2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu2.1 Đối tượng nghiên cứuTrong khóa luận này, chúng tôi chỉ bước đầu tìm hiểu về hội thoại và chủ yếu là ngôn ngữ đối đáp qua ca dao Nam Bộ.Theo quan niệm dụng học thì ngữ nghĩa của phát ngôn là một thể hợp nhất giữa hiệu lực ở lời và nội dung mệnh đề. Quan niệm truyền thống chỉ quan tâm đến nội dung mệnh đề. Nghiên cứu ca dao theo hướng ngữ dụng, khóa luận sẽ tìm hiểu sâu các hành động ngôn từ dựa trên sự thống nhất giữa hiệu lực tại lời và nội dung mệnh đề có trong ca dao đối đáp Nam BộNghĩa của phát ngôn không chỉ được nói ra nhờ các yếu tố ngôn ngữ mà còn được thể hiện thông qua ngữ cảnh, ngôn cảnh, các quy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ, điều khiển hội thoại…do đó, khóa luận đi sâu vào tìm hiểu vấn đề hàm ngôn và các phương thức, phương tiện biểu hiện hàm ngôn thuộc bình diện dụng học của ca dao đối đáp.2.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 1Vnhck : Vị từ ngôn hành cầu khiến.
Vp : Động từ thể hiện nội dung mệnh đềVttck : Vị từ tình thái cầu khiến
Tck : Tiểu từ cầu khiến
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc giữa con người với con người trong xãhội thông qua một phương tiện nhất định, trong đó ngôn ngữ là phương tiệnquan trọng nhất Giao tiếp có thể diễn ra ở dạng nói hoặc dạng viết, tuy nhiêndạng nói là phổ biến và chủ yếu Trong giao tiếp dạng nói thì hội thoại là hìnhthức giao tiếp phổ biến Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, cănbản phổ biến của ngôn ngữ và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt độngngôn ngữ khác Các hình thức hành chức khác của ngôn ngữ đều được giảithích dựa vào hình thức căn bản này
Ngôn ngữ lại là công cụ không thể thiếu trong quá trình giao tiếp củaloài người Con người sử dụng ngôn ngữ để thể hiện nhận thức về sự vật,hiện tượng và trao đổi tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, vì thế bản sắc dântộc luôn được thể hiện qua ngôn ngữ Ca dao, thông qua những tín hiệungôn ngữ, đã thể hiện phong phú và linh hoạt những hình tượng thẩm mỹvăn học, phản ánh mọi mặt của cuộc sống sinh hoạt, những suy tư và diễnbiến tình cảm của con người Ca dao đối đáp được sản sinh ra từ trongmôi trường diễn xướng Qua những buổi lao động sinh hoạt văn hóa cộngđồng trên đồng ruộng, bãi lúa, ven sông, những buổi hội làng
Chính vì vậy, trong kho tàng ca dao người Việt, ca dao đối đáp luôn giữmột vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình cảm của con người Ca dao đốiđáp thể hiện một cách chân thực và sinh động mọi mặt của đời sống lao độngcũng như tư tưởng, tình cảm của người dân, đặc biệt là tình yêu đôi lứa Nólàm cho các bài trao đổi kiến thức về tự nhiên và xã hội tăng thêm vẻ nhẹnhàng, tươi vui, giúp cho chúng ta rèn luyện khả năng về ứng khẩu và nhạyhơn về cảm hứng
Ca dao đối đáp cũng là một hình thức để tạo ra sự hài hoà giữa nhữngtâm hồn cá nhân và tình cảm của tập thể, qua một cách thức thể hiện thật trữtình.Ca dao đối đáp sinh ra từ cuộc sống lao động và nghệ thuật tập thể, từ
Trang 3yêu cầu trao đổi tình cảm giữa cá nhân và xã hội Nó khơi dòng, chắt lọc vàtruyền đi nguồn thơ của dân gian Bởi vậy, ca dao đối đáp trở thành nhịp cầu,nối liền ca dao dân ca với thơ trữ tình cổ điển và hiện đại Việc nghiên cứu vàtìm hiểu về ca dao đối đáp trong các làn điệu ca dao, dân ca là một việc làmthiết thực, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc của dân tộc ta.
Đặc điểm ngôn ngữ đối đáp thể hiện qua ca dao rất phong phú và đadạng Chính vì vậy, mục đích chính của khóa luận chúng tôi đi sâu vào nghiêncứu các khía cạnh của ngôn ngữ đối đáp như: Cấu trúc nghĩa hội thoại, đặcđiểm ngôn ngữ được sử dụng qua ca dao đối đáp, hình thức cách thức tổ chứcdiễn xướng Tìm hiểu về những đặc trưng của ngôn ngữ ca dao đối đáp là mộtviệc làm thiết thực Qua đó, phần nào ta có thể hiểu được sự sáng tạo và cáchbày tỏ tình cảm của nhân dân ta ngày trước
Xét đến tiến trình nghiên cứu ngôn ngữ, nghiên cứu ngôn ngữ tronghoạt động giao tiếp hiện nay đang được các nhà ngôn ngữ học quan tâmnghiên cứu Việc nghiên cứu ngôn ngữ đối thoại là một mảng đề tài lớn từtrước đến nay đã được nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới và trong nước đềcập Tuy nhiên, những công trình đi sâu vào ngôn ngữ đối thoại trong tiếngViệt và đặc biệt là trong ca dao chưa nhiều, chủ yếu về lí thuyết
Những lí do trên đã thôi thúc chúng tôi tiến hành đề tài Tìm hiểu ngôn
ngữ đối đáp qua ca dao Nam Bộ nhằm tìm hiểu về những ngôn ngữ đặc trưng
của người Nam Bộ qua ca dao cũng như con người và vùng đất nơi đây
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi chỉ bước đầu tìm hiểu về hội thoại vàchủ yếu là ngôn ngữ đối đáp qua ca dao Nam Bộ
Theo quan niệm dụng học thì ngữ nghĩa của phát ngôn là một thểhợp nhất giữa hiệu lực ở lời và nội dung mệnh đề Quan niệm truyền thốngchỉ quan tâm đến nội dung mệnh đề Nghiên cứu ca dao theo hướng ngữdụng, khóa luận sẽ tìm hiểu sâu các hành động ngôn từ dựa trên sự thống
Trang 4nhất giữa hiệu lực tại lời và nội dung mệnh đề có trong ca dao đối đápNam Bộ
Nghĩa của phát ngôn không chỉ được nói ra nhờ các yếu tố ngôn ngữ
mà còn được thể hiện thông qua ngữ cảnh, ngôn cảnh, các quy tắc điềukhiển hành vi ngôn ngữ, điều khiển hội thoại…do đó, khóa luận đi sâu vàotìm hiểu vấn đề hàm ngôn và các phương thức, phương tiện biểu hiện hàmngôn thuộc bình diện dụng học của ca dao đối đáp
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Ngôn ngữ trong ca dao Nam Bộ rất phong phú và đa dạng nhưng trongkhóa luận này chúng tôi chỉ khảo sát ngôn ngữ đối đáp trong ca dao Nam Bộ
3 Phương pháp nghiên cứu
Hội thoại là hoạt động giao tiếp của con người diễn ra trong xã hội.Theo đó nghiên cứu hội thoại phải gắn liền với ngữ cảnh hội thoại ( tâm lí,phong tục, văn hóa, đặc điểm dân tộc ) cũng như vị thế, thể diện nhân vậttham gia hội thoại, tình huống Chính vì vậy, phương pháp hữu hiệu khinghiên cứu hội thoại là phương pháp xã hội - dân tộc học Bên cạnh đó chúngtôi sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp phân loại thống kê
+ Thống kê tất cả các cuộc đối thoại trực tiếp và gián tiếp qua ca daođối đáp Nam Bộ mà chúng tôi đã sưu tầm được
+ Xác định tiêu chí và phân loại ca dao Nam Bộ với ca dao Việt Nam
- Phương pháp so sánh đối chiếu
So sánh đối chiếu tỉ lệ lời thoại của nhân vật, tỉ lệ đối thoại trực tiếp sovới tỉ lệ đối thoại gián tiếp, từ đó rút ra nhận xét về ca dao đối đáp Nam Bộ
- Phương pháp hệ thống
Mỗi cuộc thoại là một hệ thống trong đó có những yếu tố mà tự thân nócũng có tư cách như một tiểu hệ thống, đồng thời đến lượt mình mỗi cuộcthoại đóng vai trò là một yếu tố trong hệ thống lớn - hệ thống các cuộc thoạitrong ca dao đối đáp Nam Bộ Vì thế khi tìm hiểu đề tài này, chúng tôi áp
Trang 5dụng những phương pháp hệ thống để tìm ra mối liên hệ tất yếu giữa các yếu
tố thuộc nhiều cấp độ hệ thống khác nhau
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi có ý định đưa ra cách hiểu và kiến giảicủa mình trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu của những người đitrước về vấn đề hội thoại, đặc biệt là nhằm đưa ra một số cơ sở để xác định
và những biểu hiện cơ bản của ngôn ngữ đối đáp trong ca dao Nam Bộ nóiriêng và ca dao Việt Nam nói chung
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Khi bắt đầu thực hiện đề tài này, chúng tôi đã đặt ra những nhiệm vụcần phải giải quyết sau:
- Tìm hiểu và phân tích biểu hiện của hội thoại trong ca dao đối đápNam Bộ Bước đầu làm rõ đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đối đáp đặc sắc của cadao Nam Bộ
- Chỉ ra các nhóm hành động ngôn ngữ trong ca dao đối đáp Nam Bộ
và vai trò của chúng trong đối đáp của các nhân vật ca dao trữ tình
4.3 Đóng góp của đề tài
- Về lí thuyết: Góp phần hệ thống hóa các lí thuyết hội thoại nói chung
và hội thoại trong ngôn ngữ đối đáp ca dao
- Về thực tiễn:
+ Khóa luận dựa trên cơ sở khảo sát , phân loại các nhóm hành độngngôn từ trong ca dao đối đáp Nam Bộ
+ Khảo sát nghĩa hàm ngôn, phương thức biểu hiện trong ca dao Từ đó
có thể mở rộng ra vận dụng những tri thức về lí thuyết hội thoại và lí thuyếthàm ngôn trong hội thoại của cuộc sống giao tiếp thường nhật, trong diễn đạtcũng như trong ứng xử với những vai giao tiếp khác nhau trong xã hội saocho đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất
Trang 6+ Xác định nghĩa hàm ngôn trong ca dao đối đáp Nam Bộ và cácphương thức biểu hiện nghĩa hàm ngôn.
+ Góp thêm cứ liệu cho việc dạy và học ca dao nói chung, ca dao Nam
Bộ nói riêng trong nhà trường
5 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết thúc, khóa luận gồm 3 chương chính sau :
Chương 1 : Cơ sở lí thuyết chung
Trong chương một, khóa luận trình bày khái niệm hội thoại và kháiquát các vấn đề cơ bản của hội thoại như cấu trúc hội thoại, nguyên tắc hộithoại, chiến lược giao tiếp cũng như tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu hộithoại cũng như ca dao đối đáp Nam Bộ
Chương 2: Hành động ngôn ngữ trong ca dao đối đáp Nam Bộ.
Trong chương hai, khóa luận đi vào phân tích những đặc điểm cấu trúchội thoại ngữ cảnh của ca dao đối đáp Nam Bộ và phân loại, miêu tả cácnhóm hành động ở lời thường gặp trong ca dao đối đáp như: hành động hỏitrực tiếp - gián tiếp, số lượng ca dao mang màu sắc địa phương v.v
Chương 3: Đặc điểm ngôn ngữ đối đáp
Trong chương ba, khóa luận sẽ tìm hiểu vấn đề đặc điểm của ngôn ngữđối đáp về hình thức và nội dung đặc biệt là nghĩa hàm ngôn
Trang 7NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG
1 Khái quát về ca dao và ca dao vùng đất Nam Bộ
1.1 Khái quát về ca dao
Ca dao là thể loại trữ tình của văn học dân gian, là phần lời của các lànđiệu dân ca Đó là cả một kho tàng phong phú mà người bình dân tạo ra đểđáp ứng những nhu cầu trong đời sống tâm hồn
Sự phong phú của ca dao thể hiện trên nhiều phương diện mà trước hết
là ở nội dung đề tài, chủ đề Ca dao Việt Nam đề cập đến nhiều đề tài: đề tài
về thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam, về tình yêu đôi lứa, về tìnhbạn, tình làng xóm láng giềng, quan hệ dòng tộc, quan hệ xã hội… Các đề tàinày lại được thể hiện trong các chủ đề như chủ đề yêu thương tình nghĩa, chủ
đề than thân, chủ đề đấu tranh phản kháng, chủ đề châm biếm, hài hước…trong đó các chủ đề như yêu thương tình nghĩa hay chủ đề than thân chiếm sốlượng lớn
Trong mỗi chủ đề lại có nhiều nội dung khác nhau mà nội dung lớnnhất là diễn tả đời sống nội tâm của con người bình dân Việt Nam Nội dungchủ yếu trong chủ đề yêu thương tình nghĩa là phản ánh các sắc thái tình cảm,những cảm xúc đẹp đẽ, trong sáng của tình cảm gia đình, của tình yêu đôi lứa,tình yêu quê hương đất nước, tình cảm bạn bè, láng giềng… Đó là những nétđẹp truyền thống trong đời sống tình cảm của người Việt Nội dung chủ đề cadao than thân lại là những vấn đề khác Ở chủ đề này, ca dao là những bài cađau khổ, ai oán được cất lên từ những kiếp người nhỏ bé trong xã hội Đó lànhững người con gái, người phụ nữ trong gia đình phụ quyền, là những ngườicon ở, người làm thuê, người nông dân, người vợ lính… Họ mượn ca dao đểgiãi bày những tâm sự sâu kín, những uất ức, khổ đau của mình Vì vậy, bộphận ca dao này có một ý nghĩa xã hội sâu sắc
Qua những chủ đề trên, nhân dân thể hiện những tư tưởng tình cảm củamình về các vấn đề trong cuộc sống Đặc biệt, nhân dân ta luôn đề cao những
Trang 8tình cảm trong sáng, đẹp đẽ của con người, những cách ứng xử mang tính vănhóa truyền thống của người Việt Nam Nhiều bài ca dao là những câu triết lísâu sắc, ở đó thể hiện những quan niệm cao đẹp của nhân dân về cuộc sống,
về cách sống, cách ứng xử, về cái chết… Và đáng quý là những bài ca thểhiện về niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống dù hiện thực còn nhiều khó khăn,đau khổ:
- Đừng lo phận khó ai ơi Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây.
Về nghệ thuật, ca dao có nhiều đặc điểm nổi bật Điểm nổi bật đầu tiên
mà ai cũng có thể nhận ra là thể thơ truyền thống lục bát và biến thể lục bátđược ca dao sử dụng phổ biến Ưu thế của thể thơ này là diễn đạt một cáchmềm mại, uyển chuyển nội dung chủ đề và cách gieo vần đều đặn,nhịp nhànglàm cho người nghe dễ nhớ, dễ thuộc Bên cạnh đó các thể thơ khác như songthất lục bát, vãn bốn, vãn năm cũng được sử dụng để phù hợp với nội dung,chủ đề của từng bài
Ca dao dân ca, xét về góc độ tư duy của dân tộc, là tấm gương bức xạhiện thực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và nhữngphong tục tập quán riêng Hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, về truyền thốngdân tộc, quan hệ xã hội được phạm trù hóa theo những cách khác nhau, bằngnhững hình thức ngôn ngữ khác nhau Nghiên cứu về ca dao dân ca không chỉcho thấy những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam mà còn làm nổi bật lêntinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha Ca dao dân ca là kết tinhthuần tuý của tinh thần dân tộc, là nét đẹp trong văn hóa dân gian Việt Nam
Với cội nguồn lịch sử và chữ viết rất phong phú đa dạng nên ca dao vàdân ca có mặt ở Việt Nam từ rất sớm Câu nói, làn điệu, giọng hát là nhữngđòi hỏi bức thiết nảy sinh trong đời sống xã hội, qua thời gian, những câu nóihay, những làn điệu hấp dẫn đã được nhân dân sưu tập và gìn giữ Ca dao, dân
ca Việt Nam nói chung là những câu nói đúc kết những kinh nghiệm sống,những quan niệm về nhân cách, nhân đức ở mỗi con người Càng đi sâu vào
Trang 9tìm hiểu ca dao Việt Nam, chúng ta sẽ thấy được những nét tài hoa, óc sángtạo đầy tinh thần thẩm mỹ.
Ca dao là loại hình văn nghệ truyền miệng, là một hình thức văn hóadân gian đã có từ rất lâu Nó có thể là một câu nói triết lý bao hàm một nộidung giáo dục của ai đó Trải qua thời gian, mọi người thấy đúng và nghetheo, thậm chí họ có thể thêm vào hoặc bớt đi để đúng với từng hoàn cảnh cụthể Ca dao, dân ca là sản phẩm của quần chúng và được sáng tác trong bất cứhoàn cảnh nào và bất cứ nơi đâu
1.2 Ca dao vùng đất Nam Bộ
Nếu so với Bắc Bộ và Trung Bộ thì vùng đất Nam Bộ được xem là
"sinh sau đẻ muộn" Tuy nhiên, với tâm hồn và tình cảm phong phú, ngườidân Nam bộ đã ghi những dấu ấn văn hóa, văn minh cùng những nét đẹp thờikhai khẩn, làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của dân tộc
Dấu ấn thuở tiền nhân đi mở đất phương Nam đến nay vẫn còn đượcnhắc nhớ qua những câu ca dao thấm đượm ân tình Chẳng những thế nó cònđược phát triển mạnh và là một sinh hoạt tiềm tàng trong cuộc sống của ngườibình dân Nó nằm ngay trên cửa miệng người bình dân, họ đọc ra như mộtphản xạ tự nhiên phù hợp với hoàn cảnh đang xảy ra không chê được
Ca dao Nam Bộ trước hết là ca dao của người Việt ở Nam Bộ nên nómang đầy đủ yếu tố của vùng đất Nam Bộ, trong đó có việc sử dụng từ ngữcủa con người ở đây Sống giữa thiên nhiên hài hòa và đa dạng với rừng tràmbạt ngàn và một vùng sông nước bao la, trong lời ăn tiếng nói của con người ởđây không khỏi ảnh hưởng của các hình tượng thiên nhiên này Cho nên, cóthể nói, giàu tính hình tượng là một đặc điểm trong cách dùng từ của cadao Nam Bộ
Vùng đất Nam Bộ là hình ảnh thu nhỏ của đất nước Việt Nam về nhiềumặt Khi lịch sử hình thành và phát triển của một vùng đất chưa đủ độ dài con
số nghìn năm như các vùng miền khác của nước ta thì có lẽ dĩ nhiên vai trò và
vị trí của nền văn hóa dân gian càng nổi bật trong đời sống tinh thần của
Trang 10người dân Do đó, văn hóa dân gian miền Đông Nam Bộ là đối tượng còn khánhiều " tiềm năng" của không riêng gì ngành folklore.
Lịch sử cũng góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành địa danh.Trong khoảng thời gian trên dưới 400 năm, kể từ khi đặt chân lên đất ĐồngNai- Bến Nghé - Cửu Long, lưu dân người Việt bên cạnh công cuộc khaihoang, đấu tranh cải tạo thiên nhiên xây dựng cuộc sống mới, họ phải chiếnđấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập cho tổ quốc, bảo vệ cuộc sống yênlành mà họ đã tốn biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và có khi cả xương máumới xây dựng được Dấu ấn của lịch sử không những còn lưu trên thực địa màcòn lưu dầu trong văn học dân gian và văn của người dân Nam Bộ
Có thể nói đặc điểm về văn hóa của Nam Bộ tạo nhiều ấn tượng cho địadanh của vùng đất này Do lịch sử quy định, văn hóa Nam Bộ mang sắc tháicủa một vùng văn hóa đa dân tộc Dưới góc độ địa văn hóa, chúng ta thấy dùmột địa phương có khoảng cách khá xa với cái nôi văn hóa dân tộc, một địabàn cư trú mới với sự tác động của nhiều nền văn hóa khác nhau, song vănhóa Nam Bộ vẫn nổi lên nét chung, bao trùm lên trên cái nền văn hóa dân tộcViệt Nam Trong cái đa dạng, yếu tố Việt vẫn là yếu tố chủ đạo
Trên con đường vào phương Nam khai hoang mở cõi, bên cạnh hànhtrang vật chất, lưu dân người Việt trong bất cứ trường hợp nào cũng đều mangtrong người ít nhiều phong tục tập quán, tín ngưỡng, phong cách sống, lời ăn,tiếng nói Nói chung là mang theo cốt cách của người Việt Trong buổi đầukhai hoang mở cõi, lưu dân người Việt thường dùng tên xóm thôn quê cũ đểgọi lẫn nhau, về sau mới mang tên khác. Làng quê Việt Nam ở đâu cũng vậy,
ẩn chứa trong nó bao điều gần gũi và thân thương Mỗi một miền quê đều cónhững câu hò, điệu hát rất chung mà lại rất riêng, mang âm hưởng của từngvùng, miền Tất cả cùng hòa vào câu thơ, giọng hát của những làn điệu, tạothành dòng ca dao dân ca Việt Nam rất đa dạng và phong phú
Trang 111.3 Phân biệt ca dao Nam Bộ
Ca dao, ở đâu cũng vậy, là sản phẩm của quần chúng Chúng ta khôngbiết tác giả hay hoàn cảnh sáng tác, nhưng chúng ta biết chắc một điều: Cadao được người bình dân biết đến, sử dụng và truyền bá Không có quầnchúng, ca dao nói riêng, văn chương bình dân nói chung không thể phát triển
và lưu truyền Qua ca dao, chúng ta có thể mường tượng được nếp sinh hoạt,hoàn cảnh sống và phần nào tâm tư của người bình dân Do vậy, tuy ca dao cónhững cái chung nhưng vẫn mang những nét riêng độc đáo của từng vùng,miền Chúng ta khó có thể tưởng tượng được ca dao miền Nam lại có nhữngcâu nói về núi cao, ao cá:
- Núi cao chi lắm núi ơi, Che khuất mặt trời, không thấy người yêu.
- Tiếc công anh đào ao nuôi cá, Năm bảy tháng trời, người lạ tới câu.
dù trên thực tế, không phải người dân miền Nam không biết núi, biết
ao Nam Bộ là một châu thổ thấp và phẳng, là sản phẩm bồi tụ của sôngMekong Do là vùng đất cửa sông giáp biển nên việc bồi tụ này vẫn đang tiếpdiễn hằng năm, kéo dài và nới rộng mũi Cà Mau Vì thế, đặc điểm nổi bật củavăn hóa Nam Bộ là nền văn hóa sông nước, kênh rạch
Chúng ta thử lược qua những tính chất đặc sắc của ca dao miền Nam
1.3.1 Tính trữ tình
Trữ tình vốn là một thuộc tính của tình nam nữ, cho dù ở phần nào củađất nước, người bình dân diễn tả tình cảm của mình một cách rất nhẹ nhàng,thoải mái Quả thật, kho tàng văn chương bình dân cho ta vô vàn những câu
tỏ tình bóng gió có, lộ liễu có, và rất đậm tình quê hương Miền Nam cũngkhông ra khỏi thông lệ đó Ca dao tỏ tình của miền Nam khác với các vùngmiền khác Cách dẫn dắt, lời ướm thử cũng như cách ví von khác như dùng
mù u chỉ có ở miền Nam, có thể đơn cử vài câu:
Trang 12- Mù u bông trắng, lá thắm, nhị (nhụy) vàng, Anh đi khắp xứ, tới đây mới gặp nàng thiệt dễ thương.
- Mẹ mong gả thiếp về vườn,
Ăn bông bí luộc dưa hường nấu canh Thương anh cũng muốn theo anh Ngặt cha với mẹ không đành thì sao?.
1.3.2 Tính uyển chuyển
Một trong những nét dễ nhận thấy là người miền Nam không chịu bótrong những khuôn mẫu có sẵn, có lẽ do cuộc sống quá được ưu đãi từ thiênnhiên hào phóng, con người cũng trở nên phóng khoáng Từ một câu có tínhnhận xét trong đời sống hàng ngày, mà chúng ta thấy ở đâu cũng đúng:
- Chiều chiều quạ nói với diều Tìm nơi đống trấu có nhiều gà con
vào đến miền Nam chúng ta nghe thấy nó biến thể thành:
- Chiều chiều quạ nói với diều
Cù Lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm
Người miền Nam có thể chuyển nhóm chữ "Cù Lao Ông Chưởng"thành một nhóm chữ nào đó thích hợp với địa danh họ đang sống, họ chẳng
hề bị bó buộc phải rập khuôn theo câu ca có sẵn
1.3.3 Tính trào lộng
Con người miền Nam luôn vui tính, lạc quan, dí dỏm, nên bất cứ trongtrường hợp nào, cũng có thể tìm cách nô đùa, bỡn cợt, chế diễu, để tìm cáicười hả hê cho thỏa thích cái thiên tính của mình
Trước hết ta gặp giọng điệu này ở những câu ca dao trào lộng với nội dungdiễn tả những sự việc “lạ” trong cuộc sống hay sự “hớ hênh” của con người
Một cô nàng thật thà cả tin đã giật mình “hú vía” vì kịp thời nhận ra
“chân tướng” đối tượng:
- May không chút nữa em lầm Khoai lang khô xắt lát em tưởng sâm cao ly bên Tàu.
Trang 13Đây là hình ảnh của “nạn nhân”:
- Cô kia cười cợt ghẹo trai Cái miệng méo xẹo như quai chèo đò.
Cười cợt một con người không đứng đắn, “ham vui” bằng một giọng
hóm hỉnh
Nhưng nổi bật hơn tính trào lộng thể hiện ở giọng điệu bông đùa hàihước gặp mà rất nhiều trong những câu dao với đề tài tình yêu đôi lứa:
- Vú em nhu nhú chúm cau Cho anh bóp cái có đau anh đền.
Qua cái cười ấy, thấy được tâm hồn phúng khoáng, bông đùa, hay tràolộng vừa để tạo không khí thoải mái, vui vẻ, nhưng không dừng lại ở đó, nócòn ẩn chứa nhiều bài học răn đời, nhiều đối tượng bị đả kích giễu cợt, … cốtlàm cho cuộc sống tốt hơn, đẹp hơn
1.3.4 Tính chớt nhả, cắt cớ
Tính phóng khoáng trong cuộc sống ở miền Nam thể hiện rất rõ néttrong ca dao miền Nam, tính chất này còn được đẩy xa hơn, trở thành chớtnhả Hơn đâu hết, chính miền Nam là nơi người ta tìm thấy dễ dàng sự cắt cớ,sống sượng đến độ bất ngờ khiến người trong cuộc chưa chắc thoát ra được
Cô gái đang làm việc dưới ruộng, mình mẩy đầy bùn sình, hỏi chàng trai đang
ở trên bờ:
- Hai tay em cắm xuống bùn Mình mẩy lấm hết, chớ anh hun chỗ nào?
chàng trai trả lời tỉnh bơ:
- Cầu trời đổ trận mưa rào Bùn sình trôi hết, chỗ nào anh cũng hun!
Những câu trên có cùng một dạng thức, điều đó chứng tỏ có thể từ mộtngười làm ra, nhưng trong một đám cưới ở một vùng nông thôn thuộcVĩnhLong, trong đêm nhóm họ ở nhà cô dâu, chính người viết đã nghe ít nhất cóhai câu đố trên, tất nhiên không thấy có câu trả lời thích đáng từ đối phương
Trang 142 Lịch sử nghiên cứu
2.1 Lịch sử nghiên cứu về hội thoại
Hội thoại được nhiều nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước ta quantâm nghiên cứu, nhất là từ khi ngữ dụng học ra đời và phát triển, có thể kể đến
các công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau : Phân tích diễn ngôn ( Gilian Brown- George Yule); Dụng học; Ngữ dụng học tập 1 ( Nguyễn Đức Dân);
Đại cương ngôn ngữ học ( tập 2 ngữ dụng học, Đỗ Hữu Châu).
Trước đây, hội thoại là đối tượng nghiên cứu của xã hội học, xã hộingôn ngữ học, dân tộc ngôn ngữ học Mĩ Đến năm 1970, hội thoại chính thứctrở thành đối tượng nghiên cứu của một phân ngành ngôn ngữ học Mĩ, phânngành phân tích hội thoại (conversation analysis) Từ đó đến nay, ngôn ngữhội thoại, ngôn ngữ lời nói đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiêncứu: N Chomsky, J.Austin, J Fillmore, H.P Grice, S.C Dik trong đóH.P.Grice là tác giả có những đóng góp lớn đối với việc nghiên cứu lí thuyết
hội thoại hơn cả Trong tác phẩm Logic and conversation ông đã nghiên cứu
nguyên lí cộng tác hội thoại, tương tác hội thoại, lôgic với hội thoại cũng nhưphân chia các phương diện liên kết hội thoại Chính những lí thuyết này cùngvới những nghiên cứu về hội thoại của các tác giả khác đã đặt cơ sở lí thuyếtcho những nghiên cứu về hội thoại của các nhà Việt ngữ học
Liên quan đến đề tài còn có một số công trình nghiên cứu về lí thuyếtngữ dụng học và ứng dụng lí thuyết ngữ dụng học vào phân tích hội thoạitiếng Việt:
Ở Việt Nam, ngữ dụng học và dụng học Việt ngữ được quan tâm
nghiên cứu từ những năm 80 của thế kỉ XX: Hoàng Phê với công trình Logic
ngôn ngữ học (1989), đã tiến hành nghiên cứu nghĩa ngôn ngữ trên bình diện
ngữ dụng, cụ thể là nghĩa của từ và nghĩa của lời trong quá trình giao tiếp
Tiếp theo là Cao Xuân Hạo với Tiếng Việt, sơ thảo ngữ pháp chức năng
(1991), đã nghiên cứu về cấu trúc câu trong văn bản và phân loại câu theo lực
ngôn trung và nghĩa biểu hiện Với các công trình Đại cương ngôn ngữ
Trang 15học-Ngữ dụng học (1993) của Đỗ Hữu Châu và học-Ngữ dụng học (2001) của Nguyễn Đức Dân, Dụng học Việt ngữ (2000) của Nguyễn Thiện Giáp, lần đầu tiên các
vấn đề cơ bản của ngữ dụng học như: chiếu vật, chỉ xuất, lí thuyết hành độngngôn ngữ, lí thuyết lập luận, lí thuyết hội thoại, nghĩa tường minh, hàm ẩnđược trình bày một cách có hệ thống trên ngữ liệu tiếng Việt Từ đó đến nay,
có rất nhiều nhà nghiên cứu Việt ngữ học đã vận dụng các lí thuyết ngữ dụnghọc vào tìm hiểu nhiều khía cạnh của tiếng Việt, đã có những thành công như:
Hoàng Tuệ (1991), với bài viết Hiển ngôn và hàm ngôn, Lê Đông, Phạm Hùng Việt (1995), với bài viết Nhấn mạnh như một hiện tượng ngữ dụng và
đặc trưng ngữ nghĩa ngữ dụng của một số trợ từ nhấn mạnh trong tiếng Việt;
Chu Thị Thanh Tâm (1995), với bài Sự cộng tác hội thoại để hình thành đề
tài diễn ngôn và các hành vi dẫn nhập đề tài diễn ngôn, Nguyễn Văn Hiệp
(2007), với công trình Cơ sở phân tích ngữ nghĩa cú pháp …
Bài đối đáp trong ca dao trữ tình Nam Bộ của tác giả Cao Huy Đính
đăng trên Tạp chí văn hóa 9, 1966 chỉ là bài viết khá sơ lược về đối đáp hai
lượt lời trong ca dao Nam Bộ
Nhìn chung, các công trình trên đã xây dựng nền tảng lí luận cơ bản,vững chắc về lí thuyết hội thoại: vận động hội thoại, các quy tắc hội thoại,thương lượng hội thoại, cấu trúc hội thoại, ngữ pháp hội thoại, ngữ nghĩahội thoại Trên cơ sở những tri thức nền đó, các nhà ngôn ngữ học về sau
có thể liên hệ, mở rộng, áp dụng nghiên cứu lí thuyết hội thoại trong thựctiễn đời sống và văn học
Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể đặc điểm ngônngữ đối đáp quá ca dao Nam Bộ.Vì vậy, chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu vấn đềnày Trong khóa luận của chúng tôi, những công trình nghiên cứu nêu trên sẽ
là những cơ sở lí thuyết, lí luận quan trọng
2.2 Lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ đối đáp qua ca dao
Trước đây, việc tìm hiểu ca dao chỉ tập trung chủ yếu vào việc sưu tầm
ca dao và miêu tả những hình thức sinh hoạt ca hát dân gian Các nhà văn
Trang 16biên soạn ca dao với mục đích cung cấp tài liệu cho việc nghiên cứu lịch sửthơ ca dân gian Những năm gần đây, việc nghiên cứu ca dao đã có bước pháttriển vượt bậc Các nhà nghiên cứu đã chú ý đến nhiều lĩnh vực của ca daonhư thi pháp, thể thơ, kết cấu, lời, thời gian không gian nghệ thuật, hình ảnh
biểu tượng, Nhiều công trình có giá trị ra đời như Tục ngữ ca dao dân ca của
Vũ Ngọc Phan; Thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính; Bình giảng ca dao của Hoàng Tiến Tựu; Tục ngữ ca dao Việt Nam của Mã Giang Lân; Những
thế giới nghệ thuật ca dao của Phạm Thu Yến…
Nhìn chung, công trình nghiên cứu ca dao có khá nhiều Tuy nhiên,phần lớn chỉ nghiên cứu ca dao ở góc độ văn học còn về góc độ ngôn ngữ họcthì còn rất hạn chế Tuy các công trình nghiên cứu ca dao nhìn từ góc độ vănhọc ít nhiều có đề cập đến đặc điểm ngôn ngữ ca dao nhưng chỉ mang tínhkhái quát, không đi sâu vào nghiên cứu chuyên biệt
Tìm hiểu ca dao dưới góc độ ngôn ngữ học, khóa luận chỉ tìm thấy cómột số bài viết và công trình nghiên cứu sau:
Bài ngôn ngữ ca dao Việt Nam của Mai Ngọc Chừ, đăng trên Tạp chí
Văn học số 2,1991 Bài viết đã có cái nhìn khái quát về ngôn ngữ ca dao Tác
giả cho rằng “Ngôn ngữ ca dao đã kết tụ những đặc điểm nghệ thuật tuyệt vờinhất của tiếng Việt: nó có cả những đặc điểm tinh tuý của ngôn ngữ văn họcđồng thời nó còn là sự vận dụng linh hoạt, tài tình có hiệu quả của ngôn ngữhội thoại với ngôn ngữ văn học tạo nên những đặc điểm riêng biệt độc đáocủa ca dao.” Cách thức mà ca dao dân ca sử dụng để tạo nên vẻ riêng biệt,độc đáo là sử dụng các biện pháp tu từ
Bài ngôn ngữ của người Nam Bộ trong ca dao - dân ca, Tạp chí Ngôn
ngữ và đời sống, số 6,1999 của Nguyễn Thế Truyền và một số đặc điểm ngôn
ngữ của ca dao dân ca Nam Bộ, Tạp chí Ngôn ngữ số 1,1984 của Bùi Mạnh
Nhị đã cho người đọc cái nhìn tổng quan về ngôn ngữ ca dao- dân ca Nam
Bộ Đây có thể xem là những thành tựu ban đầu về nghiên cứu văn hóa vàngôn ngữ địa phương qua ngôn ngữ ca dao
Trang 17Trong công trình nghiên cứu Thi pháp ca dao (1993), Nguyễn Xuân
Kính dành một phần nghiên cứu sâu về các từ chỉ tên đất, tên người và cáchdùng số từ trong ca dao Tác giả chỉ ra xu hướng dân gian và xu hướng thuầnViệt trong cách sử dụng lớp từ đó
Với công trình nghiên cứu So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình
-dưới góc nhìn ngôn ngữ - văn hoá học, của tác giả Hoàng Kim Ngọc (2009)
đã tiếp cận ca dao từ góc nhìn của lí thuyết giao tiếp bằng ngôn ngữ và phântích diễn ngôn; xem lối đối đáp giao duyên là một hình thái đặc biệt của giaotiếp bằng ngôn ngữ, từ đó vận dụng các lí thuyết về so sánh và ẩn dụ của ngônngữ học để nghiên cứu ẩn dụ và so sánh trong ca dao
Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể đặc điểm ngônngữ đối đáp qua ca dao Nam Bộ Chính vì vậy, việc nghiên cứu ngôn ngữ đốiđáp qua ca dao Nam Bộ là một lĩnh vực còn để ngỏ, đòi hỏi những khảo sát
và nghiên cứu mang tính hệ thống, toàn diện và dài hơi mà khóa luận củachúng tôi là một trong những nghiên cứu bước đầu đó
3 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
3.1 Khái niệm hội thoại
Các nhà ngữ dụng học đặc biệt quan tâm đến vấn đề hội thoại(conversation) vì hoạt động giao tiếp phổ biến, cơ bản nhất của con người làhội thoại Theo tác giả Nguyễn Thị Tố Ninh trong bài viết “Hàm ý và hàm ý
hội thoại” đăng trên tạp chí Ngữ học trẻ ( 2004) thì hội thoại “là giao tiếp hai
chiều, có sự tương tác qua lại giữa người nói và người nghe và sự luân phiênlượt lời” Hội thoại gồm có các dạng cơ bản như: song thoại (dialogue) là mộtcuộc thoại chỉ gồm có hai nhân vật đối đáp với nhau; tam thoại (trilogue) là hộithoại có ba người và khi có nhiều người tham gia là đa thoại
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về hội thoại, PGS.TS Đỗ Thị Kim
Liên trong cuốn" Ngữ nghĩa lời hội thoại" thì định nghĩa " Hội thoại là một
trong những hoạt động ngôn ngữ thành lời giữa hai hay nhiều nhân vật trực tiếp, trong một ngữ cảnh nhất định mà giữa họ có sự tương tác qua lại về
Trang 18hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định”.
Theo tác giả của cuốn Ngữ dụng học tập 2- Đỗ Hữu Châu thì cho rằng
" Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó
cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác".
Theo tác giả Nguyễn Trí trong cuốn " Một số vấn đề dạy hội thoại cho
học sinh tiểu học " thì " Hội thoại là cuộc giao tiếp bằng lời ( ở dạng nói hay dạng viết) tối thiểu giữa hai nhân vật về một vấn đề nhằm đạt được đích đã đặt ra.
Như vậy, có thể thấy mặc dù cách định nghĩa có thể khác nhau nhưng về
cơ bản nội hàm của chúng vẫn giống nhau Chúng tôi cho rằng: " hội thoại là
cuộc trò chuyện tối thiểu giữa hai người trong đó họ luân phiên đổi vai, lúc là người nói, lúc là người nghe, lúc người này nói người kia nghe và ngược lại."
3.2 Cấu trúc hội thoại
Các đơn vị tham gia cấu trúc hội thoại gồm có: Cuộc thoại, đoạn thoại,cặp thoại, tham thoại và hành động ngôn trung (còn gọi là hành vi ngôn ngữ)
Ngoài ra, cuộc thoại còn có thể xác định dựa vào các dấu hiệu hình thức
để ranh giới cuộc thoại như tuyên bố khai mạc, bế mạc trong các cuộc họp
Ví du: A - Sao bây giờ mới bảo tôi?
B - Thì anh có để tôi nói đâu.
A- Thạc bị giết bằng gì?
Trang 19B - Bằng một con dao một lưỡi, thứ dao gấp bỏ túi như vẫn bán ở
Xét về chức năng của đoạn thoại trong cuộc thoại, có thể phân chia cácđoạn thoại trong cuộc thoại thành đoạn mở bài, đoạn thân bài, đoạn kết bài
Có thế nhận ra chức năng của các đoạn thoại trong các cuộc thoại nghi thứcnhư các cuộc thoại ngoại giao, hội thảo, văn bản, trò chuyện các đoạn thoạinhất là đoạn mở thoại và kết thoại trong các cuộc thoại này mang đậm tínhchất văn hóa dân tộc và thường có nghi thức cao Các hành động ngôn ngữnhư chào khi gặp mặt, hỏi thăm sức khỏe chào tạm biệt, hứa hẹn gặp nhaulần sau là dấu hiệu của những đoạn thoại mở thoại và kết thoại
Ví dụ:
Kim Won: Anh đã nghĩ đến cuộc thương lượng của chúng ta- việc đưa
em sang Mỹ Nhưng em đừng đi Mỹ, hãy ở lại sau lưng anh Em không thể mơ giấc mơ nào khác nữa Sau này hãy học quản trị kinh doanh Anh cảm thấy rất cô đơn.
Kim Tan: Có em bên cạnh, anh sẽ không thấy cô đơn?
Kim Won: Vẫn Nhưng có còn hơn không
( Lời thoại phim - The Heirs)
3.2.3 Cặp thoại
Cặp thoại có thể định nghĩa là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất tạo lên đoạnthoại và qua đoạn thoại góp phần làm lên cuộc thoại
Trang 20Về tổ chức nội tại, cặp thoại tối thiểu tương đương với sự kiện lời nóitối thiểu, có nghĩa là tối thiểu cặp thoại phải là một cặp kế cận với hành độngdẫn nhập và hành động hồi đáp Tuy nhiên cũng có những cặp thoại một thamthoại khi mà:
+ Người nghe thực hiện một hành động vật lí thay cho hành động ngônngữ gật đầu, lắc đầu hay làm hành động gì đó v.v
+ Người nghe im lặng không có hành động gì cả, lúc này ta có cặpthoại hẫng Những cặp thoại hẫng được xem là làm mất thể diện dương tínhcủa người đưa ra hành động dẫn nhập
Ví dụ như trong cặp thoại :
A : - Bao giờ thì anh đi ?
B : - Tôi sẽ không quên lên chào bà, thưa bà
(Lời thoại phim)
3.2.4 Tham thoại - Hành động ngôn ngữ
Tham thoại là đơn vị đơn thoại do một cá nhân nói ra cùng với tham
thoại khác lập thành một cặp thoại
Các hành động ngôn ngữ tạo nên tham thoại có vai trò khác nhau trongmột tham thoại Có hành động chủ hướng tức hành động quyết định đích củatham thoại, cũng với hành động chứ hướng của tham thoại kia trong cặp thoạilập thành một cặp kế cận và hành động phụ thuộc làm rõ lí do hoặc bổ sungnghĩa cho hành động chủ hướng Hành động phụ thuộc có thể ở trước hoặcsau hành động chủ hướng Hành động chủ hướng của một tham thoại hoặcmột đòi hỏi hành động chủ hướng của tham thoại kia trong cặp thoại hồi đáphoặc hồi đáp cho hành động chủ hướng của tham thoại ấy
Ví dụ:
Chừng nào muối ngọt chanh thanh
Em đây mới dám bỏ anh lấy chồng.
(Ca dao- Hành động cam kết).
Trang 213.3 Nguyên tắc hội thoại
Đằng sau các cuộc thoại luôn tồn tại những nguyên tắc chi phối hànhđộng giao tiếp của người tham gia hội thoại Những nguyên tắc này đảm bảocho hội thoại diễn ra một cách tuần tự và có hiệu quả về mặt giao tiếp Mặtkhác những nguyên tắc này cho phép giải thích những hàm ý ở mỗi lượt lời,những hình thức ngôn từ và cấu trúc của phát ngôn trong những tình huốnggiao tiếp cụ thể
Có các nguyên tắc hội thoại cơ bản sau:
3.3.1 Nguyên tắc cộng tác hội thoại ( cooperation principle)
Nguyên tắc này được H.P Grice nêu ra đầu tiên trong những bài giảngcủa ông ở trường Havard năm 1967 và về sau được ông bổ sung, phát triểnthêm và trở thành một trong những nguyên tắc quan trọng nhất chi phối hoạtđộng giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người
Nguyên tắc tổng quát: Hãy làm cho phần đóng góp của anh (vào cuộc
thoại) đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn nào (của cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện phù hợp đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh đã chấp nhận tham gia vào.
Nguyên tắc này được Grice cụ thể hóa bằng 4 phương châm sau:
- Phương châm về lượng
- Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin đúng như đòi hỏi
của đích cuộc hội thoại
- Đừng làm cho lượng tin của anh lớn hơn yêu cầu mà nó được đòi hỏi.
- Đừng nói điều gì mà anh tin rằng không đúng
- Đừng nói điều gì mà anh không đủ bằng chứng
Trang 22Ví dụ:
"Tôi vào nghề văn từ truyện ngắn " Nước lên", nếu có thể nói truyện ngắn đăng được trả tiền là vào nghề"
(Tự truyện - Tô Hoài)
- Phương châm quan hệ (phương châm quan yếu):
- Hãy làm cho phần đóng góp của anh quan yếu, tức là dính líu đến câuchuyện đang diễn ra
Ví dụ:
" Tôi đã nói hết với anh những gì muốn nói Tha lỗi cho tôi, nếu những lời lẽ trong thư có làm cho anh đau khổ Và cũng xin anh hiểu rằng tôi không
hề cố ý"
(Tuyển tập văn nghệ quân đội)
- Phương châm cách thức: Hãy nói cho rõ, đặc biệt là
- Hãy tránh lối nói tối nghĩa
- Hãy tránh lối nói mập mờ, mơ hồ về nghĩa
Trang 233.3.2 Nguyên tắc lịch sự ( principle of politiness)
Trong bất kì một xã hội nào con người cũng cần phải có ứng xử lịch sựvới nhau, đó là một trong những yêu cầu thiết yếu, một thứ luật bất thành văn.Tùy từng nền văn hóa khác nhau, tùy từng lĩnh vực nghiên cứu khác nhau,quan niệm thế nào là lịch sự cũng khác nhau Nhìn từ góc độ ngữ dụng học,lịch sự là lịch sự trong giao tiếp bằng ngôn ngữ và nó được coi là một trongnhững nguyên tắc hội thoại
Có rất nhiều các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về nguyên tắc lịch sựnhư K.LaKoff, G.N Leech, P.Brown, S.Levinson Những cách tiếp cận khácnhau của các nhà nghiên cứu trên về nguyên tắc lịch sự đã được C.KOrecchioni giới thiệu trong tập 2 của bộ sách " Tương tác lời nói" ( 1992) vàđược tác giả Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Đức Dân tổng kết phân tích trong cáccông trình về ngữ dụng học của mình Dưới đây chúng tôi trình bày nhữnghiểu biết sơ lược khái quát về nguyên tắc lịch sự :
" Lịch sự là một ( hay một chiến lược) được người nói sử dụng để hoànthành một số mục đích như thiết lập hoặc duy trì những quan hệ hài hòa, haynói cách khác lịch sự là một phương thức để giảm thiểu sự xung đột trongdiễn ngôn Những chiến lược lịch sự có nhiệm vụ đặc biệt là làm cho cuộctương tác được diễn ra thuận lợi
Ví dụ:
" Trăng đêm nay đẹp lắm, nhất là vào khoảng 10 giờ Nếu cô không bận, thì cô ra vườn hoa chơi, chỗ ngày xưa"
( Đỗ Đức Thu - Đứa con)
3.3.3 Nguyên tắc luân phiên lượt lời
Khi có hai người đối thoại, người kia phải nói khi người này nhườnglời cho theo cách lời người này kế tiếp lời người kia, không có sự dẫm đạp lênlời của nhau Do bản chất tuyến tính nên sự giao tiếp bằng lời đòi hỏi phảigiảm thiểu đến mức thấp nhất sự dẫm đạp lên lời nhau
Trang 24Các lượt lời có thể được một người điều khiển phân phối hoặc do cácnhân vật hội thoại tự thương lượng một cách không tường minh với nhau.
Nguyên tắc luân phiên lượt lời đòi hỏi các nhân vật giao tiếp phải :+ Nhường lời cho người hội thoại với mình, tức không được cướp lờingười khác khi lời người đó chưa kết thúc
+ Phải nối tiếp lời nói của người tham gia hội thoại kịp thời, tức khôngđược để khoảng im lặng giữa các lượt lời quá dài
Khi nào thì người này nhường lời cho người kia? Rõ ràng là những dấuhiệu dự định, báo một cách tự động cho người kia biết rằng anh ta có thể nói
Đó là những dấu hiệu như sự trọn vẹn về lí, sự trọn vẹn về cú pháp, ngữđiệu,các câu hỏi, các từ ngữ v.v Mỗi ngôn ngữ có những dấu hiệu riêng về
từ ngữ, ngữ điệu để thể hiện sự kết thúc diễn ngôn Người tham gia hội thoạiphải nắm được những dấu hiệu đó để không chen vào lời người khác và bắtlời người kia
Trang 25Việc lý giải được mục đích và cơ chế thực hiện chiến lược hội thoại này
sẽ góp phần rất lớn vào việc tìm hiểu hội thoại đối đáp qua ca dao Nam Bộ
3.4 Chiến lược giao tiếp Chiến lược giao tiếp: Là phương châm và các biện pháp sử dụng
các hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp nhằm giữ thể diện và tránh đe dọa thểdiện của người tham gia giao tiếp sao cho đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất
3.4.1 Chiến lược giao tiếp lịch sự ( dương tính và âm tính)
Lý thuyết của Lakoff và Leech: Lịch sự là những quy tắc đối với quan
hệ liên cá nhân (như nguyên tắc Grire là quy tắc đối với sự trao đổi thông tin)
Lịch sự âm tính:
- Phép lịch sự hướng vào thể diện âm tính của người tiếp nhận, gồm:
+ Lảng tránh: Không dùng hành động đe dọa thể diện, có thể gián tiếphóa hành động đe dọa thể diện bằng những hành động khác
+ Bù đắp: Bù đắp lại những tổn thất về thể diện, có thể dùng biện pháp
nhằm làm dịu hóa như các biểu thức nói giảm, xin lỗi, thanh minh, vuốt ve v.v…
Ví dụ:
Ví dụ: Quan sát cặp thoại sau:
Chàng trai: Gánh nặng mà đi đường dài,
Để anh gánh đỡ một vai nên chồng.
Cô gái: Gánh nặng thì chị trả công,
Mặt em chẳng đáng làm chồng chị đâu.
Trong câu nói của mình, chàng trai đã đưa ra hai yêu cầu “gánh giúp”
và “làm chồng” Nghĩa là, chàng trai muốn can thiệp vào sự tự do hành độngcủa cô gái, cho rằng cô gái không có khả năng thực hiện hành động và thểhiện sự yêu thương đối với cô gái Như vậy, chàng trai đã đồng thời vừathực hiện hành động đe doạ thể diện cô gái vừa giữ gìn thể diện của mình(chàng trai đề cao mình)
Tương tự câu nói của chàng trai, câu trả lời của cô gái là sự từ chốiviệc “làm chồng” và đề nghị trả công việc “gánh giúp”, nghĩa là thực hiệnhành động đe doạ thể diện chàng trai và khẳng định thể diện của mình
Trang 26Lịch sự dương tính:
- Phép lịch sự nhằm vào thể diện dương tính của người nhận
- Tôn vinh thể diện người nhận
- Khiêm tốn, tránh nói đến mình, tránh đề cao mình
Ví dụ:
" Em thành thật xin anh tha lỗi vì đã làm anh phiền lòng Nếu không quá khinh bỉ và chê cười, em xin hãy giữ mối quan hệ anh em như anh đã cho phép qua thư trước"
(Lê Lựu - Thời Xa vắng)
3.4.2 Chiến lược giao tiếp thể diện ( dương tính và âm tính)
Thể diện, thể diện dương tính và thể diện âm tính
- Thể diện: Hình ảnh - về - ta - công cộng mà mỗi thành viên trong xã
hội muốn mình có được
- Thể diện dương tính: Cái được phản ánh trong ý muốn mình được ưa
thích, tán thưởng, tôn trọng, đánh giá cao
Ví dụ :
" Nể mặt cô là chỗ bạn hàng lâu năm tôi mới để lại cho cô với giá này đấy, chứ mấy mỗi bán hàng dạo cứ gạ tôi bán giá hơn hai ba phân mà tôi có bán đâu"
(Lời thoại phim)
- Thể diện âm tính: Mong muốn không bị can thiệp, được hành động
tự do theo như cách mình đã lựa chọn; là nhu cầu được được độc lập, tự dotrong hành động, không bị ai áp đặt Là lãnh địa của “cái tôi” – lãnh địa cơthể, không gian, thời gian, tài sản vật chất hay tinh thần…
Ví dụ:
"Không chồng mà chửa mới ngoan
Có chồng mà chửa thế gian thiếu gì"
( Ca dao)
Trang 27Tiểu kết chương 1
Tìm hiểu ca dao đối đáp Nam Bộ dưới góc độ ngữ dụng học có thể tìmhiểu, khám phá được như: kết cấu, ngôn ngữ, thể thơ, không gian, thời giannghệ thuật…Song phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu mà khóa luận củachúng tôi chỉ tìm hiểu về đặc điểm ngôn ngữ để thấy được những nét đặctrưng trong ngôn ngữ Nam Bộ Ngữ dụng học cách là nghiên cứu cách ngônngữ được dùng như thế nào và ý nghĩa của nó trong giao tiếp, do đó nhữngquan điểm của ngữ dụng học như quan điểm về hành động ngôn từ, về ngữcảnh, về lập luận, hội thoại, hàm ngôn cùng với những nguyên tắc, điều kiệncủa nó rất có ích trong nghiên cứu ca dao đối đáp Nam Bộ
Bên trên khóa luận đã đề cập đến những tiền đề lí thuyết cơbản liên quan Tuy đối tượng nghiên cứu của khóa luận không phải là bảnthân các khái niệm, các quy tắc nêu trên nhưng những điều trình bày đóđược vận dụng trong miêu tả, phân tích đặc điểm ngữ dụng của ca dao đốiđáp Nam Bộ, nhằm bước đầu có thể miêu tả phân loại các hành động ngôn
từ, các phương thức tạo hàm ngôn và đặc điểm của ngôn ngữ trong ca daođối đáp, góp phần vào nghiên cứu văn hoá giao tiếp của người Việt
Trang 28CHƯƠNG 2: HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TRONG CA DAO ĐỐI
ĐÁP NAM BỘ
1 Phân loại hành động ngôn từ trong ca dao đối đáp
Trong giới ngữ dụng học từ trước đến nay, có rất nhiều cách phân chia
số lượng các hành động ngôn từ cũng như tiêu chí phân loại
Trong phạm vi khóa luận này, chúng tôi chấp nhận cách phân loại hànhđộng ngôn từ của Searle
Xuất phát điểm cho việc phân loại hành vi ngôn ngữ của J.R Searlechính là quan niệm cho rằng hành động ngôn từ là một bộ phận của ngôn ngữnói chung, còn động từ ngữ vi bao giờ cũng thuộc về một ngôn ngữ cụ thể
Vì thế, Searle đã đề ra mục tiêu phân loại hành động ngôn từ theo chínhnhững điểm tương đồng và khác biệt giữa các hành động ngôn từ chú khôngphải thông qua biểu thị của chúng Và dưới đấy là 12 tham tố mà theo Searle
có thể dùng để phân loại các hành vi ở lời:
1 Những khác biệt trong đích của các hành động đã cho
2 Những khác biệt trong hướng khớp ghép giữa các từ với thế giới
3 Những cam kết trong trang thái tâm lý được biểu hiện
4 Những khác biệt trong sức mạnh hoặc trong lực mà trong đó đíchngôn trung được đưa ra
5 Những khác biệt trong cương vị và vị thế của người nói và ngườinghe trong chừng mực điều này luôn gắn với lực ngôn trung của phát ngôn
6 Những khác biệt trong các phương thức mà nhờ đó phát ngôn liênquan đến người nói và người nghe
7 Những khác biệt trong việc thiết lập với phần còn lại của diễn ngôn
8 Những khác biệt trong nội dung mệnh đề, được xác định căn cứ vàocác chỉ tố của lực ngôn trung
9 Sự khác biệt giữa các hành động luôn luôn phải là những hành độngnói với những hành động có thể được thực hiện bằng các phương tiện, của lờinói, cũng như các phương tiện không phải của lời nói
Trang 2910 Những khác biệt của các hành động được thực hiệnđòi hỏi phải cónhững thiết chế ngoài ngôn ngữ với những hành động không đòi hỏi phải như vậy.
11 Những khác biệt giữa các nhóm hành động mà trong đó một động
từ ngôn trung tương ứng dùng theo lối ngôn hành, với những hành độngkhông có cách dùng theo lối ngôn hành
12 Những khác biệt trong phong cách thực hiện hành động ngôn trung.Dựa trên 12 tiêu chí đó thì Searle đã chọn ra 4 tiêu chí mà ông cho làquan trọng nhất - đích ở lời, hướng khớp ghép, trạng thái tâm lý, nội dungmệnh đề - để làm căn cứ cho việc phân loại các hành vi ngôn ngữ ra làm 5 lớplớn: Lớp hành động biểu hiện; lớp hành động điều khiển; lớp hành động ướckết; lớp hành động bộc lộ; lớp hành động phụ thuộc vào sự tuyên bố
Để miêu tả và phân loại các hành động ở lời, khóa luận căn cứ vàohai tiêu chí tạm cho là hình thức: biểu thức ngôn hành và các động từ nóinăng Bắt đầu từ các động từ nói năng (động từ chỉ hành động ngôn từ) kếthợp với việc thống kê, miêu tả các biểu thức ngôn hành thường đi vớichúng, ta có thể bước đầu nghiên cứu và phân loại được các hành động ởlời Sau khi tập hợp được những hành động ở lời được gọi tên từ các động
từ nói năng, khóa luận sẽ tìm ra những hành động ở lời mà không có chứađộng từ nói năng tương ứng
Trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học (2001) của tác giả Đỗ Hữu Châu
đã chỉ ra rằng: Biểu thức ngôn hành là một khái niệm có liên quan đến kháiniệm “phát ngôn ngôn hành” “Phát ngôn ngôn hành là phát ngôn - sảnphẩm của một hành vi ở lời nào đó khi hành vi này được thực hiện mộtcách trực tiếp, chân thực” Có nghĩa là phát ngôn ngôn hành là phươngtiện, là hình thức thể hiện hành động ở lời còn hành động ở lời là nội dungnằm trong phát ngôn ngôn hành đó Phát ngôn ngôn hành bao gồm biểu thứcngôn hành và các thành phần mở rộng như lời rào đón, từ tình thái để tạonên giá trị biểu cảm của câu…Như vậy, có thể nói biểu thức ngôn hành làdấu hiệu ngữ pháp- ngữ nghĩa của các hành động ở lời, là những thể thức nói
Trang 30đặc trưng cho một hành động tại lời Một biểu thức ngôn hành được đánhdấu bằng các dấu hiệu chỉ dẫn Searle gọi các dấu hiệu này là các phươngtiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời (IFIDs) Các IFIDs có thể là: Các kiểu kết cấu;Các từ ngữ chuyên dùng trong các kết cấu; Ngữ điệu; Quan hệ giữa cácthành tố trong biểu thức ngôn hành và ngữ cảnh; Động từ ngôn hành.
Dựa trên việc phân loại hành động ngôn từ trong hội thoại của SearleJ.R (1969) chúng tôi phân loại hành động ngôn từ trong ca dao đối đáp Nam
Bộ thành 4 nhóm như sau:
- Hành vi hỏi ( Trực tiếp; gián tiếp)
- Hành vi cầu khiến ( Trực tiếp; gián tiếp)
- Hành vi trần thuật ( Trực tiếp, gián tiếp)
- Hành vi cam kết ( Trực tiếp; gián tiếp)
2 Miêu tả hành động ngôn từ của ca dao đối đáp Nam Bộ
2.1 Hành vi hỏi 2.1.1 Điều kiện sử dụng hành động ngôn từ
J.R.Searle, người phát triển lí thuyết hành động ngôn từ của Austin, đãđưa ra bốn điều kiện sử dụng hành vi ở lời để cho việc thực hiện nó đạt hiệuquả đúng với đích của nó Đó là : Điều kiện nội dung mệnh đề, điều kiệnchuẩn bị, điều kiện chân thành, điều kiện căn bản Nếu không thỏa mãn bốnđiều kiện thì hành động ngôn từ sẽ không phải là hành động ngôn từ trực tiếp
Để nhận diện hành động ngôn từ được thể hiện trong lời của ca dao đối đáp
đó có phải là hành vi hỏi trực tiếp hay không, chúng tôi cũng xem xét các câuhỏi trong ca dao đó gắn với các điều kiện sử dụng hành vi ở lời như sau:
- Nội dung mệnh dề : Bao gồm tất cả các mệnh đề hay hàm mệnh đề
- Điều kiện chuẩn bị: S không biết lời giải đáp Cả đối với S là đối với
H không chắc rằng bất kể thế nào H cũng cung cấp thông tin ngay lúc tròchuyện nếu S không hỏi
- Điều kiện chân thành: S mong muốn có được thông tin đó
- Điều kiện căn bản: Nhằm cố gắng nhận được thông tin từ H
Trang 31Như vậy, ở hành động hỏi, tối thiểu phải đạt được những điều kiện là:Người hỏi thực sự không biết điều mình cần hỏi Người hỏi thực sựmuốn biết điều mình cần hỏi Ngưởi hỏi phải biết mà người biết muốn hỏi.Nếu ngữ cảnh cho thấy một trong những điều kiện đó bị vi phạm thì câu hỏi
đó không nhằm chức năng hỏi mà sử dụng nó vào mục đích nói khác và hànhđộng gián tiếp được biểu thị thông qua nó mới là hàm ngôn của câu hỏi
- Đặc điểm của hành vi hỏi được dùng trong ca dao đối đáp Qua khảosát, phân loại, mô tả, chúng tôi nhận thấy hành vi hỏi trong ca dao đối đáp cónhững đặc trưng sau:
Thứ nhất, đối với hành vi hỏi trực tiếp:
1 Về nội dung: Hành vi hỏi được thực hiện để hỏi những vấn đề cụ thểnhư hỏi tuổi, hỏi quê, hỏi thương ai, nhớ ai hỏi về những vấn đề không cụthể Tuy nhiên cả hai nội dung hỏi trên SP1 thực hiện hành vi hỏi trong điềukiện biết hoặc không biết rõ câu trả lời nhưng đích cuối cùng đều không phảinhằm để SP2 cung cấp cho mình thông tin chưa rõ mà hướng tới hiệu lực ởlời khác đối với người tiếp nhận
2 Về hình thức: Hành vi hỏi trực tiếp trong ca dao cũng sử dụng nhữngphương tiện đánh dấu về hình thức như trong Tiếng Việt như: Đại từ nghivấn, phụ từ nghi vấn, quan hệ lựa chọn từ, tiểu từ tình thái
2.1.2 Miêu tả hành động ngôn từ của hành vi hỏi 2.1.2.1 Hành động hỏi trực tiếp
Các cặp phụ từ nghi vấn : có… không?; đã …chưa?; có …chăng? (có)
….phải không?; (có)… chưa?;…
Ở kiểu hỏi này, người nói dự đoán hai khả năng xảy ra của hành độnghoặc sự kiện A Tuy nhiên, có hai trường hợp xảy ra: thứ nhất S nghiêng về
dự đoán khả năng “có” nhưng không chắc chắn nên đưa ra câu hỏi nhằm xácminh dự đoán của mình là đúng; thứ hai A có thể tồn tại hoặc không tồn tạitrong hiện thực và S rơi vào trạng thái dao động giữa hai khả năng đó Đồngthời, cũng có sự khác nhau giữa cấu trúc hỏi có … không?, đã …chưa? S giả
Trang 32định khả năng p có thể xảy ra ở tại điểm mốc thời gian t, không gian mà S xácđịnh cụ thể S mong muốn H cho biết cụ thể p tồn tại hay không tồn tại Smuốn biết P tồn tại hay không tồn tại ở một thời điểm nào đó trước T.
Ví dụ:
Chiếc thuyền ốc chèo qua cồn Hến Chiếc ghe câu đậu bến Cù Mông Anh đi có nhớ anh không ?
Ở ví dụ trên, nếu xét ngữ cảnh là chàng trai và cô gái đã quen biết nhaurồi, chàng trai phải đi xa trong công việc lao động sản xuất, việc chàng trai
hỏi cô gái là để xác minh xem việc mình đi xa như vậy, cô gái ở nhà có " nhớ
anh" hay không mà thôi.
Quan hệ lựa chọn Hành động hỏi lựa chọn được cấu tạo với các từ lựa
chọn: hay; hay là…
Thứ nhất, hỏi lựa chọn có khuôn hỏi “có … hay không?; hay?; đã…
hay chưa?”, S đặt H trước một sự lựa chọn giữa hai khả năng trả lời S giả
định một trong hai khả năng ấy là đúng với hiện thực Xét về thực chất,câu hỏi này không khác câu hỏi có không? Điểm khác ở đây là khi dùngcấu trúc hỏi này, S có dụng ý buộc H phải bày tỏ quan điểm một cách dứtkhoát, rõ ràng nội dung mà câu hỏi đưa ra
Ví dụ :
Cô kia má đỏ hồng hồng
Dừng tay tôi hỏi có chồng hay chưa?
- Có chồng năm ngoái năm xưa
Năm nay chồng bỏ như chưa có chồng.
Quan hệ từ "hay" là quan hệ từ bình đẳng nó được dùng trong câu nghi
vấn để hỏi có hạn chế trong khả năng trả lời bằng cách sử dụng một trongnhững đề nghị đã được người hỏi đưa ra Cũng giống như phụ từ nghi vấn
"hay" xuất hiện trong câu mang hình thức hỏi đồng thời góp phần tạo nên
đích ở lời và hiệu lực ở lời ngoài những gì mà phát ngôn có thể diễn tả trên bềmặt câu chữ
Trang 33Hay ở trong ví dụ trên chàng trai đưa ra hai lựa chọn : " có chồng haychưa" là có chồng rồi, chưa bị ràng buộc và đã thề hẹn đá vàng, đã ràng buộcvới ai đó Chàng trai muốn cô gái xác định dứt khoát một trong hai nội dungđó: có hay chưa có chồng Câu hỏi với mục đích rõ ràng và mong nhận đượccâu trả lời từ phía cô gái.
Thứ hai, cùng là hình thức lựa chọn nhưng S sử dụng biểu thức ngôn
hành biểu thị hành động hỏi trong trường hợp này là: S - V- bên nào? ( A- chủ
thể, V- động từ).
Ví dụ:
Con cò nó mổ con lươn
Bên tình, bên nghĩa, anh thương bên nào?
- Hai tay anh nắm trái đào
Bên tình, bên nghĩa, bên nào anh cũng thương.
Cũng tiếp tục dưới ngữ cảnh của những đôi trai gái yêu nhau, biểu thức
ngôn hành "bên nào" được SP1 phát ngôn ra với mục đích cho SP2 trả lời và
thực sự mong câu trả lời đó
Thứ ba, hỏi lựa chọn có kết cấu “hay là….?”: cũng hỏi lựa chọn
nhưng thiên về đoán định S cho rằng điều đoán định của mình là đúngnhưng còn hoài nghi khả năng hiện thực của nội dung Tuy mang tính chủquan nhưng người hỏi không dồn ép, áp đặt mà để người người nghe lựachọn câu trả lời Tuy nhiên, do S nghĩ rằng điều mình đoán định là đúngnhưng không chắc chắn và nhận thấy thông tin đưa ra có khả năng đe doạthể diện người nghe nên sử dụng một số tác tử thông tin ngữ dụng bổ trợgắn với hành động hỏi
Ví dụ:
Gặp mặt anh đây sao em quên hỏi, quên chào
Hay là em có nơi nào bỏ anh?
- Thỏ giỡn trăng như sơn băng thủy kiệt
Em bỏ chàng nhựt nguyệt xét soi.
Trang 34Thông tin "Gặp không chào" ở ví dụ trên dẫn đến hành động đoán định " đã có người khác", ta hình dung ngữ cảnh giao tiếp để tạo ra phát ngôn
này là chàng trai và cô gái đã từng có quan hệ yêu đương Hiện tại cô gái biểu
hiện sự thờ ơ trong mối quan hệ đó là gặp mặt nhưng "không chào" Căn cứ
vào biểu hiện đó của cô gái mà chàng trai đoán cô gái đã có người khác.Chàng trai hỏi và thực sự mong muốn nhận được thông tin Câu hỏi của chàngtrai lại cho cô gái những sự lựa chọn trả lời có thể là : đã có bạn trái khác; đã
có chồng; chưa có người khác hoặc có lý do giải thích
Đại từ nghi vấn
Bài Mấy vấn đề cho việc phân tích cú pháp Tiếng Việt của tác giả Cao
Xuân Hạo đăng trên Tạp chí ngôn ngữ số 2, 1991 chỉ ra rằng : Trong Tiếng
Việt đại từ nghi vấn là những từ dùng để đánh dấu các kiến trúc( construction) nghi vấn ( thường nằm trong kiểu câu nghi vấn)" Trong kiếntrúc nghi vấn Tiếng Việt, đại từ nghi vấn đứng ở vị trí của từ mà nó thay thế
Cũng giống như câu hỏi chính danh trong tiếng Việt, hành vi hỏi được
để thực hiện hành vi ngôn ngữ trong ca dao sử dụng các đại từ nghi vấn làm
phương tiện đánh dấu về hình thức sau đây: ai, đâu, sao, nào, bao nhiều, bao
giờ, đâu, thế nào, cái gì, làm sao
Căn cứ vào nội dung thể hiện của phát ngôn có chứa đại từ nghi vấnlàm phương tiện đánh dấu về hình thức, chúng tôi xếp những đại từ nghi vấntrên được dùng trong những trường hợp cụ thể sau:
- Hỏi về nguyên nhân: sao/thế nào ?
Hỏi về nguyên nhân thường xuất hiện hai trường hợp Thứ nhất, Smuốn truy tìm nguyên nhân của sự kiện, hiện tượng Tức là, S muốn tìm lờigiải đáp cho một sự kiện, hiện tượng mà bản thân không tự giải thích được
Ví dụ:
- Ai đem em đến Sài Thành
phồn hoa ai khéo dỗ dành hở em?
Trang 35Xét ngữ cảnh phát ngôn trong ví dụ trên ta có thể nhận thấy chàng trai
và cô gái đã quen nhau từ lâu, chàng trai thực hiện phát ngôn hỏi khi thấyđược sự thay đổi của cô gái từ khi cô gái đến Sài Thành, đồng thời cũng bày
tỏ tâm trạng của chính bản thân mình, phát ngôn hỏi không chỉ trên mặt câuchữ mà còn cả ở nội dung câu hỏi bao hàm, chàng trai hỏi và thực sự mongmuốn nhận được câu trả lời, chàng trai muốn biết được sự thay đổi của cô gái
là do đâu
Hỏi về đặc trưng : sao, thế nào, làm sao, là sao ?
Ví dụ:
Anh gặp em vừa mừng vừa hỏi,
Phụ mẫu ở nhà mạnh giỏi hay không?
- Tại gia đằng phụ mẫu em cũng được bình an
Em xin hỏi lại phụ mẫu bên bạn lang thế nào ?
Xét ở ngữ cảnh của phát ngôn trên, ta thấy chàng trai và cô gái đã quennhau thân tình, sự vui mừng của cả chàng trai và cô gái khi gặp lại nhau và
hỏi thăm "phụ mẫu" của nhau Chàng trai chủ động hỏi cô gái và nhận được lời đáp của cô gái, đồng thời cô gái cũng hỏi " phũ mẫu", 'bạn lang thế nào"
câu hỏi của cô gái phát ra không chỉ để mong nhận được thông tin của chàngtrai về phụ mẫu của chàng, đó cũng là cách khéo léo tế nhị mà cô gái hỏi thăm
cả chàng trai và gia đình, gợi mở cuộc trò chuyện lâu dài giữa cả hai ngườikhi gặp lại nhau
Ví dụ:
Thấy anh ăn học phép tiên
Tôi đây xin hỏi ông trời nghiêng mé nào?
- Em không thương sao em hỏi kì cao Bồn mè trời đồng hết có mé nào mà nghiêng.
Ở phát ngôn trên, ta thấy được ở cô gái sự nhí nhảnh, thậm chí giọngđiệu có đôi chút mỉa mai, cô đặt ra câu hỏi khó cho chàng trai, câu hỏi đặt ra
để thử xem chàng trai với tài trí của mình sẽ trả lời như thế nào, mặc dù cô đã
dự đoán được và cũng có đáp án câu hỏi của mình
Trang 36- Hỏi về sự tồn tại: đâu?
Ví dụ:
Mạ non mà cấy đất cày
Anh đến hôm rày còn vợ con đâu.
- Mạ non mà cấy đấy bìa
Vợ con chưa có con hiền có đâu.
Cô gái thực hiện phát ngôn hỏi đối với chàng trai, trên ngữ cảnh hai
người đã quen biết nhau, cô gái thực hiện phát ngôn hỏi " vợ con đâu" với
mục đích nhận được thông tin từ chàng trai, vợ con của chàng trai ở đâu Nếuhành động ngôn từ trong câu ca dao trên xét ở hành động ngôn ngữ trực tiếp
thì cô gái hỏi để biết được sự tồn tại của " vợ con" của chàng trai, nhưng nếu
xét ở hành động ngôn từ gián gián tiếp thì cô gái hỏi chỉ để có gợi ý muốnlàm quen, kết bạn với chàng trai mà thôi
- Hỏi về địa điểm, nơi chốn: ở đâu, nơi nào, đâu, nơi đâu ?
Ví dụ:
Cô kia bới tóc đuôi gà
Nắm tay cô lại hỏi nhà cô ở đâu?
- Nhà tôi ở giữa đám dâu Phía trên đám đậu, đầu cầu ngó qua
Ngó qua thấy bắp trổ cờ Thấy dưa trổ nụ, thấy cà trổ bông.
Với hành động hỏi trực tiếp nơi chốn, phần lớn các cô gái, chàng traimuốn biết quê quán của nhau, vì cuộc đối đáp thường diễn ra trong ngàyhội làng, trai gái nhiều vùng khác nhau kéo đến Điều này phù hợp với tínhcách người Việt: trước khi trao gửi tình yêu, người ta cần xác định nguồngốc, gia cảnh hai bên
Với ví dụ trên ta thấy được ngay tính cách và con người miền Nam thểhiện qua ca dao vẫn luôn thẳng thắn và bộc trực, dựa trên ngữ cảnh trên,thường khi hỏi về địa điểm, nơi chốn là dành cho những người mới gặp nhau
Trang 37lần đầu, đặc biệt là giữa trai gái muốn tìm hiểu nhau, SP1 trực tiếp, thằng thắn
hỏi " nhà cô đâu" và thực sự chàng trai mong nhận được thông tin từ cô gái
về nơi mà cô sống, và mong muốn kết bạn, làm quen với cô gái
- Hỏi về thời gian : mấy, bao giờ ?
Ví dụ:
Gió đưa gió đẩy bông trang
Ai đưa ai đẩy duyên nàng tới đây
- Tới đây thì phải ở đây
Bao giờ bén rễ xanh cây hãy về.?
Trong ca dao nói chung và cao dao đối đáp nói riêng, đại từ nghi vấn "
bao giờ" được dùng để hỏi về thời gian, một thời điểm trong quá khứ hoặc
tương lai Trong ví dụ, đại từ nghi vấn "bao giờ" đằng sau cách dùng với ý
nghĩa hỏi về thời gian trong tương lai nó còn được dùng để bày tỏ một sự việckhác Chủ thể trong phát ngôn này đang có tâm trạng mong muốn, quyếnluyến muốn có nhiều thời gian ở bên một người nào đó mà giữa họ có tìnhcảm đặc biệt Thời gian ở đây không chỉ là thời gian trong thực tế nữa mà nócòn là thời gian tâm lí
- Hỏi về số thứ tự, số lượng: mấy, bao nhiêu?
Ví dụ:
Gió năm non thổi lòn hang dế
Mấy anh học trò mưu kế để đâu.
- Gió năm non thổi lòn hang cóc
Mấy anh học trò mưu kế để trong óc, trong tim.
Đại từ nghi vấn " mấy" được phát ngôn dưới hình thức hỏi số lượng đo được, đếm được Cụ thể ở đây là "mấy anh", "mấy trăm ngàn thước" có
nghĩa là hỏi về số lượng và độ dài
- Hỏi về người: ai?
Trong ca dao chỉ xuất hiện đại từ nghi vấn "ai", mặc dù nó vẫn đượcdùng để chỉ người nhưng đặt trong từng ngữ cảnh của chủ thể đằng sau ýnghĩa của đại từ ai lại đem đến những hiệu lực phát ngôn khác nhau
Trang 38Ví du:
Ngó lên trời trời trong như bột Ngó xuống biển biển trắng như bông
Em ơi ở chi lớn tuổi không lấy chồng
Mùa đông gió lạnh, đóng cửa loan phòng đợi ai.?
- Ngó lên trời, trời trong lại trắng
Ngó xuống đất, đất trắng lại trong
Làm gái như ai, làm gái như em đây chắc dạ bền lòng
Lỡ duyên kia chịu lỡ em đóng cửa loan phòng đợi anh.
Như trường hợp ví dụ, SP1 hỏi về nhân vật thứ ba nào đó vắng mặttrong cuộc thoại mà chưa biết, và muốn biết SP2 cung cấp thông tin cho mình
về nhân vật đó Có khi nhân vật thứ ba đó lại chính là SP1 nhưng SP1 chưaxác định được nên hỏi và mong muốn nhận được câu trả lời từ SP2
- Hành động hỏi đố
Trong ca dao đối đáp Nam Bộ xuất hiện rất nhiều hình thức hỏi đố, đặcbiệt là ca dao giao duyên Hỏi đố được xem là việc thử tài trước khi phát triểnmối quan hệ tình cảm nam nữ Các chàng trai, cô gái có thể nhận biết được sựhiểu biết, tình nghĩa của người đang đối đáp với mình qua nội dung hỏi đố.Trong cấu trúc hỏi đố, ngoài hành động hỏi còn kèm theo hành động tháchthức, hứa hẹn Thường trong hỏi đố ca dao đối đáp Nam Bộ là về địa danh,vùng đất, con người
Ví dụ:
Thấy anh hay chữ, em hỏi thử đôi lời,
Nội Nam Kì lục tỉnh, có mấy cây cầu, anh biết không?
- Thấy em hỏi tức, anh đáp phứt cho thông:
Nội Nam Kì lục tỉnh, có bảy cây cầu:
Cầu Phú, cầu Quới, cầu Ninh, cầu Lợi, cầu Tiền,
Cầu do cha mẹ song tuyền, Cầu cho anh với bạn kết nguyền trăm năm.
Trang 392.1.2.2 Hành động hỏi gián tiếp
Mỗi sự kiện lời nói dù trực tiếp hay gián tiếp đều ít nhất phải có mộthành vi trung tâm có hiệu lực trực tiếp tương thích với nội dung của sự kiệnlời nói ( nếu là sự kiện trực tiếp) và có hiệu lực trực tiếp không tương thíchvới nội dung sự kiện lời nói ( nếu là sự kiện lời nói gián tiếp) nhưng hiệu lựcgián tiếp lại tương thích với sự kiện lời nói đó
Trong ca dao đối đáp, dưới sự tác động của ngữ cảnh, tình huống hànhđộng hỏi còn được sử dụng với chức năng gián tiếp là: từ chối, bác bỏ, bày tỏ,khuyên, thỉnh cầu, chấp nhận, trách cứ
Nghiên cứu hành vi hỏi đặt trong mối quan hệ với sự kiện lời nói mộtmặt nhằm phát hiện có những sự kiện lời nói gián tiếp nào được thực hiệnbằng hành vi hỏi: mặt khác để thấy rõ hơn sự chi phối của yếu tố ngữ cảnhtrong việc nhận diện lực ngôn trong hàm ẩn đối với hành vi hỏi hay là sựtương tác chế định giữa các lượt lời của hành động ngôn từ
- Hành động hỏi có hiệu lực từ chối.
Ví dụ :
Em thương anh cuốn gói cho tròn, Chờ ba má ngủ, chun lòn cửa sau,
- Anh ơi, ơn cha chưa trả, nghĩa mẹ em chưa đền,
Sao anh dám biểu, em cuốn mền theo anh?
Từ chối là hành động ngôn từ liên quan đến một số hành động ngôn từkhác Tùy thuộc vào loại hành động trao lời mà ta có chiến lược đáp lời từchối khác nhau Trong mối quan hệ với hành động hỏi thì từ chối là phủ định
sự đáp lời Ở ví dụ trên, hành động trao lời của SP1 là hành động rủ, thỉnh cầu
và có hiệu lực như lời bày tỏ Xét ở ngữ cảnh trên ta thấy SP1 và SP2 có mốiquan hệ thân thiết, SP1 muốn SP2 đồng ý với lời đề nghị của mình, SP2 trongtrường hợp này nếu từ chối thẳng thừng SP1 thì sẽ không lịch sự và còn làmảnh hưởng nghiêm trọng đến thể diện của SP1 nên SP2 gián tiếp từ chối bằngcách đầy khéo náo và tế nhị, nói đến đạo hiếu với cha mẹ là cái cớ để SP2 hỏi
Trang 40SP1 đồng thời có hiệu lực từ chối Xét ở phát ngôn hỏi trên thì SP2 đã viphạm những quy định mà Searle là điều kiện chân thành và điều kiện căn bản,chính vì vậy hành động hỏi trên của SP2 tuy đánh dấu hình thức hỏi nhưngđích ở lời mang hiệu lực từ chối một cách tế nhị.
- Hành động hỏi có hiệu lực bác bỏ
Ví dụ:
Trèo lên chót vót ngọn gòn Thấy em gò má trắng, mặt tròn anh muốn hun.
- Thân em chân lấm tay bùn
Mặt em khét nắng mà anh hun nỗi gì?
Câu hỏi của SP2 là hỏi – bác bỏ, hồi đáp cho hành động trần thuật.Nhận diện được hiệu lực bác bỏ trong câu hỏi của SP2, là do hiệu lực bác bỏđược đánh dấu bằng từ ngữ: khét nắng, nổi gì Hành động bác bỏ được thực
hiện bằng cách chất vấn về sự tồn tại của sự việc “má trắng, mặt tròn”, có
mặt trong phát ngôn trần thuật của SP1 Nét nghĩa nghi vấn ban đầu của từ gìtrong ví dụ trên được thay thế bằng nghĩa bác bỏ
- Hành động hỏi có hiệu lực bày tỏ.
Hành động bày tỏ trong hội thoại là S dùng lời nói để bày tỏ sự nhậnxét, đánh giá hoặc trạng thái tâm lí, xúc cảm của mình trước sự vật, hiệntượng X nào đó
Đặc điểm của hành động bày tỏ là nó được phát ra đồng thời với sựxuất hiện của X hoặc khi X xảy ra rồi mà S gợi nhớ lại, nhắc lại Đặc điểmnày quy định tính thời hiện của hành động bày tỏ, tức là thời điểm phát rahành động bày tỏ trùng với thời gian xuất hiện của X, hoặc thời gian tiếpxúc X của S S thực hiện hành động bày tỏ là để miêu tả trạng thái tinhthần mà X đã gây ra cho mình Thực hiện hành động với hiệu lực ở lời bày
tỏ, S nhằm gây ra một phản ứng nào đó ở H
Trong biểu thức biểu cảm, S là chủ thể của biểu thức đó, và là chủthể của nội dung bày tỏ Nội dung bày tỏ thường là những cảm xúc, trạng