Một lí do nữa để chúng tôi nghiên cứu đề tài này là ý thức hướng về cội nguồn truyền thống văn hóa dân gian mà cụ thể là đi vào tìm hiểu tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ VÂN ANH
TÍN HIỆU NGÔN NGỮ THẨM MĨ TRONG CA DAO NAM TRUNG BỘ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ: NGỮ VĂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- NĂM 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ VÂN ANH
TÍN HIỆU NGÔN NGỮ THẨM MĨ TRONG CA DAO NAM TRUNG BỘ
Chuyên ngành: Lí Luận Ngôn ngữ
Mã số: 62220101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ: NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.TS Huỳnh Thị Hồng Hạnh 2.TS Nguyễn Văn Lập
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi được thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Huỳnh Thị Hồng Hạnh và Tiến sĩ Nguyễn Văn Lập
Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Vân Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, được sự giúp đỡ của Nhà trường và các Phòng, Ban, Bộ môn tôi đã hoàn thành chương trình đào tạo Nghiên cứu sinh
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng sau Đại học, Khoa Văn học và Ngôn ngữ Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi được thực hiện và hoàn thành luận án tiến sĩ
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới TS Huỳnh Thị Hồng Hạnh và TS Nguyễn Văn Lập - những người
Thầy - những Nhà khoa học đã trực tiếp hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án tiến sĩ này
Tôi vô cùng biết ơn sự động viên, giúp đỡ của gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án
Nguyễn Thị Vân Anh
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 2
2 Lịch sử vấn đề 4
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Ý nghĩa và đóng góp của luận án 7
7 Cấu trúc của luận án 8
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 9
1.1 Các định hướng tiếp cận đối tượng nghiên cứu 9
1.1.1 Tín hiệu và tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ 9
1.1.1.1 Tín hiệu 9
1.1.1.2 Tín hiệu ngôn ngữ 12
1.1.1.3 Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ 15
1.1.1.4 Một số vấn đề tín hiệu văn chương - tín hiệu ca dao 23
1.1.2 Lí thuyết tri nhận 26
1.2 Cơ sở phân chia các trường tín hiệu thẩm mĩ 28
1.2.1 Khái niệm trường nghĩa 28
1.2.2 Các tiêu chí phân lập trường nghĩa 29
1.2.3 Các loại trường nghĩa 30
1.2.4 Ngữ nghĩa của trường nghĩa 31
1.3 Một số vấn đề về ngữ cảnh của các tín hiệu thẩm mĩ 31
1.4 Vùng đất và ca dao Nam Trung Bộ 32
1.4.1 Vùng đất Nam Trung Bộ 33
1.4.2 Ca dao Nam Trung Bộ 35
Tiểu kết 38
Chương 2:BIỂU HIỆN HÌNH THỨC CỦA CÁC TÍN HIỆU NGÔN NGỮ THẨM MĨ TRONG CA DAO NAM TRUNG BỘ 38
2.1 Biểu hiện của các tín hiệu thẩm mĩ qua thể thơ 40
2.2 Biểu hiện của các tín hiệu thẩm mĩ qua trường nghĩa 46
2.2.1 Biểu hiện của các tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên 50
2.2.2 Biểu hiện của các tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa vật thể nhân tạo 70
Trang 62.2.3 Biểu hiện của các tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa thực vật 70
2.2.4 Biểu hiện của các tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa động vật 80
Tiểu kết 89
Chương 3: BIỂU HIỆN Ý NGHĨA CỦA CÁC TÍN HIỆU NGÔN NGỮ THẨM MĨ TRONG CA DAO NAM TRUNG BỘ 90
3.1 Ý nghĩa - cái được biểu đạt của tín hiệu ca dao 90
3.2 Ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ 92
3.2.1 Ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên 92
3.2.1.1 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ trời 94
3.2.1.2 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ núi 98
3.2.1.3 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ biển 102
3.2.1.4 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ gió 106
3.2.1.5 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ trăng 109
3.2.2 Ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa vật thể nhân tạo 112
3.2.2.1 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ nhà 112
3.2.2.2 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ áo 115
3.2.2.3 Ý nghĩa Tín hiệu thẩm mĩ thuyền - đò - ghe 117
3.2.2.4 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ chén - bát - đĩa - nồi - mâm -đũa 121
3.2.2.5 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ cầu 123
3.2.3 Ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa thực vật 126
3.2.3.1 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ cây 126
3.2.3.2 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ lúa 129
3.2.3.3 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ dừa 131
3.2.3.4 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ cau 134
3.2.3.5 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ tre 136
3.2.4 Ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa động vật 138
3.2.4.1 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ chim 138
3.2.4.2 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ cá 141
3.2.4.3 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ gà 144
3.2.4.4 Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ rồng 146
3.2.4.5 Ý nghĩa của ín hiệu thẩm mĩ heo 149
Tiểu kết 151
Trang 7Chương 4:ĐẶC TRƯNG CỦA TÍN HIỆU NGÔN NGỮ THẨM MĨ TRONG
CA DAO NAM TRUNG BỘ 152
4.1 Cơ sở tạo tính đa nghĩa thẩm mĩ của các tín hiệu thẩm mĩ trong
ca dao Nam Trung Bộ 152
4.1.1 Đa nghĩa thẩm mĩ và đặc trưng của tư duy nghệ thuật ca dao Nam Trung Bộ 154
4.1.2 Đa nghĩa thẩm mĩ và đặc trưng của nội dung ca dao Nam Trung Bộ 157
4.1.3 Đa nghĩa thẩm mĩ và đặc trưng của văn bản ca dao Nam Trung Bộ 157
4.1.4 Đa nghĩa thẩm mĩ và đặc trưng tiếp nhận văn bản ca dao Nam Trung Bộ 160
4.2 Ca dao là phương tiện phản ánh văn hóa 161
4.2.1 Hệ thống cái biểu đạt và cái được biểu đạt của tín hiệu thẩm mĩ
trong ca dao Nam Trung Bộ 162
4.2.2 Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao Nam Trung Bộ 176
4.3 Nghệ thuật ca dao - phương tiện phản ánh văn hóa Nam Trung Bộ 187
4.3.1 Sử dụng các môtip 187
4.3.2 Sử dụng các biện pháp tu từ 188
4.3.3 Hòa thanh 189
4.3.4 Giàu tính cường điệu khuếch đại 191
4.3.5 Giàu tính so sánh và cụ thể 191
4.3.6 Giàu tính dí dỏm, hài hước 192
4 4 Ứng dụng nguyên lí tín hiệu học vào phân tích một bài ca dao
trong chương trình Ngữ văn Phổ thông trung học 194
Tiểu kết 199
KẾTLUẬN 200
TÀI LIỆU THAM KHẢO 206
Trang 8
QUI ƯỚC VIẾT TẮT
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Bảng thống kê tần suất, xếp thứ hạng từ 1 đến 22 các THTM trong
trường nghĩa hiện tượng tự nhiên 50 Bảng 2: Bảng thống kê tần suất của 40 THTM trong trường nghĩa
vật thể nhân tạo 60 Bảng 3: Bảng thống kê tần suất, xếp thứ hạng từ 1 đến 47 các THTM trong trường nghĩa thực vật 70 Bảng 4: Bảng thống kê tần suất, xếp thứ hạng từ 1 đến 47 các THTM trong trường nghĩa động vật 80 Bảng 5: Bảng thống kê địa danh gắn với ý nghĩa của các THTM trong
ca dao Nam Trung Bộ 168 Bảng 6: Bảng thống kê từ địa phương trong ca dao Nam Trung Bộ 170
Trang 10
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 1: Biểu đồ so sánh sự xuất hiện các THTM thuộc 4 trường nghĩa
trong ca dao Nam Trung Bộ 46
Hình 2: Sơ đồ khái quát về hình thức ngôn ngữ biểu đạt của các THTM
thuộc các trường nghĩa 47
Hình 3: Biểu đồ so sánh số bài ca dao của THTM/ tổng số bài ca dao trường nghĩa hiện tượng tự nhiên trong ca dao Nam Trung Bộ 51
Hình 4: Biểu đồ so sánh số lần xuất hiện của 5 THTM/ tổng số lần xuất
hiện của 22 THTM thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên 51
Hình 5: Sơ đồ khái quát các THTM thuộc trường nghĩa vật thể nhân tạo trong ca dao Nam Trung Bộ 59
Hình 6: Biểu đồ so sánh số bài ca dao của THTM/ tổng số bài ca dao trường nghĩa vật thể nhân tạo trong ca dao Nam Trung Bộ 61
Hình 7: Biểu đồ so sánh số lần xuất hiện của 5 nhóm THTM/ tổng số lần xuất
hiện của 40 THTM thuộc trường nghĩa vật thể nhân tạo 62
Hình 8: Biểu đồ so sánh số bài ca dao của THTM/ tổng số bài ca dao trường nghĩa thực vật trong ca dao Nam Trung Bộ 72
Hình 9: Biểu đồ so sánh số lần xuất hiện của 5 THTM/ tổng số lần xuất
hiện của 47 THTM thuộc trường nghĩa thực vật 72
Hình 10: Biểu đồ so sánh số bài ca dao của THTM/ tổng số bài ca dao trường nghĩa động vật trong ca dao Nam Trung Bộ 82
Hình 11: Biểu đồ so sánh số lần xuất hiện của 5 THTM/ tổng số lần xuất
hiện của 47 THTM thuộc trường nghĩa động vật 82
Hình 12: Mô hình giao tiếp cơ bản 90
Hình 13: Mô hình khái quát về ý nghĩa thẩm mĩ của các TH 92
Trang 12
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Ngày nay, ngôn ngữ học đang trên đà phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng những yêu cầu bức thiết của thực tế đời sống xã hội loài người trong thời kì hội nhập Nằm trong quỹ đạo ấy, ngữ nghĩa- ngữ dụng học, tín hiệu học đang là một trong những vấn đề cốt lõi cần được quan tâm nghiên cứu Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ngữ nghĩa, ngữ dụng và về tín hiệu của ngôn ngữ, nhưng những vấn đề về mối quan hệ giữa lí thuyết tín hiệu học với góc độ tạo nghĩa của ngôn ngữ, giữa ngôn ngữ với những đặc trưng văn hóa dân tộc vẫn chưa được nghiên cứu triệt để Đólà lí do thứ nhất chúng tôi
chọn đề tài“Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ” để nghiên cứu
với mong muốn đóng góp một tiếng nói chung cho vấn đề này
Tín hiệu ngôn ngữthông thường khi đi vào thơ ca đã được chuyển hóa thành tín hiệu nghệ thuật, tín hiệu thẩm mĩ- ngôn ngữ hay còn gọi là tín hiệu văn chương Tín hiệu ngôn ngữ nói chung và tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ nói riêng vừa là phương tiện,công cụ, vừa là mục đích của các tác phẩm văn học Hệ thống ý nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ và tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ sẽ góp phần cấu thành giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học - ca dao, một thể loại văn học dân gian Đó chính là lí
do thứ hai chúng tôi chọn đề tài này
Văn hóa mỗi địa phương từ trong nguồn cội nảy sinh, đã gắn bó sâu sắc với tâm hồn và vận mệnh của dân tộc Văn hóa địa phương vừa mang trong mình những nét chung của văn hóa dân tộc, vừa có những nét riêng biệt độc đáo đậm đà bản sắc riêng Tìm hiểuca dao Nam Trung Bộ dưới góc nhìn của tín hiệu học, chúng tôi muốn khám phá cái hay, cái đẹp, cái đặc sắc, độc đáo về phương thức thể hiện, cũng như nội dung hiện thực và nghệ thuật biểu hiện của nó
Một lí do nữa để chúng tôi nghiên cứu đề tài này là ý thức hướng về cội nguồn
truyền thống văn hóa dân gian mà cụ thể là đi vào tìm hiểu tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ, chúng tôi muốn hiểu hơn về lịch sử dựng nước và giữ nước
của dân tộc, hiểu hơn về một thể loại văn học truyền thống, hiểu hơn về chính mình, khẳng định sự hiện diện của chúng ta trong thế giới ngày hôm qua và ngày mai
Lí do thứ tư, chúng tôi mong muốn góp thêm một cách tiếp cận tác phẩm văn học
từ góc nhìn tín hiệu học Các tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học chính là “chìa khóa” để khám phá nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Cụ thể hơn là ứng dụng những
Trang 13kết quả nghiên cứu vào việc đọc, hiểu các tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm ca dao nói riêng
Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài“Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong
ca dao Nam Trung Bộ” nhằm phác họa một bức tranh toàn cảnh về hệ thống tín hiệu
ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao của vùng đất này
2 Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu ngôn ngữ của ca dao nói riêng, ngôn ngữvăn chương nói chung có rất nhiều hướng đi, song những năm gần đây, nhiều vấn đề của văn học đang được soi rọi dưới góc nhìn của ngôn ngữ học; trong đó vấn đề lí thuyết về tín hiệu tỏ ra rất có ưu thế
Thuật ngữ THTM xuất hiện cùng với khuynh hướng cấu trúc trong nghiên cứu
mĩ học và nghệ thuật từ những năm giữa thế kỷ XX và được tiếp nhận vào Việt Nam từ những năm 70 qua những bản dịch của Iu.A Philipiep [12], M.B Khrapchenkô [63], Ch.Morric [50]
Ở Việt Nam, vấn đề tín hiệu và tín hiệu thẩm mĩ đã được nhiều nhà nghiên cứu
đề cập như Đỗ Hữu Châu với bài viết: Lý thuyết hệ thống trong ngôn ngữ học dưới ánh sáng của phương pháp luận khoa học của Mác [14] và Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các sự kiện văn học [19], Nguyễn Lai: Từ một số luận điểm của Mác suy nghĩ về bản chất tín hiệu của ngôn ngữ [67], Hoàng Trinh: Từ kí hiệu học đến thi pháp học [148], Trương Thị Nhàn: Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mĩ không gian trong ca dao [87], Mai Thị Kiều Phượng:Tín hiệu thẩm mĩ trong ngôn ngữ văn học [110],Bùi Minh Toán: Từ tín hiệu ngôn ngữ đến tín hiệu thẩm mĩ trong văn chương [142]
Năm 1977 trên báo Văn nghệ, tác giả Hoàng Tuệ có bài nghiên cứu “Tín hiệu và biểu trưng” Tác giả đã nêu và phân tích nhiều ví dụ để minh chứng cho mối quan hệ giữa tín hiệu và biểu trưng Tác giả viết:“tín hiệu bao hàm mối quan hệ X-A, mối quan
hệ đã được xã hội chấp nhận rất lâu đời Chính vì vậy mà có đời sống xã hội, và cũng nhờ vậy, đời sống xã hội mới phát triển” Tác giả kết luận rằng: “vấn đề rõ ràng là thuộc phạm vi ngôn ngữ học, chứ không phải ở ngoài Đúng hơn, đây là ngôn ngữ học trong sự gắn bó với tâm lý học, và chính thông qua mối quan hệ này mà ngôn ngữ với
tư duy, với đời sống xã hội, là không tách nhau: cũng vậy, ngôn ngữ với thơ văn, và ngôn ngữ với các loại hình nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, âm nhạc”[156, 1121]
Trong những năm gần đây, nhiều luận án triển khai theo hướng nghiên cứu này cũng đã khẳng định được ý nghĩa thực tiễn của hướng nghiên cứu văn học từ góc độ
Trang 14ngôn ngữ học, đồng thời đã có những đóng góp quan trọng cho lí thuyết tín hiệu thẩm
mĩ Việc vận dụng lý thuyết tín hiệu thẩm mĩ và nghiên cứu văn chương phát triển
nhanh với những luận án, luận văn của các tác giả Lê Thị Tuyết Hạnh: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ XuânQuỳnh (1990), Lê Thị Hồng: Tìm hiểu vấn đề tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Huy Cận (1993), Đinh Văn Thiện: Khảo sát các nét nghĩa biểu trưng của các
từ chỉ hiện tượng thiên nhiên (1993), Trương Thị Nhàn: Tìm hiểu giá trị biểu trưng của một số từ chỉ hiện tượng thiên nhiên trong tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam (1984)
Những công trình nghiên cứu này đã góp thêm tiếng nói đối với các vấn đề tín hiệu thẩm mĩ văn chương
Luận án tiến sĩ của tác giả Trương Thị Nhàn“Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ của tín hiệu thẩm mĩ không gian trong ca dao”đã vận dụng các cơ sở lí thuyết về tín hiệu, về
hệ thống, trường nghĩa, về ngôn ngữ liên hội để xem xét các tín hiệu thẩm mĩ văn chương
Tác giả Phạm Thị Kim Anh với bài viết “Hình thức ngôn ngữ và ý nghĩa biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ “Liễu” trong thơ mới” [2,18] đã tiến hành xem xét một tín hiệu văn chương cụ thể là tín hiệu “liễu” trong thơ mới dưới góc nhìn của tín hiệu học Tác giả đã nêu các hình thức ngôn ngữ làm thành mặt cái biểu đạt của tín hiệu “liễu”
trong mỗi lần xuất hiện Qua đó, tác giả nghiên cứu nội dung ý nghĩa từ những hình
thức vật chất của tín hiệu “liễu”, khái quát chúng thành các ý nghĩa thẩm mĩ của tín
kí hiệu học Và ở phần ba tác giả trình bày: “Đọc thơ theo thi pháp học dựa vào kí hiệu học” để làm sáng tỏ những vấn đề nêu trước đó
Mai Thị Kiều Phượng với cuốn sách “Tín hiệu thẩm mĩ trong ngôn ngữ văn học”
(2008) đã có những đóng góp nhất định vào nghiên cứu mảng tín hiệu thẩm mĩ, đồng thời là bằng chứng khẳng định ưu thế của hướng nghiên cứu này
Tác giả Bùi Minh Toán với bài nghiên cứu “Từ tín hiệu ngôn ngữ đến tín hiệu thẩm mĩ trong văn chương”[142,1] đã đề cập đến sự chuyển hóa của tín hiệu ngôn ngữ
thành tín hiệu thẩm mĩ có sự thay đổi về chất Tác giả phân chia tín hiệu thẩm mĩ theo
Trang 15hai cấp độ là vi mô (tín hiệu đơn) và vĩ mô (tín hiệu phức).Ở bài nghiên cứu này, tác giả
đã nêu các tính chất chủ yếu của tín hiệu thẩm mĩ: tính hình tuyến, tính có lí do, lí giải được, tính hàm súc, tính cá thể, tính dân tộc, tính biểu cảm, tính hệ thống Và ở mỗi tính
chất, tác giả sử dụng chất liệu văn học phân tích hết sức sâu sắc để thấy được sự hòa quyện của các tính chất đó ở cả tín hiệu thẩm mĩ vi mô và vĩ mô của nghệ thuật văn chương
Các công trình nêu trên đề cập một cách khá đầy đủ và có hệ thống về những đặc trưng của tín hiệu thẩm mỹ (THTM) cùng cách tiếp cận ngôn ngữ - THTM trong tác phẩm văn học Kết quả của những công trình đó sẽ là cơ sở, tiền đề để chúng tôi tham khảo thực hiện đề tài của mình
Thể loại ca dao có rất nhiều công trình nghiên cứu Chẳng hạn như: “Về một phương diện nghệ thuật trong ca dao tình yêu” (1990) của Trần Thị An, “Ngôn ngữ ca dao Việt Nam”(1991) của Mai Ngọc Chừ, “Hình tượng khăn, nón, áo trong ca dao- dân
ca Việt Nam” (1991) của Nguyễn Văn Hùng, “Con thuyền trong ca dao dân ca Việt Nam” (1991) của Lê Minh Tiệp, “Ca dao của một vùng đất” (1994) của Thạch Phương,
in trong cuốn sách Ca dao Nam Trung Bộ, “Về ca dao xứ Nghệ” của Ninh Viết Giao
(1996) trong cuốn sách do ông chủ biên “Kho tàng ca dao xứ Nghệ”, “Sự khác nhau
giữa ca dao người Việt ở xứ Nghệ và xứ Bắc”của Nguyễn Phương Châm, “Biểu tượng cây đa” của Nguyễn Phương Châm,“Bước đầu so sánh những sắc thái miền Trung qua bốn vùng dân ca: Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Trị Thiên, Nam Trung Bộ” của Lê Văn Hảo, “Cây đa- biểu tượng truyền thống của làng quê Việt Nam” của Thu Hương, “Hình ảnh cây bần trong ca dao” của Duy Khôi
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu về ca dao dưới góc độ của văn học vô cùng phong phú và tập trung chủ yếu ở mảng ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ Số lượng các công trình nghiên cứu về ca dao Nam Trung Bộ nói chung còn rất hạn chế Như vậy có thể khẳng định những công trình nghiên cứu về ca dao Nam Trung Bộ dưới góc nhìn ngôn ngữ, cụ thể là dưới góc độ lí thuyết tín hiệu thẩm mĩ vẫn còn vắng bóng
Nghiên cứu đề tài “Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ”,chúng tôi mong muốn góp thêm một tiếng nói mới cho hướng nghiên cứu về hiện
tượng văn học rất đỗi phức tạp và lý thú vẫn còn để ngỏ này
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tiến hànhtìm hiểu các đơn vị ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung
Bộ trong môi trường giao tiếp đặc biệt- giao tiếp nghệ thuật thơ ca Đó là việc nghiên
Trang 16cứu mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ - hệ thống với thực tiễn hành chức của ngôn ngữ trong một loại hình văn học cụ thể: ca dao
Mục đích của đề tài là tiến hành tìm hiểu các hình tượng nghệ thuật được thể hiện qua các tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ Từ đó, đưa ra những nhận định chung về một hệ thống tín hiệu ngôn ngữ được chuyển hóa như thế nào để trở thành một hệ thống tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ biểu đạt những giá trị thẩm mĩ - nghệ thuật ca dao
Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể trước hết là hệ thống hóa các lý thuyết về tín hiệu, tín hiệu ngôn ngữ, tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ, lí thuyết tri nhận, các nội dung về trường nghĩa, ngữ cảnh, mối quan hệ giữa trường nghĩa với các vấn đề về văn học, ngôn ngữ học, tín hiệu thẩm mĩ, tín hiệu ca dao
Tiếp đến, áp dụng lý thuyết trên vào miêu tả các đơn vị ngôn ngữ thuộc các
trường nghĩa cụ thể trong ca dao Nam Trung Bộ đó là: trường nghĩa hiện tượng tự nhiên, trường nghĩa vật thể nhân tạo, trường nghĩa thực vật và trường nghĩa động vậtvề
hình thức biểu đạt và nội dung ý nghĩa, miêu tả và phân tích xem chúng đã được sử dụng, vận hành và biến đổi như thế nào qua mỗi hình thức biểu đạt
Việc nghiên cứu hình thức biểu đạt và ý nghĩa thẩm mĩ của các tín hiệu ngôn ngữ trong ca dao Nam Trung Bộ nhằm chỉ ra được mối quan hệ gắn bó giữa con người với môi trường cũng như vai trò của tự nhiên trong tư duy nghệ thuật của những sáng tác
dân gian Cũng từ đó chỉ ra những đặc trưng của các tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ
Nghiên cứu những tín hiệu thẩm mĩ điển hình trong ca dao Nam Trung Bộ, chúng ta sẽ nhận thấy dấu ấn văn hóa của vùng đất này
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do số lượng các câu ca dao khảo sát rất lớn và các tín hiệu khảo sát cótính chất
đa dạng, phức tạp nên chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu những tín hiệu thẩm mĩ điển hình, tiêu biểu, những tín hiệu có tần suất cao và có giá trị biểu trưng phong phú đại
diện cho mỗi trường nghĩa trong ca dao Nam Trung Bộ.Chúng được coi là các “tiêu
điểm” (focus), các từ trung tâm, từ điển hình đểxét toàn diện các mặt ngôn ngữ- văn
hóa- văn học của một trường nghĩa cụ thể
Hay có thể nói, những tín hiệu chúng tôi nghiên cứu được xem như một hệ thống tín hiệu thẩm mĩ đặc thù, phản ánh bản sắc văn hóa Nam Trung Bộ bằng hình thái thẩm mĩ- ngôn ngữ ca dao
Trang 17Trong quá trình phân tích các tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ, chúng tôi có đối sánh với những tín hiệu ca dao ở các vùng miền khác để thấy được tính chất dung hợp của chúng cũng như những sự khác biệt nhất định Chính sự khác biệt đó góp phần giúp cho ta nhận ra bản sắc văn hóa phong phú đa dạng của mỗi cộng đồng người Việt, mà cụ thể ở đây là văn hóa của người dân Nam Trung Bộ
Nguồn tư liệu được sử dụng trong luận án là:
1 Nhiều tác giả, (2006), Ca dao, dân ca đất Quảng, Nxb Đà Nẵng
2 Hoàng Chương, Nguyễn Có, (1997), Bài chòi và dân ca Bình Định, Nxb Sân khấu
3 Nguyễn Định, chủ biên, (2002), Văn học dân gian Sông Cầu, UBND Huyện Sông Cầu
4 Nguyễn Đình Tư, (1965), Non nước Phú Yên, Nxb Tiền Giang
5 Nguyễn Đình Tư, (2003), Non nước Khánh Hòa, Nxb Thanh niên
6 Thạch Phương - Ngô Quang Hiển, (1994), Ca dao Nam Trung Bộ, Nxb Khoa học
xã hội, H
7 Bùi Nguyễn Hương Trà, (2004), Sắp xếp và phân loại ca dao lưu truyền ởHuyện
Ninh Hòa, Tỉnh Khánh Hòa, Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Quy Nhơn
8 Trương Thị Kim Chánh, (2010), Phân loại và bước đầu đánh giá ca dao sưutầm
và lưu truyền ở tỉnh Bình Định, Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Quy
Nhơn
9 Nhiều tác giả - Khoa Ngữ văn, Trường Đại họcQuy Nhơn, (2011), Ca dao Nam
Trung Bộ
Dựa vào những tư liệu trên, chúng tôi thu thập được 4.537bài ca dao chứa tín
hiệu cần nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu luận án dựa trên sự kết hợp của các phương pháp:
5.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án là các tín hiệu thẩm mĩ (THTM) ca dao
Các THTM này tồn tại luôn luôn gắn chặt với môi trường văn hóa, gắn liền với những
yếu tố về địa lí, lịch sử Vì vậy cần phải sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành
Nghiên cứu tổng kết những vấn đề lý luận của ngôn ngữ học truyền thống và hiện đại về các lĩnh vực: từ vựng, ngữ pháp, phân tích văn bản, ngữ dụng học, tín hiệu học kết hợp với thành tựu liên ngành về lí thuyết tín hiệu thẩm mĩ, lí thuyết tri nhận, thi pháp học, lí luận văn học Chúng tôi đi đến tiếp cận, luận giải được đối tượng nghiên cứu
Trang 185.2 Chúng tôi vận dụng các phương pháp, thủ pháp, thao tác nghiên cứu ngôn
ngữ đặc thù: thống kê, phân loại Phương pháp này cho phép luận án tính toán được số
lần xuất hiện của các THTM, nhận biết đâu là những THTM đặc trưng của ca dao Nam Trung Bộ Khi vận dụng phương pháp phân tích định lượng này, chúng tôi tán thành ý
kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Kính trong “Văn hóa dân gian- Những phương pháp nghiên cứu”: Kết quả của việc thống kê khách quan cho phép nhà nghiên cứu đi
đến những kết luận, những khái quát khoa học, tránh được những suy luận chủ quan, gò ép
5.3.Từ những dữ liệu thống kê,luận án vận dụng phương pháp miêu tả vàphân
tích đểmiêu tả các hình thức biểu đạt ngôn ngữ, các bình diện ý nghĩa, phân tích ngữ
nghĩa, ngữ cảnh, phân tích mối quan hệ biện chứng hữu cơ giữa các mặt của từng đơn vị, tìm ra sự đồng nhất và đối lập giữa các nghĩa trong hệ thống và nghĩa trong hoạt động, nghĩa từ điển và nghĩa nghệ thuật của các THTM đang nghiên cứu Để làm rõ hơn cái hay, cái đẹp trong khả năng thể hiện nghĩa của các THTM, chúng tôi đã vận dụng
phương pháp phân tích ngữ cảnh
5.4 Bên cạnh đó, luận án còn sử dụngphương pháp so sánh Phương pháp này
được sử dụng khi cần thiết để so sánh THTM trong ca dao Nam Trung Bộ với các THTM trong ca dao vùng miền khác để thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng Từ đó, chúng tôi nêu đặc trưng của THTM trong ca dao Nam Trung Bộ
6.Ý nghĩa và đóng góp của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề lý thuyết về ngôn ngữ nhìn từ góc độ thực tiễn: bản chất THTM mà cụ thể ở đây là THTM trong ca dao Nam Trung Bộ
Cũng là lần đầu tiên, các THTM điển hình của các trường nghĩa: hiệntượng tự nhiên, vật thể nhân tạo, thực vật, động vậttrong ca dao Nam Trung Bộ được miêu tả cả
bề rộng lẫn chiều sâu, từ hình thức biểu đạt đến nội dung ý nghĩa, từ bình diện ngôn ngữ thông thường đến bình diện ngôn ngữ nghệ thuật, từ các ý nghĩa cơ sở đến những ý nghĩa nghệ thuật cụ thể, mới mẻ, sinh động
Và cũng từ những ý nghĩa chung và riêng đó, luận án chỉ ra những đặc trưng của các THTM trong ca dao Nam Trung Bộ có so sánh với ca dao các vùng miền khác
Kết quả nghiên cứu, một mặt góp phần làm cụ thể hơn việc đọc ca dao theo thi pháp tín hiệu học, mặt khác góp thêm tiếng nói vào công cuộc nghiên cứu lịch sử phát triển ngôn ngữ thơ ca, phát triển nhận thức thẩm mĩ của dân tộc Qua đó còn góp phần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu ngôn ngữ trong quan hệ liên ngành
Trang 19Trong xu thế dạy học tích hợp: ngôn ngữ- văn chương- văn hóa, một vấn đề trọng tâm là phương pháp giải mã ngữ nghĩa nghệ thuật- văn hóa ( YNTM) của các THTM, các hình tượng nghệ thuật phải tiến hành như thế nào để đạt hiệu quả Đặc biệt với ca dao- thể loại văn học dân gian đóng một vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển nền văn học của dân tộc Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là những gợi dẫn hữu ích góp phần nâng cao chất lượng dạy học các bộ môn hữu quan
7 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận án được chia làm 4 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Trong chương này, chúng tôi đề cập đến những vấn đề lí luận cơ bản, làm tiền đề cho đề tài nghiên cứu như: tín hiệu, tín hiệu ngôn ngữ, tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ, tín hiệu ca dao, tri nhận, trường nghĩa, ngữ cảnh, về vùng đất Nam Trung Bộ và ca dao
ca dao và các phương tiện ngôn ngữ làm thành bình diện hình thức vật chất biểu đạt của
các THTM điển hình thuộc 4 trường nghĩa(hiện tượng tự nhiên, vật thể nhân tạo, thực vật, động vật)trong ca dao Nam Trung Bộ
Chương 3: Biểu hiện ý nghĩa của các tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ
Trên cơ sở hình thức biểu hiện của các tín hiệu thẩm mĩ, ở chương này, chúng tôi trình bày những biểu hiện ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ Chúng tôi tiến hành mô tả, phân tích ý nghĩa thẩm mĩ của 20 THTM được coi là điển hình trong ca dao Nam Trung
Bộ
Chương 4: Đặc trưng của tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ
Từ những biểu hiện hình thức và biểu hiện ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ
trong ca dao Nam Trung Bộ, chúng tôi nêu những đặc trưng của ca dao vùng đất này
Trang 20Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Các định hướng tiếp cận đối tượng nghiên cứu
1.1.1 Tín hiệu và tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ
1.1.1.1 Tín hiệu
a Khái niệm tín hiệu
Trong thực tế cuộc sống, chúng ta đã sử dụng nhiều tín hiệu (TH) như: tiếng trống báo hiệu giờ học, hệ thống biển báo giao thông, các kí hiệu toán học, vật lý học… như vậy con người đã dùng một cái gì đó làm TH thay thế cho một cái gì khác hay một khái niệm trừu tượng Từ đó, có nhiều quan niệm khác nhau về TH
Khái niệm TH được nhắc đến lần đầu tiên trong học thuyết về tín hiệu ngôn ngữ
của F.de Saussure Theo ông, TH có hai mặt cái biểu đạt (cbđ- hình thức vật chất cảm tính) và cái được biểu đạt (cđbđ - nội dung ý nghĩa) Hai mặt này “gắn bó khăng khít
với nhau và đã có cái này là có cái kia” [112,121] Sau này, Ch.S.Pierce đã đưa thêm vào cấu trúc nhị diện nhân tố thứ ba là cái lí giải (interpretant) [17,712] Nhưng phải đến khi Ch.W.Morris hệ thống hóa và xây dựng một lý thuyết tổng quát về TH thì ba chiều của TH mới thực sự có ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đặc biệt với ngành tín hiệu học [17,702] Cả Ch.W.Morris cũng như Ch.S.Pierce chia ra ba chiều của TH: thứ nhất là chiều kết học nghiên cứu các TH trong mối quan hệ với các
TH khác, thứ hai là chiều nghĩa học nghiên cứu các TH trong mối quan hệ với các sự
Trang 21vật ở bên ngoài hệ thống TH, thứ ba là chiều dụng học nghiên cứu các TH trong những mối quan hệ với người sử dụng nó
Theo F Guiraud:“Một TH…là một kích thích mà tác động của nó đến cơ thể gợi
ra hình ảnh kí ức của một kích thích khác”[17,706].Đây là một quan niệm rộng bởi TH
được hiểu bao gồm cả những TH hiểu theo nghĩa hẹp, cả những TH “nhận biết” và TH
“giao tiếp” có tính chất bản năng của loài vật.Vì thế, một đám mây đen báo hiệu trời sắp mưa, đám khói bay lên cho biết ở đó có lửa, vết xe trên cát chứng tỏ có người vừa đi qua…đều có khả năng trở thành TH
Còn A.Schaff định nghĩa TH theo nghĩa hẹp:“Một sự vật vật chất hay thuộc tính của nó, một hiện tượng thực tế sẽ trở thành TH nếu như trong quá trình giao tiếp, nó được các nhân vật giao tiếp sử dụng trong khuôn khổ của một ngôn ngữ để truyền đạt một tư tưởng nào đó về thực tế, tức về thế giới bên ngoài hay về những cảm thụ nội tâm”[17,707] Như vậy, A.Schaff chỉ thừa nhận là TH khi nó mang chức năng giao tiếp
được con người sử dụng nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình trong đời sống
Dù TH được hiểu theo nghĩa hẹp hay rộng thì các ý kiến đều thống nhất cho rằng
TH là khái niệm quan hệ không phải là khái niệm tự thân, muốn một cái gì đó trở thành
TH thì nó phải nằm trong một hệ thống nhất định và có mối quan hệ với các sự vật khác
Để thuận tiện trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi lấy định nghĩa rộng của F Guiraud làm xuất phát điểm bởi vì nó có tác dụng phát hiện ra những đặc trưng TH học của các TH ngôn ngữ.Như vậy, một sự vật muốn trở thành TH phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
- TH phải có tính vật chất Vật chất là một sự vật hoặc một thuộc tính vật chất
như ánh sáng, màu sắc, âm thanh, vật thể…Nghĩa là, người ta có thể nghe được, nhìn thấy được, sờ thấy được Đồng thời thuộc tính vật chất ấy của TH phải có khả năng kích thích vào giác quan con người và được con người cảm nhận bằng giác quan của chính mình Ở đây, chúng ta cần phân biệt TH của loài người với TH cũng được cảm nhận bởi giác quan của loài vật, thực chất đấy chỉ là phản xạ có điều kiện của loài vật mà thôi
- TH phải gợi ra, đại diện cho một cái gì đó khác với chính nó Hay nói cách
khác TH phải mang nghĩa…Định nghĩa của F Guiraud cũng đã chỉ rõ: Ý nghĩa của cái chỉ ra trong TH bao giờ cũng là một thực thể tâm lý thuộc tinh thần Chẳng hạn hệ thống đèn giao thông màu đỏ, màu vàng, màu xanh đóng vai trò là cbđ Nó mang chức năng gợi ra ý nghĩa về mặt tinh thần, cụ thể là truyền tải nội dung “đứng lại”, “chuẩn bị”, “đi”…
Trang 22- TH phải được chủ thể tiếp nhận và lý giải được, nói rõ hơn cái quan hệ, cbđ và
cđbđ phải được chủ thể nhận thức và lĩnh hội Muốn thế quan hệ giữa vỏ vật chất của
TH và nội dung của TH phải dựa trên quy ước có ý thức của con người hoặc xã hội, được con người nhận thức và lĩnh hội Có như vậy, con người mới có khả năng hiểu được mối quan hệ giữa cbđ và cđbđ
Ví dụ 1: Một hồi chuông dài đối với học sinh là báo hiệu hết giờ học nhưng có thể lại là TH tập hợp quân đối với các quân binh Ví dụ 2: Tia sáng lọt qua khe cửa vào
phòng đối với một đứa trẻ sơ sinh chưa phải là TH bởi vì đứa trẻ chưa lý giải được cái
gì về tia sáng mặc dù tia sáng vẫn kích thích cảm quan của đứa trẻ và gây được những phản ứng nhất định Nhưng đối với người lớn, tia sáng là TH bởi vì họ có thể rút ra một
ý nghĩa nào đó, như “trời đã sáng”, “có người vừa mở cửa”, “sắp đến giờ đilàm”…[15,54]
- TH phải nằm trong một hệ thống nhất định và có đặc điểm khác biệt với các yếu tố khác cùng hệ thống Đây là điều kiện bắt buộc một cách hiển nhiên đối với những
TH giao tiếp do con người đặt ra TH sẽ không còn là TH khi tách khỏi hệ thống bởi giá trị của nó có được là nhờ vào mối quan hệ của nó với các TH khác trong hệ thống Mặt khác, một điều kiện hiển nhiên đó là hệ thống phải là một tổng thể bao gồm nhiều yếu tố
và các yếu tố nằm trong quan hệ đối lập nhằm tạo ra giá trị khu biệt của TH trong hệ thống
b Phân loại tín hiệu
Các nhà nghiên cứu TH học đã phân các TH thành những phạm trù (hay loại)
khác nhau.K.Buhler chia các TH thành: Symbole (TH chỉ ra sự vật, đối tượng), Symptome (TH bộc lộ trạng thái tâm sinh lí, tư tưởng, tình cảm của người nói), Signal
(TH gây tác động tâm sinh lí cho người nghe) [17,711]
Ch.S.Pierce phân chia TH thành ba loại chính: Hình hiệu (icones), chỉ hiệu (index), và ước hiệu (symbol) dựa theo tiêu chuẩn quan hệ giữa cbđ và cđbđ mà F.de
Saussure đã đưa ra Theo đó, đại đa số TH ngôn ngữ (THNN) là thuộc loại ước hiệu, loại
TH mà mối quan hệ cbđ và cđbđ là hoàn toàn võ đoán, không giải thích được nguyên do Loại TH này sẽ mất tư cách là TH nếu không có người lí giải [17,711]
Morris dựa vào mối quan hệ giữa TH với các loại sự vật mà chúng biểu thị để
chia TH thành hai loại: các chỉ hiệu(Single indexes)và định hiệu (Singnes caracterisant).Tiếp theo, ông lại phân chia các định hiệu ra thành hình hiệu và biểu trưng (symbole) [17,712]
Trang 23A.Schaff xuất phát từ cơ sở chỉ xem TH gắn liền với chức năng giao tiếp, nên
ông tiến hành phân loại như sau: đầu tiên ông phân TH thành TH nhân tạo và TH tự nhiên (TH đích thực) TH tự nhiên lại được chia thành TH từ và TH thực có khả năng bộc lộ nhất định TH thực có khả năng bộc lộ nhất định lại được chia thành lệnh hiệu và định hiệu Các định hiệu lại được chia thành định hiệu đích thực và Symbole [17,713]
P.Guiraud từ năm 1950 đã đưa ra bảng phân loại TH Ông phân chia TH dựa trên mối quan hệ giữa thực tế với nhận thức của con người Trong đó, tác giả quan tâm tới những TH biểu hiện (TH không giao tiếp) Những TH biểu hiện về bản chất là các hình hiệu và chức năng của chúng không phải là công cụ giao tiếp mà là công cụ để phản ánh, miêu tả thực tế khách quan Ví dụ như bức ảnh, bản nhạc Chúng là sản phẩm của các loại hình nghệ thuật và thuộc đối tượng nghiên cứu của nghệ thuật học P.Guiraud
tiếp tục phân chia TH thành TH tự nhiên và TH nhân tạo Trong TH nhân tạo ông lại phân chia thành TH giao tiếp và TH không giao tiếp Ông còn dựa theo đặc tính thể chất của TH mà phân chia các TH thành TH thị giác, TH thính giác, TH xúc giác Theo đặc tính chuyển mã hay chưa chuyển mã, ông chia các TH thành TH thứ cấp (còn gọi là kí hiệu) và TH sơ cấp P Guiraud cũng chỉ ra sự xâm nhập lẫn nhau của các loại tín hiệu
[17,714]
Đỗ Hữu Châu cũng đã đưa ra bảng phân loại TH theo quan điểm riêng của mình Theo ông, TH là một thực thể đa diện cho nên căn cứ vào các phương diện khác nhau có thể định ra các tiêu chí phân loại khác nhau Mỗi lần vận dụng một tiêu chí phân loại là
có một kết quả phân loại Những tiêu chí phân loại mà Đỗ Hữu Châu đưa ra là: 1/ Dựa vào đặc tính thể chất của cái biểu hiện, 2/ Dựa vào nguồn gốc của tín hiệu, 3/ Dựa vào mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện, 4/ Căn cứ vào chức năng xã hội của tín hiệu [17, 716-718]
Dựa vào mặt thể chất của TH có thể phân chia ra được các loại TH như: tín hiệu màu sắc, tín hiệu âm thanh Trong đó THNN được coi là một loại TH đặc biệt
1.1.1.2 Tín hiệu ngôn ngữ
Ngôn ngữ cũng là một TH bởi ngôn ngữ đáp ứng đầy đủ các điều kiện của một
TH Trong thực tế giao tiếp, ngôn ngữ bao gồm ba mối quan hệ chính: quan hệ giữa TH với TH, quan hệ giữa TH với thực tế và quan hệ giữa TH với nhân vật giao tiếp Ba quan
hệ này lập thành ba bình diện tạo nên bản chất của THNN:kết học, nghĩa học và dụng học Ba bình diện này luôn được đặt trong mối quan hệ khăng khít với nhau
F.de Saussure xác định THNN như sau: “Tín hiệu ngôn ngữ kết liền thành một không phải một sự vật với một tên gọi mà là một khái niệm với một hình ảnh âm thanh,
Trang 24hai yếu tố này gắn bó khăng khít với nhau và đã có cái này phải có cái kia Trong đó khái niệm được gọi là cái được biểu đạt (cđbđ) và hình ảnh âm thanh được gọi là cái biểu đạt (cbđ )”[112,121].Nó như hai mặt của một tờ giấy, hễ mất mặt này thì mặt kia
không thể tồn tại, hay nói cách khác, THNN là một tổng thể hai mặt không thể tách rời
Từ đó F.de Saussure đã chỉ ra hai đặc điểm của THNN: tính võ đoán và tính hình tuyến.Tính võ đoán, hiểu theo F.de Saussure là mối quan hệ giữa cbđ và cđbđ hoàn toàn không có một lý do xác đáng nào Nghĩa là, nếu không có cbđ này thì có thể sử dụng cbđ khác làm vỏ cho các đơn vị ngôn ngữ mà người ta vẫn có thể hiểu nếu như cấp cho chúng các thế đối lập cần thiết nhằm xác định giá trị của đơn vị đó
Ch.S Pierce cũng có quan niệm tương tự Ông cho rằng đại đa số THNN thuộc loại ước hiệu, loại TH mà mối quan hệ giữa cbđ và cđbđ là hoàn toàn võ đoán, không giải thích được nguyên do Loại TH này sẽ mất tư cách là TH nếu không có cái lí giải
F.de Saussure chỉ rõ rằng “Thường người ta không nói bằng TH riêng lẻ, mà bằng từng nhóm TH, từng khối có tổ chức, vốn cũng là TH” [17,221].Sau này, Ch.W Morris
cũng đồng tình với F.de Saussure về quan điểm cho rằng tất cả các TH đều nằm trong quan hệ với các TH khác và quy định lẫn nhau [17,712] Do đó, các TH luôn nằm trong một hệ thống nhất định Ngôn ngữ là một loại TH đặc biệt nên nó cũng lập thành một hệ thống với những cấp độ và quan hệ đặc thù của ngôn ngữ
Trong cuốn Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Đỗ Hữu Châu coi ngôn ngữ là hệ
thống TH sơ cấp được xây dựng với những thể chất tinh thần và vật chất Đó là những
âm thanh do bộ máy cấu âm của con người tạo ra Ông đặc biệt lưu ý vấn đề chức năng
và đặc tính đa chức năng của các THNN so với các hệ thống TH nói chung và TH mang chức năng giao tiếp nói riêng Nếu như các TH khác ở từng hệ thống chỉ thực hiện được một chức năng TH học thì ngôn ngữ không chỉ thuần túy mang chức năng giao tiếp mà đồng thời còn là công cụ để tư duy, để tổ chức xã hội, để duy trì sự sống của con người và còn mang chức năng thi pháp Trong đó, chức năng giao tiếp được coi là chức năng xã hội quan trọng nhất của ngôn ngữ
Vì vậy, THNN vừa là TH giao tiếp, vừa có thể là TH nhận thức, TH biểu hiện v.v Riêng đối với chức năng giao tiếp, cũng có sự phân biệt các chức năng khác nhau
có liên quan đến các nhân tố khác nhau của hoạt động giao tiếp: chức năng miêu tả, chức năng dụng học, chức năng phát ngôn, chức năng cú học
Từ các phương diện chức năng khác nhau của ngôn ngữ có thể xác định ý nghĩa
TH của chúng trên tất cả những đơn vị mang ý nghĩa (tức các đơn vị có hai mặt): từ, cụm từ, câu, đoạn văn, văn bản Một từ, ngữ hay một câu nói nào đó có thể vừa mang
Trang 25những thông tin về sự vật, hiện tượng được nói đến, vừa bộc lộ những đặc điểm về địa phương, về nghề nghiệp, về trạng thái tâm lí của người nói v.v Chẳng hạn, khi đọc
những câu ca dao sau: Trăm năm dẫu lỗi hẹn hò/ Cây đa, bến cũ con đò còn đưa/ Cây
đa, bến cũ, đường xưa/Con đò còn đó người chưa thấy về Có thể nói, làng quê truyền
thống Bắc Bộ nào cũng có hình ảnh cây đa cổ thụ ở đầu làng Chính vì vậy từ bao đời nay, mỗi người Việt chúng ta đều coi cây đa như một biểu tượng Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, là sức sống dẻo dai Cùng với sự trường tồn ấy cây
đa như một nhân chứng của thời gian, chứng kiến những sự đổi thay của con người, của
đất trời Cây đa còn là biểu tượng tâm linh con người, “Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo
cây đề” Trong ca dao Bắc Bộ có bộ 3 biểu tượng Cây đa- Giếng nước- Sân đình, mỗi
biểu tượng mang một nội dung ý nghĩa riêng biệt nhưng có thế thấy, ở đâu có cây đa là
có giếng nước hoặc sân đình và ở đó có sự giao lưu, sinh hoạt, trao đổi Với người dân
Bắc Bộ, cây đa là nơi sinh hoạt chung, bình đẳng với tất cả mọi người “không tiền ngồi gốc cây đa, có tiền thì hãy lân la vào làng” và cây đa còn là nơi hẹn hò, còn là minh chứng tình yêu của các đôi trai gái:Cây đa rụng lá sân đình/ Rụng bao nhiêu lá thương mình bấy nhiêu; Cây đa trốc gốc đi rồi/ Đò đưa bến khác anh ngồi đợi ai.Cây đa luôn là
biểu tượng đẹp, biểu tượng này có sức sống bền lâu trong văn học dân gian và trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam
Ở bất kỳ cấp độ nào, mỗi THNN đều phải bao hàm một hình thức ngữ âm (cbđ) tương ứng với một nội dung ngữ nghĩa (cđbđ), và giá trị của THNN cũng do những mối quan hệ thuộc hệ thống ngôn ngữ quy định Vậy những mối quan hệ hệ thống của THNN là những quan hệ nào? F.de Saussure đã nêu hai loại quan hệ chung nhất, đó là:1) Quan hệ đồng nhất - đối lập và quan hệ khác biệt; 2) Quan hệ hình tuyến và quan
hệ trực tuyến [15,145]
Trong ngôn ngữ học hiện đại, các nhà nghiên cứu còn đề cập đến các loại quan
hệ như: quan hệ tôn ti (giữa các cấp độ của ngôn ngữ) và quan hệ hiện thực hóa (giữa bình diện trừu tượng và bình diện cụ thể, giữa điển dạng và hiện dạng)
Chính các nguyên tắc đồng nhất và đối lập, kết hợp (hay tuyến tính) và liên tưởng (hay trực tuyến), điển dạng (hay hằng thể) và hiện dạng (hay biến thể) trong hệ thống ngôn ngữ sẽ là những cơ sở lý thuyết quan trọng giúp chúng ta lí giải về các THNN trong quá trình hoạt động thực hiện các chức năng của ngôn ngữ trong giao tiếp, trong đó có giao tiếp nghệ thuật (giao tiếp của văn học) có liên quan đến những nhiệm
vụ mà luận án cần giải quyết
Trang 26Chính vì vậy, mối quan hệ giữa hai mặt của THNN đã được Đỗ Hữu Châu đặt trong chức năng xã hội của ngôn ngữ Sự hiện thực hóa chức năng xã hội của ngôn ngữ được biểu hiện trong hoạt động của toàn bộ hệ thống; qua những mối quan hệ ngang (tuyến tính, ngữ đoạn, tiếp đoạn cú đoạn: khả năng kết hợp của các yếu tố ngôn ngữ với nhau để tạo thành một đơn vị cao hơn) và mối quan hệ giữa các cấp độ của hệ thống ngôn ngữ Trong các kết hợp cụ thể, mối quan hệ giữa hình thức ngôn ngữ (cbđ) và ý nghĩa (cđbđ) rất khác nhau [16-763,764]
Ví dụ: Tín hiệutrái tim trong những kết hợp saukhác nhau về đối tượng được nó biểu trưng Nhà thơTagor khẳng định giá trị của trái tim là tình yêu:Trái tim anh là tình
yêu/Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên/Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là
trường cửu/Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy/Nhưng chẳng bao giờ em
biết trọn nó đâu
Với nhà thơ Tố Hữu,trái tim là hiện thân của tình cảm, lí tưởng cách mạng cao
đẹp:Trái tim anh đó/Rất chân thật, chia ba phần tươi đỏ/Anh dành riêng cho Đảng
phần nhiều/Phần cho thơ và phần để em yêu Và có khi trái tim được nhà thơ Xuân
Diệu nhân hóa như hai thực thể biết tâm tình, biết trao nhau những lời thầm thì yêu
thương trong“Anh về Ấm Thượng”: Thấy anh, em xiết nỗi mừng/Nhìn em gương mặt
sáng bừng đêm khuya/Làng không một tiếng chân đi/Trái tim ta chuyện thầm thì cùng
nhau
1.1.1.3 Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ
a Khái quát về tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ
Mỗi ngành nghệ thuật sẽ chọn cho mình một cách thức riêng để đưa vào tác phẩm nghệ thuật của mình Nếu tác phẩm điêu khắc là tổ chức của các hình khối, tác phẩm hội họa là sự biểu diễn của những đường nét, màu sắc, tác phẩm âm nhạc là sự hòa thanh…thì tác phẩm văn học là tổ chức của ngôn từ Bước vào thế giới nghệ thuật, các TH thông thường sẽ chuyển hóa thành TH thẩm mĩ (THTM), mang những đặc thù của nghệ thuật
Đã có nhiều tác giả đã định nghĩa về THTM:
- Ch.Morris cho rằng THTM là: “Một thuật ngữ của tín hiệu để phân biệt nó với tín hiệu khác ở chức năng thẩm mĩ và đặc trưng miêu tả hoặc tạo hình” Theo Ch Morris, một tín hiệu thẩm mĩ có ba đặc điểm: tính cấu trúc, tính phổ quát và tính tương ứng với các quan hệ giá trị” [Dẫn theo 50,218]
- Tác giả Lại Nguyên Ân quan niệm về THTM trong “150 thuật ngữ văn
học”như sau:“Là những hệ thống vật chất truyền tải các thông báo Đại diện cho các
Trang 27hình thái hoạt động vật chất và các mối quan hệ của con người, các hệ thống ngôn ngữ
kí hiệu ở nghệ thuật trở thành “vật tải” các nội dung khách quan can dự vào quá trình phản ánh thực tại bằng nghệ thuật” [3,127]
- Theo tác giả Bùi Minh Toán: “Tín hiệu thẩm mĩ là loại tín hiệu có chức năng thẩm mĩ: biểu hiện cái đẹp, truyền đạt và bồi dưỡng cảm xúc về cái đẹp Nó cũng như mọi loại tín hiệu khác, cần có hai mặt: cái biểu đạt (cái biểu hiện) và cái được biểu đạt (cái được biểu hiện), nhưng cái được biểu đạt là ý nghĩa thẩm mĩ” [142,1]
Từ đó có thể hiểu, THTM chính là toàn bộ những yếu tố hiện thực, những chi tiết, những sự vật, hiện tượng của đời sống được đưa vào tác phẩm vì mục đích biểu hiện ý nghĩa thẩm mĩ nhất định Chẳng hạn như các tín hiệu ngôn ngữ
thuyềnvàbếntrong câu ca dao sau: Thuyền về có nhớ bến chăng/Bến thì một dạ khăng
khăng đợi thuyền Những TH đó không phải là những THNN thông thường mà là những
TH mang những chức năng thẩm mĩ, nghĩa là những TH biểu hiện cái đẹp, truyền cảm
cái đẹp Và hình ảnh thuyền và bến ở đây là hình ảnh của người con trai và người con
gái Thuyền và bến gắn bó mật thiết với nhau như một lẽ thường của tình yêu giữa anh
và em vậy Dù trong hoàn cảnh nào, người con gái vẫn “khăng khăng đợi”- một tình yêu thủy chung son sắt Đó chính là một ý nghĩa thẩm mĩ cao đẹp làm cho TH thuyền,
bến trong câu ca dao trên trở thành THTM
- Từ sự phân tích ý nghĩa thực sự của phương tiện nghệ thuật, Đỗ Hữu Châu đã
có những kiến giải cụ thể về THTM ngôn ngữ: THTM là phương tiện sơ cấp (primaire) của văn học Ngôn ngữ thực sự của văn học là ngôn ngữ - THTM, cú pháp - THTM THNN tự nhiên trong văn học chỉ là hình thức- cbđ của THTM [15,18].Để trả lời cho câu hỏi: Thế nào là một THTM?,Đỗ Hữu Châu chủ trương căn cứ vào sự tương ứng của THTM với các vật quy chiếu thuộc thế giới hiện thực: THTM phải tương ứng với một vật quy chiếu nào đấy trong thế giới hiện thực Chẳng hạn như một con thuyền, một dòng sông, hay một nỗi buồn nào đó [17, 576]
Mặc dù có khá nhiều định nghĩa về THTM song chúng tôi chưa tìm thấy một định nghĩa hoàn chỉnh, thống nhất.Tuy nhiên có thể hiểu một cách chung nhất, THTM
là yếu tố thuộc hệ thống các phương tiện biểu hiện của nghệ thuật Nói đến phương tiện
nghệ thuật là nói đến hai mặt thể chất và tinh thần Mặt thể chất chính là những hình thức vật chất được sử dụng trong mỗi ngành nghệ thuật (như: đường nét, màu sắc trong hội họa, hình khối trong kiến trúc, âm thanh, tiết tấu trong âm nhạc, ngôn ngữ trong văn
học) Mặt tinh thần bao gồm nhiều loại nội dung ý nghĩa, nhiều tầng khái quát hóa, trừu
tượng hóa có tính thẩm mĩ[17, 755]
Trang 28Trong tác phẩm“Bàn về văn học nghệ thuật”, Lê-nin đã viết: “Văn học ở mức độ khách quan nhất là phương tiện đồng hóa hiện thực về mặt thẩm mĩ, một nghệ thuật ngôn từ làm phương tiện thể hiện” [81, 363] Và có thể khẳng định một trong những
nghệ thuật sử dụng ngôn từ làm biện pháp thể hiện hiệu quả nhất chính là việc xây dựng
hệ thống THTM trong các tác phẩm văn học
Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu tác phẩm văn chương, thuật ngữ THTM cũng chính là TH ngôn ngữ thẩm mĩ (THNNTM) Khái niệm THNNTM khác với TH
và THNN ở chỗ: THNNTM vừa là quan hệ, vừa là khái niệm vật tự thân có nghĩa là bản
thân nó đã mang tính thẩm mĩ Để thuận lợi cho việc nghiên cứu, chúng tôi thống nhất
tên gọi tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ cũng là tín hiệu thẩm mĩ
Từ những điều đã được trình bày trên đây, để làm rõ hơn mối quan hệ giữa THNN và THTM, có thể minh họa bằng sơ đồ sau:
TH ngôn ngữ Cbđ Cđbđ nội dung (ý nghĩa) THTM
Cđbđ nội dung (ý nghĩa thẩm mĩ)
Từ sơ đồ này, chúng ta thể thấy rằng cả cái hợp thể cbđ và cđbđ tạo thành THNN
đã trở thành cbđ cho một cđbđ mới là ý nghĩa thẩm mĩ của THTM trong tác phẩm văn học Hay nói một cách khác, THTM là tổng hòa tính hai mặt của THNN
Theo quan niệm của chúng tôi, hình thức là tất cả các phương tiện ngôn ngữ được tổ chức thành văn bản ca dao Hình thức ở đây liên quan chặt chẽ với hình tượng nghệ thuật và tư tưởng, quan niệm của tác giả
Hình thức tác phẩm ca dao bao gồm: (1) hình thức bên ngoài là “sự thể hiện bằng vật chất các khách thể thẩm mĩ bên trong Đó là hình thức khi ấn loát chiếm một
số lượng trang giấy, khi đọc chiếm một lượng thời gian vật chất, chỗ ngừng dày hoặc thưa, âm thanh trầm hay bổng Hình thức bên ngoài là cơ sở khách quan của tác phẩm: không có hình thức này thì tác phẩm không thể tồn tại”[123,25]; (2) hình thức bên trong
là “sự thể hiện tính cá thể thẩm mĩ là hình thức của cái nhìn nghệ thuật, là sự hiện diện của con mắt nghệ sĩ, yếu tố quy định cách tạo hình cho tác phẩm” [123,25]
Như vậy: “Các đơn vị ngôn ngữ và các dấu hiệu ngôn ngữ, các từ ngữ diễn đạt nội dung và các mối liên kết nội dung được gọi là các đơn vị hình thức Mạng các đơn
Trang 29vị và các dấu hiệu ngôn ngữ của một văn bản được gọi là cấu trúc hình thức của văn bản đó”[18,745]
Trong hình thức của THTM có nhân tố ý nghĩa, cái mã ngôn ngữ học, gọi là nội dung và hình thức Như vậy, THTM là TH bậc 2 mang đặc tính biểu trưng Chính vì thế, không nên đồng nhất THTM và THNN thông thường được sử dụng làm chất liệu của tác phẩm văn học Chính sự khác biệt có tính vượt cấp này là do vai trò quyết định của chủ thể sáng tạo Điều đó khiến cho, nói theo Ch.Bally, giữa cách dùng ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ của nhà văn có một vực thẳm không vượt qua được [15, 9]
Điều đáng chú ý ở đây nếu mối quan hệ giữa cbđ và cđbđ trong ngôn ngữ tự
nhiên có thể là võ đoán thì mối quan hệ giữa cbđ và cđbđ trong THTM lại là luôn có lí
do và là lí do liên hội THNN tự nhiên muốn trở thành THTM trong tác phẩm nghệ
thuật phải trải qua một quá trình khái quát hóa nghệ thuật mang tính biểu trưng để đạt đến ý nghĩa thẩm mĩ nhất định
Ví dụ: Con cò đối với người Nhật Bản là biểu trưng cho sự bất tử Đối với người Việt Nam, con cò biểu trưng cho phận đời long đong, vất vả, cho những đức tính tốt đẹp
của người phụ nữ Việt Nam như cần cù, đảm đang, hiền lành và chất phác: Con cò lặn
lội bờ sông/ Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
Trong ngôn ngữ văn chương, THTM cũng tồn tại ba mối quan hệ chính: quan hệ giữa các TH với nhau trong ngôn ngữ văn học, quan hệ giữa các TH trong ngôn ngữ văn học với thực tế, quan hệ giữa TH với các nhân vật giao tiếp trong tác phẩm.Trong cách gọi THTM đã bao hàm đủ cả hai khái niệm TH và THNN Việc xác định thế nào là một
THTM hiện vẫn đang là vấn đề mở đối với các nhà nghiên cứu
Thẩm mĩ: có nghĩa là “cái đẹp” Theo quan điểm mĩ học, nói đến tính thẩm
mĩ của ngôn ngữ văn chương là nói đến chức năng biểu hiện của cái đẹp Mác- Lênin
cho rằng: “Cái đẹp là sự tác động qua lại giữa đối tượng thẩm mĩ và chủ thể thẩm mĩ tạo nên hứng thú phổ biến cho chủ thể từ tính hình tượng, tính hoàn thiện, toàn vẹn, cân xứng, hài hòa”[Dẫn theo 57,90]
Từ quan niệm này, chúng ta thấy rằng sự cân xứng, hài hòa là sự phù hợp, sự “ăn khớp” trong bản thân sự vật và giữa sự vật với hoàn cảnh Hình tượng hài hòa là sự tổng hợp các tác động qua lại giữa các giá trị thẩm mĩ
Trên cơ sở các ý kiến nêu trên cùng với những điểm đã trình bày, chúng tôi đề
xuất định nghĩa về THTM như sau: Tín hiệu thẩm mĩ là tín hiệu thuộc hệ thống các
phương tiện được lựa chọn và sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật nhằm biểu hiện nội dung thẩm mĩ Tính thẩm mĩ của các tín hiệu thẩm mĩ biểu hiện ở sự thống nhất
Trang 30biện chứng giữa nội dung và hình thức, giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng nằm ở
cả nội dung và hình thức của tín hiệu
Ví dụ hai THTM “chim” trong câu ca dao:
Con chim liễu nó biểu con chim quỳnh
Biểu to, biểu nhỏ, biểu mình thương tôi
Tín hiệu bản thể “chim” cụ thể là “chim liễu”,“chim quỳnh” đẳng cấu với các TH:
biểu, to, nhỏ, mình, thương, tôi đã mang lại cho những TH này nét nghĩa của THTM
“Chim liễu”, “chim quỳnh” đã trở thành những biểu tượng sống động mang tính cá thể
hóa: biết tâm tình, biết truyền cảm xúc yêu thương Hình thức lục bát biến thể (8/8),
cộng hưởng với sự chuyển biến của nhịp điệu từ 3/2/3 (Con chim liễu /nó biểu/ con
chim quỳnh) ở câu thứ nhất sang nhịp 2/2/2/2 ở câu thứ hai (Biểu to,/ biểu nhỏ,/ biểu
mình /thương tôi) đã làm thay đổi sắc thái biểu cảm của nhân vật trữ tình TH “biểu”
đậm chất địa phương được sử dụng 4 lần góp phầnlàm tăng thêm giá trị biểu cảm cho lời tỏ tình độc đáo nghe như một lời thủ thỉ, tâm sự nhưng hết sức sâu lắng
b Đặc tính của tín hiệu thẩm mĩ
Hệ thống THTM được sử dụng để làm công cụ thể hiện tình cảm của người tạo lập (người viết) Còn người lĩnh hội (người đọc) giải mã hệ thống THTM đó như thế nào phụ thuộc nhiều vào đặc tính của THTM.Vì vậy, chúng ta cần lưu ý các đặc tính sau
đây:
+Đặc tính về nguồn gốc: Việc chỉ ra nguồn gốc của THTM là bước đầu xác định hai phương diện quan trọng của nó là mặt thể chất và mặt tinh thần
THTM được sinh ra từ nhiều nguồn Trước hết là từ thế giới hiện thực đa sắc
màu với những sự vật, hiện tượng phong phú tồn tại một cách hiển nhiên không phụ thuộc vào ý thức con người và một thế giới mang màu sắc chủ quan rõ nét Đó là thế giới tâm trạng- thế giới của cảm xúc, suy tư, những buồn vui, trăn trở được người nghệ
sĩ lựa chọn vào tác phẩm nghệ thuật của mình nhằm mục đích thẩm mĩ
THTM còn có nguồn gốc từ những tưởng tượng logic hoặc phi logic của người
nghệ sĩ Đó là phút thăng hoa nghệ thuật, phút xuất thần của những điều phi thường, kì
diệu mà đôi khi nếu lấy những tri thức của đời sống thường ngày khó lòng lí giải nổi
THTM còn có nguồn gốc từ các sự kiện ngôn ngữ như từ địa phương, đoạn đối
thoại, những yếu tố ngôn ngữ như âm, vần, thanh; cấu trúc ngữ pháp câu; cách trình bày ngôn bản…trong tác phẩm
+ Đặc tính về cấp độ: Tùy theo từng nhà nghiên cứu mà quan điểm về phân chia cấp độ THTM cũng khác nhau Đỗ Hữu Châu phân biệt THTM ở hai cấp độ cơ bản:
Trang 31Cấp độ cơ sở: THTM ứng với một chi tiết, một sự vật, hiện tượng thuộc thế giới
khách quan: biển, mặt trời, con thuyền Đó là những THTM đơn hay THTM cơ sở có chức năng tham gia cấu tạo nên những THTM ở cấp độ cao hơn trong tác phẩm THTM đơn được tạo nên bằng các từ hay cụm từ, có thể là những từ ngữ, thành ngữ, điển cố
hay những hình ảnh đơn lẻ, mang ý nghĩa thẩm mĩ Đỗ Hữu Châu viết: “Phương tiện sơ cấp của văn học là tín hiệu thẩm mĩ Rồi cái THTM đó mới được thể hiện bằng các tín hiệu ngôn ngữ thông thường " [17, 564]
Cấp độ xây dựng (TH phức): Là loại THTM ứng với nhiều sự vật, hiện tượng
được xây dựng từ những tín hiệu thẩm mĩ đơn Loại tín hiệu phức được tạo ra để biểu
hiện những ý nghĩa thẩm mĩ mới trong tác phẩm văn chương
THTM được xét đến trong đề tài của chúng tôi là những TH đơn Mỗi TH ứng với một yếu tố hiện thực (yếu tố của các hiện tượng tự nhiên như: trời, biển, núi ;Yếu tố của các vật thể nhân tạo như: nhà, áo, thuyền…) và được cụ thể, đa dạng, phức tạp hóa bằng các hình thức ngôn ngữ nhất định Nghiên cứu các hình thức biểu đạt này sẽ là cách thức để phát hiện ra các ý nghĩa thẩm mĩ của các THTM này
+ Đặc tính tác động: Đặc tính này có cơ sở từ bản chất của tín hiệu như ý kiến
của P Guiraud mà chúng tôi đã dẫn ở trên: “Một tín hiệu là một kích thích mà tác động của nó đến cơ thể gợi ra hình ảnh kí ức của một kích thích khác” Hiệu quả tác động của
THTM trước hết là hình thành nên những hình tượng nghệ thuật Như vậy có thể hiểu, hình tượng nghệ thuật, là sản phẩm của thế giới tinh thần được THTM làm đầy lên
trong thế giới chủ thể tiếp nhận
Đặc tính tác động của THTM còn được thể hiện ở chức năng giao tiếp nghệ thuật mang tính đối thoại đặc thù của nó Khi đó, THTM là TH đặc biệt có khả năng
kích thích mạnh mẽ thế giới, tư tưởng của chúng ta, do đó nó trở thành yếu tố kích thích của sự điều chỉnh sống động những tâm trạng xã hội khác nhau [46,17]
+ Đặc tính biểu hiện: Đây là đặc tính quan trọng liên quan đến sự thực hiện
chức năng chung của nghệ thuật - đó là chức năng phản ánh hiện thực THTM phải mang nội dung hiện thực nhất định, phải gắn với hiện thực Điều này có nghĩa là mỗi
THTM ứng với sự vật, hiện tượng thuộc thế giới vật chất hay tinh thần
Theo F.de Saussure: “ Tín hiệu là một thực thể có hai mặt nội dung và hình thức không tách rời nhau; trong đó dấu hiệu vật thể có vai trò rất quan trọng đối với người tiếp nhận Nếu không có nội dung thì không có gì để truyền đạt; và nếu có nội dung
Trang 32nhưng không qua lời nói, chữ viết thì người tiếp nhận cũng không thể biết được nội dung mà người nói muốn truyền đạt.” [112,105]
M.B Khrapchenco cho rằng: “THTM phải có chức năng thay thế” [17,572]
Theo Đỗ Hữu Châu, THTM phải ứng với một sự vật, hiện tượng nào đó trong thế giới hiện thực, phải có vật quy chiếu trong thế giới hiện thực Sự biểu hiện (hay tái hiện) hiện thực của THTM trong những ngành nghệ thuật khác nhau nói chung đều dựa trên năng lực miêu tả, thay thế, tái hiện, dẫn các sự vật, hiện tượng, các phạm vi khác nhau của đời sống vào trong tác phẩm, vào những phương tiện vật chất được sử dụng Trong hội họa đó là những đường nét, màu sắc trong âm nhạc, đó là những âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu có khả năng khơi gợi những hiện thực của đời sống, của tâm hồn Trong văn học, đó là những từ ngữ, kết cấu mang nội dung biểu vật, biểu niệm nhất định, gắn với hiện thực phản ánh trình độ nhận thức, năng lực cảm xúc của con người Mặt khác, sự biểu hiện của THTM còn liên quan đến quá trình liên tưởng ở chủ thể tiếp nhận, bởi vậy lượng thông tin biểu hiện trong THTM cũng không phải nhất thành bất biến
+ Đặc tính biểu cảm (bộc lộ): Đặc tính này thể hiện chức năng thông báo của
THTM trong mối quan hệ của nó với nhân tố người viết (hay tác giả) Để đạt đến một giá trị thẩm mĩ nhất định, THTM không thể chỉ dừng ở nội dung đơn thuần tái tạo hiện thực mà THTM còn thông tin về những cảm xúc, tâm trạng nhất định của người nghệ sĩ với bạn đọc Chính vì vậy, nằm trong cấu trúc của THTM, tính biểu cảm là một đặc tính quan trọng, mang dấu ấn chủ quan của người sáng tác M.B Khrapchenco đã chỉ ra
rằng: “có một hệ số cảm xúc nhất định, một cơ cấu cảm xúc thuộc cấu trúc THTM” Theo tác giả, “cảm xúc vừa là cái để truyền đạt trong THTM vừa là cái xác định gián tiếp các đối tượng và hiện thực làm cơ sở cho việc hiểu một THTM ” [38, 23]
+ Đặc tính biểu trưng: Tính biểu trưng là đặc tính của THTM khi xét trong mối
quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt Đây là mối quan hệ có lý do, liên quan đến năng lực biểu trưng hóa của các yếu tố, các chi tiết, các sự vật, hiện tượng được đưa vào làm THTM trong tác phẩm Tính biểu trưng là khả năng gợi ra một đối tượng khác ngoài sự thể hiện cụ thể của dấu hiệu đó và được cộng đồng chấp nhận
Ch.S Pierce cho rằng: “Biểu trưng có quan hệ với đối tượng của nó chỉ qua một nghĩa có tính chất ước lệ mà người ta gán cho nó trong một hoàn cảnh nào đó Nghĩa
đó là do con người trong cộng đồng đặt ra mà thôi” [Dẫn theo 17,186] Biểu trưng, một
mặt có tính hình tượng cụ thể, cái biểu hiện nó là một đối tượng nào đó được quy chiếu
từ hiện thực Mặt khác, đó là ý nghĩa xã hội nào đó được cả cộng đồng chấp nhận Tính
Trang 33chất ước lệ chung cho cái biểu hiện này chính là tính có lý do trong THTM nói chung Đặc tính này còn cho thấy lối tư duy, quan niệm xã hội gắn với một cộng đồng nào
đấy
+ Tính hệ thống: Tín hiệu nói chung và tín hiệu thẩm mĩ nói riêng bao giờ cũng
thuộc về một hệ thống nhất định Bởi vậy, nó chịu sự chi phối của những yếu tố khác
trong cùng hệ thống thông qua những quan hệ nhất định
F.de Saussure đã chỉ ra rằng: “Thường người ta không nói bằng tín hiệu riêng lẻ,
mà bằng từng nhóm tín hiệu, từng khối có tổ chức vốn cũng là tín hiệu” [112,107] Và
khi nói đến vấn đề tính có tổ chức ở lĩnh vực này, ta không thể không nói đến tính hệ thống - một đặc tính làm nên bản chất tín hiệu của ngôn ngữ Theo Nguyễn Lai, khi nói đến tính hệ thống của ngôn ngữ, bên cạnh cách nhìn theo hướng lịch đại dĩ nhiên ta còn phải nhìn nó theo hướng đồng đại, đối lập trong bản thân nó và đối lập với cái xung
quanh nó
Tính hệ thống của THTM được xem xét từ hai khía cạnh: khía cạnh nội tại (cấu trúc), với những quy luật thuộc cấu trúc tác phẩm; khía cạnh ngoại tại (chức năng) với những quy luật về sự hoạt động thực hiện các chức năng giao tiếp của sáng tạo nghệ thuật.Riêng về khía cạnh cấu trúc tác phẩm, cần phân biệt hai bình diện: bình diện trừu tượng và bình diện cụ thể của hệ thống Thuộc bình diện trừu tượng là những điển dạng (hằng thể) của THTM cùng những mối quan hệ giữa các điển dạng làm nên cấu trúc bề sâu, bất biến của tác phẩm Thuộc bình diện cụ thể là những hiển dạng (hay biến thể) của THTM cùng những mối quan hệ giữa các hiện dạng làm nên cấu trúc bề mặt, mang tính cụ thể biểu kiến của tác phẩm Nghiên cứu THTM thực chất là nghiên cứu những biến thể của nó qua mỗi lần xuất hiện, nghiên cứu cấu trúc hình thức, mang tính cụ thể, biểu kiến của tác phẩm nghệ thuật Đây chính là vấn đề hằng thể và biến thể sẽ được
bàn tiếp ở mục sau
+ Tính trừu tượng và cụ thể: Đây cũng chính là vấn đề hằng thể và biến thể của
THTM Trong tín hiệu học, người ta phân biệt điển dạng (hay hằng thể) và hiện dạng (hay biến thể) của mỗi tín hiệu Điển dạng là TH trong tính trừu tượng bất biến của nó, còn gọi là hằng thể của TH Hiện dạng là TH trong tính cụ thể, khả biến của nó, còn gọi
là các biến thể của TH Trên thực tế, người ta chỉ gặp các hiện dạng hay biến thể của
TH với những biểu hiện không hoàn toàn giống nhau trong những lần xuất hiện
Đối với THTM cũng vậy Nghiên cứu các THTM trên thực tế chính là nghiên cứu các biến thể của chúng Như vậy, có thể hiểu biến thể của THTM là THTM trong các lần xuất hiện của nó Ở mỗi lần xuất hiện, THTM được biểu đạt bằng một hình thức
Trang 34cbđ- biến thể, mang một nội dung cđbđ- biến thể, đồng thời có những mối quan hệ mới với những yếu tố cùng xuất hiện trong hệ thống mà THTM tham gia, và được cảm nhận
với cảm xúc mới, v.v
Ngoài ra, có thể xác định mối quan hệ hằng thể - biến thể giữa các THTM - sự vật, hiện tượng mang tính khái quát, chung, với các THTM - sự vật, hiện tượng mang
tính cụ thể, riêng so với các THTM khái quát, chung ấy Chẳng hạn, cây với tư cách
THTM khái quát, chung hay hằng thể, có thể được biểu hiện qua những biến thể - tính
chất, đặc điểm của cây như: vươn thẳng, xanh tươi nhằm diễn đạt ý nghĩa về sự sống mãnh liệt, hình ảnh ẩn dụ của những con người hiên ngang, bất khuất Hay như TH núi
có thể được biểu hiện qua những biến thể kết hợp, biến thể quan hệ trong các câu ca dao
sau: Ơn cha như núi ngất trời Tây/ Nghĩa mẹ lai láng như nước đầy biển Đông; Ai làm cho em bén duyên anh/Cho mây lấy núi, cho trăng thanh gió ngàn nhằm diễn đạt ý
nghĩa biểu trưng cho công lao sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ, biểu trưng cho tình cảm của con cái với những bậc sinh thành, biểu trưng cho tình yêu trai gái,biểu trưng cho sự thử thách trong tình yêu…
Biến thể của TH nói chung, THTM nói riêng được thể hiện ở 2 dạng sau:
Biến thể từ vựng (BTTV): Đây là tập hợp những từ ngữ gần nghĩa hoặc cùng
trường nghĩa có thể thay thế cho nhau Đây là cơ sở cho sự lựa chọn của các nhà văn,
nhà thơ Chẳng hạn như TH trăng còn được biểu thị bằng những TH khác nhau như:
mặt trăng, chị Hằng, nguyệt, bà nguyệt Đây chính là các BTTV hay là các tên gọi
đồng nghĩa của trăng Mỗi tên gọi như vậy, nói như W.Humboldt là “biểu hiện quan điểm riêng của chúng ta về đối tượng” [112, 205].Ví dụ: Đêm nằm ở dưới bóng
trăng/Thương cha nhớ mẹ không bằng nhớ em; Lạy cùng bà nguyệt, ông tơ/ Se dây tiếp
nhợ một giờ cho thành đôi; Anh chừ chịu cảnh cút côi/Bởi vầng trăng ai chẻ làm đôi
dặm trường
Biến thể kết hợp (BTKH): Cùng một TH nhưng nó có sự biến đổi ít nhiều do kết
hợp với những TH khác nhau ở trước và sau nó Trong ngôn ngữ, đây là kết quả của tính hình tuyến; khi trở thành THTM, từ ngữ đó cũng biến đổi ít nhiều trong quan hệ với từ ngữ đi trước và đi sau Có thể nói, BTKH là biến thể của các tín hiệu cùng hiện diện trong lời nói Khi xuất hiện trong những tổ hợp khác nhau, TH ít nhiều biến đổi để tạo nên những tình cảm, cảm xúc khác nhau
Ví dụ: Cũng là TH dừa nhưng trong mỗi lần kết hợp lại mang những ý nghĩa thẩm mĩ khác nhau Hình tượng cây dừađi vào ca dao như biểu tượng quê hương miền Trung trong những năm kháng chiến đau thương mà anh dũng, và hình ảnh dừa hiện
Trang 35hữu như người bạn thân thiết nhất của con người nơi đây.Dừa còn là nguyên cớ, là bối
cảnh, là cái nền tạo dựng để chủ thể trữ tình giãi bày tâm trạng, cảm nghĩ như: Bụi tre
gốc khế cây dừa/Cùng dân bám trụ, sớm trưa diệt thù; Dừa xanh trên bến Tam Quan/Dừa bao nhiêu trái, em trông chàng bấy nhiêu
Chính những biến thể kết hợp này của TH đã mang lại những ý nghĩa thẩm mĩ mỗi lần một mới khi xuất hiện trong ngữ cảnh
1.1.1.4 Một số vấn đề tín hiệu văn chương - tín hiệu ca dao
Những ưu thế hay những hạn chế của chất liệu ngôn ngữ sẽ qui định bản chất của
TH văn chương (THVC), của hình tượng về tất cả các phương diện
a.Với các ngành nghệ thuật khác, THTM có thể cảm thụ một cách cụ thể trực
tiếp như nhìn thấy một bức tranh, nghe thấy một bản nhạc Cbđ của TH hội họa, âm
nhạc, hay điêu khắc tự bản thể đã mang ý nghĩa nên có khả năng tác động trực tiếp vào
tư duy hình thành các lớp YNTM Chẳng hạn, với hội họa, cbđ- màu xanh thường diễn
tả cđbđ- những gì êm dịu, nhẹ nhàng, mang sức sống mới; cbđ - màu đen thường gợi ra
cđbđ - sự u ám, nặng nề, tang tóc Trong khi đó, với các THVC nói chung, TH ca dao nói riêng ngay từ đầu, mối quan hệ giữa cbđ - cđbđ đã mang tính ước lệ - gián tiếp cho nên YNTM, hình tượng nghệ thuật chỉ hiện ra trong ý thức, trong trường liên tưởng của các chủ thể giao tiếp, chứ không hiện ra trực tiếp bằng chất liệu - bản thể như ở một số THTM khác
Ưu thế của các TH văn chương không phải ở chỗ miêu tả, biểu hiện trực tiếp đối tượng mà ở chỗ gợi ra các “biểu hiện” hết sức phong phú, sâu sắc về đối tượng Vì đâu
các TH văn chương lại có ưu thế này? Phải chăng TH văn chương là một thực thể tâm lí rất năng động, có thể tác động rất mạnh vào liên tưởng, tưởng tượng của chủ thể giao tiếp để từ đó có thể tái tạo được tất cả các thuộc tính của đối tượng một cách toàn vẹn,
đa diện, đa chiều mà các ngành nghệ thuật khác không có
b.Về khả năng miêu tả những cái vô hình trong thế giới hữu hình, THVC cũng tỏ
rõ lợi thế hơn hẳn các THTM khác Lợi thế này bắt nguồn từ mối quan hệ giữa cbđ-
cđbđ của THNN mang tính võ đoán Tác giả Phạm Thị Kim Anh cũng đã viết “Thật khó
có loại THTM nào có số lượng biến thể đa dạng, phong phú, phức tạp như THVC Từ một biểu tượng- hình ảnh âm học ban đầu, trong hành chức nghệ thuật, nó sẽ gợi ra muôn vàn biểu tượng khác nhau Mỗi khi xuất hiện, nó gợi ra vô vàn ý tưởng, ý niệm và cách giải thích” [1,33]
Những ý tưởng, ý niệm gọi chung là YNTM có nhiều cấp độ, nhiều biểu hiện
cụ thể rất khác nhau gắn với các nhân tố ngữ cảnh giao tiếp nghệ thuật Theo tác giả
Trang 36Nguyễn Lai trong “Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học”, đó chính là quá trình chuyển mã ngữ nghĩa hết sức phức tạp “theo nguyên tắc cộng hưởng có định hướngcủa nhiều vòng tròn đồng tâm, ở đấy, lực hướng tâm không phải trực tiếp rơi vào chủ đề tư tưởng mà là vào hệ thống mã hình tượng”[69,108 ]
c Là TH nghĩa nên tính thông tin của THVC quan trọng hàng đầu TH ca dao
vừa mang những đặc điểm giống THVC vừa mang những đặc điểm riêng biệt TH ca dao là sự kết hợp giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ đời thường, có cả “văn bản” tạo hình
và văn bản biểu hiện Ca dao là sản phẩm của quần chúng,đó chính là điểm xuất phát để
TH ca dao mang những đặc trưng riêng so với các THVC khác Vì thế,nó có phần hồn nhiên, mộc mạc hơn
Theo Nguyễn Xuân Kính “sự ngắn gọn của các tác phẩm ca dao phản ánh đặc điểm, hoàn cảnh, điều kiện sáng tác và sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian Kết cấu một vế có phần vần, kết cấu hai vế tương hợp, kết cấu hai vế đối lập và trong khi sáng tạo lời mới, một dòng hoặc nhiều dòng ca dao có sẵn có thể được lắp ghép là những dạng kết cấu độc đáo và là đặc điểm của ca dao” [ 64, 388]
d Quá trình lưu truyền của ca dao có thể làm cho những TH ca dao sâu sắc hơn
về nội dung, trau chuốt hơn về nghệ thuật ngôn từ nhưng cũng có thể làm cho chúng bị thay đổi, bị phá vỡ Như vậy có thể thấy, từng năm tháng, từng địa phương, từng nhóm người, từng cá nhân tiếp thu TH ca dao, ghi nhớ TH ca dao, lưu truyền TH ca dao đều
“in dấu ấn” vào nó, làm cho nó biến đổi
Theo Nguyễn Xuân Kính, những câu ca dao vận động đến một thời điểm nhất
định (hoặc một địa phương nhất định) sẽ thay đổi trong hai khả năng: “1 Những câu ca dao (A) thay đổi vượt quá độ, trở thành lời khác, là B chẳng hạn 2 Những câu ca dao (A) thay đổi chưa vượt quá độ, vẫn là nó nhưng có thêm sắc thái mới, là A’ chẳng hạn”
[64, 84] Đây cũng là một trong những nguyên nhân tác động không nhỏ tới việc tiếp nhận TH ca dao nói chung và THTM trong ca dao nói riêng
e Không phải TH ca dao nào cũng được coi là THTM Theo định nghĩa về
THTM chúng tôi đã nêu, những TH được chúng tôi lựa chọn là những THTM có những đặc trưng sau:
- Những TH có mối quan hệ mật thiết với cuộc sống của người dân Nam Trung
Bộ, những TH được lựa chọn sử dụng với tần số cao trong ca dao vùng đất này
- Những TH này phải phản ánh chân thực cuộc sống
- Là những TH phải xây dựng được những điển hình phong phú, những biểu tượng nghệ thuật đẹp nhiều tầng, nhiều lớp nghĩa, nói hộ cho nhiều cđbđ
Trang 37- Phải là những TH mang tính gợi mở, tính không bao giờ kết thúc Chúng tác động vào tiềm thức của người tiếp nhận và “bắt” người tiếp nhận phải liên tưởng để tạo lập những cđbđ mới
- Chúng là những TH có nội dung biểu hiện cái đẹp, “chứa” những khát vọng vươn tới cái đẹp
Khi nghiên cứu cơ chế tạo nghĩa thẩm mĩ theo lí thuyết TH học, Nguyễn Lai cho rằng còn phải khai thác một lớp nghĩa nữa thuộc “cấu trúc sâu” gắn với “chất liệu riêng của thể loại” để thấy “nghĩa thể loại” ca dao không giống với “nghĩa thể loại” của kịch, văn xuôi cũng là những THVC Với ca dao do đặc trưng về tính cô đọng, hàm súc, giàu tính hình tượng đến từng câu chữ, nên khi xác định và phân tích THTM trong các bài ca dao cần dựa vào những yếu tố có giá trị biểu trưng, những từ ngữ “có khả năng kích thích mạnh mẽ thế giới tinh thần của chúng ta” Vì vậy, khi nói đến THTM ca dao, cũng chính là đề cập đến những biểu tượng nghệ thuật trong ca dao
Biểu tượng trong ca dao là một biểu tượng nghệ thuật, được xây dựng bằng ngôn
từ với những qui ước của cộng đồng Tuy cùng xây dựng các biểu tượng trên cơ sở là
hiện thực khách quan, nhưng nhiều ý nghĩa của các biểu tượng trong ca dao khác hẳn so với các biểu tượng thuộc THVC khác Những biểu tượng nghệ thuật ca dao vừa mang những đặc điểm nghệ thuật của biểu tượng nói chung, vừa mang những nét riêng đặc thù của nó do nghệ thuật THNN ca dao qui định
Trong luận án tiến sĩ “Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao”, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Điệp đã chỉ ra biểu tượng ca dao có những đặc điểm sau: Tính cộng đồng luôn nổi trội; Vừa mang tính cụ thể vừa mang tính khái quát; Cũng chính từ tính cụ thể - khái quát này khi các THTM được sử dụng, chúng vừa mang tính hình tượng vừa mang tính hàm súc, vừa sinh động vừa sâu sắc
Nghĩa của biểu tượng văn học nói chung, biểu tượng ca dao nói riêng mang tính
ổn định, nhưng là sự ổn định tương đối Trong từng thời đại, từng địa phương, hay với
từng nghệ sĩ dân gian, người ta có thể sử dụng, tiếp nhận những THTM xây dựng nên
những biểu tượng với những nét nghĩa phái sinh trên cơ sở những nét nghĩa ổn định Đó
là sự thay đổi có chừng mực dựa trên nền nghĩa ổn định mà dân gian đã cấp cho biểu tượng Nghĩa biểu tượng vì vậy được sinh sôi, biến hóa xoay quanh trục ý nghĩa đã
được định hướng lúc ban đầu Ví dụ: Phượng hoàng vỗ cánh bay cao/ Quyết tìm cho thấy được cây ngô đồng Ý nghĩa của câu ca dao này không chỉ dừng lại ở chức năng
thông tin, mà chức năng thông tin đó mang giá trị nảy sinh một cấu trúc ngữ nghĩa mới
Hình ảnh chim phượng hoàng - cây ngô đồng gợi đến một điển tích trong văn học cổ
Trang 38Trung Quốc, cùng với nền tảng ngữ nghĩa mà người bình dân xưa cấp cho nó, đã khiến người tiếp nhận hình dung đến chuyện tình yêu đôi lứa hài hòa, xứng hợp Như vậy nhờ vào phương thức liên tưởng, các THNN trong bài ca dao đã mang đến cho người đọc một ý nghĩa khác, ngầm ẩn trong bề dày của chất liệu ngôn ngữ Tầng ngữ nghĩa này tồn tại ở dạng tiềm năng, nếu người tiếp nhận thiếu kiến thức về cách mã hóa của những THNN trong bài ca dao thì chỉ “nhìn thấy” văn bản ở tầng nghĩa định danh bậc một, không nhận ra tính biểu hiện đó là ý tưởng của nhân vật trữ tình tìm người xứng hợp với mình- một quan niệm về tình yêu
THTM trong ca dao vừa mang tính dân tộc sâu sắc vừa thể hiện tính địa phương
độc đáo Vì thế, nghiên cứu THTM cần đặt chúng trong nhiều mối tương quan để so sánh, đối chiếu nhằm phát hiện được trọn vẹn cái đẹp bản chất tồn tại trong từng THTM
- Nhiệm vụ trung tâm của ngôn ngữ học tri nhận là nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy của con người, nghiên cứu cách con người nhận thức thế giới qua lăng kính ngôn ngữ và văn hóa
- Mục đích của ngôn ngữ học tri nhận là nghiên cứu ngôn ngữ một cách bao quát
và toàn diện chức năng nhận thức của ngôn ngữ Theo cách tiếp cận này, ngôn ngữ vừa
là sản phẩm của hoạt động tri nhận vừa là công cụ của hoạt động tri nhận của con người Cấu trúc và chức năng của ngôn ngữ có thể được coi là kết quả và sự phản ánh của hoạt động tri nhận
- Các hình thức ngôn ngữ cần phải được nghiên cứu trong mối tương liên của chúng với các cấu trúc tri nhận và sự giải thích mang tính tri nhận về các hình thức này, phải tính đến sự tham gia của chúng vào các quá trình tri nhận và tất cả các dạng hoạt
động với thông tin Theo Lý Toàn Thắng “Cần phải chuyển trọng tâm nghiên cứu từ tư duy sang ý thức trong cách hiểu ý thức như là nơi tập trung tất cả vốn kinh nghiệm tinh thần mà một con người tích lũy được trong suốt đời mình và nó phản ánh những ấn
Trang 39tượng, những cảm giác, những biểu tượng và những hình ảnh dưới dạng các ý niệm thống nhất” [132, 17]
- Ý nghĩa của ngôn ngữ không hạn chế trong nội bộ hệ thống ngôn ngữ mà nó có nguồn gốc sâu xa từ kinh nghiệm được hình thành trong quá trình con người và thế giới
tương tác với nhau Vì thế khi nghiên cứu ngữ nghĩa “không nên hoàn toàn tách rời tri thức ngữ nghĩa “đời thường” với tri thức bách khoa; ngữ nghĩa là một bộ phận của hệ thống ý niệm tổng thể” [132, 17]
- Những sự khác biệt về hình thức phản ánh sẽ là những sự khác biệt về ngữ nghĩa Ngôn ngữ học tri nhận cho rằng nghiên cứu ngôn ngữ là nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ, song phải là thứ ngôn ngữ tự nhiên được con người sử dụng trong giao tiếp Thứ ngôn ngữ tự nhiên này là cái lăng kính phản chiếu cách con người suy nghĩ, ý niệm hóa thế giới, phản chiếu cách con người tri nhận thế giới Vì vậy có thể nói rằng, ngôn ngữ là phương tiện để đạt đến những bí mật của quá trình tư duy
Đồng thời, ngôn ngữ học tri nhận cũng chủ trương rằng cùng với ngôn ngữ tự nhiên của con người và liên quan chặt chẽ với ngôn ngữ là yếu tố văn hóa dân tộc mà người bản ngữ đại diện Với ý nghĩa đó, văn hóa cũng có cương vị là công cụ, là lăng kinh phản chiếu sự tri nhận thế giới của con người
Tiếp cận thêm lý thuyết tri nhận nêu trên khi nghiên cứu THTM trong ca dao Nam Trung Bộ, sẽ giúp chúng tôi phân tích sâu hơn những ý nghĩa biểu trưng của các THTM, sẽ lý giải được vì sao ở vùng đất này, những THTM đó lại được lựa chọn Từ
đó, chúng tôi sẽ chỉ dẫn được dấu ấn văn hóa vùng miền qua những THTM này
1.2 Cơ sở phân chia các trường tín hiệu thẩm mĩ
1.2.1 Khái niệm về trường nghĩa
Lý thuyết về trường nghĩa bắt nguồn từ những tiền đề duy tâm của trường phái W.Humboldt và phần nào từ những tư tưởng của F.de Saussure về tính cấu trúc của ngôn ngữ, đặc biệt là những vấn đề quan hệ liên tưởng và quan hệ ngữ đoạn trong ngôn
ngữ
Ở Việt Nam, lý thuyết trường nghĩa được giới thiệu vào những năm 1970 Đến nay nó vẫn được coi là một trong những mô hình nghiên cứu chiếm ưu thế của ngữ nghĩa học cấu trúc và miêu tả Có rất nhiều các công trình đã giới thiệu, vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu các trường nghĩa, nghĩa của từ như các tác giả: Đỗ Hữu Châu, Đái Xuân Ninh, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Văn Tu, Hoàng Văn Hành, Hoàng Phê, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Đức Tồn, Bùi Minh Toán, Lý Toàn
Thắng
Trang 40Do thế giới phản ánh vào ngôn ngữ mang tính tổng thể, liên tục (continium), chính vì vậy hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ là rất lớn, rất phức tạp và không kín
cho nên “yếu tố của nó sẽ không phải trực tiếp là từng đơn vị từ vựng nữa mà là từng
hệ thống con, và quan hệ trong hệ thống từ vựng biểu hiện qua quan hệ giữa các hệ thống con đó Mỗi một hệ thống con là một trường từ vựng.” [15, 34]
Các nhà ngôn ngữ học như John Lyons, Jackendoff, Fishman, Hudson v.v [dẫn theo 15] đã chỉ ra rằng, việc đưa yếu tố này hay yếu tố khác vào từng “trường” đều chịu
áp lực chỉ đạo của tâm lý học ý thức Bằng so sánh, đối chiếu chúng ta tìm ra sự tương đồng hay đối lập giữa các sự vật, hiện tượng để “chia cắt” chúng thành từng “lát” thích ứng với tư duy, thói quen ngôn ngữ của chúng ta Vì vậy khi nghiên cứu “bức tranh ý niệm về thế giới trong ngôn ngữ”, chúng ta không thể không chú ý đến cách thức tư duy riêng - lối cảm, lối nghĩ riêng của từng dân tộc, từng thời đại phản ánh vào các ý nghĩa
ngôn ngữ
Quan niệm về trường nghĩa của chúng tôi trình bày trong luận án được dựa trên các định nghĩa sau:“Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa Đó là tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa” [15,72];“Trường nghĩa là một tổ chức các
từ và các biến thể sử dụng từ có quan hệ với nhau làm thành một hệ thống Hệ thống này cho thấy mối liên kết của chúng dựa theo một cái gì đó là nét nghĩa chung có tính
phạm trù” [1,9]
Như vậy có thể hiểu: Trường nghĩa là một tập hợp các từ có mối quan hệ nào đó với nhau về ngữ nghĩa làm thành một tiểu hệ thống trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ
1.2.2 Các tiêu chí phân lập trường nghĩa
Cơ sở phân lập một trường nghĩa chúng tôi dựa trên quan niệm của Đỗ Hữu
Châu [18, 880- 883] cụ thể là các tiêu chí sau đây:
- Tiêu chí ngôn ngữ - những ý nghĩa ngôn ngữ
Ý nghĩa ngôn ngữ chính là ý nghĩa của từ, là cơ sở để phân lập các từ vào một trường Từ mang tư cách từ vị (lexème), được xét trong những mối quan hệ: quan hệ hệ hình, quan hệ cú đoạn, quan hệ phái sinh ngữ nghĩa
- Tiêu chí đặc trưng từ vựng - ngữ nghĩa
Dựa vào tiêu chí này trước hết là phải tìm ra được các trường hợp điển hình- từ điển hình (từ trung tâm), tức là những trường hợp mang và chỉ mang cái đặc trưng từ vựng- ngữ nghĩa được coi là cơ sở Chính nó sẽ tạo ra một “lực hút ngữ nghĩa” các từ khác vào trong cùng một trường Theo tiêu chí này, trường nghĩa có ranh giới tương đối,