1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần dược phẩm thống nhất

125 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Tăng Cường Quản Trị Vốn Lưu Động Tại Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Thống Nhất
Tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh
Người hướng dẫn ThS. Lưu Hữu Đức
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 420,09 KB

Nội dung

TĂNGCƯỜNGQUẢNLÝHÀNGTỒNKHO110 Trang 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTBCTC : Báo cáo tài chínhBCĐKT : Bảng cân đối kế tốnBCKQHĐKD: Báo cáo kết quả hoạt đợng kinh doanhCơng ty : Công ty Cổ phần

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

-❧✧❧ -NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH

CQ52/11.11

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG

QUẢN TRỊ VLĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THỐNG NHẤT

CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH DOANH NGHI P Ệ

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS LƯU HỮU ĐỨC

HÀ NỘI – 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực

tế của đơn vị thực tập – Công ty Cổ phần Dược phẩm Thống Nhất.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

N

guyễn Thị Bích Hạnh

Trang 3

1.1.3 N GUỒN HÌNH THÀNH VLĐ CỦA DOANH NGHIỆP 9

1.2.1 K HÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU QUẢN TRỊ VLĐ CỦA DOANH NGHIỆP 12 1.2.2 N ỘI DUNG QUẢN TRỊ VLĐ CỦA DOANH NGHIỆP 13 1.2.3 C ÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ 29 1.2.4 C ÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ VLĐ CỦA DN 37 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VLĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM

2.1 Quá trình phát triển và đặc điểm kinh doanh của Công ty cổ phần dược phẩm Thống Nhất

41

2.1.2 Đ ẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CTCP DƯỢC PHẨM T HỐNG NHẤT 43 2.1.3 K HÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM T HỐNG N HẤT 47 2.2 Thực trạng quản trị VLĐ tại công ty Cổ phần Dược phẩm Thống Nhất trong thời gian qua

Trang 4

2.2.7 T HỰC TRẠNG VỀ HIỆU SUẤT VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ 91 2.3 Đánh giá chung về công tác quản trị VLĐ của Công ty Cổ phần Dược phẩm Thống Nhất:

96

2.3.2 N HỮNG TỒN TẠI , HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 97 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THỐNG NHẤT 100 3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong những năm tới 100

3.1.2 M ỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA C ÔNG TY : 104 3.2 Một số giải pháp đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của

3.2.1 L ỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP PHÙ HỢP VÀ CHỦ ĐỘNG XÁC ĐỊNH NHU CẦU VLĐ TRONG

3.2.2 T ĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHOA ̉ N PHA ̉ I THU 108

3.2.4 T ĂNG CƯƠ ̀ NG QUA ̉ N LI ́ VÔ ́ N BĂ ̀ NG TIÊ ̀ N 111 3.2.5 T ĂNG CƯƠ ̀ NG GIA TĂNG DOANH THU VA ̀ KIÊ ̉ M SOA ́ T CHI PHI ́ 113

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCTC : Báo cáo tài chính

BCĐKT : Bảng cân đối kế toán

BCKQHĐKD: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Công ty : Công ty Cổ phần Dược phẩm Thống nhất

TSLĐ : Tài sản lưu đông

TSLĐTX : Tài sản lưu động thường xuyên

TSLĐTT : Tài sản lưu động tạm thời

VCSH : Vốn chủ sở hữu

VCĐ : Vốn cố định

Trang 6

Bảng 2.4 Bảng chỉ tiêu phản ánh tình hình tổ chức đảm bảo nguồn VLĐ

Bảng 2.5 Bảng cơ cấu và sự biến động nguồn VLĐ của Công ty

Bảng 2.6 Nhu cầu VLĐ thường xuyên của Công ty cổ phần Dược phẩm ThốngNhất

Bảng 2.7 Bảng diễn biến biến động và cơ cấu vốn bằng tiền của công ty

Bảng 2.8 Hệ số khả năng thanh toán của công ty

Bảng 2.9 Dòng tiền từ các hoạt động của Công ty

Bảng 2.10 Bảng phân tích diễn biến nguồn tiền và sửdụng tiền của Công ty năm2017

Bảng 2.11.Bảng phân tích tình hình biến động và cơ cấu hàng tồn kho của côngty

Bảng 2.12 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn hàng tồn kho dự trữBảng 2.13 Bảng phân tích tình hình biến động và cơ cấu các khoản phải thu củacông ty

Bảng 2.14: Bảng phân tích tỷ trọng các khoản phải thu trên doanh thu thuầnBảng 2.15 Bảng chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý nợ phải thu

Bảng 2.16 Bảng phân tích tình hình công nợ của công ty

Bảng 2.17 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLĐ củacông ty cổ phần Dược phẩm Thống Nhất trong năm 2016-2017

Bảng 3.1 Mục tiêu kế hoạch của công ty trong năm 2018

Bảng 3.2: Tỷ lệ phần trăm doanh thu

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Chu kỳ chu chuyển VLĐ

Hình 1.2: Mô hình tài trợ thứ nhất

Hình 1.3: Mô hình tài trợ thứ hai

Hình 1.4: Mô hình tài trợ thứ ba

Hình 1.5: Mô hình EOQ

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý công ty

Hình 2.3: Tình hình Doanh thu thuần của công ty giai đoạn 2015 – 2017

Hình 2.4: Tình hình Lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2015 – 2017

Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện sự biến động của VLĐ của công ty cổ phần Dượcphẩm Thống Nhất giai đoạn 2015 – 2017

Hình 2.6 Cơ cấu VLĐ của công ty ngày 31/12/2016

Hình 2.7 Cơ cấu VLĐ của công ty ngày 31/12/2017

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Để tiến hành bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần phảicó vốn Công tác quản trị vốn sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp.Vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng là yếu tố đảm bảocho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyênliên tục VLĐ không chỉ là cầu nối giữa cân bằng tài chính ngắn hạn và dài hạn

mà nó còn được coi như chỉ báo về khả năng thanh toán tại một thời điểm cũngnhư trong tương lai đối với doanh nghiệp.Vì vậy việc xác định hợp lý nhu cầuVLĐ thường xuyên cần thiết và công tác quản trị VLĐ là yếu tố quyết định đến

sự tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp

Với đặc thù là một công ty hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm, vốn lưuđộng luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng tài sản, mọi sự thay đổi của vốnlưu động đều ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Nhận thức được tầm quan trọng của của vấn đề trên cùng việc thực tập tại Công

ty Cổ phần Dược phẩm Thống Nhất, em đã quyết định chọn đề tài: “Các giải

pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Thống Nhất” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

Trang 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản của VLĐ và quản trịVLĐ đối với các doanh nghiệp hiện nay

- Nghiên cứu thực trạng công tác quản trị VLĐ tại Công ty Cổ phần Dượcphẩm Thống Nhất trong một số năm vừa qua

4 Phương pháp nghiên cứu.

Luận văn này sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp,

kế thừa, chọn lọc và bổ sung các kết quả nghiên cứu từ trước… Các nguồn sốliệu dùng trong phân tích được thu thập theo tình hình thực tế tại công ty và báocáo tài chính các năm 2015, 2016 và 2017 của Công ty Cổ phần Dược phẩmThống Nhất Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp tăng cường quản trị vốn lưuđộng tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Thống Nhất nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng vốn lưu động, góp phần làm gia tăng lợi nhuận cho công ty

5 Kết cấu của luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đượckết cấu thành các Phần sau:

Chương 1:Những vấn đề lý luận chung về VLĐ và quản trị VLĐ của doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Thống Nhất

Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Thống Nhất.

Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng trình độ lý luận và thực tế còn nhiềuhạn chế nên đề tài nghiên cứu của em không tránh khỏi những khiếm khuyết vàsai sót Em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, cán bộ nhân viêntrong tổng công ty cùng các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn Th.s Lưu Hữu Đức, ban lãnh đạo Công ty Cổphần Dược phẩm Thống Nhất và các anh chị phòng tài chính kế toán, các thầy

Trang 10

cô giáo trường Học Viện Tài Chính đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tàinghiên cứu này.

Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thị Bích Hạnh

Trang 11

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VLĐ VÀ QUẢN TRỊ

VLĐ CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 VLĐ và nguồn hình thành VLĐ của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của VLĐ của doannh nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm VLĐ

Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh,các doanh nghiệp cần có sự kết hợp của ba yếu tố: Sức lao động, tư liệu laođộng và đối tượng lao động

Tư liệu lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì khôngthay đổi hình thái biểu hiện ban đầu, giá trị được chuyển dịch từng phần vào giátrị sản phẩm và chỉ được thu hồi qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh Về mặthiện vật, tư liệu lao động là các tài sản cố định (máy móc, thiết bị, nhàxưởng…).Về mặt giá trị thì được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp

Khác với đối tượng lao động, các tư liệu lao động (nguyên, nhiên, vật liệu,bán thành phẩm ) chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và giữ nguyên hìnhthái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giátrị sản phẩm Những tư liệu lao động nói trên nếu xét về hình thái vật chất đượcgọi là các tài sản lưu động (TSLĐ), còn về hình thái hiện vật được gọi là VLĐcủa doanh nghiệp (VLĐ)

VLĐ là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động củaVLĐ luôn luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động Trongcác doanh nghiệp người ta thường chia tài sản lưu động thành 2 loại: tài sản lưuđộng sản xuất và tài sản lưu động lưu thông

+ Tài sản lưu động sản xuất bao gồm vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá

trình sản xuất được tiến hành liên tục, vật tư đang nằm trong quá trình sản xuất

và những tư liệu lao động không đủ là tài sản cố định Thuộc về tư liệu sản xuấtgồm: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, sảnphẩm dở dang, bán thành phẩm, công cụ lao động nhỏ

Trang 12

+ Tài sản lưu động lưu thông là những tài sản lưu động nằm trong quá trình

lưu thông của doanh nghiệp như: thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằngtiên, vốn trong thanh toán…

Trong quá trình kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luônchuyển hóa lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ranhịp nhàng, liên tục Để hình thành các TSLĐ, DN phải ứng ra một lượng vốntiền tệ nhất định để mua sắm các tài sản đó Số vốn này được gọi là VLĐ củaDN

Như vậy có thể nói: VLĐ là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ

ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp Nói cách khác, VLĐ là biểu hiện bằng tiền của các TSLĐ trong doanh nghiệp.

1.1.1.2 Đặc điểm VLĐ

VLĐ có những đặc điểm khác với VCĐ do các TSLĐ có thời hạn sử dụngngắn nên VLĐ cũng luân chuyển nhanh Hình thái biểu hiện của VLĐ cũng luônthay đổi qua các giai đoạn trong quá trình SXKD: Từ hình thái vốn tiền tệ banđầu trở thành vật tư, hành hóa dự trữ sản xuất, tiếp đến trở thành sản phẩm dởdang, bán thành phẩm, thành phẩm và cuối cùng lại trở về hình thái vốn bằngtiền

Kết thúc mỗi chu kỳ kinh doanh, giá trị của VLĐ được chuyển dịch toànbộ, một lần vào giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và được bù đắplại khi doanh nghiệp thu được tiền bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Quá trìnhnày diễn ra thường xuyên, liên tục và được lặp lại sau mỗi chu kỳ kinh doanh,tạo thành vòng tuần hoàn, chu chuyển của VLĐ

Trang 13

H ÌNH 1.1: C HU KY ̀ CHU CHUYÊ ̉ N VLĐ

1.1.2 Phân loại VLĐ

Để quản lý, sử dụng VLĐ có hiệu quả cần phải tiến hành phân loại VLĐ.Có nhiều cách phân loại, mỗi cách có tác dụng riêng nhưng nhìn chung chúngđều giúp cho người quản lý tài chính doanh nghiệp đánh giá tình hình quản lý vàsử dụng vốn ở những kỳ trước trên những góc độ khác nhau của mục đíchnghiên cứu, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề ra những biện pháp quản lýhiệu quả sử dụng vốn ở những kỳ tiếp theo Thông thường có một số cách phânloại chủ yếu sau:

1.1.2.1 Dựa theo hình thái biểu hiện của VLĐ

Dựa theo hình thái biểu hiện, VLĐ được chia thành vốn bằng tiền và cáckhoản phải thu; vốn vật tư, hàng hóa

➢ Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:

+ Vốn bằng tiền gồm: Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiềnđang chuyển Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, DN dễ dàng chuyểnđổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ Do vậy, trong hoạt động kinhdoanh đòi hỏi mỗi DN cần phải có một lượng tiền nhất định

+ Các khoản phải thu (vốn trong thanh toán): Chủ yếu là các khoản phảithu của khách hàng, thể hiện ở số tiền mà khách hàng nợ DN phát sinh trong quá

Tiền vàtương đươngtiền

Khoản phảithu hàng tồn khoSản phẩm ,

Nguyên vậtliệu

Trang 14

trình DN cung cấp hàng hoá dịch vụ cho khách hàng dưới hình thức bán chịu.Trong một số trường hợp nó còn có thể hiện là số tiền mà DN ứng trước cho nhàcung cấp và các đối tượng khác hình thành nên các khoản tạm ứng.

➢ Vốn vật tư, hàng hóa:

Trong DN sản xuất, vốn vật tư hàng hoá bao gồm: Vốn vật tư dự trữ, vốnsản phẩm dở dang, vốn thành phẩm Các loại này được gọi chung là vốn về hàngtồn kho

Xem xét chi tiết hơn cho thấy vốn về hàng tồn kho bao gồm:

+ Vốn nguyên vật liệu chính: là các loại nguyên vật liệu chính dự trữ cho

sản xuất, khi tham gia vào sản xuất chúng hợp thành thực thể của sản phẩm

+ Vốn vật liệu phụ: là giá trị các loại nguyen vật liệu chính dự trữ cho sản

xuất, giúp cho việc hình thành sản phẩm nhưng không hợp thành thực thể chínhcủa sản phẩm, chỉ thay đổi về màu sắc, hình dáng của sản phẩm hoặc tạo điềukiện cho sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi

+ Vốn nhiên liệu: là các loại nhiên liệu dung trong hoạt động sản xuất kinh

doanh xây dựng

+ Vốn phụ tùng thay thế: là các loại vật tư dung để thay thế, sửa chữa cho

tài sản cố định

+ Vốn vật liệu đóng gói: Là giá trị các loại vật liệu bao bì dùng để đóng

gói sản phẩm trong qua trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

+ Vốn công cụ dụng cụ: Là giá trị các loại công cụ dụng cụ không đủ tiêu

chuẩn tài sản cố định dùng cho hoạt động kinh doanh

+ Vốn sản phẩm đang chế: Là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất kinh

doanh đã bỏ ra cho các loại sản phẩm đang trong quá trình sản xuất (Giá trị sảnphẩm dở dang, bán thành phẩm)

+ Vốn về chi phí trả trước: Là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng

có tác dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên chưa thể tính hết vào giáthành sản phẩm trong kỳ này, mà được tính dần vào giá thành sản phẩm các kỳtiếp theo như chi phí cải tiến kỹ thuật, chi phí nghiên cứu thí nghiệm…

Trang 15

+ Vốn thành phẩm: Là giá trị những sản phẩm đã được sản xuất xong, đạt

tiêu chuẩn kỹ thuật và đã được nhập kho

Trong doanh nghiệp thương mại, vốn về hàng tồn kho chủ yếu là giá trị cácloại hàng hoá dự trữ

Việc phân loại VLĐ theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xétđánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của DN Mặt khác, thôngqua cách phân loại này có thể tìm ra các biện pháp phát huy chức năng các thànhphần vốn và biết được kết cấu VLĐ theo hình thái biểu hiện để định hướng điềuchỉnh hợp lý có hiệu quả

1.1.2.2 Dựa theo vai trò của VLĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh

Theo tiêu thức này, VLĐ có thể chia thành: VLĐ trong khâu dự trữ sảnxuất, VLĐ trong khâu sản xuất và VLĐ trong khâu lưu thông

➢ VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất, gồm các khoản:

+ Vốn nguyên, vật liệu chính: là giá trị của các loại nguyên vật liệu chính

dự trữ cho sản xuất, giá trị nguyên vật liệu chính chiếm phần lớn giá trị của sảnphẩm

+ Vốn vật liệu phụ: là giá trị của các vật liệu phụ dự trữ cho sản xuất, kết

hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thiện sản phẩm, giá trị của vật liệu phụchỉ chiếm một phần nhỏ trong giá trị của sản phẩm

+ Vốn nhiên liệu: là giá trị của các loại nhiên liệu dự trữ dùng cho hoạt

động sản xuất kinh doanh

+ Vốn phụ tùng thay thế: là giá trị của các vật tư dùng để thay thế, sửa chữa

các tài sản

+ Vốn vật liệu đóng gói: là giá trị của các loại vật liệu bao bì dùng để đóng

gói sản phẩm sau quá trình sản xuất và trong khâu tiêu thụ

+ Vốn công cụ dụng cụ nhỏ dự trữ sản xuất: là giá trị các loại công cụ dụng

cụ không đủ tiêu chuẩn để ghi nhận là tài sản cố định dùng cho hoạt động sảnxuất kinh doanh

➢ VLĐ trong khâu sản xuất gồm các khoản:

Trang 16

+ Vốn sản phẩm đang chế tạo: là biểu hiện bằng tiền của các chi phí sản

xuất kinh doanh đã bỏ ra cho các loại sản phẩm đang trong quá trình sản xuất

+ Vốn về chi phí trả trước ngắn hạn: là các khoản chi phí thực tế đã phát

sinh nhưng có tác dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên chưa tính hếtvào giá thành trong kỳ này, được tính dàn vào các sản phẩm của các kỳ tiếptheo

➢ VLĐ trong khâu lưu thông gồm các khoản:

+ Vốn thành phẩm: là giá trị những thành phẩm đã được sản xuất xong, đạt

tiêu chuẩn và nhập kho

+ Vốn trong thanh toán: Gồm những khoản phải thu và các khoản tiền tạm

ứng trước phát sinh trong quá trình mua vật tư hàng hóa hoặc thanh toán nội bộ

+ Các khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn hạn + Vốn bằng tiền

Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại VLĐ trong quá trình sảnxuất kinh doanh, từ đó lựa chọn bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, đảm bảo sự cânđối về năng lực sản xuất giữa các giai đoạn trong quá trình SXKD của DN

1.1.3 Nguồn hình thành VLĐ của doanh nghiệp

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải cómột lượng VLĐ nhằm hình thành nên TSLĐ cần thiết cho hoạt động của doanhnghiệp để đạt được mục tiêu đề ra Điều đó đòi hỏi DN phải tổ chức tốt nguồnvốn, huy động từ nguồn nào, bao nhiêu để đáp ứng kịp thời nhu cầu VLĐ củadoanh nghiệp Để tổ chức và lựa chọn hình thức huy động VLĐ một cách phùhợp, kịp thời và có hiệu quả cần nắm rõ được nguồn hình thành nên VLĐ

1.1.3.1 Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn

Nguồn VLĐ được chia thành: Nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐtạm thời

Nguồn VLĐ = Nguồn VLĐ thường xuyên + Nguồn VLĐ tạm thời

Trang 17

➢ Nguồn VLĐTX: Là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định và dài

hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để hình thành nên các TSLĐ thường xuyêncần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (có thể là một phần haytoàn bộ TSLĐ thường xuyên tùy thuộc vào chiến lược tài chính của doanhnghiệp)

Để đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh được tiến hành thường xuyên,liên tục thì ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, thường xuyên phải cómột lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân chuyển như các tài sản

dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và nợphải thu từ khách hàng Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp tại mộtthời điểm được xác định như sau:

NguồnVLĐTX = Tổng nguồn vốn thường xuyên của DN - TSDH

Hoặc: Nguồn VLĐTX = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn

Trong đó:

Tổng nguồn vốn thường xuyên của DN = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn

Hoặc = Giá trị tổng tài sản của DN - Nợ ngắn hạn

➢ Nguồn VLĐTT: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng

các nhu cầu có tính chất tạm thời về VLĐ phát sinh trong quá trình SXKD củacác doanh nghiệp.Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng,các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác

Mỗi doanh nghiệp có cách thức phối hợp khác nhau giữa nguồn VLĐthường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời trong công việc đảm bảo nhu cầu chung

về VLĐ của doanh nghiệp

Cách phân loại trên giúp cho nhà quản trị xem xét, huy động các nguồn phùhợp với thực tế của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tổ chứcnguồn vốn Mặt khác đây cũng là cơ sở để lập kế hoạch quản lý và sử dụng vốnsao cho có hiệu quả lớn nhất với chi phí nhỏ nhất

Nguồn VLĐ = Vốn vay + Vốn chiếm dụngtạm thời ngắn hạn hợp pháp

Trang 18

1.1.3.2 Căn cứ vào phạm vi huy động vốn

Dựa vào tiêu thức này thì nguồn VLĐ của doanh nghiệp được chia thànhnguồn vốn bên trong doanh nghiệp và nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp

➢ Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: Là nguồn vốn có thể huy động từ

bản thân các hoạt động của doanh nghiệp như tiền khấu hao TSCĐ, lợi nhuận đểlại tái đầu tư, các khoản dự phòng…

➢ Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có

thể huy động từ việc vay ngân hàng, vay tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu,

cổ phiếu…

Cách phân loại này giúp nhà quản lý tài chính nắm bắt được tỷ trọng củatừng nguồn vốn theo phạm vi huy động, để từ đó có hoạch định những chínhsách huy động vốn hợp lý tạo lập được một cơ cấu vốn tối ưu nhất

1.2 Quản trị VLĐ của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị VLĐ của doanh nghiệp

1.2.1.1 Khái niệm quản trị VLĐ của doanh nghiệp

Trong các công tác quản trị trong DN thì quản trị vốn là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng Bởi công tác quản trị vốn có tốt thì mọi hoạt động trongdoanh nghiệp mới được diễn ra một cách thuận lợi, sử dụng vốn vừa tiết kiệm,vừa hiệu quả để thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp là một trong nhữngvấn đề được quan tâm nhất Trong đó VLĐ là một bộ phận vốn vô cùng quantrọng trong doanh nghiệp, quyết định đến việc sản xuất được diễn ra một cáchbình thường, liên tục, sự biến động của VLĐ ngay lập tức ảnh hưởng đến hoạtđộng của doanh nghiệp

Vì vậy có thể định nghĩa: “Quản trị VLĐ là quá trình phân tích, hoạch định, lựa chọn, ra các quyết định, tổ chức thực hiện song song với việc kiểm soát, điều chỉnh một cách hợp lý các quyết định tài chính ngắn hạn liên quan trực tiếp tới VLĐ trong doanh nghiệp để qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động

Trang 19

sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện được mục tiêu tối đa hóa giá trị cho doanh nghiệp.”

Quản lý, sử dụng hợp lý tài sản lưu động cũng như VLĐ có ảnh hưởng rấtlớn đối với việc hoàn thành các mục tiêu chung của doanh nghiệp Mặc dù hầuhết các vụ phá sản trong kinh doanh là hậu quả của nhiều yếu tố, chứ không phảichỉ do quản trị VLĐ yếu kém Nhưng cũng cần thấy rằng sự bất lực của một sốcông ty trong việc hoạch định và kiểm soát tài sản lưu động là các khoản nợngắn hạn hầu như là nguyên nhân dẫn đến thất bại cuối cùng của các doanhnghiệp ấy Việc quản lý tốt VLĐ phần nào thể hiện sự kinh doanh hiệu quả củadoanh nghiệp, ngoài ra có thể nhận thấy VLĐ thay đổi theo nhịp độ sản xuất củatừng chu kỳ kinh doanh, chính vì vậy VLĐ được coi là một chỉ báo về khả năngthanh toán tại một thời điểm cũng như khả năng thanh toán trong tương lai, hơnthế nữa VLĐ cũng là cầu nối giữa cân bằng tài chính trong dài hạn và ngắn hạncủa doanh nghiệp, vì vậy quản trị VLĐ hiệu quả đóng một vai trò quan trọngtrong chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp

1.2.1.2 Mục tiêu quản trị VLĐ của doanh nghiệp

Các biện pháp quản trị mà nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra đều hướng tớimục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp và quản trị VLĐ của doanh nghiệp cũngkhông nằm ngoài mục tiêu đó

Muốn thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị, doanh nghiệp cần thực hiệnđược tối đa hóa mức sinh lời danh cho chủ sở hữu, đồng thời tối thiểu hóa rủi ro

mà DN có thể gặp phải trong quá trình SXKD

Khi các nhà quản trị doanh nghiệp xác định được phương pháp quản trịVLĐ phù hợp sẽ giúp cho DN tăng được tốc độ luân chuyển VLĐ (tăng số vòngquay VLĐ, giảm kỳ luân chuyển) từ đó giúp DN tiết kiệm được một lượng VLĐnhất định, lượng VLĐ tiết kiệm được này sẽ giúp DN có them nguồn vốn chocác cơ hội đầu tư khác, đồng thời sẽ giúp DN sử dụng hiệu quả VLĐ hiện có từđó làm gia tăng sinh lời cho DN

Mục tiêu cụ thể của quản trị VLĐ bao gồm:

Trang 20

+ Lựa chọn cơ cấu nguồn vốn tối ưu đảm bảo tối thiểu hóa chí sử dụng vốn

và phân tán rủi ro

+ Tổ chức, huy động vốn đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thườngxuyên, liên tục

+ Khai thác, sủ dụng VLĐ tiết kiệm và hiệu quả góp phần nâng cao hiệuquả kinh doanh nói chung cho DN

1.2.2 Nội dung quản trị VLĐ của doanh nghiệp

1.2.2.1 Xác định nhu cầu VLĐ và tổ chức nguồn VLĐ

➢ Xác định nhu cầu VLĐ:

Hoạt động sản xuất kinh doanh của DN được diễn ra thường xuyên, liêntục Trong quá trình đó luôn đòi hỏi DN phải có một lượng VLĐ cần thiết đểđáp ứng các yêu cầu mua sắm vật tư dữ trữ, bù đắp chên lệch các khoản phảithu, phải trả giữa giữa DN với khách hàng, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinhdoanh của DN được tiến hành bình thường, liên tục

Như vậy, nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết là số VLĐ tổi thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN được tiến hành bình thường, liên tục.

Dưới mức này SXKD của doanh nghiệp sẽ khó khăn,thậm chí bị đìnhtrệ,gián đoạn Nhưng nếu trên mức cần thiết lại gây tình trạng vốn bị ứ đọng, sửdụng vốn lãng phí, kém hiệu quả

Với quan niệm nhu cầu VLĐ là số vốn tối thiểu, thường xuyên cần thiếtnên nhu cầu VLĐ được xác định theo công thức:

Nhu cầu

Vốn hàng tồn kho

+ Nợ phải thu khách hàng -

Nợ phải trả

nhà cung cấp

Nhu cầu VLĐ của DN chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: quy mô kinhdoanh của DN, đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh, sự biến độngcủa giá cả vật tư, hàng hóa trên thị trường, trình độ kỹ thuật – công nghệ sảnxuất, các chính sách của DN trong tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ …

Trang 21

Để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháptrực tiếp hoặc gián tiếp:

● Phương pháp trực tiếp

Nội dung của phương pháp này là xác định trực tiếp nhu cầu vốn cho hàngtồn kho, các khoản phải thu, khoản phải trả nhà cung cấp và tập hợp lại Cụ thể:

* Xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho

Bao gồm vốn hàng tồn kho trong các khâu dự trữ sản xuất, khâu sản xuất

và khâu lưu thông

- Nhu cầu VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: Phương pháp chung để xác

định là căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn bình quân một ngày và số ngày dự trữ.Công thức tổng quát:

V HTK: Nhu cầu vốn hàng tồn kho

Mij: Chi phí sử dụng bình quân 1 ngày của hàng tồn kho i

Nij: Số ngày dự trữ của hàng tồn kho i

n: Số loại hàng tồn kho cần dự trữ

m: Số khâu (giai đoạn) cần dự trữ hàng tồn kho

- Nhu cầu VLĐ dự trữ trong khâu sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn để hình

thành các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí trả trước Nhucầu này nhiều hay ít phụ thuộc vào chi phí sản xuất bình quân một ngày, độ dàichu kỳ sản xuất sản phẩm, mức độ hoàn thành của SPDD, bán thành phẩm.Nhu cầu vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm được xác định như sau:

V sx =P n xCK sx x H sd

Trong đó:

Vsx: Nhu cầu VLĐ sản xuất

Pn: Chi phí sản xuất sản phẩm bình quân một ngày

Trang 22

Hsd: Hệ số sản phẩm dở dang, bán thành phẩm (%)

Chí phí sản xuất bình quân ngày được tính bằng tổng giá vốn bán hàngtrong kỳ kế hoạch chia cho số ngày trong năm.Chu kỳ sản xuất là khoảng thờigian kể từ khi đưa nguyên liệu vào sản xuất đến khi sản xuất xong sản phẩm,nhập kho.Hệ số sản phẩm dở dang, bán thành phẩm được tính theo tỷ lệ % giữagiá thành bình quân của sản phẩm dở dang, bán thành phẩm so với giá thành sảnxuất thành phẩm

- Nhu cầu VLĐ trong khâu lưu thông: Bao gồm vốn dự trữ thành phẩm, vốn

phải thu, vốn phải trả

+Nhu cầu vốn thành phẩm: Là số vốn tối thiểu dùng để hình thành lượng

dự trữ thành phẩm tồn kho, chờ tiêu thụ

+ Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu: Nợ phải thu là khoản vốn bị khách

hàng chiếm dụng hoặc do doanh nghiệp chủ dộng bán chịu hàng hóa cho kháchhàng Nhu cầu vốn nợ phải thu được xác định theo công thức:

V pt =D tn x N pt

Trong đó:

Vpt: Vốn nợ phải thu

Dtn: Doanh thu bán hàng bình quân một ngày

Npt: Kỳ thu tiền trung bình (ngày)

+ Xác định nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp: Nợ phải trả là khoản vốndoanh nghiệp mua bán chịu hàng hóa hay chiếm dụng của khách hàng Cáckhoản nợ phải trả được coi là khoản tín dụng bổ sung từ khách hàng nên doanh

Trang 23

nghiệp có thể rút bớt ra khỏi kinh doanh một phần VLĐ của mình để dùng vàoviệc khác.

V ptr =D mc x N mc

Trong đó:

Vptr: Nợ phải trả kỳ kế hoạch

Dmc: Doanh số mua chịu bình quân ngày kỳ kế hoạch

Nmc: Kỳ trả tiền trung bình cho nhà cung cấp

⇨ Tổng nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp được xác định như sau:

V vlđ =(V¿¿HTK+V sx +V tp )+(V¿¿pt−V ptr) ¿¿

Phương pháp trực tiếp có ưu điểm là phản ánh rõ nhu cầu VLĐ cho từngloại vật tư hàng hóa và trong từng khâu kinh doanh Do vậy tương đối sát vớinhu cầu vốn của doanh nghiệp Tuy nhiên, phương pháp này tính toán phức tạp,mất nhiều thời gian trong xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp

Phương pháp gián tiếp

Các phương pháp gián tiếp cụ thể như sau:

+ Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm báo cáo: Phương pháp này dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm báo cáo và điều

chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kếhoạch

Công thức tính toán như sau:

V KH =V BC x M KH

M BC x(1+t %)

Trong đó:

VKH: VLĐ năm kế hoạch

MKH: Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch

MBC: Mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo

t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch

Trang 24

VLĐ bình quân năm báo cáo được tính theo phương pháp bình quân sốhọc VLĐ bình quân trong các quý của năm báo cáo Mức luân chuyển VLĐphản ánh tổng mức luân chuyển vốn và được tính bằng doanh thu thuần năm kếhoạch và năm báo cáo Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển phản ánh việc tăng tốc độluân chuyển VLĐ của năm kế hoạch so với năm báo cáo:

t %= K kh −K bc

K bc x100 %

Trong đó:

t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển

Kkh, Kbc: Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch và năm báo cáo

+ Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch: Theo phương pháp này, nhu cầu VLĐ được xác định căn cứ

vào tổng mức luân chuyển VLĐ (hay doanh thu thuần) và tốc độ luân chuyểnVLĐ dự kiến của năm kế hoạch

+ Phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: Nội dung phương pháp này

dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu tố cấu thành VLĐcủa doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ theo doanh thu năm kếhoạch.Phương pháp này được tiến hành qua 4 bước sau đây:

Bước 1: Tính số dư bình quân các khoản mục trong BCĐKT kỳ thực hiệnBước 2: Lựa chọn các khoản mục TSNH và nguồn vốn chiếm dụng trongbảng CĐKT chịu sự tác động trực tiếp và có mối quan hệ chặt chẽ với doanh thu

và tính tỷ lệ % của các khoản mục đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ

Trang 25

Bước 3: Sử dụng tỷ lệ % của các khoản mục trên doanh thu để ước tính nhucầu VLĐ tăng thêm cho năm kế hoạch trên cơ sở doanh thu dự kiến năm kếhoạch

Doanh thu tăng thêm = Doanh thu kỳ kế hoạch – Doanh thu kỳ báo cáo

➢Tổ chức đảm bảo nguồn VLĐ

Như đã nói ở trên, VLĐ của doanh nghiệp gồm VLĐ thường xuyên, vàVLĐ tạm thời Nguồn VLĐ thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho DN trongkinh doanh Nguồn VLĐ tạm thời giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu cótính chất tạm thời Về cơ bản, nguồn VLĐ thường xuyên đảm bảo cho VLĐthường xuyên còn nguồn VLĐ tạm thời sẽ bảo đảm cho nhu cầu VLĐ tạm thời.Hai nguồn vốn này được tính toán như sau:

Việc lựa chọn nguồn tài trợ cho VLĐ cũng chính là DN đang lựa chọn môhình tài trợ vốn của mình Có 3 loại mô hình tài trợ vốn như sau:

➢ Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được

đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo

bằng nguồn vốn tạm thời.

- Ưu điểm của mô hình này là:

Doanh thu tăng thêm

so với doanh thu

Tỷ lệ % nguồn vốnchiếm dụng so vớidoanh thu

= Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn

Nguồn vốn tạm thời = Tổng VLĐ – Nguồn VLĐ thường xuyên

Trang 26

+ Giúp DN hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao hơn + Giảm bớt được chi phí trong sử dụng vốn.

- Hạn chế:

+ Chưa linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn khi nguồn chiếm dụng có

tính chất chu kỳ, chi phí nhỏ có thể sử dụng như một nguồn thường xuyên để tàitrợ cho TSLĐ thường xuyên nhưng mô hình này lại không nói đến

+ DN thường phải duy trì một lượng vốn thường xuyên khá lớn ngay cả khikhó khăn buộc phải giảm bớt quy mô kinh doanh

➢ Mô hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một

phần TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, một phầnTSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

- Ưu điểm: Khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao

- Hạn chế:

+ Đẩy cao chi phí sử dụng vốn của DN khi phải sử dụng phần lớn nguồnvốn thường xuyên như vay dài hạn và vốn chủ sở hữu là nguồn có chi phí sửdụng cao hơn nguồn tạm thời rất nhiều

Thời gian

Trang 27

+ Gây lãng phí vốn của DN khi mà phải duy trì một lượng vốn thườngxuyên nhất định để tài trợ cho TSLĐ tạm thời trong khi có những thời điểm DNkhông phát sinh các nhu cầu về loại tài sản này.

HÌNH 1.3: MÔ HÌNH TÀI TRỢ THỨ HAI

➢ Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ, một phần TSLĐ thường xuyên

được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên Phần còn lại của TSLĐ thườngxuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

- Ưu điểm: Việc sử dụng vốn linh hoạt chi phí sử dụng vốn thấp hơn vì sửdụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn

- Nhược điểm: Khả năng gặp rủi ro cao hơn và không đảm bảo khả năngthanh toán do đó đòi hỏi DN cần có sự năng động trong việc tổ chức nguồn vốn

NVTT

Trang 28

HÌNH 1.4: MÔ HÌNH TÀI TRỢ THỨ BA

1.2.2.2 Tổ chức phân bổ VLĐ của doanh nghiệp

Sau khi đã có vốn, doanh nghiệp cần phải biết cách phân bổ chúng vào cácloại tài sản một cách phù hợp nhất để có thể tận dụng tối đa các nguồn lực, đemlại lợi ích nhiều nhất cho doanh nghiệp của mình Việc phân bổ này tùy thuộcvào đặc điểm của từng doanh nghiệp

Phân bổ VLĐ là việc ước lượng, xác định nhu cầu vốn cho từng bộ phận đểphân bổ VLĐ đầu tư cho hợp lý Việc phân bổ VLĐ là kết quả của quy định đầu

tư ngắn hạn và thể hiện qua kết cấu VLĐ

Trong DN, nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn raliên tục, trôi chảy, doanh nghiệp phân bổ VLĐ vào các thành phần: tiền, hàngtồn kho, các khoản phải thu và tài sản ngắn hạn khác Để biết được tình hìnhphân bổ VLĐ trong doanh nghiệp và xu hướng biến động của chúng, ta cần xemxét tỷ trọng các thành phần trong tổng VLĐ qua các năm Từ đó, nhà quản trị cóthể thấy sự phân bổ đó có phù hợp, xu hướng có tốt hay không

Doanh nghiệp sản xuất VLĐ thường tập trung vào hàng tồn kho và cáckhoản phải thu Hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất ngoài việc dự trữthành phẩm, hàng hóa để đáp ứng nhu cầu xuất bán thì còn phải dự trữ nguyênvật liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ, các phụ tùng thay thế, sản phẩm dở dang…

để phục vụ cho yêu cầu sản xuất Doanh nghiệp luôn hướng tới sự phát triển nênsản xuất ngày càng nhiều, đạt ra mục tiêu tiêu thụ càng nhiều sản phẩm chính vìvậy mà chính sách tín dụng thương mại được áp dụng nhiều hơn, khiến cho cáckhoản phải thu từ khách hàng tăng và chiếm tỷ trọng lớn

Các khoản tiền và tương đương tiền thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong VLĐ.Các doanh nghiệp ít khi để lượng tiền nhàn rỗi nhiều vì muốn tăng tỷ suất sinhlời nên khi có cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận cao, họ lập tức đầu tư Cácdoanh nghiệp chỉ dự trữ một lượng ít vừa đủ để thanh toán các khoản khi đến

Thời gian

Trang 29

hạn và các khoản phát sinh đột ngột.

1.2.2.3 Quản trị vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là mộtbộ phận cấu thành tài sản của DN Đây là loại tài sản có tính thanh khoản caonhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp Tuy nhiên vốnbằng tiền bản thân nó không tự sinh lời, nó chỉ sinh lời khi được đầu tư sử dụngvào một mục đích nhất định Hơn nữa với đặc điểm là tài sản có tính thanhkhoản cao nên vốn bằng tiền cũng dễ bị thất thoát, gian lận, lợi dụng

Quản trị vốn bằng tiền của DN có yêu cầu cơ bản là vừa phải đảm bảo sự

an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng phải đápứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp Như vậykhi có tiền mặt nhàn rỗi doanh nghiệp có thể đầu tư vào các chứng khoán ngắnhạn, cho vay hay gửi ngân hàng để thu lợi nhuận Ngược lại khi cần tiền mặtdoanh nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng, bán chứng khoán hoặc đi vay ngắnhạn ngân hàng để có tiền mặt sử dụng

Quản trị vốn bẳng tiền bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất: Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp

ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ

Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của DN Cáchđơn giản nhất là căn cứ vào số liệu thồng kê nhu cầu chi dùng tiền mặt bìnhquân 1 ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý Ngoài phương pháp trên có thểsử dụng phương pháp chi phí tối thiểu trong quản trị vốn tồn kho dự trữ để xácđịnh mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của DN

Q E=√2 x c2xQ n

c1

Trong đó:

c1: Chi phí lưu giữ, bảo quản tiền mặt

c2: Chi phí một lần giao dịch

Qn: Số tiền mặt cần để chi tiêu trong năm

QE: Số tiền mặt tối ưu cần dự trữ

Trang 30

Thực hiện nguyên tắc mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ, khôngđược thu chi ngoài quỹ Phân định rõ ràng trách nhiệm trong quản lý vốn bằngtiền giữa kế toán và thủ quỹ Phải đối chiếu kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹhàng ngày Theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền đang trongquá trình thanh toán phát sinh do thời gian chờ đợi thanh toán ở ngân hàng.

Thứ ba: Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm.

có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quảnguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi Thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quả cácdòng tiền nhập, xuất ngân quỹ trong từng thời kỹ để chủ động đáp ứng yêu cầuthanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn

1.2.2.4 Quản trị hàng tồn kho

Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sảnxuất hoặc bán ra sau này.Tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí, do đó cần quảnlý sao cho tiết kiệm, hiệu quả Chi phí tồn kho dự trữ thường được chia làm 2loại: chi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồngcung ứng

Chi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho thường bao gồm các chi phí như:bảo quản hàng hóa, chi phí bảo hiểm, chi phí tổn thất do hàng hóa bị hư hỏng,biến chất, giảm giá và các chi phí cơ hội do vốn bị lưu giữ ở hàng tồn kho

Chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng bao gồm chi phí giao dịch, ký kếthợp đồng, chi phí vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa theo hợp đồng giaohàng

Các chi phí này tác động qua lại lẫn nhau.Nếu doanh nghiệp dự trữ nhiềuvật tư hàng hóa thì chi phí lưu giữ, bảo quản hàng hóa sẽ tăng lên, ngược lại chiphí thực hiện các hợp đồng cũng ứng sẽ giảm đi tương đối do giảm số lần cungứng Vì vậy trong quản lý hàng tồn kho cần xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích vàchi phí của việc duy trì lượng hàng tồn kho cao hay thấp, thực hiện tối thiểu hóatổng chi phí hàng tồn kho dự trữ bằng việc xác định mức đặt hàng kinh tế hiệuquả nhất

Mô hình quản lý hàng tồn kho dự trữ trên cơ sở tối thiểu hóa tổng chi phítồn kho dự trữ được gọi là mô hình tổng chi phí tối thiểu Nội dung cơ bản của

Trang 31

mô hình này là xác định mức đặt hàng kinh tế (Economic Order Quantity- EOQ)

để với mức đặt hàng này thì tổng chi phí tồn kho dự trữ là nhỏ nhất

Mô hình EOQ được mô tả theo đồ thị sau:

Trang 32

C1: Tổng chi phí lưu giữ tồn kho

C2: Tổng chi phí đặt hàng

c1: Chi phí lưu giữ, bảo quản đơn vị hàng tồn k

c2: Chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng

Qn: Số lượng vật tư hàng hóa cần cung ứng trong năm

Q đh = n x Q n

360

Trong đó, n là số ngày chờ đặt hàng Thời điểm đặt hàng phản ánh doanh

nghiệp cần phải tái đặt hàng khi trong kho chỉ còn lại số lượng hàng vừa đủ chosản xuất trong số ngày chờ đặt hàng (n)

Trang 33

1.2.2.5 Quản trị nợ phải thu

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ DN do mua chịu hàng hóa, dịch

vụ Hầu hết các DN đều có khản nợ phải thu nhưng với qui mô, mức độ khácnhau Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số vốn của DN bị chiếm dụng cao,hoặc không kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa DN Do vậy, quản trị khoản phải thu là một nội dung quan trong trong quảntrị tài chính của doanh nghiệp

Quản trị khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận vàrủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ Nếu không bán chịu hàng hóa, dịch vụ

DN sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm do đó cũng mất đi cơ hội thu lợi nhuận.Xong nếu bán chịu hay bán chịu quá mức sẽ dẫn tới làm tăng chi phí quản trịkhoản phải thu, làm tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu hồiđược nợ Do đó DN cần coi trọng các biện pháp quản trị khoản phải thu từ bánchịu hàng hóa dịch vụ Nếu khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp cóthể mở rộng bán chịu và ngược lại

Để quản trị tốt các khoản phải thu, doanh nghiệp cần chú trọng thực hiệncác biện pháp sau:

Thứ nhất: Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng

Tức là xác định mức độ uy tín của khách hàng để chấp nhận bán chịu haykhông Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp áp dụng cácchính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần xácđịnh các điều khoản bán chịu hàng hóa, dịch vụ bao gồm việc xác định thời hạnbán chịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán

Thứ hai: Phân tích uy tín của khách hàng mua chịu

Để tránh tổn thất do không thu hồi được các khoản nợ cần phân tích uy tíntài chính của khách hàng mua chịu Tức là đánh giá khả năng tài chính và mứcđộ đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán.Việc đánh giá uy tín tài chính của khách hàng mua chịu thường thực hiện quacác bước: Thu thập thông tin về khách hàng, đánh giá uy tín khách hàng qua

Trang 34

những thông tin thu thập được, lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt thậmchí từ chối bán chịu.

Thứ ba: Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ

Tùy theo điều kiện cụ thể có thể áp dụng các biện pháp như:

- Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp: có bộ phận kế toán theo dõikhách hàng nợ, kiểm soát chặt chẽ nợ phải thu với từng khách hàng, xác định hệ

số nợ phải thu trên doanh thu hàng bán tối đa cho phép phù hợp với từng kháchhàng mua chịu

- Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chínhsách thu hồi nợ thích hợp

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước nợphải thu khó đòi, trích lập quỹ dự phòng tài chính

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ

Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong các DN, người ta thường sử dụngcác chỉ tiêu sau:

1.2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động

Việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng, ngoài việc phảicó vốn để tài trợ cho TSCĐ, doanh nghiệp cần phải cân đối vôn cho TSLĐ phùhợp với năng suất hoạt động, VLĐ quyết định sự vận hành trơn tru, liên tục củacác hoạt động trong doanh nghiệp Yêu cầu vốn tối thiểu đối ở một thời điểmvới một doanh nghiệp đó là có đủ VLĐ để mua sắm TSLĐ thường xuyên.Thông qua nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp có thể phản ánh đượctình hình tổ chức của nguồn VLĐ

Để xem xét chỉ tiêu đánh giá tình hình tổ chức đảm bảo nguồn VLĐ ta đixem xét chỉ tiêu nguồn VLĐ thường xuyên hay còn gọi là vốn lưu động thuần(NWC):

NWC = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn

Hoặc NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn

Trang 35

Tài sản ngắn

hạn

Nợ ngắn hạn(Nguồn vốn tạmthời)Nguồn VLĐ thường

xuyên (NWC)

Nợ dài hạn + Vốnchủ sở hữu(Nguồn vốn thường

xuyên)Tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá cách thức tài trợ vốn lưu động mứcđộ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạt động của DN Người ta thường kết hợpchỉ tiêu này với nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Đối với công tác tổchức đảm bảo nguồn VLĐ của DN có 3 trường có thể xảy ra:

Trang 36

1.2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh Kết cấu VLĐ

Kết cấu VLĐ phản ánh các thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa các thànhphần trong tổng số VLĐ của công ty Mỗi công ty có kết cấu lưu động khácnhau và trong từng thời kỳ kết cấu VLĐ cũng có sự thay đổi

Phân tích kết cấu VLĐ giúp DN thấy được tình hình phân bổ và tỷ trọngmỗi khoản vốn trong quá trình sản xuất Từ đó xác định đúng trọng điểm và cácbiện pháp quản lý có hiệu quả hơn với từng khoản vốn cụ thể Mặt khác thôngqua sự thay đổi kết cấu VLĐ trong các thời kỳ khác nhau, ta có thể đánh giáđược những biến đổi tích cực hay hạn chế về chất lượng công tác quản lý VLĐcủa DN

Đối với các DN thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau do có sự khácbiệt về đặc điểm quá trình sản xuất đã dẫn đến sự khác nhau về kết cấu VLĐ Cóthể trong một DN nhưng ở những thời kỳ khác nhau thì kết cấu VLĐ cũngkhông giống nhau

Kết cấu VLĐ của công ty

1.2.3.3 Chỉ tiêu phản ánh Tình hình quản lý vốn bằng tiền

Trước hết, khi tìm hiểu về tiền của một doanh nghiệp ta cần biết doanhnghiệp có những loại tiền nào, tỷ trọng của chúng trong tổng tiền đang có Tỷ

Trang 37

trọng các thành phần tiền cho thấy trình độ ứng dụng công nghệ trong thanhtoán, sự an toàn trong bảo quản, trong thanh toán, nhìn thấy được những nguy

cơ trong quản lý Nếu doanh nghiệp đó có tiền ở các tài khoản thanh toán tạingân hàng và chiếm tỷ trọng cao cho thấy doanh nghiệp đang hiện đại hóaphương thức thanh toán, an toàn, minh bạch hơn Công thức xác định:

Tỷ trọng từng thành phần tiền = Giá trị từng thành phần tiền

Tổng tiền doanh nghiệp có

Ngoài ra, còn có hệ số tạo tiền Chỉ tiêu này thường được xem xét trong

thời gian hàng quý, nửa năm hoặc hàng năm cho thấy trình độ tạo tiền, khả năngcân đối thu chi trong doanh nghiệp, mỗi đồng chi ra thì thu được bao nhiêu đồngthu vào Đây là hệ số quan trọng, có ý nghĩa sống còn với doanh nghiệp Côngthức xác định:

Hệ số tạo tiền từ

Dòng tiền vào từ HĐKDDoanh thu bán hàng

+ Hệ số doanh thu bằng tiền so với doanh thu bán hàng

Hệ số DTBT so với DTBH = Doanh thu bằng tiềnDoanh thu bán hàng

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thu tiền từ doanh thu bán hàng trong kỳ Quađây đánh giá khả năng thu hồi tiền từ doanh thu

+ Hệ số đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay từ dòng tiền thuần hoạt động

Hệ số đảm bảo KNTT lãi vay từ DTTHĐ =

Dòng tiền thuần từ HĐKD+ Lãi vay phải trảLãi vay phải trả

Hệ số này sử dụng để đánh gia được khả năng tạo tiền từ hoạt động SXKDcó đáp ứng được yêu cầu thanh toán lãi vay hay không

Trang 38

+ Hệ số đánh giá khả năng chỉ trả nợ của dòng tiền thuần hoạt động

Hệ số đánh giá KN chỉ trả nợ của DTTHĐ = Dòng tiền thuần từ HĐKD

Tổng nợ ngắn hạnChỉ tiêu này sử dụng để xem xét khản năng chi trả các khoản nợ ngắn hạncủa doanh nghiệp thông qua dòng tiền thuần hoạt động Thông qua đó, đánh giákhả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh của DN có đủ chi trả nợ hay không.Ngoài ra, còn có các hệ số phản ánh khả năng thanh toán:

+ Hệ số thanh toán tức thời liên quan trực tiếp đến vốn bằng tiền, thể hiện

khả năng đáp ứng các nhu cầu chi tiền một cách nhanh nhất của doanh nghiệp,đánh giá được năng lực thanh toán trong giai đoạn kinh tế khó khăn, nhiều hàngtồn kho, khó khăn trong thu hồi các khoản nợ

Hệ số KNTT tức thời = Tiền + Các khoản tương đương tiền

+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Hệ số KNTT nhanh = Tài sản ngắn hạn – HTK

Nợ ngắn hạn

Trang 39

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp màkhông cần phải thực hiện thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho

+ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số KNTT lãi vay =

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Số lãi tiền vay phải trả trong kỳ

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp vàcũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đỗi với các chủ nợ

Thêm vào đó, các nhà quản lý còn cần phải xem xét diễn biến nguồn tiền

và sử dụng tiền Việc này cho các nhà quản lý thấy tổng quát sự thay đổi củanguồn tiền và sử dụng tiền trong mối quan hệ với vốn bằng tiền trong một thờikỳ, thể hiện sự vận động của dòng tiền, tiền được sử dụng vào các mục đích gì,

từ đó nhà quản lý định hướng hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn

Vốn bằng tiền là phần vốn mà doanh nghiệp dự trữ để chi trả thường xuyên

cho các bên liên quan trong thanh toán phải dùng tiền mặt Hiệu quả quản lý vốnbằng tiền được phản ánh ở các chỉ tiêu của tốc độ luân chuyển vốn bằng tiền,ngoài ra, tốc độ luân chuyển còn thể hiện hiệu quả của hoạt động kinh doanh củaDN

1.2.3.4 Chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý vốn tồn kho dự trữ

+ Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay HTK = Giá vốn hàng bán

Giá trị hàng tồn kho bình quân trong kỳ

Đây là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêu vòngtrong 1 kỳ Giá trị tồn kho bình quân có thể tính bằng cách lấy số dư đầu kỳcộng với số dư cuối kỳ và chi đôi Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụthuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành kinh doanh và chính sách tồn kho của DN.Thông thường, số vòng quay hàng tồn kho cao so với các DN trong ngành chỉ rarằng: Việc tổ chức, quản lý dự trữ của DN là tốt DN có thể rút ngắn được chukỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho Nếu số vòng quay

Trang 40

hàng tồn kho thấp cho thấy DN có thể dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng

bị ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm Từ đó có thể dẫn đến dòng tiền vàocủa doanh nghiệp bị giảm đi và có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn

về tài chính trong tương lai

+ Số ngày luân chuyển hàng tồn kho

Số ngày luân chuyển HTK = 360

1.2.3.5 Chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý nợ phải thu

+ Số vòng quay nợ phải thu

Số vòng quay NPT = Doanh thu bán hàng

Số nợ phải thu bình quân trong kỳ

Đây là chỉ tiêu phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân chuyển được baonhiêu vòng Nó phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của DN như thế nào Nợ phảithu bình quân được xác định bằng cách lấy số dư đầu kỳ cộng với số dư cuối kỳchia cho 2

+ Kỳ thu tiền trung bình: Phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán

hàng của DN kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng

Kỳ thu tiền trung bình (ngày) =

360 ngàyVòng quay nợ phải thuKỳ thu tiền trung bình của DN phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu

và việc tổ chức thanh toán của DN Do vậy, khi xem xét kỳ thu tiền trung bình,cần xem xét trong mối liên hệ với sự tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp.Khi kỳ thu tiền trung bình quá dài so với các DN trong ngành thì dễ dẫn đến tìnhtrạng nợ khó đòi

Ngày đăng: 27/01/2024, 11:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w