Đất rừng phòng hộ ở trạng thái Ia còn nhiều nên trong những năm gần đây thường sảy ra bão lũ gây thiệt hại lớn về đường giao thông, sản xuất nông nghiệp, thiệt hại về tài sản cũng như tí
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN VĂN TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG PHÒNG HỘ TẠI HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
THÁI NGUYÊN
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN VĂN TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG PHÒNG HỘ TẠI HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI
Ngành: Lâm học
Mã số: 60 62 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS Dương Văn Thảo
THÁI NGUYÊN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào
Tôi xin cam đoan mọi sự gi p đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015
Tác giả
Trần Văn Trường
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp phát triển rừng phòng
hộ tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái” được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên theo chương trình đào tạo Cao học chuyên ngành Lâm học Khoá
21 (niên khóa 2013-2015)
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ, gi p đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Đào tạo sau Đại học, Khoa Lâm nghiệp, các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; các thầy, cô giáo tham gia giảng dạy lớp Cao học Lâm học Khóa 21; các đồng chí, đồng nghiệp nơi tác giả công tác; chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị trong khu vực nghiên cứu và bạn bè và gia đình của tác giả
Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn về sự gi p đỡ quý báu đó Đặc biệt là tác giả xin có lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo TS Dương Văn Thảo - người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo,
gi p đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã luôn bên cạnh gi p đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015
Tác giả
Trần Văn Trường
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu đề tài 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
3.1 Ý nghĩa khoa học 3
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Trên thế giới 4
1.1.1 Các biện pháp quản lý rừng 4
1.1.2 Sử dụng đất vùng phòng hộ 6
1.1.3 Các biện pháp kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ 8
1.1.4 Các chính sách tổ chức, quản lý rừng phòng hộ 10
1.2 Ở Việt Nam 11
1.2.1 Các biện pháp quản lý rừng 11
1.2.2 Sử dụng đất vùng phòng hộ 15
1.2.3 Các giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng phòng hộ 16
1.2.4 Các chính sách tổ chức, quản lý rừng phòng hộ 18
1.2.5 Công tác quản lý rừng tại Yên Bái 19
1.2.6 Đánh giá chung 21
Trang 61.3 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Văn Chấn 22
1.3.1 Điều kiện tự nhiên 22
1.3.1.1 Vị trí địa lý 22
1.3.1.2 Địa hình, địa chất và thổ nhưỡng 23
1.3.1.3 Khí hậu, thuỷ văn 24
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Văn Chấn 25
1.3.2.1 Nguồn nhân lực 25
1.3.2.2 Về phát triển kinh tế 26
1.3.2.3 Về Văn hoá - xã hội 30
1.3.2.4 Về an ninh, quốc phòng, di tích lịch sử văn hoá và cảnh quan 30
1.3.3 Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Văn Chấn,
tỉnh Yên Bái 32
1.3.3.1 Cơ hội và thuận lợi 32
1.3.3.2 Khó khăn, thách thức 33
1.4 Một số kết luận r t ra từ nghiên cứu tổng quan 33
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1 Nội dung nghiên cứu 35
2.2 Giới hạn về phạm vi nghiên cứu 35
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 35
2.2.2 Về địa điểm nghiên cứu 35
2.3 Phương pháp nghiên cứu 35
2.3.1 Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài 35
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 37
2.3.2.1 Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng của huyện Văn Chấn 37
2.3.2.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ tại huyện Văn Chấn 37
2.3.2.3 Bước đầu đề xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ tại huyện Văn Chấn 38
2.3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 39
Trang 7Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40
3.1 Hiện trạng tài nguyên rừng huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái 40
3.1.1 Diện tích đất đai và tình hình sử dụng đất 40
3.1.1.1 Diện tích đất đai, tài nguyên rừng của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái 40
3.1.1.2 Hiện trạng rừng phòng hộ huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái 41
3.1.1.3 Trữ lượng rừng phòng hộ tại 5 xã 42
3.1.1.4 Hiện trạng chủ quản lý đất rừng huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái 42
3.1.1.5 Tái sinh phục hồi rừng 44
3.1.2 Hiện trạng thảm thực vật rừng 45
3.1.2.1 Rừng trên n i đá 45
3.1.2.2 Rừng trên n i đất 45
3.1.2.3 Rừng trồng 47
3.1.2.4 Trảng cây bụi 48
3.1.2.5 Trảng cỏ 49
3.2 Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái 49
3.2.1 Về công tác tổ chức, quản lý 49
3.2.1.1 Về công tác tổ chức bộ máy 49
3.2.1.2 Về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng 50
3.2.2 Các chính sách trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ
huyện Văn Chấn 53
3.2.2.1 Về chính sách chung 53
3.2.2.2 Chính sách chi trả phí môi trường rừng 54
3.2.2.3 Động lực phát triển nghề rừng 56
3.2.3 Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ huyện Văn Chấn 59
3.3 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ huyện Văn Chấn 61
Trang 83.3.1 Một số giải pháp cụ thể khắc phục những nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực
đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ 61
3.3.2 Một số giải pháp tổng hợp nhằm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ tại huyện Văn Chấn 63
3.3.2.1 Giải pháp về tổ chức, quản lý 63
3.3.2.2 Giải pháp về Chính sách 64
3.3.2.3 Giải pháp về xây dựng hạ tầng cơ sở lâm nghiệp 65
3.3.2.4 Giải pháp về khoa học công nghệ 65
3.3.2.5 Giải pháp về Phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập cho cộng đồng 66 3.3.2.6 Giải pháp về tăng cường thực thi luật pháp liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng 67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 69
1 Kết luận 69
2 Khuyến nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I Tài liệu tiếng Việt
II Tài liệu tiếng nước ngoài
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
LSNG : Lâm sản ngoài gỗ
NN & PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng
PRA : Đánh giá nông thôn có sự tham gia
QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng
QLRBV : Quản lý rừng bền vững
SWOT : Điểm mạnh-Điểm yếu-Cơ hội-Thách thức
UBND : Uỷ ban nhân dân
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng thống kê sản lượng nông sản của huyện Văn Chấn 27Bảng 3.1: Diện tích đất đai, tài nguyên của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái 40Bảng 3.2: Trữ lượng rừng phòng hộ huyện Văn Chấn 42Bảng 3.3: Hiện trạng chủ quản lý đất lâm nghiệp huyện Văn Chấn, tỉnh
Yên Bái 43Bảng 3.4: Kết quả công tác tuyên truyền, ký cam kết bảo vệ rừng 50Bảng 3.5: Một số hoạt động khắc phục những nguyên nhân ảnh hưởng đến công
tác QLBVR phòng hộ tại huyện Văn Chấn 61
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài 36
Hình 3.1: Diện tích rừng phòng hộ huyện Văn Chấn 41
Hình 3.2: Biểu đồ hiện trạng chủ quản lý đất lâm nghiệp huyện Văn Chấn,
tỉnh Yên Bái 43
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên quý của mỗi quốc gia, là lá phổi xanh của nhân loại Tất
cả mọi hoạt động của đời sống xã hội đều có liên quan đến rừng Vì thế, có thể nói:
"rừng là nguồn của nước, nước là nguồn của sự sống" Rừng có vai trò quan trọng, ngoài việc cung cấp các sản phẩm hữu hình như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ, rừng còn
có chức năng sinh thái vô cùng quan trọng, như: Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, chắn sóng, chắn cát bay, đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, du lịch … và tham gia điều hòa khí hậu toàn cầu bằng cách hấp thụ CO2, tích lũy carbon và cung cấp oxy
Trong những năm gần đây, tài nguyên rừng nhiệt đới càng ngày càng suy giảm Trên thể giới trung bình hàng năm rừng nhiệt đới mất đi khoảng 11 triệu ha Năm 1943 nước ta có khoảng 14,3 triệu ha những đến nay chỉ còn khoảng 10,9 triệu ha rừng Mất rừng đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc ít người ở miền núi và trung du
Rừng có vài trò rất to lớn trong việc cung cấp lâm sản, bảo tồn đã dạng sinh học, du lịch sinh thái và phòng hộ môi trường Ngày nay, giá trị phòng hộ môi trường của rừng đã vượt xa giá trị cung cấp lâm sản truyền thống Là một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với 3/4 diện tích là đồi núi và thường xuyên phải chịu những trận mưa, bão lớn thì rừng phòng hộ có vài trò rất quan trọng đối với nước ta Xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn cũng là giải pháp có hiệu quả
để phòng chống nguy cơ sa mạc hoá đất vùng đồi núi, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho hàng chục triệu người, cung cấp thêm nhiều loại gỗ và lâm sản ngoài gỗ có giá trị phục vụ cuộc sống và phát triển kinh tế - xã hội miền núi
Văn Chấn là một huyện miền n i, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Yên Bái gồm
có 31 đơn vị hành chính (03 thị trấn và 28 xã, trong đó có 14 xã đặc biệt khó khăn) Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 76.032 ha, trong đó rừng phòng hộ
có diện tích là 14.853 ha Do địa hình chủ yếu là đồi n i cao, rừng phòng hộ của
Trang 13Văn Chấn giữ vào trò rất quan trọng trong điều hòa hòa nguồn nước, chống sạt lở đất vào mùa mưa lũ và các chức năng bảo vệ môi trường khác Tuy nhiên, rừng phòng hộ ở Văn Chấn hiện đang gặp phải rất nhiều thách thức làm giảm số lượng
và chất lượng rừng như các vấn đề về xâm lấn rừng phòng hộ của người dân địa phương, khai thác trái phép Đất rừng phòng hộ ở trạng thái Ia còn nhiều nên trong những năm gần đây thường sảy ra bão lũ gây thiệt hại lớn về đường giao thông, sản xuất nông nghiệp, thiệt hại về tài sản cũng như tính mạng của người dân, điển hình như lũ quét ngày 28 tháng 9 năm 2007 tại xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn làm chết và mất tích 52 người, cuốn trôi trên 60 ngôi nhà, đường Quốc lộ 32 bị sạt lở hang trăm điểm,…
Nghiên cứu về hiện trạng của những thách thức đối với rừng phòng hộ và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm phát triển rừng phòng hộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội của huyện Văn Chấn Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu, đánh giá nào một cách toàn diện và
hệ thống về vấn đề này, chủ yếu mới dừng lai đánh giá tình hình triển khai thực
hiện kế hoạch Xuất phát từ yêu cầu đó, đề tài "Nghiên cứu thực trạng và một
số giải pháp phát triển rừng phòng hộ tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái" đặt
ra là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn nhằm tổng kết và đánh giá được thực trạng
và các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phát triển rừng phòng hộ tại huyện Văn Chấn, rút ra những bài học kinh nghiệm cũng như đề xuất một số khuyến nghị cho việc phát triển nhân rộng
Trang 14huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, r t ra được ưu, nhược điểm cũng như bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý rừng
- Xây dựng được một số luận cứ cho việc đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng phòng hộ tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm quản
lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Trang 15Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Trên thế giới
Phát huy hiệu quả trồng rừng là vấn đề mà các nhà khoa học luôn quan tâm nghiên cứu Cơ sở khoa học cho việc phát triển trồng rừng ở các nước phát triển đã tương đối hoàn thiện từ công tác giống tới các biện pháp tác động cho từng loại rừng, phục vụ đắc lực cho sản xuất lâm nghiệp
1.1.1 Các biện pháp quản lý rừng
Sự gia tăng dân số gây sức ép rất lớn đối với tài nguyên rừng, phương thức quản lý rừng theo hướng tiếp cận đơn mục đích (chỉ ch ý tới khai thác bền vững tài nguyên gỗ) đã không còn phù hợp nữa, xã hội loài người bắt đầu hướng tới một phương thức quản lý rừng mới mang tính bền vững hơn đó là phương thức quản lý rừng đa mục đích
Quản lý rừng theo hướng tiếp cận mới - quản lý đa mục đích là một đóng góp rất đáng kể cùng với sự phát triển của ngành Lâm nghiệp, sự phát triển đó phải mang lại lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội, có thể cân bằng giữa nhu cầu hiện tại
và tương lai [25] Giai đoạn đầu thế kỷ XX, vai trò của người dân trong công tác quản lý rừng chưa được ch ý tới Do vậy, người dân chỉ biết khai thác lâm sản và phá rừng lấy đất canh tác nương rẫy mà không hề quan tâm tới việc xây dựng và phát triển vốn rừng dẫn tới tài nguyên rừng trong giai đoạn này bị suy thoái nghiêm trọng [41]
Việc quản lý rừng theo phương thức tập trung đã không mang lại kết quả trong quản lý tài nguyên rừng như mong muốn của các nhà quản lý, người ta bắt đầu nhận thấy tầm quan trọng của người dân, cộng đồng địa phương trong việc tham gia quản lý tài nguyên rừng đó là cơ sở của sự ra đời phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng và khái niệm đồng quản lý trong tài nguyên rừng cũng được ra đời từ đó Phương thức quản lý rừng cộng đồng xuất hiện đầu tiên ở ấn Độ
và dần dần biến thái thành các hình thức quản lý khác nhau như lâm nghiệp trang
Trang 16trại, lâm nghiệp xã hội (Nêpan, Thái Lan, Philippines, ) [26] Trong việc xây dựng mối quan hệ đồng quản lý tài nguyên rừng thì vai trò của người dân được nhắc tới nhiều hơn, việc đồng quản lý nhằm gắn chặt quyền lợi với nghĩa vụ của người dân khi tham gia quản lý rừng, để người dân thực sự cảm nhận được vai trò làm chủ của mình đối với tài nguyên rừng khi tham gia vào công tác quản lý rừng Nhờ việc thực hiện theo phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng, thực hiện đồng quản lý trong việc chia sẻ lợi ích mà tại Ấn Độ đã có hơn 63.000 nhóm - tổ tham gia vào các chương trình trồng mới 14 triệu ha rừng, mang lại hiệu quả tích cực trong việc phục hồi và phát triển rừng của đất nước, góp phần giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn về lợi ích giữa nhà nước và người dân địa phương
Ở Nam Phi tại vườn quốc gia Richtersveld việc nghiên cứu tìm ra phương thức hợp tác quản lý với cộng đồng dân cư dựa trên hương ước quản lý bảo vệ rừng, trong đó người dân cam kết bảo vệ đa dạng sinh học trên địa phận của mình còn chính quyền và ban quản lý hỗ trợ người dân xây dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội khác đã đóng góp rất tích cực cho việc thực hiện quản
lý rừng tại Vườn quốc gia [38] Chính sách của nhà nước về các giải pháp kinh tế,
xã hội có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý rừng Một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới hiệu quả của công tác quản lý rừng đó là sự rõ ràng trong quyền sử dụng/sở hữu rừng và đất rừng
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy những nơi mà quyền sở hữu/sử dụng về rừng và đất rừng không được xác định rõ thì tài nguyên rừng nhanh chóng bị khai thác cạn kiệt và chuyển sang các mục đích sử dụng khác, không khuyến khích được việc bảo vệ đất, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức vì lợi ích kinh tế trước mắt Vì vậy, sự tham gia của các cộng đồng trong quản lý và sử dụng đất được xem
là một trong những chìa khoá để nâng cao hiệu quả sử dụng đất Một số nghiên cứu cho thấy các mối quan hệ truyền thống trong xã hội có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề về sở hữu/sử dụng tài nguyên (Laslo Pancel, 1993) [47] Thông qua các nghiên cứu và thực tiễn sản xuất, chính phủ các nước đã đưa ra các chương trình quan trọng như “Lâm nghiệp cộng đồng”, các chính sách quản lý tài
Trang 17nguyên thiên nhiên và đều ch trọng đến sự tham gia của người dân, sự phân cấp và chuyển giao trách nhiệm quản lý tài nguyên sang các cộng đồng địa phương và các nhóm sử dụng Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, mâu thuẫn giữa việc muốn bảo
vệ rừng và đất rừng của nhà nước và lợi ích của cộng đồng địa phương có thể gây nên những xung đột về sử dụng tài nguyên ở vùng rừng và đất rừng phòng hộ đầu nguồn cho các hồ thủy điện Kết quả của sự canh tác nông nghiệp không hợp lý dẫn đến xói mòn và rửa trôi đất xuống lòng hồ làm suy giảm tuổi thọ của hồ thuỷ điện
Từ thực tế trên, một số quốc gia đã đưa ra các biện pháp chống xói mòn như: Biện pháp sử dụng đất tổng hợp để kiểm soát xói mòn xuống lòng hồ, đồng thời nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi cho người dân, biện pháp đắp bờ, trồng cây theo đường đồng mức, trồng băng cây phân xanh hay cỏ lâu năm (Indonesia), canh tác trên đất dốc với 4 mô hình SALT (Philippines)
Như vậy, có thể thấy rằng người dân đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sử dụng đất bền vững và là nhân tố quyết định tới việc quản lý bảo vệ, phục hồi rừng phòng hộ Ở Trung Quốc, Chính phủ khuyến khích sự tham gia của người dân thông qua hệ thống hợp đồng quản lý đất (dẫn theo Vương Văn Quỳnh và cộng
sự, 2000) [37] Ngoài ra, thông qua các chính sách đất đai cũng đã giải quyết được vấn đề như th c đẩy kinh tế, bình đẳng và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và
sử dụng đất bền vững (Ulrich,1996 ) (dẫn theo Nguyễn Văn Hùng, 2002) [24] Như vậy, sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức, các chính sách về đất đai, dựa trên những mục tiêu củng cố vai trò của người dân địa phương, trong đó việc xác định rõ quyền sở hữu/sử dụng đất đai được coi như là cơ bản cho việc sử dụng đất hiệu quả, bền vững và bảo vệ tài nguyên
1.1.2 Sử dụng đất vùng phòng hộ
Sức ép dân số lên tài nguyên đất đai ngày càng lớn, việc dân số gia tăng đòi hỏi con người phải sử dụng triệt để và có hiệu quả mọi diện tích đất vốn có, do vậy việc sử dụng đất ở khu vực phòng hộ đầu nguồn là không thể tránh khỏi Những thành tựu về phân loại đất và xây dựng bản đồ đất đã được sử dụng làm cơ sở quan trọng cho việc tăng năng suất và sử dụng đất đai một cách có hiệu quả Tuy nhiên,
Trang 18việc sử dụng đất ở vùng phòng hộ đầu nguồn làm sao vừa mang lại hiệu quả kinh tế đáp ứng nhu cầu sống của người dân sở tại mà lại không làm giảm vai trò phòng hộ đầu nguồn của rừng là một nhu cầu thực tế đòi hỏi các nhà khoa học phải quan tâm nghiên cứu
Mô hình sử dụng đất đầu tiên là du canh, đất được phát quang để canh tác trong một thời gian ngắn (Conklin, 1957) Du canh còn đang được xem xét như một góc nhìn để quản lý tài nguyên rừng, trong đó có đất đai được luân canh nhằm khai thác năng lượng và vốn dinh dưỡng của hệ thực vật - đất của hiện trường canh tác (Mc Grath, 1987) (Dẫn theo Nguyễn Văn Hùng, 2002) [24] Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng nhanh chóng về dân số thì chu kỳ bỏ hóa đất đai trong phương thức du canh ngày càng ngắn dần, con người bóc lột tiềm năng của đất mà không cung cấp trở lại nhằm duy trì tiềm năng sản xuất đó, mặt khác phương thức du canh dẫn theo hiện tượng phá rừng làm nương rẫy hậu quả là diện tích rừng bị suy giảm nhanh chóng, giảm độ che phủ và tăng diện tích đất trống đồi n i trọc làm suy giảm nghiêm trọng vai trò phòng hộ môi trường của rừng Phát triển lên một bước nữa trong phương thức sử dụng đất là sự ra đời của phương thức Taungya Phương thức Taungya được ra đời sau phương thức du canh ở vùng nhiệt đới (Blanford, 1958) Đây là phương thức được U Pankle đề xuất năm 1806, theo đó đã trồng xen cây
nông nghiệp ngắn ngày vào rừng Tếch (Tectona grandis) chưa khép tán Sau này,
hệ thống Taungya cải tiến dần và được coi như là một hệ thống sử dụng đất có hiệu quả cả về kinh tế lẫn môi trường sinh thái trên thế giới (Nair, 1987) Một phương thức sử dụng đất khác được King (1977) đưa ra thay thế phương thức Taungya ở Myanmar trên điều kiện đất dốc đồi n i đó là phương thức canh tác nông lâm kết hợp Đây là phương thức sử dụng đất hợp lý theo một hệ canh tác: Trồng cây nông nghiệp xen với cây lâm nghiệp và cây làm thức ăn gia s c trên cùng một khoảnh đất (Landgreen và T.B.Raintree, 1983; King, 1979; Hurley, 1983; Nair, 1989; Chun K.Lai, 1991) (Dẫn theo Nguyễn Văn Hùng, 2002) [24]
Tuy nhiên, ở mỗi nơi, mỗi châu lục việc áp dụng phương thức này có khác nhau, ví dụ: Châu Á, trồng xen cây nông nghiệp dưới tán rừng mới trồng trong mấy
Trang 19năm đầu; New Zealand và Australia, dưới dạng rừng và đồng cỏ; Châu Phi và Châu
Mỹ la tinh, dưới dạng trồng xen rừng phòng hộ, cây lấy củi và cây nông nghiệp,
Hệ thống kỹ thuật canh tác trên đất dốc (SALT) nhằm sử dụng đất dốc bền vững của Trung tâm đời sống nông thôn Bapstit Mindanao - Philippines năm 1970 xây dựng gồm 4 mô hình tổng hợp về kỹ thuật canh tác nông nghiệp bền vững trên đất dốc đó là mô hình SALT1, SALT2, SALT3, SALT4, đây là những mô hình tổng hợp dựa trên cơ sở các biện pháp bảo vệ đất với sản xuất lương thực - kỹ thuật canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi trên đất dốc [36] Ngoài ra, mỗi quốc gia còn nghiên cứu và đề xuất các mô hình thích ứng riêng như: Ở Ấn Độ, phương thức
sử dụng đất chủ yếu là mô hình trồng xen giữa các loài cây công nghiệp, lương thực, gỗ, tre nứa theo hệ thống nông lâm kết hợp được bố trí rất khoa học và chặt chẽ có xem xét đến điều kiện kinh tế xã hội cụ thể nơi gây trồng Ở Inđônêxia, công
ty Lâm nghiệp nhà nước chọn đất và hướng dẫn người dân trồng cây nông - lâm nghiệp, sau hai năm nông dân sử dụng sản phẩm nông nghiệp và bàn giao lại rừng cho Công ty, mô hình làng Lâm nghiệp “Ladang” rất được ch ý
1.1.3 Các biện pháp kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ
Từ những năm 1930 giải pháp phục hồi rừng phòng hộ bằng biện pháp tái sinh rừng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, trong đó vấn đề được quan tâm đặc biệt là thế hệ cây tái sinh có tổ thành giống hay khác biệt với tổ thành tầng cây cao (Mibbread, 1930; Richards, 1933, 1939, 1965; Aubrerille, 1938; Beard, 1946; Lebrun và Gibert,1954 ; Jones, 1955,1956; Schultz, 1960; Baur, 1964; Rollet, 1969) [1], [49], [48] Tiếp đó một số vấn đề về tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới đã được nghiên cứu như hiệu quả của các phương thức xử lý lâm sinh đến tái sinh các loài cây mục đích trong các kiểu rừng (Kennedy, 1935; Lancaster, 1953; Taylor, 1954; Jones, 1960; Foggie, 1960; Rosevear, 1974) [1]; phương thức chặt dần tái sinh ở dưới tán (Schultz, 1960); phương thức chặt dần nhiệt đới (Brooks, 1941; Ayoliffe, 1952 ); phương thức chặt dần nâng cao vòm lá ở Andamann (Griffith, 1947; Barnerji, 1959); phương thức chặt rừng đều tuổi ở Malaysia (Bernard, 1950-1954); Wyatt Smith,1961, 1963), phương thức đồng hoá tầng trên (Nichalson,
Trang 201958; Maudova, 1951, 1954) [1] Đây là những nghiên cứu có hệ thống nhằm điều tiết tổ thành cây tái sinh tạo nên những lâm phần rừng có cấu tr c hỗn loài, nhiều tầng, khác tuổi và bền vững Ngoài ra, rất nhiều công trình nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến tái sinh rừng như: Ánh sáng, độ ẩm của đất, kết cấu quần thụ, cây bụi, dây leo và thảm tươi đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tái sinh rừng Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đưa ra được các giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn kết hợp với yếu tố con người, để có được hệ sinh thái nhân văn bền vững Biện pháp kỹ thuật trong xây dựng rừng phòng hộ cũng rất được quan tâm nghiên cứu
Ở Liên Xô và Trung Quốc thường dùng công thức để xác định diện tích rừng chống xói mòn ở đất dốc là:
F =
AxK1 Pxk 2
H Với F là diện tích rừng bảo vệ dốc (ha), A là diện tích bậc thang mà diện tích rừng bảo vệ dốc phải phòng chống xói mòn (ha), P là diện tích đồng cỏ mà diện tích rừng bảo vệ dốc phải phòng chống (ha); K1 là độ dày tầng nước mặt lớn nhất của dòng nước mặt sản sinh ra trên mỗi ha ruộng bậc thang (mm/phút); k2
là độ đầy tầng nước mặt lớn nhất của dòng nước mặt sản sinh ra trên mỗi ha đồng cỏ (mm/phút) và h là sức hút nước của đất rừng (mm/phút)[42]
Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, một số nước trên thế giới đã áp dụng phương pháp khoảnh nuôi xúc tiến tái sinh, trồng bổ sung, bảo vệ ngăn ngừa các tác động xấu tới rừng Tại Malaysia đã xây dựng rừng nhiều tầng với việc
sử dụng 2 loài cây trồng khác nhau; Nhật Bản cũng đã tạo rừng nhiều tầng bằng cách khai thác rừng theo bằng rộng 4 - 5 m và sau đó trồng mới vào các bằng rừng
đã chặt
Biện pháp kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ ven biển cũng được quan tâm nghiên cứu Các công trình nghiên cứu của V.A Lômitcôsku (1809), Dokuchaep (1982), X A Timiriazep (1983, 1909, 1911) đều cho rằng trên các hoang mạc muốn cải thiện tiểu khí hậu và cải tạo đất phải trồng rừng phòng hộ thành hệ
Trang 21thống đãi theo mạng lưới ô vuông, có kết cấu kín, có hỗn giáo nhiều tầng Ở Trung Quốc và các nước Trung Động, miền Động và Tây Châu Phi thì Phi lào được cói là loài cây chủ đạo trồng trên các vùng cát thành các hệ thống đãi có chiều rộng ít nhất ít nhất 100 - 200 m Sau đai rừng Phi lào là các đai rừng hỗn giáo hoặc thuần loài của Bạch đàn, Keo, Thông nhựa, phía trong cùng sau các đai rừng dùng để cảnh tác nông nghiệp
1.1.4 Các chính sách tổ chức, quản lý rừng phòng hộ
Từ giữa thế kỷ 20 trở lai đây, khi tài nguyên rừng ở nhiều quốc gia đã bị giảm sút nghiệm trọng, môi trường sinh thái và cuộc sống của đồng bào miền núi bị
đe doạ thì phương thức Quản lý tập trung như trước đây không còn thích hợp nữa
Người ta đã tìm mọi cách cứu vãn tình trạng suy thoái rừng thông qua việc ban
bố một số chính sách nhằm động viên và thu h t người dân tham giá Quản lý và sử dụng tài nguyên rừng Phương thức Quản lý rừng cộng đồng (hay lâm nghiệp cộng đồng) xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ và dần dần biến thái thành các hình thức quản lý khác nhau như lâm nghiệp trang trại, lâm nghiệp xã hội (Nêpan, Thái Lan, Philippin, )
Nhằm khắc phục tình trạng khai thác rừng quá mức, các nhà khoa học cũng
đã nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý rừng như: Các nhà lâm học Đức (Heyer - 1883 [48]) đã đề xuất nguyên tắc lợi dụng lâu bền đối với rừng thuần loại đồng tuổi
Vào cuối thế kỷ XX, khi tài nguyên rừng đã bị suy thoái nghiệm trọng thì con người mới nhận thức được rằng tài nguyên rừng là có hạn và đang bị suy giảm nhành chóng, nhất là tài nguyên rừng nhiệt đới Nếu theo đà mất rừng mỗi năm khoảng 15 triệu ha như số liệu thống kê của FAO [47] thì chỉ hơn 100 năm nữa rừng nhiệt đới hoàn toàn bị biến mất, loài người sẽ chịu những thảm hoạ khôn lường về kinh tế, xã hội và môi trường
Theo báo cáo của Oli Krishna Prasad (1999) [50], tại Khu bảo tồn Hoàng gia Chitwan ở Nepal, để quản lý rừng bền vững, cộng đồng dân cư vùng đệm được tham giá hợp tác với một số bên liên quan trong việc quản lý tài nguyên vùng đệm phục vụ cho du lịch Lợi ích của cộng đồng khi tham giá Quản lý tài nguyên là
Trang 22khoảng 30 - 50% thu được từ du lịch hằng năm sẽ được đầu từ trở lai cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng
1.2.1 Các biện pháp quản lý rừng
Ở nước ta vấn đề quản lý rừng cũng có sự phát triển cùng với giai đoạn phát triển của đất nước Trước những năm 1945, diện tích rừng của ch ng ta còn lớn, dân
số còn ít, nhu cầu của con người đối với các sản vật từ rừng còn được đáp ứng đầy
đủ do vậy mà vấn đề quản lý rừng chưa được quan tâm ch trọng Thời kỳ từ 1946 -
1990 cùng với sự ra đời của ngành lâm nghiệp thì vấn đề quản lý rừng cũng có nhiều chuyển biến, sau khi hòa bình lập lại toàn bộ diện tích rừng được giao cho 2 nhóm đơn vị quản lý chủ yếu là lâm trường quốc doanh và hợp tác xã, trong giai đoạn này việc quản lý rừng chủ yếu chỉ nhằm khai thác gỗ theo chỉ tiêu được giao
mà không có sự quan tâm phát triển vốn rừng, do vậy giai đoạn này tài nguyên rừng
bị suy giảm nghiêm trọng
Giai đoạn 1991 tới nay, ngành lâm nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực, ngành lâm nghiệp nước ta chuyển đổi cơ chế quản lý lâm nghiệp Nhà nước sang Lâm nghiệp xã hội, nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng, các biện pháp nhằm quản lý rừng đa mục đích, quản lý rừng bền vững, hợp tác quản lý trong quản lý rừng, mô hình lâm nghiệp xã hội,… ngày càng được thực hiện đầy đủ phát huy tối đa các lợi ích tổng hợp mà rừng mang lại nhằm đạt được bền vững không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả các mặt xã hội và môi trường sinh thái Vấn
đề quản lý rừng dựa vào cộng đồng, đồng quản lý tài nguyên rừng rất được ch trọng trong công tác quản lý rừng hiện nay Đồng quản lý tài nguyên rừng ở nước ta tuy
Trang 23chưa có những nghiên cứu hoàn chỉnh, nhưng trong điều kiện thực tế cho thấy phương pháp này là một trong những xu hướng phù hợp với điều kiện bảo tồn đa dạng sinh học trong các khu rừng đặc dụng Một số dự án với nội dung đồng quản lý
đã được triển khai ở một số vùng như Dự án quản lý vùng chiến lược kết hợp với bảo tồn thiên nhiên (MOSAIC) do UASID/WWF tài trợ triển khai ở phía Tây tỉnh Quảng Nam, trong đó có nội dung thử nghiệm đồng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh tiến hành năm 2001; dự án về đồng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế do tổ chức Catherine T Macarthur Foundation tài trợ Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng mô hình đồng quản lý khu bảo tồn giữa cộng đồng dân cư và các tổ chức, cơ quan liên quan (bao gồm cả tổ chức chính phủ và phi chính phủ) và dự án được thực hiện trong thời gian gần đây nhất có liên quan tới
đồng quản lý và quản lý rừng đa mục đích đó là dự án “Xây dựng mô hình quản lý
rừng đa mục đích tại tỉnh Lâm Đồng” là những bước tiến mới trong quản lý rừng ở
nước ta hiện nay Các nghiên cứu gần đây về “đồng quản lý rừng” tại khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, tỉnh Quảng Nam, khu bảo tồn thiên nhiên Copia, tỉnh Sơn
La và tại vườn quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đăk Lăk bước đầu đã chỉ ra được kinh nghiệm đồng quản lý rừng tại nơi nghiên cứu và cũng là những gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo về đồng quản lý rừng ở các địa phương khác Giải pháp kinh tế,
xã hội đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý rừng của nước ta hiện nay Để có thể triển khai thực hiện một cách hiệu quả cơ chế đồng quản lý, mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng,… thì việc giải quyết mâu thuẫn về lợi ích giữa nhà nước và người dân địa phương có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại trong quản lý rừng Việc xác định cơ chế chia sẻ lợi ích, gắn chặt quyền và nghĩa vụ của người dân đối với rừng rất được nhà nước ta quan tâm trong thời gian qua và đã được thể chế hóa thông qua hệ thống văn bản chính sách, có thể thống kê một số vấn
đề liên quan tới rừng phòng hộ như:
- Giao rừng và đất rừng phòng hộ
Giao rừng và đất rừng phòng hộ tới chủ sở hữu, sử dụng cụ thể được xem là giải pháp phục hồi, bảo vệ rừng phòng hộ rất có hiệu quả và đã được thể chế hóa
Trang 24trong các văn bản luật như: Luật Đất đai năm 1993, 1998 và 2003 [31]; [32]; [33], Luật bảo vệ phát triển rừng 2004 [10], Nghị định số 02/CP, Nghị định 63/1999/NĐ-
CP [20]; [21] Đối tượng giao đất rừng là Ban quản lý rừng phòng hộ, các tổ chức của Nhà nước, lực lượng vũ trang; một số rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu, đất khu phòng hộ đầu nguồn phân tán không đủ điều kiện để thành lập Ban Quản lý rừng thì giao cho các tổ chức khác, chi cục kiểm lâm, hộ gia đình, cá nhân, theo hướng dẫn của Bộ NN & PTNT Hạn mức và thời hạn giao đất theo quy định của Nhà nước (30 - 50 năm), rừng phòng hộ đầu nguồn, giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ; rừng phòng hộ kết hợp với mục đích khác giao cho tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân,
- Cho thuê, giao khoán đất và thu hồi rừng phòng hộ
Điều 25 Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 quy định: Nhà nước cho tổ
chức kinh tế thuê rừng phòng hộ trả tiền hàng năm để bảo vệ phát triển rừng kết hợp sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng,
du lịch sinh thái, môi trường Việc quy định về việc giao khoán rừng và đất rừng phòng hộ được thực hiện theo Quyết định số 202/TTg ngày 02 tháng 05 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ ban hành bản quy định về việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi x c tiến tái sinh và trồng rừng, theo đó đối tượng được phép giao đất, giao rừng phòng hộ bao gồm: Các ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý dự án
661 về rừng phòng hộ và các hộ được nhận khoán bao gồm: hộ gia đình; cá nhân; các cơ quan; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang; các trường học; các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế gọi chung là hộ nhận khoán (Điều 2 - Quyết định số 202/TTg) Hạn mức giao, thời hạn giao, cho thuê đất, cho thuê rừng, thu hồi đất, thu hồi rừng thực hiện theo Luật Đất đai năm 2003, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
- Chính sách đầu tư và tín dụng
Chính phủ và các tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư cho hộ gia đình tham gia bảo vệ và xây dựng rừng phòng hộ như: Cấp tiền trồng rừng, bảo vệ rừng,
Trang 25vay vốn không lãi, khoanh nuôi x c tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung, hỗ trợ cho
hộ gia đình tự bỏ vốn trồng rừng (từ 50.000 đồng đến 2,5 triệu đồng/ha), suất đầu tư
là 2,5; 4; 6; 10 triệu đồng/ha (Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng) [19], Ngoài ra, đầu
tư nước ngoài cũng được ưu đãi (Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 2000) [34], đầu tư khoa học công nghệ và môi trường trong nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, (Quyết định 225/1999/QĐ-TTg, ngày 10/12/1999) [18] Tín dụng ưu đãi đầu tư, thương mại và khuyến khích tiêu thụ sản phẩm thể hiện ở các hình thức khác nhau như cho vay, hỗ trợ lãi suất và bảo lãnh tín dụng với mức vay và lãi suất
ưu đãi khi có đảm bảo tiền vay của các cấp có thẩm quyền hoặc phương án sản xuất hiệu quả Đối tượng không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập là các hoạt động kinh doanh, buôn chuyến các loại hàng hoá là nông, lâm sản chưa qua chế biến, khuyến khích các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp với người sản xuất (Nghị quyết số 9/2000/NQ-CP ngày 15/06/2000, Thông tư số 91/2000/TT/BTC ngày 6/9/2000) [11]; [17]
- Khai thác rừng phòng hộ và hưởng lợi
Theo quy định tại điều 24 Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và
rừng sản xuất là rừng tự nhiên (ban hành theo Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg
ngày 11/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ) quy định về quyền lợi của các hộ nhận khoán và tham gia đầu tư xây dựng rừng phòng hộ như sau:
+ Trường hợp nhà nước đầu tư vốn và giao khoán cho các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân tham gia trồng mới, khoanh nuôi phục hồi rừng, bảo vệ rừng nếu đảm bảo những nghĩa vụ theo hợp đồng được giao thì được hưởng quyền lợi sau: Được hưởng sản phẩm tỉa thưa, các sản phẩm không gây hại tới tán rừng (hoa, quả, nhựa,…), được nhận tiền công khoán bảo vệ rừng, tiền hỗ trợ trồng mới, khoanh nuôi x c tiến tái sinh rừng, được khai thác củi khô,…
+ Trường hợp hộ tự đầu tư trồng mới rừng, khoanh nuôi x c tiến tái sinh rừng thì được hưởng 100% sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp khi rừng đạt tuổi khai thác Việc thực hiện khai thác gỗ và lâm sản đối với rừng phòng hộ được thực
hiện theo Quyết định số 02/1999/QĐ-BNN-PTLN ngày 05/01/1999, Điều 47 Luật
Trang 26Bảo vệ phát triển rừng năm 2004) [12]; [10] Quy chế quản lý ba loại rừng (ban
hành kèm theo Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/01/2001), quy định tính nguyên tắc về khai thác tận dụng lâm sản trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng được phục hồi bằng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên từ đất không có rừng với thủ tục khai thác, thực hiện khai thác, kiểm tra giám sát việc thực hiện phải theo đ ng quy định [16]
Ngoài ra, còn nhiều quy định về quyền hưởng lợi của cá nhân và tổ chức của bên thuê khoán, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp được thể hiện ở nhiều văn bản khác (Thông tư liên tịch số 28/1999/TT-LT ngày 3/2/1999 của Bộ NN&PTNT, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện quyết định 661/TTg ngày 27/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ [13]); Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp [14]; Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng,… [15]
1.2.2 Sử dụng đất vùng phòng hộ
Công tác quy hoạch sử dụng đất vùng phòng hộ đầu nguồn rất được quan tâm nghiên cứu Phạm Văn Điển và các cộng sự đã tập hợp các công trình nghiên
cứu trong nước và cho xuất bản cuốn “Sổ tay kỹ thuật quản lý rừng phòng hộ đầu
nguồn”, trong đó đã đề cập khá kỹ về mục đích, nguyên tắc, nhiệm vụ và phương
pháp quy hoạch sử dụng đất vùng phòng hộ đầu nguồn, đây được xem là công trình nghiên cứu mang tính tổng hợp và có ý nghĩa rất lớn trong vấn đề quy hoạch sử dụng đất vùng phòng hộ đầu nguồn ở nước ta hiện nay [23] Nguyễn Xuân Quát (1996) đã nghiên cứu “Sử dụng đất tổng hợp và bền vững”, kết quả đã phân tích và đưa ra được các mô hình sử dụng đất tổng hợp và bền vững, khoanh nuôi và phục hồi rừng Việt Nam, bước đầu đề xuất tập đoàn cây trồng thích ứng cho các mô hình này [36] Ngoài ra, nhiều tác giả khác cũng có những nghiên cứu và phân loại đất rừng trên cơ sở những đặc điểm cơ bản của đất rừng Việt Nam, ví dụ: công trình
“Đất rừng Việt Nam” của Nguyễn Ngọc Bình (1986) [3] Tác giả Nguyễn Huy Phồn
Trang 27(1992) đã nghiên cứu đánh giá loại đất chủ yếu trong Nông - Lâm nghiệp, xây dựng bản đồ thích nghi sử dụng đất cho một số loại đất chính phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế và môi trường cho toàn vùng nghiên cứu [30] Nghiên cứu sử dụng một số cây họ đậu trong canh tác rẫy để cải tạo đất, r t ngắn thời gian bỏ hoá ở Tây Bắc cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu như Trần Đức Viên (1991); Hoàng Xuân Tý (1995); Ngô Đình Quế và cộng sự (2001) [46]; [43]; [35] Bên cạnh đó, vấn đề sử dụng đất ở vùng hồ thuỷ điện nước ta cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm,
trong đó phải kể đến các công trình tiêu biểu như: Nghiên cứu định hướng các giải
pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng hồ của Trần Thanh Bình (1991);
Nguyễn Đình Tư (1992) [2], [44]; Nghiên cứu kỹ thuật và công nghệ canh tác trên
đất dốc của Nguyễn Xuân Quát (1994); của Thái Phiên và Nguyễn Tử Siêm (1996,
1999); của Trần Đức Viên (1995 – 1997), [46], [29], [40] Tuy nhiên, ở vùng lòng
hồ đất nông nghiệp chủ yếu là nương rẫy còn ruộng nước chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số đất nông nghiệp Do đó, sử dụng đất trong vùng hồ đạt hiệu quả chưa cao, áp lực lên tài nguyên rừng phòng hộ còn rất lớn
1.2.3 Các giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng phòng hộ
Vấn đề quản lý, xây dựng phục hồi rừng phòng hộ bao gồm cả rừng phòng
hộ đầu nguồn rất được quan tâm nghiên cứu và đã được thể chế hóa thông qua Quy
chế quản lý, sử dụng rừng phòng hộ ban hành kèm theo quyết định số 1171, ngày
30 tháng 12 năm 1986 của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp nay là Bộ NN&PTNT; tiếp
đó, những quy định chi tiết, cụ thể về yêu cầu kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ đầu
nguồn tại Quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn (QPN-13-91) ban
hành kèm theo Quyết định số 134-QĐ/KT ngày 4/4/1991 của Bộ trưởng Bộ Lâm
nghiệp nay là Bộ NN&PTNT; Quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến
tái sinh kết hợp trồng bổ sung (QPN 21-98) ban hành kèm theo Quyết định số
175/1998/QĐ/ BNN/KHCN ngày 04/11/1998 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &
PTNT; Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về
mục tiêu nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ
Trang 28về việc ban hành Quy chế quản lý rừng, và rất nhiều các văn bản pháp lý khác
Thông qua các Quy phạm ngành đã được ban hành có thể thấy rằng 2 giải pháp kỹ thuật chủ yếu đề phục hồi và phát triển rừng phòng hộ, đó là trồng rừng và khoanh nuôi x c tiến tái sinh có trồng bổ sung đang rất được quan tâm ở nước ta Điều này được thể hiện trong 2 quy phạm ngành QPN 14-92 và QPN 21-98 [4]; [5]; [6]; [7]; [8]; [9] Đây được xem là 2 giải pháp rất phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta hiện nay, khi nền kinh tế còn khó khăn, mức đầu tư cho phục hồi rừng còn hạn chế Các nghiên cứu về khoanh nuôi phục hồi rừng cũng rất được quan tâm Có thể kể
đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như Bước đầu nghiên cứu rừng miền
Bắc Việt Nam (Trần Ngũ Phương, 1964, 1990) [27]; [28], nghiên cứu khả năng phục hồi lại rừng phòng hộ đầu nguồn ở Mù Căng Chải - Yên Bái trên đất nương rẫy (Lâm Ph c Cố, 1994) [22], nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác rẫy rút ngắn thời gian bỏ hoá theo hướng sử dụng đất bền vững ở Tây Bắc (Ngô Đình Quế và cs,
2001) [35]; nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh tự nhiên ở Bắc Kạn và Thái
Nguyên (Phạm Ngọc Thường, 2002), trong đó tác giả đã đề xuất giải pháp kỹ thuật
lâm sinh phục hồi rừng dựa trên 4 tiêu chí: Hiện trạng thảm thực vật phục hồi, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và điều kiện xã hội cần áp dụng nhằm phục hồi rừng sau nương rẫy ở Bắc Thái [45] Ngoài ra, còn có rất nhiều tác giả nghiên cứu về khả năng phục hồi của rừng như nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa lá rộng thường xanh (Trần Ngũ Phương, 1999), rừng sau khai thác hoặc làm nương rẫy lặp
đi lặp lại nhiều lần thì sẽ hình thành đất trống, đồi n i trọc, nếu tự nó sẽ phát triển trở lại, chuyển từ thực vật hoang dã - trảng cây bụi - dạng thực bì cao hơn - phục hồi gần giống rừng khí hậu ban đầu [28] Giải pháp phục hồi rừng phòng hộ bằng biện pháp trồng rừng cũng rất được quan tâm nghiên cứu trong đó, việc lựa chọn loài cây trồng là một khâu rất được ch ý vì nó góp phần quyết định đến khả năng phòng hộ của rừng Hoàng Liên Sơn và các cộng tác viên (2005) [39] đã tổng kết và đưa ra danh sách 50 loài cây chia làm 4 nhóm chính được sử dụng cho trồng rừng phòng hộ trong Dự án 661 trên phạm vi toàn quốc Võ Đại Hải, Nguyễn Xuân Quát
và Đào Công Khanh (1997) đã nghiên cứu xác định chủng loại cây bản địa phục vụ
Trang 29cho trồng rừng phòng hộ ở một số vùng trọng điểm, kết quả các tác giả đã đưa ra
mô hình trồng rừng phòng hộ dự tuyển cho 7 vùng sinh thái lâm nghiệp trên cả nước Căn cứ vào các loài cây trồng rừng phòng hộ đầu nguồn có thể chia các mô hình trồng rừng phòng hộ đầu nguồn thành 4 nhóm chính là cây bản địa trồng hỗn giao với nhau và cây bản địa hỗn giao với cây phù trợ; các loài Thông trồng thuần loài và Thông trồng hỗn giao với các loài cây khác; các loài Keo trồng thuần loài và Keo trồng hỗn giao với các loài cây khác; các loài Tre, Luồng trồng thuần loài Trong những năm gần đây, các mô hình này đa dạng và được phát triển rộng hơn ở
nhiều tỉnh [39]
1.2.4 Các chính sách tổ chức, quản lý rừng phòng hộ
Việc tổ chức quản lý rừng phòng hộ đã được quy định cụ thể trong
nhiều các văn bản pháp quy của Nhà nước như Quy chế Quản lý rừng phòng hộ,
rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên ban hành theo Quyết định số
08/2001/ QĐ-TTg ngày 11/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ; Luật Bảo vệ và Phát
triển rừng năm 2004; Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/ QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thí hành Luật Bảo
vệ và phát triển rừng, theo đó việc tổ chức, Quản lý rừng phòng hộ nước ta có thể
tóm tắt như sau:
Rừng phòng hộ nói ch ng và rừng phòng hộ Bảo vệ môi trường nói riêng được Nhà nước thống nhất quản lý xác lập thành hệ thống các khu rừng phòng hộ quốc giá do Bộ NN & PTNT trực tiếp quản lý Trong khung tổ chức Quản lý của
Bộ NN & PTNT có 2 Cục liên Quản đến Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn là: 1) Cục Lâm nghiệp - chịu trách nhiệm về các hoạt động phục hồi, phát triển vốn rừng phòng hộ, các chính sách Quản lý và khuyến lâm; 2) Cục Kiểm lâm - chịu trách nhiệm bảo vệ, phòng chống cháy rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, ở cấp tỉnh có Chi cục Lâm nghiệp và Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở NN & PTNT; ở cấp huyện có các phòng Kinh tế (phòng NN & PTNT) và hạt kiểm lâm
Mỗi khu rừng phòng hộ được xác lập, tổ chức quản lý theo mục đích sử
Trang 30dụng trên từng địa bàn cụ thể và có chủ quản lý Chủ rừng được giáo quản lý rừng
và quyền sử dụng đất, chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử dụng hợp
lý tài nguyên rừng theo quy định của pháp luật và không được trái với Quy chế Quản rừng phòng hộ, Luật Bảo vệ Phát triển rừng
Tuỳ theo quy mô, tinh chất, mức độ q uan trọng của mỗi khu rừng phòng hộ để thành lập Ban Quản lý, trường hợp đặc biệt có quy mô diện tích tập trung từ 5.000 ha trở lên được thành lập Ban qu ản lý , hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu Khu rừng phòng hộ có diện tích tập trung từ 20.000 ha trở lên, được tổ chức Hạt Kiểm lâm trực thuộc Ban Quản lý rừng phòng
hộ, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyển môn nghiệp vụ của cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh Những khu rừng phòng hộ có diện tích dưới 5.000 ha (tập trung hoặc không tập trung) không thành lập Ban quản lý mà giao cho các tổ chức khác, hộ gia đình,
cá nhân quản lý, bảo vệ, xây dựng
1.2.5 Công tác quản lý rừng tại Yên Bái
Đã từ lâu, Rừng và công tác Quản lý bảo vệ và phát triển rừng luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội Nó góp phần to lớn trong việc phát triển kinh tế
- xã hội và an ninh quốc phòng Ngày nay rừng và công tác quản lý bảo vệ rừng còn mang lại lợi ích trong việc bảo vệ môi trường sinh thái Yên Bái cũng như các tỉnh miền n i đang lấy kinh tế rừng là một trong những động lực để phát triển kinh
tế của địa phương Với tổng diện tích tự nhiên 688.672,8 ha, trong đó diện tích có rừng là 410.792 ha, chiếm 60% diện tích tự nhiên đưa độ che phủ rừng đạt 58,1% Yên Bái là một tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất cả nước Có được kết quả trên là do sự chỉ đạo của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương trong việc xây dựng phương án qui hoạch, kế hoạch quản lý bảo vệ rừng và phát triển vốn rừng Hàng năm, Ngành Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xây dựng kế hoạch bảo vệ 164.708,7 ha rừng phòng hộ, đặc dụng thuộc dự án 5 triệu ha rừng và thực hiện ký hợp đồng giao khoán bảo vệ 55.561 ha rừng tự nhiên sản xuất sau quy hoạch bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh cho 12.000 hộ, nhóm hộ nhận khoán với đơn giá nhận khoán bảo vệ là 100.000 đồng/ha
Trang 31Toàn bộ diện tích này, hiện nay đang được người dân các địa phương nhận trông coi bảo vệ tốt thông qua hợp đồng giao khoán giữa Hạt Kiểm lâm, Uỷ ban nhân dân xã
và hộ, nhóm hộ nhận khoán Thông qua việc tổ chức thực hiện ký hợp đồng BVR ngay từ đầu năm đối với người dân địa phương tại 70 xã vùng trọng điểm những khu rừng tự nhiên còn trữ lượng và có khả năng phát triển tốt
Kiểm lâm Yên Bái không ngừng phát huy vai trò đội ngũ kiểm lâm phụ trách địa bàn và bảo vệ rừng các xã Kiểm lâm địa bàn đã được phân công về từng xã để cùng ở, cùng làm việc, trực tiếp tham mưu Chủ tịch UBND các xã, tổ chức lực lượng bảo vệ rừng trên địa bàn Lực lượng này trực tiếp cập nhật diễn biến rừng và đất lâm nghiệp Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định về kiểm lâm phụ trách địa bàn, tuần tra phát hiện xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng Chủ động xây dựng
kế hoạch phối hợp hiệp đồng giữa các lực lượng Kiểm lâm, công an, quân đội và chính quyền địa phương đã được duy trì thường xuyên Ba ngành đã thực hiện ký quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR Những thông tin quân báo, mật vụ của Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh về các vụ khai thác lâm sản trái phép và cháy rừng trên địa bàn đã thông tin kịp thời, vì thế mà các địa phương
đã có kế hoạch biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời
Tình trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển, chế biến, tàng trữ lâm sản và động vật rừng trái phép trên địa bàn tỉnh đã cơ bản được kiểm soát tại cơ sở, các vụ việc đã được xử lý kịp thời đ ng pháp luật không để xảy ra điểm nóng và khiếu kiện Trong
09 tháng đầu năm 2012, toàn tỉnh đã kiểm tra và lập biên bản 225 vụ việc vi
phạm (trong đó Vận chuyển lâm sản trái phép: 88 vụ; Chế biến, cất giữ lâm sản trái
phép: 67 vụ; Cháy rừng: 08 vụ; Phát nương rẫy trái phép: 45 vụ, Khai thác: 12 vụ;
Vận chuyển động vật rừng trái phép: 05 vụ) Số vụ đã xử lý: 197 vụ (Trong đó: Xử phạt hành chính: 116 vụ, Tịch thu tang vật là: 79 vụ, Khởi tố hình sự: 02 vụ) Các vụ
vi phạm đã sớm được phát hiện và nhanh chóng tìm ra đối tượng, từ đó có tính răn đe
và tác động lớn đối với công tác giáo dục Pháp luật về bảo vệ rừng
Công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng rất cần được xã hội hoá, mọi tổ chức
và người dân có điều kiện được giao rừng cho thuê rừng từ đó huy động nguồn lực
Trang 32toàn xã hội vào bảo vệ và phát triển rừng Từ việc thực hiện "Đề án giao rừng, cho
thuê rừng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008-2011", Uỷ ban nhân dân tỉnh đã giao cho
Ngành Nông nghiệp và PTNT xây dựng "Đề án, giao rừng, cho thuê rừng gắn liền
với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012-2015"
Đề án đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái phê duyệt tại Quyết định số
955/QĐ-UBND ngày 13/08/2012 Đề án lần này dự kiến giao 88.574 ha (bao gồm
toàn bộ diện đất có rừng từ các Lâm trường chuyển cho địa phương quản lý và diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu chuyển sang sản xuất Trong đó giao cho hộ gia đình,
cá nhân, cộng đồng dân cư là 54.329,2 ha và cho thuê đất là: 34.244,8 ha Theo kế
hoạch năm 2012 sẽ thực hiện giao cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với diện tích 6.960,9 ha (mỗi huyện thực hiện giao 01 xã thí điểm) và tiến hành cho thuê rừng, thuê đất từ 17.000 ha trở lên Song song với đó Lực lượng Kiểm lâm Yên Bái
đã triển khai nhiều hoạt động phòng cháy chữa cháy rừng có hiệu quả như: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, chấn chỉnh công tác phòng cháy chữa cháy rừng của các chủ rừng, tổ chức lực lượng chuyên ngành phòng cháy chữa cháy rừng, mua sắm trang thiết bị chữa cháy rừng Do thời tiết nắng hạn, khô hanh kéo dài, tập quan canh tác nương rẫy chưa được xoá bỏ; Mặc dù các địa phương đã chủ động trong công tác phòng cháy, song trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2012 vẫn xảy ra 12 vụ
cháy, trong đó diện tích có rừng là 08 vụ, với diện tích thiệt hại là 22,9 ha (Rừng
trồng: 20,2 ha, Rừng tự nhiên: 2,7 ha; 04 vụ cháy cỏ tranh lau lách thuộc rừng đang khoanh nuôi diện tích là 69,3 ha)
Nhìn chung, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở tỉnh Yên Bái đang được sự quan tâm, chỉ đạo và đầu tư mạnh mẽ của tỉnh Nhiều cá nhân, tổ chức đang tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng thông qua các hoạt động x c tiến đầu tư, tiếp cận chủ trương giao rừng, cho thuê rừng tỉnh Yên Bái Rừng Yên Bái đang được bảo vệ và ngày càng phát triển
1.2.6 Đánh giá chung
Điểm quả các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề
Trang 33tài có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
Rừng phòng hộ được quan tâm chú y ở nhiều nước trên thế giới Các công trình nghiên cứu được tiến hành khá đồng bộ trên nhiều khía cạnh khác nhau, chủ yếu tập trung vào xói mòn đất, xác định cấu trúc hợp lí của rừng, thuỷ văn rừng, các biện pháp kỹ thuật xây dựng rừng và các chính sách tổ chức q u ả n l ý rừng, Kết quả các nghiên cứu này là những tài liệu tham khảo có giá trị, định hướng cho đề tài nghiên cứu
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu xây dựng và phát triển rừng phòng hộ, được Nhà nước đặc biệt q u a n tâ m , rất nhiều các công trình nghiên cứu, các Dự án quy hoạch vùng phòng hộ đầu nguồn được phê duyệt và triển khai Các văn bản pháp luật được ban hành đã tạo hành lang pháp lí quan trọng cho việc xây dựng và phát triển rừng phòng hộ ở nước ta Trong thời gian quả, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào xói mòn đất, thủy văn rừng, cấu trúc hợp lí của rừng phòng hộ, việc đánh giá các mô hình rừng trồng phòng hộ cũng được một số tác giả quan tâm những nói chúng còn ít Đặc biệt là trong Dự án 661 đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích và huy động được nhiều nguồn lực thực hiện nên
đã xây dựng một khối lượng khá lớn rừng trồng phòng hộ, nhưng những nghiên cứu, đánh giá về vấn đề này còn hạn chế và mới chỉ thực hiện trên diện rộng, thiếu những nghiên cứu cụ thể cho từng địa phương, từng dự án cơ sở
1.3 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Văn Chấn
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
- Phía Đông giáp: Huyện Trấn Yên
- Phía Tây giáp: Thị xã Nghĩa Lộ - Huyện Trạm Tấu
- Phía Nam giáp: Huyện Phù Yên (Sơn La) - Huyện Tân Sơn (Ph Thọ)
Trang 34- Phía Bắc giáp: Huyện Văn Yên - Huyện Mù Cang Chải
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là: 120.758,50 ha, chiếm 17,53 % diện tích của Tỉnh và lớn thứ 2 về diện tích trong 9 huyện, thị, thành phố của Tỉnh
1.3.1.2 Địa hình, địa chất và thổ nhưỡng
a) Địa hình
Văn Chấn nằm ở sườn phía Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn Địa hình phức tạp, có nhiều rừng, n i, hang động, suối khe chằng chịt, thung lũng bằng phẳng Độ cao trung bình so với mặt nước biển 400m đỉnh n i cao nhất có độ cao là 2.065m Tuy địa hình khá phức tạp nhưng chia thành 3 tiểu vùng kinh tế: Vùng trong (vùng cánh đồng Mường Lò) gồm 12 xã, là vùng tương đối bằng phẳng, có cánh đồng Mường Lò rộng trên 2.400 ha đứng thứ 2 trong 4 cánh đồng Tây Bắc Vùng ngoài: gồm 9 xã, thị trấn, có lợi thế về phát triển vườn đồi, vườn rừng và trồng l a nước Vùng cao thượng huyện: gồm 10 xã, có độ cao trung bình 600 m trở lên, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, chăn nuôi đại gia s c
Đồng bằng Mường Lò, phía Đông có dãy n i Bu và n i Dông; phía Tây là dãy núi Sà Phình, hai dãy núi này vòng ra như một vành đai kiên cố bảo vệ 9 xã vùng đồng bằng Mường Lò Nhìn từ n i cao xuống, theo quan niệm xưa, đây là thế
“tả Thanh Long - hữu Bạch Hổ”, một thế địa hình để dựng nghiệp muôn đời
Vùng thượng huyện có một bộ phận thuộc dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ kéo dài quá Đông Bắc Mù Cang Chải về gần đến T Lệ hình thành đèo Khau Phạ nổi tiếng Vùng ngoài có đèo Lũng Lô và dãy n i Đá Xô, đèo ách hùng vĩ
b) Địa chất, thổ nhưỡng
Nhiều loại đất được hình thành trong điều kiện địa chất phức tạp với nhiều kiểu dạng địa hình và đá mẹ khác nhau chủ yếu gồm các loại đất feralit được phong hoá từ đá trầm tích, đá mácma và đá vôi, tầng đất dày với các khoáng vật khó phong hoá như Thạch anh, Silíc Thành phần cơ giới của đất từ thịt trung bình đến thịt nặng Những nhóm loại đất chính có trong khu vực gồm:
- Đất alít có mùn trên n i cao, được hình thành trong điều kiện mát ẩm, độ dốc lớn, không đọng nước, tầng mùn nhiều, phân bố ở các đỉnh n i cao trên 1400 m
Trang 35- Đất feralit có mùn trên n i cao và n i trung bình, được hình thành trong điều kiện ẩm mát, không có kết von và nhiều mùn Nhóm loại đất này phân bố tập trung ở các đai độ cao từ 700 m đến 1400 m
- Đất feralit đỏ vàng phát triển trên vùng đồi và n i thấp, được hình thành với quá trình feralitic rất mạnh và điển hình, màu sắc phụ thuộc vào đá mẹ và độ ẩm Nhóm loại đất này phân bố chủ yếu ở đai độ cao dưới 700 m Thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, tầng đất dầy, ít đá lẫn Đất đai khá màu mỡ, thích hợp cho nhiều loại cây trồng
- Đất dốc tụ chân đồi và ven suối, là loại đất tốt, có tầng dày, màu mỡ, phân
bố chủ yếu ở vùng thấp dưới 400 m hoặc vùng thung lũng và bồn địa
- Đất biến đổi do trồng l a, là loại đất bị biến đổi do canh tác l a nước, đất chua, quá trình Glây hoá mạnh
1.3.1.3 Khí hậu, thuỷ văn
a) Khí hậu: Văn Chấn là một huyện miền n i có đặc điểm khí hậu, thời tiết
thuộc vùng Tây Bắc, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông)
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20 - 300C Mùa đông, nhiệt độ trung bình là 170C, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2 Mùa hạ, nhiệt độ trung bình
là 270C, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7 Tổng nhiệt cả năm đạt 7.500 - 8.1000C
- Độ ẩm, ánh sáng: Độ ẩm không khí trung bình năm 83 - 87%, tháng có độ
ẩm cao nhất là 90% (tháng 3), thấp nhất là 55% (tháng 11) Lượng bốc hơi trung bình từ 770 - 780 mm/năm Thời gian chiếu sáng nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 9,
ít nhất từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Tổng số giờ nắng trong năm từ 1360 - 1730 giờ, lượng bức xạ thực tế đến được mặt đất bình quân cả năm đạt 45%
- Chế độ mưa: Được chia thành hai mùa rõ rệt, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa ít mưa, lượng mưa chiếm khoảng 20% lượng mưa cả năm Các tháng ít mưa nhất là tháng 12, 1, 2, có tháng hầu như không có mưa Từ tháng 4 đến tháng
10 hàng năm là mùa mưa nhiều, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm,
Trang 36các tháng mưa nhiều là tháng 7,8,9 Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.200 - 1.600 mm, phân bố không đồng đều trong năm Số ngày mưa trong năm khoảng
140 ngày
- Gió: Do đặc điểm địa hình lòng máng chảy theo hướng Đông Nam -Tây
Bắc nên hướng gió chủ yếu thổi theo độ mở của thung lũng Gió khô và nóng
thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm ( tập trung nhất vào tháng 5 đến tháng 7), ngày gió nóng nhiệt độ lên tới 35 đến 380 C, bình quân mỗi năm có 20 ngày gió nóng
- Bão: Do nằm trong vùng Tây Bắc nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới gây ra lũ quét, bình quân từ 4 - 6 trận/ năm
Nhìn chung khí hậu thời tiết của huyện Văn Chấn mang đặc trưng của miền
n i phía Tây Bắc thích hợp cho sự phát triển đa dạng về sinh học, phù hợp cho phát triển nhiều loại cây lâm nghiệp, cây nông nghiệp Tuy nhiên yếu tố bất lợi do khí hậu đem lại cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân
b) Thủy văn: Trên địa bàn huyện Văn Chấn có 3 hệ thống sông ngòi, suối lớn:
+ Hệ thống suối Ngòi Thia dài 104km, có diện tích lưu vực 824km2, gồm các nhánh: Ngòi Thia, Nậm Tăng, Nậm Mười, Nậm Đông
+ Hệ thống suối Ngòi Lao dài 66km, có diện tích lưu vực là 510km2
gồm các nhánh: Ngòi Phà, Ngòi T , Ngòi Mỵ
+ Hệ thống suối Ngòi H t có diện tích lưu vực thuộc Văn Chấn là 397km2, hệ thống này có nhiều suối nhỏ
Các hệ thống suối trên địa bàn huyện Văn Chấn đều bắt nguồn từ n i cao có
độ dốc lớn nên có nguồn năng lượng rất lớn có thể phục vụ phát triển kinh tế, nhưng cũng dễ gây nên các sự cố môi trường
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Văn Chấn
1.3.2.1 Nguồn nhân lực
a) Dân số và dân tộc: Huyện Văn Chấn, có 31 đơn vị hành chính cấp xã, thị
trấn (03 thị trấn và 28 xã) Xã Sơn Thịnh đồng thời là huyện lỵ Dân số 150.191
Trang 37người, gồm 18 dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Thái, Tày, Mường, Dao, H'Mông, Nùng, Hoa, Khơ M , Phù Lá, Bố Y Trong đó dân tộc Kinh chiếm 34,3%, Thái chiếm 23,4%, Tày chiếm 17,1%, Dao chiếm 9%, Mông chiếm 7,1%, Mường chiếm 7%, các dân tộc khác chiếm 2,1%, chia thành 3 vùng cư tr ; vùng ngoài đại đa số dân tộc Tày; vùng đồng bằng đa số đồng bào Thái, đồng bào Kinh
và Mường; vùng cao chủ yếu dân tộc Dao, H'Mông Mật độ dân số 121 người/km2
b) Lao động và việc làm: Nguồn lao động của huyện là 113.728 người, trong
đó: Lao động trong độ tuổi là 105.102 người, chiếm 70 % dân số trung bình toàn huyện, với lực lượng lao động đông đảo chính là nguồn lực, tiềm năng phát triển kinh tế của huyện
1.3.2.2 Về phát triển kinh tế
a) Thực trạng sản xuất nông nghiệp
Phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn Tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, th c đẩy kinh tế hộ, kinh tế hợp tác phát triển theo hướng trang trại và doanh nghiệp với quy mô hợp lý Hình thành các vùng chuyên canh tập trung với quy mô lớn, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Hình thành vùng rừng phòng hộ cho cánh đồng Mường
Lò, đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển bền vững
Phấn đấu giá trị sản xuất nông lâm nghiệp bình quân 10 năm 2006 - 2015 tăng 7,7%, trong đó 5 năm 2006 - 2010 tăng 7,75%, 5 năm 2011 - 2015 tăng 7,68% Một số sản phẩm nông lâm nghiệp dự kiến như sau:
Trang 38Bảng 1.1: Bảng thống kê sản lƣợng nông sản của huyện Văn Chấn
- Khai thác tre, vầu, nứa (1.000 cây) 20.000 30.000
b) Thực trạng phát triển công nghiệp
Khai thác và sử dụng hợp lý các tiềm năng về nguồn nguyên liệu và nguồn lao động dồi dào để tập trung phát triển ngành công nghiệp Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy thuỷ điện Văn Chấn, Nậm Tăng 2, Vực Tuần; khảo sát và thu h t đầu
tư xây dựng các nhà máy thuỷ điện Sùng Đô, Thượng Bằng La, Cát Thịnh X c tiến xây dựng cơ sở sản xuất gạch tuynel tại thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ; khảo sát xây dựng một số cơ sở sản xuất gạch EG5 quy mô vừa và nhỏ Đầu tư nâng cấp các dây truyền sản xuất chè hiện có; x c tiến xây dựng cơ sở chế biến chè ô long, chè xanh chất lượng cao tại xã Nậm B ng; X c tiến xây dựng nhà máy chế biến giấy xuất khẩu tại xã Minh An, nhà máy chế biến gỗ tại xã Tân Thịnh Kêu gọi đầu tư khai thác quặng sắt tại các xã Tân Thịnh, An Lương và Sùng Đô Đồng thời ch trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống
Trang 39Tập trung đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất hiện đại nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm Tăng cường đầu tư
cơ sở hạ tầng các vùng nguyên liệu như giao thông, hệ thống thông tin liên lạc… tạo điều kiện thuận lợi để thu h t các nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến
Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 10 năm 2006 - 2015 tăng 19,9%, trong đó 5 năm 2006 - 2010 tăng 18,6%, 5 năm 2011 - 2015 tăng 21,3% Giá
trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 172,81 tỷ đồng, năm 2015 đạt 454,37 tỷ đồng
c Thương mại dịch vụ:
Củng cố các cơ sở thương nghiệp nhà nước tại các thị trấn, thị tứ, điểm dân
cư, cụm xã, liên xã để đảm bảo cung cấp các mặt hàng chính sách, các vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân Phát huy vai trò kinh tế tập thể, mở rộng mạng lưới đại lý bán lẻ để góp phần cùng thương nghiệp nhà nước và hợp tác
xã giữ vai trò chủ đạo Đầu tư nâng cấp hệ thống chợ hiện có, xây dựng chợ đầu mối tại khu vực vùng ngoài và các chợ xã vùng cao để tăng cường trao đổi giao lưu hàng hoá, phát triển dịch vụ
X c tiến xây dựng Khu du lịch sinh thái Suối Giàng, khu suối nước nóng Bản Bon (xã Sơn A), Bản Hốc (xã Sơn Thịnh), xây dựng các làng bản với những nét riêng biệt về văn hoá, ẩm thực dân tộc độc đáo… Kêu gọi đầu tư khu du lịch sinh thái Suối Thia (xã An Lương), Suối Hán (xã Thượng Bằng La)
Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng, tín dụng, bưu chính viễn thông,
du lịch, vận tải… đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân Các ngân hàng tạo điều kiện, khuyến khích cho vay vốn đối với các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh các ngành nghề theo định hướng phát triển của huyện và của tỉnh Đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng phục vụ của ngành bưu chính viễn thông Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các bưu cục, các điểm bưu điện văn hoá xã Sắp xếp lại các hộ kinh doanh vận tải, từng bước thành lập các hợp tác xã vận tải với các phương tiện chất lượng cao đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hoá
Trang 40Phấn đấu giá trị sản xuất các ngành dịch vụ bình quân 10 năm 2006 - 2015 tăng 13,6%, trong đó 5 năm 2006 - 2010 tăng 13,2%, 5 năm 2011 - 2015 tăng 14,1% Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2010
đạt 165,5 tỷ đồng, năm 2015 đạt 322,7 tỷ đồng
d) Cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Có trên 95% số thôn, bản có đường xe máy đi lại được; 60%
thôn, bản có đường cho xe công nông và xe tải nhỏ đi lại được; đường tới trung tâm
xã có 75% được trải nhựa
+ Nâng cấp quốc lộ 37 đoạn Đèo Khế - Cầu Gỗ
+ Cải tạo, nâng cấp đường Đại Lịch - Minh An
+ Mở mới các tuyến: Mậu A - Nà Hẩu - Sơn Lương, Phong Dụ - Gia Hội, An Lương Mậu A
+ Nâng cấp các tuyến đường do huyện quản lý, hoàn chỉnh hệ thống đường trung tâm huyện lỵ
+ Các xã, thị trấn đều có đầy đủ hệ thống đường liên thôn, liên xã
+ Cải tạo, xây dựng mới hệ thống giao thông nội đồng
- Thông tin liên lạc: Xây dựng mới 3 tổng đài, 6 bưu cục, 5 điểm bưu điện
văn hoá xã Nâng cấp các thiết bị kỹ thuật thông tin của các tổng đài hiện có Tăng
số xã được phủ sóng điện thoại di động
- Thuỷ lợi: Đến năm 2015 có trên 95% đầu mối công trình thuỷ lợi được kiên
cố hoá, gần 2.200 ha diện tích l a ruộng được tưới tiêu chủ động Tiếp tục thực hiện kiên cố hoá hệ thống kênh mương nội đồng Đối với các xã vùng cao và vùng thượng huyện xây dựng các công trình thuỷ lợi với quy mô vừa và nhỏ
- Điện: Có 100% xã, thị trấn có các trạm hạ thế với hệ thống các trạm biến áp
và đường dây 0,4 KV Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy thủ điện theo kế hoạch đã đề ra
- Nước:
Nước sinh hoạt đô thị: Cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp nước của các thị trấn: Nông trường Nghĩa Lộ, Nông trường Liên Sơn, Nông trường Trần Ph ; các thị tứ: