Trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tàisản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn chuyển hoá lẫnnhau, vận động không ngừng làm c
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các sốliệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hìnhthực tế của đơn vị thực tập
Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2014 Sinh viên
Nguyễn Thị Thanh Xuân
MỤC LỤC
Trang 2LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 4
1.1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 4
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp 4
1.1.2 Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp 6
1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 9
1.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 10
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 10
1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 11
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp .24
1.2.4 Một số nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 31
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TUẤN QUỲNH TRONG THỜI GIAN QUA 33
2.1 Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tuấn Quỳnh 33
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của Công ty Cổ phần Tuấn Quỳnh 33
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tuấn Quỳnh 35
2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty Cổ phần Tuấn Quỳnh 46
2.2 Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Tuấn Quỳnh trong thời gian qua 54
2.2.1 Xác định nhu cầu và tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động 54
Trang 32.2.2 Thực trạng quản trị vốn lưu động của Xông ty 60
2.2.3 Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của Công ty 81
CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TUẤN QUỲNH 84
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Tuấn Quỳnh trong thời gian tới 84
3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội 84
3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty 86
3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động ở Công ty Cổ phần Tuấn Quỳnh 87
3.2.1 Các giải pháp chung: 88
3.2.2 Các giải pháp riêng cho từng vấn đề còn tồn tại trong doanh nghiệp 91
3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp 94
3.3.1 Về phía nhà nước 94
3.3.2 Về phía công ty 95
KẾT LUẬN 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 4VLĐ : Vốn lưu động
TSLĐ : Tài sản lưu động
SXKD : Sản xuất kinh doanh
NVLĐTX : Nguốn vốn lưu động thường xuyên
NVLĐTT : Nguốn vốn lưu động tạm thời
BCĐKT : Bảng cân đối kế toán
BCTC : Báo cáo tài chính
BCKQKD : Báo cáo kế quả kinh doanh
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
DANH MỤC CÁC BẢN
Trang 5Bảng 2.1 Kết quản hoạt dộng kinh doanh của công ty trong hai năm (2012 –
2013) 48
Bảng 2.2:Cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh 51
Bảng 2.3: Tổng nguồn vốn 53
Bảng 2.4: Nhu cầu VLĐ của công ty năm 2013 54
Bảng 2.5: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn lưu động thường xuyên .55 Bảng 2.6: Mô hình tài trợ vốn kinh doanh của doanh nghiệp 56
Bảng 2.7: Nguồn vốn lưu động tạm thời 58
Bảng 2.8 Cơ cáu vốn lưu động của công ty cổ phần Tuấn Quỳnh năm 201361 Bảng 2.9: Kết cấu vốn bằng tiền của Công ty Cổ phần tuấn Quỳnh năm 2013 64
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu về hệ số khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Xây dựng Tuấn Quỳnh 67
Bảng 2.11 Tình hình tổ chức và quản lý hang tồn kho của công ty Cổ phần Tuấn Quỳnh năm 2013 73
Bảng 2.12 Tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty Tuấn Quỳnh năm 2013 77
Bảng 2.13 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phẩn Tuấn Quỳnh (2012 – 2013) 80
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Mô hình EOQ 22
Hình 2: Mô hình EOQ với thời gian đặt hàng giống nhau 23
Hình 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 36
Hình 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 40
Hình 5: Sơ đồ quy trình thực hiện công trình xây dựng 42
Hình 6 Kết cấu vốn lưu động của Công ty những năm gần đây 63
Hình 7: kết cấu vốn bằng tiền của Công ty Cổ phần Tuấn Quỳnh 65
Hình 8 Khả năng thanh toán của Công ty 68
Trang 7MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Thế giới nói chung và nền kinhtế Việt Nam nói riêng đều có nhiều biến động: tăng trưởng kinh tế chậm, thấtnghiệp tăng cao, số lượng các doanh nghiệp phá sản không ngừng gia tăng
Do đó, một doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường phải đạtđược hiệu quả kinh tế cao Mà trước hết muốn tiến hành SXKD thì cần phải
có vốn Vốn là một trong những yếu tố giữ vai trò quan trọng quyết địnhtrong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp Quá trình tạo lập và
sử dụng vốn như thế nào luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu để hoạt động củadoanh nghiệp được tiến hành liên tục và tối đa hoá lợi nhuận
Trong bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào thì vốn kinh doanh cũng đượcchia thành hai loại: vốn cố định và vốn lưu động Tuy nhiên, cơ cấu vốn giữacác loại hình doanh nghiệp có sự khác nhau, phụ thuộc vào tính chất ngànhnghề kinh doanh Riêng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựcxây dựng, vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với vốn cố định Dovậy, công tác quản trị vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêngluôn được đặt lên hàng đầu
Hiện nay, đứng trước những khó khăn thách thức của nền kinh tế toàncầu, càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả dohiệu quả sử dụng vốn rất thấp Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng xấu tới toàn bộ nền kinh tếquốc dân Do đó việc quản trị vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng là mộtvấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp Tuy nhiên,làm thế nào để thúc đẩy cũng như nâng cao hiệu quả trong công tác quản trịvốn lưu động vẫn còn là một câu hỏi khó đối với các doanh nghiệp Việt Namhiện nay
Trang 8Công ty Cổ phần Xây dựng và Dịch vụ Thương mại Tuấn Quỳnh đượcthành lập đã lâu Hơn thế nữa, công ty kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nên cầnmột lượng vốn lưu động rất lớn Do đó, việc nâng cao công tác quản trị vốnlưu động luôn là một vấn đề nóng bỏng được toàn doanh nghiệp quan tâm.Ban Giám đốc của Công ty đã chú trọng đến công tác này, tuy nhiên, Công tyvẫn còn tồn tại một số điểm yếu cần khắc phục trong thời gian tới về hoạtđộng quản trị vốn lưu động.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, qua tìm hiểu thực tế,nghiên cứu trong quá trình thực tập cùng với sự hướng dẫn tận tình của Tiếnsĩ Vũ Văn Ninh; sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng Tài chínhkế toán của Công ty Cổ phần Xây dựng và Dịch vụ Thương mại Tuấn Quỳnh,
em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề
tài “Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Dịch vụ Thương mại Tuấn Quỳnh”
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phầnXây dựng và Dịch vụ Thương mại Tuấn Quỳnh
Mục tiêu nghiên cứu: Củng cố và bổ sung thêm những kiến thức đã học,đồng thời vận dụng các kiến thức đã tiếp thu vào việc nghiên cứu, phân tích,đánh giá và giải quyết những vấn đề thực tiễn trong công tác quản trị vốn lưuđộng nói riêng và quản trị tài chính nói chung ở Công ty Cổ phần Xây dựngvà Dịch vụ Thương mại Tuấn Quỳnh Từ đó đề ra các giải pháp nhằm tăngcường quản trị vốn lưu động tại Công ty
Trang 9- Tập hợp số liệu từ năm 2011 đến năm 2013 tại đơn vị thực tập làCông ty Cổ phần Xây dựng và Dịch vụ Thương mại Tuấn Quỳnh.
4 Phương pháp nghiên cứu:
- Sử dụng phương pháp so sánh để xác định chênh lệch
- Sử dụng phương pháp tỷ trọng để xác định cơ cấu
- Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp và đánh giá dựatrên số liệu cũng như tình hình thực tế tại Công ty
5 Kết cấu của luận văn tốt nghiệp:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Dịch vụ Thương mại Tuấn Quỳnh
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Dịch vụ Thương mại Tuấn Quỳnh
Trong thời gian thực tập tại Công ty, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệttình cũng TS Vũ Văn Ninh cũng như các anh chị trog phòng Tài chính kếtoán của Công ty Cổ phần Xây dựng và dịch vụ Thương mại Tuấn Quỳnh.Tuy nhiên, do còn hạn chế về kiến thức và thời gian nghiên cứu nên luận vănkhông tránh khỏi những thiếu sót Bởi vậy, em rất mong nhận được sự chỉbảo, đóng góp của các thầy cô khoa Tài chính doanh nghiệp và các anh chịtrong phòng Tài Chính kế toán của Công ty Cổ phần Tuấn Quỳnh để đề tàinghiên cứu cảu em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo - TS Vũ Văn Ninh và các anh chịtrong phòng Tài Chính kế toán cùng các phòng ban khác của Công ty đã giúpđỡ em trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này
Trang 10CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN
TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm:
Trong nền kinh tế quốc dân, mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bàocủa nền kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinhdoanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cung cấp cho xãhội Doanh nghiệp có thể thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quátrình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ trên thị trườngnhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải
có tư liệu sản xuất, đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động Quátrình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sảnphẩm hàng hoá, dịch vụ Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động khitham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh luôn thay đổi hình thái vật chấtban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩmvà được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện Biểu hiện dưới hình tháivật chất của đối tượng lao động gọi là tài sản lưu động, TSLĐ của doanhnghiệp gồm TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông:
TSLĐ sản xuất: Gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ để đảm bảocho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,nhiên liệu, và một bộ phận là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuấtnhư: Sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,…
Trang 11 TSLĐ lưu thông gồm: là những tài sản lưu động nằm trong quá trìnhlưu thông của doanh nghiệp như: Thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốnbằng tiền, vốn trong thanh toán,
Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưuthông Trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tàisản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn chuyển hoá lẫnnhau, vận động không ngừng làm cho quá trình tái sản xuất kinh doanh đượctiến hành liên tục và thuận lợi Để hình thành nên tài sản lưu động sản xuất vàtài sản lưu động lưu thông, doanh nghiệp cần phải có một số vốn thích ứng đểđầu tư vào các tài sản ấy, số tiền ứng trước về những tài sản ấy được gọi làvốn lưu động của doanh nghiệp
Như vậy, vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất là số vốn ứng ra
để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục Vốn lưu
động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ,hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh
Trong doanh nghiệp, vốn lưu động thường xuyên vận động, chuyển hoálần lượt qua nhiều hình thái khác nhau
Đối với doanh nghiệp sản xuất: Vốn lưu động từ hình thái ban đầu là tiềnđược chuyển hoá sang hình thái vật tư dự trữ, sản phẩm dở dang, thành phẩm,hàng hoá, khi kết thúc quá trình tiêu thụ lại trở về hình thái ban đầu là tiền
T – H … H’ – T’
Đối với doanh nghiệp thương mại: Sự vận động của vốn lưu độngnhanh hơn, từ hình thái vốn bằng tiền chuyển sang hình thái hàng hoá và cuốicùng chuyển về hình thái tiền
T – H – T’
Trang 12Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, không ngừngnên sự tuần hoàn của vốn lưu động cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tínhchất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động.
Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình táisản xuất, là một bộ phận trực tiếp hình thành nên thực thể của sản phẩm.Ngoài
ra, vốn lưu động còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động của vật
tư, cũng tức là phản ánh và kiểm tra quá trình mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụcủa doanh nghiệp Nhưng mặt khác, vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậmcòn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở khâusản xuất và lưu thông sản phẩm có hợp lý không
Bởi vậy, thông qua quá trình luân chuyển vốn lưu động còn có thể đánhgiá một cách kịp thời đối với các mặt như mua sắm, dự trữ sản xuất và tiêuthụ của doanh nghiệp
1.1.1.2 Đặc điểm vốn lưu động trong quá trình luân chuyển vốn:
Đặc điểm của tài sản lưu động là tham gia vào từng chu kỳ sản xuất, bịtiêu dùng hoàn toàn trong việc sản xuất ra sản phẩm và không giữ nguyên hìnhthái vật chất ban đầu Trong quá trình luân chuyển vốn, do bị chi phối bởi cácđặc điểm của tài sản lưu động nên vốn lưu động có những đặc điểm sau:
Vốn lưu động trong quá trình luân chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện
Vốn lưu động chuyển hóa toàn bộ giá trị ngay trong một lần và đượchoàn lại sau mỗi chu kì kinh doanh
Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kì kinh doanh
1.1.2 Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp
Để có thể sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, cần phải tiến hành phân
loại vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau Việc phân
loại vốn lưu động giúp cho nhà quản trị tài chính doanh nghiệp dễ dàng hơn
Trang 13trong việc quản lý và phân bổ vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó
có thể sử dụng hợp lý hơn nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp
Thông thường có những cách phân loại sau đây:
Dựa theo hình thái biểu hiện và khả năng hoán tệ của vốn có thể chia vốn lưu động thành: vốn bằng tiền và vốn tồn kho
- Vốn bằng tiền và các khoản thu:
Vốn bằng tiền gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đangchuyển Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễdàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ Do vậy, trong hoạtđộng kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền cầnthiết nhất định để đảm bảo khả năng thanh toán, sự liên tục của quá trình sảnxuất kinh doanh
Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thểhiện ở số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trìnhbán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau Ngoài ra, vớimột số trường hợp mua sắm doanh nghiệp còn có thể phải ứng trước tiển muahàng cho người cung ứng, cũng hình thành nên khác khoản phải thu
* Trong doanh nghiệp thương mại, vốn hàng tồn kho chủ yếu là giá trịcác loại hàng hóa dự trữ
Việc phân loại theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xétđánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp Bên
Trang 14cạnh đó, thông qua cách phân loại này có thể tìm các biện pháp phát huy chứcnăng các thành phần vốn và biết được kết cấu vốn lưu động theo hình tháibiểu hiện để định hướng, điều chỉnh hợp lý, có hiệu quả.
Dựa theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động có thể phân loại thành:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất, bao gồm:
- Vốn nguyên vật liệu chính: là giá trị của các loại vật tư dự trữ cho sản xuất, khi tham gia vào sản xuất nó hợp thành thực thể sản phẩm.
+ Vốn vật liệu phụ: là giá trị những loại vật tư dự trữ cho sản xuất được
dử dụng làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục cụcho công tác quản lý
+ Vốn phụ tùng thay thế: gồm giá trị những phụ tùng dự trữ thay thếmỗi khi chữa tài sản cố đinh
+ Vốn vật liệu đóng gói: gồm giá trị những loại vật liệu bao bì dùng đểđóng gói trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
+ Vốn công cụ lao động nhỏ: là giá trị những tư liệu lao động có giá trịthấp, thời gian sử dụng ngắn, không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định
- Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất, bao gồm:
+ Vốn bán thành phẩm: là giá trị sản phẩm dở dang trong quá trình sảnxuất hoặc đang nằm trên các địa điểm làm việc đợi chế biến tiếp
+ Vốn sản phẩm dở dang: là gá trị những sản phẩm dở dang nhữngkhác với sản phẩm đang chết tạo ở chỗ nó đã hoàn thành một hay nhiều giaiđoạn chế biến nhất định
+ Vốn chi phí trả trước: là những phí tổn chi ra trong kỳ nhưng có tácdụng cho nhiều chu kỳ sản xuất, vì thế chưa tính hết vào giá thành trong kỳmà còn phân bổ cho các kỳ sau
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông, bao gồm các khoản:
Trang 15+ Vốn thành phẩm: là biểu hiện bằng tiền của số sản phẩm nhập kho vàchuẩn bị cho tiêu thụ.
+ Vốn bằng tiền: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoảnđầu tư ngắn hạn, các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn…
+ Vốn trong thanh toán: là các khoản phải thu, tạm ứng phát sinh trongquá trình mua bán vật tư hàng hóa hoặc thanh toán nội bộ
Việc phân loại vốn lưu động theo cách này cho phép biết được kết cấuvốn lưu động theo vai trò Từ đó, giúp cho việc đánh giá tình hình phân bổvốn lưu động trong các khâu của quá trình luân chuyển vốn, thấy được vai tròcủa từng thành phần vốn đối với quá trình kinh doanh Trên cơ sở đó, đề racác biện pháp tổ chức quản lý thích hợp nhằm tạo ra một kêt cấu vốn lưuđộng hợp lý, tăng được tốc độ vốn luân chuyển vốn lưu động
1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp.
Vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn sau:
Nguồn vốn lưu động thường xuyên: Là nguồn vốn có tính chất ổn định
nhằm hình thành nên tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho doanhnghiệp Nguồn này bao gồm: vốn chủ hữu và nợ dài hạn
Cách xác định:
Nguồn vốn lưu động
thường xuyên =
Tổng nguồn vốn thường xuyên của
Tài sản ngắn hạn
Hoặc có thể xác định bằng công thức sau:
Nguồn vốn lưu động
thường xuyên = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn lưu động tạm thời : là nguồn vốn ngắn hạn dưới một năm,chủ yếu để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời về vốn lưu động phátsinh trong quá trình sản xuất kinh doanh Nguồn vốn này bao gồm các khoảnvay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác.
Trang 16Cách xác định:
Ngoài ra, việc xác định này còn giúp các nhà quản lý tài chính đề ranhững kế hoạch về tổ chức sử dụng vốn trong tương lai trên cơ sở xác địnhđược quy mô, lượng vốn lưu động cần thiết để lựa chọn nguồn vốn lưu độngmang lại hiệu quả lớn nhất cho doanh nghiệp
1.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
“Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp trong chuyên đề này được định nghĩa là quản trị về tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn khi nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất được diễn ra thường xuyên và liên tục”
Trong nền kinh tế thị trường, công tác quản trị vốn lưu động tại doanhnghiệp có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Chính vì vậy, tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh,ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đưa ra các công tác quản trị vốn lưuđộng khác nhau Tuy nhiên, dù có áp dụng biện pháp nào thì mục tiêu chínhcủa doanh nghiệp vẫn là: tối đa hóa sinh lời, tối thiểu hóa rủi ro nhằm tối đahóa giá trị của doanh nghiệp thông qua:
Trang 17 Quản trị vốn bằng tiền: đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằngtiền mặt của doanh nghiệp, trách rủi ro trong thanh toán, đảm bảo an toàntuyệt đối đem lại khả năng sinh lời cao cho doanh nghiệp.
Quản trị hàng tồn kho: Vốn tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốnlưu động của doanh nghiệp Tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí, do đó cầnquản lý sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứ đọng hàng hóahoặc căng thẳng do thiếu vật tư Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tính toán, dựtrù lượng hàng tồn kho hợp lý, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn rathường xuyên, liên tục
Quản trị khoản phải thu: Quản trị các khoản phải thu liên quan đến sựđánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong bán chịu hàng hoá, dịch vụ nên nhàquản trị cần nghiêu cứu, xem xét đưa ra những quyết định hợp lý dựa trên tìnhhình thực tế của thị trường cũng như doanh nghiệp
1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.2.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
a Xác định nhu cầu vốn lưu động
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thườngxuyên, liên tục Trong quá trình đó luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có mộtlượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng các nhu cầu mua sắm vật tư dự trữ,bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với kháchhàng, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiếnhành bình thường, liên tục Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên,cần thiết của doanh nghiệp
Như vậy, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường,liên tục[2,467] Dưới
mức này sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ khó khăn, thậm chí đình
Trang 18trệ, gián đoạn Nhưng nếu trên mức cần thiết thì lại gây nên tình trạng vốn bịứ đọng, sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả.
Chính vì vậy, trong quản trị vốn lưu động, các doanh nghiệp cần chútrọng xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết, phùhợp với quy mô và điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp Với quanniệm nhu cầu vốn lưu động là số vồn tối thiểu, thường xuyên cần thiết nênnhu cầu vốn lưu động được xác định theo công thức:
Nhu cầu VLĐ = Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu - Nợ phải trả nhà
cung cấp
b Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động
Chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng vốn lưu động luôn bị tác động bởinhiều nhân tố khác khau Do vậy, công việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởngđến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng
Thứ nhất, doanh nghiệp cần lưu ý về đặc điểm, tính chất của ngành nghềkinh doanh như: quy mô, chu kỳ, các tiến bộ khoa học kỹ thuật Các yếu tố àyảnh hưởng trực tiếp đến số vốn lưu động mà doanh nghiệp phải ứng ra
Thứ hai, chính sách tiêu thụ, tín dụng của doanh nghiệp cũng có ảnhhưởng không nhỏ đến kỳ hạn thanh toán, quy mô các khoản phải thu và ảnhhưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
Thứ ba, những yếu tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: nhưkhoảng cách giữa các doanh nghiệp với các nhà cung cấp vật tư hàng hóa, sựbiến động về giá cả của các loại vật tư mà doanh nghiệp sử dụng trong quátrình sản xuất kinh doanh, khoảng cách giữa doanh nghiệp với thị trườngbán hàng, điều kiện và phương tiện vận tải…
Ngoài các nhân tố kể trên, nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp cònchịu ảnh hưởng của các nhiều nhân tố khác như: Trình độ quản lý của nhàquản trị, năng lực của cán bộ công nhân viên… Đối với nhà quản lý doanhnghiệp, việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố trên là thực sự cần thiết
Trang 19c Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiếtcủa doanh nghiệp
Phương pháp trực tiếp
Nội dung chủ yếu của phương pháp này là căn cứ vào các yếu tố ảnhhưởng trực tiếp đến việc dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu dùng sản phẩm để xácđịnh nhu cầu của từng khoản vốn lưu động trong từng khâu rồi tổng hợp lạitoàn bộ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
Sau đây là phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động cho từng khâucủa doanh nghiệp:
- Nhu cầu vốn lưu động cho khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm nhu cầu
vốn dự trữ nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùngthay thế Phương pháp chung để xác định nhu cầu vốn lưu động đối với từngloại vật tư dự trữ là căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn bình quân một ngày vàsố ngày dự trữ đối với từng loại để xác định rồi tổng hợp lại
Công thức tổng quát như sau:
Vhtk: nhu cầu vốn hàng tồn kho
Mij: Chi phí sử dụng bình quân một ngày của hàng tồn khi i
Nij: số ngày dự trữ hàng tồn kho i
n: Số loại hàng tồn kho cần dự trữ
m: Số khâu cần dự trữ hàng tồn kho
Đối với các loại NVL chính có thể xác định theo công thức:
V nvlc = M nvlc x N nvlc
Trong đó:
Vnvlc: Nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính
Trang 20Mnvlc: Chi phí nguyên vật liệu chính sử dụng bình quân 1 ngày
Nnvlc: Số ngày dự trữ nguyên vật liệu chính
- Nhu cầu vốn lưu động dự trữ trong khâu sản xuất: Bao gồm nhu cầu
vốn để hình thành các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phítrả trước Nhu cầu này nhiều hay ít phụ thuộc vào chi phí sản xuất bình quânmột ngày, độ dài chu kỳ sản xuất sản phẩm
Nhu cầu vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm được xác định như sau:
V sx = P n x CK sx x H sp
Trong đó:
Vsx: nhu cầu vốn lưu động sản xuất
Pn: chi phí sản xuất sản phẩm bình quân một ngày
CKsx: độ dài chu kỳ sản xuất
Hsp: hệ số sản phẩm dở dang, bán thành phẩm
Chi phí trả trước là những chi phí đã phát sinh nhưng chưa phân bổ hếtvào giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ mà còn phân bổ cho các kỳ tiếptheo Công thức tính nhu cầu chi phí trả trước như sau:
V tt = P đk + P ps + P pb
Trong đó:
Vtt: Nhu cầu chi phí trả trước
Pđk: Số dư chi phí trả trước đâu kỳ
Pps: Chi phí trả trước phát sinh trong kỳ
Ppb: Chi phí trả trước phân bổ trong kỳ
- Nhu cầu vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm vốn dự trữ
thành phẩm, vốn phải thu, phải trả
+ Nhu cầu vốn thành phẩm: là số vốn tối thiểu dùng để hình thành lượng dự trữ thành phẩm tồn kho, chờ tiêu thụ
V tp = Z sx x N tp
Trang 21Trong đó:
Vtp: nhu cầu vốn thành phẩm
Zsx: giá thành sản xuất sản phẩm bình quân một ngày kỳ kế hoạch
Ntp: số ngày dự trữ thành phẩm
+ Nhu cầu vốn nợ phải thu : nợ phải thu à khoản vốn bị khách hàngchiếm dụng hoặc do doanh nghiệp chủ động bán chịu hàng hóa cho kháchhàng Do vốn đã bị chiếm dụng nên để hoạt động sản xuất bình thường đượcdoanh nghiệp phải bỏ thêm vốn lưu động vào sản xuất Công thức tính vốn nợphải thu như sau:
V pt = D tn x N pt
Trong đó:
Vpt: vốn nợ phải thu
Dtn: doanh thu bán hàng bình quân một ngày
Npt: kỳ thu tiền trung bình (ngày)
+ Nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp: Nợ phải trả là khoản vốn doanh nghiệp mua chịu hàng hóa hay chiếm dụng của khách hàng Công thức xã định vốn nợ phải trả nhà cũng cấp:
V pt = D mc x N mc
Trong đó:
Vpt: nợ phải trả kỳ kế hoạch
Dmc: doanh thu mua chịu bình quân ngày kỳ kế hoạch
Nmc: kỳ trả tiền trung bình cho nhà cung cấp
Trang 22* Phương pháp gián tiếp.
Phương pháp gián tiếp dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụngVLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh vàtốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu VLĐ theodoanh thu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệpnăm kế hoạch
- Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm báo cáo: thực chất phương pháp này là dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ
năm báo cáo và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luânchuyển VLĐ năm kế hoạch
Vkh: vốn lưu động năm kế hoạch
MKH: mặc luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
MBC: mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo
t %: tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
- Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch: theo phương pháp này, nhu cầu vốn lưu động được
xác định căn cứ vào tổng mức luân chuyển VLĐ và tốc độ luân chuyển VLĐdự tính của năm kế hoạch
V kh =
kh
kh
ML
Trong đó:
Mkh: tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch (doanh thu thuần)
Lkh: số vòng quay VLĐ năm kế hoạch
Trang 23- Ưu điểm của mô hình: giúp DN hạn chế rủi ro trong thanh toán, mức
độ an toàn cao hơn và giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn
- Hạn chế của việc áp dụng mô hình: chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc
tổ chức sử dụng vốn, tính chắc chắn được đảm bảo hơn song kém linh hoạt
Mô hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và mộtphần của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên và mộtphần TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời
- Ưu điểm của mô hình: khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao
- Hạn chế của việc áp dụng mô hình: DN phải sử dụng nhiều khoản vaydài hạn và trung hạn nên doanh nghiệp phải trả chi phí nhiều hơn cho việc sửdụng vốn
Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thườngxuyên được bảo đảm bằng nguồn vốn thường xuyên, một phần TSLĐ thườngxuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được bảo đảm bằng nguồn vốn tạm thời
- Ưu điểm của mô hình này: chi phí sử dụng vốn sẽ được hạ thấp hơn vì
sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn Ngoài ra, việc sử dụng vốn
sẽ được linh hoạt hơn
- Hạn chế của việc áp dụng mô hình này: nếu áp dụng mô hình này thìdoanh nghiệp cần có sự năng động trong tổ chức nguồn vốn vì khả năng gặprủi ro sẽ cao hơn khi áp dụng các mô hình tài trợ khác
Trang 24Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) làmột bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Đây là loại tài sản
có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh củadoanh nghiệp Tuy nhiên vốn bằng tiền bản thân nó không tự sinh lời, nó chỉsinh lời khi được đầu tư sử dụng vào một mục đích nhất định Hơn nữa vớiđặc điểm là tài sản có tính thanh khoản cao nên vốn bằng tiền cũng dễ bị thấtthoát, gian lận, lợi dụng
Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phảiđảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thờicũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanhnghiệp Như vậy khi có tiền mặt nhàn dỗi, doanh nghiệp có thể đầu tư vào cácchứng khoán ngắn hạn, cho vay hay gửi vào ngân hàng để thu lợi nhuận.Ngược lại khi cần tiền mặt, doanh nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng, bánchứng khoán hoặc đi vay ngắn hạn ngân hàng để có tiền mặt sử dụng
Trong các doanh nghiệp, nhu cầu lưu giữ vốn bằng tiền thường do 3 lý dochính: Nhằm đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán hằng ngày như trả tiềnmua hàng, trả tiền lương, tiền công, thanh toán cổ tức hay nộp thuế… của doanhnghiệp; giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh doanhnhằm tối đa hóa lợi nhuận; từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các rủi ro bấtngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp
Quản trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu:
Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ.
Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của DN.Cách đơn giản nhất là căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dung tiền mặtbình quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý Ngoài phương pháp
Trang 25này có thể vận dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu trong quản trị vốn tồn khodự trữ để xác định mức tôn quỹ tiền mặt mục tiêu của DN.
Quyết định tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp được dựa trên
cơ sở xem xét đánh đổi giữa chi phí cơ hội của việc giữ quá nhiều tiền mặtvới chi phí giao dịch do giữ quá ít tiền mặt Trong đó chi phí cơ hội là khoảnchi phí doah nghiệp mất đi do giữ tiền mặt, khiến cho tiền mặt không được sửdụng để đầu tư vào các mục đích sinh lời khác Còn chi phí giao dịch là cáckhoản chi phí lien quan đển việc chuyển đổi các tài sản đầu tư có tính thanhkhoarnthaasp hơn thành tiền mặt để sẵn sang chi tiêu Lượng tiền mặt của mộtdoanh nghiệp thường không ổn định do dòng tiền vào và ra phát sinh hàngngày Nếu doanh nghiệp giữ nhiều tiền mặt thì chi phí giao dịch sẽ nhỏ nhưngngược lại chi phí cơ hội của việc giữ tiền mặt sẽ lớn Tổng chi phí lưi giữ tiềnmặt chính là tổng chi phí cơ hội và chi phí giao dịch, tổng chi phí này phải giữ
ở mức nhỏ nhất
Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt: Doanh nghiệp cần quản lý
chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh bị mất mát, lợi dụng Thực hiệnnguyên tắc mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ, không được thu chingoài quỹ Phân định rõ ràng trách nhiệm trong quản lý vốn bằng tiền giữa kếtoán và thủ quỹ Việc xuất, nhập quỹ tiền mặt hàng ngày phải do thủ quỹ thựchiện trên cơ sở chứng từ hợp thức và hợp pháp Phải thực hiện đối chiếu,kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hàng ngày Theo dõi, quản lý chặt chẽcác khoản tiền tạm ứng, tiền đang trong quá trình thanh toán (tiền đangchuyển), phát sinh do thời gian chờ đợi thanh toán ở ngân hàng
Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm: có
biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quảnguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi (đầu tư tài chính ngắn hạn) Thực hiện dự
Trang 26báo và quản lý có hiệu quả các dòng tiền nhập, xuất ngân quỹ trong từng thời
kỳ để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn
1.2.24 Quản trị nợ phải thu
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp cho mua chịuhàng hóa hoặc dịch vụ Tring kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp đều cókhoản nợ phải thu nhưng với quy mô, mức độ khác nhau Nếu các khoản phảithu quá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc khôngkiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Vì thế quản trị khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong quảntrị tài chính doanh nghiệp
Để quản trị các khoản phải thu, doanh nghiệp cần chú trọng thực hiệncác biện pháp sau đây:
Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng
Nội dung chính sách bán chịu trước hết là xác định đúng đắn các tiêuchuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để doanh nghiệpcso thể chấp nhận bán chịu Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn này màdoanh nghiệp áp dụng chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho phùhợp Ngoài tiêu chuẩn bán chịu doanh nghiệp cũng cần xác định đúng đắn cácđiều khoản bán chịu hàng hóa, dịch vụ, bao gồm việc xác định thời hạn bánchịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm hơn thờihạn bán chịu theo hợp đồng Về nguyên tắc doanh nghiệp chỉ có thể nới lỏngthời hạn bán chịu khi lợi nhuận tăng thêm nhờ doanh thu tiêu thụ lớn hơn chiphía tăng thêm do quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp Tương tự trườnghợp áp dụng chính sách bán hàng có chiết khâu thì chi phí tiết kiệm đượctrong quản lý chính sách bán hàng có chiết khấu thì chi phí tiết kiệm đượctrong quản lý khoản phải thu phải lớn hơn lợi nhuận doanh nghiẹp dành trả
Trang 27 Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu
Để tránh các tổn thất do các khoản nợ kông có khả năng thu hồi doanhnghiệp cần chú ý đến phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu Nộidung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầuthanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán
Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ
Tùy theo điều kiện cụ thể có thể áp dụng các biện pháp phù hợp như:
- Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp: Có bộ phận kế toán theo dõikhách hàng nợ; kiểm soát chặt chẽ nợ phải thu đối với từng khách hàng; xácđịnh hệ số nợ pahỉ thu trên doanh thu bán hàng tối đa cho phép phù hợp vớitừng khách hàng
- Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để cóchính sách thu hồi nợ thích hợp: Thực hiện các biện pháp thích hợp để thu hồi
nợ đến hạn, nợ quá hạn như gia hạn nợ, thỏa ước xử lý nợ, bán lại nợ, yêu cầusự can thiệp của Tòa án kinh tế nếu khách hàng chây ỳ hoặc mất khả năngthanh toán nợ
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dựphòng nợ phải thu khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính
1.2.2.5 Quản trị vốn tồn kho dự trữ
Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sảnxuất hoặc bán ra sau này Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ củadoanh nghiệp được chia thành 3 loại: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sảnphẩm dở dang, bán thành phẩm, tồn kho thành phẩm Mỗi loại tồn kho dự trữtrên có vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất, tạo điểu kiện cho quá trìnhsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục và ổn định
Nếu căn cứ vào mức độ đầu tư vốn, tồn kho dự trữ của doanh nghiệpđược chia thành tồn kho có suất đầu tư vốn cao, thấp hoặc trung bình Thông
Trang 28thường, đối với loại tồn kho có suất đầu tư vốn cao doanh nghiệp phải thườngxuyên kiểm soát và duy trì ở mức dự trữ tồn kho thấp để tiết kiệm chi phí vàhạn chế rủi ro Ngược lại loại đầu tư có suất đầu tư vốn thấp thì doanh nghiệp
có thể duy trì ở mức dự trữ tồn kho cao hơn
Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượngtiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rấtquan trọng, không phải vì nó thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sốVLĐ của doanh nghiệp mà quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp tránh đượctình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩynhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Người ta sử dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu để quản trị hàng tồn kho.Nội dung cơ bản của mô hình này là xác định mức đặt hàng kinh tế (EOQ)
Mô hình EOQ được mô tả theo đồ thị sau:
Hình 1: Mô hình EOQ
Theo mô hình này, người ta thường giả định số lượng hàng đặt mỗi lầnlà đều đặn và bằng nhau, được biểu diễn như sau:
Trang 29Hình 2: Mô hình EOQ với thời gian đặt hàng giống nhau
Dựa trên cơ sở xem sét mối quan hệ giữa chi phí lưu trữ, bảo quản hàntồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng người ta có thể xác địnhđược mức đặt hàng kinh tế như sau:
Nếu gọi:
C: tổng chi phí tồn kho
C1: tổng chi phí lưu giữ tồn kho
C2: tổng chi phí đặt hàng
c1: Chi phí lưu giữ, bảo quản đơn vị hàng tồn kho
c2: chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng
Qn: số lượng vật tư hàng hóa cần cung ứng trong năm
Q: mức đặt hàng mỗi lần
QE: mức đặt hàng kinh tế
Ta có:
C = C1 + C2
C = (Q2 x c1 ) + ( Qn Q x c2 )Tìm đạo hàm của hàm số trên theo biến Q, cho đạo hàm bằng 0, giảiphương trình ta có:
Trang 30Q=√2× c2× Q n
c1
Q chính là mức đặt hàng kinh tế (QE), vì nó phản ánh số lượng hàngnhập kho tối ưu mỗi lần Trên cơ sở mức đặt hàng kinh tế, người ta có thể xácđịnh được số lần cần cung ứng trong năm:
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình phân bổ vốn lưu động.
Tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng VLĐ
Tỷ trọng Hàng tồn kho trong
Hàng tồn kho Tổng VLĐ
Tỷ trọng nợ phải thu trong tổng VLĐ
Trang 31Tỷ trọng Nợ phải thu trong
Nợ phải thu Tổng VLĐ
Tỷ trọng vốn bằng tiền trong tổng VLĐ
Tỷ trọng Vốn bằng tiền trong
Vốn bằng tiền Tổng VLĐ
1.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn bằng tiền.
Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh : Là một hệ số nhằm đánh giá
khả năng tạo tiền và mức độ đóng góp của từng hoạt động trong việc tạo tiềntrong kỳ
Công thức xác định:
Hệ số tạo tiền = Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh
Doanh thu bán hàng
Chỉ tiêu này thường được xem xét trong thời gian hàng quý hoặc hàngnăm nhằm giúp nhà quản trị đánh giá được khả năng tạo tiền từ hoạt độngkinh doanh so với doanh thu đạt được
Số vòng quay của vốn bằng tiền :
Số vòng quay của
= Tổng tiền thu về trong kỳ vốn bằng tiền Số dư tiền bình quân
Kỳ hạn dự trữ tiền bình quân:
Kỳ hạn dự trữ tiền
= Số ngày trong kỳ bình quân Số vòng quay vốn bằng tiền
Chỉ tiêu thời gian chuyển hóa thành tiền:
+ Kỳ thu tiền trung bình: Là số ngày được tính bình quân từ lúc cho khách hàng nợ đến khi thu hồi số nợ phải thu từ khách hàng
Trang 32tiền trung bình trung bình HTK trung bình
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn)
Hệ số khả năng
=
Tài sản ngắn hạn thanh toán hiện
thời Nợ ngắn hạn
Nếu hệ số này thấp (đăc biệt là nhỏ hơn 1) thể hiện khả năng trả nợ củadoanh nghiệp là yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn vềtài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ Hệ số này càngcao cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toáncác khoản nợ đến hạn
Hệ số khả năng thanh toán nhanh : Là một chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ
hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
Hệ số khả năng = Tiền và các khoản tương đương tiền
Trang 33thanh toán tức thời Nợ ngắn hạn
Doanh nghiệp sử dụng hệ số này để đánh giá khả năng thanh toán tronggiai đoạn nền kinh tế gặp khủng hoảng khi hàng tồn khi không tiêu thụ đượcvà nhiều khoản nợ phải thu gặp khó khăn thu hồi
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:
1.2.3.3 Chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý nợ phải thu
Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu ngắn hạn thể hiện ở số vòngquay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình
Số vòng quay các khoản phải thu:
Vòng quay các khoản phải thu:
thu thành tiền mặt Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệuquả hoạt động của doanh nghiệp
Kỳ thu tiền trung bình:
Kỳ thu tiền trung bình = Số ngày trong kỳ (360)
Số vòng quay các khoản phải thu Chỉ tiêu này phản ánh bình quân trong kỳ nghiên cứu các khoản phải
thu ngắn hạn quay một vòng hết bao nhiêu ngày
1.1.3.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý vốn tồn kho dự trữ Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho đựơc biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: Số lần luân chuyển và kỳ luân chuyển hàng tồn kho
Trang 34 Số vòng quay hàng tồn kho:
Số vòng quay
=
Giá vốn hàng bán hàng tồn kho Số hàng tồn kho bình quân trong
kỳ
Số vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần mà hàng hóa tồn kho bìnhquân luân chuyển trong kỳ Hệ số này cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặcđiểm của ngành kinh doanh Số vòng quay hàng tồn kho cao so với doanhnghiệp trong ngành cho thấy việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanh nghiệplà tốt, giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho Ngược lại, hệ số này thấpcho thấy có thể doanh nghiệp đã dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng bị ứđọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho:
1.2.3.5 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, thườngdùng các chỉ tiêu sau:
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Việc sử dụng hợp lý vốn lưu động được biểu hiện ở tốc độ luân chuyểnvốn lưu động Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm phản ánhhiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp cao hay thấp
Trang 35Tốc độ luân chuyển vốn lưu động đựơc biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: Số lần luân chuyển và kỳ luân chuyển vốn lưu động.
- Số lần luân chuyển vốn lưu động (số vòng quay của vốn lưu động)
Số lần luân chuyển
= tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ vốn lưu động số VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển vốn lưu động hay số vòngquay của vốn lưu động thực hiện được trong 1 thời kì nhất định (thường làmột năm) Vốn lưu động quay càng nhiều chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng của doanh nghiệp ngày càng cao
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động:
Kỳ luân chuyển VLĐ = Số ngày trong kỳ (360 ngày)
Số lần luân chuyển VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu độngthực hiện được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay củavốn lưu động ở trong kì càng rút ngắn dược số ngày luân chuyển VLĐ thìhiệu quả sử dụng VLĐ càng cao
Mức tiết kiệm vốn lưu động bình do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
M1: Tổng mức luân chuyển Vlđ kì so sánh (kì kế hoạch)
K1, K0: Kì luân chuyển Vlđ kì so sánh, kì gốc
L1, L0: Số lần luân chuyển Vlđ kì so sánh, kì gốc
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăngtốc độ luân chuyển ở kì so sánh (kì kế hoặch) so với kì gốc (kì báo cáo)
Trang 36 Hàm lượng vốn lưu động(hay mức đảm nhiệm vốn lưu động): là số vốn
lưu động đạt 1 đồng doanh thu về tiêu thụ sản phẩm
Hàm lượng VLĐ = Vốn lưu động bình quân
Doanh thu thuần trong kỳ
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh để được một đồng doanh thu
tiêu thụ thì cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động Hệ số này càng caothì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn lưu động tiếtkiệm được càng lớn
Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động
Tỷ suất lợi nhuận
=
Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) trên VLĐ Vốn lưu động bình quân sử dụng
trong kỳ Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động phản ánh một đồng vốn lưu động bình
quân tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuân trước (sau) thuế ở trong kỳ Chỉtiêu này là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanhnghiệp
Trang 371.2.4 Một số nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.2.4.1 Các nhân tố chủ quan.
- Xác định nhu cầu vốn lưu động: do xác định nhu cầu VLĐ thiếuchính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh,điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanhcũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
- Việc lựa chọn phương án đầu tư: là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng rấtlớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp đầu tưsản xuất ra những sản phẩm lao vụ dịch vụ chất lượng cao, mẫu mã phù hợpvới thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời giá thành hạ thì doanh nghiệp thựchiện được quá trình tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay của vốn lưu động, nângcao hiệu quả sử dụng VLĐ và ngược lại
- Do trình độ quản lý: trình độ quản lý của doanh nghiệp mà yếu kém sẽdẫn đến thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí VLĐ, hiệu quả sử dụng vốn thấp
1.2.4.2 Các nhân tố khách quan:
- Do chính sách vĩ mô của Nhà nước có sự thay đổi về chính sách chế
độ, hệ thống pháp luật, thuế cũng tác động đến hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng của doanh nghiệp Tuỳ theo từng thời kỳ, tuỳ theo từng mục tiêu pháttriển mà Nhà nước có những chính sách ưu đãi về vốn về thuế và lãi suất tiềnvay đối với từng ngành nghề cụ thể, có chính sách khuyến khích đối vớingành nghề này nhưng lại hạn chế ngành nghề khác
- Do ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô như lạm phát có thể dẫntới sự mất giá của đồng tiền làm cho vốn của các doanh nghiệp bị mất dầntheo tốc độ trượt giá của tiền tệ hay các nhân tố tác động đến cung cầu đối vớihàng hóa của doanh nghiệp, nếu nhu cầu hàng hóa giảm xuống sẽ làm cho
Trang 38hàng hóa của doanh nghiệp khó tiêu thụ, tồn đọng gây ứ đọng vốn và hiệu quả
sử dụng vốn lưu động cũng bị giảm xuống
- Rủi ro: Rủi ro luôn tồn tại trong quá trình sản xuất kinh doanh Ngoài
ra doanh nghiệp còn có thể gặp phải những rủi ro do thiên tai gây ra như hỏahoạn, lũ lụt… khó có thể lường trước được
- Sự cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường vẫn còn có những biến
động phứuc tạp như hiện nay thì sự cạnh tranh giữa các daonh nghiệp là tấtyếu Điều đó luôn ảnh hưởng đến công tác quản trị vốn lưu động của doanhnghiệp Các doanh nghiệp cần đề ra những giải pháp nhằm thoát khỏi sức ép
của nền kinh tế và sức mạnh của cạnh tranh để hoạt động có hiệu quả
Trang 39CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TUẤN QUỲNH
TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tuấn Quỳnh
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của Công ty Cổ phần Tuấn Quỳnh
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Xây dựng và Dịch vụ Thương mạiTuấn Quỳnh
- Tên giao dịch của công ty: Công ty cổ phần Tuấn Quỳnh
- Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần
- Mã sô thuế: 0500448544
- Địa chỉ trụ sở kinh doanh chính: Thôn Trung, xã Liên Trung, huyệnĐan Phượng, thành phố Hà Nội
- Vốn điều lệ: 30 tỷ
- ĐT: 0463.265.085
- FAX: 0463.265.085
Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ thương mại Tuấn Quỳnh tiềnthân là công ty TNHH vận tải hàng hóa thủy bộ Tiến Hạnh, được UBND tỉnhHà Tây cấp phép thành lập ngày 03 tháng 01 năm 1996 với số vốn điều lệ là
420 triệu đồng, ngành nghề kinh doanh chính là vận tải hàng hóa đường thủy,đường bộ
Năm 2004, chuyển đổi thành công ty cổ phần xây dựng và dịch vụthương mại Tuấn Quỳnh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0303000168 do Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây (nay làHà Nội) cấp ngày 05 tháng 05 năm 2004, tăng mức vốn điều lệ lên 8 tỷ đồng:
Trang 40đồng thời mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực xây dựng như: xây dựng cáccông trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, san lấp mặt bằng,…
Ngày 15 tháng 03 năm 2009, công ty tiến hành họp Hội đồng cổ đông,thống nhất tăng vốn điều lệ lên 30 tỷ đồng Đến ngày 17 tháng 04 năm 2009,công ty được Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà nội – Phòng đăng ký kinhdoanh số 01 cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103034079
Trải qua gần 20 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã đúc rútđược nhiều kinh nghiệm sau mỗi công trình, góp phần vào sự phát triển chungcủa đất nước trong thời kỳ Công nghiệp hóa – hiện đại hóa Cùng với sự pháttriển của nền kinh tế, công ty cũng đã tự khẳng định được chính mình bằngviệc bổ sung thêm nhiều ngành nghề kinh doanh phù hợp với năng lực và khảnăng của Công ty như ngày 05/05/2004, công ty hoạt động kinh doanh trêncác ngành nghề Xây dựng công trình dân dụng, giao thông thủy lợi, xây dưng
cơ sở hạ tầng, san lấp mặt bằng, mua bán vật liệu xây dưng, hàng nông lâmsản, hàng cơ kim khí, vận tải hàng hóa đường thủy đường bộ, với tổng vốn8.000.000.000 đồng Với sự nỗ lực không ngừng đó, công ty đã vinh dự đượcUỷ ban nhân dân các cấp, Bộ Tài Chính, Tổng cục thuế trao tặng nhiều giảithưởng cao quý: nhiều bằng khen, cúp vàng “Doanh nghiệp tiêu biểu ViệtNam” năm 2009, danh hiệu “Bông hồng vàng thủ đô” năm 2008 và 2010 Banlãnh đạo công ty cùng nhân viên trong công ty một lòng đoàn kết vượt quamọi khó khăn thử thách, không ngừng nỗ lực phấn đấu phát huy hết sức mạnhcủa tập thể và cá nhân, mở rộng quy mô và năng lực của công ty, đưa công typhát triển vững mạnh
Trong quá trình phát triển của mình, công ty đã thực hiện thành côngnhiều công trình xây dựng, san lấp mặt bằng, nạo vét lòng hồ… Hiện nay,công ty đang liên doanh, liên kết với 1 số công ty trong khu vực thực hiện các