PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG BỂ TRẦM TÍCH CỬU LONG Chương I: Đặc điểm địa lí tự nhiên , kinh tế nhân văn Chương II: Lịch sử nghiên cứu địa chất PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT LÔ 091 Chương I: Địa tầng Chương II: Cấu Kiến tạo Chương III: Hệ thống dầu khí PHẦN III: THIẾT KẾ GIẾNG KHOAN TÌM KIẾM TRÊN CẤU TẠO GT1X Chương I:Cơ sở địa chất giếng khoan GT 1X Chương II: Tính toán và thiết kế giếng khoan GT1X Chương III: Dung dịch khoan Chương IV: Nghiên cứu địa chất, địa vật lý giếng khoan Chương V: Nghiên cứu địa chất, địa vật lý giếng khoan Chương VI: Dự toán kinh tế Chương VII: An toàn lao động và bảo vj môi trường Chương VIII: Kết luận kiến nghị, tài liệu tham khảo
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
Trang 2MỞ ĐẦU
1
Trang 3Dầu khí là sản phẩm vô cùng quan trọng không thể thiếu cho mọi quốc gia, đồng thời là mặt hàng chiến lược trên toàn cầu Trong các ngành công nghiệp đang phát triển ở Việt Nam thì ngành công nghiệp dầu khí đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp và đáp ứng nhu cầu về năng lượng ngày càng cao của đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đặc biệt việc phát triển ngành công nghiệp dầu khí không những đảm bảo về nhu cầu năng lượng, mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân sách quốc gia mà quan trọng hơn nó còn mở ra hướng phát triển mạnh mẽ cho các ngành công nghiệp liên quan như công nghiệp hóa chất, dịch vụ
Các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay cùng với hàng loạt các phát hiện mỏ
có trữ lượng thương mại được công bố trong những năm gần đây đã khẳng định thềm lục địa Việt Nam có tiềm năng dầu khí hấp dẫn lôi kéo khá nhiều công ty dầu khí nước ngoài đầu tư vào Việt nam Trong các bể dầu khí của Việt nam thì Cửu Long là bể dầu khí lớn và quan trọng nhất của Việt nam đóng góp 30% trữ lượng và khoảng 95% sản lượng khai thác dầu khí hiện nay.
Lô 09-1 nằm về phía Tây Nam bể Cửu Long có tiềm năng dầu khí lớn và là đối tượng quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước Hiện nay các mỏ dầu khí lớn như Bạch Hổ, Rồng,…đã đi vào những giai đoạn khai thác cuối, vì vậy đòi hỏi các công ty, xí nghiệp trực thuộc ngành phải đẩy mạnh việc nghiên cứu tìm ra các mỏ mới Sau khi phát hiện các cấu tạo mới để đánh giá xem cấu tạo đó có khả năng đưa vào khai thác hay không cần phải khoan các giếng khoan thẩm lượng.
Chính vì lý do đó nên em đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng dầu khí Lô 09-1 và thiết kế giếng khoan tìm kiếm thăm dò GT-1X trên, cấu tạo Gấu Trắng, lô 09-1, bể Cửu Long” Mục đích của đồ án là
từ các kết quả thu được sau khi khoan giếng khoan tìm kiếm, đánh giá và thiết
kế giếng khoan thẩm lượng cho cấu tạo Nội dung của đồ án được chia thành các phần sau:
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG BỂ TRẦM TÍCH CỬU LONG
Trang 4Chương I: Đặc điểm địa lí tự nhiên , kinh tế nhân
văn Chương II: Lịch sử nghiên cứu địa chất
PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT LÔ
09-1
Chương I: Địa tầng
Chương II: Cấu- Kiến tạo
Chương III: Hệ thống dầu khí
PHẦN III: THIẾT KẾ GIẾNG KHOAN TÌM KIẾM TRÊN CẤU
TẠO GT-1X
Chương I:Cơ sở địa chất giếng khoan GT- 1X
Chương II: Tính toán và thiết kế giếng khoan GT-1X
Chương III: Dung dịch khoan
Chương IV: Nghiên cứu địa chất, địa vật lý giếng khoan
Chương V: Nghiên cứu địa chất, địa vật lý giếng khoan
Chương VI: Dự toán kinh tế
Chương VII: An toàn lao động và bảo vj môi trường
Chương VIII: Kết luận kiến nghị, tài liệu tham khảo
Kết luận và kiến nghị.
Sau 3 tháng nỗ lực hết mình để hoàn thành đồ án, em xin gửi lời cảm
ơn chân thành tới thầy giáo KS Phan Anh Tuấn cùng tập thể các thầy cô giáo trong Bộ môn Địa Chất Dầu, Trường Đại học Mỏ - Địa Chất những người trực tiếp hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành tốt
đồ án tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới KS Lê Minh Hiếu – Ban Tìm Kiếm Thăm Dò - VSP và những người giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập tại đây.
Do hạn chế về mặt chuyên môn cũng như về thời gian nên đồ án tốt
3
Trang 5nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót, vậy rất mong được sự góp
ý của các thầy cô giáo cũng như các bạn để đồ án của tôi được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2015
Vũ Đức Cảnh
Trang 6PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG BỂ TRẦM TÍCH CỬU LONG
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN – KINH TẾ NHÂN VĂN 1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên
Bể trầm tích Cửu Long có dạng hình bầu dục, vồng về phía biển, kéo dài thuộc
bờ biển Vũng Tàu – Bình Thuận Bể tiếp giáp với đất liền về phía Tây Bắc, ngăn cáchvới bể Nam Côn Sơn bởi đới nâng Côn Sơn, phía Tây Nam là đới nâng Khorat-Natuna
và phía Đông Bắc là đới cắt trượt Tuy Hòa ngăn cách với bể Phú Khánh Bể được bồilấp chủ yếu bởi các trầm tích lục nguyên Kainozoi, chiều dày lớn nhất của chúng tạitrung tâm bể có thể đạt tới 7 – 8 km
Hình 1.1: Vị trí bể Cửu Long
Trang 7Hình1.2 Vị trí lô 09-1 trong bể Cửu Long
1.1.2 Đặc điểm địa hình
Bể Cửu Long nằm trên thềm lục địa Việt Nam theo hướng Đông Bắc – TâyNam, đáy biển có địa hình phức tạp, ở các vùng cửa sông giáp với biển địa hình rất đadạng, bao gồm các rãnh sông ngầm, bãi cát ngầm Phần trung tâm bể Cửu Long, đáybiển thay đổi với độ sâu từ 40 – 60m Đổ ra thềm lục địa Việt Nam có rất nhiều consông, trong đó nổi bật nhất là sông Cửu Long với lưu vực khoảng 45.000 km2, lưulượng trung bình khoảng 85.000 m3/s, lưu lượng phù sa 0,25 kg/m3 Hàng năm sôngCửu Long đổ ra biển hàng trăm tấn phù sa, đó là nguồn trầm tích tạo nên các bể trầmtích trên thềm lục địa
1.1.3 Đặc điểm khí hậu
Về khí hậu:
Nhìn chung, bể Cửu Long có khí hậu đặc trưng nhiệt đới do vị trí của bể gầnvới xích đạo Ở khu vực này có sự phân ra thành hai mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từtháng 11 đến tháng 4 và mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 Nhiệt độ trung bìnhcủa khu vực này vào mùa mưa khoảng trên 30oC và vào mùa khô là 25oC – 35oC
Về lượng mưa:
Trung bình vào khoảng 120 – 300 cm/năm Tuy nhiên trong các mùa mưa lũ thìlượng mưa cao hơn gấp nhiều lần
Chế độ gió:
Trang 8Bắc Sau đó vào tháng 12 và tháng Giêng thì hướng gió chủ yếu là hướng Đông Bắc.Vận tốc gió vào đầu mùa thì nhỏ và sau đó tăng dần lên, đạt cực đại vào tháng 2 Tốc
độ gió trung bình vào khoảng 1,5 m/s, cực đại có thể lên đến 12,5 m/s Từ tháng 5 đếntháng 10 chế độ gió chịu ảnh hưởng bởi hệ thống gió mùa Tây Nam, do hướng gió chủyếu là Tây Nam và Tây – Tây Nam Tốc độ gió trung bình vào khoảng 8,8 m/s, cực đại
có thể lên đến 32 m/s
Về chế độ dòng chảy:
Khu vực thuộc Bể trầm tích Cửu Long có nhiều dòng chảy khác nhau do ảnhhưởng bởi các yếu tố tác động khác nhau như: thủy triều, địa hình đáy, khối lượngnước, nhiệt độ, chế độ gió, Vận tốc dòng chảy trung bình, biển động nhẹ, gió giậttrung bình cấp 4 – 5, vận tốc dòng xoáy ở mức trung bình
1.2 Đặc điểm kinh tế nhân văn
1.2.1 Đặc điểm giao thông vận tải
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm ở miền Đông Nam Bộ, tiếp giáp với tỉnh Đồng Nai ởphía Bắc, với Thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây, với tỉnh Bình Thuận ở phía Đông,còn phía Nam giáp biển Đông Vị trí này rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ hướng rabiển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ Vị trí này rất thuận lợi chotỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biểnnhư: khai thác dầu khí trên biển, khai thác cảng biển, vận tải biển, đánh bắt nuồi trồng
và chế biến hả sản, phát triển du lịch biển
Đường bộ:
Tỉnh có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh nối các huyện thị với nhau Quốc
lộ 51A (4 làn xe) chạy qua tỉnh dài gần 50 km Trong 3 năm tới (dự kiến năm 2018) sẽ
có đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu với 8 làn xe song song với Quốc lộ 51A
Trang 9 Đường sông:
Hệ thống các cảng biển lớn tập trung chủ yếu trên sông Thị Vải.Cảng Sài Gòn
và Nhà máy Ba Son đang di dời và xây dựng cảng biển lớn tại đây.Từ Vũng Tàu cóthể đi Thành phố Hồ Chí Minh bằng tàu cánh ngầm
Đường hàng không:
Sân bay Vũng Tàu chủ yếu tiếp nhận cho máy bay trực thăng phục vụ cho tìmkiếm, thăm dò và khai thác dầu khí Trong tương lai, Sân bay Quốc tế Long Thànhđược xây dựng cách Vũng Tàu khoảng 70km
Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa – Vũng Tàu còn là một trong nhữngtrung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước Trung tâmđiện lực Phú Mỹ và nhà máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng của cảnước (trên 4.000MW trên tổng số gần 10.000MW của cả nước)
Công nghiệp nặng:
Gồm có sản xuất phân ure (800.000 tấn/năm), sản xuất polyetylen (100.000 tấn/năm), sản xuất clinker, sản xuất thép (hiện tải tỉnh có hàng chục nhà máy lớn đanghoạt động gồm VinaKyoei, Pomina, Thép miền Nam (South Steel), Bluescopes, ThépViệt, Thép Tấm (Flat Steel), nhà máy thép SMC và Posco VietNam
Về lĩnh vực cảng biển:
Kể từ khi chính phủ có chủ trương di dời các cảng tại nội ở Thành phố HồChính Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm cảng biển chính của khu vựcĐông Nam Bộ Các cảng lớn tập trung chủ yếu trên sông Thị Vải Cảng Sài Gòn vàNhà máy Ba Son đang di dời và xây dựng cảng biển lớn tại đây.Sông Thị Vải có luồngsâu đảm bảo cho tàu có tải trọng trên 50.000 tấn cập cảng Các cảng căn cứ dịch vụ
Trang 10 Về lĩnh vực du lịch:
Tỉnh này là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước Trongthời gian qua, chính phủ đã cấp phép và đang thẩm định một số dự án du lịch lớn như:Saigon Atlantis (300 triệu USD), công viên giải trí Bàu Trũng và bể các nầm NghinhPhong (500 triệu USD), công viên bách thú Safari Xuyên Mộc (200 triệu USD)
Năm 2011, trên địa bàn tỉnh có 295 dự án nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốnđầu tư đăng ký gần 28,1 tỷ USD Trong đó, có 118 dự án trong khu công nghiệp(KCN) với tổng vốn đầu tư hơn 11,14 tỷ USD và 177 dự án ngoài KCN với tổng vốnđầu tư gần 17 tỷ USD Vốn đầu tư thực hiện đến nay đạt gần 6,43 tỷ USD, chiếm22,9% trong tổng vốn đăng ký đầu tư Trong những năm gần đây tỉnh luôn đứng tốpnhững địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất tại Việt Nam Nằm ở vịtrí thứ 3 về việc đóng góp ngân sách nhà nước, sau TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội
Năm 2015, thành phố Vũng Tàu trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh và đạt tốc
độ tăng trưởng GDP bình quân 14%/năm, kể cả dầu khí bình quân 10,8%/năm Về cơcấu kinh tế, công nghiệp xây dựng 62%, dịch vụ 35%, nông nghiệp 3% Giảm tỉ lệ hộnghèo theo tiêu chuẩn tỉnh từ 21,69% xuống dưới 2,35%(theo tiêu chuẩn mới), cơ bảnkhông còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia Mức hưởng thụ văn hóa đạt 42lần/người/năm, 92% gia đình đạt chuẩn văn hóa, 92% thôn,ấp đạt chuẩn văn hóa, 99%dân số nông thôn được sử dụng điện và nước hợp vệ sinh
Định hướng đến 2020, trở thành thành phố cảng, đô thị lớn nhất cả nước cùngvới Hải Phòng, trung tâm Logistics và công nghiệp hỗ trợ, trung tâm công nghiệp quantrọng của cả nước Theo đó, GDP bình quân đầu người dự báo đạt 27.000 USD/người/năm (tương đương thu nhập của các nước phát triển)
1.2.3.Đặc điểm dân cư
Diện tích của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là 1.982 km2.Mật độ bình quân dân sốkhoảng 503 người/km2.Tổng số dân của tỉnh tính đến 4/2010 là 1.009.719 người
Theo thống kê dân số tháng 4 năm 2009 thì: Dân số thành thị chiếm 49,85%dân số toàn tỉnh Nam giới chiếm 49,99% dân số toàn tỉnh Tỉnh có cơ cấu dân số nhưsau:
Nhóm tuổi từ 0-14: 25,46% (Nam giới là 131.886 người chiếm 52% dân sốnhóm tuổi này); Nhóm tuổi từ 15-59: 67,74% (Nam giới là 328.906 người chiếm 49%dân số nhóm này); Nhóm tuổi từ 60 trở lên: 6,8% (Nam giới là 27.338 người chiếm40% dân số nhóm này) Nhóm dân số trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi) chiếm tỉ lệcao là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế vì vậy cần được quan tâm đào tạo
Thành phần dân tộc: Kinh (97,53%), Hoa (1,01%), Chơ Ro (0,76%), Khmer
Trang 11(0,23%), Tày (0,14%) Các dân tộc khác chiếm 0,33% dân số tỉnh, trong đó ngườinước ngoài là 59 người Tỷ lệ số dân theo Phật giáo là 21,66% (trong đó 48,4% làNam); Công giáo là 25,8% (trong đó 49,6% là Nam); Cao Đài là 0,99%; Tin Lành là0,41%; Tôn giáo khác là 4,34% và không theo bất kỳ tôn giáo nào là 46,11%.
1.2.4.Đời sống văn hóa xã hội
Theo Báo cáo của UBND tỉnh năm 2011, trong bối cảnh tình hình kinh tế xãhội của cả nước gặp nhiều khó khăn, thách thức do lạm phát, lãi suất ngân hàng,nguyên liệu đầu vào, giá cả các mặt hàng tăng cao nhưng kinh tế xã hội của tỉnh vẫntiếp tục phát triển ổn định Lĩnh vực văn hóa-xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, cácchỉ tiêu cơ bản đạt so với Nghị quyết:
Về giáo dục và đào tạo:
Phát triển ổn định và có nhiều mặt tích cực: Đã đưa vào sử dụng 11 trường với
300 phòng học, nâng tổng số trường trên toàn tỉnh lên 382 trường học Số trường đạtchuẩn Quốc gia của tỉnh là 116 trường, đạt 30,4% (NQ 34%); tỷ lệ huy động cháu đinhà trẻ đạt 22,2% (NQ 21%); trẻ đi mẫu giáo, đạt tỷ lệ 81% (NQ 81%); tỷ lệ tốt nghiệpTHPT đạt 97,27%; số học sinh bỏ học đầu năm học giảm 0,18% so với năm học trước
Về xã hội hóa giáo dục, năm 2011 đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 4 dự án xâydựng trường mầm non Tính đến nay có 25 dự án của doanh nghiệp đầu tư cho giáodục, trong đó có 6 dự án đã đi vào hoạt động, 1 dự án đang xây dựng, 9 dự án đã cấpgiấy chứng nhận đầu và 9 dự án đã được chấp nhận chủ trương Bà Rịa Vũng Tàu cótrình độ văn hóa tương đối cao, cơ sở vật chất hiện đại Tỉnh có khá nhiều trường Đạihọc như: Đại học Bà Rịa, Cao đẳng Sư Phạm, Cao đẳng Cộng đồng Bà Rịa Vũng Tàu,Cao đẳng Nghề Dầu khí, cơ sở của Đại học Mỏ-Địa chất, Đại học Dầu khí của PVN
Về công tác dân số-y tế:
Chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được đảm bảo Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suydinh dưỡng còn 12% (NQ 12,5%), tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng mở rộng đạt98% Thực hiện khám, chữa bệnh cho khoảng 2 triệu lượt người (NQ 2 triệu lượt).Đưa vào sử dụng mới Trung tâm y tế huyện Đất Đỏ, Trung tâm chăm sóc sức khỏesinh sản, Trường Trung cấp y tế và 2 hệ thống xử lý rác thải tại bệnh viên Lê Lợi vàbệnh viện Bà Rịa Hoàn tất các thủ tục đầu tư đối với 4 trung tâm y tế tuyến huyện tạiTân Thành, Châu Đức, Long Điền và Côn Đảo Thêm 02 xã được công nhận đạt chuẩnquốc gia về y tế, nâng tổng số xã, phường đạt chuẩn lên 75/82, chiếm tỷ lệ 91,56%(NQ 94%)
Về văn hóa-thể thao:
Trang 12tốt.Tổ chức thành công chương trình kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh Nhiều hoạt độngvăn hóa, văn nghệ, thể thao được tổ chức nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, cơ bản đápứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa, vui chơi giải trí của nhân dân địa phương và dukhách Triển khai Đề án phát triển văn hóa nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giaiđoạn 2011 -2015 Đưa vào sử dụng đền thờ Côn Đảo và Trung tâm văn hóa tỉnh tại BàRịa.
Trên lĩnh vực thể dục, thể thao đạt được những thành tích đáng khích lệ: Cácvận động viên giành được 290 huy chương các loại ở cấp quốc gia, khu vực và quốc
tế Hoạt động thể dục, thể thao quần chúng được duy trì và mở rộng.Đã phê duyệt vàtriển khai thực hiện Quy hoạch phát triển ngành thể dục, thể thao tỉnh Bà Rịa – VũngTàu giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020
Phát thanh-truyền hình:
Đã tổ chức tốt công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP củaChính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; Cuộcbầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016; Duy trìthời lượng phát sóng, phát thanh 24 giờ/ngày
Các chính sách an sinh xã hội:
Được đặc biệt quan tâm Giải quyết việc làm cho 33.500 lượt lao động, trong đógiải quyết việc làm mới cho 16.500 lượt lao động, tỷ lệ thất nghiệp 3% Xét duyệt cho1.300 dự án vay vốn giải quyết việc làm với tổng kinh phí 27 tỷ đồng Tổ chức đào tạonghề cho 25.500 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58%, đạt 100% so với NQ.Tính đến cuối năm, dự kiến có 6.000 hộ thoát nghèo theo chuẩn tỉnh, 1.800 hộ nghèochuẩn quốc gia, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn tỉnh còn 9,76%, theo chuẩn quốc giacòn 3.47% Giải quyết cho 21.000 lượt hộ nghèo vay vốn với doanh số cho vay là 252
tỷ đồng, cấp mới 105.500 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, miễn giảm học phí cho24.871 học sinh Thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo, người có công, đốitượng chính sách Song song với công tác đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo, cáchoạt động đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện được các cơ quan, tổ chức, doanhnghiệp, các hộ gia đình hưởng ứng tích cực
Công tác bảo vệ môi trường:
Có những chuyển biến đáng kể.Tỷ lệ rác thải nguy hại xử lý đạt 100% Đã đưavào sử dụng 06 lò đốt rác thải y tế, tỷ lệ rác thải y tế được xử lý đạt 100%, rác thải sinhhoạt đang được chôn lấp tạm tại các bãi rác trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ rác thải sinh hoạtđược xử lý đạt 83% Tỷ lệ rác thải công nghiệp xử lý đạt 80%, năm 2012 xử lý đạt100% Trên địa bàn hiện có 12 dự án xử lý rác thải, trong đó có 3 dự án đã đi vào hoạt
Trang 13động; 01 dự án đang xây dựng giai đoạn 2 và 08 dự án đang hoàn tất các thủ tục đầu
tư Có 5/8 khu công nghiệp đi vào hoạt động đã cơ bản hoàn thành nhà máy xử lýnước thải tập trung.Về dự án hạ tầng kỹ thuật xử lý chất thải tập trung 100 ha TócTiên, huyện Tân Thành hoàn thành trong Quý I/2012 Về lâu dài, tỉnh cũng đã triểnkhai xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bà Rịa-VũngTàu và báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh, phê duyệt bản đồ quy hoạch về phânvùng phát thải khí thải, xả nước thải theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trườnggiai đoạn 2011 -2015, đang trình Bộ Tài nguyên-Môi trường xem xét có ý kiến, hoànthiện đề án xử lí chất rắn đảm bảo hợp vệ sinh trên địa bàn tính đến năm 2020
Cùng với sự phát triển kinh tế, các vấn đề an sinh xã hội trong vùng cũng cónhững bước tiến đáng kể Về công tác giáo dục, việc đào tạo nguồn nhân lực ngàycàng phát triển và có chất lượng cao, tăng cả về mặt số lượng và chất lượng Trong đó,thành phố Vũng Tàu có đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật vừa đông vừa có chất lượngcao đến từ các tỉnh thành trong cả nước
1.3 Các yếu tố thuận lợi và khó khăn với công tác TKTD dầu khí
1.3.1.Thuận lợi
Do điều kiện tự nhiên và lịch sử, Vũng Tàu nằm trên giao điểm nối Miền Đông
và miền Tây Nam Bộ, có hệ thống giao thông đường biển, đường bộ, đường thủy vàđường hàng không phát triển Nguồn nhân lực dồi dào hầu hết tập trung từ các tỉnhthành trong cả nước nên có trình độ học vấn, kỹ thuật cao
Vũng Tàu nằm ở vị trí thuận lợi cho việc mở rộng xây dựng các cảng dịch vụdầu khí phục vụ cho việc khai thác dầu ở thềm lục địa phía Nam
Là một thành phố trẻ, Vũng Tàu có nguồn cung cấp nhân lực dồi dào, được đàotạo bài bản.Giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu di chuyển cũng như vận chuyển hànghóa.Vị trí của thành phố thuận lợi cho việc giao lưu xuất khẩu dầu thô với các nướctrong khối Đông Nam Á cũng như quốc tế
Mặt khác, chính trị tỉnh ổn định, tạo điều kiện và thu hút đầu tư của các tậpđoàn , các Công ty nên rất thuận lợi cho công tác thăm dò và khai thác Dầu khí cũngnhư các ngành nghề khác Vì vậy, Bà Rìa – Vũng Tàu thu hút được rất nhiều các Tậpđoàn, Công ty trong và ngoài nước vào lĩnh vực dầu khí như: PVEP, Vietsopetro,PVD, PTSC, DMC, BP, Total, ConocoPhiilip, Petronas
1.3.2.Khó khăn
Từ tháng 5 đến tháng 10 là vào mùa mưa nên gây khó khăn cho công tác tìm
Trang 14cũng như các công trình Dầu khí trên biển Mùa khô cũng cần để ý đến gió mùa thổimạnh, gió mùa Đông Bắc – Tây Nam thổi theo hai chiều ngược nhau trong hai mùacũng gây trở ngại cho việc thăm dò và khai thác Dầu khí.
Các mỏ dầu và khí nằm ở xa bờ, độ sâu nước biển tương đối lớn do đó chi phícho công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tương đối cao
Việc đào tạo và tuyển dụng đội ngũ có trình độ kỹ thuật cao chưa đáp ứng đượcnhu cầu Nguyên do là việc đào tạo vẫn thiếu rất nhiều công nghệ, thiết bị hiện đại nênphải mất một thời gian dài đào tạo lại
Tuy trong khu vực đã phát triển các ngành công nghiệp như sửa chữa tàu, sửachữa và đóng mới giàn khoan nhưng đó mới chỉ là bước đầu.Phần lớn các tàu và thiết
bị hỏng vẫn phải gửi ra nước ngoài sửa chữa gây tốn kém.Các phương tiện hiện đạivẫn phải nhập khẩu với chi phí cao
Vấn đề phòng chống ăn mòn các công trình Dầu khí ngoài biển cũng là một khókhăn lớn trong công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển Dầu khí
Vấn đề bảo vệ và cải tạo môi trường là vấn đề bức xúc đặt lên hàng đầu do rácthải của cồng nghiệp Dầu khí, công nghiệp đóng tàu,
Chúng ta phải thuê các thiết bị hiện đại để bảo vệ vùng biển và vùng khai thácDầu khí, thuê các chuyên gia về Dầu khí với chi phí cao
Trang 15CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT
2.1 Lịch sử tìm kiếm thăm dò dầu khí
Lịch sử tìm kiếm thăm dò dầu khí bể Cửu Long gắn liền với lịch sử tìm kiếmthăm dò dầu khí của thềm lục địa Nam Việt Nam Công tác khảo sát địa vật lý tại bể
đã được tiến hành từ thập niên 70, cho đến nay đã phát hiện, thăm dò và đưa vào khaithác rất nhiều mỏ lớn như Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Sư Tử Đen…
Căn cứ vào quy mô, mốc lịch sử và kết quả thăm dò, lịch sử tìm kiếm thăm dòdầu khí của bể Cửu Long được chia thành 4 giai đoạn:
2.1.1 Giai đoạn trước năm 1975
Đây là khoảng thời gian đầu tiên thực hiện các công tác khảo sát địa vật lý khuvực như từ, trọng lực và địa chấn để phân chia các lô, chuẩn bị cho công tác đấu thầu,
ký các hợp đồng dầu khí
Năm 1967, US Nauy Oceanographic Office đã tiến hành khảo sát từ hangkhông gần như khắp lãnh thổ Miền Nam Năm 1967 – 1968, hai tàu Ruth và Maria củaAlpine Geophysical Corporation đã tiến hành đo 19.500 km tuyến địa chấn ở phíaNam Biển Đông trong đó có tuyến cắt qua bể Cửu Long
Năm 1969, công ty Ray Geophysical Mandrel đã tiến hành đo địa vật lý biểnbằng tàu N.V.Robray I ở vùng thềm lục địa Miền Nam và vùng phía Nam của BiểnĐông với tổng số 3.482 km tuyến trong đó có tuyến cắt qua bể Cửu Long
Trong năm 1969 US Nauy Oceanographic cũng tiến hành đo song song 20.000
km tuyến địa chấn bằng 2 tàu P/V E.V Hunt ở vịnh Thái Lan và phía Nam Biển Đông,trong đó có tuyến cắt qua bể Cửu Long
Đầu năm 1970, công ty Ray Geophysical Mandrel lại tiến hành đo đợt hai ởNam Biển Đông và dọc bờ biển 8.639 km, đảm bảo mạng lưới cỡ 30 km x 50km, kếthợp giữa các phương pháp từ, trọng lực và hang không, trong đó có tuyến cắt qua bểCửu Long Năm 1973-1974 đã đấu thầu trên 11 lô, trong đó có 3 lô thuộc bể Cửu Long
Trang 162.1.2 Giai đoạn từ năm 1976 – 1979
Năm 1976, công ty địa vật lý CGG của Pháp khảo sát 1.210,9 km tuyến địachấn 2D dọc theo các con sông của đồng bằng song Cửu Long và vùng ven biển VũngTàu – Côn Sơn Kết quả của công tác khảo sát địa chấn đã xây dựng được các tầngphản xạ chính: từ CL20 đến CL80 và khẳng định sự tồn tại của bể Cửu Long với mộtmặt cắt trầm tích Đệ Tam dày
Năm 1978 công ty Geocco (Na Uy) thu nổ địa chấn 2D trên lô 10, 09, 16, 19,
20, 21 với tổng số 11.898,5 km và làm chi tiết trên cấu tạo Bạch Hổ với mạng lướituyến 2 x 2 km và 1 x 1 km riêng đối với lô 15, công ty Deminex đã hợp đồng vớiGecco khảo sát 3.221,7 km tuyến địa chấn với mạng lười 3,5 x 3,5 km trên lô 15 vàcấu tạo Cửu Long(nay là Rạng Đông) Căn cứ vào kết quả minh giải tài liệu địa chấnnày Deminex đã khoan 4 giếng khoan tìm kiếm trên các cấu tạo triển vọng nhất TràTân (15-A-1X), Sông Ba (15-B-1X), Cửu Long (15-C-1X) và Đồng Nai(15-G-1X) kếtquả khoan các giếng này đều gặp các biểu hiện dầu khí trong cát kết tuổi Miocen sớm
và Oligocen, nhưng dòng dầu khí không có ý nghĩa công nghiệp
2.1.3 Giai đoạn từ năm 1980 – 1988
Công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam trong giai đoạnnày được triển khai rộng khắp, nhưng tập trung chủ yếu vào một đơn vị, đó là Xínghiệp liên doanh Vietsovpetro Năm 1980 tàu nghiên cứu POISK đã tiến hành khảosát 4057 km tuyến địa chấn điểm sâu chung, từ và 3250 km tuyến trọng lực kết quảcủa đợt khảo sát này đã phân chia ra được tập địa chấn B (CL4 – 1, CL4 – 2), C (CL5– 1), E(CL5 – 3) và F (CL6 – 2), đã xây dựng được một số sơ đồ cấu tạo dị thường từ
Cuối giai đoạn 1980 – 1988 được đánh dấu bằng việc Vietsovprtro đã khai thácnhững tấn dầu từ hai đối tượng khai thác Miocen, Oligocen dưới của mỏ Bạch Hổ vàonăm 1986 và phát hiện dầu trong móng nứt nẻ vào tháng 9 năm 1988
2.1.4 Giai đoạn từ năm 1989 đến nay
Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất công tác tìm kiếm, thăm dò và khaithác dầu khí ở bể Cửu Long Với sự ra đời của luật đầu từ nước ngoài và luật dầu khí,
Trang 17hàng loạt công ty dầu khí nước ngoài đã ký hợp đồng phân chia sản phẩm hoặc cùngđầu tư vào các lô mở và có triển vọng ở bể Cửu Long Đến năm cuối 2003 đã có 9 hợpđồng được ký kết trên các lô: 09-1, 09-2, 09-3, 10&02, 01&02/96, 15-1, 15-2, 16-1,16-2 và 17.
Triển khai các hợp đồng đã ký về công tác khảo sát địa vật lý thăm dò, các công
ty dầu khí đã ký hợp đồng với các công ty dịch vụ khảo sát địa chấn có nhiều kinhnghiệm trên thế giới như: CGG, Gecco – Prakla, Western Geophysical Company,PGS,…hầu hết các lô trong bể đã đạt được khảo sát địa chấn tỉ mỉ không chỉ phục vụcho công tác thăm dò mà cả cho công tác chính xác mô hình vỉa chứa Khối lượngkhảo sát địa chấn trong giai đoạn này, 2D là 21408km và 3D là 7340,6km2 Khảo sátđịa chấn 3D được tiến hành trên hầu hết các diện tích có triển vọng và trên tất cả cácvùng mỏ đã phát hiện cho đến hết năm 2003, tổng số giếng khoan thăm dò, thẩmlượng và khai thác đã khoan ở bể Cửu Long khoảng 300 giếng, trong đó riêngVietsovpetro chiếm trên 70%
Đặc trưng nổi bật của Việt Nam là sự hiện diện các mỏ dầu trong mónggranitoit nứt nẻ trước Đệ tam, mà tiêu biểu là mỏ Bạch Hổ đã được phát hiện năm
1986 và đưa vào khai thác từ tháng 9 năm 1988 Sau Bạch Hổ đã phát hiện và đưa vàokhai thác hàng loạt mỏ dầu khác trong móng ở bể Cửu Long như Đông Rồng, ĐôngNam Rồng, Nam Rồng – Đồi Mồi, Phương Đông, mỏ Sư Tử Đen, mỏ Sư Tử Vàng,
mỏ Rạng Đông, mỏ Cá Ngừ Vàng, mỏ Sư Tử Nâu, mỏ Thăng Long, mỏ Hải Sư Đen,
mỏ Hổ Xám…với trữ lượng dầu và sản lượng dầu khai thác, tính đến 01/01/2012,chiếm trên 80% tổng trữ lượng dầu đã xác minh và tổng sản lượng dầu đã khai tháccủa Việt Nam
2.2 Lịch sử tìm kiếm thăm dò cấu tạo GT, lô 09-1
Trên cơ sở kết quả minh giải tài liệu địa chấn 3D của Viện Dầu khí Việt Namthực hiện năm 2009, đã phát hiện cấu tạo triển vọng GT tại khu vực phía Đông Nam
bể Cửu Long (phía Nam mỏ Bạch Hổ)
Kết quả nghiên cứu cấu trúc địa chất cấu tạo GT đã chỉ ra sự tương đồng vớivòm Nam mỏ Bạch Hổ về cấu-kiến tạo cũng như về môi trường lắng đọng trầm tích vàthành tạo đá
Giếng khoan nghiêng GT-1Х được bắt đầu khoan vào ngày 24.11.2010 bằnggiàn tự nâng ‘Мurmanskaia» nhằm mục đích tìm kiếm các thân dầu khí trong trầmurmanskaia» nhằm mục đích tìm kiếm các thân dầu khí trong trầm
Trang 18sâu 4110 m đã xảy ra sự cố khoan do bị rơi dụng cụ khoan, vì vậy đã phải tiến hànhkhoan cắt thân mới từ độ sâu 3838 m Giếng khoan kết thúc ngày 05.06.2011 với đáygiếng khoan thực tế là 4990 m (CSTĐ 4803 m).
Kết quả thử vỉa giếng này đã thu được dòng dầu tự phun từ trầm tích Mioxendưới
Trang 19PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT LÔ 09-1Chương 1: ĐỊA TẦNG
Khu vực nghiên cứu thuộc lô 09-1, nằm trong đới lún chìm Đông Nam CửuLong (Đông Bạch Hổ).Địa tầng của lô cũng tương tự như địa tầng của bể trầm tíchCửu Long Trên cơ sở các kết quả tài liệu minh giải địa chấn, ĐVLGK, tài liệu mẫulõi…cho thấy khu vực nghiên cứu nói riêng và bể Cửu Long nói chung gồm các phân
vị địa tầng có tuổi từ trước Kainozoi cho tới đệ tứ
Đặc điểm địa tầng các trầm tích Kainozoi và đá móng trước Kainozoi đượcminh họa trên cột địa tầng tổng hợp của bể trầm tích Cửu Long
Trang 20Hình 1.1 Mặt cắt địa tầng tổng hợp mỏ Gấu Trắng
j
Trang 21Hình 1.1: Cột địa tầng tổng hợp bể Cửu Long
LIÊN KẾT ĐỊA TẦNG CÁC GIẾNG KHOAN GT-1Х, BH-1202 VÀ BH-7
Trang 22Tầng phản xạ địa chấn Chiều sâu theo carota (m)
Chiều sâu tuyệt đối (m)
Trang 23Trong lát cắt GK GT-1X gồm các trầm tích sau:
1.1 Đá móng trước Kainozoi
Đá móng gồm đá macma kết tinh hoàn toàn với các đai mạch diabaz và pooсfiafiabazan andezit, đặc trưng bởi mức độ bất đồng nhất cao về thành phần thạch học Trongphạm vi lô 09-1, theo tài liệu mẫu lõi, đá móng chủ yếu là granit biotit và granithaimica, chứa nhiều monzolit thạch anh, monzodiorit thạch anh và diorit á kiềm, granit(GK BH-8), granodiorit (GK BH-17) và monzodirit thạch anh (GK BH-7) Đá móngchịu sự thay đổi bởi quá trình biến đổi thứ sinh ở các mức độ khác nhau Trong số cáckhoáng vật thứ sinh phát triển nhiều nhất là zeolit và canxit Theo phương pháp phóng
xạ xác định tuổi, tuổi tuyệt đối của đá móng từ 245+7 triệu năm (Triat muộn) đến 89+3(Creta muộn) triệu năm
Đá granitoid có độ nứt nẻ và hang hốc Phần lát cắt đá macma thường gặp cácđai mạch có thành phần đá khác nhau từ axit đến thành phần kiềm trung tính, kiềmthạch anh
Tại giếng khoan GT-1X, đá móng được phát hiện ở khoảng độ sâu 4800-4990
m (CSTĐ4623,7-4803 m), tổng chiều dày khoan vào móng là 196 m Theo tài liệuminh giải giữa các chỉ số độ rỗng nơtron (ННК) và gamma xạ tự nhiên (ГК), đá móng) và gamma xạ tự nhiên (ГК) và gamma xạ tự nhiên (ГК), đá móng), đá móng
ở đây là đá macma có thành phần axít Theo tài liệu carota khí, phần đá móng có chỉ sốkhí thấp (<1%) và không có sự mất dung dịch khoan Kết quả minh giải tài liệuĐVLGK cho thấy có một số khoảng đá có độ rỗng thứ sinh, tuy nhiên khi thử vỉa đãkhông nhận được dòng
1.2 Oligoxen dưới
Điệp Trà Cú (E31)
Trầm tích của điệp Trà Cú gồm chủ yếu là sét kết, bột kết, cát kết, xen kẹp vớicác vỉa than mỏng và sét vôi được thành tạo trong môi trường sông–hồ Trong điệp nàythi thoảng bắt gặp thành tạo nguồn gốc núi lửa, thành phần của nó chủ yếu gồm diabazpooсfiafia, tuf bazan và gabro-diabaz Chiều dày cực đại của điệp đạt 500 m ở nhữngphần lún chìm sâu của bể
Trên mặt cắt địa chấn, điệp Trà Cú nằm trong khoảng giữa các tầng phản xạ
Trang 24Oculopollis, Magnastriatites thuộc vào Oligoxen sớm và Paleogen
Theo đặc trưng tướng đá, lát cắt điệp Trà cú được chia ra thành 2 phần: trên vàdưới Phần trên gồm thành tạo hạt mịn, còn phần dưới gồm thành tạo hạt thô
Tại GK GT-1X, trầm tích điệp này nằm ở khoảng 4140-4800 m (CSTĐ 4623,7 m) theo kết quả minh giải tài liệu ĐVLGK Theo tài liệu carota khí chỉ số khítổng tăng trong các khoảng chiều sâu 4273-4285, 4338-4342 và 4390-4395 m Trongphạm vi điệp Trà Cú có mặt các vỉa cát kết sau: 4227-4234, 4267-4287, 4337-4348,4364-4399, 4403-4411, 4455-4458, 4467-4499 và 4519-4529 m Những vỉa này cótính thấm chứa khá tốt, tuy nhiên khi thử vỉa đã không nhận được dòng
4047,5-1.3 Oligoxen trên
Điệp Trà Tân (E32)
Trầm tích điệp Trà Tân nằm bất chỉnh hợp trên trầm tích điệp Trà cú và nằmgiữa 2 tầng phản xạ địa chấn SH-7 và SH-11 Trầm tích điệp này gồm các phân lớp sét,bột và cát kết xen kẽ, được thành tạo trong môi trường châu thổ, vũng-vịnh, sông-hồ
và bồi tích ven bờ
Trong sét của điệp Trà Tân, hàm lượng chất hữu cơ có giá trị từ cao đến rất cao,đặc biệt ở phần giữa của lát cắt Đây là tập đá mẹ sinh dầu và cũng đóng vai trò chắntốt cho các thân dầu trong đá móng bể Cửu Long Tuy nhiên, các vỉa cát kết trong điệpxen kẽ với sét kết có tính chất thấm chứa trung bình, đây là các đối tượng triển vọng đểtìm kiếm và thăm dò dầu khí trong bể Cửu Long
Tại giếng khoan GT-1X, trầm tích điệp Trà Tân nằm ở khoảng 2940-4140 m(CSTĐ 2902,3-4047,5 m) theo tài liệu ĐVLGK Theo thành phần thạch học, trầm tíchcủa điệp này có thể chia thành 3 phần với các thành phần thạch học khác nhau
Phần trên: nằm giữa SH7 - SH8, phân bố ở khoảng chiều sâu 2940-3250 m(CSTĐ 2902,3-3206,7 m), trầm tích gồm chủ yếu là sét nâu, nâu-tối, nâu đan xen lẫncát kết-bột Theo ĐVLGK, phần này có mặt một vài vỉa chứa, tuy nhiên không có dấuhiệu khí trong khi khoan
Phần giữa: nằm giữa SH8 - SH10, phân bố ở khoảng 3250-3620 m (CSTĐ3206,7-3558,7 m), trầm tích gồm chủ yếu nhất là sét đen, nâu đen xen kẽ các phân lớpmỏng bột kết và cát kết Trong lát cắt thỉnh thoảng gặp các phân lớp mỏng đá vôi vàthan Trong phần này không thấy các vỉa có triển vọng chứa dầu khí
23
Trang 25Phần dưới: trong khoảng SH10 - SH11, phân bố ở khoảng 3620-4140 m (CSTĐ3558,7-4047,5 m), gồm chủ yếu là cát kết từ hạt mịn đến thô màu nâu tối đến nâu đen,thỉnh thoảng gặp đá cuội Hàm lượng khí tăng lên không đáng kể ở khoảng này trongkhi khoan (giá trị cực đại đạt 10,6% tại độ sâu 3664 m)
Tại giếng khoan GT-1X, trầm tích điệp Bạch Hổ gặp ở khoảng chiều sâu
2245-2940 m (CSTĐ 2208-2902,3 m) Trầm tích này gồm các lớp cát kết và sét xen kẽ cómàu xám, vàng đỏ Hàm lượng khí tăng cao đáng kể (đến 12%) trong quá trình khoan
ở các khoảng 2672-2683 m và 2705-2718 m Theo thành phần thạch học trầm tích điệpBạch Hổ chia thành 2 phần: trên và dưới
Phần trên của điệp (2152-2662 m) chủ yếu gồm sét màu xám, xanh-xám xen kẽ
và tăng lên khi đi từ phía trên xuống dưới, hàm lượng cát kết và bột kết chiếm đến50% Ở phần trên nhất của lát cắt gặp tập sét rotali phân bố hầu khắp diện tích của bồntrũng Cửu Long Trong phần này bắt gặp các vỉa cát kết thuộc tầng 21 và 22 có tínhchất thấm chứa tương đối tốt
Phần dưới của điệp (2662-2940 m chủ yếu gồm cát kết và bột kết chiếm trên60%, xen kẹp các lớp sét mỏng màu xám, vàng đỏ Theo kết quả minh giải tài liệuĐVLGK trong phần lát cắt này có các vỉa cát kết thuộc tầng 23 (2673-2738 m), tầng
24 (2741-2783 m), tầng 25 (2785-2822 m) và tầng 26 (2830-2877 m), tính chất thấmchứa các vỉa này khá tốt Kết quả thử vỉa các tầng 23 và 24 đã cho dòng dầu côngnghiệp với lưu lượng 300 m3/ng.đ, nhận được dòng dầu không ổn định khi thử vỉa cáctầng 25 và 26
1.5 Mioxen trung
Trang 26Điệp Côn Sơn (N12 cs)
Trầm tích điệp Côn Sơn phân bố trải khắp bồn trũng Cửu Long cũng -như trongphạm vi lô 09-1 và được bắt gặp trong tất cả các giếng khoan ở cấu tạo Bạch Hổ vàRồng Trầm tích của điệp Côn Sơn chủ yếu gồm cát kết, bột kết hạt trung đến thô (75 -80%), xen kẽ các lớp sét xám đa màu, chiều dày đạt tới 15 m, đôi chỗ gặp các phân lớpthan mỏng Tổng chiều dày của điệp thay đổi từ 250 đến 990 m Trầm tích điệp này ởphía tây được thành tạo trong môi trường bồi tích – sông; ở phía đông và đông-bắcđược thành tạo trong môi trường đầm hồ – châu thổ Trầm tích nằm trải ngang hoặchơi uốn lượn theo bề mặt điệp Bạch Hổ, dốc nghiêng về hướng đông và trung tâm củabồn trũng Kết quả liên kết cho thấy rằng lát cắt của điệp nằm ở giữa hai tầng phản xạđịa chấn SH-2 và SH-3
Cát kết hạt thô Mioxen trung gặp ở khoảng chiều sâu 1240-2245 m (chiều sâutuyệt đối 1204-2208 m) trong GK GT-1X Theo tài liệu ĐVLGK và kết quả phân tíchmẫu vụn, cát kết của điệp này có tính chất thấm chứa tương đối tốt Trong phần lát cắtđiệp Côn Sơn không có các vỉa có triển vọng chứa dầu khí
1.6 Mioxen trên
Điệp Đồng Nai (N13)
Lát cắt điệp Đồng Nai gồm chủ yếu gồm cát kết hạt trung, xen lẫn bột kết vàcác lớp sét mỏng, màu xám sặc sỡ, đôi khi gặp các lớp than và cacbonat Trầm tích củađiệp này ở phần phía tây của bồn trũng được thành tạo trong điều kiện đầm lầy, venbờ; ở phần phía bắc và đông được thành tạo trong điều kiện biển nông Chiều dày củađiệp khoảng trong lát cắt GK GT-1X có chiều dày khoảng 750 m Trầm tích điệp nàynằm ngang và hơi dốc về phía đông Theo tài liệu địa chấn, lát cắt của điệp nằm giữacác tầng phản xạ SH-1 và SH-2
Kết quả minh giải tài liệu ĐVLGK, phân tích mẫu khoan vụn tại GK GT-1Xtrầm tích điệp Đồng Nai nằm ở khoảng 600 m và gồm cát kết màu xám đến xám nhạt,đôi khi màu nâu xen lẫn với sét và bột kết Trong điệp này không có các vỉa có triểnvọng chứa dầu khí
1.7 Plioxen+Đệ tứ
Điệp Biển Đông (N2 + Q)
Theo tài liệu địa vật lý giếng khoan, phân tích mẫu vụn và tài liệu địa chấn, điệp
25
Trang 27Biển Đông trong lát cắt GK GT-1X có chiều dày khoảng 690 m.
Đá trầm tích điệp Biển Đông chủ yếu là cát kết hạt mịn đến trung xen lẫn phânlớp sét màu xám, chứa nhiều tàn tích sinh vật biển và glaukonit Trầm tích được lắngđọng trong môi trường biển nông, ven bờ, đôi chỗ có đá cacbonat Trầm tích của điệpnày phân bố rộng khắp trong bồn trũng Cửu Long với chiều dày 400 – 900 m, nằm gầnnhư ngang và hơi nghiêng về phía đông
Theo tài liệu ĐVLGK, trong điệp này không có các vỉa có triển vọng chứa dầukhí
CHƯƠNG 2: CẤU- KIẾN TẠO
2.1 Các hệ thống đứt gãy
Ở bể Cửu Long tồn tại các hệ thống đứt gãy theo phương Đông Bắc - Tây Nam,
Á Đông - Tây, Tây Bắc - Đông Nam và Bắc - Nam trong đó hướng Đông Bắc – TâyNam là phương chủ đạo:
Hệ thống đứt gãy phương Đông Bắc - Tây Nam: Gắn liền với quá trình tạo Rift, làyếu tố chính khống chế đới trung tâm Rồng - Bạch Hổ Các đứt gãy có biên độ dịchchuyển trong Oligoxen dưới trong khoảng 200 - 1000m và tăng dần 600 - 1500mvào đầu Oligoxen muộn rồi lại giảm xuống 100 - 200m vào cuối Oligoxen và đầuMioxen
Hệ thống đứt gãy Đông - Tây: Hệ thống này có tuổi hoạt động trẻ hơn phân cắt cácđứt gãy của hệ thống Đông Bắc - Tây Nam Nhiều chỗ đã quan sát rõ hiện tượngdịch chuyển ngang theo mặt trượt Đông Tây Các đứt gãy hệ thống này phổ biến ởcác lô 16 và 17, biên độ dịch chuyển có thể đạt tới 200 - 1000m vào Oligoxen vàgiảm dần vào Mioxen
Ngoài các hệ thống đứt gãy chính trên, bể Cửu Long còn tồn tại các hệ thốngđứt gãy mang tính địa phương sau:
Hệ thống đứt gãy Tây Bắc - Đông Nam: Hệ thống này chỉ phát hiện ở lô 15 vớibiên độ nhỏ 200 - 800m vào trước Mioxen sau đó giảm dần
Hệ thống đứt gãy Bắc - Nam: Là các đứt gãy nằm ở khu vực Bắc của bể với biên
độ nhỏ và chiều dài thường dưới 10km
Hệ thống đứt gãy đồng trầm tích: Thường xẩy ra cùng thời gian với quá trình trầmtích, các đứt này có chiều dài không quá 4 - 5km
Trang 28 Hệ thống đứt gãy sau trầm tích: Chiếm đa số ở bể Cửu Long, chúng có chiều dàilớn và biên độ từ vài trăm mét đến 2000m Các đứt gãy này tập trung phía Tây bểCửu Long ít hơn phía Đông và Đông Bắc.
Các hệ thống đứt gãy chính có biên độ lớn tạo nên các đới nứt nẻ trong khối nhômóng làm tăng độ rỗng, độ thấm của tầng móng và tầng móng trở thành tầng chứaquan trọng của bể Cửu Long Ngoài ra, sau khi tích tụ dầu khí đã được hình thànhnhưng do quá trình kiến tạo, các đứt gãy hoạt động mạnh mẽ xuyên cắt qua bẫy nêndầu khí trong bẫy sẽ dịch chuyển đi chỗ khác, nơi có điều kiện thuận lợi để chứa nó
Tóm lại, đứt gãy vừa có thể đóng vai trò trong tạo bẫy chứa và chắn dầu khí,nhưng nó lại vừa có thể đóng vai trò phá huỷ Do đó việc nghiên cứu kiến tạo cho vùnghay một cấu tạo là công việc hết sức quan trọng, phục vụ cho công tác tìm kiếm - thămdò
Hình 2.1: Hệ thống đứt gãy chính bể Cửu Long
2.2 Phân chia, mô tả các đơn vị cấu tạo
Việc phân chia các đơn vị cấu tạo được dựa trên đặc điểm cấu trúc địa chất củatừng khu vực với sự khác biệt về chiều dày trầm tích và thường giới hạn bởi những đứtgãy hoặc hệ thống đứt gãy có biên độ đáng kể Nếu coi bể Cửu Long làđơn vị cấu trúcbậc 1 thì trong bể Cửu Long chia ra các cấu trúc bậc 2 gồm: Trũng phân dị Bạc Liêu;Trũng phân dị Cà Cối; Đới nâng Cửu Long; Đới nâng Phú Quý; Trũng chính bể CửuLong; Sườn nghiêng Tây Bắc; Sườn nghiêng Đông Nam; Trũng Đông Bắc; Trũng TâyBạch Hổ; Trung Đông Bạch Hổ; Đới nâng Trung Tâm; Đới nâng phía Tây Bắc; Đới
27
Trang 29nâng phía Đông; Đới phân dị Tây Nam vàĐới phân dị Đông Bắc
Theo đường đẳng dày trầm tích 2km thì trũng chính Cửu Long thể hiện rõ nét làmột trũng khép kín dạng hình trăng khuyết với vòng cung hướng ra phía ĐôngNam.Toàn bộ triển vọng dầu khí của bể Cửu Long đều tập trung ở vùng này Vì vậycấu trúc của trũng được nghiên cứu khá chi tiết vàđược phân ra thành các đơn vị cấutrúc nhỏ hơn như một bể thực thụ Các đơn vị bậc 3 bao gồm: trũng Đông Bắc, trũngTây Bạch Hổ, trũng Đông Bạch Hổ, sườn nghiêng Tây Bắc, sườn nghiêng Đông Nam,đới nâng Trung Tâm, đới nâng phía Bắc, đới nâng phía Đông, đới phân dị Đông Bắc,đới phân dị Đông Nam Trong đó, cấu tạo Y nằm trong đới nâng Trung Tâm
Hình 2.2: Sơ đồ phân vùng kiến tạo bể Cửu Long[ 2 ]
Đới nâng Trung Tâm:
Là đới nâng kẹp giữa hai trũng Đông và Tây Bạch Hổ và được giới hạn bởi cácđứt gãy có biên độ lớn với hướng đồ chủ yếu về phía Đông Nam Đới nâng bao nhiêugồm các cấu tạo dương có liên quan đến những khối nâng cổ của móng trước Kainozoinhư: Bạch Hổ, Rồng Các cấu tạo bị chi phối không chỉ bởi các đứt gãy thuận hình
Trang 30thành trong quá trình tách giãn mà còn bởi các đứt gãy trượt bằng và chờm nghịch do
ảnh hưởng của sự ép vào Oligoxen muộn
Trũng Đông B c: ắt:
Là trũng sâu nhất có chiều dày trầm tích có thể đạt đến 8km Trũng có phươngkéo dài dọc theo trục chính của bể, nằm kẹp giữa hai đới nâng và chịu khống chế bởicác đứt gãy chính hướng Đông Bắc – Tây Nam
Trũng Tây Bạch Hổ:
Trong một số tài liệu trũng này được ghép chung với trũng Đông Bắc Tuynhiên, về đặc thù kiến tạo giữa hai trũng này có sự khác biệt đáng kể, đặc biệt làphương của các hệ thống đứt gãy chính Trũng Tây Bạch Hổ bị khống chế bởi các đứtgãy kiến tạo có phương á vĩ tuyến, tạo sự gấp khúc của bể Chiều dày trầm tích củatrũng có thể đạt tới 7,5km
Trũng Đông Bạch Hổ:
Nằm kẹp giữa đới nâng Trung Tâm về phía Tây, sườn nghiêng Đông Nam vềphía Đông – Đông Bắc và đới nâng Đông Bắc về phía Bắc Trũng có chiều dày trầmtích đạt tới 7km và là một trong ba trũng tách giãn của bể
Hình 2.3: Mặt cắt ngang trũng chính bể Cửu Long[ 2 ]
2.3 Phân tầng cấu trúc
Với các đặc điểm cấu trúc như trên và các đặc điểm địa tầng của bể Cửu Long,dựa vào các quan hệ bất chỉnh hợp, người ta chia cấu trúc bể Cửu Long thành hai tầng29
Trang 31cấu trúc chính như sau:
Tầng cấu trúc móng trước Kainozoi
Tầng cấu trúc này được hình thành tạo bởi các đá móng trước Kainozoi baogồm các loại đá móng biến chất (phyllit), các đá móng thuộc nhóm granit như granit,granodiorit, diorite thạch anh Chúng là các khối nhô cổ ăn sâu vào bể hoặc các khốinâng ven rìa tạo thành mặt móng cổ gồ ghề, phân dị Ngoài ra còn có các loại đá móngphong hóa, nứt nẻ.Bề mặt của tầng cấu trúc gồ ghề biến dị mạnh và bị nhiều đứt gãylớn phá hủy
Tầng cấu trúc tầm tích Kainozoi
Tầng cấu trúc này bao gồm tất cả các đá được tạo thành trong giai đoạnKainozoi và được chia ra làm 3 phụ tầng cấu trúc Các phụ tầng cấu trúc này đượcphân biệt với nhau bởi sự biến dạng cấu trúc, phạm vi phân bố và bất chỉnh hợp
Phụ tầng cấu trúc dưới
Phụ tầng cấu trúc dưới được tạo thành bởi hai tập trầm tích: Tập trầm tích phíadưới có tuổi Oligoxen dưới – hệ tầng Trà Cú, phủ bất chỉnh hợp lên móng phong hóa.Tập trầm tích phía trên tương ứng với Trầm tích Trà Tân, phạm vi mở rộng đáng kể,chủ yếu là sét, bột được lắm đọng trong môi trường sông hồ, châu thổ và được giới hạnphía trên bởi bất chỉnh hợp Oligoxen – Mioxen
Trang 32Hình 2.4: Quá trình phát triển địa chất bể Cửu Long[ 2 ]
2.4.1 Thời kỳ trước tách giãn ( từ đầu Eoxen đến Eoxen giữa )
Trong thời gian cuối Mezozoi cho đến đầu Kainozoi, vùng Đông Nam Á nói chung vàthềm lục địa Việt Nam nói riêng là một khối thống nhất, phân bố trong không gianrộng đang phát triển ổn định theo chế độ kiến tạo của miền nền, chế độ kiến tạo nàycòn kéo dài đến đầu Eoxen Bước vào đầu Eoxen, xảy ra sự va chạm mạnh giữa lục địa
Ấn Độ và lục địa Âu – Á Do ảnh hưởng mạnh của các hoạt động kiến tạo mang tínhkhu vực, đặc biệt là hoạt động tạo núi Hymalaya, trên phạm vi Đông Nam Á nói chung
và thềm lục địa Việt Nam nói riêng tồn tại chế độ kiến tạo rất phức tạp song song tồntại các chuyển động tách giãn, chồng lấn, cuốn hút, tạo rift Các đứt gãy sâu hình thànhtrước đây tái hoạt động, kéo theo sự hình thành hàng loạt các hệ thống các đứt gãy vớiquy mô nhỏ hơn, phân cắt địa hình nền tương đối ổn định thành các khối Các khốinâng lên, sụt xuống với biên độ rất khác nhau đặt nền móng cho việc hình thành cácđơn vị cấu trúc lớn như các bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn, Đới nâng Côn Sơnv.v
Vào thời kỳ Eoxen giữa, tạo thành vành đai magma dài tới rìa mảng Đông Dương vàdẫn đến hàng loạt các đứt gãy cũ tái hoạt động, đồng thời xuất hiện them các đứt gãy31
Trang 33mới Các dung dịch magma dưới sâu theo các đứt gãy xuyên lên phía trên lấp đầy tạothành các đai mạch, góp phần làm phức tạp hoá các cấu trúc có trước Thềm lục địaSunda cũng như toàn thềm lục địa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều lần của các quátrình kiến tạo (uốn nếp và magma) cho nên móng trước Kainozoi bị vò nhàu và bấtđồng nhất về tuổi cũng như thành phần vật chất.
2.4.2 Thời kỳ đồng tách giãn ( từ cuối Eoxen đến cuối Oligoxen )
Thời kỳ tạo rift được khởi đầu vào cuối Eoxen, đầu Oligoxen do tác động của các biến
cố kiến tạo vừa nêu với hướng căng giãn chính là Tây Bắc – Đông Nam Hàng loạt đứtgãy hướng Đông Bắc – Tây Nam được mở rộng do căng giãn, dãn đến sụt lún mạnh vàtạo rift
Trong Oligoxen giãn đáy biển theo hướng Bắc Nam tạo biển Đông bắt đầu từ 32 triệunăm Trục giãn đáy biển phát triển lấn dần xuống Tây Nam vào cuối Oligoxen Cácquá trình này đã gia tăng các hoạt động tách giãn và đứt gãy ở bể Cửu Long trongOligoxen và nén ép vào cuối Oligoxen Vì thế các đứt gãy điển hình là các đứt gãydạng gàu xúc, phương Đông Bắc – Tây Nam cắm về phía Đông Nam, một số cóphương Đông Tây Nhiều bán địa hào, địa hào cùng hướng phát triển theo các đứt gãyđược hình thành Các bán địa hào, địa hào này được lấp đầy nhanh bằng các trầm tíchvụn thô, phun trào thành phần bazơ Trong thời gian đầu tạo bể do chuyển động sụt lúnkhối tảng, phân dị nên tại các đới trũng khác nhau có thể có các thời kỳ gián đoạn, bàomòn trầm tích với mức độ khác nhau Do khu vực tích tụ trầm tích và cung cấp trầmtích nằm kế cận nhau nên thành phần trầm tích ở các đới trũng khác nhau có thể khácbiệt nhau
Quá trình tách giãn tiếp tục phát triển làm cho bể lún chìm sâu, rộng hơn.Các hố, trũngtrước núi được mở rộng, sâu dần và liên thông nhau và có chế độ trầm tích khá đồngnhất.Các tầng trầm tích hồ dày thuộc hệ tầng Trà Tân được thành tạo với thành phầnchủ yếu là sét giàu vật chất hữu cơ màu nâu, nâu đen tới đen Các hồ phát triển trongcác địa hào riêng biệt được liên thông nhau, mở rộng dần và có hướng kéo dài theophương Đông Bắc – Tây Nam Đây cũng là phương phát triển ưu thế của hệ thống đứtgãy mở bể Các trầm tích thuộc hệ tầng Trà Tân dưới có diện phân bố hẹp, thườngvắng mặt ở phần rìa bể, phần kề với các khối cao địa lũy và có dạng nêm điển hình,phát triển dọc theo các đứt gãy với bề dày thay đổi nhanh Trầm tích giàu thành phầnsét của hệ tầng Trà Tân giữa được tích tụ sau đó, phân bố rộng hơn, bao phủ trên hầukhắp các khối cao trong bể và các vùng cận rìa bể
Trang 34đảo trong trầm tích Oligoxen ở trung tâm các đới trũng chính, làm tái hoạt động cácđứt gãy thuận chính ở dạng ép chờm, trượt bằng và tạo nên các cấu trúc “trồi”, các cấutạo hình hoa, phát sinh các đứt gãy nghịch ở một số nơi như trên cấu tạo Rạng Đông,phía Tây cấu tạo Bạch Hổ và một số khu vực mỏ Rồng Đồng thời xảy ra hiện tượngbào mòn và vát mỏng mạnh các trầm tích thuộc hệ tầng Trà Tân trên Sự kết thúc hoạtđộng của phần lớn các đứt gãy và không chỉnh hợp góc rộng lớn ở nóc trầm tíchOligoxen đãđánh dấu sự kết thúc thời kỳ đồng tạo rift.
2.4.3 Thời kỳ sau tách giãn ( từ Mioxen sớm đến Plioxen )
Bước vào Mioxen sớm quá trình giãn đáy Biển Đông theo phương Tây Bắc –ĐôngNam đã yếu đi và nhanh chóng kết thúc vào cuối Mioxen sớm (17 tr.năm), tiếp theo làquá trình nguội lạnh vỏ Trong thời kỳ đầu Mioxen sớm các hoạt động đứt gãy vẫn cònxảy ra yếu và chỉ chấm dứt hoàn toàn từ Mioxen giữa
Tuy nhiên, ở bể Cửu Long vẫn xảy ra các hoạt động tái căng giãn yếu, lún chìm từ từtrong Mioxen sớm và hoạt động núi lửa ở một số nơi, đặc biệt ở phần Đông Bắc bể.Vào cuối Mioxen sớm trên phần lớn diện tích bể diễn ra biến cố chìm sâu bể với sựthành tạo tầng “sét Rotalid” biển nông rộng khắp, được coi là tầng đánh dấu địa tầng
và cũng là tầng chắn khu vực khá tốt cho toàn bể Cuối Mioxen sớm toàn bể trải quaquá trình nâng khu vực và bóc mòn yếu, bằng chứng là tầng sét Rotalid chỉ bị bào mòntừng phần và vẫn duy trì tính phân bố khu vực của nó
Vào Mioxen giữa có một pha nâng lên dẫn dến sự tái thiết lập điều kiện môitrường sông ở phần Tây Nam bể còn phần Đông, Đông Bắc bể điều kiện ven bờ vẫntiếp tục được duy trì
Mioxen muộn được đánh dấu bằng sự lún chìm mạnh ở Biển Đông và phần rìa của nó,khởi đầu quá trình thành tạo thềm lục địa hiện tại Đông Việt Nam.Núi lửa hoạt độngtích cực ở phần Đông Bắc bể Cửu Long, Nam Côn Sơn và phần đất liền Nam ViệtNam Từ Mioxen muộn bể Cửu Long đã hoàn toàn thông với bể Nam Côn Sơn, các hệthống sông Cửu Long và sông Đồng Nai trở thành nguồn cung cấp trầm tích cho cả hai
bể Các trầm tích hạt thôđược tích tụ trong môi trường ven bờ ở phần Nam bể và môitrường biển nông trong ở phần Đông Bắc bể.Plioxen là thời gian biển tiến rộng lớn và
có lẽ đây là lần đầu tiên toàn bộ vùng Biển Đông hiện tại nằm dưới mực nước biển.Cáctrầm tích hạt mịn hơn được vận chuyển vào vùng bể Cửu Long và xa hơn tích tụ vàovùng bể Nam Côn Sơn trong điều kiện nước sâu hơn
33
Trang 35Chương III: Tiềm năng Dầu Khí
3.1 Biểu hiện dầu khí và các tích tụ dầu khí
Đến nay, bể Cửu Long đã phát hiện trên 20 cấu tạo có chứa dầu khí, trong đó cóhơn 10 phát hiện thương mại như: Bạch Hổ, Rồng, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, HồngNgọc, Rạng Đông, Cá Ngừ Vàng…, trong những năm gần đây đã phát hiện thêm vàđưa vào khai thác một số mỏ mới như Mèo Trắng, Thỏ Trắng
Phần lớn các mỏ phân bố trên khối nâng Trung Tâm và đới nâng phía Tây Bắc.Các mỏ dầu đều thuộc loại nhiều vỉa (trừ mỏ Đông Nam Rồng chỉ có 1 mỏ trongmóng, Mèo Trắng chỉ có trong trầm tích Mioxen dưới) Các thân khoáng nằm phổ biến
ở cả 3 play: Mioxen dưới, Oligoxen và móng nứt nẻ trước Kainozoi Tuy nhiên dầu ởtrong móng vẫn là chủ yếu.Ví dụ như tại các mỏ như Đông Nam Rồng, Bạch Hổ, RạngĐông, Sư Tử Đen và Sư Tử Vàng trữ lượng dầu trong móng chiếm từ 70% đến gần100% trữ lượng toàn mỏ
Tất cả các phát hiện dầu khí đều gắn liền với các cấu tạo dương nằm gần trongphần lún chìm sâu của bể với chiều dày trầm tích trên 2.000m tại phần đỉnh.Các cấutạo này đều có liên quan đến sự nâng cao của khối móng bị chôn vùi trướcOligoxen.Xung quanh khối móng nhô này thường nằm gá đáy là các trầm tíchOligoxen dày và có thể cả Eoxen là những tầng sinh dầu chính của bể.Dầu được sinhmạnh mẽ tại các tầng vào cuối Mioxen rồi dồn nạp vào bẫy đã được hình thành từtrước đó
Trong lô 09-1 chỉ mới phát hiện và thăm dò dầu khí ở mỏ Gấu Trắng, Mèo Trắng ódòng dầu khí thương mại
Tầng sét Oligoxen dưới + Eoxen? (E31+E2): có bề dày từ 0 m đến 600m ở phần trũngsâu của bể
Trang 36Trong Mioxen dưới có carbon hữu cơ thuộc loại trung bình, TOC dao động từ 0,6% –0,87% Wt, các giá trị S1 và S2 thuộc loại nghèo (S1 từ 0,5 – 1,2 kg HC/t.đá, S2 từ 0,8– 1,2 kg HC/t.đá), chưa có đủ khả năng sinh Hydrocarbon (HC) Vì vậy, dầu trong tầngnày là các sản phẩm di cư từ nơi khác đến (HI = 113 –216,7 kg HC/t.TOC).
Tầng Oligoxen trên rất phong phú vật chất hữu cơ loại rất tốt, TOC dao động từ 3,5%– 6,1% Wt, các chỉ tiêu S1 và S2 có giá trị rất cao (S1 từ 4 – 12 kg HC/t.đá, S2 từ 16,7– 21 kg HC/t.đá ), giá trị HI đạt 477,1 kg HC/t.TOC
Hình 2.5: Mức độ trưởng thành VCHC[ 2 ]
Vật chất hữu cơ tầng Oligoxen dưới + Eoxen thuộc loại tốt và rất tốt TOC =0,97% - 2,5% Wt, với các chỉ tiêu S1 = 0,4 - 2,5 kg HC/t.đá và S2 = 3,6 – 8,0 kgHC/t.đá Ở tầng này, lượng Hydrocarbon trong đá mẹ giảm hẳn so với tầng trên vì đãsinh dầu và giải phóng phần lớn Hydrocarbon vào đá chứa Vì vậy, chỉ tiêu HI chỉ còn163,6 kgHC/t.đá Nhìn chung tiềm năng của vật chất hữu cơ trong trầm tích Oligoxen
là rất lớn, còn vật chất hữu cơ trong trầm tích Mioxen dưới thuộc loại trung bình vànghèo
3.2.2Loại vật chất hữu cơ và môi trường tích tụ
Đối với tầng đá mẹ Mioxen dưới, loại vật chất hữu cơ thuộc loại III là chủ yếu(thực vật bậc cao), có xen kẽ loại II, chỉ tiêu Pr/Ph đạt 1,49 – 2,23 chứng tỏ chúngđược tích tụ trong môi trường cửa sông, đồng bằng ngập nước và có xen kẽ biển nông
Đối với tầng đá mẹ Oligoxen trên, vật chất hữu cơ chủ yếu thuộc loại II (độngthực vật bậc thấp), thứ yếu là loại I (rong tảo) và ít hơn là loại III Chỉ tiêu Pr/Ph phổ35
Trang 37biến 1,6 – 2,3 phản ánh chúng được tích tụ trong môi trường cửa sông, vùng nước lợ biển nông, một số ít trong môi trường đầm hồ.
-Đối với tầng đá mẹ Oligoxen dưới + Eoxen, loại vật chất hữu cơ của tầng nàychủ yếu loại II, thứ yếu là loại III, không có loại I Các giá trị Pr/Ph cũng chỉ đạt 1,7 –2,35, phản ánh điều kiện tích tụ cửa sông, nước lợ, gần bờ và một phần đầm hồ
3.2.3 Độ trưởng thành của vật chất hữu cơ
Mức độ trưởng thành của vật chất hữu cơ được xác định theo chỉ số phản xạvitrinit R o Khi R o đạt đến 0,6 % - 0,8%, vật chất hữu cơ mới vào giai đoạn trưởngthành Trong giai đoạn này chỉ giải phóng lượng nhỏ Hydrocarbon khí và lỏng nhẹ rakhỏi đá mẹ Khi vật chất hữu cơ bị chìm sâu và R o đạt trên ngưỡng 0,8% mới có cường
độ sinh dầu mạnh Khi đó điều kiện tăng thể tích khí, HC lỏng, tăng áp suất, giảm độnhớt, giảm lượng nhựa asphalten và giải phóng hàng loạt HC ra khỏi đá mẹ di cư vàobẫy chứa
Theo kết quả phân tích R o cho thấy các mẫu của vật chất hữu cơ của trầm tíchMioxen dưới chỉ nằm ở bên trái của đường 0,6%, tầng Oligoxen trên chúng nằm xungquanh đường 0,6%, còn tầng Oligoxen dưới-Eoxen nằm xung quanh đường 0,8% Nhưvậy chỉ có các tầng đá mẹ Oligoxen trên và Oligoxen dưới + Eoxen mới đạt mứctrưởng thành và trưởng thành muộn và cũng là nguồn cung cấp chủ yếu HC cho cácbẫy chứa bể Cửu Long Vì vậy, các chỉ tiêu Tmax và R o thường có giá trị cao hơntrong kerogen (Tmax > 435 − 446 ;R o>0.6%-0.8% )
3.2.4 Quy mô phân đới sinh dầu của các tầng đá mẹ
Trong các tầng đá mẹ Oligoxen-Eoxen luôn có hệ số PI khá cao và đạt 0,36 –0,41 đặc biệt tầng đá mẹ dưới cùng
Sau khi xem xét quy luật phân bố của các chỉ tiêu R o, Tmax vàđặc biệt chỉ tiêuthời nhiệt (TTI) cho thấy thời điểm sinh dầu của 2 tầng đá mẹ dưới bắt đầu từ thờiMioxen sớm, nhưng cường độ sinh dầu và giải phóng chúng ra khỏi đá mẹ chỉ xảy ravào cuối thời kỳ Mioxen giữa-đầu Mioxen muộn tới nay
Đới sinh dầu mạnh của tầng Oligoxen trên bao gồm chủ yếu phần trung tâm códiện tích khoảng 193 km2 Diện tích đới sinh condensat chỉ tập trung ở phần lõm sâunhất 24,5 km2
Đới sinh dầu mạnh và giải phóng dầu của tầng Oligoxen dưới-Eoxen mở rộng
ra ven rìa so với tầng Oligoxen trên vàđạt diện tích lớn hơn.Đới sinh dầu chiếm diệntích khoảng 576-580 km2.Còn diện tích vùng sinh condensat đạt 146 km2
Trang 383.3 Đá chứa
Đá chứa dầu khí trong bể Cửu Long bao gồm: đá Granitoid nứt nẻ, hang hốccủa móng kết tinh, phun trào dạng vỉa hoặc đai mạch và cát kết có cấu trúc lỗ rỗnggiữa hạt, đôi khi nứt nẻ, có nguồn gốc và tuổi khác nhau
3.3.1 Đá móng trước Kainozoi
Đá chứa granitoid nứt nẻ hang hốc của móng kết tinh rất đặc trưng cho bể CửuLong Hình ảnh dập vỡ và biến đổi có thể quan sát rõ tại các điểm lộ, với xu hướng dập
vỡ và biến đổi mạnh ở phần trên của mặt cắt
Nứt nẻ hang hốc được hình thành do hai yếu tố: nguyên sinh-sự co rút của đámagma khi nguội lạnh và quá trình kết tinh, thứ sinh-hoạt động kiến tạo và quá trìnhphong hóa, biến đổi thủy nhiệt tương đương với giá trị độ rỗng nguyên sinh và thứ sinh
Đối với đá chứa móng nứt nẻ, độ rỗng thứ sinh đóng vai trò chủ đạo đạo gồm
độ rỗng nứt nẻ vàđộ rỗng hang hốc Hoạt động thủy nhiệt đi kèm với hoạt động kiếntạo đóng vai trò hai mặt: có thể làm tăng kích thước nứt nẻ hang hốc đãđược hìnhthành từ trước, nhưng cũng có thể lấp đầy hoàn toàn hoặc một phần nứt nẻ bởi cáckhoáng vật thứ sinh Độ rỗng mở trung bình theo thể tích đá trên các mỏ đang khaithác thay đổi trong khoảng 0.5%-2,9%, độ thấm khí trung bình dao động từ 2,9 -16,5mD, độ bão hòa nước dư từ 44% - 55% (theo tài liệu năm 2006) Nhìn chung, đámóng nứt nẻ có chất lượng tốt, nhiều giếng khoan cho dòng tới hơn 1000m3/ngày
Thành phần bao gồm các đá: granit, granit-gneis, granobiotit, diorite,monzodiorit, gabbro, monzogabro bị các đại mạch diabas, basalt-andesit porphyry cắtqua và bị biến đổi ở mức độ khác nhau, dập vỡ và nứt nẻ có khả năng chứa dầu rất tốt
Phần lớn dầu trong bể Cửu Long được khai thác từ móng (Bạch Hổ, Rồng,Rạng Đông, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng… ) Trong lôA chúng ta cũng gặp tầng chứa là
đá móng ở trong mỏ X
3.3.2 Đá chứa cát kết Oligoxen
Cát kết Oligoxen dưới:
Thành phần chủ yếu là arkos - lithic, đôi chỗ nằm xen kẽ với các tập đá núi lửa dày,
có nguồn gốc quạt bồi tích, sông ngòi nằm trên đá móng kết tinh chuyển sang môitrường tiền châu thổ (prodelta) và đầm hồ ở phần sâu của bể Độ rỗng trong cát kếtOligoxen dưới có thể đạt tới 18%, trung bình là 12 – 16% Độ thấm dao động khoảng 1– 250 mD Tại phần giữa và trên của mặt cắt Oligoxen dưới cát kết có chất lượng tốthơn, theo chiều sâu tính chất thấm chứa của đá có xu hướng giảm do ảnh hưởng củaquá trình tạo đá và nén ép mạnh 37
Trang 393.3.3 Đá chứa cát kết Mioxen dưới
Cát kết chứa dầu Mioxen dưới gặp ở phần trên và phần dưới của tập mặt cắt tậpCL4-2 Chúng phát triển rộng khắp trong phạm vi bể chủ yếu có nguồn gốc song ngòiDelta, đồng bằng ngập lụt, vũng vịnh bãi triều, ở đây các vỉa cát kết xen kẽ với bột vàsét Cát Grauvac feldspar với arkos-lithic và lithic màu nâu xám sáng, xám xanh, độhạt mịn tới thô Vỉa dầu trong cát kết bắt gặp trên mỏ Bạch Hổ và Đông Bắc Rồng vớicác tầng sản phẩm 23-27.Độ rỗng là 13-25%, trung bình là 19%, độ thấm trung bình là137mD
Dầu có trong những vỉa cát này gặp khá phổ biến trên hầu khắp các cấu tạo như:Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Phương Đông, Hồng Ngọc, Pearl, Sư Tử Đen, Sư TửVàng Trong cấu tạo Y các tích tụ dầu khí chủ yếu tập trung trong trầm tích Mioxendưới, dầu khí trong trầm tích Oligoxen trên chỉ chiếm một phần rất nhỏ của mỏ
3.4 Đá chắn
Dựa vào đặc điểm thạch học và kết quả khoan của cá giếng khoan trong bể CửuLong, có thể phân ra 4 tầng chắn chính , trong đó có 1 tầng chắn khu vực và 3 tầngchắn địa phương
3.4.1 Tầng chắn mang tính khu vực
Tập sét Rotalid (tầng sét chứa nhiều Rotalia) nằm ở phần trên của hệ tầng Bạch
Hổ đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các vỉa sản phẩm.Đá có cấu tạo khối, hàmlượng sét cao (90 – 95%), kiến trúc thuộc loại phân tán, mịn Thành phần chủ yếu làmontmorilonit, thứ yếu là hydromica, kaolinnit, hỗn hợp (hydromicamontmorilonit)vàít clorit với kích thước hạt rất mịn và chiều dày từ 20 đến 300 m Diện phân bố củatầng chắn này là toàn bể Cửu Long
Trang 40Tầng chắn địa phương I-tầng sét nóc tập CL4-2, nằm dưới tầng phản xạ địachấn CL4-1.Đây là tập sét tạp, biển nông, nằm phủ trực tiếp trên các vỉa sản phẩm 23,
24 (mỏ Rồng, Bạch Hổ) , MI60 (Pearl) Chiều dày tầng chắn dao dộng từ 60- 150m
Hệ số phân lớp: 0,1 -0,47 Hàm lượng sét trung bình là 51%.Sét phân lớp dày.Đây làtầng chắn thuộc loại tốt, phát triển rộng khắp trong phần trũng sâu của bể
Tầng chắn địa phương II-tầng sét thuộc hệ tầng Trà Tân giữa và trên phát triểnchủ yếu trong phần trũng sâu của bể Chiều dày tầng sét dao động từ 0 đến vài trămmét Sét có nguồn gốc đầm hồ, tiền delta, phân lớp dày và có khả năng chắn tốt.Đây làtầng chắn quan trọng, quyết định sự tồn tại của các bẫy chứa là móng nứt nẻ trướcKainozoi
Tầng chắn địa phương III-tầng sét thuộc hệ tầng Trà Cú.Đây là tầng chắn mangtính cục bộ, có diện tích phân bố hẹp.Chúng thường phát triển bao quanh các khối nhômóng cổ, rất hiếm khi phủ kín cả phần đỉnh của khối nâng móng.Sét chủ yếu làđầm hồ,phân lớp dày, có khả năng chắn khá tốt, đặc biệt làđối với các thân cát lòng sông nằmdưới hoặc trong chúng.Những phát hiện dầu trong Bạch Hổ, Đông Rồng và khícondensat (Sư Tử Trắng) là những bằng chứng về khả năng chắn của tầng này
Hình 2.6: Sự phân bố các tầng chắn trên mặt cắt địa chấn[ 2 ]
3.4.3 Di chuyển và nạp bẫy
Nhưđã trình bày ở phần trên, dầu khí trong bể Cửu Long được sinh ra chủ yếu
từ hai tầng đá mẹ chính: Oligoxen trên và Oligoxen dưới+Eoxen Sau khi dầu khíđượcsinh ra, chúng được di chuyển từ các tập đá mẹ vào các tập đá chứa bằng các conđường khác nhau vàtheo các hướng khác nhau Con đường mà dầu di chuyển có thể làcác tập hạt thô phát triển rộng trong lát cắt vàtheo diện, tiếp xúc trực tiếp với các tập39