Kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả trong mọi hoạtđộng kinh tế tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai,minh bạch của các đơn vị.. Côn
Trang 1SƠ LƯỢC VỀ LÝ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
8 Đơn vị công tác: Trường THPT Yên Hân
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Trình độ chuyên môn cao nhất: Cử nhân
- Năm tốt nghiệp: 2013
- Chuyên ngành đào tạo: Kế toán
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Kế toán
- Số năm có kinh nghiệm: 9 năm 10 tháng
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Một số kinh nghiệm
về quản lý tài sản trong trường THPT Yên Hân
Trang 2MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự thành công hay kết quả của bất kỳ một công việc nào cũng phụ thuộc rấtnhiều vào công tác tổ chức Tổ chức công việc một cách khoa học và phù hợp vớiPháp luật quy định, đặc điểm cụ thể của hoạt động thì chất lượng và hiệu quả côngviệc cao; ngược lại, thì không thành công hoặc kết quả thấp
Kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả trong mọi hoạtđộng kinh tế tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai,minh bạch của các đơn vị Công việc cụ thể của kế toán là ghi chép, thu thập, xử lý
và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị cho các đối tượng sử dụng; cáccông việc đó liên quan đến bộ máy kế toán, các phương pháp kế toán và các quyđịnh có tính chất pháp quy về chuyên môn kế toán Điều đó khẳng định phải có tổchức công tác kế toán
Tổ chức công tác kế toán bao gồm: Tổ chức bộ máy kế toán; tổ chức vậndụng các phương pháp kế toán; tổ chức vận dụng chính sách, chế độ liên quan đểthu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kế toán Những vấn đề đó đều cần thiết đảmbảo cho công tác kế toán của đơn vị thực hiện tốt vai trò, chức năng và nhiệm vụcủa mình Đồng thời tổ chức tốt công tác kế toán ở đơn vị có nhiều ý nghĩa to lớntrong việc cung cấp thông tin kế toán trung thực, kịp thời thực hiện đầy đủ chứcnăng, nhiệm vụ và yêu cầu của kế toán trong từng thời kỳ
Trường THPT Yên Hân là trường non trẻ được thành lập theo Quyết định số277/QĐ-UBND ngày 5/3/2004 của UBND tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua luôn
có sự thay đổi về bộ máy tổ chức kế toán của đơn vị Là kế toán của đơn vị nhậnthức rõ vai trò quan trọng của công tác tổ chức bộ máy kế toán trong đơn vị cùngvới thực tế công tác tôi đã chọn đề tài “Một số kinh nghiệm về tổ chức công tác kếtoán trong trường THPT Yên Hân” làm đề tài nghiên cứu của mình
Trang 3II ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là các cách tổ chức công tác kế toán của trường THPTYên Hân
III PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi về mặt thời gian nghiên cứu: Từ năm 2005 đến nay
- Phạm vi về mặt địa lý: Trường THPT Yên Hân
- Phạm vi về mặt kiến thức: Các cách tổ chức công tác kế toán trong trườnghọc
IV GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu áp dụng những kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán như đã nêutrong trường THPT Yên Hân thường xuyên và liên tục thì sẽ góp phần nâng caohiệu quả trong công tác kế toán
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp thử nghiệm
NỘI DUNG
I THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG THPT YÊN HÂN
1 Giới thiệu về Trường THPT Yên Hân
- Trường THPT Yên Hân tiền thân là trường THCS Yên Hân; Trường đượcthành lập theo Quyết định số 277/QĐ-UBND ngày 5/3/2004 của UBND tỉnh BắcKạn
- Trường THPT Yên Hân hoạt động theo quy định của Thông tư số BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo V/v ban hành Điều lệ trườngtrung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
Trang 412/2011/TT Địa chỉ: Thôn Thôm Chầu12/2011/TT Xã Yên Hân12/2011/TT Huyện Chợ Mới12/2011/TT Tỉnh Bắc Kạn.
- Tổng số nhân sự: 44 người trong đó: Nữ 23 người; Dân tộc 34 người
- Cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà trường: BGH : 02 người; Tổ tự nhiên THPT:
12 người; Tổ xã hội THPT: 06 người; Tổ tự nhiên THCS: 08 người; Tổ xã hộiTHCS: 08 người; Văn phòng: 06 người
- Cơ sở vật chất: Nhà trường có 03 nhà 2 tầng, 01 nhà 3 tầng, 02 nhà vệ sinh, 01nhà tắm, 01 nhà bếp, 02 nhà máy bơm nước
Trong đó:
+ 01 nhà hiệu bộ với 09 phòng chuyên môn và 01 phòng hội đồng
+ 02 nhà lớp học với 02 phòng thư viện, 03 phòng thiết bị và 22 phòng học + 01 nhà nội trú 3 tầng 24 phòng ở cho học sinh và cán bộ giáo viên trongtrường
+ 01 nhà bếp 20 gian phục vụ ăn uống cho học sinh bán trú
+ 02 nhà vệ sinh trong đó 01 nhà vệ sinh 12 gian khu bán trú và 01 nhà vệsinh khu lớp học
+ 02 nhà để máy bơm nước trong đó 01 nhà để máy bơm khu hiệu bộ, 01 nhà
để máy bơm khu bán trú
- Tổng lớp : 16 lớp; Trong đó: Khối THPT 08 lớp; Khối THCS: 08 lớp
- Tổng số học sinh: 438 học sinh; Trong đó: Khối THPT: 238 học sinh; KhốiTHCS: 250 học sinh
2.Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Bangiám hiệu nhà trường đối với công tác tài chính của đơn vị Dự toán thu chi ngânsách hàng năm được giao đúng thời gian quy định
- Cơ sở vật chất của nhà trường được đầu tư trang bị khang trang đáp ứngyêu cầu dạy và học
- Quy mô trường lớp tương đối ổn định qua các năm
Trang 5- Được giao 01 biên chế làm công tác kế toán đáp ứng tiêu chuẩn theo đúngquy định.
3 Khó khăn:
- Từ khi thành lập đến nay trường THPT Yên Hân đã có nhiều thay đổi vềnhân sự: Đã có 4 lần thay đổi về chủ tài khoản vào các năm 2010, 2012, 2014; 03lần thay đổi về nhân sự làm công tác kế toán vào các năm 2004 và 2005 đã ảnhhưởng không nhỏ tới việc tổ chức công tác kế toán của đơn vị
- Chế độ chính sách thay đổi, điều chỉnh thường xuyên
- Việc tập huấn bồi dưỡng về công tác tài chính cho Thủ trưởng đơn vị cònít: Từ 2005 đến nay có 02 lớp tập huấn công tác tài chính cho Thủ trưởng đơn vị do
Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức
II NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Trang 6+ Tổ chức thu thập xử lý, kiểm tra phân tích và cung cấp thông tin chính xác,trung thực, kịp thời, đầy đủ tình hình tài sản, vật tư, tiền vốn trong quá trình hoạtđộng của đơn vị;
+ Tính toán và trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản phải nộp ngân sách, nộp cấptrên, các quỹ để lại ;
+ Tham gia kiểm kê tài sản, phản ánh kịp thời kết quả kiểm kê và xử lý chênhlệch kiểm kê, chênh lệch thừa, thiếu tài sản trong các trường hợp;
+ Lập đầy đủ và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính;
+ Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ đơn vị;
+ Phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán,thông tin kinh tế trong đơn vị;
+ Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ nhân viên
kế toán đơn vị;
+ Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, đánh giá kết quả hoạt động, phát hiệnnhững lãng phí, bất hợp lý trong đơn vị, đề xuất biện pháp phát huy khả năng tiềmtàng trong đơn vị;
+ Tham gia nghiên cứu cải tiến tổ chức hoạt động quản lý, đưa hoạt động củađơn vị phù hợp với điều kiện mới, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế
- Thủ quỹ: Đơn vị được bố trí 01 nhân viên văn thư kiêm nhiệm công tác thủquỹ Thủ quỹ có nhiệm vụ: Quản lý tiền mặt của nhà trường, căn cứ vào phiếu thu,phiếu chi tiền mặt để xuất hoặc nhập quỹ tiền mặt, ghi sổ quỹ phần thu, chi Sau đótổng hợp, đối chiếu thu chi với kế toán
2 Chế độ kế toán áp dụng
Đơn vị áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 19/2006/QĐ - BTC ngày30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và sửa đổi bổ sung theo Thông tư số185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính
- Đối tượng kế toán: Đối tượng kế toán thuộc hoạt động hành chính sự nghiệp
gồm:
Trang 7+ Tiền và các khoản tương đương tiền;
+ Vật tư và tài sản cố định;
+ Nguồn kinh phí, quỹ;
+ Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
+ Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;
+ Các tài sản khác liên quan đến đơn vị kế toán
- Kỳ kế toán:
+ Kỳ kế toán năm là mười hai tháng, bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc
vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch
+ Kỳ kế toán quý là ba tháng, bắt đầu từ ngày 01 tháng đầu quý đến hếtngày cuối cùng của tháng cuối quý
- Đơn vị hạch toán kế toán:
+ Đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính tại là Đồng ViệtNam (Ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệu quốc tế là “VNĐ”)
+ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không phải Đồng Việt Nam được chuyểnđổi thành Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ
+ Tiền và các khoản phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ chưa được thanh toánvào ngày kết thúc năm tài chính được chuyển đổi thành Đồng Việt Nam theo tỷ giábình quân của thị trường giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam công bố vào ngày kết thúc năm tài chính
+ Chênh lệch tỷ giá (nếu có) được hạch toán vào chi phí hoặc doanh thu hoạtđộng tài chính của kỳ tương ứng
Trang 8trong suốt thời gian sử dụng ước tính và phù hợp với quy định tại Thông tư số162/2014/TT-BTC ngày 06/11/2014 của Bộ Tài chính
+ Thời gian ước tính sử dụng cho mục đích tính toán này như sau: Năm
- Nhà cửa, vật kiến trúc 10- 80
- Máy móc thiết bị 5 – 8
- Phương tiện vận tải 10 - 15
- Thiết bị quản lý 5 - 10
* Mức hàng năm của 1 TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ*Tỷ lệ KH năm
= Nguyên giá của TSCĐ*1/Số năm sử dụng dự kiến
3 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
3.1 Nội dung chứng từ kế toán
- Chứng từ kế toán phải có đầy đủ các nội dung sau đây:
+ Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
+ Ngày, tháng, năm lập chứng từ;
+ Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
+ Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
+ Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
+ Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số;tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
+ Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quanđến chứng từ kế toán
Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định kế toán có thểthêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ
Trang 9- Chứng từ kế toán phải được lập đầy đủ số liên theo quy định, ghi chépchứng từ phải đầy đủ, kịp thời, rõ ràng, trung thực, chính xác mọi hoạt động kinh
tế phát sinh, không được sửa chữa, tẩy xóa trên chứng từ
- Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kếtoán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán liên quan đến tráchnhiệm của người ký
- Các chứng từ kế toán sau khi được sử dụng để ghi sổ được lưu trữ và bảoquản theo quy định hiện hành của Luật kế toán Chứng từ kế toán khi lưu trữ phảiđảm bảo tính khoa học để dễ tra cứu khi cần thiết
Chứng từ kế toán đơn vị sử dụng gồm :
+ Bảng chấm công (Mẫu số C01a-HD)
+ Bảng chấm công làm thêm giờ (Mẫu số C01b-HD)
+Giấy báo làm thêm giờ (Mẫu số C01c-HD)
+ Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số C02a-HD)
+ Bảng thanh toán thu nhập tăng thêm (Mẫu số C02b-HD)
+ Bảng thanh toán phụ cấp (Mẫu số C05-HD)
+ Giấy đi đường (Mẫu số C06-HD)
+ Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (Mẫu số C07-HD)
+ Hợp đồng giao khoán công việc sản phẩm (Mẫu số C08-HD)
+ Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán (Mẫu số C10-HD)
+ Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (Mẫu số C11-HD)
+ Bảng kê thanh toán công tác phí (Mẫu số C12-HD)
+ Danh sách chi tiền lương và các khoản thu nhập qua tài khoản cá nhân( Mẫu số C13-HD)
+ Phiếu nhập kho (Mẫu số C20-HD); Phiếu xuất kho (Mẫu số C21-HD).
+ Giấy bảo hỏng, mất công cụ dụng cụ (Mẫu số C22-HD)
+Bảng kê mua hàng (Mẫu số C24-HD)
+ Phiếu thu (Mẫu số C30-BB); Phiếu chi (Mẫu số C31-BB)
Trang 10+ Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu số C32-HD).
+ Giấy thanh toán tạm ứng (Mẫu số C33-BB)
+ Biên bản kiểm kê quỹ (Mẫu số C34-HD)
+ Giấy đề nghị thanh toán (Mẫu số C37-HD)
+ Biên lai thu phí, lệ phí
+ Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản đánh giá lạiTSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ, bảng tính hao mòn TCSĐ
+ Các chứng từ kế toán khác như: Hóa đơn bán hàng; hóa đơn dịch vụ viễnthông, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; danh sách thanh toán chế độ ốmđau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe; giấy rút dự toán ngân sách, giấy đềxuất, bảng kê thanh toán tiền dạy thể dục ngoài trời,…
3.3 Ký chứng từ kế toán
- Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký.
- Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng bút mực
- Không được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắcsẵn Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất
- Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc ngườiđược ủy quyền ký
- Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộctrách nhiệm của người ký
- Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền ký duyệt chi và kếtoán trưởng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện
- Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên
3.4 Trình tự luân chuyển chứng từ và kiểm tra chứng từ
- Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán gồm các bước:
& ký chứng từ hoặc trình Thủ trưởng ký duyệt theo quy định
- Phân loại
- Sắp xếp -Định khoản -Ghi sổ kế toán
- Lưu trữ
- Bảo quản chứng từ
kế toán
Trang 11- Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán gồm:
+ Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chínhsách, chế độ, thể lệ kinh tế, tài chính của Nhà nước phải từ chối thực hiện xuất quỹ,thanh toán, xuất kho… đồng thời báo ngay cho Thủ trưởng đơn vị biết ngay để xử
lý kịp thời theo đúng quy định của Pháp luật hiện hành
+ Đối với chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và con sốkhông rõ ràng, thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại hoặc báocho nơi lập chứng từ biết để làm lại, làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mớidùng làm căn cứ ghi sổ
4 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản đơn vị sử dụng bao gồm:
Loại TK 1 Tiền và vật tư có:
- TK 111: Tiền mặt
- TK 112: Tiền gửi ngân hàng
- TK 153: Công cụ, dụng cụ Loại TK 2 - Tài sản cố định có :
- TK 211: Tài sản cố định hữu hình
- TK 213: Tài sản cố định vô hình
- TK 214: Hao mòn TSCĐ Loại TK 3 – Thanh toán có :
- TK 311: Các khoản phải thu
- Đối chiếu chứng từ với các tài liệu khác có liên quan
Tính chính xác của các thông tin trên chứng
từ kế toán
Trang 12- TK332: Các khoản phải nộp theo lương
- TK 333: Các khoản phải nộp nhà nước
- TK334: Phải trả công chức, viên chức
- TK335: Phải trả các đối tượng khácLoại TK 4 - Nguồn kinh phí có:
- TK431: Các quỹ
- TK 461: Nguồn kinh phí hoạt động
- TK 462: Nguồn kinh phí dự án
- TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ Loại TK 5 – Các khoản thu có :
- TK 004: Chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên
- Tk 005: Dụng cụ lâu bền đang sử dụng
- TK 008: Dự toán chi hoạt động
- TK 009: Dự toán chi chương trình, dự án
5 Tổ chức vận dụng sổ kế toán và hình thức kế toán
5.1 Sổ kế toán:
- Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến đơn vị.
- Nội dung của sổ kế toán: Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày tháng, năm khóa sổ; tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; số tiền của nghiệp vụ kinh tế , tài
Trang 13chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán; Số dư đầu, số tiền phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang, đóng dấu giáp lai.
- Các loại sổ kế toán:
+ Sổ kế toán tổng hợp: Nhật ký, Sổ cái và sổ kế toán tổng hợp khác + Sổ kế toán chi tiết: Sổ và thẻ kế toán chi tiết Sổ kế toán chi tiết theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý, số liệu sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, công nợ chưa được phản ánh chi tiết trên Sổ tổng hợp.
- Mở sổ kế toán: Sổ kế toán phải được mở vào đầu kỳ kế toán năm.
- Ghi sổ kế toán: Việc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào các chứng từ kế toán Mọi số liệu kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán chứng minh Việc ghi sổ kế toán phải dùng bút mực, không dùng bút đỏ, bút chì để ghi sổ kế toán Số và chữ viết phải rõ ràng, liên tục có hệ thống, khi ghi hết trang phải cộng số liệu của từng trang để mang số cộng trang sang đầu trang kế tiếp Sổ
kế toán không được tẩy xóa Khi sửa chữa sổ phai sử dụng các phương pháp sửa chữa theo quy định trong Luật Kế toán và Chế độ kế toán hiện hành.
- Khóa sổ kế toán: Cuối kỳ kế toán (quý, năm) trước khi lập báo cáo tài chính, đơn vị phải khóa sổ kế toán Ngoài ra phải khóa sổ trong các trường hợp kiểm kê đột xuất hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Khóa sổ kế toán là việc cộng sổ để tính ra tổng số phát sinh bên Nợ, bên Có
và số dư cuối kỳ của từng tài khoản kế toán hoặc tổng số thu, chi, tồn quỹ, nhập xuất kho.
- Sửa chữa sổ kế toán: Do đơn vị sử dụng hình thức kế toán máy nên sẽ tiến hành sửa chữa sổ kế toán như sau:
+ Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm nọpp cho cơ quan tài chính cấp trên thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy vi tính;