Qua hơn mười năm thực hiện cơ chế quản lý theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI( tháng 12/1986 ). Nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trong tiến trình cải cách thuế bước I năm 1990, Chính phủ ban hành hệ thống thuế bao gồm nhiều sắc thuế. Trải qua 8 năm thực hiện, hệ thống thuế cũ đã dần dần bộc lộ một số nhược điểm, không còn phù hợp với những yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước và đặc biệt là do sự thay đổi của tình hình kinh tế xã hội hiện nay đòi hỏi Nhà nước ta cần phải có luật thuế mới thay thế cho luật thuế cũ. Do đó, Quốc hội khoá IX, kì họp thứ XI ( tháng 5 năm 1997 ) đã thông qua luật thuế giá trị gia tăng (GTGT ) để thay thế cho luật thuế doanh thu. Luật thuế mới này có hiệu lực từ 1/1/1999. Sự ra đời của thuế GTGT đã khắc phục được những nhược điểm của thuế doanh thu và tỏ ra phù hợp với tình hình quản lý kinh tế mới . Lần đầu tiên áp dụng thuế GTGT ở nước ta cần thiết phải có những phương pháp quản lý mới cho phù hợp với từng khu vực, từng ngành nghề để đạt được hiệu quả cao nhất, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá thích ứng với yêu cầu hội nhập trong khu vực và quốc tế. Sự thay đổi như vậy sẽ không dễ dàng và không tránh khỏi có sự tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hàng vạn doanh nghiệp và nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội trong cả nước. Vì lẽ đó cần thấy hết những thuận lợi, khó khăn và có những giải pháp giúp các đối tượng kinh doanh vượt qua những trở ngại ban đầu, đồng thời nghiên cứu tìm ra những biện pháp tốt nhất trong việc tăng cường quản lý thu theo luật thuế mới đang là vấn đề cấp bách của toàn ngành thuế nói chung và Chi cục thuế quận Hoàn Kiếm nói riêng.
LuËn v¨n tèt nghiÖp LỜI NÓI ĐẦU Qua hơn mười năm thực hiện cơ chế quản lý theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI( tháng 12/1986 ). Nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trong tiến trình cải cách thuế bước I năm 1990, Chính phủ ban hành hệ thống thuế bao gồm nhiều sắc thuế. Trải qua 8 năm thực hiện, hệ thống thuế cũ đã dần dần bộc lộ một số nhược điểm, không còn phù hợp với những yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước và đặc biệt là do sự thay đổi của tình hình kinh tế xã hội hiện nay đòi hỏi Nhà nước ta cần phải có luật thuế mới thay thế cho luật thuế cũ. Do đó, Quốc hội khoá IX, kì họp thứ XI ( tháng 5 năm 1997 ) đã thông qua luật thuế giá trị gia tăng (GTGT ) để thay thế cho luật thuế doanh thu. Luật thuế mới này có hiệu lực từ 1/1/1999. Sự ra đời của thuế GTGT đã khắc phục được những nhược điểm của thuế doanh thu và tỏ ra phù hợp với tình hình quản lý kinh tế mới . Lần đầu tiên áp dụng thuế GTGT ở nước ta cần thiết phải có những phương pháp quản lý mới cho phù hợp với từng khu vực, từng ngành nghề để đạt được hiệu quả cao nhất, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá thích ứng với yêu cầu hội nhập trong khu vực và quốc tế. Sự thay đổi như vậy sẽ không dễ dàng và không tránh khỏi có sự tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hàng vạn doanh nghiệp và nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội trong cả nước. Vì lẽ đó cần thấy hết những thuận lợi, khó khăn và có những giải pháp giúp các đối tượng kinh doanh vượt qua những trở ngại ban đầu, đồng thời nghiên cứu tìm ra những biện pháp tốt nhất trong việc tăng cường quản lý thu theo 1 LuËn v¨n tèt nghiÖp luật thuế mới đang là vấn đề cấp bách của toàn ngành thuế nói chung và Chi cục thuế quận Hoàn Kiếm nói riêng. Sau một thời gian học tập và tiếp thu những kiến thức cơ bản về lý thuyết thuế từ sự giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô giáo kết hợp với thời gian thực tập tại chi cục thuế quận Hoàn Kiếm em đã rút ra được một số kinh nghiệm thực tế nhằm nâng cao kiến thức cho bản thân. Với sự nỗ lực và cố gắng của chính mình tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài : “ Về tình hình thực hiện Luật thuế GTGT đối với hộ kinh tế cá thể trên địa bàn quận Hoàn Kiếm – thành phố Hà Nội. Luận văn bao gồm: Phần I : Kinh tế cá thể và sự cần thiết áp dụng thuế GTGT đối với thành phần kinh tế cá thể. Phần II : Tình hình thực hiện Luật thuế GTGT đối với hộ kinh tế cá thể trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Phần III : Những tồn tại và một số biện pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh tế cá thể. 2 LuËn v¨n tèt nghiÖp PHẦN I - SỰ CẦN THIẾT ÁP DỤNG THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT) ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN KINH TẾ CÁ THỂ I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ GTGT: 1. Sự ra đời của Luật thuế GTGT Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu, được nghiên cứu trong thời kì đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918). Thuế GTGT được đề cập lần đầu tiên trong tác phẩm về “ Cải tổ hệ thống thuế” của nhà kinh tế Mĩ là Chao, vào năm 1947. Năm 1953, ở Nhật, người ta cũng nghiên cứu về thuế GTGT và dự thảo ra bộ thuế GTGT, nhưng không được Quốc hội thông qua (cho đến tận năm 1988, Nhật mới áp dụng Luật thuế GTGT). Pháp là nước đầu tiên áp dụng và triển khai thuế GTGT. Lúc đầu thuế GTGT chỉ được áp dụng trước đối với ngành sản xuất, chủ yếu nhằm hạn chế việc thu chồng chéo qua nhiều khâu trong ngành công nghiệp với thuế suất đồng loạt là 20% và chỉ được khấu trừ thuế ở khâu trước với nguyên liệu, vật liệu. Quá trình thống nhất hoá Châu Âu được thúc đẩy vào những năm 1950 đã có tác dụng thuận lợi để thuế GTGT được triển khai nhanh chóng ở các nước khác. Năm 1986, thuế GTGT ở Pháp được áp dụng rộng rãi với tất cả các hình thức, ngành nghề từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng các hàng hoá, dịch vụ. Khai sinh từ nước Pháp thuế GTGT đã nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trên thế giới và trở thành nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước (NSNN). Đến nay có khoảng 130 nước áp dụng thuế GTGT chủ yếu là các nước Châu Phi, Châu Mĩ La Tinh, các nước khối cộng đồng Châu Âu, và một số nước Châu Á. Ở nước ta, sau nhiều năm nghiên cứu, học tập kinh nghiệm 3 LuËn v¨n tèt nghiÖp của các nước, Quốc hội khoá IX kì họp thứ XI ( tháng 5 năm 1997) đã chính thức thông qua Luật thuế GTGT để thay thế cho Luật thuế doanh thu, Luật thuế này có hiệu lực từ 1/1/1999. 2. Khái niệm về GTGT và thuế GTGT: • GTGTlà khoản giá trị mới tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. • Thuế GTGT là loại thuế chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm qua mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh và tổng số thuế thu được ở các khâu chính bằng số thuế tính trên giá cho người tiêu dùng cuối cùng. 3. Những đặc điểm cơ bản của thuế GTGT: 3.1 Đặc điểm của thuế GTGT : - Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, một yếu tố cấu thành trong giá bán của hàng hoá, dịch vụ nhằm động viên sự đóng góp của người tiêu dùng thông qua việc trả tiền mua hàng hoá của người tiêu dùng. Người sản xuất kinh doanh chỉ là người nộp thay. - Chỉ có người bán hàng, người sản xuất hoặc người thực hiện dịch vụ lần đầu phải nộp thuế GTGT trên toàn bộ doanh thu bán hàng (hoặc cung ứng dịch vụ), còn người bán hàng ở các khâu tiếp theo đối với hàng hoá đó chỉ phải nộp thuế trên phần giá trị tăng thêm. Đến cuối chu kì sản xuất kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ, tổng số thuế thu được ở các khâu cộng lại sẽ vừa khớp với số thuế tính trên giá bán của hàng hoá, dịch vụ đó cho người tiêu dùng cuối cùng. Chính vì lẽ đó, một sản phẩm hàng hoá, dịch vụ dù qua nhiều khâu hay ít khâu, từ sản xuất đến tiêu dùng đều phải chịu thuế như nhau. 3.2 Những ưu điểm của thuế GTGT so với thuế doanh thu: 4 LuËn v¨n tèt nghiÖp - Diện điều chỉnh của thuế GTGT có phạm vi rộng, bao trùm lên mọi tổ chức, cá nhân thuộc mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả hàng hoá dịch vụ. - Thuế GTGT tránh được hiện tượng thuế chồng lên thuế, loại trừ phần thuế đã nộp từ khâu trước chỉ tính trên phần GTGT của hàng hoá, dịch vụ trong các khâu sau. - Thuế GTGT có mức thuế suất 0% đối với hàng hoá xuất khẩu cho nên kích thích sản xuất hàng xuất khẩu. Hàng hoá xuất khẩu không những không phải nộp thuế GTGT ở đầu ra mà còn được hoàn trả số thuế đã nộp ở đầu vào, tạo điều kiện cho hàng hoá xuất khẩu có thể cạnh tranh trên tị trường quốc tế. Đồng thời kết hợp với thuế nhập khẩu góp phần bảo vệ sản xuất kinh doanh hàng hoá trong nước vì: Khi áp dụng thuế GTGT, cơ sở sản xuất kinh doanh có hàng xuất khẩu không những không phải nộp thuế GTGT đầu ra mà còn được hoàn lại số thuế đầu vào (thuế doanh thu không có đặc điểm này) nên thuế GTGT có tác dụng khuyến khích mạnh mẽ hơn đối với xuất khẩu. - Thuế GTGT có ít mức thuế suất nên đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng và dễ kiểm tra hơn thuế doanh thu. - Thuế GTGT tập trung thu ngay ở khâu đầu tiên là nơi sản xuất hay nhập khẩu hàng hoá và ở mỗi khâu đều có thể kiểm tra được việc thu, nộp thuế ở khâu trước, hạn chế được thất thu thuế hơn khi áp dụng thuế doanh thu. - Thuế GTGT được thực hiện thống nhất, chặt chẽ theo nguyên tắc căn cứ vào hoá đơn mua, bán hàng hoá để khấu trừ phần thuế đã nộp ở khâu trước, vì vậy khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh khi mua bán hàng hoá phải sử dụng hoá đơn và hạn chế những sai sót, gian lận trong việc ghi chép hoá đơn đồng thời đưa mọi hoạt động mua bán hàng 5 LuËn v¨n tèt nghiÖp hoá, dịch vụ phải sử dụng hoá đơn dần dần đi vào nề nếp và thành thói quen trong hoạt động kinh tế, tạo điều kiện cho việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng, giúp chính phủ có những biện pháp hữu hiệu trong việc điều hành vĩ mô nền kinh tế. - Thuế GTGT ra đời phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho môi trường đầu tư trong và ngoài nước, giúp cho nền kinh tế nước ta nhanh chóng hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Rõ ràng thuế GTGT có nhiều ưu điểm nổi bật hơn thuế doanh thu. Mục đích chủ yếu của việc áp dụng thuế GTGT là tạo thêm thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển chứ không phải làm cho các doanh nghiệp khó khăn hơn. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì thuế GTGT bước đầu áp dụng ở nước ta không tránh khỏi những vướng mắc nhất định như: - Thuế GTGT đòi hỏi phải có qui trình quản lý chặt chẽ, trong khi nhận thức, trình độ của các doanh nghiệp và người tiêu dùng về chế độ kế toán, sử dụng hoá đơn chứng từ chưa cao. Nếu không nghiêm ngặt, dễ xảy ra tình trạng phải hoàn thuế nhiều hơn là thu thêm được thuế. - Thuế GTGT có ít mức thuế suất cho nên người tiêu dùng có thu nhập cao hay thấp đều phải nộp thuế giống nhau, do đó mức động viên thông qua thuế GTGT của người có thu nhập thấp thực tế cao hơn người có thu nhập cao, từ đó khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa hơn và ảnh hưởng đến vấn đề xã hội. - Thuế GTGT thiếu linh hoạt, mềm dẻo do ít mức thuế suất, phạm vi áp dụng lại rộng cho nên chưa thích ứng ngay với nến kinh tế nước ta bước đầu chuyển sang cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia. 3.3 Sự cần thiết phải áp dụng thuế GTGT hiện nay ở nước ta thay cho thuế doanh thu: 6 LuËn v¨n tèt nghiÖp Từ kì họp khoá VIII và khoá IX Quốc hội đã lần lượt ban hành hệ thống thuế cho phù hợp với cơ chế quản lý đất nước. Đây là mốc khởi đầu cho quá trình cải cách thuế ở nước ta. Giai đoạn cải cách thuế bước I ( 1990-1996) chúng ta đã xây dựng được một hệ thống thuế tương đối hoàn chỉnh. Những chính sách mới đã phát huy tốt đối với đời sống kinh tế-xã hội, đem lại nguồn thu lớn và ngày càng tăng cho NSNN ( chiếm 90% tổng số thu) đảm bảo cơ bản về nhu cầu chi thường xuyên, giảm bội chi, giúp kiềm chế lạm phát và còn dành một phần cho đầu tư, trả nợ. Góp phần sắp xếp lại doanh nghiệp, kích thích hạch toán theo cơ chế thị trường, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu đầu tư, tạo ra môi trường hoạt động chung cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích đầu tư nước ngoài, thu hút vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến, giúp Việt Nam từng bước hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, hệ thống chính sách thuế hiện hành vẫn còn bộc lộ một số tồn tại cụ thể: - Thuế doanh thu mang tính trùng lặp: thuế doanh thu được tính trên toàn bộ giá bán hàng hoá ( đã bao gồm thuế doanh thu). Cùng một loại hàng hoá, nếu tổ chức sản xuất và luân chuyển qua nhiều khâu thì càng phải nộp nhiều thuế. - Thuế doanh thu có nhiều nhóm thuế suất khác nhau phân biệt theo từng ngành hàng, mặt hàng, do vậy đã hạn chế tính trung lập của thuế . - Thuế doanh thu chưa điều chỉnh đến hàng hoá nhập khẩu và chưa khuyến khích đầy đủ sản xuất hàng xuất khẩu. - Thuế doanh thu còn chưa có khả năng tự kiểm soát mạnh mẽ giữa các khâu luân chuyển hàng hoá, tạo ra những kẽ hở cho trốn lậu thuế. 7 LuËn v¨n tèt nghiÖp Mà nên kinh tế thì luôn vận động và phát triển nên hệ thông thuế chưa bao quát hết nguồn thu đã và đang phát sinh theo hướng ngày càng phức tạp. Chính vì lẽ đó, Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo công cuộc cải cách bước II nhằm những mục tiêu sau: - Khắc phục những bất cập của hệ thống thuế hiện hành sao cho phù hợp với kinh tế thị trường hiện nay của nước ta. - Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách. - Phát huy hiệu lực điều tiết kinh tế. - Phù hợp với thông lệ quốc tế. Như vậy, việc ban hành và thực hiện Luật thuế GTGT ở nước ta là cần thiết vì: - Nó có thể khắc phục được những tồn tại của thuế doanh thu. - Đảm bảo được mức động viên số thu cho NSNN tương ứng với số thuế doanh thu hiện hành. - Thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn việc hạch toán kế toán và thực hiện mua bán hàng hoá, dịch vụ có sử dụng hoá đơn chứng từ. - Góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở nước ta, thúc đẩy mở rộng hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Qua những điểm đã nêu trên, chúng ta thấy được sự cần thiết thay thế thuế doanh thu bằng Luật thuế GTGT ở nước ta là sự sáng suốt, đúng đắn của Đảng và Chính phủ trong sự nghiệp cải cách kinh tế của đất nước. 4. Nội dung cơ bản của Luật thuế GTGT: Trải qua một thời gian nghiên cứu, thí điểm áp dụng tại một số doanh nghiệp. Quốc hội khoá IX kì họp thứ XI (tháng 5 năm 1997) đã thông qua Luật thuế GTGT thay thế thuế doanh thu và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/1999. Nội dung cơ bản của Luật thuế như sau: 8 LuËn v¨n tèt nghiÖp 4.1 Phạm vi áp dụng (theo nghị định 102 và thông tư 175): • Đối tượng nộp thuế GTGT: là tất cả các tổ chức cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ (gọi là cơ sở kinh doanh) thuộc diện chịu thuế GTGT. • Đối tượng chịu thuế GTGT: là tất cả hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và hàng hoá tiêu dùng ở Việt Nam, không kể là hàng hoá, dịch vụ được sản xuất, cung ứng từ trong nước hay nhập khẩu. 4.2 Căn cứ tính thuế GTGT: • Giá tính thuế GTGT: Theo thông tư 175 và qui định tại điều 7 Luật thuế GTGT, điều 6 nghị định số 28/1998/NĐ/CP giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ được xác định cụ thể như sau: - Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh bán ra là giá chưa có thuế GTGT. - Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế thu nhập. - Đối với hàng hoá dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng, sử dụng nội bộ thì giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương thời điểm phát sinh hoạt động này. - Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp, tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó (không bao gồm lãi trả góp). - Đối với hoạt động cho thuê tài sản là giá cho thuê chưa có thuế GTGT. - Đối với gia công hàng hoá, giá tính thuế là chưa có thuế bao gồm cả tiền công, tiền nguyên liệu, vật liệu phụ và các chi phí khác để gia công. - Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, giá tính thuế là giá xây dựng lắp đặt chưa có thuế. 9 LuËn v¨n tèt nghiÖp - Đối với hoạt động kinh doanh, dịch vụ hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng chưa trừ một khoản chi phí nào. - Đối với hoạt động vận tải, bốc xếp, giá tính thuế là giá cước thu về chưa có thuế GTGT. - Đối với hàng hoá, dịch vụ có tính đặc thù được dùng chứng từ như tem bưu chính, vé cước vận tải, vé sổ số kiến thiết .ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT, thì giá chưa có thuế GTGT được xác định như sau: Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem .) 1+% thuế suất của hàng hoá, dịch vụ đó • Thuế suất: Thuế suất thuế GTGT được qui định theo 4 mức là: 0%; 5%; 10%; 20%. Việc qui định các mức thuế khác nhau thể hiện chính sách điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. - Hàng hoá xuất khẩu bao gồm cả hàng gia công xuất khẩu( xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất vào khu chế xuất) được áp dụng mức thuế suất 0%, nhằm khuyến khích xuất khẩu. - Những hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ trực tiếp cho sản xuất, tiêu dùng được áp dụng mức thuế 5%. - Các hàng hoá, dịch vụ không thiết yếu và cần điều tiết được áp dụng mức thuế suất 20%. - Các hàng hoá, dịch vụ khác được áp dụng mức thuế suất 10% ( mức thuế suất được áp dụng với từng loại hàng hoá cụ thể). 10