Vốn lưu động VLĐ là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, việctổ chức quản lý, sử dụng VLĐ có hiệu quả sẽ quyết định đến sự tăng trưởng,phát triển của doanh nghiệp, nhấ
Trang 1DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bq Bình quân
LNKTTT Lợi nhuận kế toán trước thuế
ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn kinh
doanhROE Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở
Trang 2DANH MỤC BẢNG
Trang 3DANH MỤC HINH VÀ SƠ ĐỒ
Trang 4MỤC LỤC
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ một hoạt động nào củadoanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn Tuỳ vào đặc điểm từng ngành nghềkinh doanh cụ thể mà cơ cấu vốn có sự khác biệt ở một mức độ nào đó Đểtồn tại và phát triển lâu dài, các doanh nghiệp cần phải quan tâm tới việc tạolập, sử dụng và quản lý vốn sao cho hiệu quả nhất cũng như chi phí sử dụngvốn là thấp nhất nhưng vẫn đạt được kết quả kinh doanh ở mức cao
Vốn lưu động (VLĐ) là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, việctổ chức quản lý, sử dụng VLĐ có hiệu quả sẽ quyết định đến sự tăng trưởng,phát triển của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trườnghiện nay Doanh nghiệp sử dụng VLĐ có hiệu quả, điều này đồng nghĩa vớiviệc doanh nghiệp tổ chức tốt quá trình mua sắm dự trữ vật tư, sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm, phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển từ loạinày thành loại khác, từ hình thái này sang hình thái khác, rút ngắn vòng quayvốn Do đó, việc chủ động xây dựng, huy động, sử dụng VLĐ là biện phápcần thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản trị VLĐ ở doanh nghiệp
Trong thời gian thực tập tại Công ty CP In Hà Nội vừa qua, cùng vớiviệc nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề trên, em đã quyết định chọn đề
tài: " Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công
ty cổ phần In Hà Nội” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2 Mục đích nghiên cứu
Để có cái nhìn khái quát chung về VLĐ và quản trị VLĐ của doanhnghiệp Đánh giá được thực trạng quản trị VLĐ tại công ty CP In Hà Nội Từ đóđưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản trị VLĐ tại công ty CP In Hà Nội
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
Trang 6- Phạm vi nghiên cứu là các nội dung quản trị vốn lưu động tại Công ty
CP In Hà Nội qua các năm 2012, 2013
4 Về phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở các phươngpháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, phươngpháp điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, logic…
5 Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung đề tài luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
- Chương 2: Thực trạng về tình hình quản trị vốn lưu động tại công
ty Cổ phần In Hà Nội
- Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tằng cường quản trị vốn lưu động của công ty Cổ phần In Hà Nội
Do điều kiện thời gian thực tập cũng như trình độ kiến thức còn nhiềuhạn chế nên đề tài nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót Em xin chânthành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Tiến sĩ Bùi Văn Vần cũng như sựgiúp đỡ của các anh chị tại CTCP In Hà Nội trong thời gian thực tập vừa qua
Trang 7CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động trong doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành họat động sản xuất kinhdoanh, các doanh nghiệp cần có sự kết hợp của cả ba yếu tố: Sức lao động, tưliệu lao động và đối tượng lao động
Đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh,luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch mộtlần vào toàn bộ giá trị sản phẩm, được thu hồi toàn bộ khi kết thúc một chu kỳkinh doanh Xét về mặt hình thái hiện vật gọi là các tài sản lưu động (TSLĐ),xét về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động ( VLĐ) của doanh nghiệp.TSLĐ gồm hai bộ phận: TSLĐ sản xuất, TSLĐ lưu thông
- TSLĐ sản xuất gồm: Vật tư dự trữ để đảm bảo quá trình sản xuấtđược tiến hành liên tục như: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,…và những vật tư đang trong quá trình cần hoàn thiện như: sản phẩm dở dang,bán thành phẩm
- TSLĐ lưu thông: Là những TSLĐ nằm trong quá trình lưu thông củadoanh nghiệp như sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trongthanh toán, chi phí trả trước,…
Trong quá trình sản xuất, TSLĐ nằm trong quá trình lưu thông luônvận động, thay thế chuyển hóa lẫn nhau làm cho quá trình sản xuất kinhdoanh đựợc diễn ra liên tục, thường xuyên
Tùy từng điều kiện sản xuất, lĩnh vực kinh doanh mà mỗi doanh nghiệpđòi hỏi phải có lượng TLSĐ nhất định để quá trình kinh doanh đựơc diễn raliên tục, thường xuyên Hình thành nên số TSLĐ này, các doanh nghiệp phảiứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó, số vốn này được
Trang 8gọi là VLĐ của doanh nghiệp VLĐ của doanh nghiệp thường xuyên vậnđộng, chuyển hóa qua nhiều hình thái khác nhau:
Đối với doanh nghiệp sản xuất: sự vân động của VLĐ trải qua 3 giai đoạn:
+ Giai đọan tiêu thụ: VLĐ từ hình thái sản phẩm hàng hóa chuyển sanghình thái vốn bằng tiền
Đối với doanh nghỉệp thương mại: sự vận động của vốn lưu động
qua 2 giai đọan:
Như vậy từ những phân tích trên, ta có khái niệm về VLĐ: “ VLĐ của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu
tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp”.
Trang 9Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bị chiphối bởi các đặc điểm của tài sản lưu động nên VLĐ của doanh nghiệp cónhững đặc điểm sau:
- Trong quá trình chu chuyển thay đổi hình thái biểu hiện
- Chuyển toàn bộ giá trị ngay một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗichu kỳ kinh doanh
- Vốn lưu động hoàn thành 1 vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh.Vốn lưu động vận động theo một vòng tuần hoàn, từ hình thái này sanghình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu
Chu kỳ vận động của vốn lưu động là cơ sở quan trọng đánh giá hiệuquả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.2 Phân loại VLĐ
Dựa theo tiêu thức khác nhau có thể chia VLĐ thành các loại khácnhau Thông thường có một số cách phân loại chủ yếu sau đây:
1.1.2.1 Dựa vào hình thái biểu hiện của vốn lưu động
Theo tiêu thức này VLĐ trong doanh nghiệp có thể được chia thành hai lọai:
* Vốn bằng vật tư, hàng hóa:
Bao gồm vốn tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thànhphẩm, thành phẩm…
* Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu…Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được mức độ dựtrữ tồn kho, khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tưtrong doanh nghiệp
1.1.2.2 Dựa vào vai trò của vốn lưu động
Theo cách phân loại này thì vốn lưu động được chia làm 3 loại:
* VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất:
- Vốn nguyên nhiên vật liệu
Trang 10- Vốn phụ tùng thay thế
- Vốn công cụ dụng vụ nhỏ dự trữ sản xuất
* VLĐ trong khâu sản xuất:
- Vốn bán thành phẩm, sản phẩm dở dang
- Vốn chi phí trả trước
* VLĐ trong khâu lưu thông:
- Vốn thành phẩm
- Vốn bằng tiền
- Vốn trong thanh toán
-Vốn đầu tư ngắn hạn
Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại vốn lưu động trongquá trình sản xuất kinh doanh, từ đó lựa chọn bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý,đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các giai đoạn trong quá trìnhsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.3 Nguồn hình thành VLĐ của doanh nghiệp
Căn cứ theo thời gian huy động vốn và sử dụng vốn thì nguồn VLĐđược chia thành: Nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời
- Nguồn vốn lưu động thường xuyên: Là tổng thể các nguồn vốn có
tính chất ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để hình thànhnên các TSLĐ thường xuyên cần thiết
Để đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh được tiến hành thườngxuyên, liên tục thì ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, thường xuyênphải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân chuyển nhưcác tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,thành phẩm và nợ phải thu từ khách hàng
Nguồn VLĐ thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanh nghiệptrong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm
Trang 11bảo vững chắc hơn Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp tại một thờiđiểm được xác định như sau:
- Nguồn VLĐ tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một
năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạmthời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Nguồn vốn này thường bao gồm: Các khoản vay ngắn hạn, các khoảnphải trả người bán, các khoản phải trả phải nộp khác…
Cách phân loại trên giúp cho nhà quản trị xem xét, huy động các nguồnphù hợp với thực tế của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tổchức nguồn vốn Mặt khác, đây cũng là cơ sở để lập kế hoạch quản lý và sửdụng vốn sao cho có hiệu quả lớn nhất với chi phí nhỏ nhất
1.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm
Quản trị vốn lưu động là quá trình hoạch định, tổ chức, thực hiện, điềuchỉnh, kiểm soát tình hình tạo lập và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
để đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra thường xuyên và liên tục
1.2.1.2 Mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
Quản lý sử dụng hợp lý tài sản lưu động cũng như vốn lưu động có ảnhhưởng rất lớn tới việc hoàn thành các mục tiêu chung của doanh nghiệp, quảntrị vốn lưu động có hai mục tiêu cơ bản như sau:
Trang 12-Thứ nhất, quản trị VLĐ nhằm đáp ứng đầy đủ kịp thời NCVLĐ chohoạt động của doanh nghiệp: điều này có nghĩa là các doanh nghiệp cần phảixác định được kế hoạch, mục tiêu kinh doanh trong ngắn hạn cũng như dàihạn để có biện pháp huy động vốn cụ thể, cần đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốncho sản xuất Doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn cho ngắn hạn, bao nhiêu vốncho dài hạn thì phải đáp ứng bấy nhiêu.
-Thứ hai, tổ chức huy động vốn đầy đủ, sử dụng tiết kiệm hiệu quả VLĐvà phải tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp: huy động đầy đủ không có nghĩalà bằng mọi mà phải có kế hoạch sử dụng tiết kiệm, không ngừng nâng caohiệu quả, tránh lãng phí Việc tổ chức huy động vốn kịp thời, đầy đủ sẽ giúpcho doanh nghiệp chớp được cơ hội kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuậndoanh nghiệp Việc lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốnthích hợp sẽ đảm bảo cơ cấu vốn tối ưu có thể giúp doanh nghiệp giảm bớtđược chi phí sử dụng vốn, góp phần tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuậnVCSH của doanh nghiệp
1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động
1.2.2.1 Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động hợp lý.
1.2.2.1.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thườngxuyên liên tục Trong quá trình đó luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có mộtlượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng nhu cầu cần thiết ngắn hạn củadoanh nghiệp Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết củadoanh nghiệp
Như vậy, nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tối thiểu
cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường, liên tục Dưới mức này, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ
Trang 13gặp khó khăn, thậm chí bị trì trệ, gián đoạn Nhưng nếu trên mức cần thiết thì lại gây nên tình trạng vốn bị ứ đọng, sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả.
Chính vì vậy trong quản trị VLĐ , các doanh nghiệp cần chú trọng xácđịnh đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết, phù hợp với quy mô vàđiều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp Với quan niệm nhu cầu VLĐlà số vốn tối thiểu, thường xuyên cần thiết nên nhu cầu vốn lưu động đượcxác định theo công thức:
Nhu cầu VLĐ = Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà cung cấp
Để xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho doanhnghiệp có thể sử dụng các phương pháp khác nhau Tùy theo đặc điểm kinhdoanh và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp trong từng thời kỳ mà có thể lựachọn phương án thích hợp Hiện nay có 2 phương pháp chủ yếu: Phương pháptrực tiếp và phương pháp gián tiếp
Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết của doanh nghiệp:
Nội dung cơ bản của phương pháp này là căn cứ theo yếu tố ảnh hưởngtrực tiếp đến việc lượng vốn lưu động mà doanh nghiệp phải ứng ra để xácđịnh nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết
Việc xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết theophương pháp này có thể thực hiện trình tự như sau:
- Xác định nhu cầu vốn để dự trữ hàng tồn kho cần thiết cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cung cấpcho khách hàng
- Xác định các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp
- Tổng hợp xác định nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp
- Công thức tổng quát cho phương pháp này:
Trang 14N: số ngày luân chuyển của loại vốn được tính toán.
i : khâu trong quá trình kinh doanh
j : loại vốn sử dụng từng khâu
Ưu điểm của phương pháp này là xác định được nhu cầu cụ thể củatừng loại vốn trong từng khâu kinh doanh Từ đó, tạo điều kiện tốt cho việcquản lý, sử dụng vốn theo từng khâu sử dụng
Tuy nhiên, việc tính toán theo phương pháp này khá phức tạp, khốilượng tính toán nhiều, mất nhiều thời gian
Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp:
Phương pháp này dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng vốn lưuđộng của doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh vàtốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầuvốn lưu động theo doanh thu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu vốnlưu động của doanh nghiệp năm kế hoạch
Các phương pháp gián tiếp cụ thể như sau:
- Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu vốn lưu động
Trang 15vốn lưu động năm báo cáo và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh vàtốc độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch.
Công thức tính toán như sau:
Trong đó:
VKH: Vốn lưu động năm kế hoạch
MKH: Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
MBC: Mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo
t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
Vốn lưu động bình quân năm báo cáo được tính theo phương pháp bìnhquân số học số vốn lưu động bình quân trong các quý của năm báo cáo Mứcluân chuyển vốn lưu động phản ánh tổng mức luân chuyển vốn và được tínhbằng doanh thu thuần của năm kế hoạch và năm báo cáo Tỷ lệ rút ngắn kỳluân chuyển (%) phản ánh việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động củanăm kế hoạch so với năm báo cáo và được xác định theo công thức:
Trong đó:
t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển
Kkh: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch
Kbc: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo
- Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân
Trang 16được xác định căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn lưu động dự tính củanăm kế hoạch
Công thức tính như sau:
Trong đó:
Mkh: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch (doanh thu thuần)
Lkh: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch
- Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: Nội dung phương
pháp này dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu tố cấuthành vốn lưu động của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu vốn
Ưu điểm của phương pháp gián tiếp là việc tính toán tương đối đơngiản, giúp doanh nghiệp ước tính được nhanh chóng nhu cầu vốn lưu độngnăm kế hoạch xác định nguồn tài trợ phù hợp
Nhận xét: Như vậy để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục Doanh nghiệp cần đảmbảo có một lượng vốn lưu động thường xuyên đáp ứng cho các hoạt độngthông qua việc xác định được nhu cầu vốn lưu động giúp cho doanh nghiệpcân đối được các khoản phải thu, các khoản phải trả, từ đó căn cứ vào đặcđiểm và tình hình cụ thể của doanh nghiệp mà lựa chọn mức tồn kho cho phùhợp
1.2.2.1.2 Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động
Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động là việc phân bổ nguồn vốn lưuđộng thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời của một doanh nghiệp,đây là một công việc hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp Tổ chức tốt
Trang 17động sản xuất kinh doanh của công ty giúp các doanh nghiệp có thể thực hiệnsản xuất kinh doanh một cách liên tục, kịp thời không bị gián đoạn do thiếuvốn Nếu doanh nghiệp tổ chức nguồn vốn lưu động một cách sơ sài, khôngphù hợp sẽ dẫn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm sút, lúc thìthừa vốn không biết đầu tư vào đâu, lúc lại thiếu vốn làm gián đoạn hoạt độngsản xuất.
Vì sự quan trọng của việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động chonên các doanh nghiệp cần quan tâm nhiều đến công tác này tránh tình trạngthiếu vốn kéo dài đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.2.2 Phân bổ vốn lưu động
Phân bổ vốn lưu động là việc phân chia các thành phần vốn trong vốnlưu động theo tỷ trọng sao cho phù hợp với ngành nghề và điều kiện sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp
Trong mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác nhau có các cáchphân bổ khác nhau để phù hợp với ngành nghề, điều kiện và tổ chức hoạtđộng kinh doanh của công ty Vốn lưu động bao gồm tiền và các khoản tươngđương tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho, các khoản phải thu vàtài sản ngắn hạn khác Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có tỷ trọng các khoảnnày khác nhau, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực vận tải thì không có hàng tồnkho, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất bánh kẹo,… thì lại có rất nhiềuhàng tồn kho Chính vì thế cần phải nghiên cứu về tỷ trọng các loại vốn lưuđộng xem có phù hợp với công ty không để có biện pháp khắc phục và hoànthiện hơn hệ thống vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.2.3 Quản trị vốn tồn kho dự trữ
Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ đưa vào sảnxuất hoặc bán ra sau này Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ củadoanh nghiệp được chia thành ba loại: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sảnphẩm dở dang, bán thành phẩm, tồn kho thành phẩm Mỗi loại tồn kho dự trữ
Trang 18trên có vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện trong quátrình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục và ổnđịnh.
Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượngtiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rấtquan trọng, không phải vì nó chỉ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số VLĐ củadoanh nghiệp mà quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp tránh được tình trạngvật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độluân chuyển vốn lưu động
Nội dung chủ yếu của quản lý về hàng tồn kho là xác định mức tồn kho tối ưu(còn gọi là lượng đặt hàng kinh tế) cho doanh nghiệp
Công thức xác định:
QE = √2 x (Cd x Qn) C 1
Trong đó: QE: Lượng đặt hàng kinh tế (hay lượng đặt hàng tối ưu)
C1: Chi phí tồn trữ cho mỗi đơn vị hàng tồn kho
Cd: Chi phí cho mỗi lần đặt hàng
Qn: Tổng số lượng vật tư, hàng hóa cần cung ứng theo hợp đồng trong kỳ (năm)
Trên cơ sở xác định được lượng đặt hàng kinh tế, người quản lý có thể xác định số lần thực hiện hợp đồng tối ưu trong kỳ (Lc) theo QE
Lc = Qn QeGọi Nc là số ngày cung cấp cách nhau (độ dài thời gian dự trữ tối ưu của một chu kỳ hàng tồn kho) là khoảng thời gian giữa hai lần đặt hàng kế nhau, ta có:
N = 360 = 360 x Qe
Trang 19Q = Qe2 + QDT
Trang 201.2.2.5 Quản trị vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) làmột bộ phận cấu thành nên tài sản lưu động của doanh nghiệp Đây là loại tài sản
có tính chất thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh củadoanh nghiệp Tuy nhiên, vốn bằng tiền bản thân nó không tự sinh lời, nó chỉsinh lời khi được đầu tư sử dụng vào mục đích nhất định Hơn nữa với đặc điểmlà tài sản có tính thanh khoản cao nên vốn bằng tiền cũng dễ bị thất thoát, gianlận, lợi dụng
Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phảiđảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thờicũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanhnghiệp Như vậy khi có tiền mặt nhàn rỗi doanh nghiệp có thể đầu tư vào cácchứng khoán ngắn hạn, cho vay hay gửi ngân hàng để thu lợi nhuận Ngượclại khi cần tiền mặt doanh nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng, bán chứngkhoán hoặc đi vay ngắn hạn ngân hàng để có tiền mặt sử dụng
Trong các doanh nghiệp, nhu cầu lưu trữ vốn bằng tiền thường có 3 lý dochính: Nhằm đáp ứng các nhu cầu giao dịch, thanh toán hằng ngày như trả tiềnmua hàng, trả tiền lương, tiền công, thanh toán cổ tức hay nộp thuế… của doanhnghiệp; giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh doanhnhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận; từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục nhữngrủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
Quản trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủyếu sau:
- Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ:
Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh
Trang 21tiền mặt bình quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý Ngoài phươngpháp trên, có thể vận dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu trong quản trị vốntồn kho dự trữ để xác định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp.
Để quyết định tồn quỹ tiền mặt mục tiêu thì thường dựa vào sự đánh đổi giữachi phí giữ tiền mặt và chi phí giao dịch do giữ ít tiền mặt Cần phải tính toán
kĩ càng để đưa ra quyết định hợp lý
- Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt:
Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh bịmất mát, lợi dụng Thực hiện nguyên tắc mọi khoản thu chi tiền mặt đều phảiqua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ Phân định rõ ràng trách nhiệm trongquản lý vốn bằng tiền giữa kế toán và thủ quỹ Việc xuất, nhập quỹ tiền mặthằng ngày phải do thủ quỹ thực hiện trên cơ sở chứng từ hợp pháp hợp lệ Phảithực hiện đối chiếu kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hằng ngày Theo dõi,quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền đang trong quá trình thanh toán(tiền đang chuyển) phát sinh do thời gian chờ đợi thanh toán ngân hàng
- Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hằng năm:
Có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng cóhiệu quả nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi (đầu tư tài chính ngắn hạn) Thựchiện dự báo và quản lý có hiệu quả các dòng tiền nhập, xuất ngân quỹ trongtừng thời kỳ để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệpkhi đáo hạn
1.2.2.6 Quản trị các khoản phải thu
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịuhàng hóa hoặc dịch vụ Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số vốn của doanhnghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc không kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì thế quản trị các khoảnphải thu là một nội dung quan trọng trong quản trị tài chính của doanh nghiệp.Quản trị các khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và
Trang 22rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ Do đó doanh nghiệp cần đặc biệt coitrọng các biện pháp quản trị khoản phải thu từ bán chịu hàng hóa, dịch vụ.Nếu khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có thể mở rộng (nớilỏng) bán chịu, còn nếu khả năng sinh lời nhỏ hơn rủi ro doanh nghiệp phảithu hẹp (thắt chặt) việc bán chịu hàng hóa, dịch vụ.
Để quản trị các khoản phải thu, doanh nghiệp cần chú trọng thực hiệncác biện pháp sau đây:
- Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng:
Nội dung chính sách bán chịu trước hết là xác định đúng đắn các tiêuchuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để doanh nghiệp cóthể chấp nhận bán chịu Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn này mà doanhnghiệp áp dụng chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho phù hợp
- Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu:
Để tránh các tổn thất do các khoản nợ không có khả năng thu hồi doanhnghiệp cần chú ý đến phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu Nộidung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầuthanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán
- Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ: Tùy
theo điều kiện cụ thể có thể áp dụng các biện pháp phù hợp như:
+ Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp
+ Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để cóchính sách thu hồi nợ thích hợp
+ Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước
dự phòng nợ phải thu khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính
Trang 231.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.3.1 Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động
Công tác xác định nhu cầu vốn lưu động
Doanh nghiệp có thể xác định nhu cầu vốn lưu động theo hai phươngpháp trực tiếp và gián tiếp như đã đề cập ở phần trên Mỗi doanh nghiệp, tùyvào đặc thù sản xuất kinh doanh và tình hình biến động của các nhân tố ảnhhưởng mà có thể chọn những phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu độngkhác nhau
Để đánh giá được công tác xác định nhu cầu vốn lưu động đã hợp lýchưa, ta cần xác định mức chênh lệch giữa nhu cầu vốn lưu động dự báo vànhu cầu vốn lưu động thực tế theo cả chênh lệch tuyệt đối và tương đối
Chênh lệch tuyệt đối = NCVLĐ thực tế - NCVLĐ dự báo
Nếu chênh lệch nhỏ có thể kết luận phương pháp xác định nhu cầu vốnlưu động là hợp lý, ngược lại nếu số chênh lệch quá lớn, chứng tỏ phươngpháp xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty đang áp dụng có vấn đề, việc
dự báo nhu cầu không đạt hiệu quả cao, cần điều chỉnh cho phù hợp với đặcđiểm hoạt động của doanh nghiệp
Cơ cấu nguồn vốn lưu động và NWC
Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động được thể hiện qua haichỉ tiêu, đó là nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) và nguồn vốn lưuđộng tạm thời
Trang 24 Nguồn vốn lưu động thường xuyên
- Trường hợp 1: Khi nguồn vốn dài hạn lớn hơn giá trị tài sản dài hạn
(hay tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn); điều này đồng nghĩa vớiviệc nguồn vốn lưu động thường xuyên có giá trị dương (NWC >0) Điều nàycho thấy doanh nghiệp dã dùng một phần của nguồn vốn dài hạn để tài trợ chotài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn
- Trường hợp 2: Nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn thì
nguồn vốn lưu động thường xuyên sẽ có giá trị âm (NWC <0), đồng nghĩa vớidoanh nghiệp hình thành tài sản dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn Điều nàylàm cho doanh nghiệp giảm khả năng thanh toán nợ ngắn hạn do đầu tư vàotài sản dài hạn nên chưa thu hồi được vốn
- Trường hợp 3: Nếu tài sản ngắn hạn bằng nợ phải trả ngắn hạn, hay
nguồn vốn thường xuyên bằng giá trị tài sản dài hạn thì nguồn vốn lưu độngthường xuyên có giá trị bằng không (NWC =0) Điều này cho thấy, doanhnghiệp dùng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn, nguồn vốn ngắnhạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn
Nguồn vốn lưu động tạm thời
Nguồn vốn lưu động tạm thời = Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn lưu động tạm thời cho biết doanh nghiệp có dùng nguồnvốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn không hay còn dùng nguồn vốnngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn nữa để có nhiều biện pháp khắc phục,
xử lý
Trang 251.2.3.2 Phân bổ vốn lưu động
Phân bổ vốn lưu động được thể hiện qua chỉ tiêu kết cấu vốn lưu động.Kết cấu của VLĐ là tỉ trọng của từng thành phần vốn hoặc từng loại vốn trongtổng số VLĐ của DN
Tỷ trọng từng loại vốn lưu động = Giá trị từng loại vốn lưu động x 100
%
Giá trị tổng vốn lưu động
Công thức này cho biết mỗi thành phần trong tổng vốn lưu động chiếmtỷ lệ bao nhiêu phần trăm trong tổng vốn lưu động để xem xét xem tỷ lệ này
có phù hợp với doanh nghiệp hay không
Trong cùng một ngành kinh doanh các DN có sự khác nhau về kết cấuVLĐ, thậm chí trong cùng một DN giữa hai kỳ khác nhau cũng khác nhau, do
có các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ
1.2.3.3 Tình hình quản lý vốn bằng tiền
Tình hình quản lý vốn bằng tiền được thể hiện qua các chỉ tiêu phảnánh khả năng thanh toán và hệ số tạo tiền của doanh nghiệp
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn
=
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trảicác khoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Trang 26 Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số khả năng
thanh toán tức thời =
Tiền + Các khoản tương đương tiền
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Lãi vay phải trả trong kỳ
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ
Hệ số tạo tiền của doanh nghiệp
Hệ số tạo tiền của
1.2.3.4 Tình hình quản lý vốn tồn kho dự trữ
Để quản lý vốn tồn kho dự trữ, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho và số ngày luân chuyển hàng tồn kho Cụ thể như sau:
Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng
Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số lần mà hàng tồn kho luân chuyển bình quântrong kỳ Số vòng quay càng cao chứng tỏ việc kinh doanh càng tốt vì chỉ cầnđầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn thu được doanh thu cao
Trang 27 Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho
1.2.3.5 Tình hình quản lý nợ phải thu
Tình hình quản lý nợ phải thu của doanh nghiệp được thể hiện qua hai chỉtiêu đó là số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân Cụ thể nhưsau:
Số vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay
các khoản phải
thu
=
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ
Số dư bình quân các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chu chuyển vốn trong thanh toán củadoanh nghiệp Vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồicác khoản phải thu nhanh, giảm số vốn bị chiếm dụng
Kỳ thu tiền bình quân
1.2.3.6 Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Trang 28Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động được thể hiện qua các chỉtiêu: số vòng quay vốn lưu động, kỳ luân chuyển vốn lưu động, mức tiết kiệmvốn lưu động, hàm lượng vốn lưu động, tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động.
Cụ thể:
Số lần luân chuyển VLĐ (Vòng quay VLĐ)
Số lần luân chuyển vốn lưu
Số lần luân chuyển VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện đượcmột lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của VLĐ trong kỳ
Mức tiết kiệm VLĐ
Mức tiết kiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được
do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nêndoanh nghiệp có thể rút ra khỏi một số VLĐ để dùng cho các hoạt động khác
Mức tiết kiệm VLĐ = Mức luân chuyển vốn
bình quân 1 ngày kỳ KH ×
Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ
Hàm lượng vốn lưu động
Hàm lượng VLĐ (còn gọi là mức đảm nhiệm VLĐ) là số VLĐ cần có
để đạt một đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm Chỉ tiêu này được tínhnhư sau:
Hàm lượng vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ
Trang 29Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cầnbao nhiêu VLĐ Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao.
Trang 30 Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ
Tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận trước hoặc sau thuế
x 100% Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận trước hoặc sau thuế
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, VLĐ của doanh nghiệp vận độngliên tục từ hình thái này sang hình thái khác, tại mỗi thời điểm nó tồn tại dướinhiều hình thức khác nhau Chính vì vậy, trong hoạt động kinh doanh củamình để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả sản xuấtkinh doanh của mình Xét một cách tổng quát, có một số nhân tố ảnh hưởngđến hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp như sau:
1.2.4.1 Các nhân tố chủ quan
Các nhân tố chủ quan là những nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệuquả sử dụng vốn của doanh nghiệp gồm có:
* Cơ cấu vốn của doanh nghiệp
Việc xác định cơ cấu vốn của doanh nghiệp càng hợp lý bao nhiêu thìhiệu quả sử dụng vốn càng tốt bấy nhiêu
* Việc sử dụng vốn
Do việc sử dụng lãng phí, nhất là VLĐ trong quá trình sản xuất kinhdoanh như: mua sắm vật tư không đúng chất lượng kỹ thuật, bị hao hụt nhiềutrong quá trình mua sắm cũng như trong quá trình sản xuất, không tận dụngđược các phế phẩm, phế liệu loại ra Điều này gây ảnh hưởng đến hiệu quả sửdụng VLĐ trong doanh nghiệp
* Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm thích hợp
Hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp trước hết được quyết địnhbởi khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Do vậy, các doanh nghiệp phải
Trang 31nhằm đạt được mức lợi nhuận tối đa Các phương án được lựa chọn phải dựatrên cơ sở tiếp cận thị trường, xuất phát từ nhu cầu thị trường Có như vậy,sản phẩm sản xuất ra mới có khả năng tiêu thụ nhanh, sức cạnh tranh lớn, hiệuquả kinh tế cao và đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
*Trình độ các nhà quản lý của doanh nghiệp
Cán bộ quản lý doanh nghiệp luôn phải được nâng cao nghiệp vụchuyên môn và tư cách đạo đức nghề nghiệp Phải kiểm tra các số liệu kế toánmột cách thận trọng trước khi ra quyết định cho các hoạt động sản xuất kinhdoanh Ngoài ra, trong quá trình sản xuất kinh doanh mọi nguồn thu, chi củadoanh nghiệp phải rõ ràng, tiết kiệm, đúng lúc, đúng chỗ…có như vậy mớinâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
* Trình độ nguồn nhân lực
Trình độ và kinh nghiệm của người lao động có ảnh hưởng trưc tiếpđến quá trình SXKD cũng như năng suất lao động, chất lượng sản phẩm vàkhả năng tiết kiệm hay lãng phí VLĐ Hơn thế nữa, trình độ quản lý của DNcũng là một yếu tố sống còn tác động mạnh mẽ đến việc quản trị VLĐ của
DN Các nhà quản lý chính là những người đưa ra các quyết định, chính sáchvà các chiến lược cho DN VLĐ của DN cùng một lúc được phân bổ trênkhắp các giai đoạn của quá trình SXKD, vì vậy nếu công tác quản lý kémcũng đồng nghĩa với việc dẫn đến tình trạng lãng phí, sử dụng không hiệu quảVLĐ
* Đặc điểm ngành nghề sản xuất, kinh doanh
Mỗi ngành nghề SXKD đều mang những đặc thù riêng dẫn đến nhu cầuvề VLĐ cũng như quá trình SXKD khác nhau Có những ngành nghề sản xuấtmang tính chất thời vụ nên DN cần căn cứ vào đặc điểm SXKD và tình hìnhthực tế để từ đó có những biện pháp quản trị VLĐ tốt hơn
* Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
Trang 32Trên thị trường, mỗi một ngành nghề kinh doanh đều có rất nhiềudoanh nghiệp cạnh tranh Do vậy, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trênthị trường ảnh hưởng lớn đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp Nếudoanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao, nhu cầu về vốn lưu động của công
ty cao do đó quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp cần quan tâm chú ýnhiều hơn
1.2.4.2 Các nhân tố khách quan
Nhân tố khách quan là những nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát củadoanh nghiệp, doanh nghiệp không thể khắc phục một cách hoàn toàn màphải thích ứng và phòng ngừa hợp lý
* Cơ chế và các chính sách của nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, các doanh nghiệp được tự
do lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật và chịu sự quản
lý vĩ mô của Nhà nước Nhà nước tạo môi trường hành lang pháp lý thuận lợicho các doanh nghiệp hoạt động theo định hướng của Đảng và Nhà nước đã đề
ra Một số chính sách như chính sách trích lập dự phòng tạo điều kiện cho doanhnghiệp có nguồn bù đắp rủi ro, các văn bản về nghĩa vụ nộp thuế và chính sáchhoàn thuế với doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ của doanhnghiệp
* Ảnh hưởng của lạm phát
Trong nền kinh tế thị trường, do tác động của lạm phát, sức mua củađồng tiền bị giảm sút dẫn đến sự tăng giá của các đồng tiền bị giảm sút dẫnđến sự tăng giá của các loại hàng hóa, vật tư…từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả
sử dụng VLĐ của doanh nghiệp
* Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp và xu hướng phát triển của ngành
Kinh doanh theo cơ chế thị trường, luôn tồn tại nhiều thành phần kinh
tế tham gia, các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh quyết liệt để tồn tại, thị
Trang 33càng tăng và luôn rình rập doanh nghiệp dễ dẫn đến những rủi ro bất thườngtrong kinh doanh Điều này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp.
* Nhân tố khách hàng
Nhân tố khách hàng của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tình hìnhquản trị vốn lưu động của doanh nghiệp Khách hàng là nguồn sống của doanhnghiệp, nhu cầu của khách hàng là điều mà tất cả các doanh nghiệp cần tìm hiểu,doanh nghiệp phải đi theo yêu cầu của khách hàng làm thay đổi nhu cầu nguyênvật liệu của doanh nghiệp Ví dụ như khách hàng luôn yêu cầu giá rẻ, doanhnghiệp cần nghiên cứu làm giảm giá thành sản phẩm như tìm nguồn nguyên vậtliệu giá rẻ
* Trình độ công nghệ, khoa học kỹ thuật
Trình độ công nghệ, khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp cao hay thấplàm cho doanh nghiệp tốn nhiều hay ít chi phí hơn để tạo ra sản phẩm củamình, do đó làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm Nếu giá thành rẻ, phùhợp với điều kiện của người tiêu dùng thì doanh số bán hàng của doanhnghiệp tăng lên, doanh nghiệp cần nhiều nguyên vật liệu hơn để tiến hành sảnxuất kinh doanh đem sản phẩm ra tiêu thụ Do đó, trình độ công nghệ, khoahọc kỹ thuật ảnh hưởng rất lớn đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
* Ảnh hưởng từ nhà cung cấp
Doanh nghiệp để sản xuất ra sản phẩm của mình thì cần có nguyên vậtliệu, mà nguyên vật liệu từ đâu mà có? Nó là từ những nhà cung cấp chodoanh nghiệp Các chính sách tín dụng của nhà cung cấp ảnh hưởng tới lượngtiền mà các khoản nợ của doanh nghiệp, giá nguyên vật liệu ảnh hưởng đếnhàng tồn kho của doanh nghiệp
* Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên, thiên tai lũ lụt ảnh hưởng đến chất lượng hàng tồnkho của doanh nghiệp ví dụ như ẩm mốc,… thiên tai lũ lụt làm nhu cầu về sản
Trang 34phẩm của doanh nghiệp của người tiêu dùng thay đổi, làm thay đổ vốn lưuđộng của doanh nghiệp Thiên tai lũ lụt làm điều kiện kinh tế của người dânkhó khăn hơn làm cho doanh nghiệp không bán được nhiều sản phẩm, hàngtồn kho tồn lại quá nhiều, lâu sẽ hết hạn sử dụng.
Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sửdụng VLĐ Để hạn chế những thiệt hại do những nguyên nhân trên gây ra, từ
đó nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xem xét,nghiên cứu một cách thận trọng từng nguyên nhân để đưa ra các giải pháp kịpthời và cụ thể
Trang 35CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀ NỘI
2.1 Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty CP In Hà Nội
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển Công ty cổ phần In Hà Nội
2.1.1.1 Tên, địa chỉ công ty
Công ty Cổ Phần In Hà Nội là Công ty cổ phần được thành lập theo Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh số 010181842 ngày 15 tháng 10 năm 2001,cac Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sửa đổi từ lần 1 đến lần 11 TheoGiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần thứ 11 mã số doanh nghiệp là010181842
Công ty có tên gọi quốc tế là: HANOI PRINTING JOINT STOCKCOMPANY
Điện thoại: (04) 33504667 - 3943.7063 - 3943.7064
Fax: (04)3 943 7062
Email: hoadon@inhanoi.vn hoặc hanoiprinting@vnn.vn
Diện tích: trên 5.000m2
Trụ sở giao dịchLô 6B - CN5 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi - Thanh Trì - HàNội
Vốn điều lệ: 50.000.000.000 VND, trong đó:
Bà Nguyễn Thị Dung 10.000.000.000 (chiếm 20%)
Trang 36 Ngành nghề, nhóm mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu: Sản xuấtthương mại, in ấn
Chế độ kế toán đang áp dụng: Chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam banhành tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài Chính, Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của BộTài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liênquan
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam
Kỳ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc vào ngày 31/12 dươnglịch hàng năm
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT): theo phương pháp khấutrừ
+ Dịch vụ đào tạo: Không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
+ Các loại thuế khác: theo quy định hiện hành
Phương pháp tính giá hàng tồn kho
+ Hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp sổ đối chiếu luânchuyển
+ Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thườngxuyên
Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: theo phương pháp đường thẳng
Nguyên tắc đổi ra đồng tiền khác: theo tỷ giá giao dịch trên thị trường liênngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần In Hà Nội
Công ty cổ phần in Hà Nội là công ty kinh doanh trong lĩnh vực in và các dịch
vụ liên quan đến in theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0103000569 đăng ký lần đầu ngày 15/10/2001, trụ sở chính tại 151A, phố Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, với số
Trang 37Công ty cổ phần in Hà Nội thành lập năm 2001, dựa trên các thành viên sáng lập tâm huyết với việc kinh doanh và sản xuất in và các dịch vụ liên quan đến in Công ty cổ phần in Hà Nội chuyên cung cấp các sản phẩm sách, báo, tạp trí, hộp, tờ rơi, tờ gấp, hóa đơn Ngày 3/12/2002 cục xuất bản cấp giấy phép hoạt động ngành in số 16/2002/GP-IN-TN cho phép thành lập xưởng in tại số 151A, phố Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Ngày 25/1/2006, công ty cổ phần in Hà Nội thay đổi giấy phép kinh doanh lần thứ 3 tăng số vốn điều lệ lên 5.500.000.000 đồng
Ngày 8/1/2007 công ty xây dựng và mở rộng nhà xưởng, đặt trụ sở chính tại CN3, khu công nghiệp Vĩnh Tuy, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội Ngày 11/1/2007, công ty cổ phần in Hà Nội được Sở văn hóa thông tin cấp giấy phép hoạt động ngày in số 01/2007/GP-IN-VHTT, cho phép được in xuất bản phẩm Ngày 6/11/2006, công ty tiếp tục mở rộng ngành nghề kinh doanh, tăng vốn điều lệ lên 10.500.000.000 đồng và thay đổi giấy phép kinh doanh lần thứ 6 Ngày 22/12/2008, Cổ phần của Công ty được chính thức giaodịch trên TTGDCK Hà Nội với mã HNI, số lượng cổ phiếu là 105.000 cổ phiếu, mệnh giá 100.000 đồng Trong năm 2009, Công ty tiếp tục đầu tư thêmmáy in và các thiết bị hoàn thiện nên sản lượng trang in tăng lên 7 tỷ trang in /năm
Ngày 8/1/2010, TTGDCK Hà Nội đã có quyết định số 251/TTGDHN- QĐ chấp thuận cho cổ phiếu của Công ty Cổ phần In Hà Nội được chính thức niêm yết bổ sung tại TTGDCK Hà Nội kể từ ngày 8/1/2010, số lượng cổ phiếu niêm yết bổ sung là 75.000 cổ phiếu, mệnh giá 100.000 đồng/cổ phiếu.Tháng 01/2010, hoàn thiện và đưa vào sản xuất Nhà máy In tại Lô 6B - CN5 Cụm Công nghiệp Ngọc Hồi - Thanh Trì - Hà Nội với diện tích nhà xưởng gần 8.000 m2, được xây dựng trên diện tích đất 5.000 m2, cùng với dây
chuyền thiết bị máy in, máy gấp, máy keo, máy khâu, máy bắt sách, máy dao
Trang 381 mặt, máy dao 3 mặt, máy phơi, máy in bản kẽm nhiệt, máy hiện bản v.v hiện đại được nhập trực tiếp từ Đức, Nhật Bản đạt công suất trên 1,5 tỉ trang
in (17x24 cm)/tháng, tương đương 60 tấn giấy/ngày
Ngày 22/04/2010, thay đổi Giấy phép đăng ký kinh doanh lần thứ 9 tăng vốn điều lệ lên 50.000.000.000 đồng tương ứng với số cổ phiếu đã đăng ký muua 500.000, mệnh giá cổ phần 100.000 đồng
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần In Hà Nội 2.1.2.1.Chức năng, ngành nghề kinh doanh
a) Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Công ty Cổ phần In Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cáchpháp nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ của mìnhvà được pháp luật bảo vệ Công ty có chức năng và nhiệm vụ như sau:
+ Được chủ động giao dịch đàm phán, ký kết và thực hiện các hợpđồng sản xuất kinh doanh Tổng giám đốc đại diện cho mọi quyền lợi vànghĩa vụ sản xuất của công ty trước pháp luật và cơ quan quản lý của Nhànước để mở rộng sản xuất của công ty theo quy chế và pháp luật hiện hành
+ Tham gia các hoạt động triển lãm, quảng cáo các sản phẩm, các hộithảo chuyên đề ở trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty, mở rộng các cửa hàng đại lý ở mỗi nơi để bán hàngvà giới thiệu sản phẩm của công ty
+ Hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ tài chính có
tư cách pháp nhân kinh tế, có tài khoản ngân hàng, có riêng dấu…
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Cty Cổ Phần In Hà Nội.
2.1.2.1 Quy trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần in Hà Nội chủ yếu là cungcấp sách, báo, tạp chí, hộp theo đơn đặt hàng Cũng giống như các công tykhác, Công ty cổ phần In Hà Nội tự tìm kiếm khách hàng thông qua website
Trang 39khách hàng xem mẫu hàng hóa và gọi điện đến công ty để đặt hàng hoặc cần
tư vấn thêm Đội ngũ nhân viên kinh doanh của công ty sẽ gửi báo giá và xácnhận đặt hàng của khách hàng Căn cứ trên đơn đặt hàng, phòng kế hoạch sảnxuất sẽ lập lệnh sản xuất gửi cho tổ chế bản cùng với tài liệu cần in để tổ chếbản chế bản kẽm, lệnh sản xuất và giấy lô cũng được gửi cho tổ cắt rọc để cắtrọc thành giấy theo khổ in Lệnh sản xuất, bản kẽm và giấy theo khổ in sẽđược chuyển cho phân xưởng in để in ra sản phẩm tờ in Sản phẩm tờ in saukhi được tổ KCS kiểm tra chất lượng, nếu đảm bảo chất lượng sẽ đượcchuyển cho phân xưởng hoàn thiện để tạo thành thành phẩm và được chuyểncho khách hàng hoặc được nhập kho
Có thể khái quát sơ đồ quá trình SXKD của Công ty như sau:
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ quá trình SXKD của Công ty
Trang 40tài liệu cần in Lênh sản xuất
Xuất kho giao cho khách hàng
Quy trình sản xuất của Công ty Cổ phần In Hà Nội được thể hiện qua
Phòng cắt,rọc giấyPhòng kế
hoạch sảnxuất
Phânxưởng InOffset
Tổ chế bản
Tổ KCS
Phânxưởnghoàn thiện
Kháchhàng
Bộ phậnkho hàng