2.2.3 Chất lượng dịch vụ của sản phẩm BH vật chất xe Ô tô trước và sau bán hàng của Bảo Minh Thăng Long...45 2.3 Tiềm năng phát triển của sản phẩm vật chất xe ô tô tại Bảo Minh Thăng Lon
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA NGÂN HÀNG - BẢO HIỂM
Giảng viên hướng dẫn : Ths Trịnh Hữu Hạnh
Hà nội, 04/2013
Trang 2BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA NGÂN HÀNG - BẢO HIỂM
Giảng viên hướng dẫn : Ths Trịnh Hữu Hạnh
Hà Nội, 04/2013
Trang 3MỤC LỤC
2
DANH MỤC VIẾT TẮT 3
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI 3
1.1 Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 3
1.1.1 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới 3
1.1.2 Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới 5
1.2 Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới 7
1.2.1 đối tượng và phạm vi bảo hiểm 7
1.2.2 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm 10
1.2.3 Phí bảo hiểm 13
1.2.4 Công tác giám định và bồi thường vật chất xe cơ giới 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA SẢN PHẨM BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE Ô TÔ TẠI 20
BẢO MINH THĂNG LONG 20
2.1 Giới thiệu chung về công ty 20
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 20
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 22
2.1.3 Thuận lợi, khó khăn đối với Bảo Minh Thăng Long trong quá trình hoạt động 26
2.1.4 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Bảo Minh Thăng Long 28
2.2 Thực trạng Bảo hiểm vật chất xe ô tô tại Bảo Minh Thăng Long 37
2.2.1 Thực trạng kinh doanh sản phẩm bảo hiểm vật chất xe ô tô tại Bảo Minh Thăng Long 37
2.2.2 Công tác bồi thường Bảo hiểm vật chất xe ô tô qua các năm 42
Trang 42.2.3 Chất lượng dịch vụ của sản phẩm BH vật chất xe Ô tô trước và sau bán
hàng của Bảo Minh Thăng Long 45
2.3 Tiềm năng phát triển của sản phẩm vật chất xe ô tô tại Bảo Minh Thăng Long 48
2.3.1 Định hướng phát triển sản phẩm Bảo hiểm vật chất xe ô tô của Bảo Minh Thăng Long và một số doanh nghiệp BH phi nhân thọ lớn 2.3.1.1 Đối với Bảo Minh Thăng Long 48
2.3.2: Sự đáp ứng nhu cầu của sản phẩm BH vật chất xe ô tô với thị trường 53 CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP LÀM TĂNG THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM VẬT CHẤT Ô TÔ TẠI BẢO MINH THĂNG LONG 56
3.1 Mục tiêu và phương hướng nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới 56
3.1.1 Mục tiêu 56
3.1.2 Phương hướng nhiệm vụ kinh doanh năm 2013 56
3.2 Những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo Minh Thăng Long 57
3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, đại lý bảo hiểm 57
3.2.2 Tăng cường kiểm tra giám sát các khâu quan trọng như: giám định, bồi thường và đề phòng hạn chế tổn thất 58
3.2.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm trước, trong và sau bán hàng 60
3.2.4 Đấu tranh phòng chống trục lợi bảo hiểm 62
3.2.5 Một số giải pháp khác 63
3.3 Một số kiến nghị tổng công ty, nhà nước và hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam .64
3.3.1 Một số kiến nghị tổng công ty 64
3.3.2 Kiến nghị đối với nhà nước: 64
3.3.3 Với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 65
Trang 5DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang trong công cuộc đổi mới, hội nhập vì vậymuốn phát triển đất nước cần có sự đóng góp của tất cả các ngành, các lĩnhvực Góp phần bảo đảm an toàn, ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình
và mọi tổ chức doanh nghiệp giúp khôi phục đời sống và hoạt động sản xuấtkinh doanh, đồng thời đóng vai trò trong việc huy động các nguồn lực tàichính đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư dài hạn của nền kinh tế, bảo hiểm ngàycàng chứng tỏ được vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Thực tế chothấy, nền kinh tế càng phát triển, đời sống càng cao thì nhu cầu của con ngườicàng phong phú và đa dạng trong đó có nhu cầu bảo đảm an toàn - an tâm - ổnđịnh cuộc sống Vì vậy ngày nay bảo hiểm đã đi vào cuộc sống của từng cánhân, từng hộ gia đình và doanh nghiệp qua đó cũng cho thấy sự phát triển
lớn mạnh cùng với sự gia tăng của các nghiệp vụ bảo hiểm Bảo hiểm xe cơ
giới ra đời và phát triển là điều tất yếu, trong đó có bảo hiểm vật chất xe cơgiới Vì việc vận chuyển bằng xe cơ giới rất thuận nên được hầu hết mọingười sử dụng Nhưng bên cạnh đó thì vận chuyển bằng xe cơ giới lại rất dễgặp rủi ro, tai nạn bất ngờ không lường trước được Những rủi ro này khi xảy
ra ảnh hưởng lớn đến tính mạng và tài sản của người tham gia lưu hành trênđường và của cả những người dân Chính vì thế khi triển khai loại hình bảohiểm vật chất xe cơ giới nó đã chứng minh vai trò tích cực của mình là tài trợ,chia sẻ rủi ro với chủ xe, lái xe mỗi khi lưu hành trên đường gặp rủi ro
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới cũng là một ngành dịch vụ, sản phẩm của loạihình bảo hiểm này là lời cam kết đảm bảo của công ty bảo hiểm về việc khắcphục hậu quả, đền bù thiệt hại cho người tham gia bảo hiểm Là sản phẩm củaloại hình dịch vụ nên nếu muốn thu hút và có được khách hàng, tạo lập một vịthế riêng cho mình trên thị trường Nhận biết được điều đó trong quá trìnhthực tập tại phòng BHVC XCG của công ty Bảo Minh Thăng Long em chọn
Trang 7đề tài: “ Bảo hiểm vật chất xe ô tô Thực trạng và tiềm năng phát triển.”
cho luận văn tốt nghiệp của mình nhằm mục đích tìm hiểu một số vấn đề lýluận về bảo hiểm vật chất xe cơ giới đặc biệt là BHVC xe ô tô, thực trạng vàtiềm năng phát triển của sản phẩm BHVC xe ô tô và đưa ra một số kiến nghịcủa bản thân dựa trên kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tế để nhằm đẩymạnh hoạt động khai thác nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới và tăngdoanh thu cho công ty BMTL
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn được chia thành 3 chươngchính sau:
Chương 1: Lí luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Chương 2: Thực trạng và tiềm năng phát triển của sản phẩm Bảo hiểm vậtchất xe ô tô tại Bảo Minh Thăng Long
Chương 3; Một số giải pháp làm tăng thị trường sản phẩm vật chất xe ô tô tạiBảo Minh Thăng Long
Với kiến thức lý luận và thực tiễn còn nhiều hạn chế nên trong luận văncủa em còn nhiều thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ýkiến của các thầy, cô và các anh chị trong BMTL để có thể hoàn thiện chuyên
đề của mình và nâng cao hiểu biết hơn nữa
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo ThS.Trịnh Hữu Hạnh và tất cả cácanh chị tại phòng Bảo hiểm xe cơ giới tại Bảo Minh Thăng Long và các anhchị của các phòng ban khác đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài luận vănnày
Trang 8CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM
VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI.
1.1 Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
1.1.1 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
Thế kỉ 21, với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới thúc đẩynền kinh tế Việt Nam phát triển Khi đó vấn đề giao thông luôn là vấn đềquang trọng và được ưu tiên đặt lên hàng đầu Giao thông vận tải luôn làngành kinh tế kỹ thuật có vị trí then chốt, là huyết mạch và có ảnh hưởng trựctiếp hoặc gián tiếp đến các ngành khác Có nhiều hình thức vận chuyển nhưđường thuỷ, đường sắt, đường bộ, đường hàng không Nhưng ở Việt Nam, xe
cơ giới là phương tiện chủ yếu, chiếm vai trò quan trọng việc vận chuyểnbằng đường bộ do những ưu thế riêng như: Tính linh động cao, hoạt độngtrong phạm vi rộng kể cả địa hình phức tạp Tốc độ vận chuyển của loại hìnhvận tải này nhanh với chi phí vừa phải Tiền vốn đầu tư mua sắm phương tiện,xây dựng bến bãi ít tốn kém hơn các hình thức khác, phù hợp với hoàn cảnhđất nước và thu nhập của người dân Việt Nam Việc sử dụng các phương tiện
xe cơ giới cũng đơn giản và thuận tiện hơn các phương tiện khác…
Với ưu thế trên số lượng xe cơ giới tại Việt Nam hiện nay đang tăng lênmột cách nhanh chóng Theo Bộ Giao thông vận tải, tính đến hết tháng7/2012 tổng số phương tiện cơ giới đăng ký lưu hành là 37.191.126 chiếc(trong đó ôtô là 1.950.964 chiếc và môtô là 35.240.162 chiếc)
Sự phát triển của xe cơ giới luôn gắn với sự phát triển của cơ sở hạtầng Nếu hạ tầng giao thông chưa phát triển mà số lượng phương tiện giaothông lại tăng lên quá nhanh thì sự không đồng bộ này sẽ là một trong nhữngnguyên nhân khiến cho tai nạn giao thông gia tăng đáng kể Trong khi đó tốc
Trang 9độ phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng ở nước ta hiện nay không đáp ứngđược nhu cầu tham gia giao thông Đây là một trong những nguyên nhân quantrọng khiến cho số vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam khá cao Bên cạnh đó, ýthức cũng như sự hiểu biết và tôn trọng luật an toàn giao thông của một sốchủ phương tiện kém (phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá tải, lạng lách đánh võnghay vượt đèn đỏ …) làm cho rủi ro tai nạn giao thông ngày càng tăng Ngoài
ra, còn phải kể đến nguyên nhân của tình trạng gia tăng tai nạn giao thông ởnước ta là do các phương tiện giao thông đường bộ yếu kém, hỏng hóc, khôngđảm bảo chất lượng Bảng số liệu thống kê dưới đây cho thấy tình hình tainạn giao thông đường bộ ở nước ta trong 10 năm qua
Bảng 1.1:Tình hình tai nạn giao thông nước ta từ 2002 – 2012
(người)
Số người bị thương(người)
(Nguồn: Báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia )
Theo số liệu đưa ra ở bảng trên, số vụ tai nạn giao thông có chiềuhướng gia giảm nhưng tính chất nghiêm trọng của các vụ tai nạn lại tăng lên
Trang 10Sau các vụ tai nạn thì thiệt hại về xe cơ giới gây ra là rất lớn, không chỉ ảnhhưởng trực tiếp đến chủ phương tiện tham gia giao thông mà ảnh hưởng đếntoàn xã hội Làm cho chủ xe bị chết, bị thương tật có thể là vĩnh viễn haytạm thời, ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính cũng như làm gián đoạn hoạtđộng sản xuất kinh doanh của họ Và tiếp theo đó là cuộc sống của cả giađình, người thân, con cái của họ cũng bị ảnh hưởng Thực tế này đã tạo ra cảsức ép tài chính lẫn tinh thần đối với các chủ phương tiện giao thông đường
bộ Chính vì vậy mà bảo hiểm vật chất xe cơ giới chủ yếu là bảo hiểm vậtchất xe ô tô ra đời như là một tất yếu khách quan đáp ứng được nhu cầu củachủ xe cũng như nhu cầu của toàn xã hội
1.1.2 Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
1.1.2.1: Đối với chủ xe.
Đối với chủ xe những người trực tiếp tham gia điều khiển phương tiệntham gia giao thông Việc tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới có tác dụng rất
to lớn:
Khi tai nạn xảy ra, thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm thì nhà bảo hiểm sẽchịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất đã xảy ra thuộc phạm vi tráchnhiệm của nhà bảo hiểm Giúp các chủ xe khắc phục khó khăn về mặt tàichính, tránh những khoản chi phí bất thường xảy ra Nhờ vậy mà hoạt độngkinh doanh ít bị gián đoạn, tài sản, hàng hóa được đảm bảo giúp họ ổn địnhcuộc sống và sản xuất
Không chỉ được bù đắp về mặt vật chất mà các chủ xe còn được bùđắp về mặt tinh thần, giúp họ giảm bớt được những lo âu căng thẳng khi rủi roxảy ra Vì rủi ro đã được chuyển một phần cho nhà bảo hiểm Không nhữngcuộc sống của bản thân chủ xe được ổn định mà còn của cả con cái và ngườithân của họ
Trang 11Có thể nói bảo hiểm xe cơ giới đã góp phần tạo ra một tâm lý yên tâm,thoải mái cho các chủ xe, lái xe khi điều khiển các phương tiện tham gia giaothông.
1.1.2.2 Đối với công ty bảo hiểm
Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một trong nhưng nghiệp vụquan trọng của công ty, đây là nghiệp vụ có tính chất ổn định cao và là thếmạnh truyền thông của nhiểu phòng khai thác Việc triển khai nghiệp vụ bảohiểm xe cơ giới góp phần làm tăng doanh thu cũng như lợi nhuận cho công tybảo hiểm Đặc biệt bảo hiểm vật chất xe ô tô đạt doanh thu cao nhất trong cácsản phẩm nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới
1.1.2.3 Đối với xã hội.
Tích cự ngăn ngừa và góp phần giảm thiểu tai nạn, hạn chế tổn thất khirủi ro xảy ra vì công tác triển khai nghiệp vụ này luôn đi kèm với công tácquảng cáo, tuyên truyền giúp mọi người nhận biết được vai trò khi tham giabảo hiếm vật chất xe cơ giới và những rủi ro bất ngờ cũng như thiệt hại cónguy cơ xảy ra với chiếc xe của mình Do vậy mà họ có ý thức tự giác chấphành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông đường bộ vì lợi ích trước hết củachính bản thân họ Bên cạnh đó việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe
cơ giới cũng đi liền với việc giúp các cá nhân tổ chức tăng cường công tác đềphòng và hạn chế tổn thất, giảm thiểu rủi ro đến mức có thể
Việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới còn góp phần xâydựng một xã hội phát triển, một xã hội lành mạnh, an toàn
Góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước để từ đó nhà nước có điềukiện đầu tư trở lại nền kinh tế Chính phủ có thể sử dụng ngân sách phối hợpvới doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư hỗ trợ để nâng cấp và xây dựng cơ sở hạtầng giao thông, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông Một mặtgóp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mặt khác hạn chế tai nạn giao thông
Trang 12xảy ra và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng caochất lượng cuộc sống người dân.
1.2 Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
1.2.1 đối tượng và phạm vi bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm.
Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới là một loại hình bảo hiểm tài sản,
có đối tượng bảo hiểm là bản thân chiếc xe tham gia bảo hiểm
Xe cơ giới là một loại xe chạy trên đường bộ, bằng động cơ của chính nó
và có ít nhất một chỗ ngồi cho người lái xe Xe cơ giới bao gồm rất nhiều cácloại xe khác nhau: xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe ô tô chở người, xe ô
tô chở hàng hóa, xe ô tô vừa chở người vừa chở hàng và các loại xe chuyêndùng khác
Trong thực tế, vì nhiều lí do mà các doanh nghiệp bảo hiểm thường chỉkhai thác bảo hiểm đối với xe ô tô mà hạn chế bảo hiểm cho xe mô tô Vì vậynội dung được đề cập trong các phần dưới đây chủ yếu liên quan tới đối tượngbảo hiểm là xe ô tô
Xe ô tô được cấu tạo từ nhiều chi tiết, bộ phận máy móc thiết bị khácnhau Kỹ thuật xe ô tô chia các bộ phận chi tiết về xe thành nhiều cụm tổngthành Thông thường xe ô tô bao gồm 7 cụm tổng thành đó là:
Trang 13Ngoài ra với ô tô chuyên dùng tùy loại, còn bao gồm các tổng thành khácnhư: xúc, nâng…
Để có thể trở thành đối tượng bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm thiệthại vật chất xe cơ giới, những chiếc xe này cần phải bảo đảm những điều kiện
về mặt kĩ thuật và pháp lí cho sự lưu hành: chủ xe phải được cơ quan có thẩmquyền cấp giấy đăng kí xe, biển kiểm soát, giấy chứng nhận kiểm định về antoàn kĩ thuật và môi trường
Phạm vi bảo hiểm.
Rủi ro có thể được bảo hiểm
Rủi ro, tai nạn gắn với sự lưu hành xe cơ giới rất đa dạng, chịu ảnh hưởngcủa nhiều yếu tố Từ những yếu tố khách quan như là thời tiết, địa hình, chấtlượng đường xá cho đến những yếu tố chủ quan từ phía chủ xe, lái xe, ngườitham gia giao thông tình trạng quản lý, bảo dưỡng xe của chủ xe, ý thức, kỹnăng, kinh nghiệm của lái xe.v.v )
Trước hàng loạt rủi ro tai nạn, việc xác định phạm vi bảo hiểm và quyđịnh loại trừ trong những mẫu đơn bảo hiểm có thể có những điểm khác biệt,
ở đây chỉ trình bày vấn đề này từ phương diện đảm bảo yêu cầu về mặt pháp
lí và kĩ thuật trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm Rủi ro có thể được bảohiểm, bao gồm các rủi ro sau đây:
- Những rủi ro thông thường gắn liền với sự hoạt động của xe (tai nạn giaothông): Đâm va, lật đổ, lao xuống sông, xuống vực
- Những rủi ro bất thường dễ phát sinh khác (cháy nổ )
- Những rủi ro khách quan có nguồn gốc tự nhiên (bão, lũ, lụt, sụt lở, sétđánh, động đất, mưa đá )
- Rủi ro khách quan có nguồn gốc xã hội (mất cắp, đập phá )
Thông thường, các rủi ro được bảo hiểm trong các đơn bảo hiểm hiện nayđược chia thành 2 phần: phần được bảo hiểm mặc nhiên và phần được bảo
Trang 14hiểm khi có thỏa thuận riêng (các điều khoản bổ sung) Các điều khoản bảohiểm bổ sung trong các đơn bảo hiểm xe cơ giới hiện nay (phần mở rộngphạm vi BH) bao gồm nhiều loại như: BH mất cắp bộ phận; BH tai nạn ngoàiphạm vi lãnh thổ Việt Nam; BH thủy kích; BH không khấu trừ khấu hao thaythế; BH chọn xưởng Khi khách hàng có nhu cầu bảo hiểm cho nhóm rủi ro
mở rộng này, họ có thể yêu cầu người bảo hiểm cung cấp và chấp nhận nộpthêm phí
Các rủi ro loại trừ
- Loại trừ những tổn thất không phải là hậu quả của những sự cố ngẫunhiên, khách quan, những tổn thất liên quan tới yếu tố chủ quan của chủ xetrong việc sử dụng, quản lý, bảo dưỡng xe như:
+ Hao mòn tự nhiên, giảm dần chất lượng hỏng hóc do khuyết tật hoặc hưhỏng thêm do sửa chữa
+ Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc thiết bị, kể cả máy thu thanh,điều hòa nhiệt độ, săm lốp bị hư hỏng mà không do tai nạn gây ra
- Loại trừ những trường hợp vi phạm pháp luật hoặc độ trầm trọng của rủi
ro tăng lên:
+ Hành động cố ý gây tai nạn của chủ xe, lái xe
+ Lái xe không có bằng lái hoặc bằng lái không hợp lệ
+ Lái xe sử dụng và bị ảnh hưởng của rượu bia, ma túy hoặc chất kích thíchtrong khi điều khiển xe
+ Xe không có giấy chứng nhận đăng kiểm và bảo vệ môi trường hợp lệ + Xe chở chất cháy, nổ trái phép
+ Xe chở quá trọng tải hoặc quá số hành khách quy định
+ Xe đi vào đường cấm, đi đêm không đèn
+ Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử
- Loại trừ rủi ro có tính “chính trị” với hậu quả lan rộng: Chiến tranh
Trang 15- Những quy định loại trừ khác Chẳng hạn như loại trừ những thiệt hạigián tiếp, tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam (trừ trườnghợp có thỏa thuận riêng) Loại trừ những thiệt hại do mất cắp bộ phận của xe.Vấn đề này tùy thuộc vào yêu cầu quản lý rủi ro của người bảo hiểm, vànhững yếu tố khác của hợp đồng như là phí bảo hiểm.
- Những thiệt hại là hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, mấtgiảm thu nhập do ngừng sản xuất, sử dụng, khai thác
Ngoài ra công ty bảo hiểm có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bồithường trong trường hợp chủ xe có những vi phạm sau:
Một là: Cung cấp không đầy đủ, không trung thực các thông tin ban đầu về
đối tượng bảo hiểm trong giấy yêu cầu bảo hiểm
Hai là: Khi xảy ra tai nạn, không thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo
hiểm Không áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế tổn thất hoặc tự
ý tháo dỡ, sửa chữa xe mà chưa có sự đồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm
Ba là: Không làm các thủ tục bảo lưu quyền đòi người thứ ba có lỗi trong
việc gây ra thiệt hại cho chiếc xe được bảo hiểm
1.2.2 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm
Trong nghiệp vụ BHVCXCG, xác định đúng giá trị thực tế của xe cơgiới là một công việc rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi và tráchnhiệm của của các bên trong hợp đồng bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế của xe trên thị trườngtại thời điểm tham gia bảo hiểm Xác định giá trị thực tế của xe thực chất làxác định giá bán của nó trên thị trường vào thời điểm người tham gia mua bảohiểm Để có thể đánh giá chính xác giá trị bảo hiểm các doanh nghiệp bảohiểm phải kiểm tra xe trước khi nhận bảo hiểm sau đó sẽ đánh giá giá trị thực
tế của chiếc xe tham gia bảo hiểm Quy trình này sẽ được thực hiện như sau:
Trang 16- Chủ xe khai báo giá trị xe yêu cầu được bảo hiểm tại thời điểm thamgia bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm cùng với chủ xe tiến hành kiểm tra xe để xácnhận tình trạng của xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm, xem chiếc xe nàytrong tình trạng như thế nào Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cùng với chủ xe thảoluận để xác định giá trị của xe, trong những trường hợp cụ thể doanh nghiệpbảo hiểm cần phải thực hiện giám định tình trạng thực tế của xe trong quátrình mà người chủ xe đã sử dụng chiếc xe đó
Đối với những xe mới bắt đầu đưa vào sử dụng, việc xác định giá trịcủa chúng không quá phức tạp, doanh nghiệp bảo hiểm có thể căn cứ vào mộttrong những giấy tờ sau đây để xác định giá trị bảo hiểm:
- Giấy tờ, hóa đơn mua bán giữa nhà máy lắp ráp, đại lý phân phối vớingười mua, hoặc giữa những người bán nước ngoài và người nhập khẩu
- Hóa đơn thu thuế trước bạ
Đối với xe nhập khẩu miễn thuế, giá trị bảo hiểm được tính như sau: GTBH = CIF (100% + T1) (100% + T2)
Trong đó: T1 là thuế suất thuế nhập khẩu
T2 là thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệtĐối với những xe đã qua sử dụng, việc xác định giá trị bảo hiểm đòi hỏinhiều công đoạn phức tạp hơn so với xe mới Việc xác định giá trị của xeđược căn cứ theo các yếu tố sau đây:
- Giá mua xe lúc ban đầu
- Giá mua bán trên thị trường của những chiếc xe cùng chủng loại, cóchất lượng tương đương
- Tình trạng hao mòn thực tế của xe Sự hao mòn của xe được tính toándựa trên cơ sở sau: số km mà chiếc xe đã lưu hành trên thực tế, số năm đã sử
Trang 17dụng xe, mục đích sử dụng xe, đặc điểm địa hình của vùng mà xe thườngxuyên hoạt động…
- Tình trạng kỹ thuật và hình thức bên ngoài của xe trên thực tế Căn
cứ vào các tiêu thức đã nêu ở trên, công ty bảo hiểm và chủ xe sẽ thảo luận và
đi đến thống nhất về giá trị bảo hiểm Tuy nhiên việc xác định giá trị bảohiểm này không thể nào nhận được một kết quả tuyệt đối chính xác Giá trịbảo hiểm của xe chỉ được xác định một cách tương đối chính xác, hợp lý
Trong thực tế, để phục vụ cho việc xác định giá trị bảo hiểm của xe,một số doanh nghiệp bảo hiểm đã xây dựng bảng giá theo nguồn gốc sản xuất,loại xe, mác xe, năm sản xuất, dung tích xi lanh,…
Số tiền bảo hiểm
Trên phương diện kỹ thuật bảo hiểm, người ta phân chia xe cơ giớithành các tổng thành Dựa vào cơ sở phân chia đó, công ty bảo hiểm có thểbảo hiểm cho toàn bộ giá trị chiếc xe, bảo hiểm cho một phần giá trị của xehoặc bảo hiểm bộ phận cho chiếc xe được bảo hiểm
Khi chủ xe tham gia bảo hiểm toàn bộ giá trị thì số tiền bảo hiểm đượcxác định căn cứ vào giá trị thực tế của chiếc xe vào thời điểm ký kết hợpđồng, đây là trường hợp bảo hiểm đúng giá trị Như vậy, để đảm bảo choquyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm thì việc xácđịnh đúng giá trị thực tế của xe có ý nghĩa rất quan trọng
Trường hợp chủ xe muốn tham gia bảo hiểm dưới giá trị cũng được cácdoanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận, tuy nhiên thường kèm theo quy định về tỷ
lệ tối thiểu giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm Đối với xe tham gia bảohiểm dưới giá trị, trừ khi có thỏa thuận khác, nếu thiệt hại xảy ra thì quy tắc tỷ
lệ sẽ được áp dụng để xác định số tiền bồi thường
Còn nếu chủ xe tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trịthực của chiếc xe thì được gị là bảo hiểm trên giá trị
Trang 18Trên thực tế, không ít chủ xe tham gia bảo hiểm một hoặc một số tổngthành cho chiếc xe của mình Trong số các tổng thành của xe thì tổng thànhthân vỏ thường chiếm tỷ trọng lớn về mặt giá trị và cũng chịu ảnh hưởngnhiều nhất bởi hậu quả của những vụ tai nạn vì thế nếu chọn một tổng thành
để tham gia bảo hiểm thì chủ xe thường chọn tổng thành này Đối với trườnghợp chủ xe tham gia bảo hiểm bộ phận, số tiền bảo hiểm được xác định căn
cứ vào tỷ lệ giữa giá trị của bộ phận được bảo hiểm và giá trị toàn bộ xe (tỷ lệnày là khác nhau ở những chủng loại xe khác nhau, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ
có những bảng tỷ lệ về giá trị của các bộ phận so với giá trị của từng loại xe)
Ngoài việc bảo hiểm cho phần thiệt hại vật chất xảy ra đối với chiếc xeđược bảo hiểm, người bảo hiểm còn có thể đảm bảo cho một số chi phí liênquan như là chi phí hạn chế tổn thất, chi phí cẩu xe, kéo xe từ nơi bị tai nạntới nơi sửa chữa, chi phí giám định tổn thất
1.2.3 Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ xe tham gia bảo hiểm có tráchnhiệm phải thanh toán cho bên bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lựckhi người tham gia bảo hiểm đóng phí hoặc chấp nhận đóng phí theo quyđịnh
Mức phí của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới được xácđịnh bằng tỷ lệ phí bảo hiểm nhân với số tiền bảo hiểm
Tỷ lệ phí cơ bản thường áp dụng cho thời hạn một năm hợp đồng, cùngvới tỷ lệ phí cơ bản đó là quy định về tỷ lệ giảm phí đối với những hợp đồng
có thời hạn bảo hiểm dưới một năm
P = STBH x R
Trong đó: P: Phí bảo hiểm
STBH: Số tiền bảo hiểm
R: Tỷ lệ phí bảo hiểm
Trang 19Tỷ lệ phí ở công thức này do Bộ Tài Chính quy định và nó phụ thuộcvào các yếu tố sau:
- Xác suất thống kê những vụ tai nạn giao thông xảy ra
- Thiệt hại bình quân mỗi vụ tai nạn giao thông xảy ra
- Thời hạn bảo hiểm (ngắn hạn hoặc dài hạn)
Nhìn chung tỷ lệ phí bảo hiểm cũng được định lượng dựa trên phươngpháp thống kê, kết quả tính toán về tần suất xảy ra tổn thất và chi phí trungbình /1 vụ tổn thất và định mức chi phí quản lý của người bảo hiểm
Như vậy phí bảo hiểm phải đóng cho mỗi đầu xe đối với mỗi loại xecũng có thể được tính theo công thức sau:
Một là: Những yếu tố liên quan đến bản thân chiếc xe và vấn đề sử
dụng xe gồm có:
- Loại xe (xác định bởi mác và năm sản xuất,…): Loại xe sẽ liên quanđến trang thiết bị an toàn, chống mất cắp, giá cả chi phí sửa chữa, phụ tùngthay thế,…
- Mục đích sử dụng xe
- Phạm vi địa bàn hoạt động
- Thời gian xe đã qua sử dụng, giá trị xe
Trang 20Hai là: Những yếu tố liên quan đến người được bảo hiểm, người điều
khiển xe:
- Giới tính,độ tuổi lái xe
- Tiền sử của lái xe (liên quan tới các vụ tai nạn phát sinh, các hành vi
vi phạm luật lệ an toàn giao thông)
- Kinh nghiệm của lái xe
- Quá trình tham gia bảo hiểm của người được bảo hiểm
Ba là: Việc tính phí bảo hiểm còn tùy thuộc vào sự giới hạn phạm vi
bảo hiểm và có sự phân biệt giữa bảo hiểm lẻ và bảo hiểm cả đội xe Cơ chếthưởng bằng việc giảm phí bảo hiểm cũng được áp dụng như là một biện phápgiữ khách hàng Ở việt Nam hiện nay, tỷ lệ phí của các công ty bảo hiểm nhìnchung đều có sự phân biệt giữa xe mô tô và xe ô tô, giữa cách thức bảo hiểmtoàn bộ và bộ phận xe Tỷ lệ phí cũng được điều chỉnh cho những trường hợp
mở rộng phạm vi bảo hiểm (ví dụ cho rủi ro mất cắp bộ phận xe, bảo hiểmkhông khấu trừ khấu hao thay mới, bảo hiểm thân xe theo rủi ro đầu tiên…);trường hợp áp dụng mức miễn thường tăng lên và theo số năm xe đã qua sửdụng
1.2.4 Công tác giám định và bồi thường vật chất xe cơ giới.
Quy trình giám định tổn thất
Giám định tổn thất phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ.Trình tự của các bước công việc được tiến hành như sau:
Bước 1: Tiếp nhận, xử lý thông tin về vụ tai nạn
Ngay sau khi xảy ra tai nạn, chủ xe hoặc đại diện cho chủ xe cần phảithông báo ngay cho cơ quan công an, công ty bảo hiểm hoặc đơn vị đại diệncủa công ty bảo hiểm ở nơi gần nhất về tình hình tai nạn, đồng thời chủ xe, lái
xe phải thực hiện các biện pháp để hạn chế thiệt hại có thể gia tăng
Trang 21Sau khi nhận được thông báo tai nạn của người được bảo hiểm, doanhnghiệp bảo hiểm sẽ cử cán bộ đại diện của mình xuống hiện trường, phối hợpvới chủ xe để giải quyết hậu quả của vụ tai nạn Những thông tin ban đầu mànhân viên giám định bảo hiểm cần phải nắm bắt dược là: số xe, chủ xe, thờigian, địa điểm xảy ra tai nạn.
Bước 2: Giám định tổn thất
Giám định tổn thất là quá trình giám định những thiệt hại trong vụ tainạn Việc giám định này chia làm 2 giai đoạn, đó là giám định sơ bộ tổn thấtban đầu và giám định chi tiết
Ngay sau khi xảy ra tai nạn, đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm sẽcùng chủ phương tiện (hoặc người đại diện cho chủ phương tiện) tiến hànhgiám định ban đầu để xác định thiệt hại sơ bộ
Việc giám định chi tiết thiệt hại của xe sẽ được công ty bảo hiểm vàchủ xe thực hiện trước khi tiến hành sửa chữa xe Sau khi đã xác định đượcmột cách chi tiết về những thiệt hại xảy ra, hai bên sẽ xây dựng phương ánsửa chữa, xác định rõ ràng từng bộ phận cần phải thay thế hoặc sửa chữa tùytheo mức độ hư hỏng và khả năng phục hồi của từng bộ phận hư hỏng đó.Doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe sẽ thống nhất lựa chọn nơi sửa chữa với chiphí hợp lý và đảm bảo chất lượng
Bên cạnh đó, doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành kiểm tra tính hợp
lệ, hợp pháp của các giấy tờ, hồ sơ có liên quan đến chiếc xe bị tai nạn như:
- Giấy chứng nhận bảo hiểm
- Giấy đăng ký xe
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và môi trường
- Bằng lái xe của người điều khiển xe
Trong quá trình giám định, nhất thiết phải có mặt cả đại diện của doanhnghiệp bảo hiểm và người được bảo hiểm Nhân viên giám định bảo hiểm
Trang 22phải chụp ảnh hiện trường nơi xảy ra vụ tai nạn, đồng thời phải phối hợp vớicông an để thu thập tư liệu, sau đó lập biên bản giám định.
Biên bản giám định tùy theo từng vụ tai nạn, có thể chỉ cần lập một lầntrong bước giám định sơ bộ Tuy nhiên đối với những trường hợp phức tạp thìngoài biên bản giám định ban đầu còn phải có các biên bản giám định bổ sungphát sinh trong quá trình sửa chữa
Quy trình giám định như vậy là để cho công việc giám định đạt đượcmục đích cơ bản đó là xác định được chính xác về nguyên nhân xảy ra tai nạn,mức độ thiệt hại làm cơ sở cho việc xác định trách nhiệm bồi thường củadoanh nghiệp bảo hiểm
Quy trình bồi thường tổn thất
Trước khi bồi thường cho chủ xe, doanh nghiệp bảo hiểm phải tiếnhành thực hiện các khâu công việc sau:
Bước 1: Kiểm tra bộ hồ sơ khiếu nại bồi thường
Trước khi bồi thường cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảohiểm phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ cần thiết trong hồ sơkhiếu nại bồi thường bộ hồ sơ này bao gồm các loại giấy tờ chủ yếu sau:
- Giấy yêu cầu bồi thường
- Bản sao các giấy tờ sau:
Giấy chứng nhận bảo hiểm
Giấy đăng ký xe
Giấy phép lái xe
Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường
Giấy đăng ký kinh doanh đối với các loại xe tham gia vận tảihành khách hoặc hàng hóa
- Bản kết luận điều tra tai nạn của cơ quan công an
- Quyết định của tòa án (nếu có)
Trang 23- Các giấy tờ liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba khác (nếu có)
- Các giấy tờ chứng minh thiệt hại vật chất của phương tiện, bao gồmcác loại giấy tờ sau:
Biên bản giám định thiệt hại
Các hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc sửa chữa phương tiện
Bước 2: Xác định cơ sở để tính toán thiệt hại
Việc bồi thường thiệt hại cho chiếc xe được bảo hiểm được dựa theocác cơ sở sau đây:
- Căn cứ vào thiệt hại thực tế và chi phí sửa chữa hợp lý mà hai bên đãthỏa thuận trong khi thực hiện phương án giám định chi tiết để thống nhất cácđiều kiện sửa chữa cho chiếc xe bị tai nạn
- Căn cứ vào các khoản chi phí khác được chấp nhận bồi thường nhưchi phí đề phòng hạn chế tổn thất, chi phí cẩu, kéo xe từ nơi bị tai nạn tới nơisửa chữa
- Căn cứ vào cách thức tham gia bảo hiểm của chủ xe (tham gia bảo
hiểm toàn bộ, tham gia bảo hiểm bộ phận hay tham gia bảo hiểm dưới giá trị
và xem xét chủ xe có tham gia thêm các điều khoản bảo hiểm mở rộng haykhông?)
- Căn cứ vào các khoản đòi bồi thường từ người thứ ba gây nên tainạn
Bước 3: Trình tự và cách tính toán bồi thường
Quá trình này được thực hiện theo các bước công việc sau đây:
Một là: Xác định giá trị thiệt hại thực tế thuộc trách nhiệm hợp đồng
bảo hiểm Thiệt hại thực tế thực tế thuộc trách nhiệm hợp đồng bảo hiểmđược tính theo công thức sau:
Trang 24+ phí được chấpnhận bồi thườngkhác
- hại không phụ thuộcphạm vi trách nhiệmbảo hiểm
Hai là: Tính toán số tiền bồi thường
- Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm toàn bộ (đúng giá trị thực tế) thì sốtiền bồi thường bằng với giá trị thiệt hại thực tế
- Nếu xe tham gia bảo hiểm bộ phận thì số tiền bồi thường được căn cứtheo giá trị thiệt hại của bộ phận được bảo hiểm
- Nếu xe tham gia bảo hiểm dưới giá trị thì số tiền bồi thường được xácđịnh như sau:
- Bồi thường trên cơ sở chi phí sửa chữa, khôi phục lại xe
- Bồi thường trên cơ sở đánh giá thiệt hại
- Bồi thường toàn bộ sau đó thu hồi và xử lý xe
Việc lựa chọn cách thức bồi thường phải căn cứ vào từng trường hợp cụthể trên thực tế và phải dựa vào mức độ thiệt hại của xe, khả năng khôi phục lạicủa xe, chất lượng của nơi sửa chữa, phụ tùng thay thế Việc lựa chọn cách thứcbồi thường luôn phải đảm bảo tính thống nhất giữa doanh nghiệp bảo hiểm vàchủ xe để lựa chọn phương án kinh tế nhất, có lợi nhất cho cả hai bên
Trang 25CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA SẢN PHẨM BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE Ô TÔ TẠI
BẢO MINH THĂNG LONG 2.1 Giới thiệu chung về công ty.
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
2.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần Bảo Minh
Công ty bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh) được thành lậptheo quyết định số 1164TC/TCCB ngày 28/11/1994 và được phép hoạt độngtheo giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảohiểm số 04TC/GCN ngày 20/12/1994 của Bộ tài chính với 100%vốn nhànước trực thuộc bộ tài Bộ tài chính
Ngày 08/09/2004 Bộ tài chính đã có quyết định số 27GP/KDBH vềviệc thành lập Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh dưới hình thức chuyển đổiCông ty bảo hiểm Thành Phố Hồ Chí Minh từ doanh nghiệp Nhà nước thànhtổng công ty cổ phần Tổng công ty cổ phần Bảo Minh chính thức đi vào hoạtđộng kinh doanh theo mô hình công ty cổ phần ngày 01/10/2004
- Trụ sử chính: 26 Tôn Thất Đạm, quận 1, TP Hồ ChíMinh
- Điện Thoại: (84) 8 8294 180
- Fax: (84) 8 8294 185
- Email: baominh@baominh.com.vn
- Website: www.baominh.com.vn
Định hướng hoạt động của công ty:
- Tôn chỉ hoạt động: Sự an toàn, hạnh phúc và thành đạt của khách hàng và xãhội là mục tiêu hoạt động của chúng tôi
- Khẩu hiệu hoạt động: “Bảo Minh – Tận tình phục vụ”.
Trang 26- Nguyên tắc hoạt động: Hiệu quả và phát triển bền vững.
- Tầm nhìn chiến lược: Luôn là một trong những doanh nghiệp Bảo hiểm phinhân thọ hàng đầu tại Việt nam hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụtài chính, bảo hiểm
- Sứ mệnh hoạt động: Mang lại sự an toàn, ổn định của nền kinh tế - xã hội,góp phần thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của thị trường bảo hiểm Việt nam,mang lại lợi ích cho các cổ đông và góp phần giải quyết công ăn việc làm chongười dân
Lĩnh vực kinh doanh:
Hiện nay, phạm vi hoạt động của Bảo Minh bao gồm:
- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: Bảo Minh hiện cung cấp cho thịtrường hơn 100 sản phẩm bảo hiểm các loại, áp dụng cho mọi đối tượng bảohiểm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các cá nhân và tổ chức Các sản phẩm tậptrung vào 8 nhóm nghiệp vụ bảo hiểm sau:
Bảo hiểm Con người
Bảo hiểm Xe cơ giới
Bảo hiểm Tài sản kỹ thuật
Bảo hiểm Trách nhiệm
Bảo hiểm Hàng hóa vận chuyển
Bảo hiểm Hàng không
Bảo hiểm Nông nghiệp
Ngoài ra, Bảo Minh cũng sẵn sàng cung cấp tất cả các loại hình bảo hiểmkhác theo yêu cầu của khách hàng phù hợp với quy định, luật pháp về bảohiểm của Việt Nam
- Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ: nhận và nhượng tái đối với cácnghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ
Trang 27Đầu tư tài chính:
Mua trái phiếu Chính phủ;
Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;
Kinh doanh bất động sản;
Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;
Cho vay theo luật của các tổ chức tín dụng;
Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng
2.1.1.2 Giới thiệu chung về Bảo Minh Thăng Long.
Bảo Minh Thăng Long thành lập ngày 05/05/2006 thep Quyết định số
27C/ KDBH ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính được hình thànhtrên cơ sở chia tách bộ máy (Phòng trực thuộc, con người, hoạt động kinhdoanh) từ Bảo Minh Hà Nội và là một trong những chi nhánh lớn nhất củaBảo Minh tại Miền Bắc Sự ra đời của Bảo Minh Thăng Long là việc thựchiện phương châm đa dạng hóa hoạt động của Tổng công ty, mở rộng thịtrường, góp phần nâng cao năng lực cũng như thị phần của Bảo Minh trên thịtrường bảo hiểm Việt Nam Từ khi thành lập, chi nhánh gặp không ít khókhăn trong cơ cấu tổ chức (sự thiếu hụt phòng ban: phòng Tổng hợp, phòngTài sản – Kĩ thuật, phòng Bảo hiểm con người, phòng BH Xe cơ giới vàphòng Khai thác trên địa bàn huyện Đông Anh Và huyện Từ Liêm) cũng nhưkhó khăn trên thị trường Tuy nhiên, với sự nỗ lực hết mình trong việc đẩymạnh công tác tuyển dụng cán bộ, xây dựng bộ máy tổ chức, ổn định vănphòng làm việc, công ty đã hoàn thiện các phòng ban trên địa bàn Tổng công
ty giao Cùng với việc cải tiến nghiệp vụ, mở rộng thị trường, đáp ứng ngàycàng cao nhu cầu của khách hàng
2.1.2 Cơ cấu tổ chức.
Hiện tại Bảo Minh Thăng Long có khoảng trên 50 cán bộ, nhân viên thuộc
10 phòng ban chức năng trong công ty Trong đó có khoảng trên 80% cán bộ
Trang 28nhân viên có trình độ Cao đẳng, Đại học và sau Đại học Đặc biệt có nhiềucán bộ, nhân viên là những người làm việc lâu năm trong ngành bảo hiểm và
có nhiều kinh nghiệm trong công tác đánh giá và quản lí rủi ro Chính vì vậychỉ trong một thời gian ngắn sau khi thành lập Bảo Minh Thăng Long đã sớm
ổn định, đi vào hoạt động và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng
- Ban Giám Đốc bao gồm 01 giám đốc và 02 phó giám đốc.
- Các phòng quản lý bao gồm:
Phòng tổng hợp(General Affais department): Chịu trách nhiệm vềcác mặt hành chính, quản trị, lễ tân, tổ chức nhân sự,, lao động tiền lương,thi đua, khen thưởng, tuyên truyền, quảng cáo và quản lí đại lí
P.BH
Xe cơ giới
P.BH hàng hải
P BH con
người
P.BH TSKT
Phòng khai thác số 20, 21, 22, 24, 25, 26, 28, 29, 30.
P TC -
KT
Trang 29 Phòng tài chính kế toán(Accounting and statistic departement):Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các công tác liên quan đến tài chính, kếtoán, hạch toán kế toán theo đúng quy định của Nhà Nước, của Tổng công ty
và phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty, tham mưu cho ban giámđốc trong lĩnh vực tài chính kế toán, tổ chức nhập dữ liệu, khai thác chươngtrình hỗ trợ quản lí đại lí- SAMS
hệ thống đại lí hoạt động tại phòng
Phòng bảo hiểm Con người phi nhân thọ ( Personnal insurancedepartment): Có nhiệm vụ quản lí nghiệp vụ, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiệnkinh doanh nghiệp vụ Bảo hiểm Con Người phi nhân thọ trong phạm vi toàncông ty Tổ chức kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm theo phân cấp của công
ty Giám định bồi thường, trả tiền bồi thường các nghiệp vụ bảo hiểm theophân cấp của công ty và quản lí hệ thống đại lí hoạt động tại phòng
Phòng bảo hiểm Hàng hải ( Marine insurance departement ): Cótrách nhiệm quản lí nghiệp vụ bảo hiểm Hàng hải trong phạm vị toàn công
ty, chỉ đạo hướng dẫn kinh doanh các loại hình bảo hiểm liên quan đếnnghiệp vụ bảo hiểm Hàng hải Tổ chức kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểmtheo phân cấp của công ty Giám định, trả tiền bồi thường các vụ tổn thất liênquan đến nghiệp vụ mình quản lí theo phân cấp của công ty đồng thời quản líđội ngũ đại lí hoạt động tại phòng
Trang 30 Phòng bảo hiểm Tài sản- Kĩ thuật ( Propety & Engineeringinsurance department ): Có nhiệm vụ quản lí nghiệp vụ bảo hiểm Tài sản –
Kĩ thuật trong phạm vi toàn công ty, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai hoạtđộng kinh doanh các loại hình bảo hiểm Tài sản – Kĩ thuật theo sự phân cápcủa công ty Giám định và trả tiền bảo hiểm các vụ tổn thất liên quan đếntrách nhiệm của phòng theo sự phân cấp của công ty, phối hợp với cácphòng, ban khác trong công ty nhằm triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm khác,quản lí đội ngũ đại lí hoạt động tại phòng
Phòng Giám định và bồi thường ( Claim department ): Chịu tráchnhiệm giám định tổn thất các vụ tai nạn liên quan đến trách nhiệm của công
ty Đồng thời giải quyết bồi thường và giải quyết các quyền lợi liên quan đếnbảo hiểm, thực hiện công việc đòi người thứ ba, thanh lí tài sản thu hồi saukhi công ty đã giải quyết bồi thường
Các phòng khai thác bảo hiểm bao gồm 09 phòng: Phòng khai thác số
20, phòng khai thác số 21, phòng khai thác số 22, phòng khai thác số 24,phòng khai thác số 25, phòng khai thác số 26, phòng khai thác số 28, phòngkhai thác số 29và phòng khai thác số 30 có chức năng đại diện cho công tytrên các địa bàn được phân công Tổ chức khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm,quản lí đại lí hoạt động tại phòng và quản lí các nghiệp vụ trong phạm vihoạt động của phòng
Mặc dù là một công ty mới thành lập nhưng về cơ bản hệ thống cơ sở vậtchất, trang thiết bị máy móc của công ty cũng đã được trang bị khá đầy đủđáp ứng được một phần quan trọng của hoạt động quản lí và kinh doanh củacông ty
Trang 31Với sự liên kết chặt chẽ và sự phân công rõ ràng từng nhiệm vụ của cácphòng ban trong cơ cấu tổ chức đã giúp bảo Minh hoạt động kinh doanh cũngnhư quản lý tổ chức khoa học và hiệu quả.
2.1.3 Thuận lợi, khó khăn đối với Bảo Minh Thăng Long trong quá trình hoạt động.
2.1.3.1 Thuận lợi:
Mặc dù có nhiều khó khăn song tình hình kinh tế năm 2012 của ViệtNam đã có những điểm sáng nhất định: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát kiềmchế dự báo CPI năm 2012 ở mức 7,5%; Lãi suất giảm, cơ cấu tín dụng chuyểnbiến theo hướng tăng tín dụng cho nông nghiệp, xuất khẩu doanh nghiệp nhỏ
và vừa; Tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng; Tổng vốn đầu tư phát triểntoàn xã hội ước đạt 29,2% GDP; Kim ngạch xuất khẩu 2012 tăng cao hơn kếhoạch, ước tăng 16,6%; Kim ngạch nhập khẩu ước tăng 6,8%; Ước nhập siêukhoảng 1 tỷ USD, chiếm 0,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (việc giảm mạnhnhập khẩu, tăng xuất khẩu góp phần ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại tệ của
nhà nước); Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 5,2%, đưa quy mô nền
kinh tế đạt khoảng 136 tỷ USD, với thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng1.540 USD/người/năm
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam gặp khó khăn nhưng thị trường bảo hiểmvẫn có mức tăng trưởng, theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam thịtrường (phi nhân thọ) tuy mức độ tăng trưởng có chậm lại nhưng vẫn đạt mứctăng trưởng 11,5% so với năm 2011
Trong năm qua, Công ty Bảo Minh Thăng Long luôn nhận được sự quantâm chỉ đạo, hỗ trợ của Ban điều hành, Ban Quản lý nghiệp vụ, Ban Bồithường và các Ban chức năng Trụ sở chính; sự phối hợp của các Công ty BảoMinh trong hệ thống Công ty cũng tranh thủ được sự ủng hộ, tạo điều kiệncủa chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành tại thủ đô Hà Nội
Trang 32Bảo Minh Thăng Long là một trong 19 công ty thành viên tại khu vựcphía Bắc đã tăng trưởng 34,8% so với năm 2011 và điều này không phải công
ty nào cũng đạt được trong bối cảnh khó khăn như hiện nay
2.1.3.2 Khó khăn:
Năm 2102, do tiếp tục chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính toàncầu và khủng hoảng nợ công kéo dài ở khu vực Châu Âu nên kinh tế thế giớidiễn biến không thuận lợi Tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế phát triển
và đang phát triển đạt mức thấp Thị trường việc làm bị thu hẹp, thất nghiệpgia tăng Ở trong nước, những vấn đề bất ổn tồn tại nhiều năm qua trong nộitại nền kinh tế chưa được giải quyết triệt để, thiên tai dịch bệnh liên tiếp xảy
ra, cùng với bối cảnh bất lợi của tình hình thế giới đã ảnh hưởng mạnh đếnsản xuất kinh doanh và đời sống dân cư Lạm phát, lãi suất ở mức cao Sảnxuất suy giảm do tiêu thụ hàng hóa chậm, hàng tồn kho tăng Vốn huy độngthiếu cùng với thị trường tiêu thụ giảm sút gây sức ép cho sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năm 2012 nền kinh tế nước ta và khu vực Hà Nội vẫn tiếp tục chịu ảnhhưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến tình trạng suy thoáikinh tế tại nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới Trong nước, Chính phủ đã
áp dụng nhiều biện pháp kiềm chế lạm phát Đặc biệt, chủ trương cắt giảmđầu tư công, thắt chặt tiền tệ… ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường bảo hiểm;đặc biệt đến các nghiệp vụ bảo hiểm xuất nhập khẩu, bảo hiểm tài sản cho cáccông trình xây dựng, bảo hiểm du lịch, bảo hiểm hàng hải
Tại địa bàn Hà Nội, cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm vẫn tiếp tục diễn
ra quyết liệt, chi phí để khai thác dịch vụ được các Công ty Bảo hiểm đẩy lêncao Việc thành lập mới nhiều các Công ty, các Chi nhánh Công ty bảo hiểmtrong nước và các công ty 100% vốn nước ngoài làm chia sẻ thị phần bảo
Trang 33hiểm, dẫn đến việc chia sẻ khách hàng, nhất là là các khách hàng trong ngành
và khách hàng là các cổ đông
2.1.4 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Bảo Minh Thăng Long
2.1.4.1 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Bảo Minh Thăng Long năm 2011
Tính đến hết ngày 30/11/2011 doanh thu thực hiện của Bảo Minh thăngLong đạt 43.73 tỉ đồng, đạt 48,60% kế hoạch kinh doanh do tổng công tygiao, bằng 70,50% so với thực hiện năm 2010 Tỷ lệ bồi thường được công tyduy trì ở mức thấp (ở mức 35,00%)
Đánh giá kết quả kinh doanh theo nhóm nghiệp vụ năm 2011:
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh theo nhóm nghiệp vụ
Đơn vị tính: Trđ
Theo số liệu trên, chỉ có nhóm nghiệp vụ BH Con người có tăng trưởng
so với năm 2010, tăng 1618 trđ tương ứng với 25,10% Trong năm 2011 công
ty đã đẩy mạnh được hoạt động khai thác bảo hiểm học sinh, phần tăngtrưởng của nhóm nghiệp vụ bảo hiểm con người do nghiệp vụ BH học sinhđóng góp với mức độ tăng trưởng 1,1 tỷ đồng so với 2010
Trang 34Các nhóm nghiệp vụ còn lại đều có mức tăng trưởng âm dẫn đến Công
ty không hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng cũng như chỉ tiêu kế hoạch:
+ Nghiệp vụ BH Hàng hải giảm 11 tỷ 363trđ
+ Nghiệp vụ BH XCG giảm 3 tỷ 444trđ
+ Nghiệp vụ BH TS&KT giảm 1 tỷ 153trđ
Nhóm nhiệm vụ Hàng Hải có sự sụt giảm doanh thu lớn so với năm
2010 vì công ty đã mất doanh thu do một số chủ tàu bán tàu để cơ cấu lại hoạtđộng kinh doanh trong điều kiện thị trường vận tải vẫn tiếp tục khó khăn, một
số tàu khác dừng bảo hiểm P&I khi đến hạn Hoạt động vận tải trong nước vàquốc tế giảm sút, cước vận tải giảm, kinh doanh của một số doanh nghiệp vậntải đường biển thua lỗ dẫn đến không có khả năng tham gia bảo hiểm hoặctham gia thì rất khó khăn trong việc nộp phí Bên cạnh đó 1 số vụ bối thườngthường không được giải quyết triệt để, sự phối hợp giữa Bảo Minh và các chủtàu không tốt, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng và do đó khôngkhai thác được đội tàu mới tham gia Cũng do hoạt động thương mại sụt giảm,bảo hiểm hàng hoá cũng gặp khó khăn rất lớn do lưu lượng hàng hoá vậnchuyển giảm
Bảng 2.2: Tình hình bồi thường theo nhóm nghiệp vụ.
Đơn vị tính: Trđ
STT Nghiệp vụ STBT 2011 Tỷ lệ bồi thường (%) 2011/201 0 (tăng
Trang 35Theo số liệu trên đây cho ta thấy tỷ lệ bồi thường theo các nhóm nghiệp
vụ đểu giảm đưa đến tỷ lệ bồi thường chung của công ty ở mức thấp và có xuhướng giảm Tỷ lệ bồi thường của Công ty ở mức 35% giảm 5% so với năm
2010, là mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây
Tỷ lệ bồi thường năm nay của công ty ở mức thấp có sự đóng góp rấtlớn của Nhóm nghiệp vụ BH Hàng hải Bồi thường nghiệp vụ BH Hàng hảicủa công ty nhiều năm qua đều ở mức cao , tuy nhiên trong năm 2011 chỉ ởmức 18,9%, với tỷ trọng doanh thu lớn của nghiệp vụ này đã góp phần quantrọng để hạ thấp tỷ lệ bồi thường chung
2.1.4.2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Bảo Minh Thăng Long Năm 2012
Về kết quả kinh doanh năm 2012: Tính đến hết ngày 31/12/2012 doanh
thu thực hiện của Bảo Minh Thăng Long đạt 62,28 tỷ đồng, đạt 80,9% kế hoạch kinh doanh do Tổng Công ty giao, bằng 134,8% so với thực hiện năm
2011 Tỷ lệ bồi thường được duy trì ở mức thấp (ở mức 33,3%) Với kết quả
này, xét dưới khía cạnh tăng trưởng thì Bảo Minh Thăng Long là một trongnhững đơn vị có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong hệ thống các đơn vị củaTổng Công ty
Năm 2012 có nhiều khó khăn, nhưng nhiều đơn vị, kể cả các đơn vị trêncùng địa bàn Hà Nội đều có kết quả kinh doanh (doanh thu) khá hơn nhiều sovới Bảo Minh Thăng Long
Đánh giá hoạt động kinh doanh theo các nhóm nghiệp vụ: