1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Hiện tượng tham nhũng và chủ trương chống tham nhũng của đảng và nhà nước ta hiện nay từ nguyên lý xem xét khách quan

33 903 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 137 KB

Nội dung

Tình hình nghiên cứu đề tàiHiện tượng tham nhũng và chủ trương chống tham nhũng của Đảng vàNhà nước ta hiện nay là vấn đề nhức nhối trong xã hội và là thách thức lớn đốivới vai trò lãnh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thiện tiểu luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cácđoàn thể và cá nhân Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn và kính trọng tới tất cả các tập thể

và cá nhân đã tạo điều kiện giúp tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu Trước

hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Vi Thái Lang người đã hướng dẫn

tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện tiểu luận Tôi xin trân trọng cảm ơn Thư viện, phòng sau đại học, tập thể K16 TGT, các đơn vị liên quan của trường ĐHSP Hà Nội 2 những người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu

để giúp tôi hoàn thiện bài tiểu luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thiện tiểu luận này

Hà Nội, tháng 1 năm 2013

TÁC GIẢ

Phạm Thị Hoa

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong tiểu luận này

là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoan rằngmọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện tiểu luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong tiểu luận này đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, tháng 1 năm 2013

TÁC GIẢ

Phạm Thị Hoa

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 6

1 Lí do chọn đề tài 6

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 7

3 Mục đích nghiên cứu 7

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo 7

6 Cấu trúc của tiểu luận 8

NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1 9

CƠ SỞ LÝ LUẬN 9

1.1 Nguyên tắc khách quan của sự nhận thức khoa học 9

1.2 Đặc điểm của hiện tượng tham nhũng 10

1.3 Mục đích tham nhũng 11

1.4 Một số biểu hiện của hành vi tham nhũng ở Việt Nam 11

1.5 Tác hại của tham nhũng 14

Trang 5

1.6.1 Nguyên nhân và điều kiện khách quan 16

1.6.2 Nguyên nhân và điều kiện chủ quan 17

CHƯƠNG 2 23

THỰC TRẠNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM 23

CHƯƠNG 3 29

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG 29

3.1 Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị 29 3.2 Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn 30

3.3 Quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức 30

3.4 Vấn đề minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức 31

3.6 Cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán nhằm phòng ngừa tham nhũng 31

KẾT LUẬN 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Tham nhũng là một căn bệnh phổ biến ở nhiều nước trên thế giới , nóđang trở thành một quốc nạn, là một trong bốn nguy cơ đe dọa tới sự tồn vongcủa chế độ Có thể nói tham nhũng là một căn bệnh hiểm nghèo gắn liền với Nhànước, bởi lẽ chừng nào còn Nhà nước thì còn quyền lực, mà còn quyền lực thì dễxuất hiện những người dùng sai quyền lực Cuộc đấu tranh để loại bỏ nhữngngười sử dụng sai quyền lực ra khỏi bộ máy nhà nước các cấp là cuộc đấu tranhlâu dài, liên tục, bền bỉ và kiên định của mọi nhà nước, chống mạnh thì thịnh,chống yếu thì suy, ngoài ra không có con đường nào khác

Ở nước ta từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước XHCN là con đường hoàn toàn mới mẻ.Những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sáchcởi mở, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển Tuy nhiên hệ thốngphát luật vẫn còn thiếu đồng bộ, một số văn bản pháp luật vừa mới ban hành đãsớm lạc hậu với thực tiễn, tạo nhiều sơ hở, dễ bị lợi dụng Mặt khác, bước sang

cơ chế mới, tâm lý nôn nóng làm giày có mặt tích cực là động lực thúc đẩy xãhội phát triển nhưng cũng là mặt tiêu cực làm cho một số người bị tha hóa, đánhmất chính mình trong chủ nghĩa vị kỷ, hưởng lạc, trong khát vọng làm giàu bằngmọi giá, bất chấp pháp luật, đạo lý Điều này đòi hỏi chúng ta phải hiểu rõ về

hiện tượng tham nhũng … Chính vì vậy em chọn đề tài: “Hiện tượng tham

Trang 7

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện tượng tham nhũng và chủ trương chống tham nhũng của Đảng vàNhà nước ta hiện nay là vấn đề nhức nhối trong xã hội và là thách thức lớn đốivới vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, tiểu luận cần đượcquan tâm và sâu sắc hơn

3 Mục đích nghiên cứu

Phân tích hiện tượng tham nhũng hiện nay ở Nước ta và chủ trương chốngtham nhũng của Đảng và Nhà nước ta hiện nay từ nguyên lý xem xét kháchquan

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Phân tích hiện tượng tham nhũng hiện nay ở Nước ta

+ Chủ trương chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta hiện nay

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo

Phương pháp nghiên cứu: Tiểu luận vận dụng nguyên tắc khách quan,phương pháp nghiên cứu DVBC, DVLS, đặc biệt coi trọng và sử dụng chủ yếuphương pháp logic lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh

Nguồn tài liệu tham khảo: Một số giáo trình triết học và các tài liệu có liênquan

6 Cấu trúc của tiểu luận

Trong khuôn khổ của một bài tiểu luận, với mục đích khái quát nhất vấn

đề thấy rõ hiện tượng tham nhũng hiện nay ở Nước ta và chủ trương chống tham

Trang 8

nhũng của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, ngoài phần mở đầu và kết luận, phầnnội dung của tiểu luận được em trình bày theo ba ý chính như sau:

1 Cơ sở lý luận

2 Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam

3 Một số biện pháp đấu tranh chống tham nhũng

Trang 9

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Nguyên tắc khách quan của sự nhận thức khoa học

Thế giới vật chất bao gồm giới tự nhiên và xã hội, trong đó mọi sự vậthiện tượng tồn tại, vận động biển đổi và phát triển theo quy luật khách quan vốn

có của thế giới vật chất, không phụ thuộc vào ý muốn, ý nguyện chủ quan củacon người, cũng không lệ thuộc vào bất kỳ một đẳng phái, một tập đoàn xã hộihay một vĩ nhân nào

Con người trước hết là sản phẩm của lâu dài của thiên nhiên và hoạt động

có ý thức chỉ đạo, nhờ đó con người có thể nhận thức được quy luật khách quancủa sự vật, các điều kiện mà quy luật phát sinh tác dụng, nếu điều đó có cơ hộicho con người và ngược lại Con người chỉ có tự do khi nhận thức được quy luậtkhách quan của tự nhiên – xã hội và biết hành động theo quy luật đó Vì thế tự

do là tất yếu được nhận thức và hành động theo cái tất yếu đó

Vận dụng nguyên tắc khách quan để phân tích hiện tượng tham nhũng ởnước ta hiện nay

Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị thế xã hội vủaviên chức Nhà nước để làm trái phát luật hoặc lợi dụng các sơ hở của phát luậtkiếm lợi cho bản thân, gây hại cho xã hội, cho công dân Pháp lệnh chống thamnhũng ngày 26-02-1998 cũng ghi rõ trong điều 1: “ Tham nhũng là hành vi củanhững người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn để tham

ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sảnNhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ

Trang 10

chức Tham nhũng là vật cản lớn nhất của tiến trình phát triển xã hội, là nguy cơtrực tiếp liên quan đến sự sống còn của Nhà nước”

1.2 Đặc điểm của hiện tượng tham nhũng

Tham nhũng là hành vi của một cá nhân hoặc một nhóm người trong đó có

kẻ cầm đầu, nó thường tạo ra từ các nhóm người có quan hệ thân quen, họ hàng

và gần đây trên thế giới lại là hành vi tham nhũng có tính tổ chức của nhiềungười dựa trên lợi ích ích kỷ của họ Loại hành vi này đang có xu hướng tăng lênrất mạnh mang lại hậu quả rất nghiêm trọng và có hai đặc trưng nổi bật: một làxuất hiện dưới phương thức tổ chức có đặc trưng khác với hoạt động cá nhân,loại này thường gọi là tham nhũng siêu ngạch với những hình thức chủ yếu nhưbiển lậu thuế có tổ chức, buôn lậu có tổ chức, làm giả tổ chức, xâm chiếm vốncủa Nhà nước, hai là được sự hoàn thiện với tham nhũng của quyền lực của một

số tổ chức nhất định để đạt được mục đích thu được lợi ích hoặc lợi nhuận siêungạch

Về hình thức: hành vi tham nhũng chủ yếu vẫn thông qua các hành vitham ô, hối lộ, lộng quyền, sách nhiễu, dùng quyền lực để mưu tư lợi, dùng tiềntài làm càn vi phạm pháp luật, dùng tiền tài thao túng quyền lực, chiếm đoạtquyền lực…

Về thủ đoạn: hành vi tham nhũng được hình thành bằng nhiều cách: kếtcấu bên trong, móc ngoặc ngoài nước cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹthuật phức tạp đã làm cho hoạt động tham nhũng ngày một trở nên khó bị pháthiện

Trang 11

Về lĩnh vực: Đối tượng mà các hoạt động tham nhũng săn đuổi nói chungtập trung vào nơi có tiền bạc, nguồn lực, quyền hạn, hợp đồng, tài chính, chức

vụ, cơ hội…cho nên các lĩnh vực có tỷ lệ thành án cao trên thế giới ngày nay vẫn

là các ngành ngân hàng, tài chính, thương mại, xuất nhập khẩu, dự trữ quốc gia,giao thông vận tải, bưu điện, xây dựng, các đề án nước ngoài, các nơi cấp phéphoạt động hoặc thông qua thủ tục hành chính, các cửa khẩu…

1.3 Mục đích tham nhũng

Mục đích của hành vi tham nhũng là cái đích mà người phạm tội đặt ratrong óc mình và mong muốn đạt đến bằng hành vi phạm tội và có điều kiệnkhách quan cho phép thực hiện thì nó dễ dàng trở thành hiện thực

1.4 Một số biểu hiện của hành vi tham nhũng ở Việt Nam

Các hình thức cơ bản của tham nhũng ở nước ta hiện nay vẫn là tham ô,hối lộ, dựa vào quyền lực để sách nhiễu, dùng quyền lực để mưu lợi riêng, dùngtiền để làm chuyện phi pháp và các thủ đoạn mà kẻ phạm tội triệt để lợi dụng lànhững sơ hở của pháp luật, chính sách trong các biện pháp tổ chức, quản lý vàđiều hành Thủ đoạn phạm tội rất đa dạng và phức tạp nhưng thường tập trung ởcác dạng sau:

Có địa phương, đơn vị ra những chỉ thị, nghị quyết không đúng với chínhsách, pháp luật của Nhà nước để thu lợi bất chính, phổ biến là lấy đất công đểchia nhau

Đề ra hàng loạt các khoản bắt nông dân phải đóng góp, bưng bít thông tin,thiêu công khai minh bạch để xà xẻo, tư túi

Trang 12

Gây khó khăn, sách nhiễu để đòi hối lộ dưới nhiều hình thức kể cả muabằng, bán điểm.

Hành vi “lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi viphạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra,thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi”

Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đãnhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thứcnào để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưahối lộ

Hành vi lợi dụng việc được giao quyền quản lý tài sản của nhà nước đểphục vụ lợi ích cá nhân hoặc một nhóm người nào đó thay vì phục vụ cho lợi íchcông Biểu hiện cụ thể của hành vi này thường là cho thuê tài sản như: nhàxưởng, trụ sở, xe ôtô và các tài sản khác nhằm vụ lợi Số lượng tài sản cho thuênhiều khi lớn

Vừa là bên A, vừa có quyền chỉ định bên B để hưởng hoa hồng, thamnhũng lớn trong các chương trình, dự án kể cả các chương trình, dự án nghiêncứu khoa học

Khi xây dựng thì định mức kinh tế - kỹ thuật nâng cao lên, khi thực hiệnthì lắt léo để giảm xuống, có lúc có công trình còn trên dưới 50% lấy chênh lệch,chia chác làm cho hàng loạt công trình mặc dù được hội đồng nghiệm thu đánhgiá tốt nhưng mới sử dụng đã hư hỏng

Trang 13

Lợi dụng buôn bán vận chuyển, đi nước ngoài câu kết với bọn buôn lậu,

có tính quốc tế (nhập tàu, xe cũ, máy móc lạc hậu ) bất chấp hậu quả cho nhândân và nền kinh tế miễn là có chênh lệch, có hoa hồng

Thông đồng với nhau để vay tiền ngân hang, tiền nước ngoài( ODA….)đến hang năm, hàng nghìn tỷ đồng mà không tính đến hiệu quả sử dụng

Sử dụng tiền quỹ công, tiền tín dụng ưu đãi người nghèo, gia đình chínhsách để cho vay lấy lãi, buôn bán lập quỹ đen, mua tặng phẩm có giá trị lớn tặngnhau…

Tạo thành tích giả để tham ô dưới hình thức tiền thưởng, quà cáp, biến xénngày lễ, ngày tết, việc hiếu hỷ đến hàng chục, hàng trăm triệu

Tranh mua hàng xuất khẩu chạy chọt quốc tế để lấy ngoại tệ mua hàngtiêu dùng xa xỉ về bán lãi chia nhau gây lãng phí và rối loạn thị trường

Lập những “ dự án lừa” trồng rừng trên giấy, dự án ảo, thành lập các “công ty ma” để hoàn thuế giá trị gia tăng để lấy tiền Nhà nước

Thậm chí còn có tình trạng ăn cả tiền cứu trợ người đói nghèo, xã khókhăn, ăn chặn tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt…

Ngoài những thủ đoạn trên, kẻ phạm tội tham nhũng còn lợi dụng triệt để

sự buông lỏng về thanh tra, kiểm tra, kiểm soát để phạm các tội tham ô, hối lộ,

sự dụng vốn và các hoạt động không đúng mục đích

Trang 14

1.5 Tác hại của tham nhũng

Tham nhũng có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng trên tất cả cáclĩnh vực của đời sống xã hội Có thể khái quát những tác hại chủ yếu của thamnhũng ở những điểm sau:

Tham nhũng là kẻ thù của nhân dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhận định: “ tham nhũng là kẻ thù nguyhiểm của nhân dân, của bộ đội và của chính phủ vì nó không mang gươm mangsúng mà nó nằm trong các tổ chức của chúng ta để làm hỏng ta Nó làm hỏngtinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta Nó phá hoại đạo đức cáchmạng ta là cần – kiệm – liêm – chính”

Tham nhũng còn gây ra tác hại làm giảm sút lòng tin của công dân đối với

bộ máy và công chức, viên chức Nhà nước, triệt tiêu động lực cơ bản nhất của sựphát triển Điều này đã được V.I Lênin khuyến cáo: “ Nếu có cái gì đó có thểtriệt tiêu được chủ nghĩa xã hội thì đó chính là tham nhũng, quan liêu” Đây cũng

là bài học hàng đầu mà Đảng ta rút ra tại đại hội lần thứ 6 Đó là bài học lấy dânlàm gốc, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra

Tham nhũng gây tổn hại to lớn về mặt kinh tế cho sự phát triển xã hội.Tham nhũng gây tổn hại to lớn về mặt kinh tế cho sự phát triển xã hội kéolùi sự phát triển tùy theo quy mô và mức độ gây hại của nó Tham nhũng gâythiệt hại vật chất hàng ngàn tỷ đồng, hàng trăm triệu USD của Nhà nước Đặcbiệt hiện nay tình trạng tham nhũng ở Việt nam gây thiệt hại về kinh tế đang diễn

Trang 15

Tham nhũng phá hoại đội ngũ cán bộ, tầm thường hóa hệ thống pháp luật,

là nguyên nhân liên quan trực tiếp đến sự sống còn của Nhà nước

Tác hại của tham nhũng không chỉ dừng lại ở phương diện thiệt hại về vậtchất hàng ngàn tỷ đồng, hàng trăm triệu USD của Nhà nước mà tham nhũng sẽlàm tầm thường hóa hệ thống pháp luật của Nhà nước, kỷ cương xã hội khôngthể giữ vững, gây mất đoàn kết nội bộ, làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nướctrước nhân dân và là cơ hội để cho kẻ thù pháp hoại, xâm lược Nếu các nhàhành pháp mà tự mình phá hoại luật pháp thì sao có thể duy trì được phép nước.Những kẻ tham nhũng chính là những tên đầu trò trong việc làm tê liệt hệ thốnghành pháp làm cho Nhà nước trở thành đối lập, gánh nặng cho công dân

Tham nhũng tất yếu dẫn đến phá hoại đội ngũ cán bộ Nhà nước bởi vìnhững kẻ tham nhũng sẽ lừa dối và hư hóa cấp trên làm cho bộ máy trở thànhquan liêu, chúng sẽ tăng cường đưa thêm kẻ xấu vào guồng máy và triệt hại độingũ viên chưa tốt Những kẻ tham nhũng chính là những tên phá hoại từ bêntrong của hệ thống hành pháp quốc gia Tham nhũng sẽ là cho quần chúng mất đi

sự tin tưởng và đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước và đây cũng là nguyênnhân căn bản nhất dẫn đến thất bại của Đảng và Nhà nước

1.6 Nguyên nhân của tệ nạn tham nhũng

Những năm qua cuộc đấu tranh tham nhũng của Đảng và Nhân dân ta diễn

ra rất quyết liệt và đã thu được kết quả bước đầu song đến nay thì có thể nói nạntham nhũng vẫn chưa được đẩy lùi một các cơ bản Tình hình vẫn diễn ra phứctạp, có trường hợp câu kết, móc nối ngang dọc giữa các phần tử thoái hóa biếnchất trong các cơ quan Nhà nước và ngoài xã hội, rất khó phát hiện làm cho

Trang 16

cuộc đấu tranh chống tham nhũng hết sức khó khăn Vậy do những nguyên nhânchủ yếu nào?

1.6.1 Nguyên nhân và điều kiện khách quan

Việt Nam là nước đang phát triển, trình độ quản lý còn lạc hậu, mức sốngthấp, pháp luật chưa hoàn thiện:

Thực tế cho thấy, tham nhũng thường xuất hiện ở những nước chậm pháttriển hoặc đang phát triển Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của mình, Nhànước đại diện cho xã hội quản lý mọi mặt của đời sống Nếu Nhà nước quản lý

xã hội lỏng lẻo sẽ tạo ra các kẽ hở cho tệ tham nhũng nảy sinh và phát triển

Quá trình chuyển đổi cơ chế, tồn tại và đan xen giữa cái mới và cái cũ:Quá trình chuyển đổi đòi hỏi phải có thời gian, vừa làm vừa rút kinhnghiệm để tiếp tục hoàn thiện Cơ chế cũ bị thay thế nhưng nếp nghĩ, thói quenthì vẫn còn Trong khi đó, cơ chế mới hình thành còn sơ khai ngay trong nhậnthực nên quá trình thực hiện không tránh khỏi lúng túng Tình trạng không rõràng trong cơ chế quản lý trên một số lĩnh vực là điều kiện cho nạn tham nhũngphát triển Không ít cá nhân, tập thể có lúc được biểu dương như điển hình của

sự năng động, dám nghĩ dám làm, thậm chí được tôn vinh, nhưng sau một thờigian lại bị phát hiện và xử lý vì có hành vi tiêu cực trong hoạt động sản xuất,kinh doanh, lợi dụng sơ hở của cơ chế quản lý để tham nhũng, vụ lợi cá nhân

Ảnh hưởng của mặt trái của cơ chế thị trường:

Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, chúng ta đã áp dụng việc

Ngày đăng: 14/04/2016, 15:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w