1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của chính sách đầu tư công đối với phát triển kinh tế nước ta giai đoạn 2000 – 2013

65 346 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 543,35 KB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại nhiều thành tựu về tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam. Trong quá trình này việc huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của nhà nước (đầu tư công) có một ý nghĩa quan trọng. Đầu tư công đóng vai trò tạo những nền tảng vật chất kỹ thuật quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước. Phần vốn này được nhà nước giao cho các bộ, ngành và các địa phương, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị và chính trị xã hội quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật. Trong thời gian qua, bên cạnh những thành công và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển đất nước không thể phủ nhận, đầu tư công của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Việc chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường đòi hỏi phải thay đổi một cách căn bản cách thức, quyết định đối tượng mà nhà nước phải đầu tư và phương thức tiến hành đầu tư. Trong thực tế chính sách đầu tư công của nhà nước cũng đã có nhiều thay đổi. Nhưng chưa phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Đặc biệt, phải nói đến hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam hiện nay còn thấp. Đầu tư công luôn đi cùng với lãng phí và tốn kém thậm chí với mức độ ngày càng nặng nề. Đầu tư công và quản lý đầu tư công kém hiệu quả không chỉ khiến hiệu quả đầu tư xã hội bị hạn chế mà còn làm gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực và kéo dài khác như tăng sức ép lạm phát trong nước; mất cân đối vĩ mô trong đó có cân đối ngành, sản phẩm, cán cân xuất nhập khẩu, dự trữ ngoại hối và tích lũy tiêu dùng. Cũng như làm hạn chế sức cạnh tranh và chất lượng phát triển của nền kinh tế trong hội nhập. Đầu tư công sẽ phát huy hết vai trò quan trọng của mình nếu định hướng đầu tư của nhà nước là đúng đắn, hợp lý. Nếu nhà nước đầu tư dàn trải không mang lại hiệu quả thiết thực thì sẽ gây tổn hại lớn cho nhà nước và toàn xã hội, tăng áp lực nặng nề cho nền tài chính công. Vì vậy, nghiên cứu, tổng kết và đánh giá về tác động của chính sách đầu tư công đối với kinh tế nước ta hiện nay để thấy được điểm còn hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện chính sách đầu tư công trong giai đoạn tới có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn. Với những lý do trên tôi chọn đề tài: “Tác động của chính sách đầu tư công đối với phát triển kinh tế nước ta giai đoạn 2000 – 2013”làm khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Chính trị của mình.

Trang 1

vũ trang, tổ chức chính trị và chính trị xã hội quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian qua, bên cạnh những thành công và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển đất nước không thể phủ nhận, đầu tư công của Việt Nam còn nhiều hạn chế

Việc chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường đòi hỏi phải thay đổi một cách căn bản cách thức, quyết định đối tượng mà nhà nước phải đầu tư và phương thức tiến hành đầu tư Trong thực tế chính sách đầu tư công của nhà nước cũng đã có nhiều thay đổi Nhưng chưa phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay

Đặc biệt, phải nói đến hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam hiện nay còn thấp Đầu tư công luôn đi cùng với lãng phí và tốn kém thậm chí với mức độ ngày càng nặng nề Đầu tư công và quản lý đầu tư công kém hiệu quả không chỉ khiến hiệu quả đầu tư xã hội bị hạn chế mà còn làm gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực và kéo dài khác như tăng sức ép lạm phát trong nước; mất cân đối vĩ

mô trong đó có cân đối ngành, sản phẩm, cán cân xuất - nhập khẩu, dự trữ ngoại hối và tích lũy - tiêu dùng Cũng như làm hạn chế sức cạnh tranh và chất lượng phát triển của nền kinh tế trong hội nhập

Đầu tư công sẽ phát huy hết vai trò quan trọng của mình nếu định hướng đầu tư của nhà nước là đúng đắn, hợp lý Nếu nhà nước đầu tư dàn trải

Trang 2

không mang lại hiệu quả thiết thực thì sẽ gây tổn hại lớn cho nhà nước và toàn xã hội, tăng áp lực nặng nề cho nền tài chính công.

Vì vậy, nghiên cứu, tổng kết và đánh giá về tác động của chính sách đầu tư công đối với kinh tế nước ta hiện nay để thấy được điểm còn hạn chế,

từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện chính sách đầu tư công trong giai đoạn tới có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn

Với những lý do trên tôi chọn đề tài: “Tác động của chính sách đầu tư

công đối với phát triển kinh tế nước ta giai đoạn 2000 – 2013” làm khóa

luận tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Chính trị của mình

2. Lịch sử vấn đề

Trang 3

Việc quan tâm đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với các khoản đầu tư,

chi tiêu công cộng là đề tài được rất nhiều người quan tâm và nghiên cứu Có

thể điểm qua một số công trình nghiên cứu, một số bài viết như sau:

Luận án Tiến sĩ của NCS Bùi Đại Dũng về đề tài “Hiệu quả chi tiêu

ngân sách dưới sự tác động của vấn đề nhóm lợi ích ở một số nước trên thế giới'' Qua phân tích thực tiễn chi tiêu ngân sách ở 75 nước trong 20 năm và

dựa trên bối cảnh Việt Nam, luận án đề xuất một số giải pháp: cắt giảm chức năng và nhiệm vụ mà nhà nước làm thiếu hiệu quả; đổi mới mạnh mẽ phương thức cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công cho nhân dân; tách việc quản lý nhà nước ra khỏi nhiệm vụ sản xuất và cung cấp các hàng hóa, dịch

vụ công; tăng cường tính minh bạch của các hoạt động chi tiêu công quỹ, nhất

là của các quỹ ngoài ngân sách; cải cách cơ chế bầu cử, tăng cường sự minh bạch về trách nhiệm của các đại biểu dân cử

Luận án Tiến sĩ của NCS Nguyễn Đẩu về đề tài “Huy động và sử dụng

vốn đầu tư phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng – thực trạng và giải pháp”

Luận án đã áp dụng một hệ thống mô hình, chỉ tiêu và phương pháp khoa học

để đo lường và đánh giá hiệu quả quá trình vận động của đồng vốn đầu tư từ huy động đến sử dụng trong nền kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997 -

2003, chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm trong quá trình huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển ở Đà Nẵng Từ đó đề ra các giải pháp: phát huy và

đa dạng hoá các phương thức và công cụ huy động vốn hiện đại; xây dựng và phát triển thị trường giao dịch các loại chứng khoán dài hạn; xác định đúng các trọng điểm đầu tư; áp dụng mô hình, chỉ tiêu, phương pháp khoa học trong việc định hướng đầu tư thúc đẩy tiến bộ công nghệ, lựa chọn dự án đầu

tư công cộng, lựa chọn dự án đầu tư sản xuất kinh doanh…đảm bảo chuyển nền kinh tế Đà Nẵng từ phát triển dựa vào sự gia tăng đầu vào sang phát triển dựa vào tiến bộ kỹ thuật, chất lượng tri thức, năng suất lao động

Cuốn sách “Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam: thực trạng và giải

pháp” của tác giả Dương Thị Bình Minh đã dựa trên cơ sở tiếp cận các lý

thuyết hiện đại về quản lý chi tiêu công để phân tích, đánh giá thực trạng quản

Trang 4

lý chi tiêu công ở Việt Nam thời gian qua (1991 - 2004) và đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả các khoản chi tiêu công đến 2010.

Đề tài "Phân tích hiệu quả đầu tư trên địa bàn thành phố Hồ Chí

Minh" của TS Nguyễn Văn Phúc đã xây dựng phương pháp để đánh giá hiệu

quả đầu tư và hiệu quả một số ngành kinh tế; đánh giá hiệu quả và cơ cấu đầu

tư trên địa bàn theo ngành và theo thành phần kinh tế từ đó đề xuất hướng đầu

tư dựa trên kết quả phân tích ở trên và kiến nghị chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư trong thời gian tới

Ngoài ra, liên quan đến vấn đề khóa luận nghiên cứu còn có các bài

viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Nghiên cứu kinh tế,Tạp

chí tài chính…

Nhìn chung những công trình nghiên cứu này đã đánh giá, giải quyết các vấn đề liên quan đến tác động của đầu tư đối với tăng trưởng, mối quan hệ giữa chi tiêu ngân sách với việc phát triển xã hội, đưa ra các giải pháp cần thiết như tạo các điều kiện để đa dạng hóa các nguồn đầu tư, tập trung nguồn lực của nhà nước vào các lĩnh vực cần thiết, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội Riêng đối với sự tác động của chính sách đầu tư công đối với phát triển kinh tế, còn chưa có nhiều công trình đi sâu vào nghiên cứu một cách cụ thể, do vậy việc nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa hết sức cần thiết về cả mặt lý luận và thực tiễn

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu về sự tác động của chính sách đầu tư công đối với phát triển kinh tế nước ta giai đoạn 2000 – 2013 Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện chính sách đầu tư công trong giai đoạn tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đề tài phải thực hiện nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa lý luận về chính sách đầu tư công đối với sự phát triển kinh tế ở nước ta

Trang 5

- Nghiên cứu thực trạng tác động của chính sách đầu tư công đối với phát triển kinh tế nước ta giai đoạn 2000 – 2013.

- Phương hướng và giải pháp nhằm đổi mới chính sách đầu tư công trong giai đoạn tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là sự tác động của chính sách

đầu tư công đối với phát triển kinh tế nước ta

- Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2013

5 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về khoa học kinh tế, phép duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử Trong quá trình nghiên cứu khóa luận còn vận dụng các phương pháp khoa học như:

Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp thống kê, phân loại

Phương pháp so sánh, đối chiếu

Phương pháp lịch sử - xã hội

6 Đóng góp của khóa luận

Đóng góp của khóa luận khi thực hiện đề tài: Tác động của chính sách

đầu tư công đối với phát triển kinh tế nước ta giai đoạn 2000 – 2013 có thể

tóm gọn trên những nét chính:

Thứ nhất, thông qua nghiên cứu thực trạng tác động của chính sách đẩu

tư công đối với phát triển kinh tế nước ta giai đoạn 2000 – 2013 để thấy được bên cạnh những tác động tích cực thì còn tồn tại rất nhiều hạn chế cần được khắc phục

Thứ hai, định hướng một số giải pháp về đổi mới chính sách và thể chế quản lý đầu tư công Nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội trong bối cảnh tăng cường hội nhập của Việt Nam

7 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của khóa luận gồm ba chương sau:

Trang 6

Chương 1 Một số vấn đề lý luận về chính sách đầu tư công đối với sự phát triển kinh tế ở nước ta

Chương 2 Thực trạng tác động của chính sách đầu tư công đối với phát triển kinh tế nước ta giai đoạn 2000 – 2013

Chương 3 Một số phương hướng và giải pháp nhằm đổi mới chính sách đầu tư công trong giai đoạn tới

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở NƯỚC TA

Trang 7

1.1. Khái lược về đầu tư công

1.1.1. Khái niệm đầu tư công

Việc gia tăng tư bản tư nhân được gọi là đầu tư tư nhân Việc gia tăng

tư bản xã hội được gọi là đầu tư công Việc tăng tư bản xã hội thuộc chức năng của chính phủ, vì vậy đầu tư công thường được đồng nhất với đầu tư mà chính phủ thực hiện

Ở Việt Nam, trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, đầu tư của nhà nước là chủ yếu và lúc đó trong quản lý kinh tế và thống kê chỉ sử dụng khái niệm “đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước” Đầu tư của khu vực tập thể nhân dân (chủ yếu bằng công lao động và nguyên vật liệu địa phương) xây dựng các công trình công cộng (như đường xá, thủy lợi,…) hầu như không thống kê được Thuật ngữ “đầu tư công” được sử dụng ở Việt Nam từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, bên cạnh các thuật ngữ “đầu tư của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh” và “đầu tư trực tiếp nước ngoài” Các khái niệm “đầu tư công” và “đầu

tư của nhà nước” được sử dụng với ý nghĩa giống như nhau

Cho đến nay, vẫn có hai quan điểm khác nhau về đầu tư công:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, đầu tư công là toàn bộ nội dung liên quan đến đầu tư sử dụng vốn nhà nước, bao gồm hoạt động đầu tư hoặc hỗ trợ đầu

tư sử dụng vốn nhà nước không nhằm mục đích thu lợi nhuận vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (gọi tắt là nhóm 1); các hoạt động đầu tư, kinh doanh sử dụng vốn nhà nước, đặc biệt là quản lý các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước (gọi tắt là nhóm 2)

Quan điểm thứ hai khẳng định, đầu tư công chỉ bao gồm các hoạt động đầu tư bằng vốn nhà nước cho các dự án, chương trình không vì mục tiêu thu lợi nhuận, tức là giới hạn trong phạm vi các hoạt động đầu tư thuộc nhóm 1

Đầu tư công là khái niệm có nội hàm rất khác nhau tùy theo góc nhìn của từng đối tượng Chẳng hạn, nếu xét theo nguồn vốn đầu tư thì bất kỳ khoản đầu tư nào, đầu tư vào đâu với mục đích gì đều là đầu tư công nếu nguồn vốn đầu tư là của nhà nước, tức là của chung, không của riêng cá nhân nào Song nếu xét theo mục đích đầu tư thì đầu tư công lại được hiểu là chỉ bao gồm đầu tư vào những chương trình, dự án phục vụ cộng đồng, không có mục đích thu lợi nhuận

Trang 8

Dù cách hiểu, cách diễn đạt có những khác nhau, song điểm chung nhất

là hoạt động đầu tư có nguồn vốn của nhà nước (từ ngân sách nhà nước, do nhà nước vay, nhà nước bảo lãnh khoản vay,…) Hơn nữa, không thể loại bỏ việc đầu tư vốn nhà nước cho các hoạt động kinh doanh dưới hình thức cấp vốn, cho vay, bảo lãnh khoản vay cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước ra khỏi phạm vi đầu tư công để không bị luật điều chỉnh

Đầu tư công bao gồm:

- Đầu tư từ ngân sách (phân cho các Bộ ngành trung ương và phân cho các địa phương)

- Đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu (thường là các chương trình mục tiêu trung và dài hạn) cũng được thông qua trong kế hoạch ngân sách hàng năm, nhưng về chủ trương lại thường được quyết định cho thời kỳ dài hơn 1 năm, ví dụ 3 – 5 năm

- Tín dụng đầu tư (vốn cho vay) của nhà nước có mức độ ưu đãi nhất định

- Đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước mà phần vốn quan trọng của doanh nghiệp có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước

Khái niệm đầu tư công còn được hiểu là việc sử dụng nguồn vốn nhà nước để đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội không nhằm mục đích kinh doanh Theo cách hiểu này đầu tư công bao gồm:

Chương trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh

tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; các dự án đầu tư không có điều kiện xã hội hóa thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, khoa học, giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực khác

Chương trình mục tiêu, dự án phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, kể cả việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định bằng vốn sự nghiệp

Các dự án đầu tư của cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được hỗ trợ từ vốn nhà nước theo quy định của pháp luật

Chương trình mục tiêu, dự án đầu tư công khác theo quyết định của chính phủ

Như vậy, ở cách quan niệm này đầu tư nhằm mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước không nằm trong đầu tư công Song cũng không thể coi nó là đầu tư tư nhân, bởi vì đây là tài sản thuộc sở hữu nhà

Trang 9

nước Vì vậy việc sử dụng quan niệm này thực ra không làm đơn giản hơn cách phân loại và quản lý đầu tư của nhà nước Trước hết nó đòi hỏi phải bổ sung thêm khái niệm “đầu tư nhằm mục đích kinh doanh của các đơn vị thuộc khu vực nhà nước’’, bên cạnh các khái niệm “đầu tư tư nhân” và “đầu tư công’’ Sau nữa, nó làm cho quá trình phân loại để thống kê trở nên phức tạp hơn Chẳng hạn, một con đường nếu được đầu tư bằng vốn ngân sách thì sẽ thuộc loại đầu tư công, nhưng nếu thực hiện bằng vốn “xã hội hóa’’ tức là do cộng đồng hoặc tư nhân bỏ vốn đầu tư – sẽ thuộc đầu tư tư nhân, còn nếu có

cả sự hỗ trợ vốn của chính phủ thì sẽ rất khó phân định đó là đầu tư công hay đầu tư tư nhân

Hiện tại “đầu tư công’’ vẫn được quan niệm một cách đơn giản hơn đó

là bao gồm tất các khoản đầu tư do chính phủ và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước tiến hành Trong quan niệm này, đầu tư công được xét không phải từ góc độ mục đích (có sản xuất hàng hóa công cộng hay không,

có mang tính kinh doanh hay phi lợi nhuận) mà từ góc độ tính sở hữu của

nguồn vốn dùng để đầu tư Cụ thể, đầu tư công là đầu tư bằng nguồn vốn nhà

nước theo quy định của pháp luật hiện hành, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do nhà nước quản lý.

1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư công

- Năng lực của cơ quan nhà nước: đây là yếu tố mang tính quyết định đến kết quả đạt được của dự án Để dự án đạt được kết quả mong muốn, các

cơ quan thực hiện đầu tư công và quản lý đầu tư công cần phải bảo đảm nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng (sự hiểu biết, trình độ, năng lực) Phải đảm bảo những người phụ trách chính trong dự án có trình độ, năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu của dự án

- Kinh phí: đây là nhân tố không thể thiếu, khi muốn thực hiện công việc nhìn chung đều cần phải lên kế hoạch chuẩn bị bảo đảm đáp ứng đầy đủ kinh phí cho hoạt động đó Đối với hoạt động đầu tư công, do đây chủ yếu

là những hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản quy mô lớn nên vấn đề kinh phí

Trang 10

lại càng phải được quan tâm chặt chẽ Nguồn kinh phí đầu tư công chủ yếu là

từ ngân sách nhà nước Do nguồn ngân sách này còn phải chi đồng thời cho nhiều khoản chi khác nhau, nhiều dự án khác nhau nên việc bảo đảm đủ kinh phí cho hoạt động đầu tư diễn ra đúng tiến độ là vô cùng quan trọng

- Thủ tục hành chính và các quy định pháp luật: việc thực hiện đầu tư công liên quan đến một loạt các quy chế và thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý ngân sách Về nguyên tắc, các thủ tục hành chính cần tạo ra trình tự ổn định và rành mạnh cho hoạt động quản lý tối ưu, tạo điều kiện cho việc thực hiện dự án được thuận lợi Các quy định pháp luật cần rõ ràng, minh bạch, có cách hiểu thống nhất, bảo đảm định hướng hoạt động của dự án công đáp ứng đúng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

- Bối cảnh thực tế: các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị, tiến bộ khoa học - công nghệ… đều có ảnh hưởng đến hoạt động, kết quả đạt được của dự

án đầu tư Những biến động này đôi khi phải dẫn đến việc điều chỉnh dự án, hoặc ngưng không thực hiện dự án nữa do không còn phù hợp

- Công luận và thái độ của các nhóm có liên quan: sự ủng hộ hay phản đối của công luận có tác động không nhỏ đến việc thực hiện dự án Các

dự án công bị người dân phản đối, ngăn chặn ngay từ khâu giải tỏa mặt bằng

sẽ gặp rất nhiều khó khăn về sau Bên cạnh đó, mỗi dự án được thực hiện sẽ mang lại lợi ích và bất lợi cho những nhóm đối tượng khác nhau và do vậy cũng sẽ nhận được sự ủng hộ và phản đối của các nhóm đối tượng tương ứng [14]

1.2 Chính sách đầu tư công và tác động của chính sách đầu tư công đối với sự phát triển kinh tế

1.2.1 Chính sách đầu tư công

Hoạt động đầu tư công bằng nguồn vốn của Nhà nước hiện chịu sự điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau: Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Phòng,

Trang 11

chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Quản lý

nợ công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước,

Tuy đã có nhiều Luật điều chỉnh hoạt động đầu tư công như đã nêunhưng thực tế hoạt động đầu tư công chưa có đủ các quy định để điều chỉnhtoàn diện hoạt động đầu tư công, cụ thể:

Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 quy định về thu chi ngân sáchhàng năm Điều 31 của Luật này quy định chi đầu tư phát triển, trong đó cóđầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khảnăng thu hồi vốn Tuy nhiên, Luật Ngân sách nhà nước chỉ quy định kế hoạchngân sách hàng năm, không có kế hoạch bố trí đầu tư dài hạn (3 - 5 năm) theocác dự án đầu tư; chưa quy định đầy đủ việc sử dụng các nguồn vốn nhà nướckhác cho đầu tư công như trái phiếu Chính phủ, công trái, ODA Ngoài ra,Luật Ngân sách nhà nước quy định ngân sách phân bổ cho các công trình mụctiêu được cấp thẩm quyền phê duyệt, nhưng chưa quy định trình tự thủ tục phê duyệt, quá trình giám sát việc thực hiện, đánh giá các dự án đầu tư công

Do vậy, việc thực hiện đầu tư công theo quy định tại Luật Ngân sách là chưa đầy đủ

Luật Đầu tư năm 2005 quy định về việc quản lý hoạt động đầu tưnhằm mục đích kinh doanh, trong đó chỉ điều chỉnh phần vốn nhà nước đầu tưcho mục đích kinh doanh Luật Đầu tư chưa điều chỉnh việc sử dụng Ngânsách nhà nước và các nguồn vốn khác của Nhà nước đầu tư vào các dự ánkhông nhằm mục đích kinh doanh, không có khả năng hoàn vốn (đầu tư công)

Do vậy, các dự án đầu tư công cũng không chịu sự chế tài của Luật này

Luật Xây dựng năm 2003 được ban hành để quản lý hoạt động xâydựng đối với các dự án đầu tư có các công trình xây dựng Luật Xây dựngkhông bao gồm các nội dung quan trọng về quản lý đầu tư như: Kế hoạch đầu

tư, phân bổ và quản lý vốn và các nguồn lực đầu tư qua các chương trình và

dự án đầu tư, tổ chức quản lý quá trình đầu tư từ khâu quy hoạch, kế hoạch

Trang 12

đến khâu quản lý khai thác, sử dụng các dự án, kiểm tra, giám sát, đánh giá các dự án đầu tư để đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Tuy Luật Xây dựng có quy định về trình tự, thủ tục lập, thẩm định vàphê duyệt các dự án đầu tư xây dựng công trình, nhưng các quy định mới mang tính nguyên tắc Tại nhiều Hội thảo chuyên đề về đầu tư, xây dựng, ý kiến nhiều đại biểu cho rằng quy định về việc lập, thẩm định dự án đầu tư trong Luật Xây dựng là chưa phù hợp Các nội dung này cần được quy định tại Luật Đầu tư Đồng thời, việc tiếp cận đầu tư dưới góc độ các dự án đầu tư xây dựng là thiên về kỹ thuật, hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án chưa được quan tâm đúng mức

Luật Đấu thầu năm 2005 quy định về các hoạt động đấu thầu để lựachọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp đối với các gói thầu của các dự án (từ 30% vốn nhà nước trở lên cho đầu tư phát triển; dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản)

Luật Quản lý sử dụng tài sản nhà nước (năm 2008) quy định về chế

độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, bao gồm trụ sở làmviệc và tài sản khác gắn liền với đất; quyền sử dụng đất đối với đất dùng đểxây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác do pháp luật quy định Luật này cũng chưa có quy định cụ thể về quản

lý, khai thác các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội Như vậy, nhiều khâu trong quá trình quản lý đầu tư công trong các Luậtnêu trên còn chưa có quy định, thiếu một văn bản luật pháp nhất quán điềuchỉnh toàn bộ quá trình đầu tư công

Các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên đã dần hình thành hệ thốngpháp luật quản lý đầu tư công và đã có đóng góp nhất định trong công cuộcphát triển kinh tế - xã hội của nước ta

Tuy nhiên, sau khi Luật Xây dựng ra đời và Nghị định số 16/2005/NĐ

-CP được ban hành, các nội dung quy định tại Nghị định 52/1999/NĐ - -CP nêu

Trang 13

trên hầu như không còn hiệu lực Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về hiệuquả sử dụng vốn nhà nước cho các dự án đầu tư công; việc hoàn thiện, bổsung các nội dung chưa có quy định là cần thiết.

Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam cũng đã đẩy mạnh sự phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương trên nhiều lĩnh vực theo hướng giao quyền nhiều hơn cho các cấp dưới Phân cấp quản lý đầu tư công cũng theo xu hướng chung là phân quyền mạnh, tăng thực quyền và tăng sự chủ động của địa phương trong huy động nguồn lực, phân bổ, sử dụng vốn ngân sách cho các hoạt động đầu tư công

Theo Luật Ngân sách 2004, việc phân bổ vốn đầu tư được phân giao chủ yếu cho các ngành và các địa phương, tạo chủ động cho các đơn vị, tránh

sự can thiệp hành chính của Bộ Kế hoạch – Đầu tư hay Bộ Tài Chính Các luật lệ và quy định ngày càng được hoàn thiện hơn theo hướng phân cấp này

Các dự án quan trọng tầm quốc gia sẽ được Chính phủ trình ra Quốc hội

và một số khác được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch – Đầu tư làm đầu mối cùng các bộ ngành và địa phương có liên quan tiến hành thẩm định

Chính sách đầu tư công của nhà nước quy định quy trình phê duyệt dự

án đầu tư công ở tất cả các nhóm gồm 3 bước sau:

Phê duyệt chủ trương đầu tư là bước xem xét, đánh giá sự cần thiết, tính cấp thiết của đầu tư Quyết định quản lý của nhà nước sau bước này là cho phép đầu tư về mặt chủ trương Khi đó dự án sẽ được đưa vào danh mục chuẩn bị đầu tư để cân đối vốn kế hoạch đầu tư từ vốn ngân sách

Phê duyệt nghiên cứu tiền khả thi (thường được áp dụng đối với các dự án

có quy mô lớn) là bước xem xét đánh giá báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Kết luận ở bước này là cho phép chủ đầu tư tiếp tục tiến hành nghiên cứu khả thi

Phê duyệt nghiên cứu khả thi là bước xem xét, đánh giá báo cáo nghiên cứu khả thi, đó là báo cáo chi tiết nghiên cứu các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật, tài chính, môi trường, xã hội và thương mại của dự án Kết luận này là quyết

Trang 14

định cho phép thực thi dự án, tức là dự án được phép chuyển sang giai đoạn thực thi đầu tư.

Công tác thẩm định dự án đầu tư được trình bày như sau:

Bao gồm việc xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi của dự án Trong thực tế, việc loại bỏ các dự án không có lợi cho xã hội ít khi xảy ra do kết quả của việc thẩm định

Vai trò thẩm định, phản biện, tham gia quyết định của cộng đồng dân

cư – những người hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động đầu tư công chưa được quy định rõ

Ngoài ra, xác định về công tác tổ chức thực hiện dự án đầu tư công, giám sát các dự án đầu tư công Nhưng một số điểm vẫn chưa được quy định

rõ ràng Nhìn chung, mặc dù nhà nước đã có nhiều cố gắng hoàn thiện thể chế

và tổ chức quản lý đầu tư công nhưng vẫn còn nhiều kẽ hở về luật pháp, yếu kém trong tổ chức quản lý, lỏng lẻo trong giám sát và chậm trễ, thiếu kiên quyết trong thực hiện các chế tài Sự phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong lĩnh vực quản lý đầu tư công còn kém

1.2.2 Tác động của chính sách đầu tư công đối với sự phát triển kinh tế

Đầu tư công có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng, bởi nó nhằm kích thích đầu tư, giảm chi phí sản xuất, mở rộng thị trường, tăng cường khả năng cạnh tranh đồng thời tạo ra các trung tâm kinh tế của đất nước

Vai trò đầu tư công ở Việt Nam gắn liền với quan niệm về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nói chung và vai trò bà đỡ của bàn tay nhà nước nói riêng trong quá trình CNH - HĐH theo yêu cầu phát triển bền vững và bảo đảm an sinh xã hội

Đầu tư công vốn rất quan trọng do đóng góp lớn vào tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì đầu tư công càng nổi bật vai trò duy trì động lực tăng trưởng kinh tế và góp phần bảo đảm việc làm và an sinh xã hội thông qua

Trang 15

các gói kích cầu của Chính phủ Định hình và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế

- xã hội quốc qia

Gia tăng tổng cầu của xã hội: Đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư của toàn bộ nền kinh tế quốc dân Khi mà tổng cung chưa thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng kéo sản lượng cân bằng và giá cân bằng cũng tăng

Gia tăng tổng cung và năng lực kinh tế: Đầu tư công làm tăng năng lực sản xuất làm tổng cung tăng và sản lượng tăng, giá giảm xuống cho phép tiêu dùng tăng Tăng tiêu dùng lại kích thích sản xuất phát triển và làm kinh tế - xã hội phát triển

Tạo việc làm cho xã hội: có thể nói sự tác động này có ý nghĩa rất quan trọng đặc biệt đối với một nước đang phát triển như nước ta Khi tình trạng thiếu việc làm đang trở thành vấn nạn hiện nay thì đầu tư của nhà nước vào những hoạt động như mua sắm thiết bị, máy móc, xây nhà xưởng,…sẽ tạo điều kiện thuận lợi để có nhiều việc làm Từ đó, vươn tới mục tiêu kinh tế vĩ

mô là toàn dụng lao động, tăng tổng sản phẩm xã hội, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần tạo lập công bằng xã hội

Ngoài ra, trong nền kinh tế khu vực kinh tế tư nhân thường không muốn tham gia vào việc cung cấp các hàng hóa công do khó thu lợi Những hàng hóa công này thường là các công trình hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội như: đường xá, cầu cống, trường học, bệnh viện…Vai trò của những hàng hóa công này là vô cùng quan trọng vì nếu không có hệ thống hạ tầng giao thông thì nền kinh tế không vận hành được, không có hệ thống công trình trường học, bệnh viện, nhà văn hóa phục vụ phát triển con người thì yêu cầu phát triển xã hội cũng không được đáp ứng…Hoạt động đầu tư công của nhà nước là nhằm cung cấp những hàng hóa công nên vai trò của hoạt động này đối với phát triển kinh tế - xã hội là không thể phủ nhận được Tác động của việc sản xuất những hàng hóa công không thể đo trực tiếp bằng

Trang 16

các chỉ tiêu thông thường như đối với các hàng hóa do doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mà phải thông qua ích lợi đem lại cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội.

Đầu tư công có ý nghĩa xã hội rất lớn trong định hướng phát triển chung của đất nước Do đó, nếu chỉ tính hiệu quả kinh tế đơn thuần thì sẽ không chính xác, mà phải tính hiệu quả cả trong xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, an sinh xã hội

Chương 2 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÔNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 - 2013

2.1 Tình hình thực thi chính sách đầu tư công ở nước ta giai đoạn

2000 – 2013

2.1.1 Tổng đầu tư vốn xã hội

Trang 17

Trong giai đoạn 2000 - 2013, mặc dù bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều biến động bất lợi, song Việt Nam vẫn đạt được một số thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế xã hội Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2000 - 2013 là 7,2%, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nhiều nước trong khu vực Có thể nói một trong những nhân tố quan trọng góp phần đạt được tốc độ tăng trưởng này là Việt Nam đã khơi thông được các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đặt ra.

Bảng: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 1991-2013 so với GDP (giá hiện hành)

Giai đoạn Tốc độ tăng

so với GDP đã tăng từ 35,4% năm 2000 lên khoảng 41% năm 2013 Trong đó, bình quân giai đoạn 2000 - 2005 là 39,1%, giai đoạn 2006 - 2013 ước vào khoảng là 42,7% Tính chung cả giai đoạn 2000 - 2013, tổng đầu tư xã hội

Trang 18

bình quân đạt xấp xỉ 41% GDP, cao hơn so với mục tiêu đề ra và cao hơn so với mức 30,7% GDP giai đoạn 1991 – 2000 [26].

Theo tính toán của Tổng cục Thống kê dựa trên bảng I - O năm 2005 trong giai đoạn 2000 - 2005 nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn (64,63%), đóng góp của lao động vào tăng trưởng là 19,25% và đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp TFP chỉ là 16,12%

So với một số nước trong khu vực Đông Nam Á, tỷ trọng đầu tư trong GDP của Việt Nam thuộc loại đứng đầu Năm 2007, tỷ trọng này ở Việt Nam chỉ thấp hơn so với Trung Quốc (44,2%), nhưng cao hơn nhiều so với Hàn Quốc (29,4%), Thái Lan (26,8%), Inđônêxia (24,9%), Malaixia (21,9%) và Philipin (15,3%) Trong khi tỷ trọng đầu tư so với GDP ở hầu hết các nước có chiều hướng giảm đi, thì tỷ lệ này ở Việt Nam lại tăng mạnh Trong khi đó, GDP tính trên đầu người củaViệt Nam thấp hơn nhiều lần so với nhiều nước Điều này có nghĩa là tuy rất nghèo nhưng Việt Nam đang thực hiện một mô hình kinh tế tiết chế tiêu dùng để tích lũy và đầu tư ở mức độ thuộc loại cao nhất ở Đông Nam Á

Thu và chi ngân sách nhà nước những năm gần đây, nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách tài khóa liên tục tăng thu để bù đắp cho chi tiêu công không ngừng tăng lên Thu ngân sách đã tăng từ 20,5% so với GDP năm

2000 lên trên 28% trong những năm 2006 - 2008 Chi ngân sách cũng đã tăng tương ứng từ 24,7% năm 2000 lên trên 31% từ năm 2005, đạt tới mức gần 35% năm 2007

Thâm hụt ngân sách là căn bệnh kinh niên nhiều năm nay, trong bối cảnh ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu lại trở nên trầm trọnghơn Điều đáng lo ngại là việc chấp nhận thâm hụt ngân sách dường như đã trở thành nếp nghĩ của những cơquan có thẩm quyền ra quyết định về ngân sách Trong các cuộc tranh luận trên các diễn đàn quốc hội và chính phủ, vấn đề được thảo luận là cho phép chính phủ chi tiêu thâm hụt ngân sách bao nhiêu, chứ không phải là buộc chính phủ thắt chặt chi tiêu nhằm tiến tới đạt được

Trang 19

ngân sách cân đối Tốc độ tăng thu ngân sách luôn luôn cao hơn tốc độ tăng GDP Điều này có nghĩa là nhà nước cố gắng thu về một tỷ trọng ngày càng nhiều hơn phần của cải tăng lên của xã hội có thể dùng để tích lũy và đầu tư.

Trong cơ cấu đầu tư toàn xã hội, đầu tư của khu vực công có một vị trí khá quan trọng Bình quân giai đoạn 2000 - 2013, chiếm 45,7% tổng vốn đầu

tư phát triển toàn xã hội Đầu tư của khu vực công bao gồm các nguồn chủ đạo là: đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN), đầu tư tín dụng nhà nước, đầu

tư từ các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trong đó đầu tư của NSNN và từ các DNNN chiếm trên 75% đầu tư của khu vực công Cụ thể như sau: Vốn đầu tư từ NSNN giai đoạn 2000 - 2013 chiếm khoảng 51% tổng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước và bằng khoảng 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội Tính theo tỷ lệ trên GDP, vốn đầu tư từ NSNN trong giai đoạn 2000 - 2013 lên đến 9,45% [26]

Chính phủ Việt Nam chi khoảng 1/3 ngân sách cho đầu tư phát triển Năm

2007 vốn đầu tư từ ngân sách cho đầu tư phát triển chiếm 9,8% GDP, trong khi

đó ở Inđônêxia 1,6%, Malaixia 5,8%, Philipin 1,8% (số liệu 2000), Thái Lan 3,2% (sốliệu 2004), Hàn Quốc 3,7%,Trung Quốc 3,5% (số liệu 2003)

Tổng vốn đầu tư trong xã hội đã liên tục tăng lên trong thời gian qua, tính theo giá so sánh 1994 tăng từ 115 nghìn tỷ đồng năm 2000 lên 371 nghìn

tỷ đồng năm 2009 gấp 3,2 lần, bình quân mỗi năm tăng 13,9% Tăng nhanh nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, gấp 5,1 lần Sau đó là khu vực kinh

tế ngoài quốc doanh với 3,5 lần, cuối cùng là khu vực kinh tế nhà nước, với 2,5 lần Ngay cả vào năm 2008, do lạm phát cao và kinh tế suy thoái do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, mặc dù nhà nước có chủ trương cắt giảm đầu tư công, song số vốn đầu tư công vẫn chỉ ở mức thấp hơn rất ít so với năm 2007 và đến năm 2009 lại tăng vọt, bù lại sự cắt giảm ít ỏi

đó, nhằm thực hiện chủ trương "kích cầu đầu tư”

2.1.2 Nguồn vốn đầu tư công

Vốn đầu tư công bao gồm 5 nguồn chủ yếu:

Trang 20

-Vốn từ nguồn thu trong nước của ngân sách nhà nước phân cho các bộ ngành và phân cho các địa phương Vốn đầu tư này hướng vào đầu tư không hoàn lại cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường mà không có khả năng thu hồ vốn hoặc thu hồi vốn rất chậm, cũng như các khoản đầu tư duy tu bảo dưỡng các công trình công cộng Đối với một số dự án có thể tạo được nguồn thu khi đi vào hoạt động nhưng không có khả năng hoàn trả đầy đủ vốn đầu tư, thì nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ một phần cho đầu tư.

Vốn ngân sách đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu cũng được thông qua trong kế hoạch ngân sách hằng năm, nhưng về chủ trương được quyết định cho thời kỳ dài hơn 1 năm, thường từ 3 đến 5 năm Đây cũng

là vốn không hoàn lại Có hai loại chương trình quốc gia:

"Chương trình mục tiêu quốc gia" là những chương trình xuyên suốt các ngành và địa phương, nhằm thực hiện những mục tiêu được xác định cụ thể

"Chương trình ngành" thực hiện trong một số ngành hay vùng cụ thể.Trong thời kỳ 2001 - 2005 có 6 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), thời kỳ 2006 - 2010 có 11 CTMTQG Năm 2008, kinh phí dành cho dành cho 11 chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135 và dự án 5 triệu ha rừng là 10.382 tỷ đồng Có hơn 30 "chương trình ngành" hỗ trợ có mục tiêu, nhằm thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Bộ chính trị và một số nghị quyết của Chính phủ, với tổng số vốn lên tới 28.659 tỷ đồng (cho các ngành trung ương 12.130 tỷ và 16.330 tỷ cho các địa phương)

Tổng chi cho các chương trình mục tiêu tương đương 7,9% chi ngân sách, nhưng chỉ có khoản chi cho 11 CTMTQG, chương trình 135 và dự án5 triệu ha rừng là được đưa vào ngân sách (chiếm khoảng 2% ngân sách)

Trong kinh phí cho các chương trình một phần không nhỏ là dành cho đầu tư xây dựng cơ bản, nhưng do số lượng các chương trình quá lớn, kinh phí lại nằm ngoài cân đối ngân sách dài hạn, nên cũng không thể phân loại và thống kê chính xác tổng số vốn đầu tư Việc quản lý trở nên phức tạp hơn và

Trang 21

tạo khoảng không gian rộng cho những quyết định mang tính chủ quan, không theo các quy tắc và tiêu chuẩn pháp quy về chi tiêu ngân sách nhà nước.

- Tín dụng đầu tư (vốn cho vay) của nhà nước có mức độ ưu đãi nhất định Chính phủ cho vay theo lãi suất ưu đãi bằng nguồn vốn tự có hoặc vốn vay ODA và cho vay lại để đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực được ưu tiên trong kế hoạch nhà nước đối với một số doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế Về mặt nguyên tắc, chủ đầu tư được vay vốn tín dụng nhà nước có trách nhiệm hoàn trả vốn và lãi đúng thời hạn do nhà nước quy định và theo hợp đồng vay vốn Trên thực tế, do những nguyên nhân khách quan bất khả kháng và cả do chủ quan, các đơn vị vay không có khả năng hoàn trả, thì trong không ít trường hợp nhà nước phải hoãn nợ, khoanh nợ, cho vay đảo nợ

và xóa nợ Nguồn vốn tín dụng nhà nước trong thời gian qua đã được tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư, hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, xúc tiến đầu tư, phát triển các ngành then chốt như đóng tàu, điện, nước nhằm góp phần nâng cao tiềm lực của doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Tỷ trọng đầu tư của khu vực DNNN trong tổng vốn đầu tư nhà nướctuy có giảm trong những năm gần đây, song vẫn là nguồn vốn quan trọng Bình quân giai đoạn 2000 -

2013, tổng vốn đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp và tổng công ty nhà nước chiếm khoảng 25,4% tổng vốn đầu tư từ khu vực nhà nước Nhờ

đó, khu vực DNNN đã phát huy được vai trò đầu tàu trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế quan trọng

- Vốn vay trong nước và ngoài nước để dùng cho đầu tư Vốn đầu tư vay trong nước là từ trái phiếu chính phủ Đây là vốn nhà nước vay của nhân dân để đầu tư cho phát triển theo một số mục tiêu nhất định (như giáo dục, năng lượng ) và sẽ hoàn trả từ ngân sách sau một thời hạn nhất định Từ năm

2003, để tăng thêm nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, việc đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu được triển khai thực hiện Đối tượng được đầu tư bằng nguồn trái phiếu chính phủ là một số dự án quan trọng, thiết yếu thuộc các

Trang 22

lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục và các dự án quan trọng đối với nền kinh tế, cần đầu tư song chưa thể cân đối trong kế hoạch đầu tư hàng năm Bình quân giai đoạn 2006-2010, tổng nguồn vốn trái phiếu chính phủ thực hiện ước bằng khoảng 5,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội Vốn tín dụng đầu tư giai đoạn 2000 - 2013 ước chiếm khoảng 22,6% tổng vốn đầu tư từ khu vực nhà nước, tương đương khoảng 4,2% GDP.

- Vốn ngoài nước là khoản tiền mà Chính phủ vay nợ, nhận viện trợ từ bên ngoài thông qua kênh hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để tập trung đầu tư những dự án đã được cam kết với các nhà tài trợ Trên thực tế, phần vốn viện trợ không hoàn lại được đưa vào ngân sách để đầu tư, còn phần ODA cho các doanh nghiệp vay lại thì đưa vào nguồn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước Như vậy, vốn vay ODA hiện nay không được tính trong thu ngân sách, nhưng khi hoàn trảthì lại tính là chi ngân sách Đồng thời khoản chi đầu tư không nằm trong cân đối ngân sách của năm giải ngân và chi tiêu vốn vay, mà chỉ được đưa vào ngân sách vào năm trả nợ lãi và gốc Cách tính toán cân đối tài chính công như vậy không theo thông lệ Tỷ lệ thâm hụt ngân sách hiện báo cáo chính thức

là thấp hơn nhiều so với trường hợp đưa các khoản đầu tư bằng vốn vay ODA và vay trong nước vào hạch toán ngân sách quốc gia

- Đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước gồm vốn của doanh nghiệp mà phần quan trọng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (vốn của các doanh nghiệp nhà nước từ khấu hao cơ bản để lại; từ lợi nhuận sau thuế; từ đất đai, nhà xưởng còn chưa sử dụng đến, được huy động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh) và vốn doanh nghiệp vay với sự bảo lãnh của Chính phủ

Trong số 5 nguồn vồn đầu tư công vừa nêu ở trên, hai nguồn vốn từ ngân sách và vốn cho các chương trình mục tiêu và chương trình ngành gộp vào mục "vốn ngân sách", và hai nguồn tiếp theo (tín dụng và vốn nhà nước vay) gộp vào mục "vốn vay" Theo số liệu thống kê, vốn ngân sách chiếm từ 40% đến 65% trong tổng số vốn đầu tư, vốn vay chiếm từ 15% đến 30%, đầu

tư của các doanh nghiệp nhà nước khoảng từ 20% đến 30% Tỷ trọng của vốn

Trang 23

từ ngân sách nhà nước có xu hướng tăng lên liên tục, tỷ trọng của vốn vay giảm đi, đặc biệt trong mấy năm gần đây tác động của lạm phát và chính sách thắt chặt tín dụng, trong khi đó vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước bắt đầu tăng tỷ trọng trong hai năm 2006 - 2007, nhưng rồi lại giảm đi do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Tương phản với tình hình cắt giảm đầu tư nhà nước năm 2008 để kiềm chế lạm phát, đầu tư nhà nước năm 2009 tăng với tốc độ cao nhất kể từ năm 1995 đến nay (40,5% theo giá thực tế và khoảng 35% theo giá so sánh) Vốn từ ngân sách nhà nước đạt 153,8 nghìn tỷ VNĐ, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư xã hội Trong năm 2009, Chính phủ đã tập trung thực hiện các gói kích cầu đầu tư, đồng thời chỉ đạo đẩy nhanh tiến

độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế Các biện pháp kích cầu đầu tư quan trọng gồm tăng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các công trình kết cấu hạ tầng thông qua huy động hai đợt trái phiếu Chính phủ trong năm và chuyển phần vốn huy động từ trái phiếu năm 2008 sang 2009

Về cơ cấu đầu tư, trong giai đoạn 2000 - 2008, 65% vốn đầu tư nhà nước đã tập trung vào 10 ngành, gồm: vận tải đường bộ, cung cấp nước, vận tải đường thủy, sản xuất điện và khí đốt, khai thác dầu khí, quản lý nhà nước, dịch vụ y tế và trợ cấp xã hội, dịch vụ viễn thông, văn hóa và thể thao và thủy lợi 17% vốn đầu tư nhà nước được đầu tư cho 10 ngành khác là: thương mại, dịch vụ phục vụ nông nghiệp, sản xuất phân hóa học, khai thác than, sản xuất

xi - măng, khoa học và công nghệ, kinh doanh bất động sản, vận tải đường sắt, khách sạn và du lịch Ðầu tư nhà nước vào dịch vụ tài chính, tiền tệ và các ngành công nghiệp chế biến công nghệ cao là chưa đáng kể Trong khi đó, đầu tư nhà nước vẫn còn đáng kể ở một số ngành mà tư nhân có thể đã sẵn sàng đầu tư như: thương mại (2%), khách sạn (1%), xây dựng dân dụng (5%), du lịch (1%), dệt (1%) Đầu tư phát triển đường sắt mới được quan tâm từ 2005, và mới chiếm 1% trong tổng số đầu tư của nhà nước (so với đường bộ là 11% và đường thủy là 7%)

Trang 24

Xét về cơ cấu đầu tư theo mức giá trị gia tăng, thì khoảng 43% tổng đầu tư xã hội đã đầu tư vào 20 ngành có hệ số giá trị tăng thêm vốn đầu tư cao nhất (từ 1,28 trở lên); trong đó có hơn 43% vốn đầu tư của nhà nước, gần

36% vốn đầu tư ngoài nhà nước và 53,5% vốn đầu tư nước ngoài [2].

Như vậy, các nhà đầu tư nước ngoài đã tận dụng tốt nhất các ngành hiện đang có hiệu quả đầu tư cao của nền kinh tế nước ta Hơn 30% tổng đầu tư xã hội đã đầu tư vào nhóm thứ hai, gồm 20 ngành có hệ số giá trị gia tăng đầu tư từ 0,54 đến l,24; trong đó, có hơn 26% vốn đầu tư nhà nước, 45,6% vốn đầu tư ngoài nhà nước và hơn 17% vốn đầu tư nước ngoài Như vậy đầu tư ngoài nhà nước đã khai thác tốt nhất nhóm ngành có hiệu quả trung bình khá

2.1.3 Lĩnh vực đầu tư

Đầu tư cho các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế chiếm tới 77,1% vốn đầu

tư của nhà nước vào năm 2000 và 2009 (năm cao nhất là 2002 chiếm 82,7%, năm thấp nhất 2006 chiếm 73,9%) Đầu tư vào các ngành thuộc lĩnh vực xã hội, liên quan trực tiếp tới phát triển con người (khoa học, giáo dục và đào tạo, y tế và cứu trợ xã hội, văn hóa, thể thao, phục vụ cá nhân và cộng đồng)

từ 17,6% năm 2000 giảm xuống còn 15,2% năm 2009 (năm cao nhất là 2003 chiếm 19,7%, năm thấp nhất 2002 chiếm 14,3%) Xu thế này biểu hiện rõ chính sách tập trung đầu tư cho kinh tế và tiết chế đầu tư cho xã hội; đó là xu thế không hợp quy luật, bởi vì một mặt cùng với sự tăng lên của mức sống, các nhu cầu về phúc lợi cần phải được đảm bảo ở mức cao hơn, mặt khác sự phát triển của khoa học - công nghệ và xu thế phát triển kinh tế tri thức đòi hỏi phải đầu tư ngày càng nhiều hơn cho phát triển nguồn lực con người

Đầu tư cho quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, đảng, đoàn thể có

xu hướng tăng liên tục, từ 5,2% năm 2000 lên 7,7% năm 2009 (năm cao nhất

là 2008 chiếm 8,7%, năm thấp nhất 2002 chiếm 3,0%) Đầu tư cho bộ máy quản lý nhà nước và các đoàn thể xã hội tăng lên không ngừng, trái với chủ trương tiết kiệm chi tiêu hành chính đã được ban hành Đặc biệt, đầu tư xây dựng trụ sở và mua sắm ô tô, trang thiết bị vượt quá tiêu chuẩn trở thành hiện

Trang 25

tượng phổ biến, được nêu trên diễn đàn Quốc hội nhiều lần, nhưng không khắc phục được triệt để Đây là một kẽ hở cho lãng phí và tham nhũng.

2.1.4 Hiệu quả đầu tư công

Về hiệu quả đầu tư công, người ta thường nói đến hai loại hiệu quả: hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả kinh tế (hay hiệu quả kinh doanh) Ðể tính toán, định lượng được hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư công là một việc không dễ, vì nó liên quan, ảnh hưởng và tác động đến rất nhiều mặt của đời sống xã hội

Xét riêng về hiệu quả kinh tế, các chuyên gia kinh tế có chung nhận định, hiệu quả đầu tư công của Việt Nam còn thấp Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy chỉ số ICOR (tỷ lệ vốn đầu tư để tạo ra một đơn vị gia tăng GDP) của khu vực nhà nước cao gấp hơn 2 lần so với khu vực kinh tế ngoài nhà nước Cụ thể là những năm từ 2001 - 2005, ICOR là dưới 5 lần và năm

2007 có tăng lên chút ít ở mức 5,17 lần Hệ số ICOR của khu vực kinh tế nhà nước, trong đó có đầu tư công và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước năm

2007 là 8,1 lần, cao hơn nhiều so với con số 3,7 lần của khu vực kinh tế ngoài nhà nước Các nghiên cứu cũng có chung nhận định là hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước thấp, và thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp

tư nhân trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Trước hết, xét

về doanh thu thuần được tạo ra bởi một đồng vốn kinh doanh thì một đồng vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước năm 2000 tạo ra được hơn 0,66 đồng doanh thu; năm 2007, con số này khoảng 0,56 đồng, giảm khoảng 14% Một đồng vốn kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2000 tạo ra được hơn 0,7 đồng doanh thu, năm 2007 khoảng 0,97 đồng doanh thu, tăng gần 39% Số vốn kinh doanh để tạo ra một chỗ làm việc trong doanh nghiệp nhà nước có xu hướng tăng trong khi con số này ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại có xu hướng giảm Có thể nói, nếu loại trừ yếu tố lạm phát và sự tăng giá các nguyên liệu, nhất là dầu lửa thì hiệu quả kinh doanh của các tập đoàn và tổng công ty xấu đi nhiều trong các năm

Trang 26

2008 và 2009 Đầu tư nhà nước vào dịch vụ tài chính, tiền tệ và các ngành công nghiệp chế biến công nghệ cao chưa đáng kể Trong khi đó, đầu tư nhà nước vẫn còn đáng kể ở một số ngành mà tư nhân có thể sẵn sàng đầu tư nhân thương mại, khách sạn, xây dựng dân dụng, du lịch, dệt

Các DNNN được ưu tiên tiếp cận vốn tín dụng Ngân sách nhà nước có một khoản đầu tư hỗ trợ các DNNN với số tiền tăng lên hàng năm Chính phủ cũng đứng ra bảo lãnh cho DNNN lớn đi vay nợ với lý do để thực hiện nhiệm

vụ do nhà nước đặt hàng Với sự ưu đãi như vậy, một số DNNN lớn (tập đoàn, tổng công ty) đã trở thành những lực lượng mạnh chi phối các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam Một số lĩnh vực đã có tiến bộ vượt bậc trong thời gian ngắn như viễn thông, dầu khí, đóng tàu biển Song chính phủ chưa

có cơ chế giám sát chặt chẽ đối với hoạt động của các DNNN, nhất là đối với việc đầu tư Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước được coi là "tự chủ" của doanh nghiệp, nên quá trình kiểm tra, kiểm soát chưa cao Các bộ cũng không thể can thiệp vào quá trình sản xuất kinh doanh của các DNNN Nhiều DNNN vay nợ lớn để mở rộng quy mô, đầu tư dàn trải vào nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, phát triển các hoạt động ngoài ngành nghề chính, độc quyền và có khả năng lũng đoạn thị trường, quản lý kém gây thất thoát vốn, kinh doanh thua lỗ Tình trạng sử dụng chưa hiệu quả vốn đầu tư ở các DNNN đã trở thành phổ biến và đáng báo động Mặc dù những xu hướng xấu này đã được cảnh báo từ lâu nhưng việc cải cách hoạt động của các DNNN hầu như chưa có chuyển biến đáng kể Hậu quả xấu không tránh khỏi là một

số DNNN làm ăn không hiệu quả, thậm chí đứng trên bờ vực phá sản Vinashin là trường hợp điển hình bỏ ra 1.000 tỷ đồng để mua tàu vận tải biển tuyến Bắc - Nam, nhưng chỉ chạy mấy chuyến rồi dừng Hay đầu tư cảng biển dọc 600km ở bờ biển miền Trung quá dày đặc (cứ khoảng 30 – 40km lại có một cảng) song các cảng biển này lại không hoạt động hết công suất…

2.2 Đánh giá về sự tác động của chính sách đầu tư công đối với phát triển kinh tế nước ta giai đoạn 2000 - 2013

Trang 27

2.2.1 Những thành tựu đạt được

Điều dễ thấy là đầu tư công trong những năm qua đã làm thay đổi đáng

kể kết cấu hạ tầng kỹ thuật của đất nước, nhờ đó đã thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế của cả nước, trong đó có việc tạo điều kiện để các thành phần kinh tế ngoài nhà nước phát triển, và góp phần nâng cao đời sống nhân dân.Song, đánh giá hiệu quả của đầu tư công đòi hỏi không chỉ đo đếm số lượng những kết quả đạt được, mà còn phải xem xét mối tương quan về lượng giữa số vốn đã bỏ ra

và kết quả đạt được Tình hình phát triển của nhiều nước trên thế giới cho thấy rằng đầu tư công không có mối tương quan tỷ lệ thuận với tăng trưởng của nền kinh tế Trong phần lớn trường hợp, đầu tư công đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế, nhưng trong một số trường hợp khác đầu tư công kéo lùi tăng trưởng do sự lãng phí, không hiệu quả và lấn át đầu tư tư nhân Hơn thế nữa, đầu tư công không chỉ có nhiệm vụ duy nhất là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn có những nhiệm vụ khác như làm ổn định nền kinh tế, tăng phúc lợi xã hội, tạo điều kiện nâng cao công bằng trong xã hội, Vì vậy, việc phân tích tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế chỉ là một mặt trong đánh giá hiệu quả đầu tư công nói chung

Cơ cấu đầu tư công đã có một số chuyển biến theo chiều hướng tích cực Đã tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, góp phần tích cực cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xử lý bất hợp lý vùng miền; đã chú trọng đầu tư cho các ngành nghề có lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế Ngân sách nhà nước cũng đã tập trung nhiều hơn cho đầu tư phát triển con người, nâng cao trình độ lực lượng lao động Cụ thể, trong tổng mức đầu tư phát triển từ NSNN, đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng chiếm một tỷ trọng khá lớn Bình quân giai đoạn 2001 - 2010, chi cho đầu tư xây dựng cơ bản chiếm trên 90% tổng chi đầu tư phát triển từ NSNN Nguồn lực NSNN đã được tập trung cho việc phát triển các dự án hạ tầng thiết yếu trong nền kinh

tế, các dự án không có khả năng hoàn vốn trực tiếp

Trang 28

Hiện trạng phân cấp quản lý đầu tư công từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, đặc biệt từ những năm 2000, Việt Nam đã đẩy mạnh sửa đổi, bổ sung, thay thế hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật, thể hiện sự phân cấp mạnh và

đa dạng trên nhiều lĩnh vực và các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương Phân cấp quản lý đầu tư công cũng theo xu hướng chung là phân cấp mạnh, tăng thực quyền và tăng sự chủ động của địa phương trong huy động nguồn lực, phân bổ, sử dụng vốn ngân sách cho các hoạt động đầu tư công theo nguyên tắc hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực mà tư nhân không làm được hoặc làm không có hiệu quả Về nguyên tắc thì phân cấp quản lý đầu tư công được thực hiện đồng bộ với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy hành chính các cấp từ trung ương đến địa phương

Phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước Ở cấp Trung ương thì Quốc hội giữ vai trò quyết định phân bổ ngân sách nhà nước theo từng loại thu, từng lĩnh vực chi và theo cơ cấu các khoản chi trên

cơ sở văn bản trình của Chính phủ Quốc hội quyết định phương án phân bổ ngân sách trung ương cho từng bộ, ngành và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Quốc hội quyết định các chương trình, dự án quốc gia, các công trình xây dựng cơ bản quan trọng được đầu tư từ ngân sách nhà nước và quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết Quốc hội giám sát việc thực hiện đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước đối với các dự án và công trình quan trọng quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các dự án và công trình xây dựng cơ bản quan trọng khác

Chính phủ có trách nhiệm trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về đầu tư công; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công theo thẩm quyền; lập và trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương hàng năm, dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết

2.2.2 Những hạn chế còn tồn tại

Trang 29

Thứ nhất, xét về phương diện pháp lý trên cơ sở tổng hợp, đánh giá thực tế quản lý đầu tư công bằng các nghị định của Chính phủ và các luật liên quan trong thời gian qua nổi lên một số vấn đề vướng mắc chưa giải quyết được và chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về quản lý đầu tư công hiện nay, cụ thể

là :

Chưa có một văn bản luật thống nhất về đầu tư công làm cơ sở pháp lý triển khai thực hiện và quản lý đầu tư sử dụng vốn nhà nước không nhằm mục đích kinh doanh Các quy định hiện hành có ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nên gây khó khăn trong việc tra cứu và thi hành

Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa xác định rõ yêu cầu quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công, đối tượng và nội dung quản

lý trong các khâu quy hoạch, kế hoạch, chuẩn bị đầu tư, triển khai thực hiện

dự án, quản lý sử dụng vốn, quản lý khai thác dự án và một số vấn đề khác

Trong các vấn đề cụ thể nêu trong các văn bản pháp luật hiện hành còn

có những nội dung chưa rõ, chưa đủ đối với đầu tư công; quy định chưa nhất quán trong việc phân định trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quá trình quản lý đầu tư công Trong một số quy định hiện hành chưa đảm bảo sự rõ ràng, chặt chẽ và hiệu quả đối với từng nhiệm vụ cụ thể trong quản

lý đầu tư công

Thiếu các chế tài cụ thể để đảm bảo chấp hành kỷ cương, kỷ luật trong đầu tư; khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, hiệu quả thấp, lãng phí thất thoát

và xử lý những vi phạm trong quản lý đầu tư

Ngoài ra, phải nói đến việc xác định quy hoạch và kế hoạch ghi rõ định hướng đầu tư, các chương trình đầu tư và cả một số dự án quan trọng đã được trình bày rõ trong các văn bản chiến lược Tuy nhiên, danh mục các dự án này thường khá rộng chủ yếu là thể hiện mong muốn chủ quan của bộ máy lãnh đạo

và còn nặng tính “bao cấp’’ nên khả năng thực hiện không cao Từ đó, dẫn đến công tác quy hoạch yếu kém, không thích ứng với cơ chế thị trường, điều kiện hội nhập kinh tế và tình trạng thiếu phối hợp các cơ quan cũng là những nguyên nhân của tình trạng lựa chọn dự án đầu tư công kém chất lượng

Trang 30

Thứ hai, trong thời gian qua đầu tư công của Việt Nam còn nhiều hạn chế, nhất là về hiệu quả đầu tư Đầu tư công luôn đi cùng với lãng phí và tốn kém Thảo luận tại diễn đàn Quốc hội, các đại biểu đã rất lo lắng trước thực trạng chỉ số ICOR năm 2009 tăng lên trên 8 so với mức 6,6 của năm 2008 Trong đó, ICOR đầu tư công luôn cao nhất, nhưng thường đi với hiệu quả kém nhất Trong giai đoạn 2000 - 2007, cần phải có khoảng 7,8 đơn vị đầu tư nhà nước mới tạo ra được một đơn vị giá trị gia tăng; trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân là 3,2 và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 5,2 Tình hình này đã được cảnh báo từ lâu nhưng vẫn chưa được cải thiện.

Một ví dụ điển hình về hiệu quả đầu tư công thấp là Chương trình xóa đói giảm nghèo cho các vùng sâu, vùng kinh tế khó khăn (Chương trình 135)

do ngân sách đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng, chưa tính đến giá trị công sức đóng góp của dân, song mục tiêu đã không hoàn thành như dự kiến Kết quả Chương trình được UBTVQH đánh giá: “Đa số xã, thôn, bản thuộc diện đầu

tư Chương trình 135 giai đoạn 2 tuy tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm nhanh, nhưng thiếu bền vững, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn khá lớn Nếu thực hiện theo tiêu chuẩn nghèo mới hoặc bị ảnh hưởng thiên tai, mất mùa thì tỷ lệ

hộ nghèo sẽ trở lại rất cao” Từ 2006 đến 2010, mới chỉ có 113 xã, chiếm 6%

số xã hưởng thụ Chương trình, được “gạch tên” khỏi diện nghèo Đến cuối năm 2009 ở một số tỉnh số xã còn tỉ lệ nghèo cao như: Lạng Sơn 49%, Điện Biên 50%, Quảng Bình 49,34%, Quảng Nam 48,78%, Quảng Ngãi 49,94% Qua kiểm tra đã phát hiện hàng trăm tỷ đồng bị phân bổ sai nội dung, mục đích, đối tượng thụ hưởng và có nhiều vấn đề về chất lượng và hiệu quả của từng hạng mục thành phần như: điện - đường; trường - trạm - hồ chứa nước Nguyên nhân được chỉ ra là do Chương trình chưa hỗ trợ có hiệu quả tận gốc căn nguyên của sự nghèo đói: tập quán lao động sản xuất của đồng bào chậm được thay đổi, sản xuất thuần nông tự sản, tự tiêu vẫn còn phổ biến chậm thích ứng với cơ chế thị trường Thống kê còn cho thấy: số xã "thoát nghèo"

Trang 31

nằm trong diện đầu tư của trung ương thông qua các bộ, ngành ít hơn số xã thuộc diện đầu tư của các địa phương (5% so với 40,5%)

Tổng hợp báo cáo của hơn 50% chủ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách năm 2009, Bộ Kế họach và Đầu tư (KHĐT) nhận định: “Chủ trương đầu tư tập trung hơn cho các công trình trọng điểm, giảm phân tán đầu tư vẫn chưa được thực hiện có kết quả” và “Tình trạng chậm tiến độ vẫn chưa được khắc phục, còn có xu hướng tăng hơn so với các năm trước Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu tăng chi phí, giảm hoặc không còn hiệu quả đầu

tư của dự án” Cụ thể: lượng dự án được quyết định đầu tư năm 2009 là 11.420 dự án Trong đó, số dự án dự kiến kết thúc trong năm nhận định của

Bộ KHĐT: “Những hạn chế; khiếm khuyết trong đầu tư xây dựng cơ bản vẫn chưa được khắc phục, có mặt còn diễn biến trầm trọng hơn” Tháng 12.2010, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an Thành Phố Hà Nội cho biết vừa phát hiện công trình gia cố chống sạt lở hạ lưu cống xả tràn xã Thụy Hương, Huyện Chương Mỹ - Hà Nội bị

“rút ruột” tới 50% phần cốt thép và bê tông tại phần móng chân khay, đồng thời nhiều loại vật tư thi công đã bị thay đổi về mặt chủng loại bằng các vật liệu rẻ tiền so với vật liệu được phê duyệt theo thiết kế Công trình được cấp vốn ngân sách nhà nước với tổng mức đầu tư trên 12 tỉ đồng Hiện tượng này không phải cá biệt, mà đã từng xảy ra với nhiều dự án đầu tư công khác, trong

đó có chương trình cho vay NSNN để đóng thuyền đánh bắt cá xa bờ nhiều năm trước, khiến tàu thuyền đóng xong không đủ an toàn ra khơi…bạn đồng hành là sự chậm trễ và thường đi kèm với việc xin được điều chỉnh tăng vốn của các dự án đầu tư công trong triển khai như cặp bài trùng quen mặt Tại báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ ba năm 2008, trong 2.241 dự án đầu tư côngdự kiến triển khai trong năm 2008, có tới 68 dự án chưa đủ thủ tục đầu tư đã được triển khai, 554 dự án kéo dài quá thời gian quy định, trong đó có 107 dự án nhóm B đã kéo dài quá 4 năm, 447 dự án nhóm C kéo dài quá 2 năm …Như vậy, ít nhất có khoảng 28% tổng số dự án

Trang 32

dự kiến triển khai trong năm 2008 chưa đủ đảm bảo hiệu quả đầu tư Năm

2009, Chính phủ rất quyết liệt để tăng hiệu quả đầu tư, nhưng thực tế lại không có thay đổi nhiều so với những năm trước Trong 6 tháng đầu năm

2009, qua giám sát sơ bộ của HĐND TP.Hồ Chí Minh có 69 dự án chậm tiến

độ, làm tăng vốn đầu tư hơn 2.850 tỷ đồng Thậm chí có dự án chậm tới 6 năm và vốn tăng lên gấp 5 lần Báo cáo giám sát đầu tư 6 tháng đầu năm

2009 của Bộ KH - ĐT cho biết, cả nước có 4.182 dự án vi phạm về quản lý đầu tư, chiếm 13% tổng số dự án đang thực hiện (97% các dự án có vi phạm đều rơi vào lỗi chậm tiến độ, không thiếu những lỗi như chất lượng xây dựng thấp, lãng phí, dự án không phù hợp ); 6.478 dự án điều chỉnh về vốn, thiết

kế, tiến độ trong đó có 40 dự án nhóm A điều chỉnh với số vốn tăng lên khá lớn Điều này không chỉ làm hạn chế tăng trưởng kinh tế nói chung, mà còn dẫn tới hệ quả không đảm bảo huy động năng lực sản xuất theo đúng kế hoạch, làm tăng chi phí quản lý, lãi vay trong thời gian xây dựng, tốn kém do giá cả vật liệu tăng

Trên thực tế, tỷ trọng đầu tư xã hội / GDP liên tục tăng từ khoảng 34% năm 2000 đến hơn 41% năm 2008 Trong 5 năm gần đây, tỷ lệ này luôn cao hơn 40%, và cao nhất là 44% vào năm 2007 Đây thực sự là yếu tố chính làm cho nền kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng ở mức khá cao trong thời gian qua Trong đó, nguồn vốn nhà nước dù đã giảm từ 59% năm 2000 xuống còn 29% năm 2008, nhưng với quy mô đầu tư ngày càng lớn nên đầu tư công luôn

là nguyên nhân quan trọng dẫn đến những hậu quả mà nền kinh tế đang phải gánh chịu Đầu tư công và quản lý đầu tư công kém hiệu quả không chỉ khiến hiệu quả đầu tư xã hội bị hạn chế, mà còn làm gia tăng nhiều hệ quả tiêu cực

to lớn và kéo dài khác, như: Tăng sức ép lạm phát trong nước; mất cân đối vĩ

mô trong đó có cân đối ngành, sản phẩm, cán cân xuất - nhập khẩu, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối và tích lũy - tiêu dùng, cũng như mất cân đối và trong xã hội; tăng tình trạng tham nhũng và bóp méo cơ chế kinh tế thị trường

Ngày đăng: 14/04/2016, 16:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Quang Thái (2011), Đầu tư công thực trạng và tái cơ cấu, NXB Từ điển Bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư công thực trạng và tái cơ cấu
Tác giả: Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Quang Thái
Nhà XB: NXB Từ điển Bách khoa
Năm: 2011
2. Báo cáo “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn đến 2020”, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn đến 2020
4. Bùi Mạnh Cường (2007), “Nâng cao hiệu qủa hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (số 348), tr 33-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu qủa hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước”, "Tạp chí Nghiên cứu kinh tế
Tác giả: Bùi Mạnh Cường
Năm: 2007
6. Phạm Phan Dũng (2007), “Năm mới bàn chuyện hợp tác công - tư”, Tạp chí Tài chính (số 507), tr 24 -27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm mới bàn chuyện hợp tác công - tư”, "Tạp chí Tài chính
Tác giả: Phạm Phan Dũng
Năm: 2007
7. Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế phát triển
Tác giả: Đại học Kinh tế quốc dân
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
Năm: 2005
9. Hồ Ngọc Hy (2007), “Hiệu quả vốn đầu tư phát triển ở tỉnh Quảng Trị”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (số 350) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả vốn đầu tư phát triển ở tỉnh Quảng Trị”, "Tạp chí Nghiên cứu kinh tế
Tác giả: Hồ Ngọc Hy
Năm: 2007
10. Phạm Văn Khoan (2007), Giáo trình quản lý tài chính công, NXB Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Giáo trình quản lý tài chính công
Tác giả: Phạm Văn Khoan
Nhà XB: NXB Tài Chính
Năm: 2007
11. Đinh Nguyễn An Khương (2008), “Chống lạm phát và nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn nhà nước”, Tạp chí Tài chính (số 522), tr 37 – 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chống lạm phát và nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn nhà nước”, "Tạp chí Tài chính
Tác giả: Đinh Nguyễn An Khương
Năm: 2008
12. Trương Công Lý (2007), “Hình thức và chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Từ chủ trương đến hiện thực còn xa”,Tạp chí Tài chính (số 508), tr 25 – 26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thức và chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Từ chủ trương đến hiện thực còn xa”,"Tạp chí Tài chính
Tác giả: Trương Công Lý
Năm: 2007
13. Lê Chi Mai (2007), “Để nhân dân tham gia sâu hơn vào quản lý NSNN”, Tạp chí Tài chính (số 509), tr 15 – 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để nhân dân tham gia sâu hơn vào quản lý NSNN”, "Tạp chí Tài chính
Tác giả: Lê Chi Mai
Năm: 2007
14. Lê Chi Mai (2001), Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách, NXB Đại học quốc gia TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách
Tác giả: Lê Chi Mai
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia TP.HCM
Năm: 2001
15. Dương Thị Bình Minh, Bùi Thị Mai Hoài (2006), “Cân đối ngân sách nhà nước nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Tài chính (số504), tr 33 – 37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cân đối ngân sách nhà nước nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn”, "Tạp chí Tài chính
Tác giả: Dương Thị Bình Minh, Bùi Thị Mai Hoài
Năm: 2006
16. N.C.N (2007), “Giải pháp nào khắc phục tình trạng giải ngân vốn đầu tư XDCB chậm”, Tạp chí Tài chính (số 508), tr 23 – 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nào khắc phục tình trạng giải ngân vốn đầu tư XDCB chậm”, "Tạp chí Tài chính
Tác giả: N.C.N
Năm: 2007
17. Ngô Tuấn Nghĩa (2006), “Tài chính công Việt Nam trước ngưỡng cửa gia nhập WTO”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (số 342), tr 3 – 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính công Việt Nam trước ngưỡng cửa gia nhập WTO”", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế
Tác giả: Ngô Tuấn Nghĩa
Năm: 2006
18. Trần Võ Hùng Sơn (2001), Nhập môn phân tích lợi ích chi phí, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn phân tích lợi ích chi phí
Tác giả: Trần Võ Hùng Sơn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2001
19. Vũ Thanh Sơn (2006), “Tạo môi trường cạnh tranh trong khu vực công: một số cách tiếp cận và kinh nghiệm quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (số 338), tr 3-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạo môi trường cạnh tranh trong khu vực công: một số cách tiếp cận và kinh nghiệm quốc tế”, "Tạp chí Nghiên cứu kinh tế
Tác giả: Vũ Thanh Sơn
Năm: 2006
20. Đặng Văn Thanh (2007),“Đầu tư từ nguồn vốn nhà nước: Để thêm nhiều “hoa thơm, trái ngọt…”, Tạp chí Tài chính (số 508), tr 17 – 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư từ nguồn vốn nhà nước: Để thêm nhiều “hoa thơm, trái ngọt…”, "Tạp chí Tài chính
Tác giả: Đặng Văn Thanh
Năm: 2007
21. Phan Thị Hạnh Thu (2007), “Hiệu quả đầu tư ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (số 345), tr 24 – 32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả đầu tư ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp”, "Tạp chí Nghiên cứu kinh tế
Tác giả: Phan Thị Hạnh Thu
Năm: 2007
22. Vũ Hồng Tiến chủ biên (2004), Kinh tế học dân số và giáo dục sức khỏe sinh sản, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học dân số và giáo dục sức khỏe sinh sản
Tác giả: Vũ Hồng Tiến chủ biên
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2004
23. Nguyễn Quang Thái (2008), Mấy vấn đề hiệu quả đầu tư công. Báo cáo Tư vấn cho Ngân hàng Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề hiệu quả đầu tư công
Tác giả: Nguyễn Quang Thái
Năm: 2008

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w