2.Mục đích nghiên cứu: Phát hiện thực trạng biểu hiện xúc cảm tiêu cực (XCTC) trong hoạt động học tập (HĐHT) của học sinh tiểu học (HSTH), trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp tâm lý giáo dục nhằm hạn chế XCTC trong HĐHT ở HSTH. 3.Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu:3.1.Đối tượng nghiên cứuBiểu hiện xúc cảm tiêu cực trong HĐHT của HS lớp 1 và lớp 2.3.2.Khách thể nghiên cứu.48 HS lớp 1VÀ 50 HS lớp 2 trường tiểu học Trung Hòa (Hà Nội)4.Giả thuyết khoa học:Những biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong HĐHT của HSTH được biểu hiện khá rõ qua ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ.Biểu hiên xúc cảm tiêu cực chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: Tính cách, giới tính của HS, cách ứng xử của giáo viên, phong cách giáo dục của gia đình…. Trong đó yếu tố thuộc về giáo viên (cụ thể là ứng xử của giáo viên) có ảnh hưởng lớn nhất đến biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH.5.Nhiệm vụ nghiên cứu:5.1.Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về xúc cảm, HĐHT để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.5.2.Tìm hiểu thực trạng mức độ biểu hiện về xúc cảm tiêu cực trong HĐHT của học sinh và nguyên nhân của thực trạng. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tâm lý giáo dục nhằm hạn chế XCTC trong HĐHT ở các em.6.Phạm vi nghiên cứu:Chỉ nghiên cứu những biểu hiện xúc cảm tiêu cực của học sinh lớp 1 trong giờ học trên lớp.
Trang 1MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống Giáo dục quốc dân…” Luật giáo dục ban hành năm 2007 đã xác định: "Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở”
Xúc cảm là một mặt quan trọng trong đời sống tâm lý con người nói chung và nhân cách của HSTH nói riêng.Vấn đề xúc cảm của trẻ em luôn được coi là quan trọng trong xã hội bởi xã hội càng phát triển, thì đứa trẻ càng
có nhiều nguy cơ phải sống trong môi trường thiếu vắng những xúc cảm tích cực cần thiết cho sự phát triển cá nhân và xã hội Trẻ em ngày nay thường xuyên phải đối mặt với những tình huống kích thích, nguy hiểm Kết quả của nhiều nghiên cứu Xã hội học, Giáo dục học, Tâm lý học gần gây đã cho thấy
sự gia tăng các hiện tượng tiêu cực ở trẻ em như: bạo lực, hành vi xâm kích, biểu hiện trầm cảm … Trẻ em hiện nay có xu hướng dễ cô đơn, dễ chán nản,
dễ cáu giận và ương bướng hơn Chúng cũng hay bị căng thẳng, lo lắng, bốc đồng và dễ gây hấn hơn
Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh tiểu học, có ý nghĩa quan trọng trong hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ em Xúc cảm là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh, đặc biệt là HSTH "Xúc cảm liên quan mật thiết đến hầu như mọi khía cạnh của quá trình giảng dạy và học tập, do đó, sự hiểu biết
về bản chất của xúc cảm trong bối cảnh trường học là rất cần thiết"
Vấn đề xúc cảm rất quan trọng đối với hoạt động học tập của học sinh tiểu học nhưng hầu như ít được nghiên cứu tại Việt Nam Việc nghiên cứu vấn
đề này có ý nghĩ quan trọng đối với sự phát triển nhân cách toàn diện cho HSTH Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu những biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong học tập của học sinh tiểu học”
Trang 22. Mục đích nghiên cứu:
Phát hiện thực trạng biểu hiện xúc cảm tiêu cực (XCTC) trong hoạt động học tập (HĐHT) của học sinh tiểu học (HSTH), trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp tâm lý- giáo dục nhằm hạn chế XCTC trong HĐHT ở HSTH
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong HĐHT của HS lớp 1 và lớp 2
3.2. Khách thể nghiên cứu.
48 HS lớp 1 VÀ 50 HS lớp 2 trường tiểu học Trung Hòa (Hà Nội)
4. Giả thuyết khoa học:
- Những biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong HĐHT của HSTH được biểu hiện khá rõ qua ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ
- Biểu hiên xúc cảm tiêu cực chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như:
Tính cách, giới tính của HS, cách ứng xử của giáo viên, phong cách giáo dục của gia đình… Trong đó yếu tố thuộc về giáo viên (cụ thể là ứng xử của giáo viên) có ảnh hưởng lớn nhất đến biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về xúc cảm, HĐHT để xây dựng cơ sở lý
luận của đề tài
5.2. Tìm hiểu thực trạng mức độ biểu hiện về xúc cảm tiêu cực trong HĐHT của học
sinh và nguyên nhân của thực trạng Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tâm lý- giáo dục nhằm hạn chế XCTC trong HĐHT ở các em
- Chỉ nghiên cứu khía cạnh tâm lý (không nghiên cứu khía cạnh sinh lý)
7. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu thực trạng những biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong HĐHT của học sinh lớp 1 và lớp 2 chúng tôi sử dụng những phương pháp khác nhau Bao gồm: phương pháp nghiên cứu tài liệu; quan sát; phỏng vấn
Trang 3GV (2 GV chủ nhiêm, các giáo viên khác dạy cùng khối và các GV dạy các môn kỹ năng), HS, phụ huynh; điều tra bảng hỏi.
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản:
Mục đích: khái quát những vấn đề tâm lý liên quan đến xúc cảm, xúc
cảm tiêu cực trong HĐHT của HSTH để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
7.2. Phương pháp điều tra viết
Mục đích: Đánh giá thực trạng và các yếu tố tác động đến biểu hiện
XCTC trong HĐHT của HSTH
7.3. Phương pháp quan sát
Mục đích: Quan sát những biểu hiện xúc cảm trong HĐHT trên lớp của học sinh lớp 5 thông qua hành vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ điệu bộ)
7.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích: Thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin
đã thu được từ các phương pháp khác nhau
7.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.
Mục đích: nhằm minh họa cho kết quả nghiên cứu
Phân tích, miêu tả chân dung cụ thể 1 trường hợp học sinh tiêu biểu có biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong học tập
7.6. Phương pháp thống kê toán học:
Sử dụng để xử lý và phân tích thống kê về mặt định lượng
8. Cấu trúc của đề tài
Phần mở đầu CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÚC CẢM TIÊU CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TÂP (HĐHT) CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC (HSTH)
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN XÚC CẢM TIÊU CỰC TRONG HĐHT CỦA HỌC SINH LỚP 1 VÀ LỚP 2
Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục
Trang 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÚC CẢM TIÊU CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TÂP (HĐHT) CỦA HỌC SINH
TIỂU HỌC (HSTH)
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập
của học sinh tiểu học
1.1.1. Ở nước ngoài
Trên Thế Giới, vấn đề nghiên cứu xúc cảm đã và đang thu hút nhiều công trình nghiên cứu với quy mô khác nhau Những nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực xúc cảm được thực hiện trên HS ở các cấp học khác nhau và với các hướng nghiên cứu khác nhau Cụ thể, có 3 khía cạnh mà các nhà nghiên cứu đi theo gồm: nghiên cứu về biểu hiện xúc cảm và xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập ở nhà trường của học sinh, nghiên cứu xây dựng các công
Trang 5cụ đánh giá xúc cảm, xúc cảm tiêu cực dành cho học sinh và nghiên cứu biện pháp hạn chế xúc cảm tiêu cực và xây dựng chương trình giáo dục xúc cảm dành cho học sinh.
Một số đại diện nghiên cứu về biểu hiện xúc cảm và xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập ở nhà trường của học sinh là:
Gail Gumora and William F (2002) nghiên cứu điều tra mối quan hệ giữa khuynh hướng xúc cảm và thành tích học tập của HS trung học Nội dung đánh giá gồm các yếu tố:
1) Năng lực học tập;
2)Các khuynh hướng xúc cảm
3) Các xúc cảm tiêu cực trải nghiệm trong các nhiệm vụ liên quan đến trường học
Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò hỗ trợ của yếu tố xúc cảm - xã hội
là quan trọng nhất đối với thành tích học tập của HS chứ không phải là các mối quan hệ hay mục tiêu học tập [dẫn theo 31, tr7]
Một nghiên cứu định lượng dựa trên tự đánh giá của HS và sinh viên thông qua Bảng hỏi xúc cảm học tập (AEQ) cho thấy, HS trải nghiệm những xúc cảm học tập khác nhau, bao gồm: thích thú, hy vọng, tự hào, niềm tin, tức giận, lo lắng, xấu hổ, tuyệt vọng, và chán nản Ngoài ra, các yếu tố như động cơ học tập, chiến lược học tập, tự điều chỉnh xúc cảm, thành tích học tập, cũng như tính cách và môi trường lớp học đều có ảnh hưởng đến xúc cảm học tập của HS [37]
Hội đồng Nghiên cứu Giáo dục Úc thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá và phát triển các đặc điểm xúc cảm xã hội tích cực của HS (lứa tuổi trước tuổi học cho đến lớp 12) năm 2007, theo ngữ cảnh với các chương trình học khác nhau và hành động tích cực của cha mẹ/ GV hay bạn bè trong các môi trường: trường học, gia đình và xã hội Kết quả nghiên cứu cho thấy: HS trải nghiệm khó khăn về xúc cảm xã hội khác nhau Bảy trong mười HS nói rằng
Trang 6cảm thấy lo lắng Hai trong mười HS nói em cảm thấy rất tuyệt vọng, chán nản và đã ngừng học trong một tuần Một phần ba HS được nghiên cứu nói rằng, các em mất bình tĩnh khi bị người khác bắt nạt [dẫn theo 31, tr9].
Nhiều nghiên cứu khác đã cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa mức độ thiếu khả năng kiểm soát xúc cảm với các biểu hiện rối loạn hành vi khác nhau ở HS phổ thông như: khuynh hướng sống thu mình lại, lo hãi và trầm cảm, thiếu tập trung, dễ phạm tội và gây hấn Chẳng hạn, khi quan sát HSTH vào những ngày nhận học bạ, các nhà nghiên cứu nhận thấy, những em nhận được điểm xấu hơn mong đợi thường có biểu hiện tâm lý nặng nề Những em
tự nhận thấy bị điểm kém là do lỗi của bản thân thường bị trầm cảm nhiều hơn so với những em cho rằng điều đó có thể sửa được Tương tự, nghiên cứu những HS bị bạn bè bỏ rơi cũng cho thấy mối tương quan giữa cách suy nghĩ của trẻ với khuynh hướng trầm cảm của chúng: Những em cho rằng sự bỏ rơi
đó là do lỗi của cá nhân mình thường dấn sâu vào sự trầm cảm hơn so với những em có suy nghĩ rằng mình có thể cải thiện được tình thế Các quan sát lâu dài trên những HS này cũng cho thấy những bằng chứng về trầm cảm phát triển dần theo hướng trở thành một thái độ sống bi quan cùng với nhiều rối nhiễu hành vi khác khi đến tuổi trưởng thành (T Achenbach & Catherine Howell, Urie Bronfenbrenner, Judy Garber & cs ) [7]
Qua các nghiên cứu trên cho thấy, ở HSTH trong HĐHT ở trường học
có những xúc cảm tiêu cực như: tức giận, lo lắng, xấu hổ, thất vọng và chán nản Những biểu hiện XCTC này xuất hiện do nhiều nguyên nhân:
- Các nguyên nhân chủ quan (từ phía học sinh): tính cách, tự đánh giá của bản thân, động cơ, chiến lược học tập, khả năng tự điều chỉnh xúc cảm
- Các nguyên nhân khách quan như: Môi trường trường học, GV, gia đình, mối quan hệ với bạn bè và GV
Có nhiều nghiên cứu xây dựng các công cụ đánh giá xúc cảm và Thang đánh giá xúc cảm học tập (Academic Emotions Questionnaire -AEQ) (Pekrun, Goetz, Perry, 2005) dành cho HS ở Philippines là nghiên cứu thích
Trang 7nghi có độ tin cậy và tính hiệu lực cao Thang đo xúc cảm học tập được cấu trúc gồm 8 xúc cảm trong bối cảnh học tập: tức giận, lo lắng, chán nản, thích thú, hy vọng, tuyệt vọng, tự hào và xấu hổ Kết quả phân tích các yếu tố cho thấy, tức giận và lo lắng là 2 yếu tố có biểu hiện ở mức độ cao hơn trong 8 yếu tố được đo [dẫn theo 31, tr 12].
1.1.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, những cơ sở lý luận của xúc cảm (khái niệm, đặc điểm, quy luật) và các đặc điểm xúc cảm của HSTH đã được một số tác giả như Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn, Vũ Dũng, Nguyễn Văn Lũy, Bùi Văn Huệ, Phan Thị Hạnh Mai đề cập đến trong một số giáo trình [13], [9], [43], [23], [24], [26]
Công trình nghiên cứu của các tác giả Ngô Công Hoàn, Lê Thị Luận về biểu hiện xúc cảm của trẻ ở độ tuổi nhà trẻ, tuổi mẫu giáo đã cho thấy, mức
độ nhận biết các loại xúc cảm ở bản thân cũng như ở người khác của trẻ còn thấp, và không đồng đều Trong đó, mức độ nhận biết xúc cảm của người khác thấp hơn so với mức độ nhận biết xúc cảm của bản thân Từ đó, đã đề xuất các biện pháp tác động phù hợp để hướng dẫn cho trẻ biết nhận dạng chính xác các xúc cảm của bản thân và của người khác, tạo điều kiện cải thiện các mối quan hệ của trẻ [4], [11]
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Vui [27] và Phùng Thị Hằng [10] về khó khăn học tập của HSTH là người dân tộc thiểu số (dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Cao Lan, Sán Chỉ, ) ở tỉnh Kon Tum và Thái Nguyên cho thấy: HS gặp khó khăn tâm lý trong học tập ở mức độ tương đối cao Những khó khăn tâm lý thể hiện ở nhận thức, kỹ năng học tập và đặc biệt
là về xúc cảm (“lo sợ khi phải trả lời câu hỏi của GV”, “không thích thú với việc đến trường”, “chưa tích cực học tập”)
Kết quả nghiên cứu của các tác giả Phan Thị Mai Hương, Đào Thị Oanh về xúc cảm của HS THCS cho thấy: Nhìn chung, trong cuộc sống, học sinh - thiếu niên có biểu hiện xúc cảm tích cực là chủ yếu, tuy nhiên, ở một số
Trang 8bộ phận học sinh nam có những biểu hiện XCTC như “thụ động”, “không muốn làm việc”, “không muốn động chân tay”, “đầu óc mụ mẫm”, “không tập trung được”… GV và cha mẹ HS đều nhận thức được việc giáo dục xúc cảm cho HS là thực sự cần thiết nhưng còn nhiều lúng túng trong các biện pháp giáo dục Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát xúc cảm tiêu cực ở thiếu niên, trong đó có các đặc điểm nhân cách; hoàn cảnh hiện thực và
sự ổn định tâm lý của con người [29], [19], [20]
Các kết quả thu được trên HS Trung học về một số chỉ số phát triển tâm sinh lý của các tác giả Trần Trọng Thủy, Nguyễn Huy Tú, Nguyễn Công Khanh và Trung tâm nghiên cứu Tâm lý học- Sinh lý lứa tuổi cho thấy điểm yếu của HS được nghiên cứu thể hiện rõ nét ở khả năng đồng cảm và khả năng kiểm soát xúc cảm của bản thân Điều này đặt ra cho các nhà nghiên cứu
và các nhà giáo dục sự tiếp tục quan tâm tìm ra những cách thức hiệu quả để giáo dục xúc cảm cho HS [12]
Trong luận án tiến sĩ “Ảnh hưởng của xúc cảm đối với hoạt động tư duy”, tác giả Ngô Công Hoàn (1984) bằng thực nghiệm khoa học đã chứng minh: Dưới tác động của lời khen, sự động viên… (xúc cảm tích cực) nghiệm thể (sinh viên) giải các bài tập có mức độ khó khác nhau cho kết quả cao hơn, so với kết quả tác động bởi sự chỉ trích…(những xúc cảm tiêu cực) Hiệu quả bài tập thấp nhất khi không có những tác động xúc cảm từ phía nhà nghiên cứu đối với nghiệm thể Như vậy, dưới tác động hợp lý các xúc cảm tích cực, hiệu quả giải bài tập đều cao hơn, so với khi không có những tác động gì (im lặng để HS tự giải bài tập với các mức độ khác nhau) [2], [3]
Tóm lại, các nghiên cứu xúc cảm ở Việt Nam đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm,tuy nhiên nghiên cứu xúc cảm trên học sinh lớp 1 còn hạn chế Bên cạnh nghiên cứu về lý luận, các tác giả cũng chú trọng việc đề xuất một số biện pháp tâm lý- giáo dục để cải thiện mối quan hệ của trẻ, hạn chế các biểu hiện xúc cảm tiêu cực
1.2. Xúc cảm
Trang 91.2.1 Khái niệm “Xúc cảm”
Theo Từ điển tiếng Anh Oxford (Oxford English Dictionary): “Xúc cảm như một kích động, hay một rối loạn tinh thần tình cảm, đam mê, mọi trạng thái mãnh liệt hay kích thích” [dẫn theo 7, tr.496].
Hai tác giả Tomkins và J Watson cho rằng “xúc cảm là phản ứng của
cơ thể đối với những tác nhân kích thích chuyên biệt” [dẫn theo 17]
Theo X.L.Rubinstêin, K.K Platonov quan niệm xúc cảm là thái độ đối
với các đối tượng có liên quan đến nhu cầu của con người: “Toàn bộ thế giới xúc cảm – tình cảm của con người về thực chất là toàn bộ thái độ của con người đối với thế giới và trước tiên là đối với những người khác trong cuộc sống và trong ấn tượng trực tiếp của cá nhân” [22, tr43]
Daniel Goleman đã định nghĩa: “xúc cảm vừa là một tình cảm và các ý nghĩ, các trạng thái tâm lý và sinh học đặc biệt, vừa là thang của các xu hướng hành động do nó gây ra” [7]
Theo định nghĩa của "Từ điển bách khoa Liên Xô" thì "xúc cảm” là những phản ứng chủ quan của con người và động vật đối với những tác động của những kích thích tố bên trong và bên ngoài được thể hiện dưới dạng thoả mãn hay không thoả mãn, vui mừng, sợ hãi v.v Đi kèm với bất
kì sự thể hiện nào của hoạt động cơ thể, cảm xúc phản ánh giá trị của những hiện tượng và tình huống và là một trong những cơ chế chính để điều tiết nội bộ hoạt động tâm lí và hành vi nhằm làm thoả mãn những nhu cầu bức thiết" (СЭС, 1983: 1543)
Ở Việt Nam, các nhà tâm lý học đưa ra nhiều khái niệm về xúc cảm,
tuy nhiên phần lớn đều dựa trên quan niệm về xúc cảm của Tâm lý học Hoạt động
Theo Vũ Dũng, “Xúc cảm là sự phản ánh tâm lý về mặt ý nghĩa sống động của các hiện tượng và hoàn cảnh, tức mối quan hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng với nhu cầu của chủ thể, dưới hình thức những rung động trực tiếp” [6].
Tác giả Trần Trọng Thủy, Nguyễn Huy Tú, Đào Thị Oanh, Nguyễn Văn
Trang 10Lũy cho rằng: "Xúc cảm là những rung động thể hiện thái độ đối với hiện thực, có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của cá nhân" [15, tr.758], [21], [23], [24], [25].
Nguyễn Quang Uẩn định nghĩa: “Xúc cảm – tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với sự vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ” [26, tr.159].
Trong đề tài nghiên cứu về “Những biểu hiện xúc cảm và những biện pháp giáo dục xúc cảm cho trẻ từ 1 – 3 tuổi”, tác giả Ngô Công Hoàn cho
rằng: “Xúc cảm của con người là những rung động khác nhau, nó mang tính chất chủ quan, độc đáo của con người đối với hiện thực khách quan và đối với chính bản thân mình Trong hiện thực khách quan, các sự vật hiện tượng tồn tại một cách sinh động xung quanh chúng ta hoặc trong chúng ta, đó chính là nguồn gốc của xúc cảm, tình cảm Những sự vật hiện tượng đó tồn tại liên quan đến sự thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu nào đó của mỗi
cá nhân”[4].
Theo tác giả Vũ Dũng, xúc cảm là sự phản ánh tâm lý về mặt ý nghĩa sống động của các hiện tượng và hoàn cảnh, tức mối quan hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng với nhu cầu của chủ thể, dưới hình thức những rung động trực tiếp” [6,tr.29]
Tóm lại, xúc cảm là quá trình tâm lý, phản ánh các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan liên quan đến việc thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của cá nhân hoặc đáp ứng hay không đáp ứng những yêu cầu của xã hội và được thể hiện qua hành vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ (khuôn mặt, tư thế, cử chỉ điệu bộ)
1.2.2 Cấu trúc của xúc cảm
Nói về cấu trúc của xúc cảm, tác giả Theodore Kemper (1987) cho rằng chỉ có bốn xúc cảm được di truyền qua con đường sinh học là sợ hãi, giận dữ, buồn rầu và thỏa mãn và mỗi người đều trải qua bốn xúc cảm này Các xúc cảm này đều bị quy định về mặt sinh học Các nhà nghiên cứu khác như
Trang 11Shaver, Schwarts, Kirson và O’Connor, (1987); Izard, (1991); Shaver, Wu, & Schwartz, (1992) không nhất trí với ý kiến của Kemper mà cho rằng bốn xúc cảm trên là các xúc cảm nền tảng Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu khác như Ekman và Davision (1994) không đồng ý với ý kiến cho rằng một số xúc cảm là nền tảng, còn một số khác là được học [36].
Từ quan sát của mình, tác giả Arnold cho rằng trước khi xúc cảm nảy sinh, chủ thể phải được tri giác và nó đánh giá đối tượng tri giác trên cơ sở nhu cầu của mình Chính sự phản ứng đáp lại sự đánh giá đối tượng đã ảnh hưởng tới chủ thể tri giác làm nẩy sinh xúc cảm ở chúng như là sự chấp nhận hay bác bỏ, là sự thỏa mãn hay không thoả mãn Như vậy theo Arnold, xúc cảm bao gồm ba thành tố là tri giác, đánh giá và nhu cầu
Trên cơ sở quan niệm của Arnold, năm 1972 tác giả R.S Lazarus và các cộng sự đã trình bày một cấu trúc lý thuyết của xúc cảm, theo đó mỗi xúc cảm là một phản ứng đáp lại phức hợp gồm ba thành tố khác nhau: 1) Các tín hiệu hay kích thích; 2) Sự đánh giá: được coi như là chức năng của bộ não mà nhờ đó cá thể đã đánh giá được tình huống kích thích so với nhu cầu của bản thân; 3) Một phản ứng phức hợp gồm ba loại phản ứng: phản ứng nhận thức, phản ứng biểu cảm và phản ứng phương thức [13, tr.56]
+ Loại phản ứng nhận thức là những cơ chế tự vệ như: dồn nén, từ chối.+ Loại phản ứng biểu cảmmà quan trọng nhất là biểu cảm ở nét mặt thường chia ra hai kiểu: biểu cảm sinh vật và biểu cảm tự tạo (biểu cảm văn hóa)
+ Loại phản ứng phương thức (phản ứng công cụ) có chức năng thông báo, đưa ra tín hiệu về sự tồn tại, hiện diện một xúc cảm nào đó hoặc che đậy một xúc cảm nào đó Loại phản ứng phương thức thể hiện ở những hành động phức tạp và có hướng, chẳng hạn sự gây hấn và bỏ chạy
Một số nhà khoa học, trước hết là Darwin, Ekman và Tomkins cho rằng xúc cảm được tạo bởi ba thành tố: 1) Cơ chế thần kinh chuyên biệt bị quy định, chế ước ở bên trong; 2) Những phức hợp biểu cảm bằng nét mặt đặc trưng hay là những phức hợp biểu hiện thần kinh cơ; 3) Sự thể hiện chủ quan của hiện thực bên ngoài
Trang 12Các nhà khoa học này thống nhất rằng:
- Các cơ chế thần kinh - cơ của bộ mặt là cần thiết để thực hiện những biểu hiện xúc cảm và chúng giống nhau ở động vât và người
- Sự biểu hiện của bộ mặt con người giống với phản ứng của động vật bậc cao
- Biểu cảm bộ mặt là thuộc tính chung của loài, có nguồn gốc từ sự tiến hoá động vật
- Xúc cảm là một phương thức thích nghi của con người với môi trường [13, tr.70-93]
Phần lớn các nhà nghiên cứu tin rằng một phần hoặc tất cả xúc cảm được hình thành dưới ảnh hưởng của xã hội
Tác giả Daniel Goleman, khi bàn đến cấu trúc của xúc cảm đã chỉ ra rằng: “có hàng trăm xúc cảm với những kết hợp, những biến thể và những biến đổi của chúng Những sắc thái của chúng trên thực tế nhiều đến mức chúng ta không có đủ từ để chỉ” Ông đã chỉ ra một số xúc cảm rất thường được nhắc tới đối với một số thành phần của chúng:
- Giận: Cuồng nộ, phẫn nộ, oán giận, nổi giận, bực tức, gay gắt, hung hăng, bất mãn, cáu kỉnh, thù địch và có thể đạt tới độ tột cùng, thù hằn và bạo lực bệnh lý
- Buồn: buồn phiền, sầu não, rầu rĩ, u sầu, thương thân, cô đơn, ủ rũ, thất vọng và trầm cảm sâu
- Sợ: Lo hãi, e sợ, bị kích thích, lo âu, rụng rời, sợ sệt, rón rén, bải hoải, khiếp hãi, khủng khiếp, ghê sợ, và khi trở thành bệnh lý là chứng sợ và chứng hoảng hốt
- Khoái: Sung sướng, vui vẻ, nhẹ nhõm, bằng lòng, rất hạnh phúc, khoái trá, hoan hỉ, tự hào, khoái cảm, nhục dục, rung lên (vì vui), mê ly, hài lòng, sảng khoái, ngông, ngây ngất và ở mức độ tột cùng, tật mê si
- Yêu: ưng ý, tình bạn, tin cậy, dễ ưa, cảm tình, tận tụy, sùng kính, hâm mộ
- Ngạc nhiên: choáng váng, ngơ ngác, kinh ngạc
- Ghê tởm: Khinh miệt, coi thường, kinh tởm, chán ghét, phát ngấy
- Xấu hổ: ý thức phạm tội, phật ý, ăn năn, nhục nhã, hối tiếc
Trang 13Các tác giả D Goleman, P.Ekman và một số nhà tâm lý học xem xét các xúc cảm theo các họ (familles) hay theo các chiều (dimensions) D Goleman cho rằng những xúc cảm tiêu cực nền tảng chính là: sợ hãi, giận dữ, buồn rầu, thỏa mãn, xấu hổ [10].
Trên cơ sở phân tích cấu trúc tâm lý của xúc cảm ở trên, chúng tôi hiểu
cấu trúc tâm lý của xúc cảm bao gồm 3 thành tố:
- Tiếp nhận kích thích (đầu vào- từ môi trường hoặc từ bên trong cá nhân)
- Đánh giá của cá nhân về kích thích
- Hành vi biểu cảm (biểu hiện ra bên ngoài gồm hành vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ).
- Căm giận – là xúc cảm nền tảng mà việc kiểm soát sự biểu hiện của
nó phảiđược chú ý đặc biệt trong qúa trình xã hội hóa, căm giận thúc đẩy sự tấn công
- Ghê tởm – thường biểu hiện cùng với căm giận; phối hợp với căm giận, sự căm giận có thể kích thích hành vi phá hoại, ghê tởm thúc đẩy mong muốn “thoát khỏi một người nào đó hay một cái gì đó”
- Khinh bỉ thường xuất hiện cùng với căm giận hoặc cùng với ghê tởm
Trang 14hoặc cùng với cả hai một lúc Khinh bỉ là xúc cảm “lạnh lùng” dẫn đến sự mất nhân tính cá nhân hay của cả nhóm có quan hệ với sự khinh bỉ.
- Khiếp sợ là xúc cảm mà trong cuộc sống của mỗi người đều đã trải nghiệm Sự khiếp sợ mạnh đi kèm với sự thiếu tin tưởng và những linh cảm xấu
- Xấu hổ thúc đẩy sự mong muốn trốn tránh; cũng có thể khiến con người ta có cảm giác vụng về, xúc cảm này thường tạo ra khả năng bảo toàn
sự tự trọng
- Tội lỗi, thường liên quan đến xấu hổ, xấu hổ, sợ sệt và tội lỗi là những khía cạnh khác nhau của cùng một xúc cảm, song giữa chúng có sự khác biệt căn bản Xấu hổ xuất hiện do bất cứ lỗi lầm nào; tội lỗi xuất hiện khi có những vi phạm các tính chất đạo đức, trong những tình huống mà chủ thể cảm nhận được trách nhiệm riêng của mình
Cấp bậc thứ hai theo Izard, là các phức hợp xúc cảm được tạo nên từ
“những tổ hợp có biến thiên của các xúc cảm nền tảng và các quá trình xúc động”, đó là: lo lắng, trầm uất, tình yêu và lòng thù địch
*Các tác giả Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy,Phạm
Hoàng Gia, căn cứ vào mức độ biểu hiện, thời gian tồn tại của tình cảm phân
- Tình cảm là thuộc tính tâm lý ổn định bền vững của nhân cách, nói lên thái độ của cá nhân [9, tr202-204]
* Xuất phát từ tính chất và tác dụng của xúc cảm đối với đời sống, hoạt
động của con người và căn cứ vào mục tiêu giáo dục nói chung, các tác giả
Trang 15Trần Trọng Thủy, Ngô Công Hoàn, Đào Thị Oanh đã chia xúc cảm thành 2 loại: Xúc cảm tích cực và Xúc cảm tiêu cực [21][30].
- Theo cách phân loại này, các xúc cảm tích cựclà những xúc cảm có tác dụng thôi thúc con người hoạt động, mang đến cho con người sức khỏe thể chất và tâm lý như làm tăng nghị lực, lòng tự tin, sự lạc quan tin tưởng, củng cố ý chí Những xúc cảm tích cực làm con người có sức làm việc tốt hơn, sức sáng tạo mạnh mẽ hơn, năng suất lao động cao hơn Đồng thời nhanh nhẹn, linh hoạt hơn trong giải quyết các vấn đề, động viên con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách Đặc biệt làm cho mối quan hệ người - người trở nên tốt đẹp hơn: con người trở nên vị tha hơn, nhân ái hơn, quan tâm đến nhau hơn và sống chân thành hơn
- Xúc cảm tiêu cựclà những xúc cảm làm cản trở hoạt động của con người, làm cá nhân trở nên yếu đuối, tự ti, bi quan, chán nản, thiếu sáng suốt dẫn đễn chỗ thụ động, bất lực, không thể hiện được hành động Hay có thể dẫn đến những cơn tức giận, nỗi sợ hãi và sự khổ tâm
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng cách phân loại xúc cảm của các tác giả Trần Trọng Thủy, Ngô Công Hoàn, Đào Thị Oanh
1.2.4 Ảnh hưởng của xúc cảm đến đời sống và hoạt động của con người nói chung và HSTH nói riêng.
Xúc cảm có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người “Nếu không có những “cảm xúc của con người” thì trước đây, hiện nay và sau này sẽ không có và không thể có sự tìm kiếm của con người về chân lý”.- V.L Lê-nin
Xúc cảm ảnh hưởng đến tri giác: Các xúc cảm cũng như các trạng thái
động cơ khác, ảnh hưởng đến sự tri giác của con người Một con người đang vui sướng có khuynh hướng tri giác thế giới qua “lăng kính màu hồng” Còn nét đặc trưng của người đang đau khổ hay buồn phiền là khuynh hướng lí giải những nhận xét của những người khác như là những lời chê bai, trách cứ
Tri giác là một hiện tượng tâm lý phức tạp Trong tri giác bao gồm các
Trang 16quy luật lựa chọn, tách hình và nền, qúa trình xác định độ lớn, độ sáng, độ sâu của sự vật, các thành phần của vật thể Xúc cảm có thể ảnh hưởng đến các quá trình tri giác.
Ảnh hưởng của xúc cảm đối với quy luật lựa chọn tách hình và nền:
Trong những nghiên cứu của Sapher, Murphy, Smit, Hohberg (1960) đã yêu cầu nghiệm thể chỉ ra đường viền của khuôn mặt, cùng lúc đó yêu cầu gọi tên của nó Kết qủa cho thấy những hình có tên gọi quen thuộc gắn liền với xúc cảm tích cực thì nghiệm thể chỉ ra nó nhanh hơn khi nó ở trong hình hai nghĩa B Kon cũng làm thực nghiệm yêu cầu nghiệm thể xác định những câu
có nội dung khen thưởng và trừng phạt trong một bài luận Kết quả cho thấy nghiệm thể chỉ ra số lượng những câu có nội dung khen thưởng quen thuộc nhiều hơn so với số lượng câu có nội dung trừng phạt Trong nghiên cứu của mình, B Kon còn khẳng định trạng thái xúc cảm có ảnh hưởng tới quá trình tri giác của con người
Xúc cảm có thể ảnh hưởng đến nội dung của tri giác Vào những năm
50 của thế kỷ 20, Murray (1958) đã làm thực nghiệm với 5 trẻ em gái 15 tuổi, nghiệm thể cần đánh giá theo thang điểm 9 về ảnh hưởng của những người không quen biết Thực nghiệm tiến hành 3 lần trong 2 ngày; buổi sáng thứ 7, sau khi đi tàu điện đến; buổi chiều thứ 7, sau khi chơi “trò chơi giết người khủng khiếp” xuất hiện sự hưng phấn mạnh và sự sợ hãi; vào ngày chủ nhật, sau khi đi dạo chơi Nghiệm thể cần đánh giá qua những khuôn mặt của những người trong ảnh là người tốt hay người xấu Kết qủa nghiên cứu cho thấy, đánh giá của buổi chiều thứ 7 có sự thay đổi so với đánh giá của buổi sáng thứ 7 là 70%, dưới ảnh hưởng của xúc cảm mạnh và sợ hãi, nghiệm thể đánh giá qua các khuôn mặt phần lớn là người xấu
Các thực nghiệm của Postman, Brown (1952), của Atkinson (1954) và Bruner (1948) về tâm trạng thành công và thất bại, trạng thái đói, hẫng hụt của nghiệm thể khi tri giác đều cho thấy xúc cảm là một trong những yếu tố
Trang 17ảnh hưởng tới qúa trình hình thành hình ảnh tri giác Nội dung của những hình ảnh tri giác tương ứng với nội dung của xúc cảm.
Xúc cảm ảnh hưởng đến tưởng tượng và tư duy: Các tác giả Saul
(1960), Mc Clelland, Reykobxky (1966), Obuchovski (1967)… nghiên cứu về ảnh hưởng của xúc cảm lên các quá trình tưởng tượng và tư duy, đã đưa ra những điểm chủ yếu: Xúc cảm ảnh hưởng đến nội dung của quá trình tư duy, nội dung của xúc cảm liên quan đến nội dung của tưởng tượng và tư duy Xúc cảm làm tích cực hóa quá trình tư duy, hoặc ngược lại, làm hạn chế nó
Các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng những thông tin, nhận thức do xúc cảm đem lại là nhanh hơn và thường không đầy đủ, chính xác bằng những thông tin do trí tuệ đem lại Vì thế, khi bị các xúc cảm xâm chiếm chúng ta thường thiếu xét đoán Gần đây, khi nói về mối quan hệ giữa trí tuệ và tình cảm, Edgar Morin cho rằng có một mối liên hệ khăng khít giữa trí thông minh và tình cảm Điều này thể hiện ở chỗ: khả năng suy luận có thể bị suy giảm, thậm chí bị hủy diệt nếu thiếu vắng cảm xúc Sự suy yếu của khả năng cảm xúc có thể là nguồn gốc của những hành vi bất hợp lí và trong chừng mực nào đó, để tạo dựng một hành vi hợp lí thì không thể thiếu được khả năng cảm xúc
Xúc cảm ảnh hưởng đến trí nhớ: xúc cảm không chỉ thể hiện qua nét
mặt, điệu bộ cơ thể mà nó còn được biểu hiện, được lưu giữ trong các biểu tượng, trong trí nhớ và trong tưởng tượng của con người Chính các biểu tượng của trí nhớ và tưởng tượng đã kích thích tạo nên xúc cảm riêng biệt nào
đó Ngược lại, cường độ của xúc cảm hiện thời có ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của trí nhớ Trong cuộc sống có những xúc động mà con người lưu giữ mãi trong trí nhớ của mình
Vai trò của xúc cảm đối với hoạt động nhận thức, hoạt động trí tuệ của cá nhân đã được đề cập trong các công trình của nhiều nhà tâm lý học lớn như P.Janet, Claparede, G.Piaget, Piaget quan niệm, mỗi ứng xử bao gồm hai mặt: mặt năng lượng và mặt nhận thức – sơ cấu Mặt năng lượng là do xúc cảm tạo ra,
Trang 18còn sơ cấu hay nhận thức là kết quả của trí tuệ Như vậy, xúc cảm và nhận thức không thể tách rời nhau, mặc dù chúng khác biệt nhau [dẫn theo 21].
Xúc cảm và hành động: Có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa xúc cảm
và hành động Theo Goleman, về căn bản, tất cả những xúc cảm đều là những sự kích thích hành động; đó là những kế hoạch tức thì để đối phó với sự sinh tồn mà
sự tiến hóa đã truyền cho chúng ta Vả từ “emotion” (xúc cảm) được tạo ra từ tiếng Latin (motore) nghĩa là “cử động” và tiền tố ”é” chỉ một sự vận động ra bên ngoài, và từ cái gốc ấy gợi lên rõ ràng một khuynh hướng hành động Việc các xúc cảm thúc đẩy tới hành động là đặc biệt rõ ràng khi người ta quan sát các con vật hay trẻ em [7]
Trong thực tế, xúc cảm tham gia vào hoạt động trí tuệ trên hai phương
diện: là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm một hành động trí tuệ nào đó và yếu
tố định hướng cho hành động đó Vai trò định hướng của xúc cảm được biểu hiện ít nhất trên 3 phương diện sau:
-Thứ nhất: xúc cảm như là yếu tố bên trong xâm nhập vào toàn bộ quá trình hoạt động của trí tuệ, từ tri giác sự vật đến các quá trình tư duy trừu tượng Toàn bộ quá trình trí tuệ này bị ảnh hưởng và bị chi phối bởi xúc cảm của cá nhân, trong từng trạng thái xúc cảm cụ thể hoặc tùy thuộc đặc trưng tình cảm của cá nhân đó
-Thứ hai: trong suốt quá trình hành động trí tuệ, ngay từ những thao tác đầu tiên cho tới thao tác cuối cùng, mỗi khi xuất hiện một thao tác, thì liền ngay đó xuất hiện một xúc cảm tương ứng và xúc cảm này trở thành tâm thế, dẫn dắt chuỗi thao tác tiếp theo đi theo hướng phù hợp với tâm thế đó
-Thứ ba: kết quả của mỗi thao tác, mỗi hành động trí tuệ sẽ chi phối các quyết định tiếp theo của chủ thể, đặc biệt là trong việc lựa chọn các phương
án, các kế hoạch hành động trí tuệ [16]
1.3 Xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học
1.3.1 Xúc cảm tiêu cực
Trang 19Trong tiếng Việt, tiêu cực được hiểu theo 3 nghĩa:
- Có tác dụng phủ định (làm trở ngại sự phát triển, làm cản trở hoạt động) trái với tích cực
- Chỉ chịu tác động mà không có phản ứng hoặc phản ứng yếu ớt không có những hành động có tính chất chủ động
- Không lành mạnh, có tác dụng không tốt với quá trình phát triển của xã hội
Trong tiếng Anh, tiêu cực được dịch là “negative” còn có nghĩa là xấu
và nguy hiểm, tiêu cực, bi quan, thụ động, lơ là, thiếu trách nhiệm Ngoài ra
nói về thái độ của con người nó còn hàm ý “bi quan”, tiêu cực về cuộc sống,
có cái nhìn “tiêu cực” về xã hội, tiêu cực với chính mình
Theo từ điển Tâm lý học, tính tiêu cực được sử dụng trong giáo dục học
và trong tâm lý học để biểu thị: 1) Sự phản kháng bất kỳ không có nguyên do chính đáng đối với người khác; 2) Tính tiêu cực xuất hiện như là phản ứng bảo vệ với những tác động mâu thuẫn với nhu cầu của chủ thể và 3) Tính tiêu cực thường thấy ở những trẻ do thái độ đối với những yêu cầu của người lớn không tính đến những nhu cầu của trẻ [15, tr.635]
Chúng tôi tiếp cận khái niệm “tiêu cực” theo nghĩa thụ động, thờ ơ hoặc làm cản trở, có tác động xấu đến hoạt động, thể chất, tinh thần của cá nhân học sinh và có ảnh hưởng đến cả các học sinh khác trong lớp trong giờ học.
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn và Trần Trọng Thủy cho rằng: Khi xúc cảm gây ra trạng thái dửng dưng, thờ ơ ở con người thì gọi là xúc cảm tiêu cực [26]
Tác giả Đào Thị Oanh quan niệm: “Xúc cảm tiêu cực là những xúc cảm làm cản trở hoạt động của con người, làm cá nhân trở nên yếu đuối, tự ti, chán nản, thiếu sáng suốt dẫn đễn chỗ thụ động, bất lực, không thể hiện được hành động” [19]
Xúc cảm tiêu cựccó ảnh hưởng xấu đến các cơ quan, các tổ chức trong
cơ thể con người và gây ra những hậu quả tồi tệ như: làm giảm sút sức làm việc của cá nhân, làm mất khả năng linh hoạt trong hoạt động, làm thay đổi
Trang 20nhịp sinh học, làm giảm sút sức khỏe Cảm xúc tiêu cực còn làm rối loạn các quá trình tâm lý của con người: giảm hứng thú cũng như chất lượng nhận thức
về thế giới xung quanh, các hành động thiếu chính xác, linh hoạt, thiếu sự quan tâm chú ý đến những người xung quanh… (thờ ơ, lạnh nhạt, hời hợt, thô bạo…) Phần lớn những xúc cảm tiêu cực hoặc ở trạng thái kích động mạnh, nhịp độ hoạt động sinh lý thần kinh tăng đột ngột, nếu quá căng thẳng sẽ dẫn đến stress làm cho khả năng kiểm soát của ý thức yếu đi, dễ có hành động bột phát, hành động mất tính cân bằng, nhịp điệu hoặc trạng thái sụt giảm đáng
kể, nhịp độ sinh lý thần kinh, sự chuyển hóa năng lượng kém, ăn không thấy ngon miệng, ngủ không sâu, không muốn vận động hoặc hành động kém hiệu quả, năng suất làm việc kém
Theo chúng tôi, xúc cảm tiêu cực là những rung động thể hiện thái độ của chủ thể đối với đối tượng có liên quan đến sự không thỏa mãn nhu cầu của bản thân hoặc không đáp ứng những yêu cầu của xã hội và được thể hiện qua hành
vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ.
1.3.2 Hoạt động học tập của học sinh tiểu học
1.3.2.1 Khái niệm hoạt động học tập:
Hoạt động học tập là một dạng hoạt động đặc thù của con người Nó chỉ có thể thực hiện ở một trình độ khi mà con người có được khả năng điều chỉnh những hành động của mình bởi một mục đích đã được ý thức Chỉ có thông qua hoạt động học tập mới hình thành ở cá nhân những tri thức khoa học cũng như cấu trúc tương ứng của hoạt động tâm lý, sự phát triển toàn diện nhân cách của người học
"Hoạt động học tập là khái niệm dùng để chỉ việc học diễn ra theo phương thức nhà trường, nhằm lĩnh hội các hiểu biết mới, kỹ năng, kĩ xảo mới".
Hoạt động học tập bắt đầu nảy sinh và hình thành với tư cách là hoạt động chủ đạo, khi đứa trẻ tròn 6 tuổi và bắt đầu bước chân tới trường Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sinh Tiểu học
Trang 21Là một hoạt động đặc thù của con người, hoạt động học tập có đầy đủ các đặc điểm cơ bản của hoạt động con người, đó là:
- Có đối tượng: là các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo…
- Do chủ thể tiến hành: Chính là học sinh Nói đến tính chủ thể là muốn
bao hàm trong đó tính tích cực, khả năng làm chủ bản thân.Để chủ thể thực hiện hoạt động, cần có các điều kiện khách quan tương ứng (điều kiện xã hội
và công cụ/phương tiện phù hợp) Tính chủ thể thể hiện ở chỗ: mỗi học sinh phải tự mình hoạt động, biến vốn kinh nghiệm xã hội - lịch sử của loài người
thành phẩm chất, năng lực hoạt động của cá nhân mình
- Được vận hành theo nguyên tắc gián tiếp: thông qua bộ máy công cụ
lao động giữ vai trò trung gian giữa chủ thể lao động và đối tượng lao động, gồm: công cụ kĩ thuật (tri thức về kĩ thuật, máy móc, kĩ năng công nghệ) và
công cụ tâm lí (tiếng nói, chữ viết, con số, kí hiệu, hình ảnh…) Cá nhân học
sinh dùng bộ máy công cụ này để điều khiển hoạt động học tập của mình
- Có mục đích xác định: để lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, thỏa mãn
nhu cầu nhận thức, hình thành các năng lực chuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống
- Có bản chất xã hội – lịch sử: hoạt động học tập vận hành trong các
mối quan hệ xã hội Các quan hệ này chứa đựng nội dung lịch sử do các thế
hệ trước để lại, đồng thời cũng là các quan hệ đang diễn ra trong môi trường sống của cá nhân học sinh Ngoài ra, còn có mối quan hệ với thế hệ sau – trách nhiệm tương lai Hoạt động học tập của học sinh trong nhà trường do thầy và trò là chủ thể cùng nhau tiến hành, tức là do một tập thể/nhóm cùng thực hiện
- Có cơ sở tự nhiên (vật chất) là bộ não và hoạt động thần kinh cấp cao
của não: là một hoạt động trí óc/tâm lí, học tập là quá trình tiêu hao năng
lượng thần kinh, quá trình huy động các chức năng của não, của các giác quan…Hoạt động thần kinh cấp cao của não là cơ sở sinh lí thần kinh của hoạt động tâm lí, trong đó có học tập
Trang 22- Là một hoạt động mang tính xã hội, có tính tương tác cao: quá trình
học tập diễn ra và được thực hiện trong các mối quan hệ người – người đa dạng, phong phú
Những đặc điểm nêu trên cho thấy, để thực hiện hoạt động học tập theo phương pháp nhà trường, học sinh cần đáp ứng các yêu cầu nhất định về phát
triển mặt sinh lí, tâm lí, xã hội, trong đó khía cạnh xúc cảm - ý chí cần được
quan tâm đặc biệt
1.3.2.2.Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh tiểu học
Vào tiểu học, trẻ bắt đầu hình thành một bước “chuyển” vĩ đại nhất trong cuộc đời Đó là chuyển từ hoạt động vui chơi - hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo sang hoạt động chủ đạo mới - hoạt động học với đối tượng mới lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc đời trẻ Với tư cách là hoạt động chủ đạo, sự hình thành hoạt động học của học sinh tiểu học là cơ sở cho sự phát triển tâm lý của trẻ Chính việc tuân thủ, thực hiện những yêu cầu của hoạt động học tập đòi hỏi ở trẻ những cấu tạo tâm lý mới chưa từng có, đồng thời những cấu tạo tâm lý này lại được hình thành từ chính hoạt động học tập ở trẻ Hoạt động học tập của học sinh tiểu học có đặc điểm sau:
- Thứ nhất, hoạt động học tập có đối tượng (nội dung) là tri thức khoa học và
các kỹ năng tương ứng được phản ánh thông qua các môn học Ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ tiếp thu các tri thức kinh nghiệm thông qua các trò chơi, thông qua những mối quan hệ với cha, mẹ, bạn bè và cô giáo Còn ở các lớp tiểu học, trẻ lĩnh hội các tri thức khoa học một cách có hệ thống qua các môn học Để có thể tiến hành hoạt động với đối tượng mới này, trẻ buộc phải có những phẩm chất, năng lực và hành vi mới mà trước đó trẻ chưa có
- Thứ hai, hoạt động học tập còn hướng vào việc lĩnh hội cách học Khác với lứa tuổi mẫu giáo “học mà chơi, chơi mà học”, học sinh tiểu học phải tiến hành hoạt động học theo một phương thức mới- phương thức nhà trường
- Đối với hoạt động học tập của học sinh tiểu học, xúc cảm tình cảm giữ một vị trí vô cùng quan trọng bởi vừa là điều kiện, vừa là nội dung, vừa là phương
Trang 23tiện giáo dục Xúc cảm có liên quan với hoạt động nhận thức, là động cơ, là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích sự tìm tòi, sự khám phá sáng tạo của trẻ trong quá trình nhận thức Đối với cấp tiểu học, vì HS còn nhỏ ở trong giai đoạn thích nghi với HĐHT ở nhà trường, trẻ cần sự hỗ trợ về mặt tinh thần của các đối tượng tham gia giáo dục, đặc biệt ở trường, giáo viên là người rất cần thiết để hỗ trợ cho trẻ về xúc cảm thuận lợi và điều này tác động trực tiếp đến sự phát triển của trẻ và hoạt động học tập Trẻ có xúc cảm tích cực, thích đến trường, đây là động lực khiến trẻ học tốt, nếu không được giáo viên hỗ trợ, trẻ dễ bị hẫng hụt và ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của trẻ, trong đó HĐHT là hoạt động đầu tiên bị ảnh hưởng.
Tóm lại, về bản chất, hoạt động học tập làm thay đổi chính bản thân chủ thể của hoạt động học (HSTH) Hoạt động học tập chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống của trẻ Hoạt động học tập là hoạt động có tính tự giác cao,
được điều khiển một cách có ý thức nhằm lĩnh hội nền văn minh nhân
loại.Xúc cảm tình cảm giữ một vị trí quan trọng đối với hoạt động học tập của học sinh tiểu học.
1.3.3 Khái niệm xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu hoc
Xúc cảm tiêu cực trong HĐHT của HSTH là những rung động thể hiện thái độ của HS đối với đối tượng có liên quan đến sự không thỏa mãn nhu cầu của bản thân trong HĐHT hoặc yêu cầu học tập của GV và nhà trường
và được thể hiện qua hành vi ngôn ngữ, hành vi phi ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ điệu bộ).
Từ cách hiểu như trên về khái niệm “Xúc cảm tiêu cực trong HĐHT của
HSTH”, có thể đưa ra cấu trúc tâm lý của XCTC trong HĐHT của HSTH gồm:
- Tiếp nhận kích thích (từ môi trường xã hội như giáo viên, nhà trường, bạn bè,…hoặc từ bản thân HS)
Trang 24- Đánh giá kích thích (thái độ của HS đối với đối tượng có liên quan đến sự không thỏa mãn nhu cầu của bản thân trong HĐHT hoặc yêu cầu học tập của GV và nhà trường)
- Hành vi biểu cảm (biểu hiện ra bên ngoài gồm hành vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ (nét mặt, tư thế, cử chỉ điệu bộ)làm cản trở hoạt động học tập, có ảnh hưởng xấu đến thể chất và tinh thần của cá nhân học sinh)
Xúc cảm tiêu cực trong HĐHT của HSTH có các đặc điểm sau:
- Có sự trải nghiệm trực tiếp Cá nhân cảm nhận được xúc cảm và những rung động của bản thân
- Có tính chất tình huống rõ ràng, tức là thể hiện thái độ đánh giá của học sinh đối với hiện tượng và sự vật với hoạt động học tập của bản thân và với các biểu hiện của bản thân trong các tình huống học tập
- Có tính yêu cầu, xúc cảm có liên quan đến sự không thỏa mãn nhu cầu của của bản thân trong HĐHT hoặc yêu cầu học tập của GV và nhà trường
- Có tính bộc lộ, xúc cảm được thể hiện qua hành vi ngôn ngữ và hành
vi phi ngôn ngữ (khuôn mặt, tư thế, cử chỉ điệu bộ)
- Có tính tiêu cực làm cản trở hoạt động học tập và làm cho học sinh không lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng và trở nên thờ ơ, chán nản
1.3.4 Đặc điểm phát triển tâm lý- xúc cảm của học sinh tiểu học
Học sinh tiểu học là những trẻ có tuổi từ 6-11, 12 tuổi Đây là lứa tuổi lần đầu tiên đến trường - trở thành HS và có hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo Trong giới hạn của đề tài xin chú trọng đến đặc điểm tâm lý- xúc cảm của học sinh giai đoạn đầu bậc tiểu học: lớp 1 và lớp 2
1.3.3.1.Về nhận thức
- Tri giác: Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi
tiết và mang tính không ổn định, khả năng phân tích một cách có tổ chức và sâu sắc ở các em còn yếu, chưa phân biệt được sự khác nhau của sự vật, tri giác về thời gian phát triển hơn tri giác về không gian,tri giác của học sinh tiểu học còn trực quan và mang tính xúc cảm nhiều, trẻ thích quan sát các sự
Trang 25vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn và mới lạ so với bình thường.
- Tư duy: Mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực
quan hành động Do đó HS lớp 1, 2 thường không phân biệt được đúng- sai, nguyên nhân- kết quả, tư duy còn mang tính cảm giác.Tuy nhiên khả năng khái quát hóa sẽ phát triển dần theo lứa tuổi,các phẩm chất tư duy chuyển dần
từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng
- Tưởng tượng:Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong
phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng phong phú Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn mang đặc điểm là: Ở đầu tuổi tiểu học thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi
- Ngôn ngữ:Ngôn ngữ của HSTH phát triển nhanh cả về số lượng và
chất lượng HS lớp 1,2 có ngôn ngữ nói tốt hơn ngôn ngữ viết Đến lớp 5 thì ngôn ngữviết đã thành thạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữpháp, chính tả và ngữ âm.Vốn từ phong phú và trẻ có khả năng tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau
- Chú ý:Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khảnăng
kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế Ở giai đoạn này, chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh,trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng,…Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững,tính hưng phấn cao nên dễ quên, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập Trẻ lớp 1,2 thường tập trung tôt nhất trong khoảng 20- 25 phút
- Ghi nhớ:Loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí
nhớtừ ngữ- logic Giai đoạn lớp 1, 2 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt
và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa (ghi nhớ từng câu, từng chữ) Nhiều học sinh chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài
Trang 26để ghi nhớ tài liệu.
- Ý chí:Ở đầu tuổi tiểu học trẻ cóhành vi ý chí chưa cao, bản tính hiếu
động, khó kiềm chế, kém tự chủ nên dễ phạm lỗi, hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của người lớn (học để được bố cho đi ăn kem, học để được cô giáo khen…) Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành vi ở các em còn yếu Đặc biệt các em chưa đủ ý chí đểthực hiện đến cùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó khăn
1.3.3.2 Tình cảm:
Đời sống xúc cảm, tình cảm của học sinh tiểu học khá phong phú, đa dạng
và cơ bản là mang tính tích cực.Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ, Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy so với tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ tiểu học đã "người lớn" hơn rất nhiều
1.3.3.3 Nhân cách:
Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng, nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các
em còn chưa được bộc lộ rõ rệt
Hứng thú của các em cũng đã hình thành khá rõ rệt Các em đã có hứng thú học tập, nhưng nhiều khi do kết quả học tập (điểm số) hay lời khen của thầy cô là chính Đến cuối tuổi, hứng thú mới bắt đầu chịu chi phối bởi nhiều nội dung học tập Tuy nhiên, nói chung hứng thú chưa được bền vững Hứng thú của các em xoay quanh việc trồng cây, chăn nuôi, rất thích động vật nuôi trong nhà (chó, mèo…) các em cũng bắt đầu có hứng thú đọc sách, xem tranh, nghe kể chuyện, ca hát, đá bóng, xem phim…
Các em có nhiều ước mơ tươi sáng, ly kỳ (lên cung trăng, lái máy bay,
xe tăng…) những ước mơ này còn xa thực tế, nhưng đẹp và có ý nghĩa giáo
Trang 27dục đối với các em.
1.3.5 Ảnh hưởng của xúc cảm tiêu cực đến hoạt động học tập của học sinh tiểu học
Linnenbrink (2006) viết rằng xúc cảm "là yếu tố rất quan trọng để HS hiểu biết và trải nghiệm sự giáo dục của GV” Vấn đề xúc cảm trong môi trường học tập ngày càng được các nhà tâm lý giáo dục quan tâm nghiên cứu
để tiếp tục chứng minh tầm quan trọng của nó
Xúc cảm tiêu cực ảnh hưởng đến hứng thú, khả năng tham gia, động cơ và thành tích học tập của HS, cũng như bầu không khí của lớp học và môi trường trường học nói chung (Meyer và Turner năm 2006; Schutz et al 2006) Những xúc cảm tiêu cực của HS có liên quan đáng kể vào thành tích học tập của họ(Pekrun et al, 2002; Titz, 2001) Các xúc cảm tiêu cực như tức giận, sợ hãi dự đoán thành tích học tập thấp ở HS Mục tiêu về thành tích học tập ảnh hưởng đến phản ứng xúc cảm của một đứa trẻ ở trường, trong khi phản ứng xúc cảm ảnh hưởng đến chiến lược đối phó mà một đứa trẻ có thể tạo ra và sử dụng (Uebuchi 2004)
Xúc cảm tiêu cực có ảnh hưởng đến học tập của HS bằng nhiều cách bao gồm: 1) hạn chế khả năng cân bằng các vấn đề tình cảm với việc học ở trường; 2) tạo ra cảm giác lo lắng ở trường, và 3) kích hoạt phản ứng biểu hiện xúc cảm tiêu cực với các sự kiện ở lớp học Những HS chán nản hoặc lo lắng về việc học tập thường cảm thấy không có năng lực học tập Các em không tin tưởng vào năng lực của bản thân và có thể sẽ mất nhiều thời gian để kiểm tra câu trả lời hoặc các câu hỏi về công việc của mình trước khi nộp cho
GV HS thậm chí có thể bắt đầu lại từ đầu mỗi khi bị lỗi, điều này làm suy yếu toàn bộ nỗ lực của các em Vì phải mất nhiều thời gian hơn vào nhiệm vụ, những HS này tạo cho bản thân và thầy cô giáo một nhận thức không chính xác về thời gian thực tế để giải quyết một vấn đề hoặc hiểu khái niệm của chúng Cuối cùng, HS cảm thấy buồn vì các sự kiện ở lớp học, như không làm được bài, lời nhận xét tiêu cực từ GV hoặc bị bạn trêu chọc và các em sẽ phản ứng lại, điều này làm cản trở việc học tập
Trang 281.4 Biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học
1.4.1 Biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học qua hành vi ngôn ngữ
Biểu hiện thông qua âm thanh; ngôn ngữ từ, câu; thông qua giọng điệu, cách phát âm, tốc độ lời nói, thanh điệu cao- thấp; giọng nói nặng, nhẹ, ngắn, dài …
Các biểu hiện thể hiện sự thiếu tự tin, xấu hổ, e ngại và sợ hãi như:
thường nói “lí nhí, giọng yếu ớt,run rẩy, lắp bắp, không rõ lời” khi trả lời câu hỏi của cô giáo, hoặc đọc bài với “giọng bé, chậm, không rõ ràng” khi đứng
trước lớp Đặc biệt HS lớp 1,2 có thể bật khóc ngay trên lớp khi bị cô giáo trách hay bạn bè trêu
1.4.2 Biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học qua hành vi phi ngôn ngữ
Sự biểu hiện của XCTC bao gồm các hình thức sau:
1) Những động tác biểu hiện ra bên ngoài (khuôn mặt, điệu bộ sự vận động của toàn thân, ngôn ngữ)
2) Những thể hiện đa dạng của thân thể, nghĩa là những biến đổi đa dạng trong hoạt động và trạng thái của các nội quan (trong đa số trường hợp, những biến đổi này kéo theo những biến đổi thấy được rõ ràng trong diện mạo bên ngoài của người đang có xúc cảm- “đỏ mặt tía tai”, “mặt vàng như nghệ”)…
3) Những biến đổi sâu hơn, mang tính chất thể dịch, nghĩa là những biến đổi trong thành phần hóa học của máu và các dịch khác trong cơ thể, cũng như những biến đổi của trao đổi chất [9, tr.219]
Từ những quan sát tương đồng giữa các nền văn hóa, Darwin kết luận rằng: "cùng một trạng thái của tâm lý được thể hiện có tính đồng bộ đáng kể nghĩa là, giống nhau ở tất cả mọi người trên khắp thế giới"
Kết quả nghiên cứu của hai nhà tâm lý học Boucher và Kman E (1975) cho thấy các phần khác nhau của khuôn mặt thể hiện xúc cảm khác nhau Ví
Trang 29dụ: mắt là bộ phận quan trọng nhất thể hiện nỗi buồn; còn miệng thể hiện niềm hạnh phúc và sự khinh bỉ, trán có tầm quan trọng thể hiện sự ngạc nhiên
Sự phối hợp cả ba phần thể hiện sự giận dữ một cách rõ ràng
Tomkins và Mc Cater đã phát hiện mỗi loại XCTC có một sự thể hiện đặc trưng trên khuôn mặt [dẫn theo 5, tr.157]:
Bảng 1.1: Sự thể hiện đặc trưng trên khuôn mặt cho 4 loại XCTC
Buồn- đau đớn Khóc, lông mày cong, miệng trễ xuống
Sợ hãi- Kinh khiếp Mắt mở không chớp, gương mặt xanh xám,
Xấu hổ- bẽ bàng Mắt nhìn xuống
Giận dữ- thịnh nộ Cau mày, nghiến răng, mắt nhíu lại, mặt đỏ bừng
Ở học sinh tiểu học, biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập
được thể hiện rất rõ trên khuôn mặt Khi mất trật tự trong lớp, viết bài, làm bài sai,… bị cô giáo phê bình, quát, mắng hoặc khi không làm được bài, không trả lời được câu hỏi của cô, khuôn mặt các em biểu hiện rõ vẻ sợ hãi
“mặt hơi tái, cơ mặt co lại, nhíu mày, mắt nhìn xuống hoặc nhìn xung quanhnhư cầu cứu”.
Những lúc tức giận với bạn bè vì bị các bạn trêu, lấy mất đồ dùng học
tập, giật vở xem bài,… các em có biểu hiện “mặt đỏ, mắt mở to, nhìn chằm chằm, lông mày rướn cong lên, trán nhăn, cau có” Khi không đồng ý với cô
giáo điều gì hoặc khi không được cô cho phép thực hiện điều mình muốn (ví
dụ, uống nước, chơi đồ chơi, học nhóm với bạn yêu thích), nét mặt trẻ “nhăn lại, tỏ vẻ khó chịu”.
Bên cạnh đó các em cũng có những hành vi chống đối như: không làm bài tập hoặc làm chống đối, viết chậm, viết chữ cẩu thả, không viết bài,hay nói leo, nói chuyện hay làm việc riêng trong giờ học Đối với bạn học, trẻ dễ
có xu hướng gây hấn khi có xúc cảm tiêu cực
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học
Trang 30Tính cách: ở lứa tuổi HSTH, điều dễ nhận thấy trong tính cách của các
em là tính xung động trong hành vi, tức là khuynh hướng hành động ngay lập tức dưới tác động của các kích thích bên trong và bên ngoài mà không kịp suy nghĩ, cân nhắc Điều này được quy định, trước hết, bởi sự điều chỉnh của ý chí đối với hành vi ở các em còn yếu Sau nữa, tuổi của các em là tuổi sẵn sàng và hứng thú tiếp nhận các kiến thức, kỹ năng, kĩ xảo mới Đó cũng là điều kiện tạo nên sự nhạy cảm và khó kiềm chế xúc cảm ở trẻ
Ngôn ngữ:Một số trẻ có vốn từ vựng biểu thị xúc cảm cao hơn hoặc có
nhiềuký ức sống động về những trải nghiệm xúc cảm trước đó thường có xúc cảm tích cực hơn những trẻ khác Ngược lại, những trẻ có vốn từ biểu thị xúc cảm ít, thường trải nghiệm xúc cảm khó khăn hơn và dễ có xúc cảm tiêu cực hơn những trẻ khác Một số trẻ ít có khả năng trong việc xác định yếu tố cụ thể gây nên xúc cảm, vì vậy chúng rất dễ biểu lộ những phản ứng không thích hợp trong các tình huống xã hội Một số trẻ khác có khó khăn hơn trong việc ứng phó với các tình huống mà bản thân bộc lộ xúc cảm cụ thể, chẳng hạn như thụ động trong các tình huống cạnh tranh, và chúng phản ứng mạnh mẽ nếu bị trêu chọc hoặc cảm thấy xấu hổ
Sức khỏe, thể lực: Những học sinh có sức khỏe, thể lực yếu, thường
khó tập trung chú ý và dễ mệt mỏi, gây ra xúc cảm tiêu cực (căng thẳng, chán nản, thờ ơ ) trong hoạt động học tập
1.5.2 Các yếu tố khách quan
Trang 31Cách ứng xử của GV với HS: đó là cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười,
ngôn ngữ , thể hiện sự tôn trọng, quan tâm, nhiệt tình của GV đối với HS Một số nghiên cứu cho thấy, lời yêu cầu lịch sự của GV gợi ra những xúc cảm tích cực từ HS và sau đó ảnh hưởng đến ý định tuân thủ của trẻ (Qin Zhang, 2011) Ngược lại, các nghiên cứu cũng cho thấy, những xúc cảm tiêu cực của
GV có xu hướng gợi xúc cảm tiêu cực từ HS (Thomas và Montgomery 1998),
có thể ảnh hưởng đến động cơ học tập và khả năng tập trung vào các nhiệm
vụ lớp học của trẻ [35]
Đánh giá của GV đối với HS: GV không công bằng, có định kiến, chưa
đồng cảm với những khó khăn gặp phải của HS, dễ dàng biểu hiện xúc cảm tiêu cực (tức giận, thờ ơ,…) đối với HS có tác động lớn đến xúc cảm của HS
Ở độ tuổi này, khả năng tự đánh giá của trẻ mới bắt đầu được hình thành, nếu người lớn thường xuyên chê trẻ là kém cỏi, vô dụng, yếu đuối , thì đứa trẻ sẽ
tự nhiên tin vào điều đó “Sự khiển trách HS” của GV có thể tác động tiêu cực đến bầu không khí lớp học và điều này càng giữ những HS với khó khăn, thất bại “về mặt tâm lý” (như thiếu hụt động cơ hoặc tự ý thức thấp) và có biểu hiện XCTC trong học tập và trong quan hệ với Thầy/ Cô và bạn bè
Cách ứng xử vàphong cách giáo dục của gia đình: Không phải tất cả
trẻ em đều có sự chăm sóc và giáo dục an toàn với cha mẹ, có một số trẻ sống trong môi trường gia đình không thuận lợi và một số trẻ đã bị tổn thương với các trải nghiệm Một số trẻ được cha mẹ chăm sóc, chiều chuộng, chỉ dạy trong những năm mẫu giáo và sau này, trong khi những trẻ khác sống với lo
âu, trầm cảm, hoặc thiếu vắng tình cảm của cha mẹ Một số cha mẹ nói về xúc cảm, nhận ra chúng ở con cái của họ, và đề xuất mô hình và cách thức để ứng phó với những xúc cảm tiêu cực Một số trẻ không được cha mẹ hướng dẫn kiểm soát những biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong gia đình, đặc biệt là sự tức giận Còn những trẻ khác được sống trong các gia đình mà văn hóa có ý nghĩa đặc trưng riêng có thể không phù hợp với văn hóa nhà trường hoặc kỳ vọng
để kiểm soát xúc cảm Các bậc phụ huynh với phong cách nuôi dạy con cái
Trang 32tích cực sẽ tạo ra một tâm trạng tích cực trong gia đình, tạo điều kiện cho sự phát triển của tư duy linh hoạt và giải quyết vấn đề, đặc biệt quan trọng trong những năm đầu của HSTH và ảnh hưởng của nó rất mạnh mẽ trong thời gian này (Eisenberg, Zhou, Spinrad, Valiente, Fabes, và Liew năm 2005) [34].
Bạn bè và bầu không khí lớp học: Tập thể học sinh và bầu không khí
lớp học cũng có một vai trò lớn trong việc phát triển xúc cảm trong học tập ở HSTH Đối với HSTH, nhóm nhỏ cùng vui chơi, học tập với nhau có ảnh hưởng rất quan trọng Bầu không khí lớp học được phân biệt bởi các trạng thái tình cảm nói chung Bầu không khí tích cực hay tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và phản ứng của trẻ trước các sự kiện lớp học
Chương 2 THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN XÚC CẢM TIÊU CỰC TRONG
HĐHT CỦA HỌC SINH LỚP 1,22.1 Thực trạng biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học
Khách thể nghiên cứu của đề tài là 48 HS lớp 1A (28 HS nam và
20 HS nữ) và 50HS lớp 2D (28 HS nam, 22 HS nữ) trường Tiểu học Trung Hòa Lớp 1A do cô Hoàng Thị Thu H làm chủ nhiệm, cô đã có nhiều năm kinh nghiêm giảng dạy, đặc biệt là làm công tác chủ nhiệm học sinh lớp 1 Cô
H cho biết, học sinh lớp 1A khá ngoan và có thành tích học tập tốt nhất trong khối 1 ( khối 1 của trường không có lớp chọn) Và lớp 2D do cô giáo Phạm Thanh T chủ nhiệm, cô là giáo viên trẻ, được nhiều giáo viên và phụ huynh nhận xét là dạy giỏi và nhiệt tình với HS, theo nhận xét của cô Phạm Thanh T,
HS lớp 2D học tập khá tốt, rất nhiều HS hiếu động và nghịch
Bảng 2.1: Số lượng khách thể
Trang 33HS cho thấy, các biểu hiện “Nói chuyện riêng thầm thì” và “Nói giọng yếu ớt,
lắp bắp, không rõ lời” được biểu hiện ở mức khá rõ (X =2,64 và X =2,13 điểm) trong HĐHT ở giờ học trên lớp Ý kiến của các GV cũng có kết quả tương đồng vói quan sát ở HS
Bảng 2.2: Biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập
của học sinh lớp 1 qua hành vi ngôn ngữ
STT Biểu hiện XCTC
qua hành vi ngôn ngữ
Quan sát HS (N=48)
Ý kiến GV (N=8)
Trang 34Chú thích:Thấp nhất là 1,cao nhất là 3 (Điểm số càng cao thì biểu hiện càng rõ)
2.2.1.1 Thực trạng biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập qua hành vi phi ngôn ngữ
- Thực trang xúc cảm của HS khi đến trường
Để tìm hiểu về xúc cảm của HS tiểu học khi đến trường, chúng tôi đưa
ra một số xúc cảm thường gặp của HS và xếp vào 3 nhóm: xúc cảm tích cực, xúc cảm tiêu cực và xúc cảm trung tính