Giấy chứng minhnhân dân của các cá nhân tham gia HKD hoặc người đại diện hộ gia đình và biênbản họp nhóm cá nhân về việc thành lập HKD đối với trường hợp HKD do mộtnhóm cá nhân thành lập.

Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì phải kèm theobản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình

Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì phải kèm theo bản saohợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

HKD chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quámười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản củamình đối với hoạt động kinh doanh

Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bánhàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhậpthấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhậpthấp áp dụng trên phạm vi địa phương

HKD có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sanghoạt động theo hình thức doanh nghiệp

c) Đặc điểm của HKD

• Đặc điểm pháp lý:

+ HKD không có tư cách pháp nhân

+ Quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, hạn chế về vốn và lao động

+ Chủ HKD hưởng toàn bộ lợi nhuận (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tàichính và thanh toán theo quy định của pháp luật) và chịu trách nhiệm vô hạn đối vớicác khoản nợ của hộ

Trang 23

+ Nhạy bén trong kinh doanh: dễ dàng chuyển đổi ngành nghề kinh doanhcho phù hợp với yêu cầu của thị trường và nền kinh tế.

d) Ưu điểm và hạn chế của loại hình HKD cá thể

- Tiềm năng nguồn vốn lớn: Nếu có các chính sách kinh tế hợp lý sẽ khuyếnkhích và tạo cơ hội cho các cá nhân, hộ gia đình bỏ vốn vào sản xuất, tiết kiệmtrong tiêu dùng để tích luỹ, mở rộng tái sản xuất góp phần thúc đẩy phát triển kinh

tế nhanh chóng

- Tận dụng lực lượng lao động dư thừa trong xã hội:Với tính chất linh hoạt

và đa dạng trong tổ chức hoạt động kinh doanh, HKD đã thu hút và giảỉ quyết đượcđáng kể lực lượng lao động nhàn rỗi (người có sức lao động nhưng chưa có việclàm và người có việc làm nhưng chưa sử dụng hết thời gian lao động) Điều nàykhông chỉ góp phần gia tăng giá trị của cải cho xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng

Trang 24

cao chất lượng đời sống người dân, mà còn hạn chế được các tệ nạn xã hội do thấtnghiệp gây ra.

cơ sở kinh doanh không lập và giữ sổ sách kế toán theo quy định

+ Kẽ hở pháp lý: thực tế hoạt động kinh doanh của thành phần kinh tế này rấtphức tạp, phát sinh nhiều vấn đề mà trong chính sách quản lý kinh tế chưa đề cậpđến Mặt khác, trong cơ chế thị trường có sự hướng dẫn của Nhà nước, HKD cũng

là thành phần kinh tế hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, cùng tồn tại và cạnh tranhvới các loại hình kinh doanh khác, cộng với quy mô nhỏ lẻ và phân tán rộng Do đó,

họ luôn tìm mọi cách nhằm vào chỗ sơ hở, non yếu trong chính sách quản lý kinh tế

để trục lợi, kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế… gây khó khăn trong công tác quảnlý

+ Có nhiều biến động và rất dễ bị phân hoá: dưới tác động của quy luật giátrị, quy luật cung - cầu, thành phần kinh tế này có nhiều biến động và rất dễ bị phânhoá Sự năng động của thành phần kinh tế này mang tính chất tự phát theo thịtrường nên cần phải theo dõi sát sao, nếu thiếu sự định hướng thì sẽ không bao quátđược nhu cầu thị trường

Như vậy, để phát huy được những tiềm năng vốn có và khắc phục đượcnhững khiếm khuyết trên, cần phải tăng cường sự quản lý của Nhà nước về kinh tếnói chung và quản lý thuế nói riêng đối với HKD thông qua công cụ pháp luật,nhằm tạo ra hành lang pháp lý và môi trường hoạt động lành mạnh, giúp thành phần

Trang 25

kinh tế này hoạt động có hiệu quả theo định hướng XHCN, trở thành một trongnhững động lực không thể thiếu của nền kinh tế quốc dân.

1.2.2 Mục đích, yêu cầu của công tác quản lý thuế đối với HKD

 Công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh nhằm đạt được các mụcđích cơ bản sau:

- Tăng thu cho ngân sách Nhà nước: ở nước ta, số thu bằng thuế hàng nămchiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số thu của NSNN Số thuế thu được từ khu vựckinh tế cá thể tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập ngân sách nhưng đâylại là lĩnh vực phức tạp, khó quản lý Vì vậy, làm tốt công tác quản lý thu thuế đốivới hộ cá thể sẽ có tác dụng động viên, tăng thu cho NSNN

- Thực hiện vai trò quản lý của Nhà nước đối với khu vực kinh tế này: Vaitrò của thuế mang tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực Song, những vai trò đó khôngmang tính khách quan, mà nó là kết quả của những tác động từ phía con người.Những tác động này được thực hiện thông qua những nội dung, những công việc cụthể của công tác quản lý thuế

- Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các hộ kinh doanh: Qua côngtác tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các luật thuế cùng vớiviệc tăng cường tính pháp chế của các luật thuế, ý thức chấp hành các luật thuếđược nâng cao, từ đó tạo thói quen "Sống và làm việc theo pháp luật" trong mọitầng lớp dân cư

 Yêu cầu của công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh có thể khái quátnhư sau:

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu rộng thường xuyên các luật thuế vàcác văn bản dưới luật để đối tượng nộp thuế hiểu và tự giác chấp hành

- Tận thu, khai thác triệt để các nguồn thu, kết hợp nuôi dưỡng nguồn thu:+ Thu hết số thuế ghi thu, không để nợ đọng

+ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hộ nghỉ kinh doanh

Trang 26

+ Quản lý hết các đối tượng tham gia sản xuất, kinh doanh (gồm cố định cócửa hàng - cửa hiệu và đối tượng kinh doanh vãng lai).

+ Quản lý sát doanh thu thực tế của đối tượng nộp thuế (thường xuyên kiểmtra sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ , rà soát điều chỉnh thuế hộ khoán ổn định)

- Phải thực hiện đầy đủ, đúng quy trình nghiệp vụ của ngành đã đề ra chotừng loại đối tượng kinh doanh

1.2.3 Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Tổng cục thuế đã ban hành quyết định 2248/QĐ-TCT ngày 28 tháng 12 năm

2012 quyết định về việc ban hành Quy trình quản lý thuế đối với HKD Quyết định này thay thế Quyết định số 1201/TCT/QĐ-TCCB ngày 26/7/2004 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình quản lý thuế đối với HKD cá thể Ban hành kèm theo quyết định này Quy trình quản lý thuế đối với HKD Theo như

đó nội dung chính của quy trình , bao gồm :

I Quản lý danh bạ HKD

1 Quản lý hộ mới ra kinh doanh

1.1.Trường hợp HKD có đăng ký kinh doanh

- Đội KK-KTT tham mưu cho Lãnh đạo Chi cục Thuế để phối hợp với cácngành trên địa bàn quận/huyện (phòng kinh tế, bộ phận cấp đăng ký kinh doanh củaUBND quận/huyện…) để hướng dẫn HKD làm thủ tục kê khai đăng ký thuế Saukhi cấp mã số thuế cho HKD, Đội KK-KTT cập nhật thông tin vào Danh bạ quản lýHKD theo Mẫu số 01/QTr-HKD để theo dõi quản lý thuế

- Đội KK-KTT chuyển danh sách HKD mới đăng ký thuế cho Đội thuế LXP

để thực hiện phân loại quản lý thu thuế và dự kiến doanh thu để lập bộ, tính thuếchậm nhất là ngày cuối cùng của tháng Trường hợp Chi cục Thuế phân công ĐộiKiểm tra thuế quản lý HKD nộp thuế theo kê khai thì Đội KK-KTT chuyển danhsách HKD mới đăng ký thuế thuộc diện nộp thuế theo kê khai cho Đội KTT ngaysau khi hoàn thành thủ tục cấp MST và phân loại quản lý thuế

1.2 Trường hợp HKD không có ĐKKD, chưa có MST

Trang 27

- Đội thuế LXP có trách nhiệm phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã,phường, cán bộ UNT (nếu có) thường xuyên đối chiếu, rà soát địa bàn để nắm lạicác HKD thực tế đang hoạt động (cả hộ có ĐKKD chưa đăng ký thuế và hộ khôngphải ĐKKD) để đưa vào diện quản lý thuế.

- Đội thuế LXP cung cấp mẫu tờ khai đăng ký thuế, hướng dẫn kê khai, thu

tờ khai đăng ký thuế và hồ sơ kèm theo (bản photocopy Giấy chứng minh nhân dân,Giấy chứng nhận ĐKKD hoặc Giấy thông hành của cư dân biên giới - nếu có) củaHKD

- Đội thuế LXP lập danh sách HKD mới ra kinh doanh chưa đăng ký thuếtheo Mẫu số 02/QTr- HKD và chuyển kèm theo toàn bộ hồ sơ đăng ký thuế củaHKD cho Đội KK-KTT chậm nhất là ngày 28 hàng tháng

- Đội KK-KTT căn cứ vào hồ sơ và thông tin do Đội thuế LXP chuyển đến,thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế (MST) cho HKD có đủ điều kiện, hoặccấp Thông báo MST (mã số thuế tạm) cho HKD không đủ điều kiện cấp MST hoặckhông thực hiện thủ tục đăng ký thuế; đồng thời cập nhật bổ sung Danh bạ quản lýHKD chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng

2 Phân loại hộ kinh doanh để quản lý thuế

• Căn cứ vào mức độ và khả năng thực hiện việc ghi chép sổ sách kế toán, lưugiữ hóa đơn chứng từ khi mua bán hàng hóa dịch vụ của HKD:

a HKD nộp thuế theo phương pháp kê khai:

- HKD nộp thuế theo phương pháp kê khai là các HKD đã thực hiện ĐKKD

b Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán:

Trang 28

- HKD nộp thuế theo phương pháp khoán là các HKD:

+ Không có ĐKKD hoặc không phải ĐKKD, không đăng ký thuế;

+ Không thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ;

+ Có mở sổ sách kế toán, nhưng thực hiện không đúng chế độ kế toán, khôngthực hiện đúng quy định về chế độ hóa đơn, chứng từ khi mua bán hàng hóa, dịchvụ;

+ Không thực hiện nộp tờ khai thuế theo quy định, hoặc nộp tờ khai thuếnhưng số liệu kê khai không chính xác, không trung thực; cơ quan thuế không thểcăn cứ vào sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ để xác định số thuế phải nộp phù hợpvới thực tế kinh doanh

• Căn cứ vào doanh thu kinh doanh:

Đội thuế LXP phân loại HKD nộp thuế khoán theo nhóm: HKD thuộc diệnkhông phải nộp thuế GTGT, HKD thuộc diện nộp thuế khoán

Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu quản lý thực tế tại địa phương, Đội thuế LXP cóthể phân loại theo bậc môn bài, theo địa bàn kinh doanh hoặc theo các nhóm ngànhnghề kinh doanh cho phù hợp

3 Quản lý HKD đang hoạt động

- Đội thuế LXP phối hợp với Đội Kiểm tra thuế (trong trường hợp Đội Kiểmtra thuế quản lý HKD nộp thuế theo kê khai) thường xuyên thực hiện phân tích, đốichiếu số liệu, so sánh doanh thu, tiền thuế phải nộp… trên hồ sơ khai thuế của HKDnộp thuế theo kê khai với doanh thu, tiền thuế của HKD nộp thuế theo phương phápkhoán có cùng quy mô, cùng ngành nghề… trên địa bàn để đảm bảo quản lý chặtchẽ việc kê khai, tính thuế của HKD

- Hàng tháng, Đội thuế LXP phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã phường,

rà soát địa bàn để nắm tình hình HKD Trường hợp HKD nộp thuế theo phươngpháp khoán có thay đổi về ngành nghề, địa bàn kinh doanh, Đội thuế LXP hướngdẫn HKD lập Tờ khai thay đổi thông tin đăng ký thuế (nếu có) và lập Danh sách

Trang 29

HKD thay đổi ngành nghề, địa điểm kinh doanh theo Mẫu số 03/QTr-HKD, gửi ĐộiKK-KTT chậm nhất vào ngày 28 hàng tháng.

- Đội KK-KTT căn cứ vào thông tin do Đội thuế LXP chuyển đến để cậpnhật vào cơ sở dữ liệu thông tin đăng ký thuế và Danh bạ quản lý HKD chậm nhấtvào ngày cuối cùng của tháng để quản lý thu thuế kịp thời

4 Quản lý đối với hộ ngừng, nghỉ, bỏ kinh doanh

4.1 Đối với các HKD nộp thuế theo phương pháp kê khai

a Trường hợp HKD nộp thuế theo phương pháp kê khai gửi thông báo tạm ngừng, nghỉ kinh doanh đến cơ quan thuế:

- Đội thuế LXP (hoặc Đội KTT) tiếp nhận Thông báo tạm ngừng, nghỉ kinhdoanh của chủ HKD, chuyển Đội TTHT NNT trong thời hạn chậm nhất là hai (02)ngày làm việc để cập nhật văn bản đến theo hướng dẫn tại Quy trình Tuyên truyền

và hỗ trợ NNT ban hành kèm theo Quyết định số 601/QĐ-TCT ngày 11/5/2012 củaTổng cục trưởng Tổng cục Thuế

- Đội TTHT NNT chuyển Thông báo tạm ngừng, nghỉ kinh doanh của HKDcho Đội KK-KTT ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếptheo

- Đội KK-KTT căn cứ vào Thông báo tạm ngừng, nghỉ kinh doanh của hộ kêkhai, cập nhật thời gian tạm ngừng, nghỉ kinh doanh vào Danh sách theo dõi, NNTphải nộp hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế

và kế toán thuế ban hành kèm theo Quyết định số 1864/QĐ-TCT ngày 21/12/2011của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và tạm dừng việc theo dõi, đôn đốc HKD nộp

hồ sơ khai thuế

- Đội thuế LXP (hoặc Đội kiểm tra thuế) thực hiện rà soát, nắm tình hình HKD

để đôn đốc HKD nộp hồ sơ khai thuế khi hết thời hạn tạm ngừng, nghỉ kinh doanh

b Trường hợp HKD nộp thuế theo phương pháp kê khai tự ngừng, nghỉ kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế:

Trang 30

- Đội KK-KTT sau khi gửi thông báo nộp hồ sơ khai thuế cho HKD mà không

có người tiếp nhận và không liên lạc được (qua điện thoại) - do HKD đã tự ngừng,nghỉ kinh doanh, thì lập Phiếu Đề nghị giải quyết (theo Quy trình quản lý khai thuế,nộp thuế và kế toán thuế), chuyển cho Đội thuế LXP (hoặc Đội KTT) để thực hiệnkiểm tra địa bàn, xác minh sự tồn tại của HKD

- Đội thuế LXP (hoặc Đội KTT) tiến hành kiểm tra địa bàn, xác minh sự tồn tại

và thực trạng của HKD

- Đội thuế LXP (hoặc Đội KTT) phải trả lời kết quả kiểm tra xác minh sự tồntại của HKD, ghi vào Phiếu Đề nghị giải quyết, chuyển cho Đội KK-KTT chậmnhất là năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Phiếu đề nghị giải quyết

- Đội KK-KTT căn cứ vào kết quả kiểm tra xác minh của Đội thuế LXP (hoặcĐội KTT) tiếp tục thực hiện cập nhật thông tin vào hệ thống đăng ký thuế về tìnhtrạng HKD bỏ trốn, mất tích để tạm dừng việc theo dõi, đôn đốc nộp hồ sơ khaithuế

- Đội Quản lý nợ thuế thực hiện cập nhật tình trạng nợ thuế của HKD đã nghỉ,

bỏ kinh doanh vào hệ thống quản lý nợ thuế và thực hiện trình tự thủ tục theo dõiquản lý nợ khó thu

4.2 Đối với các HKD nộp thuế theo phương pháp khoán

a Trường hợp HKD nộp thuế theo phương pháp khoán gửi Thông báo tạm ngừng, nghỉ kinh doanh gửi đến cơ quan thuế

- Đội thuế LXP tiếp nhận Thông báo tạm ngừng, nghỉ kinh doanh của chủHKD; xác nhận và chuyển Đội TTHT NNT trong thời hạn chậm nhất là hai (02)ngày làm việc để cập nhật văn bản đến theo hướng dẫn tại Quy trình Tuyên truyền

Trang 31

quản lý HKD Trường hợp HKD tạm ngừng, nghỉ kinh doanh có phát sinh việcmiễn, giảm thuế thì thực hiện theo quy định tại điểm 1 mục III Quy trình này.

- Đội thuế LXP phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã, phường để theo dõi,quản lý HKD khi hết thời hạn tạm ngừng, nghỉ kinh doanh

b Trường hợp HKD nộp thuế theo phương pháp khoán tự ngừng, nghỉ kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế:

- Đội thuế LXP sau khi gửi thông báo nộp thuế cho HKD mà không liên lạcđược do HKD đã tự ngừng, nghỉ kinh doanh, thì tiến hành kiểm tra địa bàn, xácminh sự tồn tại và thực trạng của HKD trong thời hạn chậm nhất là năm (05) ngàylàm việc kể từ ngày hết hạn nộp thuế

- Đội thuế LXP lập Danh sách HKD nghỉ, bỏ kinh doanh trên cơ sở kết quảkiểm tra xác minh, rà soát địa bàn theo Mẫu số 04/QTr-HKD gửi cho Đội KK-KTT

và Đội Quản lý nợ thuế

- Đội KK-KTT căn cứ vào Danh sách HKD nghỉ, bỏ kinh doanh của Độithuế LXP gửi để cập nhật thông tin vào hệ thống đăng ký thuế, cập nhật vào Danh

bạ quản lý HKD để điều chỉnh, bổ sung Sổ bộ thuế phát sinh kỳ sau

- Đội Quản lý nợ thuế thực hiện cập nhật tình trạng nợ thuế của HKD đãnghỉ, bỏ kinh doanh vào hệ thống quản lý nợ thuế và thực hiện trình tự thủ tục theodõi quản lý nợ thuế

II.Quy trình quản lý thu thuế đối với HKD nộp thuế theo phương pháp khoán

1 Xây dựng căn cứ để xác định mức thuế khoán của HKD

1.1 Xác định mức doanh thu không phải nộp thuế theo phương pháp khoán

Đội THNVDT căn cứ vào chính sách thuế và các quy định hiện hành để xácđịnh mức doanh thu hàng tháng không phải nộp thuế GTGT theo phương phápkhoán

1.2 Tổ chức điều tra doanh thu thực tế

- Lập kế hoạch điều tra doanh thu thực tế

Trang 32

- Lựa chọn danh sách HKD thực hiện điều tra doanh thu

- Thực hiện điều tra doanh thu thực tế

- Tổng hợp kết quả điều tra

2 Quy trình lập bộ, tính thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán ổn định năm

- Đôn đốc, tiếp nhận Tờ khai thuế khoán

- Dự kiến doanh thu và số thuế phải nộp

- Công khai doanh thu, mức thuế phải nộp của HKD và tham vấn ý kiến củaHội đồng tư vấn thuế xã phường

- Duyệt Sổ bộ thuế ổn định trong năm

- Thông báo thuế

3 Quy trình lập bộ, tính thuế đối với HKD nộp thuế theo phương pháp khoán điều chỉnh, bổ sung hàng tháng

Các trường hợp điều chỉnh, bổ sung Sổ bộ thuế hàng tháng

- HKD mới phát sinh nộp thuế khoán trong tháng

- HKD có thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh, quy mô khai thác tàinguyên khoáng sản do cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện hoặc do HKD tự kê khai bổsung

- HKD di chuyển địa điểm, tạm ngừng, nghỉ kinh doanh

- Điều chỉnh Sổ bộ thuế đã duyệt đầu năm do thay đổi chính sách thuế hoặccác chính sách khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền

Quy trình lập bộ, tính thuế đối với HKD nộp thuế theo phương pháp khoán điều chỉnh, bổ sung hàng tháng

- Hướng dẫn lập tờ khai và dự kiến tiền thuế phải nộp

- Duyệt Sổ bộ thuế thay đổi, bổ sung hàng tháng

- Thông báo thuế

4 Đôn đốc và tổ chức công tác thu nộp thuế

Trang 33

Đội thuế LXP căn cứ vào Sổ bộ thuế đã được duyệt để thực hiện đôn đốcHKD nộp tiền thuế theo đúng thời hạn đã ghi trên Thông báo thuế Cán bộ Đội thuếLXP thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn HKD lưu giữ các Thông báo thuế, Giấy nộptiền, Biên lai thu thuế… để phục vụ công tác kiểm tra, đối chiếu và chứng minh việcthực hiện nghĩa vụ thuế của HKD.

III Quy trình xét miễn, giảm thuế đối với hộ kinh doanh

1 Miễn, giảm thuế đối với trường hợp hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tạm ngừng, nghỉ kinh doanh

- Đội thuế LXP tiếp nhận Văn bản đề nghị miễn, giảm thuế do tạm ngừng,nghỉ kinh doanh của chủ HKD; xác nhận và chuyển Đội TTHT NNT trong thời hạnchậm nhất là hai (02) ngày làm việc để cập nhật văn bản đến

- Đội TTHT NNT chuyển Văn bản đề nghị miễn, giảm thuế của HKD choĐội KK-KTT ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo

- Đội KK-KTT căn cứ vào Văn bản đề nghị miễn, giảm thuế của HKD và sốliệu trên Sổ bộ thuế đã được duyệt trong năm để thực hiện:

+ Tính toán, xác định tiền thuế của HKD được miễn, giảm

+ Dự thảo Quyết định miễn, giảm thuế hoặc Thông báo không được miễn,giảm thuế đối với hộ kinh doanh, trình Lãnh đạo Chi cục Thuế phê duyệt

+ Chuyển Quyết định miễn, giảm thuế hoặc Thông báo không được miễn,giảm thuế đã được Lãnh đạo Chi cục Thuế ký duyệt cho Đội HC-NS-TV-AC đểthực hiện thủ tục đăng ký văn bản đi

- Đội HC-NS-TV-AC lưu hành Quyết định miễn, giảm thuế hoặc Thông báokhông được miễn, giảm thuế cho các bộ phận có liên quan ngay trong ngày làm việchoặc chậm nhất vào đầu giờ làm việc ngày hôm sau để các bộ phận thực hiện

2 Miễn, giảm thuế đối với trường hợp HKD gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo

- Tiếp nhận hồ sơ miễn, giảm thuế

- Xác định trường hợp và tiền thuế được miễn, giảm

Trang 34

- Thẩm định kết quả giải quyết miễn, giảm thuế và ban hành Quyếtđịnh/thông báo miễn, giảm thuế

- Xử lý số liệu được miễn, giảm thuế

IV Chế độ kiểm tra báo cáo

Phòng THNVDT chủ trì, phối hợp với phòng Kiểm tra nội bộ thuộc CụcThuế để thực hiện kiểm tra việc chấp hành chính sách thuế, lập bộ, tính thuế đối vớiHKD tại các Chi cục Thuế

Chế độ báo cáo thống kê được thực hiện theo Quyết định số 1492/QĐ-TCTngày 03/10/2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế

Trên đây là những vấn đề khái quát về thuế GTGT và những nét cơ bản vềthành phần kinh tế cá thể, vai trò của của kinh tế cá thể đối với sự phát triển củakinh tế - xã hội và quy trình quản lý thuế đối với HKD Trong phạm vi của đề tài

em chỉ đi sâu phân tích về thực trạng quản lý thuế GTGT đối với HKD cá thể trênđịa bàn quận Hà Đông để khái quát thực trạng công tác quản lý và đề xuất một sốgiải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, khó khăn, nâng cao hiệu quả công tácquản lý thuế GTGT đối với HKD trên địa bàn quận Hà Đông

Trang 35

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG TRONG THỜI

GIAN QUA 2.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN HÀ ĐÔNG

2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận Hà Đông

2.1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Quận Hà Đông có toạ độ địa lý 20059 vĩ độ Bắc, 105045 kinh Đông, nằmgiữa giao điểm của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và quốc lộ 70A Hà Đôngcũng là nơi khởi đầu của quốc lộ 21B, nối trung tâm Hà Nội với các huyện phíanam của Thủ đô và tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình Trên địa bàn quận có sông Nhuệ,sông Đáy, kênh La Khê chảy qua

Địa giới hành chính:

+ Phía Bắc giáp: quận Thanh Xuân, quận Từ Liêm

+ Phía Nam giáp: huyện Thanh Oai

+ Phía Đông giáp: huyện Thanh Trì

+ Phía Tây giáp: huyện Hoài Đức, huyện Chương Mỹ

2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

Hà Đông là một trong 10 quận thuộc thủ đô Hà Nội ,mới được thành lập theoNghị quyết số 19/NQ–CP ngày 8/5/2009 của Chính phủ

Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển; qua nhiều lần tách, nhập, đổitên địa giới hành chính, gắn với những thăng trầm của lịch sử, Hà Đông luôn có vịtrí lý tưởng trong quá trình xây dựng và phát triển, luôn là trung tâm phát triển kinh

tế - văn hóa - xã hội của Thủ đô

Thực hiện nghị định số 23/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc mở rộng địagiới hành chính thị xã Hà Đông và Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội

Trang 36

về mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội, đến nay quận Hà Đông đã được mởrộng với 4.833,7 ha diện tích tự nhiên và 17 đơn vị hành chính cấp phường

Là một quận nằm ở cửa ngõ phía Tây nam của Thành phố - đầu mối củanhiều tuyến đường giao thông quan trọng, Hà Đông có vị trí chiến lược cả về chínhtrị, kinh tế và quân sự

Từ xa xưa, Hà Đông đã được biết đến là địa phương đứng đầu trong cả nước

về phát triển ngành nghề truyền thống như làng lụa Vạn Phúc; làng rèn Đa Sỹ; nghề

xe chỉ, đan lát, dệt thảm ở làng Triều Khúc- Thanh Trì; Cùng với đó là rất nhiềucác di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, còn lưu giữ văn phong, kiến trúc của các triềuđại phong kiến xưa

Ngày nay, cùng với xu thế phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cảnước; không chỉ luôn quán triệt giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch

sử lâu đời; song hành với đó; Đảng bộ, chính quyền quận Hà Đông đã tập trunglãnh đạo, chỉ đạo, đưa quận phát triển mạnh mẽ, đồng bộ trên các lĩnh vực, đưa HàĐông trở thành địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh hàng đầu của Thủ đô HàĐông là một quận có kinh tế tăng trưởng mạnh, bình quân giai đoạn 2005 - 2010tăng 18,5% Trong ba năm gần đây, mặc dù trong bối cảnh khó khăn nhưng kinh tếcủa Quận vẫn duy trì mức tăng trưởng cao: Năm 2011 tăng 26,51%, năm 2012 tăng19,13% Năm 2013, tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình 03, ngày 09/09/2011của Thành ủy Hà Nội và kế hoạch số 34, ngày 01/02/2012 của Quận ủy Hà Đôngvề: “Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh phát triển kinh tế Thủ

đô tăng trưởng nhanh và bền vững giai đoạn 2011-2015”, phát huy tính chủ động,linh hoạt trước những khó khăn chung; trong năm vừa qua, cán bộ, Đảng viên vànhân dân Hà Đông đã hoàn thành thắng lợi 19/19 chỉ tiêu phát triển kinh tế -xã hội,tổng giá trị gia tăng đạt trên 11.176 tỷ đồng, bằng 100,18% kế hoạch năm, tăng18,21% so với năm 2012; giá trị gia tăng bình quân đầu người ước đạt 3,259 USD,

cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực và bền vững; tỷ trọng nôngnghiệp giảm còn 0,11%, CN-TTCN-XD đạt 53,11%, thương mại du lịch dịch vụ đạt46,78%

Trang 37

Trong đó, lĩnh vực CN-TTCN: Giá trị sản xuất khu vực ngoài nhà nước ướcđạt 10.582 tỷ 22 triệu đồng, tăng 27,57% so cùng kỳ và đạt 100,58% so kế hoạch.Giá trị hàng xuất khẩu ước đạt 32,260 triệu USD, đạt 100,62% kế hoạch, tăng18,73% so với cùng kỳ Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng may mặc, mây tre đan

và sản phẩm đồ chơi Nhìn chung, sản xuất CN-TTCN khu vực ngoài nhà nước tăngtrưởng khá, đảm bảo chất lượng phục vụ thị trường

Bên cạnh đó, công tác quy hoạch, phát triển đô thị, nông thôn được tập trungtriển khai đồng bộ; hiệu quả quản lý đất đai, xây dựng được nâng cao; chất lượngmôi trường, thu hút đầu tư từng bước được cải thiện Quận đã triển khai thực hiệnChương trình số 07- CTr/TU ngày 18/10/2011 của Thành uỷ và kế hoạch số 38-KH/QU ngày 01/02/2012 của Quận uỷ về “tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật đôthị, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường giai đoạn 2011-2015” Tiếp tục đẩynhanh tiến độ thi công các công trình giao thông, công trình xây dựng dân dụng, hạtầng kỹ thuật; hạ tầng các khu đất dịch vụ đáp ứng tiến độ bàn giao đất cho nhândân theo kế hoạch…Chỉ đạo các nhà thầu tập trung thi công các hạng mục côngtrình thuộc các dự án đảm bảo theo tiến độ cam kết Đôn đốc các chủ đầu tư đẩynhanh tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư các dự án

Đáng chú ý là công tác quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, năm 2013 ướctoàn quận cấp mới 2.885 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền vớiđất, đạt 105% kế hoạch năm, nâng tổng số giấy chứng nhận đã cấp cho các hộ giađình, cá nhân trên địa bàn quận lên số 53.879 GCN, đạt 98,3% tổng số hộ sử dụngđất Quận đã chỉ đạo thực hiện công tác kiểm đếm, niêm yết số liệu các dự án trênđịa bàn phường Yên Nghĩa, Mộ Lao, Hà Cầu, Kiến Hưng, Dương Nội thuộc các dựán: khu đất dịch vụ Đồng Đế, Đồng Chợ, khu đô thị mới Lê Trọng Tấn -Geleximco, trạm máy cấp nước số 3, Đường dẫn Depot đường sắt trên cao, dichuyển, nâng tuyến đường điện 220kv, đường đấu nối giao thông từ khu đô thị MộLao đến đường Lê Văn Lương kéo dài và hệ thống truyền dẫn tiếp nhận nước sông

Đà phường Dương Nội, đường ven sông Nhuệ giai đoạn 1

Trang 38

Song song với việc phát triển kinh tế, công tác an sinh xã hội cũng luôn đượcquận quan tâm thực hiện, đã có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng văn hoá,giáo dục được giữ vững và phát triển, các cấp học đã được hoàn thành biên chế nămhọc 2012-2013 với chất lượng hai mặt giáo dục đạt và vượt chỉ tiêu đăng ký đầunăm học.

Trước những khó khăn được dự báo trong năm 2014, Quận uỷ, HĐND,UBND quận Hà Đông xác định tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành; độngviên các tầng lớp nhân dân khắc phục tồn tại, phát huy những kết quả đạt đượctrong năm 2013, thực hiện đạt và vượt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm

2014 Trong đó chú trọng tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, các khâu độtphá và các chương trình, đề án của Quận uỷ; cụ thể hoá các nghị quyết HĐND quận

để tổ chức triển khai thực hiện

Về sản xuất CN-TTCN, tập trung phát triển các ngành và nhóm sản phẩm cólợi thế, có thương hiệu Sử dụng có hiệu quả các cụm, điểm công nghiệp đã đượcđầu tư và quy hoạch Xúc tiến đầu tư tại các cụm, điểm công nghiệp làng nghề

Trong sản xuất nông nghiệp, chỉ đạo gieo trồng hết diện tích, kịp thời vụ, bốtrí cơ cấu cây trồng hợp lý kết hợp với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuậttiên tiến, thực hiện thâm canh tăng năng suất Mở rộng diện tích sản xuất rau antoàn tại các phường Yên Nghĩa, Đồng Mai, Biên Giang Ứng dụng công nghệ caotrong sản xuất hoa, quả, cây cảnh, rau an toàn; phát triển cây ăn quả đặc sản tậptrung gắn với môi trường đô thị và du lịch sinh thái

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các dự án trọng tâm và các dự án trong diện ưutiên đầu tư Rà soát quỹ đất, kế hoạch sử dụng đất, xác định địa điểm và lập danhmục dự án kêu gọi đầu tư Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động tối đa các nguồn vốn xãhội vào đầu tư phát triển, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn

Song song với đó, quận sẽ tiếp tục triển khai nghiêm túc có hiệu quả Cuộcvận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; triển khai sâurộng trong các nhà trường phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, họcsinh tích cực” Thường xuyên chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, thực hiện

Trang 39

chương trình y tế dự phòng, củng cố mạng lưới y tế cơ sở, phòng chống dịch bệnhkhông để lây lan trên địa bàn Đảm bảo chế độ cho các đối tượng chính sách xã hội,chỉ đạo xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo”

Với những kết quả đạt được toàn diện trên các lĩnh vực trong năm 2013, cán

bộ và nhân dân Hà Đông đã vinh dự được Chính phủ tặng cờ Đơn vị dẫn đầu phongtrào thi đua Những kết quả ấy đã góp phần đưa Hà Đông có những bước phát triểnmới, bền vững và hiệu quả, tạo tiền đề cơ bản để vững tâm bước vào năm 2014 -năm nước rút của kế hoạch 5 năm 2010 – 2015

2.1.1.3 Tình hình, đặc điểm HKD trên địa bàn Quận Hà Đông

- Số lượng nhiều, qui mô nhỏ: tính đến 31 tháng 12 năm 2013, theo báo cáotổng kết công tác thuế năm 2013, chi cục thuế Quận Hà Đông quản lý 4.139 HKD

cá thể, trong đó hộ khoán là 3.573 hộ chiếm 86,33%, số hộ còn lại nộp thuế theophương thức kê khai là 566 hộ chiếm 13,67%

- Bình quân doanh thu và mức thuế thấp

- Lĩnh vực ngành nghề đa dạng: sản xuất 1,57%, thương nghiệp 67,63%, ănuống 10,05%, dịch vụ 20,75% Tập trung ở các chợ, trục đường gia thông chính

- Xu hướng phát triển: HKD là thành phần kinh tế không thể thiếu của nềnkinh tế Trong tương lai, HKD vẫn sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển cùng các thànhphần kinh tế khác

2.1.2 Khái quát về công tác quản lý thuế của chi cục thuế quận Hà Đông

2.1.2.1 Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế Quận Hà Đông

Căn cứ Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, Luật số 21/2012/QH13 về sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 78, các Luật thuế và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật;

Căn cứ Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế;

Căn cứ Quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ của các đội thuộc Chi cục Thuế.

Trang 40

a) Vị trí, chức năng

Chi cục Thuế quận Hà Đông có trụ sở trên đường Tô Hiệu - phường Hà Cầu

- quận Hà Đông - TP.Hà Nội, là đơn vị trực thuộc Cục thuế Hà Nội, được thành lập

và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng10 năm 1991; có chức năng tổ chức thực hiệncông tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản phải thu khác của Ngân sách Nhànước (gọi chung là thuế) thuộc phạm vi, nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn quận

Hà Đông

Chi cục thuế quận Hà Đông có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mởtài khoản tại KBNN theo quy định của pháp luật; được giao nhiệm vụ quản lý thuNgân sách trên địa bàn quận Hà Đông với 17 đơn vị hành chính cấp phường

b) Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục thuế Quận Hà Đông

- Cơ cấu cán bộ: số cán bộ tại Chi cục thuế quận Hà Đông tại thời điểmtháng 12/2013 là 156 cán bộ (trong đó có 8 cán bộ hợp đồng)

+ Số cán bộ nữ là 82, chiếm 52,6%

+ Số cán bộ là Đoàn viên công đoàn là 156 chiếm 100%

+ Trình độ chuyên môn:

Bảng 2.1: Cơ cấu trình độ chuyên môn của cán bộ thuế Quận Hà Đông

(Nguồn: Chi cục thuế Quận Hà Đông)

Trình độ chuyên môn Số lượng Tỷ lệ (%)

Ngày đăng: 14/04/2016, 10:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w