Xây dựng được hệ thống lí luận về trò chơi kĩ thuật. Trên cơ sở phân tích các khái niệm công cụ như trò chơi, trò chơi dạy học, kĩ thuật, tập trung xây dựng khái niệm, đặc điểm, chức năng của trò chơi kĩ thuật; quy trình xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học.
Trang 1
BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI
TRINH VAN DICH
XAY DUNG VA SU DUNG TRO CHOI Ki THUAT TRONG DAY HOC MON CONG NGHE
Ở TRƯỜNG TRUNG HOC PHO THONG
Chuyên ngành: LL và PPDH bộ môn Kĩ thuật công nghiệp
Mã số :9 1401 11
LUẬN ÁN TIÊN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG VĂN NGHĨA
HÀ NỘI — 2020
Trang 2
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu và tài liệu trích dẫn trong công trình này là trung thực Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bồ trước đó Tôi xin
chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình
Hà Nội, ngày thang nam 2020
Tac gia
Trang 3LOI CAM ON
Tác giả xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới:
Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Trung tâm Thông tin - Thư viện, các Thầy, Cô ở khoa Sư phạm kĩ thuật - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và
các nhà khoa học đã quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận án của mình
Đặc biệt, tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc PGS.TS Đặng Văn Nghĩa đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận án này
Tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô làm công tác quản lí giáo dục, các Thầy, Cô đang giảng dạy môn Công nghệ - phần công nghiệp ở trường trung học phố thông đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp tác giả
hoàn thiện luận án của mình
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các Thầy, Cô ở trường THPT Chí Linh - tỉnh Hải Dương và THPT Nguyễn Hữu Thọ - Tp Hồ Chí Minh đã quan tâm, tạo điều kiện và hợp tác cùng tác giả tiến hành
thực nghiệm sư phạm trong quá trình thực hiện đề tài luận án của mình
Trang 4MUC LUC
Trang Lời Cam OaT\ - Ăc C2 Si nọ ng ng ng cớ i LOT CAM OD cece ccccescccccccsscecccssscecccescccecesssccescessuusesseeeuseesesseuscesseueuscesseeeusesseesens ii i/0ïini :::‹+ ill Danh muc chit Viét tat c ccccccccccccccececcesecccescecescecesceceecacsccecscesaceecaeeetaceasacseeees vl 201/011 vu B000 s vill MO DAU wieececcccccccccccscscsscscececscsscscscscsssssscesscsssssssenscsvsssesavecsesseavavecsessessavensessees 1
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI G1833 E1 E S311 1g gen re, 1 2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - G2 2 St SeE+ESeESEE+EEEEEEeEEEEeEeErererserereree 3 3 KHÁCH THẺ, ĐÔI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 A GIA THUYÉT KHOA HỌC, . - 2 Sc SeEk SE SE SE EeEEEEeEeEreeereerereree 3 5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU S6 ESE SE SE SE SE SE SE SE EeEEESEEeseererereed 4
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ¿ 5-5-5252 2 2+ S2 S2 E££E£E£EzeEzrzced 4
7 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN á <cSe St kg sec 5 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỤC TIẾN CỦA VIỆC XÂY
DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC 6
1.1 TONG QUAN NGHIEN CUU VE TRO CHOI TRONG DAY HOC 6 1.1.1 Tổng quan nghiên cứu về trò chơi -s-s s sex sex 6 1.1.2 Tông quan nghiên cứu về trò chơi trong dạy học -s 8 1.2 MOT SO KHAI NIEM CO BAN .eececesescsceceseccsceseseccsceccecsesescsescescacaeeees 14
L.2.1 TrO CHOW cccccccccsescccccccssscccceesccsccsseceecesecsecsssseuceseesuccessesseneeesess 14 1.2.2 TrO ChO1 day HOC 16
1.2.3 Trd choi ki thuat cccecccccsceeeecscscssessessesessssssstsessssssnesseeseseens 18 1.3 LÍ LUẬN VE TRO CHOI DAY HOC - 2 25s s+£+£s£z+szseẻ 21
Trang 51.3.2 Phân loại trò CHƠI - << << C32331 1 1111113385 cv s4 22
1.3.3 Chức năng dạy học của trò chơƠi .«-«<<<ssssssssssssssssssssss 28 1.3.4 Một số vẫn đề cơ bản về lí thuyết trò chơi s-s scssssesxe: 29 1.4 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT TRONG DẠY
HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƯNG HỌC PHÔ THÔNG 33
1.4.1 Phân loại trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ 33
1.4.2 Đặc điểm và tiêu chí của trò chơi kĩ thuật trong dạy học 35
1.4.4 Sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ 42
1.5 THUC TRANG VE XAY DUNG VA SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT TRONG DAY HOC MON CONG NGHE G TRUNG HOC PHO THONG - 46
1.5.1 Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát - 46
1.5.2 Kết quả khảo SấtL -G-c s1 Sư 19v 1 ng ri 48 Kết luận chương Ì - G- << + xxx SE BS 9 HE nhưng re 55 Chương 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆP 5 5S xevexeeeeee 56 2.1 MÔN CƠNG NGHỆ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRƯNG HỌC PHÔ THÔNG + 2 S3 S23 S33 131313 111113151111 11131511 1117115111 cEL0 56 2.1.1 Mục tiêu của môn Công nghỆ +<<<<++++++ssssssssssssss 56 2.1.2 Nội dung chính của môn Công nghệ - - <<<<<<<<<<<<5 59 2.1.3 Đặc điểm của môn Công nghỆ, - - - ss£+S+ E8 £sEeEeEzEe 60 2.2 XÂY DỰNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT DÙNG TRONG DẠY HỌC MON CÔNG NGHỆ - Set 1 31513111313 1181131111111 E11 E11 re reg 66 2.2.1 Xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong hoạt động khởi động 66
2.2.2 Xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong hoạt động hình thành kiến 01:10 72
2.2.3 Xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong hoạt động thực hành, hệ
Trang 62.2.4 Xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong hoạt động vận dụng kiến thức 87
23 SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC MÔN
e9)160)9) 1 2 90
2.3.1 Su dụng trò chơi kĩ thuật trong hoạt động khởi động 90
2.3.2 Sử dụng trò chơi kĩ thuật trong hoạt động hình thành kiến thức 93
2.3.3 Sử dụng trò chơi kĩ thuật trong hoạt động thực hành, hệ thông
hóa, củng cỗ ơn tập «set S199 3 9 9v v33 1g gi 97
2.3.4 Sử dụng trò chơi kĩ thuật trong hoạt động vận dụng kiến thức I00 “N06 07a a 104 Kết luận chương 2 - - - se St Sư SE HE ng ri 118
Chương 3 KIỀM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ - 2 s + scs<ssse 119 3.1 MUC DICH, DOI TUONG VA PHUONG PHAP KIEM NGHIEM 119 3.1.1 Mục đích kiểm nghiệm + + E+E+EE£EE SE £exeErEsesevs xe 119 3.1.2 Đối tượng kiểm nghiệm . - - - s- E+E+EE£EE + £sEeErEeesessvxe 119 3.1.3 Phương pháp kiểm nghiệm 2 + E8 £+EeErEee se vxe 120 3.2 KIÊM NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN GIA 120 3.2.1 Nội dung và tiễn trình thực hiện - 2 - se +s+xeEse+exssxz 120 3.2.2 Kết quả kiểm nghiệm . + s+sESEEEEEE Sex ve vevscee 122
3.3 KIÊM NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM126
3.3.1 Nội dung và tiễn trình thực nghiệm 5 2 2 ses+s+sxscsz 126
3.3.2 Kết quả thực nghiệm + + + E+E+EEEEE Sex EexeErvee se rs xe 128
Kết luận chương 3 - - se Sư SE HE ng ro 138
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BO CỦA TÁC GIÁ CÓ LIÊN QUAN ĐÈN LUẬN ÁN c«: 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO - - 5 S993 3 318 9 xe see 142
Trang 8Bang 1.1 Bang 2.1 Bang 2.2 Bang 3.1 Bang 3.2 Bang 3.3 Bang 3.4 Bang 3.5 Bang 3.6 Bang 3.7 Bang 3.8 DANH MUC BANG Trang
Kết quả khảo sát về sử dụng trò chơi trong dạy môn Công nghé 48
Kết quả giả định của các nhóm 5 2 2 + ke E+EeEcesesess xe 68 Danh mục thuật ngữ giả định của các nhóm 100
Thông tin về lớp thực nghiệm và đối chứng - 5-5-5 +: 120 Đánh giá quy trình xây dựng, sử dụng và chất lượng TCKT 123
Ý kiến về những TCKT đã được sử dụng trong quá trình dạy học 125
Mau bang thống kê kết quả kiỂm tra - 5s s sex se s2 131 Kết quả kiểm tra của hai lớp đối chứng và thực nghiệm 132
Bảng tính toán kết quả kiểm tra lớp đối chứng - 132
Bảng tính toán kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm 133
Trang 9DANH MUC HINH
Trang
Hinh 1.1 Quy trình xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong dạy học 42 Hình 1.2 Quy trình sử dụng trò chơi kĩ thuật trong giờ học trên lớp 45 Hình 1.3 Các biểu đồ thê hiện đối tượng khảo sát - 55s c+£sesxd 47 Hình 2.1 Cơ cấu trục khuýu thanh truyền và cơ cầu phân phối khi 70 Hình 2.2 Các thẻ hình dùng trong TCKT SỐ 5 52s s+ees£s£<+Eee: 7] Hình 2.3 Ví dụ về kết quả trò chơi vẽ kĩ thuật: tìm hình chiếu cạnh 75 Hình 2.4 Sơ đồ hệ thống bôi trơn -.- - - se + + SE #E+sE+EeEeEekeevsrerseeed 76 Hình 2.5 Các thẻ chữ dùng trong TCKT SỐ . 55 s E+EeE+Ees+s£sEsesed T7 Hình 2.6 Sơ đồ nguyên lí mạch tạo xung đa hài dùng tranzito 80 Hình 2.7 Sơ đồ lắp ráp mạch tạo xung đa hài dùng tranzito - 81
Hinh 2.8 Hop Linh kién dign tur cc ccccecececececececcececeeeeeeeeceseeeeeeseeeees 81
Hình 2.9 Sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước . ¿5 ssss+s+s+ee: 83 Hình 2.10 Các thẻ chữ dùng trong TCKT SỐ 7 2-5-5 + c+sk+ees+s£sEsesed 84
Hình 2.11 So dé hé théng nhién liéu dong co diézen we eecseeessseeeeeeeeeeeee 85
Hình 2.12 Các thẻ chữ dùng trong TCKT số Ñ 5-5 + k+ees+s£sEsesxd 86 Hình 2.13 Hình minh họa dùng trong khâu công bồ trò chơi 95 Hình 2.14 Hình dùng cho đề bài: tìm hình chiếu cạnh 5-5-5 95
Hình 2.15 Ô chữ từ khóa: CHỈNH LƯU . :5c+cccccsrssrvsree2 103
Hình 2.16 Sơ đồ nguyên lí mạch tạo xung đa hài dùng tranzito 114
Hình 3.1 Dé thi tan suat s6 hoc sinh dat di@m Xj cceccecssesecseseseseseeseeeess 135 Hình 3.2 Đồ thị tần suất số học sinh đạt điểm X; trở xuống 135
Trang 101 LÍ DO CHỌN ĐÈ TÀI
1.1 Xuất phát từ định hướng đỗi mới căn bản và toàn diện giáo dục của Đảng và Nhà nước
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII, về nhiệm vụ “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển
nguồn nhân lực”, Đảng ta đã xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học Đôi mới chương trình, nội dung giáo dục theo hướng tỉnh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các
bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của
mọi người Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học, hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan” [1ó6; tr.29]
Một trong những biện pháp nhằm thực hiện phát triển phẩm chất, năng lực của người học là chú trọng tới việc tích cực hóa người học, tạo ra những cơ hội và điều kiện học tập thuận lợi cho người học phát huy tính tích cực,
chủ động và sáng tạo Đồng thời, để người học phát triển toàn diện, phát triển
năng lực nhận thức và năng lực hành động, việc tạo ra những hình thức tô
chức dạy học phong phú, hấp dẫn cũng là một hoạt động giáo dục được nhà trường và các thây cô giáo quan tâm
Chơi là một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống, hầu như tất cả mọi người đều ít nhiều hứng thú với các trò chơi Trong dạy học ở phô
thông, nếu dựa trên một số nội dung dạy học để xây dựng thành các trò chơi
Trang 11trò chơi, học sinh được cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng một cách tự giác và tích cực Như vậy, học thông qua “chơi” sẽ tạo được hứng thú cho học sinh, tạo được tâm lí “được” học nên chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy
học sẽ được nâng cao Dạy học thông qua trò chơi còn có ích lợi trong việc
triển khai thực hiện dạy học theo nhóm, đặc biệt đối với các trò chơi đòi hỏi
phải có sự hợp tác trong nhóm nhỏ
Ngày 2 tháng II năm 2012, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban
hành Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT vẻ quy chế Cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học (tiếng Anh là: Vietnam Science and Engineering
Fair - VISEF) Xét dưới một góc độ nào đó, cuộc thi khoa học kĩ thuật là một sân chơi dành cho học sinh, tạo cho học sinh sự ham thích nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kĩ thuật và vận dụng kiến thức vào giải quyết những
van đề thực tiễn trong cuộc sống Rõ ràng, cuộc thi cũng gop phan thúc đây đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, phát triển năng lực học sinh và nâng cao chất lượng dạy học [6]
1.2 Xuất phát từ thực tế dạy học môn học
Trong chương trình giáo dục phố thông hiện hành, môn Công nghệ được chia ra 2 phần theo lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp Đề tài này chỉ đề cập tới quá trình dạy học môn Công nghệ 11, 12 (thuộc phần công nghiệp), nhưng để thuận tiện trong trình bày, sau đây gọi tắt là môn Công nghệ Trong chương trình giáo dục phố thông, môn Công nghệ là môn học có kiến thức về khoa học kĩ thuật, công nghệ rất thiết thực và bồ ích cho con người trong sản
xuất và đời sống: là môn học tạo cơ sở cho việc xây dựng các dự án tham gia cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học Tuy nhiên, do không
thuộc nhóm môn thi tốt nghiệp cuối cấp và thi tuyên sinh nên học sinh ít có hứng thú học tập môn học này Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới
Trang 12Lí luận và thực tiễn dạy học cho thấy nếu trong quá trình dạy học, giáo viên biết sử dụng trò chơi một cách phù hợp thì sẽ tạo hứng thú học tập cho
học sinh, qua đó nâng cao chất lượng dạy học Tuy nhiên, việc sử dụng trò
chơi trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phô thông còn rất hạn chế bởi trò chơi về lĩnh vực kĩ thuật —- được gọi là trò chơi kĩ thuật - chưa nhiều, giáo viên Công nghệ vẫn còn lúng túng trong xây dựng và sử dụng chúng trong dạy học môn học Đó chính là lí do mà tác giả chọn đề tài luận án cua minh la: “Xdy dung va sw dung tro choi ki thuat trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phô thông ”
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong quá trình dạy
học môn Công nghệ nhăm tạo hứng thú, tích cực hóa hoạt động học tập của
học sinh, giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn
đề, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học ở trường trung học
phô thông
3 KHACH THE, DOI TUGNG VA PHAM VI NGHIEN CUU 3.1 Khach thé nghién ciru
Hoạt động day va hoc môn Công nghệ ở trường trung hoc phé théng
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Lí luận về trò chơi kĩ thuật, về xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông
3.3 Phạm vỉ nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu vấn để xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ 11, 12 ở trường trung học phố thông 4 GIA THUYET KHOA HOC
Nếu xây dung va su dụng được trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn
Trang 13được hứng thú học tập, tích cực hóa hoạt động học tập, góp phan phat trién
năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, qua đó nâng cao
chất lượng dạy học môn học
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1 Nghiên cứu lí thuyết về trò chơi, trò chơi giáo dục, trò chơi dạy
học, trò chơi kĩ thuật
5.2 Khảo sát thực trạng việc xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phố thông
5.34 Xây dựng trò chơi kĩ thuật và phương pháp sử dụng chúng trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phô thông
5.4 Kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các trò chơi kĩ thuật đã xây dựng và phương pháp sử dụng chúng trong dạy học Công nghệ
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Cac phương pháp nghiên cứu lí luận
Quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lí luận như: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa, các tài liệu có liên quan đến van đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài
6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Quá trình thực hiện đề tài cũng đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thực nghiệm, phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục, để xây dựng cơ sở thực tiễn và kiểm nghiệm biện pháp đã đề xuất của đề tài
6.3 Phương pháp thống kê toán học
Trang 147 DONG GOP MOI CUA LUAN AN
7.1 Xây dựng được hệ thống lí luận về trò chơi kĩ thuật Trên cơ sở phân tích các khái niệm công cụ như trò chơi, trò chơi dạy học, kĩ thuật, tập
trung xây dựng khái niệm, đặc điểm, chức năng của trò chơi kĩ thuật; quy
trình xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học
7.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học môn Công nghệ ở trung học phô thông dưới góc độ xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật
7.3 Đề xuất được qui trình xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ ở trung học phố thông
7.4 Với những quy trình đã đề xuất, đề tài đã xây dựng được một số trò chơi kĩ thuật và hướng dẫn cách sử dụng chúng trong quá trình dạy học môn
Công nghệ II, 12 ở trung học phố thông theo tiến trình dạy học gồm xây dựng và sử dụng trò chơi trong hoạt động khởi động; hoạt động hình thành kiến thức; hoạt động thực hành, củng cố và mở rộng kiến thức; hoạt động vận
dụng kiến thức
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phân làm phong phú thêm lí luận về trò chơi kĩ thuật, đề xuất được một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phơ thơng
§ CÁU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đâu, kết luận và kiến nghị, phụ lục, cấu trúc của luận án bao gồm 3 chương sau:
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học
Chương 2 Xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn
Công nghệ
Trang 15Chương 1
CO SO Li LUAN VA THUC TIEN
CUA VIEC XAY DUNG VA SU DUNG TRO CHOI TRONG DAY HOC 1.1 TONG QUAN NGHIEN CUU VE TRO CHOI TRONG DAY HOC 1.1.1 Tổng quan nghiên cứu về trò chơi
1.1.1.1 Tình hình nghiên cứu về trò chơi ở nước ngoài
Trong đời sống con người, ngoài các hoạt động lao động, học tập
còn có hoạt động vui chơi, giải trí Mỗi hoạt động vui chơi, giải trí được tô chức nhằm một mục đích nhất định, có nội dung nhất định và tuân theo những quy định nào đó Mỗi hoạt động đó được gọi là một trò chơi Cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, trò chơi nói chung
cũng được phát triển không ngừng
Từ thời xa xưa, các nhà giáo dục đã nhận thấy trò chơi là một phần trong đời sống con người và cần lựa chọn những trò chơi phù hợp dé đưa vào hoạt động giáo dục trong lớp học, trong nhà trường Trò chơi trong lớp học, trường học (gọi chung là trường học) có những đặc điểm, yêu cầu riêng của nó và thường với mục đích là để giải trí, tăng hứng thú học tập và phục vụ cho việc học tập của người học Với vai trò to lớn của trò chơi, nhiều nhà giáo dục, nhà tâm lí học và ngay cả các nhà triết học đã nghiên cứu việc xây dựng và sử dụng trò chơi trong trường học
Khi nghiên cứu về giáo dục, nhà triết học lớn thời cổ đại là Platon đã cho răng, trẻ từ 3 - 4 tuổi được giáo dục tại gia đình, trẻ chơi những trò chơi
Trang 16Nha triết học người Đức là V.Vunt đã nghiên cứu về bản chất xã hội của trò chơi và cho rằng: “Trò chơi, đó là lao động của trẻ nhỏ, không có một trò chơi nào là không có trong mình một nguyên mẫu, một dạng lao động
nghiêm túc” |2|
G.V Plekhanov thì lại cho răng trò chơi xuất hiện trước lao động và
trên cơ sở của lao động Ông cho rằng trò chơi là một phản ánh, thông qua trò chơi, trẻ có thể lĩnh hội những kĩ năng lao động, thói quen và các nguyên tắc ứng xử của người lớn trong xã hội Từ đó ông đi đến kết luận: “Trò chơi mang bản chất xã hội, nó xuất hiện đề đáp ứng với xã hội mà trẻ đang sống va nhu cầu được trở thành thành viên tích cực của xã hội đó” [2]
Trong xã hội hiện đại, các nghiên cứu về trò chơi được nghiên cứu và vận dụng chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế và xã hội, dành cho những người làm
chính trị, các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ Trong tác phẩm của mình, Fiona Carmichael đã trình bày tổng quan những vấn đề về lí thuyết trò chơi như “Hộp công cụ lí thuyết trò chơi”, các chiến lược như “Bước đi cùng nhau”, “Thế lưỡng nan của người tù” nhằm giúp người đọc có thể vận dụng trong công việc của mình Trong những nghiên cttu cua minh, Fiona Carmichael cũng đã trình bày cách phân loại trò chơi theo cách thức tiễn hành
và một số trò chơi điển hình [19]
1.1.1.2 Tình hình nghiên cứu về trò chơi ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trò chơi cũng xuất hiện từ rất sớm Có thê thấy trò chơi xuất hiện trong dân gian, trong các truyện cô để lại như “trò chơi đánh đu”, “thi pháo đất”, “thi bắt vịt” Trong các làng, xã, khu dân cư, cũng như trong các trường học, ban đầu, trò chơi được sử dụng chủ yếu là trò chơi dân gian
và thường do học trò tự phát, tự tô chức Trước giờ học hoặc trong giờ nghỉ
Trang 17Ayo? 66
“cướp cờ”, “chơi ô ăn quan” v.v Mục đích của trò chơi kiêu này chủ yếu nhằm giải trí đầu óc sau những giờ học căng thắng, mệt mỏi và phần thưởng cho người thắng cuộc thường không có hoặc nếu có thì giá trị vật chất cũng không đáng kế Nội dung của các trò chơi này cũng đơn giản và thê lệ cuộc chơi cũng chỉ một vài quy định đơn giản, dễ nhớ Những trò chơi kiểu này có
ưu điểm nổi bật là người chơi được huy động cả trí tuệ và sức lực nên người chơi vừa thoải mái đầu óc, rèn luyện trí tuệ vừa được rèn luyện thể lực
1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về trò chơi trong dạy học
1.1.2.1 Tình hình nghiên cứu về trò chơi dạy học ở nước ngoài
Bên cạnh kho tàng trò chơi trong dân gian còn có một số hệ thống trò chơi sử dụng trong quá trình dạy học do các nhà giáo dục xây dựng được gọi
là trò chơi dạy học Đại diện cho khuynh hướng sử dụng trò chơi dạy học làm
phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ phải kê đến nhà sư phạm nỗi tiếng người Tiệp Khắc I.A.Komenxki (1592-1670) Ông coi trò chơi là hình thức hoạt động cần thiết, phù hợp với bản chất và khuynh hướng của trẻ Trò chơi
dạy học là một dạng hoạt động trí tuệ nghiêm túc, là nơi mọi khả năng của trẻ
em được phát triển, mở rộng phong phú thêm vốn hiểu biết Với quan điểm trò chơi là niềm vui sướng của tuôi thơ, là phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ I.A.Komenxki đã khuyên người lớn phải chú ý đến trò chơi dạy học cho trẻ và phải hướng dẫn, chỉ đạo đúng đắn cho trẻ chơi
Trong nên giáo dục cô điển, ý tưởng sử dụng trò chơi với mục đích dạy
học được thể hiện đầy đủ trong hệ thống giáo dục của nhà sư phạm người
Đức Ph.Phroebel (1782-1852) Ông là người đã khởi xướng và đề xuất ý tưởng kết hợp dạy học với trò chơi cho trẻ Quan điểm của ông vẻ trò chơi phản ánh cơ sở lí luận sư phạm duy tâm thần bí Ông cho rằng thông qua trò chơi trẻ nhận thức được cái khởi đầu do thượng để sinh ra tôn tại ở khắp mọi
Trang 18minh Vì thé ông phủ nhận tính sáng tạo và tính tích cực của trẻ trong khi chơi Ph.Phroebel cho rằng, nhà giáo dục chỉ cần phát triển cái vốn có sẵn của trẻ, ông đề cao vai trò giáo dục của trò chơi trong quá trình phát triển thể chất, làm vốn ngôn ngữ cũng như phát triển tư duy, trí tưởng tượng của trẻ
I.B.Bazedov cho răng, trò chơi là phương tiện dạy học Theo ông, nếu trên lớp học, giáo viên sử dụng các phương pháp, biện pháp chơi hoặc tiễn hành tiết học dưới hình thức chơi thì sẽ đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với
đặc điểm của người học và tất nhiên hiệu quả tiết học sẽ cao hơn Ông đã đưa ra hệ thông trò chơi học tập dùng lời như: trò chơi gọi tên, trò chơi phát triển
kĩ năng khái quát tên gọi của cá thê, trò chơi đoán từ trái nghĩa, điền những từ còn thiếu Theo ông, những trò chơi này mang lại cho người học niềm vui và phát triển năng lực trí tuệ của chúng [21]
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, một số nhà khoa học giáo dục Nga
như: P.A.Bexonova, OP.Seina, V.I.Đalia, E.A.PokrovxkI đã đánh gia cao vai trò giáo dục, đặc biệt và tính hấp dẫn của trò chơi dân gian Nga đối với trẻ
mẫu giáo E.A.Pokrovxki trong lời đề tựa cho tuyên tập “Trò chơi của trẻ em Nga” đã chỉ ra nguồn gốc, giá trị đặc biệt và tính hấp dẫn lạ thường của trò chơi dân gian Nga
Vào những năm 30 - 60 của thế kỷ XX, vấn đề sử dụng trò chơi dạy
học trên lớp học được phản ánh trong các công trình của R.I.Giucovxkala,
VR.Bexpalova, E.I.Udalsova R.I.Giucovxkaia đã nâng cao vị thế của dạy học băng trò chơi Bà chỉ ra những tiềm năng và lợi thế của những “tiết học”
dưới hình thức trò chơi học tập, coi trò chơi học tập như là hình thức dạy học,
giúp người học lĩnh hội những tri thức mới từ những ý tưởng đó Bà cũng đã
Trang 19Bên cạnh đó, tính tích cực cũng được các nhà khoa học như B.P.Exipov, A.M.Machiuskin (Liénx6); OKon (Ba lan), Skinner, Bruner
(MY), Xavier, Roegiers (Phap), nghién cứu theo các khía cạnh khác nhau
Thứ nhất, nghiên cứu và xem xét tính tích cực nhận thức của người học
trong mỗi quan hệ giữa nhận thức và tình cảm, ý chí (A.LSerbacov, IL.F.Kharlamov, R.A.Nhidamov, V.Okon ) hướng nghiên cứu này đã bỗ trợ rất nhiều cho các nhà giáo dục trong việc tìm kiém những con đường và điều
kiện cần thiết nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của người học [32] Thứ hai, nghiên cứu về bản chất và cấu trúc của tính tích cực nhận thức
của người lớn và trẻ em, trong đó đặc biệt lưu ý tới vai trò chủ động và chủ thể trong quá trình nhận thức (B.P.Êxipop, LP.Anstova, Xavier Roegiers, JM
Denomme, Madedine Roy ) các tác giá này coi tính tích cực nhận thức là
thái độ của chủ thê nhận thức đối với đối tượng nhận thức thông qua việc huy động các chức năng tâm lí ở mức độ cao nhằm giải quyết những van đề nhận
thức Trong nghiên cứu của mình: Sư phạm tương tác một tiếp cận khoa học thần kinh về học va day, Roy M, Denomme J.M da khang định cấu trúc não người liên quan đến hứng thú học tập của học sinh Khi có hứng thú học tập, việc học của học sinh trở nên dễ dàng và thú vị hơn dẫn đến đạt kết quả tốt
hon trong hoc tap [50]
Người có công lớn đặt nền móng cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu trò chơi trong trường học là nhà tâm lí học Xô Viết L.X.Vưgôtxki Ông đã
nghiên cứu và đưa ra một số luận điểm sau [56]:
- Khăng định bản chất xã hội và tính hiện thực của trò chơi trẻ em
Trang 20- Trò chơi trẻ em không nảy sinh một cách tự phát mà do ảnh hưởng có ý thức và không có ý thức từ phía người lớn xung quanh
- Sự cần thiết phải vận dụng phương pháp phân tích vào nghiên cứu các chức năng tâm lí, trong đó có việc nghiên cứu trò chơi
- Không nên dừng lại ở nghiên cứu quan sát mà cần thiết phải tổ chức các nghiên cứu thực nghiệm về trò chơi
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, với sự hiện đại, đa
dạng của phương tiện dạy học, trò chơi trong trường học ngày càng được đầu tư nghiên cứu và ứng dụng nhiều hơn, hiệu quả hơn
Có thê thấy, trên thế giới, việc nghiên cứu, xây dựng và tổ chức trò chơi nói chung và trong trường học nói riêng đã có từ rất sớm và ngày càng được phát triển Hướng mới nhất hiện nay các nhà nghiên cứu đang chú trọng đến là hoàn thiện các kĩ năng tô chức những trò chơi đa dạng mang tính tích
hợp các môn học để tạo hứng thú trong dạy học
1.1.2.2 Tình hình nghiên cứu về trò chơi dạy học ở Việt Nam
Cũng như các hoạt động giáo dục ở trường học trên thế giới, trò chơi
cũng là một hoạt động không thể thiếu trong trường học ở nước ta Ở Việt Nam, có nhiều tác giả nghiên cứu về việc xây dựng và sử dụng trò chơi dạy
học dưới các góc độ và ở các bộ môn khác nhau Một số tác giả như Phan
Huỳnh Hoa, Vũ Minh Hồng, Trương Kim Oanh, Phan Kim Liên, Lê Bích
Ngọc đã nghiên cứu biên soạn một số trò chơi và trò chơi học tập [26,
43] Những hệ thống trò chơi và trò chơi học tập được các tác giả đề cập đến chủ yếu nhăm củng cố kiến thức phục vụ một số môn học như: Hình thành biểu tượng toán sơ đăng, làm quen với môi trường xung quanh rèn các giác quan chú ý, ghi nhớ, phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ
Trang 21chung của người học Tuy nhiên, trong các nghiên cứu này cũng chưa di sâu nghiên cứu việc xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học trong quá trình nhận thức của người học
Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, một số sách, tài liệu trong giáo dục đã đề cập tới trò chơi trong trường học, trò chơi và cách tổ chức chơi Trong đó có thể kế đến các sách xuất bản từ năm 1980 đến nay như: “Trò
chơi học tập” của Vũ Minh Hồng [26]; “Hướng dẫn tổ chức hoạt động vui
chơi” của Nguyễn Thị Ngọc Trúc [57]; “100 trò chơi sinh hoạt” của Ngô Tấn Tạo [52]; “50 trò chơi vui- khỏe thông minh” của Đặng Tiến Huy [28]; “Tro chơi trẻ em” của Nguyễn Ánh Tuyết [59]; “Phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuôi trong trò chơi học tập” của Nguyễn Thị Hòa [21]:
“Trò chơi vận động” của Trần Đồng Lâm, Đinh Mạnh Cường [41] v.v
Trong tác phẩm “Trò chơi trẻ em”, tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã đề
cập đến trò chơi trí tuệ, giới thiệu một số trò chơi trí tuệ dành cho trẻ em Loại
trò chơi này có tác dụng thúc đây hoạt động trí tuệ của trẻ [59]
Trong tài liệu “Hướng dẫn tô chức học tập vui chơi”, Nguyễn Thị Ngoc
Trúc đã đề cập đến các loại trò chơi, mức độ các mối quan hệ trong trò chơi Đó là chơi không có tô chức, chơi một mình, chơi cạnh tranh nhau, chơi với
nhau trong một thời gian ngắn, chơi với nhau lâu trên cơ sở hứng thú với nội
dung chơi Tác giả đã khăng định kết quả của hai mức độ cuối phụ thuộc vào
kĩ năng hướng dẫn người học chơi của mỗi giáo viên (GV) [57]
Cũng đẻ cập tới trò chơi, bài báo “Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học” của tác giả Nguyễn Thị Bích Hồng [25] và đề tài “Xây dựng và sử
dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên sư phạm trong dạy học môn Giáo dục học ở trường Đại học Đồng Tháp” của
Nguyễn Kim Chuyên [10] đã bàn sâu về việc xây dựng trò chơi, cách thức tổ
Trang 22Ngoài ra, về các công trình, để tài nghiên cứu trò chơi trong trường học
cũng có thê kê đến một số đề tài luận văn, luận án như: luận văn “Một số biện
pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về thiên nhiên cho
trẻ mẫu giáo lớn” của Lê Bích Ngọc [43]; các luận án “Nghiên cứu tính tích
cực giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi trong hoạt động vui chơi” của Nguyễn
Xuân Thức [54]; “Xây dựng và sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển khả
năng khái quát hóa của trẻ mẫu giáo lớn” của Nguyễn Ngọc Trâm [55]: “Xây dựng và sử dụng trò chơi phát triển nhăm hình thành biểu tượng toán ban đầu cho trẻ 5-6 tuổi” của Trương Thị Xuân Huệ [27] v.v Nhìn chung, các sách, tài liệu, đề tài, đều đề cập tới trò chơi trong trường học dành cho HS mẫu giáo, tiêu học, còn đối với HS cấp trung học ít được quan tâm nghiên cứu và
triển khai
Về trò chơi kĩ thuật, luận văn “Trò chơi kĩ thuật và vận dụng trong dạy
học môn Công nghệ ở trung học phô thông” của Đặng Ngọc Ước có thê được coi là công trình đầu tiên nghiên cứu về sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy
học Công nghệ nhưng cũng chỉ mới là sơ khai bước đầu [63]
Khi khoa học công nghệ phát triển, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin, các trò chơi game trên máy tính ngày càng phát triển do sự hấp dẫn, tiện lợi của nó Nhìn chung các trò chơi trên máy tính chỉ có thể giúp người chơi giải trí và rèn luyện trí tuệ trong một chừng mực nào đó Các trò chơi này hầu như không giúp người chơi rèn luyện thể lực, thậm chí nếu người chơi quá ham mê sẽ dẫn tới hậu quả xấu cả về trí tuệ và thể lực Chính vì thế, các nhà giáo dục, nhà sư phạm cũng đã quan tâm nghiên cứu về vai trò, mục đích, ý nghĩa của trò chơi trong trường học; nghiên cứu về việc xây
dựng, lựa chọn và sử dụng trò chơi trong trường học
Trang 23chơi cho HS trung học, trong đó có trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ còn chưa được quan tâm, số công trình còn khá khiêm tốn, các trò chơi sử dụng trong quá trình dạy học môn Công nghệ chủ yếu mang tính chất tự
phát và cũng chưa xây dựng được một hệ thống lí luận về xây dựng và sử
dụng trò chơi trong dạy học Đó cũng chính là một trong những lí do để tác
giả lựa chọn chủ đề nghiên cứu về việc tổ chức trò chơi dạy học, mà cụ thê là
trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ ở trung học phổ thông (THPT) Mục đích của việc nghiên cứu này là nhằm tích cực hóa học tập của HS, tạo hứng thú học tập, phát huy tính sáng tạo và phát triển tư duy HS góp phan vào việc nâng cao chất lượng dạy và học đối với chương trình dạy học nói chung và môn Công nghệ nói riêng
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.2.1 Trò chơi
Có nhiều quan niệm khác nhau về trò chơi:
- Theo từ điển tiếng Việt: “Trò chơi là hoạt động bày ra để vui chơi,
giải trí” |45; tr.1001]
- Một số nhà tâm lí - giáo dục học theo trường phái sinh học như
K.Gross, S.Hall, V.Stern cho rang, tro choi la do ban năng quy định, chơi chính là sự giải tỏa năng lượng dư thừa
- Còn G.Piaget cho răng, trò chơi là hoạt động trí tuệ thuần túy là một
nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ [48]
- Các nhà khoa học Xô Viết đã khăng định răng, trò chơi có nguồn gốc
từ lao động và mang bản chất xã hội Trò chơi được truyền thụ từ thế hệ này
sang thế hệ khác chủ yếu băng con đường giáo dục [27]
- Theo tác giả Đặng Thành Hưng thì trò chơi là một thuật ngữ có hai
nghĩa khác nhau tương đối xa [29]:
Trang 24quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành động) và có tính cạnh tranh hoặc tính thách thức đối với người tham gia
+ Hai là những thứ công việc được tô chức và tiến hành dưới hình thức chơi, như: học bằng chơi, giao tiếp bằng chơi, rèn luyện thân thể dưới hình thức chơi v.v
Từ nghiên cứu về trò chơi có thể thấy rằng:
- Trò chơi là một loại hình văn hóa dân gian rất quen thuộc, gần gũi với mọi người và mang tính chất truyền thông
- Trò chơi là một loại hình sinh hoạt, giao lưu văn hóa của con người, thường được tô chức vào các dịp lễ, hội, tết
- Trò chơi mang lại cho con người sự vui vẻ, đoàn kết, giúp con người
bộc lộ những tình cảm, thể hiện ước mo, su phan dau
- Trò chơi là hoạt động bày ra để vui chơi, giải trí thông qua đó giáo
dục con người những kinh nghiệm sản xuất, phẩm chất đạo đức, tri thức khoa học
- Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, lịch sử phát triển trò chơi, các nhà tâm lí học Xô viết trước đây đã cho rằng: Trò chơi là một nghệ
thuật xuất hiện sau lao động và một hiện tượng mang tính chất xã hội
Các trò chơi đều có luật lệ, quy tắc, nhiệm vụ, yêu cầu tức là có tổ chức
và xây dựng, nếu không có những thứ đó thì không có trò chơi mà chỉ có sự chơi đơn giản
Như vậy, trò chơi là tập hợp các yếu tố chơi, có hệ thống và có tô chức, vi thé luật hay quy tắc chính là phương tiện tô chức tập hợp đó
Tóm lại, trò chơi chính là sự chơi có luật, những hành vi chơi tùy tiện,
bất giác không gọi là trò chơi [42]
Như vậy cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa đây đủ, trọn vẹn,
Trang 25Qua sự phân tích các quan niệm, ý kiến về trò chơi, qua xem xét nội
dung và mục đích của trò chơi hiện nay, có thê hiểu: 7zò chơi là một loại hoạt động có mục dich nhất định, có những quy định, những luật lệ buộc người
chơi phải tuân theo Trò chơi tạo cho người (một hoặc nhiều người) tham gia
được vui chơi, giải trí, rèn luyện trí tuệ, sức lực Đồng thời, trò chơi còn là
hoạt động rèn luyện cho người chơi cả về phẩm chất như lòng kiên trì, sự tự tin, sự tương trợ giúp đỡ cộng đồng, phát triển mối quan hệ tập thể
1.2.2 Trò chơi dạy học
Cho đến nay vẫn có những quan niệm khác nhau về trò chơi dạy học - Trong lí luận dạy học nói chung, tất cả những trò chơi gắn với việc dạy học như là phương pháp, hình thức tổ chức và luyện tập với nội dung
và tính chất của trò chơi phục vụ mục tiêu dạy học thì đều được gọi là trò chơi dạy học
- Do những lợi thế của trò chơi có luật được quy định rõ ràng (gọi tắt là
trò chơi có luật), trò chơi dạy học còn được hiểu là loại trò chơi có luật, có định hướng đối với sự phát triển trí tuệ của người học, thường do GV nghĩ ra và dùng nó vào mục đích giáo dục và dạy học
- Trò chơi dạy học có nguồn gốc trong nên giáo dục dân gian, trong những trò chơi đầu tiên của mẹ với con, trong các trò vui và những bài hát khôi hài làm cho đứa trẻ chú ý đến những vật xung quanh, gọi tên các vật đó và dùng hình thức đó để dạy con, những trò chơi đó có chứa đựng các yếu tố
day hoc [59]
- A.I Xôrôkina đã đưa ra một luận điểm vô cùng quan trong về đặc thù của trò chơi dạy học (còn gọi là trò chơi học tập): “Irò chơi học tập là một
Trang 26- Tác giả Nguyễn Ngọc Trâm cho rằng: “Trò chơi dạy học là một trong những phương tiện có hiệu quả để phát triển các năng lực trí tuệ, trong đó có khả năng khái quát hóa là một năng lực đặc thù của khả năng con người” [ŠŠ] - Khi nghiên cứu những lí thuyết về trò chơi dạy học của các nhà nghiên cứu thuộc Liên Xô cũ, tác giả Trương Thị Xuân Huệ trong công trình nghiên cứu “Sử dụng phương pháp trò chơi trong công tác chuẩn bị trí tuệ cho
trẻ em học toán lớp 1”, đã khăng định răng trò chơi dạy hoc được hiểu là trò chơi có nhiệm vụ giáo dục, trò chơi dạy học là trò chơi có nội dung và luật
chơi cho trước do người lớn sáng tác và đưa vào cuộc sống của trẻ [27]
- Còn theo tác giá Đặng Thành Hưng thì những trò chơi giáo dục được
lựa chọn và sử dụng trực tiếp để dạy học, tuân theo mục đích, nội dung, các
nguyên tắc và phương pháp dạy học, có chức năng tổ chức, hướng dẫn và
động viên trẻ hay HS tìm kiếm và lĩnh hội tri thức, học tập và rèn luyện kĩ
năng, tích lũy và phát triển các phương thức hoạt động và hành vi ứng xử xã
hội, văn hóa, đạo đức, thâm mĩ, pháp luật, khoa học, ngôn ngữ, cải thiện và
phát triển thể chất, tức là tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập của HS khi
họ tham gia trò chơi gọi là trò chơi dạy học [29]
Các nhiệm vụ, quy tắc, luật chơi và các quan hệ trong trò chơi dạy học được tô chức tương đối chặt chẽ trong khuôn khổ các nhiệm vụ dạy học và được định hướng vào mục tiêu, nội dung học tập
Trò chơi dạy học được sáng tạo ra và được sử dụng bởi các nhà giáo và người lớn dựa trên những khuyến nghị của lí luận dạy học, đặc biệt là của lí
luận dạy học các môn học cụ thể Chúng phản ánh lí thuyết, ý tưởng, mục tiêu của nhà giáo, là một trong những hoạt động giáo dục không tuân theo bài bản cứng nhắc như những giờ học
Có thể thấy răng, thuật ngữ “trò chơi dạy học” là một khái niệm phù
Trang 27dụng trong quá trình tổ chức dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy học Cac trò chơi trong quá trình học tập do HS tự tiễn hành mang màu sắc vui chơi,
giải trí nhiều hơn là đóng gop, lam phong phú kiến thức, kĩ năng trang bị cho
bản thân mình
Như vậy, có thê hiểu: 7zò chơi dạy học là những trò chơi có nội dung
gan liền với nội dung day hoc, duoc GV xdy dung, lua chon dé str dung mot
cách chủ động vào quá trình dạy học nhằm tạo hứng thú học tập, tăng tính
tích cực học tập cho người học và góp phần đạt được mục tiêu dạy học 1.2.3 Trò chơi kĩ thuật
1.2.3.1, Kĩ thuật
- Theo Từ điền tiếng Việt, có thể hiểu kĩ thuật theo 2 nghĩa [45; tr.501]: + “Kĩ thuật là những kinh nghiệm và thủ thuật của một dạng hoạt động
nào đó”
+ “Kĩ thuật là các phương tiện kĩ thuật sản xuất được tạo ra để thực hiện quá trình sản xuất và phục vụ các nhu cầu khác của xã hội”
- Theo Từ điển Kĩ thuật - Công nghệ, cũng có thê hiểu kĩ thuật theo 2
nghia [38; tr.351]:
+ “Kĩ thuật là những kinh nghiệm và thủ thuật của một dạng hoạt động
nào đó”
+ “Ki thuật là tập hợp các tư liệu và phương tiện hoạt động của con
người được tạo ra để thực hiện quá trình sản xuất và phục vụ các nhu cầu khác của xã hội”
- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Kĩ thuật là kinh nghiệm, kĩ năng, các thao tác, các cơ cấu, các máy móc, các hệ thống, các phương pháp
Trang 28của một dạng hoạt động bất kì như kĩ thuật múa, ca hát, viết văn, hội họa, thé dục, thể thao và kĩ thuật sản xuất v.v ” [60; tr.550]
- Theo từ điển Bách khoa Britannica, quyền 1: Kĩ thuật là “Nghệ thuật chuyên nghiệp áp dụng khoa học vào sự biến đổi tối ưu các tài nguyên thiên
nhiên phục vụ cho sự sử dụng của loài người Về cơ bản kĩ thuật dựa trên vật lí học, hóa học, toán học và những mở rộng của chúng thành khoa học vật liệu, cơ học chất răn và chất lưu, nhiệt động lực học, các quá trình chuyến,
các quá trình động và các phân tích hệ thống” [61; tr.1509]
Như vậy, kĩ thuật có thể được hiểu như là phương pháp, cách thức làm việc, hoặc kĩ thuật được hiểu như là phương tiện, thiết bị kĩ thuật, lĩnh vực kĩ
thuật Ngoài ra, kĩ thuật còn được hiểu như là sự vận dụng các thành tựu của
toán và khoa học tự nhiên vào giải quyết các van đẻ thực tiễn, đáp ứng nhu
cầu của cuộc sống Kết quả của các nghiên cứu kĩ thuật tạo ra các sản phẩm,
công nghệ mới
Trong khuôn khô của luận án, kĩ thuật được hiểu theo nghĩa: “K7 £huật là kinh nghiệm, kĩ năng, các thao tác, các cơ cấu, các máy móc, các hệ thong,
các phương pháp và phương tiện quản lí, khai thác, bảo vệ, xử lí vật chất, năng lượng và thông tin, được xây dựng nhằm mục đích sản xuất và phục vụ
các nhu cầu trực tiếp cua xd hoi”
1.2.3.2 Trò chơi kĩ thuật
Bất cứ một trò chơi nào cũng có quy định về cách chơi và phương pháp để thực hiện trò chơi, còn gọi là kĩ thuật chơi Ở đây đề cập tới “trò chơi kĩ thuật?” không nhằm để chỉ trò chơi cần có kĩ thuật chơi mà là các trò chơi trong lĩnh vực kĩ thuật, có nội dung liên quan đến khoa học công nghệ, khoa
học kĩ thuật
Kết hợp khái niệm trò chơi và khái niệm kĩ thuật, có thê hiểu: 7zò chơi kĩ
Trang 29hoặc thuộc về lĩnh vực kĩ thuật Trò chơi kĩ thuật đòi hỏi luật chơi phải tuân theo
những nguyên tắc, quy định chặt chẽ của hoạt động khoa học, kĩ thuật
1.2.3.3 Trò chơi kĩ thuật trong dạy học
Trò chơi kĩ thuật (TCKT) là một loại trò chơi có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau với những mục đích khác nhau như học
tập, giải trí, sáng tạo Trong dạy học, TCKT có thể được sử dụng khi dạy
học các môn học, nội dung khác nhau như toán học, vật lí, lịch sử, địa lí
nhưng phù hợp nhất, phát huy được vai trò của trò chơi nhiều nhất khi sử
dụng chúng trong dạy học các môn học, nội dung về lĩnh vực kĩ thuật
Trong dạy học kĩ thuật, mà cụ thể là trong dạy học môn Công nghệ ở
phô thông, các nội dung về trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng kĩ thuật và công nghệ được trình bày một cách xuyên suốt và có hệ thống Môn Công nghệ, phần công nghiệp ở trung học phố thông gồm có những nội dung chủ yếu về vẽ kĩ thuật, cơ khí, động cơ đốt trong, kĩ thuật điện và điện tử, là
những nội dung thuộc về lĩnh vực kĩ thuật Sử dụng TCKT trong dạy học môn
Công nghệ sẽ phát huy được vai trò của TCKT trong dạy học rất hiệu quả
Vì vậy có thé hiểu: “7ò chơi kĩ thuật trong dạy học là một loại trò chơi đạy học mà nội dung, tính chất của hoạt động chơi bam sát nội dung các môn học kĩ thuật Mục đích của trò chơi kĩ thuật trong dạy học là giúp người
chơi rèn luyện nắm vững và nâng cao kiến thức, phát triển tư duy; đồng thời rèn luyện cho người chơi cả về phẩm chất như lòng kiên trì, sự tự tin, kĩ năng
làm việc nhóm và tốc độ xử lí tình huống hoc tap”
Có thể thấy răng, trò chơi kĩ thuật trong dạy học thuộc về trò chơi dạy
học nhưng có nội dung về kĩ thuật và công nghệ; nếu xét về nội dung dạy học
các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông thì trò chơi kĩ thuật trong
Trang 30được hiểu là các trò chơi thuộc lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ nói chung ở
phô thông còn trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ là dành riêng cho môn Công nghệ
1.3 LÍ LUẬN VỀ TRÒ CHƠI DẠY HỌC 1.3.1 Chơi và hoạt động chơi
1.3.1.1 Chơi
Chơi là một trong những hoạt động của con người, có mặt trong đời sống con người ở mọi lứa tuổi, mặc dù hình thức và mục đích chơi của mỗi người có sự thay đổi theo tuổi tác Đối với người lớn, hoạt động chơi chiếm
một vị trí nhất định trong cuộc sống của họ Còn đối với trẻ em, hoạt động chơi là nội dung chính của cuộc sống, là hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuôi này
Có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “chơi”, có thê điểm qua
một vài định nghĩa về “chơi” như:
- Theo từ điển tiếng Việt: “Chơi là hoạt động giải trí hoặc nghỉ ngơi Chơi
là hoạt động chỉ nhằm cho vui mà thôi, không có mục đích gì khác” [45; tr.16ó] - “Chơi là một hoạt động vô tư, người chơi không chú tâm vào một lợi
ích thiết thực nào cả, trong khi chơi các mối quan hệ của con người với tự
nhiên với xã hội được mô phỏng lại, nó mang đến cho người chơi một trạng
thái tỉnh thân vui vẻ, thoải mái, dễ chịu” [59]
- “Chơi là kiểu hành vi hoặc hoạt động tự nhiên, tự nguyện, có động cơ
thúc đây là những yếu tố bên trong quá trình chơi và chủ thể không nhất thiết
theo đuôi những mục tiêu và lợi ích thực dụng một cách tự giác trong quá
trình đó Bản thân quá trình chơi có sức cuốn hút tự thân và các yếu tố tâm lí của con người trong khi chơi nói chung mang tính chất vui đùa, ngẫu hứng, tự do, cởi mở, thư giãn, có khuynh hướng thể nghiệm những tâm trạng hoặc tạo
Trang 31Rõ ràng khó có thể đưa ra một khái niệm chung cho một hiện tượng
“chơi” trong toàn bộ phạm vi hoạt động rộng lớn của con người vì hình thức
thể hiện của hoạt động chơi vô cùng đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức 1.3.1.2 Hoạt động chơi
Hoạt động chơi là hình thái đặc biệt của sự chơi và chỉ có ở con người Quá trình chơi diễn ra ở 2 cấp độ: cấp độ hành vi và cấp độ hoạt động Với tư cách là hoạt động, sự chơi diễn ra theo nhu cầu của chủ thể, được điều khiên
bởi động cơ bên trong quá trình chơi Yếu tố động cơ là căn cứ phân biệt rõ
hoạt động chơi với những dạng hoạt động khác Hoạt động chơi là dạng chơi
có ý thức, cả nội dung văn hóa xã hội, dựa trên các chức năng tâm lí cấp cao và chỉ có ở người, không có ở động vật Như vậy “Loại hoạt động nào có cấu trúc động cơ nằm trong chính quá trình hoạt động, đó chính là hoạt động choi” [41]
Tóm lại, hoạt động chơi của cả trẻ em và người lớn đều có cùng bản
chất tự nhiên, ngây thơ, vô tư vì nó là một trường hợp của chơi nhưng đây là dạng chơi ở người có ý thức, có động cơ xã hội và văn hóa, có nội dung nhận
thức, tình cảm, đạo đức, thâm mi
Hoạt động chơi đương nhiên là chơi nhưng không phải mọi hiện tượng chơi nào cũng là hoạt động chơi — có nhiều hiện tượng chơi chỉ là hành vi hay động thái biểu hiện những khả năng và nhu cầu bản năng của cá thể sinh vật hoặc người
1.3.2 Phân loại trò chơi
Trò chơi là một hoạt động phong phú, có thể tiễn hành trong nhiều điều
kiện, hoàn cảnh, đối tượng khác nhau Việc phân loại trò chơi cũng có nhiều
quan điểm, cách chia khác nhau Có thể phân chia ra một số loại như sau: 4) Phân loại trò chơi theo cách tiếp cận:
Theo tác giả Đặng Thành Hưng, có thể phân loại trò chơi theo một số
Trang 32* Theo tiếp cận văn hoá, có các loại:
- Những trò chơi nhại lại hay phóng tác: Đó là sự trừu tượng hoá và tái tạo
một mảng hiện thực dưới hình thức chơi, với những đối tượng, quá trình, quan
hệ và tình huống mô phỏng nhưng phản ánh nhu cầu giải quyết vấn đề, nhận thức, đánh giá, tạo dựng cái gì đó thiết thực trong cuộc sống của con người
- Những trò chơi sáng tạo hay kiến tạo: Đó là tổ hợp những hoạt động được tiễn hành theo những luật, quy tắc, phần thưởng hay phan thăng và mục
đích chơi mới được đặt ra một cách chủ động, không phụ thuộc vào những
tiền lệ một cách trực tiếp Kiểu trò chơi này có thể gồm một vài yếu tô đơn lẻ mang tính chất phóng tác, nhưng chúng không giữ vai trò quan trọng trong mục đích, luật và quy tắc chơi
- Những trò chơi nửa phóng tác nửa sáng tạo: Đó là những hoạt động và mục đích và phần thưởng hay giải thưởng thường phỏng theo những tiền lệ đã có, tức là phóng tác những thói thường, những các luật lệ, quy tắc của trò
chơi lại là những yếu tố mới được đặt ra, không dựa vào tiền lệ nào có sẵn Và
trường hợp ngược lại, trò chơi này gồm các luật lệ, quy tắc phóng tác và những mục đích, cách đặt giải thưởng có tính rất sáng tạo
* Theo tiếp cận lịch sử, có các loại:
- Những trò chơi dân gian, có tính truyền thống: Đó là những trò chơi thường đi kèm với lễ hội, liên hoan và sinh hoạt cộng đồng truyền thống (múa lan, thi nau com trên thuyên, chơi trốn tìm, thi vật v.v ), chúng thường có hình thức đặc trưng của văn hoá dân tộc và có nội dung nghiêng về giải trí, tiêu khiến, thư giãn, vui vẻ, bồi dưỡng đời sống tỉnh thần của con người
- Những trò chơi hiện đại, có tính chất công nghệ và van minh phé biến: Đó là những trò chơi được xây dựng và tổ chức theo phong cách hiện đại, có sự tham gia của các yếu tố quản lí, công nghệ, nghệ thuật, sư phạm, tâm lí và các khoa học khác, với nội dung phản ánh các hoạt động, quan hệ,
Trang 33các cầu kiện, mô hình kĩ thuật, trò chơi điện tử như lái xe, băn súng, các môn
thi đầu thể thao mới xuất hiện Chúng thường phố biến ở nhiều nền văn hoá khác nhau và có nội dung nghiêng về phản ánh hiện thực đương đại
* Theo tiếp cận tâm lí, có các loại:
- Những trò chơi thi đấu, có tính chất tranh đua để giành thành tích tốt
nhất hoặc vượt qua thử thách một cách xuất sắc nhất: Đó là những trò chơi có tập hợp quy tắc, luật lệ chặt chẽ nhằm định rõ mục đích, kết quả, hoặc yêu cầu
về thành tích phải vượt qua, buộc những người tham gia phải nỗ lực ganh đua với nhau để giành thành tích cao nhất
- Những trò chơi không thi đấu, không có tính chất thi thố, tranh đua: Đó là những trò chơi chỉ có mục đích thăng đối thủ, loại đối thủ khỏi cuộc chơi hoặc thăng chính trò chơi, có tính chất thăng thua không quan trọng, mà không có quá trình đánh giá, xem xét và xếp hạng thành tích Chang hạn các trò đánh cờ vây đôi, đánh cờ với máy tính điện tử, chọi gà, giải các bài toán vui hay lắp ghép các mô hình kĩ thuật là những trò chơi không thi đấu
* Theo tiếp cận chức năng, có các loại:
- Những trò chơi giải trí, tiêu khiển: Đó là kiểu trò chơi có chức năng thư giãn, giải toả bớt những căng thăng tâm lí do công việc, quan hệ, đời sống lao động và đấu tranh gây ra Chúng có thê có tính chất thi đấu hoặc không thi đấu, có giải thưởng hay không có giải thưởng Nói chung, các trò chơi giải
trí không nhằm những mục đích hay lợi ích công việc Ví dụ: Đánh bài, thi
hát đối, chơi cờ, chơi đó chữ cốt để vui vẻ trong những lúc rỗi rãi, họp mặt
bạn bè, hội hè
- Những trò chơi công vụ: Gỗm những trò chơi nhằm những mục đích công việc nghiêm túc, trong đó các hoạt động của người tham gia tuy có hình thức là chơi song nội dung và nhiệm vụ phải giải quyết lại là những công việc
Trang 34phải làm, người tham gia hầu như không thực sự tiến hành hoạt động chơi, mà tiến hành những hoạt động khác
- Những trò chơi dùng sức lực thê chất: Chúng đồng thời có chức năng chủ yếu là cải thiện và phát triển thể chất của người tham gia, về hình thê, sức
vóc, sức mạnh cơ thẻ, khả năng vận động cơ thể, độ khéo léo của chân tay hay
tư thế của than thé, van động và chức năng của các giác quan
- Những trò chơi trí tuệ: Có tác động chủ yếu đến các chức năng và quá trình tâm lí của con người, cải thiện các yếu tô tâm trí đồng thời cũng đòi hỏi người tham gia phải huy động và vận dụng các sức mạnh tâm trí của minh dé
thực hiện những hoạt động cần thiết trong trò chơi
b) Phân loại trò chơi theo chức năng:
Căn cứ vào chức năng, trò chơi dạy học được chia ra 3 nhóm sau:
* Nhóm I: Trò chơi phát triển nhận thức
Đó là loại trò chơi đòi hỏi người tham gia phải sử dụng các năng lực
nhận thức, nỗ lực hoạt động nhận thức, thực hiện các hành vi và hành động nhận thức để tiến hành các nhiệm vụ chơi, tuân thủ những yêu cầu và mục
đích chơi, qua đó cải thiện và phát triển được khả năng, quá trình và kết quả
nhận thức của mình Trò chơi phát triển nhận thức lại được phân thành một số nhóm nhỏ:
- Các trò chơi phát triển cảm giác và tri giác: Ví dụ các trò chơi thi xếp
hình, ghép hình theo hình dạng, theo màu sắc; trò chơi nhận dạng các đồ vật, con vật và đối chiếu các sự vật với mẫu, với vật thật, với mô hình, trò chơi phân biệt các sắc thái của màu, phân biệt các bộ phận đồng nhất và khác nhau giữa các sự vật; trò chơi nghe và nhận dạng âm thanh
- Các trò chơi phát triển và rèn luyện trí nhớ: Ví dụ trò chơi kê và tiếp
Trang 35- Các trò chơi phát triển tưởng tượng và tư duy: Ví dụ như chơi cờ; các trò chơi xây dựng, lắp ghép mô hình; các trò chơi có vai (phóng tác), phân vai (theo chủ đề) và đóng kịch; các trò chơi thi giải đó, thi tính toán, thi với các
thực nghiệm khoa học; các trò chơi thực hiện những thuật toán như xếp đội
hình, giải các bài tập theo chương trình; các trò chơi khoa học vui * Nhóm 2: Trò chơi phát triển các giá trị
Đó là những trò chơi có nội dung văn hoá, xã hội, trong đó các quan hệ
chơi lí tưởng hoá các quan hệ đạo đức, thâm mĩ, kinh tế, gia đình, xã hội,
chính trị, pháp luật, quân sự hiện thực và các quy luật hay quy tắc chơi
được định hướng vào việc kích thích, khai thác các thái độ, tình cảm tích cực,
động viên ý chí và nhu cầu xã hội, khuyến khích sự phát triển các phẩm chất cá nhân của người tham gia Ví dụ: Các trò chơi phân vai theo các chủ đề, các
trò chơi đóng kịch, các trò chơi dân gian có tính chất lễ hội như: thi nẫu cơm, thi kéo co, thi nhảy múa, thi đọc thơ, thị làm thơ; các trò chơi phóng tác
những nghề nghiệp hay quan hệ xã hội Chúng là môi trường giao tiếp và
chia sẻ kinh nghiệm sống, giúp trẻ học và rèn luyện những kĩ năng xã hội, kĩ năng cộng tác v.v
Một số trò chơi đòi hỏi khả năng đánh giá sự vật hay hành vi, hành động, tính cách con người, khả năng giải đáp những tình huống khác nhau
* Nhóm thứ 3: Trò chơi phát triển vận động
Các trò chơi phát triển vận động là loại trò chơi có vi phạm rộng hơn
Trò chơi vận động trực tiếp đòi hỏi các vận động phải tuân theo luật hay quy tặc và nội dung chơi chủ yếu là vận động Nó đương nhiên có chức năng phát
triển vận động Còn có trò chơi phát triển vận động vừa gồm các trò chơi vận
động vừa gồm những trò chơi khác Trò chơi phát triển vận động có hai loại:
- Hầu hết các trò chơi thể thao như chơi bóng, đá cầu, mang vác, leo
Trang 36- Cac trò chơi phóng tác có nội dung quân sự, lao động, dịch vụ đòi hỏi phải vận động thể chất và di chuyên cơ thể
Chức năng của cá nhân ngày càng phát triển phân hoá theo sự tăng dan
của lứa tuôi và thể hiện cụ thê trong các lĩnh vực hành vi, hoạt động quan hệ
thực hiện của con người Dạy học chính là dạy người ta lĩnh hội các phương thức hành vi, hoạt động và quan hệ, hay như chúng ta quen gọi là các mặt giáo dục và phát triển của trẻ em Các lĩnh vực hay các mặt này là tầng phát triển cụ thể hơn tầng chức năng, có nội dung bộ môn hay chuyên biệt, có tính chất ngành Nếu như các hành vi và hoạt động có cơ cấu ngành (lĩnh vực) thì
bản thân cơ cấu đó gợi ý cho ta phân loại và xác định các nhóm trò chơi dạy
học theo nguyên tắc ngành Điều đó còn có nghĩa nếu cơ cấu ngành thay đôi theo lứa tuổi HS, thì hệ thông trò chơi phải thay đổi [42; tr.411 - 415]
c) Phan loại trò chơi theo cách thức tiễn hành: * Trò chơi đồng thời
Trò chơi đồng thời là những loại trò chơi trong đó những người tham
gia chơi thực hiện hoạt động chơi cùng lúc, hoạt động chơi của người chơi này có thê không bị người chơi khác nhìn thấy Trong loại trò chơi này người chơi phân tích ý đồ chơi của những người khác để vạch ra các bước đi của
minh Theo Fiona Carmichael, các ví dụ cụ thê về trò chơi này gồm trò chơi
trốn tìm, trò chơi giữa những ông chủ quán rượu và trò chơi đá phạt đền Trò chơi trốn tìm là trò chơi với những bước đi được che giấu, hai trò chơi sau là những trò chơi với những bước đi đồng thời [19]
* Trò chơi tuần tự
Trong trò chơi tuần tự, những người chơi thực hiện các bước đi theo một trật tự xác định Người chơi đầu tiên sẽ đi bước trước và những người
còn lại thấy bước đi của người đó và đi đáp trả lại Có thê thấy răng ví dụ rõ nét nhất về trò chơi này là trò chơi cờ hoặc người bán nhà và người mua nhà
Trang 37* Tro choi hop tac
Trò choi hop tác là trò chơi mà tất cả những người chơi hoặc nhóm người chơi trong một đội được phép hoặc phải giao tiếp, thỏa thuận và hợp tác với nhau Ví dụ trò chơi bóng đá, bóng chuyền là loại trò chơi hợp tác
* Trò chơi không hợp tác
Trò chơi không hợp tác là trò chơi mà những người chơi hoạt động độc lập, ganh đua, thậm chí đối kháng với nhau Ví dụ trò chơi bóng bàn, cầu lông
loại đánh đơn
* Trò chơi N người chơi
Những trò chơi nào có 2 người chơi được gọi là trò chơi 2 người, ví dụ
chơi cờ đối kháng 2 người Những trò chơi có nhiều hơn 2 người chơi được gọi là trò chơi N người chơi Theo Fiona Carmichael, số lượng người chơi càng lớn thì trò chơi có khả năng càng phức tạp [19]
1.3.3 Chức năng dạy học của trò chơi
Khi nghiên cứu về trò chơi trong giáo dục, tác giả Macie Hall, nhà xây dựng phan mém day học cao cấp — Trung tâm Tài liệu giáo dục, đã viết trong bài báo của mình: “Giáo dục thông qua trò chơi được định nghĩa là việc áp dụng các yếu tố điển hình của trò chơi (luật chơi, ghi điểm, tính cạnh tranh)
vào các lĩnh vực hoạt động khác, đặc biệt nhăm thu hút người sử dụng trong
việc giải quyết vẫn đề Nó đã được sử dụng trong tiếp thị và cũng có ứng
dụng trong giáo dục Ngoài việc thúc đấy lợi ích học tập cụ thể, trò chơi là
một hình thức học tập tích cực” Tác giả cũng dẫn lời của Huang, Wendy Hsin-Yuan và Dilip Soman - tác giả bài “Giáo dục thông qua trò chơi” là: “Trong thời đại kĩ thuật số ngày nay, giáo dục thông qua trò chơi đã trở thành một chiến thuật phô bién nhăm khuyến khích hành vi cụ thê và tăng cường động lực cũng như sự tham gia Mặc dù phương pháp này thường được tìm
Trang 38chương trình giáo dục, giúp các nhà giáo dục tìm ra sự cân bằng giữa việc đạt
được các mục tiêu và đáp ứng nhu cầu của học sinh” [69]
Có thê thấy rằng trò chơi trong dạy học có những chức năng cơ bản
như sau:
- Gop phan tích cực hóa hoạt động nhận thức, hoạt động học tập của
học sinh: C6 thé thay răng kết quả học tập phụ thuộc nhiều vào tính tự giác, mong muốn khám phá tri thức và thể hiện khả năng của bản thân với gia đình,
cộng đồng và xã hội Nếu như kiến thức, kĩ năng của học sinh nhận được
thông qua bối cảnh nhẹ nhàng, hấp dẫn của quá trình học tập xen lẫn tính chất
hấp dẫn của trò chơi sẽ dẫn đến quá trình nhận thức, học tập của học sinh trở nên vui vẻ, nhẹ nhàng dẫn đến hoạt động nhận thức, hoạt động học tập trở nên
hấp dẫn, lôi cuốn, học sinh dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức cũng như rèn luyện Kĩ năng
- Khuyến khích và rèn luyện khả năng hoạt động xã hội, giao tiếp cho học sinh lứa tuổi phô thông: Trong các hoạt động của trò chơi, giao tiếp và thuyết trình, phối hợp với các cá nhân trong nhóm là không thể thiếu Học sinh đại diện cho cá nhân hay nhóm chơi cần đề xuất đáp án của trò chơi, bàn bạc và thống nhất phương án trả lời trong khoảng thời gian xác định (thường là rất ngắn) Những hoạt động này sẽ giúp học sinh rèn luyện và phát triển khả năng giao tiếp với nhau, ngoài ra với những đáp án liên quan đến vận dụng vào giải quyết những vẫn đề thực tiễn cũng sẽ giúp học sinh rèn luyện
khả năng thuyết trình, tư vẫn, thuyết phục trong các hoạt động xã hội Có thể thấy rõ qua các cuộc thi khoa học và kĩ thuật Visef, thông qua thuyết trình,
báo cáo kết quả khả năng thuyết trình vào giao tiếp của học sinh đã được phát triển rõ rệt Cụ thể hơn, có thể thấy:
Trang 39những gì mình đưa ra là đúng và những bản nhận xét là một phần quan trọng của trò chơi Lời nhận xét phải cụ thể và hướng tới những cách cư xử của từng cá nhân khi giải quyết vấn đề
+ Phát triển kĩ năng thuyết trình: Bao gồm những trò chơi có mục đích giúp người chơi phát triển khả năng nói trước đám đông hay kĩ năng thuyết trình Trong khi sử dụng các trò chơi để tăng cường kĩ năng thuyết trình, người chơi cần chớp thời cơ bằng việc thể hiện cá tính của mỗi cá nhân trong nhóm bắt cứ khi nào có thể Điều quan trọng là người thuyết trình phải đảm
bảo những cá nhân đó được để ý và được báo cáo lại bởi các thành viên khác
còn lại trong nhóm Băng cách quan sát đơn giản các thành viên trong đội sẽ nhận ra những điều mà họ cần Người chơi càng nhìn thấy nhiều phong cách thuyết trình càng tốt
- Xây dựng mối quan hệ tập thể: Đó là những trò chơi được sử dụng để cải thiện mỗi quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể Các thành viên sẽ hợp lại thành nhóm và làm việc theo nhóm
- Rèn luyện trí nhớ: Các hoạt động đòi hỏi phải tái hiện trong thời gian ngăn hoặc dài những kinh nghiệm tri giác, thị giác hoặc thính giác Trí nhớ được xác định băng các trò đó, trong đó phải huy động tri thức từ quá khứ để giải đáp những câu hỏi đánh đó Bởi vì trò chơi đồ có thể được xây dựng cho
tất cả những lĩnh vực học tập trong nhà trường, nên có thể sử dụng chúng như
những biện pháp để giúp người chơi nhớ lại tri thức đã học trước đây và bằng
cách đó nâng cao hiệu suất trí nhớ của họ
- Rèn luyện tính sáng tạo: Hiểu theo nghĩa phát kiến ra một biến thể
mới của hoạt động Rõ ràng là các kiểu trò chơi khác biệt nhau ở mức độ độc
đáo mà nó khuyến khích hoặc hạn chế Những phương án khác của trò chơi thích hợp nhất cho việc kích thích tính sáng tạo là giải trí bằng đồ hoạ, vẽ
Trang 40- Học kĩ năng phán đoán: Chỉ một loại năng lực lường trước những dữ liệu của các hành động có thê xảy ra trong tương lai ở trong một tình huống, và đánh giá những nhân tố nào quyết định xác suất lớn nhất xảy ra điều gì đó
- Học kĩ năng “đánh lạc hướng”: Chỉ một loại năng lực đánh lạc hướng
người khác bằng cách tỏ ra dự định một hành động này nhưng thực tế lại thực hiện một hành động khác Năng lực này là sự mở rộng của năng lực dự đoán các sự kiện, nó đòi hỏi phải ước định được mình có thể dùng những cử chỉ
biểu đạt nào để đánh bại được các đối thủ, khiến cho họ phán đoán những sai lầm về những hoạt động sau đó của mình
- Học và rèn luyện hành vi tôn trọng luật lệ: Có nghĩa là cá nhân hiểu
các luật lệ, quy tắc chi phối hoạt động, tuân theo luật, tôn trọng những thoả thuận đã nhất trí với nhau để tránh vi phạm luật và làm theo những øì đã nhất trí Mọi trò chơi có thể kích thích những tiến bộ hướng tới những mục tiêu
này nhất là trò chơi dạy học
- Học cách làm chủ thái độ đối với thành công và thất bại: Có nghĩa là cá nhân tán thành những phản ứng được chấp nhận về mặt xã hội trước sự thắng và bại Bất cứ hoạt động nào hễ có mục đích vươn tới hoặc có đối thủ
để chiến thắng, đều tạo ra những cơ hội tốt để bồi dưỡng thái độ này
- Cái thiện Kĩ năng tự quản: Thông qua các trò chơi cho phép người tham gia biết được họ có thể cải thiện kĩ thuật tự đánh giá bản thân ở chỗ nào Ở đây chúng ta chi quan tâm đến việc cải thiện khả năng tổ chức của người
tham gia [42]
- Tạo hướng thú học tập: Hứng thú học tập của HS là một trong những điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến khả năng học tập, giúp HS yêu thích học
tập dẫn đến đạt kết quả học tập tốt Hứng thú học tập liên quan đến cơ sở sinh
lý học của con người Hệ thần kinh trung ương của con người gồm hai phần