Đây là một bài tập về viết Dự án trong quá trình học cao học về y tế công cộngBệnh sốt xuất huyết (SXH) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, gây thành dịch do muỗi truyền. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 40% dân số thế giới sống trong vùng có dịch lưu hành và mỗi năm có khoảng 50 – 100 triệu người nhiễm vi rút, 24 ngàn người tử vong. Hiện nay, dịch đang bùng phát ở các vùng như Châu Mỹ, Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương và một số vùng Châu Phi ..............
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
Giáo viên hướng dẫn :
Th.S Nguyễn Thị Thúy Nga Th.S Lê Thị Thanh Hương
Hà Nội, năm 2010
Trang 4MỤC LỤC
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN 6
Phần I: NỘI DUNG DỰ ÁN 7
I Bối cảnh và sự cần thiết của dự án 7
1.Ý tưởng hình thành dự án … ……… 7
2 Bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội……… 9
3 Tình hình y tế……… 11
3.1 Tổ chức và mạng lưới y tế: 11
3.2 Tình hình bệnh tật: 12
3.3 Công tác khám, điều trị bệnh và triển khai dự án y tế quốc gia 13
4 Vấn đề ưu tiên xây dựng dự án 4.1 Lý do lựa chọn 14
4.2 Lợi ích khi triển khai dự án 19
4.3 Các nhóm hưởng lợi 19
4.4 Sự phù hợp về mặt chính sách 20
4.5 Tính khả thi 21
II Phân tích vai trò các bên liên quan 22
III Mục tiêu dự án 23
IV Kết quả mong đợi 23
V Hoạt động dự án 25
Phần II: PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC VÀ TRIỂN KHAI DỰ ÁN 26
I Cơ cấu tổ chức 26
II Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 27
III Hoạt động của Ban quản lý dự án 31
IV Tổ chức triển khai dự án 32
Phần III: CÁC NGUỒN LỰC CẦN THIẾT 33
I Nguồn lực dự án 33
1 Nguồn nhân lực 33
2 Dự toán kinh phí 33
2.1 Dự toán theo mục tiêu 33
2.2 Dự toán theo nhóm nội dung hoạt động 34
II Quy định mua sắm 35
Trang 5III Cơ chế tài chính và định mức chi 35
1 Cơ chế tài chính 35
2 Định mức chi tiêu 35
IV Kế toán và kiểm toán 36
V Giám sát và đánh giá 36
1 Giám sát 36
2 Đánh giá 36
Phần IV: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN 36
I Đối tượng được hưởng lợi 36
II Hiệu quả về kinh tế, xã hội 37
III Tính bền vững của dự án 38
Tài liệu tham khảo 40
PHỤ LỤC 42
Phụ lục 1: Phân bố bệnh SXH huyện Hoài Đức đến ngày 20/9/2009 .42
Phụ lục 2: Phân tích kết quả đánh giá kiến thức PC SXH 43
Phụ lục 3: Đánh giá điểm thực hành của người dân về PC SXH tại nhà 47
Phụ lục 4: Biên bản thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu 49
Phụ lục 5: Kết quả điều tra kiến thức và thực hành PC SXH 60
Phụ lục 6: Cây vấn đề 65
Phụ lục 7: Cây mục tiêu 66
Phụ lục 8: Khung logic dự án 67
Phụ lục 9: Kế hoạch triển khai dự án 73
Phụ lục 10: Bảng phân tích các bên liên quan 77
Phụ lục 11: Kế hoạch theo dõi tiến độ dự án 79
Phụ lục 12: Bảng chiết tính kinh phí 81
Trang 6THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
Tên dự án: Nâng cao hiệu quả phòng, chống (PC) sốt xuất huyết (SXH) tại xã
Lại Yên, huyện Hoài Đức, thành phố (TP) Hà Nội
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Hoài Đức
Địa chỉ: Thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội
Điện thoại: 034.663.386
Cơ quan đề xuất dự án: TTYT huyện Hoài Đức
Địa chỉ: Thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội
Điện thoại: 034.663.386
Thời gian thực hiện: Từ 01/2010 đến tháng 12/2010
Địa điểm thực hiện: Xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội
Cơ quan tài trợ: Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) TP Hà Nội
Địa chỉ: 70, Nguyễn Chí Thanh, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 0437730172
Trang 7vi rút, 24 ngàn người tử vong Hiện nay, dịch đang bùng phát ở các vùng như Châu
Mỹ, Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương và một số vùng Châu Phi [12], [15] ViệtNam đứng đầu trong các nước khu vực Đông Nam Á về tỉ lệ (TL) mắc bệnh SXH, đa
số ca bệnh được phát hiện tại khu vực phía Nam, nhiều nhất là vùng đồng bằng sôngCửu Long Bệnh SXH, chiếm TL cao nhất trong các bệnh lây truyền do véc tơ [7]đồng thời cũng là bệnh gây tử vong hàng đầu trong tổng số 24 bệnh truyền nhiễm phảibáo cáo (BC) theo qui định của Bộ Y tế Việt Nam [8]
Muỗi truyền bệnh SXH có tên là Aedes aegypti, thân có màu đen mang những
đốm vảy trắng trên khắp cơ thể, vì thế gọi là muỗi vằn [13] Vòng đời của muỗi vằn từ
giai đoạn trứng đến khi thành muỗi trưởng thành từ 10 – 15 ngày Vào mùa khô dođiều kiện khô hạn trứng muỗi không thể nở nên vòng đời kéo dài hơn 20 ngày Muỗicái có thể đẻ từ 50 – 100 trứng bất cứ chỗ nào có nước sạch và cách nhau 2 – 3 ngày
đẻ một lần Các ổ bọ gậy của muỗi vằn thường gặp trong nhà là chum, vại, bể chứanước; các dụng cụ (DC) phế thải quanh nhà nhà: hốc cây, gốc cây đọng nước, chai lọ,
vỏ đồ hộp, lốp xe cũ , gáo dừa, mảnh chum/vại bể …
Đặc điểm muỗi vằn là sống trong nhà và đậu ở những chỗ mát và tối như cáchốc kẹt, sàn giường, sàn tủ, gầm bàn, quần áo treo trên sào hoặc móc trên vách Muỗivằn hoạt động nhiều vào ban ngày, cao điểm vào lúc sáng sớm và chiều tối Muỗi cóthể sống khoảng 1 – 2 tháng, sau khi hút máu người có vi rút 2-3 ngày là muỗi có thểtruyền bệnh suốt đời Số người mang vi rút trong CĐ càng nhiều thì nguy cơ lantruyền của bệnh càng cao [9], [10], [13]
Các biện pháp (BP) diệt bọ gậy trong chiến lược PC SXH hiện nay tại ViệtNam là đậy kín các DC chứa nước sạch và dọn dẹp các DC phế thải trong và chungquanh nhà để không còn môi trường thích hợp cho muỗi vằn đẻ trứng [1], [6], [9],
[10] [14] đã mang lại hiệu quả thật sự Ngoài ra, thả cá bảy màu (Poecillia reticulata)
Trang 8vào chum, vại, bể chứa nước để diệt bọ gậy (1 con cá có thể ăn 35-95 bọ gậy trong 24giờ) cũng vừa mang lại hiệu quả cao, vừa rẻ tiền [5] Đối với giải pháp phun thuốcdiệt muỗi không mang lại hiệu quả do người dân chưa hợp tác (đóng cửa) hoặc ý thứccộng đồng (CĐ) trong PC SXH chưa cao, người dân lệ thuộc vào BP phun thuốc màkhông chủ động PC SXH tại nhà do công tác truyền thông giáo dục chưa được đẩymạnh; kỹ thuật phun chưa đạt yêu cầu dẫn đến lãng phí, chưa kể đến khả năng muỗikháng hóa chất làm hạn chế hiệu quả tác động
SXH là bệnh nguy hiểm gây tử vong cao, chưa có thuốc chữa đặc hiệu, chưa cóvắc xin dự phòng vì vậy giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức cho người dân về bệnh
và cách phòng bệnh SXH là mục tiêu trọng tâm của chương trình (CT) PC SXH củaViệt Nam hiện nay Chính người dân đã tạo ra nguồn sinh sản của muỗi, tạo điều kiệncho dịch SXH phát triển thì chính sự tham gia của người dân mới có thể giải quyết tậngốc véc tơ truyền bệnh triệt để và lâu dài [11] Điều này hoàn toàn phù hợp với địnhhướng đến năm 2020 trong chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam được Chínhphủ phê duyệt ngày 09 tháng 11 năm 2006 là tiếp tục triển khai các hoạt động (HĐ)nhằm khống chế, loại trừ tiến tới thanh toán các bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hànhtrong đó có bệnh do côn trùng truyền SXH Để thực hiện đạt mục tiêu trên, trong CTmục tiêu quốc gia PC một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giaiđoạn 2006 – 2010 đã nhấn mạnh đến 2 giải pháp là duy trì và phát triển mạng l ướicộng tác viên PC SXH tại CĐ và nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi PC SXH chonhân dân trên phạm vi cả nước
Theo kết quả (KQ) giám sát (GS) dịch tễ của Cục Y tế dự phòng và Môitrường-Bộ Y tế, đến tháng 11 năm 2009 cả nước có 55/63 tỉnh thành xảy ra dịch SXHvới tổng số mắc là 93.873, tử vong 77 So với cùng kỳ năm 2008 số mắc tăng 7.7%, số
tử vong giảm 14 trường hợp (năm 2008: số mắc/tử vong là 87.170/91) [2] Đánh giá vềtình hình dịch SXH 10 tháng đầu năm 2009, Cục Y tế dự phòng và Môi trường-Bộ Y
tế cho biết diễn biến dịch SXH tăng nhanh tại khu vực miền Bắc, với 9.361 trườnghợp mắc, 2 trường hợp tử vong, so với cùng kỳ năm 2008 số mắc tăng 4 lần; đặc biệttại Hà Nội ghi nhận 8.786 trường hợp mắc, 2 trường hợp tử vong, số mắc tăng 8,7 lần
so với cùng kỳ năm 2008 Bệnh nhân SXH phân bố ở 29/29 quận huyện chiếm 100%với 420/577 xã phường chiếm 73%, trong đó huyện Hoài Đức là 1 trong những huyện
có số mắc cao với 74 ca, lan rộng trên 15/20 xã thị trấn của huyện
Theo thống kê tình hình SXH của TTYT huyện Hoài Đức, trong 2 tháng 7 và 8năm 2009, xã Lại Yên là xã có số ca SXH cao nhất trong 15 xã đang có dịch SXH lưu
Trang 9hành với 13/74 ca chiếm TL 17.6% Đến tháng 9/2009 dịch lan rộng trên tất cả 4 thônvới tổng số người mắc là 47, dịch SXH ở Lại Yên chỉ trong khoảng thời gian ngắn đãbùng phát nhanh tác động đến 2380 hộ gia đình (GĐ) với 6440 người dân đang sinhsống tại xã bị ảnh hưởng của dịch (Phụ lục 1)
Theo KQ điều tra của nhóm học viên Cao học Y tế công cộng (YTCC) 12 vàotháng 12 năm 2009, tại xã Lại Yên 100% hộ GĐ đều có chum, vại, bể chứa nướctrong đó chỉ có 74.5% có đậy nắp, 41,3% hộ có dụng phế thải trong đó có gần 60%chứa nước đọng Mặc dù, môi trường ở Lại Yên rất thuận lợi cho muỗi vằn, trunggian truyền bệnh SXH lây lan thành dịch nhưng qua điều tra cho thấy hiểu biết vàthực hành về PC SXH của người dân rất thấp, TL người dân hiểu biết đầy đủ kiếnthức (KT) cơ bản về SXH chưa tới 1%, TL hộ GĐ thực hành đầy đủ các BP diệtmuỗi, bọ gậy tại nhà chỉ có 28.8% , trong khi đó HĐ PC SXH của chính quyền (CQ)địa phương chưa mang lại hiệu quả thật sự Ông Phùng Chiến Khu – Giám đốc
TTYT huyện Hoài Đức nhận xét: “Năm 2009 là năm đầu tiên dịch bùng phát mạnh ở huyện Các yếu tố môi trường tại huyện rất thuận lợi cho sự phát triển của véc tơ truyền bệnh: Tốc độ đô thị hóa nhanh, dân cư di biến động, thói quen trữ nước sử dụng trong chum vại khá phổ biến Ngoài ra, do SXH mới xuất hiện nên hiểu biết của người dân còn hạn chế, công tác tổ chức PC SXH của các cấp chính quyền địa phương còn thụ động, lệ thuộc vào giải pháp phun thuốc diệt muỗi của TTYT huyện”
Trước những lý do nêu trên, TTYT huyện Hoài Đức hợp tác với UBND xã Lại Yênxây dựng kế hoạch (KH) dự án “Nâng cao hiệu quả phòng, chống SXH tại xã LạiYên, huyện Hoài Đức-Thời gian từ 01/2010-12/2010“ với sự tài trợ của TTYTDP TP
Hà Nội bằng nguồn ngân sách dự án quốc gia PC SXH đã được Chính phủ phê duyệt
bổ sung cho 63 tỉnh, thành trong cả nước
2 Bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội
Huyện Hoài Đức trước đây thuộc tỉnh Hà Tây, vào năm 2008 Hoài Đức được
sáp nhập và trở thành 1 huyện của TP Hà Nội theo Nghị quyết 15 Quốc hội khóa XIIngày 29/5/2008 về việc mở rộng địa giới hành chánh thủ đô Hà Nội
Trang 10Xã Lại Yên là xã đồng bằng nằm về phía đông nam huyện Hoài Đức cách trung
tâm Hà Nội 10 km, Lại Yên có 4 thôn với tổng số hộ là 2380, tổng số dân là 6440
trong đó nam chiếm 49.7%, nữ 51.3% TL phát triển dân số tự nhiên những năm
gần đây là 1.20% Lại Yên có tổng diện tích đất là 328.5 ha Phía bắc giáp xã Di
Trạch, phía đông giáp xã Vân Canh, phía nam giáp xã An Khánh, phía tây giáp xãSong Phương
Địa hình Lại Yên thấp hơn so với các xã lân cận, vùng trũng chiếm 30% thíchhợp phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh Tuy nhiên do Lại Yên nằm cạnhtuyến đường cao tốc Láng – Hòa Lạc nên là điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế theohướng công nghiệp hóa
Xu hướng phát triển kinh tế ở Lại Yên kết hợp đồng bộ giữa 3 ngành nôngnghiệp, công nghiệp và dịch vụ Ngành nông nghiệp giữ vị trí quan trọng trong nềnkinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi giảm TL trồng trọt, bảo đảmvấn đề an toàn lương thực cho xã và mang lại nguồn thu nhập cho người dân Tốc độtăng trưởng kinh tế hàng năm luôn giữ mức ổn định, năm 2006 đạt 7%, thu nhập bìnhquân đầu người 5.5 triệu đồng, bình quân lương thực đạt 308 kg/người/năm Ngoàinông nghiệp, Lại Yên phát triển về dịch vụ tiểu thủ công nghiệp, nghề làm hương thắp
và đồ gổ đã trở thành ngành nghề truyền thống của địa phương Tổng giá trị côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 10.8 tỉ đồng Về lao động, xã Lại Yên có 3544 ngườilao động trong đó lao động nông nghiệp 1949 người, thương mại dịch vụ 1595 ngườitham gia Cơ cấu lao động của xã sẽ tiếp tiếp tục dịch chuyển theo tốc độ phát triển xãhội, nhất là sau khi sáp nhập tỉnh Hà Tây vào Hà Nội
Xã Lại Yên có 3 cơ sở trường gồm mầm non 3 trường với 230 cháu, tiểu học
cơ sở 1 trường với 400 học sinh, phổ thông cơ sở 1 trường 400 học sinh Hệ thống cơ
Trang 11sở trường lớp hầu hết mới được xây dựng đáp ứng nhu cầu chất lượng giảng dạy, họctập của thầy cô giáo và học sinh trong xã
Hệ thống Đài Truyền thanh (TT) xã duy trì thường xuyên tiếp âm Đài tuyếntrên và tổ chức CT phát thanh riêng của địa phương nhằm phổ biến chính sách, phápluật, y tế trong nhân dân Bình quân 2.3 hộ có 1 máy điện thoại Hàng năm, các lễ hộiđịa phương và các ngày lễ lớn trong năm được CQ địa phương tổ chức thường xuyênthu hút sự hưởng ứng của mọi tầng lớp nhân dân
3 Tình hình y tế
3.1 Tổ chức và mạng lưới y tế: Lại Yên có 1 cơ sở y tế với diện tích 973 m2 , trong
đó diện tích nhà ở 110 m2 chia thành 8 phòng gồm có 1 phòng hành chánh, 1 phòngkhám bệnh, 1 phòng tiêm chủng, 1 phòng tiệt trùng, 1 phòng khám kế hoạch hóa giađình, 1 phòng chờ sanh, 1 phòng sanh và 1 phòng lưu bệnh Đội ngũ cán bộ (CB)Trạm Y tế gồm 7 người gồm 1 bác sĩ, 4 y sĩ đa khoa, 1 y sĩ đông y và 1 nữ hộ sinh
HĐ chủ yếu của y tế xã là tổ chức khám chữa bệnh thông thường, khám thai đỡ đẻ tạitrạm y tế và tổ chức triển khai, quản lý các CT mục tiêu y tế quốc gia theo qui địnhcủa Bộ Y tế Lại Yên là xã đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế vào năm
2007
Mạng lưới y tế thôn của Lại Yên có 4 CB gồm 3 y sĩ, 1 y tá được phân côngphụ trách 4 thôn với nhiệm vụ chủ yếu là sơ cấp cứu, tuyên truyền các CT y tế trongnhân dân, phát hiện và báo cáo (BC) các trường hợp phụ nữ mang thai; vận độngkhám thai, tiêm chủng, uống VTM A, cân trẻ; vận động nhân dân thực hiện các CT y
tế, vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường và BC số liệu y tế theo yêu cầu Hàngnăm, mạng lưới y tế thôn được TTYT huyện tập huấn (TH) nâng cao trình độ chuyênmôn về y tế và kỹ năng (KN) truyền thông giáo dục sức khỏe, tuy nhiên theo đánhgiá của trưởng Trạm Y tế, HĐ của mạng lưới y tế thôn hiệu quả chưa cao, một số CBchủ yếu là làm tư
3.2 Tình hình bệnh tật: Qua BC của UBND xã Lại Yên, mặc dù là 1 xã nông nghiệp
tuy nhiên do tốc độ phát triển kinh tế của huyện Hoài Đức khá nhanh sau khi sáp nhậpvào Hà Nội nên đã tác động đến tốc độ phát triển của Lại Yên trong quá trình chuyểndịch nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp hóa, từ đó đã ảnh hưởng đến sự ônhiễm môi trường và tình hình bệnh tật của người dân trong xã
Trang 12KQ đánh giá nhanh tại Lại Yên cho
thấy hầu hết 2380 hộ GĐ đều cất nhà
cửa liền kề tại 4 thôn trong xã dẫn
đến tình trạng mật độ dân cư đông
đúc dễ lây lan bệnh tật Ở các khu
dân cư của xã hầu hết hệ thống rãnh
thoát nước được thiết kế lộ thiên trên
mặt đường, thêm vào đó phân súc vật
và rác thải chưa được xử lý tốt nên
trở thành nguồn ô nhiễm truyền các
bệnh có liên quan đến đường tiêu hóa
Tại khu trung tâm của xã
có 1 hồ chứa nước khoảng
2000 m2 được bao quanhbởi nhà cửa của người dânnên trở thành nơi chứa tất
cả nước thải, rác, xác súcvật chết Tuy nhiên, nguồnnước này đã được một số
hộ sử dụng để rửa rau phânphối trong xã và nơi khác
KQ thống kê tình hình bệnh tật của Trạm Y tế xã Lại Yên năm 2009 ghi nhận 33trường hợp bệnh nhân tiêu chảy và hội chứng lỵ, 328 trẻ dưới 5 tuổi bị nhiễm khuẩn
hô hấp, 83 trường hợp viêm phế quản viêm phổi và 86 trường hợp mắc bệnh cúm, 4trường hợp mắc bệnh thủy đậu
Trang 13Tại xã Lại Yên, mặc dù nguồn nước
chính sử dụng sinh hoạt ăn uống là
nước ngầm, tuy nhiên qua điều tra của
nhóm học viên Cao học YTCC 12 cho
thấy 100% hộ GĐ đều có chum vại bể
chứa nước tạo môi trường thuận lợi cho
muỗi vằn, trung gian truyền bệnh SXH
đẻ trứng, trong khi đó sự quan tâm của
người dân về công tác PC SXH còn rất
ở Lại Yên rất khó đậy nắp kín)
(Ảnh 4: Một bệnh nhân theo dõi SXH tại
Trạm Y tế xã Lại Yên vào tháng 9/2009)
Theo BC thống kê tình hình dịch SXHcủa Trạm Y tế xã, Lại Yên ghi nhận caSXH đầu tiên vào tháng 7/2009 tạithôn 2 đến tháng 9/2009 SXH lây lan
cả 4 thôn với số người mắc là 47, TLngười lớn chiếm 93,6% Lại Yên có sốbệnh nhân SXH cao nhất trong tổng số
15 xã thị trấn của huyện Hoài Đức códịch SXH bùng phát
Đối với các bệnh lao, phong, sốt rét, tâm thần và HIV/AIDS được quản lý vàtheo dõi tại xã Lại Yên rất hạn chế, hiện Trạm Y tế xã chỉ đang quản lý và điều trị 4bệnh nhân lao, các bệnh khác chưa ghi nhận được
3.3 Công tác khám, điều trị bệnh và triển khai dự án y tế quốc gia: Trạm Y tế Lại
Yên với cơ sở đầy đủ phòng khám, phòng lưu bệnh và được trang bị đầy đủ thuốcmen, dụng cụ chuyên môn cơ bản của 1 Trạm Y tế đạt chuẩn quốc gia nên thu hút kháđông bệnh nhân đến khám bệnh Về công tác chuyên môn tất cả các trường hợp đềuđược chẩn đoán bệnh đúng và không có tai biến xảy ra Vì vậy đã góp phần nâng caotrình độ chuyên môn cho CB y tế xã, giảm tải bệnh nhân cho tuyến trên và tiết kiệmthời gian và kinh phí cho người dân Theo số liệu thống kê năm 2009 của Trạm Y tế
đã khám và điều trị 2540 lượt bệnh nhân, khám và điều trị tại Trạm Y tế 2210 lượt(87%), điều trị nội trú 11 bệnh nhân và chuyển tuyến trên điều trị 38 bệnh nhân Các
Trang 14bệnh khám điều trị chủ yếu tại Trạm Y tế tập trung bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp,tăng huyết áp, bệnh phụ khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản và các tai nạn thương tích.
Đối với các dự án y tế quốc gia Trạm duy trì thường xuyên công tác tiêmchủng, PC suy dinh dưỡng trẻ em và chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ, kế hoạchhóa gia đình Theo số liệu thống kê của Trạm trong 2 năm 2007-2008, TL trẻ dưới 1tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo qui định đạt trên 95%, TL trẻ 6-36 tháng uống 2 lầnVitamin A đạt 100%, trẻ 3-5 tuổi được theo dõi tăng trưởng 2 lần/năm đạt 100% Vềcông tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, TL thai phụ khám thai 3 lần đạt 100%, tiêm đầy
đủ UV 100%, sinh đẻ tại cơ sở y tế có nhân viên y tế đỡ đẻ 100%, phụ nữ 15-49 tuổikhám phụ khoa đạt 30% và TL cặp vợ chồng áp dụng BP ngừa thai đạt 75%
Đối với các CT quản lý, chăm sóc, điều trị tâm thần, phong, sốt rét, HIV/AIDShầu như không có triển khai vì không quản lý được bệnh nhân
Nhìn chung, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân ở xã Lại Yênđược triển khai có hiệu quả trong việc khám và điều trị bệnh cho người dân và các CT
y tế dành cho bà mẹ trẻ em Tuy nhiên các CT PC bệnh xã hội (bệnh phong, tâm thần)
và PC HIV/AIDS chưa được quan tâm đầu tư; các CT tuyên truyền phòng bệnh, vệsinh môi trường PC tiêu chảy, SXH hiệu quả chưa cao
4 Vấn đề ưu tiên để xây dựng dự án
4.1 Lý do lựa chọn
Theo KQ điều tra tháng 12/2009 của nhóm học viên Cao học YTCC 12 cho
thấy mặc dù dịch SXH đang bùng phát ở xã Lại Yên nhưng TL người dân hiểu biết vềSXH còn rất thấp chưa đến 1%, nhiều người dân nghĩ rằng SXH lây lan do nguồnnước sử dụng không hợp vệ sinh và do môi trường bị ô nhiễm vì địa phương xử lý rác
và nước thải chưa tốt Một người dân tại Thôn 1 cho biết: “Muỗi gây bệnh SXH chỉ
đẻ trứng trong nước bẩn, nước sạch thì muỗi không đẻ nên các bể chứa nước trong nhà tôi phải để hở cho không khí thoáng chất độc mới bay ra được”
Trang 15(Biểu đồ 1: TL % người dân nhận biết nơi muỗi vằn đẻ trứng)
Một nữ CB đoàn thể xã nhận xét: “Tôi khẳng định SXH xảy ra ở Lại Yên là do ônhiễm môi trường từ những rãnh thoát nước dọc theo đường làng, nước bẩn bị tích tụ chứngười dân ở đây không sử dụng chum vại chứa nước” Một CB đoàn thể khác đề nghị: “Dịch
SXH tuy âm thầm nhưng bùng phát dữ dội rất khó ngăn chặn vì vậy phải có BP chủng ngừa để sớm đẩy lùi dịch bệnh”
51.9
34.6
240%
KQ điều tra cho thấy người dân Lại Yên không chủ động PC SXH tại nhà, đa
số đều lệ thuộc vào BP phun thuốc diệt muỗi của TTYT huyện, chỉ có 34.6 % nhận ra
BP diệt muỗi và bọ gậy tại nhà là hiệu quả nhất và TL hộ GĐ thực hiện các BP diệt bọ
gậy cũng rất thấp Một người dân Thôn 1 nhận xét :”Họ phun thuốc hầu như muỗi chết hết vì vậy không còn ai trong xã bị SXH nữa” Một người dân khác đề nghị:
Trang 16“Tuyến trên cung cấp nước sạch cho dân sử dụng vì nước sạch không gây bệnh SXH”
(Biểu đồ 3: TL % hộ GĐ thực hiện BP diệt bọ gậy tại nhà)
Ngủ màn Thuốc xịt, thắp
hương
Mặc quần áo dài tay
(Biểu đồ 4: TL % hộ GĐ thực hiện diệt muỗi và tránh muỗi đốt)
Đối với CQ, các ngành, đoàn thể địa phương qua điều tra cho thấy nhận thức
và kinh nghiệm về PC SXH còn rất hạn chế, các BP nâng cao nhận thức và vận độngngười dân tham gia PC SXH được triển khai thiếu sự đầu tư và phối hợp của cácngành và đoàn thể nên chưa mang lại hiệu quả cao BP PC chủ yếu trong thời gian
dịch cao điểm là phun thuốc 1 tháng 1 lần do TTYT huyện triển khai (Ông Lê Văn Hường-Phó chủ tịch (PCT) UBND xã Lại Yên) Một CB đoàn thể nhận xét: “ BP
Trang 17phun thuốc nếu được thực hiện thường xuyên tôi thấy dán chết, chuột chết rất tốt và muỗi cũng chết nên rất là quan trọng” Một CB đoàn thể khác cho biết“Vừa qua dịch SXH phát triển đột biến từ diện hẹp sang diện rộng, sau đó địa phương tổ chức rắc vôi tẩy uế nơi ẩm thấp, rãnh thoát nước nên dịch giảm dần không xảy ra sự cố đáng tiếc về người”
Đối với giải pháp giáo dục nâng cao nhận thức người dân hầu như chỉ có phátthanh trên Đài Truyền thanh (TT) xã và phân phát tờ bướm, đối với công tác vận độngngười dân diệt muỗi và bọ gậy tại nhà được tổ chức thiếu sự đầu tư, không GS nên
không mang lại hiệu quả Một người dân cho biết: “Loa phát thanh gần nhà tôi rất to tiếng, trước đây ngày nào cũng nói SXH, còn tờ rơi người ta vứt đầy nhà” Nhận xét
về công tác vận động PC SXH, một người dân Thôn 1 nói : “Chúng em không thấy ai vào nhà vận động gì cả nên chúng em chẳng tham gia gì hết”
Về công tác tổ chức nhân sự PC dịch bệnh và PC SXH nói riêng, hiện tại xãLại Yên có 2 Ban chỉ đạo (BCĐ) Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân (CSSKND) vàBan PC dịch bệnh Tuy nhiên, cả 2 Ban này đều không có qui chế HĐ, không phâncông trách nhiệm và không có KH nên HĐ chưa đạt hiệu quả mong muốn Khi xảy radịch SXH hầu như khoán trắng cho CB y tế phụ trách Một CB địa phương nhận xét:
“Muốn PC SXH hiệu quả phải thành lập BCĐ, Ban CSSKND được thành lập trên cơ
sở Nghị quyết Hội đồng nhân dân xã nên chỉ đạo mạnh hơn Các đoàn thể đều có trong Ban này nhưng HĐ rất chung chung, chỉ có Hội Phụ nữ là tích cực” Một CB khác đánh giá: “Trong PC SXH cần phải tăng cường y tế thôn bởi vì những ban ngành đoàn thể người ta không đi dự họp, không đi dự hội nghị nên họ không nắm thông tin về SXH, họ không hiểu thì làm sao thực hiện và tuyên truyền người khác”.
Qua KQ đánh giá của nhóm học viên Cao học YTCC 12 vào tháng 12/2009cho thấy sự tín nhiệm của người dân đối với CB đoàn thể phụ trách vận động họ tham
gia các HĐ lại không đồng đều Một người dân ở Thôn 1 nhận xét: “Việc PC SXH tại nhà chủ yếu do người phụ nữ Tôi thấy Hội Phụ nữ và Trưởng thôn là những người cứng tuổi và nắm tất cả các hộ nên vận động nhân dân dễ hưởng ứng hơn”
Trang 18(Biểu đồ 5: Mức độ tín nhiệm của người dân đối với CB đoàn thể địa phương
trong công tác vận động PC SXH)
Từ KQ điều tra tại xã Lại Yên về tình hình SXH của nhóm học viên Cao họcYTCC 12 cho thấy các HĐ PC SXH tại xã chưa đạt hiệu quả cao vì những lý do nhưsau:
Thứ nhất, dịch SXH mới lần đầu xuất hiện tại xã nên nhận thức và sự quan tâm côngtác triển khai các BP chống dịch của CQ địa phương và các đoàn thể chưa cao vàchưa có kinh nghiệm tổ chức PC dịch;
Thứ hai, các BCĐ của hầu hết các địa phương trong đó có xã Lại Yên HĐ kém hiệuquả do thiếu qui chế, không phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên vàkhông có KH HĐ, công tác GS kiểm tra cũng không được quan tâm;
Thứ ba, các thành viên BCĐ đa số không có KN lập KH và GS HĐ Vì vậy, trong đợtdịch xảy ra tại xã Lại Yên công tác PC chủ yếu là phát thanh, đề nghị TTYT huyệnphun thuốc;
Thứ tư, sự tín nhiệm của người dân đối với các thành viên BCĐ không đồng đều, vìvậy sự hợp tác của nhân dân khi được vận động còn hạn chế;
Thứ năm, người dân chưa nhận thức về các DC phế thải chứa nước xung quanh nhà
và thói quen chứa nước bằng chum, vại, bể nhưng không có nắp đậy đã tạo môitrường thuận lợi cho muỗi vằn đẻ trứng, trong khi hiểu biết của người dân về SXH rấthạn chế nhưng các BP truyền thông của địa phương chưa phù hợp nên chưa tác độngđến sự nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của nhân dân;
Thứ sáu, công tác PC SXH của địa phương còn thụ động, lệ thuộc giải pháp phunthuốc, không đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thông và vận động người dân tham
LĐ UBND xã
CB Hội PN
CB Đoàn TN Cựu chiến binh
CB tuyến trên
CB Hội Nông dân (O%)
Trang 19gia, ngoài ra công tác GS nhắc nhỡ hộ GĐ cũng không được triển khai nên người dânchưa nhận thức được vai trò quan trọng của cộng đồng (CĐ) trong việc ngăn chặndịch.
Dịch SXH tại miền Bắc nước ta mới bùng phát trong những năm gần đây và có rất ít
CT can thiệp về lĩnh vực PC SXH được triển khai tại địa phương Vì vậy, dự án
“nâng cao hiệu quả phòng, chống SXH xã Lại Yên” hy vọng sẽ mang lại nhiều lợi
ích thiết thực trong công tác y tế công cộng và công tác PC SXH nói riêng (Phụ lục 2,
3, 4, 5)
4.2 Lợi ích khi triển khai dự án
Dự án kỳ vọng mang lại những lợi ích như sau:
Củng cố và điều chỉnh cơ cấu tổ chức BCĐ địa phương gọn nhẹ và phù hợp đảm bảo hiệu quả khi triển khai các HĐ dự án PC SXH;
Nâng cao KN lập KH và GS cho thành viên tham gia dự án nhằm xây dựng KH PCSXH phù hợp và duy trì thường xuyên các HĐ diệt muỗi, diệt bọ gậy của người dân ;Nâng cao KT cơ bản về SXH cho người dân;
Tăng cường hộ GĐ thực hành các BP PC SXH tại nhà và CĐ;
Đúc kết bài học kinh nghiệm trong công tác PC SXH tại CĐ, từ đó có thể nhân rộng
dự án ra toàn huyện Hoài Đức và một số địa phương khác thuộc khu vực đồng bằngBắc bộ đang có dịch SXH lưu hành
4.3 Các nhóm hưởng lợi
Dự án kỳ vọng mang lại lợi ích cho các nhóm như sau:
Người dân là đối tượng hưởng lợi trực tiếp bao gồm người lớn và trẻ em đều có
nguy cơ mắc SXH khi dịch xảy ra, vì vậy dự án sẽ giúp cho người dân có thêm KT vềSXH từ đó có thể thực hành các giải pháp PC ngay tại GĐ và CĐ nhằm hạn chếmuỗi vằn và bọ gậy , từ đó hạn chế nguy cơ lây bệnh góp phần nâng cao chất lượngcuộc sống, đồng thời giảm chi phí cho các dịch vụ y tế, dịch vụ xã hội nếu xảy ratrường hợp mắc bệnh
CQ địa phương sẽ giảm bớt gánh nặng trong việc điều phối ngân sách cho công
tác dập dịch để đầu tư những lĩnh vực khác phục vụ đời sống nhân dân trong xã,ngoài ra nếu dịch không xảy ra cũng góp phần làm ổn định tình hình kinh tế, chínhtrị, xã hội Khi dự án kết thúc lãnh đạo UBND và các đoàn thể sẽ đúc kết được bài
Trang 20học kinh nghiệm về công tác tổ chức nhân sự, công tác truyền thông và vận độngquần chúng để có thể tiếp tục triển khai có hiệu quả các dự án khác.
Ngành Y tế chủ yếu là Sở Y tế, TTYTDP TP Hà Nội, TTYT huyện Hoài Đức sẽ
có một mô hình PC SXH tại CĐ có hiệu quả, bền vững và ít tốn kinh phí để có thểnhân rộng ra ở những địa phương khác của miền Bắc có dịch lưu hành Ngoài ra,năng lực của những CB y tế tham gia dự án cũng được nâng cao, kinh nghiệm tổ chức
PC SXH cũng được tích lũy để có thể chủ động xử lý những vụ dịch mới xuất hiện dobiến đổi khí hậu và môi trường nhằm giảm tác động xấu đến sức khỏe con người
4.4 Sự phù hợp về mặt chính sách
Để tiến hành thuận lợi, nhất là sự hỗ trợ của các ngành, đoàn thể và tổ chức xã hội,
dự án được xây dựng trên nền tảng pháp lý với các văn bản như sau:
Quyết định (QĐ) số 255/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính
phủ (TTCP) về việc phê duyệt chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020;
QĐ số 108/2007/QĐ-TTg ngày 17/7/2007 của TTCP phê duyệt CT mục tiêuquốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giaiđoạn 2006-2010;
QĐ số 172/2008/QĐ-TTg ngày 19/12/2008 của TTCP về việc bổ sung QĐ số108/2007/QĐ-TTg ;
QĐ số 962/2006/QĐ-TTg ngày 06/7 /2009 của TTCP về việc phê duyệt bổ sung
tổng dự toán chi ngân sách năm 2009 cho dự án PC SXH thuộc CT mục tiêu quốcgia PC một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010;
Thông tư số 136/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 02/7/2009 bổ sung, sửa đổi mục lục ngân sách Nhà nước;
Thông tư liên tịch số 147/2007/TTLT-BTC-BYT ngày 12/12/2007 của liên
Bộ Tài chính, Y tế hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện CT mục tiêu quốc gia PC một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010;
Thông tư số 11671/BTC-HCSN của Bộ Tài chính ngày 03/10/2008 về việc bố trí kinh phí thực hiện dự án PC SXH;
Công văn số 2588/DPMT-DT của Cục Y tế dự phòng và Môi trường ngày16/12/2009 gửi Giám đốc Sở Y tế, TTYTDP 63 tỉnh/TP đề nghị xây dựng KH HĐnăm 2010;
Trang 21 Công văn số 38/DPMT-DT ngày 7/01/2010 Cục Y tế dự phòng và Môi trườnggửi TTYTDP 63 tỉnh/TP và 12 đơn vị đề nghị triển khai thực hiện các nội dung tổngkết các HĐ chỉ đạo, GS, kiểm tra, đánh giá công tác PC sốt xuất huyết năm 2009;
Công điện khẩn số 2026/CĐ-TTg của TTCP ngày 26/10/2009 điện Bộ trưởng,Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh và TP trực thuộc Trungương chỉ đạo PC dịch SXH ;
Chỉ thị số 25/CT-UBND ngày 01/09/2009 của UBND TP Hà Nội về việc triển
khai cấp bách công tác PC SXH trên địa bàn TP;
KH (không số) ngày 28/8/2009 về phát triển và dự toán thu chi ngân sách năm
2010 của TTYT huyện Hoài Đức;
KH số 15/BC-UBND ngày 06/4/2007 về phương hướng nhiệm vụ 2009 củaUBND xã Lại Yên;
KH (không số) ngày 06/4/2007 về phương hướng nhiệm vụ năm 2010 của Trạm
Y tế xã Lại Yên
4.5 Tính khả thi
PC SXH những năm gần đây đã trở thành vấn đề y tế được toàn xã hội quantâm; ngoài ngành Y tế, TTCP đã nhiều lần ban hành văn bản chỉ đạo tất cả các bộ,ngành, UBND các cấp, các đoàn thể cùng vào cuộc tham ngăn chặn dịch không để tácđộng xấu đến sức khỏe nhân dân và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước
Dự án PC SXH xã Lại Yên được xây dựng với quy mô nhỏ chỉ thực hiện trong vòng 1năm với mục đích khá cụ thể là nâng cao nhận thức và thực hành của người dân về PCSXH Vì vậy, với nguồn tài trợ của dự án quốc gia kết hợp với nguồn nhân lực và khảnăng hỗ trợ ngân sách địa phương thì dự án sẽ được triển khai thuận lợi Qua điều tracủa nhóm học viên Cao học YTCC 12 cho thấy mặc dù CQ, các ngành đoàn thể vàngười dân chưa nhận thức và hiểu biết sâu sắc về SXH nhưng họ sẳn sàng tham gianếu các HĐ dự án được triển khai một cách phù hợp Tại địa phương đã thành lập BanCSSKBĐ với đầy đủ CB lãnh đạo của UBND và ban ngành đoàn thể để chỉ đạo triểnkhai công tác PC dịch bệnh, mặc dù các thành viên còn hạn chế về năng lực tổ chức
PC SXH nhưng nếu dự án tác động nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng thì họ sẽtrở thành một lực lượng CB nồng cốt tổ chức triển khai dự án hiệu quả Về kinh phíthực hiện dự án được sử dụng từ nguồn ngân sách dự án PC SXH quốc gia với mứcchi đã được Liên Bộ Tài chính-Y tế thống nhất và ủy quyền cho TTYTDP TP Hà Nộiphê duyệt và tài trợ
Trang 22Như vậy, với những điều kiện thuận lợi là sự quan tâm của xã hội, sự sẳn sàngtham gia của CĐ và kinh phí triển khai dự án chấp nhận được thì chắc chắn dự án sẽ
có tính khả thi rất cao
II Phân tích vai trò các bên liên quan
1 Nhóm tài trợ
TTYTDP TP Hà Nội: Là cơ quan tài trợ kinh phí dự án, có vai trò phê duyệt và
tài trợ kinh phí, GS triển khai các HĐ chuyên môn; theo dõi cấp, kiểm tra vàquyết toán kinh phí
TTYT huyện Hoài Đức: Cơ quan chủ quản dự án, có vai trò chủ chốt trong
việc phối hợp địa phương lập KH dự án; tổ chức chỉ đạo triển khai, quản lý vàtheo dõi toàn bộ các HĐ của dự án; hỗ trợ địa phương tập huấn (TH) nâng caonăng lực cho CB tham gia dự án và các lĩnh vực về chuyên môn
UBND xã Lại Yên: Củng cố hệ thống nhân sự, cơ sở vật chất và huy động
nguồn nhân lực địa phương triển khai các HĐ dự án
2 Nhóm trung gian
Trạm Y tế xã Lại Yên: có vai trò tham mưu cho UBND xã tổ chức huy động
nhân sự tổ chức triển khai, GS và BC dự án
Các khoa, phòng trực thuộc TTYT huyện Hoài Đức: Phòng Kế hoạch tài vụ,
Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và PC HIV/AIDS là những đơn vị thường trựccủa dự án, có vai trò phối hợp tham mưu cho Trưởng ban điều hành dự án trongviệc hoạch định KH, chỉ đạo và theo dõi triển khai dự án
Kho bạc nhà nước huyện Hoài Đức:Có vai trò kiểm soát chi, chuyển khoản,
quyết toán các HĐ tài chính của dự án
3 Nhóm hưởng lợi:
Người dân: Là đối tượng chính tham gia các HĐ dự án để nâng cao kiến thức
và thực hành PC SXH
Các ngành, đoàn thể, trưởng thôn ở xã Lại Yên: Là đối tượng vừa tham gia dự
án vừa hưởng lợi nhằm nâng cao nhận thức về SXH, đồng thời nâng cao KN lập
KH, GS để tổ chức các HĐ PC SXH có hiệu quả và áp dụng các KN được trang
bị để giải quyết các lĩnh vực công tác ở địa phương (Phụ lục 10)
Trang 23 Tăng TL người dân mô tả đúng KT cơ bản về SXH từ 1% lên 95%;
Tăng TL hộ GĐ thực hành thường xuyên các BP diệt muỗi, diệt bọ gậy tạinhà từ 29% lên 90% (Phụ lục 6)
IV Kết quả mong đợi
1 Mục tiêu 1: Nâng cao năng lực lập KH, tổ chức triển khai và GS hoạt động PC
SXH cho CB tham gia dự án
1.1 KQ mong đợi 1: Ban PC SXH và Tiểu ban PC SXH được thành lập
01 Ban PC SXH của xã được thành lập với thành viên chọn từ Ban CSSKND;
04 Tiểu ban PC SXH của 4 thôn được thành lập với các thành viên được ngườidân tín nhiệm;
01 qui chế hoạt động của Ban PC SXH được soạn thảo với sự thống nhất củacác thành viên
1.2 KQ mong đợi 2: Nâng cao năng lực lập KH, tổ chức triển khai và GS HĐ PC
SXH cho CB tham gia dự án
01 cuộc HT nâng cao nhận thức về PC SXH được tổ chức cho các cấp lãnhđạo, các ngành đoàn thể và CB tham gia dự án;
01 lớp TH về lập KH, tổ chức triển khai và GS các HĐ PC SXH cho CB thamgia dự án
2 Mục tiêu 2: Tăng TL người dân mô tả đúng KT cơ bản về SXH
2.1 KQ mong đợi 1: Tăng cường thông tin PC SXH bằng các tài liệu và phương
tiện truyền thông đại chúng
06 pano chuyển tải thông điệp “Không có bọ gậy không bệnh SXH“ đặt tại khu
dân cư của 4 thôn và 2 trường học;
Trang 24 5.000 tờ bướm về KT cơ bản SXH và hướng dẫn các BP diệt muỗi diệt bọ gậyđược cấp phát cho các hộ GĐ;
01 CT phát thanh về PC SXH được phát 2 tuần/1 lần trên hệ thống Đài TT xã
2.2 KQ mong đợi 2: Nâng cao KT cơ bản về SXH cho người dân bằng hình thức
truyền thông trực tiếp
01 lớp TH về KN truyền thông PC SXH cho cho CB tham gia dự án;
160 cuộc truyền thông nhóm nhỏ về PC SXH được tổ chức cho chủ hộ GĐ;
01 cuộc hội thi về PC SXH được tổ chức cho người dân ở 4 thôn tham dự;
01 CT thi đua văn nghệ chủ đề PC SXH được tổ chức cho người dân ở 4 thôntham dự
3 Mục tiêu 3: Tăng TL hộ GĐ thực hành thường xuyên các BP diệt muỗi, diệt bọ
gậy tại nhà
3.1 KQ mong đợi 1: Tăng cường thông tin nhắc nhỡ người dân thường xuyên thực
hành các BP diệt muỗi và bọ gậy
01 thông báo được phát 2 lần/1 ngày trong mùa dịch trên Đài TT xã;
2400 khẩu hiệu “Hãy diệt muỗi và bọ gậy hàng ngày để ngăn chặn bệnh SXH“
được dán tại các hộ GĐ
3.2 KQ mong đợi 2: Gia tăng hộ GĐ thực hành các BP diệt muỗi và bọ gậy tại nhà
04 điểm nhân giống cá bảy màu được xây dựng ở 4 thôn;
100% bể chứa nước, chum vại hộ GĐ và hòn non bộ/chậu cảnh được thả cá;
100% hộ GĐ tự nguyện dọn dẹp DC phế thải chứa nước;
100% hộ GĐ dọn dẹp nhà cửa thông thoáng và sắp xếp quần áo, chăn màn ởnơi thích hợp tránh muỗi đậu;
Mỗi hộ GĐ được GS diệt muỗi và bọ gậy mỗi tháng 1 lần, trong mùa dịch GS
1 tuần 1 lần
V Hoạt động dự án
1 Mục tiêu 1: Nâng cao năng lực lập KH, tổ chức triển khai và giám sát hoạt động
PC SXH cho CB tham gia dự án
1.1 Các HĐ của KQ mong đợi 1:
Họp dân 4 thôn bầu thành viên Tiểu ban PC SXH;
Họp UBND xã đề xuất việc ra QĐ thành lập Ban và Tiểu ban PC SXH
Họp thành viên các Tiểu ban thảo luận qui chế HĐ
Trang 251.2 Các HĐ của KQ mong đợi 2:
Tổ chức HT nâng cao nhận thức về PC SXH cho các cấp lãnh đạo, các ngànhđoàn thể địa phương và CB tham gia dự án;
Tổ chức TH về lập KH, tổ chức triển khai và GS các HĐ PC SXH cho CBtham gia dự án;
Tổ chức họp đánh giá công tác triển khai KH hàng tháng đối với các Tiểu ban
2 Mục tiêu 2: Tăng TL người dân mô tả đúng KT cơ bản về SXH
2.1 Các HĐ của KQ mong đợi 1:
Thiết kế, thử nghiệm và hợp đồng thực hiện pano, tờ bướm;
Dựng pano tại các địa điểm theo KH;
Phân phối tờ bướm cho các Tiểu ban (Tờ bướm phát cho người dân trong buổihọp nhóm);
Tổ chức phát thanh trên hệ thống Đài TT xã
2.2 Các HĐ của KQ mong đợi 2:
Tổ chức TH về KN truyền thông PC SXH cho thành viên Tiểu ban của 4 thôn;
Tổ chức truyền thông nhóm nhỏ kết hợp phát tờ bướm cho chủ hộ GĐ;
Tổ chức hội thi về PC SXH cho người dân ở 4 thôn tham dự;
Tổ chức thi đua văn nghệ chủ đề PC SXH cho người dân ở 4 thôn tham dự
3 Mục tiêu 3: Tăng TL hộ GĐ thực hành thường xuyên các BP diệt muỗi, diệt bọ
gậy tại nhà
3.1 KQ mong đợi 1:
Phát thanh thông báo nhắc nhỡ người dân thực hiện diệt muỗi và bọ gậy;
Dán khẩu hiệu “Hãy diệt muỗi và bọ gậy hàng ngày để ngăn chặn bệnh SXH“
tại các hộ GĐ
3.2 KQ mong đợi 2:
Tổ chức học tập kinh nghiệm nhân giống cá bảy màu;
Tổ chức điểm nhân giống cá bảy màu ở 4 thôn;
Tổ chức GS việc thực hành PC SXH tại hộ GĐ kết hợp thả cá (Phụ lục 7)
Phần II: PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC VÀ TRIỂN KHAI DỰ ÁN
I Cơ cấu tổ chức
Trang 26Tổ chức nhân sự dự án được thiết lập dựa trên sự phối hợp giữa TTYT huyệnHoài Đức và UBND xã Lại Yên là địa bàn triển khai dự án Ban quản lý dự án(QLDA) do giám đốc TTYT huyện ký QĐ thành lập với cơ cấu nhân sự gọn nhẹ, HĐ
có hiệu quả tránh tình trạng chồng chéo Riêng CB xã Lại Yên tham gia Ban QLDA lànhững người qua điều tra được nhân dân tín nhiệm
Trưởng ban: Phó GĐ TTYT huyện
Phó ban: PCT UBND xã Lại Yên
Các thành viên:
CB phụ trách dự án PC SXH Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm – TTYThuyện
CB phụ trách kế toán tài chính Phòng Kế hoạch tài vụ - TTYT huyện
Trưởng trạm Y tế xã Lại Yên
Đối với cấp xã, để dự án triển khai được thuận lợi còn thành lập thêm Ban PCSXH với cơ cấu nhân sự được chọn từ Ban CSSKND do chủ tịch UBND xã ký QĐthành lập:
Trưởng ban: PCT xã
Phó ban: Trưởng trạm Y tế
Các thành viên: Hội trưởng Hội Phụ nữ và 4 trưởng thôn
Đối với cấp thôn là đơn vị trực tiếp tổ chức và GS các HĐ dự án nên thành lậpTiểu ban PC SXH với cơ cấu nhân sự như sau:
01 Trưởng thôn (Kiêm trưởng tiểu ban)
01 Y tế thôn
01 Hội viên Hội Phụ nữ
Từ 2 – 3 người dân (Tùy số hộ trong thôn)
Riêng đối với người dân tham gia Tiểu ban sẽ tổ chức cho người dân bầu trựctiếp dựa trên tiêu chuẩn: nhiệt tình, có thời gian rỗi, văn hóa trên lớp 9 và có uy tíntrong nhân dân [3] TTYT
Trang 27(Sơ đồ tổ chức triển khai dự án nâng cao hiệu quả PC SXH)
II Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
1 Nguyên tắc hoạt động
Ban QLDA PC SXH là một Ban kiêm nhiệm được TTYT huyện ký QĐ thành lập
để tổ chức triển khai các HĐ PC SXH theo KH dự án, kết thúc dự án Ban này sẽ
tự giải thể Các CB, nhân viên trong Ban QLDA chịu sự điều hành của Trưởngban là Phó GĐ TTYT huyện và chịu trách nhiệm trước trưởng ban về nhiệm vụđược phân công
Ban PC SXH và 4 Tiểu ban PC SXH các thôn gồm CB UBND xã, đoàn thể, CBthôn, đại diện người dân được UBND xã ký QĐ thành lập trên cơ sở do người dântín nhiệm và đề xuất Thành viên của Tiểu ban PC SXH là những người trực tiếptham gia dự án trên tinh thần tự nguyện và được hướng dẫn và GS của BanQLDA, Ban PC SXH
2 Qui định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban QLDA, Ban PC SXH
.2.1 Chức năng
Ban QLDA có chức năng phối hợp Ban PC SXH lập KH, tổ chức thực hiện,quản lý, GS bảo đảm dự án triển khai đúng tiến độ, đạt mục tiêu đề ra và cóhiệu quả;
Ban QLDA là đơn vị giao dịch với TTYTDP TP Hà Nội, các cơ quan liên quan
để giải quyết các vấn đề của dự án;
Ban QLDA chịu trách nhiệm BC HĐ dự án và những thay đổi của KH (nếucó) cho TTYTDP TP Hà Nội;
UBND
xã Lại YênBan
Trang 28 Ban PC SXH tham mưu cho Đảng ủy, Hội đồng nhân dân và UBND xã huyđộng nguồn lực địa phương; chỉ đạo phân công các ban, ngành và các tổ chứcđoàn thể xã hội, đồng thời huy động nhân dân phối hợp tham gia;
Tiểu ban PC SXH có chức năng chủ yếu là tổ chức triển khai, GS các HĐ vàđồng thời vận động nhân dân tham gia dự án
2.2 Nhiệm vụ
Ban QLDA
Tổ chức phối hợp Ban PC SXH lập KH dự án dựa trên nhu cầu, nguồn lực,thông tin về tình hình dịch SXH qua các cuộc điều tra, số liệu lư trữ của địaphương;
Tổ chức triển khai KH sau khi được TTYTDP TP Hà Nội phê duyệt;
Phối hợp với Ban PC SXH tổ chức các cuộc HT, các lớp TH, hội thi PC SXHtheo KH được duyệt;
Tổ chức thiết kế và thử nghiệm pano và tài liệu truyền thông của dự án;
Quản lý, kiểm tra, GS và BC dự án theo qui định và theo yêu cầu của TTYTDP
Phối hợp với Ban QLDA tổ chức triển khai, GS dự án;
Tham mưu Đảng ủy, UBND xã huy động nguồn lực địa phương hỗ trợ triểnkhai dự án;
Huy động người dân tham gia dự án;
Trực tiếp tổ chức triển khai và GS các HĐ của tiểu ban;
Riêng 4 Tiểu ban có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức triển khai, GS, vận độngnhân dân tham gia dự án và đồng thời BC hoạt động, những đề xuất cho Ban
Trang 29thực hiện dự án có hiệu quả; hưởng các chế độ phụ cấp và bồi dưỡng của dự ántheo qui định.
Ban PC SXH được sử dụng con dấu và tài khoản của UBND xã Lại Yên làm
cơ sở pháp lý để giao dịch về lĩnh vực tài chánh và các giao dịch khác của dựán;
Ban PC SXH và Tiểu ban PC SXH các thôn được hưởng phụ cấp, bồi dưỡngtheo qui định hiện hành, đề xuất những thay đổi về KH HĐ với Ban QLDAtheo tình hình thực tế để dự án đạt hiệu quả cao Riêng thành viên Tiểu ban cóthể báo cáo Ban PC SXH và Ban QLDA thôi nhiệm vụ nếu không có điều kiệntiếp tục tham gia
3 Nhiệm vụ của các chức danh của Ban QLDA
3.1 Trưởng ban: Trưởng ban có trách nhiệm đối với dự án như sau:
Điều động nhân sự của TTYT huyện tham gia Dự án;
Duyệt chi kinh phí làm vốn đối ứng dự án trong khả năng nguồn ngân sách vàqui chế của đơn vị;
Quản lý nguồn lực dự án và chịu trách nhiệm chung trong việc điều hành, tổchức triển khai dự án đúng tiến độ, đạt mục tiêu và hiệu quả;
Chịu trách nhiệm chính trong việc quan hệ pháp luật với các cơ quan quản lýnhà nước, nhà tài trợ trong quá trình thực thi dự án
Chịu trách nhiệm điều động nhân sự trong việc theo dõi và đánh giá dự án khikết thúc
3.2 Phó Trưởng ban: Phó trưởng ban QLDA là PCT UBND xã Lại Yên kiêm kiêm
trưởng Ban PC SXH có trách nhiệm đối với dự án như sau:
Điều hành nhân sự của UBND xã tham gia dự án;
Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai các HĐ đã thống nhất với Trưởng BanQLDA;
Điều phối nguồn kinh phí địa phương hỗ trợ cho dự án;
Lồng ghép các HĐ dự án với các HĐ khác tại địa phương (nếu có);
Trang 30 CB điều phối: Là CB phụ trách CT mục tiêu quốc gia PC SXH trực thuộc
Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và PC HIV/AIDS của TTYT huyện Hoài Đứckiêm nhiệm điều phối dự án có nhiệm vụ:
Lưu trữ hồ sơ, văn bản dự án và chịu trách nhiệm thống kê BC dự án theoqui định;
Phối hợp các thành viên của Ban và Tiểu ban PC SXH tham gia lập KH,triển khai các HĐ;
Chịu trách nhiệm, theo dõi và đôn đốc Địa phươngtổ chức triển khai đúngtiến độ các HĐ dự án;
Tham mưu cho Trưởng Ban QLDA về quản lý, điều hành HĐ dự án;
Hướng dẫn và hỗ trợ thành viên Ban và Tiểu ban PC SXH về chuyên môn
kỹ thuật để hoàn thành công tác có hiệu quả;
Trưởng trạm Y tế: Là thành viên Ban QLDA kiêm phó ban PC SXH có nhiệm
vụ:
Liên hệ các cơ quan chuyên môn tuyến trên hỗ trợ về kỹ thuật, chuyên môn trongviệc tổ chức hội thảo (HT), tập huấn (TH) và triển khai các HĐ dự án: truyềnthông, theo dõi, GS, đánh giá;
Điều hành nhân sự Trạm Y tế hỗ trợ dự án khi có yêu cầu;
Trực tiếp hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho thành viên Tiểu ban để hoànthành nhiệm vụ công tác;
Lưu trữ hồ sơ, văn bản và chịu trách nhiệm thống kê BC dự án theo quiđịnh;
Tham mưu cho Trưởng Ban PC SXH về quản lý, điều hành HĐ dự án;
1 Hội trưởng Hội Phụ nữ xã chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức và huy
động hội viên Hội Phụ nữ ở các thôn tham gia các buổi họp nhóm, hội thi, thi đua vănnghệ và HĐ diệt bọ gậy tại cộng đồng
2 Trưởng thôn chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức điểm nhân giống và
phân phối cá bảy màu đến các hộ GĐ, tổ chức cho người dân trong thôn bầu chọnngười vào Tiểu ban PC SXH và BC định kỳ HĐ dự án ở cấp thôn về Ban PC SXHtheo qui định
Trang 31III Hoạt động của Ban quản lý dự án
1 Chế độ phối hợp
Ban QLDA phối hợp với các phòng chức năng của TTYTDP và Sở Y tế TP
Hà Nội; các khoa, phòng của TTYT huyện Hoài Đức và các đơn vị khác củahuyện để triển khai dự án đúng tiến đhộ và đúng hành lang pháp lý
Ban QLDA phối hợp với TTYTDP TP Hà Nội thiết kế, thử nghiệm tài liệutruyền thông và xây dựng nội dung các khóa TH của dự án
Ban QLDA phối hợp với UBND xã Lại Yên, Ban PC SXH xã để triển khai KH
dự án đạt mục tiêu và hiệu quả
2 Chế độ báo cáo
Thực hiện hàng tháng theo dự án qui định: Tiểu ban PC SXH Ban PC
SXHBan QLDATTYTDP Hà Nội
3 Điều kiện vật chất, kỹ thuật của Ban QLDA
Ban QLDA sử dụng cơ sở sẳn có của TTYT huyện bao gồm phòng làm việc, xe công
vụ, trang thiết bị văn phòng để quản lý và triển khai dự án
Ban PC SXH sử dụng cơ sở sẳn có của UBND xã Lại Yên để quản lý và triểnkhai dự án Ban QLDA sẽ trang bị cho Ban PC SXH 1 máy vi tính, máy in và kếtnối mạng Internet
Tiểu ban PC SXH thôn sử dụng cơ sở Trạm Y tế hoặc liên hệ mượn nhà dân để
tổ chức họp nhóm Tiểu ban được cấp văn phòng phẩm theo nhu cầu
4 Việc tuyển chọn cán bộ và trả lương
100% CB dự án từ huyện đến xã đều kiêm nhiệm nên dự án không tuyển CB, chỉ trảphụ cấp kiêm nhiệm dự án theo qui định hiện hành
IV Tổ chức triển khai dự án
1 Nguyên tắc
Trước khi thực hiện dự án cần đạt những nguyên tắc như sau:
Xây dựng văn bản thỏa thuận về mục tiêu, giải pháp,hoạt động, kinh phí và được
sự thống nhất và ký kết giữa TTYTDP TP Hà Nội và TTYT huyện Hoài Đức, giữaTTYT Hoài Đức và UBND xã Lại Yên (Ban PC SXH);
Thống nhất bằng văn bản về kinh phí dự án và các mức chi của đơn vị tài trợ;Thống nhất về dự toán, thời gian cấp và quyết toán kinh phí từng hạng mục;
Thống nhất dữ liệu, thông tin cần BC định kỳ và bộ câu hỏi GS
Trang 322 Các giai đoạn thực hiện
Dự án thực hiện trong 12 tháng gồm những giai đoạn như sau (Phụ lục 9, 10, 11):
Giai đoạn 1
(Xây dựng ý tưởng)
Điều tra xác định vấn đề ưu tiên
Điều tra về tình hình SXH, sự quan tâmcủa cộng đồng và nguồn lực địa phương
Tháng 9-12/2009(Đã hoàn thành)
Nhân giống cá bảy màu
Triển khai các HĐ truyền thông
Triển khai HĐ thả cá, diệt muỗi và bọ gậy
Trưởng ban: Phó GĐ TTYT huyện Hoài Đức
Phó trưởng ban: PCT UBND xã Lại Yên
Thành viên:
CB dự án PC SXH Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm – TTYT huyện
CB phụ trách kế toán tài chính Phòng Kế hoạch tài vụ - TTYT huyện
Trưởng trạm Y tế xã Lại Yên
1.2 Ban PC SXH
Trưởng ban: PCT UBND xã Lại Yên
Phó trưởng ban: Trưởng trạm Y tế xã Lại Yên
Thành viên: Hội trưởng Hội Phụ nữ xã và 4 trưởng thôn
Kế toán: Kiêm nhiệm do PCT UBND xã điều động
1.3 Tiểu Ban PC SXH
Trưởng tiểu ban: Trưởng thôn;
Thành viên: Hội viên Hội Phụ nữ, người dân (do dân bầu)
Trang 3310 Truyền thông nhóm nhỏ kết hợp phát tờ bướm về PC SXH 9600
13 Phát thanh thông báo người dân diệt muỗi và bọ gậy 1500
Trang 34(Đơn vị tính: 1.000 đồng)
6 Tham quan học tập và nhân giống cá
TTYT huyện Hoài Đức: 38.700.000 đồng (Tỉ trọng 26%)
UBND xã Lại Yên: 22.600.000 đồng (Tỉ trọng 15%)
II Quy định mua sắm
Các mục chi KH thực hiện theo Thông tư liên tịch số 147/2007/TTLT-BTC-BYTngày 12/12/2007 của liên Bộ Tài chính, Y tế hướng dẫn quản lý và sử dụng kinhphí thực hiện CT mục tiêu quốc gia PC một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm
và HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010
Các hạng mục in ấn, làm pano giá trị dưới 20 triệu thực hiện theo phương cáchchào hàng cạnh tranh
III Cơ chế tài chính và định mức chi
2 Định mức chi tiêu
Trang 35Mức chi dự án được áp dụng theo bản thỏa thuận giữa TTYTDP TP Hà Nội,
TTYT huyện Hoài Đức và UBND xã Lại Yên đã ký kết Mức chi thực hiện theo mục
2 điểm 3 thông tư liên tịch số 147/2007/TTLT-BTC-BYT ngày 12/12/2007 của liên
Bộ Tài chính, Y tế hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện CT mục tiêuquốc gia PC một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006-
2010 Định mức bồi dưỡng CB dự án cũng chi theo Thông tư trên
IV Kế toán và kiểm toán
Chế độ quản lý, tài chính kế toán của dự án thực hiện theo Luật Ngân sách, cácThông tư hướng dẫn sử dụng kinh phí dự án của Bộ Tài chính và các quy định hiện hành vềcác chế độ kế toán
V Giám sát và đánh giá
1 Giám sát
Ban QLDA thực hiện GS định kỳ 2 tháng/1 lần về tiến độ thực hiện dự án của Ban
PC SXH và GS đột xuất Nội dung GS: Tiến độ thực hiện dự án, tài chính, chấtlượng các HĐ Các chỉ số GS được thiết lập theo các HĐ tại khung logic dự án(Phụ lục 8);
Ban PC SXH thực hiện GS định kỳ 2 tháng/1 lần các HĐ truyền thông và HĐ GSdiệt bọ gậy của Tiểu ban PC SXH;
Tiểu ban PC SXH thực hiện GS các hộ GĐ về thực hành PC SXH tại nhà Chỉ số
GS được thiết lập theo những BP tránh muỗi đốt, diệt muỗi, diệt bọ gậy người dân
đã được hướng dẫn
2 Đánh giá
Mục đích: Đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu dự án, KQ mong đợi được
thiết kế trong dự án Tìm ra bài học kinh nghiệm về công tác PC SXH trong CĐ
Phương pháp: Thực hiện đúng quy trình và kỹ thuật đánh giá, sử dụng công
cụ, phương pháp đánh giá phù hợp
Thời gian đánh giá: Tháng 6/2010 đánh giá giữa kỳ các HĐ nhằm xem xét tính
phù hợp để điều chỉnh Tháng 11/2010 đánh giá kết thúc dự án nhằm đo lường cácmục tiêu, hiệu quả dự án và đút kết bài học kinh nghiệm trong công tác PC SXH
Phần IV: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN
Trang 36I Đối tượng được hưởng lợi
SXH là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm củatrẻ em, số tử vong do SXH ở khu vực phía Nam chiếm TL trên 80% tổng số tử vongcủa cả nước, trong đó lứa tuổi tử vong tập trung chủ yếu ở trẻ <15 tuổi (93%), đặc biệtđối với nhóm trẻ từ 5 - 9 tuổi [4] SXH lây lan nhanh trong CĐ qua trung gian truyềnbệnh là muỗi vằn và hiện nay vẫn chưa có một loại vắc xin khả thi để phòng ngừabệnh Tại hội nghị tổng kết công tác PC SXH giai đoạn 2001 - 2005 của các tỉnh miềnBắc ngày 10 tháng 6 năm 2005 tại Hà Nội Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn phát
biểu: “Trên thế giới cũng như tại Việt Nam vắc xin SXH vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu” Như vậy, hiện nay BP PC SXH quan trọng vẫn là tránh muỗi đốt, diệt
muỗi và bọ gậy
Dự án nâng cao hiệu quả hoạt động PC SXH ở xã Lại Yên sẽ giúp cho ngườidân nâng cao được KT và thực hành những BP PC SXH tại nhà góp phần nâng caohiệu quả của dự án và từ đó bảo vệ cho chính GĐ và CĐ tránh được nguy cơ lây bệnh,tránh lãng phí thời gian và tiền bạc chi cho dịch vụ y tế để điều trị bệnh Nếu dự ánthành công cũng giúp cho người dân nhận ra những giá trị thiết thực về những đónggóp của họ đối với dự án, từ đó niềm tin được nhân lên để có thể tiếp tục tự nguyệntham gia những dự án y tế khác góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống GĐ và CĐ
Riêng đối với CB UBND, đoàn thể ở Lại Yên, ngoài sự tác động đến việc nângcao nhận thức và hiểu biết về SXH, dự án cũng để lại cho họ bài học kinh nghiệm cógiá trị về phương pháp tổ chức thành công một dự án y tế, góp phần bảo vệ sức khỏecho người dân và ổn định tình hình xã hội, kinh tế ở địa phương
II Hiệu quả về kinh tế, xã hội
Theo nhận định của Bộ Y tế, dịch SXH tại Việt Nam vẫn đang có khả năngbùng phát thành dịch lớn, TL biến chứng và tử vong do SXH tiếp tục tăng gây ảnhhưởng đến lớn đến sức khỏe, kinh tế của từng GĐ và toàn xã hội(N)
Các nghiên cứu gần đây cho thấy chi phí trung bình (bao gồm chi phí trực tiếp
và gián tiếp) của một GĐ có trẻ bị SXH phải bỏ ra là 61 đôla Mỹ (>1 triệu đồng)
(Harving 2007) Nếu xét theo tổng thu nhập quốc dân của Việt Nam trên đầu người là
620 đôla Mỹ (>10 triệu đồng) (World Bank 2007), thì chi phí cho một trường hợp
nhiễm bệnh cao hơn thu nhập hàng tháng của cả GĐ
Theo một nghiên cứu tiến hành tại Cần thơ của tiến sĩ Phạm Thị Tâm và đồngnghiệp, con số trung bình cộng của chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp cho mỗi một
Trang 37ca mắc SXH là 175 đôla Mỹ (tương đương 3 triệu đồng), gấp 5.6 lần so với thu nhậphàng tháng, có 47.2 % hộ GĐ phải mượn tiền để trang trải và chỉ có 27.2 % không bịtác động về mặt kinh tế Ngoài những chi phí trực tiếp cho thuốc men và điều trị, cácthành viên trong GĐ còn bị mất thu nhập do phải bỏ thời gian và công sức chăm sóccho người bệnh, khiến cuộc sống càng thêm khó khăn Đó mới chỉ là tác động lênhoàn cảnh kinh tế của mỗi cá thể, mỗi GĐ, chưa tính những tác động tiêu cực lên khuvực đang bị dịch bệnh như giảm năng suất lao động, trẻ nghỉ học, lượng khách du lịchthưa thớt và sự thiếu ổn định tại CĐ do tâm lý lo sợ dịch bệnh bùng phát ảnh hưởng
đến sức khỏe của cộng đồng (Nguồn: Website của dự án PC SXH dựa vào CĐ ở Việt Nam-http://www.dengue.qimr.edu.au/index.php?
option=com_content&task=view&id=25&Itemid=38)
Như vậy, dự án nâng cao hiệu quả PC SXH được triển khai ở xã Lại Yên nếuthành công sẽ mang lại lợi ích thiết thực, trước tiên là KT và thực hành PC SXH củangười dân được nâng cao, nếu các BP diệt muỗi diệt bọ gậy tại CĐ được triển khai cóhiệu quả thì nguy cơ lây truyền SXH cho người dân sẽ giảm, từ đó cuộc sống GĐ và
CĐ sẽ ổn định
Theo số liệu được công bố tại hội nghị đánh giá công tác PC SXH ngày2/11/2009 của Bộ Y tế, hàng năm ngân sách Nhà nước đã chi vài chục tỉ đồng chocông tác PC dịch SXH, riêng năm 2009 là 70 tỉ đồng Ngân sách dành một tỉ trọngđáng kể để mua sắm trang thiết bị, thuốc men, hóa chất diệt muỗi PC dịch nhưng
KQ đem lại chưa như mong muốn Như vậy, nếu mô hình của Lại Yên thành công vàđược nhân rộng ở nhiều địa phương có SXH lưu hành sẽ đem lại hiệu quả về kinh tếvới cấp độ cao hơn đó là tiết kiệm chi phí ngân sách quốc gia bởi vì giải pháp chínhcủa dự án PC SXH ở Lại Yên là tăng cường sự tham gia của người dân diệt muỗi, diệt
bọ gậy tại nhà và tại CĐ
III Tính bền vững của dự án
Nâng cao kiến thức, thực hành về PC SXH cho người dân xã Lại Yên rất cầnthiết trước tình hình dịch SXH lưu hành hàng năm ở hầu hết các tỉnh, thành cả nước,nhất là đối với các địa phương ở miền Bắc dịch chỉ mới xuất hiện trong những nămgần đây chưa có nhiều dự án can thiệp và kinh nghiệm PC dịch còn rất hạn chế Nhưvậy, dự án PC SXH ở Lại Yên được xem như một mô hình thí điểm, trong đó giảipháp chủ chốt là vận động người dân tự PC SXH cho chính GĐ và CĐ Dự án đượcxây dựng với qui mô nhỏ không tốn nhiều kinh phí nên có thể nhân rộng ở nhiều địaphương trong điều kiện ngân sách hạn chế Dự án ở Lại Yên được tài trợ từ nguồn
Trang 38kinh phí dự án mục tiêu quốc gia PC SXH Chính phủ đã phê duyệt, ngoài ra đơn vịquản lý và thực hiện dự án cũng đóng góp ngân sách để các HĐ dự án triển khai thuận
lợi Ông Lê Văn Hường-PCT UBND xã Lại Yên cho biết: “Trong phạm vi của nguồn ngân sách xã có thể tự lực kinh phí nếu phù hợp với chủ trương và các HĐ PC SXH
có hiệu quả“
Qua điều tra của nhóm học viên Cao học YTCC 12 cho thấy mặc dù chínhquyền, đoàn thể và người dân địa phương chưa nhận thức và hiểu biết sâu sắc về SXHnhưng họ sẳn sàng tham gia nếu các HĐ dự án mang lại lợi ích cho CĐ và được triểnkhai một cách phù hợp Qua điều tra cho thấy TL người dân sẳn sàng tham gia diệt
muỗi và bọ gậy chiếm TL khá cao 92.3% Một người dân Thôn 1 cho biết: “Nếu địa phương quan tâm tổ chức diệt muỗi, diệt bọ gậy sẽ hết bệnh SXH thì chúng em sẽ tham gia ngay“
Thực tế, qua điều tra TL hộ GĐ thực hành PC SXH tại nhà chỉ có 28.8%, trongkhi TL người dân hiểu biết đầy đủ về SXH chưa tới 1%, nguyên nhân là do công táctruyền thông không phù hợp nên chưa mang lại hiệu quả Nếu dự án tác động tốt đếnnhận thức người dân thì chắc chắn họ sẽ tự giác thực hiện diệt muỗi và bọ gậy tại nhà
để bảo vệ sức khỏe cho chính GĐ họ và CĐ ngay cả khi dự án kết thúc
Như vậy, dự án PC SXH ở Lại Yên đã đáp ứng lợi ích của người dân, các BPdân gian dễ thực hiện không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, CĐ sẳn sàng tham gia, kinhphí triển khai dự án không nhiều trong đó có sự tự lực ngân sách địa phương, ngoài ra
dự án kết thúc sẽ trở thành mô hình có thể nhân rộng ở các địa phương khác Những
lý do trên sẽ góp phần tạo nên tính bền vựng của dự án
Trang 39Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1 Bộ Y tế (2000), Sổ tay hướng dẫn hoạt động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết ở cộng
đồng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2 Bộ Y tế - Cục Y tế dự phòng và Môi trường (2009), Kết quả giám sát dịch tễ sốt
dengue/sốt xuất huyết dengue tại các tỉnh, thành phố.
3 Nguyễn Ngọc Linh (1989), Đánh giá mối liên quan giữa hiệu quả họat động và tiêu
chuẩn tuyển chọn nhân viên sức khỏe cộng đồng trong chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu huyện Tân Trụ - Tỉnh Long An.
4 Nguyễn Thị Kim Tiến, Lương Chấn Quang & cộng sự (2000), Phân tích một số đặc
điểm dịch tễ về các ca tử vong do bệnh sốt xuất huyết dengue tại khu vực phía Nam trong năm 2000.
5 Trần Khánh Tiên, Lưu Lệ Loan & Cộng tác viên (1996), Kết quả bước đầu dùng cá
bảy màu (poecillia reticulata) diệt bọ gậy aedes aegypti, phòng chống sốt xuất huyết tại xã Hưng Long TP Hồ Chí Minh.
6 Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương (2002), Hướng dẫn giám sát
dengue và phòng, chống véc tơ, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
7 Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh (2007), Tài liệu tập huấn xử lý ổ dịch nhỏ, TP.Hồ Chí
Minh.
8 Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh (2008), Hội nghị tổng kết hoạt động phòng, chống dịch
năm 2007 và triển khai kế hoạch năm 2008, TP Hồ Chí Minh.
9 Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh (2002), Tài liệu thực hành phòng, chống sốt dengue/sốt
xuất huyết dengue thông qua cán bộ chính quyền và ban ngành đoàn thể, TP Hồ
Chí Minh.
10 Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh (2007), Tài liệu thực hành giám sát và phòng, chống
sốt dengue/sốt xuất huyết dengue dành cho cán bộ tuyến tỉnh, TP Hồ Chí Minh.
11 Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh (1998), Kết quả điều tra kiến thức, thái độ, hành vi
của người dân về phòng bệnh sốt xuất huyết tại các tỉnh trọng điểm khu vực phía Nam.
Tiếng Anh:
12 World Health Organization (2003), Situation of Dengue – Dengue Hemorrhagic Feve
in SEA Countries.
13 World Health Organization (2003), Guidelines for dengue surveillance and mosquito
control, Regional Office for the Western Pacific Mannila.
14 World Health Organization (1999), Prevention and Control of Dengue and Dengue
Haemorrhagic Fever, Regional Office for South - East Asia; Regional Publication, SEARO No 29.
15 World Health Organization - Geneva (1997), Dengue haemorragic, diagnosis,
treatment, prevention and control III Treatment:pp.24 –33.
Trang 40PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phân bố bệnh SXH huyện Hoài Đức đến ngày 20/9/2009