2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Môi trường đầu tư là một vấn đề rất rộng; tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu môi trường đầu tư liên quan đến hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Nam Định. Phạm vi nghiên cứu + Không gian: là tỉnh Nam Định và một số các tỉnh, địa phương khác có liên quan. + Thời gian: các dự án FDI đã và đang triển khai trong thời gian 2005 – 2013 (vì đây là thời điểm Nam Định thực hiện quá trình quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030), xem xét lượng vốn đăng ký, lượng vốn thực hiện, xem xét hiệu quả dự án và tình hình hoạt động doanh nghiệp FDI. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Nhằm tìm hiểu lý do tại sao tình hình thu hút FDI tại Nam Định thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh để từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị tháo gỡ sự kìm hãm, gia tăng cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và góp phần thắng lợi sự nghiệp CNH – HĐH. Để đạt được mục đích trên thì nhiệm vụ đặt ra là tập trung nghiên cứu: Hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Nam Định trong những năm qua. Thực trạng môi trường đầu tư trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Nam Định ở một số khía cạnh sau: + Yếu tố địa lý + Yếu tố kinh tế + Yếu tố chính trị + Yếu tố lịch sử, xã hội và nhân văn + Yếu tố quốc tế + Yếu tố pháp luật – hành chính Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của môi trường đầu tư để từ đó thấy được những tác động của môi trường này đến hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh Nam Định trong thời gian qua. Căn cứ vào mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố nói chung cũng như hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng của thành phố trong những năm tới; và đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho tỉnh Nam Định.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐÀO THỊ PHƯƠNG LIÊN
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực và chưa được sử dụng ở bất kỳ công trình khoa học nào
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đượccảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
PHẠM THỊ ÁNH TUYẾT
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS ĐàoThị Phương Liên đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhnghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy giáo, cô giáotrong Khoa Kinh tế chính trị, Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia HàNội đã quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến và hỗ trợ tôi trong quá trìnhnghiên cứu, giúp tôi có cơ sở kiến thức và phương pháp nghiên cứu để hoànthiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cơ quan như: Tổng cục Thống kêNam Định, UBND tỉnh Nam Định, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định vàcác cơ quan hữu quan khác đã hỗ trợ, cung cấp tài liệu, tạo điều kiện cho tôi
có cơ sở số liệu để nghiên cứu hoàn thành luận văn
Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2015
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm
2 BOT Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
3 BTO Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh
4 BT Hợp đồng xây dựng - chuyển giao
5 CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
8 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
9 FPI Xuất khẩu tư bản gián tiếp
10 FIE Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
11 GCNĐT Giấy chứng nhận đầu tư
13 H30 Xe tải có tải trọng 30 tấn
14 HL93 Tải trọng làn trong
Trang 515 IMF Quỹ tiền tệ thế giới
16 JICA Cơ quan Hợp tác Quốc Tế Nhật Bản
17 ITPC Trung tâm Thương mại và xúc tiến đầu tư TPHCM
19 KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
26 TNCs Công ty xuyên quốc gia
28 XB 80 Xe bánh xích có tải trọng 80 tấn
29 XTĐT Xúc tiến đầu tư
Trang 630 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên
Hợp Quốc
31 VLXD Vật liệu xây dựng
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Kết cấu của luận văn 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH……….5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu……….5
1.1.1 Tình hình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài 5
1.1.1.1 Những công trình nghiên cứu về FDI trong đó có đề cập đến môi trường đầu tư 5
1.1.1.2 Những công trình nghiên cứu trực tiếp về môi trường đầu tư 6 1.1.2.Tình hình nghiên cứu của các tác giả trong nước 7
1.1.2.1.Sách, báo, tạp chí 7
1.1.2.2 Đề tài, luận văn, luận án 10
1.2 Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh……….11
1.2.1 Những vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 11
1.2.2 Môi trường thu hút FDI và các yếu tố cấu thành môi trường thu hút FDI 14
1.2.2.1 Môi trường thu hút FDI 14
1.2.2.2 Các yếu tố cấu thành môi trường thu hút FDI 15
1.2.3 Sự cần thiết, nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh .21
Trang 91.2.3.1 Sự cần thiết phải cải thiện môi trường thu hút đầu tư trên địa bàn
tỉnh 21
1.2.3.2 Nội dung cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh 23
1.2.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện môi trường thu hút FDI trên địa bàn tỉnh 27
1.2.4 Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 29
1.2.4.1 Kinh nghiệp quốc tế 29
1.2.4.2 Kinh nghiệm trong nước 33
1.2.4.3 Bài học cho tỉnh Nam Định 37
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU……… 39
2.1 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng……… 40
2.1.1 Các phương pháp nghiên cứu sử dụng chung cho toàn bộ luận văn 39
2.1.1.1 Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử 39
2.1.1.2 Phương pháp trừu tượng hóa khoa học gắn liền với phương pháp lịch sử - cụ thể 39
2.1.1.3 Phương pháp phân tích - tổng hợp 40
2.1.2 Các phương pháp nghiên cứu điển hình của từng chương 41
2.1.2.1 Phương pháp sử dụng trong chương 1 41
2.1.2.2 Các phương pháp sử dụng trong chương 3 41
2.1.2.3 Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong chương 4 42
2.2 Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu………43
2.3 Các công cụ được sử dụng để nghiên cứu………43
Chương 3: THỰC TRẠNG CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI NAM ĐỊNH……… 44 3.1 Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Tỉnh Nam Định có ảnh hưởng đến cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên
Trang 103.1.1 Điều kiện tự nhiên 44
3.1.1.1 Vị trí địa lý 44
3.1.1.2 Khí hậu 45
3.1.1.3 Tài nguyên, khoáng sản 46
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 49
3.1.2.1 Dân cư và lao động 49
3.1.2.2 Thị trường tiêu thụ 51
3.2 Tình hình cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nam Định………55
3.2.1 Tình hình phát huy các lợi thế về địa lý và địa hình của Tỉnh 55
3.2.1.1 Thu hút FDI theo cơ cấu ngành đầu tư 57
3.2.1.2 Thu hút FDI theo địa bàn 60
3.2.2 Năng lực của chính quyền địa phương trong ổn định chính trị, tạo dựng niềm tin, sự an toàn cho các nhà đầu tư 61
3.2.3 Thực trạng cải thiện kết cấu hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội nhằm tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư trong triển khai các dự án 64
3.2.4 Năng lực của địa phương trong khai thác các giá trị truyền thống về lịch sử, văn hóa, xã hội và nhân văn tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư 74
3.2.5 Năng lực của chính quyền địa phương trong vận dụng luật pháp và chính sách Nhà nước theo hướng mở, liên thông giữa thị trường địa phương với thị trường quốc gia và thị trường quốc tế 77
3.3 Đánh giá chung về thực trạng cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Nam Định nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài……… 90
3.3.1 Thành tựu 90
3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 95
3.3.2.1 Hạn chế 95
3.3.2.2 Nguyên nhân 97
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TIẾP TỤC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH……….100
Trang 114.1 Những căn cứ cho việc đề xuất phương hướng và giải pháp tiếp tục cải
thiện môi trường thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Nam Định………100
4.1.1 Định hướng thu hút FDI của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 100
4.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 104
4.1.2.1 Mục tiêu tổng quát 104
4.1.2.2 Mục tiêu cụ thể 104
4.1.2.3 Định hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực 106
4.2 Phương hướng tiếp tục cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Tỉnh Nam Định………111
4.3 Một số giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Tỉnh Nam Định………114
4.3.1 Tiếp tục phát huy các lợi thế về địa lý và địa hình của Tỉnh 115
4.3.2 Nâng cao năng lực của chính quyền địa phương trong ổn định chính trị, tạo dựng niềm tin, sự an toàn cho các nhà đầu tư 116
4.3.3 Tiếp tục cải thiện kết cấu hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội nhằm tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư trong triển khai các dự án 117
4.3.4 Nâng cao năng lực của chính quyền, các doanh nghiệp và dân cư địa phương trong khai thác các giá trị truyền thống về lịch sử, xã hội và nhân văn tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư 119
4.3.5 Nâng cao năng lực của chính quyền địa phương trong vận dụng luật pháp và chính sách theo hướng mở, liên thông giữa thị trường địa phương với thị trường quốc gia và thị trường quốc tế 121
KẾT LUẬN……… 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO……….127
PHỤ LỤC……… 130
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ mở của của nền kinh tế, việc huy động và sử dụng nguồnvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tác động tích cực đối với tăngtrưởng kinh tế, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy cạnhtranh làm tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách, giải quyết việclàm… tạo điều kiện cho phát triển sản xuất, đầu tư chiều sâu nhằm nâng caochất lượng sản phẩm
FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt
về vốn, ngoại tệ của các nước nhận đầu tư, đặc biệt là những nước kémphát triển
Hầu hết các nước kém phát triển đều rơi vào cái vòng luẩn quẩn, đó là:thu nhập thấp, dẫn đến tiết kiệm thấp, vì vậy đầu tư thấp và hậu quả lại là thunhập thấp Tình trạng luẩn quẩn này chính là điểm nút khó khăn nhất mà cácnước này phải vượt qua để hội nhập vào quỹ đạo tăng trưởng kinh tế hiện đại.Nhiều nước lâm vào tình trạng trì trệ của sự nghèo đói bởi lẽ không lựa chọn
và tạo ra được điểm đột phá chính xác một mắt xích của vòng luẩn quẩn này.Trở ngại lớn nhất đối với các nước này là vốn đầu tư, tuy nhiên để tạo vốncho nền kinh tế nếu chỉ trông chờ vào tích luỹ nội bộ thì hậu quả khó tránhkhỏi là sự tụt hậu trong sự phát triển chung của thế giới Để thoát khỏi vòngluẩn quẩn đó thì các nước kém phát triển phải thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài
và phát huy lợi thế ở bên trong (Tài nguyên thiên nhiên, số lượng laođộng…) Do đó FDI là cú huých đột phá cái vòng luẩn quẩn đó Muốn có thậtnhiều FDI thì một trong những yếu tố quan trọng nhất đó chính là việc cảithiện môi trường đầu tư nhằm thu hút FDI
Trang 13Nam Định có vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, lựclương lao động đông đảo… là những điều kiện hết sức thuận lợi để thu hútFDI Và trong thực tế những năm gần đây, tỉnh Nam Định đã tiến hành hàngloạt các biện pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư thu hút đầu tư trực tiếpnước ngoài, và hoàn thành các cơ chế chính sách để thúc đẩy triển khai cóhiệu quả các dự án Hoạt động FDI vào tỉnh Nam Định trong những năm gầnđây bước đầu có những khởi sắc, đã xuất hiện các nhà đầu tư nước ngoài nhưHàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore,…đến tìm hiểu và đầu tư tạiNam Định FDI vào Nam Định đã góp phần tích cực vào sự nghiệp côngnghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng công nghiệp và phát triểnkinh tế - xã hội tỉnh Nam Định.
Tuy nhiên, FDI vào Nam Định mới chỉ là bước khởi đầu Mặc dù, trongnhững năm vừa qua, tỉnh Nam Định đã có nhiều cố gắng song do nhiều yếu tốtác động nên số dự án FDI tại tỉnh Nam Định còn rất hạn chế, nhỏ bé cả về sốlượng, quy mô, chưa tương xứng với tiềm năng và đòi hỏi của nền kinh tế củatỉnh và thực sự vấn đề kêu gọi, việc cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hútFDI đã và đang là một trong những nội dung, công tác trọng tâm nhằm khaithác lợi thế của tỉnh, khai thác các nguồn vốn đầu tư để thực hiện các mụctiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc tìm ra giải pháp để cảithiện môi trường thu hút FDI vào Nam Định ngày càng trở lên cần thiết NamĐịnh cần thấy rõ: Những khó khăn còn tồn tại trong công tác cải thiện môitrường thu hút FDI vào tỉnh là gì? Qua đó để làm thế nào để cải thiện môitrường thu hút FDI vào tỉnh Nam Định cho phù hợp với mục tiêu phát triểnkinh tế xã hội của tỉnh? Đây thực sự là mối quan tâm hàng đầu đối với cấplãnh đạo tỉnh nói riêng và cũng là mối quan tâm của các nhà hoạch định kinh
Trang 14+ Với tầm quan trọng của việc cải thiện môi trường đầu tư nhằm thuhút FDI, cùng việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp đã trở thành vấn đề
cấp bách Đó là lý do em lựa chọn đề tài: “Cải thiện môi trường thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nam Định” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp
2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Môi trường đầu tư là một vấn đề rất rộng; tuy nhiên, trong phạm vi đềtài này, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu môi trường đầu tư liên quan đếnhoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Nam Định
* Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: là tỉnh Nam Định và một số các tỉnh, địa phương khác
có liên quan
+ Thời gian: các dự án FDI đã và đang triển khai trong thời gian 2005 –
2013 (vì đây là thời điểm Nam Định thực hiện quá trình quy hoạch phát triểntổng thể kinh tế - xã hội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030), xemxét lượng vốn đăng ký, lượng vốn thực hiện, xem xét hiệu quả dự án và tìnhhình hoạt động doanh nghiệp FDI
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Nhằm tìm hiểu lý do tại sao tình hình thu hútFDI tại Nam Định thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh để từ
đó đưa ra giải pháp, kiến nghị tháo gỡ sự kìm hãm, gia tăng cải thiện môitrường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và góp phần thắng lợi sự nghiệpCNH – HĐH
Để đạt được mục đích trên thì nhiệm vụ đặt ra là tập trung nghiên cứu:
- Hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Nam Định trong
Trang 15- Thực trạng môi trường đầu tư trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài tại thành phố Nam Định ở một số khía cạnh sau:
+ Yếu tố địa lý+ Yếu tố kinh tế+ Yếu tố chính trị+ Yếu tố lịch sử, xã hội và nhân văn+ Yếu tố quốc tế
+ Yếu tố pháp luật – hành chính
- Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của môi trườngđầu tư để từ đó thấy được những tác động của môi trường này đến hoạt động thuhút vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh Nam Định trong thời gian qua
- Căn cứ vào mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội củathành phố nói chung cũng như hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài nói riêng của thành phố trong những năm tới; và đưa ra những giải phápnhằm cải thiện môi trường đầu tư trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài cho tỉnh Nam Định
4 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,phần Nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 4 chương
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và kinhnghiệm thực tiễn về cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh nhằm thuhút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếpnước ngoài trên địa bàn tỉnh Nam Định
Chương 4: Phương hướng và giải pháp tiếp tục cải thiện môi trường
Trang 16Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI (FDI) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tại Việt Nam và trên thế giới, có nhiều công trình nghiên cứu về FDI
và môi trường đầu tư Các công trình chủ yếu chú trọng vào tình hình thu hútnguồn vốn FDI tại một số quốc gia, vùng, khu vực, tình hình thực hiện nguồnvốn FDI, vai trò nguồn vốn FDI đến nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư,ảnh hưởng của một số khía cạnh của môi trường đầu tư đến thu hút FDI vàxúc tiến đầu tư nước ngoài (ĐTNN)
1.1.1 Tình hình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
1.1.1.1 Những công trình nghiên cứu về FDI trong đó có đề cập đến môi trường đầu tư
Vấn đề đầu tư nước ngoài cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp đãđược nghiên cứu từ lâu, trên mọi phương diện, nhưng ý nghĩa, vai trò của đầu
tư nước ngoài luôn là vấn đề được đặc biệt quan tâm, nhất là trong giai đoạntoàn cầu hóa hiện nay
Bài báo: Foreign direct investment and economic growth: Evidence
from Malaysia Tác giả: Shaari, Mohd Shahidan Bin; Hong, Thien Ho;
Shukeri, Siti Norwahida Nguồn: International Business Research, 2012 Đãtrình bày được kết quả của mối quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăngtrưởng kinh tế dựa trên tổng sản phẩm quốc nội hàng năm của Malaysia từ
năm 1971 đến năm 2010 Three essays on foreign direct investment and
Trang 17economic growth in developing countries Tác giả: Saha, Nitesh Trường:
Utah State University, 2005 Đây là ba tiểu luận về đầu tư trực tiếp nướcngoài và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển
Trước đây trong tác phẩm “ Chủ nghĩa Đế quốc, giai đoạn tột cùng củaChủ nghĩa Tư bản”, V.I.Lênin đã nói tới vấn đề xuất khẩu tư bản, theo ông đó
là một khách quan kinh tế và cũng theo tư tưởng của ông thì xét về tính chấthoạt động xuất khẩu có hai loại cơ bản là xuất khẩu trực tiếp (còn gọi là đầu
tư trực tiếp nước ngoài – FDI) và xuất khẩu tư bản gián tiếp – FPI như ODA,vay thương mại, đầu tư cổ phiếu, hoặc trái phiếu….Như vậy trong tác phẩmnày Lênin cũng đã đề cập tới những vấn đề cơ bản về đầu tư nước ngoài
Một số lý thuyết của các tác giả liên quan tới nguồn vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài, sự hình thành khu vực FIE (kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài) như lí thuyết của Harrod – Domar việc huy động và sử dụng nguồnvốn FDI mang tính khách quan đối với sự phát triển kinh tế của mọi quốc giađang phát triển
Giải thích của K.Kojima về nguyên nhân xuất hiện đầu tư nước ngoài,
đó là do sự khác nhau về tỷ xuất lợi nhuận giữa các quốc gia, sự chênh lệchnày được bắt nguồn từ sự khác biệt về lợi thế so sánh trong phân công laođộng quốc tế dựa trên bốn loại động lực là đầu tư hướng về thiên nhiên, đầu
tư hướng về nguồn lực dồi dào, đầu tư hướng về thị trường có rào cản thươngmại và đầu tư theo định hướng thị trường độc quyền.Theo cách giải thích nàythì sự hình thành đầu tư nước ngoài chủ yếu xét tới yếu tố môi trường đầutư…
1.1.1.2 Những công trình nghiên cứu trực tiếp về môi trường đầu tư
Rashmi Banga (2003), Impact of government policies and Investment
agreements on FDI inflow, Ủy ban của Ấn Độ nghiên cứu các quan hệ kinh tế
Trang 18Đông Nam Á cùng với lượng hóa tác động của chính sách đầu tư và môitrường đầu tư quốc tế tới dòng chảy vốn FDI vào các nước tới năm 2001.Ngoài chính sách đầu tư thì nghiên cứu này không chú trọng tới các yếu tốkhác của môi trường đầu tư của các nước nhận đầu tư.
“Báo cáo phát triển thế giới 2005: Môi trường đầu tư tốt hơn cho mọi
người” ấn phẩm quan trọng này của WB – Ngân hàng thế giới tại Việt Nam,
đã bàn về tính chất then chốt của môi trường đầu tư tốt, giải thích sự chậmchạp trong cải thiện môi trường đầu tư, vai trò của can thiệp có chọn lọc vàcác thoả thuận quốc tế trong cải thiện môi trường đầu tư, sự giúp đỡ của cộngđồng quốc tế đối với các nước đang phát triển để cải thiện môi trường đầu tư
Vi Nít San Say (2011), Tạo lập môi trường đầu tư nước ngoài ở Cộng
hoà dân chủ nhân dân Lào, trình bày một cách hoàn thiện cơ sở lý luận và
thực tiễn tạo lập môi trường đầu tư nước ngoài ở Cộng hoà dân chủ nhân dânLào Từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp khuyến khích đầu tư nước ngoàicho phát triển kinh tế - xã hội
1.1.2.Tình hình nghiên cứu của các tác giả trong nước
1.1.2.1.Sách, báo, tạp chí
* Những công trình nghiên cứu FDI
- TS Đinh Văn Ân và TS Nguyễn Thị Tuệ Anh đồng chủ biên cuốn
sách: “Thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập
WTO Kết quả điều tra 140 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” Cuốn
sách nhận dạng các yếu tố của hai nhóm yếu tố có ảnh hưởng đến triển khaithực hiện và hoạt động của dự án sau khi Việt nam gia nhập WTO: Nhóm 1 –nhóm yếu tố đến từ thực hiện cam kết WTO và nhóm 2 – một yếu tố nội tạicủa nền kinh tế Các yếu tố nội tại của nền kinh tế ảnh hưởng đến thực hiện
dự án đầu tư được đánh giá thông qua kết quả điều tra 140 doanh nghiệp có
Trang 19vốn đầu tư nước ngoài nhằm nhận dạng một số yếu tố gây trở ngại đến thựchiên dự án FDI.
- Nguyễn Khắc Thân – Chu Văn Cấp (1/1996), Những giải pháp chính
trị, kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Nội dung chính dựa trên thực trạng thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian từ năm 1988đến năm 1995, tác giả đưa ra những đề xuất kinh tế, chính trị nhằn thu húthiệu quả vốn FDI vào Việt Nam
- Tổng kết 17 năm thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của
Ban biên tập Luật đầu tư chung đề cập tới tình hình thu hút và sử dụng vốnFDI kể từ cuối năm 1987 cho đến năm 2004, đồng thời đưa ra những kết quảđạt được và tồn tại của tình hung thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI để làmtài liệu tham khảo cho việc ban hành Luật đầu tư chung Tài liệu không quáchú trọng tới yếu tố của MTĐT và ảnh hưởng của MTĐT đến FDI
- Trước những tác động của nguồn vốn FDI với kinh tế nước ta đang
trong thời kỳ công nghiệp hóa, Nguyễn Văn Tuấn (2005) viết cuốn sách “Đầu
tư trực tiếp nước ngoài và phát triển kinh tế Việt Nam”
- Lê Minh Toàn (9/2004), Tìm hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, đã cung cấp cho người đọc những
khái niệm cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài, các hình thức đầu tư và đặcđiểm của nó
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển khu công nghiệp, tạp chí
Trang 20Phú – “Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
* Những công trình nghiên cứu trực tiếp về môi trường đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư để thu hút FDI
- PGS, TS Nguyễn Hồng Sơn - TS Nguyễn Quốc Việt (đồng chủ
biên), Môi trường đầu tư hướng tới sự phát triển bền vững tại Việt Nam, NXB
Chính trị quốc gia Cuốn sách tập hợp 14 bài viết có giá trị của các nhà khoahọc, các chuyên gia trong nước và quốc tế, nêu ra những ý kiến, quan điểmkhoa học liên quan đến môi trường đầu tư của Việt Nam trên con đường
hướng đến phát triển bền vững: Phần thứ nhất của cuốn sách đề cập đến thực
trạng môi trường đầu tư của Việt Nam hiện nay, tập trung vào các môi trườngthể chế, ổn định kinh tế vĩ mô, nguồn nhân lực, so sánh, xem xét trong mối
liên quan với các nước trong khu vực Phần thứ hai của cuốn sách đề cập đến
các khía cạnh của môi trường đầu tư hướng đến phát triển bền vững trong một
số ngành, lĩnh vực cụ thể như: quản lý nguồn nước, khai thác hải sản, thươngmại, đầu tư công và đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Ngoài các tạp chí, sách báo, có rất nhiều trang web viết về vấn đề cảithiện môi trường đầu tư thu hút FDI vào Việt Nam cũng như vào các tỉnh, các
vùng kinh tế…như “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp tích cực vào
thành công của công cuộc đổi mới đất nước 20 năm qua”, www.mofa.gov.vn,
hay bài viết trên webside của Chính phủ “ Những thách thức thu hút FDI khi
Việt Nam trở thành thành viên WTO”, “Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư”…
- Trên địa bàn nghiên cứu cũng có nhiều bài viết về vấn đề này, nhưngthừơng mới được đề cập ở mức báo cáo của các cơ quan chức năng , các bàiviết trên các trang web như:
+ http://www.namdinh.gov.vn
Trang 21+ http://baonamdinh.com.vn
+ http://namdinhbusiness.gov.vn
1.1.2.2 Đề tài, luận văn, luận án
* Những công trình nghiên cứu FDI
- Bùi Huy Nhượng (2006), Một số biện pháp thúc đẩy việc triển khai
thực hiện các dự án FDI tại Việt Nam, tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Hà Nội Ngoài lý thuyết và thực trạng về thu hút FDI, luận án đã tập trungtrình bày về tình hình triển khai các dự án FDI và đưa ra các giải pháp nhằmthúc đẩy thực hiện các dự án FDI Lý thuyết và thực trạng MTĐT cũng nhưảnh hưởng của MTĐT không thuộc phạm vi luận án nên tác giả không tậptrung trình bày
- Đề tài cấp bộ, TS Phạm Văn Hùng chủ nhiệm (2008), Tác động của
minh bạch hóa hoạt động kinh tế đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam do đề câp đến lý thuyết, thực trạng minh bạch hóa hoạt động kinh tế và
tác động của nó đến thu hút FDI của Việt Nam Từ đó đề tài đưa ra giải pháptăng cường minh bạch hóa hoạt động kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả nguồnvốn FDI
* Những công trình nghiên cứu trực tiếp về môi trường đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư thu hút FDI
- Luận án tiến sĩ Kinh tế: Lê Thị Thúy Nga (2013), Hoàn thiện môi
trường đầu tư ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tại Học
Viện Chính trị Hành chính Luận án đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn vềhoàn thiện môi trường đầu tư trong hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng quanđiểm và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư ở ViệtNam trong hội nhập kinh tế quốc tế
- Luận án tiến sĩ Kinh tế “Cải thiện môi trường đầu tư ở các tỉnh vùng
Trang 22Đánh giá quá trình cải thiện môi trường đầu tư ở các tỉnh trung du, miền núiphía Bắc Qua đó đề xuất quan điểm, định hướng về cải thiện môi trường đầu
tư và các giải pháp cho khu vực này giai đoạn 2011-2020
- Luận án tiến sĩ Nguyễn Thị Ái Liên (2011), Môi trường đầu tư với
hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Đánh giá được
quá trình cải thiện môi trường đầu tư và phân tích ảnh hưởng của môi trườngđầu tư tới quá trình thu hút và triển khai thực hiện các dự án FDI ở Việt Nam
Từ đó rút ra các tồn tại cơ bản nhằm đưa ra giải pháp khắc phục những khókhăn trọng yếu nhằm cải thiện các yếu tố rào cản của MTĐT đến quá trình thuhút và giải ngân nguồn vốn này
- Luận văn thạc sĩ Lý Xuân Hưng (2006), Môi trường đầu tư và vấn đề
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đồng Nai, tại trường Đại học kinh tế
tp Hồ Chí Minh đã trình bày một cách rõ nét về vấn đề FDI và vấn đề cảithiện môi trường đầu tư tại tỉnh Đồng Nai
Trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của người đi trước, đề tài tập trungnghiên cứu việc cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay, qua
đó thấy được thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI trên địa bàn, từ đó
có những giải pháp đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàivào tỉnh Nam Định
1.2 Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh
1.2.1 Những vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Đầu tư
Trang 23Theo giáo trình Kinh tế đầu tư thì đầu tư là sự bỏ ra, sự hi sinhcácnguồn lực ở hiện tại Nguồn lực này có thể là tiền, sức lao động, trí tuệ…nhằm đạt được những kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai.Vốn đầu
tư là toàn bộ những chi tiêu để làm tăng hoặc duy trì tài sản vật chất trong mộtthời kỳ nhất định.Vốn đầu tư thường thực hiện qua các dự án đầu tư và một sốchương trình mục tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu là bổ sung tài sản cốđịnh và tài sản lưu động.(Theo niên giam thống kê)
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là hìnhthức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằngcách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh Cá nhân hay công ty nước ngoài đó
sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất này
Tổ chức thương mại thế giới đưa ra định nghĩa FDI như sau: Đầu tư
trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư của một nước (ở nước chủ đầu tư) có được tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ phân biệt FDI với công
cụ quản lý tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, nhà đầu tư được gọi là
“công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay là các “chi nhánh công ty”.
Theo Ủy ban thương mại và phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) năm
1996 trong Báo cáo đầu tư thế giới đã khẳng định: “ Đầu tư trực tiếp nước
ngoài là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thế nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đôi với một doanh nghiệp có một nền kinh tế khác”.
Năm 1997, Quỹ tiền tệ thế giới IMF (International Moneytary Fund)
đưa ra định nghĩa FDI như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có lợi
Trang 24không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp”.
Tại Việt Nam, theo quy định tại khoản 2, điều 3 Luật đầu tư năm 2005
định nghĩa: “Đầu tư trực tiếp là hình thức nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư tham gia
vào hoạt động đầu tư” Đầu tư trực tiếp có thể là đầu tư trực tiếp trong nước
hay đầu tư trực tiếp nước ngoài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI) là một
quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài, được đặc trưng bởi sự di chuyển nguồn lực đầu tư (tư bản) trên phạm vi quốc tế với mục đích kinh doanh thu lợi nhuận”.
Qua các định nghĩa trên có thể hiểu đầu tư nước ngoài là sự di chuyểnvốn, tài sản, công nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ nước đi đầu tư sang nướctiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đíchthu lợi nhuận Trong hình thức FDI người bỏ vốn và người sử dụng vốn làmột chủ thể Họ có quyền tự quyết về đầu tư, tự quyết trong sản xuất kinhdoanh Do vậy, họ hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động đầu tưcủa chính mình và chấp nhận nguyên tắc “lời ăn lỗ chịu”
So với FPI thì đầu tư FDI có nhiều ưu thế hơn và là hình thức sử dụnghiệu quả nhất hiện nay, và đem lại lợi ích cho nước đầu tư và nước nhận đầu
tư trong việc phát triển kinh tế mạnh, thực hiện mục tiêu đề ra
- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thu hút vốn đầu tư là những hoạt động, những chính sách của chínhquyền, cộng đồng doanh nghiệp và dân cư để nhằm quảng bá, xúc tiến, hỗ trợ,khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn thực hiện mục đích đầu tưphát triển
Thực chất thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là làm gia tăng sự chú ý,quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài để từ đó dịch chuyển dòng vốn đầu
tư vào trong nước hoặc địa phương
Trang 251.2.2 Môi trường thu hút FDI và các yếu tố cấu thành môi trường thu hút FDI
1.2.2.1 Môi trường thu hút FDI
Có rất nhiều quan niệm về môi trường thu hút đầu tư:
Theo nghĩa chung nhất, môi trường thu hút đầu tư là tổng hòa các yếu
tố bên ngoài tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư
Khái niệm môi trường thu hút đầu tư được Wim P.M Vijverberg địnhnghĩa là bao gồm tất cả các điều kiện liên quan đến kinh tế, chính trị, kinh tế,hành chính, cơ sở hạ tầng tác động đến hoạt động đầu tư và kết quả hoạt độngcủa doanh nghiệp (Chu Tiến Quang, 2003) Với khái niệm này, môi trườngthu hút đầu tư được hiểu khá rộng
Một khái niệm hẹp hơn và chủ yếu liên quan chặt chẽ, gắn liền với cáchoạt động của doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh đó là Môi trường kinhdoanh Môi trường kinh doanh có thể được hiểu là: “Toàn bộ các yếu tố tựnhiên, kinh tế, xã hội có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sự hình thành vàphát triển kinh doanh” (Chu Tiến Quang, 2003)
Theo quan điểm hiện đại “Môi trường thu hút đầu tư là tập hợp nhữngyếu tố đặc thù địa phương đang định hình cho các cơ hội và động lực đểdoanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất” (WordBank, 2004) Tập hợp những yếu tố đặc thù này bao gồm hai thành phầnchính là chính sách của chính phủ (mềm) và các nhân tố khác liên quan đếnquy mô thị trường và ưu thế địa lý (cứng) Hai thành phần này sẽ tác động đến
ba khía cạnh liên quan đến nhà đầu tư là chi phí cơ hội của vốn đầu tư, mức
độ rủi ro trong đầu tư và những rào cản về quá trình cạnh tranh trong quátrình đầu tư Dựa vào việc cân nhắc ba khía cạnh này nhà đầu tư sẽ xác định
Trang 26những cơ hội và động lực đầu tư đến một quốc gia hay một địa phương nào
đó (Nguyễn Trọng Hoài, 2005)
Như vậy, môi trường thu hút đầu tư được xem là tổng hòa hoặc tập hợpcủa nhiều yếu tố có thể làm tăng khả năng sinh lãi (hoặc rủi ro) cho các nhàđầu tư nước ngoài Vấn đề đặt ra là ta phải tìm hiểu tất cả các yếu tố cấuthành của môi trường đầu tư để hoàn thiện nó, thu hút nhiều hơn nữa các nhàđầu tư đến và làm ăn
1.2.2.2 Các yếu tố cấu thành môi trường thu hút FDI
- Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên
Khi quyết định đầu tư vào một quốc gia nào đó thì vị trí địa lý là mộttrong những yếu tố quan trọng Một nước có vị trí địa lý thuận lợi cho việcgiao lưu vận chuyển…mới có thể trở thành bàn đạp để những nước đi đầu tưthực hiện mục đích của mình.Vì vậy nó có ý nghĩa như một lợi thế so sánhnhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố như khoảng cách,địa điểm, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên … Đây là những yếu tố quan trọngtác động đến tính sinh lãi hoặc rũi ro của các hoạt động đầu tư Các nhà đầu
tư nước ngoài, phần lớn phải tiến hành việc chuyên chở hàng hóa và dịch vụ
từ nước đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư, từ điểm sản xuất đến điểm tiêuthụ… Vì vậy, nếu vị trí thuận lợi, không cách trở thì chi phí vận chuyển thấp,giảm được giá thành và hạn chế được rủi ro
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên là những ưu đãi vốn có của một quốcgia, một vùng lãnh thổ Nó có ưu thế lâu dài trong phát triển kinh tế xã hội và
là căn cứ để hoạch định các chính sách phát triển
- Yếu tố chính trị
Sự ổn định chính trị là yếu tố hấp dẫn hàng đầu với các nhà đầu tư.Chính phủ nước sở tại cần có một chính sách hợp lý để ổn định chính trị và
Trang 27giữ cho xã hội ổn định trong một thời gian dài Đặc biệt là đường lối đốingoại cởi mở hữu hảo sẽ thu hút được sự quan tâm, tán đồng, ủng hộ của cácquốc gia trong vùng, cuốn hút họ cùng tham gia vào công cuộc phát triển kinh
tế của nước mình Nội chiến sẽ không chỉ thiêu đốt cả vốn lẫn lãi mà hơn nữacòn uy hiếp đến tính mạng của chủ đầu tư Chiến tranh và các dạng bạo lựctràn lan sẽ đặt dấu chấm hết cho tất cả các khoản đầu tư
Sự ổn định chính trị của một quốc gia còn quyết định môi trường chínhtrị của các địa phương trong quốc gia đó Tuy nhiên, cùng trong một quốc gia,cùng dưới một chế độ chính trị như nhau, thế nhưng ở mỗi vùng, tính ổn địnhlại có xu hướng khác nhau và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt độngkinh tế nói chung và thu hút đầu tư nước ngoài nói riêng của địa phương đó.Năng lực điều hành của Chính phủ cũng là một trong những yếu tố được xétđến Chính phủ có thể có ảnh hưởng hạn chế đến những yếu tố như vị trí địa
lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, thời tiết… Nhưng chính phủ lại có ảnhhưởng rất lớn đến việc đảm bảo quyền về tài sản, cách điều tiết và đánh thuế(cả trong nội địa lẫn tại cửa khẩu), mức độ thỏa mãn của cơ sở hạ tầng, sự vậnhành của thị trường tài chính, hiện tượng tham nhũng và rất nhiều yếu tố khácliên quan.Tất cả những điều này phụ thuộc phần lớn vào năng lực điều hành
và phẩm chất đạo đức của đội ngũ lãnh đạo đất nước
- Luật pháp và các thủ tục hành chính
Vì quá trình đầu tư có liên quan đến rất nhiều các hoạt động của các tổchức, cá nhân và được tiến hành trong khoảng thời gian dài, ở nơi xa lạ nêncác nhà đầu tư rất cần một môi trường pháp lý vững chắc, có hiệu lực Môitrường này bao gồm hệ thống đầy đủ các cơ chế, chính sách, quy định cầnthiết để đảm bảo sự nhất quán, không mâu thuẫn chồng chéo với nhau, cóhiệu lực thực hiện các nhà đầu tư nước ngoài luôn tôn trọng các quy định về
Trang 28Hệ thống pháp luật là một trong những yếu tố hết sức quan trọn đóngvai trò quyết định trong việc tạo diện mạo của môi trường đầu tư Đó là điềukiện không thể thiếu được trong mọi hoạt động kinh tế nói chung và tronghoạt động thu hút đầu tư nước ngoài nói riêng Hệ thống pháp luật của mộtquốc gia có thể được biểu hiện qua một số nét sau:
+ Xây dựng thể chế
+ Tính đầy đủ và đồng bộ
+ Tính chuẩn mực và hội nhập
+ Tính rõ ràng, công bằng, công khai và khả năng thực thi
Đây là yêu cầu hàng đầu của một hệ thống luật pháp nói chung của mộtquốc gia, là mối quan tâm rất lớn của các chủ đầu tư nước ngoài Do làm ăn ởnơi xa lạ với lượng tài sản lớn nên các nhà đầu tư nước ngoài phải dựa vàopháp luật của nước chủ nhà
Bên cạnh đó, thủ tục hành chính là một yếu tố rất quan trọng tạo nên sựthành công của môi trường đầu tư Thủ tục hành chính càng đơn giản, gọnnhẹ, rõ ràng thì sức hút của môi trường đầu tư đối với các nhà đầu tư nướcngoài càng lớn Thủ tục hành chính bao trùm lên tất cả các hoạt động củadoanh nghiệp
- Yếu tố kinh tế và sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng về kinh tế
và dịch vụ xã hội
Mỗi quốc gia thường áp dụng một chính sách kinh tế riêng tùy thuộcvào trình độ phát triển và các mục tiêu mà quốc gia đó theo đuổi Một đấtnước muốn tạo điều kiện thuận lợi để thu hút được các nguồn vốn của nướcngoài, trước hết phải thực hiện chính sách kinh tế mở, tức là mọi chính sáchkinh tế của họ phải đảm bảo gắn kết nền kinh tế của nước mình vào thị trườngchung của thế giới, tham gia thực sự vào phân công lao động quốc tế; lấy mụctiêu cho mọi hoạt động kinh tế của mình không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong
Trang 29nước mà cả nhu cầu của thị trường quốc tế Ngoài ra, trình độ phát triển kinh
tế của nước tiếp nhận đầu tư bao gồm mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ
mô, cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp các dịch vụ cho các hoạt động kinhdoanh của các nhà đầu tư nước ngoài và mức độ cạnh tranh của thị trườngnước chủ nhà cũng là các yếu tố có sự tác động mạnh hơn đối với các nhà đầu
tư nước ngoài
Yếu tố kinh tế phản ánh những đặc trưng của một hệ thống kinh tế, nó
sẽ chi phối tác động đến hoạt động của các nhà đầu tư Trong môi trường kinh
tế, các yếu tố như tốc độ tăng trưởng, chính sách kinh tế, chu kỳ kinh doanh,
tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, hệ thống tài chính sẽ được nghiên cứu
Tăng trưởng kinh tế được coi là việc mở rộng sản lượng tiềm năng củamột quốc gia trong một giai đoạn nhất định Khi kinh tế tăng trưởng thì cácyếu tố điều kiện kinh tế sẽ rất thuận lợi cho các nhà đầu tư Nó tạo ra nhiều cơhội trong kinh doanh và ngược lại nếu kinh tế kém phát triển với tỷ lệ lạmphát cao, nó sẽ tác động tiêu cực tới nhà đầu tư
Chu kỳ phát triển kinh tế là sự thăng trầm về khả năng tạo ra của cảicho nền kinh tế trong những giai đoạn nhất định
Trên cơ sở đó, môi trường kinh tế của mỗi địa phương cũng sẽ hìnhthành phù hợp với tình hình phát triển
- Về vai trò của hệ thống kết cấu hạ tầng trong thu hút đầu tư
Để thu hút đầu tư, đối với một tỉnh, vấn đề tạo dựng kết cấu hạ tầng vậtchất và hạ tầng xã hội là điều kiện tiên quyết cho các hoạt động kinh doanh
Sự phát triển của kết cấu hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội sẽ tạo ra nhữngđiều kiện thuận lợi và giảm những chi phí phát sinh cho các hoạt động đầu tư.Kết cấu hạ tầng vật chất bao gồm những yếu tố như: hệ thống đường giaothong, sân bay, bến cảng, điện lực, viễn thông… là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
Trang 30đến việc vận hành các hoạt động kinh doanh và điều kiện sống của các nhàđầu tư nước ngoài
Hạ tầng xã hội như chất lượng dịch vụ về lao động, tài chính, côngnghệ và sinh hoạt cho các nhà đầu tư luôn được các nhà đầu tư đánh giá kĩlưỡng trước khi quyết định đầu tư
Nếu không có kết cấu hạ tầng vật chất, hạ tầng xã hội thuận lợi thì sẽkhông thể thu hút được vốn đầu tư
- Yếu tố lịch sử, xã hội và nhân văn
Các yếu tố về ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán, thị hiếu thẩm mĩ,
hệ thống giáo dục , đạo đức… cũng có tác động không nhỏ tới việc lựa chọnlĩnh vực đầu tư
Sự bất đồng về ngôn ngữ và văn hoá trong một số trường hợp đã manglại những hậu quả không lường trong kinh doanh.Thẩm mĩ dân tộc của nướcchủ nhà là một yếu tố quan trọng để chủ ĐTNN chọn các hình thức quảng cáo
và bao bì sản phẩm Chẳng hạn như: Một ngân hàng của Anh thiết kế màuxanh lá cây trong biểu tượng của mình, nhưng khi đặt chi nhánh hoạt động tạiSingapore đã phải thay đổi màu bởi ở nước này màu xanh lá cây bị coi là màutang tóc Tương tự, người dân Trung Quốc đặc biệt có cảm tình với màu đỏnên khi quảng cáo sản phẩm, các nhà ĐTNN cũng tăng thêm lượng màu này
Trình độ phát triển giáo dục đào tạo sẽ quyết định chất lựơng đội ngũlao động Mặc dù sau khi tuyển dụng lao động thì đại đa số các doanh nghiệpFDI phải đào tạo lại, nhưng sự khác biệt quá lớn trong quan điểm cũng nhưnội dung đao tạo ở nước nhận đầu tư và nhu cầu của doanh nghiệp sẽ làm hạnchế hiệu quả đầu tư và làm nản lòng những nhà đầu tư có nhu cầu sử dụngnhiều lao động
Đặc điểm văn hóa xã hội của nước chủ nhà được coi là hấp dẫn đầu tưnước ngoài nếu có trình độ giáo dục cao và nhiều sự tương đồng về ngôn ngữ,
Trang 31tôn giáo, các phong tục tập quán với các nhà đầu tư nước ngoài Các đặc điểmnày không chỉ giảm được cho phí đào tạo nguồn nhân lực cho các nhà đầu tưnước ngoài mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho họ hòa nhập vào cộng đồngnước sở tại.
Các vấn đề về văn hóa như tôn giáo, phong tục tập quán, thị hiếu thẩm
mỹ, dân trí… là những yếu tố mang tính truyền thống không dễ gì thay đổi,nhưng cũng có một đặc điểm rất quan trọng khác là phụ thuộc rất lớn vàotrình độ của hạ tầng kinh tế Một quốc gia có kinh tế phát triển, hội nhập sâu
sẽ có sự hội nhập văn hóa song hành, các giá trị tốt đẹp sẽ được thu nhập vànội địa hóa và hỗ trợ trở lại cho kinh tế
- Môi trường cạnh tranh
Môi trường cạnh tranh tại nước chủ nhà là một mối quan tâm lớn củanhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư Cạnh tranh là yếu tố đảm bảo,duy trì tính năng động và hiệu quả của nền kinh tế Đối với doanh nghiệpnước ngoài thì yếu tố này càng trở lên quan trọng Môi trường cạnh tranh lànhmạnh, bình đẳng, luật pháp minh bạch và công bằng với nhà đầu tư nướcngoài sẽ tăng tiềm năng thu hút đầu tư của nước chủ nhà
- Môi trường công nghệ
Thế kỷ 20 là thế kỷ của sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạngkhoa học công nghệ,nhất là giai đoạn sau đã làm cho khoa học trở thành lựclượng sản xuất trực tiếp,tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển của lực lượngsản xuất,nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của nền sản xuất xãhội,đồng thời tác động một cách sâu sắc đến mọi mặt của đời sống,khiến chophân công lao động ngày càng mở rộng trên phạm vi quốc gia và quốc tế,quan
hệ sản xuất cũng ngày càng tiến bộ
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ,nhu cầu chuyển giao
Trang 32nước kém phát triển hơn Luồng FDI toàn cầu sang các nước đang phát triểnđược tiếp thêm nguồn lực về chất để ngày càng trở nên mạnh mẽ.
1.2.3 Sự cần thiết, nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh
1.2.3.1 Sự cần thiết phải cải thiện môi trường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh
Hằng ngày, các doanh nghiệp trên khắp thế giới đều phải đứng trướcnhững quyết định quan trọng Một nông dân buôn bán nhỏ phải cân nhắc xem
có nên mở mang kinh doanh để bổ sung cho thu nhập từ sản xuất nông nghiệpcủa gia đình mìnhhay không Một xưởng sản xuất địa phương phải xem xét cónên mở rộng dây chuyền sản xuất và thuê mướn thêm nhân công hay không.Một công ty đa quốc gia phải lựa chọn địa điểm để đặt thêm các nhà máy sảnxuất toàn cầu… Những quyết định của họ có ý nghĩa quan trọng đối với tăngtrưởng và xóa đói giảm nghèo ở từng địa phương Và quyết định của họ lạiphụ thuộc rất lớn vào cách thức định hình môi trường đầu tư tại các địaphương đó thông qua các chính sách và hành vi của chính phủ hay chínhquyền địa phương
Đầu tư là để tìm kiếm lợi nhuận, tuy nhiên một môi trường thu hút đầu
tư tốt không phải chỉ nhằm mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp - nếumục tiêu chỉ có vậy thì trọng tâm cũng sẽ chỉ giới hạn trong việc giảm thiểuchi phí và rủi ro Một môi trường thu hút đầu tư tốt sẽ phải cải thiện các kếtquả tạo ra cho toàn xã hội Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải gánhchịu hợp lý một số chi phí và rủi ro Và sự cạnh tranh có vai trò then chốttrong việc kích thích sáng tạo và năng suất, đảm bảo cho lợi ích của việc nângcao năng suất sẽ được chia sẻ cùng với người lao động và người tiêu dùng
Trang 33Một môi trường thu hút đầu tư thuận lợi sẽ tạo cơ hội và động lực chocác doanh nghiệp - từ các doanh nghiệp nhỏ cho đến các công ty đa quốc gia -đầu tư có hiệu quả, tạo công ăn việc làm và mở rộng hoạt động Vì thế cảithiện môi trường thu hút đầu tư trong xã hội là một vấn đề thiết yếu của cácđịa phương, đặc biệt là ở các nước đang phát triển nhằm tạo ra một thế giớigắn bó, cân bằng và hòa bình hơn.
Theo đánh giá của các công ty tư vấn ĐTNN, các yếu tố ưu đãi ít đượcnhà đầu tư sử dụng để tính toán hiệu quả dự án 80% dự án vẫn đầu tư khôngtính đến các yếu tố ưu đãi, họ chỉ xem trọng môi trường đầu tư, sự thân thiệncủa chính quyền qua thủ tục hành chính, sự ổn định nhất quán và tính minhbạch trong chính sách nhà nuớc (Phương Ngọc Thạch, 2006)
Không chỉ vậy việc cải thiện môi trường thu hút đầu tư giúp địaphương hoàn thiện môi trường kinh tế, đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nềnkinh tế khu vực và thế giới Lịch sử phát triển kinh tế đã minh chứng rằng cácđịa phương có trình độ và điều kiện phát triển kinh tế tương đồng, do lựa chọnchiến lược kinh tế và khả năng tạo ra môi trường thu hút đầu tư khác nhau lạiphát triển khác nhau Nhiều địa phương thực hiện chiến lược kinh tế mở vàbiết tạo ra môi trường kinh tế, môi trường đầu tư thuận lợi đã mau chóng tạo
sự lan toả hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, song cũng có một số địaphương không nắm bắt thời cơ, bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển đã đẩy nền kinh
tế của địa phương mình lâm vào cảnh lạc hậu, trì trệ
Việc cải thiện môi trường đầu tư giúp các địa phương tiếp nhận đầu tưđiều chỉnh nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư của nước mình trong quá trìnhthu hút đầu tư thực hiện công cuộc tái thiết và phát triển đất nước Thường thìcác nhân tố kích thích và thu hút đầu tư của một địa phương không có đầy đủcùng một lúc; mà nó phải được hình thành và hoàn thiện, phải được điều
Trang 34chỉnh liên tục của cả các chủ đầu tư và địa phương tiếp nhận đầu tư và mọi cốgắng, thiện chí của hai bên phải xuất phát từ động cơ kinh tế
Chính vì vậy, việc cải thiện môi trường đầu tư thu hút vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tếhiện nay
1.2.3.2 Nội dung cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh
Cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh nhằm thu hút đầu tư trựctiếp nước ngoài bao gồm những nội dung sau:
- Thứ nhất, phát huy các lợi thế và khắc phục những khó khăn về điều kiện địa lý
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố về khoảng cách,địa điểm, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên,… là những yếu tố tác động quantrọng đến tính sinh lãi hoặc rủi ro của các nhà đầu tư Nếu vị trí địa lý thuậnlợi, không cách trở thì chi phí vận chuyển thấp, giảm giá thành và hạn chế rủi
ro
Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ cung cấp yếu tố đầu vào phong phú vàgiá rẻ cho các nhà đầu tư Một tỉnh sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nếu nguồnkhoáng sản dồi dào, nhiều danh lam thắng cảnh, dân số đông…
Chính vì thế, việc thấy rõ được những lợi thế và phát huy được nhữnglợi thế của mình, khắc phục những khó khăn là vấn đề vô cùng quan trọng đốivới việc cải thiện môi trường đầu tư để thu hút FDI
Thực tế đã cho thấy các nước phát triển trên thế giới đều dựa vào ưuthế vế vị trí địa lý và nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có Trong quá trìnhphát triển kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện nay cácnước phải tích cực khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có của mình vàphát huy lợi thế so sánh Tuy nhiên cũng có những nước nghèo tài nguyên
Trang 35như Nhật Bản nhưng lại có sức mạnh kinh tế vào bậc nhất thế giới Vì thế màtài nguyên thiên nhiên tuy quan trọng nhưng không phải là yếu tố sống còntrong phát triển kinh tế.
Ưu thế địa lý của một quốc gia còn thể hiện ở chỗ quốc gia đó có nằmtrong khu vực phát triển kinh tế sôi động không, có giao lộ của các tuyến giaothông quốc tế không, tại đó có kiểm soát được vùng rộng lớn không Mộtquốc gia có vị trí như vậy có nghĩa là quốc gia đó được hưởng lợi từ cácdòng thông tin, các trào lưu phát triển mới, thuận lợi cho việc chu chuyểnvốn, vận chuyển hàng hoá và hưởng địa tô nếu nằm ở vị trí chiến lựợc Đốivới các nhà đầu tư thì các ưu đãi tự nhiên là những nơi có cơ hội làm ăn nhiềuhơn, mức sinh lời cao hơn
- Thứ hai, ổn định chính trị, tạo dựng niềm tin, sự an toàn cho các nhà đầu tư.
Việc ổn định chính trị chính là yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với các nhàđầu tư Tình hình chính trị mà không ổn định sẽ dẫn tới đường lối phát triểnkhông nhất quán, các nhà đầu tư không có niềm tin, và không cảm thấy antoàn sẽ không đầu tư
Chính vì thế, một tỉnh nói riêng hay một quốc gia nói chung, phải cónhững chính sách cụ thể, xây dựng mạng lưới an ninh đảm bảo,… thì mớiđảm bảo cho các hoạt động đầu tư diễn ra suôn sẻ
Như vậy, ổn định chính trị là điều kiện tiên quyết để đảm bảo các camkết của chính phủ đối với các nhà đầu tư về sở hữu vốn đầu tư, các chính sách
ưu tiên đầu tư, định hướng đầu tư, cơ cấu đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư
Sự ổn định chính trị còn là điều kiện thiết yếu để duy trì sự ổn định về tìnhhình kinh tế – xã hội Đây là yếu tố tác động trực tiếp và có tính toàn diện làmtăng hoặc giảm tính rủi ro trong hoạt động đầu tư Nguyên tắc hàng đầu của
Trang 36vốn và sinh lãi Vì hoạt động trong môi trường xa lạ, vốn đầu tư lớn, thời gianthu hồi vốn lâu nên các nhà đầu tư nước ngoài rất lo ngại tài sản của họ bịnước chủ nhà tịch thu, quốc hữu hóa Hơn nữa, tình hình chính trị không ổnđịnh thường dẫn tới đường lối phát triển của đất nước không nhất quán Cóthể chính phủ đương nhiệm cam kết không quốc hữu hóa tài sản của ngườinước ngoài, của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài; nhưng sau khi đất nước
có bất kỳ một sự thay đổi nào về chế độ chính trị, chính phủ mới chưa chắcđảm bảo những cam kết này hoặc lại đưa ra những sửa đổi, thay đổi làm đedọa đến sự an toàn đối với tài sản của các nhà đầu tư nước ngoài Đây là mộttrong những nguyên nhân giải thích tại sao dòng vốn đầu tư thường ít vào cácnước châu Phi và một số nước đang phát triển khác ở Nam Mỹ trong thời kỳ
có nhiều chính biến Ngược lại, tình hình chính trị ổn định là điều kiện tiênquyết đảm bảo đường lối phát triển nhất quán của nước chủ nhà; nhờ đó, cáccam kết đảm bảo độ an toàn đối với tài sản hợp pháp của họ được thực hiện.Điều này được phản ánh rõ nét ở nhiều nước đang phát triển và những nướccông nghiệp mới ở châu Á
- Thứ ba, phát triển kinh tế tạo dựng kết cấu hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội thuận lợi cho các đối tác trong triển khai các dự án đầu tư
Hiện nay hệ thống kết cấu hạ tầng ở nhiều địa phương nước ta vẫn cònnhiều hạn chế, yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ, kém tính kết nối, hiện đang làđiểm nghẽn của quá trình phát triển Hạ tầng đô thị kém chất lượng và quá tải
Hạ tầng xã hội thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, hiệu quả sử dụng chưacao, chưa đáp ứng được yêu cầu dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là về y tế,giáo dục Hạ tầng thông tin phát triển chưa đi đôi với quản lý, sử dụng mộtcách có hiệu quả Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển chậm, chưa đồng đều.Công tác quản lý, khai thác, sử dụng, dịch vụ hạ tầng còn yếu, hiệu quả thấp.Muốn “đến” với nông dân, các doanh nghiệp buộc phải đầu tư thêm nhiều
Trang 37hạng mục ngoài công trình, chi phí lớn Nhất là đối với ngành lâm nghiệp, dochủ yếu phát triển tại các vùng, miền địa hình đồi núi, giao thông vận tải khókhăn khiến nhiều doanh nghiệp FDI e ngại Bên cạnh đó, số lượng người laođộng có tay nghề, được đào tạo bài bản về lĩnh vực nông nghiệp hiện nay cònrất thấp, hơn nữa, hệ thống sản xuất, tiêu thụ hàng nông sản còn bất cập,chúng ta chưa thiết lập được mối quan hệ giữa các hộ nông dân với các doanhnghiệp, chưa phát huy hết vai trò của các hiệp hội theo ngành hàng.
Hạn chế, yếu kém nêu trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan,trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu Tư duy về phát triển kết cấu hạtầng chậm đổi mới, chưa phù hợp với cơ chế thị trường; nguồn lực đầu tư vẫnchủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, chưa huy động được nhiều nguồn lựcngoài nhà nước, chưa tạo được sự ủng hộ mạnh mẽ và chia sẻ trách nhiệm củatoàn dân Công tác quản lý nhà nước về đầu tư còn nhiều bất cập; hệ thốngpháp luật thiếu đồng bộ, nhiều quy định chưa phù hợp; phân cấp mạnh, nhưngthiếu cơ chế giám sát và quản lý có hiệu quả Chất lượng quy hoạch còn thấp,thiếu tính đồng bộ, bao quát, kết nối và tầm nhìn dài hạn; quản lý thực hiệnquy hoạch còn yếu Phân bổ nguồn lực dàn trải, chưa có kế hoạch phân bổvốn trung và dài hạn để tập trung vào các công trình trọng điểm thiết yếu; chiphí đầu tư còn cao, hiệu quả thấp; chưa có cơ chế, chính sách thích hợp đểhuy động tiềm năng và nguồn lực, nhất là đất đai cho đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng Thiếu chế tài, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm
- Thứ tư, khai thác các giá trị truyền thống về lịch sử, xã hội và nhân văn, mở mang dân trí.
Các giá trị truyền thống về lịch sử, xã hội và nhân văn, trình độ dân trí
là yếu tố khá quan trọng đối với các nhà đầu tư Việc giữ nguyên giá trịtruyền thống là một điều quan trọng thiết yếu, tuy nhiên để phù hợp với quá
Trang 38trình hội nhập, thì việc tiếp thu những cái mới đóng góp một phần rất quantrọng đối với một quốc gia nói chung và một tỉnh nói riêng
Trình độ dân trí đóng vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động đầu
tư nước ngoài Trình độ giáo dục tốt và cơ cấu đào tạo hợp lý sẽ là cơ sở quantrọng để cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài đội ngũ lao động có taynghề, thích ứng với tác phong lao động có kỷ luật Nhờ đó giảm được chi phíđào tạo nhân lực và đáp ứng các yêu cầu sản xuất của họ
Việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, rèn luyện nhân tài là vấn đề cốtlõi cho thu hút đầu tư nói riêng và phát triển kinh tế nói chung Bởi khi trình
độ học vấn được nâng cao, văn hóa trở nên dễ hòa nhập và chấp nhận sự khácbiệt hơn, đồng thời nguồn lao động có nhiều kiến thức nền và dễ dàng tiếpnhận các kiến thức, công nghệ mới
Ví dụ về chiến lược nâng cao trình độ Tin học và Tiếng anh cho thế hệtrẻ của Ấn Độ Từ đó nhanh chóng thu hút các doanh nghiệp công nghệ thôngtin, chế tạo phần mềm nước ngoài và từng bước xây dựng ngành công nghệthông tin hùng mạnh của các doanh nghiệp trong nước
- Thứ năm, có cơ chế vận dụng luật pháp và chính sách theo hướng
mở, liên thông giữa thị trường địa phương với thị trường quốc gia và thị trường quốc tế
Vấn đề luật pháp và chính sách có liên quan rất nhiều đến các hoạtđộng đầu tư của các tổ chức, các cá nhân nên một môi trường pháp lý vữngchắc, có hiệu lực với đầy đủ các chính sách, quy định cần thiết sẽ giúp chocác nhà đầu tư có niềm tin, và yên tâm hoạt động sản xuất
Việc liên thông giữa thị trường địa phương với thị trường quốc gia vàthị trường quốc tế góp phần rất quan trọng trong việc mở rộng sản xuất vàkinh doanh đối với các nhà đầu tư Thực tế, nếu việc liên thông diễn ra thuậnlợi, thì chi phí sản xuất cũng như mọi chi phí khác sẽ thấp, việc đầu tư sẽ
Trang 39mang lại hiệu quả cao, lợi nhuận gia tăng Việc hợp tác và phát triển sẽ thuđược nhiều kết quả tốt.
1.2.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện môi trường thu hút FDI trên địa bàn tỉnh
- Toàn cầu hóa và Liên kết kinh tế khu vực
Thực tế cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới luôn caohơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng sản xuất thế giới.Nếu như trong nửa đầucủa thế kỷ tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới là 3% năm,cao hơn 1,5 lần
so với tốc độ tăng trưởng kinh tế Trong thập kỷ 70 là 5,8 % năm cũng caohơn 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế Những năm 80 là 6% cao hơn 2lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế Những năm 90 là 7% cao hơn 2,5 lần sovới tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tính quốc tế hóa nền kinh tế thế giới được thể hiện một cách mạnh mẽ
về khía cạnh tài chính thế giới.Với sự phát triển thông tin và vô tuyến viễnthông đã làm cho các trao đổi về tài chính và tiền tệ có thể tiến hành liên tụcbất kể thời gian và không gian.Bên cạnh tính quốc tế hóa cao nền kinh tế thếgiới là sự hình thành các thị trường khu vực cũng gia tăng,đây chính là quátrình liên kết khu vực-là một trong những sản phẩm của quá trình quốc tế hóanền kinh tế
- Tăng trưởng nhanh của TNCs
Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) trở thành nòng cốt trong quá trìnhtoàn cầu hóa kinh tế thế giới.Năm 1971 tỷ trọng đóng góp của các nước TNCstrong công nghiệp thế giới là 23%,năm 1980 là 28% và đến những năm 90 đãvượt lên trên 30% Hoạt động kinh tế quốc tế hiện nay về cơ bản là do cácTNCs tiến hành Trong đó, thương mại bên trong các công ty TNCs vàthương mại giữa các TNCs với nhau chiếm khoảng 2/3 thương mại thế giới
Trang 40Thương mại lao động trên thế giới gần như hoàn toàn bị các TNCs khống chếvới 4/5 FDI trên thế giới là do các TNCs tiến hành
Hiện nay phần lớn FDI ở các nước đang phát triển nằm trong mạng lướicủa các TNCs Tận dụng nguồn lực đầu vào phong phú với chi phí thấp, mộtthị trường sẵn có nhiều tiềm năng,các nước đang phát triển đang và sẽ lànhững địa điểm hấp dẫn của các TNCs trong mạng lưới toàn cầu của mình
- Xu hướng đối thoại chính trị giữa các nước
Tình hình chính trị là một trong những yếu tố được các nhà đầu tư quantâm hàng đầu khi đánh giá môi trường đầu tư của một quốc gia Nhà đầu tưkhông chỉ quan tâm đến những gì diễn ra tại đất nước đầu tư mà còn quan tâmđến tình hình chính trị của cả khu vực liên quan tới đất nước sẽ đầu tư Bởivậy, xu hướng đối thoại chính trị giữa các nước là yếu tố quan trọng, tác độngtích cực đối với lưu chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế
Đối thoại chính trị được hiểu là giải quyết các bất đồng giữa các nướcđược thực hiện bằng đàm phán hòa bình Xu hướng đối thoại chính trị còn cótác động quan trọng đến việc rút bỏ các lệnh cấm vận, bao vây kinh tế của cácnước lớn với các nước đang phát triển
1.2.4 Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.4.1 Kinh nghiệp quốc tế
* Kinh nghiệm của Singapore
Vào những năm đầu thập niên 50 thế kỷ XX, Singapore – một đảo quốctách ra từ Malaysia – là một nước nghèo về kinh tế, lạc hậu về công nghệ kỹthuật Thế nhưng, đến cuối thập niên 80, đảo quốc nhỏ bé này đã trở thành thịtrường tài chính tiền tệ lớn thứ 4 trên thế giới, là trung tâm buôn bán dầu lửa