yếu tố ảnh hưởng tới nghèo của các hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ khu vực nam trung bộ

253 538 3
yếu tố ảnh hưởng tới nghèo của các hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ khu vực nam trung bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- 1 - MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Vấn đề xóa đói, giảm nghèo là một chủ trương lớn, là sự quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước trong nhiều năm qua. Đây là vấn đề luôn được coi là một trong những mục tiêu quan trọng, xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đã cam kết thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ vào tháng 9 năm 2000. Bên cạnh đó Việt Nam cũng đã trở thành nước có mức thu nhập bình quân đầu người xếp ở nhóm nước có mức trung bình của thế giới thì bản chất của nghèo đói ở nước ta đã có những thay đổi nhanh chóng, không chỉ thể hiện ở lượng và còn đòi hỏi cả về chất [10], [285]. Mặc dù công cuộc phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể và được quốc tế đánh giá cao [75]. Tỷ lệ nghèo giảm nhanh từ 58,1% năm 1993 xuống còn 19,5% năm 2004, và kể từ năm 2006 đến nay, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 15,9% năm 2006 xuống 14,7% năm 2007, 12% năm 2008 và 11% năm 2009 [60], [301], [303] đến năm 2010 tỷ lệ nghèo đói chỉ còn 9,45% [276]. Tuy vậy, mức độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng miền, nhiều khu vực vẫn còn tỷ lệ hộ nghèo cao, như khu vực Miền núi phía Bắc, khu vực Tây Nguyên, vùng ven biển Miền Trung, v.v… [1], [75], [91]. Thủy sản là ngành sản xuất có tính chất đặc thù, hoạt động sản xuất thủy sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên nguồn lợi hải sản. Trong những năm qua, thủy sản được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, đã đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế [9], [15], [16], [22]. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã tăng liên tục trong nhiều năm qua. Nếu như năm 1995 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt trên 600 triệu USD thì đến năm 2000 con số này đã đạt trên 1,4 tỉ USD, năm 2008 đạt 4,5 tỉ USD và đến năm 2010 đạt 5,016 tỉ USD [9], [22], [283]. Tuy vậy, nghề cá Việt Nam nói chung và khu vực Nam Trung Bộ nói riêng vẫn có những đặc điểm đó là: quy mô nhỏ, đa nghề và sử dụng các ngư cụ truyền thống [15], [58], - 2 - [172, [188]. Vấn đề này đã gây ra những khó khăn trong việc kiểm soát cường lực khai thác trên các vùng biển [88]. Thêm vào đó, tình trạng khai thác hải sản vẫn đang diễn ra ở hầu hết khu vực ven bờ, cường lực khai thác (bao gồm cả số lượng tàu thuyền và tổng công suất) đang không ngừng tăng lên [15], [41], [204]. Nghề khai thác hải sản ven bờ này đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, như: tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng và đánh bắt hải sản [17], đói nghèo, những vấn đề về suy giảm nguồn lợi hải sản và ô nhiễm môi trường [15], [242]. Nghề cá ven bờ đã được Chính phủ nhìn nhận là đang trong tình trạng khai thác quá mức, Chính phủ đã và đang cố gắng giảm cường lực khai thác ở khu vực ven bờ [15]. Điều này đã làm cho tình hình nghèo đói trong ngành thủy sản vẫn tiếp tục là vấn đề nóng bỏng, là mối quan tâm của các cơ quan chức năng và của các địa phương có cộng đồng ngư dân sinh sống, nhất là cộng đồng ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ. Khu vực ven biển Nam Trung Bộ là khu vực tập trung nhiều cộng đồng ngư dân hoạt động nghề khai thác hải sản ven bờ sinh sống và là một trong những khu vực có nhiều xã nghèo ven biển đặc biệt khó khăn [15], [29]. Bên cạnh đó, chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đặc biệt là chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đang trong quá trình triển khai [33]. Vì vậy, việc tìm ra những giải pháp thiết thực, cơ bản, lâu dài để những hộ ngư dân nói chung, ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ nói riêng thật sự thoát nghèo, chống tái nghèo, được tiếp cận với những cơ hội mới và được hưởng lợi từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vẫn là một thách thức lớn đối với khu vực này. Từ nhiều năm qua, vấn đề nghèo đói nói chung và nghèo đói của ngư dân nói riêng đã được đưa ra thảo luận, bàn bạc và đã có một số công trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề này dưới các góc độ và phạm vi khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng tới nghèo đói đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đây như: Foster, J & đồng nghiệp [175], Ravallion, M. [230], Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Nông – Lâm Liên Hiệp Quốc (FAO), v.v… Những nghiên cứu này đã đưa ra phương pháp tiếp cận, cơ sở khoa học và những bằng chứng thực nghiệm làm nền tảng cho việc xây dựng cơ sở lý thuyết về phân tích nghèo đói. - 3 - Những công trình nghiên cứu của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP), Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng chỉ dừng lại ở mức độ phân tích về tổng quan trong đánh giá nghèo đói ở Việt Nam, chưa nghiên cứu một cách cụ thể đối với hộ gia đình ngư dân; một số nghiên cứu khác chỉ khảo sát thực trạng tại một số địa phương trong ngành thủy sản thông qua phân tích định tính như công trình của Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Ngân hàng Thế giới trong nghiên cứu ngành Thủy sản [15], [74] hay của Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa các dịch vụ sinh thái biển và ven biển với việc giảm nghèo tại Việt Nam [73]. Bên cạnh đó, đã có một số công trình nghiên cứu điển hình khác trong phân tích nghèo đói tại Việt Nam như: Kinh tế vĩ mô của giảm nghèo - Việt Nam tìm kiếm bình đẳng trong tăng trưởng [117], Phân tích hiện trạng nghèo tại Đồng Bằng Sông Cửu Long [5], Hộ gia đình Việt Nam nhìn qua phân tích định lượng [57], Các yếu tố quyết định phúc lợi gia đình, xã hội và bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam [50], So sánh giữa phân tích nghèo đói bằng phương pháp định tính và định lượng tại Việt Nam [214], Quản lý tài nguyên ven biển và vấn đề xóa đói giảm nghèo trong các cộng đồng nghề cá ở tỉnh Khánh Hòa [51], Báo cáo đánh giá nghèo đói và quản lý nhà nước có sự tham gia: Vùng ven biển Miền Trung và Tây Nguyên của Ngân hàng Phát triển Châu Á [1], Sự tham gia của cộng đồng ngư dân nghèo trong xác định nguồn lực và nhu cầu đầu tư phát triển thủy sản của Ngân hàng Thế giới và Viện Kinh tế Việt Nam [74], Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới đói nghèo của ngư dân ven đầm Nha Phu, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa [101], Đo lường nghèo đói: Áp dụng cho nghề cá quy mô nhỏ tại đảo Bích Đầm, Việt Nam [255]. Các nghiên cứu trên đã đã tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố vĩ mô, đặc điểm nhân khẩu học với tình trạng đói nghèo. Tuy nhiên, những tác giả này mới chỉ nghiên cứu một cách rời rạc các yếu tố ảnh hưởng tới nghèo đói (quy mô hộ gia đình, các đặc điểm về nhân khẩu học, v.v….). Bên cạnh đó, các cách tiếp cận trên tùy theo mục tiêu, thời gian, nguồn lực của nhà nghiên cứu mà tiến hành bằng những phương pháp - 4 - khác nhau. Một số công trình nghiên cứu của Nhóm tác chiến bản đồ liên Bộ [79], [115] cũng chỉ dừng lại ở mức độ phân tích về tổng quan trong đánh giá nghèo đói ở Việt Nam, chưa nghiên cứu một cách cụ thể đối với hộ gia đình ngư dân [51]. Trong các nghiên cứu thực nghiệm đã được đề cập trước đây, vẫn chưa tìm thấy một nghiên cứu nào nghiên cứu một cách cụ thể, đầy đủ và có hệ thống về các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của các hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực Nam Trung Bộ. Về phương pháp, hầu hết các công trình nghiên cứu trước đây như đã đề cập ở trên sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích và trình bày dữ liệu, chỉ có một số ít những công trình nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng với mô hình hồi quy đa biến [55], [57], [112]. Mặt khác, các nghiên cứu này chưa lượng hóa được ảnh hưởng của những yếu tố mang tính đặc thù của nghề khai thác hải sản tới tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân như: ảnh hưởng của rủi ro do thiên tai, sự biến đổi khí hậu, v.v Như vậy, có thể thấy rằng mặc dù các nghiên cứu trước đã tìm ra mối liên hệ giữa một số yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ gia đình, nhưng chưa thấy hết những yếu tố khác mang tính đặc thù về đói nghèo của cộng đồng ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ, phương pháp tiếp cận và phân tích dữ liệu còn hạn chế. Trước thực tế và yêu cầu bức thiết đó cần phải có thêm nhiều nghiên cứu về nghèo đói ở cả cấp quốc gia, cấp vùng, cấp địa phương và đặc biệt là những ngành sản xuất có tính đặc thù như khai thác hải sản ven bờ. Thực hiện nhiều nghiên cứu hơn với những thông tin chi tiết hơn sẽ là bước đầu tiên và là cơ sở quan trọng trong mọi chiến lược phát triển ở cấp địa phương, ngành và trên bình diện quốc gia. Với những lý do trên đề tài được hình thành để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo đối với hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ khu vực Nam Trung Bộ nhằm giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước thấy được đâu là những vấn đề cần quan tâm và tác động đến những yếu tố nào để mang lại hiệu quả và đảm bảo được mục tiêu phát triển của mỗi địa phương trong tiến trình xóa đói giảm nghèo tại khu vực này. - 5 - 2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN ÁN VÀ CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu bao trùm của luận án là tìm ra và lượng hóa những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực Nam Trung Bộ, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cơ bản và cần thiết nhằm cải thiện tình trạng nghèo tại khu vực này. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận án bao gồm: - Hệ thống hóa các phương pháp luận về phân tích đói nghèo, đồng thời xây dựng phương pháp tiếp cận mới trong phân tích nghèo đối với hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực Nam Trung Bộ; - Phân tích thực trạng nghèo trong các hộ ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ giai đoạn 2006 - 2010; - Xác định rõ các yếu tố tác động đến nghèo của các hộ ngư dân (bao gồm các yếu tố định lượng và phi định lượng); - Xây dựng các mô hình kinh tế lượng (mô hình hồi quy và mô hình phương trình phương trình cấu trúc - SEM) để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới tình trạng nghèo của hộ; - Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm cải thiện tình trạng nghèo cho các hộ ngư dân tại nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực này. 2.2. Các câu hỏi nghiên cứu Xuất phát từ những mục tiêu nghiên cứu luận án đã được đề cập ở trên, luận án đặt ra và cần làm sáng tỏ các câu hỏi nghiên cứu sau đây: - Những yếu tố điển hình nào và mức độ ảnh hưởng của chúng ra sao tới tình trạng nghèo của hộ ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ? - Các phương pháp được sử dụng hiện nay có thực sự lượng hóa được những yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ gia đình, đặc biệt là những yếu tố phi định lượng? - 6 - - Các đặc trưng nhân khẩu học của ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ ảnh hưởng như thế nào tới tình trạng nghèo của hộ? - Làm thế nào để đề xuất những giải pháp có cơ sở khoa học và khả thi để giảm nghèo bền vững cho những hộ gia đình ngư dân? 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những hộ ngư dân hoạt động nghề khai thác hải sản ven bờ thuộc những xã nghèo nằm trong danh sách các xã đặc biệt khó khăn ven biển [29] của các địa phương khu vực Nam Trung Bộ bao gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa giai đoạn 2006 – 2010. Các lý do chọn các địa phương trên để điều tra đó là: Thứ nhất, đây là những địa phương có nhiều cộng đồng ngư dân hoạt động trong nghề khai thác hải sản ven bờ và có nhiều xã nghèo ven biển nằm trong danh các xã nghèo đặc biệt khó khăn được Chính phủ phê duyệt, do đó việc nghiên cứu tình trạng đói nghèo đối với các hộ ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ thuộc các địa phương như đã đề cập góp phần rất lớn và có thể làm điển hình nghiên cứu cho các mô hình xóa đói giảm nghèo trong cộng đồng ngư dân ven biển của những địa phương khác. Thứ hai, những xã nghèo này đa phần đều xa trung tâm của các địa phương, và nguy cơ tụt hậu, khả năng tiếp cận các điều kiện về cơ sở hạ tầng, các dịch vụ chăm sóc y tế và giáo dục thấp [15]. Thứ ba, những địa phương trên hàng năm đều phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai [14], [17], [59], [85], đã làm cho đời sống sản xuất của hộ gia đình ngư dân vốn đã khốn khó thì nay càng khó khăn hơn. Thứ tư, sự gia tăng dân số nhanh trong cộng đồng ngư dân [15], sự suy thoái, ô nhiễm môi trường ven biển và sự suy giảm nguồn lợi hải sản ven bờ [12], [16], [18], [76] có thể gây ra những khó khăn về việc làm và tình trạng nghèo cho các hộ gia đình ngư dân này. - 7 - Thứ năm, các chính sách của Chính phủ trong việc ngăn chặn sự gia tăng hoạt động khai thác hải sản ven bờ [15], [16] có thể tạo ra sự xáo trộn khá lớn về điều kiện kinh tế và khả năng sẽ làm cho nhiều hộ gia đình ngư dân hoạt động trong nghề này trở thành những hộ nghèo. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án được thực hiện trong các khía cạnh sau đây: - Phạm vi lý thuyết: Có nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ ngư dân. Do vậy, nghiên cứu này ngoài việc phân tích một số yếu tố điển hình về đặc điểm kinh tế xã hội của các hộ ngư dân, một số yếu tố về việc phân bổ nguồn lực của Chính phủ như tín dụng và đất đai còn tập trung vào việc đo lường và đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên đó là vấn đề biến đổi khí hậu, rủi ro do thiên tai, tình trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường ven biển, sự suy giảm đáng báo động về nguồn lợi hải sản ven bờ hiện nay. - Phạm vi ngành: Đối tượng khảo sát là các hộ gia đình ngư dân hoạt động trong nghề khai thác hải sản ven bờ, bởi đây là đối tượng mà Nhà nước đang đặc biệt quan tâm trong điều kiện nguồn lợi hải sản ven bờ đang suy giảm nhanh chóng, đồng thời ngành thủy sản đang trong quá trình triển khai quản lý tổng hợp vùng bờ [185], [203], [242]. Bên cạnh đó, Chính phủ đã có quyết định điều chỉnh mức chuẩn nghèo [37] và thực hiện tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 [35] nên sự biến động về tình trạng nghèo của khu vực này có thể có những thay đổi lớn. - Phạm vi địa lý: Các hộ ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực Nam Trung Bộ là một trong những khu vực được đánh giá là nghèo so với cả nước [1], [15], [279], [301] nên luận án chỉ tập trung khảo sát các hộ ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại các xã nghèo ven biển của các địa phương Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa như đã được trình bày. - Phạm vi thời gian: Số liệu sơ cấp về nghèo đói của các hộ ngư dân hoạt động trong nghề khai thác hải sản ven bờ trong nghiên cứu được điều tra trong thời gian từ tháng 03/2010 đến 10/2010. Số liệu thứ cấp về nghèo đói liên quan được thu thập từ giai đoạn 2006 đến 2010, với các lý do sau: - 8 - Thứ nhất, đây là thời gian đang thực hiện quyết định về áp dụng chuẩn nghèo cho giai đoạn 2006 – 2010 của Chính phủ. Mặt khác, đây còn là giai đoạn tiếp theo trong quá trình thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ [26] và chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015 [31] nên luận án nghiên cứu trong khoảng thời gian này có những cơ sở pháp lý để phân tích. Thứ hai, việc phân tích đánh giá tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân trong giai đoạn này là cơ sở để các cơ quan quản lý, chính quyền các địa phương đưa ra những chiến lược và chính sách phù hợp với thời điểm hiện nay nhằm phục vụ cho công tác giảm nghèo trong giai đoạn tiếp theo. 4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN So với những công trình nghiên cứu trước đây, luận án đã tổng hợp một khối lượng lớn tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu, đồng thời khái quát một cách có hệ thống về lý thuyết cũng như các quan điểm, phương pháp tiếp cận trong phân tích đói nghèo, đặc biệt luận án đã bổ sung về cơ sở lý luận và xây dựng mô hình nghiên cứu trong việc đo lường yếu tố phi định lượng, như: các đặc điểm thuộc điều kiện tự nhiên, môi trường, nguồn lợi hải sản, v.v… ảnh hưởng như thế nào và mức độ ảnh hưởng của chúng ra sao tới tình trạng nghèo của hộ gia đình. Nhìn chung, điểm mới của luận án được thể hiện ở các khía cạnh sau đây: Thứ nhất, nhận diện các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ gia đình. Luận án nhận diện và xác định những yếu tố đặc trưng của hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ (bao gồm các yếu tố định lượng và phi định lượng), như: (i) Những đặc trưng của hộ gia đình ngư dân, (ii) Đặc điểm về nguồn lợi hải sản và môi trường ven biển, v.v… Thứ hai, luận án phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ gia đình: (i) Xây dựng phương pháp tiếp cận mới trong phân tích nghèo, đồng thời vận dụng phương pháp này để lượng hóa yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực Nam Trung Bộ; (ii) Xây dựng các mô hình kinh tế lượng (mô hình hồi quy và mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính - SEM) để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng và mức - 9 - độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ. Thứ ba, những giải pháp mà luận án đề xuất được dựa trên kết quả nghiên cứu, phù hợp với đối tượng ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực Nam Trung Bộ hiện nay. Tóm lại, với những đặc điểm nêu trên, luận án đã thể hiện sự khác biệt và không trùng lắp với các nghiên cứu trước đây mặc dù đã kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu trước đó, đồng thời còn bổ sung thêm phương pháp phân tích và tiếp cận mới trong việc đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ gia đình nói chung và hộ ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ khu vực Nam Trung Bộ nói riêng. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN 5.1. Về mặt lý luận Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, làm rõ bản chất của nghèo đói nói chung và tình trạng nghèo của ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ nói riêng. Đồng thời tổng hợp, so sánh, đánh giá hệ thống các lý thuyết và quan điểm về nghèo, những yếu tố gây ra tình trạng nghèo cho hộ gia đình. Thứ hai, luận án bổ sung cho cơ sơ lý luận về phương pháp tiếp cận trong việc đo lường và đánh giá nghèo thông qua xây dựng các thang đo nhằm lượng hóa các yếu tố định tính để làm nền tảng cho việc phân tích tình trạng nghèo của hộ gia đình. Thứ ba, luận án đã tổng kết công tác giảm nghèo của Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời tổng kết thành tựu giảm nghèo của một số tổ chức và quốc gia trên thế giới để rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực thi các chính sách giảm nghèo đối với Việt Nam nói chung và khu vực Nam Trung Bộ nói riêng trong những giai đoạn tới. 5.2. Về mặt thực tiễn Thứ nhất, để thực hiện luận án tác giả đã tiến hành điều tra thực địa với quy mô mẫu lớn hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực Nam Trung - 10 - Bộ, đồng thời thu thập và tổng hợp một khối lượng lớn các tài liệu liên quan đến phân tích nghèo đối với hộ gia đình nói chung và hộ gia đình ngư dân nói riêng. Đây là những tài liệu không chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu và thực hiện luận án mà còn cung cấp một bức tranh chi tiết về thực trạng nghèo đói tại Việt Nam và vùng Nam Trung Bộ từ trước tới nay. Thứ hai, luận án đã khái quát khá toàn diện về thực trạng nghèo của cộng đồng ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực Nam Trung Bộ, xác định và làm rõ những yếu tố gây ra tình trạng nghèo cho hộ gia đình ngư dân tại khu vực này. Thứ ba, luận án đã đi sâu phân tích yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo đối với hộ gia đình, đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng tới tình trạng nghèo của các hộ ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực này. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp cơ bản và đặc thù nhằm giảm tình trạng nghèo cho các hộ gia đình ngư dân để làm cơ sở cho các địa phương, các cơ quan quản lý trong việc nhận diện và xác định những vấn đề cần ưu tiên trong chính sách giảm nghèo đối với cộng đồng ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ hiện nay. Cuối cùng, luận án có thể sử dụng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, cán bộ giảng dạy và học viên sau đại học trong các cơ sở giáo dục đại học khi nghiên cứu về đói nghèo nói chung và đối tượng ngư dân nói riêng. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án được kết cấu thành bốn chương. Nội dung chủ yếu các chương bao gồm: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đề tài. Trong chương 1 này luận án đã phân tích, đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan tới đề tài luận án để tìm kiếm cơ hội nghiên cứu. Bên cạnh đó phương pháp nghiên cứu của luận án cũng được trình bày. Những nội dung cơ bản của phương pháp nghiên cứu bao gồm: khái quát về quy trình nghiên cứu, mô tả quy trình nghiên cứu định tính và nghiên cứu lượng. Ngoài ra, luận án đã khái quát phương pháp tiếp cận trong việc đo lường các yếu tố phi định lượng của các nhà nghiên cứu trên thế giới để xây dựng các thang đo lường, phục vụ [...]... phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven ven bờ Chương 4: Giải pháp nhằm giảm nghèo cho các hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ khu vực Nam Trung Bộ Nội dung trong chương bốn của luận án là xem xét các quan điểm, mục tiêu về giảm nghèo cho các hộ ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ khu vực Nam Trung Bộ, đồng thời... giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ, rất cần thiết phải hiểu được những nhân tố tác động đến tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân này, cả những yếu tố bên ngoài cũng như những yếu tố bên trong đối với mỗi hộ gia đình Hoạt động khai - 29 - thác hải sản, đặc biệt là khai thác hải sản ven bờ phụ phuộc rất lớn vào tình trạng nguồn lợi hải sản và môi trường... 5 nhóm nghề khai thác ven bờ khác nhau: + Nhóm 1: 10 ngư i là chủ hộ gia đình ngư dân hoạt động nghề khai thác cố định (đăng, đó) + Nhóm 2: 10 ngư i là chủ hộ gia đình ngư dân hoạt động trong nghề mành vó + Nhóm 3: 10 ngư i là chủ hộ gia đình ngư dân hoạt động nghề lưới kéo - 24 - + Nhóm 4: 10 ngư i là chủ hộ gia đình ngư dân hoạt động nghề lưới vây + Nhóm 5: 10 ngư i là chủ hộ gia đình ngư dân hoạt... sản ven bờ khu vực Nam Trung Bộ Chương 3: Phân tích yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ khu vực Nam Trung Bộ Nội dung chương 3 của luận án tập trung phân tích, đo lường, đánh giá thực trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân, trong đó đi sâu vào nhận dạng, mô tả những đặc điểm và nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo, đồng thời sử dụng các mô hình kinh... nhau về đặc điểm nghèo của hộ gia đình ngư dân và những yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ với những đặc điểm khác nhau của chủ hộ Cụ thể: + Nhận dạng về đặc điểm của hoạt động nghề khai thác hải sản ven bờ + Nhận dạng về các khoản chi tiêu trong hoạt động sản xuất và đời sống của hộ + Nhận dạng những đặc điểm của hộ gia đình trong hoạt động tạo thu nhập + Ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu... hướng dẫn phỏng vấn (kịch bản phỏng vấn) Các câu hỏi điển hình Nội dung - Hiện tại nghề khai thác hải sản chủ yếu (nghề chính) của gia đình Ông/bà là nghề gì? - Gia đình Ông/bà có thường xuyên khai thác hải sản Các thông tin về hoạt không? Gia đình thường sử dụng những nghề gì để động khai thác hải khai thác? sản của gia đình - Trung bình trong năm qua, gia đình Ông/bà đánh bắt bao nhiêu tháng? Mỗi... ảnh hết được những yếu tố ảnh hưởng và những đặc trưng nghèo đói của hộ gia đình trong cộng đồng ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực Nam Trung Bộ Một số công trình nghiên cứu của một số tác giả đã xem xét về mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường hay tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai và vấn đề ô nhiễm ô trường, nguồn lợi hải sản tới tình trạng nghèo của ngư dân hiện nay cả về... hưởng của các yếu tố nghiên cứu tới tình trạng nghèo của hộ gia đình từ các góc độ khác nhau Một số đặc điểm chính của những mô hình nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ gia đình trong các nghiên cứu này đó là: Thứ nhất, trong phân tích tình trạng nghèo của hộ gia đình chủ yếu được tiếp cận trên khía cạnh kinh tế, thông qua quá trình điều tra về thu nhập hoặc chi tiêu của hộ gia đình. .. trong lĩnh vực đói nghèo, đặc biệt là những công trình nghiên cứu về đói nghèo trong ngành thủy sản góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về nghèo và tìm kiếm cơ hội nghiên cứu của luận án Cùng với việc tổng quan các công trình nghiên cứu này giúp cho việc nhận diện những yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ gia đình nói chung và hộ ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực Nam Trung Bộ nói... nguồn lợi hải sản ven bờ cũng được đề cập Kết quả nghiên cứu sơ bộ là bước đầu nhận dạng những yếu tố nào ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của các hộ ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực Nam Trung Bộ và giúp cho việc điều chỉnh bản câu hỏi điều tra để phù hợp với đặc điểm của đối tượng ngư dân, phục vụ cho quá trình điều tra chính thức Nội dung chủ yếu của bản câu hỏi này gồm 3 phần với các nội . dân nghề khai thác hải sản ven bờ khu vực Nam Trung Bộ. Chương 3: Phân tích yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ khu vực Nam Trung Bộ. . phân tích nghèo đối với hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực Nam Trung Bộ; - Phân tích thực trạng nghèo trong các hộ ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ giai đoạn. đồng ngư dân sinh sống, nhất là cộng đồng ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ. Khu vực ven biển Nam Trung Bộ là khu vực tập trung nhiều cộng đồng ngư dân hoạt động nghề khai thác hải sản ven

Ngày đăng: 13/11/2014, 06:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan