tính giá thành ra sao để đảm bảo mục tiêu chi phí sản xuất được tập hợp đầy đủ, giá thành sảnphẩm được tính tương đối chính xác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp v
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Hải Yến
Trang 2MỤC LỤC
1.BHXH: Bảo hiểm xã hội iii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 3
1.1 Những vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3
1.1.1 Chi phí sản xuất 3
1.1.2 Giá thành sản phẩm 5
1.1.4 Yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 7
1.2 Nội dung tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất 8
1.2.1 Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành 8
1.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 10
1.2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 12
* Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 12
* Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 13
* Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 15
1.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 19
1.3.1 Khái niệm sản phẩm làm dở và đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ 19
1.3.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở cuối kỳ 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV TRUYỀN THÔNG VIETPICTURES 27
2.1 Giới thiệu chung về công ty 27
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 27
2.1.2 Đặc điểm và lĩnh vực hoạt động của công ty 30
2.1.3 Khó khăn, thuận lợi và phương hướng phát triển của công ty 31
2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 33
2.1.5 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 34
2.2 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH MTV truyền thông Vietpictures 36
2.2.1 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV truyền thông Vietpictures 36
2.2.1 Đặc điểm về sản phẩm sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất của công ty 37
2.2.2 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tại công ty TNHH MTV truyền thông Vietpictures 40
2.2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty truyền thông Vietpictures 43
+ Chi phí phân bổ công cụ dụng cụ 69
2.2.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn công ty 72
2.2.6 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tại công ty 75
Giá thành ĐĐH sản xuất Ước mơ Việt Nam tại 3 tỉnh: Yên Bái, Thái Nguyên, Lào Cai = Chi phí NVLTT + Chi phí NCTT + Chi phí SXC 76
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV TRUYỀN THÔNG VIETPICTURES 77
3.1 Đánh giá thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV truyền thông Vietpictures 77
3.1.1 Ưu điểm 77
Trang 3DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí NVLTT (theo QĐ 15/2006)
Sơ đồ 2: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí NCTT (QĐ 15/2006)
Sơ đồ 3: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí SXC (QĐ 15/2006)
Sơ đồ 4:Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX
Sơ đồ 5: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK
Hình 1: Giao diện website công ty truyền thông Vietpictures
Sơ đồ 6: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 7: Khối quy trình công nghệ sản xuất chương trình truyền hình
Hình 2: Giao diện bàn làm việc phần mềm kế toán Misa
Hình 3: Giao diện kê khai danh mục vật tư, hàng hóa
Hình 4: Giao diện danh mục vật tư hàng hóa trên phần mềm kế toán Misa
Hình 5: Giao diện kê khai danh mục khách hàng, nhà cung cấp
Hình 6: Giao diện danh sách khách hàng, nhà cung cấp trên phần mềm kế toán Misa
Hình 7: Giao diện kê khai danh mục phòng ban
Hình 8: Giao diện kê khai thông tin nhân viên
Hình 9: Giao diện danh sách nhân viên trên phầm mềm kế toán Misa
Bảng 1: Bảng thống kê chi phí sản xuất
Hình 10: Giao diện kê khai phiếu thu, phiếu chi
Hình 11: Giao diện nhập nội dung của phiếu chi
Hình 12: Giao diện phần hành kế toán mua hàng
Hình 13: Giao diện kê khai một nghiệp vụ mua dịch vụ
Trang 5Hình 14: Giao diện phần hành kế toán giá thành
Bảng 2: Trích các sổ kế toán của quý III năm 2012 trong đó có các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh liên quan đến việc sản xuất chương trình Ước mơ Việt Nam
Hình 15a: Giao diện phần hành kế toán tiền lương
Hình 15b: Giao diện tạo bảng lương
Hình 15c: Giao diện bảng lương cơ bản cố định
Bảng 3: Định mức chương trình “Ước mơ Việt Nam”
Bảng 4: Mẫu phiếu nghiệm thu chương trình
Bảng 5: Lương định mức của BTV Khổng Tố Như
Bảng 6: Bảng trích khấu hao các TSCĐ mua sắm mới tính đến quý III năm 2012 Bảng 7: Bảng phân bổ CCDC tính đến quý III năm 2012
Hình 16: Giao diện phần hành báo cáo
Bảng 8: Bảng lương tổng hợp theo phòng ban tháng 12/2012
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Đối mặt với nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt thêm vào đó là sựkhủng hoảng của nền kinh tế đã bắt đầu và chưa xác định hồi kết, hai năm trở lạiđây chúng ta phải chứng kiến sự ra đi của hàng nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ, số cònlại đang phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn để có thể tồn tại Rất nhiều giảipháp được đưa ra từ việc cắt giảm nhân sự đến thu hẹp quy mô sản xuất hay khácnữa là chuyển đổi loại hình kinh doanh, thực hiện sát nhập hoặc hợp nhất đều vìmột mục tiêu lớn nhất là giảm chi phí sản xuất dẫn tới giảm giá thành sản phẩm
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu cũng là điều dễhiểu vì vậy để đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng thìchính sách giá lúc nào cũng mang lại hiệu quả đáng kể Vậy mức giá bán nào là hợplý? Vừa đảm bảo tính cạnh tranh lại đủ bù đắp chi phí và mang lại lợi nhuận? Điềunày phụ thuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp tổ chức công tác quản lý chi phí và giáthành như thế nào? Và kế toán là một công cụ đắc lực trong việc tổ chức quản lý chiphí và giá thành Doanh nghiệp tập hợp chi phí sản xuất như thế nào? tính giá thành
ra sao để đảm bảo mục tiêu chi phí sản xuất được tập hợp đầy đủ, giá thành sảnphẩm được tính tương đối chính xác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp và thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, giám sát.Nhận thức được vấn đề trên cùng với thời gian thực tập tại Công ty TNHHMTV truyền thông Vietpictures, được tìm hiểu thực tế tình hình hạch toán cũng nhưquản lý sản xuất kinh doanh tại Công ty, cùng với mong muốn góp phần hoàn thiện
công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm em đã lựa chọn đề tài “Hoàn
thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV truyền thông Vietpictures” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
Luận văn bao gồm các chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Chương 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV truyền thông Vietpictures
Trang 7Chương 3: Một số ý kiến hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV truyền thông Vietpictures.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này em xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ
và hướng dẫn tận tình của thầy Ngô Xuân Tỵ và các anh chị trong phòng hànhchính- kế toán tại Công ty TNHH MTV truyền thông Vietpictures
Trang 8CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.1 Những vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1.1.1 Chi phí sản xuất
1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh các doanhnghiệp phải bỏ ra các chi phí về vật chất (vật tư, máy móc…), hao phí về sức laođộng Những hao phí này luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh gọi là chiphí sản xuất Vậy chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vậtchất và các hao phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định biểu hiện dưới hình thái tiền
tệ
Chi phí sản xuất được hình thành do có sự chuyển dịch giá trị của các yếu tốsản xuất vào sản phẩm sản xuất ra và được biểu hiện trên hai mặt:
-Về mặt định tính: Đó là bản thân các yếu tố vật chất phát sinh và tiêu hao tạo
nên quá trình sản xuất để đạt được mục đích tạo ra sản phẩm, dịch vụ
-Về mặt định lượng: Đó là mức tiêu hao cụ thể của các yếu tố vật chất tham
gia vào quá trình sản xuất và được biểu hiện qua thước đo phù hợp, mà thước đotổng quát là tiền tệ
Cả hai mặt định tính và định lượng của chi phí sản xuất chịu sự chi phốithường xuyên của quá trình tái sản xuất và đặc điểm sản xuất sản phẩm của doanhnghiệp
1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất.
+ Căn cứ vào nội dung và tính chất kinh tế của chi phí, người ta sắp xếp cácchi phí có cùng nội dung và tính chất kinh tế vào một loại gọi là yếu tố chi phí.Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành thì có 5 yếu tố chi phí gồm:
• Chi phí nguyên liệu vật liệu
Trang 9• Chi phí dịch vụ mua ngoài
• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
• Chi phí nhân công trực tiếp
Cách phân loại này là cơ sơ để quản lý chi phí theo định mức, là căn cứ đểphân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành theo từng khoản mục và xây dựngđịnh mức chi phí cho kỳ sau
+ Căn cứ vào đầu vào của quá trình sản xuất ở doanh nghiệp thì chi phí đượcchia thành chi phí ban đầu và chi phí luân chuyển nội bộ Theo cách này ta có thểxác định chính xác nội dung của từng loại chi phí từ đó làm căn cứ tính kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh theo phương pháp công xưởng một cách chính xác
+ Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng hoạt động thì chi phíđược chia thành chi phí cố định và chi phí biến đổi
lượng hoạt động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trựctiếp…
khi có sự thay đổi của khối lượng hoạt động như chi phí khấu hao TSCD,tiền lương thời gian phải trả cho bộ phận quản lý…
và định phí
Đây là cơ sở để thiết kế và xây dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ chi khối lượng- lợi nhuận, đồng thời giúp ta quan sát đặc điểm của từng loại chi phí, tính
phí-và phân tích sự biến động chi phí bình quân trên một đơn vị sản phẩm
+ Căn cứ vào mối quan hệ và khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kếtoán chi phí sản xuất thì chi phí được chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián
Trang 10tiếp Việc này cho phép hạch toán giá thành một cách chính xác trong điều kiện cáctiêu thức phân bổ chi phí được lựa chọn phù hợp.
+ Ngoài ra còn phân loại theo quyền kiểm soát chi phí ( gồm chi phí kiểm soátđược và chi phí không kiểm soát được) hay phân loại để lựa chọn phương án kinhdoanh (chia thành chi phí cơ hội, chi phí chìm và chi phí chênh lệch)
1.1.2 Giá thành sản phẩm
1.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm
Ta biết rằng mục đích của việc bỏ ra một lượng chi phí của các nhà sản xuất là
để tạo nên những giá trị sử dụng nhất định, nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của xãhội Sau quá trình sản xuất ra sản phẩm có những khoản chi phí liên quan đến khốilượng sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành gọi là giá thành sản phẩm
Vậy giá thành sản phẩm là toàn bộ các hao phí về lao động sống, hao phí vềlao động vật hóa và các chi phí khác được dùng để sản xuất và tiêu thụ một đơn vịhay một khối lượng sản phẩm nhất định
1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
+ Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thànhGồm 3 loại:
sản phẩm kế hoạch Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bắt đầu quá trìnhsản xuất kinh doanh, là mục tiêu phấn đấu trong kỳ sản xuất và là căn cứ để so sánh,phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm Giá thành định mức cũng được xác định trướckhi bắt đầu quá trình sản xuất, là căn cứ giúp doanh nghiệp quản lý chi phí sản xuấtcủa mình theo định mức
sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụtrong kỳ Giá thành thực tế chỉ tính toán được khi kết thúc quá trình sản xuất, chếtạo sản phẩm
Trang 11+ Phân loại giá thành sản phẩm căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành có:
xuất tính cho sản phẩm hoàn thành Chi phí sản xuất bao gồm biến phí sản xuất(như chi phí NVLTT, chi phí NCTT, biến phí SXC) và định phí sản xuất tính chomột khối lượng sản phẩm hoàn thành
phí sản xuất tính cho khối lượng sản phẩm hoàn thành Biến phí sản xuất gồm chiphí NVLTT, chi phí NCTT, biến phí SXC
mà trong đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất và một phần định phí sản xuất đượcphân bổ tính cho khối lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành
số sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phátsinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này
1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Xét về bản chất thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu hiệnbằng tiền của hao phí về lao động và các chi tiêu khác của doanh nghiệp Tuy vậygiữa chúng cũng có sự khác biệt về một số phương diện như:
+ Về mặt phạm vi: Chi phí sản xuất bao gồm cả chi phí sản xuất sản phẩm vàchi phí cho quản lý doanh nghiệp và tiêu thụ sản phẩm Còn giá thành sản phẩm chỉbao gồm chi phí sản xuất ra sản phẩm (chi phí sản xuất trực tiếp và chi phí sản xuấtchung) Chi phí sản xuất chỉ tính cho một kỳ (tháng, quý, năm) mà không liên quanđến khối lượng sản phẩm hoàn thành còn giá thành sản phẩm là giới hạn số chi phísản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành
+ Về mặt lượng: chi phí sản xuất chỉ tính đến các hao phí trong một thời kỳcòn giá thành sản phẩm có cả chi phí kỳ trước chuyển sang và chi phí chuyển sang
kỳ sau thể hiện qua công thức:
Trang 12
-Chi phí dởdang cuốikỳNhư vậy chi phí là cơ sở để xác định giá thành còn giá thành là cơ sở để xácđịnh giá bán Trong điều kiện giá bán không thay đổi thì việc tăng hoặc giảm chiphí sẽ dẫn đến giá thành cao hay thấp từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanhnghiệp vì vậy việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là vấn đề luôn đượccác doanh nghiệp quan tâm
1.1.4 Yêu cầu quản lý đối với chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và nhiệm
vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, bất kỳ một sự vượt lênnào cũng có thể làm thay đổi cả cục diện, từ sự thay đổi đơn giản về mẫu mã đếnviệc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành Trong đó có tính chiến lược và ổn định lâu dàinhất là việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm Nhưng trên thực tếviệc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm rất khó khăn vì nó chịu ảnh hưởng củanhiều nhân tố như: thị trường các yếu tố đầu vào, thị trường đầu ra, đầu tư trangthiết bị, trình độ của lao động, trình độ quản lý… Từ đó đưa ra yêu cầu đối với nhàquản lý chi phí là phải:
+ Biết áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất
+ Có các chính sách quản lý và sử dụng lao động phù hợp để khuyến khíchngười lao động gắn bó với công việc và tăng năng suất lao động
+ Tổ chức khâu sản xuất hợp lý, tránh trùng lặp và tận dụng hết được nhữngnguồn năng lực tự có của doanh nghiệp
+ Quản lý việc sử dụng chi phí hợp lý
Và để phát huy vai trò của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmtrong điều kiện hiện nay kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
1-Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành
và tổ chức tập hợp chi phí theo đúng đối tượng
2-Xác định chính xác chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ
Trang 133-Ghi chép phản ánh chính xác, đầy đủ các khoản chi phí thực tế phát sinhtrong quá trình sản xuất =>Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí, các
dự toán chi phí nhằm hạ thấpgiá thành sản phẩm
4-Tính chính xác, kịp thời giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành
=> Xác định hiệu quả kinh doanh
5-Thực hiện phân tích tình hình chi phí, giá thành => Phục vụ việc lập báo cáo kếtoán
1.2 Nội dung tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Tổ chức kế toán sản xuất có hai giai đoạn kế tiếp nhau và có quan hệ mật thiếtvới nhau đó là giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm theo từng đơn vị tính giá thành Có sự phân chia này là do sự khác nhau vềgiới hạn tập hợp chi phí sản xuất (hay đối tượng tập hợp chi phí sản xuất) và giớihạn tính giá thành sản phẩm (hay đối tượng tính giá thành sản phẩm) Vậy làm sao
có thể phân định được giữa hai giới hạn này? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một sốphương pháp sau:
1.2.1 Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành 1.2.1.1 Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chính là xác định phạm vi, giớihạn để tập hợp chi phí sản xuất nhằm kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là:
+ Toàn bộ quy trình sản xuất của doanh nghiệp
+ Từng giai đoạn, quy trình công nghệ riêng biệt, từng phân xưởng, tổ đội sảnxuất
+ Từng nhóm sản phẩm cùng loại, từng mặt hàng, từng sản phẩm, bộ phận
+ Từng công trình, hạng mục công trình, dự án
1.2.1.2 Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm
Trang 14Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ của doanhnghiệp sản xuất, chế tạo cần được tính tổng giá thành và giá thành dịch vụ.
Việc xác định đối tượng tính giá thành ở từng doanh nghiệp phụ thuộc vào rấtnhiều yếu tố khác nhau cụ thể:
+ Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể có nhiều đối tượng tính giáthành.Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đối tượng tính giá thành sản phẩm cũng làđối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Do đó để phân biệt đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giáthành ngay cả khi chúng đồng nhất là một, chúng ta cần căn cứ vào các cơ sở sau :
Với sản xuất giản đơn, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩmhay toàn bộ quá trình sản xuất, hoặc có thể là một nhóm sản phẩm, đối tượng tínhgiá thành sản phẩm là sản phẩm cuối cùng
Trang 15Với sản xuất phức tạp, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là bộ phận, chi tiếtsản phẩm, các giai đoạn chế biến Còn đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm
ở bước cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo
Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ, đối tượng chi phí là đơn đặthàng riêng biệt, còn đối tượng hạch toán giá thành là sản phẩm của từng đơn
Đối với sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, tuỳ thuộc vào quy trình công nghệ
là đơn giản hay phức tạp mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm,nhóm sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết, giai đoạn công nghệ Còn đối tượng tính giáthành có thể là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm
• Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh:
Với trình độ cao, có thể chi tiết đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm ở các góc độ khác nhau, ngược lại nếu trình độ thấp thì đốitượng đó có thể bị hạn chế và thu hẹp lại
Việc xác định rõ mối quan hệ và sự khác nhau giữa đối tượng chi phí sản xuất
và đối tượng tính giá thành sản phẩm là vấn đề mang tính định lượng cho tổ chứchạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đồng thời thể hiện được mụcđích và phạm vi tiến hành hai giai đoạn của công tác kế toán nêu trên
1.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
1.2.2.1 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí phát sinh tại các địa điểm khác nhau thì có nội dung kinh tế và mụcđích khác nhau Có những chi phí chỉ liên quan đến một đối tượng, có những chiphí lại liên quan đến nhiều đối tượng nên ta phải có những phương pháp tập hợpriêng cho từng loại chi phí sản xuất
+ Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: Áp dụng đối với những chi phí phátsinh liên quan đến một đối tượng tập hợp chi phí Kế toán căn cứ vào chứng từ gốcphản ánh chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí
Trang 16+ Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất: Áp dụng cho những chi phí phát sinhliên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí Theo phương pháp này kế toán căn
cứ vào chứng từ gốc phân bổ chi phí phát sinh cho các đối tượng tập hợp chi phíliên quan theo những tiêu thức phân bổ thích hợp
Việc phân bổ chi phí cho từng đối tượng thường được tiến hành theo haibước sau:
Bước 1 : Xác định hệ số phân bổ theo công thức sau:
H =
T C
C : Tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng
T : Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng phân
bổ chi phí Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể:
C i = H × T i
Trong đó: Ci : Phần chi phí phân bổ cho đối tượng i
Ti : Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ cho đối tượng i
Trang 171.2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp.
* Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vật liệuchính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp choviệc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ
Các chứng từ được sử dụng làm căn cứ để phân loại, tính toán và tổng hợp giávốn của số nguyên vật liệu dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm là phiếu xuất kho,phiếu nhập kho, hóa đơn GTGT, bảng kê mua hàng và các chứng từ khác có liênquan
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng tínhgiá thành vì vậy kế toán thường sử dụng tài khoản chi tiết của tài khoản “chi phínguyên vật liệu trực tiếp” để tập hợp và theo dõi Trong các doanh nghiệp thực hiệnchế độ kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 thì tài khoản chiphí nguyên vật liệu trực tiếp là TK 621 Còn trong các doanh nghiệp thực hiện kế toántheo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 thì chi phí nguyên vật liệu trựctiếp được tập hợp vào TK 154
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho sản xuất thường liên quan đếntừng đối tượng tính giá thành nên thường dùng phương pháp trực tiếp để phản ánhchi phí nguyên vật liệu trực tiếp từ chứng từ vào sổ chi tiết TK 621 (hoặc TK 154)của đối tượng có liên quan Trường hợp liên quan đến nhiều đối tượng tính giáthành, kế toán phải phân bổ gián tiếp căn cứ vào các chứng từ về chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp vào sổ chi tiết TK 621 (hoặc TK 154) theo từng địa điểm phát sinh,cuối kỳ phân bổ cho từng đối tượng tính giá thành liên quan
Trang 18Sơ đồ 1: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ NVLTT (QĐ 15/2006)
( 1 ) ( 3 )
( 4 )
(1) Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm
(2) Trường hợp mua nguyên vật liệu dùng vào sản xuất ngay không quakho và thuế GTGT được khấu trừ
(3) Nguyên vật liệu sử dụng chưa hết nhập lại kho
(4) Cuối kỳ, căn cứ tài liệu tính toán xác định chi phí nguyên vật liệutrực tiếp sử dụng cho các đối tượng, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếpcho các đối tượng phần chi phí trong định mức
(5) Phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho các đối tượng tập hợpphần vượt định mức
* Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếpsản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: tiền lương
Trang 19chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,kinh phí công đoàn theo số tiền lương của công nhân sản xuất.
Doanh nghiệp thường quản lý chi phí nhân công trực tiếp theo định mức đãxây dựng và theo dõi chi tiết cho từng đối tượng tính giá thành
Các chứng từ sử dụng để làm căn cứ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp là:bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng kê các khoản trích nộp theolương, bảng phân bổ tiền lương tiền công…
Tài khoản kế toán sử dụng là tài khoản 622 nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ
kế toán theo QĐ 15/2006 hoặc tài khoản 154 nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kếtoán theo QĐ 48/2006
Sơ đồ 2: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ NCTT (QĐ 15/2006)
thực hiện dịch vụ
thực hiện dịch vụ
Trang 20Áp dụng phương pháp ghi trực tiếp để tập hợp những chi phí nhân công trựctiếp phát sinh liên quan đến một đối tượng tính giá thành và phương pháp phân bổgián tiếp nếu chi phí nhân công trực tiếp phát sinh liên quan đến nhiều đối tượngtính giá thành Tiêu chuẩn phân bổ thường sử dụng là chi phí tiền lương theo địnhmức hoặc chi phí tiền lương theo kế hoạch hoặc giờ công định mức hoặc giờ côngthực tế hoặc số lượng sản phẩm sản xuất…
* Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trìnhsản xuất phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất
Việc tính toán xác định chi phí sản xuất chung tính vào chi phí chế biến sảnphẩm phải căn cứ vào mức công suất hoạt động thực tế của phân xưởng:
- Chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗiđơn vị sản phẩm dựa trên công suất bình thường của máy móc Trường hợp mứcsản xuất sản phẩm thực tế cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung
cố định phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh Trường hợp mức sản xuất sản phẩmthấp hơn công suất bình thường thì chỉ được phân bổ theo công suất bình thường,phần chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất kinhdoanh trong kỳ
- Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết trong kỳ theo chi phí thựctế
Chi phí sản xuất chung thường liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thànhnên sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp Căn cứ vào các chứng từ về chi phí sảnxuất chung kế toán ghi vào sổ chi tiết TK 627 (nếu doanh nghiệp thực hiện chế độ
kế toán theo QĐ 15/2006) hoặc vào sổ chi tiết TK 154 (nếu doanh nghiệp thực hiệnchế độ kế toán theo QĐ 48/2006) chi tiết theo từng địa điểm phát sinh chi phí, chitiết theo từng yếu tố chi phí và nhận diện theo chi phí cố định và chi phí biến đổi đểcuối kỳ phân bổ theo những tiêu chuẩn phân bổ hợp lý
Sơ đồ 3: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SXC (QĐ 15/2006)
Chi phí khấu hao TSCĐ
CPSXC phân bổ vào chi phí chế biến trong kỳ
CPSXC không được phân
bổ _ ghi nhận là CPSXKD trong kỳ.
TK 111,112
Trang 21*Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Cuối kỳ kế toán, sau khi đã tập hợp CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC theo từngđối tượng trên các TK 621, TK622, TK 627 kế toán sẽ tiến hành kết chuyển và phân bổcác loại chi phí này để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất cho từng đối tượng chịu chi phí,tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ, thực hiện tính giá thành cácloại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp đã hoàn thành trong kỳ Có 2 phươngpháp tập hợp chi phí sản xuất:
+Phương pháp kê khai thường xuyên sử dụng TK 154_chi phí sản xuất kinhdoanh dở dang để tập hợp chi phí sản xuất
+Phương pháp kiểm kê định kỳ sử dụng TK 631_giá thành sản phẩm để tậphợp chi phí TK 154 vẫn dùng để phản ánh chi phí SXKD dở dang
Quá trình tập hợp chi phí được thể hiện ở 2 sơ đồ sau:
Sơ đồ 4: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SX THEO PHƯƠNG PHÁP KKTX
TK 154 TK 155,152,156
Trang 22Hàng gửi bán
TK 632
Sản phẩm, dịch vụ hoàn thành tiêu thụ
Chi phí SXC cố định không phân bổ vào giá thành sản phẩm
Trang 23Sơ đồ 5: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SX THEO PHƯƠNG PHÁP KKĐK
*Điểm khác nhau trong hạch toán kế toán theo QĐ48/2006 và theo QĐ15/2006
Việt Nam hiện nay các doanh nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp vừa vànhỏ.Vì vậy, trong hệ thống các chuẩn mực kế toán áp dụng cho các doanh nghiệphiện nay có hai chế độ kế toán mà các doanh nghiệp có thể áp dụng đó là Chế độ kếtoán theo QĐ15/2006/QĐ-BTC áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp và Chế độ kếtoán theo QĐ48/2006/QĐ-BTC được ban hành dựa trên quyết định 15/2006 bằngcách thu hẹp một số quy định để phù hợp với hạch toán kế toán trong các doanhnghiệp vừa và nhỏ Một trong số những điểm khác nhau giữa chế độ kế toán theoQĐ48/2006 và chế độ kế toán theo QĐ15/2006 đó là: Về phần tập hợp chi phí xácđịnh giá thành, theo quyết định QĐ48/2006 thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chiphí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung không được theo dõi riêng theo từngtài khoản tương ứng là TK621,622,627 như QĐ15/2006 mà được theo dõi chung
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Kết chuyển chi phi SXC
Giá trị SPDD đầu kỳ
Trang 24trên tài khoản TK154 nhưng được chi tiết theo tài khoản cấp hai tương ứng theoyêu cầu quản lý như sau:
Cuối kỳ, không cần kết chuyển chi phí mà chỉ cần tổng hợp chi phí từ các tàikhoản chi tiết cấp hai để xác định chi phí sản xuất trong kỳ, phí sản xuất dở dang và
từ đó xác định giá thành sản phẩm QĐ48/2006 đã rút gọn một số tài khoản và đượcchi tiết tùy theo yêu cầu quản lý của doanh ngiệp giúp cho việc đơn giản hơn tronghạch toán kế toán trong các doanh ngiệp vừa và nhỏ Việc hạch toán kế toán trongCông ty TNHH MTV truyền thông Vietpictures được áp dụng theo quyết địnhQĐ48/2006 vì vậy việc tập hợp chi phí và xác định giá thành cũng không ngoại lệnhững theo quy định trên
Tóm lại, qua phần lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm ta nhận thấy chi phí sản xuất có ý nghĩa vô cùng quan trọng trongquyết định của nhà quản trị Nhưng việc vận dụng cơ sở lý luận đó vào thực tiễncòn có ý nghĩa quan trọng hơn nữa, đòi hỏi người làm công tác kế toán nói chung và
kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng cần phải thông hiểu cácchế độ kế toán tài chính do Nhà nước ban hành, đồng thời là sự sáng tạo, nhạy béntrong mọi tình huống từ đó giúp doanh ngiệp ngày càng đạt hiệu quả cao trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mình
1.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
1.3.1 Khái niệm sản phẩm làm dở và đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ
Sản phẩm làm dở (sản phẩm dở dang) là sản phẩm, công việc còn đang trongquá trình sản xuất, gia công chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệhoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chếbiến mới trở thành thành phẩm
Trang 25Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sảnphẩm dở dang cuối kỳ phải chịu.
Để tính toán chi phí sản xuất sản phẩm dở có thể tính dựa trên chi phí sản xuấtđịnh mức hoặc chi phí sản xuất thực tế
Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức trong trường hợpdoanh nghiệp áp dụng hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo địnhmức hoặc trường hợp doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức chi phísản xuất hợp lý Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dởdang đã kiểm kê, xác định ở từng công đoạn sản xuất quy đổi theo mức độ hoànthành của sản phẩm dở và định mức khoản mục chi phí ở từng công đoạn tương ứngcho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức cho sản phẩm dở dang ở từngcông đoạn, sau đó tổng hợp cho từng loại sản phẩm
Đánh giá sản phẩm dở dang dựa trên chi phí sản xuất thực tế, tùy theo đặcđiểm của từng doanh nghiệp có thể lựa chọn đánh giá sản phẩm dở theo chi phí vậtliệu trực tiếp (hoặc vật liệu chính trực tiếp) hoặc đánh giá sản phẩm dở theo khốilượng hoàn thành tương đương
1.3.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở cuối kỳ
+ Phương pháp đánh giá theo vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí vật liệu trựctiếp)
Nội dung phương pháp:
- Chỉ tính cho sản phẩm dở phần chi phí nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp(hoặc chi phí NLVLTT) còn các chi phí khác được tính hết cho sản phẩm hoànthành trong kỳ
- Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chếbiến liên tục thì chi phí sản xuất dở dang của giai đoạn sau được xác định theo giáthành nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang
*Cách tính: Theo phương pháp bình quân
D đk + C v
D ck = x Q dck (1)
Trang 26Q ht + Q dck
Trong đó : D đk : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
D ck : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Q ht : Số lượng sản phẩm hoàn thành
Q dck : Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
C v : chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ
Theo phương pháp nhập trước- xuất trước
*Cách tính: Theo phương pháp nhập trước- xuất trước
C
D ck = (Q dck x m c ) x (3)
Q dđk (1- m đ ) + Q bht + Q dck x m c
C: Tổng các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Trang 27Theo phương pháp bình quân gia quyền:
D đk + C
D ck = (Q dck x m c ) x (4)
Q ht + Q dck x m c
Ngoài ra còn có +Phương pháp đánh giá theo 50% chi phí chế biến
+Phương pháp đánh giá theo chi phí sản xuất định mức
1.4 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống phương phápđược sử dụng để tính giá thành sản phẩm hoặc đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuầntúy kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành
Có 7 phương pháp tính giá thành sản phẩm:
- Phương pháp tính giá thành giản đơn
- Phương pháp tỷ lệ
- Phương pháp hệ số
- Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ
- Phương pháp tính giá thành phân bước
- Phương pháp định mức
- Phương pháp tính giá thành theo công việc
Để tính giá thành sản phẩm có hiệu quả, kế toán sử dụng phương pháp tính giáthành phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp của mình
Trong phạm vi đề tài của mình, em xin trình bày một vài phương pháp tính giáthành sau:
1.4.1.Phương pháp tính giá thành giản đơn:
Áp dụng trong trường hợp từ khi đưa NLVL chính vào quá trình sản xuất chođến khi tạo ra sản phẩm là một quy trình khép kín, kế thúc quá trình sản xuất tạo ramột loại sản phẩm Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình côngnghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là khối lượng sản phẩm hoàn thành của quytrình sản xuất đó
Trang 28Trong đó: Z, z là tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm
1.4.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Điều kiện áp dụng: Đối với các doanh ngiệp sản xuất đơn chiếc, sản xuấttừng mặt hàng riêng biệt hay sản xuất từng đơn đặt hàng
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng Đối tượng tính giáthành là từng đơn đặt hàng hoàn thành
Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh được tính dồn và tích luỹtheo từng đơn đặt hàng Kế toán không cần tính giá trị sản phẩm dở dang Toàn bộchi phí sản xuất đã tập hợp được tính đến khi hoàn thành một đơn đặt hàng là giáthành sản xuất của đơn đặt hàng đó
Đặc điểm của phương pháp này là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều đượctập hợp theo đơn đặt hàng, không kể số lượng sản phẩm của đơn đặt hàng là nhiềuhay ít, quy trình công nghệ giản đơn hay phức tạp Đối với các chi phí trực tiếp phátsinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn hàng nào thì tập hợp trực tiếp cho đơnhàng đó theo các chứng từ gốc hoặc các bảng phân bổ chi phí Đối với chi phí sảnxuất chung liên quan đến nhiều đơn hàng, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từngđơn hàng theo tiêu chuẩn phù hợp (giờ công sản xuất, nhân công trực tiếp ) Việctính giá thành ở trong các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoànthành nên kỳ tính giá thành thường không trùng với kỳ báo cáo Đối với những đơnđặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp theo đơnđặt hàng đó coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau Đối với những đơn đặthàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được theo đơn đặt hàng đó chính
Trang 29bằng tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sẽ tính bằng cách lấy tổng giáthành sản phẩm của đơn hàng chia cho số lượng sản phẩm trong đơn hàng
1.4.3 Kỳ tính giá thành sản phẩm
Trong công tác tính giá thành, kế toán còn nhiệm vụ xác định kỳ tính giáthành Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành côngviệc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành Mỗi đối tượng tính giá thànhphải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất của chúng để xácđịnh cho thích hợp Do đó kỳ tính giá thành mà các doanh nghiệp áp dụng là hàngtháng, hàng quý, hoặc hàng năm cũng có thể là thời kỳ kết thúc chu kỳ sản xuất sảnphẩm hay các loại sản phẩm đã hoàn thành
Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức, công tác tínhgiá thành khoa học hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành thực tế kịp thời,phát huy được chức năng giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanhnghiệp
1.5 Sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.5.1 Sổ kế toán
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sử dụng các sổ sau:
Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo QĐ15/2006 thì có các sổ sau:
Sổ cái TK 621_chi phí NVLTT
Sổ cái TK 622_chi phí NCTT
Sổ cái TK 627_chi phí SXC
Sổ cái TK 154_chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Sổ cái TK 631_giá thành sản xuất
Sổ chi tiết TK 621, TK 622, TK 627, TK 154, TK 631
Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo QĐ48/2006 thì sẽ ít mẫu sổhơn vì tất cả các khoản mục chi phí sản xuất đều được tập hợp trên TK 154 nên sổđược mở gồm:
Sổ cái TK 154_chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Trang 30Sổ chi tiết TK 154
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các bảng kê, tờ kê chi phí, bảng tính giá thành
và các sổ kế toán có liên quan…
1.5.2 Quy trình ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Quy trình ghi sổ kế toán tùy thuộc vào việc doanh nghiệp áp dụng hình thức
kế toán nào Có năm hình thức kế toán sau:
Hình thức kế toán Nhật ký chung
Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ
Hình thức kế toán trên máy vi tính
Trong mỗi hình thức kế toán có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu,trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán
Căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý,trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán để lựachọn một hình thức kế toán phù hợp và khi đã lựa chọn hình thức kế toán nào thìquy trình ghi sổ của tất cả các phần hành kế toán nói chung và phần hành kế toántập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng đều phải tuân thủ theo đúng quyđịnh của hình thức kế toán đó
Trong phạm vi đề tài của mình em xin chỉ nhắc đến quy trình ghi sổ kế toántheo hình thức Nhật ký chung Quy trình như sau:
(a) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi
sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đãghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp.Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật kýchung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.(b) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối
số phát sinh Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu, khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và
Trang 31bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập cácBáo cáo tài chính.
Trang 32CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV TRUYỀN
THÔNG VIETPICTURES
2.1 Giới thiệu chung về công ty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty
Công ty TNHH MTV truyền thông Vietpictures được thành lập theo giấy chứng
- Tên giao dịch của công ty là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viêntruyền thông Vietpictures
- Trụ sở chính tại: P5H3 khu tập thể Văn Chương, phường Khâm Thiên, Đống
Đa, Hà Nội
- Vốn điều lệ:1.500.000.0000 (Một tỷ năm trăm triệu đồng Việt Nam)
- Địa chỉ văn phòng: số 128 phố Mai Anh Tuấn, phường Ô Chợ Dừa, quậnĐống Đa, Hà Nội
- Giám đốc: Ông Doãn Xuân Trường
- website: http://vietpictures.net
http://viet-pictures.com
Trang 33Hình 1: Giao diện website công ty truyền thông Vietpictures
Một triết lý gắn liền và chi phối các hoạt động, mục tiêu cũng như phương
hướng phát triển trong tương lai của Vietpictures đóa là: “Văn hóa di sản là hộ
chiếu của mỗi dân tộc, là gương mặt đại diện của mỗi đất nước trong thế giới toàn cầu hóa” Văn hóa còn được coi là một yếu tố quan trọng trong hệ giá trị tạo nên
Sức Mạnh Mềm của một quốc gia Do đó, công ty truyền thông Vietpictures mongmuốn đồng hành cùng những người yêu giá trị Việt gìn giữ tấm hộ chiếu ý nghĩa
đó, góp phần xây dựng và củng cố Sức Mạnh Mềm của dân tộc Việt Nam
“ Đưa tinh thần Việt hòa cùng thế giới” là phương châm, là mong muốn, là
khát vọng và cũng là lý do tồn tại của Vietpictures Đối tượng mà Vietpicturesnhắm đến là giới trẻ _ những người chủ thực sự của một Việt Nam trong tương lai
Họ sẽ là lực lượng chính để có thể trực tiếp thực hiện những dự án bảo tồn, phổ cậpnền văn hóa dân tộc Do đó Vietpictures được định hướng để trở thành một doanhnghiệp xã hội, hỗ trợ tối đa các nguồn lực từ kinh nghiệm, tổ chức, tài chính, kết nối
cơ hội cho giới trẻ Việt để thực hiện trách nhiệm lớn lao này
Trang 34Vietpictures luôn muốn gắn liền hoạt động kinh doanh của mình với mục tiêuphát triển xã hội Do đó, tất cả các sự kiện cũng như các dự án do công ty thực hiệnluôn nhằm tối đa hóa các lợi ích đóng góp cho cộng đồng.
Công ty cũng góp phần phát triển xã hội bền vững trên khía cạnh văn hóa làhướng đi trọng tâm và cũng tạo nên bản sắc của thương hiệu Vietpictures trên thịtrường truyền thông Việt Nam Văn hóa là sức mạnh mềm của một quốc gia, đócũng sẽ là sức mạnh của Vietpictures Trải qua quá trình hình thành và phát triển,Vietpictures cũng đã đạt được những thành công nhất định
Về kinh tế: có sự tăng trưởng
Về văn hóa: có những đóng góp đáng kể cho xã hội
Năm 2009 Vietpictures là đơn vị sản xuất bộ phim Phật Hoàng Trần Nhân
Tông được sử dụng làm quà tặng ý nghĩa cho tất cả các đại biểu nhân dịp về tham
dự lễ hội quốc gia kỉ niệm 700 năm Đức Trần Nhân Tông nhập niết bàn tại QuảngNinh Ngoài ra Vietpictures đã hợp tác cùng VTV và đài truyền hình KBS Hàn
Quốc sản xuất phim Bức họa Việt Nam phát sóng trên kênh truyền hình toàn Châu
Á nhân dịp tế cổ truyền Kỷ Sửu
Đề án Câu chuyện khí hậu của Vietpictures đã lọt vòng chung kết của cuộc thi
Ngày sáng tạo Việt Nam 2010 – Biến đổi khí hậu do Bộ Tài Nguyên Môi Trường,Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Ngân hàng Thế giới tạiViệt Nam tổ chức
Công dân toàn cầu được phát sóng lúc 14h chủ nhật hàng tuần trên VTV3 Đài
truyền hình Việt Nam là một trong các chương trình trọng tâm của Vietpictures thể
Trang 35hiện rõ nhất định hướng xã hội của công ty Qua một năm phát sóng, Công dân toàncầu không chỉ là một sân chơi mà thực sự là một cầu nối, một diễn đàn để giới trẻ ViệtNam cùng hành động vì một tương lai tươi sáng, văn minh và nhân ái hơn cho mỗi cánhân và cho đất nước Việt Nam.
Ngoài ra Vietpictures là đơn vị đứng tên sản xuất các chương trình truyền
hình tiêu biểu như Thăng Long Nhân Kiệt (VTV1), Đèn Đom Đóm (VTV2), S-Việt
Nam (VTV1), Người Hà Nội (VTV1)… Sự trưởng thành nhanh chóng của
Vietpictures là minh chứng cho thành công của mô hình công ty truyền thông cómục tiêu phát triển doanh nghiệp gắn liền với mục tiêu phát triển xã hội: Phục vụcho xã hội và nhờ xã hội mà phát triển
2.1.2 Đặc điểm và lĩnh vực hoạt động của công ty
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì công ty TNHH MTV truyềnthông Vietpictures đăng ký kinh doanh 29 ngành nghề nhưng trong đó nổi trội hơn
cả là những hoạt động sau:
+ Sản xuất chương trình truyền hình: phim tài liệu, ký sự, phóng sự, phim lịch
sử truyền hình…
+ Tư vấn xây dựng và phối hợp thực hiện các chương trình truyền hình: TVC,
bộ nhận diện chương trình truyền hình (hình hiệu, hình cắt…), 3D…
+ Cung cấp thiết bị truyền hình: Studio, máy quay, thiết bị trường quay…
Vietpictures đã và sẽ tổ chức nhiều chương trình, sự kiện lớn thu hút được nhiều sựquan tâm của công chúng cũng như có đóng góp tích cực cho xã hội như:
Triển lãm tranh, ảnh của bênh nhi ung thư Bệnh viện K – Tam Điệp – Hà Nội diễn
ra vào ngày 28-30/12/2009 tại trung tâm triển lãm VietArt, 42 Yết Kiêu, Hà Nội
Chương trình Bữa ăn nhân ái khoa nhi Bệnh viện K – Tam Điệp – Hà Nội đã thành
lập quỹ Bữa ăn nhân ái vào ngày 31/12/2009 và hoạt động cho tới ngày nay mụcđích nhằm hỗ trợ chi phí cho bệnh nhi trong quá trình điền trị lâu dài dưới hình thức
hỗ trợ bữa ăn miễn phí 1 bữa – 1 phiếu ăn/bệnh nhi/ngày tại nhà ăn Bệnh viện K
Trang 36Đạp xe vì môi trường – Nói không với túi nilon vào ngày 27/12/2009 tại Hà Nội,
Thái Nguyên, Thái Bình, Hải Phòng, Huế, Bình Định, Ninh Thuận, Khánh Hòa,Lâm Đồng, Tp Hồ Chí Minh
Thông qua sách, Vietpictures mong muốn mỗi công dân sinh ra và lớn lên trên Đấtnước Việt Nam đều tự hào với một nền văn hóa lâu đời, phong phú và đậm đà bảnsắc, là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách cho người Việt, để những thế hệ nàytiếp nối thế hệ sau ra sức cống hiến vì một đất nước Việt Nam ngày càng phát triểnthịnh vượng và xinh đẹp
Vietpictures quyết tâm cho ra đời những MC, phóng viên, biên tập viên khôngchỉ giỏi về nghiệp vụ mà còn là người có đạo đức, biết quan tâm và sống có tráchnhiệm với cộng đồng thêm vào đó là có tình yêu quê hương tha thiết
2.1.3 Khó khăn, thuận lợi và phương hướng phát triển của công ty
Trên bước đường trưởng thành và phát triển của tất cả các doanh nghiệp nóichung và Vietpictures nói riêng đều không thiếu những thuận lợi và khó khăn, tạo
ra những bước thăng trầm nhất định Đối với Vietpictures thì những khó khăn phải
kể đến như: “Là một doanh nghiệp mới thành lập chưa lâu giờ lại gặp ngay vào thờibuổi nền kinh tế toàn cầu đang có những bước thụt lùi nhất định, hơn nữaVietpictures là doanh nghiệp phát triển vì xã hội lại tồn tại giữa nền kinh tế thịtrường cạnh tranh khốc liệt, để tồn tại thì công ty phải có những bước đi thận trọng
và vững vàng hơn” Nhưng bên cạnh những khó khăn vẫn có những thuận lợi mànếu biết vận dụng sẽ có những cơ hội rất lớn như: “sự phát triển nhanh chóng củacông nghệ thông tin, sự quan tâm về vấn đề văn hóa của Đảng và Nhà nước, sự mởrộng quan hệ hợp tác với nước ngoài, sự gia tăng của lớp trẻ sẽ thuận lợi hơn khiVietpictures dùng kênh truyền thông để mang Việt Nam đến với thế giới”
Trang 37Hơn nữa Vietpictures lại có những thế mạnh cạnh tranh riêng hứa hẹnVietpictures còn phát triển và lớn mạnh Trong đó phải kể đến như:
- Sự nỗ lực của toàn thể nhân viên để thực hiện hoài bão lớn
- Sự chuyên nghiệp và chất lượng về sản xuất
- Sự đa dạng về dịch vụ cung cấp
Điều này hứa hẹn trong tương lai Vietpictures sẽ còn phát triển lớn mạnh hơnnữa
Trang 382.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 6: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận
- Ban Giám đốc gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc có trách nhiệm điều hànhmọi hoạt động của công ty từ việc tuyển dụng, bổ nhiệm, cách chức nhân viên, kýkết hợp đồng kinh tế đến đưa ra các chiến lược, phương hướng kinh doanh và tổchức thực hiện chúng trong những thời kỳ nhất định
- Phòng hành chính - kế toán có trách nhiệm xử lý các nghiệp vụ kinh tế, tàichính phát sinh, kiểm soát, lập và lưu trữ các chứng từ, sổ sách, văn bản, hợpđồng…, quản lý các nguồn lực tài chính và định kỳ báo cáo với Ban Giám đốc
- Phòng biên tập: tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và lập nội dung chươngtrình cho phù hợp sau đó lên kế hoạch tổ chức sản xuất theo tiến độ Phối hợp vớiphòng quay phim và phòng dựng để thực hiện chương trình
Ban Giám đốc
Phòng biên
tập
Phòng quay phim
Phòng hành chính-kế toán
Phòng kỹ thuật
thông tin
Trang 39- Phòng quay phim: tùy theo nội dung và yêu cầu của các chương trình mà bố tríquay phim, kỹ thuật đi theo đoàn làm phim tới các địa điểm và thực hiện quay phimnhằm có được những thước phim với chất lượng hình ảnh cao nhất.
- Phòng dựng có trách nhiệm xử lý tất các nội dung kỹ thuật về hình ảnh, âmthanh, ánh sáng sau khi nhận được băng đoàn phim đi quay về để cho ra một sảnphẩm hoàn chỉnh
- Phòng công nghệ thông tin có nhiệm vụ đăng tải thông tin về các chươngtrình, sự kiện của công ty lên website công ty và các trang mạng xã hội khác nhằmquảng bá hình ảnh, thương hiệu của công ty tới đông đảo mọi người Ngoài ra cònđảm bảo cho hệ thống mạng internet, điện thoại của công ty hoạt động liên tục và
ổn định
2.1.5 Tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.1.5.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung Mọicông việc được tập trung giải quyết tại phòng kế toán của công ty Phòng hànhchính-kế toán của công ty áp dụng hệ thống phần mềm kế toán vào công tác quản lýtài chính kế toán
Toàn bộ số liệu hàng ngày được phòng hành chính-kế toán cập nhập vào phầnmềm Khi đó số liệu kế toán sẽ được phần mềm tự động chuyển vào các sổ và phầnhành liên quan Cuối kỳ nó sẽ tự động thực hiện các bút toán kết chuyển và đưa ranhững báo cáo tài chính cũng như hệ thống báo cáo quản trị giúp cho Ban giám đốcnắm được nhanh chóng tình hình tài chính của công ty
Biên chế của phòng hành chính-kế toán gồm có nhân sự thuộc khối hành chính
và nhân sự thuộc khối kế toán Do quy mô công ty nhỏ nên cũng có sự kiêm nhiệmgiữa công tác hành chính và công tác kế toán
- Trưởng phòng hành chính kiêm kế toán trưởng: có nhiệm vụ thực hiện và kiểmtra toàn bộ việc kế toán của công ty, phụ trách chung toàn bộ các khâu công việc hướngdẫn chỉ đạo và kiểm tra hoạt động các nhân viên kế toán Kế toán trưởng là người chịutrách nhiệm cuối cùng về tính chính xác, trung thực của các con số, số liệu đã cập nhập
Trang 40vào phần mềm Tư vấn tham mưu cho giám đốc những thông tin tài chính kịp thời để
ra các quyết định quản lý
- Kế toán tổng hợp: theo dõi tập hợp các chi phí và tính giá thành sảnphẩm,dịch vụ dựa trên các số liệu của các bộ phận liên quan cung cấp.Cuốiquý,năm lập báo cáo tài chính,báo cáo thuế và các mẫu biểu báo cáo khác có liênquan đến chế độ tài chính nhà nước.Kế toán tổng hợp kiêm theo dõi, phản ánh cácnghiệp vụ thanh toán chi tiết với người bán, khách hàng nhân viên của công ty.Quản lý và chịu trách nhiệm về tình hình thu hồi công nợ và đảm bảo chính xác các
số liệu kế toán cập nhập vào phần mềm
- Kế toán tiền mặt: quản lý tiền mặt, ghi sổ quỹ nghiệp vụ thu, chi tiền mặt căn
cứ vào các chứng từ gốc hợp lệ, cuối ngày đối chiếu với sổ quỹ của kế toán tổnghợp Do tổ chức của công ty quy mô còn nhỏ kế toán tiền mặt kiêm luôn theo dõiphần tài sản cố định và hàng tồn kho
- Kế toán nhân sự-tiền lương (kiêm tổ chức sản xuất) có trách nhiệm điều phốinhân sự cho các đoàn làm phim, liên hệ MC thuê ngoài, phương tiện đi lại, chỗ ănnghỉ cho các đoàn làm phim đi quay, tính lương và các khoản trích theo lương chonhân viên
- Thủ quỹ: là người giữ tiền mặt cho công ty,chịu trách nhiệm quản lý thu chi
và cuối ngày phải tính số tồn cuối ngày để đối chiếu với sổ kế toán tiền mặt của kếtoán thanh toán và báo cáo lên nhà quản lý bất cứ khi nào cần
Cùng với các nhân viên khối hành chính như bảo vệ, lễ tân, lái xe…
2.1.5.2 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
Công ty đã lựa chọn những chính sách kế toán phù hợp với đặc điểm ngànhnghề kinh doanh cũng như điều kiện thực tế của mình, đảm bảo tuân thủ nhữngchính sách, chuẩn mực kế toán chung được quy định và chấp nhận rộng rãi tại Việt
Nam
- Áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quyết định48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài Chính và chuẩn mực kế toán ViệtNam (VAS)