1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo tiểu luận: Vật quyền

73 3,3K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 459,4 KB

Nội dung

Vật quyền hay còn gọi là quyền đối vật là quyền cho phép một người được hưởng các quyền năng trực tiếp và ngay lập tức đối với một vật mà không cần vai trò của một người khác. Nói cách khác quyền đối vật là quyền trực tiếp trên vật trong đó chỉ bao gồm hai yếu tố : chủ thể của quyền và vật, đối tượng của quyền. Theo đó trên một vật có thể có nhiều quyền được thiết lập cho nhiều người được hưởng một cách trực tiếp như quyền của chủ sở hữu và quyền của người khác đối với vật của chủ sở hữu trong những trường hợp cụ thể. Đã từ rất lâu, vật quyền được công nhận và chế định vật quyền được hình thành, đồng thời ngày càng phát triển trên thế giới. Đầu tiên là trong Luật La Mã, vật quyền là “Jus in re” nghĩa là quyền trực tiếp trên vật. Luật Latinh ghi nhận khá nhiều quyền thuộc nhóm này: quyền sở hữu, quyền hạn chế việc thực hiện quyền sở hữu bất động sản (của người khác), quyền sở hữu bề mặt, quyền thuê đất dài hạn, quyền hưởng hoa lợi... Sự phát triển tiểu biểu của chế định này có thể tìm thấy ngày nay trong bộ luật dân sự Napoleon (và bộ luật dân sự Pháp ngày nay), bộ luật dân sự Đức, bộ luật dân sự Nhật Bản và cả trong các chế định về tài sản và sở hữu ở các nước không thuộc hệ thống Civil Law. Trong số các vật quyền này, quyền sở hữu là quyền có ý nghĩa quan trọng và cơ bản nhất, có nội dung bao trùm và có sự chi phối tới mọi vật quyền khác. Ngoại trừ quyền sở hữu, các vật quyền khác đều là quyền cho phép khai thác lợi ích từ tài sản của người khác. Trong các loại vật quyền thì quyền sở hữu là loại vật quyền chính. Những loại vật quyền khác là sự độc lập hoá theo mục đích của quyền sở hữu, là những bộ phận của quyền sở hữu, theo chức năng của quyền sở hữu, theo bà Nguyễn Thị Hạnh (Vụ Kinh tế dân sự thuộc Bộ Tư Pháp). “Vật quyền từ xưa tới nay trên thế giới vẫn được xem là phạm vi truyền thống của luật tài sản. Thế nhưng, vật quyền lại ít được nhắc đến tên trong các văn bản pháp luật Việt Nam và ngay cả trong các giáo trình dạy luật dân sự, mặc dù nội dung của nó đã xuất hiện không ít (tuy chưa đầy đủ) trong Bộ luật Dân sự 2005 và trong một số đạo luật khác”, theo giáo sư Ngô Huy Cương. Thực tế tại Việt Nam, chế định mang tên” vật quyền” vẫn chưa ra đời và từ “vật quyền” vẫn chưa được chính thức sử dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật dù các nội dung của nó đã và đang chi phối đời sống dân sự và tư duy pháp lí ngày càng mạnh mẽ hơn. Với những tìm hiểu của mình, trong khuôn khổ nội dung nghiên cứu, nhóm chúng tôi xin trình bày những vấn đề cơ bản của vật quyền, đặc biệt là quyền sở hữu cùng với những ví dụ minh họa và đề cập tình hình một số vướng mắc của bộ luật dân sự 2005 Việt Nam liên quan tới nội dung của chế định này.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

***

VẬT QUYỀN

LỚP: LUẬT DÂN SỰ TIẾT 6 – 8 THỨ 4

GIẢNG VIÊN: BÙI THỊ THANH HẰNG

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

Vật quyền hay còn gọi là quyền đối vật là quyền cho phép một người được hưởng cácquyền năng trực tiếp và ngay lập tức đối với một vật mà không cần vai trò của một ngườikhác Nói cách khác quyền đối vật là quyền trực tiếp trên vật trong đó chỉ bao gồm haiyếu tố : chủ thể của quyền và vật, đối tượng của quyền Theo đó trên một vật có thể cónhiều quyền được thiết lập cho nhiều người được hưởng một cách trực tiếp như quyềncủa chủ sở hữu và quyền của người khác đối với vật của chủ sở hữu trong những trườnghợp cụ thể

Đã từ rất lâu, vật quyền được công nhận và chế định vật quyền được hình thành, đồngthời ngày càng phát triển trên thế giới Đầu tiên là trong Luật La Mã, vật quyền là “Jus inre” nghĩa là quyền trực tiếp trên vật Luật Latinh ghi nhận khá nhiều quyền thuộc nhómnày: quyền sở hữu, quyền hạn chế việc thực hiện quyền sở hữu bất động sản (của ngườikhác), quyền sở hữu bề mặt, quyền thuê đất dài hạn, quyền hưởng hoa lợi Sự phát triểntiểu biểu của chế định này có thể tìm thấy ngày nay trong bộ luật dân sự Napoleon (và bộluật dân sự Pháp ngày nay), bộ luật dân sự Đức, bộ luật dân sự Nhật Bản và cả trong cácchế định về tài sản và sở hữu ở các nước không thuộc hệ thống Civil Law Trong số cácvật quyền này, quyền sở hữu là quyền có ý nghĩa quan trọng và cơ bản nhất, có nội dung

Trang 3

bao trùm và có sự chi phối tới mọi vật quyền khác Ngoại trừ quyền sở hữu, các vậtquyền khác đều là quyền cho phép khai thác lợi ích từ tài sản của người khác.

Trong các loại vật quyền thì quyền sở hữu là loại vật quyền chính Những loại vật quyềnkhác là sự độc lập hoá theo mục đích của quyền sở hữu, là những bộ phận của quyền sởhữu, theo chức năng của quyền sở hữu, theo bà Nguyễn Thị Hạnh (Vụ Kinh tế dân sựthuộc Bộ Tư Pháp)

“Vật quyền từ xưa tới nay trên thế giới vẫn được xem là phạm vi truyền thống của luật tàisản Thế nhưng, vật quyền lại ít được nhắc đến tên trong các văn bản pháp luật Việt Nam

và ngay cả trong các giáo trình dạy luật dân sự, mặc dù nội dung của nó đã xuất hiệnkhông ít (tuy chưa đầy đủ) trong Bộ luật Dân sự 2005 và trong một số đạo luật khác”,theo giáo sư Ngô Huy Cương Thực tế tại Việt Nam, chế định mang tên” vật quyền” vẫnchưa ra đời và từ “vật quyền” vẫn chưa được chính thức sử dụng trong các văn bản quyphạm pháp luật dù các nội dung của nó đã và đang chi phối đời sống dân sự và tư duypháp lí ngày càng mạnh mẽ hơn

Với những tìm hiểu của mình, trong khuôn khổ nội dung nghiên cứu, nhóm chúngtôi xin trình bày những vấn đề cơ bản của vật quyền, đặc biệt là quyền sở hữu cùng vớinhững ví dụ minh họa và đề cập tình hình một số vướng mắc của bộ luật dân sự 2005Việt Nam liên quan tới nội dung của chế định này

PHẦN 1: VẬT QUYỀN

1. Khái niệm vật quyền

Vật quyền hay còn gọi là quyền đối vật là quyền cho phép một người được hưởng cácquyền năng trực tiếp và ngay lập tức đối với một vật mà không cần vai trò của một ngườikhác Nói cách khác quyền đối vật là quyền trực tiếp trên vật trong đó chỉ bao gồm haiyếu tố : chủ thể của quyền và vật, đối tượng của quyền Theo đó trên một vật có thể cónhiều quyền được thiết lập cho nhiều người được hưởng một cách trực tiếp như quyềncủa chủ sở hữu và quyền của người khác đối với vật của chủ sở hữu trong những trườnghợp cụ thể

2. Một số học thuyết về vật quyền trên thế giới

a. Theo hệ thống pháp luật La Mã

- Trong quan niệm của các nhà luật gia La Mã, vật quyền (jus in re) được hiểu làquyền được chủ thể (người có quyền) thực hiện trực tiếp và tức thì trên một vật mà khôngcần vai trò trung gian của một người khác Trong chừng mực đó, vật quyền đối lập vớitrái quyền (jus ad rem), tức là quyền được thực hiện chống lại một người nhằm đòi hỏimột lợi ích về tài sản, cụ thể là một số tiền

Trang 4

- Luật La Mã chia vật quyền thành 3 loại: quyền chiếm hữu, quyền sở hữu và quyềnđối với tài sản của người khác

• Quyền chiếm hữu: luật La Mã đưa ra khái niệm về chiếm hữu nhưsau: chiếm hữu là nắm giữ, chi phối tài sản theo ý chí của mình màkhông phụ thuộc vào ý chí của người khác, coi tài sản đó như là củamình Nó phải thỏa mãn 2 điều kiện: chiếm giữ thực tế và ý chíchiếm hữu

• Quyền sở hữu: luật La Mã không đưa ra khái niệm chung về quyền

sở hữu mà chỉ nêu lên những quyền năng của một chủ sở hữu, baogồm: quyền sử dụng (jus utendi), quyền thu lợi từ tài sản (jusfruendi), quyền chiếm hữu (jus possidendi), quyền định đoạt (jusabutendi) và quyền kiện đòi tài sản (jus videcendi)

• Quyền đối với tài sản của người khác: là quyền của chủ thể khôngphải là chủ sở hữu tài sản nhưng có quyền sử dụng và hưởng nhữnglợi ích mà tài sản đó mang lại Quyền đối với tài sản của người khácđược chia làm 2 loại: quyền dụng ích đất đai và quyền dụng ích cánhân

+ Quyền dụng ích đất đai (servitius praediorum) ở đây bao gồm đất nôngnghiệp và đất ở, các quyền này bao gồm: quyền có lối đi lại, quyền chăn dắt giasúc đi qua, quyền dẫn nước, thoát nước, quyền được lấy ánh sáng,không khí,quyền được lợi dụng nhà của người khác để xây nhà mình, quyền được sử dụngbóng râm của người khác, quyền được sang đất của người khác để thu lượm hoaquả

+ Quyền dụng ích cá nhân (servitius personarum) hay quyền sử dụng tài sảncủa người khác suốt đời, các bên có thể thỏa thuận một bên có thể sửdụng tài sảncho đến chết, người đó được hưởng hoa lợi, lợi tức do tài sản mang lại nhưngkhông được để lại thửa kế và không được chuyển giao cho người khác

b. Theo hệ thống pháp luật Common law

- Các nước theo hệ thống pháp luật này không có quan niệm về vật quyền Để giảithích điều này, ta phải quay lại từ cách định nghĩa tài sản của các nước này

Theo pháp luật Hoa Kỳ ( trừ tiểu bang Lousiana), đại diện tiêu biểu của hệ thống phápluật common law, định nghĩa tài sản như quyền chứ không phải là vật theo cách hiểuthông thường Trong cuốn “The theory of Legistration”, Jeremy Bentham viết: “ tài sản

và pháp luật sinh ra và chết đi cùng nhau, trước khi luật được làm ra thì không có tài sản,loại bỏ pháp luật và tài sản chấm dứt.” Luật gia Hoa Kỳ quan tâm đến những quyền lợinào có thể phát sinh liên quan đến vật, từ đó họ nhìn nhận tài sản như một tập hợp cácquyền trong mối liên quan với vật Những tập hợp quyền này bao gồm: quyền loại trừ,quyền chuyển nhượng, quyền chiếm hữu và sử dụng

c. Theo hệ thống pháp luật Civil law

Trang 5

- Trước tiên phải kể đến đại diện tiêu biểu là Pháp BLDS Pháp thiết kế dựa trên haichế định cơ bản là vật quyền và trái quyền Trái quyền là quyền đối nhân hay còn hiểu làquyền của một chủ thể đối với một chủ thế khác Vật quyền hay còn gọi là quyền đối vật

là quyền của chủ thể tác động lên một vật

- Theo BLDS Đức, vật quyền được quy định trong quyển 3 của BLDS Đức Vậtquyền được hiểu là quyền của một người đối với một vật, là quyền chi phối trực tiếp của

người đó đối với vật Vật quyền là quyền tuyệt đối, áp dụng đối với tất cả mọi người.

Trong các loại vật quyền được quy định tại Bộ luật dân sự Đức thì quyền sở hữu là loạivật quyền chính Những loại vật quyền khác là sự độc lập hoá theo mục đích của quyền

sở hữu, là những bộ phận của quyền sở hữu, theo chức năng của quyền sở hữu Chứcnăng của quyền sở hữu là việc khai thác, sử dụng vật, do đó quyền hưởng dụng được coi

là một vật quyền để có thể thực hiện độc lập, có thể chuyển giao cho người khác khaithác, sử dụng Pháp luật Đức chia vật quyền làm 2 loại: vật quyền về nội dung và vậtquyền về hình thức Vật quyền về nội dung được quy định tại BLDS và một số đạo luậtkhác, ví dụ: Luật về sở hữu căn hộ; Luật về xây dựng trên đất của người khác và một sốluật liên quan phát sinh do quá trình thống nhất nước Đức Vật quyền hình thức có nhiềucấp bậc, được quy định trong các luật như Luật về đăng ký bất động sản là đạo luật củaliên bang và Luật liên quan đến thủ tục định đoạt bất động sản hướng dẫn thi hành Luật

về đăng ký bất động sản và chế độ bất động sản được quy định chi tiết hơn do Bộ Tưpháp liên bang được Quốc hội giao quyền ban hành và một số Luật của các bang điềuchỉnh vật quyền hình thức

- Theo BLDS Nhật Bản, vật quyền được quy định tại phần 2 ( từ điều 175 đến điều398) Trong đó, bản chất của vật quyền là sự thống trị trực tiếp đối với tài sản mà khôngphụ thuộc vào hành vi của người khác, và sự không trùng lặp nội dung của 1 loại vậtquyền nhất định ( tức là không thể có 2 vật quyền cùng 1 nội dung trên một tài sản nhấtđịnh)

d. Vật quyền trong BLDS Việt Nam

- Người làm luật Việt Nam xây dựng các chế định quyền đối với tài sản chủ yếu bằngcác chất liệu đặc trưng của luật La Mã Bởi vậy, trong luật hiện hành có các khái niệmquyền sở hữu, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề (địa dịch),… là những kháiniệm có nội hàm gần như tương đồng với các khái niệm cùng tên hoặc chỉ những quan hệ

có cùng tính chất trong luật của các nước châu Âu Tuy nhiên, khái niệm vật quyền lạikhông hề xuất hiện trong BLDS VN

e. Đặc điểm pháp lý của vật quyền:

- Như đã nêu trong phần khái niệm: vật quyền được chủ thể trực tiếp thực hiện lênvật mà không cần vai trò của một chủ thể nào khác Theo đó có thể thấy vật quyền có cácđặc điểm sau:

Trang 6

Quyền tuyệt đối: Vật quyền là quyền có tính chất tuyệt đối Vật

quyền xác lập cho chủ thể quyền quyền chống lại những chủ thểkhác có hành vi xâm phạm điều này sẽ giúp ích cho việc đảm bảogiao dịch tài sản một cách tự do và dễ dàng Vật quyền có hiệulực đối với tất cả mọi người và mọi người phải tôn trọng Đâychính là một trong những đặc điểm cơ bản của vật quyền

• Được pháp luật quy định: dựa vào đặc điểm của vật quyền làmang tính tuyệt đối, loại trừ, chi phối nên vật quyền phải doluật quy định cụ thể về các loại vật quyền, nội dung, hiệulực Nếu vật quyền không dựa trên luật định thì trật tự xã hội vàtrật tự giao dịch sẽ bị xáo trộn

• Công khai: Vật quyền cần phải được công khai để người thứ banhận biết rõ ràng về vật quyền – tức là cần có cơ chế để giúp chongười ngoài nhận biết được sự tồn tại và chuyển dịch vật quyền(chủ thể nào có quyền gì đối với vật)

f. Phân loại

Học thuyết pháp lý châu Âu xây dựng nhiều cách phân loại vật quyền Cách phổ biến nhất là thiết lập hai nhóm vật quyền, tuỳ theo mức độ tác động vật chất mà chủ thể được phép thực hiện đối với vật trong khuôn khổ tìm kiếm lợi ích: nhóm các vật quyền chính

và nhóm các vật quyền phụ Ta có bảng hệ thống :

Trang 8

PHẦN 2: VẬT QUYỀN CHÍNH YẾU

A. QUYỀN SỞ HỮU

I. KHÁI NIỆM.

• Theo điều 17, UDHR (Universal Declaration of Human Rights):

1. Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản riêng của mình hay chung với nhữngngười khác

2. Không ai bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán

Theo Điều 164 BLDS Việt Nam 2005:

“Quyền Sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sảncủa chủ sở hữu theo quy định của pháp luật

Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu,quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản”

Từ đây có thể thấy định nghĩa về quyền sở hữu trong điều 164 BLDS Việt Nam 2005không khác mấy so với BLDS Pháp Theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện thì định nghĩa này

đã được vận dụng vào BLDS Việt Nam như một quyền tuyệt đối, riêng biệt, tồn tại lâudài

Trang 9

Điểm khác về quyền sở hữu trong BLDS Việt Nam so với BLDS Pháp đó là sự xuấthiện của quyền chiếm hữu “Tuy nhiên, chính sự khác biệt ấy đã dẫn đến sự hình thànhmột chế độ pháp lý về sở hữu rất đặc thù trong luật Việt Nam Điều này khiến cho mộtmặt, luật Việt Nam trở nên khó hiểu đối với thế giới, mặt khác, việc thực hiện quyền sởhữu trở nên phức tạp do sự trộn lẫn các quyền năng có tính chất khác biệt trong khuônkhổ một chế định duy nhất” (Theo TS Nguyễn Ngọc Điện).

2. Khái niệm:

Xét điều 164 BLDS Việt Nam, ta thấy:

Quyền sở hữu bao gồm:

- Quyền chiếm hữu: Quyền nắm giữ, quản lý tài sản (Điều 182)

- Quyền sử dụng: Quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản(Điều 192)

- Quyền định đoạt: Quyền chuyển giao sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó(Điều 195)

3. Phân biệt khái niệm Sở hữu, Quan hệ sở hữu và Quyền sở hữu:

Về mặt kinh tế: Sở hữu gắn liền với thu nhập, lợi ích của chủ sở hữu đối với củacải, mang lại thu nhập cho chủ sở hữu Mỗi hình thức Sở hữu mang lại hình thức thunhập khác nhau

Ví dụ: Sở hữu về cổ phần => thu nhập là lợi tức;

Sở hữu là ruộng đất => thu nhập là địa tô

Về mặt pháp lý: Sở hữu hợp pháp hóa thành quyền Cơ chế để thực hiện các quyềngọi là chế đố sở hữu

Sở hữu được xem xét dưới nhiều góc độ Ngoài cách hiểu thông thường, trongkhái niệm sở hữu còn gồm cả quyền (quyền nhận trợ cấp, quyền nhận lương hưu… quyền

sở hữu trí tuệ) Cơ sở của việc mở rộng khái niệm sở hữu dựa trên suy luận là nếu quyền

có thể được chuyển đổi, nó là một tài sản đặc biệt, có thể được coi như đối tượng củaquyền sở hữu

Trang 10

b. Quan hệ sở hữu:

Quan hệ kinh tế giữa người với người trong sự chiếm hữu hay nói cách khác là hìnhthức xã hội của sự chiếm hữu của cải Quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với ngườiđối với vật Được phân hóa thành các quyền sử dụng, định đoạt

Vậy ta có thể phân biệt ba khái niệm này với nhau:

- Sở hữu là tài sản, tư liệu sản xuất … thuộc về ai đó

- Quan hệ sở hữu: là quan hệ kinh tế giữa người với người đối với vật và được phânhóa thành các quyền sử dụng, quyền định đoạt

- Quyền sở hữu: có thể hiểu là quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản của mìnhtheo nghĩa chủ quan Theo nghĩa khách quan, quyển sở hữu là tổng hợp các quyphạm pháp luật quy định trình tự chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ

sở hữu và quyền được bảo vệ khi quyền sở hữu bị xâm hại

4. Nội dung Quyền Sở Hữu:

4.1. Quyền chiếm hữu:

Theo PGS TS Hoàng Thế Liên: “Việc quy định nội dung của Quyền sở hữu đượcpháp luật các nước quy định rất khác nhau Có nước cho rằng, quyền sở hữu không baogồm quyền chiếm hữu, bởi vì, chiếm hữu có trước sở hữu Chiếm hữu là bản năng bảotồn của con người phản ánh quan hệ bảo tồn của con người với tự nhiên và tồn tại kháchquan trong mọi thời đại […] Tuy nhiên, quan điểm của các nhà làm luật của Việt Nam lạicho rằng, mặc dù chiếm hữu có trước sở hữu, nhưng chiếm hữu là tiền đề cho việc khaithác công dụng của tài sản Vì vậy, trong nội dung chính yếu của quyền sở hữu không thểthiếu quyền chiếm hữu, cùng với các quyền còn lại như đã liệt kê ở trên có thể được gộplại thành nội dung cơ bản của quyền sở hữu.”1

a. Định nghĩa và phân tích:

Chiếm hữu trong đời sống thường ngày

Chiếm hữu trong đời sống thường ngày có thể hiểu là sự nắm giữ, chi phối tài sảntheo ý chí của mình mà không phụ thuộc vào ý chí của người khác Coi tài sản đó nhưcủa mình

Chiếm hữu xuất hiện trước sở hữu, nó thuộc về bản năng của con người cũng như độngvật Con người hay động vật chiếm hữu những sản vật tự nhiên để tồn tại và tạo ra nhữngsản vật mới nhằm phát triển Có thể nói chính sự chiếm hữu đã đưa loài người lên mộtbước tiến hóa mới

Theo Luật La Mã, chiếm hữu luôn hội tụ 2 yếu tố:

1 Theo Bình Luận Khoa Học Về Bộ Luật Dân Sự Năm 2005 Tập II – Bộ Tư pháp Viên Khoa Học Pháp Lý Chủ

Trang 11

o Corpus: Yếu tố vật chất hay khách quan là hành vi ứng xử cụ thể cho thấyngười ứng xử có quyền với tài sản hay nói cách khách là việc thực hiệnquyền năng của sở hữu chủ

Ví dụ: Tính vật chất: cất giữ đồ đạc, chăm sóc cây cối trong vườn…

Tính pháp lý: bán tài sản, giao kết hợp đồng cho thuê tài sản hay gửigiữ tài sản…

o Animus: Yếu tố ý chí – chủ quan: người chiếm hữu xử sự theo cung cáchmình là chủ sở hữu của tài sản

Theo Luật của Đức, Pháp và các nước Châu Âu nói chung, chịu ảnh hưởng khánhiều của luật La Mã cổ đại thì chiếm hữu được thừa nhận theo nguyên tắc trên, trong cảđời thường và luật pháp, là hội tụ đủ cả hai yếu tố là corpus và animus

Trong BLDS VN 2005, Điều 182 quy định: “Quyền chiếm hữu là quyền

nắm giữ, quản lý tài sản”

Việc nắm giữ, quản lý tài sản có thể coi là bao gồm quyền sử dụng (dùng và khai thác)hoặc không sử dụng tài sản (cất giữ)

- Vậy việc chiếm hữu cần phải được chủ thể thực hiện trực tiếp (bao hàm cả 2 yếu

tố nắm giữ và quản lý thì khó mà thực hiện thông qua vai trò người khác được?)

- Theo khoản 2 điều 183 thì người quản lý tài sản được coi là người chiếm hữu tàisản, vậy BLDS VN quy định quyền chiếm hữu có vẻ chỉ mang tính khách quan Cũng theo hệ thống pháp luật Việt Nam thì:

1. Sự chiếm hữu được bảo vệ khi thiết lập được mối liên hệ hợp pháp vớiquyền sở hữu Quyền chiếm hữu nằm trong quyền sở hữu cho nênQuyền chiếm hữu không được bảo vệ theo một chế độ riêng mà đượcnhập chung với quyền sở hữu và thành đối tượng chung của một chế độbảo vệ duy nhất: chế độ bảo vệ quyền sở hữu (Chương XV – BLDSViệt Nam 2005) Chế độ này được đặc trưng bởi hai quyền cơ bản:Quyền đòi lại tài sản – Điều 256; Quyền yêu cầu ngăn chặn hoặc chấmdứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu,quyền chiếm hữu hợp pháp – Điều 259 2

2. Để được bảo vệ, người chiếm hữu phải chứng minh được mình thực sự

có quyền tài sản, hay nói cách khác phải chứng minh được là mình

2 Theo PGS TS Nguyễn Ngọc Điện trong “Quyền Sở Hữu và Quyền Chiếm Hữu – Bài học về tình huống luật

Trang 12

chiếm hữu có căn cứ pháp luật hoặc không có căn cứ pháp luật nhưng phải ngay tình Gọi chung là chiếm hữu hợp pháp.

b. Phân loại:

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật (Chiếm hữu hợp pháp):

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật được hiểu là các trường hợp người chiếm hữu thực sự cóquyền chiếm hữu đối với tài sản của mình

Điều 183 BLDS Việt Nam 2005 quy định:“Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc

chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau đây:

1. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

2. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân

sự phù hợp với quy định của pháp luật;

3. Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được

ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giâó, bịchìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;

4. Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thấtlạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;

5. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.”

Khi xem xét tình trạng chiếm hữu liên tục:

Thời gian chiếm hữu của chủ sở hữu = Thời gian chiếm hữu của người khác đối với tài sản của chủ sở hữu + thời gian chiếm hữu của chủ sở hữu.

Ví dụ: A sở hữu một chiếc xe o tô từ năm 2000 A làm dịch vụ cho thuê xe từ năm 2012.Tính đến năm 2014, thời gian chiếm hữu xe của A là 14 năm chiếm hữu thực tế và toàn

bộ những phần thời gian A cho một ai khác thuê xe tức là giao quyền chiếm hữu chongười khác

Căn cứ vào khoản 1 điều 247 BLDS 2005 thì người chiếm hữu sẽ không thể trở thànhchủ sở hữu đối với tài sản là động sản nếu không chiếm hữu chúng một cách công khaitrong vòng 10 năm và đối với bất động sản nếu không chiếm hữu trong vòng 30 năm.Người chiếm hữu chỉ thực hiện quyền chiếm hữu trong phạm vi, theo cách thức và thờihạn do chủ sở hữu xác định Đối với các tài sản không xác định được chủ sở hữu thì việcxác lập quyền sở hữu sẽ theo các thời hiệu đặc biệt được xem xét ở mục “Các căn cứ xáclập quyền sở hữu”

Chiếm hữu tài sản một cách liên tục, công khai trong một thời gian dài, người chiếmhữu mà không có quyền rốt cuộc sẽ có được quyền sở hữu Người chiếm hữu trong tư thếchủ sở hữu, dù không phải là chủ sở hữu đích thực, sau một thời gian, sẽ được thừa nhận

là chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản Tư thế chủ sở hữu đó là khi người chiếm hữutrong tư thế và với thái độ tâm lý của người có quyền đối với tài sản

Trang 13

Bởi vậy, người nghĩ rằng mình chỉ là một người thuê tài sản và ứng xử phù hợp vớisuy nghĩ đó, chẳng hạn, bằng cách trả tiền thuê đều đặn, không bao giờ có thể xác lậpquyền sở hữu theo thời hiệu đối với tài sản, dù việc chiếm hữu tài sản thuê có kéo dài đếnbao lâu.

Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật (Chiếm hữu bất hợp pháp) – Những trường hợp không được liệt kê tại điều 183 BLDS 2005

Chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình:

Việc chiếm hữu bất hợp pháp nhưng người chiếm hữu không biết hoặc không thể biếtviệc chiếm hữu tái sản đó là bất hợp pháp

Ví dụ: A đang đi đường và nghe điện thoại, một chiếc Iphone 6 thì B xuất hiện cướpmất chiếc iphone 6 của A (giá lúc đó khoảng 20 triệu đồng) Sau đó B đem bán chiếc điệnthoại cho cửa hàng điện thoại với giá 15 triệu đồng C tới cửa hàng điện thoại và mua lại,

sử dụng chiếc iphone 6 mà B đã cướp của A Trong trường hợp này C là người chiếmhữu ngay tình, C chỉ mua và sử dụng chiếc iphone 6 đó mà không hề biết nó đã bị B cướp

từ A (tức tài sản bất hợp pháp)

Chiếm hữu ngay tình được pháp luật Việt Nam bảo vệ Khi một người chiếm hữungay tình một tài sản trong một khoảng thời gian nhất định theo thời hiệu thì sẽ trở thànhchủ sở hữu hợp pháp của tài sản đó Cụ thể là nếu C giữ chiếc iphone 6 đủ 10 năm (độngsản) thì C trở thành chủ sở hữu hợp pháp đối với chiếc iphone 6 đó

Quyền này được thừa nhận chừng nào sự ngay tình còn được duy trì và chấm dứt từlúc người chiếm hữu biết hoặc buộc phải biết mình không phải là người có quyền sở hữuđối với tài sản

Chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình:

Việc chiếm hữu là bất hợp pháp và người chiếm hữu biết hoặc buộc phải biết việcchiếm hữu tài sản đó là bất hợp pháp nhưng vẫn cố tình chiếm hữu

Ví dụ: Như trên nhưng B không đem bán cho cửa hàng điện thoại mà đem về sử dụng thì

B là người chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình chiếc iphone 6 đó và kể cả khi Akhông báo lại với cơ quan chức năng và B chiếm giữ chiếc iphone đủ 10 năm thì B việcchiếm hữu của B vẫn không được luật pháp bảo vệ, B không trở thành chủ sở hữu hợppháp của chiếc điện thoại đó

Trang 14

Sự phân biệt chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình và chiếm hữu bất hợp pháp khôngngay tình có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu vàviệc chọn lựa phương thức kiện bảo vệ quyền sở hữu trong việc các án kiện dân sự.

Nguyên tắc suy đoán người chiếm hữu là người có quyền:

Được áp dụng ở một số nước, trong trường hợp việc chiếm hữu tài sản bị xâm hại,quấy nhiễu bằng hành vi vi phạm pháp luật, người chiếm hữu được bảo vệ theo cách bảo

vệ mà luật pháp dành cho chủ sở hữu Điều cần nhấn mạnh là suy cho cùng người chiếmhữu được bảo vệ không phải vì nhà chức trách tin chắc rằng đó là chủ sở hữu đích thựccủa tài sản Đơn giản, việc chiếm hữu đó là một phần của cuộc sống xã hội đang diễn ramột cách bình yên; sự bình yên đó cần được duy trì, bởi nó hàm chứa ít rủi ro xung đột,khủng hoảng xã hội so với tình cảnh mà người xâm hại, quấy nhiễu việc chiếm hữu tạo rabằng hành vi xâm hại, quấy nhiễu của mình.3

Ví dụ: C đã mua chiếc iphone 6 và chiếm hữu nó được 5 tháng thì đi đường bị cướpgiật điện thoại Khi đó D chứng kiến và đã giúp C lấy lại được điện thoại D tình cờ làanh trai của A chủ sở hữu thực của chiếc iphone đó Khi đó có thể thấy hành động của D

là hoàn toàn đúng đắn, của người ưa chuộng công lý, lẽ phải Tuy nhiên, nếu D là ngườithuộc cơ quan chức trách, đang thi hành nhiệm vụ thì khi ấy D sẽ phải thực hiện các bước

để hoàn thành nhiệm vụ của mình bao gồm của việc giao trả lại tài sản cho nạn nhân Khi

ấy, người nhận tài sản cần phải là chủ nhân đích thực có căn cứ của tài sản Vậy lúc nàynếu C muốn nhận lại tài sản thì phải chứng minh được mình là chủ sở hữu hợp pháp củachiếc iphone (điếu không thể) Theo nguyên tắc đưa ra ở trên thì quyền sở hữu của C đốivới chiếc iphone vẫn được bảo vệ

4.2. Quyền sử dụng:

Là một trong ba quyền năng cơ bản của quyền sở hữu, quyền sử dụng có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng không những đối với chủ sở hữu tài sản, mà còn đối với cả các chủ thểkhác trong mối liên quan tới đối tượng sở hữu là tài sản

Điều 192 BLDS 2005 quy định quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng và hưởnghoa lợi, lợi tức từ tài sản

Khai thác tài sản được hiểu là việc dùng tài sản để phục vụ sở thích của bản thân hoặc

để khai thác lợi ích kinh tế của tài sản Ví dụ: sử dụng xe máy để đi lại, dùng điện thoại

để liên lạc; cho thuê xe để kiếm tiền v.v…

3 Theo PGS TS Nguyễn Ngọc Điện trong “Quyền Sở Hữu và Quyền Chiếm Hữu – Bài học về tình huống luật

Trang 15

Hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản là việc chủ sở hữu thu nhận các sản vật tự nhiên màtài sản mang lại như trái cây, hoa quả, gia súc sinh con v.v… hoặc thu các khoản lợi từviệc khai thác tài sản như lợi tức cổ phiếu, tiền cho thuê nhà, thuê xe v.v…

Chủ sở hữu có quyền quyết định các thức sử dụng tài sản của mình: sử dụng hoặckhông sử dụng Tuy nhiên việc sử dụng tài sản không được làm phương hại tới lợi íchcủa nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

Người có quyền sử dụng là chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp

- Là quyền tối cao của chủ sở hữu

- Người không phải chủ sở hữu chỉ có thể định đoạt tài sản của người kháctrong trường hợp được chủ sở hữu ủy quyền hoặc trong trường hợp đượcluật quy định

- Quyền định đoạt có thể bị hạn chế trong trường hợp có sự xung đột giữalợi ích nhà nước, lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân

- Được pháp luật bảo vệ nhờ đặt ra một số quy định nhằm bảo vệ chủ sởhữu hoặc sự an toàn pháp lý trong giao dịch dân sự

Được hiểu là quyền quyết định số phận pháp lý của tài sản và quyền này được thểhiện dưới hai góc độ:

1. Định đoạt về số phận thực tế của vật: Tiêu dùng, hủy bỏ, hoặc từ bỏ quyền

sở hữu (vứt bỏ tài sản.) Trong trường hợp này, chủ thể định đoạt vật chỉcần bằng hành vi trực tiếp tác động lên vật

2. Định đoạt số phận pháp lý: Chuyển giao quyền sở hữu Phải thông quagiao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu

Trong các trường hợp có sự xung đột giữa lợi ích của chủ sở hữu và lợi ích của nhànước, lợi ích công cộng hoặc lợi ích của người khác, quyền định đoạt có thể bị hạn chếtheo những điều kiện cụ thể do pháp luật quy định (Ví dụ: cổ vật, di tích lịch sử, văn hóa

thì nhà nước có quyền ưu tiên mua).

Trang 16

Quyền định đoạt tuy là quyền tuyệt đối của chủ sở hữu song pháp luật cũng đặt ranững quy định về điều kiện định đoạt nhằm mục đích bảo vệ cho chủ sở hữu hoặc bảo vệ

sự an toàn pháp lý trong giao lưu dân sự

5. Đặc tính của Quyền Sở Hữu:

Quyền sở hữu đứng đầu các loại quyền về tài sản do tính chất hoàn hảo do các quyềnnăng mà nó tạo ra cho người mang quyền Quyền cho phép người có quyền không chỉnắm giữ việc kiểm soát vật chất đối với tài sản mà còn có thể khai thác các khả năng vàđặc biệt là các giá trị kinh tế của các tài sản đó Nó tạo điều kiện cho người có quyền thuđược lợi ích từ việc khai thác một cách trọn vẹn các khả năng kinh tế của tài sản Cácquyền khác về tài sản ví dụ như quyền địa dịch, quyền thuê dài hạn thì người có quyềnchỉ được khai thác tài sản ở 1 khía cạnh nào đó, quyền năng thấp hơn quyền sở hữu (ví dụnhư sự tiện lợi về tầm nhìn, lối đi qua v.v…)

Cũng như bất cứ quyền tài sản nào khác, quyền sở hữu có đặc điểm là trị giá đượcbằng tiền và có thể chuyển giao được trong giao lưu dân sự

Nhưng để nói về đặc tính riêng biệt, biến quyền sở hữu thành một quyền được coi là

có quyền năng nhất, hoàn hảo nhất thì phải nói tới những đặc điểm sau:

5.1. Tính vĩnh viễn:

Đặc tính này của quyền sở hữu nói lên rằng, người mang quyền sở hữu được sở hữutài sản của mình, được pháp luật bảo vệ cho quyền đó một cách lâu dài có thể nói là vĩnhviễn Người đó có thể giữ tài sản của mình bao lâu tuỳ thích, một khi tài sản đó được sởhữu một cách hợp pháp

5.2. Tính tuyệt đối:

Quyền sở hữu mang tính chất xác định về mặt chủ thể Đặc tính này cho thấy chỉ duynhất người chủ sở hữu mới có đầy đủ các quyền sử dụng, định đoạt Các quyền về tài sảnkhác chỉ có một số đặc tính chứ không thể có được đầy đủ như quyền sở hữu

Tính tuyệt đối có được là do quan hệ sở hữu là quan hệ tuyệt đối tức là quan hệ chỉxác định chủ thể có quyền mà không xác định được, cũng không cần xác định chủ thể cónghĩa vụ Nói cách khác, bất kì chủ thể nào khác khi đặt trong một mối quan hệ với chủ

sở hữu đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người này

Ví dụ: quyền sử dụng, chỉ có chủ sở hữu là người duy nhất có quyền năng này đối vớitài sản của mình

Cũng có trường hợp chủ sở hữu có thể chuyển giao quyền sử dụng tài sản cho ngườikhác thông qua một hợp đồng Tuy nhiên dựa trên cở sở này, có thể thấy, người khác có

Trang 17

quyền sử dụng nhưng sẽ bị giới hạn với những điều đã được thoả thuận trong hợp đồng,

nó mang tính hạn chế hơn quyền sở hữu toàn năng của chủ sở hữu

Khi A là chủ sở hữu của một mảnh đất, anh ta có thể lập hợp đồng cho B thuê mảnhđất đó trong vòng 10 năm, thì anh B sẽ có quyền sử dụng mảnh đất đó, nhưng chỉ trongvòng 10 năm

5.3. Tính đối kháng:

Quyền này cho thấy, người chủ sở hữu sẽ có quyền “đối kháng” với bất cứ ai Đặc

tính này cực kì có lợi cho người chủ sở hữu Anh ta sẽ có quyền yêu cầu cả thế giới, chỉtrừ anh ta ra, tôn trọng sự sở hữu của anh ta với tài sản của mình

Điều này lại mang chúng ta quay lại với quyền tuyệt đối khi nó mang tính xác định vềmặt chủ thể Chỉ có người chủ sở hữu mới có quyền

Ví dụ: A sở hữu một mảnh đất, đã có đăng ký sở hữu A xây một căn nhà trên mộtnửa mảnh đất đó, nửa còn lại để làm vườn, nhưng không xây rào chắn, vì vậy nên mảnhđất của A nối liền với một mảnh đất khác B tới mua mảnh đất còn lại, và anh ta chorằng, mảnh vườn của A nối liền với đất của anh ta, và A không xây nhà trên đó nên phầnđất đó thuộc về anh ta nên B đã tự ý phá mảnh vườn của A A kiện B ra toà vì việc này.Vậy khi A và B ra toà, việc A đã đăng ký sở hữu giúp cho A có điều kiện đối kháng với

B trên toà khi xảy ra tranh chấp như vậy Và B dĩ nhiên phải tôn trọng quyền sở hữu của

A đối với mảnh đất đó, anh ta không có quyền lấn chiếm hay giành lại mảnh đất về mình

So sánh với quan hệ hợp đồng, ta có thể thấy rõ, hợp đồng chỉ mang tính tương đối Vì rõràng, ta thấy trong quan hệ hợp đồng sẽ xác định được rõ cả chủ thể có quyền và chủ thể

có nghĩa vụ Tài sản trong mối quan hệ hợp đồng khiến cho người chiếm hữu tài sản đóchỉ có quyền yêu cầu người tham gia hợp đồng với mình thực hiện sự tôn trọng vớinhững điều đã nêu ra trong hợp đồng chứ không phải một ai khác

Có trường hợp phạm vi rộng hơn khi nói đến hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3(xem thêm về hiệu lực tương đối của hợp đồng)

II. XÁC LẬP VÀ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU

1.Căn cứ xác lập quyền sở hữu

Căn cứ xác lập quyền sở hữu là những sự kiện pháp lý do Bộ luật Dân sự quy địnhlàm phát sinh quyển sở hữu của một hoặc nhiều chủ thể đối với tài sản

Theo điều 170 – BLDS 2005, quyền sở hữu được xác lập trong các trường hợp sau đây:

1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp ;

2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

3. Thu hoa lợi, lợi tức;

4. Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;

Trang 18

5. Được thừa kế tài sản;

6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên;

7. Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này;

8. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

Ta phân tích cụ thể vào từng trường hợp:

1) Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp:

Theo điều 233 BLDS – 2005 : “Người lao động, người tiến hành kinh doanh hợp

pháp có quyền sở hữu đối với tài sản, thành quả do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp của mình kể từ thời điểm có được tài sản đó”.

Sản phẩm do quá trình lao động tạo ra có thể là vật chất như người nông dân là chủ sởhữu đối với sản phẩm nông nghiệp, thợ thủ công có quyền sở hữu hàng hóa do mình sảnxuất ra Sản phẩm tạo ra có thể là đối tượng sở hữu trí tuệ như tác phẩm văn học, côngtrinh khoa học, sáng chế…

Đó cũng có thể là tiền công, tiền lương của người lao động sau khi đã hoàn thànhxong công việc, nhiệm vụ

Ví dụ: Bà A là nhân viên trong một công ty tư nhân và được trả lương vào cuối tháng.Thì số tiền lương bà A nhận được là thuộc quyền sở hữu của bà A Căn cứ để bà A xáclập quyền sở hữu đối với số tiền này là từ hành vi “ lao động “ của mình

2) Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Ở đây ta có 2 căn cứ để xác lập quyền sở hữu:

a) Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận:

Quyền sở hữu được xác lập theo ý chí của các bên chủ thể thông qua hợp đồng dân

sự Hợp đồng chuyển quyền sở hữu là sự thỏa thuận có sự thống nhất ý chí của các chủthể nhằm chuyển dịch quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác và làm phátsinh các quyền và nghĩa vụ của các bên

Đó là các hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi , cho vay…

Hai điểm cần lưu ý đối với căn cứ xác lập này là hiệu lực của hợp đồng và thời điểmchuyển quyền sở hữu:

• Hiệu lực của hợp đồng:

Những hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu có hiệu lực khi chúng phù hợp với cácquy định Bộ luật Dân sự , không trái với những quy định để giao dịch dân sự có hiệu lựctại điều 122 BLDS – 2005

• Thởi điểm chuyển quyền sở hữu:

Đối với động sản , thời điểm chuyển quyền sở hữu chính là thời điển tài sản đượcchuyển giao cho chủ sở hữu mới

Trang 19

Đối với bất động sản hay những động sản mà pháp luật yêu cầu phải đăng ký quyền

sở hữu , thời điểm chuyển quyền sở hữu là thời điểm khi người mua hoặc người tặngcho… đã thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu

Ví dụ 1: A bán nhà cho B A đã làm xong thủ tục sang tên trước bạ nhà cho B, nhưngchưa giao nhà thì không may sét làm hỏng nhà, trong trường hợp này dù B chưa nhậnnhà, nhưng về pháp lý B đã là chủ sở hữu căn nhà đó, do đó B phải chịu rủi ro

Ví dụ 2: A bán cho B con lợn giống, B đã trả tiền cho A nhưng chưa nhận lợn của A,con lợn tự nhiên bị chết Trong trường hợp này không cần xem A có lỗi hay không có lỗi,

vì dù A đã nhận đủ tiền, nhưng chưa giao lợn cho B thì quyền sở hữu về con lợn đó vẫnchưa phát sinh đối với B, A vẫn là chủ sở hữu nên A phải chịu rủi ro Nếu A không cócon lợn khác trả cho B hoặc có con lợn khác nhưng không được B đồng ý thì A phải trảlại tiền cho B

b) Được chuyển quyền sở hữu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền:

Quyền sở hữu có thể được xác lập qua những bản án, quyết định của Tòa Án hoặctheo quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác

Ví dụ: Công nhận quyền sở hữu của cá nhân khi chia tài sản chung hợp nhất của vợchồng sau khi ly hôn hay các quyết định hóa giá nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩmquyền, hay bất kỳ một tranh chấp nào cần đến sự vào cuộc của các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quyết định…

3) Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức:

Trước hết ta cần hiểu, thế nào là hoa lợi, lợi tức

Hoa lợi là sản vật tự nhiên do tài sản sinh ra ( Ví dụ: Bí, ngô, khoai , sắn, … là hoa lợiđược thu từ cây trồng, trứng do gia cẩm đẻ ra…)

Lợi tức là một khái niệm trong kinh tế học dùng để chỉ chung về những khoản lợi nhuận

(lãi, lời) thu được khi đầu tư, kinh doanh hay tiền lãi thu được do cho vay hoặc gửi tiếtkiệm tai ngân hàng Trong các trường hợp khác nhau, thì lợi tức có tên gọi khác nhau,trong đầu tư chứng khoán, lợi tức có thể gọi là cổ tức, trong tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kỳhạn, nó gọi là lãi hay tiền lãi, còn trong các hoạt động đầu tư kinh doanh khác, lợi tức cóthể gọi là lợi nhuận, lời

Hay ta có thể tìm được một đinh nghĩa chung nhất tại Điều 175 BLDS – 2005 : “Lợi

tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản”.

Theo điều 235 BLDS – 2005 : “Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu

đối với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận hoặc quy định theo pháp luật , kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó”

Trang 20

Về thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức:

“Thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi , lợi tức sinh ra từ tài sản gốc tính từ thởi điểm thu được hoa lợi, lợi tức nếu pháp luật không có quy định khác hoặc các chủ thể không có thỏa thuận khác Thời điểm thu hoa lợi được tính là thời điểm hoa lợi tách khỏi tài sản gốc, trở thành tài sản độc lập Trường hợp này phải phân biệt hoa lợi với bộ phận của tài sản ( ví dụ, quả cam trên cây cam vẫn là bộ phận của cậy cam, khi cắt quả cam ra khỏi cây cam thì trở thành hoa lợi)” 4

Ví dụ: Ông A là cổ đông của công ty Ông B Cuối năm ông A được thanh toán 10triệu đồng cổ tức Vậy 10 triệu đồng này là thuộc quyền sở hữu của ông A theo căn cứ “hưởng lợi tức”

4) Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;

a) Tạo thành vật mới do sáp nhập :

Trước hết ta cần hiểu: Thế nào là sáp nhập ? Sáp nhập là việc gắn một vật vào một vậtkhác tạo thành một vật mới có thể chia được hoặc không chia được Tài sản sáp nhập cóthể là động sản hoặc bất động sản

Trong khoản 1 Điều 236 BLDS – 2005 quy định :

“Trong trường hợp tài sản có nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm mới được tạo thành; chủ sở hữu mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, nếu không có thỏa thuận khác.

- Trường hợp sáp nhập bất động sản:

Trường hợp sáp nhập bất động sản với bất động sản:

hình nếu không là đất, thì đều là những tài sản gắn liền với đất và đều là những vật phục

vụ cho việc khai thác công dụng của đất Với đặc điểm đó, các tài sản gắn liền với đấtphải được coi là vật phụ so với đất

Ví dụ: Anh A và Anh B là 2 anh em ruột có 2 miếng đất cạnh nhau và thuộc quyền sởhữu riêng của mỗi người Do 2 miếng đất quá nhỏ nên 2 anh em quyết định gộp 2 mảnhđất lại để xây nhà cho bố mẹ ở Như vậy, căn nhà được xây trên 2 mảnh đất đó thuộcquyền sở hữu chung của anh A và anh B

Trường hợp sáp nhập bất động sản với động sản:

Ví dụ: Cánh cổng được lắp ghép vào ngôi nhà hay gắn cố định một bức tượng cổ vào

tường của ngôi nhà

4 Bình luận khoa học bộ luật dân sự _ TS Nguyễn Minh Tuấn.

Trang 21

Sáp nhập bất động sản cũng có thể xảy ra tự nhiên, như trong trường hợp di chuyển tựnhiên của vật nuôi dưới nước nhưng có khi sự sáp nhập là rõ ràng về mặt tự nhiên nhưnglại không được coi là sáp nhập về mặt pháp lý trong luật Việt Nam (ví dụ như sự bồi đắpcủa phù sa ) Sự sáp nhập cũng có thể xảy ra một cách nhân tạo.

Ví dụ : Một đàn cá tự nhiên (chưa thuộc sự sở hữu của ai ) di chuyển đến ao hồ nhà

ông C và sinh sống tại đó Như vậy, đàn cá đó thuộc quyền sở hữu của ông C

Trong trường hợp sáp nhập bất động sản, tài sản sau khi sáp nhập luôn là bất độngsản

- Trường hợp sáp nhập động sản:

Do đối tượng ở trường hợp này là động sản nên vật chính ở đây không còn cụ thể làđất hay quyền sử dụng đất nữa, mà ta tìm đến khái niệm rộng hơn : Điều 176 – BLDS

2005 : “Vật chính là vật độc lập có thể khai thác công dụng theo tính năng.” Và “vật phụ

là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính”

Ví dụ : Trong lúc đóng tủ sach, anh A làm rơi mất đinh nên dùng đinh của anh B đểđóng tủ sách Như vậy anh A có quyền sở hữu toàn bộ chiếc tủ sách đó và phải có nghĩa

vụ thanh toán chi phí của chiếc đinh đó cho anh B

Trong trường hợp này, tài sản sau khi sáp nhập có thể là động sản hoặc bất động sản

- Trong trường hợp người sáp nhập tài sản không ngay tình :

• Theo khoản 2 – Điều 236 – BLDS – 2005:

“Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sap nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:

a.Yêu cầu người sáp nhập tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản đó.

b.Yêu cầu người sáp nhập tài sản thaưnh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại, nếu không nhận tài sản mới.”

Như vậy, đối với trường hợp một người sáp nhập tài sản là động sản của ngườikhác vào tài sản là động sản của mình một cách không ngay tình thì người có tài sản bịsáp nhập có 2 lựa chọn, hoặc trở thàn chủ sở hữu tài sản mới và thanh toán cho chủ sởhữu kia phần giá trị tài sản của họ Hai là không nhận tài sản mới và yêu cầu người chủ

sở hữu kia thanh toán giá trị tài sản của mình

Tình huống: Ông A lắp đường ống nước ra sân sau để tưới cây, sau khi lắp xongống nước thì ông A phát hiện vòi nước bị lỗi, nhìn thấy bên sân nhà ông B có cái vòinước không sử dụng vứt ở góc, ông A sang hỏi xin nhưng không có ai trả lời Đang vộiông A bèn lấy luôn vòi nước bên nhà ông B về lắp thử vào của mình thì dùng được.Trong trường hợp này, nếu ông B phát hiện ra ông A lấy vòi nước của mình về mà khônghỏi trước, với việc vòi nước và đường ống nước không thể phân biệt vật chính vật phụ thìdựa vào khoản 2 điều 236 BLDS 2005, ông B có quyền một là yêu cầu ông A thanh toán

Trang 22

phần giá trị vòi nước cho mình và bồi thường thiệt hại, hai là ông B có quyền lấy lại toàn

bộ tài sản mới và thanh toán giá trị vòi nước cho ông A

• Theo khoản 3 – Điều 236 – BLDS – 2005:

“Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là bất động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đo không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có quyền yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản cua mình và bồi thương thiệt hại.”

Ví dụ: Anh A lấy thóc của anh B trồng trên mảnh ruộng nhà mình Anh A phảithanh toán tiền thóc và bồi thường thiệt hại cho anh B

- Trong trường hợp một người trộn lẫn tài sản của người khấc vào tài sản củamình mà không được sự đồng ý, cho phép của chủ sở hữu của tài sản bịtrộn lẫn thì có thể giải quyết bằng các cách:

“ a) Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh

toán cho người đã trộn lẫn phần giá trị tài sản của người đó

b)Yêu cầu người đã trộn lẫn tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại, nếu không nhận tài sản mới”

c) Tạo thành vật mới do chế biến:

Chế biến là một quá trình sử dụng một số tài sản làm nguyên vật liệu để tạo ra mộttài sản mới có tính năng, đặc điểm, công dụng hoàn toàn khác biệt so với nguyên liệu banđầu Vật chế biến lẫn là động sản

Thường có sự can thiệp của quy trình công nghệ khoa học, có các phản ứng nhằmbiến những nguyên liệu ban đầu thành những tài sản mới phục vụ cho nhu cầu conngười

Theo điều 238 – BLDS – 2005:

1. Chủ sở hữu của nguyên vật liệu được đem chế biến tạo thành vật mới cũng

là chủ sở hữu của vật mới được tạo thành.

2. Người dùng nguyên liệu thuộc sở hữu cua người khác để chế biến mà ngay tình thì trở thành chủ sở hữu của tài sản mới nhưng phải thanh toán giá trị nguyên vật liệu, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó.

Qua đó ta có thể rút ra được cách xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chế biến:

Trang 23

- Chủ sở hữu của nguyên vật liệu tạo ra vật là chủ sở hữu của vật chế biến

đó Có thể là một chủ sở hữu mà cũng có thể là nhiều chủ sở hữu( Nếu

nguyên vật liệu thuộc sự sở hữu chung của nhiều chủ sở hữu )

- Trong trường hợp chế biến mà người chế biến ngay tình ( tức là không biết

và không thể biết chủ sở hữu thực sự của nguyên vật liệu chế biến là ai) thì

người chế biến sẽ là chủ sở hữu, nhưng trong trường hợp không ngay tình

thì theo khoản 3 – Điều 238 :“Trong trường hợp người chế biến không

ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyền yêu cầu giao lại vật mới;

nếu có nhiều chủ sở hữu nguyên vật liệu thì những người này là đồng chủ

sở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành , tương ứng với giá trị

nguyên vật liệu của mỗi người Chủ sở hữu nguyên vật liệu bị chế biến

không ngay tình có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại.”

• Một ví dụ của trường hợp chỉ một người chủ sở hữu nguyên vật liệu chế

biến:

Ông A trộm gỗ của ông B để đóng bàn thì ông B có quyền yêu cầu giao lại

chiếc bàn đó

• Một ví dụ phân biệt chế biến với trộn lẫn: nếu trộn lẫn xi măng, cát, sỏi thì

tạo được vật mới gọi là vật trộn lẫn Còn nếu hỗn hợp trộn lẫn này thêm

nước tạo thành khối bê tông sẽ là vật mới do chế biến

có sự pha trộn về tính chất của mỗi tàisản Tài sản mới được tạo thành có thể là vật chia được hoặc không chia được

_ Là động sản

_ Là một khối hỗn hợp tài sản

_Được hình thành

mà không xuất hiện giá trị thặng dư hay nói cách khác khối tài sản mới có giá trịkhông cao hơn so với tài sản ban đầu_ Không thể phân chia được

_ Là động sản _ Là một tài sản mớikhác biệt hoàn toàn với tài sản ban đầu._ Cần một quá trình

để tạo ra sản phẩm hay nói cách khác làgiá trị nó mang lại

có thể cao hơn rất nhiều nguyên liệu ban đầu của nó._ Không thể phân chia được

Trang 24

5) Được thừa kế tài sản:

Thừa kế được quy định trong phần thứ tư của BLDS – 2005 : Từ điều 631 đến điều687

Thừa kế là việc cá nhân hoặc tổ chức được hưởng di sản từ một cá nhân khác bịchết.Người thừa kế có quyền sở hữu tài sản thừa kế hợp pháp tức phải tuân thủ và khôngtrái với những quy phạm đã được quy định trong bộ luật này Người thừa kế có thể đượchưởng di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật Người thừa kế xác lập quyền

sở hữu đối với di sản kể từ thời điểm nhận Đối với trường hợp phải đăng ký quyền sởhữu thì người thừa kế có quyền sở hữu đối với di sản thừa kế tại thời điểm đăng ký

6) Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật

bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên

a) Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu:

Theo điều 239 – BLDS – 2005:

“Vật vô chủ là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó Người đã phát

hiện vật vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó theo quy định của pháp luật; nếu vật được phát hiện là bất động sản thì thuộc Nhà nước”

Như vậy, để khẳng định tài sản là vật vô chủ thì phải xác định được việc từ bỏ quyền

sở hữu tài sản của chủ sở hữu Trong đó thái độ chủ quan của chủ sở hữu đối với việc bỏlại tài sản phải là cố ý Nếu chủ sở hữu bỏ lại tài sản một cách vô ý thì tài sản được xácđịnh là vật do người khác đánh rơi, bỏ quên Việc xác lập quyền sở hữu cho người nhặtđược tài sản trong trường hợp này được thực hiện theo quy định tại Điều 241 Bộ luật Dânsự

Trong trường hợp không biết ai là chủ sở hữu và không có căn cứ để xác định việcchủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu thì tài sản được coi là "vật không xác định được chủ sởhữu" Việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản trong trường hợp này được thực hiệntheo quy định tại Khoản 2 Điều 239 Bộ luật Dân sự

b) Xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy:

Vật bị chôn giấu là những vật được tìm thấy trong lòng đất Vật chìm đắm lànhững vật được tìm thấy nằm sâu dưới đáy sông, ao , hồ biển Vật bị chôn giấu, bị chìmđắm có thể là vật vô chủ (Ví dụ: chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu dưới hình thức chônxuống đất hoặc ném xuống sông) hoặc là vật không xác định được chủ sở hữu (Ví dụ:phát hiện vật dược chôn dưới đất, chìm dưới biển nhưng không biết ai là chủ sở hữu,không xác định được chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu hay chưa) Hay ta có thể nói vật

bị chôn giấu do 2 nguyên nhân, nguyên nhân chủ quan ( ý chí của con người) , nguyênnhân khách quan ( như động đất, lũ lụt…) Những vật bị chôn giấu, chìm đắm lâu năm( hàng trăm, nghìn năm) sẽ trở thành di tích lịch sử văn hóa

Trang 25

Việc xác lập quyền sở hữu cho người phát hiện ra vật bị chôn giấu, bị chìm đắmđược thưc hiện theo quy định tại điều 240 Bộ luật Dân sự.

Sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với vật đó được xác địnhnhư sau:

- Nếu vật được tìm thấy là di tích lịch sử, văn hoá thì thuộc Nhà nước; người tìm thấyvật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;

- Nếu vật được tìm thấy không phải là di tích lịch sử, văn hoá, mà có giá trị đến mườitháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu vậttìm thấy có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì ngườitìm thấy được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phầngiá trị còn lại thuộc Nhà nước

Ví dụ: Ông A phát hiện ra một vật bị chôn giấu có trị hơn 40 tháng lương tối thiểu ,sau khi đã trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản Phần giá trị còn lại bằng 40 tháng lương tốithiểu sẽ được xác định như sau: Ông A hưởng giá trị 10 tháng lương tối thiểu, phần giá trịbằng 30 tháng lương tối thiểu còn lại chia đôi Nhà nước một nửa, ông A hưởng một nửa

 Tuy nhiên trong một số trường hợp khó có thể phân biệt giữa vật bị chôn giấu, bịchìm đắm với vật vô chủ Ví dụ: Một người trên tàu rơi một chiếc vòng cổ xuốngbiển thì chiếc vòng cổ ấy là vật vô chủ, vật bị đánh rơi hay vật bị chìm đắm ??Không phải lúc nào cũng có thể phân định rạch ròi được những khái niệm ấy màcách xử lý từng trường hợp lại khác nhau, vậy làm sao để có thể phân biệt cho phùhợp

c) Xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên:

Vật bị đánh rơi, bỏ quên là những vật mà chủ sở hữu vô ý đánh rơi nơi công cộnghoặc bỏ quên ở chỗ của người khác ( hay nói cách khác, đây là việc ngoài mong đợi và ýchí của chủ sở hữu)

Người tìm thấy vật bị đánh rơi, bỏ quên có nghĩa vụ :

- Thông báo hoặc trả lại vật cho chủ sở hữu, nếu trên vật bị đánh rơi có ghi thông tin

về chủ sở hữu

- Nếu trên vật bị đánh rơi, bỏ quên không ghi thông tin về chủ sở hữu thì người nhặtđược phải có nghĩa vụ thông báo, giao nộp cho chính quyền địa phương hoặc công

an cơ sở gần nhất để thông báo công khai tìm chủ sở hữu

Tương tự như đối với vật bị chôn giấu, chìm đắm, nếu vật bị đánh rơi bị bỏ quên

có giá trị thấp hơn 10 tháng lương tối thiểu, sau 1 năm nếu không tìm thấy chủ sở

hữ, vật thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu vật có giá trị vượt quá 10 thánglương tối thiểu thì sau khi trừ đi chi phí bảo quản, thì người tìm thấy được hưởnggiá trị 10 tháng lương tối thiểu và 50% giá trị vượt quá 10 tháng lương tối thiểu,phần còn lại thuộc về Nhà nước

Trang 26

Nếu vật bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử, văn hóa thì quyền sở hữu được xáclập cho Nhà nước, người nhạt được sẽ được thưởng một khoản tiền thưởng theoquy định của pháp luật và được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc bảo quản tàisản ( nếu có).

Một trường hợp xác lập quyền sở hữu trong thực tiễn: Chắc hẳn các bạn hay đọctin tức thời sự sẽ biết đến vụ vợ chồng buôn bán ve chai phát hiện được 5 triệu yên trongkhi tháo dỡ chiếc thùng loa mua được.Thì trước hết, vợ chồng buôn bán ve chai phải cótrách nhiệm thông báo và giao nộp số tiền cho công an Và theo nhóm, trong trường hợpnày áp dụng quy định tại khoản 2 điều 239 BLDS là phù hợp Bởi lẽ, điều 239 là quyđịnh chung, còn điều 241 ( xác lập quyền sở hữu với vật đánh rơi, bỏ quên) là quy địnhriêng Nếu quy định riêng không thỏa mãn các điều kiện khi áp dụng thì quay về áp dụngquy định chung Pháp luật bảo vệ sở hữu của người chủ sở hữu đồng thời bảo vệ quyền

sở hữu đươc xác lập của người phát hiện Trường hợp người ve chai tìm thấy số tiền trênthì áp dụng khoản 2 điều 239 BLDS là ổn hơn Áp dụng như vậy, thời gian kể từ khithông báo là một năm, đủ để người chủ sở hữu thật sự nhận lại Nếu không thì người mua

ve chai có thể hưởng toàn bộ số tiền trên cũng là hợp lý, hợp tình

d) Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc, gia cầm bị thất lạc

Đối với tài sản là gia súc, gia cầm bị thất lạc: Có thể nói gia súc gia cầm vốn có vàitrò quan trọng đối với các gia đình thuần nông Việt Nam, có vai trò quan trọng trong sảnxuất kinh tế đối với các hộ gia đình Do tập quán nhiều vùng có thói quen thả rông giasúc, gia cầm để tiện cho việc chăn nuôi nên dễ xảy ra trường hợp thất lạc

- Khi 1 người tìm thấy gia súc gia cầm thất lạc, được xác lập quyền sở hữu đối vớichúng dựa trên các yêu cầu sau:

• Thứ nhất, sau khi đã thông báo cho chính quyền địa phương nơi cư trú, cụ thể

là UBND xã phường, thị trấn, để chính quyền có biện pháp tìm kiếm côngkhai, đối với gia súc, còn với gia cầm, người tìm thấy chỉ cần lien tục côngkhai tìm kiếm chủ sở hữu

• Thời hiệu để xác lập quyền sở hữu đối với gia súc là 6 tháng, gia súc thả rông

là 1 năm, gia cầm là 1 tháng, nhưng phải lien tục công khai tìm kiếm

- Nếu chủ sở hữu đến nhận lại thì người tìm thấy gia súc, gia cầm thất lạc cóquyền: yêu cầu chủ sở hữu thanh toán chi phí chăm sóc trong suốt thời gian giasúc, gia cầm thất lạc, yêu cầu được thưởng 1 nửa số hoa lợi, 1 nửa số con củagia súc, gia cầm thất lạc trong thời gian chăm sóc Tuy nhiên, nếu người tìmthấy gia súc, gia cầm làm chết chúng, phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu

Ví dụ: Bà A tìm được 1 con vịt bị thất lạc ngoài ruộng, trong suốt 20 ngày tìm kiếmchủ sở hữu, bà A thu về được 10 quả trứng vịt và ấp được 4 con vịt con Tuy nhiên convịt mắc phải dịch cúm gia cầm từ đàn vịt của bà A Đến ngày thứ 21,bà B, chủ sở hữu của

Trang 27

con vịt biết tin bà A tìm được con vịt của mình đến nhận lại thì con vịt chết, Mặc dù cócông chăm sóc con vịt nhưng bà A chỉ được nhận lại 1 nửa số hoa lợi là 5 quả trứng và 2con vịt con, vẫn phải bồi thường thiệt hại cho bà B.

e) Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước di chuyển:

Vật nuôi dưới nước là các động vật được nuôi trong môi trường nưới ( như: cá,tôm, cua…)

Theo điều 244 – BLDS – 2005:

“ Khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người

khác thì thuộc sở hữu của người có ruộng, ao , hồ đó Trong trường hợp vật nuôi dưới nước có dấu hiệu riêng biệt để xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình thì người

có ruộng, ao, hồ đó phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại Sau một tháng , kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì vật nuôi dưới nước đó thuộc sở hữu người có ruộng, ao, hồ đó”

Qua quy định trên, ta có thể dễ dàng xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi di chuyểntrong nước

7) Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này:

Điều 247 – BLDS 2005 quy định:

1. Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Người chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật thì dù ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó”

Quay về khái niệm “thời hiệu” Theo điều 154 – BLDS 2005: “Thời hiệu là thờihạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân

sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầugiải quyết việc dân sự” Đó là một khoảng thời gian có thời điểm bắt đầu và thời điểmkết thúc

Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu được áp dụng cho hai chủ thể là người chiếmhữu và người được hưởng lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình Tàisản ở đây thường là những vật thuộc quyền sở hữu của người khác, không biết rõ nguồngốc

Người chiếm hữu, người được hưởng hoa lợi về tài sản không có căn cứ pháp luậtnhưng ngay tình được xác lập quyền sở hữu khi thỏa mãn nhưng điều kiện sau:

1. Người chiếm hữu phải năm giữ, quản lý tài sản theo cung cách của chủ sở hữuđối với tài sản đó một cách công khai, minh bạch không giấu diếm

2. Việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình

Trang 28

Chiếm hữu ngay tình là chiếm hữu mà người chiếm hữu không và cũng khôngthể biết việc chiếm hữu đó là không có căn cứ pháp luật.

Ví dụ: Ông A mua chiếc điện thoại của Ông B mà không hề biết chiếc điệnthoại đó không thuộc sở hữu của ông B chỉ biết là ông B đã chiếm hữu nótrong một thời gian dài trước khi bán cho ông A

3. Tài sản chiếm hữu không thuộc hình thức sở hữu của Nhà nước

Ví dụ :đất đai, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nước…)

4. Thời gian chiếm hữu phải liên tục trong vòng 10 năm đối với động sản và 30năm đối với bất động sản

Theo điều 190 – BLDS – 2005 có giải thích rõ về khái niệm chiếm hữu liên tục

: “Việc chiếm hữu tài sản được thực hiện trong một khoảng thời gian mà

không có tranh chấp về tái sản đó là chiếm hữu liên tục, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu”

Thời điểm bắt đầu thời hạn được quy định tại điều 247 – BLDS 2005 đó là thờiđiểm bắt đầu chiếm hữu

Ý NGHĨA XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU:

Các căn cứ xác lập quyền sở hữu và các quan hệ pháp luật dân sự có mối quan hệ phụthuộc, chi phối lẫn nhau Giao dịch dân sự là một trong những căn cứ phổ biến để xác lậpquyền sở hữu đối với tài sản thông qua thoả thuận và thống nhất ý chí của các bên, trongkhi đó, muốn tham gia giao dịch dân sự thì chính các chủ thể đó phải có tài sản, và tài sản

đó phải được xác lập dựa trên những căn cứ do pháp luật qui định Vì vậy, việc qui địnhđầy đủ và chi tiết các căn cứ xác lập quyền sở hữu là hết sức cần thiết để xác định quyền

sở hữu tài sản của công dân cũng như các chủ thể khác Đồng thời, đáp ứng nhu cầu đòihỏi khách quan trong lý luận cũng như trong thực tiễn xét xử

Tuỳ thuộc vào pháp luật của mỗi chế độ chính trị khác nhau mà các căn cứ làm phátsinh quyền sở hữu trong các chế độ đó cũng được qui định khác nhau Các căn cứ nàyphản ánh bản chất và xu thế phát triển của mỗi chế độ xã hội Nội dung các căn cứ có baoquát hay hạn hẹp, cụ thể hay khái lược đều thể hiện quan điểm của giai cấp thống trị vàphù hợp với thực tế của xã hội ở thời điểm nhất định. [5]

2.Chấm dứt quyền sở hữu

Chấm dứt quyền sở hữu là gì ? Theo cách hiểu thông thường , ta có định nghĩa :Chấm dứt quyền sở hữu là việc thôi hẳn sự chiếm hữu, khai thác, sử dụng và hưởng thụcủa một của cải vật chất nào đó Còn theo từ điển Luật học : “Chấm dứt quyền sở hữu” làkết thúc quyền sở hữu của chủ thể đối với tài sản nhất định tức khi có sự kiện pháp lý làcăn cứ làm chấm dứt quyền sở hữu thì quyền sở hữu của chủ thể đối với tài sản khôngcòn nữa

Trang 29

Các điều từ 248 đến 254 BLDS 2005 có quy định cụ thể các trường hợp chấm dứtquyền sở hữu Cụ thể các trường hợp như sau:

a) Chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác.

Chủ sở hữu có thể chuyển quyền sở hữu của mình cho người người khác thông quacác hợp đồng như bán, tặng cho, đổi tài sản, cho vay, thừa kế Đây là những sự kiện pháp

lý để chấm dứt quyền sở hữu của chủ sở hữu và xác lập quyền sở hữu của người đượcchuyển giao Bên cạnh các quyền, nghĩa vụ các bên cũng được thiết lập

Nếu đối tượng chuyển giao là bất động sản thì quyền sở hữu của chủ sở hữu chấmdứt tại thời điểm người chuyển giao thực hiện xong thủ tục đăng ký tài sản

Trong chuyển giao quyền sở hữu bằng việc thừa kế, đây là trường hợp đặc biệt củaviệc chấm dứt quyền sở hữu Khi 1 cá nhân chết, tư cách chủ thể của cá nhân đó chấmdứt, nhưng quyền sở hữu tài sản chưa chấm dứt, di sản vẫn của người chết, khi ngườithừa kế nhận di sản thì quyền sở hữu chấm dứt

b) Từ bỏ quyền sở hữu:

Từ bỏ quyền sở hữu la hành vi pháp lý của chủ sở hữu làm chấm dứt quyền sở hữucủa mình đối với tài sản bằng cách tuyên bố công khai ( qua lời nói, văn bản, hoặc nhiềuhình thức khác) hoặc bằng hành vi chứng tỏ việc từ bỏ của mình( đốt, phá, vứt bỏ ) Việc

từ bỏ không được làm ảnh hưởng đến trật tự môi trường, an toàn xã hội, không làm ônhiễm môi trường Đối với trường hợp từ bỏ tài sản gây ô nhiễm môi trường phải tuântheo quy định của luật bảo vệ môi trường năm 2005

Ví dụ: Đàn gà nhà anh A chết cho dịch cúm, nếu muốn tiêu hủy, anh A phải làm đầy

đủ các quy trình để đảm bảo k phát tán dịch bệnh

c) Tài sản mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu

Những trường hợp sau đây xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu mới làm chấm dứt

tư cách chủ sở hữu của chủ sở hữu cũ:

- Xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên ( Điều 241)

- Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc, gia cầm bị thất lạc

- Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước

- Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 BLDS.d) Tài sản bị xử lý để thưc hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu:

Đây là một quy định khi các bên tham gia giao dịch dân sự không thực hiện đầy đủnghĩa vụ của mình

e) Tài sản bị tiêu hủy:

Tiêu hủy tài sản có thể là do yếu tố khách quan (ngoài mong đợi , như hỏa hoạn, dothiên tai , lũ lụt, động đất…) mà cũng có thể là do yếu tố chủ quan (ý chí của chủ sở hữuhoặc các chủ thể khác) Tài sản bị tiêu hủy thì chấm dứt sự tồn tại của tài sản do vậychấm dứt quyền sở hữu của chủ sở hữu

Trang 30

f) Tài sản bị trưng mua.

Trưng mua tài sản là một biện pháp cưỡng chế hành chính buộc cá nhân, pháp nhânhoặc các chủ thể khác phải bán cho Nhà nước tài sản thuộc sở hữu của mình theo khunggiá mà pháp luật quy định Người chủ sở hữu có nghĩa vụ tuân thủ các quy phạm đượcquy định tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008

Thông thường Nhà nước luôn tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu của các chủ thểtrong xã hội , chỉ trong một số các trường hợp đặc biệt sau đây Nhà nước mới yêu cầutrưng mua tài sản:

Theo Điều 5 Luật trưng mua , trưng dụng tài sản – 2008:

1. Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của Pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

2. Khi an ninh quốc phòng có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật

về an ninh quốc gia.

3. Khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm hại hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc phòng.

4. Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc khắc phục thảm họa do thiên tai dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản nhân thân, tài sản Nhà nước.”

Quyền sở hữu tài sản trưng mua thuộc về nhà nước kể từ khi quyết định thu mua tàisản đó có hiệu lực thi hành Quyền sở hữu của chủ sở hữu có tài sản bị trưng mua sẽchấm dứt kể từ khi có quyết định trưng mua của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

g) Tài sản bị tịch thu:

Tài sản bị tịch thu khi một người bị phạm tội hoặc có hành vi vi phạm pháp luật Hànhchính, thì tài sản phạm tội hoặc tài sản liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật Hànhchính sẽ bị tịch thu sung công quỹ vào Nhà nước.Tài sản bị tịch thu thuộc quyền sở hữucủa Nhà nước và chấm dứt quyền sở hữu của chủ sở hữu tại thời điểm có quyết định, bản

án của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

III. BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU

1.Khái niệm

QSH là 1 trong những quyền cơ bản, quan trọng nhất của công dân, được quy định ngay trong Hiến pháp Điều 58 Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân” Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định: “ Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”

QSH được pháp luật công thừa nhận Bằng các quy phạm pháp luật, Nhà nước ta đã xác nhận và quy định những quyền năng của chủ sở hữu với tài sản của họ Mặt khác,

Trang 31

Nhà nước cũng dùng pháp luật như công cụ pháp lý để bảo vệ các quyền đã được công nhận, và ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến quyền của các chủ sở hữu

Nhà nước ta sử dụng nhiều ngành luật khác nhau để bảo vệ QSH như Luật hành chính, Luật hình sự và đặc biệt là Luật dân sự Khoản 1, Điều 169 BLDS quy định:

“Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ” Cụ thể hơn, trong cả 2 Bộ luật dân sự gần đây đều có 1 chương quy định về

BVQSH Trong BLDS 2005 là chương XV (phần thứ 2) từ điều 255 đến 261và trong BLDS 1995 là chương VI từ điều 263 đến 266 Điều này thể hiện tầm quan trọng của việc BVQSH cũng tương đương với các quy định về quyền

Chủ sở hữu có quyền bảo vệ QSH thông qua các phương thức sau:

 Tự mình thực hiên hành vi bảo vệ quyền sở hữu;

 Yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật đối với quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp phải chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại;

 Yêu cầu Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, phải chấm dứt hành

vi cản trở trái pháp luật việc thực hiên quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại

2.Các phương thức bảo vệ cho quyền sở hữu trong luật dân sự

2.1. Chủ sở hữu tự thực hiện hành vi bảo vệ QSH, QCH hợp pháp:

Theo điều 255, BLDS 2005 “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tựbảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biệnpháp theo quy định của pháp luật”

Biện pháp tự bảo vệ cho phép chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp được áp dụng một

số biện pháp nhất định để ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi vi phạm quyền sở hữu,quyền chiếm hữu hợp pháp Việc tự bảo vệ gắn liền với quyền lợi thiết thân của chủ sởhữu, người chiếm hữu hợp pháp Đối với tài sản của một cá nhân hay pháp nhân, CSHkhông cần được nhắc nhở mới thiết lập các biện pháp bảo vệ quanh tài sản của mìnhVD: ông A có quyền xây tường bao quanh vườn cây ăn trái của mình để ngăn trộm Bà B

có quyền thuê người trông nom, bảo vệ ao thả cá của bà…

Tuy nhiên, quyền của chủ sở hữu thực hiện hành vi tự bảo vệ QSH, QCH hợp pháp củamình không phải là quyền tuyệt đối Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp phải tuântheo quy định tại chương XVI của BLDS 2005 Điều 264 quy định: “ … phải tôn trọng,bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, không được lạm dụng quyền sở hữu để gây mất trật tự, antoàn xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền lợi ích hợppháp của người khác” VD: Không thể giăng hàng rào điện quanh vườn cây ăn trái đểchống trộm…

Một biện pháp tự bảo vệ QSH rất hiệu quả của chủ sở hữu là đăng ký quyền sở hữu.Dựa trên Điều 167 BLDS 2005 và quy định của nhiều ngành luật khác (Luật đất đai, …)

để đăng ký quyền sở hữu, chủ sở hữu sẽ có 1 căn cứ pháp lý vững chắc về sở hữu tài sản

Trang 32

Đăng ký QSH không chỉ có ý nghĩa trong BVQSH mà còn trong nhiều vấn đề khác nhưtranh chấp, giao dịch dân sự, thừa kế ….

Trên thực tế, biện pháp tự bảo vệ QSH, QCH hợp pháp là 1 biện pháp rất có hiệu quả vàphổ biến Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, tài sản ngày càng được mở rộng và cógiá trị lớn, đồng thời kéo theo sự vi phạm QSH, QCH càng phức tạp và có chiều hướnggia tăng nên phải có những biện pháp khác để bảo vệ chủ sở hữu, người chiếm hữu hợppháp

2.2. Chủ sở hữu yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật đối với

việc thực hiện QSH, QCH hợp pháp phải chấm dứt hành vi vi phạm

và bồi thường thiệt hại

Quan hệ tài sản dựa trên cơ sở bình đẳng, độc lập giữa các chủ thể tham gia Vì vậychủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu các chủ thể khác tôn trọngquyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình Khi xảy ra tranh chấp, pháp luậtluôn khuyến khích các bên chủ thể chủ động thương lượng, giải hòa

VD: ông A có 1 căn nhà Ông B là hàng xóm nhà ông A Ông B đào móng xây nhà,đào sát tường nhà ông A làm sụt và nứt, sụt tường nhà ông A Trong trường hợp này, ông

A có quyền yêu cầu ông B bồi thường dựa trên sự thỏa thuận giữa 2 bên

Đây chính là cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trên thực tế thường thông qua con đường tựdàn xếp Xuất phát từ nguyên tắc tự định đoạt và sự tôn trọng ý chí của các chủ thể trongquan hệ dân sự nên các bên hoàn toàn có quyền tự bàn bạc, tự dàn xếp mà không cầnthông qua các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Cơ chế này tỏ ra rất hữu hiệu trongnhiều trường hợp, đặc biệt phù hợp với truyền thống trọng tình của người Việt Nam Cáctranh chấp thường không cần đến cơ quan chức năng mà dựa vào sự thỏa thuận của 2bên Điều này vừa không mất “tình làng, nghĩa xóm” vừa tiết kiệm chi phí thưa kiện tạiTòa hay cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Trên thực tế, nhiều vụ án hình sự xảy ra docác mâu thuẫn dân sự không tự thỏa thuận được

Điều này mang lại lợi ích thiết thực, mà Nhà nước cũng đã nhận thức được để thiết lậpthể chế, thiết chế về hòa giải Pháp lệnh của UBTVQH số 09/1998/PL-UBTVQH10 ngày

25 tháng 12 năm 1998 về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở quy định về nội dung, thiếtchế Tổ hòa giải ở địa phương …

Giới hạn của quyền này là “lợi ích công cộng, quyền lợi ích hợp pháp của người khác”

ví dụ như hành vi cưỡng chế đòi nợ, thỏa thuận dàn xếp với nhau để xâm phạm quyền lợicủa người thứ 3 … Khi các hoạt động tự dàn xếp có hành vi vi phạm hành chính hay dân

sự đều bị xử lý theo pháp luật hành chính hoặc hình sự

Hiện nay, xã hội phát triển, các loại tài sản cũng đa dạng và mang giá trị lớn hơn nêncác tranh chấp cũng phức tạp hơn Biện pháp tự dàn xếp khi có tranh chấp sẽ không thểthực hiện nếu bên vi phạm không chịu chấm dứt vi phạm và đền bù thiệt hại … Khi đó,chủ sở hữu cần yêu cầu Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền can thiệp

2.3. Chủ sở hữu yêu cầu Tòa án, cơ quan Nhà nước có thầm quyền khác

buộc người có hành vi xâm phạm QSH, QCH phải trả lại tài sản,

Trang 33

chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện QSH, QCH

và yêu cầu bồi thường thiệt hại

Sự can thiệp của Tòa án hay cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vào quan hệ pháp luậtdân sự ở mức thấp nhất do quan hệ mang tính bình đẳng thỏa thuận giữa các bên Vì thế,Nhà nước chỉ can thiệp khi thật sự cần thiết Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp

bị xâm phạm QSH, QCH, đã có yêu cầu người vi phạm ngừng hành vi xâm phạm và bồithường mà không được như ý thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan NN cóthẩm quyền can thiệp

a.Kiện đòi tài sản (kiện vật quyền):

Kiện đòi tài sản là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu Tòa án, cơquan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi chiếm hữu bất hợp pháp trảlại tài sản cho mình

Quyền đòi tài sản từ người chiếm hữu bất hợp pháp được quy định tại Điều 256BLDS

Điều kiện:

+ Đối với nguyên đơn, phải chứng minh được mình là chủ sở hữu, người chiếm hữuhợp pháp của tài sản đang bị chiếm hữu bất hợp pháp Vật rời khỏi chủ sở hữu hay dờikhỏi người chiếm hữu hợp pháp ngoài ý chí của họ; hoặc theo ý chí của họ nhưng ngườithứ ba có vật thông qua giao dịch không đền bù như tặng cho, thừa kế theo di chúc

+ Đối với bị đơn, phải là người đang chiếm hữu bất hợp pháp tài sản (ngoài khoản 1,Điều 247, Điều 241, 242, 243 BLDS)

+ Tài sản còn đang nằm trong sự kiểm soát bất hợp pháp của người chiếm hữu bấthợp pháp

VD: A nợ B 10 triệu VNĐ Một hôm, B mượn A chiếc xe máy để đi, sau đó không trảlại vì lấy lý do A còn nợ mình 10 triệu VNĐ, B lấy xe máy để làm tin, A trả tiền sẽ trả xe

Hậu quả pháp lý:

Nếu người chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình, trong thời gian chiếm hữu cósinh hoa lợi, lợi tức Khi bị yêu cầu trả lại tài sản, không cần hoàn trả hoa lợi, lợi tức thuđược

Nếu người chiếm hữu bất hợp pháp và không ngay tình thì phải hoàn trả cả tài sản lẫnlợi tức, hoa lợi

Đối với người chiếm hữu ngay tình pháp luật còn có 2 quy định cụ thể khác về việckiện đòi TS trong điều 257 và 258:

• Quyền kiện đòi tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ ngườichiếm hữu ngay tình được quy định tại điều 257 BLDS VN 2005

Điều kiện:

+ Nguyên đơn phải là chủ sở hữu

+ Người chiếm hữu tài sản được xác định là ngay tình

+ Người chiếm hữu tài sản đó thông qua 1 giao dịch không đền bù với người không

có quyền định đoạt tài sản

+ Trong trường hợp người chiếm hữu tài sản thông qua 1 giao dịch có đền bù thì chủ

sở hữu có quyền đòi lại tài sản khi tài sản đó bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu

Trang 34

Nhằm ngăn chặn hành vi lấy cắp tài sản của chủ sở hữu, và tài sản đó do người lấycắp chuyển giao cho người thứ ba thông qua hợp đồng có đền bù, thì chủ sở hữu cóquyền đòi lại tài sản ở người đang chiếm hữu, cho dù hành vi chiếm hữu của người này làngay tình hoặc không ngay tình.

Quyền kiện đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, chỉ được đáp ứngtrong trường hợp tài sản đó vẫn còn Như vậy, nếu động sản là đối tượng của vụ kiệnkhông còn tồn tại (do bị mất, bị tiêu huỷ…), thì mục đích kiện đòi lại động sản đó củachủ sở hữu hoặc của người chiếm hữu hợp pháp không được đáp ứng Trong trường hợpnày, quyền của chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp chỉ được bảo vệ theo phươngthức kiện trái quyền

VD: B mượn của A chiếc điện thoại Do sĩ diện với bạn gái nên B đã tặng chiếc điệnthoại cho bạn gái mình là C, A có quyền đòi lại C chiếc điện thoại

• Quyền kiện đòi tài sản là bất động sản hay động sản phải đăng ký sở hữu từ ngườichiếm hữu ngay tình được quy định tại điều 258 BLDS VN 2005

Điều kiện:

+ Nguyên đơn phải là chủ sở hữu

+ Ngoại trừ trường hợp người thứ ba ngay tình có được tài sản thông qua bán đấu giáhoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản dobản án, quyết định bị huỷ, sửa

Phân tích:

Theo điều 258, quyền kiện đòi tài sản chỉ thuộc về chủ sở hữu, điều này là không hợp

lý, cần phải cho người chiếm hữu hợp pháp tài sản quyền này như trong quy định điều

256 Hơn nữa việc cho người chiếm hữu hợp pháp quyền khởi kiện còn nhằm đảm bảothời hiện khởi kiện, cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho chính chủ sở hữu

Trước đây, có một số người cho rằng, không thể có người chiếm hữu ngay tình độngsản phải đăng ký sở hữu hay bất động sản, trong mọi trường hợp, người thiết lập giaodịch có đối tượng là 2 loại tài sản trên buộc phải biết về nguồn gốc, tình trạng pháp lý củatài sản Tuy nhiên, điều 258 BLDS 2005 đã khẳng định: tồn tại những người chiếm hữungay tình động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản Ví dụ như: A cho B

Trang 35

thuê xe trong thời hạn 5 tháng Trong thời hạn thuê, C ăn cắp xe máy từ B, làm giả toàn

bộ giấy tờ xe và bán lại cho D, D hoàn toàn không biết nguồn gốc chiếc xe đã mua từ C,

D vẫn được coi là người chiếm hữu ngay tình

Chủ sở hữu được đòi lại tài sản phải đăng ký sở hữu hoặc bất động sản từ ngườichiếm hữu ngay tình Theokhoản 1 điều 138 BLDS 2005, chủ sở hữu không có quyền đòilại tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người thứ 3 ngay tình, giao dịch vớingười thứ 3 vẫn có hiệu lực, chỉ trừ một số trường hợp quy định tại điều 257 Nếu tài sản

là động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản thì chủ sở hữu vẫn có quyềnkiện đòi tài sản từ người thứ 3 ngay tình trừ 2 trường hợp ngoại lệ được quy định trongđiều 258 BLDS 2005 Bởi vì theo khoản 2 điều 138, tài sản giao dịch là bất động sản hayđộng sản phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng 1 giao dịch khác chongười thứ 3 ngay tình thì giao dịch với người thứ 3 bị vô hiệu, hơn nữa, các cá nhân cũngnhư tổ chức có thể dễ dàng chứng minh mình là chủ sở hữu của động sản phải đăng kýquyền sở hữu hoặc bất động sản hơn so với tài sản là động sản không phải đăng ký quyền

Yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật với việc thực hiện QSH, QCH hợp pháp

Biện pháp này chỉ là một hình thức cao hơn của quyền tự yêu cầu người có hành vicản trở trái pháp luật dừng hành vi cản trở đến việc thực hiên QSH, QCH hợp pháp Khikhông thể đạt được nguyên tắc tự thỏa thuận, tự dàn xếp của các bên thì cần đến sự vàocuộc của cơ quan chức năng Quyền này được quy định tại Điều 259 BLDS

VD: Nhà A ở cạnh nhà B Ông B thực hiện đào móng xây nhà gây sụt, lún, nứt tườngnhà ông A Ông A đã yêu cầu ông B dừng đào móng để 2 bên thỏa thuận sửa chữa, khắcphục thiệt hại nhưng ông B vẫn tái diễn gây sụt lún tường nhà ông A tồi tệ hơn, ảnhhưởng đến cuộc sống gia đình ông A

Trong trường hợp này, ông A có quyền yêu cầu Tòa án, hoặc UBND (cấp xã, phường,thị trấn, quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh) ông B chấm dứt vi phạm Tùy từng cơ quan

mà sẽ áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự hay luật hành chính để xử lý Hậu quả pháp lý sẽ làbuộc chấm dứt hành vi vi phạm

Mục đích của biện pháp này là nhằm đảm bảo để CSH, NCH hợp pháp được sử dụng

và khai thác TS một cách bình thường

* Có thể thấy rằng quyền kiện đòi tài sản được quy định trong LDSVN 2005 nghiêng

về hướng bảo vệ 1 cách tuyệt đối Tuy nhiên, BLDS các nước có quy định rất khác so vớiVN:

+ BLDS Pháp có quy định chủ sở hữu có quyền ưu tiên trong kiện đòi tài sản thuộc sởhữu đã rời khỏi sở hữu của mình mà ngoài ý chí của chủ sở hữu Tuy nhiên, quyền đòi lạivật cũng không phải là tuyệt đối: “Người nào đã đánh mất hoặc đã bị lấy trộm một vật

Trang 36

thì có thể đòi lại vật từ người đang giữ trong thời hạn 03 năm kể từ ngày mất, nhưng người giữ vật có thể kiện lại người đã chuyển nhượng vật cho mình” (Điều 2279).+ BLDS Nhật bản cũng có quy định tương tự nhưng thời hạn chỉ là 2 năm

+ BLDS Nga tuy có khá nhiều nét tương đồng trong chế định bảo vệ quyền sở hữuvới BLDS VN nhưng vẫn có những điểm khác biệt như sau: BLDS Nga quy định vềchiếm hữu ngay tình đối với tiền và giấy tờ có giá thì người ngay tình không phải trả lạicho chủ sở hữu Hơn nữa, BLDS LB Nga không phân biệt việc đòi lại tài sản không phảiđăng ký chủ SH và tài sản phải đăng ký chủ SH, vì vậy theo điều 302 BLDS LB Nga,người chiếm hữu ngay tình thông qua hợp đồng có đền bù không phải trả lại tài sản trongtất cả các trường hợp

Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại (kiện trái quyền)

Điều 260 BLDS quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu

người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại”

Trong trường hợp một người có hành vi trái pháp luật làm thiệt hại đến TS của ngườikhác thì chủ sở hữu có quyền kiện tới tòa án yêu cầu người gây ra thiệt hại bồi thường.Trong trường hợp này CSH, NCH hợp pháp không thể kiện đòi lại tài sản do đã bị hưhỏng hoặc đang nằm trong sự chiếm hữu của chủ thể khác không thể xác định được, hoặcngười chiếm hữu tài sản đó không có căn cứ pháp luật ngay tình và không phải trả lại tàisản theo quyết định của Tòa án Việc bồi thường có thể thực hiện dựa trên thỏa thuậntrong hợp đồng (nếu có) hoặc ngoài hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường theo hợp đồng có thể được 2 chủ thể thỏa thuận từ trước vềđiều kiện bồi thường, mức bồi thường, phương thức bồi thường… Khi có tranh chấp xảy

ra, cơ quan Nhà nướccó thẩm quyền sẽ dựa vào điều khoản bồi thường trong hợp đồng đểgiả quyết

Trong trường hợp bồi thường không theo hợp đồng thì phải có căn cứ để khởi kiện và

để áp dụng mức độ bồi thường

Điều kiện:

+ Có thiệt hại với tài sản: đây là điều kiện đầu tiên, cần thiết để áp dụng trách nhiệmbồi thường thiệt hại vì trách nhiệm bồi thường thiệt hại là để khôi phục cho người bị thiệthại

+ Hành vi gây ra thiệt hại với tài sản phải là hành vi trái pháp luật: nếu hành vi gâythiệt hại trong khi đang thi hành công vụ, phòng vệ chính đáng hoặc tình thế cấp thiết thìngười gây thiệt hại không cần đền bù thiệt hại VD: anh A bị 1 nhóm giang hồ truy sát.Trong lúc chạy thoát thân, do hoảng loạn nên vô ý va vào sạp hàng của bà B bán hoa quả

ở ven đường làm hỏng sạp hàng và nhiều trái cây bị hỏng Trong t/h này anh A k phảiđền bù thiệt hại cho bà B theo luật định

+ Có quan hệ nhân – quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại của tài sản: Hành vitrái pháp luật phải là nguyên nhân tất yếu dẫn tới thiệt hại xảy ra với tài sản thì mới phảichịu trách nhiệm phải bồi thường VD:

+ Người gây thiệt hại có lỗi: người gây ra thiệt hại chỉ phải bồi thường nếu có lỗi gây

ra thiệt hại trừ trường hợp pháp luật quy định khác Nếu người gây thiệt hại trong trường

Ngày đăng: 14/04/2016, 22:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w