1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cấu trúc địa chất vùng Cẩm Phả, Quảng Ninh. Thiết kế phương án thăm dò khai thác vỉa V8, V9, V10, V11 đến mức 300 mỏ than Ngã Hai

53 2,7K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 111,85 KB

Nội dung

Sau khi hoàn thành chương chình lý thuyết trên giảng đường và được sự đồng ý của bộ môn Tìm kiếm – Thăm dò và Khoa Địa chất, trường Đại học Mỏ – Địa chất về việc cho phép sinh viên đi thực tập tốt nghiệp, tôi được nhà trường phân công đi thực tập tốt nghiệp tại Công ty Than Quang Hanh thời gian từ ngày 24022016 đến ngày 04042016.Trong thời gian thực tập và thu thập tài liệu đã giúp tôi nắm được những nội dung cơ bản của công tác điều tra địa chất và các phương pháp Tìm Kiếm – Thăm dò… Biết vận dụng kiến thức đã được học ở nhà trường để áp dụng vào thực tế ở cơ sở sản xuất.Trên cơ sở tài liệu thu thập được tại Công ty Than Quang Hanh – Tập Đoàn công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam. Bộ môn Tìm kiếm – Thăm dò đã giao cho tôi đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Cấu trúc địa chất vùng Cẩm Phả, Quảng Ninh. Thiết kế phương án thăm dò khai thác vỉa V8, V9, V10, V11 đến mức 300 mỏ than Ngã Hai”.Mục đích của đề tài là các định chính xác cấu trúc địa chất mỏ, chính xác hóa chất lượng và trữ lượng than, điều kiện phân vố không gian của các vỉa, điều kiện khai thác mỏ phục vụ kế hoạch khai thác ổn định, lâu dài.Để thực hiện được mục đích trên cần giải quyết được các nhiệm vụ sau:Nghiên cứu làm sáng tỏ cấu trúc địa chất khu vực và cấu trúc địa chất của các vỉa than.Nghiên cứ tính chất cơ lý của than và đã vây quanhm đặc điểm phân bố của khí metan và các chất khí dộc hại, cháy nổ khác, cùng với điều kiện khai thác mỏ ở các khu vực cụ thể.Nâng cấp trữ lượng để phục vụ quy hoạch khai thác lâu dài và ổn định.Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ đã được nêu ở trên, các công tác tiến hành được dự kiến như sau:Công tác chỉnh lý bản đồ lộ vỉa tỷ lệ 1:5000.Công tác trắc địa địa hình và trắc địa công trình.Công tác thi công các công trình thăm đò.Công tác địa vật lý lỗ khoan (đo karota)Công tác địa chất thủy văn, địa chất công trình và nghiên cứu điều kiện khai thác mỏ.Công tác mẫu.Công tác tính trữ lượng.Công tác phụ trợ khác.Sau hơn 3 tháng với sự nỗ lực của bản thân, sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Tiến Dũng, sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trong Bộ môn Tìm kiếm – Thăm dò và sự chỉ bảo của các cán bộ phòng kỹ thuật Địa chất – Công ty than Quang Hanh, tôi đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình đúng thời gian quy định.Bản đồ án được hoàn thành gồm các chương sau:Chương 1: Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn và lịch sử nghiên cứu địa chất vùngChương 2: Đặc điểm địa chất và khoáng sảnChương 3: Các phương pháp áp dụng, kỹ thuật và khối lượng công tácChương 4: Dự kiến phương pháp tính tài nguyên, trữ lượng khoáng sảnChương 5: Tổ chức thi công và sự toán kinh phí

Trang 1

MỞ ĐẦU

Sau khi hoàn thành chương chình lý thuyết trên giảng đường và được sự đồng

ý của bộ môn Tìm kiếm – Thăm dò và Khoa Địa chất, trường Đại học Mỏ – Địa chất

về việc cho phép sinh viên đi thực tập tốt nghiệp, tôi được nhà trường phân công đi thực tập tốt nghiệp tại Công ty Than Quang Hanh thời gian từ ngày 24/02/2016 đến ngày 04/04/2016

Trong thời gian thực tập và thu thập tài liệu đã giúp tôi nắm được những nội dung cơ bản của công tác điều tra địa chất và các phương pháp Tìm Kiếm – Thăm dò… Biết vận dụng kiến thức đã được học ở nhà trường để áp dụng vào thực tế ở cơ

sở sản xuất

Trên cơ sở tài liệu thu thập được tại Công ty Than Quang Hanh – Tập Đoàn công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam Bộ môn Tìm kiếm – Thăm dò đã giao cho

tôi đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Cấu trúc địa chất vùng Cẩm Phả, Quảng Ninh

Thiết kế phương án thăm dò khai thác vỉa V8, V9, V10, V11 đến mức -300 mỏ than Ngã Hai”.

Mục đích của đề tài là các định chính xác cấu trúc địa chất mỏ, chính xác hóa chất lượng và trữ lượng than, điều kiện phân vố không gian của các vỉa, điều kiện khai thác mỏ phục vụ kế hoạch khai thác ổn định, lâu dài

Để thực hiện được mục đích trên cần giải quyết được các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu làm sáng tỏ cấu trúc địa chất khu vực và cấu trúc địa chất của các vỉa than

- Nghiên cứ tính chất cơ lý của than và đã vây quanhm đặc điểm phân bố của khí metan và các chất khí dộc hại, cháy nổ khác, cùng với điều kiện khai thác mỏ

ở các khu vực cụ thể

- Nâng cấp trữ lượng để phục vụ quy hoạch khai thác lâu dài và ổn định

Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ đã được nêu ở trên, các công tác tiến hành được dự kiến như sau:

- Công tác chỉnh lý bản đồ lộ vỉa tỷ lệ 1:5000.

- Công tác trắc địa địa hình và trắc địa công trình.

- Công tác thi công các công trình thăm đò.

- Công tác địa vật lý lỗ khoan (đo karota)

- Công tác địa chất thủy văn, địa chất công trình và nghiên cứu điều kiện khai

thác mỏ

- Công tác mẫu.

Trang 2

- Công tác tính trữ lượng.

- Công tác phụ trợ khác.

Sau hơn 3 tháng với sự nỗ lực của bản thân, sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS Nguyễn Tiến Dũng, sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trong Bộ môn Tìm kiếm– Thăm dò và sự chỉ bảo của các cán bộ phòng kỹ thuật Địa chất – Công ty than Quang Hanh, tôi đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình đúng thời gian quy định

Bản đồ án được hoàn thành gồm các chương sau:

Chương 1: Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn và lịch sử nghiên cứu địa chất vùng

Chương 2: Đặc điểm địa chất và khoáng sản

Chương 3: Các phương pháp áp dụng, kỹ thuật và khối lượng công tác

Chương 4: Dự kiến phương pháp tính tài nguyên, trữ lượng khoáng sản

Chương 5: Tổ chức thi công và sự toán kinh phí

Hoàn thành đồ án này, ngoài sự cố gắng của vản thân, tôi còn nhân được sự giúp đỡ tận tình cỉa TS Nguyễn Tiến Dũng Do thời gian và trình độ có hạn, nên đồ

án còn có những thiếu sót và khiếm khuyết nhất định Em rất mong nhận đượ sự góp

ý của các thầy cô giáo, cũng như các bạn đồng nghiệp để nội dung đồ án được hoàn thiện hơn

Trang 3

Chương 1

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ NHÂN VĂN VÀ LỊCH

SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÙNG

1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ DIỆN TÍCH NGHIÊN CỨU

Vùng Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam Là một bộphận của bể than Quảng Ninh kéo dài khoảng 25km, rộng khoảng 20km với diện tíchkhoảng gần 500 km2

Vùng nghiên cứu được giới hạn bởi hệ tọa độ địa lý:

20058’÷21012’ vĩ độ Bắc

107010’÷107023’ kinh độ Đông

Thị xã Cẩm Phả là một trung tâm lớn của tỉnh Quảng Ninh, kéo đài từ QuangHanh đến thị trấn Cửa Ông, là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, thương mại củavùng Ngoài ra, còn có thị trấn Mông Dương là một khu dân cư khá sầm uất, Hầu nhưcác công ty, xí nghiệp lớn trong vùng đều tập trung ở đây

1.2 ĐẶC ĐIỂN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ NHÂN VĂN

1.2.1 Đặc điểm địa hình, mạng sông suối

a Đặc điểm địa hình

Vùng Cẩm Phả có địa hình khá phức tạp, ở đây là nơi giao nhau của các cấutạo cánh cung Đông Bắc, nơi chuyển tiếp giữa địa hình đồi núi với đồng vằng venbiển

- Phía tây bắc là các gãy núi cao nhất của vùng Độ cao thay đổi từ500÷1000m, với sườn khá dốc (350÷450) Các dãy núi nối tiếp nhau kéo đài thànhmột dải theo phương tây bắc – đông nam, điển hình là các đỉnh: núi Man (789m), núi

Mo (915m), núi Cánh diều (886m), núi Khe Cốc (885m), cao nhất là đỉnh Thiên Sơn(1094m)

- Kiểu địa hình núi thấp, phân bố rộng rãi nhất nà thường có đỉnh tròn sườnthoải Gồm các dải núi kéo dài từ Mông Dương, Cửa Ông, Cọc Sáu qua Đèo Nai đếnKhe Sim Độ cao tuyệt đối của các đỉnh thay đổi từ 150m đến 500m Chúng chạy dàitheo phương á vĩ tuyến và có đặc điểm chung là các sườn phía nam dốc (200÷300),sườn phía bắc thoải hơn (150÷250)

- Dạng địa hình đồi phân bố rộng khắp trong vùng nghiên cứu Chúng có dạngbát úp với sườn khá thoải (100÷200), độ cao khoảng trên dưới 100m Do địa hình

Trang 4

phân cắt mạnh nên trong vùng phát triển nhiều mạng sông suối theo nhiều hướngkhác nhau.

- Dạng địa hình núi đá vôi phân bố ở phía tây và nam vùng nghiên cứu Đây làdạng địa hình rất đặc trưng bao gồm 2 dải: Một dải phân bố ở địa bàn xã Vũ Oai, kéodài theo đường 18B; dải thứ 2 kéo dài theo quốc lộ 18A thuộc quần sơn Đèo Bụt haynhững khối nằm riêng rẽ từ Hòn Gai đến Cẩm Phả và các đảo đá vôi nằm rải rác trênvịnh Bái Tử Long với các kích thước và độ cao khác nhau

- Ngoài ra, trong vùng còn có dải đồng bằng ven biển được hình thành do quátrình bồi đắp các trầm tích Đệ Tứ Dải đồng bằng này khá hẹp và chạy dài theo bờbiển Chúng là bộ phận chính của thành phố Cẩm Phả và các thị trấn Cửa Ông, CọcSáu…

b Mạng sông suối

+ Sông Mông Dương:

Sông Mông Dương bắt nguồn từ trung tâm của vùng nghiên cứu, chảy về phíaĐông rồi đổ ra vịnh Cửa Ông Ở phần thượng lưu chế độ nước của sông chịu ảnhhưởng theo mùa rõ rệt, phần hạ lưu phụ thuộc vào thủy triều Mực nước vào mùamưa được dâng cao có thể lên tới 7÷8m, về mùa khô lòng sông bị thu hẹp vì cạnnước, mực nước có nơi xuống thấp 0.5 ÷1m Do quá trình khai thác than nên nướcsông bị ô nhiễm nặng, đất đá thải theo các dòng suối đổ ra sông làm cho nước sôngluôn luôn có màu đen Sự bồi lắng làm cho lòng sông ngày càng bị nâng cao

+ Sông Diễn Vọng:

Sông Diễn Vọng bắt nguồn từ trung tâm của vùng chảy theo hướng Tây rồi đổ

ra vịnh Cuốc Bê – Hòn Gai Lưu vực của sông Diễn Vọng nhỏ hơn lưu vực của sôngMông Dương, lòng sông bằng phẳng hơn và phần hạ lưu của sông lớn hơn Mựcnước sông cũng phụ thuộc theo mùa và thủy triều

Cả hai con sông đều có tác dụng tiêu thoát nước cho vùng mỏ nhưng giá trịgiao thông thấp Chỉ có thể vận chuyển gỗ bằng bè và đi lại bằng thuyền nhỏ

1.2.2 Đặc điểm khí hậu

Cẩm Phả mằm trong vùng khí hậu Đông Bắc Bắc Bộ Cũng như các vùng đồngbằng duyên hải của vịnh Bắc Bộ, khí hậu của vùng Cẩm phả mang tính chất nhiệt đớiven biển với hai mùa phân biệt rõ rệt

a Mùa mưa

Trang 5

Mùa mưa trong vùng bắt đầu từ tháng Tư đến tháng Mười với lượng mưa trungbình hàng tháng khoảng 150mm Nhiệt độ trung bình từ 200÷270C, thời tiết tương đốinóng, các tháng nóng nhất là tháng Bảy, tháng Tám, có ngày nhiệt độ lên tới

380÷390C, độ ẩm không khí từ 65%÷80%, hướng gió chủ yếu là hướng Nam và ĐôngNam

b Mùa khô

Mùa khô bắt đầu từ thánh mười một đến tháng ba năm sau Lượng mưa trung

bình hàng tháng thấp Khoảng từ 50÷70mm Thời tiết khá lạnh, nhiệt độ trung bình15÷200C, các tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng một, tháng hai có năm thấp tới 30C

Độ ẩm không khí 40÷50%, hướng gió chủ yếu là Bắc và Đông Bắc

1.2.3 Đặc điểm động thực vật

a Động vật

Cẩm Phả trước đây là một vùng rừng rậm rạp nên có nhiều loài động vật cư trúnhư: gấu, lợn rừng, nai, trăn… hiện nay do việc khai thác than và chặt phá rừng bừabãi nên các loài thú rừng giảm đi rất nhiều, các loài thú dữ quý hiếm hầu như khôngcòn

b Thực vật

Là vùng có khí hậu nhiệt đới ven biển nên thực vật trong vùng phát triển phongphú và đa dạng Cây cối bao phủ những diện tích rộng lớn với nhiêu loại gỗ quýhiếm: lim, sến… và các loại cây làm thuốc nam Sau thời gian khai thác than nhiềukhu rừng đã trở thành đồi trọc Với phong trào trồng rừng bảo vệ moi trương Hiệnnay một số nơi trong vùng đã được phủ xanh, diện tích đồi núi trọc đã dần dần đượcthu hẹp

1.2.4 Dân cư

Trước những năm 1980 dân cư của vùng thưa thớt Tuy vậy, những năm gầnđây cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, dân số trong vùng hiện nay kháđông Hầu hết dân số ở đây là người Kinh chiếm 95,2% dân số, còn lại đáng kể

là người Sán Dìu với 3,9%, các dân tộc khác sống xen kẽ rải rác trong địa bàn toànthành phố Người Cẩm Phả phần lớn là công nhân ngành than, có nguồn gốc từ vùngđông bắc Bắc Bộ

1.2.5 Cơ sở hạ tầng:

Giao thông: Hạ tầng giao thông của Cẩm Phả phát triển tương đối hoàn chỉnh.

Hiện thành phố có tổng số trên 438km đường bộ, 7 cảng chuyên dụng và tổng hợp, 4bến tàu, 5 bến xe; 40km đường sắt chuyên dụng 100% các trục đường đô thị và các

Trang 6

tuyến đường khu dân cư chính đều được trải nhựa, bê tông hóa đáp ứng tốt nhu cầu

đi lại, vận chuyển hàng hóa và hành khách công cộng

Hệ thống các bệnh viện, trạm y tế tiếp tục được đầu tư cả về cơ sở vật chất vàtrang thiết bị Trên địa bàn thành phố hiện có 2 bệnh viện đa khoa hạng 2; 2 bệnhviện chuyên khoa của Tỉnh; 1 trung tâm y tế, 16/16 phường, xã đạt chuẩn quốc gia về

y tế sớm trước lộ trình của Tỉnh đề ra 5 năm Ngoài ra còn có 25 trạm y tế của các cơquan đơn vị doanh nghiệp và 200 cơ sở y tế tư nhân 1 phòng y tế, 1 trung tâm dân số

kế hoạch hóa gia đình Trình độ của đội ngũ cán bộ, y bác sỹ không ngừng được nângcao đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhân dân trong công tác khám, chữa bệnh vàchăm sóc sức khỏe Số giường bệnh đạt 3,875 giường/1 vạn dân và đạt 12,5 bác sỹ/1vạn dân

Về giáo dục, toàn thành phố Cẩm Phả hiện có 13 cơ sở giáo dục đào tạo bậcđại học, cao đẳng, trung học và dạy nghề; 60/62 trường học từ mầm non đến THPTđược cao tầng hóa (đạt 96,77%); 83,73% số trường được công nhận đạt chuẩn quốcgia 100% cán bộ giáo viên có trình độ đạt chuẩn cho phép thành phố có thể cung cấpcác chương trình giáo dục cho khoảng gần 40.000 học sinh Thành phố Cẩm Phảcũng đã được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổcập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và THCS

1.2.6 Tình hình kinh tế

Cẩm Phả là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh, có rấtnhiều tiềm năng về phát triển như công nghiệp khai thác chế biến than, sản xuất vậtliệu xây dựng, cơ khí, chế tạo thiết bị điện, máy mỏ, xe tải nặng, công nghiệp đóngtàu, thương mại dịch vụ, du lịch, lâm nghiệp, ngư nghiệp và nông nghiệp Năm 2014

tỷ trọng công nghiệp- xây dựng của thành phố chiếm 74,18%; thương mại dịch vụchiến 24,93% và Nông - lâm - thủy sản chiếm 0,89% tốc độ tăng trưởng kinh tế trên14%, thu ngân sách thành phố là trên 1000 tỷ đồng

Ngành công nghiệp chính ở đây là khai thác than với tổng tiềm năng ước tínhtrên 3 tỷ tấn trong tổng số 8,4 tỷ tấn trữ lượng than của toàn tỉnh Quảng Ninh CẩmPhả có hệ thống đường sắt dùng chuyên chở than chạy dọc thành phố chở than đến

Nhà máy Tuyển Than Cửa Ông Các mỏ than lớn như Cọc Sáu, Ðèo Nai, Cao

Sơn, Mông Dương, Khe Chàm, Dương Huy, Thống Nhất Ngoài ra, các khoáng sản

khác như antimon, đá vôi, nước khoáng đều là những tài nguyên quý hiếm Vùngnúi đá vôi ở Cẩm Phả là nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc phát triển các ngành sảnxuất xi măng, nhiệt điện và vật liệu xây dựng, với Nhà máy xi măng Cẩm Phả

Về ngư nghiệp thành phố Cẩm Phả có nghề khai thác và nuôi trồng hải sản vớihơn 50 km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt trong bờ, sản lượng thấp

Trang 7

Các ngành thương mại, dịch vụ trên địa bàn phát triển đa dạng với tốc độ cao

và ngày càng sôi động Hệ thống các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàngkhách sạn được đầu tư xây dựng với quy mô ngày càng lớn, khang trang hiện đạicùng với đó là hệ thống các ngân hàng thương mại, bảo hiểm phát triển nhanh chóng

cả về số lượng và đa dạng các mạng lưới cung cấp các loại hình dịch vụ không chỉđáp ứng nhu cầu của nhân dân, khách du lịch, các tổ chức kinh tế tại địa phương màcòn thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấukinh tế phát triển theo hướng bền vững

Ngành du lịch trong những năm gần đay phát triển mạnh Vịnh Bái Tử Long làmột thắng cảnh nằm trong quần thể Vịnh Hạ Long vì vậy thu hút được nhiều khách

du lịch trong và ngoài nước

Ngành lâm nghiệp của vùng nhìn chung không phát triển, chỉ đáp ứng đượcphần nhỏ lượng gỗ cho các công ty mỏ phục vụ cho công tác khai thác than, chủ yếu

là phong trào trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc

Ngành nông nghiệp của vùng hầu như không phát triển, một số nơi trong vùngnhân dân trồng trọt nhưng chỉ phục vụ cho nhu cầu tại chỗ

1.3 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU, ĐIỀU TRA ĐỊA CHẤT, TÌM KIẾM THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN Ở VÙNG

1.3.1 Giai đoạn trước cách mạng tháng tám (8-1945)

Giai đoạn này nước ta bị thực dân Pháp thống trị, người Pháp đã tiến hành khaithác than và các khoáng sản khác trong vùng Việc nghiên cứu địa chất được tiếnhành song song nhằm mục đích phục vụ việc vơ vét tài nguyên Các tài liệu giai đoạnnày để lại phần lớn vị thất lạc hoặc không đầy đủ, tuy nhiên còn một số công trìnhvẫn có giá trị tham khảo tốt

Năm 1881, E.Fuchs và E Saladin tiến hành khảo sát các trầm tích Hòn Gai vàtài liệu đầu tiên được công bố 1882

Năm 1884, hội khai khoáng Trung và Bắc Kỳ ra đời và công trường khai thácthan đầu tiên đi vào hoạt động khởi đầu cho nghành công nghiệp khai thác than

Năm 1887, Công ty than Bắc Kỳ của Pháp được thành lập và công tác khaithác than được tiến hành nhanh hơn

Năm 1903, công trình “Hóa đá thực vật trong tầng than Bắc Kỳ” của E.Zeillerđược ra đời và đây là công trình có giá trị lớn nhất trong thời kỳ này

Trang 8

Năm 1925, Sở Địa Chất Đông Dương tiến hành lập các bản đồ địa chất tỷ lệ1/500.000 và 1/100.000 ở nhiều vùng khác nhau.

Năm 1927, E.Patte hoàn thành bản đồ địa chất vùng đông Bắc Bộ tỷ lệ1/200.000và đây là công trình địa chất lớn nhất trong thời kỳ đó

E.Fromaget (1937 – 1941) đã xếp các trầm tích chứa than Hòn Gai có tuổiNori Ông cho rằng tầng chứa than Hòn Gai được thành tạo trong một chu kỳ trầmtích hoàn chỉnh và đặc trưng cho tình chất biển thoái

1.3.2 Giai đoạn sau cách mạng tháng tám đến nay

a Thời kỳ 1945 – 1954

Sau cách mạng tháng tám, cả nước dồn sức để tiến hành các cuộc chiến đểchống thực dân Pháp Một số mỏ đã đi vào hoạt động nhưng quy mô mỏ nhỏ, côngtác nghiên cứu điạ chất và ngành công nghiệp mỏ chưa hình thành Trong các vùngtạm chiếm, thực dân Pháp chỉ chú trọng đến việc khai thác, vơ vét tài nguyên Vì vậy

mà trong suốt thời kỳ này hầu như không có công trình nghiên cứu địa chất nào đượctiến hành trừ một vài công trình của người Pháp được công bố trên cơ sở tổng hợp tàiliệu từ trước

Tác giả đầu tiên nghiên cứu vùng than là A.I Pavlov với Báo cáo kết quả địachất lập vản đồ và tìm kiếm khoáng tỷ lệ 1÷25.000 được thành lập năm 1960 Ông đãxếp trầm tích chứa than vùng Cẩm Phả vào tuổi Nori, gọi chúng là điệp chứa thanHòn Gai (T3-n hg) và chia điệp này thành 3 phụ điệp: dưới, giữa và trên Pavlov cho

rằng tầng chứa than Hòn Gai nằm bất chỉnh hợp lên trên đá vôi bị bào mòn và sét kếtsilic phân phiến thuộc Pecmi trên, mà hiện đất đá của hệ tầng này còn phân bố ở phầnphía nam của vùng Theo ông, tầng chứa than được thành tạo trong điều kiện lục địa– các vỉa than được hình thành tại chỗ và ngoại lai

Năm 1964, V.M Tremnuc trong báo cáo: “Đồng danh các vỉa than Hòn Gai –Cẩm Phả, đã phân chia tầng chứa than làm 2 phụ điệp: phụ điệp dưới (chứa than),phụ điệp trên (trên than)

Trang 9

Năm 1968, Lê Đỗ Bình đã thành lập Bản đồ địa chất công nghiệp vùng thaHòn Gai – Cẩm phả tỷ lệ 1/25.000.

Năm 1969, trong báo cáo lập bản đồ địa chất bể than Quảng Ninh tỷ lệ1/200.000 Ông đã phân chia các phân vị địa tầng, nêu lên quy luật và điều kiện thànhtạo chứa than cũng như quy luật phân bố các vỉa than

Năm 1974, các nhà địa chất Liên đoàn 9, Chủ biên Nguyễn Đình Long – LêKính Đức đã tổng hợp các tài liệu địa chất bể than Quảng Ninh trong báo cáo “Đặcđiểm địa chất vể than Quảng Ninh” đã xếp điệp Hòn Gai vào tuổi Nori – Reti và chiađiệp Hòn Gai thành 3 phụ điệp

Phụ điệp dưới: Lộ ta ở khu vực Đông Quảng Lợi, Lộ Trí, Khe Sim có chiềudày 300m và không chứa các vỉa than có chiều dày công nghiệp

Phụ điệp giữa: Tính từ trụ vỉa dưới cùng có chiều dày lớn (vỉa dày hoặc gọi vỉadày II ở các khu Đông Lộ Trí, Thống Nhất, Khe sim) đến vách vỉa 14 ở các khu KheTam, Khe Chàm, Ngã Hai, chiều dày từ 1.000 – 1.700m

Phụ điệp trên bắt đầu từ vỉa 15 trở lên, chứa nhiều sản phẩm hạt thô có chiềudày từ 500 – 1.800m

Năm 1978, báo cáo thăm dò chi tiết khu Khe Tam, do Nguyễn Văn Cường làmchủ biên

Năm 1980, báo cáo thăm dò chi tiết khu Đông Lộ Trí do Hồ Minh Tân làm chủbiên

Năm 1983, Đặng Trần Bảng đã hoàn thành để tài “Phân nhóm mỏ địa chất

công nghiệp và mạng lưới công trình thăm đò chi tiết cho các khu mỏ thăm dò thuộc

bể than Quảng Ninh” Ông cho rằng vùng Cẩm Phả chủ yếu thuộc nhóm mỏ loại III.

Năm 1985, Trần Đức Lương và Nguyễn Xuân Bao đã thành lập bản đồ địachất Việt Nam tỷ lệ 1÷500.000 và cho rằng bể than Quảng Ninh có cấu trúc địa hàochứa than

Năm 1986, Vũ Văn Xoang và Pendiacop đã nghiên cứu cấu trúc địa chất vùngNam Cẩm Phả và chi ra triển vọng than ở các khu: Lộ Trí, Coc Sáu, Đèo Nai…

Năm 1990, Trần Văn Trị và nnk tiếm hành chỉnh lý, tổng hợp, lập váo cáo địachất tờ bản đồ tỷ lệ 1÷50.000 cho toàn bể than Quảng Ninh

Năm 1996, Lê Hùng và nnk đã tiến hành đo vẽ lập bản đồ địa chất tờ Cẩm Phả

tỷ lệ 1÷50.000, đây được xem là công trình địa chất tổng hợp có giá trị nghiên cứu về

Trang 10

địa chất khu mỏ Cẩm Phả Trong đồ án chúng tôi chủ yếu tham khảo để trình bàyphần địa chất vùng Cẩm Phả, Quảng Ninh.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG NGHIÊN CỨU

2.1.1 Địa tầng

Theo tài liệu báo cáo kết quả đo vẽ bản đồ địa chất nhóm tờ Cẩm Phả tỷ lệ1:50.000 của tác giả Lê Hùng (1996), thì vùng nghiên cứu có mặt các thành tạo trầmtích tuổi từ Paleozoi đến Kainoizoi, các phân vị địa tầng được mô tả từ cổ đến trẻ nhưsau:

GIỚI PALEOZOI

Hệ Ocdovic, Thống trên – Hệ Silua

Hệ tầng Tấn Mài (O 3 – S tm)

Hệ tầng Tấn Mài được xác lập lần đầu tiên vào năm 1965 trong công trình đo

vẽ thành lập bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 do A.E.Dovjikovlàm chủ biên Sau này được các nhà địa chất như: Trần Văn Trị (1977 – 1990),Nguyễn Công Lượng (1980), Lê Hùng (1996) sử dụng như một tài liệu thống nhất

Dựa vào đặc điểm thành phần thạch học, hệ tầng Tấn Mài được chia ra thànhhai phân hệ tầng:

+ Phân hệ tầng dưới – Hệ tầng Tấn mài (O3 – S tm 1)

Phân hệ tầng Tấn Mài dưới phân bố ở trung tâm và phía tây bắc của vùngnghiên cứu, chiếm khoảng 1/5 diện tích của vùng Các thành tạo của hệ tầng này lộthành dải kéo dài theo phương đông bắc – tây nam từ Đổng Mỏ đến xã Hòa Bình.Thành phần thạch học được đặc trưng bởi các đá phiến thạch anh – sericit, đá phiếnthạch anh sericit – mutcovit, đá phiến sericit xen các lớp quăczit Đá có màu xám lục,xám đen, khi bị phong hóa có màu nâu, nâu vàng, cáu tạo phân lóp mỏng hoặc phânphiến Đá thường bị ép nén, dập vỡ, phát triển nhiều vi uốn nếp Trong đá có các hiệntượng biến đổi clorit hóa, epidot hóa…

+ Phân hệ tầng trên – Hệ tầng Tấm Mài (O3 – S tm 2)

Trang 11

Các thành tạo trầm tích của phân hệ tầng trên lộ ra thành hai dải nhỏ kéo đàitheo phương đông bắc – tây nam Phân bố ở hai cánh của nếp lồi Thác Cát – Đồng

Mỏ Cánh tây bắc kéo dài từ hoành Bồ đến Tiên Yên, cánh đông nam phát triển theophương á vĩ tuyến từ Thác Cát đến Bắc Bàng Tẩy Thành phần thạch học gồm: Cátkết, cát kết dạng quăczit ngậm sạn, đá phiến sét – sericit, đá piến sét – clorit, đá phiếnthạch anh – sericit… Đá có cấu tạo phân lớp mỏng hoặc phân phiến, kiến trúc vi vảybiến tinh Các đá ở đây vị nén ép, vò nhàu mạnh mẽ Các hiện tượng biến đổi trong

đá như clorit hóa, sericit hóa…

Các thành tạo này có quan hệ chỉnh hợp với phân hệ tầng Tấn Mài dưới (O3 –

xám, xám đen, cấu tạo phân lớp Trong đá có chưa phong hóa đá: Foraminiferra,

Acanthotilete

Hệ tầng Đá Trắng có quan hệ bất chỉnh hợp với các thành tạo thuộc hệ tầng

Tấn Mài (O-S tm) và bị các trầm tích cacbonat của Hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs) nằm

chuyển tiếp kên trên Tuổi của hệ tầng có nhiều quan điểm khác nhau, theo Lê Hùng(1996) xếp vào tuổi Cacbon sớm (C1) Chiều dày hệ tầng khoảng 300÷430m

Hệ Cacbon – Hệ Pecmi

Hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs)

Trong vùng nghiên cứu các thành tạo trầm tích của hệ tầng Bắc sơn phân bốrải rác dưới các dạng khối nhỏ khu vực Núi Mỏ, Cái Hanh và một số nơi phần phíanam vùng nghiên cứu dọc theo quốc lộ 18A

Thành phần thạch học đặc trưng của hệ tầng này là các thành tạo trầm tíchcacbonat: đá vôi, đá vôi sinh vật … Đá có mày xám sẫm đến xám sáng, cấu tạo phânlớp dày hoặc dạng khối, kiến trúc vi hạt ẩn tinh Trong đá có chứa các di tích sinh vật

foraminifera, Fusulinida…bảo tồn kém.

Trang 12

Các thành tạo của hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs) nằm chinh hợp lên trên các thành

tạo trầm tích của hệ tầng Đá Trắng (C1 dt), phần trên có quan hệ kiến tạo (đứt gãy)

với các thành tạo trầm tích lục nguyên của hệ tầng Hòn Gai (T3n-r hg) Theo Lê Hùng

(1996) thì hệ tầng có tuổi Cacbon – Pecmi (C – P) Chiều dày hệ tầng khoảng210÷650m

Tập 1: Gồm cuội kết đa khoáng, thành phần chủ yếu là thạch anh ít silic, cátkết, chuyển lên là cuội sạn kết hạt thô màu xám, xám sáng, phân lớp dày Chiều dàytập 1 khoảng 50÷60m

Tập 2: Gồm cát kết đa khoáng màu xám, xám nâu, tắn chắc phân lớp dàychứa các thấu kính cuội sạn kết, bột kết chứa sét và vật chất than màu xám đen.Chiều dày tập 2 khoảng 90m

Tập 3: Gồm bột kết, cát kết hạt mịn màu xám nâu, các thấu kính sét than màuxám đen chứa di tích thực vật bảo tồn xấu Chiều dày tập 3 khoảng 102m

Tập 4: Gồm cát kết hạt thô đến mịn xan kẽ với bột kết màu xám sáng chứacác thấu kính cuội sạn kết Chiều dày tập 4 khoảng 10÷50m Trong đá có chứa các

hóa thạch bảo tồn xấu bao gồm: Neocolamites hoerensis, Taeniopteris nilssonnioides

Zeiller Cycadocarpodzum erdmani Nathorst.

Trang 13

Phân hệ tầng dưới có quan hệ dứt gãy với hệ tầng Bắc Sơn (C – P bs) và bị

các thành tạo của phan hệ tầng giữa – hệ tầng Hòn Gai (T3n-r hg 2) phủ chỉnh hợp lêntrên

+ Phân hệ tầng giữa (T3n-r hg 2)

Trong vùng nghiên cứu các thành tạo của phân hệ tầng này phân bố ở phầnphần phía nam Chúng lộ ra thành một dải kéo dài theo phương á vĩ tuyến với chiềudài khoảng 25km, chiều rộng 3÷6km và là phần trung tâm của địa hào Hòn Gai Đây

là địa tầng chứa than chủ yếu của bể than Quảng Ninh, trên mặt cắt chuẩn ở Khe Hổ Dương Huy phân hệ tầng gồm 4 tập:

-Tập 1: Gồm cát kết hạt nhỏ, hạt trung, bột kết, màu xám sẫm -Tập chứa từ vỉa6÷12 vỉa than, trong đó có từ 2÷6 vỉa có giá trị công nghiệp Chiều dày tập 1 khoảng300÷500m

Tập 2: Gồm cát kết hạt nhỏ, hạt trung, bột kết màu xám, sét kết và sét thanmàu đen Phần dưới của tập có sạn kết, cuội kết xen kẽ nhau Tập có chứa từ 3÷7 vỉathan đạt giá trị công nghiệp Hóa đá trong tập phong phú bảo tồn tốt bao gồm:

Pecopteis tonquienis; Bernoullia zeiller… Chiều dày tập 2 khoảng 400m.

Tập 3: Chủ yếu là các đá hạt thô gồm cuội kết, sạn kết, cát kết, màu xám đếnxám sáng Các lớp cát kết hạt mịn, bột kết, sét kết, sét than có chiều dày không lớn.Tập chứa nhiều vỉa than, trong đó có 6÷7 vỉa có giá trị công nghiệp Trong tập có

chứa các hóa thạch bảo tồn tốt gồm: Sibericoncha sp, Euestheria sp… Chiều dày tập

3 khoảng 350m÷550m

Tập 4: Thành phần chủ yếu gồm cuội sạn kết, cát kết, bột kết, chiều dày lớpkhông ổn định theo phương Tập chứa từ 7÷11 vỉa than, nhưng số vỉa than có giá trị

công nghiệp ít Trong đá có chứa hóa thạch thực vật bảo tồn kém gồm: Otozamites

obtusus, Dictyphyllum nathorsti Zeiller… Chiều dày tập 4 khoảng 350m÷550m Như

vậy phân hệ giữa – hệ tầng Hòn Gai có tổng chiều dày khoảng 1400÷1950m và cóchứa 22 vỉa than trong đó có 15÷20 vỉa đạt giá trị công nghiệp Phân hệ tầng này nằmchỉnh hợp với phân hệ tầng hệ tầng trên của Hệ tầng Hòn Gai

+ Phân hệ tầng trên (T3n-r hg 3)

Các thành tạo trầm tích thuộc phân hệ tầng Hòn Gai trên phân bố ở phía tâynam của vùng nghiên cứu và rải rác ở phần trung tâm của địa hào Hòn Gai dưới dạngcác chỏm sót ở Đồng Lá, Khe Tam… Các chỏm sót thường là nhân nếp lõm…Thành phần thạch học đặc trưng của phân hệ tầng này là các đá hạt thô: Cuội kết, sạn

Trang 14

kết thạch anh, cát kết, một ít bột kết và sét kết Đá có màu xám tro, xám sáng, cấu tạophân lớp, đôi khi dạng khối, kiến trúc hạt không đều Trong đá có chứa một số vỉathan mỏng và sét than không có giá trị công nghiệp, các di tích hóa thạch nghèo nàn.Chiều dày của phân tầng trên khoảng 300÷700m.

Về tuổi của hệ tầng Hòn Gai mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng đa

số các nhà địa chất nhất trí xếp tuổi Nori – Reti (T3n-r)

Hệ Jura Thống dưới, Thống giữa

Hệ tầng Hà Cối (J 1-2 hc)

Hệ tầng Hà Cối được A.Jamoida xác lập lần đầu tiên vào năm 1962 khinghiên cứu các trầm tích ở vùng Hà Cối Sau đó các thành tạo này được nhiều nhàđịa chất nghiên cứu và đưa ra các quan điểm phân chia khác nhau Trong công trìnhnghiên cứu gần đây nhất của tác giả Lê Hùng (1996), hệ tầng Hà Cối được chia làm 3phân hệ tậng

+ Phân hệ tầng dưới (J1-2 hc1)

Các thành tạo trầm tích của phân hệ tầng này phân bố chủ yếu ở phía đôngbắc vùng nghiên cứu, diện lộ dạng dải kéo dài theo phương kinh tuyến với chiều dài

khoảng 10km, chiều rộng từ 1÷4km, từ Đồng Mỏ xuống Khe Thác và bị đứt gãy

Trung Lương khống chế ở phía nam Mặt cắt chuẩn ở Đồng Mỏ cho thấy phân hệtầng này gồm 3 tập:

Tập 1: Gồm cuội sạn kết màu xám, xám trắng, cuội có độ mài tròn tốt, phân

lớp dày Chiều dày tập 1 khoảng 40÷50m.

Tập 2: Gồm bột kết, bột kết chứa vôi màu xám xanh lục, phân lớp mỏng đếntrung bình, xen kẽ với ít lớp mỏng cát kết hạt mịn hay bột kết màu nâu đỏ, tím đỏ

Trong đá có chứa hóa thạch động vật gồm: Bairdestheria sp, Utschamiella sp…

Chiều dày tập 2 khoảng 60÷70m

Tập 3: Gồm sét vôi màu xám lục, xám trắng xen kẽ với bột kế chứa vôi màuvàng lục, phân lớp trung bình đến dày Chiều dày tập 3 khoảng 65÷70m

Phân hệ tầng dưới nằm bất chỉnh hợp lên trên các thành tạo của hệ tầng TấnMài, chuyển tiếp lên trên là các thành tạo của phân hệ tầng giữa (J1-2 hc2)

Trang 15

+ Phân hệ tầng giữa (J1-2 hc2)

Các thành tạo trầm tích của phân hệ tầng giữa (J1-2 hc2) lộ thành dải theophương kinh tuyến, nằm tiếp giáp với diện phân bố của phân hệ tầng dưới (J1-2 hc1) vềphía đông bắc, kéo dài từ Khe Cả xuống Văn Châu với chiều dài khoảng 9km, rộng

Trong đá có chứa một số bào tử phấn hoa: Classopolllis, Gleichinidites…

Phân hệ tầng này nằm chỉnh hợp với phân hệ tầng dưới và trên của hệ tầng Hà Cối.Chiều dày của phân hệ tầng từ 200÷310m

+ Phân hệ tầng trên (J1-2 hc 3)

Các thành tạo trầm ích của phân hệ tầng này phân bố ở phần phía đông bắccủa vùng nghiên cứu và một số đảo nhỏ ven biển Thành phần thạch học của phân hệtầng trên gồm: Bột kết, sét kết màu nâu, nâu đỏ xen kẽ ít lớp cát kết mỏng, Cấu tạophân lớp, kiến trúc hạt mịn Trong đá có chứa một số bào tử phấn hoa:

Poducarpidites Cadrispollennites… Chiều dày của phân hệ tầng trên từ 60÷70m.

GIỚI KAINOZOI

Hệ Đệ tứ

Các thành tạo trầm tích Đệ tứ phân bố khá rộng rãi trong vùng nghiên cứu,chúng lộ thành dải kéo dài dọc theo quốc lộ 18A từ Quang Hanh đến Cửa Ông…Thành phần thạch học chủ yếu là các sản phẩm bở rời gồm: Cuội, tảng, sỏi, sạn, cát,bột, sét bở rời Chiều dày của trầm tích Đệ tứ từ 3÷10m

2.1.2 Kiến tạo

2.1.2.1 Đặc điểm uốn nếp

Trang 16

Trong diện tích nghiên cứu các hoạt động biến dạng dẻo xảy ra khá mạnh mẽtạo nên các nếp uốn lớn nhỏ khác nhau Trường ứng suất chủ yếu theo phương từ bắcnam vào trung tâm và tây bắc và đông nam vào trung tâm Kết quả tạo kên các nếpuốn có trục phát triển theo phương đông – tây và đông bắc – tây nam Các nếp uốnnày làm tang chiều dày tầng chứa than trong vùng.

Toàn bộ diện tích chứa than của vùng là một nếp lõm lớn, phát triển theophương á vĩ tuyến Được giới hạn bởi phía bắc là đứt gãy Trung Lương (F1), phíanam là đứt gãy Nam (F2), phía đông giới hạn bởi đứt gãy Cửa Ông – Tiên Yên, phítây kéo dài ra ngoài vùng nghiên cứu Nếp lõm bị phức tạp hóa bởi sự phát triển củacác nếp uốn nhỏ và dứt gãy kiến tạo có phương khác nhau, chúng phân cắt nếp lõmthành các khối riêng rẽ

+ Nếp lồi Thác Cát – Đồng Mỏ (U 1)

Đây là một nếp lồi lớn, phân bố ở phía tây bắc vùng nghiên cứu Trục nếp lồiphát triển theo phương đông bắc – tây nam, kéo dài trên 10km, nhân và hai cánh củanếp lòi là các trầm tích thuộc phân hệ tầng Tấn Mài dưới (O3-S tm 1) Nếp lồi nàykhông đối xứng, mặt trục nghiêng về phía đông nam, cánh đông nam dốc (60÷700),cánh tây bắc thoải hơn (40÷450) Nếp uốn bị các hệ thống dứt gãy phương đông bắc –tây nam và đông nam – tây bắc chia cắt làm cấu trúc nếp uốn thâm phức tạp

+ Nếp lõm Cánh Diều – Khe Cốc (U 2)

Nếp lõm phân bố ở địa hình tương đối cao (700m) Trục nếp uốn phát triểntheo phương đông bắc – tây nam, kéo dài từ sườn núi Cánh Diều về Khe Cốc Nếpuốn này không đối xứng, cánh phải tây bắc dốc (30÷400), cánh đông nam thởi hơn(20÷250) Phần trung tâm của nếp lõm là các thành tạo trầm tích của hệ tầng Hà Cối –phân hệ tầng dưới

+ Nếp lõm Ngã Hai (U 3)

Nếp lõm này nằm về phía đông nam của nếp lôi U1, trục nếp uốn phát triểntheo phương tây bắc – đông nam Đây là nếp lõm không đối xứng, cánh tây bắc dốc(30÷350), cánh đông nam thoải hơn (20÷250), mặt trục nghiêng về phía tây bắc và bịcác hệ thống đứt gãy chia cắt làm cho cấu trúc đứt gãy thêm phức tạp

+ Nếp lồi Bắc Dương Huy (U 4)

Phân bố ở phía Bắc xã Dương Huy, trục nếp lồi phát triển theo phương đôngnam- tây bắc, trong các thành tạo địa chất của hệ tầng Tấn Mài Nếp lồi này khá đốixứng, đá hai bên cánh nếp uốn có độ dốc trung bình (40÷500)

+ Nếp lõm Khe Tam (U3)

Trang 17

Phân bố ở phía bắc mỏ Khe Tam, đây là nếp lõm khá lớn, trục của nếp lõmphát triển theo phương gần đông-tây với chiều dài khoảng 6÷7m đá ở hai bên cánhnếp uốn cắm khá thoải (25÷350) và trải rộng về phía Bắc Nếp uốn phát triển hoàntoàn trong các thành tạo trầm tích thuộc phân hệ tầng giữa và trên của hệ tầng HònGai và bị các đứt gãy phương á vĩ tuyến chia cắt thành các khối riêng biệt.

+ Nếp lồi Khe Tam

Nếp lồi này nằm ở phía nam Khe Tam, trục nếp lồi kéo dài phương á vĩ tuyếnvới chiều dài khoảng 4km Nếp lồi phát triển trong các thành tạo địa chất thuộc phân

hệ tầng giữa Hòn Gai Nếp lồi này không đối xứng, cánh nam dốc (35-400) cánh bắcthoải hơn (20-300) mặt trục nghiêng về phía đông nam Nếp uốn chia cắt bởi cácthống đứt gãy phương đông nam-tây bắc và đông bắc –tây nam làm cho cấu trúc nếpuốn trở nên phức tạp

+ Nếp lõm Lộ Trí

Nếp lõm phân bố ở phía bắc khu Lộ Trí, trục nếp uốn kéo dài theo phương á

vĩ tuyến khoảng 3km Nếp uốn phát triển trong các thành tạo trầm tích chứa thanthuộc phân hệ tầng giữa – hệ tầng Hòn Gai Đá 2 bên cánh của nếp uốn khá thoải(15÷300) và bị chia cắt bởi các hệ thống đứt gãy phương tây bắc - đông nam và á vĩtuyến Nếp lõm này cùng với nếp lồi Khe Tam nếp lõm Khe Tam tạo nên diện tíchchứa than lớn và nơi tập trung các mỏ khai thác lớn như: Cọc Sáu, Đèo Nai, ThốngNhất…

+ Nhóm nếp uốn Mông Dương

Nhóm nếp uốn này phân bố ở phía đông thị xã Cẩm Phả, trục nếp uốn pháttriển theo phương á kinh tuyến Nhóm nếp uốn này được ngăn cách với hệ thống đứtgãy phương á vĩ tuyến bởi đứt gãy Cửa Ông- Bảng Tẩy (F15) có chiều phương tây bắc– đông nam Nhóm nếp uốn này góp phân làm tang chiều dài tầng chứa than ở khuMông Dương, hiện này mỏ Mông Dương, Khe Chàm, Bắc Quảng Lợi đang khai tháckhu vực này

2.1.2.2 Đặc điểm đứt gãy

Vùng Cẩm Phả – Quảng Ninh là vùng có mức độ hoạt động kiến tạo rất phứctạp và đa dạng Trên cơ sở các tài liệu địa chất vùng, các kết quả phân tích ảnh viễnthám, kết quả địa vật lý khu vực và các tài liệu nghiên cứu cấu trúc kiến tạo trongvùng có thể chia các đứt gãy, trong vùng thành bốn hệ thống chính

a Hệ thống đứt gãy phương á vĩ tuyến

Trang 18

Hệ thống đứt gãy này phân bố ở phía nam vùng nghiên cứu, đây là hệ thốngđứt gãy có tuổi cổ nhất trong vùng, đặc trưng là các đứt gãy sâu khu vực Hệ thốngđứt gãy này tạo nên địa hào chưa than Hòn Gai, chúng gồm các đứt gãy Trung Lương(F1) đứt gãy Nam (F2) Lưỡng Kỳ (F3) và các đứt gãy nằm trong nhóm đứt gãy thuộcđịa hào Hòn Gai Hệ thống đứt gãy này giữ vai trò khống chế trong quá trình hìnhthành địa hào chưa than cũng như quá trình uốn nếp, phân cắt và phá hủy các thànhtạo chứa than.

+ Đứt gãy Trung Lương (F 1)

Đứt gãy này phát triển theo phương gần đông tây, dọc theo đường 18B Đây

là một đứt gãy sâu khu vực, là ranh giới phía bắc của địa hào Hòn Gai, nó giữ vai trò

là một đứt gãy rìa và phân khối bậc 2 Đứt gãy này phát hiện qua phân tích ảnh viễnthám và được chứng minh bằng thực tế của quá trình nghiên cứu và khai thác mỏ.Đây là một đứt gãy thuận, mặt trượt cắm về phía nam với góc dốc từ (60÷800) và cóbiên độ dịch chuyển hàng tram đến hàng nghìn mét Dọc đới phá hủy có biêu hiệnkhoáng hóa nhiệt dịch của thùy ngân và antimon…

+ Đứt gãy Nam (F 2)

Đứt gãy này phân bố ở phía nam vùng nghiên cứu, kéo dài theo phương đông– tây, tử Quang Hanh qua Cọc Sáu đến Cửa Ông Đứt gãy này đống vai trò là mộtđứt gãy rìa khu vực, phân khối bận 2 và xác định ranh giới phía nam của địa hào HònGai Đây là đứt gãy thuận có mặt trượt cắm về phía bắc với góc dốc (70÷800) Biên

độ dịch chuyển hàng tram đến nghìn mét Dọc theo đới phá hủy có các điểm nướcnóng, khoáng, nằm trong đới dập vỡ kiến tạo của đứt gãy này

+ Đứt gãy Lưỡng Kỳ (F3)

Đứt gãy phân bố ở phia tây vùng nghiên cứu và phát triển theo phương á vĩtuyến từ phía tây vùng nghiên cứu nối đứt gãy Trung Lương tại thác Cát chiều dàicủa đứt gãy này khoảng 6-7m Đây là đứt gãy rìa khu vực, cùng đứt gãy TrungLương tạo nên dải bậc thang là phụ tầng cấu trúc Cacbon- pecmi Đứt gãy này đượcphát hiện qua phân tích ảnh viễn thám và được chứng minh qua tài liệu thực tế Đây

là một đứt gãy nghịch có mặt trượt nghiêng về phía nam với góc dốc (60÷700) Dọctheo đới phá hủy phát triển các khoáng hóa; thủy ngân, antimony, thạch anh kỹthuật…

b Hệ thống đứt gãy phương đông bắc –tây nam

Trong diện tích nghiên cứu hệ thống đứt gãy này rất phat triển và góp phầnchia cắt các thành tạo địa chất trong vùng thành những khối riêng biệt Hệ thống này

Trang 19

phát sinh sau hệ thống đứt gãy phương á vĩ tuyến bao gồm các đứt gãy Hoành Bồ,Tiên Yên (f4) Vũ Oai – Đồng Mỏ (F5) Thác Cát –Khe Chuối (F6) Đá Trồng- Khe Cả( F7) Hệ thống đứt gãy này thường là đứt gãy ngang nghịch, biên độ dịch chuyển tớihàng trăm mét, mặt trượt của đứt gãy tạo thành hệ thống song song nhau.

+ Đứt gãy Hoành Bồ- Tiên Yên ( F4)

Đứt gãy này có dạng vòng cung ôm lấy võng chồng An Châu, phân bố ở phíatây bắc vùng nghiên cứu, kéo dài theo phương đông bắc tây nam với chiều dàikhoảng 10km đây là đứt gãy nghịch, mặt trượt cắm dốc về phía đông nam với gócdốc mặt trượt 700-800m Dọc theo đứt gãy có biểu hiện khoáng hóa nhiệt dịch, đớibiến đổi sunfua chứa vàng , đa kim Đứt gãy này còn là ranh giới trên mặt các thànhtạo địa chất thuộc hệ tầng Tấn Mài và các thành tạo địa chất thuộc phức hệ BìnhLiêu

c Hệ thống đứt gãy phương á kinh tuyến

Hệ thống đứt gãy phương này phân bố rộng rãi trong vùng, chúng hình thànhmuộn hơn hai hệ thống đứt gãy phương á vĩ tuyến và đông bắc- tây nam Hệ thốngđứt gãy này cắt qua và làm dịch chuyển các hệ thống đứt gãy trên tạo ra các khối địachất có cấu trúc riêng biệt Hệ thống này bao gồm các đứt gãy Cửa Ông- Tiên Yên(F8) Bàng Tẩy- Đồng Mỏ (F9) Ngã Hai- Cánh Diều ( F10)

+ Đứt gãy Cửa Ông –Tiên Yên ( F8)

Phân bố ở phía đông vùng nghiên cứu phát triển theo phương á kinh tuyến,dọc theo eo biển Cửa Ông và kéo dài ề phía bắc với chiều dài khoảng 20km, tuynhiên đứt gãy này hầu như bị phủ bởi lớp trầm tích Đệ Tứ và nằm dưới biển vì vậykhó nhận biết ngoài thực địa

+ Đứt gãy Làng Khánh- Khe Cốc (F 11)

Trong công trình nghiên cứu của Trần Văn Trị và nnk (1991) đứt gãy này làđứt gãy Hà Ráng Nó được phân bố ở phía tây vùng nghiên cứu, phát triển theophương á kinh tuyến kéo dài từ Làng Khánh đến Khe Cốc với chiều dài khoảng22km Đứt gãy được phát hiện qua phân tích ảnh viễn thám, đây là một dứt gãynghịch, mặt trượt cắm về phía đông với góc dốc mặt trượt (40÷700)

d Hệ thống đứt gãy phương tây bắc – đông nam

Đây là hệ thống đứt gãy hình thành muộn nhất trong vùng nghiên cứu, chúngphân bố khá rộng rãi trong vùng, boa gồm các dứt gãy: Quang Hanh – Khe Du (F12),

Hà Vây – Cọc Ba (F13), Cọc Sáu – Na làng (F14), Cửa Ông – Bàng Tẩy (F15), Cửa

Trang 20

Ông – Mông Dương (F16), và các đứt gãy nằm trong địa hào Hòn Gai Hệ thồng đứtgãy này cắt qua và làm dịch chuyển các hệ thống đứt gãy nêu trên.

+ Đứt gãy Cọc Sáu Na Làng (F 12)

Đứt gãy này phân bố ở trung tâm vùng nghiên cứu, phát triển theo phương tâybắc – đông nam, từ Cọc Sáu đến Na làng với chiều dài khoản 25km, là một đứt gãynghịch có dịch chuyển ngang, mặt trượt cắm về phía đông bắc với góc dốc từ(60÷800) Biên độ dịch chuyể của đứt gãy thay đổi từ 200÷400m

Tóm lại: Các hệ thống dứt gãy trong vùng phát triển mạnh mẽ với mức độ và

thời gian khác nhau, trong đó hẹ thống đứt gãy phương á vĩ tuyến hình thành sớmnhất và hệ thống đứt gãy phương tây bắc – đông nam hình thành muộn nhất

2.1.3 Đặc điểm địa mạo

Vùng Cẩm Phả – Quảng Ninh thuộc vùng có địa hình đồi núi trung bình đếnthấp với cấu trúc nếp uốn phức tạp, hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu đầy

đủ về địa mạo của vùng Dựa vào đặc điểm về nguồn gốc và hình thái có thể chia địahình và nghiên cứu thành các kiểu địa hình sau:

2.1.3.1 Kiểu địa hình xâm thực bóc mòn

a Phụ kiểu địa hình xâm thực –bóc mòn phát triển trên địa hình núi trung bình

Loại này phổ biến nhất trong vùng nghiên cứu, chúng phân bố chủ yếu ở phíatây bắc và nam của vùng Phía tây bắc gồm các dãy núi ở Na Làng, Khe Đu, KheCốc… Các dãy núi ở đây chạy theo nhiều phương khác nhau, độ cao thay đổi từ 500-955m Sườn núi có độ dốc thay đổi từ 30÷45 độ và bị phân cắt khá mạnh tạo ra cáckhe rãnh nhỏ Các đá cấu thành nên kiểu địa hình này chủ yếu gồm các tạo thành của

hệ tầng Tấn Mài (O3- S tm), phân hệ tầng Hà Cối dưới (J1-2 hc 1) và các đá của phức

Trang 21

Trắng (C1đt), phân hệ tầng Hòn Gai dưới (T3n-rhg 1), phân hệ tầng Hà Cối giữa vàtrên Bề mặt địa hình này được phủ bởi lớp thực vật chủ yếu là cây thân gỗ nhỏ vàcác loại dây leo.

2.1.3.2 Kiểu địa hình kart

Trong diện tích vùng nghiên cứu loại địa hình này phân bố rất hạn chế dướidạng các chỏm sót ở phía nam Vũ Oai, dọc theo đường quốc lộ 18A, ven bờ biển từQuang Hanh đến cửa ông và rất rộng rãi trong vịnh Bái Tử Long

Đặc điểm chung của loại địa hình này là vách đá dựng đứng, đỉnh lởm chởmrăng cưa Quan sát ngoài thực địa trên vách đá vôi thấy có các dấu vết gặm mòn nướcbiển trước đây Trên vách núi đá có các hang động kart với kích thước và độ caokhác nhau, chứng tỏ địa hình này co lien quan chặt chẽ với các quá trình kiến tạo củavùng Các đá cấu thành nên địa hình này là các thành tạo trầm tích cacbonat của hệ

tầng Bắc Sơn (C-P bs).

2.1.3.3 Kiểu địa hình tích tụ

Dựa vào nguồn gốc thành tạo, có thể chia kiểu địa hình này thành 2 phụ kiểu

a phụ kiểu địa hình tích tụ lục địa.

Phụ kiểu địa hình này phân bố xen kẽ với các kiểu địa hình xâm thực bócmòn, chúng phân bố chủ yếu ở phía đông bắc và tây nam của vùng, lộ ra dưới dạngcác bãi bồi trong các thung lũng trước núi, giữa núi, dọc theo hai bên bờ sông MôngDương, sông Diễn Vọng và ở các con suối lớn

Bề mặt của các kiểu địa hình này tương đối bằng phẳng, sự phân cắt địa hình

là do các dòng nước mặt hoặc dòng tạm thời Các đá cấu thành nên phụ kiểu địa hìnhcủa sự phong hóa, bóc mòn được dòng nước mặt mang từ các đỉnh sườn đồi, núixuống tích đọng ở các vị trí thuận lợi

b.Phụ kiểu địa hình tích tụ biển

Phụ kiểu này phân bố chủ yếu ở phía Nam vùng nghiên cứu, dọc theo quốc lộ18A, từ Quang Hanh đến Cửa Ông Vật chất tạo nên địa hình này là các thành tạotrầm tích Đệ tứ Chúng là sản phẩm phá hủy của các đá trên đất liền dưới tác dụngphong hóa và được vận chuyển đến tích đọng ở ven biển Độ cao tuyệt đối của bề mặtđịa hình từ 0,5÷5m

2.1.3.4 Kiểu địa hình nhân tạo

Trang 22

Kiểu địa hình này được hình thành dưới tác động của con người và thườngxuyên thay đổi theo thời gian Chúng phân bố chủ yếu ở các khu khai thác than nhưĐèo Nai, Cọc Sáu, Khe Sim, Thống Nhất…

Đặc biệt ở những khu khai thác lộ thiên, bề mặt địa hình thay đổi rất lớn vànhanh, chúng chiếm một diện tích đáng kể trong vùng

2.1.4 Đặc điểm khoáng sản

Vùng Cẩm Phả – Quàng Ninh là một vùng có tiềm năng lớn về khoáng sản.Các công trình nghiên cứu trong vùng đã chỉ ra them trên 25 mỏ khoáng sản, 22 điểmquặng và 9 điểm khoáng hóa gồm các loại khoáng sản sau: than đá, đá vôi, đá silic,sắt, antimony… trong các loại khoáng sản này than đá là loại địa hình khoáng sản cóquy mô lớn nhất về cả trữ lượng cũng như chất lượng

Dựa vào mục đích sử dụng cũng như đặc điểm của chúng có thể chia ra cácnhóm khoáng sản sau:

2.1.4.1 Khoáng sản nhiên liệu

Khoáng sản nhiên liệu tring vùng chủ yếu là than đá Ở vùng Cẩm Phả than

đá nằm trong các trầm tích của hệ tầng Hòn Gai có tuổi Nori- Reti (T3n-r hg) Hệ

tầng này được chia ra thành 3 phân hệ tầng Trong đó có phân hệ tầng giữa của hệtầng Hòn Gai là tầng chứa than chủ yếu với nhiều vỉa than có giá trị công nghiệp.Các thành tạo của phân hệ tầng này bao gồm các đá: cuội kết, sạn kết, cát kết, bộtkết, sét kết, sét than và các vỉa than, với tổng chiều dày khoảng 1500-2000m Trongtầng này đã xác định được 47 vỉa than trong đó 23 vỉa đạt giá trị công nghiệp Các vỉathan phân bố trên diện rộng của vùng nghiên cứu, trong địa hào Hòn Gai thuộc vithành phố Cẩm Phả, cụ thể ở các khu chính sau:

+ Khu Hà Ráng

Theo các số liệu thăm dò tỉ mỉ, thăm dò khai thác cho thấy tầng chứa than ởđây dày khoảng 1400-1500m, chứa từ 6-20 vỉa than, có 1/3 số vỉa đạt giá trị côngnghiệp Các vỉa than có cấu tạo khá phức tạp chiều dày tương đối ổn định, chất lượngthan trung bình, chủ yếu là than cám Hiệu khu Hà Ráng đã và đang khai thác Trữlượng khu mỏ khoảng 70 triệu tấn

+ Khu Ngã Hai

Nằm liền kề với khu Hà Ráng, theo các số liệu địa chất đã nghiên cứu chiềudày tầng chứa than ở đây dày từ 1700-1800m, chứa 28 vỉa than, trong đó có 19 vỉađạt giá trị công nghiệp Than ở đây có chất lượng trung bình chiều dày trung bình và

Trang 23

duy trì ổn định Cấu tạo vỉa than phức tạp, uốn lượn nhiều Trữ lượng khu mỏ khoảng300-500 triệu tấn, hiện đã và đang được khai thác.

+ Khu Khe Tam

Đã tiến hành thăm dò chi tiết , thăm dò bổ sung và thăm dò khai thác kết quảtài liệu cho thấy: địa tầng chứa than dày 1200m , chứa 26 vỉa than, trong đó có 13 vỉađạt gia trị công nghiệp, tổng chiều dày trung bình của các vỉa than khoảng 45 m cácvỉa than ở đây có cấu tạo phức tạp, phần trên ổn định hơn, các vỉa dưới thường mỏng,vát nhọn và có ít giá trị công nghiệp Trữ lượng than tính đến mức -350 khoảng 270triệu tấn, khu vực này đã và đang được khai thác

+ Khu Khe Chàm

Đã tiến hành thăm dò chi tiết và thăm dò khai thác Tầng chứa than dàykhoảng 1800m, chứa 28 vỉa than, trong đó có 18 vỉa đạt giá trị công nghiệp Tổngchiều dày trung bình của các vỉa than là 65m, cấu tạo vỉa than khác phức tạp, chiềudày thường kém ổn định, trữ lượng than tính đến mức -350m khoảng 420 ngàn tấn,hiện nay đang được đầu tư khai thác

+ Khu Mông Dương

Khu Mông Dương đã được thăm dò chi tiết và thăm dò khai thác tầng chứathan dày khoảng 600m, chứa 13 vỉa than trong đói có 8 vỉa đạt giá trị công nghiệp.Tổng chiều dày trung bình của các vỉa than khoảng 29m cấu tạo vỉa khá phức tạp,chiều dày tương đối ổn định.chất lượng than khá tốt Trữ lượng tính đến -350m là 54triệu tấn , hiện nay đang được khai thác

+ Khu Bắc Quảng Lợi

Đã tiến hành thăm dò chi tiết và thăm dò khai thác, địa tầng chứa than dàykhoảng 740m chứa 13 vỉa than có 7 vỉa dạt giá trị công nghiệp Tổng chiều dày trungbình của các vỉa than khoảng 29m, cấu tạo viawr khá phức tạp và không ổn định.Chất lượng than trung bình, trữ lượng than khoảng 67 triệu tấn

+ Khu Khe Sim

Địa tầng chứa than dày khoảng 334m, chứa 23 vỉa than trong đói có 7 vỉa thanđạt giá trị công nghiệp Các vỉa than ở đây có cấu tạo khá phức tạp Tổng chiều dàycác vỉa than khoảng 56m, trữ lượng tính đến -350 m là 18,16 triệu tấn hiện nay đangđược khai thác

+ Khu Lộ Tri

Trang 24

Theo các số liệu thăm dò chi tiết và thăm dò bổ sung , tang chứa than ở đâydày khoảng 450m, chứa 7 vỉa than trong đó 3 vỉa đạt giá trị công nghiệp Các vỉathan ở đây có chiều dày rất lớn, toongt chiều day trung bình của các vỉa than là 120m,cấu tạo vỉa phức tạp,các vỉa thường phân ra cá vỉa khác nhau, riêng khu Lộ Trí vỉadày được phân ra làm 28 vỉa, chiều dày của các phân vỉa biến đổi mạnh Chất thantốt, trữ lượng than tính đến mức -350m là 300 triệu tấn, hiện đã và đang khai thác.

+ Khu Đèo Nai – Cọc Sáu

Đây là khu vực chứa than có chất lượng tốt nhất trong vùng, tỉ lệ than cục xô

có độ tro <5% chiếm khoảng 40% Tầng chứa than chiều dày khoảng 194m Chứa 3vỉa than dạt giá trị công nghiệp với tổng chiều dày trung bình cửa các vỉa than đến60m đây là khu vực có sản lượng than khai thác hàng năm lớn nhất vùng, khoảng 3-3,5 triệu tấn Các vỉa than có cấu tạo phức tạp, tổng trữ lượng than cả 2 khu đạt 76triệu tấn, năm 2004 sản lượng khai thác ở khu này đạt đến 4 triệu tấn

Tóm lại: Than là khoáng sản chủ đạo trong vùng nghiên cứu, với trữ lượng lớn,

chất lượng tốt Dựa trên các chỉ tiêu kĩ thuật, thành phần thạch học, các chỉ số phântích hóa học tính chất vật lý của than cho thấy than trong vùng có nguồn gốc trầmtích lục địa, chủ yếu biến chất khu vực và chịu ảnh hưởng của hoạt động uốn nếp, đứtgãy theo kết quả nghiên cứu thành phần thạch học của tác giả Trịnh Ich, NguyễnTrọng Chi (1972) đã xếp than vùng Cẩm Phả thuộc nhãn hiệu bán antrxit

2.1.4.2 Nhóm khoáng sản kim loại

Nhóm mỏ khoáng sản này phân bố trong vùng nghiên cứu gồm 2 khoáng sảnchính sau:

a.Sắt

Trong diện tích nghiên cứu có một vài điểm mỏ nhỏ ở khu Vườn ÔI- Cửa Ông.Sắt ở đây có nguồn gốc phong hóa thấm đọng, phân bố trong trầm tích của phân hệtầng Hòn Gai dưới (T3n-r hg1) Thân quặng dạng thấu kính, trữ lượng nhỏ, sắt ở đâyđược sử dụng làm nguyên liệu phụ gia cho sản xuất xi măng Thành phần quặng chủyếu là limonit, ít gơ tit, hàm lượng sắt từ 23-50%

b.Antimon

Quặng antimony phân bố ở khu vực: Dương Huy, Khe Chàm, Bàng Tẩy, Đồng

Mỏ nằm trong các trầm tích biến chất của hện tầng Tấn Mài Quặng có nguồn gốcnhiệt dịch, cấu tạo ổ, thấu kính, mạch không lien tục, dọc theo các đứt gãy Thànhphần khoáng vật chủ yếu trong quặng là antimony, barit, fluorit… Các thân quặng

Trang 25

này đã được phát hiện và chính xác hóa chiều dày thay đổi từ 0,3-1,3m hàm lượng Sb

từ 7-24% Hiện nay chưa được đánh giá lại và đầu tư khai thác

2.1.4.3 Nhóm khoáng sản phi kim

a.Đá vôi

Đá vôi phân bố rộng rãi phía tây và nam vùng nghiên cứu, ven bờ và vịnh Bái

Tử Long Đá màu xám đến xám sáng, cấu tạo dạng khối rắn chắc hoặc phân lơp dày,kiến trúc vi hạt, ẩn tinh, dạng trứng cá, hạt đậu hoặc kết tinh hạt nhỏ Thành phần hóahọc của đá vôi qua một số mẫu phân tích hóa nhữ sau: Cao 54.4%; MgO 0,29% ;

Fe2O3 0,18% ; SiO2 0,2% ; Al2O3 0,007% Trữ lượng đá vôi trong vùng khá lớn cóthể sử dụng cho sản xuất vôi, xi măng, đất đèn và rải đường Hiện nay đang đượckhai thác để phục vụ cho xây dựng, một phần đã được quy hoạch để làm nguyên liệusản xuất xi măng phục vụ cho nhà máy xi măng Cẩm Phả

b Đá Silic

Đá silic trong vùng nghiên cứu phân bố rải rác ở khu vực Quang Hanh trọngvịnh Bái Tử Long với diện lộ nhỏ Đá màu xám đen phân lớp dày từ 2-3cm, đá bịphong hóa có màu xám phớt vàng răn chắc và sắc cạnh Thành phần khoáng vật chủyếu là: canxedoan, thạch anh, opan Đá silic được sử dụng để làm phụ gia sản xuất ximăng

c Sét

Sét phân bố dải rác troong vùng nghiên cứu ở các thung lũng trươc núi, cửasông tuy nhiên loại sét này không có giá trị công nghiệp Sét gồm nguồn gốc phonghóa từ các đá bột kết của hệ tầng Hà Cối là có giá trị hơn cả, điển hình là điểm sét HàChanh Sét ở đây có chất lượng tốt, hạt mịn các thành phần hóa học đạt chỉ tiêu làmphụ gia trong công nghệ sản xuất xi măng

d Cát, cuội, sỏi

Cát, cuội, sỏi phân bố thành các dải nhỏ hẹp dọc theo các sông, suối trongvùng như Ngã Hai, Vũ Oai, Quang Hanh… cát cuội sỏi có thành phần chủ yếu làthạch anh, chất lượng khá tốt,hiện đang được khai thác sử dụng phổ biến trong xâydựng các công trình công nghiệp và nhà ở địa phương

2.1.4.2 Nước khoáng

Vùng Cẩm Phả đã phát hiện được một số điểm nước khoáng Quang HanhKm9, Km11, Km13, thuộc phạm vi xã Quang Hanh – Cẩm Phả Năm 2001 công tiđịa chất và khai thác khoáng sản đã khoan thăm dò khai thác tại Km4 Cẩm Phả ở độ

Trang 26

sâu 255m, tai đây có lưu lượng nước khá lớn (3,5l/s) thuộc loại nước khoáng nóng,nhiệt độ khoảng 55 độ Tổng độ khoáng hóa 24,5g/l các chỉ tiêu thành phần hóa họcđều đạt chuẩn nước khoáng sử dụng cho y học Hiện nay các điểm nước khoáng ởQuang Hanh và Km4 đã và đang khai thác một cách có hiệu quả dùng làm nước giảikhát và chữa bệnh.

Tóm lại: vùng nghiên cứu là một vùng giàu về khoáng sản, chủ đạo là than đá.

Hàng năm vùng sản xuất một lượng than chiếm 40%

2.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ

Kết quả nghiên cứu cấu trúc địa chất khu mỏ, báo cáo kêt quả chuyển đổi trữlượng, tài nguyên khu mỏ Ngã hai năm 2011, đã xác định khu mỏ có:

- 02 phân vị địa tầng, gồm: Hệ tầng Hòn gai (T3n-rhg), Trầm tích hệ Đệ tứ (Q);

- Ngã Hai là phần phía Tây, cánh Bắc địa hào chứa than Cẩm Phả có 05 nếpuốn, gồm: 02 nếp lồi và 03 nếp lõm;

- 27 đứt gẫy, gồm: 09 đứt gẫy thuận ( đứt gãy Bắc Huy, F.M, F.5, F.6, F.1, F.8, F.8A,F.10, F.11A), 18 đứt gẫy nghịch ( F.A, F.Đ, F.DKT, F.2, F.3, F.3A, F.H, F.4, F.7, F.9,F.11, F.11B, 11C, F.12, F.12A, F.14, F.16, F16A);

có 27 vỉa than đạt giá trị công nghiệp, gồm: V.1, 2, 3, 3c, 4, 4A, 4B, 5B, 5A, 5, 6B,

6A, 6, 7A, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17A, 17, 18; số phân vị địa tầng và nếpuốn khu mỏ vẫn như báo cáo tổng hợp năm 2011, chi tiết như sau:

2.2.1 Đặc điểm địa chất

2.2.1.1.Địa tầng

Kết quả nghiên cứu địa tầng của Báo cáo chuyển đổi trữ lượng, tài nguyên khu

mỏ Đông Ngã Hai năm 2011, xác định địa tầng khu mỏ có các trầm tích của giớiMezozoi (MZ) và Cenozoi (KZ), đặc điểm địa tầng khu mỏ nêu chi tiết trong báo cáothăm dò tỷ mỷ năm 2003 Báo cáo TDBS 2014 hệ thống lại địa tầng khu mỏ như sau:

GIỚI MEZOZOI (MZ)

Hệ Trias (T);

Ngày đăng: 09/05/2016, 21:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w