1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán thuế TNDN trong công ty cổ phần thương mại và du lịch bella vita

74 441 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 701,5 KB

Nội dung

Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế TNDN phải nộp được xác định như sau:Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế TNDN hoặc loại thuế tương tự th

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn đều là trung thực, xuấtphát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập và chưa từng được sử dụng trongluận văn, luận án nào

Tác giả khóa luận(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 2

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

MỤC LỤC 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC CÁC BẢNG 6

LỜI MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG 1: 9

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 9

1.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 9

1.1.1 Khái niệm thuế TNDN 9

1.1.2 Đặc điểm của thuế TNDN 9

1.1.3 Vai trò của thuế TNDN 10

1.1.4 Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của thuế TNDN 11

1.1.5 Căn cứ tính thuế TNDN 11

1.2 Xác định chi phí thuế TNDN 18

1.2.1 Chênh lệch vĩnh viễn 19

1.2.2 Chênh lệch tạm thời 19

1.2.3 Lợi nhuận kế toán 20

1.2.4 Thu nhập chịu thuế 20

1.2.5 Chi phí thuế TNDN 23

1.2.6 Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản hay nợ phải trả 24

1.3 Ghi nhận chi phí thuế TNDN 24

1.3.1 Tài khoản sử dụng 24

1.3.2 Ghi nhận 25

1.4 Trình bày chi phí thuế TNDN trong Báo cáo tài chính 29

Trang 3

1.4.1 Trình bày trong Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) 29

1.4.2 Trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) 30

CHƯƠNG 2: 32

TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TNDN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH BELLA VITA 32

2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần thương mại và du lịch Bella Vita 32 2.1.1 Ngày thành lập 33

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh 33

2.1.3 Quá trình hình thành và phát triển 34

2.1.4 Sơ đồ tổ chức cơ cấu của công ty 35

2.1.5 Khái quát về kết quả sản xuất sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Thương Mại Và Du Lịch Bella Vita qua 2 năm 2011 và năm 2012 38

2.1.6 Tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Bella Vita 40

2.2 Thực trạng kế toán thuế TNDN trong Công ty Cổ Phần Thương mại và Du lịch Bella Vita 48

2.2.1 Khái quát tình hình thực hiện luật thuế TNDN tại Công ty 48

2.2.2 Hạch toán thuế TNDN tại công ty 49

2.1.3 Trình bày trên Báo cáo tài chính 61

CHƯƠNG 3: 62

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THUẾ TNDN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH BELLA VITA 62

3.1 Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại công ty 62

3.2 Đánh giá tình hình thực hiện kế toán thuế TNDN trong Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Bella Vita 63

Trang 4

3.2.1 Ưu điểm 63

3.2.2 Hạn chế 64

3.3 Các giải pháp của bản thân nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán thuế TNDN cho công ty 64

3.3.1 Xác định đúng chi phí được trừ 64

3.3.2 Ghi nhận đúng các khoản doanh thu và thu nhập trong kỳ 65

KẾT LUẬN 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP 71

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH BELLA VITA 72

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DN: Doanh nghiệp

TNDN: Thu nhập doanh nghiệp

GTGT: Giá trị gia tăng

BCĐKT: Bảng cân đối kế toán

BCKQHĐKD: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

VAS: Chuẩn mực kế toán Việt Nam

TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.2.4: Phân biệt giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuân kế toán

Bảng 1.4.1.1: Bảng cân đối kế toán – Tài sản

Bảng 1.4.1.2: Bảng cân đối kế toán – Nợ phải trả

Bảng 1.4.2: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảng 2.1.5: Khái quát về kết quả SXKD của công ty qua hai năm 2011-2012Bảng 2.2.2.2.3: Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (trừ doanh thu từ dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB) quý III,IV năm 2013

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Với đặc thù nền kinh tế thị trường nước ta đang trong giai đoạn đầu pháttriển đã tao ra tính đa dạng về loại hình hoạt động, mô hình tổ chức, hình thứcvốn chủ sở hữu của các tổ chức kinh tế Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam đanghội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, thể hiện ở việcViệt Nam đã và đang là thành viên của các tổ chức kinh tế - thương mại thế giớiWTO, AFTA, APEC Trước tình hình đó, đòi hỏi kế toán với vai trò là công cụquản lý kinh tế quan trọng của doanh nghiệp phải hòa nhập từng bước với cácthông lệ quốc tế

Chính sách thuế được sử dụng để khuyến khích hay hạn chế việc sản xuất,nhập khẩu hay tiêu dùng một loại hàng hóa nào đó Thuế trở thành công cụ tàichính được Nhà nước sử dụng để điều tiết thị trường vô cùng nhanh, nhạy hiệnnay Trong các sắc thuế hiện nay thì thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là mộtsắc thuế được Nhà nước và các doanh nghiệp (DN) đều rất quan tâm

Để góp phần khuyến khích đầu tư, ổn định và đẩy mạnh sản xuất kinhdoanh (SXKD), đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo nguồn thu cho Ngân sáchNhà nước (NSNN), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã được ban hành và cóhiệu lực từ ngày 01/01/1999 Ngày 15/02/2005 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã kýquyết định số 12/2005/QĐ-BTC ban hành và công bố 06 CMKT đợt IV, trong đó

có Chuẩn mực kế toán (CMKT) số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” được coi làchìa khóa quan trọng giúp các DN giải quyết các vướng mắc gặp phải khi hạchtoán thuế TNDN Đây là lần đầu tiên trong lịch sử kế toán của Việt Nam có 01CMKT quy định và hướng dẫn về các nguyên tắc, phương pháp kế toán thuế

Trang 8

TNDN một cách đầy đủ, phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế Tuy nhiên tronggiai đoạn hiện nay, khó khăn mà các DN gặp phải là làm thế nào để tuân thủ vàvận dụng có hiệu quả các chuẩn mực, đặc biệt là CMKT số 17 “Thuế thu nhậpdoanh nghiệp” Đây cũng là một rào cản lớn đối với đội ngũ kế toán trong các

DN Việt Nam hiện nay

Xuất phát từ những lý do trên và sau thời gian thực tập ở Công ty Cổ phần

Thương mại và Du lịch Bella Vita, em mạnh dạn lựa chọn đề tài “Kế toán thuế

TNDN trong công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Bella Vita” để hoàn

thiện cho khóa luận tốt nghiệp của mình Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Chương 2: Tình hình tổ chức công tác kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

ở công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Bella Vita

Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán thuế thunhập doanh nghiệp trong công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Bella VitaTrong quá trình nghiên cứu đề tài, em đã cố gắng tiếp cận với những kiến thứcmới nhất về chế dộ kế toán do Nhà nước ban hành, kết hợp với những kiến thức

đã học tập được trong Học viện Tuy nhiên có thể có những thiếu sót Em rấtmong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô trong Học viện để luận văncủa em được hoàn thiện hơn

Em xin cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Tâm

Trang 9

CHƯƠNG 1:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

1.1.1 Khái niệm thuế TNDN

Thuế TNDN là một loại thuế trực thu tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp trong kỳ tính thuế (gồm lợi tức kinh doanh và các thu nhập khác sau khi đã trừ đi chi phí hợp lý, hợp lệ).

Thuế TNDN xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của thuế Hiện nay

ở các nước phát triển, thuế TNDN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu NSNN và thực hiện phân phối thu nhập Mức thuế cao hay thấp áp dụng cho các chủ thể thuộc đối tượng nộp thuế TNDN là khác nhau, điều đó phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đặt ra trong phânphối thu nhập của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định

Ở Việt Nam, Luật thuế TNDN được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/05/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 thay cho Luật thuế lợi tức

1.2.1 Đặc điểm của thuế TNDN

- Là loại thuế trực thu, do đó đối tượng nộp thuế TNDN đồng thời là đốitượng chịu thuế

- Phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinhdoanh thuộc các thành phần kinh tế

Trang 10

- Là thuế khấu trừ trước thuế thu nhập các nhân: người nhận thu nhập từcông ty bị đánh thuế thu nhập các nhân (tiền lương, lãi, cổ tức…)

1.3.1 Vai trò của thuế TNDN

Thuế TNDN là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng phânphối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội Trong điều kiện nền kinh tế thị trường

ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bìnhđẳng trên cơ sở pháp luật Các doanh nghiệp với lực lượng lao động có tay nghềcao, năng lực tài chính mạnh thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và cơ hội được thunhập cao; ngược lại các doanh nghiệp với năng lực tài chính, năng lực lao động

bị hạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập Đề hạn chếnhược điểm đó, Nhà nước dử dụng thuế TNDN như là công cụ điều tiết thu nhậpcủa các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thế kinhdoanh vào Ngân sách Nhà nước được công bằng, hợp lý

Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của NSNN Phạm vi áp dụng củathuế TNDN rất rộng, gồm cá nhân, nhóm kinh doanh, hộ cá thể và các tổ chứckinh tế có hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ có phát sinh lợi nhuận

Thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩysản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triểntoàn diện của Nhà nước Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu

tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực, vùng, miền mà Nhà nước có chiếnlược ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất định

Thuế TNDN còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nướctrong việc thưc hiện chức năng điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong từng

Trang 11

thời kỳ phát triển kinh tế nhất định Thuế TNDN là loại thuế có vai trò quantrọng trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam Song để phát huy một các có hiệuquả vai trò của thuế TNDN, chúng ta cần phải xem xét nó dưới nhiều khía cạnh,

kể cả những kinh nghiêm xử lý của nước ngoài

1.4.1 Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của thuế TNDN

Theo quy định tại điều một của Luật thuế TNDN số 09/2003/QH11 thì:

“Đối tượng nộp thuế TNDN là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có thunhập đều phải nộp thuế TNDN trừ những đối tượng quy định tại điều hai củaLuật này”

Như vậy, đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi điều chỉnh của thuế TNDNphải có hai điều kiện sau: thực hiện hoạt động SXKD hợp pháp; và phải có phátsinh thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh đó Khác với thuế lợi tức trướckia, đối tượng nộp thuế TNDN có phạm vi mở rộng hơn Nó bao gồm cả tổ chức,

cá nhân nước ngoài hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; hộ giađình, cá nhân nông dân trồng trọt, nuôi trồng thủy sản có giá trị sản phẩm hànghóa và thu nhập trên mức tối thiểu do Chính phủ quy định

1.5.1 Căn cứ tính thuế TNDN

Căn cứ tính thuế TNDN là thu nhập tính thuế và thuế suất thuế TNDN.Thuế TNDN phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN = Thu nhập Thuế suất

phải nộp tính thuế X thuế TNDN

Trang 12

Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế TNDN phải nộp được xác định như sau:

Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế TNDN hoặc loại thuế tương tự thuếTNDN ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ số thuế TNDN đã nộp

nhưng tối đa không quá số thuế TNDN phải nộp theo quy định của Luật thuế TNDN

1.1.2.1 Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ kết chuyển từ các năm trước theo quy định

theo quy định

1.1.2.1.1.Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác

Trang 13

chịu thuế Thu được trừ thu nhập khác

Doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân vớithuế suất tương ứng

Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải hạch toán riêng để

kê khai nộp thuế TNDN, không được bù trừ với thu nhập hoặc lỗ từ các hoạt động SXKD

1.1.2.1.1.1 Doanh thu tính thuế

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền Đối với DN nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT Đối với DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT thì doanh thu bao gồm cả thuế GTGT

- Đối với hàng hóa, dịch vụ bán theo phương thức trả góp là tiền bánhàng hóa, dịch vụ trả tiền một lần,không bao gồm lãi trả góp

- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, tiêu dung nội

bộ thì doanh thu tính thuế theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùngloại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng, tiêu dung nội bộ

- Đối với hoạt động cho thuế tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theohợp đồng thuê Trường hợp bên thuê trả tiền trước nhiều năm thì doanh thu

để tính thuế thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước

Trang 14

- Đối với hoạt động tín dụng,hoạt động cho thuê tài chính là tiền lãi chovay, doanh thu về cho thuê tài chính phải thu phát sinh trong kỳ tính thuế.

- Đối với hoạt động khác do Bộ tài chính quy định

Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là thời điểmhàng hoá ,dịch vụ đã được tiêu thụ, được người mua chấp nhận thanh toánkhông phân biệt đã thu được tiền hàng hay chưa

1.1.2.1.1.2 Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập

chịu thuế

Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Những khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật

Từ 01/01/2014, đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ cáctrường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật

Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

Trang 15

- Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện của chi phí được trừ, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường;

- Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính;

- Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác;

- Phần chi phí quản lý kinh doanh do DN nước ngoài phân bổ cho cơ sởthường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luậtViệt Nam quy định;

- Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng;

- Phần chi trả lãi tiền vay vốn SXKD của đối tượng không phải là tổ chứctín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàngNhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay; phần chi trả lãi tiền vay vốntương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu;

- Khoản trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật;

- Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật;

- Tiền lương, tiền công của chủ DN tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên

DN không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương tiềncông, các khoản hạch toán chi khác để chi trả chi người lao động nhưng thực tếkhông chi trả hoặc chi trả không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của phápluật;

Trang 16

- Chi trang phục không có hóa đơn; chi trang phục vượt quá 5 triệu đồng/người/ năm;

- Chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không có chứng từ hợppháp;

- Chi thưởng sáng kiến mà DN không có quy chế, quy định cụ thể và không

có hợp đồng nghiệm thu sáng kiến;

- Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng quy định;

- Nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn vượt mức quy định;

- Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động SXKD vượt quá 10% tổng chi được trừ; đối với DN thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong bao năm đầu, kể từ khi thành lập Từ 01/01/2014, nâng tỷ lệkhống chế chi phí quảng cáo, khuyến mại từ 10% lên 15%, đồng thời loại bỏ một

số khoản chi không mang tính chất quảng cáo, khuyến mại như chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí ra khỏi diện chi phí khống chế

- Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiêntai, làm nhà tình nghĩa, nhà cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật Từ 01/01/2014, bổ sung khoản tài trợ được tính vào chi phí được trừ đối vớikhoản tài trợ cho nghiên cứu khoa học, tài trợ theo chương trình của Nhà nước

Trang 17

dành cho các địa phương thuộc địa bàn chó điều kiện kinh tế- xã hội (KT-XH) đặc biệt khó khăn;

- Phần thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ, thuế GTGT nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế TNDN;

- Từ 01/01/2014, phần trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện hoặc quỹ có tính chất

an sinh xã hội, mua bảo hiểm tự nguyện cho người lao động trong mức quy địnhcủa pháp luật là chi phí được trừ; phần vượt mức quy định của pháp luật là chiphí không được trừ

1.1.2.1.1.3 Thu nhập khác

Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế màkhoản thu nhập này không thuộc các ngành, nghề lĩnh vực kinh doanh ghi trongđăng ký kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.2.1.2.Thu nhập đươc miễn thuế

Để phù hợp với thực tiễn, đồng bộ với quy định của pháp luật liên quan,Luật Thuế TNDN sửa đổi (có hiệu lực từ 1/1/2014) đã bổ sung vào diện thunhập miễn thuế đối với:

- Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của DN ở địa bànKT-XH đặc biệt khó khăn;

- Thu nhập từ sản xuất muối của Hợp tác xã (HTX)

- Thu nhập của HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp,ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khókhăn;

Trang 18

- Thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản;

- Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) của DNđược cấp chứng chỉ;

- …

1.1.2.1.3.Các khoản lỗ được kết chuyển

Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập chịu thuế

DN sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vàothu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo Thời gian chuyển lỗ tính liên tụckhông quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ

Từ 01/01/2014, bổ sung quy định phép bù trừ một chiều số lỗ của chuyểnnhượng bất động sản (chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thamgia dự án đầu tư, trừ dự án thăm dò khai thác khoáng sản) với số lãi của hoạtđộng kinh doanh chính

Trang 19

1.2 Xác định chi phí thuế TNDN

Thực tế luôn luôn tồn tại sự khác biệt giữa các Chính sách Thuế vớicác quy định trong các Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán trong bất kỳnền kinh tế nào trên thế giới Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tếphải hiểu và có cách ứng xử phù hợp với sự khác biệt này

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 17 - Thuế TNDN được Bộ Tàichính ban hành theo Quyết định 20/2006/TT-BTC ngày 15/02/2005 và thông

tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn chi tiết Chuẩn mực này

là cơ sở để các doanh nghiệp hiểu và ứng xử phù hợp nhất đối với các chênhlệch phát sinh giữa số liệu ghi nhận theo chính sách kế toán do doanh nghiệplựa chọn và số liệu theo quy định của các chính sách thuế hiện hành

Sự khác biệt giữa chính sách thuế và chế độ kế toán tạo ra các khoảnchênh lệch trong việc ghi nhận doanh thu và chi phí cho một kỳ kế toán nhấtđịnh, dẫn đến chênh lệch giữa số thuế phải nộp trong kỳ với chi phí thuế thunhập của doanh nghiệp theo chế độ kế toán áp dụng Các khoản chênh lệchnày được phân thành hai loại: Chênh lệch vĩnh viễn và Chênh lệch tạm thời

2.1.1 Chênh lệch vĩnh viễn

Chênh lệch vĩnh viễn là khoản chênh lệch phát sinh khi thực hiệnquyết toán thuế, cơ quan thuế loại hoàn toàn ra khỏi doanh thu hoặc chi phíkhi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ căn cứ theo luật và các chính sáchthuế hiện hành Các khoản chênh lệch vĩnh viễn không thuộc đối tượng điềuchỉnh của VAS 17

Trang 20

2.2.1 Chênh lệch tạm thời

Chênh lệch tạm thời là các khoản chênh lệch phát sinh do cơ quan thuếchưa chấp nhận ngay trong kỳ các khoản doanh thu hoặc chi phí đã ghi nhậntheo chuẩn mực và chính sách kế toán doanh nghiệp áp dụng Các khoảnchênh lệch tạm thời thường bao gồm các khoản chênh lệch mang tính thờiđiểm hay còn gọi là chênh lệch theo thời gian

Các khoản chênh lệch này sẽ được khấu trừ hoặc tính thuế TNDNtrong kỳ tiếp theo

Theo VAS 17, chênh lệch tạm thời là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi

sổ của các khoản mục tài sản hay nợ phải trả trong Bảng cân đối kế toán và

cơ sở tính thuế của các khoản mục này Chênh lệch tạm thời có thể là chênhlệch tạm thời phải chịu thuế TNDN hoặc chênh lệch tạm thời được khấu trừ

Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế TNDN là các khoản chênh lệch

tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuếTNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc

nợ phải trả liên quan được thu hồi hay thanh toán

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là các khoản chênh lệch tạm thời

làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chiu thuếTNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc

nợ phải trả liên quan được thu hồi hay thanh toán

2.3.1 Lợi nhuận kế toán

Theo VAS 17, lợi nhuận kế toán là lãi hoặc lỗ của một kỳ, trước khitrừ thuế TNDN, được xác định theo quy định của CMKT và chế độ kế toán.Lợi nhuận kế toán phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách kế toán mà doanh

Trang 21

nghiệp áp dụng như: chính sách khấu hao, chính sách phân bổ tài sản đã xuấtdùng, chính sách ghi nhận doanh thu, chính sách và phương pháp tập hợp chiphí, tính giá thành… Các chính sách này phải được thuyết minh chi tiết trongphần Thuyết minh báo cáo tài chính.

2.4.1 Thu nhập chịu thuế

Theo VAS 17, thu nhập chịu thuế là thu nhập chịu thuế thu nhập doanhnghiệp của một kỳ, được xác định theo quy định của Luật thuế TNDN hiệnhành và là cơ sở để tính thuế TNDN phải nộp (hoặc thu hồi được)

*Sự khác nhau giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế

Trên thực tế thường có sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và thu nhậpchịu thuế của DN Sự khác biệt này là do:

Bảng 1.2.4: Phân biệt giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán

thuế

Xác định lợi nhuận kếtoán

Doanh thu Toàn bộ tiền bán hàng

tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ bao gồm cả trợ giá và phụ thu, phụ

Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệpthu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các

Trang 22

trội và sơ sở kinh doanhđược hưởng Doanh nghiệp đã phát hành hoáđơn, dịch vụ cung cấp

đã hoàn thành

hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường củadoanh nghiệp, góp phần làm tăng nguồn vốn chủ

sở hữuChi phí nguyên

liệu, vật liệu,

nhiên liệu…

Tính theo mức tiêu haohợp lý và giá thực tếxuất kho

Tính và hạch toán chiphí này theo thực tế sửdụng và SXKD củadoanh nghiệp

Chi phí quảng

mại…

Tính theo số thực chinhưng đối đa không quá10% (từ 01/01/2014 là15%) chi phí hợp lý củadoanh nghiệp

Tính theo số thực chi,không quy định mứckhống chế

Khấu hao tài sản

cố định

Theo quyết định hiệnhành: Thông tư203/2009/TT-BTC vàthông tư 45/2013/TT-BTC

Theo thời gian sử dụngước tính của tài sản

Được ghi nhận vào chiphí

Dự phòng trợ Theo tỷ lệ quy định Được coi là chi phí

Trang 23

Thông thường theo Luật thuế của Việt Nam:

Chi phí thuế TNDN =Lợi nhuận kế toán x Thuế suất thuế TNDN

(loại trừ Chênh lệch vĩnh viễn)Khái niệm này rất quan trọng, sau khi ban hành VAS 17, nó đánh dấubước tiến mới khi coi thuế thu nhập là một khoản chi phí, thể hiện một quanđiểm tài chính rất rõ rệt Đối với nhà đầu tư, thuế là một yếu tố chi phí quantrọng và tất yếu khi xem xét và ra các quyết định đầu tư của các nhà đầu tư

Do tồn tại các khoản chênh lệch tạm thời mà chi phí thuế TNDN có hailoại: chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại

Theo VAS 17, chi phí thuế TNDN hiện hành là số thuế thu nhập doanhnghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN củanăm hiện hành

Thuế thu nhập hoãn lại là thuế TNDN sẽ phải nộp/thu trong tương laitính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiệnhành

Trang 24

Tại Thông tư 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006, Bộ Tài chính đã banhành tài khoản 243 và tài khoản 347 để hạch toán Tài sản thuế thu nhập hoãnlại và Thuế thu nhập hoãn lại phải trả tương ứng Trong Thông tư này, BộTài chính cũng đồng thời bổ sung hai tài khoản cấp 2 của tài khoản 821 - Chiphí thuế TNDN:

Tài khoản 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành

Tài khoản 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại

2.6.1 Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản hay nợ phải trả

Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản hay nợ phải trả là giá trị tính chotài sản hoặc nợ phải trả cho mục đích xác định thuế thu nhập doanh nghiệp

Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản là giá trị sẽ được khấu trừ cho

mục đích thuế thu nhập, được trừ khỏi các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp sẽnhận được và phải chịu thuế thu nhập khi giá trị ghi sổ của tài sản đó được thuhồi Nếu những lợi ích kinh tế này khi nhận được mà không phải chịu thuế thunhập thì cơ sở tính thuế thu nhập của tài sản đó bằng giá trị ghi sổ của nó

Cơ sở tính thuế thu nhập của một khoản nợ phải trả là giá trị ghi sổ của

nó trừ đi (-) giá trị sẽ được khấu trừ cho mục đích thuế thu nhập của khoản nợ phảitrả đó trong các kỳ tương lai Trường hợp doanh thu nhận trước, cơ sở tính thuế củakhoản nợ phải trả phát sinh là giá trị ghi sổ của nó, trừ đi phần giá trị của doanh thu

đó sẽ được ghi nhận nhưng không phải chịu thuế thu nhập trong tương lai

Trang 25

1.3 Ghi nhận chi phí thuế TNDN

3.1.1 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp: phản ánh số thuế thu

nhập doanh nghiệp phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước

Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế TNDN của doanh nghiệpbao gồm chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại làm căn

cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chínhhiện hành

Tài khoản 821 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” có 2 TK cấp 2:

- Tài khoản 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

- Tài khoản 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

Tài khoản 347: Thuế TNDN hoãn lại phải trả: phản ánh giá trị hiện có

và tình hình biến động tăng, giảm của thuế TNDN hoãn lại phải trả

Công thức xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả

Tài khoản 243: Tài sản thuế TNDN hoãn lại: phản ánh giá trị hiện

có và tình hình biến động tăng, giảm của tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Công thức xác định tài sản thuế thu nghiệp hoãn lại:

Trang 26

trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế

và ưu đãi thuế chưa sử dụng

thuế TNDN theo quy định hiện hành

3.2.1 Ghi nhận

1.3.1.1 Chi phí thuế TNDN hiện hành

Trang 27

Sơ đồ 1.3.2.1: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

111,112 3334 8211 911

(1) (3) (2)

(4a)

(4b)

Ghi chú:

(1) Hàng quý tạm tính số thuế TNDN phải nộp

(2) Kết chuyển xác định kết quả kinh doanh

(3) Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính

(4) Cuối năm điều chỉnh số thuế TNDN nộp thừa hoặc thiếu

1.3.1.2 Chi phí thuế TNDN hoãn lại

*Kế toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Trang 28

Sơ đồ 1.3.2.2: Kế toán thuế TNDN hoãn lại phải trả

Trang 29

(2) Áp dụng hồi tố hoặc điều chỉnh hồi tố

*Kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Sơ đồ 1.3.2.3 : Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

(2) 8212

(1a)

(1b)Ghi chú:

(1a) Chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh lớnhơn số được hoàn nhập trong năm

Trang 30

(1b) Chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh nhỏhơn số được hoàn nhập trong năm.

(2) Áp dụng hoặc điều chỉnh hồi tố

1.4 Trình bày chi phí thuế TNDN trong Báo cáo tài chính

4.1.1 Trình bày trong Bảng cân đối kế toán (BCĐKT)

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được trình bày trong chỉ tiêu "Tài sản thuế thunhập hoãn lại" - Mã số 262 trên BCĐKT Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn

cứ vào số dư Nợ Tài khoản 243 "Tài sản thuế thu nhập hoãn lại", trên Sổ cái

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được trình bày trong chỉ tiêu "Thuế thu nhậphoãn lại phải trả" - Mã số 335 trên BCĐKT Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này đượccăn cứ vào số dư Có Tài khoản 347 - "Thuế thu nhập hoãn lại phải trả", trên Sổ Cái

Trang 31

Bảng 1.4.1.1: Bảng cân đối kế toán - Tài sản

Chi phí trả trước dài hạn 261

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262

TK243

Thuyết minh13

Bảng 1.4.1.2: Bảng cân đối kế toán - Nợ phải trả

Phải trả dài hạn người bán 331

Phải trả dài hạn nội bộ 332

Phải trả dài hạn khác 333

Thuế TNDN hoãn lại phải trả 335

TK347

Thuyết minh13

4.2.1 Trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

(BCKQHĐKD)

Chi phí thuế TNDN được trình bày thành 2 chỉ tiêu trong BCKQHĐKD:

- Chi phí thuế TNDN hiện hành - Mã số 51

- Chi phí thuế TNDN hoãn lại - Mã số 52

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - Mã số 51 - phản ánh

chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm báo cáo Sốliệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào lũy kế phát sinh bên Có Tài khoản

Trang 32

8211 "Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành" đối ứng với bên Nợ TK

911 "Xác định kết quả kinh doanh" trên sổ chi tiết TK 8211, nếu ngược lại thì sốliệu được ghi âm (…)

Chi phí thuế TNDN hoãn lại phản ánh thuế TNDN hoãn lại phải trả hoặc

tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm báo cáo Số liệu để ghi vào chỉtiêu này được căn cứ vào lũy kế phát sinh bên Có Tài khoản 8212 "Chi phí thuếthu nhập doanh nghiệp hoãn lại" đối ứng với bên Nợ TK 911 "Xác định kết quảkinh doanh" trên sổ chi tiết TK 8212, nếu ngược lại thì số liệu được ghi âm (…)

Bảng 1.4.2: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

14.Tổng lợi nhuận kế toán trước

17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 60

Trang 33

Tên viết tắt: BELLA VITA.,JSC

Trụ sở: Số 53, Phố Hàng Bún, Phường Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình,

Trang 34

- Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch

- Dịch vụ lưu trữ ngắn ngày Chi tiết: khách sạn, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụlưu trữ ngắn ngày (không bao gồm kinh doanh quán ba, phòng hát karaoke, vũtrường)

- Bán buôn thực phẩm

- Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động

- Bán buôn ô tô và xe cơ động khác

- Cho thuê xe có động cơ

- Bán buôn đồ uống

- Quảng cáo (không bao gồm quảng cáo thuốc lá)

- Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ Chi tiết: Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng

xe ô tô

- Vận tải hành khách đường bộ khác Chi tiết: Kinh doanh vận tải hành kháchtheo hợp đồng

Trang 35

- Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khỏe tương trụ (Trừhoạt động thể thao) Không bao gồm day ấn huyệt và xông hơi bằng thuốc yhọc cổ truyền.

- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải Chi tiết: Giao nhận hànghóa, đại lý vận tải hàng hóa, đại lý bán vé máy bay (Đối với các ngành nghềkinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiệntheo quy định của pháp luật)

Tuy hoạt động Công Ty đã đăng ký có 18 lĩnh vực kinh doanh khác nhaunhưng mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là dịch vụ lưu trú ngắn ngày,chi tiết: Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày,dịch vụ ăn uống, dịch vụ tắm hơi, massage chiếm tỷ trọng trong doanh thu lớnnhất trong báo cáo kết quả kinh doanh, chiếm 90% trong cơ cấu sản phẩm dịch

vụ của Công ty

Trang 36

càng nhiều Vì vậy, công ty không chỉ đáp ứng nhu cầu của thị trường trongnước mà còn cung cấp dịch vụ cho phần lớn khách nước ngoài.

2.1.4 Sơ đồ tổ chức cơ cấu của công ty

Công ty Cổ Phần Thương Mại Và Du Lịch Bella Vita được tổ chức và hoạtđộng tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hộiChủ nghĩa Việt Nam khóa X kỳ họp thứ V thông qua ngày 12/6/1999

Hiện tại, cơ cấu tổ chức của Công ty được tổ chức như sau:

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH BELLA

Bộ phận buồng

Giám đốc

Phó giám đốc

lưu trú

Phó giám đốc nhà hàng

lễ tân

Bộ phận bếp

Bộ phận bảo trì

Bộ phận Massage

Bộ phận phục vụ

Trang 37

 Giám đốc công ty : Là người có quyền điều hành và trách nhiệm caonhất, điều hành trực tiếp hoạt động kinh doanh của khách sạn, theo dõi kiểmtra việc thực hiện của từng bộ phận Giám đốc khách sạn có trách nhiệmvạch ra các mục tiêu kinh doanh, tổ chức, thực hiện các kế hoạch, thườngxuyên nắm bắt thông tin về thị trường để có các quyết định tối ưu trong kinhdoanh Là người có quyền phê duyệt các kế hoạch bồi dưỡng, quản lý, tuyểnchọn đề bạt cán bộ và kỷ luật đối với cán bộ nhân viên.

 Phó giám đốc phụ trách lưu trú : Giúp giám đốc điều hành hoạt độngkinh doanh lưu trú, chịu trách nhiệm về điều hành quản lý trực tiếp đối với

bộ phận lễ tân, phòng buồng Phó giám đốc phải nắm được tình trạng phòng

và dự tính số lượng phòng cho thuê trong tuần, tháng Nhận các thông tin từ

tổ chức gửi khách, liên hệ với khách hàng nếu xảy ra khiếu nại

 Phó giám đốc phụ trách nhà hàng : Giúp giám đốc khách sạn điều hànhhoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống của khách sạn, quản lý trực tiếp bộphận bếp và bộ phận phục vụ Đề ra các quy trình và tiêu chuẩn ăn uống,kiểm tra đôn đốc việc thực hiện, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốckhách sạn về hiệu quả kinh doanh của bộ phận này

 Phòng tổ chức hành chính và kế hoạch : Thực hiện công tác tổ chức vàquản lý nhân sự khách sạn, tổng hợp lại số ngày công, số ngày nghỉ củacông nhân viên…đồng thời bộ phận kế hoạch xem xét tình hình hoạt độngcủa khách sạn, thông tin về thị trường để lập kế hoạch hoạt động cho kháchsạn trong tuần, tháng, quý, năm

 Phòng kế toán : Theo dõi tình hình thu chi của khách sạn, thực hiệnviệc thu chi theo quyết định của giám đốc và kết quả của khách sạn Ngoài ra

Ngày đăng: 14/04/2016, 11:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w