Biếnđổicấutrúc - chứcnănggiađìnhởlàng
Việt vùngchâuthổsôngHồngtrướcvàsau
đổi mới(NghiêncứutrườnghợpxãTam
Sơn, TừSơn,BắcNinh)
Mai Văn Huyên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30
Người hướng dẫn: PGS.TS. Mai Văn Hai
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu, bao gồm: các
khái niệm và thao tác hóa khái niệm làm việc, các lý thuyết tiếp cận, lược sử vấn đề
nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu. Mô tả, phân tích và bình luận về sự biếnđổicấu
trúc của giađìnhởTam Sơn trong thời kỳ đổi mới, cũng như nguyên nhân của sự
biến đổi. Phân tích và bình luận về sự biếnđổichứcnăng của giađìnhvà các
nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biếnđổi đó
Keywords: Xã hội học; Gia đình; Làng Việt; ChâuthổSôngHồng
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ ngày Đổimới (1986) đến nay (2010), dưới sự tác động của nhiều sự kiện kinh tế
- chính trị - xã hội quan trọng, xã hội và văn hóa Việt Nam đã và đang trải qua những biến
đổi cực kỳ sâu sắc, trong đó có sự biếnđổi của giađình trên cả ba phương diện: cấu trúc,
chức năngvà các mối quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái,v.v… Trên bình diện
khoa học, nhất là Xã hội học, nhiều tác giả đã cảm nhận được vấn đề này và cố gắng, từ
một số góc nhìn khác nhau, đã phản ánh sự biếnđổi đó trong các công trình nghiên cứu
của mình.
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách tỉ mỉ và khách quan, ta sẽ dễ dàng nhận thấy:
giữa các sản phẩm nghiên cứu khoa học về biếnđổigiađìnhvà sự biếnđổi của giađình
trong hiện thực vẫn còn tồn tại một khoảng cách khá xa. Khoảng cách này không chỉ thể
hiện ở chỗ chúng ta còn thiếu những nghiên cứu thực nghiệm, lấy biếnđổigiađình là đối
tượng nghiên cứutrực tiếp ở cấp quốc gia, mà còn thiếu cả những nghiên cứu cụ thể cho
từng vùng miền, từng tộc người trong mỗi giai đoạn lịch sủ cụ thể. Có thể nói, những
hiểu biết về biếnđổigiađình mà chúng ta có được hiện nay phần lớn là thông qua những
nhận xét, đánh giá về sự khác biệt giữa giađình truyền thống (thuộc xã hội nông nghiệp)
và giađình hiện đại (đã và đang công nghiệp hóa) nằm rải rác trong các nghiên cứu lấy gia
đình, chứ không phải lấy biếnđổigiađình làm đối tượng nghiên cứutrực tiếp (chẳng hạn,
đó là công trình “Gia đìnhViệt Nam và người phụ nữ trong giađình thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước” (2002) do Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu
đồng chủ biên, “Xu hướng giađình ngày nay” (2004) do Vũ Tuấn Huy chủ biên, v.v…).
Xuất phát từ tình hình trên đây, trong nghiên cứu này, chúng tôi mạnh dạn chọn đề
tài nghiên cứu là “Sự biếnđổicấutrúc - chứcnănggiađìnhởlàngViệtvùngchâuthổ
sông Hồngtrướcvàsauđổi mới” với hy vọng góp thêm một vài nét chấm phá vào bức
tranh giađìnhởViệt Nam ít nhiều đã được khởi dựng bằng một nghiên cứutrường hợp, ở
một làng cụ thể là làngTamSơn,xãTamSơn,TừSơn, tỉnh Bắc Ninh.
2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa lý luận
Sự biếnđổicấutrúc – chứcnăng của giađình là một hiện tượng xã hội vô
cùng đa dạng và phức tạp. Bên cạnh cái chung mang tính phổ biến, sự biếnđổi này ởmỗi
tộc người, mỗivùng miền và đặc biệt là ởmỗi thời kỳ lịch sử khác nhau lại góp thêm vào
những nét riêng độc đáo. Nghiên cứu sự biếnđổicấutrúc – chứcnănggiađìnhởTam Sơn
trong thời kỳ Đổi mới, xét trên bình diện lý luận, chính là một minh chứng cho nguyên lý
tính thống nhất trong đa dạng của giađình nói chung, cũng như tính thống nhất trong đa
dạng trong biếnđổicấutrúcvàchứcnăng của giađình nói riêng.
Trong việc nghiên cứu đề tài, ngoài cách tiếp cận lịch sử - so sánh, tác giả còn dựa
vào lý thuyết cấutrúc – chứcnăng trong nghiên cứu nhân học vàxã hội học. Việc vận
dụng quan điểm lý thuyết này cũng góp phần tìm hiểu tính phổ biến cũng như khả năng
ứng dụng của nó trong hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Ý Nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm luận cứ khoa học cho các nhà quản lý,
nhất là các nhà quản lý ở địa bàn Tam Sơn trong việc hoạch định các chính sách vàbiện
pháp nhằm phát triển nông thôn, trong đó có các chính sách về hôn nhân, về vai trò của gia
đình trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế nói chung, cũng như hội nhập giữa Tam Sơn và các vùng miền ởViệt
Nam nói riêng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học
viên cao học, nghiên cứu sinh, cũng như cho tất cả những ai quan tâm đến chủ đề biếnđổi
gia đìnhở nông thôn hiện nay.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 . Mục tiêu
Nếu mục tiêu của mỗi nghiên cứuXã hội học – cũng giống như các khoa học khác
nói chung – là tạo ra kiến thức mới, đồng thời bác bỏ những kiến thức sai lầm hoặc bổ
sung cho các kiến thức còn khiếm khuyết, thì mục tiêu của nghiên cứu này là đem lại một
sự hiểu biết mới về sự biếnđổicấutrúcvàchứcnăng của giađìnhởTam Sơn từtrướcĐổi
mới (1986) đến nay (2010).
3.2. Nhiệm vụ
Muốn biết được sự biếnđổicấutrúc - chứcnăng của giađìnhTam Sơn trong thời
kỳ Đổi mới, về mặt phương pháp luận, một nhiệm vụ tối quan trọng cần đặt ra là phải xác
định cho được một trạng thái tương đối ổn định (mặc dù thực tế nó vẫn không ngừng thay
đổi) của cấutrúc – chứcnănggiađình trên địa bàn ở thời điểm trướcĐổi mới, tức là từ
năm 1985 trở về trước để làm chuẩn so sánh vàđối chứng. Nhưng, như đã biết, đây là một
nhiệm vụ vô cùng khó khăn, bởi vì, trong thực tế chúng ta rất thiếu tư liệu về các mẫu hình
gia đình trong quá khứ, kể cả quá khứ xa xưa lẫn quá khứ gần là giai đoạn trướcĐổi mới.
Vậy, làm thế nào để giải quyết nhiệm vụ khó khăn này?
Nhằm trả lời câu hỏi trên, chúng tôi hình dung sự biếnđổi đã diễn ra theo một trục
thời gian từ quá khứ đến tương lai, trong đó năm 1986 là năm đánh dấu sự bắt đầu Đổimới
và năm 2010 (năm tiến hành cuộc khảo sát) thì khoảng thời gian đã có độ dài 25 năm.
Chúng tôi gọi đây là giai đoạn Đổimới (xem họa hình 1 dưới đây).
1986 2010
Giai đoạn Đổimới
Tương tự như vậy, nếu lấy năm 1985 là năm cấutrúc – chứcnăng của giai đoạn
trước Đổimới đã có sự ổn định tương đốivà ngược về trước một khoảng thời gian tương
ứng là 25 năm, thì năm mở đầu cho giai đoạn trướcĐổimới là năm 1960. Đây là giai đoạn
bao cấp (xem họa hình 2).
1960 1986 2010
Giai đoạn Bao cấp
Nếu gọi mô hình trướcđổimới là mô hình I, còn mô hình trong thời kỳ Đổimới là
mô hình II, chúng ta có họa hình sau:
1960 1986 2010
Giai đoạn Bao cấp Giai đoạn Đổimới
Mô hình I Mô hình II
Như vậy, nhiệm vụ đặt ra đối với nghiên cứu này là cần phải điều tra khảo sát cả
hai mô hình. Với mô hình I, cần điều tra hồi cố ở những người có tuổi đời tương đối lớn,
nghĩa là những người mà ở thời điểm từ 1985 trở về trước họ đã có sự hiểu biết khá tường
tận về giađình riêng hoặc giađình gốc của bố mẹ - nơi mà họ đã sống. Còn mô hình II chỉ
cần phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi theo mẫu ngẫu nhiên, giống như mọi cuộc điều tra
đương đại. Cuối cùng, sau khi đã xử lý số liệu, lấy mô hình I làm chuẩn, rồi lấy mô hình II
so sánh với mô hình chuẩn, chúng ta sẽ thấy được sự biếnđổicấutrúc – chứcnănggia
đình ở giai đoạn Đổi mới. Đây chính là nhiệm vụ quan trọng nhất, đồng thời cũng là giải
pháp không thể thiếu để thực hiện mục tiêu đã đề ra.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đó là biếnđổicấutrúcvàchứcnănggiađìnhởTam Sơn trong quá trình Đổimới
(so với giai đoạn trước đó).
4.2. Khách thể nghiên cứu
Là các hộ giađình hiện đang làm ăn, sinh sốngởlàngTamSơn,xãTamSơn,
huyện TừSơn, tỉnh Bắc Ninh, trong đó đặc biệt chú ý đến những người đã có tuổi, có hiểu
biết về giađìnhTam Sơn ở giai đoạn từ 1986 trở về trước.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
4.3.1. Phạm vi không gian
Là làngTamSơn, thuộc xãTamSơn, huyện TừSơn,Bắc Ninh. Tác giả chọn Tam
Sơn là địa bàn nghiên cứu vì các lý do sau:
4.3.1.1. Tam Sơn là một làngViệt cổ có số dân, nghề nghiệp, lối sốngvà văn hóa
tương tự các làng khác thuộc xãTam Sơn nói riêng, châuthổsôngHồng nói chung, do đó
Tam Sơn có thể đại diện cho không chỉ các các làng khác của xãTam Sơn mà còn ởchâu
thổ sôngHồng nói chung.
4.3.1.2. Điều tra nghiên cứuxã hội học trên thực địa là một hoạt động khá tốn kém,
càng đi xa càng tốn kém, vì vậy, trong điều kiện có hạn của một học viên cao học, tác giả
đã chọn Tam Sơn làm địa bàn khảo sát bởi Tam Sơn chỉ cách Hà Nội 20km, rất thuận lợi
cho việc đi về nhằm tìm hiểu sâu các nguồn tư liệu để viết luận văn.
4.3.1.3. Ngoài ra, do đã trực tiếp tham gia vào một số nghiên cứu của các cơ quan
khác nhau trên địa bàn TamSơn, nên tác giả đã tích lũy được sự hiểu biết ít nhiều, cũng
như có mối quan hệ với người dân vàđội ngũ những người lãnh đạo ởTam Sơn – điều này
sẽ giúp ích rất nhiều cho tác giả trong quá trình nghiên cứu.
4.3.2. Phạm vi thời gian
Phạm vi thời gian của cuộc nghiên cứu là trướcvàsauĐổi mới. Nhưng thời điểm
tiến hành cuộc khảo sát là năm 2010, có nghĩa là thời kỳ Đổimới đã có độ dài 25 năm.
Thời điểm được chọn để phỏng vấn hồi cố là ngay trước 1986, cụ thể là năm 1985. Lấy
khoảng thời gian tương ứng của thời kỳ Đổimới là 25 năm và ngược về trước thì mốc thời
gian mở đầu của thời kỳ trướcĐổimới là năm 1960. Như vậy, phạm vi thời gian của cuộc
nghiên cứu có độ dài 50 năm – trong đó từ 1960 đến 1986 được gọi là thời kỳ bao cấp, còn
từ 1986 đến 2010 được gọi là thời kỳ Đổi mới.
4.3.3. Phạm vi vấn đề nghiên cứu
Cấu trúcvàchứcnănggiađình là những khái niệm có ngoại diên rất rộng. Chẳng
hạn, cấutrúcgiađình có thể được xem xét từ nhiều góc độ: qui mô, thế hệ, loại hình, giới
tính, nghề nghiệp, nhóm tuổi…, song trong nghiên cứu này tác giả chỉ giới hạn ở việc xem
xét 3 yếu tố, đó là: qui mô (số khẩu), số thế hệ và loại hình gia đình. Cũng như vậy, gia
đình vốn có nhiều chức năng: sinh sản, kinh tế, xã hội hóa, thỏa mãn về tâm linh (thờ
cúng), tình cảm, vui chơi giải trí - ở đây tác giả cũng tự giới hạn ở 3 chứcnăng đầu.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Thu thập và phân tích nguồn tư liệu thứ cấp
Nhằm tổng hợp các kết quả nghiên cứubiếnđổigiađìnhtừ các công trình, các bài
viết có liên quan của các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài đã được công bố.
Nguồn tư liệu này không chỉ giúp tác giả có cái nhìn tổng quát, để thừa kế vàđịnh hướng
vấn đề nghiên cứu, mà còn để đối chiếu, so sánh với các kết quả thu được từ cuộc khảo sát,
qua đó thấy được tính phổ biến cũng như tính đặc thù trong sự biếnđổigiađìnhởTam
Sơn.
5.2. Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi qua mẫu ngẫu nhiên
Để thu thập thông tin về cơ cấuvàchứcnăng của giađìnhTam Sơn qua hai thời kỳ
trước vàsauĐổi mới, bảng hỏi này được cấutrúc thành 2 phần: Phần 1 gồm những những
câu hỏi nhằm thu thập thông tin về mô hình bao cấp. Phần 2 là những câu hỏi hồi cố để lấy
thông tin cho mô hình Đổi mới.
Tập mẫu của mô hình 1 được chọn một cách ngẫu nhiên trong danh sách (do xã
cung cấp) các chủ hộ có tuổi đờitừ 42 tuổi trở lên và cũng phải sốngởTam Sơn trong thời
bao cấp, trong đó có nam (50%), có nữ (50%), có người học vấn cao, người học vấn thấp.
Tập mẫu của mô hình 2 được lựa chọn ngẫu nhiên theo sổ hộ khẩu, cách 4 hộ lựa
chọn một hộ. Trong các hộ được lựa chọn, tiến hành phỏng vấn 50% nữ và 50% nam;
Trong số nam và nữ, lại lựa chọn phỏng vấn theo học vấn, gồm: từ cấp I trở xuống: 20%,
cấp II và III: 70%; Cao đẳng, đại học: 10%.
Số liệu thu về từ bảng hỏi trên đây (220 mẫu chia đều cho 2 giai đoạn) sẽ được xử
lý bằng chương trình xử lý số liệu SPSS.
5.3. Phỏng vấn sâu
Tiến hành phỏng vấn sâu 15 trường hợp, bao gồm cán bộ lãnh đạo và người dân.
Ngoài việc bổ sung thông tin cho các câu hỏi định lượng, các câu hỏi phỏng vấn sâu còn
hướng tới tìm hiểu sự đánh giá của người dân về sự biếnđổicấutrúcvàchứcnănggiađình
cũng như những nguyên nhân dẫn đến sự biếnđổi đó.
6. Câu hỏi vàgiả thuyết nghiên cứu. Các biến số và khung phân tích
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
6.1.1. So với thời kỳ trướcĐổimới (1986), cấutrúcvàchứcnănggiađìnhởTam
Sơn có thay đổi không? Nếu có, thì sự thay đổi đó diễn ra như thế nào?
6.1.2. Những yếu tố nào tác động đến sự thay đổicấutrúcvà chức nănggiađình
đó?
6.1.3. Sự thay đổicấutrúcvà chức nănggiađình ở Tam Sơn trong thời kỳ Đổi
mới có ảnh hưởng gì đến đờisống của giađìnhvàxã hội?
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
6.2.1. Giả thuyết tổng quát
Trong thời kỳ Đổi mới, dưới tác động của sự chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế quản
lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, của công nghiệp hóa, hiện đại hóa…
cả cấutrúcvàchứcnănggiađình đều biếnđổi rất mạnh mẽ, song không vì vậy mà gia
đình mất đi vai trò quan trọng của nó với tư cách một thiết chế xã hội cả trong phạm vi gia
đình - dòng họ, cả đối với xóm làngvà toàn xã hội nói chung.
6.2.2. Các giả thuyết phái sinh
6.2.2.1. Về mặt cấu trúc, giađìnhởTam Sơn trong thời kỳ Đổimới đang vận hành
theo xu hướng: quy mô giađình nhỏ lại, số thế hệ ít đi, các mẫu hình/ loại hình giađình
ngày càng đa dạng.
6.2.2.2. Về mặt chức năng, trong khi các chứcnăng sinh sản, xã hội hóa có phần
giảm xuống, thì chứcnăng kinh tế của giađình – do tác động của nền kinh tế thị trường, lại
đang được phục hồi và ngày càng tăng lên.
6.3. Khung phân tích vấn đế, hay là tương quan giữa các biến số ề
6.3.1. Biến số phụ thuộc
Sự biếnđổicấutrúcvà chức nănggiađình từ trướcđổimới đến nay.
6.3.2. Biến số độc lập
Đó là các nhóm xã hội khác nhau: về mức sống, nghề nghiệp, học vấn, lứa tuổi…
của người được phỏng vấn.
6.3.3. Biến số can thiệp
Là bối cảnh lịch sử chung của đất nước từ 1986 đến 2010, trong đó có sự thay đổi
cảnh quan môitrường địa lý, sự tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự thay đổi cơ
chế quản lý kinh tế, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, chính sách dân số và kế
hoạch hóa gia đình, cũng như những đặc điểm về tâm lý, văn hóa và lối sống cổ truyền của
các cư dân trên địa bàn khảo sát,v.v…
6.3.4. Lược đồ tương quan giữa các biến số
Chú thích:
: Chiều tác động của các nguyên nhân dẫn đến sự biếnđổi
: Quá trình biếnđổitừ mô hình bao cấp sang mô hình đổimới
: Chiều tác động của sự biếnđổi cơ cấu – chức nănggiađình đến đời
sống kinh tế - xã hội nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn
được chia thành 3 chương. Trong đó, Chương 1: Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của đề
tài nghiên cứu, bao gồm: các khái niệm và thao tác hóa khái niệm làm việc, các lý thuyết tiếp
cận, lược sử vấn đề nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu. Chương 2: Mô tả, phân tích và bình luận
về sự biếnđổicấutrúc của gia đình, cũng như nguyên nhân của sự biến đổi. Chương 3: Mô tả,
phân tích và bình luận về sự biếnđổichứcnăng của giađìnhvà các nguyên nhân của sự biến
đổi đó.
References
Tài liệu tiếng Việt:
1. Vũ Tuấn Anh & Nguyễn Xuân Mai, (2007) Những biếnđổi kinh tế xã hội của hộ gia
đình, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.
2. Mai Huy Bích (2003) Xã hội học gia đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Mai Huy Bích (1991), Một đặc trưng về cơ cấuvà chức nănggiađình Việt Nam ở
đồng bằng sông Hồng, trong Liljestrom và Tương Lai (chủ biên): Những nghiên cứu
xã hội học về giađìnhViệt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
4. Mai Huy Bích (1993), Đặc điểm giađình đồng bằng sông Hồng, Nxb Văn hoá thông
tin, Hà Nội.
5. Mai Huy Bích (1999), Nâng cao tính khoa học của nghiên cứugia đình, Tạp chí Khoa
học về Phụ nữ, số 3.
6. Đỗ Thị Bình (2002), GiađìnhViệt Nam và người phụ nữ trong giađình thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội
7. Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn và Nguyễn Linh Khiếu (2002) GiađìnhViệt Nam và người
phụ nữ trong giađình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Khu vực miền Bắc), Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
8. Bùi Thế Cường (2010), Phương pháp nghiên cứuxã hội và lịch sử, Nxb Từ điển bách
khoa, Hà Nội.
9. Nguyễn Tấn Dũng, Công tác Dân số Kế hoạch hoá Giađình quyết định sự phát triển
của đất nước; http://vietbao.vn/Xa-hoi/Cong-tac-Dan-so-Ke-hoach-hoa-Gia-dinh-
quyet-dinh-su-phat-trien-cua-dat-nuoc/65140265/157/
10. Lê Xuân Đình 2008), Bức tranh kinh tế hộ nông dân hiện nay và một số vấn đề đặt ra,
Tạp chí cộng sản số 7 năm 2008.
8
11. Mai Văn Hai & Nguyễn Phan Lâm (2004), Luật đất đai và tác động ban đầu tới cơ
cấu giađìnhở một làngchâuthổsông Hồng. Trong Mai Quỳnh Nam (chủ biên): “Gia
đình trong tấm gương xã hội học”, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.
12. Mai Văn Hai & Phan Đại Doãn (2000), Quan hệ dòng họ ởChâuthổsông Hồng, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
13. Mai Văn Hai (2009), Xã hội học văn hóa, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Hòa (2007), Giới, việc làm vàđờisốnggia đình, Nxb khoa học xã hội,
Hà Nội.
15. Daniele Belanger và Khuất Thu Hồng (1996), Một số biếnđổi trong hôn nhân vàgia
đình ở Hà Nội trong những năm 1965 – 1992. Trong Tương Lai (chủ biên): Những
nghiên cứuxã hội học về giađìnhViệt Nam (quyển II), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
16. Lê Ngọc Hùng (2002), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.
17. Trần Đình Hượu, (2001) Về giađình truyền thống Việt Nam. Trong Tương Lai (chủ
biên): Những nghiên cứuxã hội học về giađìnhViệt Nam (quyển II), Nxb khoa học xã
hội, Hà Nội.
18. Trần Đình Hượu (1996) Giađìnhvà giáo dục gia đình. Trong Tương Lai (chủ biên):
Những nghiên cứuxã hội học về giađìnhViệt Nam (quyển I). Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
19. Vũ Tuấn Huy (2004), Xu hướng giađình ngày nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
20. Vũ Tuấn Huy (2004), Xu hướng giađình ngày nay (Một vài đặc điểm từ nghiên cứu
thực nghiệm từ Hải Dương), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
21. Vũ Tuấn Huy. 1996. “Những khía cạnh của sự biếnđổigia đình”. Trong Tương Lai
(chủ biên): Những nghiên cứuxã hội học về giađìnhViệt Nam (quyển II). Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
22. Vũ Tuấn Huy (2002), Vai trò của người cha trong gia đình. Trong Tạp chí xã hội học
số 4 (80).
23. Vũ Tuấn Huy (2006), Những vấn đề của giađìnhViệt Nam trong quá trình biếnđổi
xã hội theo xu hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, trong Tạp chí xã hội học số 2
(94).
24. Lợi Charles Hirschman & Vũ Mạnh Lợi (2001), Giađìnhvà cơ cấu hộ giađìnhViệt
Nam – vài nét đại cương từ một cuộc khảo sát xã hội học dân số gần đây, trong Tương
Lai (chủ biên): Những nghiên cứuxã hội học về giađìnhViệt Nam (quyển II), Nxb
9
khoa học xã hội, Hà Nội.
25. Luật Hôn nhân vàGia đình.
26. Nguyễn Phương Thảo (1996), Trở lại với quan niệm về hôn nhân vàgiađình qua một
số chỉ báo xã hội học. Trong cuốn GiađìnhViệt Nam ngày nay. Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
27. Hoàng Bá Thịnh (2008), Giáo trình xã hội học về giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.
28. Hoàng Bá Thịnh, Công nghiệp hóa và những biếnđổiđờisốnggiađình nông thôn
Việt Nam - nghiên cứutrườnghợpxã Ái Quốc, Nam Sách, Hải Dương. Trong Kỷ yếu
hội thảo Việt Nam học VNH3.TB9.97.
29. Nguyễn Đức Truyến, (2003), Kinh tế hộ giađìnhvà quan hệ xã hội ở nông thôn đồng
bằng sôngHồng trong thời kỳ Đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
30. Lê Ngọc Văn. 1998. Những vấn đề đặt ra đối với giađìnhViệt Nam, trong Tạp chí
Khoa học về Phụ nữ, số 1(31)/1998.
31. Lê Ngọc Văn (chủ biên). 2004. Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với giađình
Việt Nam hiện nay. UBĐSG&TE Việt Nam.
Tài liệu dịch:
32. Arland Thornton và Thomas E. Fricke. Biếnđổixã hội vàgia đình: các triển vọng so
sánh từ Phương Tây, Trung Quốc và Nam Á, trong tuyển tập các công trình chọn lọc
trong dân số học xã hội.
33. Gough, E. (1959), 'Is the Family Universal? The Nayar Case' in Bell,
34. G. Endruweit & G. Trommsdorff, Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội.
35. Murdock, G. P. (1949), Social Structure, New York: MacMillan.
36. N. W., Vogel, E. F. (eds.), A Modern Introduction to the Family, London.
37. Rita Liestrom (1991), Những nghiên cứu về xã hội học giađìnhViệt Nam, Nxb khoa
học xã hội, Hà Nội.