Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự tiến bộ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa - cơ sở lý luận hình thành nhận thức của Đảng ta về tiềm năng phát triển của CNTB...4 1.2.. Qu
Trang 1MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 3
5 Đóng góp của đề tài 3
6 Kết cấu của tiểu luận 3
CHƯƠNG 1 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HÌNH THÀNH 4
NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG TA VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 4
1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự tiến bộ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa - cơ sở lý luận hình thành nhận thức của Đảng ta về tiềm năng phát triển của CNTB 4
1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chế độ tư bản chủ nghĩa - tiền đề lý luận hình thành nhận thức của Đảng ta về bản chất chính trị - xã hội và tính tất yếu bị phủ định của chủ nghĩa tư bản 5
1.3 Sự vận động của chủ nghĩa tư bản trong thời đại ngày nay - cơ sở thực tiễn cho đổi mới tư duy của Đảng ta về bản chất chính trị - xã hội và vận mệnh của chủ nghĩa tư bản 7
CHƯƠNG 2 10
BẢN CHẤT CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA CHỦA NGHĨA 10
TƯ BẢN HIỆN ĐẠI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 10
2.1 Chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột, bất công 10
2.2 Mâu thuẫn giữa tính xã hội hoá của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng phát triển 12
2.3 Khủng hoảng kinh tế - chính trị - xã hội vẫn tiếp tục diễn ra 14
CHƯƠNG 3 17
VẬN MỆNH CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN 17
XÉT TỪ GIÁC ĐỘ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI 17
3.1 Sự phát triển nhất thời của bản thân chế độ tư bản chủ nghĩa 17
3.2 Tính tất yếu bị phủ định của chủ nghĩa tư bản 19
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Định hướng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ởnước ta là vấn đề lý luận, thực tiễn rất cơ bản, trọng yếu, chi phối các hoạtđộng tư tưởng và lý luận của chúng ta hiện nay Tuy nhiên, nó đang đặt ra rấtnhiều vấn đề phải nghiên cứu, phải làm sáng tỏ cả trên định hướng chungcũng như những giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực Lôgíc biện chứng của conđường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cần thiết được luận chứng từ nhiềugóc độ Trong đó, việc cắt nghĩa về tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội - xét từbản chất và tiền đồ của chủ nghĩa tư bản đã thực sự trở thành minh chứng xácđáng cho bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin sau sựsụp đổ mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu
Trong giai đoạn hiện nay, trước những điều chỉnh và sự thích ứng nộitại của chủ nghĩa tư bản ở phạm vi quốc gia cùng với sự phát triển lực lượngsản xuất quốc tế của chủ nghĩa tư bản hiện đại, không ít người đã có biểu hiệndao động lập trường tư tưởng Họ thiếu niềm tin vào con đường đi lên chủnghĩa xã hội và cho rằng: người ta có thể dễ dàng tìm thấy ở chủ nghĩa tư bảnnhững lời giải đáp đầy đủ cho vấn đề phát triển, dân chủ, tiến bộ - vốn đượcxem là hệ giá trị tốt đẹp mà con người hướng tới Xét đến cùng, đây là biểuhiện chệch hướng xã hội chủ nghĩa trong thái độ, tư tưởng cần thiết được điềuchỉnh, đấu tranh loại bỏ không phải bằng tư duy chủ quan, áp đặt hay mệnhlệnh giáo điều mà bằng những luận chứng khoa học về bản chất chính trị - xãhội của chủ nghĩa tư bản hiện đại
Nhận thức sâu sắc, thấu đáo vấn đề lý luận, thực tiễn phức tạp này,Đảng ta đã nhận định: “Chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng vềbản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công Những mâu thuẫn cơbản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính xã hội hoá ngày
Trang 3càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủnghĩa về tư liệu sản xuất chẳng những không giải quyết được mà ngày càngtrở nên sâu sắc Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra.Chính sự vận động mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân laođộng sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản” Trong giai đoạn hiệnnay, khi nước ta đang kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa thì việc luận giải làm sáng tỏ quan điểm nêu trên củaĐảng không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa tư bản,
từ thực tiễn vận động của chế độ áp bức bóc lột đó, đề tài làm rõ quan điểmcủa Đảng ta về bản chất, vận mệnh và tính tới hạn của chủ nghĩa tư bản - xét
từ góc độ tất yếu tự phủ định của nó
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Chứng minh khả năng thích ứng, tiềm năng phát triển về kinh tế củachủ nghĩa tư bản
- Phân tích bản chất áp bức, bóc lột, bất công, mâu thuẫn nội tại cùngvới những khủng hoảng về kinh tế, chính trị, xã hội của chủ nghĩa tư bản
- Luận giải tính tất yếu tự phủ định của chủ nghĩa tư bản với tư cách làkết quả tất yếu của sự vận động mâu thuẫn nội tại và cuộc đấu tranh của nhândân lao động
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình vận động, điều chỉnh,thích ứng, tồn tại, phát triển của chủ nghĩa tư bản
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Với hệ qui chiếu từ góc độ chính trị
-xã hội, phạm vi nghiên cứu của đề tại là vấn đề bản chất chính trị - -xã hội và
Trang 4vận mệnh của chủ nghĩa tư bản hiện đại được xem xét trong mối tương quanvới tính tất yếu bị phủ định của nó.
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Cơ sở lý luận của đề tài là những quan điểm có ý nghĩa phương phápluận của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa tư bản
- Phương pháp nghiên cứu của đề tài: phương pháp duy vật biệnchứng là phương pháp luận chung được sử dụng kết hợp cùng với phươngpháp lôgíc - lịch sử và các phương pháp có tính liên ngành như phân tích,tổng hợp, so sánh
5 Đóng góp của đề tài
Tiểu luận góp phần chỉ ra vận mệnh của chủ nghĩa tư bản và tính tấtyếu bị phủ định của nó
6 Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm
3 chương, 8 tiết
Trang 5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HÌNH THÀNH
NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG TA VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự tiến bộ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa - cơ sở lý luận hình thành nhận thức của Đảng ta về tiềm năng phát triển của CNTB
Khách quan nhận thấy vai trò tích cực của giai cấp tư sản với tư cách
là một tiến bộ của lịch sử, C.Mác và Ph Ăngghen đã khẳng định rằng, giai
cấp tư sản, trong quá trình thống trị chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lựclượng sản xuất nhiều hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kiagộp lại Điều này được chứng thực bởi khả năng chinh phục lực lượng thiênnhiên bằng máy móc hiện đại, bằng việc sáng chế và áp dụng những thành tựucủa khoa học, kỹ thuật hiện đại vào lĩnh vực sản xuất, đời sống xã hội
“Tập trung, mở rộng những tư liệu sản xuất phân tán, nhỏ bé ấy thành
những đòn bẩy hoạt động một cách mạnh mẽ của nền sản xuất hiện nay, đó chính là vai trò lịch sử của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và kẻ đại biểu cho nó - tức giai cấp tư sản” [ 3, 379 ] Chính điều này đã đem lại văn
minh công nghiệp và tạo ra sự tập trung về chính trị Giai cấp tư sản đã hoànthành sự nghiệp ấy như thế nào trong lịch sử từ thế kỷ XV, qua ba giai đoạnkhác nhau: hiệp tác giản đơn, công trường thủ công và đại công nghiệp, điều
đó C.Mác đã mô tả tỉ mỉ trong phần thứ tư của bộ “Tư bản”
Những quan điểm nêu trên là cở sở lý luận quan trọng để rồi cùng vớithực tiễn điều chỉnh, thích nghi của giai cấp tư sản trong giai đoạn hiện nay,Đảng ta đã tiếp tục khẳng định rằng, chủ nghĩa tư bản vẫn còn tiềm năng pháttriển
Trang 61.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về chế độ tư bản chủ nghĩa tiền đề lý luận hình thành nhận thức của Đảng ta về bản chất chính trị - xã hội và tính tất yếu bị phủ định của chủ nghĩa tư bản
C Mác luôn gắn chế độ tư sản với cơ sở kinh tế tư hữu của nó Theo
C Mác, chế độ tư bản chủ nghĩa có năm vị thần canh cửa Trong đó, thuếkhoá là ông thần thứ năm, bên cạnh chế độ tư hữu, gia đình, trật tự và tôngiáo
Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác- Ph
Ăngghen đã khẳng định: “Điều kiện căn bản của sự tồn tại và sự thống trị
của giai cấp tư sản là sự tích luỹ của cải vào tay những tư nhân, là sự hình thành và tăng thêm tư bản Điều kiện tồn tại của tư bản là lao động làm thuê”
[4, 612] Đây chính là cơ sở kinh tế phản ánh bản chất chính trị - xã hội bóclột, bất công của chủ nghĩa tư bản ngay từ khi ra đời, mà trong giai đoạn hiệnnay, dù giai cấp tư sản đang thực hiện điều chỉnh, che đậy bằng nhiều thủđoạn tinh vi vẫn không thể phủ nhận được thực tế khách quan này Tìm hiểunguyên nhân của tình trạng áp bức, bất công trong xã hội tư bản, C.Mác- Ph.Ăngghen đã lý giải chế độ tư hữu chính là nguồn gốc và là xuất phát điểm
Vạch trần bản chất vô nhân đạo trong nhân quyền tư sản, C.Mác- Ph
Ăngghen phê phán mạnh mẽ: “Nhân quyền không làm cho người ta thoát
khỏi tôn giáo, mà chỉ làm cho người ta có tự do tín ngưỡng tôn giáo; rằng nhâ quyền không làm cho người ta thoát khỏi tài sản mà chỉ làm cho người ta
có tự do chiếm hữu tài sản; nhân quyền không làm cho người ta vứt bỏ hành động xấu xa là chạy theo của cải, mà chỉ làm cho người ta có tự do kinh doanh Ở đây, pháp quyền đã thay thế cho đặc quyền” [ 5, 172- 177]
Ph Ăngghen bác bỏ những quan điểm lý luận tôn sùng chế độ tư hữu,chế độ sở hữu tư sản, vạch trần chế độ bóc lột, áp bức, chế độ cạnh tranh vôchính phủ dẫn đến khủng hoảng, thất nghiệp, nạn bần cùng đói khổ Ông
Trang 7khẳng định, trong chế độ sở hữu này, lực lượng sản xuất công nghiệp đã phát
triển và tạo ra nhiều của cải nhưng lại tồn tại “nạn nghèo nàn đau khổ do sự
thừa thãi đẻ ra”
Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn đã phát triển cao, trongtác phẩm “ Bàn về nhà nước”, V.I.Lênin kịch liệt phê phán hình thức thống trịcủa nhà nước tư sản vì thực ra chính quyền vẫn ở trong tay tư bản Xét đếncùng, chế độ cộng hoà càng dân chủ bao nhiêu thì sự thống trị của chủ nghĩa
tư bản càng tàn bạo, càng vô liêm sỉ bấy nhiêu Người kết luận: “ Chủ nghĩa
đế quốc là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội…Chủ nghĩa xã hội đang hiện ra trực tiếp, trên thực tiễn, trong mỗi biện pháp quan trọng tạo thành một bước tiến trên cơ sở chủ nghĩa tư bản hiện đại ấy” [ 7, 258]
Những quan niệm của C.Mác- Ph Ăng ghen và V.I.Lênin về tính hạnchế cố hữu và biểu hiện tiêu cực không thể chấp nhận của chế độ tư bản chủnghĩa cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị Nó đặt nền móng và tạo tiền đề lýluận trực tiếp để Đảng ta nhận định rằng, bản chất của chủ nghĩa tư bản vẫn làchế độ áp bức, bóc lột, bất công
Với tư duy biện chứng, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lêninkhông những chỉ ra sự phát triển cao hơn của chủ nghĩa tư bản so với các chế
độ xã hội trước đó, mà còn khẳng định rằng, những thành tựu của chủ nghĩa
tư bản không phải là đỉnh cao nhất không thể vượt qua .
"Luận chứng về sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản, Mác, Ăngghen và Lênin căn cứ vào những điều kiện và qui luật phát triển bên trong của chính
nó để đi đến kết luận rằng, không có sức mạnh nào bên ngoài phủ định chủ nghĩa tư bản hơn chính sự phát triển của những mâu thuẫn trong lòng chủ nghĩa tư bản” [13, 20].
Trang 8Trong quá trình vận động và phát triển, chủ nghĩa tư bản đang đingược lại những nguyên lý đã tạo ra tiền đề cho chủ nghĩa xã hội Bàn về điềutất yếu này, C.Mác- Ph Ăngghen đã đưa ra quan điểm nhất quán cho rằng, “
chế độ tư hữu tự đẩy mình đến chỗ tiêu diệt bản thân mình” [ 8, 55] Chính
nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa đã sản sinh ra giai cấp vô sản với tưcách là lực lượng xã hội có khả năng tiến hành cách mạng thủ tiêu chủ nghĩa
tư bản C.Mác khẳng định: “Giai cấp tư sản càng phát triển thì cũng phát
triển lên trong lòng nó một giai cấp vô sản mới, một giai cấp vô sản hiện đại” [ 9, 202]
Với linh hồn sống là phép biện chứng duy vật, với những phát kiến vĩđại về chủ nghĩa duy vật lịch sử, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lêninquan niệm chủ nghĩa tư bản là một chế độ, vốn là một trong những thành tựucủa lịch sử văn minh chính trị, phát triển cao hơn các chế độ xã hội trước đó,nhưng đó không phải là đỉnh cao nhất không thể vượt qua Mặt khác, C.Mác-
Ph Ăngghen và V.I Lênin đã từng bước vạch trần bản chất bóc lột, bất côngcủa chủ nghĩa tư bản, từ đó khẳng định tính tất yếu bị phủ định của chế độ đó
- xét theo lôgích vận động khách quan của lịch sử Đây là cơ sở lý luận quantrọng để hình thành tư duy của Đảng ta về vận mệnh của chủ nghĩa tư bảncũng như triển vọng của chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay
1.3 Sự vận động của chủ nghĩa tư bản trong thời đại ngày nay - cơ sở thực tiễn cho đổi mới tư duy của Đảng ta về bản chất chính trị - xã hội và vận mệnh của chủ nghĩa tư bản.
C.Mác và Ph Ăngghen đã đưa ra một dự báo có sức thuyết phục cao
về tính chất không vĩnh hằng của chủ nghĩa tư bản ngay khi nó đang còn nontre và tràn đầy nhựa sống V.I.Lênin cũng đã có những phát kiến mới về sựphát triển tột cùng của chủ nghĩa tư bản vào thời điểm chế độ tư bản bộc lộđường nét đầu tiên của sự rạn nứt Nhưng chủ nghĩa tư bản ở những năm đầu
Trang 9thế kỷ XXI đã nổi lên những hiện tượng mới Nó đòi hỏi phải cắt nghĩa vấn
đề vận mệnh của chủ nghĩa tư bản trong mối tương quan với chủ nghĩa xã hộimột cách thấu đáo, biện chứng và toàn diện.Trong đó, cần thiết phải cân nhắc
cả hai mặt: Đúng là những khuyết tật, mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản vẫnchưa mất đi Nhưng mặt khác, năng lực phát triển và tự điều chỉnh, thích nghicủa nó với điều kiện mới rõ ràng là không nhỏ
Có thể nói, ngay từ đầu thập niên 80 của thế kỷ XX đến nay, sự pháttriển ngày càng mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá thúc đẩy chủ nghĩa tư bảnhiện đại chuyển sang giai đoạn độc quyền quốc tế Bản chất bóc lột khôngthay đổi nhưng chủ nghĩa tư bản đang che đậy bằng nhiều chính sách lợi ích,đang ra sức điều chỉnh và tìm cách thích nghi trước sự biến đổi nhanh chóng,phức tạp của các mối quan hệ kinh tế, chính trị quốc tế Thực tiễn này đã hốithúc việc cần thiết phải hình thành nhận thức mới về chủ nghĩa tư bản ở giác
độ chính trị - xã hội
Sự chuyển nhanh sang nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá là một sựkiện nổi bật biểu hiện quá trình vận động của chủ nghĩa tư bản Chính sự tớihạn của nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa đã đòi hỏi phải đổi mới công nghệ,hướng tới thể chế kinh tế thị trường và toàn cầu hoá Điều này lại dẫn đến yêucầu xã hội hoá lực lượng sản xuất và kết quả kéo theo là thị trường ngày càng
mở rộng, vấn đề lợi ích quốc gia, nhân quyền ngày càng nổi lên với tư cách lànhững yếu tố cơ bản trong đời sống chính trị xã hội của chủ nghĩa tư bản
Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới mới theo hướng đa cực hìnhthành Vì vậy, chủ nghĩa tư bản không thể không thay đổi, điều chỉnh chínhsách và cơ chế phát triển của mình
Sự thất bại của “ chủ nghĩa tự do mới” và những cuộc đấu tranh kíchthích dân chủ hoá, cùng với hàng loạt các vấn đề chính trị trở nên gay gắt,phức tạp trong lòng xã hội tư bản đã tất yếu đòi hỏi giới cầm quyền phải tự
Trang 10điều chỉnh cơ chế, chính sách để thích nghi Theo đó, chính trị - xã hội củachủ nghĩa tư bản cũng bộc lộ nhiều biểu hiện mới lạ.
Trước tình hình đó, không ít người đã sai lầm gắn nó với tính chất tiênnghiệm của quan điểm mác xít Họ cho rằng, sự dự báo về tính tất yếu bị phủđịnh của chủ nghĩa tư bản là quá sớm, những sự giải thích về sự tiêu vong của
nó là sai lầm Cũng có người lại coi những biến động của chủ nghĩa xã hộicũng như những thay đổi của chủ nghĩa tư bản hiện nay là “ngẫu hứng lịchsử” Thực ra, nếu căn cứ vào thực tiễn đang diễn ra của thời đại , thì mọi biểuhiện của chủ nghĩa tư bản hiện đại đều có thể cắt nghĩa Chủ nghĩa tư bản vẫncòn tồn tại Bởi vậy thái độ nôn nóng, mong đợi sự diệt vong chóng vánh củachế độ tư bản là thiếu căn cứ lịch sử
Như vậy, sự vận động của chủ nghĩa tư bản trong bối cảnh hiện nayvới những hiện tượng mới đang nổi lên, được xem là cơ sở thực tiễn để Đảng
ta bổ sung, phát triển quan niệm về bản chất cũng như vấn đề vận mệnh củachủ nghĩa tư bản
Trang 11
CHƯƠNG 2 BẢN CHẤT CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA CHỦA NGHĨA
TƯ BẢN HIỆN ĐẠI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY2.1 Chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột, bất công
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, trong mấy thập kỷ qua, mặc dù cónhững chu kỳ khủng hoảng, chủ nghĩa tư bản, nhất là ở các nước tư bản pháttriển vẫn cho thấy một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá Chính điều này
đã gây không ít ảo tưởng cho một số người về cái gọi là sức sống trường cửucủa chủ nghĩa tư bản và làm nhoà đi thực chất của vấn đề Chủ nghĩa tư bản
đã tìm mội cách thích nghi và nhanh chóng tận dụng những thành tựu khoahọc và công nghệ để phát triển Nó cũng không ngừng tìm cách thực hiện sựđiều tiết kinh tế vĩ mô trong nội bộ mỗi nước và cả trên bình diện quốc tế
Cách mạng hoá không ngừng lực lượng sản xuất đã và vẫn là điềukiện tất yếu tạo tiềm năng cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Điều nàybắt nguồn từ qui luật vận động nội tại của nó, trước hết là qui luật giá trị thặng
dư Để sử dụng được những lực lượng sản xuất mới do cuộc cách mạng khoahọc mang lại, chủ nghĩa tư bản ở các nước tư bản phát triển phải tìm kiếmbiện pháp làm dịu sự mất cân đối của nền kinh tế và những bất bình đẳng xãhội có nguy cơ dẫn đến chấn động xã hội làm xói mòn nền tảng sinh tồn củanó
Nhờ việc nhanh chóng ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoahọc- kỹ thuật, chủ nghĩa tư bản đã điều chỉnh để thích ứng và phát triển trênhầu khắp các lĩnh vực, đồng thời chế ước được nhiều biểu hiện xấu trong quátrình vận động của mình Sử dụng mau lẹ thành tựu của cuộc cách mạng khoahọc- công nghệ được xem là nhân tố chủ yếu của tăng trưởng kinh tế Đi tiên
Trang 12phong trong lĩnh vực khoa học - công nghệ đã trở thành điều kiện đảm bảo sựđiều chỉnh đạt được mục tiêu mà mỗi quốc gia tư bản theo đuổi
Chủ nghĩa tư bản đã điều chỉnh mô hình phát triểi nền sản xuất xã hộitheo hướng cấu trúc lại nền kinh tế dựa trên cơ sở vật chất - kỹ thuật mới vềnguyên tắc với đặc trưng tiêu biểu của nó là tiết kiệm đến mức tối đa cácnguồn lực Chủ trương đề cao chất lượng, hiệu quả và khai thác khả năngsáng tạo của con người, thân thiện với môi trường thiên nhiên được nhiềunước tư bản phát triển tiến hành song song với việc ứng dụng mô hình điềutiết khuyến khích các quan hệ thị trường
Tác giả Phạm Phú Hồ, trong bài “ Tất yếu chủ nghĩa xã hội – xét từ
bản chất và tiền đồ của chủ nghĩa tư bản” đã nhận định: “Nhà nước tư bản đã
đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và điều chỉnh sự vận động của nền sản xuất xã hội mà nhiều khi với sự nỗ lực tới mức quyết liệt của nó, các nước tư bản đã vượt qua được nhiều cuộc khủng hoảng dữ dội” [3, 396].
Ở góc độ hệ thống chính trị, chủ nghĩa tư bản cũng đã điều chỉnh tạotiềm năng phát triển Dựa trên chế độ phân chia quyền lực với nhiều kênhkhác nhau để tác động vào quá trình chính trị - xã hội – kinh tế là một nhân tốquan trọng tạo nên bầu không khí chính trị - xã hộ thuận lợi cho chủ nghĩa tưbản hiện đại thích ứng và phát triển trong điều kiện mâu thuẫn nội tại của nóngày càng trở nên sâu sắc Khẳng định điều này, chính Stephen Smith đã cho
rằng: “ Cơ chế này chính là bộ máy nhào nặn nền văn hoá chính trị tư bản
chủ nghĩa hiện nay Những yếu tố cấu thành của nó là chế độ phân chia quyền lực; tinh thần pháp luật và hệ thống tư pháp độc lập; bộ máy công chức có hiệu quả ; bộ máy cố vấn chính trị có trình độ cao và thâu tóm được tầng lớp trí thức tinh hoa; quyền tự do ngôn luận ; những nhóm lợi ích đa dạng; hệ thống an sinh xã hội phát triển” ( Dẫn theo: Chủ nghĩa tư bản đầu
Trang 13thế kỷ XXI do PGS.TS Đỗ Lộc Diệp,TS Đào duy Quát, PGS.TS Lê Văn Sangđồng chủ biên, NXB Khoa học xã hội, Hà nội, 2003, tr 36).
Mặc dù chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển do sự điều chỉnh vàthích ứng nhưng những mặt tích cự lại gắn liền với những tiêu cực Thực tếnày chưa và cũng không thể triệt tiêu được những yếu tố thối nát, phản độngvốn có của chế độ tư bản hiện đại Trong quá trình hình thành và phát triển,
sự bóc lột của các nước tư bản chủ nghĩa đối với thế giới thứ ba, đối với khuvực chậm phát triển vẫn tiếp tục với một tốc độ thu lợi nhuận ngày càng tăng.Tình trạnh thất nghiệp tăng cao, đời sống bấp bênh của đông đảo dân cư, bấtbình đẳng trong thu nhập gay gắt hơn trong mỗi nước cũng như qui mô quốctế
Biểu hiện đặc trưng cho bản chất áp bức, bất công của chủ nghĩa tưbản là sự ăn bám của tư bản tài chính, sự tồn tại thường xuyên của bộ máyquân sự khổng lồ ngay cả trong thời bình Ngày nay, những chính sách vàthực tiễn tạo nên bất bình đẳng kinh tế, chính trị, xã hội, chủng tộc, tôn giáotrong xã hội tư bản đang gia tăng Việc thực hiện chính sách mang tính báquyền trên phạm vi quốc tế cùng với sự tha hoá chính trị và vấn đề nhânquyền vẫn là mặt trái đáng phải quan tâm đằng sau việc thừa nhận tiềm năngphát triển của chủ nghĩa tư bản
2.2 Mâu thuẫn giữa tính xã hội hoá của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng phát triển
Chủ nghĩa tư bản tồn tại và phát triển dựa trên cở sở chiếm hữu tưnhân về tư liệu sản xuất Theo đó, bóc lột giá trị thặng dư trở thành quy luậtkinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản Khi mở đường và thúc đẩy lực lượngsản xuất phát triển nhưng phải thoả mãn được mục tiêu chính là tăng tỷ suấtgiá trị thặng dư và lợi nhuận tối đa, nền kinh tế tư bản mang trong nó mâu