BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TRỊNH THỊ MỸ HIỀN XÂY DỰNG TIÊU CHÍ NĂNG LỰC CHO KỸ THUẬT VIÊN TRUNG CẤP CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN T
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRỊNH THỊ MỸ HIỀN
XÂY DỰNG TIÊU CHÍ NĂNG LỰC CHO KỸ THUẬT VIÊN TRUNG CẤP CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN TỬ CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401
Tp Hồ Chí Minh, tháng 08/2007
S K C0 0 1 7 2 0
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRỊNH THỊ MỸ HIỀN
XÂY DỰNG TIÊU CHÍ NĂNG LỰC CHO KỸ THUẬT VIÊN TRUNG CẤP CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN TỬ CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI ĐÁP ỨNG
NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Chuyên ngành: GIÁO DỤC HỌC
Mã số ngành: 60 14 01
TP HCM, tháng 8 năm 2007
Trang 3BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRỊNH THỊ MỸ HIỀN
XÂY DỰNG TIÊU CHÍ NĂNG LỰC CHO KỸ THUẬT VIÊN TRUNG CẤP CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN TỬ CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI ĐÁP ỨNG
NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Họ và tên học viên: KS TRỊNH THỊ MỸ HIỀN Người hướng dẫn: TS LƯU ĐỨC TIẾN
TP HCM, tháng 8 năm 2007
Trang 4
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Thầy TS Lưu
Đức Tiến đã tận tình hướng dẫn, theo dõi, định hướng khoa
học cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài;
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy PGS, TS Nguyễn
Đức Trí đã quan tâm, dành nhiều thời gian quý báu để đóng
góp xây dựng và định hướng khoa học cho đề tài tôi được hoàn thiện;
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô TS Võ Thị Xuân đã
tận tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu,
hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện quyển luận văn này; Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô giảng dạy lớp cao học khóa 13, đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu giúp tôi nhận thức sâu sắc hơn về cuộc sống, về nghề nghiệp;
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý lãnh đạo, Quý Thầy,
Cô trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp Đồng Nai, các công ty, xí nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp;
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến Gia đình, các Anh, Chị, Em lớp cao học khóa 13 đã chia sẽ, giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn, hỗ trợ tinh thần cho tôi trong suốt thời gian học và hoàn thành quyển luận văn thạc sĩ
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người thực hiện luận văn
KS Trịnh Thị Mỹ Hiền
L Ờ I C Ả M Ơ N
Trang 5TÓM TẮT
Để đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập WTO, cần phải có một đội ngũ nhân lực đông đảo, có trình độ, kỹ năng lao động cần thiết Trong đó, đào tạo lao động kỹ thuật là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống đào
tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và việc “chuyển từ đào tạo theo khả năng sang đào tạo theo nhu cầu” cũng đã được Bộ trưởng Nguyễn
Thiện Nhân nhấn mạnh
Vì vậy đề tài “xây dựng tiêu chí năng lực cho kỹ thuật viên trung cấp chuyên ngành điện tử tại trường TH KTCN ĐN đáp ứng nhu cầu thị trường lao động” được
thực hiện Đề tài được thiết kế gồm ba chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận về việc xây dựng tiêu chí năng lực nghề nghiệp cho kỹ thuật viên trung cấp, bao gồm các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: tiêu chuẩn nghề, tiêu chí năng lực, phân tích nghề, lao động kỹ thuật, kỹ thuật viên, chất lượng và hiệu quả đào tạo, đánh giá chất lượng đào tạo và thị trường lao động Ngoài
ra trong nội dung chương này còn có một số quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, mối quan hệ giữa đào tạo và sản suất, đặc điểm của trường Trung học Kỹ thuật, vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng tiêu chí năng lực nghề nghiệp cho KTV trung cấp và các thông tin cần thiết trong tiêu chí năng lực nghề nghiệp
Chương 2 Thực trạng đào tạo và nhu cầu thị trường lao động về chuyên ngành điện tử tại Đồng Nai, bao gồm vài nét về trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp Đồng Nai, thực trạng đào tạo KTV trung cấp chuyên ngành điện tử tại trường TH KTCN ĐN, nhu cầu và yêu cầu của thị trường lao động về chuyên ngành điện tử tại Đồng Nai
Chương 3 Xây dựng tiêu chí năng lực cho KTV trung cấp chuyên ngành điện tử tại trường TH KTCN ĐN, bao gồm: Cơ sở để xây dựng tiêu chí năng lực, các bước trong quy trình xây dựng tiêu chí năng lực nghề nghiệp, dự thảo tiêu chí năng lực cho
KTV trung cấp chuyên ngành điện tử tại trường TH KTCN ĐN, kết quả ý kiến chuyên gia về dự thảo và cuối cùng là hoàn chỉnh bộ tiêu chí năng lực cho KTV trung cấp
chuyên ngành điện tử
Sản phẩm cuối cùng mà đề tài thực hiện được là bộ tiêu chí năng lực của KTV
Kỹ thuật điện tử Trong đó có các nhiệm vụ, các công việc mà các KTV thực hiện tại các công ty, xí nghiệp; có sự mô tả công việc, tiêu chí để thực hiện công việc, điều kiện thực hiện công việc và các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để thực hiện công việc Sản phẩm đã được trên 90% ý kiến chuyên gia đánh giá ở mức độ hợp lí và rất hợp lí
Tác giả mong muốn sản phẩm này được đưa vào quá trình giảng dạy và đánh giá năng lực của học sinh chuyên ngành điện tử sau khi tốt nghiệp ra trường tại các trường có đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp chuyên ngành điện tử
Trang 6So that, subject “Building competency criteria for technician at Dong Nai
Industrial Technical Secondary School to meet the demand of labour market” is
done It includes 3 chapters
In the first chapter, I present the methodology of building professional competency criteria for technician It is includes: concepts about reseach matter: occupational standards, competency criteria, occupational analysis, technical labour, technician, training qualification and effect, assessment qualification training and labour market
Chapter 2 Reality training and demand labour market about electronic professional labour in Dong Nai It is includes: description of Dong Nai Industrial Technical Secondary School, reality of instruct and demand labour market about electronic professional labour in Dong Nai
Chapter 3 Building competency criteria for technician at Dong Nai Industrial Technical Secondary School to meet the demand of labour market It is includes: methodology of building competency criteria, steps in process, draft criteria, ideas of expert about draft and complete electronic professional competency criteria for technician
Final product is electronic professional competency criteria for technician There are duties, jobs, jobs description, performance jobs criteria, performance condition and knowledge, skill, attitude needed to do works Result is agreed with over 90% idea experts who assess it is good and very good
Author expect this product practice in teach process and assess competency students professional electronics after graduating in school training electronic professional technician
Trang 7CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 TH KTCN ĐN Trung học kỹ thuật công nghiệp Đồng Nai
2 KTV Kỹ thuật viên
3 GDNN Giáo dục nghề nghiệp
4 KT – XH Kinh tế – xã hội
14 GDKT&DN Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề
15 GDNN Giáo dục nghề nghiệp
16 TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
17 THCN Trung học chuyên nghiệp
18 THCS Trung học cơ sở
19 LĐKT Lao động kỹ thuật
20 THPT Trung học phổ thơng
21 THCS Trung học cơ sở
22 CLĐT Chất lượng đào tạo
23 KSA Kiến thức, kỹ năng và thái độ
25 QLNN Quản lý nhà nước
26 QLĐT Quản lý đào tạo
27 QLDN Quản lý doanh nghiệp
29 CTĐT Chương trình đào tạo
30 XHCN Xã hội chủ nghĩa
Trang 8Hình 2: Sơ đồ triết lí đào tạo theo năng lực thực hiện 8
Hình 3: Quy trình và phương pháp xây dựng tiêu chuẩn nghề 11
Hình 5: Sơ đồ tổng thể quá trình đào tạo – thị trường lao động 21
2 Danh mục các biểu đồ:
Trang
Biểu đồ 1 Số lượng tuyển sinh hệ THCS từ năm 2000 đến 2006 26
Biểu đồ 2 Số lượng tuyển sinh hệ THPT từ năm 2000 đến 2006 26
Biểu đồ 3 Số lượng tốt nghiệp hệ THCS từ năm 2000 đến 2006 26
Biểu đồ 4 Số lượng tốt nghiệp hệ THPT từ năm 2000 đến 2006 27
Biểu đồ 5 Số lượng tuyển sinh ngành Điện tử hệ THCS từ năm 2000 đến
Trang 9MỤC LỤC
Chương 1 Cơ sở lí luận về xây dựng tiêu chí năng lực cho KTV trung
cấp
4
1.1 Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 4
1.1.1 Tiêu chuẩn nghề
1.1.2 Tiêu chí năng lực
1.1.3 Phân tích nghề
1.1.4 Lao động kỹ thuật
1.1.5 Kỹ thuật viên
1.1.6 Chất lượng và hiệu quả đào tạo
1.1.7 Đánh giá chất lượng đào tạo
1.1.8 Thị trường lao động
4 4 12 14 14 14 17 18 1.2 Một số quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp 18
1.3 Mối quan hệ giữa đào tạo và sản suất 20
1.4 Đặc điểm của trường Trung học Kỹ thuật
1.5 Vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng tiêu chí năng lực nghề nghiệp cho KTV trung cấp
1.6 Các thông tin cần thiết trong tiêu chí năng lực nghề nghiệp
21 22 22 Chương 2 Thực trạng đào tạo và nhu cầu thị trường lao động về chuyên ngành điện tử tại Đồng Nai 23 2.1 Vài nét về trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp Đồng Nai 23
2.2 Thực trạng đào tạo KTV trung cấp chuyên ngành điện tử tại trường TH KTCN ĐN
2.2.1 Thực trạng đào tạo tại trường TH KTCN ĐN
2.2.2 Thực trạng đào tạo học sinh chuyên ngành Điện tử tại trường THKTCN ĐN
2.2.3 Khả năng ứng dụng chuyên môn vào công việc của học viên ngành điện tử sau khi tốt nghiệp
25
26
28
32
Trang 102.2.4 Đánh giá thực trạng
2.2.5 Đánh giá chung về chất lượng đào tạo TCCN
34 35 2.3 Nhu cầu của thị trường lao động về chuyên ngành điện tử tại Đồng Nai
2.3.1 Nhu cầu sử dụng KTV trung cấp điện tử của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
2.3.2 Yêu cầu đào tạo về năng lực nghề nghiệp cho KTV trung cấp chuyên ngành điện tử của các Giáo viên
2.3.3 Yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của KTV trung cấp chuyên ngành điện tử của thị trường lao động tỉnh Đồng Nai
36 36 37 39 Chương 3 Xây dựng tiêu chí năng lực cho KTV trung cấp chuyên ngành điện tử tại trường TH KTCN ĐN 3.1 Cơ sở để xây dựng tiêu chí năng lực
3.2 Xây dựng tiêu chí năng lực nghề nghiệp
3.2.1 Nguyên tắc chủ đạo để xây dựng bộ tiêu chí
3.2.2 Các bước trong quy trình xây dựng tiêu chí năng lực nghề nghiệp
3.2.3 Dự thảo tiêu chí năng lực cho KTV trung cấp chuyên ngành điện tử tại trường TH KTCN ĐN
43 43 43 44 45 48 3.3 Kết quả ý kiến chuyên gia về dự thảo tiêu chí năng lực
3.4 Hoàn thiện tiêu chí năng lực cho KTV trung cấp chuyên ngành điện tử
48 54 Phần kết luận 80 1 Tóm tắt công trình nghiên cứu 80
2.Tự nhận xét và đánh giá mức độ đóng góp của đề tài 80
3 Hướng phát triển đề tài 81
4 Kết luận 81
5 Kiến nghị 81
Trang 11
Để đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập WTO, cần phải có một đội ngũ nhân lực đông đảo, có trình độ, kỹ năng lao động cần thiết Trong đó, đào tạo lao động kỹ thuật là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.[2]
Trong phiên trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội khoá XI vào ngày
27/11/2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục – đào tạo Nguyễn Thiện Nhân cho biết: “phấn đấu đến đầu năm 2008 sẽ xây dựng khung chiến lược phát triển giáo dục sau năm 2010; trong đó tập trung một số nội dung cơ bản: thứ nhất là chuyển từ đào tạo theo khả năng sang đào tạo theo nhu cầu ”
Trong lí luận dạy học hiện nay, với xu thế áp đảo của cách tiệm cận hiện đại được gọi là “đào tạo dựa trên năng lực” gần như tạo một cuộc cách mạng trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng, trong đó có lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực Khiếm khuyết trầm trọng của đào tạo bồi dưỡng cho đến nay là tập trung vào việc cung cấp kiến thức, nặng về lý thuyết mà chưa hề quan tâm đến năng lực thực hiện của đội ngũ lao động kỹ thuật Trong khi đó một trong những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo là kết quả làm việc của học sinh sau khi tốt nghiệp Hơn nữa chương trình khung của Bộ hiện nay đang trong tình trạng “ba chưa”: chưa chú trọng nhiều đến kỹ năng thực hành, chưa tạo điều kiện để người học tích luỹ dần kiến thức để đạt tới một trình độ nhất định, chưa thu hút được sự tham gia, đóng góp của doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng.[18]
Cùng với nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề toàn cầu hoá, các trường trung cấp, cao đẳng và đại học cũng không ngừng nâng cao, đổi mới về cơ sở vật chất, công tác tổ chức quản lý, chương trình, nội
Trang 12Trang 2
dung và phương pháp giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động mà trường
TH KTCN ĐN cũng là một trong số đó Hơn nữa, trường nằm trong khu vực tam giác công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương nên việc đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên có kiến thức vững vàng, có kỹ năng thành thạo, có tác phong công nghiệp để phục vụ cho nhu cầu các khu công nghiệp trong phạm vi tỉnh nói riêng và cả nước nói chung là đều hết sức quan trọng và cần thiết
Để thực hiện được điều này, cần phải xác định chi tiết mục tiêu đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, tập trung vào việc lượng giá thành tích của người học liên quan đến mức độ hay bộ phận năng lực nào đó (kiến thức, kỹ năng, thái độ)
Chính vì những lý do trên tác giả mong muốn “xây dựng tiêu chí năng lực cho kỹ thuật viên trung cấp chuyên ngành điện tử tại trường TH KTCN ĐN đáp ứng nhu cầu thị trường lao động” nhằm cụ thể hóa chương trình đào tạo từ chương trình khung của
Bộ GD&ĐT theo hướng đáp ứng thị trường lao động, sao cho học sinh sau khi ra trường làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp mà không phải đào tạo lại, nhà trường có thể giảng dạy theo đơn đặt hàng của công ty, học sinh luôn tự tin khi học liên thông lên cao
đẳng, đại học hay làm việc tại bất kỳ một nơi nào khác
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu các yêu cầu của thị trường lao động của tỉnh Đồng Nai đối với kỹ thuật viên (KTV) trung cấp chuyên ngành điện tử qua đó xây dựng tiêu chí năng lực cho KTV trung cấp chuyên ngành điện tử nhằm đáp ứng các yêu cầu này và phục vụ cho công tác đào tạo tại trường TH KTCN ĐN
III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1 Khảo sát yêu cầu của thị trường lao động về năng lực của KTV trung cấp chuyên ngành điện tử
2 Đánh giá chất lượng đào tạo chuyên ngành điện tử của trường TH KTCN
ĐN so với nhu cầu thị trường lao động
3 Phân tích hoạt động nghề nghiệp cho KTV điện tử
4 Xây dựng tiêu chí năng lực cho KTV trung cấp chuyên ngành điện tử tại trường TH KTCN ĐN
IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do điều kiện thực tiễn nên đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Đồng Nai
và chủ yếu là năng lực chuyên môn nghề nghiệp của KTV trung cấp chuyên ngành điện tử
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã công bố, sách, báo, tạp chí khoa học, các văn bản pháp qui, để phân tích, chọn lọc, vận dụng vào đề tài một cách logic và có khoa học
5.2 Nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra – phỏng vấn để thu thập thông tin thực tế về ngành đào tạo điện tử của trường TH KTCN ĐN
Phương pháp chuyên gia để tham khảo ý kiến về xây dựng và đánh giá tiêu chí năng lực cho KTV trung cấp chuyên ngành điện tử