1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học học toán ở lớp 1

63 1,6K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 2,88 MB

Nội dung

Hơn nữa, học sinh ở bậc tiểu học nói chung, học sinh lớp 1 nói riêng đangtrong giai đoạn phát triển cơ thể hay nói cụ thể hơn là các hệ cơ quan chưa hoànthiện vì thế sức dẻo dai của cơ t

Trang 1

Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, ngoài sự nổ lực cố gắng của bản thân, tôi còn nhận đợc sự giúp đỡ ủng hộ từ nhiều phía Qua đây, tôi xin đợc gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong trờng Cao đẳng S phạm Thừa Thiên Huế, quý Ban giám hiệu và các thầy cô trờng Tiểu học An Cựu – Huế đã tạo mọi điều kiện cho chúng tôi đợc tiếp cận nghiên cứu và hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình, đặc biệt tôi xin chân thành cám ơn thầy Đinh Văn Huệ đã tận tình hớng dẫn góp ý chân thành cho chúng tôi suốt quá trình thực hiện đề tài này.

Do điều kiện thời gian và trình độ còn hạn chế, trong quá trình thực hiện đề tài này tôi không thể tránh khỏi những sai sót, mong quý thầy cô bỏ qua.

Tôi xin chân thành cám ơn!

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do bản thân thực hiện tạiTrường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tuân thủ nghiêm túc các quy định.Các thông tin, số liệu trong đề tài là thực tế, khách quan, trung thực, không có sựgian lận Nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Huế, ngày 05 tháng 05 năm 2015

Sinh viên thực hiện

Văn Thị Ngọc Uyên

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 3

A MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 3

3.1 Mục đích nghiên cứu 3

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

4.2 Phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

- Phương pháp quan sát: Tiến hành dự giờ một số tiết dạy học Toán tiểu học để quan sát, theo dõi mức độ hứng thú, tiếp thu bài của học sinh trong quá trình học .5

- Phương pháp điều tra : Tiến hành điều tra đối với học sinh tiểu học về việc học tập môn Toán lớp 1 Từ đó, tìm hiểu những nguyên nhân, hạn chế về thiết kế, tổ chức hoạt động trò chơi cho học sinh 5

- Phương pháp phỏng vấn: Là dùng hệ thống câu hỏi để trực tiếp trò chuyện với giáo viên và học sinh nhằm thu thập nhiều thông tin cần thiết liên quan đến đề tài .5

6 Cấu trúc đề tài 5

B NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1 6

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6

1.1 Cơ sở lí luận 6

1.1.1 Vị trí của môn Toán trong trường Tiểu học 6

1.1.2 Cấu trúc và nội dung chương trình môn toán ở lớp 1 6

1.1.2.1 Cấu trúc chương trình 6

1.1.2.2 Nội dung chương trình 6

Trang 4

1.1.2 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học 7

1.Khái niệm và tác dụng của trò chơi toán học 9

1.1.3.1 Khái niệm về trò chơi toán học 9

1.1.3.2 Tác dụng của trò chơi toán học 9

1.1.4 Phân loại trò chơi toán học 10

1.1.4.1 Đặc điểm trò chơi toán học 10

1.1.4.2 Phân loại 10

1.1.5 Ưu điểm của việc tổ chức các trò chơi học tập 11

1.1.5.1 Đối với học sinh 11

1.1.5.2 Đối với giáo viên 12

1.1.6 Tổ chức trò chơi trong môn Toán lớp 1 12

1.1.6.1 Thiết kế trò chơi toán học trong môn Toán lớp 1 12

1.1.6.2 Cấu trúc của trò chơi học tập 12

1.1.6.3 Cách tổ chức trò chơi 13

1.1.7 Thiết kế trò chơi toán học đảm bảo yêu cầu 14

1.2 Cơ sở thực tiễn 15

1.2.1 Về phía học sinh 15

1.2.2 Về phía giáo viên 15

CHƯƠNG II 17

SƯU TẦM, THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI DẠY HỌC TOÁN Ở LỚP 1 17

2.1 Một số trò chơi có nội dung số học và yếu tố đại số 17

2.2 Trò chơi có nội dung hình học 31

2.3 Trò chơi về các yếu tố đại lượng và đo đại lượng 35

2.4 Trò chơi về giải toán có lời văn 37

CHƯƠNG III 39

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VỀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI 39

DẠY HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 1 39

3 Mục đích, yêu cầu thực nghiệm 39

4.Phương pháp thực nghiệm 39

5.Giáo án minh họa 40

6 Kết quả đạt được 53

Trang 5

C KẾT LUẬN 55

1 Kết luận 55

2 Kiến nghị 56

2.1 Đối với ban ngành giáo dục 56

2.3 Đối với nhà trường 56

2.4 Đối với giáo viên 57

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 6

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong chương trình Tiểu học hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học làvấn đề đang được mọi người trong ngành Giáo dục quan tâm Đổi mới phương

pháp dạy học là thay đổi “Cách dạy – Cách học” nhằm phát huy tính tích cực,

chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập

Cùng với việc đổi mới tất cả các môn học khác trong chiến lược phát triểntoàn diện, có thể nói áp dụng việc đổi mới trong dạy học môn Toán đóng mộtvai trò hết sức quan trọng Bởi vì Toán học, nó không chỉ đơn thuần rèn luyệnkhả năng tính toán mà điều chủ yếu là năng lực tư duy Chính bởi tư duy sâu sắc

mà các em mới có thể nhanh nhẹn, nhạy bén hơn trong nhiều môn học khác Vìthế, nếu giáo viên chỉ áp dụng cách dạy truyền thống như truyền đạt, giảng giảitheo tài liệu có sẵn, theo sách giáo khoa, theo hướng dẫn và thiết kế bài dạy mộtcách máy móc thì sẽ làm cho học sinh học tập một cách thụ động Điều đó sẽkhiến cho việc học tập của các em diễn ra một cách đơn điệu, tẻ nhạt dẫn đến kếtquả học tập không cao Đó là một trong những nguyên nhân gây cản trở việc đàotạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thíchứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày

Mặt khác, các em tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén, sắc sảo, có óctưởng tượng phong phú Đó là tiền đề tốt cho sự phát triển tư duy toán học.Nhưng các em cũng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng hay quátải Hơn nữa, học sinh ở bậc tiểu học nói chung, học sinh lớp 1 nói riêng đangtrong giai đoạn phát triển cơ thể hay nói cụ thể hơn là các hệ cơ quan chưa hoànthiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp; một mặt trẻ vừa chuyển từ môitrường vui chơi là chủ yếu sang môi trường học tập đòi hỏi sự chú ý cao cho nêntrẻ khó có thể ngồi lâu trong phòng học cũng như tập trung chú ý vào bài học trongmột thời gian dài, vì thế bên cạnh hoạt động học giữ vai trò chủ đạo thì hoạt độngvui chơi cũng không thể thiếu đối với các em

Trang 7

Muốn các em học tốt môn Toán trước hết phải tạo cho các em những say

mê hứng thú với môn học Vì vậy, việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờhọc toán là hết sức cần thiết và có ích Nó giúp học sinh thay đổi động hình hoạtđộng, chống mệt mỏi căng thẳng trong học tập, tăng cường khả năng luyện tậpthực hành và vận dụng nhanh các kiến thức đã học; ghi nhớ nội dung kiến thứcmột cách tự nhiên theo kiểu học mà chơi, chơi mà học Từ đó giúp cho học sinhnhớ lâu, hiểu kỹ và vận dụng linh hoạt trong đời sống, học tập Và cũng qua đóphát triển hứng thú, tập thói quen tập trung, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năngsuy luận cho học sinh Do đó, giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn các em tự tiếp cậnvới kiến thức mới trên nền kiến thức đã có

Xuất phát từ những thực tế đó của việc dạy toán ở tiểu học, là một sinhviên ngành Giáo dục tiểu học và là một giáo viên trong tương lai, nhận thứcđược tầm quan trọng của nó nên tôi đã chọn đề tài : “Sử dụng trò chơi học tậptrong dạy học học Toán ở lớp 1” để làm đề tài nghiên cứu Với đề tài này, tôithiết kế, sưu tầm một số trò chơi toán học phù hợp với trình độ nhận thức củahọc sinh lớp 1

2 Lịch sử vấn đề

Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học đang trở thành diễn đàn được xãhội quan tâm sâu sắc, đặc biệt là những người làm công tác giáo dục Đây là mộttrong những nhân tố cơ bản góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung vàgiáo dục Tiểu học nói riêng, từng bước đưa giáo dục nước ta theo kịp trình

độ phát triển giáo dục trong khu vực và trên thế giới Cùng với sự đổi mới giáodục phổ thông, giáo dục Tiểu học cũng đang đổi mới về nội dung và phương phápdạy học mà trong đó có sử dụng các phương pháp mới vào dạy học

Tổ chức trò chơi học tập trong dạy học nói chung và trong dạy học mônToán ở Tiểu học nói riêng là một hình thức dạy học mới đã được các nhà sưphạm trên thế giới cũng như ở nước ta quan tâm, bởi lẽ họ đã tìm thấy ý nghĩađích thực của trò chơi học tập trong việc giáo dục và dạy học cho trẻ Theo nhà

sư phạm nổi tiếng N K Crupxkaia thì “trò chơi học tập không những là phương

Trang 8

thức nhận biết thế giới, là con đường dẫn dắt trẻ đi tìm chân lý mà còn giúp trẻ xích lại gần nhau, giáo dục cho trẻ tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc Trẻ

em không chỉ học trong lúc học mà còn học trong lúc chơi Chơi với trẻ vừa là học, vừa là lao động, vừa là hình thức giáo dục nghiêm túc” Trong các giáo

trình “Giáo dục học”, “Giáo dục học Tiểu học”, cũng luôn nhấn mạnh việc tổchức trò chơi học tập chiếm vị trí quan trọng trong phương pháp dạy học “tròchơi là một hình thức tổ chức dạy học nhẹ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vàohọc tập tích cực, vừa chơi, vừa học và học có kết quả”

Bởi nhận thức được ý nghĩa của trò chơi học tập nên việc tổ chức trò chơitrong dạy học ở Tiểu học đã trở nên khá phổ biến Nhiều tác giả trong nước đã

xuất bản những tài liệu tham khảo nói về trò chơi dạy học toán như “100 trò chơi học toán lớp 1” của Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Phạm Thanh Tâm, “Hệ thống trò chơi củng cố 5 mạch kiến thức toán ở Tiểu học” của Trần Ngọc Lan Có thể

nói đây là bước khởi đầu cho việc đẩy mạnh tổ chức trò chơi ở trường Tiểu họcnói chung và môn toán nói riêng

Tuy nhiên việc làm phong phú thêm nguồn trò chơi cũng như hướng dẫn

sử dụng các trò chơi đó một cách cụ thể tường minh sẽ mang ý nghĩa cả về líluận và thực tiễn đối với việc tổ chức trò chơi toán học ở các lớp bậc Tiểu họcnói chung và đầu bậc Tiểu học (lớp 1) nói riêng Cần nhấn mạnh rằng nhữngthành tựu nghiên cứu được nói ở trên chứa đựng những nội dung quan trọng,trực tiếp góp phần làm cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu đề tài này

3 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Khi nghiên cứu đề tài này, mục đích của tôi là thiết kế và sưu tầm một số tròchơi dạy học toán cho học sinh lớp 1 và tùy vào nội dung, kiến thức lớp 1 mà tổchức hoạt động trò chơi đó trong quá trình dạy học môn Toán lớp 1 cho phù hợp

Góp phần hình thành các kiến thức mới của Toán học thông qua một sốtrò chơi Giúp học sinh phần nào tháo gỡ những khó khăn do sự phát triển tâmsinh lý chưa đầy đủ để học sinh có phương pháp học toán, chiếm lĩnh tri thứcmột cách có hệ thống, khoa học, phát triển năng lực trí tuệ Bên cạnh đó hỗ trợ

Trang 9

cho giáo viên trong việc dạy học toán ở lớp 1 một cách dễ dàng, góp phần tíchcực trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán.

Hơn nữa giúp học sinh có hứng thú học toán nhằm xoá đi mặc cảm về sự

tự ti của bản thân để hoà mình vào tập thể, đón nhận tiếp thu kiến thức một cáchhào hứng, tự giác, đúng hướng

Cũng qua quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi muốn có trongtay một vốn kinh nghiệm phục vụ cho việc dạy học sau này

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu việc đổi mới phương pháp dạy học Toán thông qua tổ chứchoạt động trò chơi ở trường Tiểu học

- Nghiên cứu cấu trúc và nội dung chương trình môn Toán lớp 1

- Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 1 để chỉ ra yếu tố chophép tổ chức trò chơi toán học trong môn Toán 1

- Thiết kế và sưu tầm một số trò chơi toán học để vận dụng trong dạy họcmôn Toán lớp 1

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các trò chơi dạy học toán ở lớp 1 và cách thức tổ chức hoạt động trò chơivào trong bài học

5 Phương pháp nghiên cứu

* Các phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết: Tập hợp các kiến thức liên

quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu: nội dungchương trình môn Toán lớp 1, các khái niệm liên quan, tâm sinh lí của học sinh

Trang 10

tiểu học, thiết kế một số trò chơi toán học cho học sinh tiểu học Phân tích làm

rõ việc áp dụng trò chơi học tập đối với việc nâng cao hiệu quả trong quá trìnhdạy – học

- Phương pháp phân loại – hệ thống lý thuyết: Trên cơ sở nghiên cứu tài

liệu liên quan đến đề tài, tôi tiến hành phân loại, hệ thống lại lý thuyết để làm rõvấn đề cần nghiên cứu

- Phương pháp giả thuyết : Đặt ra các giả thuyết nhằm chứng minh lợi ích

của việc áp dụng trò chơi học tập trong dạy học toán và ngược lại

* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Tiến hành dự giờ một số tiết dạy học Toán tiểuhọc để quan sát, theo dõi mức độ hứng thú, tiếp thu bài của học sinh trong quátrình học

- Phương pháp điều tra : Tiến hành điều tra đối với học sinh tiểu học vềviệc học tập môn Toán lớp 1 Từ đó, tìm hiểu những nguyên nhân, hạn chế vềthiết kế, tổ chức hoạt động trò chơi cho học sinh

- Phương pháp phỏng vấn: Là dùng hệ thống câu hỏi để trực tiếp trò

chuyện với giáo viên và học sinh nhằm thu thập nhiều thông tin cần thiết liênquan đến đề tài

6 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài khóa luận gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn

Chương 2: Sưu tầm, thiết kế một số trò chơi học tập dạy học toán ở lớp 1 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm về sử dụng trò chơi dạy học toán

cho học sinh lớp 1

Trang 11

B NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Vị trí của môn Toán trong trường Tiểu học

Bậc Tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng choviệc hình thành và phát triển nhân cách học sinh Môn Toán cũng như nhữngmôn học khác cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức vềthế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy vàbồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người

Môn Toán ở trường Tiểu học là một môn độc lập, chiếm phần lớn thờigian trong chương trình học của trẻ

Môn Toán có tầm quan trọng to lớn Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu

có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người

Môn Toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương phápsuy nghĩ, phương pháp suy luận lôgíc, thao tác tư duy cần thiết để con ngườiphát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trongthời đại mới

1.1.2 Cấu trúc và nội dung chương trình môn toán ở lớp 1

1.1.2.1 Cấu trúc chương trình

- Thời lượng chương trình: 35 tuần với 140 tiết, mỗi tuần 4 tiết Trong đó:+ Lý thuyết: 64 tiết

+ Thực hành, luyện tập, ôn tập: 72 tiết

+ Kiểm tra định kỳ: 04 tiết

1.1.2.2 Nội dung chương trình

Gồm có các mạch kiến thức về:

a Số học.

- Đọc, đếm, viết các số trong phạm vi 100

Trang 12

- Làm quen với dấu bé, lớn, bằng.

- So sánh, sắp xếp các số có một chữ số, số có 2 chữ số theo thứ tự xác định

- Thực hiện các phép cộng, trừ trong phạm vi 10 và 100 (có nhớ, không nhớ)

b Yếu tố hình học

- Tìm hiểu về hình vuông, hình tròn, hình tam giác

- Giới thiệu về điểm, đoạn thẳng, thực hành vẽ đoạn thẳng có độ dàicho trước

- Vẽ tia số

- Nhận biết, thực hành vẽ điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình

c Đại lượng và đo đại lượng

- Giới thiệu về đơn vị đo độ dài xăng – ti – mét, thực hành đo, ước lượng

độ dài chủ yếu trong phạm vi 10 cm

- Gọi tên các ngày trong tuần lễ

- Xem giờ đúng trên mặt đồng hồ

d Giải bài toán

- Giới thiệu về bài toán có lời văn

- Thực hành tóm tắt và giải bài toán có lời văn

1.1.2 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học

- Nói đến đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học thì vấn đề đầu tiên đó làquá trình nhận thức của các em Ở lứa tuổi các em thì nhận thức cảm tính chiếm

ưu thế hơn nhận thức lý tính Các em dễ tiếp thu qua tri giác và những tác độngtrực tiếp được trẻ quan sát Tuy nhiên, trẻ vẫn thích quan sát cái gì sặc sỡ, hấp dẫn

và khả năng ghi nhớ tốt, đặc biệt là ghi nhớ máy móc Trẻ dễ nhớ những gì tácđộng trực tiếp Các em có thể hành động trên đối tượng đó Do đó, trẻ thích thamgia các hoạt động mang tính thực tiễn

- Về trí tuệ, các em đã có khả năng lĩnh hội các khái niệm ban đầu, cơ bảntrên cả lĩnh vực tri thức khoa học và đạo đức mặc dù phải dựa trên cơ sở lànhững sự vật, hiện tượng trực quan Các em đã bước đầu biết so sánh, phân tích,nhận biết các giá trị của hành vi đạo đức, nhận thức được những hành vi đạo đức

Trang 13

đúng và bày tỏ thái độ với những hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạođức Giai đoạn này trẻ rất dễ nhớ nhưng cũng chóng quên.

- Về thể chất, ở lứa tuổi tiểu học cơ thể của trẻ đang trong thời kỳ pháttriển hay nói cụ thể là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện, vì thế sức dẻo dai của

cơ thể còn thấp nên trẻ không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ mệt nhất làhoạt động quá mạnh và ở môi trường thiếu dưỡng khí Với các em, nhu cầu họctập của các em không chỉ đơn thuần là hoạt động nhận thức mà nó còn gắn liềnvới nhu cầu vui chơi

Nhu cầu vui chơi của các em chiếm một vị trí rất lớn Đặc biệt ở các emxuất hiện nhu cầu lớn về tự đánh giá mình và đánh giá người khác trong cuộcsống, trong học tập Mặc dù lúc đầu việc đánh giá này của trẻ chỉ mang tính bềngoài, đánh giá bạn chỉ thông qua các hoạt động tập thể hoặc qua sự đánh giácủa cô giáo Về sau, việc đánh giá bạn còn được dựa trên dư luận của tập thể.Điều này có ý nghĩa lớn, nó đánh dấu một bước lớn trong sự phát triển nhâncách của các em

- Về hứng thú, ở lứa tuổi này các em có hứng thú riêng biệt với từng bộmôn Tuy nhiên, nếu khéo lồng các nội dung dạy học vào các trò chơi thì dễ lôicuốn các em vào quá trình học tập một cách tích cực, tự giác mà chính các emkhông nhận thấy điều đó Đối với các trò chơi các em thường hứng thú với cáctrò chơi có quy tắc, đòi hỏi sự cố gắng, sự khéo léo nhất định, giàu trí tưởngtượng, nhất là các trò chơi được đánh giá bằng cách tính điểm

Tóm lại, ở bậc tiểu học, các em có những biến đổi sâu sắc về tâm sinh lí

Nó mang đặc trưng riêng cho lứa tuổi này Vì vậy, để tổ chức các hoạt động họctập cho các em có hiệu quả thì mỗi nhà giáo dục phải nắm vững những đặc điểmchung nhất, cơ bản nhất về tâm sinh lí của lứa tuổi này để việc học đạt hiệu quảcao giáo viên nên kết hợp tổ chức các trò chơi học tập tương thích với nội dung,mục tiêu bài học Đây là cả một vấn đề không đơn giản đòi hỏi một quá trìnhcông phu và sáng tạo

Trang 14

1 Khái niệm và tác dụng của trò chơi toán học

1.1.3.1 Khái niệm về trò chơi toán học

Trò chơi toán học được hiểu là hình thức học tập môn toán theo hướngvui chơi giải trí dựa trên những tình huống thực tiễn hay trong nội bộ toán mangđặc thù của một tình huống có vấn đề trong dạy học toán, mà việc giải quyết vấn

đề trong tình huống đặt ra nhằm để học sinh lĩnh hội, củng cố, vận dụng kiếnthức kĩ năng phương pháp toán đã được học, những kinh nghiệm sống đã đượctích lũy vào các tình huống mới một cách tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo.Trong nhà trường trò chơi toán học có thể tổ chức như một hoạt động dạy toán

Cơ sở tâm sinh lý của học sinh lớp 1 khẳng định hoạt động dạy học toán dướidạng trò chơi toán học rất phù hợp với lứa tuổi này và thực tế cho thấy dạy họctoán mà vận dụng đưa trò chơi toán học vào trong giờ dạy thì học sinh rất hưởngứng và tích cực tham gia vào việc học toán

1.1.3.2 Tác dụng của trò chơi toán học

- Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúphọc sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực hơn trong các hoạt động đadạng của trò chơi toán học, học sinh thấy vui hơn, thoải mái hơn, cởi mở hơn, dễchịu và khỏe mạnh hơn dẫn đến các em tiếp thu bài một nhanh chóng, đem lạikết quả cao hơn

- Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốnkinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi Trò chơi học tập rèn luyện

kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng trò chơi học tập màquá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội họctập đa dạng hơn

- Trò chơi mang đặc tính thi đua cao Vì vậy khi đã tham gia trò chơi, họcsinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh

và sự sáng tạo của mình

- Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục họcsinh hữu hiệu và đem lại kết quả cao

Trang 15

Trò chơi toán học giúp học sinh phát triển toàn diện kể cả về thể chất lẫntinh thần Trò chơi làm cho học sinh phát triển toàn diện các năng lực một cách

tự nhiên, giúp cho các em có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau, từ

đó các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, thoải mái kết quả cao hơn so vớicác tiết dạy học toán không có tổ chức dạy học thông qua trò chơi Có thể khẳngđịnh rằng tác dụng của “trò chơi toán học” là rất lớn nó quyết định về mặt tâm sinh

lý của học sinh và sự mở mang về kiến thức mới phát huy được hết vốn kinhnghiệm của các em đã được tích lũy từ ngày xưa đến nay trong cuộc sống sinh hoạthằng ngày của các em học sinh

1.1.4 Phân loại trò chơi toán học

1.1.4.1 Đặc điểm trò chơi toán học

Vì là một trò chơi nên trò chơi toán học mang đầy đủ đặc điểm của tròchơi như hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tham gia,…nhưng trò chơi toán học khácvới trò chơi “ phi toán học” ở chỗ ít nhiều phải có chứa trong nó một yếu tố kiếnthức toán học nào đó Trò chơi toán học cũng có thể là trò chơi tập thể hoặc tròchơi cá nhân, thường kết hợp lẫn vận động và trí tuệ Trong nhà trường tiểu học,trò chơi toán học là hình thức học tập rất được học sinh yêu thích, tham gia tíchcực, bởi nó rất phù hợp với lứa tuổi tiểu học Chính vì vậy, khi thiết kế và tổchức trò chơi cho học sinh cần chú ý vào đặc điểm đối tượng tham gia trò chơi

1.1.4.2 Phân loại

Khi phân loại trò chơi, người ta có thể căn cứ vào mục đích dạy học, nội dungdạy học hay thời điểm tổ chức để phân loại trò chơi theo các dạng khác nhau

- Xét về mục đích dạy học nói chung, trò chơi toán học bao gồm:

+ Trò chơi nhằm dẫn dắt, hình thành tri thức mới

+ Trò chơi nhằm củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng

+ Trò chơi nhằm ôn tập, rèn luyện tư duy trong giờ ngoại khóa

- Phân loại theo nội dung dạy học gồm:

+ Trò chơi có nội dung số học

+ Trò chơi có nội dung các yếu tố hình học

+ Trò chơi về đại lượng và đo đại lượng

Trang 16

+ Trò chơi về giải toán có lời văn.

- Phân loại theo thời điểm:

+ Trò chơi nội khóa

+ Trò chơi ngoại khóa

1.1.5 Ưu điểm của việc tổ chức các trò chơi học tập

1.1.5.1 Đối với học sinh

- Tổ chức trò chơi như đã nêu trên khi dạy bài mới hay khi ôn tập là tạođiều kiện và là động cơ để học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác,sáng tạo với nhận thức sâu sắc

- Qua trò chơi học sinh xây dựng được cho mình thói quen tìm hiểu kĩcàng, có mục đích, có khoa học các vấn đề xung quanh, chuẩn bị tốt bài họctrước khi lên lớp để có lời trình bày hợp lí hấp dẫn người nghe

- Qua trò chơi giúp học sinh phát huy năng lực, năng khiếu mà các emchưa thể hiện được ở những môn học

Ví dụ: Năng lực về phân tích, quan sát, xử lí tình huống, …

- Khi cùng nhau chơi, học sinh mạnh dạn hỏi bạn những vấn đề chưa rõràng (mà các em không dám hỏi giáo viên) do đó những nội dung học tập đưa

ra được hiểu một cách đầy đủ, cặn kẽ, cụ thể hơn

- Học sinh được trình bày những điều “tự mình khám phá” nên cảm thấyvinh dự trước các bạn, đó cũng là một động cơ để khuyến khích, khêu gợi các

em ý thức học tập, làm việc tốt hơn

- Khi học bằng cách “chơi các trò chơi”, học sinh rất chăm chú (vì thíchchơi và hiếu kì) do đó những hình ảnh, những lời nói, những kiến thức được đềcập đến giúp các em khắc sâu hơn

- Đôi khi học sinh đưa ra những ý tưởng, những kinh nghiệm sát thực tế

mà ở sách giáo khoa chưa đề cập đến và như vậy qua trò chơi, học sinh đượctrang bị thêm kiến thức cuộc sống

- Trò chơi còn khắc phục tính nhút nhát của học sinh, giúp HS mạnh dạnhơn khi trình bày một vấn đề trước tập thể

Trang 17

1.1.5.2 Đối với giáo viên

- Giáo viên không phải truyền đạt tri thức nhiều mà chỉ cần hướng dẫn, tổchức và là cố vấn cho học sinh trong trò chơi học tập

- Trong suốt thời gian học sinh chơi, giáo viên chỉ cần theo dõi, ghi nhậnmặt tốt của học sinh, bổ sung ý còn thiếu cho các em

- Qua trò chơi, giáo viên có điều kiện kiểm tra, nắm được tình hình họctập của học sinh một cách nhanh, chính xác

- Giáo viên có thêm một hình thức giảng dạy mới ngoài các hình thức họcnhóm, học cá nhân, học cả lớp như đã thực hiện

1.1.6 Tổ chức trò chơi trong môn Toán lớp 1

Để trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức vàthiết kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

1.1.6.1 Thiết kế trò chơi toán học trong môn Toán lớp 1

Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Toán nói chung và môn Toán lớp 1nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗitiết học cụ thể đưa các trò chơi cho phù hợp Song muốn tổ chức được trò chơitrong dạy toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn

bị chu đáo, tỉ mỉ, cận kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục

+ Trò chơi phải có mục đích rõ ràng như nhằm hình thành kiến thức mớihay để củng cố, khắc sâu nội dung bài học

+ Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 1, phù hợp với khả năngngười hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường

+ Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú

+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo

+ Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh

1.1.6.2 Cấu trúc của trò chơi học tập

Một trò chơi Toán học được thiết kế theo cấu trúc sau:

+ Tên trò chơi

Trang 18

+ Mục đích : Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiếnthức, kỹ năng nào Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kếtrong trò chơi.

+ Đồ dùng, đồ chơi : Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơihọc tập

+ Nêu lên luật chơi : Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối vớingười chơi, quy định thắng thua của trò chơi

+ Số người tham gia chơi : Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi

+ Nêu cách chơi

1.1.6.3 Cách tổ chức trò chơi

Bước 1: Chuẩn bị - chia nhóm

Chia nhóm (có thể đặt tên nhóm) và ấn định thành viên tham gia trò chơicho mỗi nhóm Mỗi nhóm cử số thành viên tham gia theo yêu cầu của giáo viênnêu ra

Bước 2: Nêu tên trò chơi

Nêu tên trò chơi và giải thích ý nghĩa của trò chơi

Bước 3: Phổ biến luật chơi

- Nêu rõ thời gian chơi

- Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ quyđịnh chơi Nêu cách tính điểm, đánh giá (thường là 3 yêu cầu: Đúng, nhanh, đẹp)

- Công bố trọng tài (thường là giáo viên)

- Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi

Bước 4: Tiến hành trò chơi

- Hô hiệu lệnh dứt khoát cho các nhóm đồng loạt tiến hành

- Trọng tài chú ý quan sát, điều chỉnh các đội thực hiện đúng luật chơi

Bước 5: Tổng kết trò chơi

- Trọng tài kiểm tra, nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự,giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầmcần tránh

Trang 19

- Công bố kết quả, thưởng - phạt : Phân minh, đúng luật chơi, sao chongười chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thâm hấp dẫn, kích thíchhọc tập của học sinh Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thứcđơn giản, vui (như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò )

1.1.7 Thiết kế trò chơi toán học đảm bảo yêu cầu

- Đảm bảo yêu cầu vừa sức, đủ để học sinh bình thường có thể giải quyếtđược trong một thời gian ngắn, đồng thời nội dung phải có nhiều bài tập để họcsinh được tham gia

- Đảm bảo tính an toàn cho học sinh, thiết kế trò chơi dưới dạng tiếp sứchoặc theo nhóm, khi thực hiện tránh tình trạng học sinh xô đẩy

- Có yếu tố sáng tạo để học sinh phải vận dụng kiến thức một cách có hệthống hơn, linh hoạt và sáng tạo hơn

- Nội dung trò chơi phải được phân cách thành những yêu cầu, những đơn

vị kiến thức, những bài học rõ ràng để gắn việc giải quyết mỗi đơn vị kiến thức,mỗi bài tập đó với từng cá nhân học sinh

- Nội dung trò chơi nên thể hiện nhiều dạng bài tập, nhiều hình thức thểhiện khác nhau (tùy theo từng bài dạy) Vì vậy khi thiết kế nội dung của một tròchơi chúng ta có thể lấy nội dung bài học hoặc bài tập thuộc trọng tâm bài,chương, mạch kiến thức toán học nào đó trong nội dung chương trình sách giáokhoa Sau đó bằng sự chế biến của mình, chúng ta có nhiều đơn vị kiến thức,nhiều bài tập tương tự ở mức độ phổ cập Sau đó chúng ta thiết kế thêm yêu cầu,bài tập sáng tạo

- Ngôn ngữ diễn đạt trong trò chơi phải đầy đủ, ngắn gọn, mạch lạc và dễhiểu, tránh hiểu lầm

- Các đồ dùng, thiết bị phục vụ cho trò chơi phải đảm bảo nguyên tắc sau:+ Tiện dụng (dễ sử dụng)

+ Dễ làm (ai cũng có thể làm được, làm nhanh)

+ Rõ ràng, đẹp mắt, nổi bật nội dung trò chơi

+ Có phần thể hiện diễn đạt được từng yêu cầu (đúng, nhanh, đẹp)

+ Tiết kiệm (sử dụng được nhiều lần, làm bằng các vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền)

Trang 20

để lĩnh hội được tri thức toán học thì học sinh cần phải biết so sánh, phân tích,tổng hợp, trừu tượng hoá và khái quát hoá mà chức năng trừu tượng hoá và kháiquát hoá ở trẻ lớp 1 còn chưa phát triển đầy đủ.

- Lượng kiến thức môn Toán đưa vào chương trình khá lớn đã dẫn đến

một thực trạng là học sinh tiếp nhận kiến thức rất vất vả, thụ động nhất là những

em ngại phát biểu, tiếp thu chậm; các em luôn cảm thấy sợ, cảm thấy căngthẳng, nặng nề mỗi khi bắt đầu giờ học Cuối tiết học các em thường uể oải, íttập trung chú ý vào bài học vì đặc điểm của học sinh lớp 1 là “Dễ nhớ, mauquên, chóng chán” Bởi vậy, chất lượng học tập toán nhìn chung chưa cao

- Mặt khác, đặc điểm về tư duy học sinh lớp 1 chủ yếu là tư duy trực quan, vậtthật hay thông qua những hành động cụ thể để hình thành khái niệm, kiến thức, kĩnăng Học sinh lớp 1 rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với mọi vật, hiện tượng nào

đó nhất là những sự vật hiện tượng gây cảm xúc mạnh Học sinh thường hiếu độnghơn khi hoạt động bằng tay, thích được sử dụng đồ dùng trực quan

1.2.2 Về phía giáo viên

Mặc dù đã được tiếp thu các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học.Song để tổ chức trò chơi trong các giờ dạy học Toán sao cho mang lại hiệu quảnhư giáo viên mong muốn quả giáo viên còn gặp nhiều khó khăn như:

- Giáo viên cần nhiều thời gian để suy nghĩ, chuẩn bị phương tiện, đồdùng dạy học trong khi khối lượng công việc lớn

- Thời gian dành cho một tiết học toán từ 35 đến 40 phút, thời gian dành

để củng cố kiến thức cho mỗi tiết dạy không nhiều từ 3 đến 5 phút cho nên giáo

Trang 21

viên chưa biết cách tổ chức như thế nào để thay đổi hình thức hoạt động giúphọc sinh vừa ôn tập củng cố, vừa giảm bớt căng thẳng sau một thời gian học tậpcăng thẳng hay không đủ thời gian để tổ chức.

- Trò chơi toán học còn rất đơn lẻ, nghèo nàn, ít được phổ biến và nhiều giáoviên hầu như không biết nhiều đến trò chơi vì có ít tài liệu tham khảo vấn đề này

- Thực trạng nữa một số giáo viên rất ngại tổ chức trò chơi phục vụ họctập ngoại trừ các tiết dự giờ vì không quản lí được lớp học khi cho học sinh chơitrò chơi, gây ồn ào, mất trật tự, kĩ năng tổ chức trò chơi chưa đảm bảo hiệu quả

Từ những thực trạng đó, chúng ta cần hiểu được muốn nâng cao chấtlượng dạy học môn Toán lớp 1 nói riêng và chất lượng môn Toán ở tiểu học nóichung đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạyhọc trong đó vận dụng linh hoạt các trò chơi học tập toán vào các tiết học là ưutiên số 1 và là việc cần được làm ngay

Trang 22

a Bài ỏp dụng: Luyện tập (Trang 38)

b Mục đớch: Nhằm củng cố cho học sinh biểu tượng về số tự nhiờn, cỏch

đọc, cỏch viết, nhận dạng và phõn biệt cỏc số tự nhiờn

c Chuẩn bị: Giỏo viờn chuẩn bị sẵn cỏc cõu đố vào cỏc bảng phụ hay tấm

bỡa để treo lờn bảng

Câu 1: Số nào tròn trịa

Nh quả trừng gà

Câu 2: Số nào giống gậy

Ông già hay mang

Câu 3: Số nào giống ngỗng, giống ngan

Ai đạt điểm đó chẳng ngoan chút nào?

Câu 4: Đố em biết đợc số nào

Điểm thi đợc nó thở phào thật may!

Số đó viết ngợc lạ thayCả lớp khen giỏi vỗ tay rào rào?

d Cỏch tổ chức

- Thời gian – thời điểm tiến hành:

+ Thời gian chơi: 3 phỳt

+ Thời điểm: Đầu tiết học

- Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tương ứng với 1

tổ Giáo viên làm ngời trọng tài và cũng là ngời ra câu đố cho 4 nhóm cùng chơi,khi giáo viên ra câu đố xong nhóm nào chuẩn bị đợc câu trả lời cho câu đố thì gõvào bàn một cái (dùng thớc gõ thay cho chuông) Nếu trả lời đúng thì 3 nhóm cònlại không đợc quyền trả lời tiếp và giáo viên ghi điểm cho nhóm trả lời đúng đó.Nếu nhóm trả lời sai thì các nhóm còn lại có quyền trả lời tiếp Giáo viên nêu lầnlợt từng câu đố cho học sinh từ câu đố số 1 đến câu đố số 4 Cứ mỗi câu trả lời

Trang 23

đúng là đợc tính 2 điểm, nhóm nào cao điểm nhất là nhóm thắng cuộc.

- Kết thỳc trũ chơi giỏo viờn tổng kết điểm, khen ngợi nhúm thắng cuộc

- Mỗi học sinh chuẩn bị 5 thẻ số cú ghi cỏc số: 6; 1; 3; 7; 10 (Lấy trong bộ

đồ dựng học toỏn lớp 1) Hoặc cỏc tấm bỡa dạng quõn bài cú ghi số như trờn

Vớ dụ:

- Học sinh chuẩn bị bảng gài số

d Cỏch tổ chức:

- Thời gian - thời điểm tiến hành:

+ Thời gian chơi : 5 phỳt

+ Thời điểm: Cuối tiết học

- Cỏch chơi: Giỏo viờn tổ chức cho học sinh cả lớp cựng chơi Mỗi họcsinh để sẵn cỏc tấm thẻ cú chứa cỏc số quy định trờn bàn Khi giỏo viờn ra lệnh:

“Hóy xếp cỏc số đú theo thứ tự từ bộ đến lớn” Mỗi học sinh xếp lại cỏc thẻ sốtheo hiệu lệnh Ai làm xong trước và đỳng sẽ thắng cuộc lần 1

- Giỏo viờn ra lệnh tiếp: “Hóy xếp cỏc số đú theo thứ tự từ lớn đến bộ”.Mỗi bạn xếp lại cỏc thẻ số theo hiệu lệnh Ai làm xong trước và đỳng sẽ thắngcuộc lần 2

- Sau mỗi lần kết thỳc hiệu lệnh, giỏo viờn kiểm tra kết quả của cỏc em,tuyờn dương những em làm đỳng bằng tràng phỏo tay và động viờn học sinhxếp thẻ chưa chớnh xỏc

Lưu ý: Cú thể vận dụng linh hoạt trũ chơi trờn để tổ chức cho cỏc bài sau:

- Bài tập 4 (Viết cỏc số 8; 5; 2; 9; 6 theo thứ tự từ bộ đến lớn và từ lớn đếnbộ) tiết Luyện tập chung (Trang 42 - SGK)

Trang 24

- Bài tập 2 (Viết các số 7; 5; 2; 9; 8 theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đếnbé) tiết Luyện tập chung (Trang 90 - SGK)…

- Thời gian, thời điểm tiến hành:

+ Thời gian chơi: 3 – 5 phút

+ Thời điểm: Cuối tiết học

- Cách chơi:

+ Giáo viên chọn ra hai đội chơi, mỗi đội 5 bạn, học sinh còn lại dưới lớpđóng vai trò là người cổ vũ Khi giáo viên ra lệnh bắt đầu chơi thì bạn đầu tiêncủa mỗi đội lên điền kết quả của phép tính đầu tiên vào hình tam giác, rồi nhanhchóng trao lại bút cho người thứ hai Cứ tiếp tục như thế … Bạn thứ 5 lên điềnkết quả của phép tính cuối cùng vào bông hoa

+ Đội nào làm đúng và nhanh hơn sẽ thắng cuộc

- Giáo viên kiểm tra, nhận xét kết quả của 2 đội, đội thắng được phầnthưởng từ giáo viên

Lưu ý: Trò chơi này có thể áp dụng trong nhiều bài như (Luyện tập làm

phép cộng, trừ các số trong phạm vi 100 thay đổi số liệu cho phù hợp với từng bài)

Trò chơi 4: Tam giác kì lạ

a Bài áp dụng: Phép cộng trong phạm vi 6 (Trang 65)

Trang 25

c Chuẩn bị

Giáo viên vẽ sẵn 2 hình vẽ sau lên bảng:

Và 6 tấm bìa ghi các số: 0; 1; 2; 3; 4; 5

d Cách tổ chức

- Thời gian – thời điểm tiến hành:

+ Thời gian chơi: 5 phút

+ Thời điểm tiến hành: Cuối tiết học

- Cách chơi: Giáo viên chọn ra 2 đội chơi, mỗi đội 3 học sinh, các emcòn lại đóng vai trò là người cỗ vũ Nhiệm vụ của mỗi đội phải dùng 6 tấm bìaghi số đặt vào các hình tròn trong hình vẽ nêu trên sao cho khi cộng 3 số trênmỗi cạnh đều được kết quả là 6 Đội nào làm xong trước và đúng sẽ thắng cuộc.Chẳng hạn

- Kết thúc trò chơi, giáo viên kiểm tra nhận xét, khen thưởng đội chiếnthắng, đặt hình phạt với đội thua cuộc

Trò chơi 5: Ai nhanh ai khéo.

a Bài áp dụng: Phép cộng trong phạm vi 7 (Trang 68).

b Mục đích

- Giúp học sinh ghi nhớ các bảng tính đã học

- Rèn luyện sự khéo léo cho học sinh

4

1 3 2

5 0

Trang 26

c Chuẩn bị

- Giáo viên chuẩn bị 3 tấm bìa khổ A3 (như hình vẽ dưới)

- Chuẩn bị trước các tấm bìa hình tròn nhỏ có chứa các số sau đủ cho 3 đội chơi

d Cách tổ chức

- Thời gian – thời điểm tiến hành:

+ Thời gian chơi: 3 - 5 phút

+ Thời điểm: Cuối tiết học

- Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, chọn ra mỗi nhóm 3 em lênbảng xếp thành một hàng dọc tham gia trò chơi Giáo viên dán 3 tấm bìa (nhưmẫu) lên bảng Nhiệm vụ của các em thực hiện nối tiếp nhau, chọn hai tấm bìa

có chứa các số mà giáo viên đã phát sẵn dán vào hai hình tròn trên tấm bìa lớncủa nhóm mình, sao cho hai hình tròn đối diện nhau qua hình tròn giữa tạothành phép cộng có kết quả là 7 (như mẫu)

- Cách đánh giá: (10 điểm)

+ Ghép đúng mỗi phép tính cho 3 điểm (3 phép tính 9 điểm)

+ Ghép nhanh nhất được 1 điểm

- Kết thúc thời gian chơi, giáo viên kiểm tra kết quả, đội nào nhiều điểmnhất sẽ là đội chiến thắng được cả lớp tuyên dương, các đội thua phải hát tặngđội thắng một bài

Trang 27

Lưu ý: Giáo viên có thể áp dụng trò chơi này cho các tiết học cộng các

số trong phạm vi từ 5 đến 10, các số tròn chục (Phải thay đổi số liệu cho phùhợp với nội dung bài học)

Trò chơi 6: Nêu đúng kết quả.

a Bài áp dụng: Luyện tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 7 (Trang 70).

+ Thời điểm: Đầu tiết học

- Cách chơi: Cả lớp cùng chơi Giáo viên nói, chẳng hạn: “1 cộng 5”, “3

thêm 2”, “6 trừ 4”, “5 bớt 2”, “7 cộng 0”,… Học sinh thi đua giơ các tấm bìaghi kết quả tương ứng (6, 5, 2, 3, 7…), học sinh nào làm đưa kết quả sẽ bị ngừngcuộc chơi và quan sát các bạn khác chơi

- Giáo viên kiểm tra kết quả của học sinh sau mỗi lần đặt ra phép tính, giáo viêntuyên dương những em làm đúng, động viên các em làm sai

Trò chơi 7: Ong đi tìm nhụy

a Bài áp dụng: Luyện tập (Trang 75)

Trang 28

- Thời gian – thời điểm tiến hành:

+ Thời gian chơi: 3 phút

+ Thời điểm tiến hành: Cuối tiết học

- Cách chơi:

+ Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em

+ Hai đội xếp thành hàng Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì học sinh mỗiđội lần lượt chạy lên dùng phấn màu nối các “chú ong” mang các phép tính vềcác cánh hoa thích hợp Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn chobạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính Trong vòng 2phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng

- Kết thúc thời gian chơi giáo viên kiểm tra kết quả, nhận xét thưởng chođội thắng cuộc

3

Trang 29

Lưu ý : Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên chấm và hỏi thêm một số

câu hỏi sau để khắc sâu bài học:

+ Tại sao chú Ong không tìm được đường về nhà ?

+ Phép tính " 8 – 4 " có kết quả bằng bao nhiêu ?

+ Muốn chú Ong này tìm được về thì phải thay đổi số trên cánh hoa nhưthế nào ?

Trò chơi 8: Buộc dây cho bóng.

a Bài áp dụng: Luyện tập (Trang 80)

b Mục đích

- Củng cố cho học sinh về phép cộng, trừ trong phạm vi 9

c Chuẩn bị

- Giáo viên vẽ lên bảng 2 nhóm, mỗi nhóm gồm:

+ Phần trên: Vẽ 4 quả bóng bay, trên mỗi quả bóng có ghi một phép tínhcộng hoặc trừ trong phạm vi 9

+ Phần dưới vẽ một cụm các ô vuông ghi các kết quả của các phép tínhtrên (như hình dưới)

d Cách tổ chức

- Thời gian – thời điểm tiến hành:

+ Thời gian chơi: 3 phút

+ Thời điểm: Cuối tiết học

Trang 30

- Luật chơi: Chia lớp thành 2 đội , mỗi đội cử 4 bạn đại diện nối bóng với ôghi kết quả tương ứng Mỗi em trong đội chỉ được nối 1 lần và chuyển cho em khácnối tiếp.

- Cách đánh giá: (10 điểm)

+ “Buộc” đúng mỗi dây cho bóng được 2 điểm

+ Có đáp án nhanh được 2 điểm

- Kết thúc giáo viên kiểm tra kết quả của 2 đội, thống kê số điểm, tuyêndương đội thắng

Lưu ý: Trò chơi này có thể áp dụng được cho một số tiết học về phép

cộng, trừ trong phạm vi 10 và cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100 dạng bàitập Nối (theo mẫu) bằng cách giáo viên chuyển bài tập thành trò chơi để giúpcho tiết học thêm hứng thú, sinh động

Trang 31

d Cách tổ chức

- Thời gian – thời điểm tiến hành:

+ Thời gian: 3 phút

+ Thời điểm: Đầu tiết học

- Cách chơi: Giáo viên chọn ra 2 nhóm, mỗi nhóm 5 bạn xếp thành 2 hàngdọc để chơi, học sinh dưới lớp đóng vai trò cổ vũ Khi giáo viên ra hiệu lệnh bắtđầu thì bạn đầu tiên của mỗi nhóm lên điền số thích hợp vào ô trống trong khungxuất phát rồi nhanh chóng trao bút viết cho bạn thứ hai Cứ như thế tiếp tục chođến bạn thứ năm lên điền số thích hợp vào ô trống trong khung cuối cùng Mỗi ôtrống điền đúng sẽ được 2 điểm

- Khi thời gian kết thúc, giáo viên tổng kết điểm, đội chơi nào được nhiềuđiểm nhất sẽ là đội thắng cuộc

- Thời gian – thời điểm tiến hành:

+ Thời gian chơi: 5 phút

+ Thời điểm: Cuối tiết học

- Cách chơi: Giáo viên tổ chức cho cả lớp cùng chơi Giáo viên hỏi, chẳnghạn” 2 + 5 = ?” (hoặc 8 – 3 = ? hoặc “mấy cộng 0 bằng 3 ?” ….) rồi chỉ một bạnbất kì trả lời Bạn này trả lời xong, lại hỏi (tương tự như trên) rồi chỉ một bạnkhác trả lời Cứ tiếp tục nhưng vậy cho tới khi nào giáo viên ra hiệu lệnh dừnglại Bạn nào được chỉ định phải trả lời thật nhanh Bạn nào trả lời sai sẽ bị phạtđứng lên ngồi xuống 3 lần

Ngày đăng: 11/04/2016, 13:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Đỗ Tiến Đạt, 100 trò chơi toán lớp 1, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: 100 trò chơi toán lớp 1
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
[2]. Đỗ Trung Hiệu – Đỗ Đình Hoan – Vũ Dương Thùy – Vũ Quốc Chung, Giáo trình Phương pháp dạy học toán ở tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phương pháp dạy học toán ở tiểu học
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
[3]. Bộ Giáo dục Đào tạo, Sách Toán 1, Nhà xuất bản Giáo dục, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách Toán 1
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
[4]. Bộ Giáo dục Đào tạo, Sách Toán 1 (Giáo viên), Nhà xuất bản Giáo dục, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách Toán 1 (Giáo viên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáodục
[5]. Trần Ngọc Lan, Hệ thống trò chơi củng cố 5 mảnh kiến thức, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống trò chơi củng cố 5 mảnh kiến thức
Nhà XB: Nhàxuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
[6]. Nguyễn Áng, Toán bồi dưỡng học sinh lớp 1, Nhà xuất bản Giáo dục, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toán bồi dưỡng học sinh lớp 1
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
[7]. Đào Thái Lai – Vũ Quốc Chung – Nguyễn Thị Hồng Hà – Phạm Thanh Tâm, Các trò chơi học toán lớp 1, 2, 3, Nhà xuất bản Giáo dục, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các trò chơi học toán lớp 1, 2, 3
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
[8]. Kiều Đức Thành (chủ biên) – Hoàng Ngọc Hưng – Lê Tiến Thành – Nguyễn Văn Tuấn, Một số vấn đề về nội dung và phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về nội dung và phương pháp dạy họcmôn toán ở tiểu học
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
[9]. Đặng Văn Hương, Một số phương pháp dạy học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2007.Tài liệu Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số phương pháp dạy học
Nhà XB: Nhà xuất bản Đạihọc Sư phạm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w