1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận về dân tộc Tày ở Việt Nam

17 8,8K 25
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 622,07 KB

Nội dung

tìm hiểu về dân tộc tày ở việt nam về tín ngưỡng, văn hóa, ẩm thựcNgười dân tộc Tày rất coi trọng việc thờ cúng Tổ tiên, đây là việc thờ chính trong nhà, nhằm giáo dục, nhắc nhở con, cháu luôn hướng về tổ tiên, cội nguồn, giữ gìn truyền thống gia tộc, dòng họ. Bàn thờ tổ tiên được đặt ở gian chính giữa nhà là nơi trang trọng nhất, cao ngang xà, được trang hoàng đẹp. . Người Tày có khá nhiều phong tục tập quán khác biệt với người Kinh, tuy nhiên đôi lúc chính những sự khác biệt đó lại tạo được nét đặc sắc riêng hấp dẫn khách du lịch tới tham quan và tìm hiểu, trong đó có lễ mừng thọ của người Tày.

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM

Dân tộc Tày ở Việt Nam

SV THỰC HIỆN: Nguyễn Thị Kim Duyên

MSSV: K39.607.009 LỚP: VIỆT NAM HỌC 2A

TP.HCM 4/2015

MỤC LỤC

Trang 2

Mục lục

A Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục đích nghiên cứu

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5 Nguồn tài liệu

6 Phương pháp nghiên cứu

7 Ý nghĩa khoa học của việc nghiên cứu

8 Bố cục nghiên cứu

B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.

1 Cơ sở lí luận

2 Cơ sở thực tiễn

Chương 2: Những nét cơ bản về giá trị vật chất và tinh thần của người dân tộc Tày ở Việt Nam.

1 Văn hóa vật chất

a Nhà ở

b Ẩm thực

c Trang phục

d Hoạt động sản xuất

2 Văn hóa tinh thần

a Lễ hội

b Tín ngưỡng

c Hôn nhân gia đình

d Lễ mừng thọ

C KẾT LUẬN

 Tổng kết lại vấn đề

 Tài liệu tham khảo

 Phụ lục

Trang 3

A.MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Đất nước Việt Nam, đất nước của năm mươi tư dân tộc anh em Năm mươi

tư dân tộc anh em đều là con cháu của Lạc Long Quân và Âu Cơ, đều bước ra

từ trăm trứng và cùng nhau xây dựng đất nước Việt Nam thái bình yên vui ngày nay Mỗi dân tộc với bản sắc riêng của mình như một loài hoa quý, ghóp thêm hương sắc cho rừng hoa lớn- dân tộc Việt Nam

Và bài tiểu luận này tôi muốn nói tới một trong năm mươi tư dân tộc anh em

ở Việt Nam, sinh sống chủ yếu ở vùng rừng núi phía bắc, đó là dân tộc Tày Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về người Tày, tôi mong muốn được hiểu hơn về con người cũng như về văn hóa của họ Từ đó có cái nhìn mới hơn

và ghóp một phần nhỏ của mình vào việc giữ gìn và bảo tồn nét văn hóa truyền thống của họ

2 Mục đích nghiên cứu.

Làm rõ nét tương đồng giữa người tày và các dân tộc khác

Hiểu thêm về con người, cuộc sống, văn hóa người Tày

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Có rất nhiều cuốn sách, bài báo,công trình nghiên cứu đã nghiên cứu về dân tộc Tày

Tiêu biểu như cuốn sách “ Đến với người Tày và văn hóa Tày” của TS.La Công Ý- một công trình chuyên khảo công phu, đề cập một cách hệ thống về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người Tày……

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: dân tộc Tày ở Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu:những đặc sắc về cuộc sống,sinh hoạt, văn hóa của người Tày từ trước cho tới nay

5 Nguồn tài liệu.

Trang 4

Thực tế: thu thập thông tin từ số người dân tộc Tày và một số người am hiểu

về dân tộc Tày

Nguồn tài liệu công bố: trên sách, báo,mạng…

6 Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp so sánh

Phương pháp đối chiếu

Phương pháp lịch sử

Phương pháp địa lí

7 Ý nghĩa khoa học của việc nghiên cứu đề tài.

a Ý nghĩa khoa học lí luận.

Về mặt lí luận, đề tài đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ được một số khái niệm

cơ bản về dân tộc Việt Nam,dân tộc Tày ở Việt Nam, vai trò của dân tộc Tày ở Việt Nam đối với phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa du lịch…của nước Việt Nam

b Ý nghĩa thực tiễn.

Về mặt nghiên cứu thực tiễn, thông qua đề tài sẽ hiểu thêm về dân tộc Tày, hiểu thêm về dân tộc Việt Nam Ngoài ra, đề tài này còn có ý nghĩa cung cấp tài liệu cho chính bản thân tôi và cung cấp nguồn tài liệu cho những công trình nghiên cứu sau

8 Bố cục nghiên cứu.

Phần A: Mở đầu vấn đề.

Phần B: Nội dung nghiên cứu.

Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn.

Chương 2: Những nét cơ bản văn hóa đặc trưng của dân tộc Tày.

Phần C: Kết luận.

Trang 5

B.Nội dung nghiên cứu.

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.

1.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn.

Khái niệm về dân tộc : Dân tộc là cộng đồng những người cùng chung một lịch sử, nói chung một một ngôn ngữ, sống chung trên một vùng lãnh thổ và có chung một vùng văn hóa

Khái niệm tộc người:

Theo nghĩa rộng thì tộc người là một loại hình cộng đồng người

Theo nghĩa hẹp tộc người là tổng hợp những con người được hình thành về mặt lịch sử trên một lãnh thổ nhất định, dưới một cái tên tự gọi (tộc danh), có những đặc điểm chung tương đối bền vững về văn hóa và tâm lí (trong đó nổi trội là ngôn ngữ); có ý thức về sự thống nhất của họ cũng như sự khác nhau giữa họ với các tộc người khác (nói ngắn gọn là ý thức tộc người)

1.2 Cơ sở thực tiễn.

Khái quát sơ lược về dân tộc Tày.

Người Tày là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam, nhóm địa phương Pa

dí, Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, thuộc hệ ngôn ngữ Thái-Kadai sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi thấp phía bắc Việt Nam Người Tày trước đây hay được

gọi là người Thổ (tuy nhiên tên gọi này hiện nay được dùng để chỉ một dân tộc

khác, xem bài người Thổ) Người Tày có dân số đông thứ 2 ở Việt Nam sau dân tộc Kinh, và có quan hệ gần gũi với người Nùng và với người Choang (Trung Quốc)

Người Tày chủ yếu cư trú tại các tỉnh trung du và miền núi phía bắc (hơn 1,4 triệu người) Trong thời gian gần đây, người Tày bắt đầu di cư tới một số tỉnh như Tây Nguyên, Đắk Lắk và Lâm Đồng

Dân số: 1.626.392 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 2 tại Việt Nam, có

mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố (Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009).

Trang 6

Lịch sử:Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên

niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên

Văn hóa: Dân tộc Tày là một nhóm tộc người có nền văn hoá khá khép

kín, người Tày có một nền văn nghệ cổ truyền phong phú, đủ các thể loại thơ,

ca, múa nhạc Tục ngữ, ca dao chiếm một khối lượng đáng kể Các điệu dân

ca phổ biến nhất là hát lượn, hát đám cưới, ru con Người Tày mến khách, cởi

mở, dễ làm quen và thích nói chuyện Họ rất trọng người cùng tuổi, khi đã kết nghĩa bạn bè thì coi nhau như anh em ruột thịt, bà con thân thích của mình Văn hoá chợ của người Tày chiếm một vai trò quan trọng trong giao lưu trao đổi hàng hoá, thông tin và giao lưu văn hoá giữa các vùng dân tộc

Kinh tế: Người Tày sống dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp Họ trồng lúa, ngô, khoai lang, v.v

Tổ chức cộng đồng: Bản của người Tày thường ở chân núi hay ven suối.

Tên bản thường gọi theo tên đồi núi, đồng ruộng, khúc sông Mỗi bản có từ 15 đến 20 nóc nhà Bản lớn chia ra nhiều xóm nhỏ

Chương 2: Những nét cơ bản về giá tri vật chất và tinh thần của người dân tộc Tày ở Việt Nam.

1 Giá trị văn hóa vật chất.

a Nhà ở.

Những nhà truyền thống thường là nhà sàn, nhà đất mái lợp cỏ gianh và một

số vùng giáp biên giới có loại nhà phòng thủ Trong nhà phân biệt phòng nam ở ngoài, nữ ở trong buồng Phổ biến là loại nhà đất 3 gian, 2 mái (không có chái), tường trình đất hoặc thưng phên nứa, gỗ xung quanh, mái lợp cỏ tranh, ngói âm dương hoặc tấm Prôximăng Bố trí mặt bằng sinh hoạt được quy định thống nhất qua từng vị trí trong ngôi nhà Người Tày sống định cư, quây quần thành từng bản chừng 15 đến 20 hộ

b Ẩm thực.

Ẩm thực của người Tày rất đa dạng và đặc sắc, nó thể hiện nét văn hóa của họ.Có rất nhiều món ăn đặc biệt, và tôi chọn 3 món tiểu biểu : xôi ngũ sắc,rêu nướng, nem măng đắng để tìm hiểu

Trang 7

Xôi ngũ sắc:Điểm đặc biệt của món xôi này là màu sắc độc đáo Những hạt xôi thơm dẻo được đồ bằng gạo nếp cái hoa vàng nổi tiếng Màu xôi đẹp tự nhiên và hấp dẫn, 5 màu chính của xôi là trắng, đỏ, xanh, tím, vàng Trắng là màu nguyên của gạo, các màu còn lại được tạo nên bằng cách ngâm gạo với nước của các loại lá và củ cây rừng Những loại lá và củ cây này đều dễ tìm trong rừng, hoặc trong vườn nhà.Xôi ngũ sắc được các mẹ, các chị bày thành đĩa xôi năm màu: trắng, xanh, vàng, đỏ, tím cẩm trông tựa như bông hoa năm cánh đang khoe sắc Nó một mùi thơm đặc trưng của cây cỏ, không thể lẫn với bất cứ loại xôi nào khác Hạt xôi bóng đẹp nhưng không ướt, khi nguội hạt xôi

se lại nhưng vẫn mềm, dẻo và thơm.Người xưa quan niệm, xôi ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành: Trắng là màu của kim, xanh là màu của mộc, đen là màu của thuỷ, đỏ là màu của hỏa, màu vàng là màu của thổ Người ta quan niệm rằng sự tồn tại của 5 chất này làm nên sự tươi tốt của Thiên - Địa - Nhân Với người Tày, những ai ăn xôi ngũ sắc trong các ngày lễ, tết thì họ sẽ gặp nhiều điều may mắn, tốt lành

Rêu nướng:Rêu nướng không chỉ là món ăn được nhiều đồng bào dân tộc Tày ưa thích mà còn có khả năng chữa nhiều bệnh, giúp lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt, ổn định huyết áp và tăng cường sức đề kháng…Rêu sông, suối là một món ăn từ xa xưa được nhiều dân tộc: Nùng, Thái, Mông, Mường…

ưa thích Nhưng đối với người dân tộc Tày ở xã Xuân Giang (Hà Giang) thì rêu

được coi là đặc sản trong ẩm thực của họ…… Rêu còn có thể được chế biến

thành nhiều món khác như rêu rán, rêu khô nhưng độc đáo nhất vẫn là món trộn với các loại gia vị rồi đem nướng Các món ăn được chế biến từ rêu đá còn được gọi là quẹ Đây là một món ăn vừa ngon, vừa bổ, lại có hương vị rất riêng Rêu nướng là món ăn hấp dẫn và hợp khẩu vị với hầu hết mọi người

Nem măng đắng: Về Lào Cai, bạn sẽ được thưởng thức một món đặc sản

của đồng bào dân tộc Tày địa phương Đó là nem măng đắng.Người miền xuôi coi nem là món rất thông dụng, dễ làm mà lại ngon, bổ dưỡng Nhưng nem măng đắng của người Tày lại kì công và độc đáo hơn ở chỗ họ không dùng bánh đa nem để gói mà dùng những lá măng, nhân không phải thịt lợn, tôm…

mà dùng thịt gà tơ.Nem măng đắng có thể dùng để nhắm rượu, ăn với cơm đều được Khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận vị đăng đắng của măng, vị ngọt của thịt

gà tơ Độ dẻo của vỏ nem cộng với cảm giác sậm sựt của nhân nem trong miệng thật thú vị

c Trang phục.

Trang 8

Nhìn chung nười Tày thường mặc quần áo vải bông nhuộm chàm nên trang phục của họ màu chủ đạo là màu chàm, phụ nữ thường chít khăn mỏ quạ, mặc

áo năm thân có thắt lưng, đeo vòng cổ, tay, chân bằng bạc Trang phục cổ truyền của người Tày được làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như không có hoa văn trang trí

Trang phục nam giới người Tày có quần chân què, đũng rộng, cạp lá tọa, áo ngắn cũng may năm thân, cổ đứng Nam cũng có áo dài như cái áo ngắn kéo dài vạt xuống quá đầu gối Ngoài ra, họ còn có thêm áo 4 thân, đây là loại áo xẻ ngực, cổ tròn cao, không cầu vai, xẻ tà, cài cúc vải và có hai túi nhỏ ở phía trước Ngoài ra, đàn ông Tày còn mặc thêm loại áo dài 5 thân xẻ nách phải, đơm cúc vải hay cúc đồng Quần (khóa) cũng làm bằng vải sợi bông nhuộm chàm như áo, cắt theo kiễu quần đũng chéo, độ choãng vừa phải dài tới mắt cá chân Quần có cạp rộng không luồn rút, khi mặc có dây buộc ngoài Khăn đội đầu màu chàm (30cm x 200cm) Quấn trên đầu theo lối chữ nhân

Về trang phục nữ giới, đó là mặc áo cánh, áo dài năm thân, quần váy, thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải Phụ nữ Tày còn thắt lưng bằng những tấm vải chàm hay đũi dài khoảng hai sải tay làm tăng thêm vẻ duyên dáng nhất là với thanh

nữ Trong những ngày lễ tết, họ mặc thêm chiếc áo trắng ở bên trong Trước đây phụ nữ mặc váy, nhưng gần đây phổ biến mặc quần; đó là loại quần về nguyên tắc cắt may giống nam giới kích thước có phần hẹp hơn Khăn phụ nữ Tày cũng là loại khăn vuông màu chàm khi đội gập chéo giống kiểu mỏ quạ của người Kinh Nón của phụ nữ Tày khá độc đáo Nón bằng nan tre lợp lá có mái nón bàng và rộng Trang sức phụ nữ Tày đơn giản song có đủ các chủng loại cơ bản như vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích Có nơi còn đeo túi vải Nói tới trang phục của người Tày, ta không thể không nói tới hoa văn trên trang phục của họ Cái độc đáo nhất là lối dùng màu chàm phổ biến, đồng nhất trên trang phục nam và nữ cũng như lối mặc áo lót trắng bên trong áo ngoài màu chàm Cái lưu ý không phải là lối tạo dáng mà là phong cách mỹ thuật như

đã nói trên

d Hoạt động sản xuất.

Người Tày có một nền nông nghiệp cổ truyền khá phát triển với đủ loại cây trồng như lúa, ngô, khoai và rau quả mùa nào thức đó Người Tày có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các biện pháp thuỷ lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới

Trang 9

ruộng Ngoài lúa nước, người Tày còn trồng lúa khô, hoa màu, cây ăn quả Chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm nhưng cách nuôi thả rông cho đến nay vẫn còn khá phổ biến Các nghề thủ công gia đình được chú ý

Người Tày có nghề thủ công khá phong phú, họ đan các đồ dùng bằng cót,

bồ, sọt, rổ… nổi tiếng nhất là nghề dệt thổ cẩm với nhiều loại hoa văn đẹp và độc đáo Nhiều vùng tự nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa nên họ tự túc được các loại vải

để may váy áo, khăn… Một số nghề phụ như làm gạch, nghề rèn hay nghề chưng cất dầu hồi để ăn và thắp đã có truyền thống từ lâu đời

2 Văn hóa tinh thần.

a Lễ hội.

Có rất nhiều lễ hội đặc sắc của người Tày như là: lễ hội Cầu Trăng,lễ hôi Lồng Tồng,lễ hội Nàng Hai, lễ hội rước Đất, rước Nước… Nhưng đặc sắc nhất

có thể nói đến đó là lễ hội Cầu Trăng, lễ hội Nàng Hai

a.1 Lễ hội Cầu Trăng.

Lễ hội Cầu Trăng là ngày vui nhất của bà con dân tộc Tày (Hà Giang) Bà con dân bản từ già, trẻ, gái, trai đều đến tham gia đông đủ, họ dâng các sản vật, khấn mời mẹ Trăng xuống hạ giới nghe những tâm tư, tình cảm của người dân sau một năm siêng năng làm lụng Lễ hội cầu trăng được tổ chức đúng ngày rằm tháng tám Lễ hội gồm hai phần là phần lễ và phần hội

Mở đầu phần hội là các màn múa vòng quanh bàn lễ đặt ngoài trời Tiếp đến dân bản thi nhau nấu các món ăn truyền thống (xôi ngũ sắc,nem mang đắng…), chơi các trò chơi dân gian sau đó cùng nhau thưởng thức món ăn vừa nấu,uống rượu và cùng nhau hát múa các điệu múa truyền thống Đêm hôm sau, đúng vào ngày rằm tháng tám,khi mẹ trăng lên khỏi đỉnh núi và tỏa sáng xuống bản làng, tất cả bà con tập trung ở sân.Lúc này, thầy cúng tiến hành cúng thổ địa và thần linh, các nghệ nhân cúng múa vòng quanh dãn cúng khi khai hội đón trăng Và những ngày tiếp theo họ thực hiện nhiều nghi lễ đặc biệt khác

Lễ hội cầu trăng là phần nghi lễ rất độc đáo, có tính hướng thiện và tính giáo dục rất cao trong cộng đồng người Tày Khi đến với lễ hội cầu trăng, không chỉ được nghe hát những làn điệu dân ca, các trò chơi dân gian, mỗi du khách còn được thưởng thức các món ẩm thực truyền thống của bà con dân tộc Tày như cơm lam, các món rau rừng, xôi ngũ sắc, măng chua…

a.2 Lễ hội Nàng Hai.

Trang 10

Lễ hội Nàng Hai:là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Tày, Việt Bắc, là một nét sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo Theo đúng tên gọi là: "Mời Nàng Hai (mời Nàng Trăng) xuống hạ giới để giao lưu cùng với con người

Với nhiều hình thứckhác nhau, đó là: Lễ mời "Nàng Hai" được gắn với các

lễ Then như: Lẩu Then, Cống Sử, Kỳ Em và tổ chức vào các đêm trăng mùa thu với các trò chơi phong phú như: Hát lượn Hai, bói việc sản xuất, tình duyên Lễ thường do một nhóm trai gái tụ tập trên nhà sàn, thắp hương mời Nàng Hai về nhập vào một cô gái nào đó để hát đối đáp, hoặc là dân bản đứng

ở một sân bãi, trong đó có một người chủ chốt làm lễ mời Nàng Hai về Một hình thức nữa được tổ chức vào tháng 3 âm lịch diễn ra trong nhiều ngày, theo quy mô bản và xã Trong các ngày lễ hội sẽ diễn ra các bài tung lên mường trời cầu mùa, kèm theo các nghi lễ múa quạt Đặc biệt là hình thức trình diễn trên sân khấu Lễ diễn ra có một bà Then làm chủ, dâng lễ lên trời mời Nàng Hai nhập vào hai cô gái để hát đối đáp chúc phúc cho dân bản có một mùa màng bội thu và chia sẻ với những người không gặp may mắn Cho dù không cố định, không đúng thời gian, nhưng nhìn chung lễ hội Nàng Hai đều được tổ chức theo các trình tự khá bài bản

b Tín ngưỡng.

trong nhà, nhằm giáo dục, nhắc nhở con, cháu luôn hướng về tổ tiên, cội nguồn, giữ gìn truyền thống gia tộc, dòng họ Bàn thờ tổ tiên được đặt ở gian chính giữa nhà là nơi trang trọng nhất, cao ngang xà, được trang hoàng đẹp

Ngày mồng một, ngày rằm âm lịch hàng tháng, gia đình thắp hương kèm theo hoa quả, rượu Do tính chất thiêng liêng, trang trọng như vậy, nên người Tày thường nghiêm cấm phụ nữ nhất là con dâu, cháu dâu, những người lạ không được tới gần bàn thờ Mỗi khi gia đình có việc đại sự như: Làm nhà mới, cưới vợ, sinh con, tang lễ đều phải cúng bái mời tổ tiên về chứng giám, ở gia đình người Tày, mỗi người con dâu đều có một buồng riêng, đều có một bà mụ riêng cho con của mình Có bao nhiêu con dâu có trẻ con thì có bấy nhiêu bàn thờ mụ Người Tày có quan niệm về ông Công, ông Táo rất gần với người Kinh, họ coi ông Táo không chỉ là thần Bếp mà còn là vị thần bảo vệ người và gia súc trong gia đình Nơi thờ Táo quân rất đơn giản, chỉ là một ống tre được dán giấy đỏ làm ống hương Nếu gia đình có việc đại sự, hoặc xảy ra những vụ việc như có người đau, ốm, gia súc bị bệnh dịch, mất trộm thì cúng thần bếp để xin phù hộ Hàng năm cứ đến ngày 30 tháng chạp âm lịch là làm lễ tiễn đưa Táo quân về trời Do đặc điểm cư trú ở vùng rừng núi, khí hậu lạnh, sẵn củi rừng nên bếp của người Tày quanh năm không bao giờ tắt lửa Người Tày quan niệm bếp không có lửa thì không gặp được điều lành…

Ngày đăng: 11/04/2016, 09:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w