2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài: Những nghiên cứu về gia đình ở nước ngoài, về cơ bản tập trung theo các nhóm sau đây: Thứ nhất, Lý luận chung về vai trò, cấu trúc, chức năng của gia đình: Những người theo phái nữ quyền nhìn gia đình như là một kiến trúc có bản chất xã hội. Những nhà kinh tế thì lập luận gia đình được kiến trúc theo các lợi ích kinh tế. Những nhà nghiên cứu theo thuyết sinh học xã hội lại cho rằng tổ chức gia đình bị quy định rất nhiều bởi việc sinh con và các khác biệt sinh học giữa nam và nữ. Các nhà xã hội học cho rằng việc gán cho phụ nữ những vai trò nội trợ là do đặc điểm có tính địa văn hóa. Các chuyên khảo The future of marriage (Tương lai của hôn nhân) của Bernard (1982); Rethingking the Family (Bàn thêm về gia đình) của Barrie Thorne và Marilyn Yalom (1982); Family Studies (Nghiên cứu gia đình) của Bernades, J (1997) đã đề cập tới những vấn đề này. Thứ hai, xu hướng phát triển của gia đình trong mối quan hệ với kinh tế và thể chế chính trị: Ph. Ăngghen có tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” (1884). Trong tác phẩm này Ăngghen đã đề cập đến nguồn gốc của gia đình, các hình thức hôn nhân và hình thức gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tham gia vào mọi quá trình sản xuất và luôn chịu sự tác động trở lại của tiến trình phát triển kinh tế xã hội, Trong nhiều nghiên cứu thường nhấn mạnh sự phân biệt hai loại mô hình gia đình: gia đình phương Đông và gia đình phương Tây trong lịch sử phát triển của nó. Ở phương Tây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hoá và hiện đại hoá đã nhanh chóng xoá bỏ những nền nếp tốt đẹp của gia đình thời trung đại. Xu hướng giải phóng cá nhân khỏi gia đình, thực sự là một động lực thúc đẩy nền sản xuất, nhưng dần dần đã dẫn đến sự nghèo nàn trong đời sống tinh thần, sự thiếu thốn về tình cảm, sự cô đơn, tẻ nhạt trong cuộc đời nhiều cá nhân. Có thể gặp vấn đề này trong một số công trình như: The Development of the family and marriage in Europe (Sự phát triển của hôn nhân và gia đình ở châu Âu) của Goody, J (1983); Worl Revolution and Family Paterns (Cách mạng thế giới và các dạng thức gia đình) của Goode W (1963). Ở phương Đông, gia đình là một tổ chức cộng đồng huyết tộc chặt chẽ. Thời phong kiến, có sự đồng nhất mối quan hệ trong gia đình với mối quan hệ trong nước, chữ Hiếu luôn gắn với chữ Trung. Nhưng những thập kỷ gần đây, trước tác động của rất nhiều yếu tố nên gia đình phương Đông có những biến đổi sâu sắc. Nghiên cứu của Cho, Lee Jay and Moto Yada (1994): Tradition and change in the Asian Family (Truyền thống và sự thay đổi trong gia đình châu Á) đã khẳng định điều này.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong xã hội, từ xưa đến nay, gia đình vẫn luôn là thiết chế cơ bản nhất
và gắn liền với đời sống của mỗi con người Tùy theo cách nhìn nhận từ cácngành khoa học mà có những định nghĩa về gia đình khác nhau, nhưng nhìnchung, nói đến gia đình là nói đến một xã hội thu nhỏ với nhiều mối quan hệtồn tại bên trong nó Gia đình không chỉ là nơi bảo tồn nòi giống, duy trì sựtồn tại của nhân loại, mà còn là môi trường giáo dục, môi trường văn hoá tốtnhất cho các cá nhân trưởng thành; đó cũng là nơi cung cấp lực lượng laođộng, tái sản xuất sức lao động cho xã hội
Là một thiết chế xã hội đặc biệt, gia đình mang tính ổn định và bềnvững nhưng cũng hết sức linh hoạt Nó luôn vận động, để thích nghi với sựthay đổi của xã hội Sự vận động đó đã khiến cho những giá trị vốn được tíchhợp trong nó từ quá khứ bị nhìn nhận lại Tuy nhiên, mọi sự vận động đềukhông phải lúc nào cũng đồng nhất với tiến bộ, nên những biến đổi của giađình qua các giai đoạn phát triển của xã hội luôn đòi hỏi một sự định hướng
về tiêu chuẩn giá trị, để gia đình vừa có thể dung nạp xu hướng tiến bộ nhưngcũng không bị chia cắt với những chuẩn mực đã định hình từ cơ tầng xã hộitrước đó
Gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại có nhiều biến đổi Sựbiến đổi đó là do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố cả bên ngoài lẫn bên trong
Có thể thấy rõ ràng nhất là sự thay đổi về cơ cấu gia đình, trong đó bao gồmquy mô gia đình và các quan hệ xã hội trong và ngoài gia đình Quy mô giađình ngày nay tồn tại xu hướng thu nhỏ so với trước kia, số thành viên tronggia đình trở nên ít đi Nếu như gia đình truyền thống xưa có thể tồn tại đến babốn thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà thì hiện nay, quy mô gia đìnhhiện đại đã ngày càng được thu nhỏ lại Gia đình Việt Nam hiện đại chỉ có hai
Trang 2thế hệ cùng sống chung: cha mẹ - con cái, số con trong gia đình cũng khôngnhiều như trước, cá biệt còn có số ít gia đình đơn thân, nhưng phổ biến nhấtvẫn là loại hình gia đình hạt nhân quy mô nhỏ Sự thay đổi đó, ngoài nhữngnguyên nhân khách quan như chính sách kế hoạch hóa gia đình hay đô thịhóa còn do nhiều nguyên nhân chủ quan khác.
Xu hướng hạt nhân hóa gia đình trở nên phổ biến ở Việt Nam hiện nay
là do những ưu điểm và lợi thế của nó, đặc biệt là tính phù hợp với thời đạimới Trong bối cảnh xã hội Việt Nam bước vào giai đoạn công nghiệp hóa,hiện đại hóa, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới, nhiều chuyển biến lớnlao đã xảy ra, tất yếu khiến quy mô gia đình truyền thống không còn thíchnghi được với hoàn cảnh xã hội mới Nền kinh tế thị trường, sự du nhập củacác giá trị văn hóa nước ngoài đã làm cho xã hội đổi thay từng ngày Sự đổithay ấy diễn ra cả trong quan niệm của con người, chẳng hạn, ngày nay sựbình đẳng đã được đề cao hơn, những yếu tố lạc hậu cũng được loại bỏ nhằmhướng tới một xã hội tiến bộ hơn
Từ ngày Đổi mới (1986) đến nay, dưới sự tác động của nhiều sự kiệnkinh tế - chính trị - xã hội quan trọng, xã hội và văn hóa, Việt Nam đã và đangtrải qua những biến đổi cực kỳ sâu sắc, trong đó có sự biến đổi của gia đìnhtrên cả ba phương diện: cấu trúc, chức năng và các mối quan hệ giữa vợ vàchồng, cha mẹ và con cái… Trên bình diện khoa học, nhất là Xã hội học,Nhân học, Tâm lý học…, nhiều tác giả đã cảm nhận được vấn đề này và cốgắng, từ một số góc nhìn khác nhau, đã phản ánh sự biến đổi đó trong cáccông trình nghiên cứu của mình, và thường giới hạn trong không gian đô thịhoặc vùng đồng bằng
Để có được cái nhìn toàn diện về sự biến đổi cấu trúc và chức năng củagia đình (đặc biệt ở khu vực nông thôn vùng trung du) trong thời kỳ hiện naythì chưa có những công trình nào phản ánh đầy đủ sự biến đổi đó Xuất phát
Trang 3từ tình hình trên đây, trong nghiên cứu này, tôi chọn vấn đề “Biến đổi cấu trúc - chức năng gia đình người Kinh ở nông thôn trung du đồng bằng Bắc
bộ trong giai đoạn hiện nay” (nghiên cứu trường hợp tại xã Bản Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) làm đề tài Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành
Việt Nam học, với hy vọng góp thêm một vài nét chấm phá vào bức tranh giađình ở Việt Nam ở vùng trung du đồng bằng Bắc bộ qua nghiên cứu trườnghợp ở xã Bản Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài:
Những nghiên cứu về gia đình ở nước ngoài, về cơ bản tập trung theocác nhóm sau đây:
Thứ nhất, Lý luận chung về vai trò, cấu trúc, chức năng của gia đình:
Những người theo phái nữ quyền nhìn gia đình như là một kiến trúc cóbản chất xã hội Những nhà kinh tế thì lập luận gia đình được kiến trúc theocác lợi ích kinh tế Những nhà nghiên cứu theo thuyết sinh học xã hội lại chorằng tổ chức gia đình bị quy định rất nhiều bởi việc sinh con và các khác biệtsinh học giữa nam và nữ Các nhà xã hội học cho rằng việc gán cho phụ nữnhững vai trò nội trợ là do đặc điểm có tính địa văn hóa Các chuyên khảo
The future of marriage (Tương lai của hôn nhân) của Bernard (1982); Rethingking the Family (Bàn thêm về gia đình) của Barrie Thorne và Marilyn
Yalom (1982); Family Studies (Nghiên cứu gia đình) của Bernades, J (1997)
đã đề cập tới những vấn đề này
Thứ hai, xu hướng phát triển của gia đình trong mối quan hệ với kinh tế
và thể chế chính trị:
Ph Ăngghen có tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu
và của nhà nước” (1884) Trong tác phẩm này Ăngghen đã đề cập đến nguồn
gốc của gia đình, các hình thức hôn nhân và hình thức gia đình Gia đình là tế
Trang 4bào của xã hội, gia đình tham gia vào mọi quá trình sản xuất và luôn chịu sựtác động trở lại của tiến trình phát triển kinh tế - xã hội,
Trong nhiều nghiên cứu thường nhấn mạnh sự phân biệt hai loại môhình gia đình: gia đình phương Đông và gia đình phương Tây trong lịch sửphát triển của nó
Ở phương Tây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hoá và hiện đạihoá đã nhanh chóng xoá bỏ những nền nếp tốt đẹp của gia đình thời trung đại
Xu hướng giải phóng cá nhân khỏi gia đình, thực sự là một động lực thúc đẩynền sản xuất, nhưng dần dần đã dẫn đến sự nghèo nàn trong đời sống tinhthần, sự thiếu thốn về tình cảm, sự cô đơn, tẻ nhạt trong cuộc đời nhiều cá
nhân Có thể gặp vấn đề này trong một số công trình như: The Development
of the family and marriage in Europe (Sự phát triển của hôn nhân và gia đình
ở châu Âu) của Goody, J (1983); Worl Revolution and Family Paterns (Cách
mạng thế giới và các dạng thức gia đình) của Goode W (1963).
Ở phương Đông, gia đình là một tổ chức cộng đồng huyết tộc chặt chẽ.Thời phong kiến, có sự đồng nhất mối quan hệ trong gia đình với mối quan hệtrong nước, chữ Hiếu luôn gắn với chữ Trung Nhưng những thập kỷ gần đây,trước tác động của rất nhiều yếu tố nên gia đình phương Đông có những biến
đổi sâu sắc Nghiên cứu của Cho, Lee - Jay and Moto Yada (1994): Tradition
and change in the Asian Family (Truyền thống và sự thay đổi trong gia đình châu Á) đã khẳng định điều này.
2.2 Những nghiên cứu trong nước:
Gia đình ở Việt Nam luôn là một đề tài được quan tâm, với nhữnghướng tiếp cận sau:
Thứ nhất, tập hợp lại những chuẩn mực truyền thống của văn hóa gia
đình người Việt Tài liệu theo hướng này có 3 dạng:
Trang 5- Tập hợp riêng lẻ những nghi thức ứng xử gia đình trong các lĩnh vựcnhư thờ cúng tổ tiên, cưới xin truyền thống, giao tiếp vợ chồng… Có thể kể
đến: Vũ Văn Khiếu: “Đất lề quê thói” (Phong tục Việt Nam), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001; Bùi Xuân Mỹ: “Lễ tục trong gia đình người Việt
Nam”, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001.
- Tập hợp tương đối đầy đủ về văn hóa gia đình truyền thống ở Việt
Nam trên tất cả các phương diện Có thể kể đến: Toan Ánh: “Nếp cũ, con
người Việt Nam, Phong tục cổ truyền”, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 1991;
Nhiều tác giả: “Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam”, Nxb Văn hóa dân
tộc, Hà Nội, 1999
- Nghiên cứu về văn hóa truyền thống Việt Nam, trong đó có thành tố
văn hóa gia đình Có thể kể đến: Vũ Khiêu: “Nho giáo xưa và nay”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990; Trần Quốc Vượng: “Văn hóa Việt Nam, tìm
tòi và suy ngẫm”, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000… Nội dung nhìn nhận
văn hóa gia đình truyền thống dưới góc độ đề cao những chuẩn mực mà ngàynay con người cần hướng tới
Thứ hai, Nghiên cứu về thực trạng và xu hướng biến đổi của gia đình
truyền thống do tác động của kinh tế thị trường
Đây là nhóm tài liệu có số lượng phong phú hơn cả Cho dù hình thứcxuất hiện khá đa dạng: sách chuyên khảo độc lập, các bài viết trên tạp chí, báohay những đề tài nghiên cứu; cho dù nội dung đề cập là xu hướng biến đổicủa tất cả các thành tố trong gia đình hay chỉ là một phương diện cụ thể thìnhững tài liệu này cũng không còn nhìn nhận những tập quán ứng xử tronggia đình truyền thống của người Việt thuần tuý chỉ là ưu điểm Những nhậnđịnh trên quan điểm hiện đại về vấn đề gia đình đã tạo nên nhiều cuộc tranhluận gay gắt, theo đó, những biến đổi của văn hoá gia đình truyền thống đượctiếp nhận và giải mã theo các góc độ không nhất quán Các công trình tiêu
Trang 6biểu như: Mai Huy Bích: “Xã hội học gia đình”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011; Tương Lai (chủ biên): “Những nghiên cứu xã hội học về gia đình”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996; Lê Thi: “Vai trò gia đình trong việc xây
dựng nhân cách con người Việt Nam”, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1997; Lê Thi:
“Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới”, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội, 2002; Trung tâm nghiên cứu gia đình và phụ nữ: “Gia đình và vấn
đề giáo dục gia đình”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994; Trung tâm nghiên
cứu gia đình và phụ nữ: “Gia đình Việt Nam ngày nay”, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1998; Lê Ngọc Văn: “Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam”,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011…
Thứ ba, Hướng trao đổi về cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá
trong bối cảnh hiện nay:
Đây là những tài liệu mang tính chất nghiệp vụ văn hoá thông tin của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nếu như những tài liệu theo hai hướng trên
có khá nhiều thành tựu thì tài liệu thuộc nhóm này gần như còn chưa được xãhội quan tâm bởi chính tính chất chưa hấp dẫn của nó Trên thực tế, đây làcông việc mới được triển khai nên tính chất lý luận của vấn đề chưa thành hệthống, chủ yếu các tài liệu mang tính chất cổ vũ động viên phong trào, nhữngđịnh hướng cụ thể về tiêu chí công nhận gia đình văn hoá mới…
Những công trình trên đã đạt được những thành công nhất định cả về tưliệu và lý thuyết nghiên cứu, sẽ được tác giả kế thừa sử dụng làm nguồn tàiliệu tham khảo trực tiếp cho đề tài luận văn này
3 Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, Luận văn được thực hiện để đạt Học vị Thạc sĩ chuyên ngành
Việt Nam học
Thứ nhất, Luận văn nghiên cứu cấu trúc - chức năng của gia đình
truyền thống ở Bản Nguyên (trước đổi mới)
Trang 7Thứ hai, Luận văn nghiên cứu về sự biến đổi cấu trúc - chức năng của
gia đình ở Bản Nguyên (sau đổi mới)
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã dân tộc học: Đây là phương pháp nghiên cứuchủ yếu của luận văn (quan sát trực tiếp, phỏng vấn, ghi chép, chụp ảnh…)
- Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng bảng hỏi trực tiếp để thuthập thông tin mang tính định lượng
- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi trực tiếp với các chuyên gia tronglĩnh vực hôn nhân và gia đình; tổ chức tọa đàm với các vị cao tuổi, trưởng họ,những người am hiểu về phong tục, tập quán, gia đình… để thu thập những ýkiến đánh giá chuyên sâu và những ý kiến chân thực của họ đối với vấn đềnghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích tư liệu: dựa trên cơ sở thu thậpnhững tài liệu dưới dạng số liệu, các báo cáo, các văn bản, các quy định vàcác nguồn tài liệu trung ương và địa phương, tôi đi sâu phân tích để làm cơ sởnghiên cứu về sự biến đổi cấu trúc và chức năng của gia đình
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là biến đổi cấu trúc và chức nănggia đình trong quá trình Đổi mới Là các hộ gia đình hiện đang làm ăn, sinhsống ở xã Bản Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Trang 86 Đóng góp của luận văn
Một là, tái hiện lại một cách chân thực về mô hình gia đình nông thôn
truyền thống trước đổi mới của người Kinh ở khu vực Trung du đồng bằngBắc bộ nói chung và cụ thể là ở xã Bản Nguyên
Hai là, làm rõ khuynh hướng biến đổi của gia đình nông thôn sau đổi
mới về phương diện cấu trúc và chức năng cùng những nguyên nhân của nó
Từ đó góp phần vào việc đề ra các giải pháp phát triển gia đình ở địa bàn xãBản Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm
ba chương
Chương 1: Tổng quan về vấn đề và địa bàn nghiên cứu.
Chương 2: Biến đổi của cấu trúc gia đình.
Chương 3: Biến đổi của chức năng gia đình.
Trang 9Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1 Tiếp cận khái niệm
1.1.1 Khái niệm Gia đình và Hộ
1.1.1.1 Gia đình
Trong các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam vấn đề giađình đã được đề cập nhiều, nhưng để làm rõ khái niệm thế nào là gia đình thìcòn có nhiều tranh cãi Cho đến nay gia đình được định nghĩa theo nhiều cáchkhác nhau Theo nhà xã hội học Tương Lai, thuật ngữ gia đình vẫn được địnhnghĩa lỏng lẻo nhất trong từ vựng của nhà xã hội học
Gia đình vốn là một cụm từ quen thuộc xuất hiện nhiều trong cuộc sốngthường ngày, tuy nhiên nó lại là một nhóm xã hội đặc thù với đầy đủ nhữngyếu tố tâm sinh lý, văn hóa và cả kinh tế Hơn nữa gia đình lại luôn biến đổicùng với xã hội Với những lý do trên đã khiến cho việc định nghĩa gia đìnhgặp rất nhiều khó khăn
Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của
nhà nước”, Ph Ăngghen đã đề cập đến khái niệm gia đình của Morgan: “Gia
đình là một yếu tố năng động, nó không bao giờ đứng yên tại chỗ mà nóchuyển động từ hình thức thấp lên hình thức cao khi xã hội phát triển từ giaiđoạn thấp lên giai đoạn cao” Định nghĩa này nhấn mạnh đến yếu tố “động”của gia đình, sự biến đổi của gia đình gắn liền với sự vận động biến đổi của
xã hội Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác đã đưa ra định nghĩa về
gia đình: “Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người còn tạo
ra những con người khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ,cha mẹ và con cái, đó là gia đình” [2, tr 41] Với quan điểm này, gia đìnhđược nhấn mạnh trên các khía cạnh quan hệ trong gia đình đó là quan hệ hônnhân và quan hệ huyết thống
Trang 10Ở Việt Nam, khi bàn tới khái niệm gia đình, các tác giả dưới những góc
độ chuyên môn và cách thức tiếp cận khác nhau cũng đưa ra các định nghĩa
khác nhau Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Gia đình là tập hợp những người có
quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống sống chung trong một nhà” [56, tr
719] Tác giả Ngô Công Hoàn trong cuốn “Tâm lý học gia đình” đưa ra định
nghĩa: “Gia đình là một nhóm nhỏ xã hội, có quan hệ gắn bó về hôn nhânhoặc huyết thống, tâm sinh lí, có chung giá trị vật chất tinh thần, ổn địnhtrong các thời điểm lịch sử nhất định” [20, tr 9] Tác giả Lê Ngọc Văn trong
chuyên khảo “Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam” định nghĩa: “Gia
đình là một nhóm người, có quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống hoặcquan hệ nghĩa dưỡng, có đặc trưng giới tính qua quan hệ hôn nhân, cùngchung sống, có ngân sách chung” [53, tr 38]
Qua các khái niệm trên cho thấy, sẽ không có một định nghĩa duy nhấtcho gia đình trong mọi nền văn hóa, mọi chế độ xã hội và mọi thời kì lịch sửkhác nhau Mặc dù còn có các tiêu chí riêng để nhận diện gia đình nhưngcũng có những tiêu chí chung cơ bản để xác định: Là một nhóm người (có từhai người trở lên); có quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống; cùngchung sống
Tuy nhiên, ngoài những định nghĩa đã nêu trên, từ một cái nhìn kháiquát hơn cho tất cả các loại hình gia đình đã đang và sẽ tồn tại ở Việt Nam và
trên thế giới Ta có thể đưa ra định nghĩa như sau: Gia đình là sự chung sống
của các cá nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm, tâm lý, tình dục,…và các nhu cầu sinh hoạt cá nhân khác.
Trong luận văn này, chúng tôi thống nhất sử dụng định nghĩa mang tính
pháp lý về gia đình được ghi trong Luật hôn nhân và gia đình được Quốc hội
Việt Nam thông qua năm 2008 như sau: “Gia đình là tập hợp những ngườigắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, hoặc do quan hệ
Trang 11nuôi dưỡng, làm phát sinh những nghĩa vụ và quyền lợi giữa họ với nhau theoluật định”.
1.1.1.2 Hộ
Hiện nay phân biệt giữa khái niệm “gia đình” và “hộ” vẫn còn nhiềutranh cãi Không ít người đã cho rằng khái niệm gia đình đồng nghĩa với kháiniệm hộ Theo Thông cáo về gia đình của Liên Hợp Quốc cho rằng: “Hộ lànhững người cùng chung sống dưới một mái nhà, có chung ngân quỹ” Theoquan niệm này, hộ gia đình có thể là một người (độc thân), có thể là 2,3…người cùng giới và khác giới chung sống với nhau
Còn theo định nghĩa mà Tổng cục thống kê sử dụng để tiến hành cuộcTổng điều tra dân số năm 1989: “Hộ gồm những người có quan hệ hôn nhânhoặc ruột thịt hoặc nuôi dưỡng, có quỹ thu chi chung và cùng chung sống lâudài” Theo quan niệm này, khái niệm hộ cũng tích hợp 3 yếu tố: tính huyếttộc, cư trú và cơ sở kinh tế của hộ Mỗi hộ gia đình có sổ đăng kí nhân khẩugồm chủ hộ và các thành viên quan hệ với chủ hộ Khái niệm “Hộ” thườngtồn tại trong hệ thống hành chính - pháp lý Vì khái niệm hộ có ít tiêu chí hơnnên không phải lúc nào hộ cũng là gia đình
Như vậy, gia đình và hộ gia đình là hai khái niệm khác nhau Một gia
đình có thể là một hộ nhưng cũng có thể hơn một hộ Ở Việt Nam, khi nói đếngia đình, thường được hiểu đó là hộ và như vậy nhiều khi khái niệm gia đìnhđược hiểu đó là khái niệm hộ
1.1.2 Cấu trúc của gia đình
Cấu trúc gia đình là số lượng, thành phần và mối quan hệ giữa cácthành viên và các thế hệ trong gia đình Thành phần gia đình bao gồm: cha
mẹ, con cái, người họ hàng khác Mối quan hệ gia đình chỉ mối quan hệ vợ chồng (quan hệ hôn nhân hay mối quan hệ theo chiều ngang), quan hệ cha mẹ
con cái (quan hệ huyết thống hay mối quan hệ theo chiều dọc)
Trang 12Cấu trúc gia đình luôn biến đổi cùng với thời gian, theo sự phát triểncủa nền kinh tế xã hội, hình thái xã hội đã tạo nên những biến đổi gia đình.Trong truyền thống, cấu trúc gia đình tương đối có sự đồng nhất bởi đặc trưngphương thức sản xuất của xã hội truyền thống là nông nghiệp Hai cấu trúcgia đình phổ biến trong xã hội truyền thống là gia đình hạt nhân và gia đình
mở rộng Xã hội càng phát triển thì cấu trúc gia đình càng mang tính nhiều vẻ
Nó bao gồm gia đình đơn thân, gia đình không đầy đủ, hiện tượng chung sốngnhư vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, quan hệ đồng tính,…
Từ góc nhìn xã hội học, chúng ta có thể tìm hiểu và nghiên cứu cấu trúcgia đình trên nhiều phương diện khác nhau như: cấu trúc hôn nhân, cấu trúctheo quy mô, số thế hệ, loại hình, giới tính, nghề nghiệp, học vấn, lứa tuổi,…Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ phân tích ở 4 phươngdiện là: Cấu trúc (quan hệ) hôn nhân, cấu trúc gia đình theo quy mô (tức sốkhẩu), cấu trúc gia đình theo số thế hệ, cấu trúc gia đình theo loại hình giađình
1.1.3 Chức năng của gia đình
Chức năng gia đình là một trong những khái niệm then chốt, một phạmtrù quan trọng trong xã hội học gia đình Gia đình được hình thành, tồn tại vàphát triển do nhu cầu của xã hội và cũng xuất phát từ nhu cầu của chính bảnthân gia đình Vì thế, gia đình thực hiện những chức năng nhất định trong xãhội để đảm bảo sự phát triển toàn diện của mỗi thành viên gia đình và đảmbảo sự phát triển ổn định xã hội
Chức năng của gia đình chỉ phương thức biểu hiện hoạt động sống củagia đình gắn liền với những nhu cầu của xã hội đối với gia đình và những nhucầu của cá nhân đối với gia đình Từ cách tiếp cận xã hội học, xét về mặt bảnchất, gia đình có bốn chức năng cơ bản (sinh sản, giáo dục, kinh tế và tâm lý -tình cảm)
Trang 13Các chức năng của gia đình có liên quan đến những hoạt động sống củagia đình nhưng những hoạt động này thay đổi theo những thời kỳ lịch sử khácnhau Sự biến đổi chức năng gia đình biểu hiện ở hai khuynh hướng: một làthay thế các chức năng, hai là thay đổi tính chất và nội dung của cùng mộtchức năng Nhiều nhà nghiên cứu xã hội học cho rằng, gia đình hiện đạikhông còn nhiều chức năng như các gia đình truyền thống trước đây Giaiđoạn hiện nay phần lớn các chức năng của gia đình lại chuyển giao cho các tổchức xã hội.
Tuy nhiên, ở Việt Nam gia đình vẫn đang thực hiện các chức năng cơbản sau:
Chức năng sinh sản (tái sản xuất ra con người): Đó là việc sinh đẻ, tái
sản xuất ra thế hệ sau vừa để đáp ứng nhu cầu xã hội vừa thỏa mãn nhu cầucủa gia đình, của các bậc làm cha mẹ
Chức năng kinh tế: Nhằm đảo bảo nhu cầu ăn, mặc, ở,…của các thành
viên trong gia đình Mỗi gia đình giữ vai trò là một đơn vị kinh tế, tự sản xuất,cung cấp và phân phối sản phẩm cho xã hội
Chức năng giáo dục: Gia đình không chỉ là nơi nuôi dưỡng và cung cấp
vật chất cho các thành viên, mà còn có chức năng rất lớn trong việc giáo dục vàhoàn thiện nhân cách của trẻ em, đào tạo ra những con người có ích cho xã hội
Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm lý, tình cảm: Đảm bảo sự cân bằng
tâm lý, thỏa mãn nhu cầu tình cảm cho các thành viên Giúp cho các thànhviên trong gia đình gắn kết với nhau nhằm đảm bảo sự bền vững của hônnhân, ổn định xã hội
1.1.4 Biến đổi gia đình
Gia đình là một thiết chế xã hội và đương nhiên là một phần không thểthiếu của xã hội Do đó, biến đổi gia đình cũng là một phần của những biếnđổi về mặt xã hội Biến đổi gia đình là một quá trình chuyển biến của gia đình
Trang 14từ trạng thái này sang trạng thái khác trên một trục thời gian Trong luận vănnày, tôi chỉ đi sâu xem xét sự biến đổi của gia đình trên hai phương diện: cấutrúc và chức năng của gia đình trong truyền thống và hiện đại.
về sự vật, hiện tượng, phải hướng tới cái bản chất, không hướng tới cái ngẫunhiên, không ổn định
- Nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong sự phát triển Mỗi sự vật, hiệntượng đều có quá trình nảy sinh, vận động (biến đổi) và phát triển; đều tồn tạitrong một không gian và thời gian xác định
1.2.2 Tiếp cận theo lý thuyết chức năng - cấu trúc
Lý thuyết chức năng - cấu trúc là một lý thuyết rất quan trọng trong cácngành xã hội học, nhân học… Lý thuyết này cho rằng:
- Xã hội tồn tại như một hệ thống, trong đó bao gồm các yếu tố có quan
hệ với nhau và mạng lưới các mối quan hệ đó tạo thành cấu trúc của hệ thống
- Mỗi yếu tố của hệ thống, đến lượt mình, đều có thể là một hệ thốngcon lại có những hệ thống con nhỏ hơn nữa
- Mọi hệ thống đều có quan hệ mật thiết với môi trường, kể cả môitrường tự nhiên và môi trường xã hội bao quanh
Vận dụng lý thuyết này để nghiên cứu “Biến đổi cấu trúc và chức nănggia đình” thì cấu trúc là gì? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta thấy rằng cấu trúcgia đình là một hệ thống, bao gồm các yếu tố quan trọng như: quy mô, số thế
Trang 15hệ, loại hình và sự phân cấp bên trong các yếu tố này lại bao gồm những yếu
tố nhỏ hơn nữa Cũng tương tự như vậy, chức năng của gia đình cũng baogồm một số yếu tố tạo thành một hệ thống như: Tái sinh sản, kinh tế, giáodục, tâm lý… Bên trong những hệ thống con này cũng bao gồm những hệthống con nhỏ hơn nữa
Như vậy, lý thuyết cấu trúc - chức năng giúp cho người nghiên cứutừng bước tiếp cận với đối tượng nghiên cứu ở các cấp độ ngày càng cụ thểhơn, chứ không dừng lại ở sự biến đổi chung chung, trừu tượng Lý thuyếtcấu trúc - chức năng cũng chỉ ra một điều để lý giải nguyên nhân hiện tượngnào đó cần nắm rõ “mọi hệ thống đều có quan hệ mật thiết với môi trường” vàđiều này nhắc nhở người nghiên cứu phải tìm ra các nguyên nhân từ môitrường tự nhiên và xã hội xung quanh
Lý thuyết chức năng - cấu trúc còn cho rằng, mỗi hệ thống xã hội, cũngnhư mỗi bộ phận thuộc hệ thống, đều đảm bảo một hoặc nhiều chức năng.Khi các chức năng hoạt động bình thường thì toàn bộ hệ thống sẽ vận hànhmột cách ổn định và bền vững Ngược lại, khi các chức năng của hệ thốnghoặc của một bộ phận nào đó bị rối loạn sẽ dẫn đến sự mất ổn định của hệthống, thậm chí có thể phá vỡ cấu trúc của toàn hệ thống Đặc điểm này cũnggợi ý giúp tác giả có các câu hỏi mang tính định hướng triển khai vấn đềnghiên cứu, như: Cấu trúc gia đình ở Bản Nguyên là gì? Chức năng của giađình ở Bản Nguyên là gì? Các chức năng này có sự biến đổi giữa hai thời kìtrước và sau Đổi mới không? Nếu có, thì điều gì dẫn đến sự biến đổi đó vàảnh hưởng của nó đến đời sống của các thành viên trong gia đình ở BảnNguyên nói riêng và của xã hội nói chung như thế nào? Những câu hỏi gợi
mở vấn đề như vậy rất quan trọng để người nghiên cứu không chỉ xác địnhđúng đối tượng nghiên cứu mà còn cung cấp cơ sở cho việc kiến giải sự tồntại, vận hành và biến đổi của đối tượng đó
Trang 16Lý thuyết chức năng - cấu trúc lại là một lý thuyết luôn coi xã hội nhưmột hệ thống mang tính thống nhất và ổn định qua thời gian, qua đó giúpnhận dạng các xã hội trong sự vận động cân bằng với tất cả các yếu tố cấuthành nên nó Chính vì vậy, việc lựa chọn phương pháp này sẽ giúp tác giả cócái nhìn đánh giá đúng đắn.
1.2.3 Tiếp cận lý thuyết biến đổi văn hóa
Biến đổi văn hóa (theo nghĩa rộng bao gồm cả biến đổi xã hội) là mộtquá trình diễn ra trong tất cả các xã hội và là một lĩnh vực nghiên cứu quantrọng của nhân học Liên quan đến biến đổi văn hóa, có nhiều lý thuyết giảithích về vấn đề này như giải thích sự biến đổi văn hóa theo quá trình tiến hóa(theo thời gian); giải thích sự biến đổi văn hóa theo “tán xạ” hay phát tán vănhóa (theo không gian) giải thích biến đổi văn hóa theo đặc thù lịch sử; giảithích biến đổi văn hóa theo chức năng; giải thích biến đổi văn hóa theo nhânhọc tâm lý…
Trong nhiều lý thuyết giải thích về sự biến đổi văn hóa, chúng tôi đặcbiệt quan tâm đến lý thuyết tiếp biến văn hóa
Tiếp biến văn hóa dung để chỉ sự tiếp xúc giữa các hệ thống văn hóavới nhau dẫn đến sự biến đổi, hội nhập một số yếu tố văn hóa lẫn nhau giữacác hệ thống văn hóa đó Sự tiếp xúc này làm tăng đặc tính của nền văn hóanày trong nền văn hóa kia Tiếp biến văn hóa gồm nhiều quá trình khác nhaunhư truyền bá, thích nghi, phản ứng lại…và “tan rã văn hóa”
Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự vận động thường xuyên của xã hội,của văn hóa, gắn bó với tiến hóa xã hội và cũng gắn bó với sự phát triển củavăn hóa Giao lưu và tiếp biến văn hóa vừa là kết quả của sự trao đổi văn hóa,vừa là chính bản thân của sự trao đổi ấy, do đó sự giao lưu tiếp biến văn hóa
có một tầm quan trọng trong lịch sử nhân loại
Trang 17Tiếp biến văn hóa là quy luật tồn tại và phát triển của mọi nền văn hóa
và mọi xã hội từ xưa đến nay Xét về thực chất, tiếp biến văn hóa chính là sựtác động qua lại biện chứng giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh của quátrình phát triển Trong đó, các yếu tố nội sinh, mà trung tâm là con người giữvai trò chủ thể có ý nghĩa quyết định trong việc định hướng mối quan hệ củachúng với các yếu tố ngoại sinh
Lý thuyết tiếp biến văn hóa được vận dụng trong luận văn này nhằm lýgiải sự biến đổi của các giá trị văn hóa trong gia đình: các quan niệm, nhậnthức mới về xã hội
1.2.4 Tiếp cận từ góc độ lịch sử - so sánh
Tiếp cận lịch sử - so sánh là cách tiếp cận nghiên cứu coi việc nhìnnhận một sự vật, hiện tượng trong các xã hội hay các nền văn hóa diễn ra theomột quá trình, trong đó có nhiều giai đoạn lịch sử cụ thể khác nhau Trongmỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, do chịu sự chế định của những điều kiện kháchquan và chủ quan khác nhau, nên các sự vật, hiện tượng - với tư cách đốitượng cần quan sát của nhà nghiên cứu - cũng tồn tại dưới những trạng tháikhác nhau Nếu đem so sánh các trạng thái khác nhau này, chúng ta sẽ dễdàng nhận thấy được sự biến đổi của sự vật hiện tượng từ giai đoạn này sanggiai đoạn khác Quan điểm lịch sử - so sánh có một ý nghĩa phương pháp luậnrất lớn, nó không chỉ giúp cho nhà khoa học xác định rõ đối tượng nghiên cứutrong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, mà còn tránh được lỗi logic thông thường
là lấy cái nhìn chủ quan để phán xét sự vật, hiện tượng
Vận dụng cách tiếp cận lịch sử - so sánh vào việc thực hiện đề tài “Biến
đổi cấu trúc - chức năng gia đình người Kinh ở nông thôn trung du đồng bằng Bắc Bộ trong giai đoạn hiện nay”, chúng ta dễ dàng nhận ra sự biến đổi
này cũng diễn ra trong một quá trình kinh tế - xã hội, mà để có cái nhìn sâusắc cần phải đối chiếu qua hai thời kì trước và sau Đổi mới (1986) Hai giai
Trang 18đoạn lịch sử trước và sau Đổi mới (1986) là hai giai đoạn rất khác nhau khôngchỉ ở phương diện kinh tế, mà còn cả ở phương diện chính trị, xã hội và vănhóa Sự khác biệt này cố nhiên có tác động không nhỏ đến cấu trúc và chứcnăng gia đình Như vậy, cách tiếp cận lịch sử - so sánh không chỉ giúp ngườinghiên cứu thấy được sự biến đổi, mà cả những nguyên nhân dẫn đến sự biếnđổi ấy.
1.3 Địa bàn nghiên cứu
1.3.1 Điều kiện địa lý tự nhiên
1.3.1.1 Vị trí địa lý
Bản Nguyên là xã thuộc vùng đồng bằng nằm ở phía Tây Nam củahuyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ; cách thành phố Việt Trì - trung tâm kinh tế,chính trị, văn hóa của tỉnh khoảng 13 km; cách trung tâm huyện Lâm Thaokhoảng 6 km Xã có diện tích tự nhiên là 736,09 ha, trong đó đất nông nghiệp
có 389,74 ha, chiếm 48,9%; đất phi nông nghiệp có 389,74 ha, chiếm51,073% Bản Nguyên có ranh giới phía Bắc giáp với xã Tứ Xã; phía Nam làsông Hồng, bên kia sông là thị trấn Hưng Hóa của huyện Tam Nông; phíaĐông giáp với xã Vĩnh Lại; phía Tây giáp với xã Kinh Kệ Xã Bản Nguyêncách khu di tích lịch sử Đền Hùng khoảng 15 km, gắn liền với các nền vănhóa Sơn Vi, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun… Điều đó chứng minh rằng
xã Bản Nguyên là một trong những “cái nôi” của người Việt cổ
1.3.1.2 Đặc điểm địa hình và khí hậu
Địa hình: Bản Nguyên trải dài sát với sông Hồng, địa hình đất đai bằngphẳng, vùng đất bãi ven sông Hồng hàng năm được bồi đắp phù sa, đất ít bịxói mòn
Về khí hậu: Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.200 mm đến 1.500
mm Mưa thường tập trung từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm Độ ẩm trung
Trang 19bình hàng năm từ 80% - 85%, độ ẩm cao nhất trong năm là 96% và độ ẩmthấp nhất là 60%.
Về gió mùa: hoàn lưu bão ít bị ảnh hưởng trực tiếp
Năm 1919, huyện Sơn Vi đổi thành Phủ Lâm Thao, xã Bản Nguyênthuộc tổng Vĩnh Lại, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ Tính đến năm 1927,huyện Lâm Thao có 7 tổng, 56 làng trong đó có thêm làng Thành Chu
1.3.2.2 Sau cách mạng tháng Tám 1945
Sau cách mạng tháng Tám thành công, năm 1946, các làng của huyệnLâm Thao là Thành Chu, Văn Điển, Vĩnh Lại, Trình Xá, hợp nhất lại thành xãmới lấy tên là làng Hùng Tiến
Do phạm vi của xã rộng, sự lãnh đạo, chỉ đạo gặp nhiều khó khăn nênchỉ một năm sau; theo đề nghị của chính quyền địa phương, tháng 2 năm
1948, xã Hùng Tiến có sự điều chỉnh chia tách thành hai xã: thôn Vĩnh Lại,Văn Điển, Trình Xá tách ra từ xã Hùng Tiến gọi là xã Lê Tính Các thôn cònlại: Bản Nguyên, Thành Chu, Quỳnh Lâm vẫn giữ nguyên tên cũ là xã HùngTiến Ngày 6 tháng 11 năm 1964, Bộ Nội vụ ra Quyết định số 292/QĐ-NV vềsửa đổi tên một số xã của tỉnh Phú Thọ, theo quyết định này, xã Hùng Tiếnđổi tên là xã Bản Nguyên cho đến ngày nay
Trang 20Đầu năm 1968, hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ sáp nhập thành tỉnhVĩnh Phú Xã Bản Nguyên thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Vĩnh Phú Ngày 5tháng 7 năm 1977, hợp nhất và thành lập một số huyện mới trong tỉnh, theoquyết định này, hai huyện Phù Ninh và Lâm Thao hợp nhất thành huyệnPhong Châu, xã Bản Nguyên thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú Ngày
26 tháng 11 năm 1996, theo nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX, tỉnhVĩnh Phú chia tách thành hai tỉnh là Vĩnh Phúc và Phú Thọ, xã Bản Nguyênthuộc huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ Thực hiện Nghị định 59-NĐ/CP ngày24/7/1999 của Chính phủ, huyện Phong Châu chia tách thành hai huyện: LâmThao và Phù Ninh, xã Bản Nguyên thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
1.3.3 Dân số và nguồn nhân lực
1.3.3.1 Dân số
Trước cách mạng tháng tám năm 1945, xã Bản Nguyên có khoảng 500
hộ, 2.500 khẩu sống rải rác trong đê và ngoài bãi Về sau, dân số ngày càngphát triển nên số người đã tăng lên Theo thống kê, dân số những năm gầnđây ở xã Bản Nguyên tăng ổn định, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,8%/năm.Năm 2013 có 9.110 người, ứng với 2.225 hộ với hầu hết là dân tộc Kinh sinhsống
1.3.3.2 Nguồn nhân lực
Đa số dân cư làm nghề nông nghiệp, với kinh nghiệm và kỹ năng lâuđời đã trở nên thuần thục, mang đậm yếu tố văn hóa của nền văn minh lúanước Đây là nguồn nhân lực dồi dào cho sản xuất nông nghiệp trước đổi mới
Sau đổi mới chất lượng nguồn nhân lực có thay đổi rõ rệt với 4.799người trong độ tuổi có khả năng lao động (2013) Bản Nguyên không chỉ cólao động nông nghiệp đơn thuần mà còn có lao động qua đào tạo Lao độngtrẻ đã được đào tạo nghề là 354/700 Ngày nay trên địa bàn xã lao động làmcông nhân trong khu công nghiệp chiếm đa số, một số khác đi làm ăn xa, có
Trang 21516 lao động đang tham gia sản xuất trong các khu công nghiệp ở ngoài địabàn xã, lao động trong ngành nghề tiểu thủ công nghiệp - xây dựng là 510người Lao động nông nghiệp ngày càng ít, chỉ còn người trung tuổi khôngthích nghi được với môi trường công nghiệp nên vẫn làm ruộng.
Như vậy cơ cấu nguồn nhân lực thời kỳ hiện đại đã phong phú, đồngđều về mặt chất lượng, ngành nghề đa dạng Người lao động được trang bịnhiều kỹ năng, kiến thức hiện đại tiếp xúc với nền công nghiệp (may, dệt, làmgạch men, ) Số lượng lao động thuần nông giảm đáng kể
1.3.4 Tài nguyên thiên nhiên
1.3.4.1 Tài nguyên đất
Bản Nguyên là xã thuộc vùng đồng bằng, đất đai bằng phẳng, màu mỡ
do được phù sa sông Hồng bồi đắp Đây là vùng trọng điểm lúa của tỉnh PhúThọ, cũng thích hợp với nhiều loại cây ăn quả như: bưởi, nhãn, hồng, xoài,na…các loại cây ngắn ngày như: chuối, bí, bắp cải, xu hào, cà chua…
Bản Nguyên có nguồn cát dưới sông Hồng là nguồn tài nguyên dồi dào
để nhân dân khai thác phục vụ cho ngành xây dựng
1.3.4.2 Tài nguyên nước
Tài nguyên nước xã Bản Nguyên có 3 nguồn nước tự nhiên:
Nguồn nước mặt: Đây là nguồn nước dự trữ lớn trong mùa mưa cũngnhư mùa khô và là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp vàhoạt động kinh tế khác của nhân dân, tập trung ở các ao hồ, đầm, ngòi,…
Nguồn nước ngầm: xã Bản Nguyên chủ yếu sử dụng giếng khơi và một
số giếng khoan Khả năng nguồn nước dồi dào, đáp ứng nhu cầu nước sinhhoạt cho nhân dân địa phương, nguồn nước ít bị ô nhiễm môi trường
Nguồn nước tự nhiên: Là nguồn nước cung cấp bổ sung cho nông nghiệp.Bản Nguyên nằm bên cạnh dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, với nguồn nước dồidào quanh năm thuận lợi cho việc tưới tiêu trong nông nghiệp
Trang 221.3.5 Tiềm năng kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng
* Về sản xuất nông nghiệp:
Bản Nguyên là một xã thuần nông chủ yếu phát triển ngành nôngnghiệp, trồng trọt Tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và công nghiệpngắn ngày như: cây ngô vụ đông trên đất hai lúa, đậu tương, lạc, bí đỏ,…
Cây lúa là cây trồng chủ đạo trong nông nghiệp, với diện tích 469,4 ha,trong đó chủ yếu trồng giống lúa lai với năng suất bình quân đạt 59,63 tạ/ha,sản lượng đạt 2.799 tấn
Bên canh cây lúa, câu vụ đông cũng được chú trọng phát triển, đặc biệtchú trọng việc trồng cây ngô đồng Tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt33.152,3 tỉ đồng (số liệu năm 2013)
* Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản, dịch vụ
ngành nghề:
Lao động trong lĩnh vực công nghiệp ngày càng phát triển, hiện nay có
516 lao động đang hoạt động tham gia sản xuất ở các khu công nghiệp ngoàiđịa bàn xã; hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần Quỳnh Lâmđược duy trì tạo việc làm tại chỗ cho 30 công nhân với mức lương 3 triệu đến
4 triệu đồng/tháng Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, các ngành sản xuất đồmộc gia dụng, thợ cơ khí nhỏ, làm đậu, nấu rượu… có 510 lao động
* Về sự nghiệp giáo dục:
Các trường thực hiện tốt kế hoạch năm học mới, chất lượng giáo dụcđại trà, giáo dục mũi nhọn được duy trì; cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụcho việc dạy và học ngày càng được quan tâm đầu tư Hoạt động xã hội hóatiếp tục được đẩy mạnh; các cuộc vận động của ngành được thực hiện nghiêmtúc Duy trì và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổcập giáo dục Trung học cơ sở, duy trì phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5tuổi, duy trì chuẩn quốc gia trường tiểu học Bản Nguyên, đảm bảo 100% học
Trang 23sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở Đội ngũ giáo viên đảm bảo trình độ chuyênmôn, các trường đều đạt trường tiên tiến cấp huyện.
* Về y tế:
Đầu tư xây dựng trạm y tế, qua tìm hiểu thống kê hiện nay trạm y tế đãđược đầu tư 6 phòng bệnh, 1 nhà hộ sinh, 1 phòng khám bệnh cho nhân dân.Đội ngũ cán bộ y tế xã Bản Nguyên hiện nay đã được tăng cường 1 bác sĩ, 4
y sĩ, 1 y tá, 1 dược tá Đội ngũ cán bộ y tế ổn định và yên tâm công tác, cơ sởvật chất phục vụ cho khám chữa bệnh đã được đầu tư đảm bảo
Triển khai thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏeban đầu cho nhân dân Các chương trình y tế quốc gia, y tế cộng đồng, phòngchống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêm chủng mở rộng,chăm sóc sức khỏe người cao tuổi được thực hiện rộng rãi Trong năm 2013
đã khám và điều trị cho 7056 lượt người, giữ vững tiêu chí chuẩn quốc giamức 1 về y tế
* Về hệ thống đường giao thông:
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, chỉ có con đường chạy dọctheo đê sông Hồng từ Việt Trì lên Phú Thọ, qua địa bàn của xã là tuyến chính,giao lưu với bên ngoài, còn lại đường trong làng hầu hết là những lối mòn nhỏhẹp, dọc theo chân đê, bờ sông hoặc đi theo bờ ruộng, bờ mương quanh co,khúc khuỷu, mùa nước ngập lụt có xóm phải bơi bằng thuyền Việc vậnchuyển hàng hóa đi lại hết sức khó khăn
Ngày nay, nhất là thời kỳ đổi mới, xã Bản Nguyên đã có hệ thốngđường giao thông khá thuận lợi, đường tỉnh lộ 324 được trải nhựa nối từ bờ đêđầu xã qua Tứ Xã về Cao Xá, xuôi Việt Trì, hoặc ngược lên thị trấn PhongChâu (huyện Phù Ninh) Đường đê sông Hồng được trải nhựa từ thành phốViệt Trì qua Bản Nguyên lên thị xã Phú Thọ, đoạn qua xã dài khoảng 5 kmdưới sông là đường thủy, tàu thuyền liên tục ngược xuôi, đó là những conđường huyết mạch nối liền sự giao lưu giữa các vùng miền với nhau Trên địa
Trang 24bàn xã còn có nhiều con đường đã được bê tông hóa, giúp cho người dân vàcác phương tiện vận tải có thể đi đến từng ngõ xóm rất thuận tiện.
* Lĩnh vực thông tin truyền thông: xã Bản Nguyên đã có hệ thống đài
truyền thanh phát sóng FM, đã phát huy được hiệu quả trong công tác thôngtin tuyên truyền
* Phương tiện thông tin nghe nhìn: có 309 máy điện thoại/9110 nhân
khẩu, bình quân 29,5 người/máy; số hộ có tivi là 2113 hộ/2225 hộ bằng 94,96%
1.3.6 Tiềm năng văn hóa
Qua tìm hiểu lĩnh vực đời sống tinh thần: cũng như nhiều làng quê ViệtNam khác, người dân xã Bản Nguyên có một số tục lệ truyền thống như thờthần linh, cúng tổ tiên, ăn tết nguyên đán, tết trung thu,…Ngoài ra còn có cáctục rước cỗ chay, chọi gà, kéo co, đánh cờ, hát xoan,… Xã Bản Nguyên có bakhu di tích đó là: đình Á Nguyên, chùa Khánh Nghiêm, đền Quỳnh Lâm.Những di tích trên đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh
Về tôn giáo, tín ngưỡng: Có khoảng 15% dân số Bản Nguyên có đờisống tâm linh hướng Đạo Phật; khoảng 5% dân số theo đạo Công giáo Hiệnnay trên địa bàn xã có 1 đình; 1 đền; 2 chùa; 1 ngôi miếu và 1 nhà nguyện
Công tác văn hóa văn nghệ - Thông tin thể thao: Thực hiện tốt cuộc vậnđộng “toàn dân đàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” Việc thựchiện Quy ước văn hóa xã, Hương ước văn hóa khu dân cư, thực hiện nếp sốngvăn minh trong việc cưới xin, tang ma, mừng thọ và lễ hội được đa số nhândân thực hiện Hiện địa bàn xã có 5/14 khu dân cư đạt danh hiệu khu dân cưvăn hóa, trong đó: cấp huyện 3 khu, cấp xã 2 khu Tổ chức quản lý hoạt độngcác hoạt động tôn giáo và chỉ tạo tu tạo các khu di tích đảm bảo đúng quyđịnh của pháp luật Toàn xã thực hiện tốt phong trào “toàn dân rèn luyện thânthể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, các hoạt động văn nghệ kỷ niệm được duy trì,toàn xã có hai câu lạc bộ thơ người cao tuổi hoạt động tốt, hai câu lạc bộ cầu
Trang 25lông, một câu lạc bộ bóng chuyền… hoạt động lễ hội tại các khu di tích được
tổ chức tốt, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Tiểu kết chương 1
Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam là một mảng đề tài rộng lớn,thu hút nhiều cây bút của nhà nghiên cứu Tuy nhiên, tìm hiểu về biến đổi giađình của người Kinh khu vực trung du đồng bằng Bắc bộ thì vẫn là một vấn
đề mới Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phươngpháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác xít để nhìnnhận và phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học nhất Luận văncũng lựa chọn cách tiếp cận của lý thuyết chức năng, lý thuyết tiếp biến vănhóa và tiếp cận từ góc nhìn lịch sử - so sánh Tuy nhiên trong luận văn chúngtôi cũng chỉ tập trung đi sâu làm rõ một số khía cạnh nhất định Ngoài ra luậnvăn cũng làm rõ một số thuật ngữ, khái niệm về: gia đình, hộ gia đình, biếnđổi văn hóa,…để có thể triển khai đề tài chính xác, thiết thực nhất
Bên cạnh đó, chương 1 cũng cung cấp một số thông tin giới thiệu địabàn nghiên cứu cụ thể - xã Bản Nguyên về các phương diện tổng thể: vị trí địa
lý, khí hậu, địa hình, nguồn tài nguyên, nhân lực, văn hóa xã hội,… nhằm đưa
ra cái nhìn toàn diện về địa bàn nghiên cứu được đề cập liên quan đến các vấn
đề được triển khai cụ thể ở những chương sau
Trang 26Chương 2 BIẾN ĐỔI CỦA CẤU TRÚC GIA ĐÌNH 2.1 Cấu trúc (quan hệ) hôn nhân
Hôn nhân là sự cam kết chung sống của hai người khác giới đã trưởngthành Bản chất của hôn nhân cũng là một loại cấu trúc (thiết chế) bổ sungcho cấu trúc của gia đình Có thể nói hôn nhân chính là sự khởi đầu, hìnhthành nên gia đình
Đối với người Việt Nam, hôn nhân là một sự kiện trọng đại nhất trongcuộc đời mỗi con người Nó không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân mỗi cánhân mà còn có ý nghĩa đối với gia đình dòng họ
Quan hệ hôn nhân được nghiên cứu và xem xét trên nhiều phương diệnkhác nhau Nhưng trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chủ yếu tập trungđánh giá một số nội dung như: không gian địa lý của sự kết hôn, tuổi kết hôn,
sự quyết định trong hôn nhân và nơi ở sau kết hôn
2.1.1 Biến đổi quan hệ hôn nhân
2.1.1.1 Không gian địa lý của sự kết hôn
Không gian địa lý của sự kết hôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: môitrường xã hội, nghề nghiệp, quan niệm, khả năng giao lưu cá nhân,…Đối vớiđồng bào người Kinh ở Bản Nguyên nói riêng và vùng trung du trong thời kỳtrước Đổi mới, do địa bàn sinh sống tập trung trong các đơn vị làng xã nên ít
di chuyển ra bên ngoài Đơn vị làng xóm mà đặc trưng của nó là tính tự trị,người nông dân ít ra khỏi lũy tre làng Có lẽ bị chi phối bởi điều đó nên việchôn nhân của nam nữ đa số cũng là kết hôn trong phạm vi làng xã, chủ yếutrong cùng tộc người Kinh với người Kinh Họ có những quan niệm rấtnghiêm ngặt buộc mọi người phải tuân thủ theo như:
“Trâu ta ăn cỏ đồng ta Con nào sứt mũi thì cho ra ngoài”
(Ca dao Việt Nam)
Trang 27“Có con thì gả chồng gần
Có bát canh cần nó cũng mang cho”
(ca dao Việt Nam)
Hầu hết người nông dân Việt Nam lúc bấy giờ, đặc biệt là người Kinh ởvùng Trung du có mong muốn cho con cái kết hôn trong phạm làng mình sinhsống Bằng kinh nghiệm của những người lớn tuổi đi trước, cha mẹ, ông bàđều cho rằng nếu kết hôn gần cùng làng sẽ thuận tiện cho việc tìm hiểu củacon cái cũng như bố mẹ có thể tìm hiểu và chỉ cho con những mối tốt
“Kinh nghiệm của các cụ, cha mẹ không bao giờ sai đặc biệt về việc kếthôn Bản thân chúng tôi sau khi có gia đình đều nhận thấy kết hôn cùng làng
có rất nhiều thuận lợi không chỉ là việc đi lại Vợ chồng tôi thích nghi cũng dễ
mà cha mẹ tôi cũng rất thích, không tạo khoảng cách trong gia đình” (Cô Thu,
50 tuổi)
Nếu như trước đây, hôn nhân bó hẹp trong phạm vi làng xã đượckhuyến khích, chiếm ưu thế tuyệt đối, thì từ ngày đổi mới phạm vi quan hệhôn nhân được mở rộng ra bên ngoài lại chiếm ưu thế Hầu hết những ngườitrẻ tuổi đều kết hôn với những người khác quê Bởi lẽ đất nước đổi mới kinh
tế phát triển, nhiều ngành nghề, thanh niên đều đi học làm ăn xa và họ cũng
có xu hướng tìm bạn đời ở nơi học tập, làm việc, rất ít người làm ăn xa lại lấy
vợ ở quê Do đó, không gian địa lý của việc kết hôn từ ngày đổi mới đến nay
có sự mở rộng phạm vi không chỉ ngoài làng mà còn ở phạm vi cả nước, thậmchí là kết hôn ngoại quốc
Quan điểm về kết hôn ngoài làng không chỉ phổ biến ở giới trẻ, màngay cả ông bà cha mẹ cũng đã cởi mở cho con cháu kết hôn xa
“Kết hôn gần hay xa không còn là vấn đề quá quan trọng nữa, miễn saochúng nó yêu nhau, tìm được người phù hợp sống hạnh phúc là cha mẹ yênlòng rồi” (Cô L, 50 tuổi)
Trang 28“Nói thật ra là mình cũng muốn con cái lấy vợ lấy chồng gần, có gì bố
mẹ hỗ trợ trông cháu, ở gần cũng có cái tiện việc đi lại Thế nhưng, cháu nó đilàm xa nên lấy vợ ở đó cũng tiện cho công tác, thôi thì bố mẹ theo con, miễnsao nó hạnh phúc là được” (Bác T, 60 tuổi)
“Con gái tôi đi lao động bên nước ngoài rồi lập gia đình với người bên
đó luôn Lúc đầu gia đình tôi đều phản đối, tôi khóc suốt nhưng rồi thấy conyêu thật lòng và cả cậu con rể cũng tốt nên tôi thấy kết hôn gần hay xa khôngcòn quyết định đến hạnh phúc gia đình nữa rồi” (Cô C, 45 tuổi)
Như vậy, rõ ràng việc mở rộng không gian kết hôn sau Đổi mới đã đemđến một kết quả tích cực Điều này đã xóa tan đi những quan niệm cổ hủ vềviệc quy định phải kết hôn trong phạm vi làng xã, kết hôn gần mới tốt củanhững người dân nơi đây Việc kết hôn xa đang được khuyến khích cũng tạođiều kiện cho việc mở rộng giao lưu giữa các làng xã, các khu vực khác nhau.Bản thân mỗi người sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc, chọn lựa tốt hơn người bạnđời của mình Và một yếu tố cần được xem xét là, theo y học việc kết hôn xa
sẽ khiến cho các thế hệ tiếp theo đạt được nhiều gen trội hơn
2.1.1.2 Tuổi kết hôn
Cũng như không gian địa lý của sự kết hôn thì độ tuổi kết hôn là mộttiêu chí có thể giúp phân biệt rõ nhất sự biến đổi trong quan hệ hôn nhân giữahai thời kì trước và sau đổi mới Bằng kết quả khảo sát thực tế tại địa bàn ởbảng thống kê sau, chúng ta sẽ thấy rõ điều đó
Trang 29Bảng 2.1: Tuổi kết hôn lần đầu
Nguồn: Số liệu điều tra thực địa tháng 2/2014.
Như vậy, qua khảo sát cho thấy, người Kinh ở xã Bản Nguyên trướcĐổi mới, tuổi kết hôn trung bình là 16,96 tuổi, dưới độ tuổi quy định của LuậtHôn nhân và gia đình Độ tuổi kết hôn chủ yếu là từ 16 đến 17 tuổi, chiếm tới64,0%, từ 18 tuổi trở lên chiếm 28,0% và dưới 15 tuổi chiếm 8,0%
Tình trạng kết hôn sớm của người dân ở Bản Nguyên trước Đổi mới cónhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do quan niệm của họ.Những người dân lớn tuổi nơi đây cho rằng, việc nam nữ qua tuổi 13, 14-“Nam thập lục, Nữ thập tam” - là khi đã “biết làm, biết ăn”, thì có thể lấy vợlấy chồng và sinh con đẻ cái Hơn nữa, do đời sống của hầu hết những ngườidân nơi đây là làm nông nghiệp nên con cái cũng sớm quen việc đồng áng đểgiúp cha mẹ, việc cho con cái lập gia đình sớm cũng là để thêm lực lượng laođộng và cũng là để tập trung lo cho các con ở đằng sau Đặc biệt, đối với congái việc lập gia đình sớm như một lẽ hiển nhiên, bởi con gái thường ít được đihọc nên lập gia đình sớm cho nhanh chóng ổn định…
Việc kết hôn sớm để lại nhiều hệ quả cho gia đình và xã hội như vợchồng trẻ chưa hoàn thiện về thể chất, chưa có nhiều kinh nghiệm trong tổchức cuộc sống; điều này cũng dễ dẫn đến sự sụp đổ trong hôn nhân; hơn nữakết hôn sớm dẫn đến độ tuổi sinh sản của người phụ nữ kéo dài là nguyên
Trang 30nhân của việc đẻ nhiều con; kết hôn sớm còn là nguy cơ làm suy giảm chấtlượng dân số và sức khỏe của người phụ nữ.
Từ năm 1986 đến nay, độ tuổi kết hôn đã tăng và giữ ở mức ổn địnhtrung bình là 19,3 tuổi Trong đó, không có trường hợp nào kết hôn dưới 18tuổi Độ tuổi kết hôn chủ yếu là trên 20 tuổi chiếm 50,0%, tiếp theo là độ tuổi
19 chiếm 30,0%, độ tuổi 18 chiếm 10,0%
Có được kết quả này là nhờ vào việc tuân thủ Luật hôn nhân và giađình, cũng như những chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước đã nâng caođời sống cũng như sự hiểu biết của người dân Việc kết hôn ngày nay đang có
xu hướng “muộn”, hầu hết những người trẻ đều đi học, đi làm muốn ổn địnhtrước khi lập gia đình Ngay cả những bậc phụ huynh cũng muốn con cái họ
kĩ càng hơn trong việc lựa chọn bạn đời cũng như có kinh tế vững chắc, nhàcửa đàng hoàng trước khi kết hôn Một số ý kiến phỏng vấn sau sẽ giải đápvấn đề trên:
“Hai bác ngày xưa kết hôn sớm mọi thứ đều khó khăn Rồi chẳng cóthời gian cho bản thân, con cái vào là bận bịu lo toan kinh tế Bây giờ có kinh
tế khá giả, muốn cho con cái học hành đến nơi đến chốn, kết hôn muộn muộn
để nó thảnh thơi mà mình cũng thư giãn trước khi lại chăm con chăm cháucho nó” (Bác Th, 53 tuổi)
“Kết hôn sớm thì cũng tốt, mình mau chóng ổn định gia thất, sau nàycon cái trưởng thành mình cũng còn khỏe Nhưng nói thế thôi, chứ nếu chọnlại chị vẫn muốn kết hôn muộn để có thời gian cho bản thân, ổn định và vữngvàng hơn về tâm lí cũng như kinh tế ” (Chị H, 28 tuổi)
Trang 312.1.1.3 Sự quyết định trong hôn nhân
Khi tiến hành đi khảo sát chúng tôi nhận thấy hầu hết những người dân
ở xã Bản Nguyên đều rất coi trọng việc kết hôn, bởi họ đều cho rằng đó làmột trong những việc quan trọng nhất của mỗi người khi đến tuổi trưởngthành Đặc biệt khi được hỏi những người lớn tuổi đã kết kết hôn trước năm
1986, họ đều nói rằng việc tiến đến hôn nhân, kết hôn không chỉ là việc củariêng cá nhân hai người (vợ - chồng), mà nó là việc lớn của cả hai họ Do đó,đối với việc kết hôn, tất cả mọi người đều phải nhận được sự đồng thuận củacha mẹ, họ hàng Kết quả phỏng vấn đã cho Bảng thống kê sau:
Bảng 2.2: Quyền quyết định trong hôn nhân
STT Người quyết định hôn nhân
Trước 1986 Hiện nay Số
3 Bản thân quyết định nhưng có
4 Bản thân quyết định hoàn
Nguồn: Số liệu điều tra thực địa tháng 2/2014.
Với bảng số liệu cụ thể trên, cho thấy sự khác nhau rõ rệt giữa haithời kì trước và sau Đổi mới Nếu như trước năm 1986, bố mẹ có quyềnquyết định hôn nhân của con cái chiếm tới 90,0%, trong đó bố mẹ quyếtđịnh hoàn toàn là 40,0%, bố mẹ quyết định nhưng có hỏi ý kiến con cái là50,0% 18,0% là bản thân quyết định nhưng có hỏi ý kiến bố mẹ Sau năm
1986 việc quyết định trong hôn nhân thuộc về bản thân mỗi người chiếmtới 80,0%, và chỉ có 20,0% là do cha mẹ quyết định có hỏi ý kiến con cái,
Trang 32đặc biệt là không còn việc cha mẹ quyết định hoàn toàn trong hôn nhân củacon cái, thay vào đó việc con cái tự quyết định lại chiếm tới 10,0% Sốthống kê này đã chỉ rõ những biến đổi sâu sắc trong quan hệ hôn nhân củangười Kinh ở xã Bản Nguyên.
Như vậy, trước năm 1986 “hôn nhân” của người dân ở xã Bản Nguyên
cơ bản vẫn giữ đúng quan niệm truyền thống: việc dựng vợ gả chồng cho concái là “việc của bố mẹ”, do cha mẹ quyết định Điều này là hoàn toàn hợp lý,bởi cha mẹ là những người đi trước với kinh nghiệm và tình yêu thương concái thì việc lựa chọn, định hướng chọn bạn đời cho con là tất yếu Hơn nữa,trước năm 1986 những người dân nơi đây tuy có tiến bộ hơn các dân tộc thiểu
số khác nhưng việc kết hôn vẫn diễn ra sớm hơn so với quy định của nhànước về độ tuổi Do vậy, việc cha mẹ là người quyết định trong hôn nhânchiếm tỷ lệ lớn cũng là yếu tố để đảm bảo cuộc hôn nhân được diễn ra tốt đẹp
và bền vững Ở thời kỳ này, vì thế mà không có trường hợp kết hôn nào mà
do bản thân quyết định hoàn toàn
Một số ý kiến sau sẽ làm rõ hơn vấn đề này:
“Hôn nhân là việc cả đời, nó không phải là việc mua bó rau, con cá mà
có thể không ưng thì đổi được Vì thế, việc kết hôn cũng phải thật kĩ càng.Các cụ cũng dạy rồi “lấy vợ chọn tông, lấy chồng xem giống”, nên con cáikhông thể nào có kinh nghiệm bằng cha mẹ, việc để cha mẹ quyết định làhoàn toàn đúng đắn Bản thân tôi trải qua và tôi cũng làm như vậy với cáccon” (Bà H, 82 tuổi)
“Con cái lập gia đình rồi thì mình vẫn là người lo cho nó, nên việc gìthì có thể cho nó tự quyết chứ việc chọn bạn đời thì phải nghe theo bố mẹ Đó
là việc cả đời của nó, của con nó và của cháu mình sau này, không thể xemnhẹ được” (Bác P, 64 tuổi)
Trang 33Thực tế khảo sát cho thấy, những con số trên không chỉ là kết quả từviệc dựa trên tập quán, quan niệm của cộng đồng mà cha mẹ là người quyếtđịnh trong hôn nhân của con cái, mà bản thân những người kết hôn theo sựmai mối, chỉ dẫn và đồng ý của cha mẹ đều cho đó là việc đúng đắn và họsống hạnh phúc.
Tuy nhiên, sau Đổi mới, việc quyết định trong hôn nhân đã có sự thayđổi sâu sắc Từ chỗ cha mẹ có quyền quyết định trong hôn nhân có hỏi ý kiếncon chiếm đa số 50,0% (trước Đổi mới), thì nay quyền quyết định lại thuộc vềcon cái có tham khảo ý kiến cha mẹ lên tới 70,0% Sự biến chuyển này chứng
tỏ có sự thay đổi trong tư duy, trong cách nghĩ của người dân Một số ý kiếnthu thập sau sẽ minh chứng cho điều này:
“Ngày nay hầu như gia đình nào cũng có điều kiện, con cái đều đượchọc hành chúng nó có khi còn hiểu biết hơn mình Vả lại đi học đi làm xa,chúng nó tự tìm bạn, người yêu nên đối với việc hôn nhân của con bố mẹcũng chỉ là người nhìn nhận góp ý, chứ không thể nào quyết định sắp đặt nhưtrước đây ông bà mình thường làm nữa” (Cô T, 47 tuổi)
“Mỗi người đều có quyền tự do riêng, đặc biệt với chuyện tình cảm thìkhông thể ép buộc được Bản thân mình thấy rằng, mình đủ nhận thức để yêu
và lấy người phù hợp Tuy nhiên đứng trước việc hôn nhân đại sự thì cần có
sự chúc phúc của mọi người, nên mình nghĩ nhất thiết phải thông qua ý kiếncủa bố mẹ Mình lấy vợ cho mình nhưng cũng là lấy dâu cho bố mẹ và chọn
mẹ cho con không thể làm bừa được” (Anh T, 27 tuổi)
2.2 Về quy mô gia đình
Quy mô gia đình được thể hiện qua số lượng các thành viên (số nhânkhẩu) trong gia đình Quy mô gia đình thường chịu sự quy định (biểu hiện)bởi các cặp vợ chồng trong gia đình và số lượng con của các cặp vợ chồngsinh ra Xem xét cấu trúc gia đình theo số khẩu, dựa vào số liệu tổng hợp từ
Trang 34bảng câu hỏi khảo sát chúng tôi thấy rằng, số khẩu trung bình của một hộ giađình ở xã Bản Nguyên giai đoạn trước 1986 là 5,82 người, hiện nay là 4,06người Bên cạnh đó, ở cả hai thời điểm, tại xã Bản Nguyên đều có đủ các kiểu
hộ gia đình từ 1 đến trên 7 khẩu Tổng hợp số liệu kết quả khảo sát cho thấynhư sau:
Bảng 2.3: Biến đổi cấu trúc gia đình xét về số khẩu
trong gia đình
Số lượng thành viên %
Số lượng thành viên %
Nguồn: Số liệu điều tra thực địa tháng 2/2014.
Theo bảng thống kê ta thấy ở giai đoạn trước năm 1986, loại gia đìnhchiếm tỉ lệ cao nhất xét theo số khẩu là loại gia đình có 7 người trở lên (chiếm54,0%); loại gia đình 5 người và 6 người đứng ở vị trí cao thứ hai (cùngchiếm 12,0%); tiếp đến lần lượt là các loại gia đình 4 người (10,0%), 3 người(8,0%) và 2 người (4,0%) Riêng ở giai đoạn này không xuất hiện loại hộ giađình độc thân
Gia đình quy mô lớn, là một đặc điểm phổ biến không chỉ ở xã BảnNguyên trước năm 1986 mà nó cũng là hiện tượng phổ biến của toàn xã hộiViệt Nam lúc bấy giờ Họ quan niệm “Trời sinh voi ắt sẽ sinh cỏ”, việc sinhcon nhiều là thuận theo lẽ tự nhiên Gia đình có xu hướng sống chung nhiềuthế hệ: Ông bà, cha mẹ, con cái, cháu… vừa để tăng lực lượng lao động trongnghề nông vừa là do không có điều kiện xây thêm nhà cửa, sắm sửa đồ đạc
Trang 35cho con cái ra ở riêng Việc gia đình tồn tại với quy mô lớn cũng khiến chokhông gian sống bị thu hẹp, mâu thuẫn gia đình nảy sinh.
Còn ở giai đoạn từ năm 1986 đến nay, thứ tự các loại gia đình xét theo
tỉ lệ cao thấp có sự biến đổi rõ rệt so với giai đoạn trước Loại gia đình chiếm
tỉ lệ cao nhất trong bảng điều tra là gia đình có 4 người (chiếm 42,0% ); tiếp
đó loại gia đình xếp vị trí cao thứ hai là loại gia đình 5 người (chiếm 26,0%);các loại gia đình sau được chia thành hai nhóm có số lượng thành viên nhưnhau là: loại gia đình 3 người và 6 người (cùng dừng ở 10,0%), loại gia đình 1người và 2 người (cùng chiếm 6,0%) Tuy nhiên loại gia đình trên 7 ngườigiai đoạn hiện nay không còn xuất hiện
Như vậy, qua bảng mẫu điều tra phân tích trên chúng ta thấy thứ tự các
hộ gia đình ở mỗi thời kì thay đổi mạnh Nếu như giai đoạn trước 1986, loạigia đình trên 7 người chiếm ưu thế cao tuyệt đối với con số thống kê là 27/50gia đình tương ứng với 54,0%, thì ở giai đoạn hiện nay loại hình gia đình này
đã không còn xuất hiện nữa, thay vào đó là loại gia đình 4 người chiếm ưu thế21/50 hộ ứng với (42,0%) Ngay sau loại gia đình 4 người, gia đình 5 người ởgiai đoạn hiện nay đã tăng mạnh từ 10% trước năm 1986 lên 26,0% (tăng16,0%) Còn loại gia đình 2 người và 3 người thì tăng không đáng kể so vớitrước năm 1986, đều tăng thêm 2,0% Riêng loại hình gia đình sáu người thì ởgiai đoạn hiện nay lại đang có xu hướng giảm so với giai đoạn trước năm
1986, giảm 2,0% (từ 12,0% xuống 10,0%) Đặc biệt giai đoạn hiện nay đánhdấu sự xuất hiện của loại gia đình độc thân mà ở giai đoạn trước 1986 không
có, chiếm 6,0%
Xem xét cụ thể ta thấy có sự chênh lệch vị trí các loại hình gia đìnhtheo từng thời kỳ, nhưng về thành phần trong gia đình thì không có sự biếnđổi đáng kể Loại gia đình có 2 người, chủ yếu là chỉ có vợ chồng mới cướitách ra ở riêng hoặc gồm hai ông bà già có các con đã trưởng thành và tách hộriêng Ở giai đoạn hiện nay xuất hiện thêm một trường hợp gia đình hai người
Trang 36chỉ có một mẹ một con (bà mẹ đơn thân) Gia đình ba người là gồm cha mẹcòn trẻ với con đầu lòng và cha mẹ với một con chưa trưởng thành, đôi khigia đình 3 người lại là một mẹ với hai con (do ly dị chồng hay chồng mất).Còn loại gia đình 4 người, 5 người và 6 người là những hộ gồm cha mẹ vàcon cái chưa trưởng thành Gia đình 7 người trở lên là hộ gồm có bố mẹ, cùngcon cái đã lập gia đình nhưng chưa ra ở riêng và những con chưa trưởng thànhhoặc sống cùng với cả ông bà, anh chị em của bố.
Như vậy, qua kết quả thu được chúng ta thấy rằng, so với giai đoạntrước năm 1986 hiện nay số người trong mỗi gia đình ở xã Bản Nguyên đãgiảm trung bình 1,06 người Điều này có nghĩa quy mô gia đình ở xã BảnNguyên đã giảm đi đáng kể sau 30 năm đổi mới (trung bình từ 5,12 người/hộxuống còn 4,06 người/hộ) Con số này đã phần nào phản ánh được kết quảtích cực trong những năm Đổi mới không chỉ về kinh tế mà còn về tư duy củangười dân Các chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, gia đình gương mẫuđang dần đạt được những kết quả đáng khích lệ Gia đình có xu hướng thunhỏ lại, tạo thành một hộ độc lập về kinh tế, giáo dục con cái, sinh hoạt riêng.Điều này tạo điều kiện cho việc chăm sóc, quản lí gia đình tốt hơn, tránh việcmâu thuẫn giữa các thành viên trong một gia đình đông người, nhiều thế hệchung sống cùng nhau Gia đình là nền tảng, tế bào của xã hội, gia đình màbền vững ổn định về quy mô thì sẽ tạo được động lực cho đất nước phát triển
cả về chất và lượng
Trang 372.3 Về số thế hệ trong gia đình
Tìm hiểu về cấu trúc gia đình theo thế hệ ở xã Bản Nguyên, chúng tôithấy rằng gia đình của họ tồn tại ở 4 dạng thức: Gia đình một thế hệ, gia đìnhhai thế hệ, gia đình ba thế hệ, gia đình bốn thế hệ
Bảng 2.4: Biến đổi cấu trúc gia đình theo số thế hệ STT Số thế hệ trong gia đình Trước 1986 Hiện nay
Nguồn: Số liệu điều tra thực địa tháng 2/2014.
Từ bảng số liệu trên, chúng ta thấy rằng so sánh giữa hai giai đoạn thì
số thế hệ trong gia đình có sự khác biệt rõ rệt Nếu như trước năm 1986, giađình ba thế hệ chiếm tỉ lệ cao nhất 46,0% (ứng với 23/50 hộ khảo sát); thìhiện nay, gia đình hai thế hệ lại chiếm tỉ lệ cao nhất với 74,0% (ứng với 37/50
hộ khảo sát) Sự khác biệt này đã nói lên được tác dụng tích cực của chínhsách dân số và việc nâng cao đời sống người dân Các hộ dân đã thay đổiquan điểm về việc chung sống cùng các thế hệ Nếu như trước đây quan điểm
“ở chung” chi phối đến mọi tiềm thức của người dân Việt Nam nói chung vàngười dân xã Bản Nguyên nói riêng “Con cái lập gia đình phải ở chung với
bố mẹ ít nhất là 3 năm sau mới cho ra ở riêng” (Ông L, 83 tuổi) Đến ngàyhôm nay, quan niệm này hầu như không còn xuất hiện, cha mẹ và con cái đều
có nhu cầu tách hộ ở riêng, bởi lẽ con cái và cha mẹ có cách sinh hoạt, giờgiấc, ăn uống khác nhau nếu cứ tiếp tục ở cùng thì chỉ tạo ra sự bất tiện, cồngkềnh cho bộ máy gia đình Điểm đáng chú ý là gia đình hai thế hệ tăng từ24,0% năm 1986 lên 74,0% hiện nay (tăng 50,0%) Đây là con số có ý nghĩalớn, với chính sách dân số của Nhà nước đã đem đến sự chuyển biến mạnhtrong cấu trúc gia đình (giai đoạn hiện nay chủ yếu là gia đình hạt nhân) Bên
Trang 38cạnh đó, gia đình ba thế hệ lại giảm mạnh từ 46,0% năm 1986 xuống còn16,0% (giảm 30%) Gia đình một thế hệ lại đang có xu hướng gia tăng trong
xã hội hiện đại, tăng từ 4,0% năm 1986 lên 10,0% hiện nay Riêng gia đìnhbốn thế hệ có sự thay đổi hoàn toàn, nếu trước năm 1986 chiếm 26,0% - mộtcon số khá cao thì hiện nay gia đình bốn thế hệ đã không còn xuất hiện nữa.Điều này, chứng tỏ cấu trúc gia đình theo thế hệ ở xã Bản Nguyên đang có xuhướng thu nhỏ lại, chiếm đa số là gia đình hạt nhân hai thế hệ Điều này giúpchính quyền dễ kiểm soát, phổ biến các chính sách, thông báo của địa phươngđến từng hộ Gia đình nhỏ, ít thế hệ tạo điều kiện cho các cá nhân phát triểnđộc lập, tự do phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại Việc hạt nhân hóagia đình một hay hai thế hệ chiếm 84,0%, góp phần khiến cho gia đình bớt đinhững mâu thuẫn giữa các thành viên Hơn nữa còn giúp các gia đình pháttriển đồng đều không chỉ về mặt số lượng các thành viên mà còn cả về kinh
tế, học thức Gia đình trẻ hóa một hay hai thế hệ đã tạo ra gương mặt mới cho
xã hội không chỉ đồng đều về số lượng các thành viên mà còn đồng đều vềnhận thức, học thức giữa các thành viên trong gia đình Điều này góp phầnxóa tan đi khoảng cách về thế hệ
Với gia đình một thế hệ, ở giai đoạn trước năm 1986, chủ yếu là nhữnggia đình chỉ có cha mẹ già và con cái trưởng thành đã tách ra ở riêng, hoặc vợchồng mới cưới chưa có con đầu lòng Giai đoạn hiện nay, loại gia đình chỉ cócha mẹ già chiếm tỉ lệ cao hơn cả, sau đó đến gia đình phụ nữ độc thân do góachồng sống độc lập một mình hay các bà mẹ đơn thân
Như vậy, khác với xã hội truyền thống Việt Nam trước đây, một giađình điển hình thường gồm ba, bốn thế hệ cùng chung sống với tâm lý “nhiềucon, nhiều lộc”, “con đàn cháu đống” Các gia đình ở xã Bản Nguyên ngàynay có quy mô ngày càng nhỏ lại và số thế hệ trong gia đình chỉ có tối đa là
ba thế hệ và đang có xu hướng giảm mạnh thay vào đó là gia đình hai thế hệtăng mạnh nhất và chiếm đa số
Trang 392.4 Về loại hình gia đình
Loại hình gia đình chỉ các mối quan hệ của các thành viên trong giađình với nhau Chẳng hạn, đó là quan hệ vợ và chồng, vợ chồng và con, vợchồng - con và bố mẹ… Bằng tư liệu điền dã thu được tại xã Bản Nguyên, saukhi xử lý số liệu, chúng tôi lập được bảng so sánh biến đổi cấu trúc gia đìnhtheo loại hình như sau:
Bảng 2.5: Biến đổi cấu trúc gia đình xét về mặt loại hình (%)
Loại
hình Phân loại hộ gia đình theo quan hệ
Trước 1986
Hiện nay
09 Vợ chồng + con + bố mẹ +anh em + khác
13 Vợ (chồng) + con + bố mẹ +anh em + khác
Nguồn: Số liệu điều tra thực địa tháng 2/2014.
Từ bảng số liệu trên, ta thấy giai đoạn trước năm 1986, ở xã BảnNguyên không có các kiểu gia đình 01 (độc thân); 03 (vợ chồng + bố mẹ); 04(vợ chồng + bố mẹ + anh em); 05 (vợ chồng + bố mẹ + anh em + khác); 10
Trang 40(vợ (chồng) + con); 13 (vợ (chồng) + con + bố mẹ +anh em + khác); 14 (ông
bà + cháu)
Trong các loại hình gia đình trên thì loại gia đình gồm vợ chồng + con+ bố mẹ chiếm tỉ lệ cao nhất (46,0%); tiếp theo là gia đình chỉ có vợ chồng +con (24,0%); vợ chồng + con + bố mẹ + anh em + khác đứng vị trí thứ ba với20,0%; cuối cùng đồng xếp hạng là gia đình gồm: vợ chồng + con + bố mẹ+anh em, vợ (chồng) + con + bố mẹ, vợ (chồng) + con + bố mẹ + anh emcùng chiếm 2,0%
Giai đoạn hiện nay, ở xã Bản Nguyên không có các loại hình gia đình:
03 (vợ chồng + bố mẹ); 04 (vợ chồng + bố mẹ +anh em); 05 (vợ chồng + bố
mẹ +anh em + khác); 08 (vợ chồng + con + bố mẹ + anh em); 09 (vợ chồng +con + bố mẹ + anh em + khác); 11 (vợ (chồng) + con + bố mẹ); 12 (vợ(chồng) + con + bố mẹ + anh em); 13 (vợ (chồng) + con + bố mẹ + anh em +khác); 14 (khác)
Trong các loại hình ghi nhận trong mẫu khảo sát, loại hình gia đìnhgồm vợ chồng + con chiếm tỉ lệ cao nhất 70,0%; thứ hai là loại hình vợ chồng+ con + bố mẹ chiếm 16,0%; tiếp theo là hộ độc thân chiếm 6,0%; cuối cùng
là hai loại hình: chỉ có vợ và chồng hoặc vợ (chồng) + con, cùng chiếm 4,0%
Như vậy qua bảng khảo sát, chúng tôi nhận thấy loại hình gia đình xéttheo quan hệ ở giai đoạn hiện nay ít hơn giai đoạn trước năm 1986 Giai đoạnnăm 1986 là 7 loại hình gia đình trong khi hiện nay chỉ có 5 loại hình Trong
đó, 4 loại hình gia đình trước 1986 là 08,09,11,12 không còn xuất hiện tronggiai đoạn hiện nay mà lại thêm loại hình gia đình mới là 01 (độc thân) và 10(vợ (chồng) + con)
Nếu giai đoạn trước 1986, loại hình gia đình ba thế hệ chiếm đa số vớicon số 46,0%, thì hiện nay, gia đình hai thế hệ lại chiếm đa số với 70,0%.Điều này chứng tỏ gia đình có xu hướng tách nhỏ thành gia đình hạt nhân mà