1.1 Cơ sở lí luậnTrong cuốn “Trí tưởng tượng sáng tạo ở lứa tuổi thiếu nhi” L.X. Vưgotxki đã nói: “Trí tưởng tượng là cơ sở của bất kì hoạt động sáng tạo nào, biểu hiện hoàn toàn như nhau trong mọi phương diện của đời sống văn hóa, nó làm cho mọi sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo khoa học kĩ thuật có khả năng được thực hiện.” Như vậy, tưởng tượng sáng tạo (TTST) có vai trò rất lớn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. TTST được thể hiện không chỉ trong các vấn đề liên quan đến nghệ thuật (văn học, hội họa, biểu diễn, sân khấu điện ảnh…) mà còn trong các lĩnh vực liên quan đến các ngành khoa học khác như toán học, kinh tế… Thực tế đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về TTST của con người trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống, văn hóa, khoa học… có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của con người cùng nền giáo dục hiện nay và sau này.Giáo dục hiện nay đã và đang hướng đến việc hình thành và phát huy tối đa năng lực của HS, trên cơ sở nhấn mạnh nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Đặc biệt, trẻ em tuổi tiểu học lứa tuổi bắt đầu tiến hành hoạt động học tập, mang đầy tính tò mò, hiếu kỳ và những mơ ước. Chính vì thế, đây là lúc khả năng TTST có điều kiện phát triển. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có những phương pháp giáo dục và dạy học phù hợp nhằm phát huy tối đa khả năng của các em. TTST tạo ra những hình ảnh mới tươi sáng, hoàn hảo mà con người ta muốn vươn tới, làm giảm bớt những khó khăn, áp lực trong cuộc sống và làm cuộc sống trở nên đẹp hơn, “hồng” hơn, hướng con người ta vươn tới những điều tốt đẹp ở phía trước, hành động để đạt được những điều mình mong muốn. Đối với trẻ em, tưởng tượng sáng tạo giúp cho nhận thức của trẻ trở nên sinh động, phong phú, cuộc sống và học tập của trẻ cũng nhờ vậy mà đạt hiệu quả cao hơn.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-VÕ THỊ LINH CHI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÍ GIÁO DỤC
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
HÀ NỘI – 2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÍ GIÁO DỤC
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
Sinh viên thực hiện : Võ Thị Linh Chi
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
1.1 Cơ sở lí luận
Trong cuốn “Trí tưởng tượng sáng tạo ở lứa tuổi thiếu nhi” L.X Vưgotxki
đã nói: “Trí tưởng tượng là cơ sở của bất kì hoạt động sáng tạo nào, biểu hiện hoàn toàn như nhau trong mọi phương diện của đời sống văn hóa, nó làm cho mọi sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo khoa học kĩ thuật có khả năng được thực hiện.” Như vậy, tưởng tượng sáng tạo (TTST) có vai trò rất lớn trong mọi lĩnh
vực của cuộc sống TTST được thể hiện không chỉ trong các vấn đề liên quanđến nghệ thuật (văn học, hội họa, biểu diễn, sân khấu điện ảnh…) mà còn trongcác lĩnh vực liên quan đến các ngành khoa học khác như toán học, kinh tế…Thực tế đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về TTST của con người trongcác lĩnh vực khác nhau của đời sống, văn hóa, khoa học… có ý nghĩa quan trọngđối với sự phát triển của con người cùng nền giáo dục hiện nay và sau này
Giáo dục hiện nay đã và đang hướng đến việc hình thành và phát huy tối
đa năng lực của HS, trên cơ sở nhấn mạnh nâng cao tính tích cực, chủ động,sáng tạo của người học Đặc biệt, trẻ em tuổi tiểu học - lứa tuổi bắt đầu tiến hànhhoạt động học tập, mang đầy tính tò mò, hiếu kỳ và những mơ ước Chính vì thế,đây là lúc khả năng TTST có điều kiện phát triển Điều đó đòi hỏi người giáoviên phải có những phương pháp giáo dục và dạy học phù hợp nhằm phát huytối đa khả năng của các em
TTST tạo ra những hình ảnh mới tươi sáng, hoàn hảo mà con người tamuốn vươn tới, làm giảm bớt những khó khăn, áp lực trong cuộc sống và làmcuộc sống trở nên đẹp hơn, “hồng” hơn, hướng con người ta vươn tới nhữngđiều tốt đẹp ở phía trước, hành động để đạt được những điều mình mong muốn.Đối với trẻ em, tưởng tượng sáng tạo giúp cho nhận thức của trẻ trở nên sinhđộng, phong phú, cuộc sống và học tập của trẻ cũng nhờ vậy mà đạt hiệu quảcao hơn
Trang 4Mặc dù TTST có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống và học tập của HSTH,những trên thực tế, nhận thức của GVTH và HSTH về tầm quan trọng, mức độcần thiết và sự biểu hiện khả năng TTST của HSTH chưa có sự đúng đắn và đầyđủ.
Vì điều kiện có hạn nên chúng tôi chỉ điều tra nhận thức của GVTH vềTTST của HSTH nói chung và TTST trong phần môn Tập làm văn nói riêng đểlàm nổi bật thực trạng mức độ TTST thông qua HĐSSVB
Kết quả tìm hiểu của chúng tôi trên 100 GVTH cho thấy:
Biểu hiện mức độ TTST của HSTH
- 100% GV được điều tra đều khẳng định biểu hiện mức độ TTST củaHSTH là không đồng đều
Các kết quả trên chứng tỏ:
Trang 5- GVTH đã nhận thức được sự cần thiết của việc giáo dục trí TTST choHSTH.
- Nhận thức của GVTH về khả năng TTST của HSTH chưa đúng đắn vàđồng đều
GVTH nhận định việc đưa tiêu chí TTST vào đánh giá trong quá trình họctập của HS mang lại những lợi ích sau:
2 Giúp phát triển các khả năng tư duy,
nhận thức của HS trong nhiều lĩnh vực
5 Giúp HS phát triển vốn sống, khả năng
quan sát, chọn lọc chi tiết
Bảng 2: Nhận thức của GVTH về lợi ích của TTST trong học tập của HS
Nhìn vào bảng ta thấy, theo nhận thức của GVTH thì:
- Đánh giá và kích thích được khả năng sử dụng ngôn ngữ của HS được
GVTH đánh giá đem lại lợi ích cao nhất với 65,2% xếp ở mức độ I, và lợi íchnày được đánh giá mang lại hiệu quả ở mức I, II, III
- Xếp thứ hai là lợi ích Giúp HS phát triển vốn sống, khả năng quan sát, chọn lọc chi tiết với 47,9% GVTH nhận thức lợi ích ở mức cao nhất, và lợi ích
này được đánh giá có tầm quan trọng ở mức I, II, III
Trang 6- Với việc HS được tự do mở rộng ý tưởng, không gò bó theo khuôn mẫu,lợi ích này được GVTH nhận thức có tầm quan trọng đứng ở vị trí thứ ba, không
có GV nào đánh giá lợi ích này có tầm quan trọng ở mức thấp nhất (mức VI)
- 3 lợi ích còn lại được GV nhận xét xếp ở vị trí thấp nhất với 30,4 %đánh giá có tầm quan trọng ở mức I, những GV khác đánh giá tầm quan trọngtrải dài từ mức II đến mức VI
- Độ chênh lệch về đánh giá tầm quan trọng của lợi ích được nhận thức
cao nhất Đánh giá và kích thích được khả năng sử dụng ngôn ngữ của HS và 3
lợi ích được đánh giá thấp nhất có số lượng chênh lệch là 34,8%
- Có thể phân tích, nguyên nhân dẫn đến phần lớn GV nhận thức lợi ích
Đánh giá và kích thích được khả năng sử dụng ngôn ngữ của HS có tầm quan
trọng và đem lại hiệu quả cao nhất do điều tra chủ yếu tập trung vào tìm hiểukhả năng TTST trong HĐSSVB thông qua phân môn Tập làm văn Tuy nhiên,với biên độ chênh lệch lớn cho thấy GVTH có nhận thức chưa đầy đủ về tầmquan trọng và những lợi ích đem lại từ việc đưa TTST vào trong quá trình họctập của HS
Việc đưa tiêu chí TTST vào đánh giá trong quá trình học tập mang lạinhững lợi ích nhất định cho HS Song, đánh giá những lợi ích mang lại choHSTH ở mức độ nào lại không giống nhau Trong đánh giá lợi ích của TTST,mỗi GVTH có những nhận xét đánh giá của cá nhân mình, và nhận xét đó khácvới những GV khác Điều này thể hiện sự nhìn nhận không đồng nhất về đánhgiá lợi ích mà tiêu chí TTST mang lại cho HS của GVTH, hay thể hiện sự khôngđồng đều trong nhận xét đánh giá
Trang 7Như vậy, trong thực tiễn dạy học, GVTH đã nhận thức được sự cần thiết
và tầm quan trọng của TTST đối với cuộc sống và học tập của HSTH Tuynhiên, về lợi ích và cách thức đánh giá mức độ TTST của HSTH thì chưa có sựđồng nhất
Thực tiễn đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề TTST Tuynhiên, còn có ít các nghiên cứu về tưởng tượng sáng tạo của học sinh tiểu học,đặc biệt là các nghiên cứu hướng đến sự so sánh những khía cạnh khác nhau củatưởng tượng sáng tạo ở HSTH
Từ những lý do đó, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu thực trạng mức độ tưởng tượng sáng tạo của học sinh tiểu học”.
2 Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra được thực trạng mức độ tưởng tượng sáng tạo của HSTH để đưa ramột số khuyến nghị nhằm nâng cao mức độ TTST của HSTH
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Mức độ TTST của HSTH
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh tiểu học
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Mức độ TTST của HSTH qua các hoạt động sản sinh văn bản và
vẽ tranh theo đề tài
Trang 8- TTST của HSTH chủ yếu ở mức độ trung bình và được thể hiện không đồngđều theo các yếu tố khác nhau: theo HĐ SSVB và VTTĐT, theo các tiêu chí,theo giai đoạn, theo cá nhân và nhóm.
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Tìm hiểu một số vấn đề lý luận Tâm lí học về TTST của HSTH
6.2 Khảo sát thực trạng mức độ TTST của HSTH qua các hoạt động sản sinhvăn bản và vẽ tranh theo đề tài
6.3 Thử phân tích nguyên nhân của thực trạng
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Trang 9- Đánh giá các sản phẩm (bài viết, tranh vẽ) của HSTH theo các tiêu chínhất định.
7.2.3 Phương tiện
- Phiếu thực nghiệm, biên bản quan sát
7.3 Phương pháp điều tra
7.3.3 Phương tiện
- Phiếu điều tra dành cho giáo viên và học sinh tiểu học
7.4 Phương pháp đàm thoại
7.4.1 Mục đích
- Thu thập thông tin về khách thể nghiên cứu
- Giải đáp các nghi vấn trong quá trình nghiên cứu
Trang 10- Tùy theo mục đích, nhiệm vụ để thiết kế bảng biểu, sơ đồ.
- Dựa vào bảng thống kê, sơ đồ và các tiêu chí để đánh giá kết quả thu được
8 Dự kiến đóng góp của đề tài
- Đánh giá được thực trạng mức độ TTST của học sinh tiểu học
- Chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến thực trạng mức độ TTST của HSTH
Trang 11CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TÂM LÝ HỌC
VỀ TƯỞNG TƯỢNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu của vấn đề
Tưởng tượng sáng tạo nói chung và tưởng tượng sáng tạo của trẻ em nóiriêng luôn là vấn đề thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu.Được coi là người đặt nền móng cho tâm lý học về tưởng tượng sáng tạo, L.XVưgotxki đã đưa ra quan niệm về tưởng tượng của con người, khẳng định rằngnguồn gốc của sự sáng tạo nghệ thuật chính là óc tưởng tượng của con người.Tác phẩm “Trí tưởng tượng và sáng tạo ở lứa tuổi thiếu nhi” đã khẳng định vàlàm rõ về trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ
Thế kỉ XX nhà Tâm lý học người Pháp T.Ribot đã xem xét tưởng tượngnhư một quá trình xây dựng biểu tượng mới từ những cái gì đã có từ trước (xâydựng cái mới trên cơ sở cái cũ) T.Ribot đánh giá rất cao vai trò của tưởng tượngtrong cuộc sống, ông khẳng định tuyệt đại đa số phát minh trước khi đi vào hiệnthực đều đi qua các giai đoạn tưởng tượng Khi so sánh trí tưởng tượng của trẻ
em và người lớn, ông cho rằng trí tưởng tượng của trẻ em ngang hàng với trítưởng tượng của người lớn về tính chất thực tại của các yếu tố mà từ đó trí tưởngtượng được xây dựng nên, và cơ sở cảm xúc thực sự của trí tưởng tượng của trẻ
em cũng biểu hiện mạnh mẽ như ở người lớn nhưng còn tính chất những kết hợpgắn với tài liệu, chất lượng và sự đa dạng của những kết hợp ấy ở trẻ em khôngbằng người lớn và phải phát triển dần cùng năm tháng
Nhà Tâm lý học Thụy Sĩ, Jean Piaget khi nghiên cứu về sự phát triển cácchức năng kí hiệu, ông chỉ ra rằng những hình ảnh của tưởng tượng không chỉ là
sự sao chép hiện thực một cách đơn thuần mà đó là sự sao sao chép một cáchtích cực những bức tranh tri giác
Nhà Tâm lý học E.P.Torrance đã soạn thảo ra một số Test về tưởng tượng
và tưởng tượng sáng tạo rất có giá trị, được sử dụng đến ngày nay Test sáng tạo
Trang 12trẻ mầm non đến người trưởng thành, đánh giá dựa trên 4 tiêu chí: Tính linh hoạt(Flexibility): thể hiện ở việc đưa ra nhiều phương án, nhiều cách khác nhau tạo
ra sản phẩm; Tính nhanh nhạy (Fluency): thể hiện ở việc nhanh chóng tạo ra sảnphẩm; Tính độc đáo (Orginality): thể hiện ở sản phẩm, cách giải quyết vấn đềkhác với người còn lại; Tính tỷ mỷ (Elaborality): thể hiện ở việc sản phẩm tạo ra
có nhiều chi tiết tỷ mỷ, công phu
Ở Việt Nam, TTST là một vấn đề đã và đang được quan tâm Rất nhiềutác giả đã có những công trình nghiên cứu, những đóng góp trong việc nghiêncứu về TTST nói chung và TTST của trẻ nói riêng như tác giả Nguyễn QuangUẩn, Phạm Minh Hạc, Đức Uy Có thể kể đến một số công trình nghiên cứunhư năm 1999, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học của tác giả Trương Thị Bích Hà
nghiên cứu về Tưởng tượng sáng tạo của sinh viên khoa Diễn vên trường Đại học Sân khấu, tác giả Nguyễn Thị Mai Hương trong luận văn Thạc sĩ năm 2009
đã nghiên cứu về khả năng TTST trên khía cạnh Tưởng tượng sáng tạo của sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Hùng Vương trong vẽ tranh Dựa
vào những cơ sở đã được nghiên cứu và tạo dựng sẵn, hiện nay, có rất nhiều cáccông trình nghiên cứu kế thừa và phát huy những thành quả đó, để từ đó thựchiện những công trình nghiên cứu về tưởng tượng sáng tạo như tác giả Bùi Thị
Kim Trúc trong luận văn Thạc sĩ năm 2008 với đề tài Thực trạng mức độ tư duy sáng tạo của học sinh lớp 4 qua học tập phân môn Tập làm văn; Khóa luận tốt nghiệp năm 2012 của Nguyễn Thị Lý đã Tìm hiểu mức độ tưởng tượng sáng tạo của học sinh tiểu học thông qua bộ trắc nghiệm sáng tạo TSD-Z
1.2 Một số vấn đề lí luận tâm lí học về TTST của HSTH
1.2.1 Tưởng tượng và tưởng tượng sáng tạo
1.2.1.1 Tưởng tượng
Tưởng tượng là giai đoạn nhận thức lí tính mà kết quả của quá trình nhậnthức đó là con người tạo ra cái mới trên cơ sở những biểu tượng có sẵn, gắn liềnvới hoạt động sáng tạo
Hay có thể nói tưởng tượng là sự phản ánh cái mới, cái chưa từng có trong
Trang 13kinh nghiệm cá nhân Tưởng tượng là mức độ cao nhất của quá trình nhận thức,nảy sinh trước những hoàn cảnh có vấn đề và lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn phảnánh tính đúng đắn
Ở đây, nghiên cứu của chúng tôi sử dụng khái niệm của L.X.Vưgôtxki:
Tưởng tượng là sự tái hiện những ấn tượng hoặc hành động đã có trong kinh nghiệm và tạo nên những hình tượng hoặc hành động mới
Tưởng tượng trong hoạt động sản sinh văn bản một cách tích cực là nghĩ
ra những ngôn ngữ mới hoặc sắp xếp các ngôn từ có sẵn thành những câu văn,bài viết có ý nghĩa, có giá trị biểu đạt và phù hợp điều kiện hoàn cảnh sử dụngngôn ngữ
Tưởng tượng trong hoạt động vẽ tranh một cách tích cực là hành động tạo
ra những hình ảnh mới đối với cá nhân dựa trên những hình ảnh có sẵn hoặcnhững hình ảnh chưa từng có Tưởng tượng không chỉ là việc vẽ ra một hình ảnhmới, mà đó còn là sự mới mẻ trong sử dụng màu sắc, hình ảnh, trong khả năngliên tưởng, khái quát hóa những hình ảnh đã từng trải qua trong kinh nghiệm của
cá nhân để tổng hợp thành một hệ thống những hình ảnh mới, sinh động, hấpdẫn
Như vậy, tưởng tượng sáng tạo rất cần thiết đối với cuộc sống nói chung
và cuộc sống học tập của HSTH nói riêng TTST trên cở sở những ấn tượng cũ
để tạo ra cái mới TTST trong HĐSSVB và HĐVTTĐT một cách tích cực tạo ranhững bài viết hoặc những bức tranh theo đề tài mới mang tính độc đáo, mới lạ,hấp dẫn
1.2.1.2 Sáng tạo và hoạt động sáng tạo
Sáng tạo là năng lực đáp ứng một cách thích đáng nhu cầu tồn tại theo lốimới, tạo ra những cái mới mẻ đối với cá nhân và đối với xã hội
Hoạt động sáng tạo được xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm những cái mớitrong cuộc sống Những tình huống có vấn đề mà các phương án sẵn có khôngthể giải quyết được, lúc đấy khả năng sáng tạo của con người ta được kích thích
và người sáng tạo dựa trên những kinh nghiệm, tri thức đã được tạo ra trước đó
Trang 14để tạo ra những cái mới độc đáo Cho nên sản phẩm của quá trình sáng tạo vừamang tính cá nhân, vừa mang bản chất xã hội
Có nhiều định nghĩa về sáng tạo đã được các nhà nghiên cứu đưa ra Tác
giả Nguyễn Huy Tú đưa ra định nghĩa Sáng tạo là một thuộc tính tâm lí đặc biệt, thể hiện khi con người đứng trước hoàn cảnh có vấn đề Thuộc tính này là
tổ hợp các phẩm chất và năng lực mà nhờ đó con người trên cơ sở kinh nghiệm của mình, và bằng tư duy độc lập tạo ra được ý tưởng mới, độc đáo, hợp lí trên bình diện cá nhân hay xã hội Ở đó, người sáng tạo gạt bỏ được các giải pháp truyền thống để đưa ra giải pháp mới, độc đáo và thích hợp cho vấn đề đặt ra.
Trong Tâm lí học sáng tạo, tác giả Đức Uy đã đưa ra định nghĩa về diễn trình sáng tạo là sự đột khởi thành hành động của một sản phẩm liên hệ mới mẻ, nảy sinh từ sự độc đáo của một cá nhân, và những tư liệu, biến cố, nhân sự, hay những hoàn cảnh của đời người ấy
Như vậy, có thể hiểu Sáng tạo là năng lực đáp ứng một cách thích đáng nhu cầu tồn tại theo lối mới, năng lực tạo ra cái gì đấy mới mẻ
Theo quan điểm của Torrance: “Quá trình sáng tạo là quá trình tạo ra ýtưởng hay giả thuyết, thử nghiệm ý tưởng này đi đến kết quả Kết quả này có ítnhiều mới mẻ, có chút ít cái gì đó mà con người trước đây chưa từng thấy, chưa
có ý thức về nó Quá trình sáng tạo ở đây bao gồm tư duy, tưởng tượng baybổng, phát hiện, tò mò, thử nghiệm, thăm dò và đánh giá Như vậy, quá trìnhsáng tạo là một quá trình hoạt động được kết thúc ở một sản phẩm mới độc đáo,được một nhóm người nào đó ở một thời điểm tương ứng công nhận là có ích.”
Hoạt động sáng tạo là hoạt động xuất phát từ động cơ cụ thể Đó là mongmuốn tìm tòi, khám phá và tìm ra cái mới phụ vụ cho một nhu cầu nhất định.Phương tiện của hoạt động sáng tạo không chỉ là ngôn ngữ mà còn là hình ảnh,đường nét, màu sắc, âm thanh, hình khối Ví dụ, phương tiện sáng tạo của nhạc
sĩ là âm thanh, kiến trúc sư sử dụng đường nét để tạo ra sản phẩm sáng tạo, họa
sĩ sử dụng màu sắc, hình ảnh, nhà điêu khắc sử dụng hình khối, nhà văn, nhà thơdùng ngôn ngữ, chữ viết để tạo ra sản phẩm sáng tạo Như vậy, với bất cứ
Trang 15phương tiện nào, con người đều có thể sử dụng để tạo ra những sản phẩm mớimang tính sáng tạo Đó là những sản phẩm của hoạt động sáng tạo.
1.2.1.3 Tưởng tượng sáng tạo
Tưởng tượng sáng tạo là sự kết hợp của tưởng tượng và sáng tạo Nó tạo
ra cái mới hoặc giải quyết vấn đề đặt ra vừa dựa trên sự kết hợp các yếu tố, cácchi tiết, các đặc điểm khác nhau của sự vật, hiện tượng, đồng thời có sự vậndụng hiểu biết cá nhân, kiến thức xã hội để tạo ra những cái mới Tưởng tượngsáng tạo sẽ tạo ra sản phẩm vừa mang tình cá nhân, vừa mang tính xã hội, đồngthời chứa đựng trong đó sự khác lạ, mới mẻ mà con người chưa từng gặp trướckia
Các nhà tâm lí học định nghĩa Tưởng tượng sáng tạo là quá trình xây dựng hình ảnh mới, độc lập với cả cá nhân lẫn xã hội, được hiện thực hoá trong các sản phẩm vật chất độc đáo và có giá trị
Từ khái niệm và các đặc điểm của tưởng tượng, sáng tạo, ta có thể thấyrằng tưởng tượng sáng tạo dựa trên sự kết hợp các yếu tố, các chi tiết, các đặcđiểm khác nhau của sự vật, hiện tượng, đồng thời có sự vận dụng hiểu biết cánhân, kiến thức xã hội để tạo ra những cái mới mang tính cơ cấu, phù hợp vớiyêu cầu nhiệm vụ đặt ra Tưởng tượng sáng tạo dựa trên những kinh nghiệm cánhân đã có và những sản phẩm vật chất cũng như sản phẩm tinh thần của xã hội.Cho nên sản phẩm của tưởng tượng sáng tạo là sản phẩm cá nhân, mang tính cánhân và có giá trị xã hội
1.2.2 Học sinh tiểu học và tưởng tượng sáng tạo
1.2.2.1 Học sinh tiểu học
Học sinh tiểu học là trẻ em ở lứa tuổi từ 6 - 11 tuổi - giai đoạn đầu tiên trẻđến trường và làm quen với hoạt động học tập có quy định Đây là giai đoạnquan trọng trong cuộc đời mỗi con người Ở lứa tuổi này, trẻ có nhu cầu nhậnbiết và tiếp thu tất cả những điều mới mẻ và hấp dẫn Trẻ có mong muốn tìm ranhững đặc điểm, công dụng và những mối quan hệ phức tạp của sự vật xungquanh
Trang 16Trong giai đoạn lứa tuổi tiểu học, tri thức của trẻ chủ yếu có được do quátrình học tập, lĩnh hội những tri thức khoa học, kinh nghiệm lịch sử của loàingười Cho nên, những người xung quanh (gia đình, giáo viên, bạn bè…) thườngxuyên tiếp xúc với trẻ và những thứ thường xuyên xuất hiện, ảnh hưởng tới hoạtđộng sống của trẻ (phim, truyện, sách vở, bài học…) chi phối rất lớn tới tri thứclĩnh hội, hình thành nhân cách cá nhân của trẻ Cũng trong giai đoạn này, tâm lícủa trẻ chuyển dần từ tính không chủ định chiếm ưu thể ở đầu lứa tuổi sang tính
có chủ định ở cuối lứa tuổi tiểu học
1.2.2.2 Tưởng tượng sáng tạo của học sinh tiểu học
Tri thức có được ở lứa tuổi tiểu học là tri thức tiếp thu từ các môn học, từmôi trường sống và môi trường học tập Các em chịu ảnh hưởng rất lớn từ nềngiáo dục của gia đình, nhà trường và giao tiếp xã hội Sự tiếp thu, lĩnh hội tạonên những biến đổi trong sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học bởi sự pháttriển ở lứa tuổi các em là sự phát triển hồn nhiên bằng phương thức lĩnh hội.Bằng những kiến thức lĩnh hội được từ học tập và cuộc sống thường ngày, các
em sử dụng và biến thành tri thức của cá nhân Đồng thời, lứa tuổi tiểu học làlứa tuổi hồn nhiên, với những suy nghĩ hết sức đơn giản, các em sử dụng tri thứclĩnh hội được để tạo ra những hình ảnh mới đơn giản mà độc đáo, hồn nhiên vàmới lạ
Sản phẩm của TTST được biểu đạt không chỉ trong ngôn ngữ mà còn cảtrong âm thanh, màu sắc, đường nét, hình khối, Vì thế, TTST thường đồnghành với các hoạt động sáng tạo đặc trưng như nghiên cứu khoa học, nghệ thuật,sáng chế, Trong đó, với trẻ em, hoạt động sáng tạo được thể hiện rõ nhất ở HĐsản sinh văn bản và vẽ tranh theo đề tài
Hoạt động ngôn ngữ được coi là một trong các hoạt động quan trọng nhấtcủa con người Một con người bình thường sinh ra chưa biết chạy nhảy, làm việcnhưng có thể cảm nhận được ngôn ngữ nói, sau đó là tập sản sinh ngôn ngữ nói.Lớn lên chút nữa, con người sẽ tiếp xúc với ngôn ngữ viết Khi trẻ muốn diễnđạt những thứ mà trẻ muốn, phương tiện trước hết mà trẻ sẽ sử dụng là ngônngữ Dưới nhiều hình thức khác nhau, hoạt động ngôn ngữ sẽ theo con người
Trang 17đến suốt cuộc đời Hoạt động vẽ tranh là một trong những hoạt động nghệ thuật
có ý thức đầu tiên mà con người khi sinh ra đã có thể làm được Trẻ em biết vẽ,biết nhảy, biết hát… trước khi biết viết, biết đọc (có thể từ rất sớm, khoảng 2,5-3tuổi đã thể hiện được những khả năng trên) Ngôn ngữ của Mĩ thuật là ngôn ngữhình ảnh Khi trẻ vừa sinh ra đã có thể nhìn và tri giác Một đứa trẻ có thể chưabiết nói, chưa biết đọc, viết nhưng khi cầm bút và giấy, nó sẽ có xu hướng vẽ lạinhững gì mình nhìn thấy hoặc mình thích Lớn hơn một chút nữa Khi trẻ đi họcmầm non, trẻ sẽ được học nhiều hơn về các hoạt động nghệ thuật như hát, múa
và vẽ tranh Nhìn tương quan có thể thấy hoạt động sản sinh ngôn ngữ và hoạtđộng vẽ tranh không có điểm chung, một bên là dùng từ ngữ, một bên là dùngđường nét Tuy nhiên, hai hoạt động này diễn ra song song trong cuộc sống vàhọc tập của học sinh tiểu học, nó bổ sung và tương trợ cho nhau để phát triểnkhả năng tưởng tượng sáng tạo của học sinh
Tuổi tiểu học là tuổi của sự chuyển đổi hoạt động chủ đạo từ vui chơisang học tập, tìm kiếm tri thức nên vốn hiểu biết và suy nghĩ về các vấn đề trongcuộc sống đối với các em còn đơn giản và hồn nhiên, các em hầu như không cónhững vấn đề khúc mắc ngoài lề cần giải quyết, chi phối trong suy nghĩ Mặtkhác lứa tuổi tiểu học có đầy đủ phẩm chất của một người có khả năng tưởngtượng sáng tạo Cho nên khả năng tưởng tượng sáng tạo của học sinh tiểu học sẽbộc lộ một cách tự nhiên, sinh động Sau quá trình tưởng tượng sáng tạo của các
em, sản phẩm tạo ra nhằm đáp ứng duy nhất yêu cầu đặt ra
1.2.2.3 Tưởng tượng sáng tạo với học sinh tiểu học
Tưởng tượng sáng tạo là yếu tố tâm lí cần thiết cho mọi lĩnh vực hoạtđộng và cho mọi lứa tuổi Học sinh tiểu học cũng không ngoại lệ Tưởng tượngsáng tạo là quá trình vô cùng cần thiết và hữu ích trong cuộc sống cũng nhưtrong học tập của học sinh tiểu học
Trong cuộc sống, khả năng tưởng tượng sáng tạo giúp các em có những ýtưởng hồn nhiên, phong phú, biểu hiện trí thông minh trong mỗi cá nhân Khảnăng tưởng tượng sáng tạo bằng ngôn ngữ và tranh vẽ giúp học sinh tiểu học có
Trang 18dễ hiểu Nhờ tưởng tượng sáng tạo thông qua ngôn ngữ và thông qua tranh vẽ
mà các em có điều kiện thể hiện bản thân, thể hiện hiểu biết cá nhân, hình thànhtính tự tin trước đám đông, có khả năng giao tiếp tốt ngay từ khi bắt đầu làmquen với giao tiếp cá nhân
Trong học tập, nhờ khả năng tưởng tượng sáng tạo mà học sinh tiểu họcđưa ra những ý tưởng hay, mới lạ, những phương án mới để giải quyết các câuhỏi đặt ra trong từng môn học Bằng khả năng tưởng tượng sáng tạo qua ngônngữ hoặc qua tranh vẽ, các em có thể trình bày, diễn giải những ý tưởng của bảnthân cho tất cả mọi người hiểu và công nhận Nhờ đó, các em có thể có nhiềucách để tự tin bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề
Như vậy, có thể nói tưởng tượng sáng tạo có vai trò rất lớn đối với lứatuổi học sinh tiểu học cả trong cuộc sống cũng như trong học tập
Trang 19KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
1.1 Tưởng tượng sáng tạo là quá trình xây dựng hình ảnh mới, độc lập với
cả cá nhân lẫn xã hội, được hiện thực hoá trong các sản phẩm vật chất độc đáo
và có giá trị Tưởng tượng sáng tạo là quá trình vô cùng cần thiết và hữu íchtrong cuộc sống cũng như trong học tập của học sinh tiểu học
1.2 Học sinh tiểu học là trẻ em ở lứa tuổi từ 6 - 11 tuổi Đây là giai đoạnđầu tiên đến trường, trẻ đang dần chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sanghọc tập Tri thức của trẻ chủ yếu có được do quá trình học tập, lĩnh hội tri thứckhoa học, kinh nghiệm lịch sử loài người Với HSTH, tưởng tượng sáng tạo vàhoạt động sáng tạo vô cùng cần thiết và hữa ích trong cuộc sống và học tập
- HSTH bắt đầu tự mình giải quyết những vấn đề các em gặp phải, chonên đây là cơ hội, điều kiện để kích thích khả năng TTST ở trong mỗi HS
- Nhờ có TTST, HSTH có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề mới, nhờ đó,các em vượt qua được những khó khăn trong học tập một cách dễ dàng hơn
Trang 20CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vài nét về khách thể nghiên cứu
Với mục đích tìm hiểu thực trạng mức độ TTST của HSTH thông quaHĐSSVB, nghiên cứu tiến hành thực nghiệm và lấy ý kiến trên 12 HS thuộctrường Tiểu học Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh và trường Tiểu học ThạchVĩnh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh Đây là hai ngôi trường nằm trên hai địabàn khác nhau thuộc tỉnh Hà Tĩnh Trường Tiểu học Nguyễn Du là trường nằmtrong địa bàn thành phố, với kinh nghiệm nhiều năm đào tạo HS giỏi cho thànhphố, đội ngũ GV của trường nhiều kinh nghiệm và có bảng thành tích cao tronggiảng dạy HS của trường khá đồng đều về học lực cũng như các điều kiệnkhách quan bên ngoài Trường Tiểu học Thạch Vĩnh nằm trên địa bàn huyệnThạch Hà – một huyện lân cận thành phố, là ngôi trường có nhiều năm kinhnghiệm trong giảng dạy HS của trường phần lớn là con em nhà nông hoặc vùngngoại thành Nhưng đây cũng là một trong những trường có chất lượng đào tạokhá đồng đều và khá tốt Tiến hành nghiên cứu HS ở các trường trên sẽ cho thấycái nhìn tương quan các đối tượng HS khác nhau, giúp cho kết quả nghiên cứuđược khách quan và toàn diện hơn
Với mục đích tìm hiểu về mức độ TTST của HSTH thông quaHĐVTTĐT, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trên 50 học sinh lớp 3A2trường Tiểu học Thành Công B, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội và học sinhtrường Tiểu học Nguyễn Du thành phố Hà Tĩnh Đây là 2 ngôi trường nằm ở 2địa bàn khác nhau: trong nội thành Hà Nội và trong một tỉnh thuộc miền Trung.Tuy nhiên, đây được coi là 2 ngôi trường có chất lượng học sinh của mỗi trườngkhá đồng đều, nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất và chuyên môn để tiến hànhthực nghiệm Chính vì vậy, việc tiến hành thực nghiệm diễn ra khả quan và ít bịchi phối bởi những lý do bên ngoài
Trang 21Với mục đích so sánh mức độ TTST của HSTH thông qua HĐSSVB vàHĐVTTĐT, nghiên cứu tiến hành thực nghiệm trên 12 HS lớp 5D trường tiểuhọc Dịch Vọng B, Cầu Giấy, Hà Nội Trường tiểu học Dịch Vọng B là ngôitrường nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội với chất lượng dạy học tốt, HS trongkhu vực với nhiều điều kiện, hoàn cảnh gia đình khác nhau, số lượng và chấtlương HS trong các lớp khá đồng đều Vì vậy Kết quả thực nghiệm được đánhgiá khách quan và tổng thể Nghiên cứu lựa chọn HS lớp 5 làm đối tượng thựcnghiệm cho thực nghiệm so sánh vì HS lớp 5 là HSTH có sự phát triển toàn diệnnhất cả về mặt ngôn ngữ và hình ảnh Lựa chọn HS lớp 5 sẽ giúp cho quá trìnhthực nghiệm được tiến hành một cách tối ưu và thu được kết quả rõ ràng hơn.Nghiên cứu cũng tiến hành thực nghiệm so sánh mức độ TTST theo nhóm và cánhân trên HS lớp 5D trường tiểu học Dịch Vọng B.Với mục đích khảo sát và lấy
ý kiến của GVTH về thực trạng mức độ TTST của HSTH thông quaHĐVTTĐT, chúng tôi đã tiến hành điều tra và lấy ý kiến của giáo viên trườngtiểu học Thành Công B, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội Đây là ngôi trường có
bề dày truyền thống và dạy học Giáo viên trường Tiểu học Thành Công B lànhững người có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong hoạt động giảngdạy và giáo dục và thường xuyên làm việc trong môi trường có các hoạt độngngoại khóa liên quan đến hoạt động vẽ tranh của học sinh Những ý kiến nhậnxét, góp ý của tập thể giáo viên trường tiểu học Thành Công B sẽ khách quan, cụthể và giúp ích rất nhiều cho quá trình nghiên cứu
Với mục đích tìm hiểu đúng thực trạng việc đánh giá mức độ TTST của
HSTH của GVTH, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát thực nghiệm trên cácgiáo viên ở 3 vùng với 3 đối tượng học sinh khác nhau Chúng tôi lựa chọn 3nhóm giáo viên ở 3 môi trường giáo dục khác nhau là: trường tiểu học DịchVọng B, Quận Cầu Giấy, Hà Nội - là một trong những trường tiểu học đi đầutrong công tác giáo dục của thành phố Hà Nội với đội ngũ cán bộ giảng dạyđược đào tạo chính quy, có trình độ chuyên môn cao; trường tiểu học Nguyễn
Du, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh - là một trong những trường tiểu học trọng điểm đàotạo cán bộ giáo viên và học sinh của thành phố Hà Tĩnh Hầu hết giáo viên của
Trang 22trường tiểu học Nguyễn Du là giáo viên có trình độ chuyên môn cao và có thâmniên công tác, đào tạo học sinh giỏi; trường tiểu học Thạch Vĩnh, TP Hà Tĩnh,
Hà Tĩnh - nằm ở vùng ngoại thành thành phố Hà Tĩnh, đối tượng học sinh củatrường phần lớn là con em các gia đình làm nông hoặc gia đình lao động Song,đây cũng là một trong số những trường có chất lượng đào tạo tốt của tỉnh vớithành tích đạt học sinh giỏi hàng năm khá cao Đạt được thành tích cao đó lànhờ đội ngũ cán bộ giáo viên có chất lượng tốt của nhà trường Làm việc với banhóm giáo viên giảng dạy ở ba trường tiểu học thuộc ba địa bàn khác nhau với
ba mức độ phát triển kinh tế khác nhau, ba đối tượng học sinh khác nhau sẽ chokết quả đánh giá toàn diện, chính xác và khách quan nhất về đối tượng nghiêncứu
2.2 Nội dung nghiên cứu
Mức độ TTST của HSTH được nghiên cứu thông qua 2 hoạt động mangtính sáng tạo là hoạt động sản sinh văn bản và vẽ tranh theo đề tài
2.2.1 Tìm hiểu mức độ TTST của HSTH qua hoạt động SSVB và VTTĐT
2.2.1.1 Mức độ TTST qua các HĐ SSVB và VTTĐT
a) Mức độ TTST qua hoạt động sản sinh văn bản
Hoạt động sản sinh văn bản là hoạt động tạo lập lời nói, biểu đạt bằngphương tiện là ngôn ngữ viết dưới dạng hệ thống các kí tự, dấu thanh và dấucâu
Tưởng tượng sáng tạo qua HĐSSVB là quá trình sử dụng ngôn ngữ viết,sắp xếp các từ ngữ hình tượng mới, những sản phẩm mới được biểu đạt bằngngôn ngữ (bài văn, bài thơ, câu chuyện ) mang tính độc đáo, mới lạ
Mức độ TTST của HSTH qua HĐSSVB được tìm hiểu qua việc tổ chứccho HSTH tiến hành HĐSSVB Ở đó, dưới sự hướng dẫn của nhà nghiên cứu,HSTH được TTST với sản phẩm là những bài văn, câu chuyện Mức độ TTST
Trang 23qua HĐSSVB được đánh giá qua các chỉ số: tính linh hoạt, nhanh nhạy; tính độcđáo, mới lạ; cấu trúc; khả năng diễn đạt.
Trong đó:
- Tính linh hoạt, nhanh nhạy: Khả năng tạo ra những ý tưởng mới, kết hợp
các yếu tố riêng, tổng hợp các ý tưởng đồng thời biến đổi những ý tưởng, thôngtin cần diễn đạt thành ngôn ngữ và truyền đạt cho người đọc, người nghe mộtcách nhanh chóng, hiệu quả Đánh giá khả năng này trong quá trình thựcnghiệm, hay là đánh giá cách thức tạo ra sản phẩm của quá trình tưởng tượngsáng tạo Bên cạch đó, còn phải đánh giá qua chất lượng và dung lượng bài thựcnghiệm của các em
- Tính độc đáo, mới lạ: Được đánh giá qua những ý tưởng, hình ảnh mới
mẻ, khác lạ; khả năng liên tưởng, đưa ra những hình ảnh mới có tính chất hoangđường, cổ tích, phiêu lưu, giàu chất suy tưởng; tạo ra những tình huống gay cấn
và phương pháp giải quyết các tình huống một cách nhanh chóng, hiệu quả, hấpdẫn; về hệ thống nhân vật trong truyện Đánh giá tính độc đáo, mới lạ cũng làđánh giá khả năng nhận thức, phân tích và chọn lọc ý tưởng chính xác, độc dáocủa học sinh
Các chỉ số TTST trong HĐSSVB được đánh giá qua các tiêu chí: bố cục,cấu trúc, đặc điểm sử dụng ngôn ngữ, và các tiêu chí phụ: chính tả, dung lượng
* Về bố cục
+ Mở đầu: Miêu tả, tái hiện hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, hoàn cảnh
riêng của nhân vật chính
+ Thắt nút: Là sự kiện mở đầu, báo hiệu một quan hệ hay một mâu thuẫn
được hình thành và phát triển
+ Phát triển: Là phần chiếm dung lượng lớn nhất trong bố cục của truyện.
Bao gồm các sự việc tiếp theo miêu tả diễn biến của các quan hệ hoặc mâu
Trang 24+ Đỉnh điểm: Sự kiện có kịch tính cao nhất, đẩy quan hệ hoặc mâu thuẫn
lên đến đỉnh điểm, đòi hỏi phải được giải quyết
+ Mở nút: Là sự kiện quyết định kề sau cao trào, là sự kiện xoá bỏ xung
đột
+ Kết thúc: Đi đến một kết cục mới hoặc giải quyết dứt điểm mâu thuẫn
* Về cốt truyện: Các tình tiết đặt ra trong quá trình thắt nút, phát triển câuchuyện đến mở nút Được đánh giá bởi các chi tiết đưa vào sử dụng: Chi tiếtsinh hoạt hằng ngày, chi tiết phiêu lưu mạo hiểm, chi tiết hoang đường, cổ tích
* Về nhân vật: Là hình tượng con người được miêu tả trong truyện, baogồm nhân vật chính và hệ thống nhân vật phụ được thể hiện trong
* Về đặc điểm sử dụng ngôn ngữ (Ngôn ngữ): Là khả năng diễn đạt hệ
thống ngôn ngữ dẫn dắt tình huống, nhân vật; ngôn ngữ đối thoại của các nhânvật; ngôn ngữ trực tiếp; ngôn ngữ gián tiếp; ngôn ngữ biểu đạt hình ảnh
b) Mức độ TTST qua hoạt động vẽ tranh theo đề tài
HĐVT là hoạt động con người ta quan sát thế giới xung quanh và thể hiệnnhững thứ quan sát được qua cảm nhận cá nhân bằng hình ảnh, đường nét vàmàu sắc
Tưởng tượng sáng tạo qua HĐVTTĐT là hoạt động trong đó con người sửdụng đường nét, hình khối, màu sắc và sắp xếp các đường nét, hình khối, màu
Trang 25sắc đó theo một trật tự, để tạo nên một sản phẩm sáng tạo mang nội dung đềtài nhất định.
Mức độ TTST qua HĐVTTĐT được tìm hiểu trên cơ sở tổ chứcHĐVTTĐT và phân tích các bức tranh vẽ của HS Mức độ TTST của HSTH quaHĐVTTĐT được đánh giá trên các tiêu chí:
(1) Liên tưởng: Đánh giá khả năng học sinh tạo ra hình ảnh và hình dung hình
ảnh cần vẽ, đồng thời thể hiện được hình ảnh trong tưởng tượng ra tranh vẽ mộtcách sáng tạo và sinh động, chính xác và đánh giá về số lượng hình ảnh trongtranh của học sinh
(2) Liên kết các hình ảnh: Đánh giá khả năng học sinh liên kết các hình ảnh
rời rạc trong trí tưởng tượng của các em thành một hệ thống mạch lạc với bố cục
rõ ràng, chặt chẽ
(3) Cảm thụ màu sắc: Đánh giá khả năng sử dụng và sắp xếp màu sắc mang lại
hiệu quả sử dụng màu sắc cho bức tranh Nên lưu ý đặc tính tâm sinh lý của trẻđược thể hiện qua màu sắc (màu được vẽ theo sở thích) Màu sắc thể hiện trongbức tranh đáp ứng các tiêu chí: phong phú, phù hợp, linh hoạt, vui nhộn
(4) Sát thực: Sự khác biệt trong tranh được thể hiện như thế nào khi cho trẻ vẽ
về môi trường đang sống và môi trường chưa trải nghiệm (có thể chỉ xem quaphim ảnh, báo chí…)
Trong đó:
Trang 26Sát thực là những hình ảnh, chi tiết ngôn ngữ hoặc tranh vẽ thực tế, có ý
nghĩa chứ không phải là chi tiết viển vông, không hợp lý trong một sản phẩmtưởng tượng sáng tạo
Mềm dẻo là tiêu chí đánh giá mức độ linh hoạt trong quá trình sản sinh
văn bản hay vẽ tranh theo đề tài mà trong quá trình đó, ngôn ngữ hay, bố cục,đường nét được thể hiện một cách linh hoạt, lưu loát hay có thể gọi là thoáng
Sự thoáng trong ngôn từ, hình ảnh, thoáng trong đường nét, màu sắc Có sự thểhiện hợp lý cũng như thể hiện được cái tôi riêng, không bị bó buộc, khô cứngtheo một chuẩn mực, khuôn mẫu trong sản phẩm TTST
Độc đáo là tiêu chí đưa ra nhằm đánh giá sự mới lạ, màu sắc sáng tạo
trong sản phẩm Những chi tiết ngôn từ mới, những hình ảnh lạ, được sản sinh
do chính chủ thể TTST chính là thước đo cụ thể để đánh giá sự độc đáo trong tácphẩm văn bản hay tác phẩm tranh vẽ
Đối với mỗi hoạt động sáng tạo (SSVB và VTTĐT), các chỉ số TTSTđược đánh giá trên các tiêu chí tương ứng là:
Sơ đồ 1: Tương quan chỉ số và tiêu chí đánh giá của TTST qua HĐSSVB và HĐVTTĐT
Liên tưởngSát thực
Mềm dẻo
Độc đáo
Trang 27Do điều kiện thực tiễn, để chỉ ra sự giống và khác nhau về mức độ TTSTcủa HSTH giữa cá nhân và nhóm, chúng tôi tiến hành cho HS thực nghiệm kiểmchứng trong HĐVTTĐT giữa cá nhân và nhóm So sánh sự giống và khác nhau
về mức độ TTST giữa cá nhân và nhóm dựa trên các tiêu chí đánh giá mức độTTST trong HĐVTTĐT
2.2.2 Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng mức độ TTST của HSTH
2.2.2.1 Nguyên nhân từ phía HS
Mục đích: Tìm hiểu nguyên nhân từ phía HS dẫn đến thực trạng mức độTTST của HSTH trong HĐSSVB và HĐVTTĐT theo các yếu tố khác nhau
Nội dung: HSTH trả lời các câu hỏi của người nghiên cứu bằng văn bản
và bằng lời để tìm ra nguyên nhân
2.2.2.2 Nguyên nhân từ phía GV
Mục đích: Tìm hiểu nguyên nhân từ phía GV dẫn thực trạng mức độTTST của HSTH trong HĐSSVB và HĐVTTĐT theo các yếu tố khác nhau
Nội dung: GVTH trả lời các câu hỏi của người nghiên cứu bằng văn bản
và bằng lời để tìm ra nguyên nhân
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thực nghiệm phát hiện
2.3.1.1 Thực nghiệm phát hiện mức độ TTST của HSTH
a) Mục đích: Tìm hiểu mức độ TTST của HSTH trong HĐSSVB vàHĐVTTĐT
b) Nội dung: Thực nghiệm được trải qua 4 giai đoạn Ở mỗi giai đoạn,yêu cầu được đặt ra trước HS là khác nhau với độ khó tăng dần, qua đó đòi hỏi
HS thể hiện khả năng TTST ở mức cao hơn
Trang 28Giai đoạn 1: Đề bài cho sẵn chi tiết gợi mở, dựa trên những yếu tố đã chosẵn, bằng khả năng TTST của mình, HS sẽ tạo ra những chi tiết, hình ảnh mới,
Giai đoạn 4: HS hoàn toàn dựa vào khả năng TTST của mình để tạo ra sảnphẩm chưa từng có trong quá khứ, chưa từng xảy ra, không có gợi ý cho sẵn Ởgiai đoạn này, sản phẩm của HS là sản phẩm được tạo nên hoàn toàn do khảnăng TSTS
c) Cách tiến hành:
Nghiên cứu tiến hành thực nghiệm trên 2 hoạt động mang tính sáng tạo làSSVB và VTTĐT Với mỗi hoạt động, các giai đoạn được cụ thể hóa thành đềbài như sau:
+ TTST qua HĐSSVB
Giai đoạn 1: Ai trong chúng ta cũng từng được nghe bà, mẹ, cô giáo kể
cho nghe về truyền thuyết Thánh Gióng Truyện kể về một cậu bé đã lên 3 tuổi
mà không biết nói, cười, nhưng khi được tin có giặc ngoại xâm, bỗng biến thành một tráng sĩ cao lớn, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt đánh tan quân xâm lược và sau đó Gióng cưỡi ngựa sắt phi thẳng lên trời Các tác giả dân gian chỉ biết và kể lại cho chúng ta nghe những chuyện xảy ra khi Thánh Gióng
ở dưới trần gian Còn câu chuyện về Thánh Gióng sau khi cưỡi ngựa sắt bay lên trời thì phải nhờ đến các bạn nhỏ của thời hiện tại Bằng trí tưởng tượng của mình, em hãy giúp các tác giả dân gian hoàn thành nốt câu chuyện nhé.
Trang 29Giai đoạn 2: Tết đến, em được mẹ mua cho quần áo mới Với bộ quần áo
mới, em thích thú chạy nhảy tung tăng Nhưng kìa, không chỉ có em mà cây cối trong vườn nhà, chú chim sáo trong lồng, cành hoa đào bố vừa mang về hôm qua và cả ánh nắng ban mai nữa, tất cả đều khoác trên mình một chếc áo mới Thấy em, ai nấy đều vui Tất cả cùng trò chuyện ríu rít về mùa xuân, về năm mới, về bộ áo mới của mình Em hãy kể lại cuộc trò chuyện của em và những người bạn trong khu vườn cho mọi người cùng nghe.
Giai đoạn 3: Tết đến xuân về là lúc mọi người trong gia đình quây quần
bên nhau, trao cho nhau những lời chúc và những món quà chan chứa tình yêu thương Em nhận được những tình cảm thương yêu trìu mến, những lời chúc tốt đẹp và cả tiền lì xì nữa Hãy viết một câu chuyện về tình cảm gia đình để làm món quà tặng cả gia đình trong dịp tết năm nay nhé.
Giai đoạn 4: Trường Tiểu học đang tổ chức cuộc thi sáng tác truyện với
đề tài: Sắc màu tuổi thơ Bằng khả năng và trí tưởng tượng của mình, em hãy viết một câu chuyện để tham gia cuộc thi nhé.
+ TTST qua HĐVTTĐT
Giai đoạn 1: Cho 3 hình ảnh: Hoa đào, bánh chưng, câu đối đỏ Bằng khả
năng tưởng sáng tạo của mình, kết hợp với 3 hình ảnh đã cho, em hãy vẽ mộtbức tranh về đề tài: Mùa xuân
Giai đoạn 2: Tết vừa rồi, em được đi chơi rất nhiều nơi, bắt gặp nhiều
điều rất lý thú Bằng những hình ảnh đã thấy cùng khả năng tưởng tượng sángtạo của mình, em hãy vẽ một bức tranh theo đề tài: Cuộc du xuân
Giai đoạn 3: Em đã trải qua rất nhiều mùa xuân Mùa xuân năm nào cũng
để lại cho em những niềm vui và ấn tượng Em hãy vẽ một bức tranh theo đề tài:Mùa xuân trong ấn tượng của em
Trang 30Giai đoạn 4: Em luôn mong chờ mùa xuân sẽ đến với những điều lý thú
và tốt đẹp Bằng trí tưởng tượng sáng tạo của mình, em hãy vẽ bức tranh nói về:Mùa xuân trong mong muốn của em
d) Cách đánh giá:
Do hình thức và thời gian thực nghiệm, đánh giá sản phẩm của mỗi hoạtđộng sáng tạo khác nhau nên chúng tôi đưa ra cách đánh giá cho sản phẩm củamỗi hoạt động như sau:
+ Đánh giá TTST trong HĐSSVB
* Mở đầu
- Đạt: Miêu tả và tái hiện được hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, hoàn cảnhriêng của nhân vật chính, nêu khái quát nhân vật, ngôn ngữ diễn đạt sinh động,gãy gọn -> 0,5 điểm
- Chưa đạt: Chưa miêu tả được hoàn cảnh, nhân vật hoặc miêu tả mộtcách chung chung, khái quát, ngôn ngữ diễn đạt chưa sinh động, gãy gọn -> 0điểm
* Thắt nút
- Đạt: Có chi tiết mở đầu, tạo dựng mâu thuẫn, tình tiết thể hiện qua 2 câutrở lên, ngôn ngữ trôi chảy, sinh động -> 0,5 điểm
- Chưa đạt: Không có chi tiết mở đầu, tạo dựng mâu thuẫn, tình tiết hoặc
có nhưng chỉ thể hiện trong 1 câu, ngôn ngữ diễn đạt chưa trôi chảy, sinh động
-> 0 điểm
* Phát triển
- Đạt: Phần diễn đạt thể hiện được những diễn biến xảy ra trong câuchuyện, miêu tả các diễn biến một cách logic, có trình tự, ngôn ngữ diễn đạt trôichảy, phong phú -> 0,5 điểm
Trang 31- Chưa đạt: Phần diễn đạt chưa thể hiện được các diễn biến xảy ra trongcâu chuyện, hoặc miêu tả các diễn biến chưa logic, chưa có trình tự, ngôn ngữdiễn đạt không trôi chảy, phong phú -> 0 điểm
* Đỉnh điểm
- Đạt: Có tình tiết cao trào, dẫn câu chuyện lên đến đỉnh điểm mâu thuẫn.Diễn đạt phong phú, ngôn ngữ kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn được người đọc vàocao trào của truyện -> 0,5 điểm
- Chưa đạt: Chưa có tình tiết cao trào, dẫn câu chuyện lên đến đỉnh điểmmâu thuẫn hoặc có nhưng tình tiết không mới lạ, hấp dẫn, độc đáo, diễn đạtkhông phong phú, ngôn ngữ kể chuyện không hấp dẫn, lôi cuốn được người đọc-> 0 điểm
* Cốt truyện
Trang 32- Đạt: Mỗi dạng chi tiết đưa vào ít nhất 2 hình ảnh, thể hiện các hình ảnhmột cách độc đáo, mới lạ, dẫn dắt hình ảnh tự nhiên, tạo được sức hấp dẫn chocâu chuyện-> 0,5 điểm
- Chưa đạt: Mỗi dạng chi tiết đưa vào dưới 2 hình ảnh, thể hiện các hìnhảnh một cách rập khuôn, không mang tính độc đáo, mới lạ, dẫn dắt hình ảnhkhông tự nhiên, không tạo được sức hấp dẫn cho câu chuyện -> 0 điểm
+ Chi tiết sinh hoạt hằng ngày: Đạt -> 0,5 điểm
Chưa đạt -> 0 điểm+ Chi tiết phiêu lưu mạo hiểm: Đạt -> 0,5 điểm
Chưa đạt -> 0 điểm+ Chi tiết hoang đường, cổ tích: Đạt -> 0,5 điểm
Chưa đạt -> 0 điểm
* Nhân vật
- Đạt: Có hệ thống các nhân vật chính, phụ Nhân vật có hành động, ngônngữ tác động vào các tình tiết để làm nên diễn biến của câu chuyện Ngôn ngữmiêu tả nhân vật và hành động tự nhiên, mới lạ, độc đáo -> 0,5 điểm
- Chưa đạt: Chưa có hệ thống các nhân vật chính, phụ hoặc các nhân vật
mờ nhạt, không hoặc ít có tác động vào các tình tiết để làm nên diễn biến củacâu chuyện Ngôn ngữ miêu tả nhân vật và hành động không tự nhiên, mới lạ,độc đáo -> 0 điểm
+ Nhân vật chính: Đạt -> 0,5 điểm
Chưa đạt -> 0 điểm+ Nhân vật phụ: Đạt -> 0,5 điểm
Chưa đạt -> 0 điểm
Trang 33* Ngôn ngữ
- Đạt: Dẫn dắt tình huống truyện, thể hiện ngôn ngữ nhân vật, các hìnhảnh biểu đạt một cách hấp dẫn, khoa học, ngôn từ sử dụng mới lạ, độc đáo -> 0,5điểm
- Chưa đạt: Chưa dẫn dắt được tình huống truyện, ngôn ngữ nhân vật, cáchình ảnh biểu đạt tự nhiên hoặc dẫn dắt và thể hiện không hấp dẫn, khoa học,ngôn từ sử dụng lặp lại, không có sự mới lạ, độc đáo -> 0 điểm
+ Ngôn ngữ dẫn dắt tình huống, nhân vật: Đạt -> 0,5 điểm
Chưa đạt -> 0 điểm+ Ngôn ngữ đối thoại: Đạt -> 0,5 điểm
Chưa đạt -> 0 điểm+ Ngôn ngữ trực tiếp: Đạt -> 0,5 điểm
Chưa đạt -> 0 điểm+ Ngôn ngữ gián tiếp: Đạt -> 0,5 điểm
Chưa đạt -> 0 điểm+ Ngôn ngữ biểu đạt hình ảnh: Đạt -> 0,5 điểm
Chưa đạt -> 0 điểm
* Chính tả: Từ 0 – 1 điểm
* Dung lượng: Từ 0 – 1 điểm
Thang bậc đánh giá mức độ TTST của HSTH qua HĐSSVB:
- Cao: 8,0< X ≤ 10
- Tương đối cao: 6,0< X ≤8,0
Trang 34* Liên kết các hình ảnh
- Giữa các hình ảnh có sự liên kết chặt chẽ, bố cụ rõ ràng, hình ảnh đượcsắp xếp một cách hợp lý, có mảng chính, phụ, bức tranh không tạo ra khoảngtrống -> 3 điểm
- Các hình ảnh trong tranh có sự liên kết, bố cụ phân chia được mảngchính, phụ, tuy nhiên, sự phân bố và liên kết các hình ảnh chưa rõ ràng hoặctrong tranh vẫn để thừa khoảng trống -> 2 điểm
- Các hình ảnh trong tranh có sự kết nối rời rạc hoặc trong bức tranh đểthừa nhiều khoảng trống không hợp lý -> 1 điểm
* Cảm thụ màu sắc
- Bức tranh có sự thể hiện màu sắc một cách hài hòa, hợp lý, phân bố cácmảng sáng tối phù hợp, nổi bật lên các hình ảnh thể hiện trong tranh, màu sắcvừa linh hoạt phong phú, vừa vui nhộn hài hước -> 3 điểm
Trang 35- Màu sắc trong tranh thể hiện có mảng màu chính, phụ rõ ràng Tuynhiên, một số hình ảnh màu sắc sử dụng chưa làm nổi bật lên hình ảnh hoặcchưa làm rõ nội dung bài vẽ, chuyển tiếp màu sắc chưa thực sự linh hoạt -> 2điểm
- Bức tranh chủ yếu sử dụng ít màu sắc, vẫn còn để lộ nhiều mảng trắngchưa tô màu hoặc màu sắc đặt cạnh nhau không có sự tương phản, nổi bật -> 1điểm
* Sát thực
- Các chi tiết hình ảnh trong bức tranh vừa có sự tưởng tượng phong phú,hình ảnh vẽ nên mới lạ, ít liên quan đến những điều diễn ra xung quanh HS -> 3điểm
- Vẽ lại những điều mà trẻ được trải nghiệm hoặc qua những điều xungquanh, nhưng có sự thay đổi, biến tấu để chi tiết, hình ảnh đặc sắc hơn, mới lạ,độc đáo hơn -> 2 điểm
- Những hình ảnh vẽ nên là sự sao chép những điều mà HS nhìn thấyxung quanh, những điều HS quan sát được mà chưa có sự biến tấu, sáng tạo racái mới sinh động hơn -> 1 điểm
Thang bậc đánh giá mức độ TTST của HSTH qua HĐVTTĐT:
Trang 36a) Mục đích: Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa mức độ TTST trong
HĐ SSVB và VTTĐT
b) Nội dung: HS được yêu cầu thực hiện TTST qua HĐSSVB vàHĐVTTĐT trên cùng một đề tài Cụ thể là:
Sau khi đánh tan quân xâm lược, Gióng cưỡi ngựa sắt phi thẳng lên trời.
Các tác giả dân gian chỉ biết và kể lại cho chúng ta nghe những chuyện xảy rakhi Thánh Gióng ở dưới trần gian Còn câu chuyện về Thánh Gióng sau khi cưỡingựa sắt bay lên trời thì phải nhờ đến các bạn nhỏ của thời hiện tại Bằng khảnăng tưởng tượng sáng tạo của mình, em hãy:
vẽ bức tranh theo đề tài: Thánh Gióng sau khi về trời
kể tiếp cho mọi người nghe câu chuyện của Thánh Gióng sau khi vềtrời
c) Cách tiến hành:
HS tiến hành làm bài thực nghiệm, thu lại bài sau khi hoàn thành Thựcnghiệm đánh giá mức độ TTST thông qua HĐVTTĐT được tiến hành trước thựcnghiệm đánh giá mức độ TTST thông qua HĐSSVB 3 ngày Sau khi HS hoànthành xong bài thực nghiệm, người nghiên cứu trò chuyện với HS theo một số
câu hỏi: Những chi tiết con muốn thể hiện vào bài vẽ mà chưa thể hiện được? Lý
do con chưa thể hiện được là gì? Con đã thể hiện được chi tiết ấy vào bài viết chưa? và ghi chép lại câu trả lời của các em.
d) Cách đánh giá:
Với các tiêu chí, cho các mức điểm như sau:
- Điểm 3: Thể hiện tốt tiêu chí đặt ra
- Điểm 2: Thể hiện được tiêu chí nhưng không rõ ràng
- Điểm 1: Chưa thể hiện được tiêu chí đặt ra hoặc thể hiện chưa tốt
Trang 372.3.1.3 Thực nghiệm phát hiện mức độ TTST theo cá nhân và nhóm
a) Mục đích: Chỉ ra sự giống và khác nhau giữa TTST theo cá nhân vànhóm
b) Nội dung:
Do điều kiện thực tiễn, nghiên cứu tiến hành thực nghiệm tìm hiểu mức
độ TTST theo cá nhân và nhóm dưới hình thức HĐVTTĐT
HS được yêu cầu thực hiện hoạt động TTST theo cá nhân và nhóm trêncùng một đề tài Cụ thể là:
Sau khi đánh tan quân xâm lược, Gióng cưỡi ngựa sắt phi thẳng lên trời.
Các tác giả dân gian chỉ biết và kể lại cho chúng ta nghe những chuyện xảy rakhi Thánh Gióng ở dưới trần gian Còn câu chuyện về Thánh Gióng sau khi cưỡingựa sắt bay lên trời thì phải nhờ đến các bạn nhỏ của thời hiện tại Bằng khả
năng tưởng tượng sáng tạo của mình, em hãy vẽ bức tranh theo đề tài: Thánh Gióng sau khi về trời nhé.
Trang 382.3.2 Điều tra
2.3.2.1 Mục đích
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng mức độ TTST của HSTH
2.3.2.2 Nội dung
Trang 39- Nghiên cứu sử dụng 12 câu hỏi về TTST của HSTH dưới dạng phiếuđiều tra dành cho GV và HSTH.
- Sử dụng các công thức tính trung bình cộng và tính tỉ số phần trăm để xử
lý các kết quả điều tra Tùy theo mục đích nghiên cứu để xây dựng các bảngbiểu, biểu đồ, từ đó rút ra nhận xét về nguyên nhân dẫn đến thực trạng mức độTTST của HSTH
2.4 Tiến trình nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 3 năm 2014với các quá trình như sau:
- Từ tháng 12/2010 đến tháng 3/2011: Tiến hành thực nghiệm và điều tratìm hiểu về thực trạng mức độ TTST trong HĐSSVB
- Từ tháng 11/2011 đến tháng 3/2012: Tiến hành thực nghiệm và điều tranhận thức của GVTH về thực trạng mức độ TTST và thực trạng đánh giá mức
độ TTST của HSTH thông qua phân môn Tập làm văn
- Từ tháng 11/2012 đến tháng 3/2013: Tiến hành thực nghiệm về mức độTTST của HSTH trong HĐVTTĐT, điều tra nhận thức của GVTH về TTST củaHSTH
Trang 40- Từ tháng 5/2013 đến tháng 1/2014: Xử lý số liệu, đánh giá kết quả, phânloại, phân tích các kết quả thu được.
- Từ tháng 1/2014 đến tháng 3/2014: Tiến hành thực nghiệm về mức độTTST của HSTH theo các yếu tố khác nhau
- Từ tháng 3/2014 đến tháng 4/2014: Đánh giá, tổng hợp, xử lý và phântích các kết quả thu được, từ đó đưa ra kết luận về mức độ TTST của HSTH vàđưa ra một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng
- 27/4/2014: Hoàn thiện đề tài