1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

ĐỀ CƯƠNG NGUYÊN lý 1 THẾ GIỚI QUAN và PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT học của CHỦ NGHĨA mác – LÊNIN

30 3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 206,5 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG NGUYÊN lý 1 THẾ GIỚI QUAN và PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT học của CHỦ NGHĨA mác – LÊNIN ĐỀ CƯƠNG NGUYÊN lý 1 THẾ GIỚI QUAN và PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT học của CHỦ NGHĨA mác – LÊNIN ĐỀ CƯƠNG NGUYÊN lý 1 THẾ GIỚI QUAN và PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT học của CHỦ NGHĨA mác – LÊNIN ĐỀ CƯƠNG NGUYÊN lý 1 THẾ GIỚI QUAN và PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT học của CHỦ NGHĨA mác – LÊNIN ĐỀ CƯƠNG NGUYÊN lý 1 THẾ GIỚI QUAN và PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT học của CHỦ NGHĨA mác – LÊNIN ĐỀ CƯƠNG NGUYÊN lý 1 THẾ GIỚI QUAN và PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT học của CHỦ NGHĨA mác – LÊNIN

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG NGUYÊN LÝ 1 THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

TRIẾT HỌC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

Câu 1 Vấn đề cơ bản của triết học Triết học duy tâm, triết học duy vật Triết học nhất, nhị nguyên Các hình thức cơ bản của triết học duy tâm và triết học duy vật.

1 Vấn đề cơ bản của triết học

Trong tác phẩm “L.Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của Triết học cổ điển Đức”

Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Vấn đề cơ bản lớn nhất của mọi triết học, đặc biệt là triết họchiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”

Trong thế giới có vô vàn hiện tượng nhưng chung quy lại chúng ta chỉ phân làm hai

loại, một là, những hiện tượng vật chất (tồn tại, tự nhiên), hai là, những hiện tượng tinh

thần (tư duy, ý thức) Do vậy, vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được goi là

“vấn đề cơ bản lớn nhất” hay “vấn đề tối cao” của triết học Việc giải quyết vấn đề này là

cơ sở, là điểm xuất phát để giải quyết mọi vấn đề khác của triết học

Nội dung của vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt (hai phương diện):

Theo Mác - Ăngghen:“Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết họchiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”

Vấn đề này gồm hai mặt:

- Mặt thứ nhất (bản thể luận) trả lời câu hỏi: giữa ý thức và vật chất ( tư duy và tồn

tại) thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào sinh ra cái nào, cái nào quyết định cái nào?

- Mặt thứ hai (nhận thức luận) trả lời câu hỏi: con người có khả năng nhận thức thế

giới chung quanh hay không?

Thực chất vấn đề cơ bản của triết học đó là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất

và ý thức Bởi vì:

- Vật chất và ý thức là hai hiện tượng rộng lớn nhất của đời sống con người

- Đây là vấn đề xuyên suốt trong mọi hệ thống triết học

- Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức nó là cơ sơ để phân định lập trườngtriết học của các trường phái, các khuynh hướng, các hình thức của triết học

2 Triết học duy tâm, triết học duy vật

- Triết học duy vật: Khi 1 triết gia cho rằng bản chất của thế giới là vật chất; vật

chất (tồn tại, tự nhiên) có trước , ý thức (tư duy, tinh thần) có sau; vật chất quyết định ý thức thì triết gia đó được xem là 1 nhà duy vật Học thuyết của họ hợp thành các môn phái

khác nhau của chủ nghĩa duy vật

- Triết học duy tâm: Khi 1 triết gia cho rằng bản chất của thế giới là ý thức; ý thức

(tư duy, tinh thần) có trước, vật chất có sau; ý thức quyết định vật chất thì triết gia đó được

Trang 2

xem là 1 nhà duy tâm Học thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩaduy tâm.

3 Triết học nhất, nhị nguyên

- Triết học nhất nguyên: Khi giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết

học, thừa nhận 1 nguyên thể (hoặc là vật chất hoặc là ý thức) là nguồn gốc của thế giới.Khi giải quyết mặt thứ 2 trong vấn đề cơ bản của triết học thừa nhận con người có khảnăng nhận thức thế giới

- Triết học nhị nguyên: Khi giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết

học, thừa nhận vật chất và ý thức tồn tại hoàn toàn độc lập với nhau và thừa nhận cả 2nguyên thể đều là nguồn gốc của thế giới Khi giải quyết mặt thứ 2 trong vấn đề cơ bản củatriết học do không khẳng định được vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cáinào quyết định cái nào nên họ phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người Quanđiểm của họ đa phần là hoài nghi

4 Các hình thức cơ bản của triết học duy tâm và triết học duy vật

* Có 3 hình thức tồn tại và phát triển của CNDV là:

- Chủ nghĩa duy vật chất phác

- Chủ nghĩa duy vật siêu hình

- Chủ nghĩa duy vật biện chứng

* Có 2 hình thức tồn tại và phát triển của CNDT là:

- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan

- Chủ nghĩa duy tâm khách quan

Câu 2 Định nghĩa vật chất của Lênin Các hình thức và phương thức tồn tại của vật chất Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu các khái niệm trên

1 Vật chất

* Quan niệm trước C.Mác về vật chất

- Chủ nghĩa duy tâm: thực thể của thế giới, cơ sở của mọi tồn tại là 1 bản nguyên tinh

thần nào đó Đó có thể là “ ý chí của Thượng đế”, “ý niệm tuyệt đối”

- Chủ nghĩa duy vật cổ đại: đồng nhất vật chất nói chung với những dạng tồn tại cụ thể

của nó,

Ví dụ: Talet = nước; Anaximen = không khí; Heraclit = lửa; Démocrite = nguyên tử;

Triết học Ấn Độ = đất, nước, lửa, gió; Thuyết Âm dương - Ngũ hành ở Trung Quốc = kim,

mộc, thủy, hỏa, thổ

Quan niệm về vật chất thời kỳ cổ đại mang tính trực quan, cảm tính Tuy nhiên,

nó chỉ có tác dụng chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo

Trang 3

- Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII đồng nhất vật chất với nguyên tử và khối

lượng Niu – tơn cho rằng, khối lượng là vật chất

Quan niệm về vật chất thời kỳ cận đại mang tính cơ học, máy móc, siêu hình

* Quan niệm của triết học C.Mác về vật chất

Cả C.Mác và Ph.Ăngghen đều cho rằng, vật chất là cái tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người Thế giới vật chất luôn luôn vận động, biến đổi không ngừng, ở đâu

có vật chất là có vận động và vận động không ngừng.

* Định nghĩa của V.I.Lênin về vật chất

“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và không lệ thuộc vào cảm giác”

* Nội dung của định nghĩa:

- Vật chất là cái khách quan, tồn tại bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ýthức, bất kể sự tồn tại ấy đã được con người nhận thức hay chưa

- Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi trực tiếp hoặc gián tiếp tác độnglên giác quan con người

- Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất

* Ý nghĩa của định nghĩa:

- Giải quyết triệt để hai mặt trong vấn đề cơ bản của triết học theo quan điểm củaCNDV biện chứng

- Khắc phục triệt để những sai lầm, hạn chế của CNDV trước Mác về phạm trù vậtchất; bác bỏ, phủ nhận CNDT và tôn giáo về vấn đề vật chất

- Tạo cơ sở cho các nhà triết học duy vật biện chứng xây dựng quan điểm vật chấttrong đời sống xã hội

2 Phương thức, hình thức tồn tại của vật chất

Theo quan điểm của CNDV biện chứng, vận động là phương thức tồn tại của vậtchất; không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất

* Vận động là phương thức tồn tại của vật chất

- Triết học Mác- Lênin khẳng định: vật chất không do ai sáng tạo ra và không thể bị

tiêu diệt, cho nên vận động với tính cách là phương thức tồn tại tất yếu của vật chất cũngkhông thể bị mất đi hoặc sáng tạo ra Thừa nhận sự tồn tại vĩnh cửu của vật chất, trên thực

tế cũng là thừa nhận tính vô sinh, vô diệt của vận động: Vật chất không thể tồn tại bằngcách nào khác ngoài vận động Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng chứng minh

một cách khoa học rằng vận động được bảo toàn cả mặt lượng lẫn mặt chất Nếu một hình

thức vận động nào đó của 1 sự vật nhất định mất đi thì tất yếu sẽ nảy sinh ra 1 hình thứcvận động thay thế nó Nghĩa là các hình thức vận động chỉ chuyển hóa lẫn nhau, chứ vậnđộng của vật chất nói chung thì vĩnh viễn tồn tại cùng với sự tồn tại vĩnh viễn của vật chất

Trang 4

- Các hình thức vận động của vật chất

Có 5 hình thức vận động cơ bản:

+ Vận động cơ giới : là sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.

+Vận động vật lý (thay đổi trạng thái vật lý): là vận động của phân tử, của các hạt cơ

bản, vận động của nhiệt, ánh sáng, điện, trường, âm thanh

+ Vận động hóa học (thay đổi trạng thái hóa học): là sự vận động của các nguyên tử;

sự hóa hợp và phân giải của các chất

+Vận động sinh vật: vận động của các cơ thể sống như sự trao đổi chất, đồng hóa, dị

hóa, sự tăng trưỏng, sinh sản, tiến hóa

+Vận động xã hội: mọi hoạt động xã hội của con người; sự thay thế các hình thái

kinh tế -xã hội từ thấp đến cao

- Vận động không ngừng của thế giới vật chất còn bao hàm trong nó hiện tượng đứng

im tương đối

+ Không có hiện tượng đứng im tương đối thì không có sự vật nào tồn tại được.

+ Hiện tượng đứng im tương đối hay là trạng thái cân bằng tạm thời của sự vật trongquá trình vận động của nó, trên thực tế, chỉ xảy ra khi sự vật được xem xét trong một quan

hệ xác định nào đó

+ Đứng im là một trạng thái vận động (vận động trong thăng bằng)

* Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất

- Bất kỳ một khách thể vật chất nào cũng chiếm 1 vị trí nhất định, ở vào 1 khung cảnhnhất định trong tương quan về mặt kích thước so với các khách thể khác Các hình thức

tồn tại như vậy của vật thể được gọi là không gian.

- Sự tồn tại của các khách thể vật chất còn được biểu hiện ở mức độ tồn tại lâu dàihay mau chóng của các hiện tượng, ở sự kế tiếp trước sau của các giai đoạn vận động

Những thuộc tính này của sự vật được đặc trưng bằng phạm trù thời gian.

- Không gian và thời gian có 3 tính chất:

+ Tính khách quan

+ Tính vĩnh cửu và vô tận

+ Tính 3 chiều của không gian và tính 1 chiều của thời gian

- Không gian và thời gian gắn bó mật thiết với nhau và gắn liền với vật chất; là

phương thức tồn tại của vật chất Không có dạng vật chất nào tồn tại bên ngoài không gian

và thời gian Cũng không có không gian và thời gian ngoài vật chất

- Không gian và thời gian tồn tại khách quan vì đó là không gian và thời gian của vậtchất Vì vật chất tồn tại vô cùng, vô tận nên không gian và thời gian của vật chất cũng tồntại vô cùng, vô tận Chúng không mất đi mà chỉ chuyển từ không gian và thời gian của vậtnày sang không gian và thời gian của vật khác

3 Ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa vật chất của Lênin

Trang 5

- Định nghĩa vật chất của Lênin đã bao quát cả 2 mặt vấn đề cơ bản của triết học trênlập trường duy vật biện chứng , thừa nhận trong nhận thức luận thì vật chất là tính thứ nhất

và con người có thể nhận thức được thế giới vật chất Như vậy định nghĩa vật chất củaLênin đã bác bỏ thuyết không thể biết , khắc phục được tính chất siêu hình, trực quan trongcác quan niệm về vật chất

- Định nghĩa này chống lại các quan điểm duy tâm về vật chất , tạo cơ sở khắc phụccác quan điểm duy tâm về đời sống xã hội

- Có vai trò định hướng cho sự phát triển của nhận thức khoa học

Câu 3 Quan điểm của triết học Mác- Lênin vầ nguồn gốc, bản chất của ý thức Mốiquan hệ giữa vật chất và ý thức Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ này trong hoạt động nhận thực và thực tiễn

1 Nguồn gốc của ý thức

* Nguồn gốc tự nhiên:

- Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là 1 thuộc tính của vật chất

nhưng không phải của mọi dạng vật chất mà chỉ là thuộc tính của 1 dạng vật chất sống có

tổ chức cao là bộ óc người Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức Ý thức là chức

năng của bộ óc người Hoạt động ý thức của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động thầnkinh sinh lý của thần kinh của bộ óc người Ý thức không thể diễn ra, tách rời hoạt độngsinh lý thần kinh của bộ óc người

- Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc không thôi mà không có sự tác động của thế giới bên

ngoài để bộ óc phản ánh lại những tác động đó thì cũng không thể có ý thức Phản ánh là

sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quátrình tác động qua lại của chúng

- Là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực, ý thức chỉ nảy sinh ở giaiđoạn phát triển cao của thế giới vật chất, cùng với sự xuất hiện của con người Ý thức bắtnguồn từ 1 thuộc tính của vật chất - thuộc tính phản ánh - phát triển thành

Như vậy, bộ óc người cũng với thế giới bên ngoài tác động lên nó – đó chính là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

* Nguồn gốc xã hội:

- Điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là những tiền đề , nguồn gốc xã hội

Ý thức ra đời cùng với quá trình hình thành bộ óc người nhờ lao động, ngôn ngữ và quan

Trang 6

- Ngôn ngữ do nhu cầu của lao động và nhờ lao động mà hình thành Nó là hệ thốngtín hiệu vật chất mang nội dung ý thức Không có ngôn ngữ thì ý thức không thể tồn tạiđược Ý thức không phải là hiện tượng thuần túy cá nhân mà là một hiện tượng có tính chất

xã hội, do đó không có phương tiện trao đổi xã hội về mặt ngôn ngữ thì ý thức không thểhình thành và phát triển được

Như vậy, nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội.

- Ý thức là của con người mà con người là 1 thực thể xã hội năng động sáng tạo Ýthức phản ánh thế giới khách quan trong quá trình con gnười tác động cải tạo thế giới Do

đó, ý thức con người là sự phản ánh có tính năng động sáng tạo

- Quá trình ý thức là quá trình thống nhất của 3 mặt:

+ Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh

+ Hai là, mô hình hóa đôi tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần

+ Ba là, chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan ( tức là quá trình hiện thựchóa tư tưởng thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái hiện thực, biến cái

ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực)

- Phản ánh và sáng tạo là 2 mặt thuộc bản chất của ý thức Ý thức trong bất cứ trườnghợp nào cũng là sự phản ánh phức tạp, năng động, sáng tạo của bộ óc

3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Trong mối quan hệ này, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của

ý thức, quyết định ý thức, song ý thức không hoàn toàn thụ động mà nó có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

* Vai trò của vật chất đối với ý thức

Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức

vì:

+ Vật chất quyết định ý thức bởi vì bộ não của con người là dạng vật chất có tổ chứccao nhất và chỉ có duy nhất ở con người Đó là cơ quan phản ánh cho ra đời ý thức là 1dạng biểu hiện của vật chất đồng thời các yếu tố tạo thành nguồn gốc ra đời của ý thứchoặc là chính thế giới vật chất, tất cả các yếu tố đó đều thuộc về dạng vật chất

+ Sự phản ánh của ý thức là sự phản ánh năng động sáng tạo hiện thực khách quan, làhình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Thế giới khách quan quyết định nội dung vàhình thức biểu hiện của ý thức Quá trình phản ánh của ý thức chịu tác dộng của các quy

Trang 7

luật tự nhiên, xã hội và điều kiện sinh hoạt vật chất của con người Như vậy vật chất quyếtđịnh ý thức

* Vai trò của ý thức đối với vật chất

Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

+ Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất phải thông qua lao động thực tiễn củacon người bởi vì thông qua lao động của con ngừoi khi tác động vào thế giới khách quan

đã làm cho thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, những quy luật từ đó con người

có thể nhận thưc dễ dàng hơn các sự vật hiện tượng trong thế giới đó, đồng thời trong quátrình phản ánh thế giới khách quan, thế giới khách quan đã được cải biến đi thông qua cơquan cảm giác của con người thông qua lăng kính chủ quan của con người

+ Ý thức tác động trở lại vật chất theo 2 hướng, nếu ý thức phản ánh đúng đắn hiệnthực khách quan thì sẽ cung cấp cho con người những tri thức đúng đắn giúp con ngườixây dựng phương hướng kế hoạch đạt hiệu quả; ngược lại nếu ý thức không phản ánh đầy

đủ thế giới khách quan thì tri thức mang lại là sai lầm nó sẽ làm cho con người xây dựngphương hướng kế hoạch mục đích sai lầm

4 Ý nghĩa phương pháp luận:

Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn

trọng khách quan, đồng thời thấy được tính năng động sáng tạo của ý thức phát huy vai trò nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực sáng tạo của ý thức

Câu 4 Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển

1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

* Nội dung

- Liên hệ là phạm trù triết học chỉ sự quy định, sự tác động qua lại lẫn nhau, sự phụ

thuộc lẫn nhau, sự ảnh hưởng, sự tương tác và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới hay giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính của sự vật, hiện tượng, 1 quá trình.

- Mối liên hệ có vai trò làm cơ sở cho sự tồn tại; làm điều kiện cho sự vật bộc lộthuộc tính của mình (bởi lẽ thông qua mối liên hệ với các sự vật khác thì sự vật mới bộc lộthuộc tính)

- Liên hệ phổ biến là khái niệm nói lên rằng mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới ( cả

tự nhiên, xã hội và tư duy) dù đa dạng, phong phú, nhưng đều nằm trong mối liên hệ vớicác sự vật, hiện tượng khác; đều chịu sự chi phối, tác động, ảnh hưởng của các sự vật,hiệntượng khác

- Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất cảu thế giới Bởi lẽ, dùcác sự vật trong thế giới đa dạng đến đâu thì cũng chỉ là hình thức tồn tại cụ thể của vậtchất Cho nên chúng đều chịu sự chi phối của quy luật vật chất Ngay cả ý thức, tinh thầncũng chỉ là thuộc tính của 1 dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người Do vậy, ý thức,

Trang 8

tinh thần cũng bị chi phối bởi quy luật vật chất Vì vậy chính tính thống nhất vật chất củathế giới đã làm cho mọi sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với nhau.

- Các tính chất của mối liên hệ:

+ Tính khách quan

+ Tính phổ biến

+ Tính đa dạng phong phú

* Ý nghĩa phương pháp luận

- Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta khi phân tích về sự vật phải đặt nó trong mốiquan hệ với sự vật khác Đồng thời phải nghiên cứu tất cả những mặt, những yếu tố, nhữngmối liên hệ vốn có của nó Qua đó để xác định những mối liên hệ bên trong, bản chất để

từ đó nắm được bản chất, quy luật của sự vật và hiện tượng

- Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi khi nghiên cứu sự vật phải thấy sự tồn tại vậnđộng và phát triển của bản thân các sự vật và hiện tượng là 1 quá trình có tính giai đoạn,tính lịch sử cụ thể Cho nên khi phân tích tính toàn diện về các mối liên hệ của sự vật phảiđặt nó trong mối quan hệ cụ thể, với những điều kiện lịch sử cụ thể của các mối quan hệđó

2 Nguyên lý về sự phát triển

* Nội dung

- Phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên

từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

- Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật Đó là mâu thuẫntrong bản thân sự vật Quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn đó quy định sự vậnđộng, phát triển của sự vật

- Phát triển là 1 trường hợp đặc biệt của sự vận động Trong quá trình phát triển sẽnảy sinh tính quy định mới cao hơn về chất Nhờ vậy làm tăng khả năng hoàn thiện về : cơcấu tổ chức; về phương thức tồn tại và vận động; về chức năng vốn có của sự vật

- Phát triển là quá trình vận động phức tạp, quanh co, bao gồm cả sự thụt lùi tươngđối, nhưng xu hướng chung là vận động đi lên

- Phát triển diễn ra theo xu hướng đường xoáy ốc, nghĩa là trong quá trình phát triểndường như có sự quay lại điểm xuất phát nhưng trên cơ sở cao hơn Phát triển diễn ra theocách thức đứt đoạn trong liên tục, nghĩa là từ sự tích lũy về lượng dẫn tới thay đổi về chất,rồi từ sự thay đổi về chất tác động trở lại sự thay đổi về lượng Cứ như vậy, phát triển diễn

ra 1 cách khách quan, tự thân, vốn có của sự vật

- Tính chất của sự phát triển:

+ Tính khách quan

Trang 9

+ Tính phổ biến

+ Tính đa dạng, phong phú

* Ý nghĩa phương pháp luận:

- Khi xem xét sự vật hiện tượng phải đặt nó trong sự vận động, phát triển, phải pháthiện ra các xu hướng biến đổi chuyển hóa của chúng

- Phát triển đồi hỏi phải nắm vững các nguyên tắc tích lũy về lượng để thay đổi vềchất, giải quyết triệt để bên trong; đồng thời phải kế thừa, chọn lọc cái cũ, ủng hộ cho sự rađời cái mới non nớt, nhỏ bé

- Sự phát triển của sự vật, hiện tượng không diễn ra theo đường thẳng tắp mà quanh

co phức tạp, thậm chí thụt lùi, vì thế đứng trước thất bại không được nản chí, mà cần có cáinhìn đúng đắn khách quan để tìm ra nguyên nhân cải tạo cái cũ, mở đường cho cái mới

- Khắc phục những sai lầm, nóng vội, chủ quan, duy ý chí , thủ tiêu mâu thuẫn, dunghòa mâu thuẫn , phủ định sạch trơn trong quá trình xem xét cái cũ mở đường cho cái mới

Câu 5 Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi

về chất và ngược lại Ý nghĩa phương pháp luận

* Khái niệm

Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật

và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó mà không phải cái khác.

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật biểu thị số

lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật cũng như các thuộc tính của nó.

* Mối quan hệ biện chứng

Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có chất và lượng Trong quá trình vận động và

phát triển, chất và lượng của sự vật cũng biến đổi Sự thay đổi của lượng và của chất khôngdiễn ra độc lập với nhau, trái lại, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau Nhưng không phảibất kỳ sự thay đổi nào của lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản chất của sự vật.Lượng của sự vật có thể thay đổi trong một giới hạn nhất định mà không làm thay đổi cănbản chất của sự vật đó Sự thay đổi của lượng chưa dẫn tới sự thay đổi của chất trongnhững giới hạn nhất định Vượt quá giới hạn đó sẽ làm cho sự vật không còn là nó, chất cũmất đi, chất mới ra đời

Khuôn khổ mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật,

được gọi là độ.

Trang 10

Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó là

khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của

sự vật.

VD: Khi xét các trạng thái khác nhau của nước trong khoảng nhiệt độ từ 00C đến

1000C, bản chất của nước vẫn không thay đổi (xét về cấu tạo chất) Khoảng nhiệt độ từ 00Cđến 1000C là độ

Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi chất của

sự vật.

Trong ví dụ trên, nếu coi trạng thái của nước là chất thì 00C và 1000C là điểm nút

Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời chất mới Đây chính là bước nhảy trong quá trình vận động, phát triển

của sự vật, hiện tượng

Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của

sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra.

Sự thay đổi về chất là kết quả của sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút Sau khi

ra đời, chất mới tác động trở lại sự thay đổi của lượng Chất mới có thể làm thay đổi quy

mô tồn tại của sự vật, làm thay đổi nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật đó Nội dung cơ bản của quy luật lượng - chất như sau:

Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng, sự thay đổi dần dần

về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn tới thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi của lượng.

* Ý nghĩa phương pháp luận

- Nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa thay đổi về lượng và thay đổi vềchất chúng ta sẽ rút ra được ý nghĩa phương pháp luận quan trọng cho hoạt động nhận thức

Trang 11

- Mặt khác, theo tính tất yếu quy luật thì khi lượng đã được tích lũy đến giới hạnđiểm nút sẽ tất yếu có khả năng diễn ra bước nhảy về chất của sự vật, hiện tượng, vì thế

cũng cần phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, hữu khuynh trong công tác thực tiễn Hữu khuynh là sự biểu hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ, không dám thực hiện bước nhảy mặc dù lượng đã tích lũy tới điểm nút và quan niệm phát triển chỉ đơn thuần là sự tiến hóa về

lượng

- Vì bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú, do vậy trong

nhận thức và thực tiễn cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho

phù hợp với từng điều kiện, từng lĩnh vực cụ thể Đặc biệt, trong đời sống xã hội quá trìnhphát triển không chỉ phụ thuộc vào yếu tố khách quan, mà con phụ thuộc vào nhân tố chủquan của con người Do đó cần phải nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ thể để thúcđẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách hiệu quả nhất

Câu 6 Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập Ý nghĩa phương pháp luận

* Khái niệm

- Mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các

mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tương, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

- Mặt đối lập là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những đặc điểm, những

thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại 1cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

- Các tính chất chung của mâu thuẫn:

+ Tính khách quan

+ Tính phổ biến

+ Tính đa dạng, phong phú

* Mối quan hệ biện chứng

- Hai mặt đối lập có thuộc tính bài trừ, phủ định nhau nhưng chúng lại gắn bó chặt chẽvới nhau, chúng đồng thời tồn tại

Trang 12

- Hai mặt đối lập trong sự vật tồn tại trong sự thống nhất của chúng Sự thống nhất củacác mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, đòi hỏi có nhau của các mặt đối lập, sự tồn tạicủa mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.

- Do có sự “đồng nhất” của các mặt đối lập mà trong sự triển khai của mâu thuẫn, đến

1 lúc nào đó, mặt đối lập này có thể chuyển hóa sang mặt đối lập kia - khi xét về 1 vài đặc

trưng nào đó

- Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang nhau của

chúng

- Tồn tại trong 1 thể thống nhất, 2 mặt đối lập luôn luôn tác động qua lại với nhau,

“đấu tranh” với nhau Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó.

- Sự thống nhất có quan hệ hữu cơ với sự đứng im, sự ổn định tạm thời của sự vật Sự

đấu tranh có mối quan hệ gắn bó với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển Điều đó

có nghĩa là sự thống nhất của các mặt là tương đối, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối.

- Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tínhthay đổi Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay

đổi của sự vật Do vậy, mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển Thực chất quy luật thống nhất và đáu tranh giữa các mặt đối lập như sau:

Mọi sự vật và hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân mình; sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất

đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới.

* Ý nghĩa phương pháp luận

- Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc, đọng lực của sựvận động và phát triển , do vậy trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trong mâu thuẫn,phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng của sự vậnđộng và phát triển

- Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi có đủ điều kiện chín muồi Cho nên, chúng takhông được giải quyết mâu thuẫn 1 cách vội vàng khi chưa có đủ điều kiện; cũng không đểviệc giải quyết mâu thuẫn diễn ra tự phát

- Mâu thuẫn được giải quyết bằng con đường đấu tranh Đối với các mâu thuẫn khácnhau phải có phương pháp giải quyết khác nhau

Trang 13

Câu 7 Quy luật phủ định của phủ định Ý nghĩa phương pháp luận

* Khái niệm

- Phủ định nói chung là sự bài trừ, bác bỏ sự vật nhất định nào đó Nói cách khác,

phủ định là một quá trình vận động trong đó sự vật, hiện tượng này được thay thế bởi sự vật, hiện tượng khác (đây là sự biến đổi nói chung).

- Phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là mắt khâu

trên con đường dẫn tới sự ra đời của cái mới, cái tiến bộ hơn so với cái bị phủ định

- Phủ định biện chứng gồm hai đặc trưng sau đây:

+ Tính khách quan: là điều kiện của sự phát triển Phủ định biện chứng là sự tự thân

phủ định, là kết quà giải quyết mâu thuẫn bên trong của sự vật tồn tại khách quan

+ Tính kế thừa: là nhân tố liên hệ giữa cái cũ và cái mới Đây là đặc trưng cơ bản

nhất của phủ định biện chứng Phủ định biện chứng là quá trình cái mới ra đời phủ định cái

cũ, nhưng cái mới chỉ phủ định mặt lạc hậu, lỗi thời của cái cũ, đồng thời kế thừa nhữnggiá trị của cái cũ Do đó, phủ định biện chứng là sự phủ định nhưng đồng thời cũng là sựkhẳng định

*Mối quan hệ biện chứng

- Phủ định của phủ định là khái niệm nói lên rằng sự vận động, phát triển của sự vật

thông qua 2 lần phủ định biện chứng, dường như quay lại điểm xuất phát ban đầu nhưngcao hơn

- Phủ định lần thứ 1 làm cho sự vật cũ trở thành cái đối lập của mình Sau những lầnphủ định tiếp theo, đến 1 lúc nào đó sẽ dẫn đến sự ra đời sự vật mới mang nhiều đặc trưnggiống với sự vật ban đầu (xuất phát) Như vậy về hình thức là trở lại cái ban đấu songkhông phải giống nguyên như cũ, dường như lập lại cái cũ nhưng cao hơn

VD: hạt ngô (cái ban đầu khẳng định) - cây ngô (phủ định lần 1 - đối lập với hạt ngô - cáixuất phát) - bắp ngô (phủ định lần 2 - phủ định của phủ định)

- Sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc 1 chu kỳ phát triển, đồng thời lại là

sự xuất phát của 1 chu kỳ tiếp theo, tạo ra đường xoáy ốc của sự phát triển Mỗi đường mớicủa đường xoáy ốc thể hiện 1 trình độ cao hơn của sự phát triển Sự nối tiếp nhau của cácvòng xoáy ốc thể hiện tính vô tận của sự phát triển

Nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định

Quy luật này nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái bị phủ định và cái phủ định;

do có sự kế thừa đó, phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn, bác bỏ tất cả sự phát triển trước đó, mà là điều kiện cho sự phát triển, nó duy trì và giữ gìn nội dung tích cực của các giai đoạn trước,lập lại 1 số đặc điểm cơ bản của cái xuất phát, nhưn trên cơ sở mới cao hơn; do vậy sự phát triển có tính chất tiến lên không phải theo đường thẳng, mà theo đường xoáy ốc.

* Ý nghĩa phương pháp luận

Trang 14

- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần chống thái độ phủ định sạch trơn cái

cũ Đồng thời cần phải biết sàng lọc những gì tích cực của cái cũ

- Chống thái độ hư vô chủ ngĩa, đồng thời chống thái độ bảo thủ, khư khư giữ lạinhững cái lỗi thời cản trở sự phát triển của lịch sử

- Sự phát triển không phải là đường thẳng hay vòng tròn khép kín mà là đường xoáy

ốc đi lên Nghĩa là có nhiều khó khăn, phức tạp trong quá trình vận động, phát triển

Câu 8 Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung, cái riêng và cái đơn nhất Ý nghĩa phương pháp luận

* Khái niệm

- Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá

trình riêng lẻ nhất định.

- Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung

không những chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.

- Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ những nét, những mặt, những

thuộc tính chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định nhất định và không được lặp lại ở bất kỳ một kết cấu vật chất nào khác

* Mối quan hệ biện chứng

- Cái chung, cái riêng, cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối liên

hệ hữu cơ với nhau Điều đó thể hiện ở chỗ:

+ Cái chung chỉ tồn tai trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tạicủa mình Nghĩa là không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng

+ Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung Nghĩa là không có cái riêngnào tồn tại tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với cái chung

+ Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung; còn cái chung là cái bộ phậnnhưng là cái sâu sắc hơn cái riêng (ta nói cái chung là bộ phận của cái riêng nhưng đây là

bộ phận có tính chất bản chất chứ không phải là bộ phận hợp thành của cái riêng, nó đượcxác định trong mối quan hệ cụ thể)

+ Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá cho nhau trong quá trình phát triển

Trang 15

- Cần phải nhận thức cái chung để vận dụng vào cái riêng Muốn nắm được cáichung thì cần phải xuất phát từ những cái riêng bởi cái chung tồn tại trừu tượng ngoàinhững cái riêng.

- Cần phải cụ thể hóa cái chung trong mỗi điều kiện, hoàn cảnh cụ thể; khắc phụcbệnh giáo điều, siêu hình, máy móc cục bộ,địa phương trong vận dụng mỗi cái chungkhông tồn tại trừu tượng, ngoài những cái riêng

- Cần vận dụng các điều kiện thích hợp cho sự chuyển hóa giữa cái đơn nhất và cáichung thao những mục đích nhất định

Câu 9 Mối quan hệ biện chứng giữa giữa nguyên nhân và kết quả Ý nghĩa phương pháp luận

* Nội dung

- Nguyên nhân là phạm trù dùng để sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong 1 sự

vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây ra những biến đổi nhất định

- Kết quả là phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau

của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.

- Các tính chất của mối liên hệ nhân quả

+ Tính khách quan

+ Tính tất yếu

+ Tính phổ biến

* Mối quan hệ biện chứng

- Nguyên nhân sản sinh ra kết quả

+ Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, được sản sinh ra kết quả Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động Tuy nhiên, không phải mọi sự tiếp nối nhau về thời gian đều là quan hệ

nhân quả Cái phân biệt liên hệ nhân - quả với liên hệ nối tiếp nhau về mặt thời gian chính

là ở chỗ: giữa nguyên nhân và kết quả còn có mối quan hệ sản sinh, quan hệ trong đó nguyên nhân sinh ra kết quả.

+ Thực tiễn cho thấy cùng 1 nguyên nhân có thể gây nên nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể Ngược lại, 1 kết quả có thể gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hay tác động cùng 1 lúc.

+`Khi các nguyên nhân tác động lên cùng 1 lúc sự vật thì hiệu quả tác động của từng nguyên nhân tới kết quả sẽ khác nhau tùy thuộc vào hướng tác động của nó Nếu các nguyên nhân tác động lên sự vật theo cùng 1 hướng thì chúng sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều với sự hình thành kết quả Ngược lại, nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên

sự vật theo các hướng khác nhau thì chúng sẽ làm suy yếu, thậm chí hoàn thành triệt tiêu các tác dụng của nhau.

Ngày đăng: 29/01/2016, 20:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w