Kiểm soát nội bộ đối với Tài sản cố định.Để thực hiện tốt các công việc cần phải tiến hành đối với các nghiệp vụTSCĐ thì hệ thống KSNB của đơn vị khi xây dựng phải được tuân thủ theocác
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập
Hà nội, tháng 5 năm 2014
Hoa
Nguyễn Thị Hoa
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCĐSPS Bảng cân đối số phát sinh
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
BCTC của mỗi một doanh nghiệp là căn cứ để đưa ra quyết định tàichính đối với mỗi bên đầu tư, chủ nợ, chủ doanh nghiệp và các bên liênquan khác Để đưa ra một quyết định đúng đắn phải dựa trên một BCTCminh bạch, chính xác.Vì vậy Kiểm toán BCTC là công cụ hiệu quả nhất đểđảm bảo rằng BCTC phản ánh trung thực nhất tình hình kinh doanh củamột doanh nghiệp Trên những vai trò quan trọng của Kiểm toán BCTC thì
do những nguyên nhân khách quan và chủ quan mà kiểm toán BCTC còntồn tại hạn chế, sai sót cần bổ sung và hoàn thiện Đặc biệt là trong tìnhhình kinh tế Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển hội nhập kinh tếtoàn cầu, các doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam mới chỉ xuất hiện từ thậpniên 90 vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu kiểm toán của các doanh nghiệp cả
về số lượng và chất lượng
Khoản mục TSCĐ là một trong những khoản mục chiếm tỷ trọng lớntrên bảng cân đối kế toán, vì vậy mà khả khoản mục này có khả năng chứđựng nhiều rủi ro do những gian lận làm thay đổi theo hướng có chủ địnhcủa chủ doanh nghiệp Điều này gây ảnh hưởng trọng yếu tới toàn bộBCTC của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tàichính của người sử dụng BCTC Do đó kiểm toán khoản mục TSCĐ đóngmột vai trò quan trọng trong kiểm toán BCTC Nhận thức được vấn đề nàynên trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán CIMEICO em đãlựa chọn đề tài thực tập:
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán CIMEICO
Trang 62. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của chuyên đề là dựa trên những lý luận chung về kiểm toánTSCĐ trong kiểm toán BCTC và thực tế vận dụng tại công ty TNHH Kiể mtoán CIMEICO để tiến hành đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế, đồng thời
bổ sung thêm kiến thức đã được học tại trường, từ đó đưa ra một số giảipháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐtrong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán CIMEICO
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐtrong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán CIMEICO thực hiện.Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là quy trình kiểm toán khoản mụcTSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán CIMEICO thựchiện tại một số công ty khách hàng điển hình
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp sử dụng chủ yếu trong bài luận là phương pháp duy vậtbiện chứng kết hợp với nhiều phương pháp khác như: phương pháp phântích, tổng hợp, phương pháp khảo sát thực tiễn, phương pháp so sánh…Khi sử dụng các phương pháp trên có minh họa bằng các bảng biểu, sơ
đồ để bài viết được dễ hiểu hơn
5. Kết cấu của bài luận văn
Nội dung của bài luận gồm 3 chương chính:
Chương 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN CIMEICO
Trang 7Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN CIMEICO
Trong mỗi chương chính là các mục nhỏ với những nội dung cụ thể đểlàm rõ cho bài luận này
Để hoàn thành bài viết này, em xin chân thành cảm ơn đến sự giúp đỡtận tình từ giảng viên hướng dẫn Ths Vũ Thị Phương Liên đã giúp emhoàn thành đề tài thực tập này Em cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắctới ban lãnh đạo công ty TNHH Kiểm toán CIMEICO, các phòng ban, anhchị đã tạo điều kiện cho em tham gia thực tập tại công ty, đây là thời gianquý báu đối với em Do còn những hạn chế về kiến thức và thời gian nênbài viết không tránh khỏi những sai sót, em rất mong được thầy cô góp ý đểbài viết của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
HoaNguyễn Thị Hoa
Trang 8Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất do
doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phùhợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình Đó là 4 tiêu chuẩn:
(a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sảnđó;
(b) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
(c) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
(d) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành
Quy định tiêu chuẩn về giá trị ghi nhận là TSCĐ khi nguyên giá tài sảnphải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Bamươi triệu đồng) trở lên
Tài sản cố định vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng
xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất,kinh doanh,cung cấp dịch vụ hoặc cho đối tượng khác thuê phù hợp vớitiêu chuẩn ghi nhận Tài sản cố định vô hình
Tài sản cố định thuê tài chính là sự thoả thuận giữa hai bên cho thuê
và bên thuê về việc bên cho thuê chuyển giao quyền sử dụng tài sản chobên thuê trong một khoản thời gian nhất định để được nhận tiền cho thuêmột lần hay nhiều lần
Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phầnlớn rủi ro và lợi ích gắn liềnvới quyền sở hữu tài sản cho bên thuê Quyền
sở hữu tài sản có thể được chuyển giao vào cuối thời hạn thuê
Trang 9Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phầnlớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho thuê Quyền sởhữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.
* Các trường hợp thuê tài sản sau đây thường dẫn đến hợp đồng thuêtài chính:
(a) Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho thuê khi kếtthúc thời hạn thuê
(b) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọnmua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuốithời hạn thuê
(c) Thời hạn thuê tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh
tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao về quyền sở hữu
(d) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toántiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản.(e) Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng
sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào
* Hợp đồng thuê tài sản cũng được coi là hợp đồng thuê tài chính nếuhợp đồng thuê thoả mãn ít nhất một trong ba trường hợp sau:
(a) Nếu bên thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quanđến việc huỷ hợp đồng cho bên cho thuê
(b) Thu nhập hoặc sự tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của tài sảncòn lại của bên thuê gắn với bên thuê
(c ) Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợpđồng Thuê với tiền thuê thấp hơn giá thị trường
Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được
coi là tài sản cố định thuê hoạt động.
Trang 101.1.2. Một số đặc trưng về Tài sản cố định và công tác quản lý Tài sản cố định ảnh hưởng tới công tác kiểm toán
1.1.2.1. Đặc điểm của Tài sản cố định
Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn (trên 30 triệu đồng) vàthời gian sử dụng lâu dài (trên 1 năm), tham gia vào nhiều chu kì sản xuấtkinh doanh Khoản mục Tài sản cố định là một khoản mục chiếm tỷ trọngđáng kể trên bảng cân đối kế toán
Tài sản cố định là cơ sở vật chất của đơn vị Nó phản ánh năng lực sản xuấthiện có và trình độ ứng dụng khoa học kĩ thuật vào hoạt động của đơn vị Tài sản
cố định là một trong các yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng bền vững,tăng năng xuất lao động, từ đó giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm dịch vụ.Tài sản cố định là những tài sản sử dụng cho mục đích sản suất kinh doanhchứ không phải để bán và trong quá trình sử dụng Tài sản cố định bị hao mòndần Giá trị của chúng được chuyển dần vào chi phí hoạt động và sẽ được thuhồi sau khi bán hàng hoá, dịch vụ (đối với hoạt động kinh doanh)
Để sử dụng Tài sản cố định được tốt, ngoài việc sử dụng hợp lý côngsuất để phát triển sản xuất, doanh nghiệp phải tiến hành bảo dưỡng, sửachữa Tài sản cố định Tuỳ theo quy mô sửa chữa và theo loại Tài sản cốđịnh, chi phí sửa chữa được bù đắp khác nhau
1.1.2.2. Công tác quản lý Tài sản cố định
Do TSCĐ là cơ sở vật chất của doanh nghiệp, thường chiếm tỉ trọng lớntrong tổng tài sản của đơn vị, TSCĐ đòi hỏi phải được quản lý một cách chặt chẽkhoa học để đạt được hiệu quả cao nhất Bên cạnh đó đặc điểm của TSCĐ là cóhình thái vật chất không thay đổi trong quá trình sử dụng, nhưng giá trị lại haomòn dần nên TSCĐ đòi hỏi phải được quản lý cả về mặt hiện vật và mặt giá trị
Trang 11Về mặt hiện vật: Việc quản lý TSCĐ phải được đảm bảo cả về số
lượng và chất lượng đối với các TSCĐ, tránh những hỏng hóc, mất máttrong quá trình sử dụng, đồng thời TSCĐ khi bị hư hỏng cần được pháthiện kịp thời và có những biện pháp khắc phục và sửa chữa
Các bộ phận sử dụng cần lập sổ theo dõi riêng các TSCĐ được giao.Trong quá trình sử dụng nếu có sự thay đổi thông tin về TSCĐ, bộ phậnphải thông báo bằng văn bản để cập nhật kịp thời vào sổ sách
Tiến hành kiểm kê định kỳ hàng năm TSCĐ, mọi trường hợp thiếu thừaTSCĐ đều phải có biên bản, tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý
Tổ chức phân loại, đánh số, lập thẻ riêng và theo dõi chi tiết theo từng đốitượng ghi TSCĐ trong sổ theo dõi TSCĐ ở phòng kế toán và đơn vị sử dụng
Về mặt giá trị: Mỗi TSCĐ khi được đầu tư phải xác định giá trị ban
đầu và xác định giá trị trong quá trình sử dụng
+) Giá trị ban đầu hay còn gọi là nguyên giá TSCĐ
- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanhnghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tàisản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng
- Nguyên giá tài sản cố định vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanhnghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tàisản đó vào sử dụng theo dự tính
- Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị củatài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản cộng (+) với các chi phí trựctiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính
Trang 12Trong quá trình sử dụng nguyên giá TSCĐ được theo dõi trên sổ kếtoán không thay đổi nếu không có quy định khác Nguyên giá TSCĐ thayđổi nếu trong trường hợp các khoản phát sinh được xác định một cách đángtin cậy và chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai : tăng thời gian
sử dụng, tăng công suất, giảm chi phí hoạt động, tăng chất lượng sản phẩm.+) Giá trị còn lại của TSCĐ là giá thực tế của TSCĐ tại một thời điểmnhất định Trên góc độ kế toán giá trị còn lại của TSCĐ được xác địnhbằng hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và giá trị hao mòn (số khấu hao luỹ kếtính đến thời điểm xác định)
Giá trị còn lại TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị hao mòn TSCĐ.+) Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừmột số TSCĐ:
- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt độngsản xuất kinh doanh
- TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất
- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữucủa doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính)
- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toáncủa doanh nghiệp
- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao độngcủa doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tạidoanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà
vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữabệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho ngườilao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng)
Trang 13- TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩmquyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đấthoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp
+) đánh giá lại TSCĐ trong các trường hợp: nhà nước có quyết địnhđánh lại TSCĐ, cổ phần hóa doanh nghiệp, chia tách giải thể doanh nghiệp,góp vốn liên doanh
1.1.3. Tổ chức công tác kế toán Tài sản cố định
1.1.3.1. Hệ thống chứng từ, sổ sách
Chứng từ: Các chứng từ thường được sử dụng trong
- Hợp đồng mua Tài sản cố định
- Hoá đơn bán hàng, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của người bán
- Biên bản bàn giao Tài sản cố định
- Biên bản thanh lý Tài sản cố định
- Biên bản nghiệm thu khối lượng sửa chữa lớn hoàn thành
- Biên bản đánh giá lại Tài sản cố định
- Biên bản kiểm kê Tài sản cố định
- Biên bản quyết toán, thanh lý hợp đồng mua tài sản
- Bảng tính và phân bổ khấu hao Tài sản cố định
Về sổ sách: Để theo dõi kịp thời và đầy đủ các thông tin về Tài sản cố
định, các doanh nghiệp thường sử dụng hệ thống chứng từ sổ sách như:
- Thẻ Tài sản cố định
- Sổ chi tiết Tài sản cố định theo tong bộ phận sử dụng và theo loại Tài sản
cố định theo dõi
- Sổ cái các tài khoản 211, 212, 213, 214
1.1.3.2. Hệ thống tài khoản kế toán
Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, trong hạch toán Tài sản cốđịnh, TSCĐ được phân thành những nhóm khác nhau và sử dụng những tài
Trang 14TK214: Khấu hao Tài sản cố định
2141: Khấu hao Tài sản cố định hữu hình
2142: Khấu hao Tài sản cố định vô hình
2143: Khấu hao Tài sản cố định thuê tài chính
2147: Khấu hao Bất động sản đầu tư
1.1.3.3 Hạch toán Tài sản cố định và khấu hao Tài sản cố định
Để đáp ứng yêu cầu quản lý TSCĐ cần thiết tổ chức ghi chép, phảnánh, tổng hợp số liệu chính xác, đầy đủ kịp thời về số lượng, hiện trạng vàgiá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộđơn vị nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, bảo quản và sử dụngTSCĐ trong quá trình sử dụng TSCĐ Đồng thời phản ánh kịp thời giá trịhao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán chính xác số khấu haovào chi phí kinh doanh trong kỳ của đơn vị có liên quan
Sơ đồ 01: Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ phát sinh Tài sản cố định hữu
hình, vô hình.
Trang 15TK 111, 112, 331
Giá trị còn lại TSCĐ mua ngoài đưa ngay vào sử
TK 412
Giá trị được đánh giá
Chênh lệch đánh giá giảm
Nguyên giá TSCĐ nhượng bán thanh lý
Thiếu kiểm kê chưa rõ nguyên nhân
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị hao mòn Giá trị còn lại
TSCĐ gửi đi góp vốn, liên doanh
Giá trị hao mòn Giá trị hao mòn
Thuế GTGT
TSCĐ mua trả chậm
Thuế GTGT (nếu có)
TK 133
Trang 16Sơ đồ 02: Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ phát sinh Tài
sản cố định thuê tài chính.
1.1.3.4 Phân loại tài sản cố định
Căn cứ vào những tiêu thức nhất định, người ta chia Tài sản cố định rathành nhiều nhóm để quản lý tài sản cố định cho có hiệu quả
Theo công dụng kinh tế, Theo tiêu thức phân loại này, TSCĐ của
doanh nghiệp được chia thành 2 loại:
TK 2141
TK 635
Mua lại TSCĐ thuê TC
Chi trả thêm
TK 111, 112
Mua lại TSCĐ thuê tài chính
Nợ gốc phải trả qua các kỳ tiếp
Thuế GTGT được khấu
trừ
Trang 17-TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh là những TSCĐ hữu hình và vôhình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị truyền dẫn, máy móc thiết bị sảnxuất, phương tiện vận tải; những TSCĐ không có hình thái vật chất khác…
-TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh: là những TSCĐ dùng chophúc lợi công cộng, không mang tính chất sản xuất kinh doanh Bao gồm:nhà cửa, phương tiện dùng cho sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao, nhà ở
và các công trình phúc lợi tập thể…
Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy rõ kết cấu TSCĐ vàvai trò, tác dụng của TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng TSCĐ và tínhtoán khấu hao chính xác
Theo nguồn hình thành, Căn cứ vào nguồn hình thành có thể chia
TSCĐ trong doanh nghiệp thành 2 loại:
- TSCĐ hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu
- TSCĐ hình thành từ các khoản nợ phải trả
Theo tính chất sở hữu, TSCĐ được chia thành 2 loại:
- TSCĐ thuộc quyền sở hữu của đơn vị
- TSCĐ thuê ngoài
Phân loại theo hình thái biểu hiện theo cách phân loại này, Tài sản
cố định được chia thành 3 loại:
- Tài sản cố định hữu hình
- Tài sản cố định vô hình
- Tài sản cố định thuê tài chính
Ngoài ra có thể phân loại theo tình hình sử dụng, mục đích sử dụng…
Trang 181.1.3.5 Kiểm soát nội bộ đối với Tài sản cố định.
Để thực hiện tốt các công việc cần phải tiến hành đối với các nghiệp vụTSCĐ thì hệ thống KSNB của đơn vị khi xây dựng phải được tuân thủ theocác nguyên tắc cơ bản sau:
- Thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm đối với hệ thống: Nguyên tắc này đòihỏi phải tách biệt công tác quản lý sử dụng TSCĐ với công tác ghi chép quản lý TSCĐ; giữa bộ phận quản lý sư dụng TSCĐ với chức năng quyết định và phê chuẩn các nghiệp vụ mua, bán, điều động, thuyên chuyển và sửa chữa TSCĐ; giữa người mua, bán TSCĐ với bộ phận sử dụng và kế toán TSCĐ
- Thực hiện nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn: Đơn vị phải có các quy định
rõ ràng về thẩm quyền của từng cấp đối với việc phê chuẩn, quản lý và sử dụng TSCĐ
Hoạt động KSNB nhằm đảm bảo cho các bước công việc trong việc xử
lý các nghiệp vụ TSCĐ được thực thi đúng đắn và có hiệu quả Mục tiêu kiểm soát chủ yếu, nội dung và các thể thức tự kiểm soát của đơn vị có thể khái quát qua bảng sau đây:
Trang 19Bảng 01: Các thủ tục kiểm soát nội bộ cơ bản đối với nghiệp vụ TSCĐ.
Mục tiêu KSNB Nội dung, thể thức và thủ tục kiểm soát
- Có đầy đủ các chứng từ và tài liệu liên quan đến nghiệp vụ như: hợp đồng mua, bán, thanh lý, biên bản giao nhận, hóa đơn mua; các chứng từ liên quan đến mua bán, vận chuyển, lắp đặt, chạy thử
- Các chứng từ đều phải hợp pháp, hợp lệ, đã được xử lý để đảm bảo không bị tẩy xóa, sửa chữa và đã được KSNB
- Các chứng từ và tài liệu có liên quan phải được đánh số và quản
lý theo số trên các sổ chi tiết.
Đảm bảo sự đánh
giá đúng đắn, hợp
lý của nghiệp vụ
TSCĐ
- KSNB các chính sách đánh giá của đơn vị với TSCĐ
- Kiểm tra, so sánh số liệu trên Hóa đơn với số liệu trên hợp đồng
Trang 20Đảm bảo cho việc
phân loại và hạch
toán đúng đắn các
nghiệp vụ TSCĐ
- Có chính sách phân loại TSCĐ phù hợp với yêu cầu quản lý và
sử dụng tài sản của đơn vị.
- Có đầy đủ sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ TSCĐ.
- Có đầy đủ các quy định về trình tự ghi sổ các nghiệp vụ có liên quan đến TSCĐ từ các sổ kế toán chi tiết đến các sổ kế toán tổng hợp.
- Có chính sách kiểm tra nội bộ đối với các nội dung trên.
Đảm bảo cho việc
Trang 21quả của việc đầu tư cho TSCĐ từ đó đưa ra được định hướng đầu tư vànguồn sử dụng để đầu tư vào TSCĐ một cách hiệu quả nhất.
Đồng thời Kiểm toán khoản mục TSCĐ sẽ góp phần phát hiện ra cácsai sót trong việc xác định chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ, chi phí sửachữa, chi phí khấu hao tài sản.Những sai sót trong việc tính chi phí nàythường dẫn đến những sai sót trọng yếu trên Báo cáo tài chính.Chẳng hạnnhư việc trích khấu hao TSCĐ vào chi phí thường bị trích cao hơn (hoặcthấp hơn) thực tế, từ đó ảnh hưởng đến chỉ tiêu chi phí và lợi nhuận củadoanh nghiệp Việc không phân biệt loại chi phí sửa chữa được ghi tăngnguyên giá TSCĐ với chi phí sửa chữa được tính vào chi phí sản xuất kinhdoanh trong kỳ cũng dẫn đến những sai lệch trong khoản mục TSCĐ, cũngnhư khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh
Các khoản đầu tư cho TSCĐ vô hình như quyền sử dụng đất, giá trịbằng phát minh sáng chế, chi phí nghiên cứu khoa học thường có nhiều saisót cũng như gian lận và rất khó tập hợp chi phí cũng như đánh giá chínhxác giá trị Chính vì thế mà khoản mục TSCĐ thường được quan tâm đếntrong các cuộc Kiểm toán
Kiểm toán TSCĐ là việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát những vấn đềliên quan đến thực trạng tài sản cũng như tình hình tăng giảm trong kỳ củađơn vị.Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, TSCĐ không chỉ phát hiện cácsai sót trong nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ mà còn góp phần nâng caohiệu quả công tác quản lý TSCĐ
1.2.2. Mục tiêu kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ là để phù hợp với mục tiêu tổngquát của kiểm toán BCTC
Trang 22Mục tiêu tổng quát là xác nhận mức độ trung thực(được lập trên cơ sởchuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, phản ảnh trung thực hợp lý trêncác khía cạnh trọng yếu) của BCTC được kiểm toán đồng thời chỉ ra nhữngtồn tại yếu kém trong tổ chức kế toán, kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệpMục tiêu cụ thể của kiểm toán khoản mục TSCĐ là thu thập đầy đủbằng chứng thích hợp, từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của cácthông tin này trên BCTC, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu các
chu kỳ liên quan
Cụ thể:
- Đánh giá mức độ hiệu lực và yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ với chu kỳmua sắm và thanh lý TSCĐ thông qua việc đánh giá khâu thiết kế(xây dựng) vàvận hành(áp dụng) các quy chế kiểm soát nội bộ liên quan đến chu kỳ này trêncác khía cạnh tồn tại, đầy đủ, phù hợp, hiệu lực và liên tục
- Xác nhận mức độ trung thực, hợp lý của các số liệu, thông tin có liên quanđến chu kỳ mua sắm và thanh lý TSCĐ, đảm bảo các cơ sở dẫn liệu vềnghiệp vụ tăng giảm TSCĐ: “sự phát sinh”, ”tính toán, đánh giá”, “phânloại và hạch toán đúng đắn” “đúng kỳ”, và đảm bảo cơ sở dẫn liệu về số
dư đầu kỳ, cuối kỳ:” sự hiện hữu”, “quyền và nghĩa vụ”, “tính toán, đánhgiá”, “phân loại hạch toán đầy đủ, đúng đắn”, “cộng dồn và công bố”, đảmbảo tính toán, phân bổ hợp lý chi phí khấu hao TSCĐ
1.2.3. Căn cứ kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Để có thể tiến hành kiểm toán cũng như đưa ra những ý kiến nhận xét
về các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ trên các báo cáo tài chính, kiểm toánviên cần phải dựa vào những căn cứ sau:
(1) Báo cáo tài chính: chỉ tiêu 211- nguyên giá TSCĐ, chỉ tiêu 212-giá trị haomòn lũy kế…trên bảng cân đối kế toán; các báo cáo kế toán tổng hợp chi
Trang 23tiết của các tài khoản có liên quan như: báo cáo tăng giảm TSCĐ, báo cáosửa chữa, báo cáo chi phí, báo cáo thanh toán, biên bản bàn giao TSCĐ,bảng phân bổ khấu hao…
(2) Các nội quy, quy chế kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán liên quanđến việc mua sắm, quản lý, sử dụng thanh lý, nhượng bán TSCĐ
(3) Các chứng từ kế toán liên quan: Hóa đơn GTGT mua TSCĐ, chứng từ vậnchuyển, lắp đặt, sửa chữa TSCĐ, các chứng từ thanh toán TSCĐ: phiếu chi,phiếu thu, giấy báo Nợ, biên bản thanh lý TSCĐ…
(4) Các tài liệu là căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ tăng, giảm, mua, bán, sửachữa TSCĐ như: hợp đồng mua bán, bản thanh lý hợp đồng, các quyết địnhđầu tư,…
(5) Sổ kế toán: các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quan như:
sổ chi tiết TSCĐ, sổ cái và sổ tổng hợp các tài khoản có liên quan
(6) Các tài liệu khác liên quan đến quy định, quy trinh kiểm soát nội bộ trongđơn vị
1.2.4. Định hướng kiểm toán
Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế về chất lượng kiểmtoán của kiểm toán nhà nước cũng như kiểm toán độc lập là do chưa có quyđịnh, tài liệu hướng dẫn cho hoạt động kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro
và xác định trọng yếu một cách đầy đủ, phù hợp và khả thi Vì vậy cầntrọng tâm thực hiện xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định, quy địnhkiểm toán phù hợp với chuẩn mực và phương pháp kiểm toán dựa trên đánhgiá rủi ro và xác định trọng yếu
Phương pháp tiếp cận dựa trên dịnh hướng rủi ro là phương pháp
tiếp cận trong đó kiểm toán nội bộ xuất phát từ việc xác định, đánh giá rủi
ro của tổ chức để xây dựng kế hoạch kiểm toán và lựa chọn các thủ tụckiểm toán nhằm đưa ra sự đảm bảo cho Ban lãnh đạo
Trang 24Phương pháp tiếp cận theo định hướng rủi ro bắt đầu bằng việc xácđịnh các mục tiêu của tổ chức, xem xét liệu các mục tiêu mà tổ chức đưa ra
có phù hợp hay không Sau đó xác định rủi ro có thể cản trở tổ chức đạtđược mục tiêu của mình Dựa trên việc xác định rủi ro này, kiểm toán nội
bộ thực hiện các thủ tục kiểm toán để đánh giá tính hiệu lực và hiệu quảcủa các quy trình hoạt động trong việc quản lý các rủi ro có thể tác độngvào việc đạt được các mục tiêu của tổ chức
Theo phương pháp kiểm toán này thì KTV cần tập trung vào các vấn
đề rủi ro ở mức cao Ví dụ: Trong kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV cầntập trung vào các cơ sở dẫn liệu ‘phân loại và hạch toán đúng đắn” do có sựthay đổi về giá trị ghi nhận TSCĐ theo Thông tư 45/2013/TT-BTC và tậptrung hạch toán chi phí khấu hao (chú ý đối với các trường hợp khấu haođặc biệt) Đây là phương pháp giúp KTV xác định trọng tâm kiểm toán,phát hiện gian lận và sai sót nhanh chóng, tiết kiệm chi phí thời gian, đồngthời chất lượng của cuộc kiểm toán đạt hiệu quả cao hơn
1.2.5. Các sai phạm thường gặp đối với quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định
Nguyên giá TSCĐ cao hơn thực tế: Ghi sổ nguyên giá TSCĐ nhưng
chưa nhận được cái tài sản thực tế; Nguyên giá TSCĐ được tính toán caohơn so với thực tế; Nguyên giá TSCĐ được ghi sổ kỳ này nhưng tài sản kỳsau mới nhận được
Tiền thu do thanh lý tài sản thấp hơn số thực tế: Tài sản thanh lý
nhưng không ghi sổ doanh thu; tiền thu từ thanh lý ghi sổ thấp hơn thực tế;tài sản thanh lý kỳ này nhưng doanh thu ghi nhận kỳ sau
Chi phí thanh lý ghi sổ thấp hơn thực tế: Chi phí phát sinh nhưng
không ghi sổ; chi phí ghi sổ nhưng thấp hơn thực tế
Trang 25Chi phí khấu hao cao hơn thực tế: Chi phí khấu hao tính toán không
hợp lý; ghi sổ nguyên giá tài sản nhưng chưa nhận được tài sản thực tế;nguyên giá tài sản được ghi sổ kỳ này nhưng tài sản kỳ sau mới nhận được
Khấu hao luỹ kế thấp hơn thực tế: Số khấu hao không được ghi vào
chi phí; giá trị khấu hao luỹ kế thấp hơn thực tế; khấu hao kỳ này nhưngđược ghi vào chi phí kỳ sau
Số dư nguyên giá tài sản và khấu hao: Số dư tài sản và khấu hao
không được định giá chính xác; các số dư không được trình bày hợp lý
Các gian lận sai sót trên là do một số cá nhân trong công ty có hành vitham ô, biển thủ công quỹ nên đã làm tài liệu giả, thay đổi ghi chép chứng từ,sửa chữa chứng tư, bịt đầu mối, lập hoá đơn giả, cố tình giấu diếm hồ sơ tàiliệu, bỏ sót các nghiệp vụ…Tuy nhiên, các sai sót nói trên cũng có thể dotrình độ chuyên môn của nhân viên trong công ty như: Kế toán quên khôngghi một số nghiệp vụ, do áp dụng phương pháp khấu hao không nhất quán,trích khấu hao nhầm đối tượng, do kế toán định khoản sai, …
Vì vậy, trong quá trình kiểm toán KTV cần nhận biết được cái sai phạmthường xảy ra đối với TSCĐ để từ đó có thể đánh giá được rủi ro tiềm tàng
và có những thủ tục kiểm toán phù hợp nâng cao hiệu quả cuộc kiểm toán
TSCĐ có liên quan trực tiếp và chủ yếu đến hai khoản mục trên BCTCcủa doanh nghiệp là khoản mục tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán,khoản mục chi phí khấu hao trong chi phí quản lý doanh nghiệp trên Báocáo kết quả hoạt động kinh doanh Nằm trong hệ thống các thông tin phảnánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, TSCĐ và chi phí khấu hao lànhững chỉ tiêu quan trọng, phản ánh tình hình tài sản của doanh nghiệp.Với ý nghĩa đó kiểm toán TSCĐ nhận được nhiều sự quan tâm của nhữngngười thực hiện kiểm toán khi đặt trong mối liên hệ với chu kỳ khác
Trang 26Quy trình kiểm toán TSCĐ được tiến hành theo ba giai đoạn:
- Lập kế hoạch kiểm toán;
- Thực hiện kiểm toán;
- Tổng hợp kết quả kiểm toán
1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên, cần thiết cho một cuộckiểm toán và có ảnh hưởng quan trọng đến các bước công việc tiếp theo.Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chu đáo, hợp lý sẽ giúp cho việc thựchiện các giai đoạn sau đạt hiệu quả tốt Kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ chophép KTV triển khai công việc đúng hướng, đúng trọng tâm, tránh đượcnhững sai sót và hoàn tất công việc trong thời gian đã định
Thông thường kế hoạch kiểm toán bao gồm hai bộ phận là kế hoạchkiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán Đối với những cuộc kiểmtoán quy mô lớn, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc hợp đồng kiểm toánnhiều năm thì cần thiết phải lập kế hoạch chiến lược: kế hoạch chiến lượcđưa ra mục tiêu, định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm, phương pháp tiếpcận và tiến trình của cuộc kiểm toán Kế hoạch chiến lược có thể được lậpthành một bản riêng hoặc cấu tạo thành một phần của kế hoạch tổng thể.Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán bao gồm các bước công việc: tiếpnhận khách hàng, thu thập thông tin về khách hàng; thực hiện các thủ tụcphân tích sơ bộ; tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát; xácđịnh mục tiêu kiểm toán đối với kiểm toán khoản mục TSCĐ; đánh giátrọng yếu rủi ro; xây dựng chương trình kiểm toán
1.3.1.1 Tiếp nhận khách hàng
Trước khi lập kế hoạch kiểm toán cần quyết định chấp nhận khách hàngmới, tiếp tục với khách hàng cũ, nhận diện các lý do kiểm toán của khách
Trang 27hàng, đạt được hợp đồng kiểm toán và bố trí nhân sự cũng như phương tiệncho cuộc kiểm toán.
Công việc lập kế hoạch kiểm toán được bắt đầu khi nhận được yêu cầukiểm toán hoặc thư mời kiểm toán và sự chấp nhận thực hiện kiểm toáncủa Công ty kiểm toán bằng một thư hẹn kiểm toán hoặc hai bên đã ký kếthợp đồng kiểm toán
1.3.1.2 Thu thập thông tin về khách hàng
Kiểm toán viên thực hiện thu thập thông tin về khách hàng nhằm cóđược những hiểu biết đầy đủ về hoạt động của đơn vị, hệ thống kế toán và
hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như các vấn đề tiềm ẩn, từ đó xác địnhđược trọng tâm của cuộc Kiểm toán và từng phần hành Kiểm toán
Thứ nhất: Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Đối
với quá trình Kiểm toán Tài sản cố định thì cần phải thu thập được chứng
từ pháp lý và sổ sách như: Biên bản góp vốn, bàn giao vốn, các chứng từliên quan đến việc góp vốn bằng Tài sản cố định
Thứ hai: Để thực hiện Kiểm toán Báo cáo tài chính, Kiểm toán viên
phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá
và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của cácđơn vị được Kiểm toán mà theo Kiểm toán viên thì có ảnh hưởng trọng yếuđến Báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của Kiểm toán viên hoặc đến Báocáo Kiểm toán”
Những hiểu biết về ngánh nghề kinh doanh bao gồm những hiểu biếtchung về nền kinh tế, lĩnh vực hoạt động của đơn vị và những hiểu biết vềkhía cạnh đặc thù của một tổ chức cơ cấu như cơ cấu tổ chức, dây chuyềnsản xuất, cơ cấu vốn Với phần hành Kiểm toán Tài sản cố định Công tyKiểm toán cần quan tâm đến các thông tin:
- Hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của khách hàng: việctìm hiểu những thông tin này sẽ giúp Kiểm toán viên xác định được liệu
Trang 28khách hàng có nhiều Tài sản cố định hay không và Tài sản cố định có ảnhhưởng trọng yếu tới Báo cáo tài chính của khách hàng hay không.
- Môi trường kinh doanh và các yếu tố ngoài sản xuất kinh doanh có tácđộng đến khách hàng như kinh tế - xã hội, pháp luật
- Những mục tiêu của khách hàng và chiến lược mà ban lãnh đạo doanhnghiệp đặt ra để đạt tới mục tiêu này Các mục tiêu chiến lược đó sẽ chobiết trong tương lai doanh nghiệp có đầu tư mua sắm hay thanh lý, nhượngbán Tài sản cố định hay không
1.3.1.3 Thực hiện các phân tích sơ bộ
Thủ tục phân tích được Kiểm toán viên áp dụng cho tất cả các cuộcKiểm toán và nó được thực hiện trong tất cả các giai đoạn Kiểm toán
Thủ tục phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất
quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra những mốiquan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênhlệch lớn so với giá trị đã dự kiến”
Ở trong giai đoạn này, sau khi đã thu thập được thông tin cơ sở và cácthông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, KTV tiến hành thực hiện cácthủ tục phân tích Các thủ tục phân tích được Kiểm toán viên sử dụng gồmhai loại cơ bản sau:
- Phân tích ngang: Đối với khoản mục TSCĐ, KTV có thể so sánh sốliệu năm trước với năm nay, qua đó thấy được những biến động bất thường
và phải xác định nguyên nhân Đồng thời KTV có thể so sánh dữ kiện củakhách hàng với số liệu của ngành
- Phân tích dọc: là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tươngquan của các chỉ tiêu và khoản mục trên BCTC Đối với TSCĐ, KTV cóthể tính toán một số tỷ suất như tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất đầu tư
Trang 291.3.1.4 Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, bước đầu đánh giá rủi ro kiểm soát
Việc nghiên cứu HTKSNB của khách hàng và đánh giá được rủi rokiểm soát giúp cho Kiểm toán viên thiết kế được những thủ tục Kiểm toánthích hợp cho khoản mục TSCĐ, đánh giá được khối lượng và độ phức tạpcủa cuộc Kiểm toán, từ đó ước tính được khối lượng và độ phức tạp củacuộc Kiểm toán, từ đó ước tính được thời gian và xác định được trọng tâmcuộc Kiểm toán Kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về HTKT vàHTKSNB của khách hàng để lập kế hoạch và xây dựng cách tiếp cận cóhiệu quả KTV phải sử dụng đến xét đoán chuyên môn để đánh giá về rủi
ro Kiểm toán và xác định các thủ tục Kiểm toán nhằm giảm các rủi ro này
xuống một mức chấp nhận được Vì vậy, để đạt được mục đích trên KTV
cần thực hiện các bước công việc:
- Thu thập thông tin về môi trường kiểm soát, về hệ thống kế toán củakhách hàng đối với việc hạch toán các nghiệp vụ TSCĐ
- Tìm hiểu thủ tục kiểm soát đối với khoản mục TSCĐ xem có dựa trêncác nguyên tắc về phân công phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm,nguyên tắc phê chuẩn và ủy quyền hay không
- Tìm hiểu mức độ độc lập và tính thường xuyên hoạt động của hệthống KSNB khách hàng
- Đưa ra những đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản mụcTSCĐ dựa trên việc nhận diện các mục tiêu kiểm soát, quy trình kiểm soátđặc thù, đánh giá điểm yếu trong hệ thống KSNB
1.3.1.5 Đánh giá mức trọng yếu, rủi ro
Đánh giá mức trọng yếu
Trọng yếu là khái niệm chỉ tầm cỡ (quy mô) và bản chất của các sai
phạm (kể cả bỏ sót) của các thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ, hoặc là từng
Trang 30nhóm mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để xét đoánthì không thể chính xác hoặc là sẽ rút ra những kêt luận sai lầm.
Qua đó trách nhiệm của Kiểm toán viên là xác định xem Báo cáo tàichính có chứa đựng các sai phạm trọng yếu hay không, sau đó đưa ra cáckiến nghị thích hợp
Xác định mức trọng yếu ban đầu Kiểm toán viên làm thủ tục ước tínhban đầu về tính trọng yếu (căn cứ theo tỷ lệ % các chỉ tiêu lợi nhuận, doanhthu, tổng tài sản ) cho toàn bộ Báo cáo tài chính Sau đó phân bổ ướclượng ban đầu vè tính trọng yếu cho các khoản mục trên Báo cáo tài chính.Thường các Công ty Kiểm toán xây dựng sẵn mức độ trọng yếu cho từngkhoản mục trên Báo cáo tài chính Thông qua các biện pháp Kiểm toán(cân đối, đối chiếu, quan sát ) Kiểm toán viên đánh giá mức độ sai sótthực tế của Tài sản cố định và đem so sánh với mức độ sai sót có thể chấpnhận được của tài sản cố đinh đã xác đinh trước đó và đưa ra ý kiến chấpnhận, ngoại trừ, bác bỏ, hay từ chối đưa ra ý kiến
Đánh giá rủi ro kiểm toán
Rủi ro kiểm toán là rủi ro do Công ty kiểm toán và KTV đưa ra ý
kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã kiểm toán còn những sai sóttrọng yếu
Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV căn cứ vào mức độ mà theo đóngười sử dụng bên ngoài tin tưởng vào BCTC và khả năng khách hàng cóthể gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm toán được công bố đểxác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn
Bảng 02: Mô hình đánh giá rủi ro phát hiện
Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát Cao Trung bình Thấp Đánh giá của
KTV về rủi ro
tiềm tàng
Trung bình Thấp Trung bình Cao
Trang 31Đối với TSCĐ, rủi ro kiểm toán có thể nhận diện và phát hiện thôngqua việc xem xét:
1.3.1.6 Thiết kế chương trình kiểm toán.
Sau khi thực hiện các công việc trên Kiểm toán viên phải xây dựng mộtchương trình Kiểm toán cụ thể cho cuộc Kiểm toán
Chương trình Kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việcKiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao độnggiữa các Kiểm toán viên cũng như dự kiến về các tư liệu, thông tin liênquan cần sử dụng và thu thập Trọng tâm của chương trình Kiểm toán làcác thủ tục Kiểm toán cần thiết thực hiện đối với từng khoản mục hay bộphận được Kiểm toán
Trang 33Bảng 03: Chương trình kiểm toán
QUẢN LÝ CUỘC KIỂM TOÁN
[D100-Phân tích tổng thể báo cáo tài chính lần
cuối [B420]
Tìm hiểu khách hàng
và môi trường
hoạt động
[A300]
Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan
Báo cáo tài chính và báo
cáo kiểm toán [B300]
Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro gian lận
[A600]
Kiểm tra cơ bản báo cáo kết quả hoạt động kinh
toán [A900]
Đánh giá lại mức trọng yếu và phạm vi kiểm
Trang 341.3.2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán
1.3.2.1 Khảo sát kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ
Mục tiêu của việc thực hiện các khảo sát kiểm soát nội bộ
Mục tiêu cụ thể và chủ yếu của khảo sát này là hiểu rõ cơ cấu KSNBđối với TSCĐ; đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát Trên cơ sở kết quả khảosát về KSNB, KTV sẽ xác định được phạm vi kiểm toán và thiết kế cáckhảo sát cơ bản thích hợp (khảo sát nghiệp vụ và khảo sát số dư)
Các khảo sát về kiểm soát nội bộ chủ yếu được thực hiện
- Khảo sát về sự thiết kế hệ thống KSNB:
Để có được hiểu biết về các chính sách, các quy định của đơn vị vềKSNB đối với TSCĐ KTV cần yêu cầu các nhà quản lý đơn vị cung cấpcác văn bản quy định về KSNB có liên quan như: Quy định về chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận hay cá nhân trong việc xét duyệt mua,sửa chữa, thanh lý TSCĐ… Quy định về trình tự, thủ tục trong việc đàmphán ký kết hợp đồng thương mại, trong việc xuất giao hàng… Khi nghiêncứu các văn bản quy định về KSNB cần chú ý đến sự đầy đủ, tính chặt chẽ
và phù hợp của các quy định và quy chế KSNB đối với TSCĐ
- Khảo sát về sự vận hành các quy chế KSNB:
Công việc của KTV là khảo sát để đánh giá sự vận hành của các quychế KSNB Mục tiêu chủ yếu của sự khảo sát ở đây là sự hiện hữu (hoạtđộng) và tính thường xuyên, liên tục trong vận hành của các quy chế kiểmsoát và các bước kiếm soát KTV có thể phỏng vấn các nhân viên có liênquan trong đơn vị về sự hiện hữu của các bước kiểm soát, kể cả tính thườngxuyên hiện hữu vận hành của nó KTV cũng có thể trực tiếp quan sát côngviệc của nhân viên thực hiện kiểm soát hồ sơ, tài liệu Một thủ tục phổ biến
và quan trọng là kiểm tra các dấu hiệu của hoạt động KSNB còn lưu lại
Trang 35trên các hồ sơ, tài liệu; dấu hiệu của hoàn thiện chứng từ kế toán, chữ kýcủa người kiểm tra việc ghi sổ kế toán…
- Khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động
Thủ tục khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ
Thủ tục này bao gồm: Kỹ thuật điều tra theo hệ thống và khảo sát chitiết đối với kiểm soát nội bộ
- Kỹ thuật điều tra theo hệ thống : Kỹ thuật điều tra theo hệ thống làviệc kiểm tra chi tiết một loạt các nghiệp vụ về TSCĐ được theo dõi, ghichép từ đầu đến cuối của một hệ thống, từ việc xác định nhu cầu đầu tư chođến khi đưa TSCĐ vào sử dụng Qua đó, KTV có thể xem xét, đánh giá cácbước kiểm soát áp dụng trong hệ thống đó của đơn vị được kiểm toán
- Khảo sát chi tiết đối với kiểm soát nội bộ : Kiểm tra các tài liệu, cácquy định của đơn vị về việc xây dựng, duy trì hoạt động của hệ thống; quansát quá trình vận hành của hệ thống, phỏng vấn những người có tráchnhiệm; kiểm tra các tài liệu và dấu hiệu chứng minh cho các thủ tục KSNB
đã được thực hiện
Các mục tiêu và các thủ tục khảo sát kiểm soát nội bộ đối với khoảnmục TSCĐ được khái quát dưới bảng sau:
Trang 36Bảng 04: Bảng tổng hợp các thử nghiệm kiểm soát đối với TSCĐ
Các nghiệp vụ
TSCĐ đã ghi sổ là có
căn cứ hợp lý (sự
phát sinh)
Kiểm tra, phỏng vấn những người liên quan
về việc thực hiện các quy định:
- Các nghiệp vụ về TSCĐ phải được người cóthẩm quyền phê duyệt và phù hợp với hoạt độngcủa đơn vị
- Có đầy đủ các chứng từ và tài liệu liên quanđến nghiệp vụ như: các đề nghị về nghiệp vụ,hợp đồng mua, bán thanh lý; biên bản giao nhận;hóa đơn mua; các chứng từ liên quan đến vậnchuyển, lắp đặt, chạy thử;
- Các chứng từ phải hợp pháp, hợp lệ
- Các chứng từ và tài liệu liên quan phải đượcđánh số và quản lý theo số trên các sổ chi tiếtKiểm tra các dấu hiệu còn lưu lại trên các hồ
sơ, hợp đồng mua bán, thanh lý: chữ ký, phêduyệt, đóng dấu…
Các nghiệp vụ
TSCĐ được tính toán,
đánh giá đúng đắn,
hợp lý
- Kiểm tra, so sánh số liệu trên hóa đơn với
số liệu trên hợp đồng và các chứng từ liên quan
- Kiểm tra việc sử dụng tỷ giá để quy đổi vớicác nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ
Trang 37đắn - Kiểm tra hồ sơ hạch toán có đảm bảo đúng
tài khoản, quan hệ đối ứng và số tiền (trên sổtổng hợp và sổ chi tiết)
từ các sổ chi tiết với sổ tổng hợp
1.3.2.2 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
a) Thủ tục phân tích
Quá trình kiểm toán TSCĐ được bắt đầu bằng các thủ tục phân tíchnhằm đánh giá sơ bộ đối với các chỉ tiêu có liên quan đến nội dung kiểmtoán, phát hiện những dấu hiệu bất thường từ đó có thể xét đoán sơ bộ khảnăng có thể có của các sai phạm đối với nghiệp vụ có liên quan Có hai kỹthuật phân tích là kỹ thuật phân tích ngang và kỹ thuật phân tích dọc
Kỹ thuật phân tích ngang: So sánh nguyên giá của các loại TSCĐ hiện
có của đơn vị với các kỳ trước; so sánh giá trị hao mòn luỹ kế của các loạiTSCĐ với các kỳ trước; so sánh giá trị còn lại của TSCĐ với kỳ trước…
Kỹ thuật phân tích dọc: So sánh tỷ lệ khấu hao bình quân của kỳ này
với kỳ trước; so sánh hệ số hao mòn bình quân của toàn bộ TSCĐ và từngloại TSCĐ với các kỳ trước; so sánh tỷ suất giữa tổng chi phí sửa chữa lớnTSCĐ với nguyên giá TSCĐ…
Khi tiến hành so sánh cần phải xem xét ảnh hưởng của các chính sáchkhấu hao, việc tăng, giảm TSCĐ trong kỳ… đến các số liệu so sánh kết luận
Trang 38phù hợp KTV cũng cần xem xét, phân tích thông tin phi tài chính có liênquan, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự biến động của các thông tin tàichính nói trên và loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố đương nhiên.
b) Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng giảm Tài sản cố định
Kiểm tra sự phê chuẩn đúng đắn: So sánh tổng nguyên giá TSCĐ
tăng năm nay so với các năm trước; Đánh giá tính hợp lý của các nghiệp vụtăng, giảm TSCĐ với tình hình hoạt động thực tế của đơn vị (khả năng,công suất, máy móc thiết bị hiện có, nhu cầu máy móc thiết bị, mức độ cũmới của máy móc thiết bị ); Đánh giá tính hợp lý của việc phê chuẩn giámua, bán của các TSCĐ trong kỳ
Kiểm tra tính có căn cứ hợp lý (Sự phát sinh): Kiểm tra tính đầy đủ,
hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ tăng, giảmTSCĐ như hóa đơn mua hàng, biên bản giao nhậnTSCĐ ; Có thể kết hợpkiểm tra các chứng từ, tài liệu với kiểm tra vật chất thực tế TSCĐ; Kiểmtra quá trình mua sắm, các chứng từ có liên quan đến việc mua sắm TSCĐ,các chi phí lắp đặt, chạy thử
Kiểm tra sự đánh giá đúng đắn, hợp lý: Kiểm tra tính đúng đắn, phù
hợp và nhất quán của các chính sách xác định nguyên giá TSCĐ mà doanhnghiệp áp dụng; Đối chiếu số liệu trên các chứng từ pháp lý liên quan đếntăng, giảm TSCĐ như hóa đơn, hợp đồng thuê tài sản, các chứng từ vậnchuyển, lắp đặt, biên bản giao nhận…; Tính toán lại các nguyên giá TSCĐtrên cơ sở các chứng từ đã kiểm tra
Kiểm tra sự phân loại và hạch toán đúng đắn: Kiểm tra chính sách
phân loại và sơ đồ hạch toán TSCĐ của doanh nghiệp, đảm bảo sự hợp lý
và phù hợp với các quy định hiện hành; Chọn mẫu các nghiệp vụ TSCĐ đểkiểm tra việc phân loại, xem xét bút toán ghi sổ và các sổ kế toán
Trang 39Kiểm tra việc hạch toán đầy đủ, đúng kỳ: Đối chiếu các chứng từ
tăng, giảm TSCĐ như hóa đơn, biên bản giao nhận với các sổ kế toán chitiết TSCĐ nhằm đảm bảo việc hạch toán không bị bỏ sót; Kiểm tra cáckhoản chi phí sửa chữa TSCĐ để phát hiện các trường hợp quên ghi sổTSCĐ hoặc ghi nhận TSCĐ thành các khoản khác như chi phí trả trước, chiphí xây dựng cơ bản Kiểm tra đối chiếu ngày, tháng các chứng từ tăng,giảm TSCĐ với ngày tháng ghi sổ các nghiệp vụ này đặc biệt với cácnghiệp vụ phát sinh vào cuối các niên độ kế toán và đầu niên độ sau
Kiểm tra sự cộng dồn (tính toán hợp lý):Cộng dồn các bảng kê tăng,
giảm TSCĐ trong kỳ; đối chiếu số liệu giữa các sổ chi tiết, sổ tổng hợp, cácbảng kê với nhau và với sổ cái tổng hợp; đối chiếu số liệu trên các sổ kếtoán TSCĐ với kết quả kiểm kê thực tế TSCĐ
c) Kiểm tra chi tiết số dư Tài sản cố định
Việc kiểm toán số dư cuối kỳ của tài khoản TSCĐ được thực hiệntrên cơ sở kết quả kiểm toán số dư đầu kỳ và kết quả kiểm toán các nghiệp
vụ tăng, giảm TSCĐ trong kỳ
Với số dư đầu kỳ: Việc xem xét số dư đầu kỳ về TSCĐ được tiến hành tuỳ
thuộc vào doanh nghiệp được kiểm toán lần đầu hay kiểm toán từ lần thứ hai trở đi
Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi chính công tyđang thực hiện kiểm toán BCTC năm nay và số dư đầu kỳ được xác định làđúng thì không cần thiết phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung Nếuviệc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác, KTVphải xem xét báo cáo kiểm toán năm trước đặc biệt là các vấn đề liên quanđến TSCĐ, nếu có thể tin cậy được thì KTV có thể chấp nhận kết quả kiểmtoán năm trước mà không cần thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán bổsung Trong các trường hợp này KTV chỉ cần xem xét để đảm bảo số dư
Trang 40cuối năm tài chính được kết chuyển chính xác hoặc được phân loại mộtcách phù hợp trên BCTC năm nay.
Nếu BCTC chưa được kiểm toán năm trước (kiểm toán lần đầu),hoặc việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác
và KTV không tin tưởng vào kết quả kiểm toán năm trước hoặc báo cáokiểm toán năm trước không chấp nhận toàn phần đối với số dư TSCĐ thìKTV phải xem xét đến nguyên nhân không chấp nhận toàn phần của KTVnăm trước Trong trường hợp này, KTV phải áp dụng các thủ tục kiểmtoán bổ sung như: Kiểm tra các chứng từ chứng minh cho số dư đầu năm,chọn mẫu các TSCĐ để kiểm tra sự tồn tại thực tế của tài sản, xem xét kếtquả kiểm kê của doanh nghiệp, kiểm tra tình trạng thế chấp TSCĐ (đặcbiệt là tình trạng thế chấp các giấy tờ sở hữu TSCĐ)…
Với số dư cuối kỳ: Nếu công ty đang thực hiện kiểm toán BCTC
không được trực tiếp tham gia kiểm kê TSCĐ cuối năm, KTV sẽ dựa trên
cơ sở kết quả kiểm toán số dư đầu kỳ và kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng,giảm TSCĐ trong năm để xác định số dư cuối kỳ Đồng thời KTV cũng cầnkiểm tra, đánh giá, so sánh với kết quả kiểm kê TSCĐ của khách hàng.Trong quá trình kiểm toán có thể tiến hành chọn một số TSCĐ ở sổ chi tiết
để đối chiếu với TSCĐ thực tế
Nếu công ty đang kiểm toán BCTC được chứng kiến kiểm kêTSCĐ vào thời điểm cuối năm, KTV chứng kiến kiểm kê sẽ thu thập tàiliệu liên quan đến kiểm kê, quan sát quá trình kiểm kê, phỏng vấn kháchhàng để đảm bảo kết quả kiểm kê là chính xác Sau đó KTV sẽ đối chiếu sổchi tiết với biên bản kiểm kê TSCĐ
d) Kiểm toán chi phí khấu hao và giá trị hao mòn lũy kế của Tài sản cố định