1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh

91 695 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 221,79 KB

Nội dung

Với những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: “ Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh” để tiến hành nghiên cứu và với những kết quả đạt được

Trang 1

Em xin chân thành cảm ơn!

TỰ NHIÊN TRONG THƠ XUÂN QUỲNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC

KHÓA 34

BÌNH ĐỊNH - 2015

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Bố cục đề tài 5

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Mối quan hệ bộ ba: tín hiệu - tín hiệu ngôn ngữ - tín hiệu thẩm mĩ 1.1.1Tín hiệu 6

1.1.1.1 Khái niệm tín hiệu 6

1.1.1.2 Phân loại tín hiệu 7

1.1.2 Tín hiệu ngôn ngữ 9

1.1.3 Tín hiệu thẩm mĩ 11

1.1.3.1 Khái niệm tín hiệu thẩm mĩ 11

1.1.3.2 Đặc tính của tín hiệu thẩm mĩ 13

1.1.3.3 Một số vấn đề về tín hiệu thẩm mĩ văn chương 18

1.2 Những vấn đề cơ bản về trường nghĩ 20

1.2.1 Khái niệm về trường nghĩa 20

1.2.2 Các tiêu chí phân lập trường nghĩa 21

1.2.3 Các loại trường nghĩa 22

1.2.4 Ngữ nghĩa của trường nghĩa 23

Trang 3

1.4 Xuân Quỳnh –Tác giả và tác phẩm 25

Tiểu kết 27

CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN HÌNH THỨC CỦA CÁC TÍN HIỆU THẨM MĨ ĐIỂN HÌNH THUỘC TRƯỜNG NGHĨA HIỆN TƯỢNG TỰ NHÊN TRONG THƠ XUÂN QUỲNH 2.1 Dẫn nhập 28

2.2 Hình thức ngôn ngữ biểu đạt của các tín hiệu thẩm mĩ 30

2.2.1 Tín hiệu thẩm mĩ gió 32

2.2.2 Tín hiệu thẩm mĩ trời 35

2.2.3 Tín hiệu thẩm mĩ mưa 38

2.2.4 Tín hiệu thẩm mĩ biển 40

2.2.5 Tín hiệu thẩm mĩ sông 42

Tiểu kết 44

CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA THẨM MĨ CỦA CÁC TÍN HIỆU THẨM MĨ ĐIỂN HÌNH THUỘC TRƯỜNG NGHĨA HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN TRONG THƠ XUÂN QUỲNH 3.1 Dẫn nhập 46

3.2 Ý nghĩa thẩm mĩ của các tín hiệu: gió, trời, mưa, biển, sông 47

3.2.1 Ý nghĩa của tín hiệu gió 47

3.2.2 Ý nghĩa của tín hiệu trời 51

3.2.3 Ý nghĩa của tín hiệu mưa 59

3.2.4 Ý nghĩa của tín hiệu biển 63

3.2.5 Ý nghĩa của tín hiệu sông 68

Trang 4

KẾT LUẬN CHUNG 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 BẢN PHỤ LỤC 79

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Ngôn ngữ là chất liệu của văn chương, cũng giống như màu sắc đối với hộihọa, âm thanh đối với âm nhạc, hình khối đối với kiến trúc một ngôn ngữthông thường khi đi vào tác phẩm văn chương sẽ được chuyển hóa thành một tínhiệu nghệ thuật, tín hiệu thẩm mĩ – ngôn ngữ hay còn gọi là tín hiệu văn chương(THVC) Tín hiệu ngôn ngữ (THNN) nói chung và tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩnói riêng (THNNTM) vừa là phương tiện, vừa là công cụ, vừa là thể chất của tácphẩm văn học Hệ thống cấu trúc ý nghĩa của THNN và THNNTM sẽ góp phầncấu thành nên giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học Nghiêncứu tác phẩm văn học dưới góc độ tín hiệu học sẽ giúp đọc giả tiếp cận tác phẩm

ở một khía cạnh mới, khía cạnh THTM gắn liền với ngôn ngữ mà tác giả sửdụng, qua đó thể hiện tư tưởng, phong cách sáng tác của tác giả và cụ thể ở đây

là tiếp cận tư tưởng, phong cách của nhà thơ Xuân Quỳnh Vì vậy, chúng tôi

chọn đề tài nghiên cứu: “ Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh” khóa luận sẽ đóng góp những tiền đề cơ

bản nhất cho việc nghiên cứu về THTM nói chung và THTM trong thơ XuânQuỳnh nói riêng

Hiện tượng tự nhiên là những hiện tượng tồn tại trong xã hội loài ngườinhưng các hiện tượng này hoàn toàn không phụ thuộc vào sự chi phối và quyếtđịnh của con người, có nghĩa là dù có sự tồn tại của con người hay không thì cáchiện tượng tự nhiên vẫn tồn tại Từ xưa đến nay, các hiện tượng tự nhiên luôngắn bó mật thiết với cuộc sống của con người, nó như là người bạn tâm giao,tâm tình của con người trong mọi hoạt động từ lao động sản xuất đến sinh hoạt

cá nhân, sinh hoạt cộng đồng, xã hội Mượn các hiện tượng tự nhiên để nói đếntâm tư, tình cảm của con người, mượn sự đổi thay của hiện tượng tự nhiên đểnói đến sự đổi thay của con người là một chủ đề lớn luôn được các nhà thơ, nhàvăn từ xưa đến nay quan tâm và đưa vào trong sáng tác của mình Xuân Quỳnh

Trang 7

cũng là nhà thơ không nằm ngoài quỹ đạo ấy Các hiện tượng tự nhiên là đốitượng phản ánh thường được Xuân Quỳnh đưa vào trong sáng tác của mình, cáchiện tượng tự nhiên xuất hiện trong thơ Xuân Quỳnh vừa mang những đặc điểmchung vừa mang những đặc điểm riêng, độc đáo thể hiện phong cách, cá tính

sáng tạo riêng của Xuân Quỳnh, đó cũng là lí do thứ hai để chúng tôi lựa chọn

đề tài này nghiên cứu với mong muốn sẽ tìm hiểu những đặc điểm độc đáo trong phong cách sáng tác của Xuân Quỳnh khi nhà thơ đưa cả một thế giới tự nhiên phong phú vào trong thơ của mình.

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một tác giả nữ đãkhẳng định được tên tuổi của mình Trải qua năm tháng sống và viết, yêu thương

và lao động nghệ thuật hết mình, Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một di sản vănhọc thật đáng quý Ngòi bút của Xuân Quỳnh đã được thử thách qua thời gian vớinhiều chủ đề khác nhau Trong đó có những bài thơ tình yêu đạt đến đỉnh cao Dù

đi vào những vấn đề lớn của đất nước hay trở về với những tình cảm riêng tư, thơXuân Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của một tâm hồn phụ nữ thôngminh, sắc sảo, đầy nữ tính Tình yêu và thiên nhiên đi vào thơ Xuân Quỳnh rất tựnhiên và tràn đầy sức sống Điều này được thể hiện rất rõ nét qua hệ thốngTHNN mà nữ sĩ đã sử dụng Đặc biệt là hệ thống THTM thuộc trường nghĩa hiệntượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh

Với những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: “ Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh” để tiến hành

nghiên cứu và với những kết quả đạt được, chúng tôi mong muốn góp thêm mộtcách tiếp cận tác phẩm văn học nói chung, cụ thể ở đây là tác phẩm thơ của nhàthơ Xuân Quỳnh nói riêng từ góc độ tín hiệu học

2 Lịch sử vấn đề

Ở nước ta, hiện nay nghiên cứu văn học dưới góc độ lí thuyết tín hiệu họcđang rất phát triển thu hút nhiều nhà nghiên cứu , trong đó vấn đề THTM tỏ rarất có ưu thế, cũng đã có không ít các công trình, luận án viết về vấn đề này,trong đó có thể kể đến các tác giả như Hoàng Tuệ, Hoàng Trinh, Trần Đình Sử,

Trang 8

Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Lai, Đào Thản, Đái Xuân Ninh, Đỗ Hữu Châu, ĐỗViệt Hùng, Bùi Minh Toán…

Trong những năm gần đây, nhiều luận án, luận văn triển khai theo hướngnghiên cứu này cũng đã khẳng định được ý nghĩa thực tiễn của hướng nghiêncứu văn học từ góc độ ngôn ngữ học, đồng thời đã có những đóng góp quantrọng cho lí thuyết THTM.Việc vận dụng lí thuyết THTM vào nghiên cứu vănchương phát triển nhanh với những luận án, luận văn của các tác giả: Nguyễn

Thị Vân Anh: Tín hiệu thẩm mĩ trái tim trong thơ Xuân Diệu (2014), Lê Thị Hồng: Tìm hiểu vấn đề tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Huy Cận (1993), Đinh Văn Thiện: Khảo sát các nét nghĩa biểu trưng của các từ chỉ hiện tượng thiên nhiên (1993), Trương Thị Nhàn: Tìm hiểu giá trị biểu trưng của một số từ chỉ hiện

tượng thiên nhiên trong tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam (1984) Những công

trình nghiên cứu này đã góp những tiếng nói chung đối với các vấn đề THTM

văn chương Luận án tiến sĩ của tác giả Trương Thị Nhàn: Sự biểu đạt bằng

ngôn ngữ của tín hiệu thẩm mĩ không gian trong ca dao cũng đã vận dụng các

cơ sở lí thuyết về tín hiệu, về hệ thống, trường nghĩa, về ngôn ngữ liên hội để

xem xét các THVC Và đặc biệt Mai Thị Kiều Phượng với cuốn sách Tín hiệu

thẩm mĩ trong ngôn ngữ văn học (2008) đã có những đóng góp nhất định vào

nghiên cứu mảng THTM, đồng thời là bằng chứng khẳng định ưu thế của hướngnghiên cứu này

Nghiên cứu ngôn ngữ thơ ca nói chung và nghiên cứu ngôn ngữ của nhàthơ Xuân Quỳnh nói riêng đã có rất nhiều công trình, bài viết :

1 Ngân Hà, (2001), Nữ sĩ Xuân Quỳnh - Cuộc đời để lại, Nxb Phụ nữ.

2 Vân Long, (2004), Xuân Quỳnh – Thơ và đời, Nxb Văn hóa thông tin

3 Vũ Kim Tuyến, (2000), Thơ Xuân Quỳnh và những lời bình, Nxb Văn

hóa thông tin

4 Thùy Trang, (2013), Xuân Quỳnh – Tác phẩm và lời bình, Nxb Văn học.

Tuy nhiên hướng nghiên cứu của các công trình trên về thơ ca XuânQuỳnh chủ yếu dưới góc độ văn học Còn vấn đề nghiên cứu thơ Xuân Quỳnhdưới cái nhìn của THTM thì còn rất hạn chế, trong đó nổi bật nhất là công trình

“ Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Xuân Quỳnh” (1990) của tác giả Lê Thị

Tuyết Hạnh có đi sâu nghiên cứu về THTM nhưng chỉ dừng lại ở việc khái quát

Trang 9

một số THTM xuất hiện trong thơ Xuân Quỳnh mà chưa đi sâu tìm hiểu sự biểuhiện của bất kì một THTM cụ thể nào.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Dựa trên những cơ sở lí thuyết về THTM, chúng tôi nghiên cứu tác phẩmvăn học mà cụ thể ở đây là tác phẩm thơ của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh với mongmuốn đóng góp tiếng nói chung khẳng định thêm những thành công của thơXuân Quỳnh, một nhà thơ nữ tiêu biểu và đặc sắc trưởng thành trong phong tràochống Mĩ cứu nước

Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận tập trung ở ba nhiệm vụ cụ thể sau:Trước hết chúng tôi sẽ hệ thống hóa các lí thuyết về tín hiệu, tín hiệu ngônngữ, tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ, các nội dung về trường nghĩa, ngữ cảnh, mốiquan hệ giữa trường nghĩa với các vấn đề văn học, ngôn ngữ học, tín hiệu thẩmmĩ…

Tiếp đến, áp dụng lí thuyết vừa trình bày vào việc miêu tả các đơn vị ngônngữ thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh về hình thứcbiểu đạt

Dựa vào những biểu hiện hình thức của các THTM đã khảo sát và phântích ở bước thứ hai, chúng tôi sẽ đi phân tích, làm rõ biểu hiện ý nghĩa của cácTHTM thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên để xem chúng vận hành và biếnđổi như thế nào qua mỗi hình thức biểu đạt ở trong thơ Xuân Quỳnh Từ đó, chỉ

ra những nét đặc trưng trong phong cách sáng tác của nhà thơ Xuân Quỳnh

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Thơ Xuân Quỳnh có không ít các tín hiệu thẩm mĩ nhưng trong phạm vi đề

tài này, chúng tôi chỉ chọn những THTM thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên

làm đối tượng để khảo sát

Tuy nhiên, đây cũng là một trường nghĩa rộng, chứa nhiều tín hiệu thẩm

mĩ Vì thế, chúng tôi chỉ tập trung vào những tín hiệu có tần suất và giá trị thẩm

mĩ cao trong số các THTM thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên Và nhữngTHTM này sẽ được xác định trên cơ sở thống kê, phân tích, đối sánh, tổng hợp

dữ liệu trong 47 bài thơ của nhà thơ Xuân Quỳnh

Nguồn tư liệu được sử dụng để khảo sát trong khóa luận:

Trang 10

1.Vân Long, ( 2010), Thơ Xuân Quỳnh ( tuyển chọn), Nxb Văn hóa thông

tin

2 Thùy Trang, (2013), Xuân Quỳnh – tác phẩm và lời bình, Nxb Văn học.

3 Mạnh Linh (2014), Thơ Xuân Quỳnh, Nxb Văn học.

5 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận, chúng tôi sử dụng cácphương pháp nghiên cứu sau:

5.1 Phương pháp miêu tả, phân tích: chúng tôi sử dụng phương pháp này

để miêu tả các hình thức ngôn ngữ, các bình diện nghĩa; phân tích ngữ nghĩa, ngữcảnh; phân tích mối quan hệ biện chứng giữa các mặt của từng đơn vị, giữa cácbình diện, đặc biệt để tìm sự đồng nhất và đối lập giữa các nghĩa trong hệ thống

và nghĩa trong hoạt động, nghĩa từ điển và nghĩa nghệ thuật của các tín hiệu thẩm

mĩ đang nghiên cứu

5.2 Các thủ pháp thống kê, phân loại: Chúng tôi sử dụng các thao tác

này nhằm thống kê tần số xuất hiện của các THTM thuộc trường nghĩa hiệntượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh trong mọi hoàn cảnh xuất hiện của chúng –dưới dạng hằng thể, biến thể và các yếu tố ngôn ngữ khác cùng xuất hiện với cácTHTM này Từ đó, tiến hành nhận diện và phân loại các câu thơ có chứa tín hiệuthẩm mĩ thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên- đối tượng chúng tôi nghiên cứu

Trang 11

1.1.1 Tín hiệu

1.1.1.1 Khái niệm tín hiệu

Trước hết, như ta đã biết, THTM vốn là một loại TH cho nên nó cũngmang những đặc trưng của tín hiệu (TH) nói chung Vậy TH là gì?

Khái niệm TH được nhắc đến lần đầu tiên trong học thuyết về THNN củaF.de Sausre Theo ông, TH có hai mặt cái biểu đạt (cbđ – hình thức vật chất cảmtính) và cái được biểu đạt (cđbđ – nội dung ý nghĩa) Hai mặt này “ gắn bó khăngkhít với nhau và đã có cái này là có cái kia” [37, 12] Sau này, Ch.S.Pierce đã đưathêm vào cấu trúc nhị diện nhân tố thứ ba là cái lí giải (interpretant) Nhưng phảiđến khi Ch.W.Morris hệ thống hóa và xây dựng một lí thuyết tổng quan về THthì ba chiều của TH mới thực sự có ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoahọc và đặc biệt với ngành tín hiệu hoc Cả Ch.W.Morris cũng như Ch.S.Piercechia ra ba chiều của tín hiệu: thứ nhất là chiều kết học nghiên cứu các TH trongmối quan hệ với các TH khác, thứ hai là chiều nghĩa học nghiên cứu các THtrong mối quan hệ với các sự vật ở bên ngoài hệ thống TH, thứ ba là chiều dụnghọc nghiên cứu các TH trong những mối quan hệ với người sử dụng nó

Theo F.Guiraud: “ Một TH là một kích thích mà tác động của nó đến cơ

thể gợi ra hình ảnh kí ức của một kích thích khác” [17,51] Theo cách hiểu như

vậy thì bất kì hình thức vật chất nào mà có khả năng gợi ra trong kí ức của conngười một hình ảnh nào đó thì đều được coi là TH cả, không phân biệt nguồn gốccủa nó là tự nhiên hay nhân tạo, có chức năng giao tiếp hay không

Ví dụ: Chuồn chuồn bay thấp, hoặc con cóc nghiến răng, theo quan niệmtrong dân gian của người Việt Nam ta sẽ có khả năng dự báo về ngày hôm sautrời có mưa, một hồi chuông, tiếng kẻng, tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến.Câu hỏi trong câu ca dao sau là lời tỏ tình tế nhị, kín đáo:

Đêm trăng anh mới hỏi nàng:

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Với câu trả lời nhưng cũng là lời đồng ý tế nhị cho lời tỏ tình:

Chàng hỏi thì thiếp xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.

Theo A.Schaff TH được hiểu: “ Một sự vật, vật chất hay thuộc tính của nó,

một hiện tượng thực tế sẽ trở thành TH nếu như trong quá trình giao tiếp, nó

Trang 12

được các nhân vật giao tiếp sử dụng trong khuôn khổ của một ngôn ngữ để truyền đạt một tư tưởng nào đó về thực tế, tức về thế giới bên ngoài hay về những cảm thụ nội tâm” [17,51] Như vậy, A.Schaff chỉ thừa nhận là TH khi nó mang

những chức năng giao tiếp được con người sử dụng nhằm trao đổi tư tưởng, tìnhcảm của mình trong đời sống

Dù TH được hiểu theo nghĩa hẹp hay rộng thì các ý kiến đều thống nhấtcho rằng TH là khái niệm quan hệ không phải là khái niệm tự thân, muốn một cái

gì đó trở thành TH thì nó phải nằm trong một hệ thống nhất định và có mối quan

hệ với các sự vật khác Để thuận tiện trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi lấyđịnh nghĩa rộng của F.Guiraud làm xuất phát điểm bởi vì nó phát hiện ra nhữngđặc trưng TH học của các TH ngôn ngữ

Kế thừa thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước, tác giả Đỗ Hữu Châu

đã chỉ ra những đặc tính như là dấu hiệu nhận biết của một TH, gồm các nhân tốsau: thứ nhất, nó phải có một hình thức cảm tính - Tức là TH phải cho phép conngười cảm nhận được bằng các giác quan thông thường.Thứ hai, nó phải gợi ra,đại diện cho một cái gì đó khác với chính nó hay còn gọi là phải mang một nộidung ý nghĩa “một TH là một khái niệm về quan hệ giữa cbđ và cđbđ (ý nghĩa)”.Thứ ba, TH phải được nhận thức bởi một chủ thể nào đó Thứ tư, TH phải nằmtrong một hệ thống TH nhất định

1.1.1.2 Phân loại tín hiệu

Các nhà nghiên cứu TH học đã phân các TH thành các loại khác nhau:

Ch.S.Pierce phân chia TH thành ba loại chính: Hình hiệu (icons), chỉ hiệu (index), và ước hiệu (symbol) dựa theo tiêu chuẩn quan hệ giữa cbđ và cđbđ mà

F.de Saussure đã đưa ra Theo đó, đại đa số THNN là thuộc loại ước hiệu, loại

TH mà mối quan hệ cbđ và cđbđ là hoàn toàn võ đoán, không giải thích nguyên

do Loại TH này sẽ mất tư cách là TH nếu không có người lí giải

K.Buhler chia các TH thành: symbole (TH chỉ ra sự vật, đối tượng),

symptome (TH bộc lộ trạng thái tâm sinh lí, tư tưởng, tình cảm của người nói), signal (TH gây tác động tâm sinh lí cho người nghe).

Morris dựa vào mối quan hệ giữa TH với các loại sự vật mà chúng biểu thị

để chia TH thành hai loại: chỉ hiệu (Single indexes) và định hiệu (Singnes

Trang 13

caracterisant) Tiếp theo, ông lại phân chia các định hiệu ra thành hình hiệu và

biểu trưng (symbole).

A.Chaff xuất phát từ cơ sở chỉ xem TH gắn liền với chức năng giao tiếp,

nên ông tiến hành phân loại TH như sau: đầu tiên ông phân TH thành TH nhân

tạo và TH tự nhiên (TH đích thực) TH tự nhiên lại chia thành TH hư và TH thực

có khả năng bộc lộ nhất định TH thực có khả năng bộc lộ nhất định lại được chia thành: lệnh hiệu và định hiệu Các định hiệu lại được chia thành: định hiệu

đích thực và Symbole.

P.Guiraud từ năm 1950 đã đưa ra bảng phân loại TH Ông phân chia THdựa trên mối quan hệ giữa thực tế với nhận thức của con người Trong đó tác giả

quan tâm tới những TH biểu hiện (TH không giao tiếp) Những TH biểu hiện về

bản chất là các hình hiệu và chức năng của chúng không phải là công cụ giao tiếp

mà là công cụ để phản ánh, miêu tả thực tế khách quan Ví dụ như bức ảnh, bảnnhạc… chúng là sản phẩm của các loại hình nghệ thuật và thuộc đối tượng

nghiên cứu của nghệ thuật học P.Guiraud tiếp tục phân chia TH thành TH tự

nhiên và TH nhân tạo Trong TH nhân tạo ông lại phân chia thành TH giao tiếp

và TH không giao tiếp Ông còn dựa theo đặc tính thể chất của TH mà phân chia

TH thành các TH thị giác, TH thính giác, TH xúc giác Theo đặc tính chuyển mã hay chưa chuyển mã, ông chia các TH thành TH thứ cấp (còn gọi là kí hiệu) và

TH sơ cấp… P.Guiraud cũng chỉ ra sự xâm nhập lẫn nhau của các loại tín hiệu.

Tác giả Đỗ Hữu Châu cũng đã đưa ra bảng phân loại TH theo quan điểmriêng của mình Theo ông, TH là một thực thể đa diện cho nên căn cứ vào cácphương diện khác nhau có thể định ra các tiêu chí phân loại khác nhau Mỗi lầnvận dụng một tiêu chí phân loại là có một kết quả phân loại Những tiêu chí phânloại mà Đỗ Hữu Châu đưa ra là: 1/ Dựa vào đặc tính thể chất của cái biểu hiện 2/Dựa vào nguồn gốc của tín hiệu 3/ Dựa vào mối quan hệ giữa cbđ và cđbđ 4/Căn cứ vào chức năng xã hội của tín hiệu

Dựa vào mặt thể chất của TH có thể phân chia ra được các loại TH như:

TH màu sắc, TH âm thanh… Trong đó, THNN được coi là một loại TH đặc biệt.

1.1.2 Tín hiệu ngôn ngữ

Trên cơ sở lí thuyết TH học, mỗi TH gồm có hai mặt là cbđ (tức hình thứcvật chất cảm tính) và cđbđ (tức nội dung ý nghĩa) F.de Saussure xác định THNN

Trang 14

như sau: “THNN kết liền thành một không phải một sự vật với một tên gọi mà là

một khái niệm với một hình ảnh âm thanh Hai yếu tố này gắn bó khăng khít với nhau và đã có cái này sẽ có cái kia Trong đó khái niệm được gọi là cái được biểu đạt (cđbđ) và hình ảnh âm thanh được gọi là cái biểu đạt (cbđ)” [30,121].

Nó như hai mặt của một tờ giấy, hễ mất mặt này thì mặt kia không thể tồn tại,hay nói cách khác, THNN là một tổng thể hai mặt không thể tách rời Từ đó, F.deSaussure đã chỉ ra hai đặc điểm của THNN đó là tính võ đoán và tính hình tuyếncủa THNN Tính võ đoán của F.de Saussure được hiểu là mối quan hệ giữa cbđ

và cđbđ là hoàn toàn không có một lí do xác đáng nào Nghĩa là nếu không cócbđ này thì có thể sử dụng cbđ khác làm vỏ cho các đơn vị ngôn ngữ mà người tavẫn có thể hiểu nếu như cấp cho chúng các thế đối lập cần thiết nhằm xác địnhgiá trị của đơn vị đó

Ch.S.Pierce cũng có quan niệm tương tự Ông cho rằng đại đa số THNNthuộc loại ước hiệu, loại TH mà mối quan hệ giữa cbđ và cái cđbđ là hoàn toàn

võ đoán, không giải thích được nguyên do Loại TH này sẽ mất tư cách là TH nếukhông có cái lí giải

F.de Saussure chỉ rõ rằng : “ Thường người ta không nói bằng TH riêng lẻ,

mà bằng từng nhóm TH, từng khối có tổ chức, vốn cũng là TH” [26,221] Sau

này, Ch.W.Morris cũng đồng tình với F.de Saussure về quan điểm cho rằng tất cảcác tín hiệu đều nằm trong quan hệ với các tín hiệu khác và quy định lẫn nhau

Do đó, các tín hiệu luôn nằm trong một hệ thống nhất định Ngôn ngữ là một loại

TH đặc biệt, nó lập thành một hệ thống với những cấp độ và quan hệ đặc thù củangôn ngữ

Trong cuốn Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Đỗ Hữu Châu coi ngôn ngữ là

hệ thống tín hiệu sơ cấp được xây dựng với những thể chất tinh thần và vật chất,

đó là những âm thanh do bộ máy cấu âm của con người tạo ra Ông đặc biệt lưu ývấn đề chức năng và đặc tính đa chức năng của các THNN so với các hệ thống

TH nói chung và TH mang chức năng giao tiếp nói riêng Nếu như các TH khác ởtừng hệ thống chỉ thực hiện được một chức năng TH học thì ngôn ngữ không chỉthuần túy mang chức năng giao tiếp mà đồng thời còn là công cụ để tư duy, để tổchức xã hội, để duy trì sự sống của con người và còn mang chức năng thi pháp…

Trang 15

Trong đó, chức năng giao tiếp được coi là chức năng xã hội quan trọng nhất củangôn ngữ.

Vì vậy, THNN vừa là TH giao tiếp, vừa có thể là TH nhận thức, TH biểuhiện… Riêng đối với chức năng giao tiếp, cũng có sự phân biệt các chức năngkhác nhau có liên quan đến các nhân tố khác nhau của hoạt động giao tiếp: chứcnăng miêu tả, chức năng dụng học, chức năng phát ngôn, chức năng cú học

Từ các phương diện chức năng khác nhau của ngôn ngữ có thể xác định ýnghĩa tín hiệu của chúng trên tất cả những đơn vị mang ý nghĩa ( tức các đơn vị

có hai mặt): từ, cụm từ, câu, đoạn văn, văn bản Một từ, ngữ hay một câu nói nào

đó có thể vừa mang những thông tin về sự vật, hiện tượng được nói đến, vừa bộc

lộ những đặc điểm về địa phương, về nghề nghiệp, về trạng thái tâm lí của người

nói… Chẳng hạn, khi đọc những câu thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, chúng ta có thể biết nhà thơ đang đề câp đến các địa danh của vùng núi rừng Tây Bắc:

Tin vui chiến thắng trăm miền Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về Vui từ Đồng Tháp, An khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

Ở bất kì cấp độ nào, mỗi THNN đều phải bao hàm một hình thức ngữ âm(cbđ) tương ứng với một nội dung ngữ nghĩa (cđbđ) và giá trị của THNN cũng donhững mối quan hệ thuộc hệ thống ngôn ngữ quy định Vậy những mối quan hệ

hệ thống của THNN là những quan hệ nào? F.de Saussure đã nêu hai loại quan hệ

chung nhất: thứ nhất, quan hệ đồng nhất – đối lập và quan hệ khác biệt Thứ hai,

quan hệ hình tuyến và quan hệ trực tuyến [30,145].

Trong ngôn ngữ học hiện đại, các nhà nghiên cứu còn đề cập đến các loại

quan hệ như: quan hệ tôn ti (giữa các cấp độ của ngôn ngữ) và quan hệ hiện thực

hóa (giữa bình diện trừu tượng và bình diện cụ thể, giữa điển dạng và hiện dạng).

Chính các nguyên tắc đồng nhất và đối lập, kết hợp (hay tuyến tính) và liên

tưởng (hay trực tuyến), điển dạng (hay hằng thể) và hiện dạng (hay biến thể)

trong hệ thống ngôn ngữ sẽ là những cơ sở lí thuyết quan trọng giúp chúng ta lígiải về các THNN trong quá trình hoạt động thực hiện các chức năng của ngôn

Trang 16

ngữ trong giao tiếp, trong đó có giao tiếp nghệ thuật (giao tiếp của văn học) cóliên quan đến những nhiệm vụ mà đề tài này cần giải quyết.

Chính vì vậy mối quan hệ giữa hai mặt của THNN đã được Đỗ Hữu Châuđặt trong chức năng xã hội của ngôn ngữ Sự hiện thực hóa chức năng xã hội củangôn ngữ được biểu hiện trong hoạt động của toàn bộ hệ thống; qua những mốiquan hệ ngang (tuyến tính, ngữ đoạn, tiếp đoạn cú đoạn: khả năng kết hợp củacác yếu tố ngôn ngữ với nhau để tạo thành một đơn vị cao hơn) và mối quan hệgiữa các cấp độ của hệ thống ngôn ngữ Trong các kết hợp cụ thể, mối quan hệgiữa hình thức ngôn ngữ (cbđ) và ý nghĩa (cđbđ) rất khác nhau

1.1.3 Tín hiệu thẩm mĩ

1.1.3.1 Khái niệm tín hiệu thẩm mĩ

Ở mỗi ngành nghệ thuật đều có một cách thức riêng để thể hiện Nếu tácphẩm hội họa là sự phô diễn của những đường nét, màu sắc, tác phẩm âm nhạc là

sự hòa thanh, tác phẩm điêu khắc là cách tổ chức các hình khối… thì tác phẩmvăn học là “ nghệ thuật” tổ chức ngôn từ Bước vào thế giới nghệ thuật, các THthông thường chuyển hóa thành THTM, mang những đặc thù của nghệ thuật

Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu tác phẩm văn chương, thuật ngữTHTM cũng chính là TH ngôn ngữ thẩm mĩ (THNNTM) Khái niệm THNNTMkhác với TH và THNN ở chỗ THNNTM vừa là quan hệ, vừa là khái niệm vật tựthân có nghĩa là bản thân nó đã mang tính thẩm mĩ Để thuận lợi cho việc nghiêncứu chúng tôi thống nhất tên gọi ngôn ngữ thẩm mĩ cũng là THTM

Từ sự phân tích ý nghĩa thực sự của phương tiện nghệ thuật, Đỗ Hữu Châu

đã có kiến giải cụ thể về THTM ngôn ngữ: THTM là phương tiện sơ cấp của văn

học Ngôn ngữ thực sự của văn học là ngôn ngữ - THTM, cú pháp – THTM THNN tự nhiên trong văn học chỉ là hình thức – cbđ của THTM [13,18] Để trả

lời cho câu hỏi: Thế nào là một THTM? Đỗ Hữu Châu chủ trương căn cứ vào sự

tương ứng của THTM với các vật quy chiếu thuộc thế giới hiện thực: THTM phải

tương ứng với một vật quy chiếu nào đấy trong thế giới hiện thực Chẳng hạn như

một con thuyền, một dòng sông, hay một nỗi buồn nào đó[12,576]

Từ đó có thể hiểu THTM chính là toàn bộ những yếu tố hiện thực, nhữngchi tiết, những sự vật, hiện tượng của đời sống được đưa vào tác phẩm vì mụcđích biểu hiện ý nghĩa thẩm mĩ nhất định

Trang 17

Từ những điều đã được trình bày trên đây, để hiểu rõ mối quan hệ giữaTHNN và THTM, ta có sơ đồ sau:

Cbđ Âm thanh Cbđ TH ngôn ngữ

Cđbđ Ý nghĩa ngôn ngữTHTM

Cđbđ Ý nghĩa thẩm mĩ

Từ sơ đồ này, có thể thấy rằng cả cái hợp thể cbđ và cđbđ tạo thành THNN

đã trở thành cbđ cho một cđbđ mới là ý nghĩa thẩm mĩ của THTM trong tác phẩmvăn học Chính vì thế, trong văn học không được đồng nhất phương tiện văn họcTHTM và THNN thông thường được sử dụng làm chất liệu của tác phẩm vănhọc Chính sự khác biệt có tính vượt cấp này là do vai trò quyết định của chủ thếsáng tạo Điều đó khiến cho, nói theo Ch.Bally, giữa cách dùng ngôn ngữ hàngngày và ngôn ngữ của nhà văn có một vực thẳm không vượt qua được [21,9]

Điều đáng chú ý ở đây là nếu mối quan hệ giữa cbđ và cđbđ trong ngônngữ tự nhiên có thể là võ đoán thì mối quan hệ giữa cbđ và cđbđ trong tín hiệuthẩm mĩ lại luôn có lí do và là lí do liên hội THNN tự nhiên muốn trở thànhTHTM trong tác phẩm nghệ thuật thì phải trải qua một quá trình khái quát hóanghệ thuật mang tính biểu trưng để đạt đến ý nghĩa thẩm mĩ nhất định

Như vậy có thể thấy, trong ngôn ngữ văn chương THNNTM cũng tồn tại

ba mối quan hệ chính: quan hệ giữa các TH với nhau trong ngôn ngữ, quan hệgiữa các TH trong ngôn ngữ văn học với thực tế, quan hệ giữa TH với các nhânvật giao tiếp trong tác phẩm ngôn ngữ văn học

Từ sự phân tích như trên thì trong nội dung của khóa luận này, chúng tôi

thống nhất sử dụng khái niệm THTM của Bùi Minh Toán: THTM là loại TH có

chức năng thẩm mĩ: biểu hiện cái đẹp, truyền đạt và bồi dưỡng cảm xúc về cái đẹp Nó cũng như mọi loại TH khác, cần có hai mặt: cái biểu đạt và cái được biểu đạt nhưng cái được biểu đạt là ý nghĩa thẩm mĩ [25,1].

1.1.3.2 Đặc tính của tín hiệu thẩm mĩ

Trang 18

a Đặc tính về nguồn gốc: việc chỉ ra nguồn gốc của THTM là bước đầu

để xác định hai phương diện quan trọng của nó là: mặt thể chất và mặt tinh thần.

THTM được sinh ra từ nhiều nguồn gốc, trước hết là từ thế giới hiện thực

đa sắc màu với những sự vật, hiện tượng phong phú tồn tại một cách hiển nhiên không phụ thuộc vào ý thức con người và một thế giới mang màu sắc chủ quan rõ nét đó là thế giới tâm trạng – thế giới của cảm xúc, suy tư, những buồn vui, trăn trở… được người nghệ sĩ lựa chọn vào tác phẩm nghệ thuật của mình nhằm mục đích thẩm mĩ.

THTM còn có nguồn gốc từ những tưởng tượng logic hoặc phi logic của

người nghệ sĩ Đó là phút thăng hoa nghệ thuật, phút xuất thần của những điềuphi thường, kì diệu mà đôi khi nếu lấy những tri thức của đời sống đời thườngkhó lòng lí giải nổi

THTM còn có nguồn gốc từ các sự kiện ngôn ngữ như từ địa phương, đoạn

đối thoại , những yếu tố ngôn ngữ như âm, vần, thanh; cấu trúc ngữ pháp câu;cách trình bày ngôn bản trong tác phẩm

b Đặc tính về cấp độ: tùy theo từng nhà nghiên cứu mà quan điểm về

phân chia cấp độ THTM cũng khác nhau Đỗ Hữu Châu phân biệt THTM ở haicấp độ cơ bản:

Cấp độ cơ sở: THTM ứng với một chi tiết, hiện tượng thuộc thế giới

khách quan: Biển, mặt trời, con thuyền Đó là những THTM đơn hay THTM cơ

sở có chức năng tham gia cấu tạo nên những THTM ở cấp độ cao hơn trong tácphẩm THTM đơn được tạo nên bằng các từ hay cụm từ, có thể là những từ ngữ,thành ngữ, điển cố hay những hình ảnh đơn lẻ, mang ý nghĩa thẩm mĩ Đỗ Hữu

Châu viết : “ Phương tiện sơ cấp của văn học là tín hiệu thẩm mĩ Rồi cái THTM

đó được thể hiện bằng các tín hiệu ngôn ngữ thông thường ”[11,564]

Cấp độ xây dựng (TH phức): là loại THTM ứng với nhiều sự vật, hiện

tượng được xây dựng từ những tín hiệu thẩm mĩ đơn Loại tín hiệu phức được tạo

ra để biểu hiện những ý nghĩa thẩm mĩ mới trong tác phẩm văn chương

THTM được chúng tôi nghiên cứu là những TH đơn Mỗi TH ứng với một yếu tố hiện thực ( yếu tố của các hiện tượng tư nhiên như biển, núi, mây, mưa, gió ) và được cụ thể, đa dạng, phức tạp hóa bằng các hình thức ngôn ngữ nhất

Trang 19

định Nghiên cứu các hình thức biểu đạt này sẽ là cách thức để phát hiện ra các ý nghĩa thẩm mĩ của các THTM.

c Đặc tính tác động: đặc tính này có cơ sở từ bản chất của TH như ý kiến

của P Guiraud mà chúng tôi đã từng dẫn ở trên: “ Một TH là một kích thích mà

tác động của nó đến cơ thể gợi ra hình ảnh kí ức của một kích thích khác” Hiệu

quả tác động của THTM trước hết là hình thành nên những hình tượng nghệthuật Như vậy có thể hiểu, hình tượng nghệ thuật, đó là sản phẩm của thế giớitinh thần được THTM làm đầy lên trong thế giới chủ thể tiếp nhận

Đặc tính tác động của THTM còn được thể hiện ở chức năng giao tiếp

nghệ thuật mang tính đối thoại hoặc đặc thù của nó Khi đó THTM là TH đặc

biệt có khả năng kích thích mạnh mẽ thế giới, tư tưởng của chúng ta, do đó nó trởthành yếu tố kích thích của sự điều chỉnh sống động những tâm trạng xã hội khácnhau.[24,17]

d Đặc tính biểu hiện: đây là đặc tính quan trọng liên quan đến sự hiện

thực hóa chức năng chung của nghệ thuật – đó là chức năng phản ánh hiện thực.THTM phải mang nội dung hiện thực nhất định, phải gắn với hiện thực Điều này

có nghĩa là mỗi THTM ứng với sự vật hiện tượng thuộc thế giới vật chất hay tinhthần

Theo F de Saussure: “TH là một thực thể có hai mặt nội dung và hình

thức không tách rời nhau; trong đó dấu hiệu vật thể có vai trò rất quan trọng đối với người tiếp nhận Nếu không có nội dung thì không có gì để truyền đạt; và nếu

có nội dung nhưng không qua lời nói, chữ viết thì người tiếp nhận cũng không thể biết được nội dung mà người nói muốn truyền đạt.” [26,105].

M.B Khrapchenco cho rằng: “ THTM phải có chức năng thay thế ( thay

thế những hiện tượng trong thay thế)” [11,572] Theo Đỗ Hữu Châu: “THTM phải ứng với một sự vật, hiện tượng nào đó trong thế giới hiện thực, phải có vật quy chiếu trong thế giới hiện thực” Sự biểu hiện (hay tái hiện) hiện thực của

THTM trong những ngành nghệ thuật khác nhau nói chung đều dựa trên năng lựcmiêu tả, thay thế, tái hiện, dẫn các sự vật, hiện tượng, các phạm vi khác nhau củađời sống vào trong tác phẩm, vào những phương tiện vật chất được sử dụng.Trong hội họa đó là những đường nét, màu sắc Trong âm nhạc, đó là những âmthanh, nhịp điệu, tiết tấu có khả năng khơi gợi những hiện thực của đời sống, của

Trang 20

tâm hồn Trong văn học đó là những từ ngữ, kết cấu mang nội dung biểu vật, biểuniệm nhất định, gắn với hiện thực… phản ánh trình độ nhận thức, năng lực cảmxúc của con người Mặt khác, sự biểu hiện của THTM còn liên quan đến quátrình liên tưởng ở chủ thể tiếp nhận, bởi vậy lượng thông tin biểu hiện trongTHTM cũng không phải nhất thành bất biến.

d Đặc tính biểu cảm ( bộc lộ): đặc tính này thể hiện chức năng thông

báo của THTM trong mối quan hệ của nó với nhân tố người viết ( hay tác giả)

Để đạt đến một giá trị thẩm mĩ nhất định, THTM không thể chỉ dừng ở nội dungđơn thuần tái tạo hiện thực Ngoài những thông tin về hiện thực, THTM cònthông tin về những cảm xúc, tâm trạng nhất định của người nghệ sĩ với bạn đọc.Chính vì vậy, nằm trong cấu trúc của THTM, tính biểu cảm là một đặc tính quantrọng, mang dấu ấn chủ quan của người sáng tác M.B Khrapchenco đã chỉ ra

rằng: “có một hệ số cảm xúc nhất định, một cơ cấu cảm xúc thuộc cấu trúc

THTM” Cũng theo tác giả “cảm xúc vừa là cái để truyền đạt trong THTM vừa là cái xác định gián tiếp các đối tượng và hiện thực làm cơ sở cho việc hiểu một THTM”.[24,23]

e Đặc tính biểu trưng: tính biểu trưng là đặc tính của THTM khi xét

trong mối quan hệ giữa cbđ và cđbđ Đây là mối quan hệ có lí do, liên quan đếnnăng lực biểu trưng của các yếu tố, các chi tiết, các sự vật, hiện tượng được đưavào làm THTM trong tác phẩm Tính biểu trưng là khả năng gợi ra một đối tượngkhác ngoài sự thể hiện cụ thể các dấu hiệu đó và được cộng đồng chấp nhận

Ch.S Pierce cho rằng: “ biểu trưng có quan hệ với đối tượng của nó chỉ

qua một nghĩa có tính chất ước lệ mà người ta gán cho nó trong một hoàn cảnh nào đó… Nghĩa đó là do con người trong cộng đồng đặt ra mà thôi.” [11,186].

Biểu trưng, một mặt có tính hình tượng cụ thể, cái biểu hiện nó là một đối tượngnào đó được quy chiếu từ hiện thực Mặt khác, đó là ý nghĩa xã hội nào đó được

cả cộng đồng chấp nhận Tính chất ước lệ chung cho cái biểu hiện này chính làtính có lí do trong THTM nói chung Đặc tính này còn cho thấy lối tư duy, quanniệm xã hội… gắn với một cộng đồng nào đấy, từ đó hình thành ý nghĩa xã hộinào đó, được cả cộng đồng chấp nhận

Trang 21

f Tính hệ thống: TH nói chung và THTM nói riêng bao giờ cũng thuộc về

một hệ thống nhất định, bởi vậy nó chịu sự chi phối của những yếu tố khác trongcùng hệ thống thông qua những quan hệ nhất định

F.de Saussure đã chỉ ra rằng: “ thường người ta không nói bằng TH riêng

lẻ, mà bằng từng nhóm TH, từng khối có tổ chức vốn cũng là TH” [29,107] Và

khi nói đến vấn đề tính có tổ chức ở lĩnh vực này, ta không thể không nói đếntính hệ thống – một đặc tính làm nên bản chất TH của ngôn ngữ Theo NguyễnLai, khi nói đến tính hệ thống của ngôn ngữ, bên cạnh cách nhìn theo hướng lịchđại dĩ nhiên ta còn phải nhìn nó theo hướng đồng đại Đối lập trong bản thân nó

và đối lập với cái xung quanh nó

Tính hệ thống của THTM được xem xét từ hai khía cạnh: khía cạnh nội tại (cấu trúc), với những quy luật thuộc về cấu trúc tác phẩm Khía cạnh ngoại tại

( chức năng) với những quy luật về sự hoạt động thực hiện các chức năng giaotiếp của sáng tạo nghệ thuật

Riêng khía cạnh cấu trúc tác phẩm, cần phân biệt hai bình diện: bình diện

trừu tượng và bình diện cụ thể của hệ thống Thuộc bình diện trừu tượng là những điển dạng ( hằng thể) của THTM cùng những mối quan hệ giữa các điển

dạng làm nên cấu trúc bề sâu, bất biến của tác phẩm Thuộc bình diện cụ thể là

những hiển dạng (hay biến thể) của THTM cùng những mối quan hệ giữa cáchiện dạng làm nên cấu trúc bề mặt, mang tính cụ thể biểu kiến của tác phẩm.Nghiên cứu THTM thực chất là nghiên cứu những biến thể của nó qua mỗi lầnxuất hiện, chính vì vậy, thực chất của việc nghiên cứu hệ thống THTM là nghiêncứu cấu trúc hình thức, mang tính cụ thể, biểu kiến của tác phẩm nghệ thuật Đâychính là vấn đề hằng thể và biến thể sẽ được bàn tiếp ở mục sau

g Tính trừu tượng và cụ thể: đây cũng chính là vấn đề hằng thể và biến

thể của THTM Trong Tín hiệu học, người ta phân biệt điển dạng (hay hằng thể)

và hiện dạng (hay biến thể) của mỗi TH Điển dạng là TH trong tính trừu tượng

bất biến của nó, còn gọi là hằng thể của TH Hiện dạng là TH trong tính cụ thể, khả biến của nó, còn gọi là các biến thể của TH Trên thực tế, người ta chỉ gặp

các hiện dạng hay biến thể của TH với những biểu hiện không hoàn toàn giốngnhau trong những lần xuất hiện

Trang 22

Đối với THTM cũng vậy, nghiên cứu các THTM trên thực tế chính lànghiên cứu các biến thể của chúng Như vậy, có thể hiểu biến thể của THTM làTHTM trong các lần xuất hiện của nó Ở mỗi lần xuất hiện, THTM được biểu đạtbằng một hình thức cbđ – biến thể, mang một nội dung cđbđ – biến thể, đồng thời

có những mối quan hệ mới với những yếu tố cùng xuất hiện trong hệ thống màTHTM tham gia, và được cảm nhận với cảm xúc mới…

Ngoài ra, có thể xác định mối quan hệ hằng thể - biến thể giữa các THTM

– sự vật hiện tượng mang tính khái quát, chung ấy Chẳng hạn, cây với tư cách

THTM khái quát, chung hay hằng thể, có thể được biểu hiện qua những biến thể

-tính chất, đặc điểm của cây như: vươn thẳng, xanh tươi… nhằm diễn đạt ý nghĩa

về sự sống mãnh liệt, hình ảnh ẩn dụ của những con người hiên ngang, bất khuất.

Biến thể của TH nói chung, THTM nói riêng được chia ở hai dạng sau:

Biến thể từ vựng: đây là tập hợp những từ ngữ gần nghĩa hoặc cùng

trường nghĩa có thể thay thế cho nhau Đây là cơ sở cho sự lựa chọn của các nhà

văn, nhà thơ Chẳng hạn như trong thơ Xuân Quỳnh, TH thuyền và TH biển

(trong bài: thuyền và biển) được dùng để thay thế cho tình yêu của người con trai(thuyền) và người con gái ( biển) Đây chính là những biến thể từ vựng Mỗi tên

gọi như vậy, nói như W.Humboldt là “ biểu hiện quan điểm riêng của chúng ta

về đối tượng”.

Biến thể kết hợp: cùng một TH nhưng nó có sự biến đổi ít nhiều do kết

hợp với những TH khác nhau ở trước và sau nó Trong ngôn ngữ, đây là kết quảcủa tính hình tuyến; khi trở thành THTM thì từ ngữ đó cũng biến đổi ít nhiềutrong quan hệ với từ ngữ đi trước và đi sau Có thể nói, biến thể kết hợp là biếnthể của các TH cùng hiện diện trong lời nói Khi xuất hiện trong những tổ hợpkhác nhau TH ít nhiều biến đổi để tạo nên những tình cảm, cảm xúc khác nhau

Có thể nói mối quan hệ giữa hằng thể và biến thể là mối quan hệ giữa cái

chung và cái riêng, giữa cái trừu tượng và cái cụ thể, giữa cái bất biến và cái khảbiến, cái vô hình và cái biểu kiến, phải thấy được mối quan hệ hai mặt này thìmới đánh giá được giá trị của THTM

1.1.3.3 Một số vấn đề về tín hiệu thẩm mĩ văn chương (THTMVC)

Văn chương là một khái niệm rộng dùng để chỉ tất cả các loại hình của vănhọc, trong đó có thơ Nghiên cứu TH thơ cũng chính là nghiên cứu THVC cho

Trang 23

nên trong đề tài khóa luận này chúng tôi thống nhất dùng tên gọi THVC cũng là

để chỉ cho TH thơ được nghiên cứu

THNN khi bước vào thế giới văn chương sẽ được chuyển hóa thành THVC

và mối quan hệ giữa cbđ và cđbđ trong THVC được biểu hiện như sau:

Cbđ của THVC là THNN với 2 mặt: cbđ là âm thanh ngôn ngữ hoặc chữviết; cđbđ là ý nghĩa ngôn ngữ Nhưng do THVC mang tính chất phi vật thể, việccảm thụ các THVC diễn ra một cách gián tiếp, mang tính ước lệ, cho nên YNTM,hình tượng nghệ thuật chỉ diễn ra trong ý thức của chủ thể sáng tạo và chủ thểtiếp nhận, chỉ được cảm thấy chứ không hiện ra bằng chất liệu cụ thể Cũng nhưchính từ tính chất phi vật thể này mà THVC có khả năng khơi gợi ý nghĩa với sốlượng phong phú phức tạp; THVC cũng mang đậm sắc thái tinh thần, sắc thái tâm

lí, và phụ thuộc vào các nhân tố của ngữ cảnh giao tiếp nghệ thuật Theo Nguyễn

Lai: “đó là kết quả của quá trình chuyển mã ngữ nghĩa hết sức phức tạp theo

nguyên tắc cộng hưởng có định hướng của nhiều vòng đồng tâm” [tìm hiểu sự

chuyển hóa từ mã ngôn ngữ sang mã hình tượng]

Cđbđ của THVC: do tính đa trị của ngôn ngữ nên cbđ của THVC khôngđược rạch ròi những nội dung thông tin ngữ nghĩa, thông tin cảm xúc, giá trị vănhóa, tư tưởng… trong một THNN cụ thể, mà những nội dung này đan lồng vàonhau, hàm chứa trong nhau Ví dụ:

Tiếng gà trưa Mang bao nhiêu hạnh phúc Đêm cháu về nằm mơ Giấc ngủ hồng sắc trứng Cháu chiến đấu hôm nay

Trang 24

Ta không thể gọi rõ ràng từng thành phần thông tin, thành phần biểu cảmhay những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, lịch sử trong một THNN, cũngnhư việc giải mã nó không chỉ đơn thuần là một lớp nghĩa.

THTM là một khái niệm có tính liên ngành, bởi vậy phải xem xét nó dướinhiều góc độ Trong khóa luận này, chúng tôi mong muốn sẽ tìm ra được những

cơ sở lí luận chung nhất cho việc nhìn nhận những THTM trong tác phẩm vănhọc, và là những yếu tố thuộc cấu trúc hình thức của ngôn ngữ tác phẩm Cónghĩa THTM là yếu tố ngôn ngữ thuộc tác phẩm văn học làm thành hình thức củatác phẩm… Như vậy, nghiên cứu THTM chính là việc nghiên cứu ngôn ngữ như

là một yếu tố cấu thành tác phẩm, gắn với thể loại và phong cách tác giả và cụ thể

ở đây chính là ngôn ngữ cấu thành nên các tác phẩm, gắn với phong cách của nhàthơ Xuân Quỳnh

1.2 Những vấn đề cơ bản về trường nghĩa

1.2.1 Khái niệm về trường nghĩa

Ở Việt Nam, lý thuyết trường nghĩa được giới thiệu vào những năm 1970.Đến nay nó vẫn được coi là một trong những mô hình nghiên cứu chiếm ưu thếcủa ngữ nghĩa học cấu trúc và miêu tả Có rất nhiều các công trình đã giới thiệu,vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu các trường nghĩa, nghĩa của từ như các tácgiả: Đỗ Hữu Châu, Đái Xuân Ninh, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Đức Dân,Nguyễn Văn Tu, Hoàng Phê, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Đức Tồn, Bùi MinhToán, Lý Toàn Thắng…

Do thế giới phản ánh vào ngôn ngữ mang tính tổng thể, liên tục(continium) chính vì vậy hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ là rất lớn, rất phức

tạp và không kín cho nên “ yếu tố của nó sẽ không phải trực tiếp là từng đơn vị từ

vựng nữa mà là từng hệ thống con, và quan hệ trong hệ thống từ vựng biểu hiện qua quan hệ giữa các hệ thống con đó.Mỗi hệ thống con là một trường từ vựng”

[11,34]

Các nhà ngôn ngữ học Lyon, Jackendoff, Fishman, Hudson… đã chỉ rarằng: việc đưa yếu tố này hay yếu tố khác vào từng “ trường” đều chịu áp lực chỉđạo của tâm lý học ý thức Bằng so sánh, đối chiếu… chúng ta tìm ra sự tương

Trang 25

đồng hay đối lập giữa các sự vật, hiện tượng để “chia cắt” chúng thành từng “lát”thích ứng với tư duy, thói quen ngôn ngữ của chúng ta Vì vậy khi nghiên cứu “bức tranh ý niệm về thế giới trong ngôn ngữ” chúng ta không thể không chú ýđến cách thức tư duy riêng – lối cảm, lối nghĩ riêng của từng dân tộc, từng thờiđại phản ánh vào các ý nghĩa ngôn ngữ.

Có nhiều quan niệm về trường nghĩa, trong nội dung của khóa luận này chúng tôi thống nhất sử dụng quan niệm trường nghĩa của tác giả Đỗ Hữu Châu:“trường nghĩa là một tổ chức các từ và các biến thể sử dụng từ có quan hệ

với nhau làm thành một hệ thống Hệ thống này cho thấy mối liên kết của chúng dựa theo một cái gì đó là nét nghĩa chung có tính phạm trù” [17,211]

Từ những định nghĩa trên, chúng tôi nêu ra cách hiểu về trường nghĩa như

sau: Trường nghĩa là một tập hợp các từ có mối quan hệ nào đó với nhau về ngữ

nghĩa làm thành một tiểu hệ thống trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ.

1.2.2 Các tiêu chí phân lập trường nghĩa

Cơ sở phân lập một trường nghĩa của chúng tôi theo sự phân chia của ĐỗHữu Châu [9,250 – 260] về cơ bản được dựa trên các tiêu chí sau đây:

a Tiêu chí ngôn ngữ - những ý nghĩa ngôn ngữ: ý nghĩa ngôn ngữ chính

là ý nghĩa của từ, là cơ sở để phân lập các từ vào một trường Từ mang tư cách từ

vị (lexeme), được xét trong những mối quan hệ: quan hệ hệ hình tuyến, quan hệ

cú đoạn, quan hệ phái sinh ngữ nghĩa

b Tiêu chí đặc trưng từ vựng – ngữ nghĩa: dựa vào tiêu chí này trước

hết là phải tìm ra được các trường hợp điển hình – từ điển hình (từ trung tâm), tức

là những trường hợp mang và chỉ mang cái đặc trưng từ vựng – ngữ nghĩa được

coi là cơ sở Chính nó sẽ tạo ra một “lực hút ngữ nghĩa” các từ khác vào trong

cùng một trường Theo tiêu chí này, trường nghĩa có ranh giới tương đối, có thểđộc lập hoặc giao nhau, bao hàm lẫn nhau Có những trường hợp là điển hình, cónhững trường hợp kém điển hình hơn

c Tiêu chí dựa vào lớp ý nghĩa biểu vật, biểu niệm của từ: theo tiêu chí

này có thể chia từ thành trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm dựa vào

ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm của từ

d Tiêu chí nét nghĩa: với trường biểu vật, tiêu chí xác lập: chỉ là sự

đồng nhất ở một nét nghĩa biểu vật, với trường biểu niệm thì tiêu chí xác lập: là

Trang 26

sự đồng nhất một nét nghĩa biểu niệm nào đó trong một tập hợp cấu trúc nét nghĩa biểu niệm của từ.

e Tiêu chí tuyến tính: là tiêu chí dựa hẳn vào ngữ nghĩa trung tâm Từ

trung tâm này phải đáp ứng được yêu cầu về quan hệ ngữ nghĩa – ngữ pháp củacác từ trong trường

f Tiêu chí liên tưởng: cơ sở để xác lập trường này là các nghĩa ngữ dụng

(meanings in use) của từ trung tâm Đó là những nghĩa mới được tạo ra trong quátrình từ hành chức, chưa đi vào hệ thống Từ trung tâm khi cùng xuất hiện vớimột loạt các từ nào đấy trong nhiều ngữ cảnh trùng lặp sẽ có hiện tượng đẳng cấungữ nghĩa Khi đó, chúng sẽ tạo thành một trường nghĩa liên tưởng mà các từ cóquan hệ với nhau nhờ những mối liên tưởng ngữ nghĩa nào đó

1.2.3 Các loại trường nghĩa

Theo các tiêu chí nêu trên, hệ thống từ vựng ngữ nghĩa của một ngôn ngữ

có thể được phân lập ra các loại trường nghĩa sau:

a Trường nghĩa biểu vật: một trường nghĩa biểu vật (trường biểu vật) là

tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật (denotative meanings) Từ điểnhình của trường thường là các danh từ có tính khái quát cao, gần như là tên gọi

các phạm trù biểu vật Chẳng hạn, trường nghĩa về mùa xuân sẽ tập hợp các từ

có cùng hạt nhân ý nghĩa về mùa xuân: tết, tháng giêng, tuần tháng mật, lúa xuân, giao thừa, gió xuân hay như trường nghĩa cây sẽ tập hợp các từ có cùng hạt nhân nghĩa về cây: tre, liễu, thông, cỏ, lúa, lau, bèo, rêu

Một trường nghĩa biểu vật lớn lại có thể chia thành trường nghĩa biểu vậtnhỏ hơn dựa vào sự đồng nhất và khác biệt ở nét nghĩa biểu vật nào đó Vì vậy sốlượng từ ở các trường nghĩa biểu vật là rất khác nhau Vì từ có tính nhiều nghĩabiểu vật, do đó một từ có thể nằm trong nhiều trường khác nhau, các trường cóthể đó có thể “thẩm thấu” vào nhau và “giao thoa” vơi nhau khi một số từ ởtrường nghĩa này cũng nằm trong trường kia Ví dụ như trường nghĩa biểu vật

“người” và trường nghĩa biểu vật “động vật” sẽ có sự “giao thoa” của các từtrong hai trường là rất lớn, hầu hết các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể trường “người”,các từ chỉ hoạt động của trường “người” đều dùng chung cho trường “động vật”

Trang 27

b Trường nghĩa biểu niệm: một trường nghĩa biểu niệm (trường biểu

niệm) là một tập hợp các từ có cùng cấu trúc biểu niệm là các ý nghĩa (nét

nghĩa) biểu niệm (significative meanings) của từ.

Cũng giống như trường biểu vật trường biểu niệm lớn có thể phân thànhcác trường biểu niệm nhỏ hơn với những “miền”, những mật độ khác nhau Do từcũng có nhiều nghĩa biểu niệm, nên một từ có thể đi vào những trường biểu niệmkhác nhau Các trường biểu niệm cũng “giao thoa”, cũng “thẩm thấu” vào nhau,cũng có lõi trung tâm là các từ điển hình và các lớp ngoại vi là các từ kém điểnhình hơn

c Trường nghĩa tuyến tính: để xác lập nên trường nghĩa tuyến tính

(trường nghĩa ngang), chúng ta chọn một một từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ

có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính chấp nhận được trong ngônngữ Như vậy cơ sở xác lập trường là mối quan hệ trên trục ngữ đoạn(syntagmatical axis) của các đơn vị ngôn ngữ Các từ lập thành trường tuyến tính– quan hệ cú pháp với từ trung tâm sẽ tường minh hóa các nét nghĩa có tính tiềm

ẩn trong cấu trúc ngữ nghĩa của từ này Thực tế những mối liên hệ, kết hợp cótính hình tuyến này của từ trung tâm đều chịu sự quy định chặt chẽ của các ýnghĩa từ vựng – ngữ pháp, những “ngữ trị” của từ

Chẳng hạn trường tuyến tính của từ mắt được xác lập dựa trên mối quan

hệ giữa từ mắt với các từ: to, xanh, nhắm, long lanh, bồ câu, mí…; trường tuyến tính của từ sách được xác lập dựa trên mối quan hệ giữa từ sách với các từ: dày, đắt, nhiều, khoa học, giải trí, cũ, văn học…

d Trường nghĩa liên tưởng: tác giả đầu tiên của khái niệm trường nghĩa

liên tưởng (trường liên tưởng) là nhà ngôn ngữ học Pháp Ch.Bally Theo ông mỗi

từ có thể làm trung tâm của một trường liên tưởng Các từ trong một trường liêntưởng trước hết là những từ cùng nằm trong trường biểu vật, trường biểu niệm vàtrường tuyến tính, tức là những từ có quan hệ cấu trúc đồng nhất và đối lập về

ngữ nghĩa với từ trung tâm Như vậy cơ sở xác lập trường liên tưởng là hệ thống

ngữ nghĩa mới của từ nảy sinh do liên tưởng khi từ đi vào hoạt động hành chức.

Trong quá trình hành chức các ý nghĩa mới được hình thành từ bên ngoài do sự

sử dụng ấy sẽ bổ sung, “làm đầy” thêm thành ý nghĩa liên hội cho từ bên những ý nghĩa đã cố định trong hệ thống cấu trúc của từ Ý nghĩa liên hội là ý nghĩa được

Trang 28

hình thành do liên tưởng, do sử dụng, có tính chất lâm thời, chưa đi vào cấu trúc của từng đơn vị ngôn ngữ Trường liên tưởng thường không ổn định, trong một

trường liên tưởng có nhiều từ có thể cùng được liên tưởng tới do xuất hiện đồngthời với từ trung tâm trong những ngữ cảnh có chủ đề tương đối thống nhất, lặp

đi lặp lại Điều này khiến cho các trường liên tưởng có tính dân tộc, tính thời đại

và tính cá nhân.[9,189]

1.2.4 Ngữ nghĩa của trường nghĩa

Ngữ nghĩa của trường nghĩa được xem là ngữ nghĩa chung, khái quát nhất

của các từ trong trường.

Qua việc phân loại các trường nghĩa nêu trên, chúng tôi thấy rằng cácnghĩa của các từ trung tâm đều chi phối ngữ nghĩa của các từ “thành viên” trongtrường Như vậy từ trung tâm sẽ thể hiện những đặc tính phổ quát của trường, làtâm điểm tập hợp các từ vào một trường

Các nghĩa vị trong hệ thống cấu trúc đều bị chi phối bởi những nghĩa vị lànhững thuộc tính thường trực thuộc nghĩa cơ bản của từ Thành tố nghĩa này, líluận TH điển hình gọi là nghĩa hạt nhân mang đặc trưng ngữ nghĩa cơ bản của

TH Nó xuyên suốt hệ thống ngữ nghĩa, nó tồn tại trong mọi dạng thức kết hợpcủa TH

Vậy ngữ nghĩa trường nghĩa thực chất là cấu trúc nghĩa vị và đặc điểm

ngữ pháp đặc hữu của trường, tất cả đều do từ trung tâm, điển hình cho trường đại diện Như vậy dựa theo nghĩa hạt nhân ta sẽ biết từ được xét thuộc về trường

nghĩa nào, biết chiều hướng chuyển nghĩa của nó và hướng chuyển nghĩa của cảtrường chứa nó

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi quan niệm rằng ngữ nghĩa trường

nghĩa chính là ngữ nghĩa của từ trung tâm, điển hình của trường Nói cụ thể hơn,

ngữ nghĩa của trường lớn hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh bao gồm

nhiều trường nhỏ, trong mỗi trường nhỏ sẽ có một từ đóng vai trò là hạt nhânnghĩa của trường này

Ngữ nghĩa trường nghĩa còn là vấn đề quan hệ ngữ nghĩa trong một trường,

là sự phân hóa nó thành những tiểu trường và những nhóm nhỏ hơn Đó là sựphân loại cấp bậc quan hệ thành bậc 1, bậc 2, bậc 3… Khi phân tích cấu trúc củatrường Việc xem xét cấu trúc ngữ nghĩa trong nội bộ trường như vậy nhằm

Trang 29

hướng tới định vị các từ trong trường và xác định tương đối đầy đủ ý nghĩa từng

từ trong một trường

1.3 Một số vấn đề về ngữ cảnh

Khái niệm ngữ cảnh có nhiều quan niệm khác nhau, thuật ngữ context

được các nhà ngôn ngữ học Việt Nam dịch là “ngữ cảnh”, trong đó các tác giảNguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Hòa…, tác giả Đỗ Hữu Châu

dịch từ hai thuật ngữ context of situation và situtional context đều là ngữ cảnh: là

bối cảnh ngoài ngôn ngữ của một phát ngôn hay là những thông tin ngoài ngôn ngữ góp phần tạo nên nghĩa.[10,97] Nguyễn Văn Khang trong “Ngôn ngữ học

xã hội - những vấn đề cơ bản” hiểu ngữ cảnh là: “vật chất và hoàn cảnh xã hội

mà hành vi nói năng dựa vào đó để thể hiện; ngữ cảnh bao gồm ngữ cảnh ngôn cảnh và ngữ cảnh ngoài ngôn ngữ” Việc đưa ra một khái niệm thống nhất về

ngữ cảnh là rất khó, trong đề tài này chúng tôi quan niệm ngữ cảnh phù hợp với

đối tượng nghiên cứu của mình như sau: ngữ cảnh là thế giới môi trường chi phối

đến hoạt động cả bên ngoài lẫn bên trong của hệ thống TH ngôn ngữ Nó là cái không hạn định, liên tục mở ra về không gian và thời gian Tùy trường hợp xem xét, nó có thể rộng bao gồm các đối ngôn và các hợp phần hiện thực ngoài diễn ngôn Nó có thể hẹp là những từ đứng gần hay kèm một từ tạo cho nó tính xác định về nghĩa.

1.4 Xuân Quỳnh – Tác giả và tác phẩm.

Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6/10/1942, tạilàng La Khê, Hà Đông Xuân Quỳnh mất mẹ từ sớm, vì chưa có con trai nối dõinên cha Xuân Quỳnh phải đi bước nữa Sau đó cha Xuân Quỳnh cùng người vợthứ chuyển lên Hà Nội sống, Xuân Quỳnh và người chị tên Đông Mai ở lại sốngvới bà nội Hằng ngày quấn quýt bên bà, làm mọi việc để bà vui lòng, để ý vàchia sẻ từng vui buồn bé nhỏ với bà Cứ thế, dần dần hình thành ở Xuân Quỳnhcách cảm, cách nghĩ hồn hậu của một người nông dân Và những thiệt thòi vì mồcôi mẹ từ sớm đã ảnh hưởng đến hồn thơ Xuân Quỳnh, vì thế thơ Xuân Quỳnhluôn khao khát yêu thương và tha thiết với hạnh phúc gia đình

Năm 13 tuổi, Xuân Quỳnh đã được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dânTrung ương và được đào tạo thành diễn viên múa Từ năm 1962 đến 1964, Xuân

Trang 30

Quỳnh vào học trường bồi dưỡng người viết văn trẻ (khóa I) của Hội nhà vănViệt Nam Hết khóa học về làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt Nam.

Xuân Quỳnh yêu thơ và thích làm thơ từ rất sớm Việc làm thơ ở XuânQuỳnh hình thành rất tự nhiên: thấy cha hoặc chị gái làm thì cũng “vui tay” làmthử Nhưng không chỉ có bắt chước mà đây cũng là nhu cầu tự nhiên của một tâmhồn nhạy cảm Đối với Xuân Quỳnh say mê nhất chính là thơ

Ở thập kỷ 60, Xuân Quỳnh thành công với những tác phẩm thơ “trẻ” và trởthành nhà thơ nữ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ sinh ở thập kỉ 40 Xuân Quỳnhlàm thơ là để diễn tả cuộc sống của chính mình về nhiều phương diện; từ nhữngkhát khao tình cảm đến những suy tư và cuộc sống của một người phụ nữ Vì lẽ

đó hầu hết thơ của thi nhân đều là thơ trữ tình Đất nước, thiên nhiên, thời đại đềuđược phản ánh vào thơ thông qua lăng kính của tình yêu

Với cá tính mạnh mẽ luôn khao khát yêu thương, Xuân Quỳnh quyết địnhchấm dứt một cuộc hôn nhân mà bản thân biết mình đã sai lạc để xây dựng tìnhyêu và hôn nhân với Lưu Quang Vũ, người mà chị biết chắc đó là tình yêu vàhạnh phúc đích thực:

Em trở về đúng nghĩa trái time m Biết khao khát những điều anh mơ ước Biết xúc động qua nhiều nhận thức Biết yêu anh và biết được anh yêu.

(Tự hát)Xuân Quỳnh bắt đầu làm thơ từ khi còn là một diễn viên Tập thơ đầu tay

của thi nhân là tập thơ Tơ tằm- Chồi biếc (in chung với Cẩm Lai) xuất bản năm

1963 Tác phẩm đã bộc lộ một giọng thơ tươi mới, hồn nhiên và giàu khát vọng.Sau đó, cùng với hành trình kháng chiến chống Mĩ của dân tộc, Xuân Quỳnh xuất

bản hai tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) và Gió Lào cát trắng (1984); qua đó

thể hiện sự gắn bó sâu sắc của nhà thơ đối với đất nước và nhân dân Về sau,những tập thơ của Xuân Quỳnh thường viết về những cảm xúc gần gũi, quen

thuộc liên quan đến tình yêu và cuộc sống thường ngày của nhà thơ: Lời ru trên

mặt đất (1978), Tự hát (1984), Sân ga chiều em đi (1984), Hoa cỏ mây (1989).

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một tác giả nữ cóphong cách và bản sắc riêng khá rõ nét Trải qua năm tháng sống và viết, yêu

Trang 31

thương và lao động nghệ thuật hết mình, Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một disản văn học thật đáng quý Trong đó, thơ tình yêu là một mảng đặc sắc của XuânQuỳnh, tiếng thơ bao giờ cũng sôi nổi, mạnh mẽ, tự nhiên mà vẫn chân thànhđằm thắm Để thể hiện tình yêu sôi nổi, chân thành đằm thắm trong thơ XuânQuỳnh chúng ta không thể không kể đến tác dụng của các ý nghĩa thẩm mĩ thuộc

trường nghĩa hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh, mượn gió,mượn mưa, mượn trời để nói về tình yêu:

Ở ngoài kia trời gió

Ở ngoài kia trời mưa

Cây bàng đêm ngẩn ngơ Nước qua đường chảy xiết Tóc anh thì ướt đẫm

Lòng anh thì cô đơn Anh cần chi nơi em Sao mà anh chẳng nói

( Anh)

Tiểu kết:

Như vậy, trong chương 1 chúng tôi đã tiến hành hệ thống hóa các lí thuyết

về mối quan hệ của bộ ba: TH-THNN-THTM, mối quan hệ bộ ba này sẽ làm tiền

đề, cơ sở lí luận chung để chương 2 chúng tôi tiến hành phân loại các THTMthuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh và chương 3chúng tôi tiến hành tìm hiểu YNTM của các THTM điển hình khi chúng đi vàohành chức Trong chương 1, chúng tôi cũng tiến hành hệ thống lí thuyết vềtrường nghĩa, về ngữ cảnh đó là những cơ sở để chúng tôi tiến hành xác định cáchiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh Cũng như trong chương 1 chúng tôigiới thiệu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Xuân Quỳnh đểqua đó ta thấy được đôi nét về cuộc đời và cuộc sống đã ảnh hưởng đến phongcách sáng tác của nhà thơ này Đây chính là những cơ sở lí thuyết khoa học,những tiền đề, nền móng ban đầu vững chắc để soi chiếu vào các tác phẩm củanhà thơ để từ đó tìm ra các THTM thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên, sự

Trang 32

biểu hiện hình thức cũng như biểu hiện ý nghĩa thẩm mĩ của chúng sẽ đượcchúng tôi tiếp tục nghiên cứu, trình bày ở chương 2 và chương 3.

Các hiện tượng tồn tại trong cuộc sống của con người được chia làm hai

loại, đó là hiện tượng xã hội và hiện tượng tự nhiên Nếu hiện tượng xã hội là các

hiện tượng do con người tạo ra và tồn tại trong xã hội loài người, phụ thuộc vào con người thì hiện tượng tự nhiên là các hiện tượng tồn tại khách quan, không theo ý muốn chủ quan của con người Hiện tượng tự nhiên có thể chia làm 2 loại: các hiện tượng của thế giới tự nhiên (nắng, mưa, gió, trời, sấm…) và các hoạt động mang tính chất bản năng của con người (đi, đứng, ăn, ngủ…).

Ngữ liệu chúng tôi khảo sát bao gồm 47 bài thơ của Xuân Quỳnh Đó là cơ

sở ngữ liệu trọng yếu để chúng tôi tiến hành nghiên cứu các bình diện của trườngnghĩa hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh Với 47 bài thơ, chúng tôi thuđược 20 TH thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên, có 317 lần xuất hiện Trong

20 TH thu được, chúng tôi chọn 5 THTM có Ts cao nhất làm đối tượng để phântích, nghiên cứu tiếp theo

Trong chương này, chúng tôi tìm hiểu các phương tiện ngôn ngữ làm thànhbình diện hình thức vật chất biểu đạt (gồm các đơn vị cbđ, sự kết hợp của các đơn

Trang 33

vị cbđ) của 5 THTM điển hình: gió, trời, mưa, biển, sông thuộc trường nghĩa

hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh

Ở mỗi THTM này chúng tôi xem xét cụ thể về các TH cùng xuất hiện vớicác THTM cần nghiên cứu trên trục dọc và ngang, đó là các THNN kết hợp giúp

cụ thể hóa đặc điểm, tính chất, trạng thái, hoạt động của mỗi THTM này, từ ngữchỉ các đối tượng cùng xuất hiện với THTM cụ thể trong cùng một dòng thơ, mộtbài thơ giúp biểu hiện các quan hệ, ý nghĩa của THTM

Sau đây là tần số (Ts) cụ thể của 20 TH thuộc trường nghĩa hiện tượng tựnhiên trong thơ Xuân Quỳnh:

Trang 34

Bảng 1: Bảng thống kê tần suất, phân thứ hạng từ 1 đến 20 các THTM điển hình thuộc trường

nghĩa hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh

Qua bảng thống kê trên ta thấy tần số và giá trị thẩm mĩ của các THTMthuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh là không đều Dodung lượng của một bài khóa luận có hạn nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứunhững TH có Ts cao, những TH có “hàm lượng” ngữ nghĩa thẩm mĩ cao nhất.Chúng được coi như là những TH cơ bản quan trọng nhất đại diện cho cả trườngnghĩa hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh Cụ thể, đó là 5 THTM xếp theo

thứ tự có tần số xuất hiện cao nhất: gió, trời, mưa, biển, sông.

2.2 Hình thức ngôn ngữ biểu đạt của các THTM thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh

Ở chương 1 chúng tôi đã trình bày các đặc tính của THTM, đó cũng chính

là vấn đề hằng thể và biến thể của THTMM Những THTM được nghiên cứu gọi

là THTM hằng thể, mỗi THTM hằng thể có thể ứng với một hoặc số biến thể

ngôn ngữ nhất định Sự cụ thể hóa về hình thức ngôn ngữ (cbđ) gắn liền với sự cụthể hóa nội dung thẩm mĩ (cđbđ) Quan hệ hằng thể - biến thể của THTM cònđược biểu hiện thành quan hệ giữa các TH chỉnh thể và TH bộ phận Chính sựbiến đổi về hình thức ngôn ngữ biểu đạt của THTM trong kết cấu các câu thơthường xảy ra cùng với sự biến đổi về nội dung thẩm mĩ được biểu đạt, mang lạicái mới, cái cụ thể, sinh động cho THTM trong mỗi lần xuất hiện của nó

Chính vì vậy, có thể xét biến thể của THTM trong tác phẩm văn học, cụ

thể ở đây là trong thơ của thi sĩ Xuân Quỳnh: các hình thức ngôn ngữ diễn đạt

một THTM hằng thể trong các câu thơ các hình thức ngôn ngữ diễn đạt các biến thể của THTM hằng thể đó với THTM khác cùng xuất hiện, các hình thức kết cấu diễn đạt mối quan hệ giữa THTM hằng thể đó với THTM khác cùng xuất hiện.

Biến thể từ vựng (BTTV) là những biến thể - tên gọi khác nhau nảy sinhtrong quá trình sử dụng một THTM Nó được thay thế bằng các tên gọi là nhữngyếu tố, dạng thức vật chất khác mà ý nghĩa cơ bản không biến đổi Ví dụ như

THTM núi trong thực tế sử dụng có thể được thay thế bằng: ngọn núi, núi non,

non, sơn …

Trang 35

Biến thể kết hợp (BTKH) là những biến thể nảy sinh trong sử dụng mộtTHTM Nó được miêu tả, được cụ thể thêm bởi một số yếu tố phụ trợ cùng xuấthiện trên trục tuyến tính.

Ví dụ: Ở chân trời đã sấm chớp rồi kia,

Mây đen đến, gió xanh mặt biển Sóng reo mừng, chúng tôi chờ đón,

Nhưng mưa chẳng tới đây… mưa rất xa Cơn mưa kia nào phải của ta!

( Cơn mưa không phải của mình)

Xét ví dụ trên ta thấy: THTM mây, gió, sóng … sẽ được cụ thể hơn với những đặc điểm, tính chất, vận động, trạng thái…thông qua các BTKH như: đen,

xanh mặt biển.

Như vậy, các BTKH là những từ ngữ đi kèm làm rõ nghĩa giúp cụ thể hóa

cho THTM.

Biến thể quan hệ (BTQH) là những biến thể nảy sinh trong sử dụng một

TH Cùng xuất hiện với TH trong cùng một câu thơ, đoạn thơ, bài thơ còn có

những TH khác giữ vai trò bổ sung ý nghĩa cho nó, đẳng cấu với nó trong mộtkhung ngữ nghĩa chung Sự tương tác giữa các TH sẽ tạo nên những biến thể doquan hệ của TH Ví dụ:

Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ Những ngày không gặp nhau Lòng thuyền đau – rạn vỡ Nếu từ giã thuyền rồi Biển chỉ còn sóng gió.

Trang 36

đôi biểu trưng cho tình yêu Ở đoạn thơ trên, THTM biển – THTM thuyền kết

hợp với từ ngữ chỉ thời gian: ngày nhưng không phải một ngày hai ngày mà là

những ngày để thể hiện sự nhớ nhung cũng như là nỗi lo lắng khi xa nhau trong

tình yêu Và hai THTM này kết hợp với BTQH sóng gió sẽ thể hiện những khó

khăn, cách trở trong tình yêu nam – nữ buộc họ phải vượt qua cũng như nhân vật

em khẳng định nếu phải cách xa anh thì cuộc đời của em không còn bình yên nữa

mà thay vào đó là chuỗi ngày sóng gió

Việc thống kê, phân tích các BTQH cùng xuất hiện với 5 THTM đượcnghiên cứu vượt quá khuôn khổ của đề tài khóa luận Bởi vậy, chúng tôi chỉnghiên cứu những trường hợp có vai trò bổ sung ý nghĩa quan trọng đối với THđược xét:

Trời 12/31 – 38,71 Mặt trời, chân trời, cuối trời,

bầu trời, mặt trời…

Mưa 12/28 – 42,86 Trận mưa, cơn mưa, hạt mưa

Biển 4/27 – 14,81 Sóng biển, biển cả biển

khơi,mặt biểnSông 14/26 – 53,85 Bờ sông, dòng sông, con sông

Bảng 2: Tập hợp số liệu các tên gọi (BTTV) của 5 TH có Ts cao được xếp theo bảng 1.

Sau đây là kết quả nghiên cứu biểu hiện hình thức của 5 THTM: gió, trời,

mưa, biển, sông thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh

trong mỗi trường hợp hành chức cụ thể

2.2.1 Tín hiệu thẩm mĩ gió

2.2.1.1 Từ ngữ làm tên gọi của gió

Trang 37

Trong thơ Xuân Quỳnh, Gió (51 lần, chiếm 16,09 %) được cụ thể hóa bằng

các tên gọi (BTTV) như sau:

Từ ngữ làm tên gọi TH gió: Qua kết quả khảo sát, chúng tôi thấy chỉ có một tên gọi gió với 51 lần xuất hiện.

Từ ngữ chỉ tập hợp ( 5 đơn vị - 5 lần): sóng gió - 1 lần, trời gió - 1 lần, gió

bão - 1 lần, gió cát - 1 lần, bão gió - 1 lần.

Từ ngữ chỉ loại gió cụ thể (3 đơn vị - 6 lần ): gió mùa đông - 1 lần, gió

Lào - 4 lần, gió heo mây - 1 lần.

2.2.1.2 Từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất của gió

Nhóm mang nghĩa tả thực ( 6 đơn vị 6 lần ): gió nồng 1 lần, gió nóng

-1 lần, gió lặng im - -1 lần, gió mạnh - -1 lần, gió lạnh - -1 lần, gió se - -1 lần.

Nhóm mang nghĩa so sánh, ẩn dụ ( 2 đơn vị - 2 lần ): gió xanh, gió xa 2.2.1.3 Từ ngữ chỉ hoạt động của gió

Nhóm mang nghĩa tả thực ( 1 đơn vị - 3 lần): gió thổi - 3 lần.

Nhóm mang nghĩa ẩn dụ ( 2 đơn vị - 2 lần ):gió lặng im - 1 lần, gió đùa - 1

lần

2.2.1.4 Từ ngữ chỉ thời gian, không gian của gió

Nhóm chỉ thời gian (10 đơn vị - 24 lần): hàng năm, trưa hè , ngày , thời

gian, mùa thu, đầu năm, mùa, mùa gió đổi Được miêu tả cụ thể: cứ hàng năm

hàng năm - khi gió mùa đông tới; trong gió nóng những trưa hè ngột ngạt; giữa gió cát giữa những ngày ác liệt; thời gian như là gió - mùa đi theo tháng năm - tuổi theo mùa đi mãi - chỉ còn anh và em; sang thu rồi gió vẫn nồng da mặt - tiếng ve nào còn sót trong lùm cây; đường phố mình mở ra - gió đầu năm thổi qua - trên những hàng cây mới; đã bao mùa gió đổi - chị đi dạy học xa - ngày sơ tán tháng ba - mưa rào hầm nước ngập ….

Nhóm chỉ không gian (8 đơn vị - 20lần): mặt hồ, trên cát , Hồ Tây, ngoài

kia, khu rừng, thành phố Cụ thể như sau: lặng sao cái gió mặt hồ - ghét sao cái

nóng đầu hè đã ghê ; mặt hồ rộng gió đùa qua kẽ lá; trên cát này gió quạt vừa se; ngọn gió Hồ Tây làm cánh hoa me rơi nhẹ - chúng ta nói về tương lai - trước vắng lặng ngôi chùa đã cổ - trong ồn ào phố xá đông người; ở ngoài kia trời gió; gió lên từ những khu rừng - mùi hương thêm tự trong tự trong lòng của ta - bốn

Trang 38

phương đâu cũng là nhà - như con tàu với những ga dọc đường; thành phố ngợp ngày nao chiều gió dậy - gương mặt ấy lời yêu thuở nào.

2.2.1.5 Từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên liên quan đến gió (8 đơn vị -25 lần): Cát, sóng, nắng, rừng cây, biển, cây, mây, bão Được miêu tả cụ thể: giữa

gió cát giữa những ngày ác liệt; chỉ có cát và gió Lào quạt lửa; sóng bắt đầu từ gió; mang gió nóng nắng lửa; người đi qua và rừng cây lặng gió; mây đen đến gió xanh mặt biển; cây lặng rồi gió cũng lặng im; mây trắng bay đi cùng với gió; gió hóa bão, mưa thành sông thành bể.

2.2.1.6 Từ ngữ chỉ sự vật nhân tạo, sự việc xã hội liên quan đến gió Nhóm chỉ sự vật nhân tạo (5 đơn vị - 16 lần): làn khói, phòng (ở), căn

hầm, mái nhà, thơ Được miêu tả chụ thể: một làn khói, một mùi hương trong

gió; sao không cài khuy áo lại anh - trời lạnh đấy, hôm nay trời trở rét - gió nhiều quá, phòng trở nên chật hẹp; căn hầm hẹp trước kia - nước ngập và gió se; ơn người gió lạnh sương sa - cho tôi ở dưới mái nhà bình yên; thơ viết đôi dòng theo gió xa; anh, dòng thơ nổi gió - mà em người đời thường - biết là anh có ở;

Nhóm chỉ sự việc xã hội (2 đơn vị - 2 lần): bom đạn, lời ru Cụ thể là

trong câu sau: Dưới bom đạn gió Lào vẫn thổi; trong gió nóng những trưa hè ngột ngạt - mẹ ru tôi hạt cát sạm hàm răng

2.2.1.7 Từ ngữ chỉ động vật, thực vật liên quan đến gió

Nhóm chỉ động vật (9 đơn vị - 19 lần): chuồn chuồn, con kiến, gà, ốc

biển, hải âu, châu chấu… Được miêu tả cụ thể: Gió heo mây hôm nay về

chăng - mà chuồn chuồn bay về dăng dăng; con kiến nhỏ cũng ẩn mình trong tổ

- không còn trời xanh, chỉ mưa và gió; gió trong con ốc biển - ghé tai nghe mà xem; châu chấu xanh, chuồn chuồn kim thắm đỏ - những ngã đường phơ phất gió heo mây; cứ hàng năm hàng năm - khi gió mùa đông tới - bà lo đàn gà toi

Nhóm chỉ thực vật (12 đơn vị - 25 lần): mãng cầu, me, hoa nếp, cây, hoa

tường vi, cỏ, cây bàng, lá Cụ thể như sau: trái mãng cầu rám vỏ - gió đi qua;

ngọn gió Hồ Tây làm cánh hoa me rơi nhẹ; hoa nếp mỏng manh trước thềm gió thổi; cây dù nhỏ, gió dù gió du; hoa tường vi như thực lại như mơ – vóc nhỏ nhắn trước tầm gió thổi; chợt làn gió heo mây - thổi về xao động cả - lối đi quen bỗng lạ - cỏ lật theo chiều mây; ở ngoài kia trời gió - ở ngoài kia trời mưa - cây

Trang 39

bàng đêm ngẩn ngơ - nước qua đường chảy xiết; nghe gió mạnh về xô - niềm xạc xào của lá.

2.2.1.8 Từ ngữ chỉ con người, hoạt động của con người, tính chất, tâm

lí con người liên quan đến gió

Nhóm chỉ người ( 18 đơn vị - 23 lần): Anh, tôi, chúng ta, chị,con, đời tôi,

da mặt… Được miêu tả cụ thể: Anh về từ trận gió - anh về từ cơn mưa - từ

những ngày đã qua - từ những ngày chưa tới - từ lòng em nhức nhói; Anh dòng thơ nổi gió; ngọn gió Lào cát trắng của đời tôi - tôi của cát, của gió Lào khắc nghiệt; với cái gió làm chín dừ da mặt - mảnh đất cằn khoai sắn ít sinh sôi

Nhóm chỉ hoạt động của con người (5 đơn vị - 12 lần): lời nói, hiến

Được miêu tả cụ thể như sau: gió thổi nơi này không lạnh tới nơi kia - lời nói tâm tình trở nên nhạt nhòa; tôi sẵn lòng đem hiến cả đời tôi - cho cát trắng và gió Lào

quạt lửa

Nhóm chỉ tính chất, tâm lí liên quan đến con người (10 đơn vị - 22 lần):

tình yêu, nỗi nhớ, yên lòng, buồn, tuổi thơ, Được miêu tả cụ thể: tình yêu như

tháng năm - mang gió nồng nắng lửa - lòng anh là đầm sen - hay là nhành cỏ úa; tình ta như hàng cây - đã qua mùa bão gió; ngọn gió bỗng khi đi thành nỗi nhớ - cát khô cằn ở mãi hóa yêu thương; hình như lửa đã tắt rồi - gió không thổi nữa anh ơi yên lòng; ngọn gió buồn vẫn thổi phía không anh; tuổi thơ con có những

gì - có con cười với mắt tre trong hầm - có làn gió sớm vào thăm - có ông trăng

rằm sơ tán cùng con

2.2.2 Tín hiệu thẩm mĩ trời

2.2.2.1 Từ ngữ làm tên gọi của trời

Trong thơ Xuân Quỳnh, trời (31 lần, chiếm 9,78%) được cụ thể bằng các

tên gọi (BTTV) như sau:

Từ ngữ làm tên gọi TH trời có 3 tên gọi phổ biến là trời, ông trời, bầu trời

đồng nghĩa mức độ cao, về cơ bản chúng được dùng với nội dung ý nghĩa như

nhau Như vậy, có 3 đơn vị, cụ thể: trời - 3 lần, ông trời - 1 lần, bầu trời - 1 lần.

Từ ngữ chỉ bộ phận (2 đơn vị -6 lần ): mặt trời - 2 lần, chân trời - 4 lần Trường hợp khác (1 đơn vị - 2 lần): cuối trời - 2 lần.

2.2.2.2 Từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất của trời

Trang 40

Nhóm mang nghĩa tả thực (4 đơn vị - 5 lần) : Trời lạnh - 2 lần, trời hút

xanh - 1 lần, trời xanh biếc - 1 lần, trời biếc - 1 lần.

Nhóm mang nghĩa chuyển (1 đơn vị - 1 lần): Màu trời - 1 lần cụ thể:Tôi

sợ màu trời sau khung cửa bình yên - Con đường vắng, người đi và rừng cây lặng gió (Thơ viết cho mình và những người con gái khác).

2.2.2.3 Từ ngữ chỉ hoạt động của trời (6 đơn vị - 19 lần): trời mưa, trời

bão, trời lạnh, trời gió, trời nắng, trời chuyển gió Cụ thể:Trời mưa lạnh tay

em khép cửa Em phơi mền, vá áo cho anh Tay cắm hoa, tay để treo tranh Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc (Bàn tay em); Trời chuyển gió phải chăng

-hồ mềm yếu - Nên đổi thay rồi một sắc vô (Trời trở rét).

2.2.2.4 Từ ngữ chỉ thời gian, không gian của trời

Nhóm chỉ thời gian (8 đơn vị - 14 lần): sáng, hôm nay, mùa Được miêu

tả cụ thể: vì mỗi sáng khi trời biểu hiện; vì mỗi sáng khi mặt trời biểu hiện; trời lạnh đấy, hôm nay trời trở rét; đó là mùa của những tiếng chim reo – trời xanh

biếc, nắng tràn khắp ngã

Nhóm chỉ không gian (7 đơn vị - 12 lần): ngoài kia, ngoài sân, các ngã…

Cụ thể được miêu tả như sau: ở ngoài kia trời gió; ở ngoài kia trời mưa; tơ trời giăng ngoài sân; trời xanh các ngã ngoài kia.

2.2.2.5 Từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên liên quan đến trời

Nhóm chỉ hiện tượng tự nhiên của THTM trời có (12 đơn vị - 24 lần): rét,

mây, sấm chớp, mưa, bóng đêm Được miêu tả cụ thể: sao không cài khuy áo

lại anh - trời lạnh đấy, hôm nay trời trở rét - gió nhiều quá, phòng trở nên chật hẹp Cuối trời mây trắng bay; trời nắng mây theo che; tựa màu mây phiêu lãng cuối trời; ở chân trời đã sấm chớp rồi kia - mây đen đến gió xanh mặt biển -

sóng reo mừng chúng tôi chờ đón - nhưng mưa chẳng tới đây… mưa rất xa - cơn

mưa kia nào phải của ta; đằng xa kia sấm chớp ở chân trời - cơn mưa đến - nào

cần chi biết - cơn mưa kia không phải của mình; đám mây khô trên đầu cũng héo

- trời hút xanh đâu rồi cơn mưa; mặt trời cũng chưa có - chỉ toàn là bóng đêm

- không khí chỉ màu đen - chưa có màu sắc khác; không còn trời xanh, chỉ mưa

và gió - những dòng sông không nhà cửa miên man.

2.2.2.6 Từ ngữ chỉ sự vật nhân tạo, sự việc xã hội liên quan đến trời

Ngày đăng: 13/07/2016, 11:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Kim Anh, Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ tín hiệu thẩm mĩ “Lúa” trong “Thơ mới”, tạp chí ngôn ngữ số 6-2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ tín hiệu thẩm mĩ “Lúa” "trong “Thơ mới”
2. Diệp Quang Ban, (1989), Ngữ pháp tiếng Việt, 2 tập, ĐH và THCN,H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Năm: 1989
3. Dương Hữu Biên, (1998), Quan hệ nghĩa học - chức năng: Một phạm trù cần yếu cho việc phân tích câu, Tạp chí ngôn ngữ số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Quan hệ nghĩa học - chức năng: Một phạm trù cần yếu cho việc phân tích câu
Tác giả: Dương Hữu Biên
Năm: 1998
4. Brown. G-Yule, (2001), phân tích diễn ngôn, Trần Thuật dịch, ĐHQG Sách, tạp chí
Tiêu đề: phân tích diễn ngôn
Tác giả: Brown. G-Yule
Năm: 2001
5. Nguyễn Phan Cảnh, (2006), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2006
6. Nguyễn Tài Cẩn, (1975), Từ loại danh từ tiếng Việt hiện đại, KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ loại danh từ tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Năm: 1975
7. Chafe W.L, (1999), Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ, Nguyễn Văn Lai dịch, Nxb GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ
Tác giả: Chafe W.L
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1999
8. Đỗ Hữu Châu, (1983), Lý thuyết hệ thống trong ngôn ngữ học dưới ánh sáng của phương pháp luận khoa học của Mác, Tạp chí ngôn ngữ, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết hệ thống trong ngôn ngữ học dưới ánh sáng của phương pháp luận khoa học của Mác
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1983
9. Đỗ Hữu Châu, (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb ĐH và THCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb ĐH và THCN
Năm: 1987
10. Đỗ Hữu Châu, (2003), Cơ sở ngữ dụng học, tập 1, ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 2003
11. Đỗ Hữu Châu,(2005), Tuyển tập, tập một, Nxb GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 2005
12. Đỗ Hữu Châu, (2005), Tuyển tập, tập hai, Nxb GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 2005
13. Đỗ Hữu Châu, (1990), Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các sự kiện văn hóa, Tạp chí ngôn ngữ số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các sự kiện văn hóa
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1990
14. Đỗ Hữu Châu, (2000), Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ, Tạp chí ngôn ngữ số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 2000
15. Nguyễn Đức Dân, (1996), Biểu hiện và nhận diện thời gian trong tiếng Việt, Tạp chí ngôn ngữ số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biểu hiện và nhận diện thời gian trong tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 1996
16. Nguyễn Đức Dân (1998), Logic và tiếng Việt, Nxb GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logic và tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1998
17. Hữu Đạt, (1996), Đặc điểm phong cách ngôn ngữ thơ và ca dao, Tạp chí ngôn ngữ số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm phong cách ngôn ngữ thơ và ca dao
Tác giả: Hữu Đạt
Năm: 1996
18. Ngân Hà, (2001), Nữ sĩ Xuân Quỳnh – Cuộc đời để lại, Nxb Phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nữ sĩ Xuân Quỳnh – Cuộc đời để lại
Tác giả: Ngân Hà
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 2001
19. Lê Thị Tuyết Hạnh, (1990), Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Xuân Quỳnh, luận án tiến sĩ ĐH Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Xuân Quỳnh
Tác giả: Lê Thị Tuyết Hạnh
Năm: 1990
20. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa, (1995), Phong cách học tiếng Việt, Nxb GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1995

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w